Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Xu hướng dịch chuyển nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài: Cơ hội và thách thức cho Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (364.98 KB, 10 trang )

HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TỒN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM

32.

1Nguyễn

Thị Hồng Nhâm*

Phạm Dương Phương Thảo*
Tóm tắt
Thời gian qua, dịng vốn đầu tư quốc tế đã có sự biến động mạnh, làm gián đoạn chuỗi
cung ứng tồn cầu, khó hồi phục bởi tác động nặng nề của đại dịch Covid-19, cũng như
những mâu thuẫn, căng thẳng thương mại ngày một gia tăng giữa các nước lớn. Nhiều
tập đoàn đa quốc gia của các nền kinh tế lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản… đã và đang có kế
hoạch rời khỏi Trung Quốc. Đây cũng chính là cơ hội cho Việt Nam và các quốc gia khác
đón đầu làn sóng chuyển dịch nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI). Do đó, cần
nhận diện những cơ hội và thách thức Việt Nam phải đối mặt, từ đó đề xuất một số giải
pháp cho Việt Nam nhằm thu hút có hiệu quả dịng vốn FDI sau đại dịch Covid-19.
Từ khóa: Dịch chuyển đầu tư, đại dịch Covid-19, FDI.
1. Đặt vấn đề
Ngày 20/8/2019, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 50-NQ/TW, “Về định hướng hồn
thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến
năm 2030”. Sau hơn 30 năm mở cửa thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngồi, đây là lần đầu
tiên Bộ Chính trị ban hành nghị quyết riêng về thu hút FDI. Điều này cho thấy vai trị, vị
trí, tầm quan trọng của nguồn lực bên ngoài đối với sự phát triển đất nước hiện nay và
tính cấp bách của việc đề ra những chủ trương, chính sách mới để lãnh đạo, định hướng
vấn đề này sau hơn 30 năm thực hiện Luật Đầu tư nước ngồi. Vai trị rõ nhất của FDI
trong những năm qua là tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, đóng góp vào
thu ngân sách nhà nước và hội nhập kinh tế quốc tế. Khu vực FDI góp phần quan trọng


thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế. Bên cạnh đó, FDI cịn giúp Việt Nam đa dạng
hóa cơ cấu sản xuất, tạo sự lan tỏa về công nghệ, kinh nghiệm quản lý hiện đại, góp phần
đưa Việt Nam tham gia nhiều cơng đoạn của chuỗi giá trị gia tăng toàn cầu. Việc thu hút
Trường Đại học Kinh tế TP. HCM | Email liên hệ:

*

460


HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TỒN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM

FDI cũng góp phần tích cực hồn thiện thể chế kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư, kinh
doanh theo các nguyên tắc của nền kinh tế thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc
gia của Việt Nam. Bên cạnh đó, sự có mặt của các doanh nghiệp FDI cũng là động lực
nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nội địa trong ứng dụng, phát triển
công nghệ, đổi mới quản trị kinh doanh, nâng cao năng suất lao động.
Tính đến cuối năm 2019, cả nước có 30.827 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký
362,58 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 211,78 tỷ
USD - bằng 58,4% tổng vốn đăng ký còn hiệu lực (Tổng cục Thống kê, 2020). Năm 2020 do
chịu tác động của đại dịch Covid-19, dịng vốn đầu tư tồn cầu đình trệ. Trong bối cảnh đó,
Việt Nam vẫn thu hút được nguồn FDI đáng kể. Tính đến cuối tháng 12/2020, cả nước có
33.070 dự án cịn hiệu lực, với tổng vốn đăng ký 384 tỷ USD; vốn thực hiện lũy kế của các
dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài ước đạt 231,86 tỷ USD, bằng 60,4% tổng vốn đầu tư đăng
ký còn hiệu lực (Tổng cục Thống kê, 2020). Nếu tính riêng cho năm 2020, tổng vốn FDI vào
Việt Nam đạt 28,5 tỷ USD, con số này đã giảm 25% so với năm 2019 do đại dịch Covid -19
gây những tác động tiêu cực đối với nền kinh tế toàn cầu.
Trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát trên toàn thế giới đã ảnh hưởng lớn tới các

