Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng cá nhân có tài sản đảm bảo tại ngân hàng TPCP việt á chi nhánh bình dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.36 MB, 56 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
KHOA KINH TẾ
***********

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG CÁ NHÂN
CÓ TÀI SẢN ĐẢM BẢO TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT Á
CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Trang
Lớp

: D17TC03

MSSV

: 1723402010161

Khoá

: 2017 - 2021

Ngành

: Tài chính ngân hàng

Giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Thanh Hoa

Bình Dương, tháng 12/2020




TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
KHOA KINH TẾ
***********

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG CÁ NHÂN
CÓ TÀI SẢN ĐẢM BẢO TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT Á
CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Trang
Lớp

: D17TC03

MSSV

: 1723402010161

Khoá

: 2017 - 2021

Ngành

: Tài chính ngân hàng


Giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Thanh Hoa

Bình Dương, tháng 12/2020

i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài: “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả
hoạt động cho vay tiêu dùng cá nhân có tài sản đảm bảo tại Ngân hàng
TMCP Việt Á – Chi nhánh Bình Dương” là một cơng trình nghiên cứu độc lập
dưới sự hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn ThS Nguyễn Thị Thanh Hoa.
Ngoài ra khơng có bất cứ sự sao chép của người khác. Đề tài, nội dung báo
cáo tốt nghiệp là sản phẩm mà tôi đã nỗ lực nghiên cứu trong quá trình học
tập tại trường cũng như tham gia thực tập tại Ngân hàng TMCP Việt Á – Chi
nhánh Bình Dương. Các số liệu, kết quả trình bày trong báo cáo là hoàn toàn
trung thực, em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm, kỷ luật của bộ môn và nhà
trường đề ra nếu như có vấn đề xảy ra.

Bình Dương, ngày 14 tháng 12 năm 2020
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Trang

ii


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi đến quý Thầy Cô
trường Đại học Thủ Dầu Một đặc biệt là các thầy cô Khoa Tài chính - Ngân

hàng đã cùng với tri thức và tâm huyết của mình truyền đạt vốn kiến thức quý
báu cho chúng em trong suốt thời gian học tập tại trường. Đó là những kiến
thức nền tảng cơ bản để làm hành trang cho em có thể tiếp cận với thực tế sau
này. Em xin chân thành cảm ơn cô ThS. Nguyễn Thị Thanh Hoa đã trực tiếp
hướng dẫn, giúp đỡ, giải đáp thắc mắc, giúp em hoàn thành bài báo cáo.
Đồng thời, em cũng xin gửi lời cám ơn trân trọng tới Ban lãnh đạo Ngân
hàng Thương mại Cổ phần Việt Á (VAB) chi nhánh Bình Dương và các anh
chị nhân viên phịng vận hành đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi
cho em trong khoảng thời gian em thực tập tại ngân hàng.
Cuối cùng em xin kính chúc các thầy cơ, Ban lãnh đạo cùng toàn thể các
anh chị trong Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Á (VAB) chi nhánh Bình
Dương dồi dào sức khỏe và thành cơng trong cơng tác. Kính chúc Ngân hàng
Thương mại Cổ phần Việt Á (VAB) ngày càng phát triển mạnh mẽ, luôn đem
lại niềm tin cho khách hàng và ngày càng vươn xa ra thế giới.

Trân trọng,
Sinh viên
Nguyễn Thị Trang

iii


KHOA KINH TẾ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

CHƯƠNG TRÌNH: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


PHIẾU THEO DÕI TIẾN ĐỘ
THỰC HIỆN BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
1. Học viên thực hiện đề tài: Nguyễn Thị Trang
Ngày sinh: 18/08/1999
MSSV: 1723402010161 Lớp: D17TC03 Chuyên ngành: Tài chính ngân hàng
Điện thoại: 0334777673 Email:
2. Số QĐ giao đề tài luận văn: Quyết định số 1493/QĐ-ĐHTDM ngày 01 tháng 10 năm 2020
3. Cán bộ hướng dẫn (CBHD): ThS. Nguyễn Thị Thanh Hoa
4. Tên đề tài: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng cá nhân có tài sản đảm bảo tại Ngân hàng Thương
mại cổ phần Việt Á – Chi nhánh Bình Dương

Tuần thứ

Ngày

1

02/11 – 08/11

Tóm tắt giới thiệu đơn vị thực tập.

2

09/11 – 15/11

Tìm và khảo lược các cơng trình nghiên cứu có liên quan.

3

16/11 – 22/11


Phân tích thực trạng

Kiểm tra ngày:

Kế hoạch thực hiện

Đánh giá mức độ cơng việc hồn thành:
Được tiếp tục: 
Không tiếp tục: 
iv

Nhận xét của CBHD
(Ký tên)


Tuần thứ

Ngày

4

23/11 – 29/11

Phân tích SWOT

5

30/11 – 06/12


Đề xuất giải pháp căn cứ vào SWOT

6

07/12 – 13/12

Hoàn chỉnh bài báo cáo

Kiểm tra ngày:

Nhận xét của CBHD
(Ký tên)

Kế hoạch thực hiện

Đánh giá mức độ cơng việc hồn thành:
Được tiếp tục: …………………Khơng tiếp tục: 

