Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

TIỂU LUẬN văn học NHỮNG yếu tố HUYỀN THOẠI TRONG TRUYỆN NGẮN vụ án của FRANZ KAFKA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.86 KB, 9 trang )

PHÂN TÍCH NHỮNG YẾU TỐ HUYỀN THOẠI
TRONG TRUYỆN NGẮN “VỤ ÁN” CỦA FRANZ KAFKA
I.

Tác giả Kafka
Franz Kafka.(1883- 1924) là nhà văn Tiệp Khắc, gốc Do Thái, sáng tác bằng tiếng Đức

Ơng là mợt trong những người được mệnh danh là “người đã đưa độc giả lạc vào mê cung” và là
nhà cách tân lớn nhất trong tất cả những vị cách tân văn xuôi phương Tây đầu thế kỉ XX. Sáng
tác của ông đã có những đóng góp lớn cho nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện đại và thế
giới.
Kafka sống ở vào một giai đoạn lịch sử xã hội có nhiều biến đợng. Đây là thời kì phát
triển mạnh mẽ của nền công nghiệp máy móc, đời sống con người trở nên âu lo, tất bật, chạy theo
tiền bạc, sùng bái quyền lực. Bên cạnh đó cịn là mới đe dọa từ nguy cơ bùng nổ chiến tranh thế
giới (và nó đã xảy ra không ngoài dự cảm của nhà văn), gây ra thảm cảnh cho toàn nhân loại.
Cuộc đời Kafka là một chuỗi dài những đau khổ, bất hạnh. Ngay từ khi cịn bé, ơng đã bị ức
chế dưới quyền lực tinh thần và vóc dáng đồ sộ của người bố. Khi trưởng thành, ông sớm mắc
bệnh nan y (lao phổi), hạnh phúc tình yêu dang dở (gia đình cấm đoán), mới quan hệ ngày càng
gay gắt và khơng thể hịa giải với chính cha ṛt. Ơng mất năm 1924 trong một trại điều dưỡng
ở Áo, không người thân, khơng gia đình. Ngay trong đám tang ơng, người cha đã lạnh lùng quay
mặt đi.
Bên cạnh những bất hạnh có tính chất cá nhân, nằm trong mới quan hệ gia đình đó, Kafka
cịn có những mặc cảm lớn hơn: giớng nịi, thân phận.
Tất cả những ́u tớ trên đã để lại nhiều dư chấn và tạo nên mối dự cảm trong sáng tác của
nhà văn thiên tài thời kì hiện đại.
II.

Vài nét về huyền thoại và huyền thoại hóa trong văn học
Đã từ lâu người ta nói đến một chủ nghĩa huyền thoại trong sáng tác của Kafka và nghiên

cứu tác phẩm của Kafka theo xu hướng phê bình huyền thoại học. Thế giới nghệ thuật của Kafka


cho đến nay vẫn cịn nhiều điều bí ẩn , nhất là vấn đề huyền thoại, vấn đề quan hệ giữa hiện thực và
huyền thoại. Thế giới của Kafka là thế giới nửa thực nửa hư? Thế giới của mộng mị, của ảo giác?
Đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về những vấn đề này, đặc biệt trong cuốn “Thi pháp của
huyền thoại” của E.M.Melentinsky . E.M.Melentinsky khẳng định “sự tưởng tượng sáng tạo huyền
thoại của Kafka có tính chất tự phát, trực giác và không khái niệm hóa thế giới xung quanh nhờ các


