Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tài liệu Buôn bán bộ phận con người ở Mỹ và trên thế giới pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.52 KB, 3 trang )

Buôn bán bộ phận con người ở Mỹ và trên thế giới
Bác sĩ Vũ văn Dzi, Chuyên Khoa Nội Thương

Vụ án tham nhũng tại New Jersey làm cho 44 vị tai to mặt lớn bị đưa ra tòa đã làm rung
động cả nước Mỹ và trong vụ này đặc biệt nhất là có 1 tu sĩ Do Thái Rabbi Levy Itzhak
Rosenbaum bị truy tố về tội làm trung gian mai mối dịch vụ mua bán bộ phận người bán
vì nghèo túng nên sẵn sàng để cho Bác sĩ mổ lấy ra một quả thận, hay một lá phổi, gan,
da thịt.. đem ghép cho những người giàu có nhưng mang bệnh mãn tính trong người như
suy thận (kidney failure), suy gan, suy tim.
Vì luật lệ Mỹ tuyệt đối cấm chỉ việc mua bán các bộ phận trên người còn sống hay chết
trong khi nhu cầu ghép cơ quan mỗi lúc càng gia tăng nên vụ án Rosenbaum đang gây ra
rất nhiều tranh luận trong y giới khiến luật lệ về ghép cơ quan có thể sẽ phải thay đổi
trong tương lai.
Tại các nước khác trên thế giới luật lệ rất linh động và có thể áp dụng một cách lỏng lẻo
tùy theo chính quyền địa phương và nhu cầu kinh tế của người dân theo kiểu thuận mua
vừa bán, hai bên cùng có lợi.. ví dụ như tại Trung Quốc có việc đem ghép cơ quan còn
"nóng hổi" của những tử tù bị đem ra xử bắn rồi đem ghép một quả tim hay một quả thận,
một lá gan cho những bệnh nhân giàu có từ Nhật, Hương Cảng, Đài Loan, Mỹ,
Singapore..
Những bệnh nhân đang tuyệt vọng chờ chết vì những bệnh mãn tính chỉ có thể cứu chữa
bằng ghép cơ quan mà thôi…
Hiện nay kỹ thuật ghép cơ quan đã tương đối hoàn chỉnh có thể thực hiện được tại bất cứ
nơi nào miễn sao có đủ phương tiện giải phẫu, thuốc chống miễn dịch (immuno
suppressant) và nhất là tìm được người cho hay bán bộ phận thích hợp. Các Bác sĩ giải
phẫu Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ, Nga..có thể làm được dễ dàng việc ghép một quả
tim hay một quả thận gần như là thay một phụ tùng xe hơi hay máy móc miễn sao có đủ
cơ quan để ghép và được trả tiền sòng phẳng bởi khách hàng từ phương xa tới qua trung
gian đường giây móc nối, qua mặt chính phủ không khó khăn gì cả! Tại một vài vùng
nông thôn, rừng núi Trung Nam Mỹ, Ấn Độ, Bangladesh, Phi Châu có cả tình trạng bắt
cóc người để đem lấy cơ quan ghép cho khách hàng từ xa tới được làm tại một số bệnh
viện được tổ chức tại những nơi hẻo lánh ngoài tầm kiểm soát của chính phủ, giống như


trong các truyện trinh thám hay khoa học giả tưởng!
Những bộ phận nào có thể đem cho và ghép được?
Thận là bộ phận được cho và ghép thông thường nhất vì hai lý do. Thứ nhất là mỗi người
bình thường đều có hai quả thận nên có tể cắt một quả đem ghép cho người khác dễ dàng
mà không ảnh hưởng gì đến sức khoẻ của người cho. Thứ hai là chứng suy thận (kidney
failure) ở Mỹ hiện nay rất nhiều và ngày càng gia tăng vì bệnh tiểu đường, cao huyết áp
quá nhiều. Những người bị suy thận đều phải sống cầm hơi nhờ thận nhân tạo,
hemodialysis, trong khi chờ đợi được ghép một quả thận, phần lớn từ thân nhân tặng cho
hoặc gần đây có một số trường hợp của những người có tinh thần nghĩa hiệp, cao quý
tình nguyện hy sinh một quả thận để giúp bạn bè hay người lạ gọi là anonymous donor!
Luật lệ Mỹ tuyệt đối ngăn cấm việc mua bán hay trao đổi cơ quan vì bất cứ một lý do
nào. Những người vi phạm có thể bị phạt tiền rất nặng và bị 5 năm tù. Nhưng vì số cung
quá thấp so với số cầu nên một số bệnh nhân bị suy thận phải tìm đường ra ngoại quốc để
“mua“ một quả thận lấy ra từ những người nghèo cần tiền để nuôi thân và gia đình. Trung
bình giá biểu của một quả thận mua ở ngoại quốc cho khách Mỹ tối thiểu là 30000 USD
trong khi Rabbi Rosenbaum thu được 130000 USD cho mỗi quả thận lấy ra từ những di
dân nghèo ở Israel. Ở Mỹ đối với một người Do Thái giàu có thì 130000 USD vẫn còn
quá rẻ nên Rosenbaum không thiều gì khách hàng cần mua cơ quan.
Lá gan là cơ quan thứ hai được ghép vì gan gồm có nhiều thùy (lobe) có thể cắt ra rồi
đem ghép cho người bệnh bị suy gan mãn tính. Vì lá gan sau khi bị cắt đi một phần thì có
khả năng mọc lại như cũ nên không ảnh hưởng đến sức khỏe người cho. Chứng bệnh suy
gan mãn tình, ung thư gan hết sức phổ biến ở Mỹ nên việc ghép gan được thực hiện khá
nhiều. Phần lớn lấy ra từ những người bị chết vì tai nạn lưu thông hay bị chết vì tai biến
mạch máu não hoặc lấy ra từ những người sống tặng một phần lá gan cho người thân. Có
trường hợp vợ hay chồng tặng cho nhau một phần lá gan của mình hay của người mẹ hay
cha chịu cắt một phần lá gan để đem ghép cho đứa con bị bệnh gan bẩm sinh (congenital
liver disease) nhưng còn mua bán gan thì vẫn bị tuyệt đối cấm chỉ ở Mỹ.
Phổi gồm có 5 thùy nên cũng có thể cắt một thùy rồi đem ghép nhưng kỹ thuật vẫn còn
nhiều khó khăn chỉ có thể thực hiện tại một vài bệnh viện nổi tiếng như Mayo, MassGen,
Johns Hopkins..