7
8
9
Ghi chú: Sinh viên (SV) lập phiếu này thành 01 bản để nộp cùng với Báo cáo tốt nghiệp khi kết thúc thời gian thực hiện BCTN.
Bình Dương, ngày 14 tháng 12 năm 2020
Ý kiến của cán bộ hướng dẫn
(Ký và ghi rõ họ tên)

Sinh viên thực hiện
(Ký và ghi rõ họ tên)

Nguyễn Thị Thanh Hoa


Nguyễn Thị Trang
v


07 - BCTN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
KHOA: KINH TẾ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

CHƯƠNG TRÌNH: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

PHIẾU NHẬN XÉT
(Dành cho giảng viên hướng dẫn)
I. Thông tin chung
1. Họ và tên sinh viên: Nguyễn Thị Trang MSSV: 1723402010161 Lớp: D17TC03
2. Tên đề tài: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng cá nhân có
tài sản đảm bảo tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Á – Chi nhánh Bình Dương
3. Họ và tên giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Thanh Hoa
II. Nội dung nhận xét
1. Ưu nhược điểm của đề tài về nội dung, phương pháp, kết quả nghiên cứu
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................

...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................

2. Khả năng ứng dựng của đề tài
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................


3. Hình thức, cấu trúc cách trình bày
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................

...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................

4. Đánh giá về thái độ và ý thức làm việc của sinh viên
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................

...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................

 Đồng ý cho bảo vệ

 Không đồng ý cho bảo vệ
Giảng viên hướng dẫn
Ký tên (ghi rõ họ tên)

Nguyễn Thị Thanh Hoa
vi


08- BCTN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
KHOA KINH TẾ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


CHƯƠNG TRÌNH: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
Bình Dương, ngày 14 tháng 12 năm 2020

PHIẾU NHẬN XÉT
(Dùng cho các thành viên Hội đồng chấm)
I. Thông tin chung
1. Họ và tên sinh viên: Nguyễn Thị Trang MSSV: 1723402010161 Lớp: D17TC03
2. Tên đề tài: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng cá nhân có
tài sản đảm bảo tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Á – Chi nhánh Bình Dương
3. Họ và tên giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Thanh Hoa
II. Nội dung nhận xét
1. Ưu nhược điểm của đề tài về nội dung, phương pháp, kết quả nghiên cứu
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………...

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………...

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

2. Khả năng ứng dựng của đề tài
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

3. Hình thức, cấu trúc cách trình bày
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..


……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

Cán bộ chấm
Ký tên (ghi rõ họ tên)

Nguyễn Thanh Nguyên
vii


08- BCTN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
KHOA KINH TẾ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

CHƯƠNG TRÌNH: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
Bình Dương, ngày 14 tháng 12 năm 2020

PHIẾU NHẬN XÉT
(Dùng cho các thành viên Hội đồng chấm)
I. Thông tin chung
1. Họ và tên sinh viên: Nguyễn Thị Trang MSSV: 1723402010161 Lớp: D17TC03
2. Tên đề tài: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng cá nhân có
tài sản đảm bảo tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Á – Chi nhánh Bình Dương
3. Họ và tên giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Thanh Hoa
II. Nội dung nhận xét
1. Ưu nhược điểm của đề tài về nội dung, phương pháp, kết quả nghiên cứu

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………...

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………...

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

2. Khả năng ứng dựng của đề tài
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

3. Hình thức, cấu trúc cách trình bày
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

Cán bộ chấm
Ký tên (ghi rõ họ tên)

Nguyễn Thế Mẫn
viii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .............................................................. xii

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ................................................................ xiii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ...................................................................... xiv
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 2
4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 2
5. Kết cấu........................................................................................................... 2
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ VẤN ĐỀ THỰC TRẠNG VÀ
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐƠNG CHO VAY TIÊU
DÙNG CÁ NHÂN CĨ TÀI SẢN ĐẢM BẢO TẠI NGÂN HÀNG TMCP
VIỆT Á – CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG ...................................................... 3
1.1 KHÁI QUÁT NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THỰC
TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐÔNG CHO
VAY TIÊU DÙNG CÁ NHÂN CÓ TÀI SẢN ĐẢM BẢO TẠI NGÂN
HÀNG TMCP VIỆT Á – CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG ............................ 3
1.1.1. Khái niệm về cho vay.............................................................................. 3
1.1.2. Phân loại cho vay .................................................................................... 3
2.1.3. Khái niệm cho vay tiêu dùng .................................................................. 4
1.2. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ........................................................................ 9
CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG
CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐÔNG CHO VAY TIÊU DÙNG CÁ NHÂN
CÓ TÀI SẢN ĐẢM BẢO TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT Á – CHI
NHÁNH BÌNH DƯƠNG .............................................................................. 12
2.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMC VIỆT Á – CHI
NHÁNH BÌNH DƯƠNG. ............................................................................. 12
2.1.1. Lịch sử hình thành phát triển ................................................................ 12
2.1.2. Cơ cấu tổ chức quản lý tại chi nhánh .................................................... 13
Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban........................................................ 13
ix



