Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

bài tập kỹ năng làm việc nhóm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (336.75 KB, 16 trang )

HỌC VIỆN CƠNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THƠNG
KHOA CNTT1
--------

BÀI TẬP KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM

HỌ TÊN: NGUYỄN BÁ NHẬT
NGÀY SINH: 05/03/1999
MÃ SV: B17DCCN479
NHÓM: 12

Hà Nội, ngày 2 tháng 10 năm 2019


MỤC LỤC
Lời nói đầu ....................................................................................................................... 2
Câu 1: Theo anh/chị xung đột trong nhóm bắt nguồn từ đâu? Trình bày các biện pháp
giải quyết xung đột? Với tư cách là trưởng nhóm anh/chị dùng biện pháp “Chim cú”
để giải quyết xung đột nhóm trong trường hợp nào, cho ví dụ minh họa? ..................... 3
Câu 2: Anh/chị cho biết lợi ích của lắng nghe, làm thế nào để lắng nghe hiệu quả?
Trình bày và phân tích các cấp độ lắng nghe? ................................................................ 8
Câu 3: Anh/chị thu nhận được gì sau khi học mơn Kỹ năng làm việc nhóm. Chia sẻ trải
nghiệm của anh chị khi tham gia vào một nhóm, phân tích và rút ra bài học kinh
nghiệm cho hoạt động nhóm trong tương lai? ............................................................... 11

1


LỜI NÓI ĐẦU
“Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”. Bạn biết đấy,
làm việc theo nhóm ngày càng trở thành kỹ năng phổ biến và có tác dụng nâng cao


hiệu quả cơng việc. Việc thể hiện kỹ năng này cũng là yêu cầu thiết yếu với những bạn
trẻ trong công việc. Trong xu hướng hội nhập quốc tế hiện nay, các tổ chức và doanh
nghiệp Việt Nam đang rất chú trọng đến kỹ năng cũng như tinh thần làm việc nhóm
của nhân viên. Tương tự, bên cạnh đó,các trường học cũng đang áp dụng phương pháp
học tập và làm việc nhóm trong nhà trường cho các em học sinh, sinh viên.
Kỹ năng làm việc nhóm là một mơn học rất bổ ích và cần thiết. Qua q trình học
tập, mơn học giúp cho sinh viên nắm được những kiến thức cơ bản nhất về nhóm: các
khái niệm, tầm quan trọng của làm việc nhóm, quy mơ, phân loại nhóm,... Bên cạnh đó
nó cũng trang bị cho sinh viên những kiến thức quan trọng để xây dựng nhóm làm việc
hiệu quả, từ đó có thể áp dụng vào công việc học tập cũng như mọi lĩnh vực của cuộc
sống. Không những thế, môn học đã cung cấp một kỹ năng làm việc rất cần thiết và
hữu ích trên con đường lập nghiệp của sinh viên sau này. Kỹ năng làm việc nhóm là
mơi trường tốt để bạn có thể phát triển kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm làm việc từ
việc học hỏi các thành viên trong nhóm. Nhất là đối với các bạn sinh viên mới ra
trường, mới bắt đầu bước vào môi trường cơng sở. Và khi bạn đã có đầy đủ kiến thức,
kỹ năng và kinh nghiệm thì việc thăng tiến trong công việc là điều hiển nhiên.

2


Câu 1: Theo anh/chị xung đột trong nhóm bắt nguồn từ đâu? Trình bày các biện
pháp giải quyết xung đột? Với tư cách là trưởng nhóm anh/chị dùng biện pháp
“Chim cú” để giải quyết xung đột nhóm trong trường hợp nào, cho ví dụ minh
họa?
Bài làm
Xung đột là gì?
Xung đột là sự đối lập về những nhu cầu, giá trị và lợi ích. Xung đột có thể là
nội tại (trong bản thân) cá nhân hay trong một tổ chức, nhóm.
Xung đột thường được đánh giá theo khía cạnh tiêu cực đồng nghĩa với các khái
niệm bạo lực, phá hoại, bất hợp lý. Vì vậy cần phải tránh xung đột. Nhưng quan điểm

