Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

TIỂU LUẬN tâm lý học tìm HIỂU ý CHÍ TRONG học tập của học VIÊN các NHÀ TRƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.07 KB, 24 trang )

1
TÌM HIỀU Ý CHÍ TRONG HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA HỌC VIÊN
Ở NHÀ TRƯỜNG QUÂN ĐỘI
MỞ ĐẦU
Đất nước ta đang trong q trình đổi mới, thực hiện q trình cơng
nghiệp hoá, hiện đại hoá, mở cửa hội nhập với các nước trong khu vực và trên
thế giới. Để quá trình này diễn ra thành cơng địi hỏi có sự đóng góp của tất cả
các tầng lớp nhân dân, trong đó thế hệ trẻ Việt Nam đóng vai trị tiên phong.
Thanh niên là lớp người trẻ và là lực lượng đi đầu trong q trình cơng nghiệp
hố- hiện đại hố đất nước. Vị trí, vai trị quan trọng của thanh niên, sinh viên
đã được khẳng định trong các văn bản của Đảng và Nhà nước. Văn kiện Đại
hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã khẳng định: “đối với thế hệ trẻ, chăm lo giáo
dục, bồi dưỡng đào tạo phát triển tồn diện về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối
sống, văn hoá, sức khoẻ, nghề nghiệp; giải quyết việc làm, phát triển tài năng
và sức sáng tạo, phát huy vai trị xung kích trong sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc”1.
Cùng với xu hướng chung đó, thế hệ thanh niên là học viên trong các
nhà trường quân đội đang ngày, đêm đóng góp cơng sức của tuổi trẻ cho sự
nghiệp xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện
đại góp phần khơng nhỏ vào sự phát triền chung của đất nước.
Thời gian qua, chất lượng đào tạo học viên ở các nhà trường quân đội, đã
có những tiến bộ đáng kể. Tuy nhiên, so với yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn
hoạt động quân sự thì học viên tốt nghiệp cịn thiếu nhiều kỹ năng nghề
nghiệp cần thiết, chưa đáp ứng được yêu cầu, đòi hỏi của quân đội hiện nay.
Sự bất cập đó do nhiều ngun nhân, trong đó học viên cịn thiếu ý chí khắc
phục những khó khăn khách quan, chủ quan vươn lên chiếm lĩnh những tri
thức, kỹ năng, kỹ xảo cần thiết đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của cuộc sống thực
tiễn là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất.
Để học viên có thể đóng góp được nhiều nhất sức lực và trí tuệ vào q
trình xây dựng qn đội, q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố của đất nước
1



Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu tồn quốc lần thứ X, Nxb: Chính trị Quốc gia,
tr 126


2
thì trước hết học viên phải tự trang bị cho mình những tri thức, kỹ năng, thái
độ phù hợp thơng qua hoạt động học tập. Tuy nhiên, hoạt động học tập ở nhà
trường quân sự là hoạt động đòi hỏi sự tự chủ và nỗ lực ý chí rất lớn mà
khơng phải học viên nào cũng có được. Nhìn chung, ý chí trong hoạt động
học tập của học viên trong nhà trường quân đội hiên nay còn chưa cao.
Việc nghiên cứu chỉ ra thực trạng ý chí trong hoạt động học tập của học
viên quân sự; các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển ý chí của
học viên; trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm phát triển ý chí của học
viên trong hoạt động học tập là việc làm có ý nghĩa thiết thực.
NỘI DUNG
1. Một số vấn đề chung về ý chí và ý chí trong học tập của học viên
1.1. Khái niệm ý chí
Trước khi xem xét quan điểm của các nhà Tâm lý học về ý chí, chúng ta
cùng nhau tìm hiểu xem các nhà triết học quan niệm như thế nào về ý chí.
1.1.1. Khái niệm ý chí trong triết học
Quan niệm của trường phái ý chí luận trong Triết học (chủ nghĩa duy
tâm)
Ý chí luận phủ nhận quy luật khách quan và tính tất yếu trong tự nhiên
cũng như trong xã hội. Trường phái này cho rằng ý chí con người quyết định
tất cả. Khuynh hướng ý chí luận có từ thời trung cổ, các đại diện tiêu biểu của
trường phái này là Saint Augustin, Duns Scotus và Schopenhauer.
Saint Augustin (354- 430) khẳng định, thượng đế có sức mạnh vạn năng,
có quyền lực tuyệt đối. Vậy ý chí con người có tự do trước ý chí và hành động
của thượng đế không? Trên thực tế nếu con người có tự do ý chí và hành động

theo lý trí và tình cảm của mình thì có nghĩa là thượng đế không thống trị
được con người. Saint Augustin không chấp nhận quan điểm đó, ơng cho rằng
“ý chí con người là tự do, nhưng chỉ trong giới hạn tiền định của thượng đế” .
Mỗi người đều có thể hành động tuỳ thuộc vào mình, nhưng cái gì con người
làm thì Chúa cũng làm.


3
Duns Scotus (1270- 1308) cho rằng: “ý chí mạnh hơn lý tính, con người
phải phục tùng ý chí của thần thánh”. “Sự tự do của ý chí khơng phải là một
hậu quả hợp lý của lý trí, trái lại nó là một tác động duy nhất, độc đáo trong số
các tác động nằm trong bản tính tự nhiên của con người”. Ý chí theo quan
niệm của Duns Scotus mang tính hai cực: “ý chí có thể có hai thái độ phản
ứng tích cực đối với một sự vật cụ thể hay hồn cảnh cụ thể, nghĩa là nó có
thể u hay tìm kiếm điều gì tốt, hoặc nó có thể ghét hay xa lánh điều gì xấu”.
Schopenhauer (1788- 1860) là một đại diện tiêu biểu của trường phái ý
chí luận. Ông cho rằng: “thế giới là ý chí và tưởng tượng”. Schopenhauer cho
rằng: “con người dường như được kéo về phía trước, nhưng thực ra thì nó
được đẩy từ phía sau, từ một nơi bí hiểm sâu thẳm. Sức mạnh ấy chính là ý
chí sống vơ thức, nó khơng hề biến đổi, tồn tại trong mọi mạch tư duy và hành
vi con người. Cả trí nhớ cũng chỉ là cơ hầu gái của ý chí. Những gì con người
gọi là tính cách hay nhân cách đều do ý chí quyết định. Mọi chức năng hữu
thức đều thấm mệt và cần đến giấc ngủ, duy chỉ có ý chí là vĩnh viễn tỉnh táo,
giống như sự hô hấp, như hoạt động của trái tim, không ngừng và không bao
giờ mệt mỏi, vì tất cả đều diễn ra một cách vơ thức”.
Theo ông, “mọi sự vật đều là một sự biểu đạt, một sự hiện thực hố của ý
chí ngự trị trong nó. Sức mạnh của ý chí ngự trị khắp nơi. Sức mạnh ấy khiến
cho cỏ cây đâm chồi nẩy lộc và úa tàn, khiến cho nam châm quay về hướng
bắc cực, khiến viên đá rơi xuống trái đất, khiến trái đất hướng về mặt trời…
nghĩa là cả thế giới đều là sự khách thể hố của ý chí, thế giới là ý chí”.