2.1.3. Tổng quan về tình hình nhân sự của Ngân hàng TMCP Việt Á - Chi
nhánh Bình Dương. ......................................................................................... 14
2.1.4. Tình hình kinh doanh tại ngân hàng TMCP Việt Á – Chi nhánh Bình
Dương .............................................................................................................. 17
2.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU
QUẢ HOẠT ĐÔNG CHO VAY TIÊU DÙNG CÁ NHÂN CÓ TÀI SẢN
ĐẢM BẢO TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT Á – CHI NHÁNH BÌNH
DƯƠNG. ......................................................................................................... 18
2.2.1. Quy trình cơng việc, cách thức cho vay tiêu dùng cá nhân có tài sản
đảm bảo tại Ngân hàng TMCP Việt Á – Chi nhánh Bình Dương .................. 18
2.2.2. Phân tích thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng cá nhân có tài sản
đảm bảo tại Ngân hàng Việt Á - Chi nhánh Bình Dương. .............................. 21
2.3 ĐÁNH GIÁ VỀ THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU
QUẢ HOẠT ĐÔNG CHO VAY TIÊU DÙNG CÁ NHÂN CÓ TÀI SẢN
ĐẢM BẢO TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT Á – CHI NHÁNH BÌNH
DƯƠNG. ......................................................................................................... 24
2.3.1. Điểm mạnh ............................................................................................ 24
2.3.2. Điểm yếu .............................................................................................. 25
2.3.3. Cơ hội .................................................................................................... 25
2.3.4. Thách thức ............................................................................................. 26
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP – KIẾN NGHỊ .................................................. 28
3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG TMCP VIỆT Á
TRONG 5 NĂM TỚI .................................................................................... 28
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT Á –
CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG ...................................................................... 29
3.2.1 Hồn thiện và đổi mới cơ chế lãi suất linh hoạt, hợp lí. ........................ 29
3.2.1.1 Đơn giản hóa quy trình thủ tục cho vay. ............................................. 29
3.2.1.2 Đa dạng hóa các hình thức cho vay đối với KHCN. .......................... 30

3.2.2 Xây dựng chính sách lãi suất cho vay linh hoạt, hợp lí. ........................ 30
3.2.3 Xây dựng chiến lược Marketing với khách hàng................................... 30
3.2.4 Nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng..................................................... 31
3.2.5 Tăng cường kiểm tra, kiểm soát trong và sau khi vay. .......................... 32
3.2.6 Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chấm điểm tín dụng khách hàng và
xếp hạng khách hàng. ...................................................................................... 33
3.2.7 Tăng cường đầu tư công nghệ ngân hàng hiện đại. ............................... 33
x


3.2.8 Chủ động phát hiện và xử lí các khoản nợ xấu. ..................................... 34
3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ. ........................................................................... 34
KẾT LUẬN .................................................................................................... 37
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 38
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 39

xi


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TMCP

Thương mại cổ phần

UBND

Ủy Ban Nhân Dân

CN


Chi nhánh

PGD

Phòng giao dịch

NHNN

Ngân hàng nhà nước

VietABank

Ngân hàng Việt Á

KHCN

Khách hàng cá nhân

KHDN

Khách hàng doanh nghiệp

TCKT

Tổ chức kinh tế

TCTD

Tổ chức tín dụng


ĐVKD

Đơn vị kinh doanh

ĐVKH

Đơn vị khách hàng

CV QHKH

Chuyên viên quan hệ khách hàng

CVTD

Chuyên viên tín dụng

HTTD

Hỗ trợ tín dụng

KSTD

Khảo sát tín dụng

KSGN

Khảo sát giải ngân

GDV


Giao dịch viên

TSĐB

Tài sản đảm bảo

PDGN

Phê duyệt giải ngân

CV QL&HTTD

Chuyên viên quản lí và hỗ trợ tín dụng

TDCN

Tiêu dùng cá nhân

CSTD

Chính sách tín dụng

SXKD

Sản xuất kinh doanh

xii


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

STT

Thứ tự
bảng

Tên bảng

Trang

1

Bảng 2.1

Bảng thống kê nhân sự tại ngân hàng TMCP
Việt Á – Chi nhánh Bình Dương.

15

2

Bảng 2.2

Bảng thống kê tình hình nhân sự theo độ tuổi
,trình độ, giới tính của ngân hàng TMCP Việt
Á – chi nhánh Bình Dương.

16

3


Bảng 2.3

Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh
Bình Dương giai đoạn 2017 đến 2019

17

4

Bảng 2.4

Tỷ lệ nợ xấu tại chi nhánh Bình Dương giai
đoạn 2017 – 2019

18

5

Bảng 2.5

Quy trình tín dụng tại NH TMCP Việt Á Chi
nhánh Bình Dương

19

6

Bảng 2.6

Tình hình dư nợ gốc hiện tại của hoạt động cho

vay tiêu dùng cá nhân có tài sản đảm bảo tại
Ngân hàng TMCP Việt Á - Chi nhánh Bình
Dương (2017 - 2019)

22

Tình hình doanh số cho vay tiêu dùng cá nhân
có tài sản đảm tại Ngân hàng TMCP Việt Á –
Chi nhánh Bình Dương.

22

Tình hình dư nợ cho vay tiêu dùng cá nhân có
tài sản đảm bảo theo thời hạn vay tại Ngân
hàng TMCP Việt Á – Chi nhánh Bình Dương.

23

7

8

Bản 2.7

Bảng 2.8

xiii


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

STT

Thứ tự hình

Tên hình

Trang

1

Hình 2.1

Logo của Ngân hàng TMCP Việt Á

12

2

Hình 2.2

Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Ngân hàng
TMCP Việt Á – CN Bình Dương.