này đơi khi khơng hồn tồn đúng, xung đột có thể giúp kích thích sự sáng tạo, thúc
đẩy tư duy đổi mới, cải thiện mỗi cá nhân. Từ đó đội nhóm ngày càng phát triển, hồn
thiện.
Nguồn gốc của sự xung đột
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến xung đột, nhưng ta có thể chia thành 2 nhóm
chính sau:
1. Ngun nhân chủ quan
Nguồn gốc phổ biến của mọi xung đột là luôn luôn tồn tại sự khác
biệt giữa các cá nhân. Những cá nhân trong nhóm có sự khác biệt về tính
cách, sở thích, quan điểm, nền tảng văn hóa-giáo dục, kinh nghiệm, kỹ
năng, nghề nghiệp, vai trò, quyền lực, điều kiện kinh tế,… là những yếu tố
tạo nên xung đột.
a. Sự đối lập về tính cách cá nhân
Xung đột liên quan đến tính cách con người thường gắn với
yếu tố cảm xúc cá nhân, là cảm giác thích hay khơng thích tính
cách của một ai đó. Ví dụ một người có tính được chăng hay chớ sẽ
ghét những đồng nghiệp có tính chỉn chu, có tổ chức vì theo họ mọi
sự cẩn thận, chu đáo là biểu hiện của sự thiếu sáng tạo; một người
có tính xu nịnh sẽ khơng thích những đồng nghiệp say mê chun
3


mơn vì theo họ những người kia chú mũi vào chun mơn vì chăng
được sếp ưa, vì chẳng cịn việc khác để làm.
Tuy nhiên việc nhận diện xung đột này thường khơng dễ dàng
gì vì trong nhiều trường hợp, các bên liên quan thường thường cố
che giấu nguồn gốc thực sự để làm cho mọi chuyển tỏ ra khách
quan vì sợ ảnh hưởng tới bản thân. Chính vì vậy, một khi đã xuất
hiện, dạng xung đột này càng trở nên tồi tệ hơn, khó nắm bắt.
b. Sự khác biệt về quan điểm và kỳ vọng vào công việc, tổ chức và

người phối hợp.
Mỗi người có một quan điểm và kỳ vọng riêng, tổ chức dường
như không thể đáp ứng hết tất cả họ. Tuy nhiên, các nhà quản lý
thường cho xung đột dạng này là các vấn đề cá nhân và giải pháp
của họ là thuyên chuyển, điều động những người này sang một bộ
phận khác phù hợp hơn. Đây khơng phải là biện pháp khơn ngoan
vì thiếu tính triệt để và thể hiện sự thiếu bản lĩnh trong việc giải
quyết xung đột nội bộ.
c. Sự khác biệt về năng lực cá nhân
Đây là một trong những mối quan tâm chủ chốt trong kỹ thuật
phát triển đội nhóm. Kết hợp sự khác biệt giữa các cá nhân, trong
đó có năng lực có thể là một cách làm cho đời sống làm việc phong
phú, tạo nên áp lực cần thiết cho thay đổi, rèn luyện cá nhân hoặc
để khắc phục những yếu kém hay phát huy những thế mạnh về
năng lực. Tuy nhiên hiệu quả này phụ thuộc rất nhiều về khả năng
điều phối của người quản lý nhóm. Nếu khơng, sự khác biệt quá
lớn về năng lực giữa các cá nhân có thể là mầm mống của sự ghen
ghét, đố kỵ hay coi thường, thiếu tôn trọng lẫn nhau.
d. Sự khác biệt về những giá trị
Nền tảng văn hóa, giá trị, quan điểm,… ăn sâu vào máu thịt
mỗi con người, là niềm tin mãnh liệt, là lý tưởng sống của mỗi
người khó có thể phá vỡ hay vứt bỏ để chấp nhận niềm tin, lý
tưởng của người khác. Vì vậy chúng ta thấy dễ hiểu khi có những
điều cực kỳ quan trọng với người này nhưng lại chẳng là gì với
4


người khác, cái mà mình cho là đúng lại thật ngớ ngẩn với người
khác. Vì vậy, trong làm việc nhóm việc việc hiểu lầm hay phản bác
là điều tất yếu xảy ra. Và thực tế cho thấy xung đột bắt nguồn từ sự