Schopenhauer cho rằng: “sự biểu đạt mạnh mẽ nhất của ý chí sống là
động lực duy trì nịi giống. Động lực này mạnh tới mức khiến cho con người
phớt lờ cả cái chết của cá nhân”.
Tóm lại, ý chí luận là quan điểm duy tâm trong Triết học về ý chí của
con người. Ý chí luận đã phủ nhận tính khách quan trong việc hình thành và
phát triển các đặc điểm tâm lý của con người nói chung, ý chí nói riêng. Đó là
thứ quan điểm triết học duy ý chí và vơ lý trong cách nhìn nhận mối quan hệ


4
giữa con người với thế giới khách quan. Phủ nhận quy luật khách quan và
điều kiện thực tế trong việc hình thành ý chí của con người.
Quan niệm của các nhà triết học Macxít về ý chí
Theo Lênin: “Chủ nghĩa duy vật triết học Macxít phản đối ý chí luận.
Cái quyết định tiến trình của lịch sử khơng phải là “ý chí”, là một nhân vật
kiệt xuất mà là những quy luật xã hội khách quan. Chỉ có dựa vào sự hiểu biết
những quy luật phát triển khách quan và hành động không trái lại mà phù hợp
với những quy luật ấy thì ý chí con người mới có tự do chân chính, con người
mới có tự do hoạt động”2.
“Triết học Mác xít khẳng định rằng: cũng như các năng lực tinh thần
khác, con người ta sinh ra không phải đã có sẵn ý chí kiên cường hay bạc
nhược. Ý chí con người chịu sự qui định của những nguyên nhân được xác
định và ý chí được phát triển trong đời sống xã hội và trong hoạt động của cá
nhân”3.
Trong cuốn Lênin toàn tập, tập 18, khi bàn về tự do và tính tất yếu, Lênin
cho rằng: “tự do ý chí khơng phải là cái gì khác hơn là năng lực quyết định
trên cơ sở hiểu biết rõ sự việc”.
“Ănghen chỉ nói đơn giản rằng tính tất yếu của giới tự nhiên là cái có
trước, cịn ý chí và ý thức của con người là cái có sau”.
“Khi chúng ta đã biết được quy luật đó, quy luật tác động khơng lệ thuộc

vào ý chí và ý thức của chúng ta, thì chúng ta trở thành người chủ của giới tự
nhiên”.
Tóm lại, các nhà Triết học duy vật Macxít quan niệm rằng: ý chí thực
chất là “năng lực quyết định” trên cơ sở hiểu rõ sự việc; ý chí là cái có sau
cịn “tính tất yếu của giới tự nhiên” là cái có trước.
Những quan niệm đúng đắn của các nhà Triết học Macxít về ý chí là nền
tảng lý luận quan trọng cho các nghiên cứu về ý chí được tiến hành trong Tâm
lý học.
2

Lê nin toàn tập, Tập 18, Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán, Nxb Matxcơva, 1980, Tr
360.
3
Nguyễn Ngọc Phú - chủ biên (1998), Tâm lý học quân sự, Nxb Quân đội nhân dân, Tr 229.


5
1.1.2. Khái niệm ý chí trong tâm lý học
Định nghĩa
Theo Từ điển Tâm lý học, “ý chí là tính tích cực của con người nhằm đạt
được mục đích đã đặt ra. Ý chí địi hỏi ở con người tinh thần khắc phục khó
khăn và sự nỗ lực có ý thức” 4. Ý chí ở mỗi người được hình thành và phát
triển trên cơ sở hành động có chủ định. Ý chí phát triển trong hoạt động và
đặc biệt bị chi phối bởi ảnh hưởng của giáo dục và tự giáo dục của mỗi cá
nhân.
Trong cuốn “Tâm lý học” (1974) do nhóm tác giả của Cục tun huấnTổng cục chính trị biên soạn cho rằng, khái niệm ý chí có thể định nghĩa như
sau: “ý chí chính là năng lực của con người chỉ huy và điều chỉnh những hành
động của mình để đạt cho được những mục đích đã đề ra trên cơ sở đã tính
tốn đến tình hình thực tế khách quan” 5. Định nghĩa này chưa đề cập đến sự
nỗ lực khắc phục khó khăn, chưa thấy sự khác biệt đáng kể của ý chí (hành

động ý chí) so với hành động thông thường là sự vượt qua những trở ngại khó
khăn để đạt được mục đích đặt ra.
Trong cuốn “Tâm lý học” (1988) do nhóm tác giả Phạm Minh Hạc, Lê
Khanh, Trần Trọng Thuỷ biên soạn đã định nghĩa: “ý chí là mặt năng động
của ý thức, biểu hiện ở năng lực thực hiện những hành động có mục đích, địi
hỏi phải có sự nỗ lực khắc phục khó khăn”6 . Các tác giả cịn khẳng định ý chí
là một thuộc tính tâm lý của nhân cách. Ý chí khơng phải tự nhiên mà có. Ý
chí được hình thành trong quá trình lao động. Là mặt năng động của ý thức, ý
chí “là hình thức tâm lý điều chỉnh hành vi tích cực nhất ở con người. Sở dĩ
như vậy là vì ý chí kết hợp trong mình cả mặt năng động của trí tuệ, lẫn mặt
năng động của tình cảm đạo đức”7.
Trong cuốn “Tâm lý học” do nhóm tác giả Phạm Minh Hạc, Nguyễn Kế
Hào, Nguyễn Quang Uẩn (1991) biên soạn, khái niệm ý chí được định nghĩa
4

Vũ Dũng (2000), Từ điển Tâm lý học, Nxb KHXH, Hà Nội, Tr 424.
Tổ nghiên cứu Tâm lý học- Cục tuyên huấn- Tổng cục Chính trị (1974), Tâm lý học , Nxb QĐND, Hà Nội,
tr 400.
6
Phạm Minh Hạc, Lê Khanh, Trần Trọng Thuỷ (1988), Tâm lý học, T1, Nxb Giáo dục, Hà Nội, Tr 236.
7
Phạm Minh Hạc, Lê Khanh, Trần Trọng Thuỷ (1988), Tâm lý học, T1, Nxb Giáo dục, Hà Nội, Tr 237.
5


6
như sau: “ý chí là mặt năng động của ý thức, biểu hiện ở năng lực thực hiện
những hành động có mục đích, địi hỏi phải có sự nỗ lực khắc phục khó khăn
bên ngồi và bên trong”8. Các tác giả cho rằng ý chí là mặt biểu hiện cụ thể
của ý thức trong thực tiễn, cần phải phân biệt mặt nội dung (hay cường độ)

với mặt đạo đức của ý chí.
Tác giả Bùi Văn Huệ (1996) cho rằng: “ý chí là mặt điều chỉnh của ý
thức, là khả năng tâm lý cho phép con người vượt qua những khó khăn và trở
ngại để thực hiện được những hành động có mục đích”9.
Trong cuốn Tâm lý học đại cương của nhóm tác giả Nguyễn Quang Uẩn,
Trần Hữu Luyến, Trần Quốc Thành (2003) khi bàn đến khái niệm ý chí cho
rằng: “ý chí là một phẩm chất nhân cách, ý chí thể hiện năng lực thực hiện
những hành động có mục đích địi hỏi phải có sự nỗ lực khắc phục khó
khăn”10.
Nhìn chung, định nghĩa của các tác giả về ý chí khá thống nhất. Các tác
giả đều cho rằng, ý chí là một phẩm chất nhân cách của con người, ý chí là
mặt năng động của ý thức; là mặt biểu hiện trong thực tiễn của ý thức; ý chí
khơng phải là cái tự nhiên mà có ở mỗi con người, phẩm chất này được hình
thành trong hoạt động thực tiễn của con người. Các tác giả đều thống nhất cần
phải phân biệt mặt nội dung và mặt đạo đức của ý chí.
Từ sự phân tích trên, khái niệm ý chí có thể được hiểu như sau: ý chí là
một phẩm chất của nhân cách, mặt năng động của ý thức, biểu hiện ở năng lực
thực hiện những hành động có mục đích địi hỏi phải có sự nỗ lực khắc phục
những khó khăn chủ quan và khách quan.
Các phẩm chất ý chí của nhân cách
Trong q trình thực hiện những hành động ý chí chinh phục và cải tạo
hiện thực khách quan, con người hình thành cho mình những phẩm chất ý chí,
vừa đặc trưng cho họ với tư cách là một nhân cách, vừa có ý nghĩa to lớn
trong đời sống thực tiễn của mỗi cá nhân.
8