13

xiv


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Hòa cùng xu thế hội nhập của nền kinh tế, ngành Ngân hàng đã góp
một phần khơng nhỏ đến sự tồn tại và phát triển của xã hội, trong đó nỗi bật là
hoạt động kinh doanh ngân hàng. Có thể nói hoạt động kinh doanh là hoạt
động ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của bản thân ngân hàng
nói riêng và của nền kinh tế nói chung. Trong đó, nghiệp vụ tín dụng mà đặc
biệt là tín dụng cá nhân đang trở thành một mảng tín dụng mang lại nhiều
tiềm năng cho ngân hàng. Từ thực tế cho thấy khi xã hội ngày càng phát triển,
khơng chỉ có các công ty, doanh nghiệp là cần vốn để sản xuất kinh doanh,
mở rộng thị trường hiện nay, các cá nhân cũng là người cần vốn hơn bao giờ
hết. Sự phát triển của kinh tế tỷ lệ thuận với nhu cầu tiêu dùng của người dân,
do vây nhu cầu tiêu dùng cũng ngày càng tăng, khơng những sử dụng khoản
tài chính của mình mà họ cịn có nhu cầu vay để tài trợ cho tiêu dùng. Có thể
nói, cho vay tiêu dùng là một trong những giải pháp giúp kích cầu tiêu dùng
nội địa, khi nhu cầu cuốc sống ngày càng đươc nâng cao thì cuộc cạnh tranh
cho vay tiêu dùng giữa các ngân hàng sẽ nón lên. Nắm bắt được tình hình đó,
trong thời gian qua rất nhiều ngân hàng đã tham gia khai thác mảng thị trường
đầy tiềm năng này. Để thu hút thêm được nhiều khách hàng mở rộng thị
trường cho vay các ngân hàng luôn nổ lực cung cấp các sản phẩm cho vay tốt
nhất với thủ tục đơn giản nhất, đáp ứng được phần lớn nhu cầu của khách
hàng.
Nhằm cung cấp thông tin sản phẩm một cách đầy đủ, xem xét thực trạng
cũng như hiệu quả mà hoạt động này mang lại, Nguyễn Thị Trang thực hiện
đề tài: “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay
tiêu dùng cá nhân có tài sản đảm bảo tại Ngân hàng Thương mại Cổ
phần Việt Á - Chi nhánh Bình Dương.”
2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về tín dụng tiêu dùng, đặc
điểm, vai trị của tín dụng tiêu dùng có tài sản đảm bảo đối với khách hàng cá
nhân trong nền kinh tế. Tìm hiểu quy trình, hồ sồ cho vay tiêu dùng. Đánh
giá kết quả hoạt động kinh doanh cũng như hoạt động cho vay tiêu

dùng giai đoạn 2017 – 2019 tại ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Á

1


(VAB) chi nhánh Bình Dương. Từ đó đưa ra một số biện pháp giúp nâng cao
chất lượng kinh doanh và lợi thế cạnh tranh của Ngân hàng trên địa bàn.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: đề tài tập trung nghiên cứu q trình tín dụng,
hoạt động tín dụng tiêu dùng có tài sản đảm bảo đối với khách hàng cá nhân
giai đoạn 2017 – 2019 tại ngân hàng TMCP Việt Á (VAB) chi nhánh Bình
Dương.
Phạm vi nghiên cứu bao gồm:
Về không gian: ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Á (VAB) – Chi
nhánh Bình Dương.
Về thời gian: 2017– 2019.
4. Phương pháp nghiên cứu
Bằng việc áp dụng một số phương pháp đã học: phương pháp thống kê,
phương pháp so sánh sự biến động của các số liệu qua các năm, phân tích và
tổng hợp số liệu từ các hợp đồng cho vay tiêu dùng thế chấp tại Ngân hàng.
Đồng thời tập hợp tài liệu liên quan từ website của các cơ quan ngân hàng,
sách báo, tạp chí để làm rõ thêm về các vấn đề cần nghiên cứu.
5. Kết cấu
Đề tài: “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay
tiêu dùng cá nhân có tài sản đảm bảo tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần
Việt Á - Chi nhánh Bình Dương” được chia làm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về vấn đề thực trạng và giải pháp nâng cao
hiệu quả hoạt đơng cho vay tiêu dùng cá nhân có tài sản đảm bảo tại Ngân
hàng TMCP Việt Á – Chi nhánh Bình Dương
Chương 2: Phân tích thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt

đông cho vay tiêu dùng cá nhân có tài sản đảm bảo tại Ngân hàng TMCP Việt
Á – Chi nhánh Bình Dương
Chương 3: Giải pháp - kiến nghị.