khác biệt về những giá trị bao giờ cũng khó giải quyết nhất. Ví dụ
đối với anh A, giá trị cuộc đời là được tự do: tự do trong suy nghĩ,
trong hành động. Từ đó, anh ln tự mình quyết định mọi việc.
Anh A khơng thích kết hơn, say mê đi khắp đó đây để khám phá
cuộc sống. Anh B lại có quan niệm khác về giá trị của cuộc sống.
Anh cho rằng làm việc là niềm vui, là niềm say mê, là khám phá, là
chinh phục, là được đóng góp. Vì vậy hầu hết thời gian của anh là
dùng cho công việc. Ngược lại, đối với cậu sinh viên C, học tập và
làm việc thật nặng nhọc và vất vả, sống là phải biết hưởng thụ, “trẻ
không chơi, già hối tiếc”, thế nên cậu bỏ bê việc học hành, lười lao
động, ham chơi game, thích rủ rê bạn bè nhậu nhẹt, chơi bời, lêu
lổng.
Giá trị là một đặc điểm vững chắc và lâu bền nhất của mỗi cá
nhân. Nó được xem là nên tảng cơ bản để hình thành lên hệ thống
những quan điểm và sở thích riêng của từng người. Từ đó tạo ra
quyết định và định hướng sống. Cũng nhờ đó ta xác định được điều
nào là đúng, là lẽ phải, là hợp đạo lý để chúng ta theo đuổi và tạo
nên một cuộc sống có ý nghĩa.
Từ việc tìm hiểu sự khác biệt giữa các cá nhân, giúp chúng ta
thấy được nguồn gốc của sự hiểu lầm, bất đồng, mâu thuẫn; từ đó
giúp ta nắm được đầu mối để giải quyết xung đột một cách triệt để.
Hơn nữa, chúng ta cũng không nên loại bỏ xung đột mà quản lý
xung đột bằng cách chấp nhận sự khác biệt, kiểm soát cảm xúc để
hướng tới mối quan hệ hợp tác phát triển. Không nên xem sự khác
biệt cá nhân là ngun nhân khơng thể hịa hợp mà đó là sự bổ sung
cần thiết cho nhóm trở nên hoàn thiện.
2. Nguyên nhân khách quan (nguyên nhân đến từ tổ chức, môi trường
xung quanh)

5



a. Các nguồn lực bị giới hạn: Trong điều kiện khan hiếm về nguồn
lực như tiền bạc, thời gian, không gian, trang thiết bị,… nên tranh
chấp xảy ra nhằm giành ưu thế cho riêng mình hoặc cho nhóm của
mình. Các cá nhân trở nên giảm niềm tin, gia tăng sự ích kỷ, giảm
hợp tác với các thành viên khác.
b. Đặc điểm của nhóm: Mỗi nhóm có những đặc trưng riêng về mục
tiêu, quy mô, nguyên tắc, chuẩn mực thông tin, mức độ rõ ràng, hệ
thống khen thưởng, mức độ lãnh đạo,… Và bất cứ đặc trưng nào
cũng có thể là mầm mống của mâu thuẫn khi nó khơng làm thõa
mãn nhu cầu của cá nhân hay đi ngược lại với giá trị của các cá
nhân trong nhóm.
c. Sự thiếu hụt thông tin: Những xung đột đến từ sự thiếu hụt thơng
tin hoặc thơng tin khơng chính xác cũng rất phổ biến trong nhóm.
Trên thực thế, thơng tin trao đổi khơng đầy đủ, thông điệp truyền
tải bị hiểu sai gây cản trở cho quá trình thực hiện nhiệm vụ và làm
giảm hiệu quả của sự hợp tác dẫn đến xung đột giữa các bên liên
quan.
Các biện pháp giải quyết xung đột
1. Rút lui (Rùa): Khi gặp xung đột, Rùa thường rút lui nhằm tránh sự đối
đầu, va chạm. Họ tránh những tình huống tiềm ẩn xung đột. Nếu xung đột
xảy ra họ né tránh, rút lui hoặc cho đối phương định đoạt, chấp nhận mọi
kết quả kể cả phải hi sinh mục đích, mối quan hệ của mình để được sống
n ổn, tránh được mâu thuẫn.
2. Áp đảo (Cá mập): Họ tìm cách để đạt được mục đích với bất cứ giá nào
(đe dọa, trấn áp, đè bẹp,…), họ không quan tâm đến nhu cầu của người
khác. Đối với kiểu người này, giải quyết vấn để quan trọng hơn giữ gìn
mối quan hệ các bên. Vì vậy đây được coi là cuộc cạnh tranh một mất một
cịn.

3. Xoa dịu (Gấu bơng): Họ xem mối quan hệ là tối quan trọng và quyền lợi
của họ là thứ yếu. Họ sẵn sàng hi sinh mục đích, quyền lợi miễn là người
khác yêu thương họ. Họ nghĩ rằng tránh mâu thuẫn để giữ hòa khí.
6