hoạt động kinh tế của nhiều nước và làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu, nhiều tập
đoàn đa quốc gia của các nền kinh tế lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản… có kế hoạch rời khỏi
Trung Quốc. Đơn cử, chính phủ Nhật Bản công bố quỹ trị giá 2,2 tỷ USD để hỗ trợ các
nhà sản xuất Nhật Bản quay trở lại nước này, hoặc chuyển dây chuyền sang Đông Nam
Á nếu họ rời khỏi Trung Quốc. Trong khi đó nhiều cơng ty của Mỹ và châu Âu cũng đang
đẩy nhanh tiến độ rút lui và tìm cách chuyển dây chuyền sản xuất khỏi Trung Quốc. Chính
vì vậy, đây cũng là thời điểm nhiều quốc gia khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam
đón nhận làn sóng chuyển dịch này. Do đó, việc nhận diện những lợi thế cũng như những
thách thức của Việt Nam trong thời điểm này rất cần thiết, từ đó có thể đưa ra được những
khuyến nghị giải pháp góp phần đẩy mạnh việc thu hút nguồn vốn FDI, đặc biệt là nguồn
vốn FDI công nghệ cao vào Việt Nam.
2. Xu hướng dịch chuyển nguồn vốn FDI
Từ năm 2018, do tác động của xu hướng bảo hộ sản xuất trong nước, căng thẳng thương
mại Mỹ - Trung, dịng vốn đầu tư trên thế giới có biến động mạnh, khơng chỉ giảm về giá
trị, cịn có sự dịch chuyển mạnh giữa các khu vực và quốc gia. Tác động của chiến tranh
thương mại tới dòng vốn FDI rất đáng kể do các chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ bị phá vỡ.
Theo Nomura Group, kể từ đầu năm 2018 đến tháng 8/2019, đã có 56 doanh nghiệp quốc
tế rời Trung Quốc sang sản xuất tại các nước khác; trong đó có 26 doanh nghiệp chọn
Việt Nam, 11 doanh nghiệp sang Đài Loan, 11 doanh nghiệp sang Thái Lan, 3 doanh
461


HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TỒN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM

nghiệp lựa chọn Ấn Độ... Ngoài ra, theo khảo sát của Phịng Thương mại Mỹ tại Trung
Quốc, 41% cơng ty Mỹ đang xem xét hoặc đã chuyển nhà máy ra khỏi Trung Quốc vì
chiến tranh thương mại. Các địa điểm tiềm năng để di chuyển nhà máy là các nước Đông
Nam Á như Việt Nam, Campuchia, Philippines hoặc Mexico. Chính phủ Mỹ đã áp thuế