motip huyền thoại truyền thớng, nó thể hiện chính xác hơn và thỏa đáng hơn trạng thái “hiện đại”
của ý thức và trạng thái của “thế giới” đương thời đang bao quanh ơng”.
Vậy huyền thoại là gì? Và trong các sáng tác của Kafka yếu tố này được thể hiện như thế
nào?
Có nhiều cách cắt nghĩa khác nhau về huyền thoại song hầu hết các nhà nghiên cứu đều
đi đến một sự thống nhất về khái niệm huyền thoại dùng để chỉ những câu chuyện có tính chất li kì,
hoang đường theo hai xu hướng:
Thứ nhất, huyền thoại là một kiểu tư duy nghệ thuật, theo cách này có thể hiểu huyền thoại là
thần thoại, bao gồm những câu chuyện thần thoại, truyền thút, cổ tích…phản ánh thời kì khi tư
duy, nhận thức của con người cịn ấu trĩ, mơng ṃi, khi trình đợ sản x́t cịn thấp kém.
Thứ hai, huyền thoại được hiểu như một phương thức nghệ thuật, một thủ pháp nghệ thuật
hữu hiệu được các nhà văn sử dụng dưới nhiều dạng vẻ khác nhau, xuất hiện từ lâu trong các tác
phẩm văn học và cho đến nay nó vẫn không ngừng được tái tạo. Huyền thoại với tính chất là ý
thức ngun hợp của xã hợi cổ đại đã lùi vào quá khứ nhưng các yếu tố thần thoại và tư duy thần
thoại vẫn được tồn tại trong ý thức xã hội và trong nghệ thuật.
Theo đó, những sáng tạo huyền thoại loại này còn được gọi là phương thức huyền thoại hóa
hay xu hướng sáng tạo huyền thoại, cũng có thể gọi là phương thức huyền thoại. Như vậy huyền
thoại hóa là phương thức độc đáo, là “một trong những xu thế thi pháp của văn học của thế kỉ
XX”
Và nghiên cứu yếu tố huyền thoại trong “Vụ án” của Kafka sẽ góp phần giải mã những bí
ẩn trên.
III. Tóm tắt tác phẩm
Vụ án: được viết vào năm 1925 là mợt trong sớ ít tác phẩm có kết cấu hoàn chỉnh của Kafka.

Tác phẩm gồm 10 chương, kể về nhân vật chính là Jơzep K.- nhân viên gương mẫu,
nghiêm túc làm đại diện ở một ngân hàng lớn. Một buổi sáng vào dịp sinh nhật lần thứ 30 của
anh, có hai viên thanh tra vào nhà và tuyên bố K. đã bị bắt. Bắt đầu từ lúc này, K. tự đi tìm hiểu
nguyên nhân sự việc. Chủ nhật t̀n sau, K. tìm đến tịa án- mợt tịa nhà xa xơi tại thành phớ
ngoại ơ, nằm lọt trong những dãy nhà tồi tàn cho người nghèo th. Phịng xử án ngợt ngạt, chật
kín người. K. đã hùng hồn biện minh cho mình mong tìm được đồng minh nhưng hóa ra tất cả
đều cùng một phe (với ngài dự thẩm). Tuần sau K. tự động quay lại và phát hiện trong sách luật
để ở phòng xử án chứa đầy tranh khiêu dâm, tiểu thuyết tình cảm. Viên mõ tịa dẫn anh đi sang
phịng đợi có đơng đúc các bị cáo đang ngồi chờ mà không biết chờ gì. K. thấy khó thở và có hai


người dìu ra, sau đó đến lượt họ ḿn ngất xỉu do khơng quen khơng khí bên ngoài. Hơm sau,
hết giờ làm việc K. đi qua căn phịng bỏ trớng trong công ty, phát hiện tên đao phủ đang đánh
đập tàn nhẫn hai viên thanh tra lãnh nhiệm vụ canh giữ K. vì K. đã than phiền chúng với ngài dự
thẩm.
Chú của K. nghe tin, từ dưới quê lên dẫn K. đi gặp luật sư Hun nhờ giúp đỡ. Trong lúc họ
nói chuyện, K. ra ngoài gặp và ăn nằm với Leni- cơ hầu phịng của ḷt sư. Kĩ nghệ gia- vị khách
ở ngân hàng K. làm việc- giới thiệu anh đến gặp họa sĩ Titoreli- chuyên vẽ tranh cho quan tòa.
Trước khi hứa giúp K., anh ta ép K. mua mấy bức tranh của mình. K. được biết xung quanh chỗ
họa sĩ ở là dãy phòng tư pháp, những đứa bé anh gặp ở cầu thang đều là người của tịa án.
Khơng thấy được hiệu quả từ sự giúp đỡ của luật sư Hun, K. muốn từ chối. Đến nhà luật sư Hun,
anh gặp thương gia Bloc- người cũng vướng vào vụ án tương tự- tìm mọi cách quị lụy van xin
dưới chân luật sư. Một ngày nọ, K. được giao nhiệm vụ dẫn một người khách Italia đi thăm nhà
thờ. Tại đây, anh được vị linh mục- tuyên úy nhà lao- và được nghe kể về câu chuyện trong Kinh
Thánh: một người nông dân đợi chờ trước cửa pháp luật nhưng đến chết vẫn không được vào
gặp pháp luật. Đúng một năm sau, vào một buổi tối ngay trước dịp sinh nhật thứ 31 của mình, K.
mặc sẵn quần áo và ngồi đợi. Hai người đàn ông to béo, vốn là diễn viên rạp hát, bước vào lôi K.
ra một khai thác đá bỏ hoang. Chúng dùng dao thọc vào tim K., ngoáy hai lần. K gửi lại câu nói
cho đời trước khi chết: “ Như một con chó!”.
IV. Yếu tố huyền thoại trong “Vụ án”