Tim thì ngày nay có thể ghép dễ dàng sau khi BS Nam Phi Christiaan Barnard thực hiện
trong thập niên 60 làm rung động cả thế giới. Nhưng dĩ nhiên không ai có thể đem cho
quả tim của mình được mà chỉ có thể lấy ra từ người chết vì tai nạn hoặc từ những tử tù
tại Trung Quốc mà thôi..
Tụỵ tạng cũng có thể cắt một phần rồi đem ghép cho những người bị tiểu đường nặng
hoặc không muốn dùng insulin. Kỹ thuật vẫn còn nhiểu khó khăn nhưng trong tương lai
có thể sẽ được phổ biến hơn nhất là tìm được nhiều người cho tụy tạng.
Da cũng có thể lấy ra từ người sống nhất là những người mập phì được giải phẫu lấy bớt
ra những lớp mỡ và da còn thừa.
Mắt.
Kỹ thuật ghép giác mô (cornea) đã hoàn chỉnh từ lâu và trước đã từng được thực hiện tại
Việt Nam vì giác mô có thể được lấy ra từ người chết dễ dàng rồi đem ướp đông lạnh để
ghép cho những người bị hư giác mô, có thẹo hay bị mù vì các chứng bệnh của giác mô.
Việc ghép nguyên cả một con mắt hiện nay vẫn chưa thực hiện được trong khi chờ đợi
mắt nhân tạo bằng máy điện tử đang được phát minh. Việc ghép giác mô (corneal
transplant) thì có điều trái ngược là ở Mỹ dư thừa giác mô vì lấy được nhiều và dễ dàng ở
người chết rồi đem ướp lạnh để lâu được và những chứng bệnh đục giác mô (leucoma) ở
Mỹ rất hiếm trong khi ở các nước nghèo thì rất nhiều khiến nhiều Đại Học Y khoa Mỹ tổ
chức những chuyến ghép giác mô từ thiện ở các nước nghèo bằng những giác mô có sẵn
ở Mỹ.
Vì nhu cầu ghép giác mô quá lớn tại các nước nghèo nên đã có một vài trường hợp có
người nghèo bán cả một con mắt lấy tiền vì vẫn có thể nhìn được nhờ con mắt còn lại.
Ghép tủy xương.
Ngày nay kỹ thuật ghép tủy xương cũng được thực hiện khá phổ biến và dễ dàng để chữa
trị những bệnh ung thư máu, nhất là ở trẻ em sau khi được điều trị bằng hóa học trị liệu
thì dùng tủy xương (bone marrow) để thay thế. Trước đây BS Robert Galle (UCLA) đã
được mời sang Nga thực hiện hàng ngàn vụ ghép tủy xương cho các nạn nhân bị “cháy“
tủy xương trong vụ nổ lò nguyên tử Chernobyl.
Việc mua bán các bộ phận như tim. thận, gan hiện nay vẫn bị cấm nhưng cũng có người
lý luận là luật pháp Mỹ vẫn cho phép bán lấy tiền một số bộ phận như tinh dịch, trứng

(ovary), tóc và nhất là máu, huyết thanh tại những ngân hàng máu thì tại sao lại cấm chỉ
những bộ phận khác ?
Vì thế trong tương lai chắc chắn luật lệ sẽ được thay đổi cho hợp với đà tiến hóa của Y
học trong khi chờ đợi những kỹ thuật mới có thể tạo ra những cơ quan nhân tạo bằng các
tế bào gốc (stem cells).
BS Vũ văn Dzi,
M.D., Chuyên Khoa Nội Thương
Copyright, 2009. Muốn phổ biến bài viết này, cần xin phép tác giả và xin ghi rõ nguồn Y
Dược Ngày Nay, www.yduocngaynay.com

×