Phạm Minh Hạc, Nguyễn Kế Hào, Nguyễn Quang Uẩn (1991), Tâm lí học , Nxb Giáo dục, Hà Nội, Tr 121.
Bùi Văn Huệ (1996), Tâm lý học, Nxb ĐHQG, Hà Nội, Tr 67.
10
Nguyễn Quang Uẩn, Trần Hữu Luyến, Trần Quốc Thành (2003), Tâm lý học đại cương, Nxb ĐHQGHN, Tr

167.
9


7
Xung quanh vấn đề phẩm chất của ý chí có nhiều nhà Tâm lý học quan
tâm nghiên cứu.
Trong cuốn “Tâm lý học” (1974) do nhóm tác giả của Cục tuyên huấnTổng cục chính trị biên soạn cho rằng những phẩm chất ý chí của mỗi cá nhân
gồm có:
- Tính mục đích
- Tính độc lập tự chủ
- Tính quyết đốn
- Tính bền bỉ
- Tính kiên cường11.
Theo các tác giả trên: “tính kiên cường là một phẩm chất ý chí rất quan
trọng. Nó nói lên tinh thần dũng cảm rất cao trong q trình thực hiện nhiệm
vụ. Đặc biệt nó chỉ rõ mức độ khẩn trương của hành động, cường độ cao của
sự nỗ lực ý chí và tiêu hao lớn các năng lượng tinh thần và thể lực của con
người” (Tr 420). Thực ra đây là biểu hiện phẩm chất dũng cảm của ý chí con
người.
Trong cuốn “Tâm lý học” (1988) do nhóm tác giả Phạm Minh Hạc, Lê
Khanh, Trần Trọng Thuỷ biên soạn cho rằng ý chí có một số phẩm chất cơ
bản sau:
- Tính mục đích
- Tính độc lập
- Tính quyết đốn
- Tính bền bì (hay kiên trì)
- Tính tự chủ.12
Theo các tác giả, “tính tự chủ là khả năng làm chủ được bản thân. Trong
khi duy trì được được sự kiểm soát đầy đủ đối với hành vi của mình, người tự

chủ thắng được những thúc đẩy khơng mong muốn, những tác động có tính
chất xung động, những xúc động ở trong mình” ( Tr 246).
11

Tổ nghiên cứu Tâm lý học- Cục tuyên huấn- Tổng cục Chính trị (1974), Tâm lý học , Nxb QĐND, Hà Nội,
Tr 416
12
Phạm Minh Hạc, Lê Khanh, Trần Trọng Thuỷ (1988), Tâm lý học, T1, Nxb Giáo dục, Hà Nội, Tr 242-246.


8
Trong cuốn Tâm lý học đại cương, tập 2, do nhóm tác giả Phạm Tất
Dong, Nguyễn Hải Khốt, Nguyễn Quang Uẩn (1995) biên soạn cho rằng các
phẩm chất ý chí cơ bản bao gồm:
- Tính mục đích
- Tính kiên trì
- Tính quyết đốn
- Tính dũng cảm
- Tính độc lập
- Tính tự kiềm chế.13
Tính tự kiềm chế mà các tác giả trên đề cập chính là tính tự chủ mà
nhóm tác giả Phạm Minh Hạc (sđd) quan niệm, cịn tính dũng cảm được hiểu
như sau: “tính dũng cảm là một phẩm chất ý chí quan trọng đi đơi với tính
quyết đốn. Dũng cảm là sự liều lĩnh gan dạ sau khi đã tính đến các nguy
hiểm phải gánh chịu khi thực hiện một hành vi nào đó” (Tr 94).
Trong cuốn Tâm lý học đại cương, do nhóm tác giả Nguyễn Quang Uẩn,
Trần Hữu Luyến, Trần Quốc Thành (2003) biên soạn cho rằng các phẩm chất
ý chí cơ bản bao gồm:
- Tính mục đích
- Tính độc lập

- Tính quyết đốn
- Tính kiên cường
- Tính dũng cảm
- Tính tự kiềm chế, tự chủ.
Tính dũng cảm của ý chí được hiểu như sau: “khả năng sẵn sàng và
nhanh chóng vươn tới mục đích bất chấp khó khăn, nguy hiểm cho tính mạng
hay lợi ích của bản thân”.14
Từ các quan niệm trên có thể thấy ý chí được thể hiện qua các phẩm chất
chủ yếu sau:
13

Phạm Tất Dong, Nguyễn Hải Khoát, Nguyễn Quang Uẩn (1995), Tâm lý học đại cương, Viện Đại học mở
Hà Nội, Tr 91-99.
14
Nguyễn Quang Uẩn, Trần Hữu Luyến, Trần Quốc Thành (2003), Tâm lý học đại cương, Nxb ĐHQGHN, Tr
168.


9
1. Tính mục đích
2. Tính độc lập
3. Tính quyết đốn
4. Tính dũng cảm
5. Tính bền bỉ (hay tính kiên trì)
Sau đây chúng ta sẽ xem xét từng phẩm chất cụ thể của ý chí:
Tính mục đích: là phẩm chất quan trọng hàng đầu của ý chí. Tính mục
đích cho phép con người điều chỉnh hành vi hướng vào mục đích tự giác; “là
kỹ năng của con người biết đề ra cho hoạt động và cuộc sống của mình những
mục đích gần và xa, biết bắt hành vi của mình phục tùng các mục đích ấy” 15.
Tính mục đích trong hoạt động ý chí được thể hiện cụ thể ở việc: tự đề ra mục

tiêu; tự vạch ra kế hoạch thực hiện mục tiêu; tự lựa chọn công cụ, phương tiện
để đảm bảo mục tiêu được thực hiện; tự điều khiển, điều chỉnh hành động
không xa rời mục tiêu; tự kiểm tra, đánh giá làm chủ quá trình thực hiện mục
tiêu mang lại hiệu quả cao nhất. Tính mục đích mang tính đạo đức rõ nét. Do
đó, khi xem xét ý chí của một cá nhân cũng cần lưu ý xem xét cả mặt đạo đức
của mục đích mà cá nhân theo đuổi.
Tính mục đích trong hoạt động học tập của học viên được biểu hiện ở
việc đề ra cho mình những mục tiêu phù hợp trong từng tiết học, từng môn
học, từng học kỳ và từng khâu, từng giai đoạn của quá trình học tập; biết tự
vạch ra kế hoạch, lựa chọn công cụ, phương tiện để thực hiện mục tiêu; biết
tự kiểm tra, đánh giá, nhận xét việc thực hiện mục tiêu của bản thân.
Tính độc lập: “là phẩm chất ý chí cho phép con người quyết định và thực
hiện hành động theo những quan điểm và niềm tin của mình” 16. Tuy nhiên,
tính độc lập khơng loại trừ việc cá nhân từ bỏ ý kiến của mình nghe và làm
theo ý kiến của người khác khi ý kiến đó là đúng đắn, phù hợp với điều kiện
khách quan. Tính độc lập hồn tồn khác với tính bảo thù, trì trệ. Khăng
khăng giữ ý kiến của mình khi biết ý kiến đó là khơng phù hợp với việc tự
15