a. Xây dựng không gian, thời gian
Tất cả những biến cố trong Vụ án diễn ra chỉ trong vòng 1 năm, kể từ dịp sinh nhật 30 tuổi
của K. đến đêm hôm trước sinh nhật lần thứ 31. Trong khoảng thời gian đó, nhân vật K. chỉ di
chủn trong phạm vi mình sớng và khu vực ngoại ơ để liên hệ với tịa án. Cách xác định không
gian thời gian của tác giả do vậy thoạt nhìn có vẻ rất ràng.
Thời gian bắt đầu cho diễn tiến sự việc trong mỗi chương cũng không bị bỏ sót: “một buổi
sáng kia” (chương I) “hôm chủ nhật trời u ám”, (chương II), “tuần lễ sau” (chương III), “những
ngày tiếp theo” (chương IV), “mấy hôm sau” (chương V), “một buổi chiều, giờ nhận thư”
(chương VI), “một ngày mùa đông tuyết rơi trong bầu ánh sáng màu xam xám” (chương VII),
“sáng hôm ấy” (chương IX), “cách một hôm trước sinh nhật lần thứ ba mươi mốt của K.”. Như
vậy, chỉ riêng chương VIII không nói đến thời gian, các chương còn lại đều dẫn ra cụ thể.


Không gian trong tác phẩm cũng vẫn là khu vực phòng trọ, nơi làm việc, khu nhà của các
luật sư, họa sĩ, tịa án ở vùng ngoại ơ. Khơng gian này rất hẹp, không thay đổi mà có sự lặp đi
lặp lại. Chúng để lại ấn tượng chung là u tối và ngột ngạt, bẩn thỉu.
Như vậy, tại sao không gian, thời gian rất rõ ràng mà câu chuyện vẫn gây cho người đọc
cảm giác mơ hồ mờ ảo, hình ảnh pháp luật hiện lên như một cái bóng? Bởi lẽ tác giả đã làm mờ
hóa các yếu tố này. Thời gian không xác định cụ thể là ngày tháng năm nào, không gian cũng
không phải là là những vị trí địa lí cụ thể để có thể tìm thấy trên bản đồ. Người đọc chỉ hình
dung mợt cách đơn giản là có một người nào đó tên K. bị dính vào mợt vụ án, có mợt khu ngoại
ơ nào đó có tòa án với những hành lang quanh co, nhưng chính xác ở thời điểm nào, vùng nào,
đất nước nào thì khơng thể biết được. Chính vì vậy, tất cả tạo nên một hiệu quả mãnh liệt trong
việc thể hiện hình ảnh pháp ḷt. Đại diện của chính quyền tư pháp trong Vụ án là những nhân
vật hoàn toàn vắng mặt nhưng dưới ngòi bút của tác giả, chúng hiện lên như những bóng ma mờ
ảo, bao trùm lên tất cả. Do đó, tính chất hư ảo, mơ hồ của pháp luật được lột tả khá sắc nét.
Nhân vật dường như chơi vơi trong khoảng thời gian không quá khứ, hiện tại bấp bênh và tương
lai cũng hết sức mờ mịt. Trương Đăng Dung gọi đây là “nỗi cô đơn trong thời gian” (Nguyễn
Văn Dân (1996), Kafka với cuộc chiến chống phi lí, Tạp chí văn học nước ngoài, số 4) của con
người hiện đại. Như vậy, sự mờ nhòe thời gian đây có ý nghĩa rất lớn trong việc thể hiện nội