4. Thỏa hiệp (Chồn): Người sử dụng biện pháp này chấp nhận hi sinh một
phần quyền lợi và vận động đối phương cùng hành động như mình.
5. Hợp tác (Chim cú): Họ coi mâu thuẫn là một vấn đề cần giải quyết. Mẫu
người này coi trọng cả mục đích và quan hệ. Họ tìm giải pháp làm giảm
căng thẳng, họ khơng thõa mãn cho đến khi đạt được mục đích chung và
giảm căng thẳng giữa đôi bên.
Biện pháp “chim cú” giải quyết xung đột trong những trường hợp sau:
1. Đối với xung đột xuất phát từ sự hiểu lầm hay rào cản ngơn ngữ, đặc trưng
riêng biệt của nhóm.
2. Những xung đột quan trọng nhưng không khẩn cấp về mặt thời gian cũng
nên áp dụng biện pháp này.
3. Khi cần tạo dựng mối quan hệ lâu dài giữa các bên
Ví dụ minh họa: Giả sử tôi đang điều hành một cơng ty sữa. Vào một ngày thì
một nhân viên tên Đơng phụ trách chăm sóc sức khỏe đàn bị có sáng kiến là sẽ cho
đàn bò nghe nhạc giao hưởng và mong tôi cho phép mua trang thiết bị để phục vụ cho
việc nghe nhạc của đàn bò. Nhưng nhân viên thũ quỹ tên Mai lại cho rằng việc cho bị
nghe nhạc là bất hợp lý và đang làm phí ngân sách. Điều này đã tạo nên xung đột giữa
hai người ảnh hưởng đến cả công ty.
Cách giải quyết của tôi theo phương pháp hợp tác (chim cú):
Trước tiên cần một buổi họp mặt có cả Đơng và Mai. Sau đó là phân tích và giải
quyết xung đột theo từng bước sau đây:
• Bước 1: Phân tích: Xác định nội dung xung đột càng cụ thể càng tốt,
không dán nhãn, không tố cáo.
Nội dung xung đột ở đây là việc mua trang thiết bị cho bò nghe nhạc

và bị cho là vơ lý và gây lãng phí tiền của cơng ty.
• Bước 2: Trao đổi: Lắng nghe, đánh giá ý kiến của nhau
Điều quan trọng hơn hết là khiến mọi người hiểu lợi ích, nhu cầu và
mối quan tâm của mỗi bên. Vì vậy cần giữ lập trường tích cực, giữ cho
cuộc nói chuyện lịch sự, và tránh đổ lỗi cho bất cứ ai.
7


Tôi sẽ hỏi quan điểm của mỗi người, và xác nhận rằng mình cần họ
hợp tác để giải quyết vấn đề. Hỏi các thành viên để hiểu động lực và mục
tiêu của từng người, và suy nghĩ đó ảnh hưởng tới hành động của họ như
thế nào.
Khuyến khích mọi người sử dụng các kỹ năng lắng nghe tích cực,
chẳng hạn như nhìn thẳng vào người nói, lắng nghe một cách cẩn thận, gật
đầu, và đợi cho người kia kết thúc trước khi tới lượt mình nói. Bằng cách
làm theo những hướng dẫn này, tất cả mọi người sẽ lắng nghe và hiểu
được vị trí cũng như nhận thức của người khác.
• Bước 3: Hiểu hồn cảnh: Cố gắng hiểu hồn cảnh của bên kia, đặt mình
vào vị trí của đối phương.
Ở tình huống này Mai cần hiểu được ý nghĩa của việc cho bò nghe
nhạc là giúp bò sinh trưởng, phát triển tốt, bị ăn ngon hơn và kích thích
cho nhiều sữa hơn. Cịn Đơng cần hiểu rằng Mai chỉ muốn tốt cho cơng ty,
tránh lãng phí tiền của.
• Bước 4: Thỏa thuận: Cùng tìm ra giải pháp phù hợp với cả đôi bên. Linh
hoạt và sẵn sàng hợp tác.
Khi cả hai đã hiểu rõ được vấn đề rằng việc cho bò sữa nghe nhạc sẽ
giúp tăng năng suất, tăng lợi nhuận cho cơng ty thì việc chi tiền mua trang
thiết bị là hồn tồn hợp lý và khơng hề gây ra lãng phí. Như vậy, Đơng
đã đạt được mong muốn của mình và Mai cũng khơng cịn lo lắng về điều
gì nữa.