2


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ VẤN ĐỀ THỰC TRẠNG VÀ
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐÔNG CHO VAY TIÊU
DÙNG CÁ NHÂN CÓ TÀI SẢN ĐẢM BẢO TẠI NGÂN HÀNG TMCP
VIỆT Á – CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG
1.1 KHÁI QUÁT NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THỰC
TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐÔNG CHO
VAY TIÊU DÙNG CÁ NHÂN CÓ TÀI SẢN ĐẢM BẢO TẠI NGÂN
HÀNG TMCP VIỆT Á – CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG
1.1.1. Khái niệm về cho vay
Theo Nguyễn Đăng Dờn (2007) Cho vay là một hình thức cấp tín dụng,
theo đó tổ chức tín dụng giao cho khách hàng sử dụng một khoản tiền để sử
dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thoả thuận với ngun tắc có
hồn trả cả gốc và lãi.
1.1.2. Phân loại cho vay
Theo Phan Thị Cúc (2008), phân loại cho vay tiêu dùng dựa vào 3 căn cứ
sau:
– Căn cứ vào mục đích vay:
+ Cho vay tiêu dùng cư trú: Là các khoản cho vay nhằm tài trợ cho nhu
cầu mua sắm, xây dựng hoặc cải tạo nhà cho khách hàng là các cá nhân, hộ
gia đình.
+ Cho vay tiêu dùng phi cư trú: Là các khoản cho vay nhằm tài trợ cho
việc trang trải các chi phí như chi phí mua sắm xe cộ, đồ dùng gia đình, chi
phí cho học hành, giải trí, du lịch…

– Căn cứ vào phương thức hoàn trả:
+ Cho vay tiêu dùng trả góp: Đây là hình thức cho vay trong đó người
đi vay trả nợ (gồm cả gốc và lãi) cho ngân hàng nhiều lần, theo những kỳ hạn
nhất định trong thời hạn cho vay, phương thức này thường áp dụng cho các
khoản vay có giá trị lớn hoặc thu nhập từng kỳ của người đi vay không đủ để
thanh toán hết một lần số nợ vay.
+ Cho vay tiêu dùng phi trả góp: Đây là hình thức cho vay mà tiền vay
được khách hàng thanh toán chỉ một lần khi đến hạn. Thường thì các khoản
vay tiêu dùng phi trả góp được cấp cho các nhu cầu vay nhỏ và thời hạn
không dài.
+ Cho vay tiêu dùng tuần hồn: Là khoản vay trong đó ngân hàng cho
phép khách hàng sử dụng thẻ tín dụng hoặc ngân hàng phát hành loại séc cho
phép thấu chi dựa trên số tiền trên tài khoản vãng lai. Theo phương thức này,
3


trong thời hạn tín dụng được thoả thuận trước, căn cứ vào nhu cầu chi tiêu và
thu nhập kiếm được từng kỳ, khách hàng được ngân hàng cho phép thực hiện
việc vay và trả nợ nhiều kỳ một cách tuần hồn, theo một hạn mức tín dụng.
– Căn cứ vào nguồn gốc của khoản nợ:
+ Cho vay tiêu dùng gián tiếp: Là hình thức cho vay trong đó ngân
hàng mua các khoản nợ phát sinh do những công ty bán lẻ đã bán chịu hàng
hoá hay dịch vụ cho người tiêu dùng.
+ Cho vay tiêu dùng trực tiếp: Là các khoản cho vay tiêu dùng trong
đó ngân hàng trực tiếp tiếp xúc và cho khách hàng vay cũng như trực tiếp thu
nợ từ những người này.
2.1.3. Khái niệm cho vay tiêu dùng
Theo Trần Thị Xuân Hương – Hoàng Thị Minh Ngọc (2018): Cho vay
tiêu dùng là loại hình cho vay nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng của
khách hàng.

 Đặc điểm của cho vay tiêu dùng:
- Áp dụng cho khách hàng cá nhân
- Vốn tín dụng được sử dụng cho nhiều hoạt động khác nhau
- Nguồn thu nợ là nguồn thu nhập thường xuyên của người đi vay.
 Lợi ích:
- Đối với khách hàng: góp phần đa dạng hóa các sản phẩm cho vay của
ngân hàng. Phân tán rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Mở rộng
đối tượng khách hàng giao dịch, mở rộng thị phần.
- Đối với khách hàng: tiếp cận được nguồn vốn, được ngân hàng cung
ứng các dịch vụ khác gắn liền với khoản tiêu vay.
 Các điều kiện để vay tiêu dùng:
- Có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự.
- Có nguồn thu nhập ổn định bảo đảm trả được nợ cho ngân hàng.
- Có tài sản đảm bảo hoặc được bảo lãnh của bên thứ 3.
 Các yếu tố ảnh hưởng đến cho vay tiêu dùng
Các nhân tố từ phía ngân hàng:
- Chính sách tín dụng
Hoạt động cho vay là hoạt động chủ yếu của NHTM. Chính vì tầm quan
trọng của nó, hoạt động này cần phải được thực hiện theo một chính sách rõ
ràng, đó là chính sách tín dụng. Chính sách tín dụng bao gồm các yếu tố giới
4


hạn tín dụng, kỳ hạn của khoản tín dụng, lãi suất cho vay, các phương thức
cho vay, tài sản đảm bảo, hướng giải quyết phần tín dụng vượt giới hạn, các
khoản vay có vấn đề.
- Quy trình cho vay
Quy trình cho vay qui định các bước cần thiết phải thực hiện trong quá
trình cho vay, thu nợ, bảo đảm an tồn vốn vay. Nó bắt đầu từ việc phân tích
nhu cầu cho đến khi thu hồi nợ vay gồm cả vốn lẫn lãi.