lên hầu hết hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, với giá trị lên đến 625 tỷ USD. Bên cạnh
đó, mơi trường kinh doanh tại Trung Quốc đã giảm sức hấp dẫn khi chi phí nhân cơng
ngày càng cao, chính sách bảo vệ mơi trường ngày càng khắt khe và sự phát triển công
nghệ của Trung Quốc làm tăng mức độ cạnh tranh. Năm 2019, Trung Quốc cũng đã giảm
thứ hạng về thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngồi xuống vị trí thứ 7 trên thế giới (so với
vị trí thứ 3 năm 2017). Đây cũng là thứ hạng thấp nhất của Trung Quốc từ trước đến nay.
Nhằm giành lợi thế trong cuộc đua thu hút FDI, các quốc gia đã đưa ra các chương
trình hỗ trợ nhà đầu tư nước ngồi, cải thiện mơi trường đầu tư, nâng cao chất lượng hạ
tầng… phù hợp với nhu cầu của từng nhà đầu tư đến từ các quốc gia khác nhau. Đơn cử,
Ấn Độ đã dành một quỹ đất lớn, chuẩn bị sẵn hạ tầng, lựa chọn 3-4 ngành ưu tiên, chủ
động lựa chọn, tiếp cận với các nhà đầu tư nước ngoài nhằm kêu gọi đầu tư. Bên cạnh đó,
chính phủ Ấn Độ cam kết sẽ cân nhắc các yêu cầu cụ thể về thay đổi luật lao động, hoãn
áp thuế giao dịch trực tuyến của các hãng thương mại điện tử. Với ưu thế là thị trường
rộng lớn (dân số thứ 2 thế giới), cộng với trình độ lao động lành nghề của người lao động.
Ấn Độ đã thu hút được nhiều công ty Mỹ đến đầu tư trong giai đoạn vừa qua. Tại Thái
Lan, chính phủ nước này cũng đã đẩy mạnh quá trình cấp phép cho nhà đầu tư nước ngồi,
giảm thuế, đặc biệt là ngành cơng nghiệp mũi nhọn. Chính phủ Thái Lan còn hướng tới
sửa đổi Luật Kinh doanh nước ngoài, đồng thời đưa ra các biện pháp phát triển nguồn
nhân lực trong lĩnh vực công nghệ tiên tiến. Trong khi đó, Indonesia (quốc gia đứng thứ
18 thế giới, thứ 2 khu vực ASEAN về thu hút FDI năm 2019) cũng đã chuẩn bị sẵn một
khu vực rộng 4.000ha tại Trung Java làm địa điểm sản xuất cho 27 công ty Mỹ, trong đó
có các cơng ty nổi tiếng như: AT&T, Coca cola, Exxon Mobil, Johnson&Johnson… Đồng
thời tiếp tục đẩy mạnh đầu tư vào cơ sở hạ tầng, nhất là hệ thống các khu công nghiệp và
hệ thống logistics nhằm kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài.
Lĩnh vực sản xuất cũng có nhiều dịch chuyển so với trước đây. Từ khi đại dịch Covid19 xảy ra, các nhà đầu tư nước ngoài đã và đang dịch chuyển đầu tư, chủ yếu trong các
lĩnh vực: (i) công nghệ thông tin, công nghệ cao (như Sam- sung, Apple,…); (ii) thiết bị
điện tử và phụ kiện (Panasonic…); (iii) logistics, thương mại điện tử (Alibaba…); (iv)
hàng tiêu dùng, bán lẻ (Zara, H&M)… So với trước đại dịch Covid-19, vốn FDI đầu tư
vào Việt Nam chủ yếu tập trung vào 3 lĩnh vực chính, đó là: cơng nghiệp chế biến - chế
tạo, kinh doanh bất động sản và bán buôn - bán lẻ - sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy (chiếm

81% tổng vốn đăng ký năm 2019).
462


HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TỒN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM

Bảng 1: Danh sách các công ty đã dịch chuyển/ lên kế hoạch dịch chuyển từ Trung
Quốc sang Việt Nam giai đoạn 2019-2020
Tên cơng ty

Quốc gia

Vị trí chuyển dịch

Ngành nghề

Hanwha
Yokowo
Huafu
Goertek
TCL
Foxconn
Nintendo
Sharp
Kyocera
Asics
Microsoft
Intel

Hoya
Matsuoka
Meiko
Yokoo
Hóa chất Shin- Etsu
Nikkiso

Hàn Quốc
Nhật Bản
Trung Quốc
Trung Quốc
Trung Quốc
Đài Loan
Nhật Bản
Nhật Bản
Nhật Bản
Nhật Bản
Mỹ
Mỹ
Nhật Bản
Nhật Bản
Nhật Bản
Nhật Bản
Nhật Bản
Nhật Bản

Hà Nội
Hà Nam
Long An
Bắc Ninh

Bình Dương
Bắc Giang
Chưa xác định
Bình Dương
Hải Phịng
Chưa xác định
Chưa xác định
Chưa xác định
Chưa xác định
Chưa xác định
Chưa xác định
Chưa xác định
Chưa xác định
Chưa xác định

Linh kiện hàng không
Linh kiện xe máy
Dệt may
Linh kiện điện thoại
TV- Điện tử
TC- Điện tử
Điện tử- Game
Điện tử- Camera
Máy in, photocopy
Giày da
Phần mềm, linh kiện máy tính
Linh kiện máy tính
Linh kiện ổ cứng
Quần áo y tế
Linh kiện điện thoại