dung tác phẩm.
Đây là thủ pháp “diễn đạt cái không thể diễn đạt” như trong một bức thư mà Kafla viết gửi
Milena: “Anh ln cớ gắng tìm cách thơng báo cái khơng thể thơng báo, lí giải cái khơng thể lí
giải” ( Lê Huy Bắc (2006), Nghệ thuật Phran-đơ Káp-ka, Nxb Giáo Dục)
Pháp luật chỉ còn là những bóng mờ, trái ngược với yêu cầu minh bạch, rõ ràng để phục vụ
cho cuộc sống của tất cả mọi người.
Bên cạnh đó, không gian trong Vụ án có tính chồng chéo, đơi khi là sự kết hợp giữa những
thái cực hết sức đối lập: chốn trang nghiêm tối cao và nơi sinh hoạt thường nhật tồi tàn, đầy phi
lí, bất ngờ. Ẩn phía sau đó là nụ cười đầy mỉa mai của tác giả. Như phòng xử án những ngày
không làm việc lại là nơi ở anh mõ tịa và chị thợ giặt, trai gái có thể ơm ấp nhau ngay tại phịng
xử án, nơi xử tợi hai viên thanh tra lại ở ngay dãy phòng làm việc của K, nơi xử án K. là bãi đất
hoang tối tăm, lạnh lẽo …Rất nhiều sự kết hợp nghịch lí đó được tác giả sử dụng tạo nên khơng
khí thật hài hước. Song đó không phải là tiếng cười lạc quan mà đa phần hàm chứa sự đe dọa,
gây ra cảm giác hãi hùng.


Trong một khoảng không gian, thời gian mơ hồ đó, tất cả đường viền trở nên mờ nhòe. Đâu
là bản chất uy nghiêm của pháp luật? Đâu là các vị quan tịa cơng minh chính trực? Hay quan
tịa đồng nghĩa với tổ chức giết người? Quan tòa, các nhân viên pháp luật lúc nào cũng ra rả
mình là những con người tớt bụng, chính trực phải chăng chính là những kẻ sát nhân? Do đó,
với thủ pháp làm mờ nhòe không gian, thời gian, chồng chéo các yếu tố đó lên nhau, xóa đi
đường viền giữa chúng, tác giả đã đẩy cái phi lí đến mức tuyệt đới. Đỉnh cao của nó là phi lí trở
thành cái hợp lí, tồn tại khắp nơi trong cuộc sống và được con người thừa nhận. Pháp luật trở
thành thứ không thể phán xét, vượt ra ngoài quyền hạn của con người biến thành định chế tuyệt
đối.
b. Môtip mê cung
Thuật ngữ mê cung xuất phát từ câu chuyện thần thoại Hi Lạp. Quốc vương Minox cai trị
đảo Crêtê đã cho xây dựng một khu kiến trúc gọi là mê cung để nhốt quái vật đầu bị mình
người. Nó gồm “những hành lang dài, những môn sảnh, con đường, những cầu thang liên tiếp”,
có “trăm ngàn nhà cửa ngang dọc thơng nhau”. (Chu Hữu Chí, Khương Thiếu Ba (2000), Thế