- Chất lượng cán bộ tín dụng.
Chất lượng CBTD thể hiện ở trình độ nghiệp vụ, khả năng giao tiếp, kiến
thức tổng hợp, trách nhiệm với công việc và cả vấn đề đạo đức của CBTD.
Trong mắt khách hàng, CBTD chính là hình ảnh của NH. Vì vậy, khả năng
giao tiếp tốt của họ sẽ tạo niềm tin và sự hài lòng đối với khách hàng, giúp họ
nhận thức sâu sắc hơn về hình ảnh của NH. Trình độ nghiệp vụ là yếu tố quan
trọng nhất vì nó đảm bảo q trình thực hiện nghiệp vụ nhanh chóng, chính
xác và linh hoạt trong mọi tình huống khi cho vay.
- Tình hình huy động vốn
Đặc trưng nhất của ngành NH là “đi vay để cho vay: Bởi vậy, nếu khơng
đi vay được, NH sẽ khơng có vốn để cho vay. Nguồn vốn huy động được
càng lớn và đa dạng thì càng tạo điều kiện cho hoạt động cho vay phát triển.
Tuy nhiên, nếu NH huy động được nhiều vốn mà khơng cho vay hết được số
đó sẽ dẫn đến tình trạng “ứ động vốn” trong khi NH vẫn phải trả phí cho
nguồn vốn đó. Điều này sẽ ảnh hưởng đến thu nhập của NH.
- Thơng tin tín dụng
Thơng tin tín dụng là một nhân tố vơ cùng quan trọng nhằm góp phần
đảm bảo an tồn đối với hoạt động cho vay của NH trước những rủi ro có thể
phát sinh từ phía khách hàng hoặc biến động trên thị trường. Việc duy trì
nghiệp vụ thơng tin tín dụng giúp tạo lập cơ sở dữ liệu tập trung về khách
hàng để phục vụ cho q trình cấp tín dụng, phân tích và quản lí tín dụng,
quản trị rủi ro tín dụng. Hệ thống thơng tin tín dụng giúp tìm kiếm và phát
hiện sớm các khoản tín dụng có vấn đề và đánh giá đúng mức độ rủi ro của
các khoản nợ, đồng thời tiên liệu trước khả năng một khoản tín dụng có thể
chuyển sang nợ xấu.
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị, công nghệ ngân hàng
Cở sở vật chất, trang thiết bị công nghệ của mỗi NH cũng là một trong
những yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả cho vay. Đó là các cơng cụ, dụng cụ,
phương tiện phục vụ cho việc quản lí, giám sát q trình sử dụng vốn vay và
5



tạo điều kiện thuận tiện và thoải mái trong quá trình thực hiện giao dịch với
khách hàng. Từ đó NH thực hiện nghiệp vụ nhanh chóng, chính xác và hiệu
quả hơn.
Nhân tố từ phía khách hàng:
- Thiện chí của KHCN trong việc trả nợ ngân hàng
Đây là một nhân tố có ảnh hưởng lớn tới chất lượng của khoản vay.
KHCN phải có thiện chí trả nợ thì lúc đó mới cung cấp đầy đủ và trung thực
mọi thông tin về tình hình hoạt động sử dụng vốn vay của KH mình, cũng
như là sử dụng vốn vay đúng mục đích như đã thỏa thuận trong hợp đồng cho
vay. Chỉ khi KHCN chịu hợp tác với NH thì NH mới đảm bảo chất lượng cho
vay, nếu không, dù hợp đồng cho vay có chặt chẽ thế nào thì cũng khơng thể
đảm bảo được an toàn cho vay khoản vay của NH.
Các nhân tố khác:
- Môi trường kinh tế
Nền kinh tế là một hệ thống bao gồm nhiều hoạt động kinh tế có liên
quan, ràng buộc lẫn nhau. Bất kì sự biến động nào của một hoạt động kinh tế
nào đó cũng ảnh hưởng tới việc SXKD của các lĩnh vực còn lại. Hơn nữa,
hoạt động của NHTM có thể coi là chiếc cầu nối giữa các lĩnh vực khác nhau
của nền kinh tế. Vì vậy, sự ổn định hay bất ổn, sự tăng trưởng nhanh hay
chậm của nền kinh tế sẽ có tác động mạnh mẽ tới hoạt động của các NH, đặc
biệt là hoạt động cho vay cũng như hiệu quả cho vay của NH.
- Mơi trường chính trị - xã hội
Cũng như nhân tố kinh tế, mơi trường chính trị - xã hội của một quốc gia
có ổn định, khơng có những biểu hiện tiêu cực, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho
hoạt động của các KH ổn định và phát triển, đồng thời NH cũng sẽ mạnh dạn
hơn với những quyết định cho vay của mình.
- Mơi trường pháp lí
Trong nền kinh tế thị trường, mọi thành phần kinh tế đều có quyền tự do

kinh doanh nhưng phải đảm bảo trong khuôn khổ của pháp luật. Hoạt động
cho vay của NH cũng như vậy, phải tuân theo các qui định của NHNN, Luật
của các TCTD, Luật dân sự và các quy định khác. Nếu những văn bản và
những qui định pháp luật rõ ràng, đầy đủ, đồng bộ và ổn định sẽ là một hành
lang pháp lí vững chắc tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của NH, hoạt
động cho vay sẽ đạt hiệu quả cao, phát huy vai trò của hệ thống NH đối với sự
phát triển kinh tế xã hội.
- Môi trường tự nhiên
6