Phụ tùng ô tô
Kim loại hiếm
Dây truyền dịch

Nguồn: Báo cáo của Cơng ty chứng khốn VN-Direct và Jetro

3. Nguyên nhân của xu hướng dịch chuyển nguồn vốn FDI
Nguồn vốn FDI dịch chuyển mạnh từ Trung Quốc và vùng lãnh thổ sang các nước châu
Á, khu vực ASEAN, trong đó có Việt Nam chủ yếu do các nguyên nhân chính sau đây:
Thứ nhất, né tránh rủi ro chiến tranh thương mại: Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung leo
thang khiến các nhà đầu tư có xu hướng tìm kiếm một địa chỉ đầu tư sản xuất (định hướng
xuất khẩu) ổn định hơn, ít rủi ro hơn, đồng thời có thể tránh được việc áp thuế cao của Mỹ.
Thứ hai, chi phí sản xuất tăng cao ở Trung Quốc, chiến lược “Trung Quốc + 1” ra đời
hơn 10 năm qua do Trung Quốc đang mất dần những lợi thế thu hút FDI như chi phí nhân
cơng tăng: Tiền lương sản xuất ở Trung Quốc đã tăng từ 2USD/giờ trong năm 2010 lên
3,9USD/giờ trong năm 2016. Mức lương này khá cao khi so sánh với tiền lương sản xuất
trung bình ở Việt Nam, chỉ gần 1-1,4USD/giờ). Chi phí sử dụng bất động sản công nghiệp
tại Trung Quốc cũng tăng mạnh: Các thành phố lớn như Thượng Hải ghi nhận giá đất
công nghiệp tăng lên mức 180USD/m2, cao hơn so với các thành phố Đông Nam Á khác,
trong khi Việt Nam đang có mức giá đất tương đối cạnh tranh, chỉ ở mức 100463


HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TỒN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM

140USD/m2; Chi phí cho hoạt động sản xuất tại Việt Nam đang khá cạnh tranh so với
Trung Quốc hay các quốc gia khác trong khu vực (Hình 1).
Hình 1: Chi phí hoạt động sản xuất tại Việt Nam và một số quốc gia
600

495

500
412

423

400

348

300
200

446

414

236

238

225
190

183

180
122


104

100

162

80

0
Trung
Quốc

Singapore Philippines Indonesia Malaysia

Giá thuê khu công nghiệp (USD/m2/chu kỳ thuê)

Thái Lan Việt Nam Myanmar
Lương công nhân (USD/tháng)
Nguồn: tổng hợp của các tác giả

Thứ ba, chính phủ một số nước như: Mỹ, Nhật Bản... khuyến khích các cơng ty chuyển
dây chuyền sản xuất quan trọng ra khỏi Trung Quốc. Tháng 5/2020, Mỹ đã ký sắc lệnh
nhằm hỗ trợ các công ty Mỹ dịch chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc. Đối với Nhật Bản
trong tháng 4/2020, Nhật Bản đã dành 2,2 tỷ USD trong gói cứu trợ kinh tế gần 1.000 tỷ
USD để giúp giúp tài trợ cho các doanh nghiệp địa phương đưa hoạt động sản xuất từ
Trung Quốc trở lại Nhật Bản hoặc chuyển sang các nước Đông Nam Á… Đồng thời nước
này khởi động một chương trình trợ cấp trị giá 23,5 tỷ Yên (220 triệu USD), nhằm hỗ trợ
các cơng ty đa dạng hóa chuỗi cung ứng tại các nước ASEAN.
Thứ tư, đại dịch Covid-19 là chất xúc tác thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch, sắp
xếp lại chuỗi cung ứng toàn cầu. Đây cũng chính là cơ hội để các nước trên thế giới nhận

thấy sự phụ thuộc lớn vào các chuỗi sản xuất, cung ứng từ Trung Quốc. Chính vì lý do
này, các tập đoàn đa quốc gia muốn dịch chuyển đầu tư sang các nước châu Á khác như
Indonesia, Malaysia, Ấn Độ, Việt Nam, Thái Lan, Philippines… Đơn cử, các công ty như
Apple, Nintendo, HP, Dell đã có kế hoạch di chuyển khỏi Trung Quốc và điểm đến có
thể là Ấn Độ; Nikkei Asian Review, Google và Microsoft đang chuyển một số dây chuyền
sản xuất của họ từ Trung Quốc sang Việt Nam và Thái Lan.

464


HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TỒN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM

Thứ năm, tận dụng cơ hội mới từ các thị trường tiềm năng (Ấn Độ, Indonesia, Việt
Nam, Philippines…): Trong số đó, Việt Nam được đánh giá là một điểm sáng về thu hút
đầu tư không chỉ hấp dẫn bởi môi trường chính trị an tồn và chính sách khuyến khích
đầu tư thơng thống, thành cơng của Việt Nam trong cuộc chiến chống dịch Covid-19
cũng đang tạo ấn tượng tốt đối với nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Đồng thời, Việt Nam
cũng có nhiều lợi thế tương đồng so với Trung Quốc về vị trí địa lý, chính trị, văn hóa…
từ đó có thể giảm thiểu tối đa chi phí dịch chuyển sản xuất và vẫn duy trì mối liên hệ chặt
chẽ với các cơ sở sản xuất hiện có tại Trung Quốc.
4. Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam trong thu hút dòng vốn FDI dịch chuyển
4.1. Cơ hội thu hút dòng vốn FDI
Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể trong khoảng 10 năm trở lại đây. Theo
thống kê của cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch - Đầu tư, 2019) cho thấy, giai đoạn
2010-2019 đã có 21.077 dự án FDI được cấp phép đăng ký đầu tư tại Việt Nam với tổng
số vốn đăng ký 252.988 triệu USD. Trong đó, tỷ lệ giải ngân đạt 56,82%. Quy mơ bình
qn 1 dự án đạt 12 triệu USD.
Hình 2: Số dự án, tổng số vốn đăng ký và tổng số vốn thực hiện của nguồn vốn FDI

vào Việt Nam giai đoạn 2010-2019
Đơn vị tính: số dự án, triệu USD

Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư giai đoạn 2010 - 2019

465


HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TỒN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM

Xu hướng tăng trưởng đều trong những năm qua có thể coi là tiền đề quan trọng cho
sự phát triển của dòng vốn FDI trong những năm tới. Thực tế cho thấy, Việt Nam đang
có khá nhiều cơ hội để tiếp tục thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu thu hút dịng vốn FDI:
Thứ nhất, Việt Nam được đánh giá có mơi trường đầu tư an tồn. Báo cáo Chỉ số
năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI 2019, cho thấy các doanh nghiệp FDI tiếp tục đánh giá
tích cực mơi trường kinh doanh Việt Nam. Những cải thiện ấn tượng nhất là lĩnh vực
đăng ký doanh nghiệp, tiếp cận đất đai và cắt giảm chi phí khơng chính thức, cũng như
gánh nặng chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp. Đồng thời, các điều kiện kinh doanh, hạ
tầng logistic, công nghệ đang được Chính phủ Việt Nam quan tâm cải thiện liên tục. Cuộc
điều tra mới đây do Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) đối với hơn 3.500
doanh nghiệp Nhật có ý định đầu tư ra nước ngồi, cũng cho thấy số doanh nghiệp lựa
chọn Việt Nam đã tăng ấn tượng, từ 5,5% lên 41%. Trong đó, số doanh nghiệp dự kiến
đầu tư vào ngành điện tử tăng 15,6%, dệt may tăng hơn 14%. Theo ước tính của Ngân
hàng Phát triển châu Á (ADB), 5,8% GDP của Việt Nam được chi cho việc phát triển cơ
sở hạ tầng, một mức chi đầu tư cao nhất trong khu vực Đông Nam Á. Bên cạnh đó, đẩy
mạnh đầu tư cơng giúp cơ sở hạ tầng ngày càng hoàn thiện, tạo điều kiện thuận lợi cho
giao thương và thu hút các nhà máy dịch chuyển sang Việt Nam…
Thứ hai, Việt Nam là một trong các quốc gia phòng chống dịch Covid-19 tốt trên thế

giới, điều này làm tăng vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Các thành viên thuộc
Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) đánh giá cao các biện pháp
của Chính phủ, trong đó có Chỉ thị số 11/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về các nhiệm
vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, bảo đảm an sinh xã
hội ứng phó với dịch Covid-19; Cơng văn số 897/TCT-QLN ngày 3/3/2020 về gia hạn
nộp thuế, miễn tiền chậm nộp do ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid -19; Nghị định số
41/2020/NĐ-CP về gia hạn nộp thuế và tiền thuế đất; Công văn số 1511/LĐTBXHBHXH
hướng dẫn việc tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất; Cơng văn số 245/TLĐ ngày
18/3/2020 về việc lùi thời điểm đóng kinh phí cơng đồn đối với các doanh nghiệp bị ảnh
hưởng bởi dịch Covid -19...
Thứ ba, sản xuất công nghiệp tại Việt Nam được hưởng lợi thế từ các hiệp định thương
mại tự do (FTA). Hiện nay, Việt Nam đang dẫn đầu thế giới vì có nhiều FTA nhất. Trong
tổng số 16 FTA có 12 FTA đã có hiệu lực. Việc dỡ bỏ hàng rào thuế quan sẽ tạo thuận
lợi cho thương mại hai chiều giữa nước ta với các nước phát triển như Mỹ, Đức, Anh,
Pháp... Mặt khác, chi phí cho hoạt động sản xuất tại Việt Nam đang khá cạnh tranh so với
nhiều quốc gia khác trong khu vực. Đây là cơ hội tốt có tác động tích cực đến dịng vốn
FDI từ những nền kinh tế lớn đổ vào Việt Nam.
466


HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TỒN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM

4.2. Thách thức trong thu hút nguồn vốn FDI
Trong bối cảnh diễn biến khó lường của nền kinh tế tồn cầu do hậu quả của đại dịch Covid
-19 và chiến tranh thương mại Mỹ - Trung. Bên cạnh những cơ hội vàng, Việt Nam cũng
đang phải đối mặt với nhiều thách thức trong quá trình thu hút nguồn vốn FDI, cụ thể:
Thứ nhất, một số quốc gia châu Á hay trong khu vực Đông Nam Á như Ấn Độ,
Indonesia, Thái Lan, Lào... cũng có những hành động tích cực nhằm thu hút vốn đầu tư

nước ngoài. Đơn cử, Ấn Độ miễn thuế 4-10 năm cho các dự án đầu tư trong một số lĩnh
vực ưu tiên. Đồng thời, cam kết dành ra quỹ đất rộng 461 hecta nhằm thu hút các doanh
nghiệp rời khỏi Trung Quốc, và đã chọn ra 10 ngành chủ chốt để tập trung thúc đẩy sản
xuất; Indonesia có kế hoạch giảm thuế TNDN từ 25% về mức 23% năm 2021, cam kết
dành 400 hecta cho các nhà đầu tư; hay Thái Lan cam kết cung cấp gói hỗ trợ đào tạo
cơng nhân lành nghề ngồi ra có các biện pháp tăng rào cản nhằm ngăn chặn tình trạng
thâu tóm trong một số lĩnh vực (Mỹ, Nhật Bản, EU, Anh, Úc…), như xây dựng khu công
nghiệp với diện tích lớn, đảm bảo các nhu cầu của nhà đầu tư, áp dụng giá đất cho thuê
ưu đãi, áp dụng nhiều chính sách thuế...
Thứ hai, mơi trường đầu tư và năng lực cạnh tranh của Việt Nam mặc dù đã được cải
thiện, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng hoàn toàn được yêu cầu của các nhà đầu tư quốc tế,
đặc biệt là về thời gian thực hiện thủ tục hành chính, chi phí giao dịch. Hạ tầng khu cơng
nghiệp, logistics; và các ngành công nghiệp phụ trợ của Việt Nam vẫn còn khoảng cách
khá xa trong so sánh với Trung Quốc.
Thứ ba, trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, cơng nghệ đóng vai trị quan
trọng trong sự phát triển kinh tế cũng như thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngồi. Tuy
nhiên, những hạn chế trong tiến trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa thực sự là thách thức
không nhỏ cho Việt Nam để đạt được những mục tiêu thu hút FDI như kỳ vọng.
Thứ tư, nguồn vốn FDI vào Việt Nam thiếu tính bền vững, vì vẫn phụ thuộc quá nhiều
vào vài dự án quy mô vốn lớn. Trong những năm trở lại đây, nguồn vốn FDI hàng năm
đều dựa vào một số dự án tỷ đô của các nhà đầu tư đến Việt Nam, như dự án Samsung,
LG Display… Đó là những dự án có quy mơ có thể mang lại nhiều lợi ích cho địa phương,
tuy nhiên nếu những dự án này không tiếp tục được cấp phép, hoặc rút vốn, sẽ ảnh hưởng
rất lớn đến địa phương đó.