Phạm Minh Hạc, Lê Khanh, Trần Trọng Thuỷ (1988), Tâm lý học, T1, Nxb Giáo dục, Hà Nội, Tr 243.
Nguyễn Quang Uẩn, Trần Hữu Luyến, Trần Quốc Thành (2003), Tâm lý học đại cương, Nxb ĐHQGHN, Tr
168.
16


10
giác từ bỏ ý kiến của mình khi biết ý kiến đó khơng phù hợp với điều kiện
khách quan là hai việc hồn tồn khác nhau. Tính độc lập của ý chí và tinh
thần ham học hỏi, tham khảo ý kiến của người khác khơng hề mâu thuẫn
nhau. Tính độc lập của cá nhân thể hiện của một lối sống biết dựa vào sức

mạnh của mình là chính (biết đi bằng đơi chân của chính mình), khơng ỷ lại,
dựa dẫm vào người khác nhưng tích cực học tập người khác làm cho tính độc
lập của mình đạt hiệu quả cao hơn.
Tính độc lập trong hoạt động học tập của học viên được biểu hiện ở việc
tự chủ vạch ra những mục tiêu phù hợp trên cơ sở đánh giá năng lực cũng như
điều kiện của bản thân. Ở việc cá nhân có khả năng độc lập tiến hành hoạt
động học tập, độc lập đánh giá một cách khách quan kết quả của hoạt động
học tập so với mục tiêu đặt ra lúc đầu. Thể hiện ở chỗ: nếu kết quả đạt được
khơng phù hợp với mục tiêu ban đầu thì chủ thể của hoạt động học tập có khả
năng xác định lại mục tiêu học tập hoặc xác định lại cơng cụ, phương tiện để
đạt mục tiêu ban đầu. Tính độc lập trong hoạt động học tập của học viên còn
được thể hiện ở việc kiên quyết từ chối các cám dỗ của đời sống thường nhật
để tập trung vào việc học tập.
Tính quyết đốn: “là khả năng đưa ra những quyết định kịp thời, dứt
khoát trên cơ sở cân nhắc, tính tốn kỹ càng chắc chắn” 17. Khơng trần trừ, do
dự; kịp thời đề ra những quyết định trên cơ sở hiểu biết sâu sắc, chính xác về
sự vật, hiện tượng, phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh thực tế của bản thân.
Người có tính quyết đốn là người tin tưởng sâu sắc rằng mình phải làm như
thế này, mà không thể làm như thế khác. Tiền đề của tính quyết đốn là sự
hiểu biết bản chất của sự vật, hiện tượng, sự sang suốt và minh mẫn của trí
tuệ. Người khơng có tính dũng cảm thì khơng thể là người quyết đoán. Giữa
quyết đoán và sự hiểu biết có mối quan hệ khăng khít. Nắm vững quy luật
khách quan, bản chất của lĩnh vực mà mình cơng tác là tiền đề cho sự quyết
đoán của cá nhân đó. Quyết đốn khác với làm liều một cách mù quáng.

17

Nguyễn Quang Uẩn, Trần Hữu Luyến, Trần Quốc Thành (2003), Tâm lý học đại cương, Nxb ĐHQGHN, Tr
168.



11
Ngược lại với quyết đoán là sự trần trừ bất quyết- con đẻ của sự thiếu hiểu
biết, thiếu dũng cảm…
Tính quyết đoán trong hoạt động học tập của học viên được thể hiện ở
việc học viên đề ra cho mình những mục tiêu phù hợp với điều kiện hoàn
cảnh của bản thân; biết huy động toàn bộ sức lực của bản thân mình thực
hiện mục tiêu đó mà khơng có chút trần trừ, do dự. Khơng chỉ có thế, tính
quyết đốn trong hoạt động học tập cịn được thể hiện ở chỗ cá nhân kịp thời
đưa ra những cách thức, phương tiện khác nhau để đạt mục tiêu khi các cơng
cụ, phương tiện đang sử dụng khơng cịn phù hợp và khơng có khả năng hiện
thực hóa mục tiêu.
Tính dũng cảm: “là khả năng sẵn sàng và nhanh chóng vươn tới mục
đích bất chấp khó khăn, nguy hiểm cho tính mạng hay lợi ích của bản thân” 18.
Đây là phẩm chất ý chí quan trọng đi đơi với tính quyết đốn. Tính dũng cảm
được thể hiện trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người: lao động, học tập,
vui chơi…Đối lập với tính dũng cảm là sự bạc nhược và nhút nhát. Tính dũng
cảm là điều kiện để vươn tới mục đích địi hỏi phải vượt qua những khó khăn
lớn lao, thâm chí nguy hiểm. Dũng cảm trên cơ sở hiểu biết sâu sắc cách thức
tiến hành công việc đang làm, khác hẳn với sự liều lĩnh một cách ngu xuẩn.
Trong hoạt động học tập của học viên tính dũng cảm được thể hiện ở
việc dám đấu tranh với các hiện tượng tiêu cực trong học đường và thi cử: vi
phạm nội quy học tập; quay cóp; chạy điểm v…v…
Tính bền bì (hay kiên trì): “phẩm chất này của ý chí được biểu hiện ở kỹ
năng đạt được mục đích đề ra dù con đường đạt tới chúng có lâu dài và gian
khổ đến đâu”19. Tính bền bỉ (kiên trì) là khả năng duy trì một sự nỗ lực địi hỏi
phải huy động sức mạnh cơ bắp và tinh thần trong một thời gian dài, là cường
độ của ý chí được huy động một cách thường xuyên để đạt được mục đích đề
ra. Biểu hiện của tính kiên trì là tinh thần “thắng khơng kiêu, bại khơng nản”.
Người có tính kiên trì khơng bao giờ ngủ qn trên chiến thắng, không bao

18

Nguyễn Quang Uẩn, Trần Hữu Luyến, Trần Quốc Thành (2003), Tâm lý học đại cương, Nxb ĐHQGHN, Tr
168.
19
Phạm Minh Hạc, Lê Khanh, Trần Trọng Thuỷ (1988), Tâm lý học, T1, Nxb Giáo dục, Hà Nội, Tr 245.


12
giờ hài lịng với những thành cơng hiện tại, ln ln huy động sức lực và trí
tuệ của mình vươn tới mục đích cuối cùng. Người có tính bền bỉ, kiên trì đứng
trước những thất bại tạm thời khơng hề nao núng, vẫn tích cực tìm tịi phân
tích ngun nhân thất bại để trên cơ sở đó tìm biện pháp khắc phục với mục
đích cuối cùng là đạt mục đích đã đặt ra ban đầu.
Tính bền bỉ, kiên trì trong hoạt động học tập của học viên được biểu hiện
ở sự duy trì một cường độ chú ý cao; một sự khắc phục khó khăn lâu dài trên
con đường đạt tới mục tiêu trong hoạt động học tập- nghiên cứu của học viên:
kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng nghiên cứu, những tri thức nói chung về thế
giới tự nhiên, xã hội và con người.
Chức năng của ý chí
Từ điển Tâm lý học, tác giả Vũ Dũng chủ biên cho rằng: “Ý chí gắn liền
với hành động và thực hiện hai chức năng có liên quan đến nhau: 1.chức năng
kích thích- đem lại tính tích cực cho chủ thể; 2.chức năng ức chế- xuất hiện
trong sự kìm hãm những thèm muốn, dục vọng, thói quen…”20.
Chức năng kích thích: Chức năng này thể hiện ở việc chủ thể nỗ lực ý
chí tiến hành các hoạt động đa dạng khác nhau nhằm thích ứng, cải tạo hiện
thức khách quan, từ đó tạo ra sự phát triển tâm lý của chính bản thân chủ thể
tiến hành hành động. Chúng ta có thể quan sát thấy rõ chức năng này của ý
chí được thể hiện qua sự nỗ lực ý chí của chủ thể từ việc xác định mục tiêu
đến việc lựa chọn các công cụ, phương tiện và tiến hành hoạt động đến kết