Đối với các KHCN hoạt động trong những ngành nghề phụ thuộc nhiều
vào các điều kiện tự nhiên hay mang tính thời vụ thì sự ảnh hưởng của mơi
trường tự nhiên là rất lớn. Các yếu tố tự nhiên như thiên tai, hạn hán, mất
mùa, dịch bệnh….sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho cả KH và NH so việc
kinh doanh của KH bị đình trệ, hiệu quả kinh doanh bị giảm sút, các khoản nợ
NH bị trì hỗn, thậm chí là không trả được, ảnh hưởng tới công tác cho vay
của NH.
 Một số chỉ tiêu đánh giá cho vay tiêu dùng
- Tỷ lệ Dư nợ/Tổng nguồn vốn (%)
Dựa vào chỉ tiêu này, so sánh qua các năm để đánh giá mức độ tập trung
vốn tín dụng của NH.
Chỉ tiêu càng cao thì mức độ hoạt động của NH và khả năng sử dụng vốn
càng cao, ngược lại càng thấp thì ngân hàng đang bị trì trệ vốn, sử dụng vốn
bị lãng phí, có thể gây ảnh hưởng đến doanh thu cũng như tỷ lệ thu lãi của
ngân hàng.
- Tỷ lệ Dư nợ/Vốn huy động (%)
Chỉ tiêu này phản ánh NH cho vay được bao nhiêu so với nguồn vốn huy
động, nó cịn nói lên hiệu quả sử dụng vốn huy động của ngân hàng, thể hiện
ngân hàng đã chủ động trong việc tích cực tạo lợi nhuận từ nguồn vốn huy

đông hay chưa.
Chỉ tiêu này lớn thể hiện khả năng tranh thủ vốn huy động, nếu chỉ tiêu
này lớn hơn 1 thì ngân hàng chưa thực hiện tốt việc huy động vốn, vốn huy
động tham gia vào cho vay ít, khả năng huy động vốn của NH chưa tốt, nếu
chỉ tiêu này nhỏ hơn 1 thì ngân hàng chưa sử dụng hiệu quả toàn bộ nguồn
vốn huy động, gây lãng phí.
- Vịng quay vốn Tín dụng (vịng)
Vịng quay vốn Tín dụng (vịng) =

𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑠ố 𝑡ℎ𝑢 𝑛ợ
𝐷ư 𝑛ợ 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛

Trong đó:

Dư nợ bình qn trong kỳ =

(𝐷ư 𝑛ợ đầ𝑢 𝑘ỳ + 𝐷ư 𝑛ợ 𝑐𝑢ố𝑖 𝑘ỳ)
2

7


Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của ngân hàng,
thời gian thu hồi nợ của ngân hàng là nhanh hay chậm. Vòng quay vốn càng
nhanh thì được coi là tốt và việc đầu tư càng được an toàn.
Nợ quá hạn: là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã
quá hạn.
Nợ xấu: là các khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng
dư nợ là tỷ lệ để đánh giá chất lượng tín dụng của tổ chức tín dụng
- Phân loại nợ và cam kết ngoại bảng theo phương pháp định tính:

Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phân loại nợ, cam kết
ngoại bảng theo 05 nhóm như sau:
+ Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín
dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ
cả nợ gốc và lãi đúng hạn.
Các cam kết ngoại bảng được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng
nước ngồi đánh giá là khách hàng có khả năng thực hiện đầy đủ nghĩa vụ
theo cam kết.
+ Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín
dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ
cả nợ gốc và lãi nhưng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ.
Các cam kết ngoại bảng được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng
nước ngoài đánh giá là khách hàng có khả năng thực hiện nghĩa vụ theo cam
kết nhưng có dấu hiệu suy giảm khả năng thực hiện cam kết.
+ Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín
dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi đánh giá là khơng có khả năng thu hồi
nợ gốc và lãi khi đến hạn. Các khoản nợ này được tổ chức tín dụng, chi nhánh
ngân hàng nước ngồi đánh giá là có khả năng tổn thất.
Các cam kết ngoại bảng được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng
nước ngồi đánh giá là khách hàng khơng có khả năng thực hiện đầy đủ nghĩa
vụ theo cam kết.
+ Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng,
chi nhánh ngân hàng nước ngồi đánh giá là có khả năng tổn thất cao.
Các cam kết ngoại bảng mà khả năng khách hàng không thực hiện cam
kết là rất cao.
+ Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: Các khoản nợ được tổ
chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi đánh giá là khơng cịn khả
năng thu hồi, mất vốn.
8