Câu 2: Anh/chị cho biết lợi ích của lắng nghe, làm thế nào để lắng nghe hiệu quả?
Trình bày và phân tích các cấp độ lắng nghe?
Bài làm
Giao tiếp là kỹ năng quan trọng trong làm việc nhóm. Giao tiếp là một quá trình
tương hỗ hai chiều bao giờ cũng có người nói – người nghe, người gửi – người nhận.
Chúng ta thường lầm tưởng rằng hiệu quả giao tiếp phụ thuộc vào khả năng ăn nói
khéo léo, hoạt bát, cuốn hút. Tuy nhiên nếu gặp đối tượng khơng muốn nghe, khơng có
kỹ năng nghe, khơng đủ kiên trì để nghe,… thì chắc chắn hiệu quả giao tiếp là con số
0.
8


Các doanh nhân nói về vai trị của kỹ năng lắng nghe:
Ông John Browne, nguyên Tổng Giám đốc của tập đồn dầu khí BP: “Phải biết
nói ít nghe nhiều!”
Ơng Jack Welch, ngun Tổng Giám đốc của tập đồn GE nói “Công việc quan
trọng nhất và khiến tôi bỏ nhiều thời gian nhất là lắng nghe và động viên nhân viên
của mình”.
Ơng Hewitt, ngun Tổng Giám đốc của tập đồn IABC chia sẻ “Lắng nghe để
quản lý và đổi mới”
Lắng nghe được coi là “chìa khóa giao tiếp” vì những lợi ích mà nó đem lại:
o Thu thập được nhiều thơng tin hơn. Bằng cách khuyến khích người ta
nói bạn sẽ có được nhiều thơng tin, từ đó có cơ sở mà quyết định. Bạn
càng có được nhiều thơng tin thì quyết định của bạn càng chính xác.
o Thoả mãn nhu cầu của đối tượng. Khơng có gì chán bằng khi mình nói
mà khơng ai thèm nghe. Vì vậy, khi bạn lắng nghe người ta nói, chứng tỏ
bạn biết tơn trọng người khác và có thể thoả mãn nhu cầu tự trọng của
anh ta.
o Tạo mối quan hệ tốt đẹp giữa các bên giao tiếp.
o Hiểu biết hơn về đối tượng giao tiếp với mình. Lắng nghe giúp bạn nắm

bắt được tính cách, tính nết và quan điểm của họ, vì họ sẽ bộc lộ con
người của họ trong khi nói.
o Lắng nghe giúp chúng ta giải quyết được nhiều vấn đề. Có nhiều vấn đề,
nhiều sự mâu thuẫn khơng giải quyết được chỉ vì hai bên khơng chịu
lắng nghe để hiểu nhau. Bằng sự cởi mở của mình và bằng cách khuyến
khích người ta nói, hai bên sẽ phát hiện ra những nguyên nhân dẫn đến
mâu thuẫn và cùng nhau đưa ra các giải pháp để thoát sự xung đột đó.
Làm thế nào để lắng nghe hiệu quả? Dưới đây là một số gợi ý:
o Dùng ánh mắt: nhìn vào mắt người nói để thể hiện sự tơn trọng, sự chú ý
lắng nghe, tránh sao nhãng và không quan tâm đến những gì xung quanh.

9


o Gật đầu đồng tình và biểu lộ nét mặt: để thể hiện sự thiện chí, quan tâm
đến vấn đề của người nói nhằm khuyến khích họ nói.
o Tránh những hoạt động lơ đễnh: Khi đang nghe người khác nói mà thể
hiện những cử chỉ như quay mặt, nhìn đồng hồ, lắc lư người,… sẽ khiến
người nói thấy bất an, khơng cịn hứng thú nói nữa.
o Đặt câu hỏi: Lắng nghe có đánh giá, phân tích và đặt lại câu hỏi khi nghe
chưa rõ hoặc chưa hiểu vấn đề giúp người nghe hiểu thấu đáo vấn đề.
o Tránh không ngắt lời người nói: Để người nói trình bày xong ý tưởng
hoặc nói hết ý, hết câu rồi người nghe mới nên hỏi lại, phản hồi lại.
Không nên chen ngang, ngắt giữa chừng, phỏng đốn trước ý tưởng
người nói.
o Phối hợp giữa nghe và nói: Người nghe tích cực là người biết phối hợp
nhẹ nhàng giữa nghe và nói, vừa giúp mình hiểu rõ vấn đề vừa thể hiện
sự khích lệ, động viên người nói, rút ngắn khoảng cách giữa người nghe
và người nói.
Có năm cấp độ lắng nghe:

1. Nghe phớt lờ: lờ đi, khơng nghe gì cả. Ví dụ như một bạn học sinh đang
lơ đãng khi cô giáo đang giảng bài trên lớp hay anh nhân viên đang nhìn
qua cửa sổ khi đang trong giờ hop.
2. Nghe giả vờ: Trong trường hợp này người nghe thường đang suy nghĩ
một vấn đề khác, nhưng lại tỏ vẻ chú ý nghe người đối thoại để an ủi họ,
đồng thời che dấu việc mình chằng nghe gì cả.
3. Nghe từng phần: Tức là chỉ nghe phần mình quan tâm. Cách nghe này
khó có hiệu quả cao, bởi vì người nghe khơng theo dõi liên tục nên khơng
nắm bắt được đầy đủ, chính xác thơng tin người nói đưa ra.
4. Nghe hiểu: Tập trung chú ý và sức lực vào những lời mình nghe được.
5. Nghe thấu cảm: Có rất ít người thực hiện được mức độ nghe này, đây là
hình thức nghe cao nhất. Là đặt mình vào vị trí, tình cảnh của người khác
để hiểu được họ có cảm nghĩ như thế nào. Khi nghe thấu cảm bạn sẽ đi
sâu vào ý kiến của người khác, qua đó bạn phát hiện, bạn nhìn cuộc đời
theo cách nhìn của người khác, bạn hiểu được tâm tư tình cảm của họ.
10


Câu 3: Anh/chị thu nhận được gì sau khi học mơn Kỹ năng làm việc nhóm. Chia
sẻ trải nghiệm của anh chị khi tham gia vào một nhóm, phân tích và rút ra bài
học kinh nghiệm cho hoạt động nhóm trong tương lai?
Bài làm
Trước giờ tôi vẫn biết được sự đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh rất lớn. Qua những
câu chuyện văn học mà tôi được đọc hoặc được nghe kể lại như: câu chuyện “Bó đũa’;
Sơn Tinh, Thủy Tinh; con Rồng cháu Tiên; Thánh Gióng,…Rồi là qua những câu ca
dao, tục ngữ được đúc rút từ kinh nghiệm của cha ơng như:
Một hịn chẳng đắp nên non
Ba hịn đắp lại nên cồn Thái Sơn
Góp gió thành bão
Chung lưng đấu cật

Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ

Lịch sử Việt Nam cũng đã chứng minh sức mạnh to lớn của tập thể. Từ thời Hai
Bà Trưng đánh đuổi quân Nam Hán, chiến thắng lừng lẫy của Ngô Quyền trên sông
Bạch Đằng, rồi Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn ba lần đánh bại quân Nguyên đến
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ của dân ta. Nhưng tất cả chỉ là
mường tượng mơ hồ cho đến khi tơi học mơn Kỹ năng làm việc nhóm tơi mới thực sự
được đi sâu vào thực hành và biết thêm về vai trị của việc làm việc nhóm.
Sau khi học xong mơn Kỹ năng làm việc nhóm tơi đã gặt hái được ba điều quan
trọng sau:
1. Về kiến thức
-

Nhận biết được tầm quan trọng và yêu cầu tất yếu của việc thành lập
nhóm

-

Nhận biết rõ những điểm yếu cũng như điểm mạnh của chính mình khi
làm việc với người khác
11


-

Nắm được khái niệm, phân loại, đặc điểm, cơ cấu tổ chức nhóm, vai trị
của từng cá nhân trong nhóm.

-


Hiểu được những khó khăn, thuận lợi khi làm việc nhóm

-

Quản lý cá nhân để hịa nhập nhóm

-

Biết các cơng việc cần chuẩn bị cho một buổi họp nhóm

-

Hiểu được nguyên tắc điều chỉnh hoạt động giao tiếp nhóm

-

Nắm bắt được các mâu thuẫn thường phát sinh trong nhóm và tăng
cường động lực làm việc cho các thành viên

2. Về kỹ năng
-

Kỹ năng tổ chức công việc: giải quyết nhanh các vấn đề phát sinh, tổ
chức phân chia công việc cho các bộ phận nhằm cho công việc không bị
gián đoạn.

-

Tăng cường động lực làm việc nhóm: Đây là kỹ năng giành cho người
trường nhóm. Người lãnh đạo phải làm sao khuyến khích động viện mọi

người cùng tham gia hoạt động nhóm, khuyến khích sự đóng góp ý kiến
của các thành viên, khuyến khích động viên khen ngợi các thành viên
đúng lúc,…

-

Kỹ năng lắng nghe: Khi lắng nghe bạn sẽ học hỏi được nhiều kiến thức
từ người khác để bổ sung cho phần kiến thức mà bạn bị thiếu. Đó là cách
hồn thiện những thiếu xót của bản thân mà bạn cần bổ sung cho
mình. Khi làm việc nhóm việc lắng nghe vơ cùng quan trọng. Nó giúp
mọi người hiểu nhau hơn, tôn trọng nhau hơn.

-

Kỹ năng truyền đạt thông tin: nói to, rõ ràng, có sức thuyết phục, nói
ngắn gọn, tập trung vào chủ đề, chú ý phản ứng của người nghe,…

-

Kỹ năng điều phối công việc: người lãnh đạo phải phân chia công việc
cụ thể theo từng khả năng của các thành viên trong nhóm.