quả của nó. Nó như một lực đẩy thơi thúc cá nhân tích cực hành động nhằm
đạt tới mục tiêu đặt ra ban đầu. Trong hoạt động học tập của học viên ý chí
thể hiện rõ chức năng kích thích- đem lại tính tích cực cho chủ thể học viên
trong hoạt động học tập nhằm chiếm lĩnh hệ thống tri thức, kĩ năng và kĩ xảo
tương ứng. Học viên tự xác định mục tiêu học tập của mình, tự lựa chọn công
cụ, phương tiện để tiến hành hoạt động học tập…Học viên tự biến quá trình
học tập ở đại học thành q trình tự học một cách tự giác, có ý thức của bản
thân.
20

Vũ Dũng (2000), Từ điển Tâm lý học, Nxb KHXH, Hà Nội, Tr 422.


13
Chức năng ức chế: hoạt động của con người bao giờ cũng được thúc đẩy
bởi nhu cầu, động cơ. Trong quá trình sống của mình, con người cùng lúc
xuất hiện nhiều nhu cầu khác nhau. Các nhu cầu đó có lúc thống nhất nhưng
cũng có lúc mâu thuẫn với nhau. Để giải quyết vấn đề này ý chí có vai trị
quan trọng. Chính ý chí của con người giúp chúng ta kĩm hãm hoặc trì hỗn
được những hành động thoả mãn những nhu cầu không phù hợp, giúp con
người thực hiện được mục đích của mình. Trong hoạt động học tập của học
viên, chức năng này được thể hiện ở việc học viên biết kìm hãm hoặc trì hỗn
những nhu cầu khơng phù hợp xuất hiện trong qúa trình tiến hành hoạt động
học tập (sa đà vào các hoạt động vui chơi, nghỉ ngơi, thư giãn một cách thái
quá, mất hết thời gian và sức lực ảnh hưởng xấu đến việc học tập).
Có thể nhận thấy, chức năng kích thích của ý chí được biểu hiện rõ hơn
ở mỗi chủ thể, dễ quan sát và nghiên cứu hơn. Còn chức năng ức chế là những
ức chế về mặt thần kinh, cảm xúc, kìm hãm hành động, do đó khó quan sát và
trải nghiệm. Nhưng cũng hết sức sai lầm khi cho rằng ở cùng một chủ thể thì
chức năng kích thích địi hỏi sự nỗ lực ý chí của cá nhân lớn hơn chức năng

ức chế. Tất nhiên, sự phân chia 2 chức năng trên của ý chí là hết sức tương
đối. Trên thực tế 2 chức năng trên của ý chí có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
Cả hai chức năng này đều cần thiết và quan trọng trong quá trình cá nhân làm
chủ hoạt động của mình.
Cấu trúc của ý chí
Định nghĩa về ý chí ở phần trên đã chỉ rõ: ý chí là một phẩm chất của
nhân cách, mặt năng động của ý thức, biểu hiện ở năng lực thực hiện những
hành động có mục đích địi hỏi phải có sự nỗ lực khắc phục những khó khăn
chủ quan và khách quan. Ý chí là sự thể hiện của ý thức trong thực tiễn. Ý chí
mang cấu trúc của ý thức nhưng ý chí khơng phải là cái đồng nhất với ý thức,
cấu trúc của ý chí gồm 3 mặt sau đây: Mặt nhận thức (trí tuệ); Mặt tình cảm
(tình cảm đạo đức); Mặt điều khiển, điểu chỉnh hành vi.
Mặt trí tuệ: là sự hiểu biết qui luật, bản chất của sự vật, hiện tượng. Sự
hiểu biết đó được thể hiện (một cách năng động) qua từng hành động ý chí cụ


14
thể hướng dẫn hành động, làm chỗ dựa cho hành động ý chí (hành động ý chí
trên cơ sở hiểu biết sâu sắc về đối tượng). Do đó, ý chí là sự kết tinh trí tuệ
của con người, “nhận thức làm cho ý chí có nội dung nhất định của nó”. Các
q trình nhận thức, đặc biệt là tư duy, đóng vai trị quan trọng trong cấu trúc
ý chí của mỗi cá nhân. Các q trình nhận thức nói chung, tư duy nói riêng là
điều kiện để con người thực hiện các hành động ý chí: “sự điều chỉnh của ý
chí đối với hành vi- đó là hướng một cách có ý thức các nỗ lực trí tuệ và thể
chất vào việc đạt tới mục đích hoặc vào việc kiềm chế hoạt động khi cần
thiết”21. Trí tuệ trong thành phần của ý chí khơng chỉ là sản phẩm của một quá
trình nhận thức đơn lẻ (cảm giác, tri giác, tư duy, tưởng tượng…) mà nó là kết
quả tổng hợp của tất cả các quá trình nhận thức.
Mặt tình cảm đạo đức: một thành phần không thể thiếu trong cấu trúc
của ý chí là mặt năng động của tình cảm đạo đức. Con người không chỉ nhận

thức thế giới xung quanh mà cịn thể hiện những rung cảm của mình với thế
giới đó. Tình cảm đạo đức là những rung cảm của con người đối với những sự
kiện liên quan đến nhu cầu, lợi ích của cá nhân trong mối quan hệ với lợi ích
của người khác, của xã hội. Tình cảm đạo đức quyết định mặt nội dung của ý
chí, hướng dẫn sự biểu hiện của ý chí thơng qua các hành vi cụ thể. Thơng
qua ý chí, hành động ý chí, tình cảm đạo đức của chủ thể được thể hiện rõ rệt.
Từ việc xác định mục đích, động cơ của hành động đến việc lựa chọn công
cụ, phương tiện; quyết định hành động; việc thực hiện quyết định hành động
và kiểm tra việc thực hiện quyết định… luôn diễn ra q trình đấu tranh động
cơ, mục đích ở mỗi chủ thể. Việc lựa chọn động cơ, phương tiện đó có mâu
thuẫn với mục đích, lợi ích, có ảnh hưởng đến quyền lợi của người khác hay
không…? Nếu một cá nhân khơng có tình cảm đạo đức mạnh mẽ thì khả năng
lựa chọn động cơ, mục đích của bản thân mình mâu thuẫn với lợi ích của
người khác rất có thể xảy ra. Bởi vậy, ý chí thể hiện rất rõ “tính năng động”
của tình cảm đạo đức của mỗi cá nhân.

21

Phạm Minh Hạc, Lê Khanh, Trần Trọng Thuỷ (1988), Tâm lý học, T1, Nxb Giáo dục, Hà Nội, Tr 238.