- Tỷ lệ trích lập dự phịng:
+ Nhóm 1: 0%;
+ Nhóm 2: 5%;
+ Nhóm 3: 20%;
+ Nhóm 4: 50%;
+ Nhóm 5: 100%
1.2. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
Để chuẩn bị đề tài nghiên cứu của mình thì việc lược khảo các tài liệu
liên quan là rất cần thiết, đặc biệt là các tài liệu có liên quan đến “Thực trạng
và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt đông cho vay tiêu dùng cá nhân có tài sản
đảm bảo”. Sau đây là một số tài liệu được tham khảo trong đề tài:
Hoàng Thị Huyền Trang (2015), “Nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng
tại ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Hà
Tây”. Đề tài được nghiên cứu từ năm 2015 trở về trước nên nội dung khá là
sát với tình hình kinh tế và tình hình hoạt động ngân hàng hiện nay. Luận văn
đã trình bày khá đầy đủ và chi tiết về cơ sở lý luận về hiệu quả của hoạt động
cho vay tiêu dùng. Với ưu điểm là Doanh số CVTD đều tăng nhanh qua các
năm và chiếm tỷ trọng đáng kể, dư nợ tăng đều qua các năm, số lượng khách
hàng giao dịch CVTD tai ngân hàng liên tục tăng trong 3 năm,...Bên cạnh đó
ngân hàng cịn tồn tại một số nhược điểm sau tình trạng nợ quá hạn, trong đó
nợ xấu tại NH vẫn cịn khá cao, cơng tác thẩm định, kiểm sốt nợ và phân tích
nợ cịn hạn chế, do đó chất lượng tín dụng cịn tiềm ẩn rủi ro. Sản phẩm
CVTD chưa đa dạng, chưa phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng,...Những
giải pháp được tác giả đưa ra bao gồm nhóm giải pháp nhom xây dựng chiến
lược kinh doanh, nhóm nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ cũng như chất
lượng phục vụ khách hàng, đi kèm với đó là nhóm giải pháp giảm thiểu rủi ro
trong hoạt động cho vay tiêu dùng.
Trần Thị Thanh Tâm (2015), trong bài nghiên cứu “Giải pháp phát triển
dịch vụ cho vay tiêu dùng tại Việt Nam” đã cho thấy ngân hàng Việt Nam đã

có những bước phát triển về dịch vụ vho vay tiêu dùng. Bài báo đã chỉ ra
được những ưu điểm của việc phát triển cho vay tiêu dùng, cụ thể là lãi thu từ
cho vay tăng qua các năm, dư nợ cho vay tiêu dùng trên tổng dư nợ và doanh
số cho vay tăng liên tục trong 3 năm 2015 – 2017,...bên cạnh đó cịn những
nhược điểm như nợ xấu tuy có giảm nhưng vẫn cịn cao, chiến lược
Marketing của chi nhánh còn hạn chế, chưa thực sự hấp dẫn, số lượng của các
dự án cho vay cịn ít do hình thức tín dụng chứa đựng rủi ro cao. Tác giả cũng
9


đã đưa ra những nhóm giải pháp chính như nhóm xây dựng chính sách lãi
suất, nhóm năng cao chất lượng bộ tín dụng, nhóm tăng cường kiểm tra, kiểm
sốt trong và sau khi vay.
Lê Minh Sơn (2009), trong bài nghiên cứu “Phát triển cho vay tiêu dùng
tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam”. Trong luận văn
này, tác giả đã hệ thống hóa được những vấn đề chung về cho vay tiêu dùng
của ngân hàng, đối tượng, đặc điểm và một số hình thức cho vay tiêu dùng.
Ngồi ra, luận văn cịn nêu kinh nghiệm phát triển bán lẻ của một số ngân
hàng các nước trong khu vực lân cận và bài học kinh nghiệm cho các ngân
hàng Việt Nam. Bên cạnh việc đánh giá thực trạng hoạt động cho vay tiêu
dùng tại Vietcombank, tác giả cũng có một số nhận định về tiềm năng thị
trường cho vay tiêu dùng tại Việt Nam. Từ đó, một số các giải pháp đã được
đưa ra để phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng như: nhóm giải pháp về quy
trình quy định đối với cho vay tiêu dùng, nhóm giải pháp về cơng nghệ và sản
phẩm ngân hàng, nhóm giải pháp về công tác Marketing, nâng cao thương
hiệu ngân hàng, nhóm giải pháp về con người, và một số giải pháp hỗ trợ.
Tuy nhiên, đề tài nghiên cứu từ năm 2009 trở về trước nên một số nội dung
không cịn phù hợp với tình hình kinh tế cũng như hoạt động ngân hàng hiện
nay.
Trần Ngọc Minh (2011), trong bài nghiên cứu “Giải pháp mở rộng cho

vay tiêu dùng tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt nam chi nhánh sở giao
dịch”. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, tác giả đã phân tích hoạt động cho vay
tiêu dùng dựa trên doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ và nợ xấu, sử
dụng các chỉ tiêu để đánh giá hoạt động cho vay từ giai đoạn từ năm 2018 đến
năm 2010, bên cạnh đó tác giả đã chỉ ra những ưu điểm như NH đã đáp ứng
kịp thời nhu cầu vay vốn cho các KHCN, tạo điều kiện giúp khách hàng hoạt
động kinh doanh hiệu quả hơn, có nguồn huy động vốn cao, ngân hàng đã có
những biện pháp để giảm được những khoản nợ xấu,...ngồi ra cịn có những
nhược điểm như tỷ lệ nợ q hạn và nợ xấu vẫn còn nhiều hạn chế, sản phẩm
cho vay KHCN chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân,...Ngồi ra, tác giả
đã đưa một số nhóm giải pháp như nhóm các giải pháp về huy động vốn,
nhóm đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng. Tuy nhiên, đề tài vẫn còn
những nét hạn chế như cách xử lý số liệu trình bày chưa rõ ràng làm người
đọc khó tiếp thu vấn đề, nhiều biểu đồ khơng cần thiết.
Trần Thị Lan Phương (2010), “Thực trạng cho vay tiêu dùng tại Ngân
hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam”. Luận văn đã đưa ra cái nhìn tổng quát
về vấn đề cho vay tiêu dùng và thực trạng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
Việt Nam và cho chúng ta thấy tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
10


×