-

Xây dựng được mục đích, tầm nhìn của một nhóm

-

Kỹ năng giao tiếp: Giao tiếp phải thể hiện khơng khí vui vẻ với người
đối diện, thể hiện suy nghĩ ý kiến của mình, lắng nghe và thấu hiểu đối

phương, giao tiếp qua nhiều phương tiện thông tin khác nhau,…

3. Về thái độ
-

Biết kiềm chế cái tơi khi tham gia làm việc nhóm
12


-

Hợp tác và định hướng giải quyết vấn đề

-

Tôn trọng ý kiến của mọi người, chấp nhận cái sai của mình

-

Chấp nhận sự khác biệt của các thành viên trong nhóm

-

Tích cực, năng nổ tham gia hoạt động nhóm; nắm vững lý thuyết và vận
dụng linh hoạt vào các hoạt động nhóm được phân cơng.

Những buổi làm việc nhóm đã đem lại cho tôi những trải nghiệm và bài học quý
giá sau này. Những ngày đầu với tôi là sự bỡ ngỡ, rụt rè do đối mặt với những gương
mặt xa lạ. Tất cả chúng tôi mỗi người đều từ những môi trường khác nhau và không hề
quen biết. Nhưng cái sự ngượng ngùng dần dần cũng trôi nhanh đi, một phần là do thời

gian tiếp xúc nhiều hơn phần khác là do có cùng mục tiêu, ai cũng muốn hồn thành
cơng việc thật tốt. Qua mỗi bài học trên lớp, mỗi thành viên đều trau dồi thêm kiến
thức và kỹ năng để áp dụng vào thực tiễn hoạt động nhóm. Nhóm trưởng vạch ra kế
hoạch, cả nhóm thống nhất và bắt tay vào thực hiện. Mỗi người có một nhiệm vụ
riêng, tuy nhiên chúng tôi là một khối nên khi ai đó cần sự trợ giúp thì cả nhóm lại lao
vào giúp, ai đó góp ý thì cả nhóm lại xem xét sửa đổi, sửa đi sửa lại khi nào thấy hợp
lý thì chốt. Nói đến đây thì người đọc nghe có vẻ mọi sự thật dễ dàng nhưng khơng
đâu, tơi và nhóm tơi đã gặp phải vơ vàn khó khăn trong q trình làm việc. Tiêu biểu
nhất là khi gặp một sự khúc mắc hay là lấn cấn gì đó của một thành viên nào đó, cả
nhóm lại cùng nhau bàn bạc về vấn đề đó. Người đơn giản, xuề xịa thì chẳng quan
tâm và khun rằng điều đó chẳng ảnh hưởng gì lớn lắm đến kết quả. Những người kỹ
tính, cầu tồn thì nhất quyết phải tìm ra cách khác thay thế phù hợp hơn. Rồi lần lượt
từng ý kiến được đưa ra, ý kiến nào cũng không đáp ứng được số đông. Thế rồi tranh
luận cả ngày trời chưa ra, mọi thứ cứ mông lung, hư ảo. Các thành viên nhóm tơi được
chia thành hai nửa: một bên thì cực kì nhiệt tình, hăng hái đóng góp ý kiến hay những
sáng kiến mới; một bên thì có vẻ im hơi lặng tiếng, được giao gì thì làm đó, nhắn tin
trong box chat chỉ những câu cụt ngủn: “Ừ!”, “Được rồi”, “OK”. Đó là những khó
khăn mà chùng tôi gặp phải nhưng rồi mọi chuyện cũng đều được giải quyết êm đẹp.
Thêm một điều nữa mà tôi được trải nghiệm qua việc làm việc nhóm là kỹ năng quản
lý thời gian. Đương nhiên, với mỗi thành viên sẽ có một deadline cho nhiệm vụ riêng
của họ nhưng sinh viên thì đâu chỉ có mỗi một mơn Kỹ năng làm việc nhóm, ngồi ra
cịn nhiều mơn khác nữa, nhiều cái deadline khác nữa. Tôi ban đầu cảm thấy chống
với mớ cơng việc hỗn độn nhưng rồi tơi tập trung lại và ghi ra giấy những công việc
13


cần phải làm kèm theo thời gian nào làm nó, rồi cứ thế thực hiện thế là mọi công việc
đều được hồn thành đúng hạn. Vì được gặp những cá nhân mới nên việc giao tiếp là
một trở ngại không chỉ tơi mà mỗi thành viên trong nhóm phải đối mặt. Chúng tơi ai
nấy đều cố gắng cởi mở, hịa đồng tạo khơng khí vui vẻ. Ngồi nói chuyện về cơng