15
Mặt điều khiển, điểu chỉnh hành vi: ý chí điều khiển, điều chỉnh hành
vi của con người. Giúp con người đạt được động cơ, mục đích mà họ đặt ra
trong các hoạt động của mình trong cuộc sống.
Ý chí điều khiển, điều chỉnh hành vi của con người, là động lực để con
người thực hiện thành công những hoạt động địi hỏi phải có sự nỗ lực ý chí
khắc phục khó khăn, gian khổ.
Có thể thấy, ý chí là sự kết hợp nhuẫn nhuyễn giữa trình độ nhận thức
cao, thái độ tích cực và mặt điều khiển, điểu chỉnh mạnh mẽ trong hoạt động

của con người, được thể hiện rõ ràng nhất thơng qua hành động ý chí của cá
nhân.
Tóm lại, cấu trúc của ý chí bao gồm mặt nhận thức; mặt tình cảm và mặt
điều khiển, điều chỉnh hành vi. Mặt điều khiển, điều chỉnh hành vi chính là sự
kết tinh của nhận thức và tình cảm đạo đức. Chúng ta có thể biết được cường
độ mạnh yếu, tính đúng đắn của ý chí chính là thơng qua mặt điều khiển,
điều chỉnh hành vi của chính cá nhân đó.
1.2. Vấn đề rèn luyện ý chí theo quan điểm của các nhà tâm lý học
Vấn đề rèn luyện ý chí được nhiều nhà tâm lý học quan tâm nghiên cứu.
Trong “Từ điển Tâm lý học”, Vũ Dũng (chủ biên) cho rằng: “ý chí của
mỗi người phát triển trên cơ sở của những hành động có chủ định và phụ
thuộc vào sự phát triển cơ thể, vào môi trường xã hội. Ý chí phát triển trong
hoạt động và đặc biệt bị chi phối bởi ảnh hưởng của giáo dục và tự giáo dục
của mỗi cá nhân” ( Tr 422- 423). Ý chí phát triển trong hoạt động và đặc biệt
bị chi phối bởi giáo dục, gắn liền với sự phát triển tự ý thức của mỗi cá nhân.
Để rèn luyện và phát triển những phẩm chất ý chí cho các quân nhân,
trong cuốn “Tâm lý học quân sự” do Nguyễn Ngọc Phú (chủ biên) đã nêu lên
các biện pháp sau:
- Thường xuyên nâng cao ý thức tự giác, xây dựng động cơ đúng đắn
cho cán bộ và chiến sĩ.
- Không ngừng tích luỹ kinh nghiệm thơng qua thực tiễn hoạt động quân
sự.


16
- Tổ chức rèn luyện các phẩm chất ý chí cho quân nhân một cách hợp lý,
khoa học theo yêu cầu của chuyên môn nghiệp vụ quân sự.
- Phát huy tính tích cực, tự giác, tự giáo dục, tự rèn luyện ý chí và phẩm
chất ý chí của mỗi quân nhân.
Phẩm chất ý chí gắn liền với hành động ý chí. Do đó, muốn rèn luyện

phẩm chất ý chí phải tổ chức các hành động phù hợp. Việc đề ra các mục tiêu
cao cả, có ý nghĩa xã hội sâu sắc nhưng khơng được “hiện thực hố” thơng
qua các hoạt động, hành động cụ thể thì cũng chỉ là “mục tiêu sng”, là “hơ
khẩu hiệu” chứ khơng có tác dụng gì cả. Điều đó cho thấy, việc rèn luyện
phẩm chất ý chí phải được thực hiện thơng qua các hành động hết sức cụ thể,
chi tiết. Phải bắt đầu từ những hành động đơn giản, những công việc đơn giản
của mỗi cá nhân. Vì xét đến cùng, đơn vị cấu thành của bất cứ hoạt động nào
bao giờ cũng là các hành động cụ thể. Vì thế, việc thực hiện các hành động
một cách triệt để cũng có nghĩa là một hoạt động cụ thể đã được thực hiện. Do
đó phẩm chất ý chí phải được rèn luyện thơng qua các hành động cụ thể, đơn
giản.
Tóm lại, muốn rèn luyện ý chí phải thơng qua các hành động từ đơn giản
đến phức tạp. Để làm được điều đó việc xác định mục đích, động cơ đúng đắn
trong hành động của mỗi cá nhân trên nền tảng của sự phát triển nhận thức
cao là yếu tố hết sức có ý nghĩa vì ý chí kết hợp nhuẫn nhuyễn giữa mặt nội
dung và mặt đạo đức cao cả.
Việc rèn luyện ý chí trong hoạt động học tập của học viên phải được bắt
đầu từ việc xác định mục đích, động cơ học tập đúng đắn. Chỉ có xác định
động cơ học tập đúng đắn, mỗi học viên mới huy động được sức mạnh của
bản thân tiến hành các hành động khắc phục các khó khăn chiếm lĩnh hệ
thống tri thức, kĩ năng, kĩ xảo tương ứng cho một nghề nghiệp cụ thể trong
tương lai. Rèn luyện ý chí trong hoạt động học tập cũng phải bắt đầu từ
những việc nhỏ như khắc phục khó khăn về thời tiết để đến lớp đều đặn đến
những việc lớn như điều khiển bản thân tham gia đầy đủ các buổi thảo luận,


17
học tập trên lớp, làm các bài tập, đọc tài liệu tham khảo, tham gia nghiên cứu
khoa học v…v…
2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển ý chí của học

viên trong hoạt động học tập
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển ý chí trong
hoạt động học tập của học viên. Các yếu tố đó bao gồm các yếu tố chủ quan
chính bản thân học viên và các yếu tố khách quan. Sự phân chia các yếu tố
chủ quan và khách quan chỉ mang tính chất tương đối bởi trên thực tế các yếu
tố này có mối liên hệ với nhau. Các yếu tố chủ quan bao gồm: ý thức trách
nhiệm công dân; động cơ, hứng thú học tập của học viên...Các yếu tố khách
quan ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển các phẩm chất ý chí của học
viên bao gồm: phương pháp giảng dạy của giảng viên; phương thức kiểm tra,
đánh giá; cơ sở vật chất phục vụ học tập và các hoạt động hỗ trợ học tập của
các tổ chức đồn thể chính trị- xã hội của học viên.
2.1. Các yếu tố chủ quan
2.1.1.Ý thức trách nhiệm đối với học tập của học viên
Ý thức trách nhiệm đối với học tập của học viên có ảnh hưởng trực tiếp
đến sự hình thành và phát triển ý chí của họ trong hoạt động học tập. Nếu học
viên có ý thức trách nhiệm rõ ràng trước gia đình, qn đội, xã hội và bản
thân thì họ sẽ có sự huy động nỗ lực lớn lao trong học tập. Học viên sẽ ý thức
được việc học tập của bản thân mình là nhằm chiếm lĩnh một hệ thống tri
thức, kỹ xảo, kỹ năng, thái độ tương ứng của một lĩnh vực hoạt động quân sự
cụ thể để sau này có thể cơng tác trước hết là cho bản thân mình, sau đó là
cho qn đội, xã hội.
Mỗi học viên nhận thức về trách nhiệm của mình trước gia đình, quân
đội, xã hội và bản thân khác nhau. Từ đó, dẫn đến việc huy động sự nỗ lực ý
chí trong hoạt động học tập là khác nhau. Đa số học viên ý thức được trách
nhiệm của bản thân mình trước gia đình, quân đội, xã hội. Họ biết rằng việc
học tập của bản thân họ không chỉ là điều kiện để họ có một nghề nghiệp
trong quân đội sau này mà họ còn biết được rằng, việc học tập để sau này có