giới 5000 năm, Nxb Văn hóa thơng tin.)
Nếu ai bước vào thì dễ mất phương hướng và khơng tìm được đường ra. Về sau, người ta
vẫn dùng từ mê cung để chỉ về một kiểu kết cấu hoặc bố cục phức tạp rối rắm nào đó.
Chúng ta đều biết rằng, môtip mê cung là một thủ pháp của Kafka nhằm xây dựng nên
những huyền thoại. (Tuy nhiên, huyền thoại trong sáng tác của Kafka hoàn toàn khác với những
huyền thoại trong các truyện cổ tích, truyền thuyết). Điều này giúp nhà văn hình dung về thời
đại ông đang sống với vô vàn những biến động và đây cũng là phương thức để nhà văn đi sâu
khám phá chính bản thân mình. Có nghĩa rằng với Kafka, sự thật được ơng nhìn dưới góc đợ
mới, bao phủ lên nó lớp màn huyền thoại. Nhưng, dẫu con diều có bay cao đến đâu chăng nữa,
sợi dây vẫn níu giữ nó với mặt đất. Mối liên hệ giữa những gì nhà văn viết ra để dựng nên mợt
huyền thoại với hiện thực bên ngoài-dù khó nhận ra- vẫn không thể chia cắt được. “Chủ đề mê
cung thực sự là một thủ pháp quan trọng của Kafka nhằm diễn đạt cái phi lí”. (Nguyễn Văn
Dân). Vượt qua chủ đề- thủ pháp, mê cung là niềm ám ảnh lớn, nó trở thành nguyên tắc kết
cấu tác phẩm, chi phối đến cả văn phong, lối viết của Kafka. Nó tạo nên sự đa thanh, phức
điệu cho sáng tác của ông.
“Trước hết, cần nhận thấy, ở các sáng tác của Kafka, hình ảnh mê cung không giống như
mê cung của thần thoại, tôn giáo. Nó không phải là những lối đi quanh co, bảo vệ điểm trung
tâm. Nó không kết lại trong những thành quả cho con người (tìm đến được trung tâm xem như


đã chinh phục được thử thách), cũng không phải là sự biến đổi của cái “tôi” diễn ra tại tâm
điểm mê cung”1. (Ngẫm nghĩ sâu hơn, kết quả không chỉ nhận ra khi anh chinh phục được mê
cung hay không- điều này đôi lúc không thực sự quan trọng lắm- mà là ngay trong quá trình đi
đến mê cung đó, bản thân con người đã có sự chuyển hóa. Trở nên mạnh mẽ, hiểu biết hơn là
thành quả quí giá gấp bội chiến công chinh phục tâm điểm). Bên cạnh đó, những mê cung của
Kafka gắn liền với một điểm trung tâm hết sức dường như khơng có thật. Tính lập lờ của điểm
trung tâm khiến không gian trong tác phẩm có lúc trở thành một khối hỗn độn, không theo
một trật tự lôgic nào cả. Do vậy, con người dần lạc mất phương hướng ngay chính ở những nơi
chớn vốn dĩ minh bạch, công khai nhất. Trong truyện ngắn Cuộc ra đi, mục đích chún đi của
nhân vật “tơi” chỉ là “rời khỏi nơi đây”, “đó là cách duy nhất để ta đạt được mục đích” (biến

hành đợng thành mục đích); truyện ngắn Làng gần nhất gắn liền với ý niệm về cuộc đời ngắn
ngủi đến lạ, về một cái đích khơng bao giờ với tới, nơi “mợt kiếp sớng bình thường và trơi
chảy cũng cịn khó mà đủ cho cuộc lãm du ấy” (mặc dù đủ phương tiện, mục đích, thời gian,
quãng đường đi ngắn, khơng bị cản trở nhưng rốt cuộc vẫn không thể thực hiện ý định); người
nơng dân tìm đến cửa pháp ḷt thế mà đến già và chết đi cũng không được vào trong ( Trước
cửa pháp luật). Rồi hình bóng lâu đài trong Lâu đài x́t hiện như mợt hình ảnh trong cơn ảo
giác dẫu cho K. tìm mọi cách tiếp cận nhưng ngày càng tuyệt vọng, lâu đài vẫn mỗi lúc một
xa.
Như trong Hang ổ, con vật ở hang mà sống thật bất an. Nó tạo ra một mê cung thật quanh
co rắc rới để tự bảo vệ mình song rớt c̣c nó lại không ngừng cảm thấy bất an. Nỗi sợ dần dần
hiện hình qua những tiếng “lạo xạo”, “suỵt” rất khẽ vang lên trong hang- mà có lẽ con vật nghe
từ tâm tưởng của chính mình. Cứ như vậy, con vật hoảng loạn, lo âu không ngừng trong cái hang
ổ an toàn- mà cũng đầy bất an của mình; với một mối đe dọa chưa hề tới. Câu chuyện kết thúc
mở nhưng nếu viết đoạn kết hợp lí thì có lẽ con vật ấy chết vì sợ trước khi kẻ thù của nó thật sự
xuất hiện! Nỗi sợ đo của con thú khác chi nỗi sợ luôn hiện tồn trong đời sống con người, đặc
biệt là con người ở thế kỉ XX đầy bất trắc ấy? Do đó, mê cung trong lịng người cũng đáng sợ
khơng kém mê cung mà c̣c đời giăng sẵn, chờ đón.
Nhìn với giác đợ lớn hơn, mê cung là khái niệm bao hàm ý nghĩa hữu hình- vơ hình. Những
mê cung hữu hình có thể nhìn thấy như ngõ ngách, hệ thớng đường hầm của con thú trong Hang
ổ, con đường ngập tuyết, càng gần lại càng tách xa ra trong Lâu đài, những cung điện, thành
Th.S Lê Từ Hiển, Lê Minh Kha, ĐH Qui Nhơn- Tính chất mê cung trong tác phẩm
của Kafka
1