467


HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA


ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TỒN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM

5. Kết luận và một số khuyến nghị
Đại dịch Covid -19 khiến nền kinh tế tồn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng có nhiều
biến động, kéo theo sự dịch chuyển của dịng vốn FDI. Để đón đầu làn sóng chuyển dịch
của dòng vốn FDI trong thời gian tới, bài viết đưa ra một số giải pháp mang tính cấp bách
và lâu dài để Việt Nam thu hút được vốn FDI và phát huy được những tiềm năng vốn của
của đất nước, cụ thể:
Trong ngắn hạn:








Tiếp tục tập trung phòng ngừa và kiểm sốt dịch bệnh, song song với đó phục hồi
nền kinh tế sau đại dịch để các nhà đầu tư có thể n tâm tiếp cận, tìm hiểu thị
trường Việt Nam;
Đối với các dự án FDI đang dở dang cần ưu tiên để tiếp tục đi vào quá trình vận
hành, hoạt động, nhằm củng cố niềm tin cho các nhà đầu tư;
Đối với những dự án đầu tư mới, cần phải quy định rõ những ngành nào, lĩnh vực
nào cần ưu tiên thu hút FDI trên nguyên tắc những ngành và lĩnh vực mà doanh
nghiệp trong nước đã làm và làm tốt không kêu gọi để không gây sức ép cạnh
tranh với doanh nghiệp trong nước;
Rà soát, cập nhật, điều chỉnh phù hợp trong việc phân cấp phê duyệt đầu tư, tinh gọn
quy trình, thủ tục nhanh gọn; cơng bố quy định, quy trình cơng khai minh bạch;
Có chính sách, gói hỗ trợ đào tào nguồn nhân lực có tay nghề, nhóm đối tượng bị
ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid -19 đa số thuộc lao động khơng có tay nghề, trình

độ. Vì vậy, trong thời gian tới cần đẩy mạnh công tác đào tạo nhân lực tiếp tục
chuyển biến theo hướng tập trung nâng cao chất lượng, đào tạo gắn kết với nhu
cầu lao động địa phương và phù hợp ngành nghề của từng địa phương.

Trong trung và dài hạn:







Duy trì ổn định mơi trường vĩ mơ, nâng cao sức chống chịu của nền kinh tế đối
với các cú sốc từ bên ngồi. Đồng thời ln đảm bảo tính nhất quán, ổn định và
phù hợp của các cơ chế chính sách về: thuế, đất đai, lao động… để các nhà đầu tư
nước ngoài yên tâm xây dựng kế hoạch đầu tư dài hạn tại Việt Nam.
Xây dựng các chiến lược dài hạn cải thiện mạnh mẽ môi trường kinh doanh, đảm
bảo công khai, minh bạch, thủ tục hành chính cần được tiếp tục đơn giản hóa,
thuận tiện, hiệu quả…
Đẩy mạnh đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng đồng bộ (KCN, điện, nước, hạ tầng
GTVT, thông tin, logistics, dịch vụ đi kèm KCN...).
Cần chuẩn bị chiến lược thu hút FDI trong dài hạn, chuyển trọng điểm chính sách
thu hút, hợp tác đầu tư nước ngoài từ số lượng sang chất lượng, ưu tiên các dự án
468


HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TỒN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM




có giá trị gia tăng cao, mơ hình quản lý hiện đại. Chủ động thu hút dự án FDI theo
hướng có chọn lọc. Hay chủ động đối với những dự án FDI đặc biệt như là nguồn
vốn lớn, ngành nghề kinh doanh tập trung vào những mục tiêu trọng điểm quốc
gia thì nên có những chính sách riêng nhằm thu hút được hiệu quả.
Dựa vào thực tế ngành công nghiệp phụ trợ còn chưa phát triển để hỗ trợ các
doanh nghiệp FDI trong quá trình đi vào sản xuất, tạo ra sản phẩm để cung ứng
cho xã hội, thì trong giai đoạn 2021-2030, Việt Nam cần khuyến khích, tạo điều
kiện của các dự án FDI đầu tư và sản xuất tại Việt Nam theo hình thức liên doanh
với doanh nghiệp trong nước để doanh nghiệp Việt Nam có điều kiện tiếp cận với
công nghệ, kỹ năng quản lý hiện đại của doanh nghiệp FDI, đồng thời giúp doanh
nghiệp FDI tập trung vào khâu trọng điểm để tạo ra sản phẩm.

Tài liệu tham khảo
Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2019), Số liệu về tình hình thu hút vốn FDI các năm từ 2010 đến 2019.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2018), Kỷ yếu Hội nghị 30 năm đầu tư trực tiếp nước ngồi tại Việt Nam.
Chính phủ (2019), Nghị quyết số 58/NQ-CP, ngày 20 tháng 8 năm 2019, về Chương trình hành
động thực hiện Nghị quyết 50 của Bộ Chính trị.
Tổng cục Thống kê (2020), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2020.
/> /> /> />
469



×