18

việc làm là góp phần vào sự phát triển của gia đình, qn đội, xã hội. Chỉ có
học tập thật tốt, tích luỹ kinh nghiệm, kỹ năng, kỹ xảo của một lĩnh vực hoạt
động quân sự nào đó họ mới có cơ hội đền đáp cơng ơn ni dạy của cha mẹ
và sự kỳ vọng của đơn vị, nhà trường, quân đội và xã hội đối với họ. Tất
nhiên, cũng cịn có những học viên chưa nhận thức được vai trị trách nhiệm
của mình đơn vị, nhà trường, qn đội và xã hội. Từ đó hễ gặp khó khăn gì
trong hoạt động học tập là họ lập tức từ bỏ. Và đương nhiên những học viên
như vậy không thể được coi là những người có ý chí trong học tập được.
2.1.2. Động cơ học tập của học viên
Lý thuyết về hoạt động theo quan điểm của Leonchiev đã khẳng định,
hoạt động được thúc đẩy bởi động cơ. Mỗi hoạt động lại hợp thành bởi nhiều
hành động khác nhau. Như vậy, mỗi hành động của con người được thúc đẩy
bởi động cơ hoạt động của nó. Trong lĩnh vực học tập của học viên, mỗi hành
động học tập cụ thể (đọc tài liệu chuyên ngành, xêmina, NCKH, thực hành,
thực tập...) được trực tiếp thúc đẩy bởi động cơ học tập của họ. Các cơng trình
nghiên cứu về động cơ học tập, đặc biệt là cơng trình nghiên cứu về động cơ
của Axeep khẳng định rằng: trong quá trình hình thành một động cơ thì khía
cạnh nội dung của động cơ (phản ánh nội dung của cái mà con người muốn
vươn tới, muốn đạt được) thường được hình thành trước so với khía cạnh lực
của động cơ (phản ánh độ mạnh của động cơ).
Ý chí như phần trên đã định nghĩa đó là “mặt năng động của ý thức, mặt
biểu hiện của ý thức thơng qua hoạt động”. Do đó, động cơ là yếu tố có vai
trị cực kỳ quan trọng trong sự hình thành và phát triển ý chí trong hoạt động
học tập của học viên. Động cơ học tập là yếu tố quyết định đến sự nỗ lực ý chí
trong hoạt động học tập của học viên, đồng thời, nhờ có nỗ lực ý chí mà chủ
thể học viên chiếm lĩnh được động cơ hay hiện thực hoá động cơ học tập
của mình.
Ở đây cần phân biệt khía cạnh nội dung và khía cạnh lực của động cơ.
Hoạt động học tập của học viên được thúc đẩy bởi nhiều động cơ khác nhau
(khía cạnh nội dung của động cơ). Động cơ đó có thể trở thành sức mạnh, tạo



19
thành lực đẩy thơi thúc học viên (khía cạnh lực của động cơ) vượt qua mọi
khó khăn gặp phải trong hoạt động học tập để chiếm lĩnh động cơ đó nhưng
cũng có thể động cơ đó khơng tạo thành sức mạnh, khơng có sức thúc đẩy học
viên nỗ lực ý chí trong hoạt động học tập. Tức là mới dừng lại ở khía cạnh nội
dung của động cơ. Trong trường hợp này, chủ thể học viên ý thức rất rõ
những cái mà họ cần đạt được trong hoạt động học tập song vì nhiều lý do
khác nhau, học viên khơng tiến hành các hành động khác nhau để đạt được
những điều đó.
Tuỳ thuộc vào giá trị mà học viên theo đuổi trong hoạt động học tập,
học viên có thể lựa chọn động cơ học tập đúng đắn là tiếp thu tri thức, kỹ
năng, kỹ xảo của một lĩnh vực quân sự cụ thể (khía cạnh nội dung của động
cơ) và huy động mọi sự nỗ lực ý chí vượt qua khó khăn, gian khổ trở ngại chủ
quan và khách quan gặp phải trong hoạt động học tập để chiếm lĩnh động cơ
đó. Nhưng cũng có những học viên lựa chọn cho mình động cơ học tập đúng
đắn nhưng động cơ đó khơng có sức mạnh thúc đẩy học viên vươn lên trong
hoạt động học tập để chiếm lĩnh động cơ đó (hay nói cách khác động cơ
khơng có sức thúc đẩy). Trong việc hình thành động cơ, cũng có thể học viên
hình thành cho mình những động cơ khơng đúng đắn trong hoạt động học
tập nhưng khơng có nghĩa là động cơ đó khơng có sức mạnh thúc đẩy học
viên nỗ lực để đạt được động cơ đó. Thí dụ, học viên hình thành cho mình
động cơ học tập là “cốt làm sao có tấm bằng ra trường”. Học viên đã tập trung
tồn bộ sự nỗ lực của mình để làm sao có thể đạt được động cơ đó, có thể là
“chạy điểm”, coi cóp trong khi thi…. cốt làm sao lấy bằng được tấm bằng tốt
nghiệp ra trường.
Như vậy, về cơ bản động cơ học tập như thế nào sẽ quyết định sự nỗ lực
ý chí trong hoạt động học tập của học viên tương ứng. Trong sự nỗ lực ý chí
để đạt được động cơ học tập thể hiện rất rõ cả khía cạnh cường độ và khía

cạnh đạo đức của chủ thể học viên.
Động cơ qui định sự nỗ lực ý chí của học viên trong hoạt động học tập
nhưng khi ý chí đã được hình thành, nó lại có ý nghĩa quan trọng giúp cho chủ


20
thể học viên vượt qua mọi khó khăn gian khổ gặp phải trong hoạt động học
tập để chiếm lĩnh động cơ đó.
2.1.3. Hứng thú học tập của học viên
“Hứng thú là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng nào đó, vừa
có ý nghĩa với cuộc sống, vừa có khả năng đem lại khối cảm cho cá nhân
trong q trình hoạt động”.22
Hứng thú có ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến sự nỗ lực ý chí trong hoạt
động học tập của học viên. Nếu học viên có hứng thú với ngành học qn sự
thì học viên sẽ khơng ngại khó khăn gian khổ gặp phải trong q trình học
tập. Họ sẵn sàng vượt qua các khó khăn đó để chiếm lĩnh được đối tượng của
hoạt động học tập đó là tri thức, kỹ năng, kỹ xảo của lĩnh vực nghề nghiệp
qn sự. Những cái đó mang lại “khối cảm” cho họ, tạo ra sự phát triển tâm
lý của họ. Cịn trong trường hợp nếu học viên khơng có hứng thú với ngành
nghề mà mình theo đuổi, việc học tập của họ trở thành bắt buộc. Từ đó, dẫn
đến việc học viên hầu như không bao giờ cố gắng nỗ lực trong hoạt động học
tập. Mỗi khi gặp khó khăn là họ lại tự hạ thấp mục đích, nhiệm vụ học tập của
bản thân mình. Ở đây chúng ta thấy, hứng thú trong hoạt động học tập của học
viên rất gắn liền với việc xác định động cơ học tập của họ.
Có thể xảy ra trường hợp học viên có thể có hứng thú với mơn học này
mà khơng có hứng thú với mơn học kia trong chương trình đào tạo chung của
một ngành học nào đó. Điều đó địi hỏi người dạy phải hình thành hứng thú
học tập cho học viên qua từng môn học cụ thể, dần dần sẽ hình thành hứng
thú của học viên với ngành học nói chung.
2.2. Các yếu tố khách quan

2.2.1. Cách thức giảng dạy của giảng viên
Cách thức giảng dạy của giảng viên có ảnh hưởng đến sự nỗ lực ý chí
trong hoạt động học tập của học viên. Nếu giảng viên sử dụng cách giảng dạy
truyền thống thầy đọc- trò chép, ít hoặc hầu như không bao giờ giao bài tập
hay các yêu cầu cho học viên thì học viên trở thành những con người thụ
22

Nguyễn Quang Uẩn, Trần Hữu Luyến, Trần Quốc Thành (2003), Tâm lý học đại cương, Nxb ĐHQGHN, Tr
173.