việc, chúng tơi cịn xoay quanh những câu chuyện bên lề như sở thích, tính cách,… Ai
thích chơi game thì bàn về game, ai thích phim thì bàn về phim, rồi nhược điểm của
nhau,… Những tiếng cười, những lời nói, hay đơn giản là ánh mắt, cái bắt tay… khi
chúng tôi giao tiếp với nhau cũng trở nên ý nghĩa, và gần gũi hơn rất nhiều. Dù chỉ là
bảy tuần ngắn ngủi nhưng tôi đã được trải qua đầy đủ các cung bậc cảm xúc. Từ háo
hức, hào hứng khi được giao việc; đến lo lắng, bồn chồn khi công việc bế tắc; vui vẻ
khi tất cả cùng nhau đùa giỡn; rồi là thõa mãn khi hoàn thành nhiệm vụ.
Qua việc trải nghiệm làm việc nhóm tơi đã thu lượm được một số bài học
kinh nghiệm cho bản thân
Một là, không sợ việc nặng nhọc hay trách nhiệm cao: Những cơng việc khó sẽ
đem lại cho bạn nhiều kinh nghiệm hơn, tăng trình độ chun mơn, được mọi người
đánh giá cao, đối với cơng việc sau này thì cơ hội thăng tiến sẽ cao hơn.
Hai là, ý thức tốt, kỉ luật tốt, tôn trọng đồng đội: Luôn hăng hái, nhiệt tình với
cơng việc, kỷ luật, tơn trọng đồng đội.
Ba là, lập nhóm với những người làm được những việc mình khơng thể: Làm
việc nhóm mang lại hiệu quả cao nhất khi đồng đội bổ sung cho nhau chứ không phải
là những bản sao về khả năng của nhau, ban nhạc The Beatles là một ví dụ. Bên cạnh
đó, kỹ năng giống nhau sẽ dẫn đến tranh giành quyền lực.
Bốn là, phân biệt rõ vai trò của mỗi người: Vấn đề lười biếng hồn tồn khơng
thể tránh khỏi. Điều đó xảy ra khi trách nhiệm của mọi người quá mơ hồ và các thành
viên khơng biết rõ phạm vi của mình so với người khác => Vạch ra trách nhiệm của
mỗi người ngay từ khi bắt đầu dự án sẽ giúp các thành viên nhìn rõ hướng đi và có ý
thức tự chủ.

14


Năm là, chú trọng làm việc cá nhân: Hầu hết ý tưởng sáng tạo bay bổng chỉ xuất
hiện ở nơi có mình ta, khi đang làm việc một mình => Sử dụng thời gian bàn luận để
trao đổi ý tưởng, chứ khơng phải là để hình thành ý tưởng.

Sáu là, nhẫn nại, bền bỉ: Mọi việc đều có cách giải quyết của nó, chỉ cần bạn
kiên trì chắc chắn bạn sẽ tìm ra phương án cho mọi câu hỏi.
Bảy là, tinh thần đoàn kêt, tinh thần đồng đội: Mỗi cá nhân khơng thể hồn hảo
về mọi mặt, sẽ có người giỏi về mặt này, yếu về mặt kia, song khi kết hợp lại sẽ bù đắp
cho nhau => Tất cả các thành viên giúp đỡ lẫn nhau, công việc sẽ nhanh và hiệu quả sẽ
cao
Tám là, khuyến khích, động viên đồng đội: Công việc áp lực khiến mỗi thành
viên kiệt sức, rệu rã. Những lời khuyến khích động viên sẽ giúp họ lấy lại tinh thần,
năng lượng để làm việc.
Chín là, quản lý thời gian hiệu quả: Khi có có nhiều công việc phải làm hãy chia
nhỏ chúng và sắp xếp chúng vào một thời điểm hợp lý.
Mười là, giao tiếp đa dạng bằng mọi phương tiện từ nhắn tin, nói, cử chỉ, hành
động, biểu cảm,… Mỗi phương tiện đem lại một hiệu quả nhất định. Ngoài ra cách
giao tiếp cũng ảnh hưởng rất lớn. Cần giao tiếp một cách nhẹ nhàng, hịa nhã, tạo
khơng khí vui vẻ.
Cuối cùng là khả năng lắng nghe, thấu hiểu và phân tích: Lắng nghe một cách tỉ
mỉ, tường tận để hiểu rõ và phân tích vấn đề.

15



×