21
động phụ thuộc chặt chẽ vào bài giảng của thầy. Do đó, họ cũng khơng cần
phải nỗ lực khắc phục các khó khăn gặp phải trong hoạt động học tập của
mình.
Ngược lại, nếu giảng viên thường xuyên sử dụng phương pháp dạy học
tích cực, thầy tích cực trao đổi với trò, giao những nhiệm vụ học tập, bắt buộc
trò phải huy động sự nỗ lực vượt qua hàng loạt các khó khăn mới có thể
giành lấy tri thức thì đương nhiên ý chí sẽ hình thành và ngày càng phát triển
ở trị.
Tất nhiên, khơng loại trừ việc thầy giao cho học viên những nhiệm vụ
học tập đòi hỏi học viên phải nỗ lực cố gắng rất nhiều mới có thể vượt qua,
nhưng học viên vẫn không hề huy động một sự nỗ lực nào để vượt qua cả.
Điều này còn phụ thuộc vào động cơ, mục đích mà học viên theo đuổi cũng
như hứng thú với ngành nghề mà học viên được đào tạo.
2.2.2. Phương thức kiểm tra, đánh giá
Phương thức kiểm tra, đánh giá cũng góp phần hình thành ý chí trong
hoạt động học tập của học viên ở các mức độ khác nhau.
Nhìn chung, hình thức kiểm tra, đánh giá như thế nào sẽ qui định sự nỗ
lực ý chí, tính tích cực chủ động trong hoạt động học tập của học viên tương

ứng.
Phương thức kiểm tra của giảng viên hay cơ sở đào tạo cũng ảnh hưởng
đến sự nỗ lực ý chí của học viên trong hoạt động học tập. Nếu thầy hoặc cơ sở
đào tạo ra đề thi theo hình thức kiểm tra trí nhớ của người học thì sự nỗ lực ý
chí của học viên hầu như chỉ là cố gắng làm sao nhồi nhét các con chữ vào
đầu, sau khi trả thi xong là xong, tất cả những gì đã học sẽ lại như mới đối với
họ vì họ đâu có hiểu bản chất của vấn đề. Mà đã khơng hiểu bản chất thì rất
khó mà có thể tiếp thu tri thức được. Chỉ có ra đề thi theo hướng địi hỏi học
viên phải tổng hợp hố, khái qt hố mới có thể trả bài được thì bắt buộc học
viên phải nỗ lực ý chí trong cả việc học tập trên lớp và ơn thi. Từ đó, học viên
sẽ hiểu được bản chất của tri thức.


22
Ngồi ra cịn có nhiều yếu tố khách quan khác ảnh hưởng tới hình thành
và phát triển ý chí trong hoạt động học tập của học viên: điều kiện cơ sở vật
chất, kỹ thuật; trang thiết bị giảng dạy; Các tổ chức đồn thể chính trị xã hội:
Đồn thanh niên, tổ chức Đảng, hội đồng quân nhân….; yếu tố gia đình, nhà
trường, đơn vị …
Tóm lại, có rất yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển ý chí
trong hoạt động học tập của học viên. Mỗi yếu tố có sự ảnh hưởng ở mức độ
khác nhau. Trong đó, động cơ học tập và ý thức trách nhiệm của học viên với
gia đình, đơn vị và quân đội là những yếu tố có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất.
3. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao ý chí trong hoạt động học tập
của học viên
Một là, lãnh đạo, chỉ huy các nhà trường cần kiên quyết chỉ đạo đổi mới
phương pháp giảng dạy, kiểm tra, đánh giá theo hướng tích cực lấy người học
làm trung tâm.
Hai là, các giảng viên cần mạnh dạn, tích cực áp dụng các phương pháp
giảng dạy, kiểm tra, đánh giá theo hướng phát huy tính tích cực học tập của

học viên. Tăng cường tự học, tự nghiên cứu, khuyến khích tranh luận, trao
nhưng vẫn giữ vai trò trung tâm, định hướng chứ khơng phải là “khốn
trắng” cho học viên mà khơng hề có kiểm tra, đánh giá.
Ba là, mỗi học viên cần nghiêm túc nhìn nhận lại động cơ học tập, ý
thức trách nhiệm của bản thân đối với gia đình, đơn vị, quân đội và xã hội.
Trên cơ sở đó, động viên bản thân kiên quyết khắc phục các khó khăn gặp
phải vươn lên trong học tập, rèn luyện.
Bốn là, đối với các tổ chức đồn thể, chính trị xã hội của học viên như:
Đoàn TN; tổ chức Đảng; hội đồng quân nhân …, cơ cấu tổ chức đơn vị quân
đội từ tiểu đội đến nhà trường cần có các hoạt động hỗ trợ học tập phong phú,
phù hợp với sở thích và nguyện vọng của học viên, đẩy mạnh hơn nữa các lớp
tập huấn về cách học sao cho có hiệu quả.


23
Năm là, cần mở rộng các hình thức động viên khen thưởng bằng vật
chất và tinh thần đối với những học viên vượt khó, học viên đạt kết tốt trong
học tập và nghiên cứu khoa học.

KẾT LUẬN
Học tập trong các nhà trường qn sự là q trình lâu dài, khó khăn và
chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố: từ bản thân học viên, gia đình, đơn vị, mơi
trường nhà trường, phương pháp học, phương pháp giảng dạy của giáo viên…
Trong đó, ý chí vươn lên trong học tập để chiếm lĩnh tri thức, kỹ xảo, kỹ năng
nghề nghiệp là một trong những yếu tố quan trọng, ảnh hưởng đến cả q
trình lâu dài của mỗi học viên. Có thể nói rằng để học viên vượt qua mọi khó


24
khăn, trở ngại và có kết quả học tập tốt thì việc hình thành và phát triển ý chí

học tập đúng đắn cho học viên là yếu tố quyết vô cùng cần thiết.
Tuy nhiên, qua tìm hiểu có thể thấy rằng ý chí trong hoạt động học tập
của một bộ phận không nhỏ học viên ở các nhà trường quân đội hiện nay còn
chưa cao. Học viên ý thức rõ được mục tiêu học tập nhưng sự nỗ lực khắc
phục các khó khăn gặp phải để đạt được mục tiêu đó cịn rất mờ nhạt, chung
chung.
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến ý chí trong hoạt động học tập của
học viên. Trong đó, các yếu tố chủ quan, từ phía chủ thể học viên như động
cơ, hứng thú học tập; ý thức trách nhiệm với gia đình, đơn vị, quân đội…là
những yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ hơn đến nỗ lực ý chí trong hoạt động học
tập của họ so với các yếu tố khách quan: phương thức kiểm tra đánh giá thi
cử; các hoạt động hỗ trợ học tập của các tổ chức chính trị- xã hội của học
viên. Do đó, các nhà trường quân sự cần có những biện pháp tác động để phát
huy tối đa yếu tố chủ quan của học viên, phải thực sự làm cho quá trình giáo
dục, đào tạo ở các nhà trưởng thành quá trình tự đào tạo của mỗi học viên.
Hình thành và phát triển ý chí trong học tập cho người học là một trong
những nội dung cốt lõi đảm bảo cho hoạt động học có hiệu quả, trên cơ sở đó
người học tiếp thu, lĩnh hội tốt các kiến thức, kỹ xảo, kỹ năng mà người giáo
viên truyền thụ cho, biến nó thành “tài sản”, “năng lực” của bản thân để
khơng ngừng hồn thiện, thực sự trở thành người quân nhân giỏi, góp phần
xây dựng đơn vị, xây dựng nhà trường, xây dựng quân đội vững mạnh toàn
diện.



×