quách nới tiếp trong Thơng điệp của hồng đế… Hiểu theo nghĩa đen, những mê cung này vốn
đã đầy ám ảnh. Nhưng chúng còn giàu sức gợi hơn khi được xem xét dưới lớp nghĩa bóng của
những biểu tượng, những ám dụ. Do đó, khi nghiên cứu sáng tác của Kafka, các nhà phê bình
văn học đều thớng nhất ở điểm: phải tiếp xúc và thụ cảm những hình ảnh trong tác phẩm của
Kafka để tìm ra mợt thế giới “ẩn đâu đó phía sau kia” (M. Kundera).

Mợt điểm nữa cần phải thấy là, yếu tố cơ bản làm nên sự khác biệt của hình ảnh mê cung
trong tác phẩm Kafka so với thần thoại, cổ tích, tơn giáo nằm ở sự phi thần thánh hóa thế giới.
Heidegger đã nhận xét: “Và như vậy, cuối cùng Thượng đế đã ra đi. Khoảng trống để lại được
lấp đầy bằng sự thăm dò về mặt lịch sử và các tâm lý huyền thoại”. Mê cung mà nhà văn miêu tả
là của cuộc đời thực, hiện diện xung quanh mà con người không hay biết, không nhận ra. Nhà
văn đã cảnh báo mối nguy đó để con người tỉnh táo hơn. Việc làm này mang tính thời đại, gắn
liền với sự nhìn lại, đánh giá lại lịch sử và các huyền thoại, và là phong trào nở rộ vào những
năm đầu thế kỷ XX. Cuộc sống vẫn nguyên vẹn theo thời gian, chỉ có nhận định của con người
về nó là thay đổi như một cách thức ghi dấu ấn sự tồn tại của con người trước cuộc đời. Và đối
với những nghệ sĩ vĩ đại như Kafka hay Camus dấu ấn đó độc đáo hơn người thường là lẽ đương
nhiên.
Với tác phẩm Vụ án, mê cung về mặt hữu hình rất dễ nhận ra: đó là con đường đến tòa án
vòng vèo hướng về một ngoại ô xa xôi, nằm lẫn trong “những khu nhà xam xám cùng xây một
kiểu giống nhau”. Phịng xử phân bổ trên tầng năm của mợt khu chung cư khơng dễ tìm ra nếu
như khơng có mợt sự tình cờ đưa đẩy K. Tiếp nới tiếp sau đó là những dãy hành lang, không bao
giờ có điểm dừng ở phịng đợi, phịng ḷt sư, nhà thờ…Chúng ln đi liền với bóng tối- che
giấu bên trong biết bao đáng sợ. (Vì đe dọa bên trong khơng phải là dã thú như ở thời nguyên
thủy- mà là những con thú mang bộ mặt người hung hiểm hơn của thời hiện đại. Bóng đêm đánh
thức nỗi sợ của con người lập trình sẵn từ trong bản thể).
Vậy nên, khơng chỉ riêng K. mà cả người đọc hãi sợ trong nỗi lo lạc lới. Thế nhưng nếu K.
cất cơng tìm, lại khơng thấy. Chính những lúc tình cờ, tại những nơi khó tin nhất, chúng lại thình
lình hiện ra: phịng cất giữ hồ sơ tòa án nằm ngay tầng áp mái khu nhà cho thuê, phòng tên đao
phủ xét xử, đánh đập hai viên thanh tra nằm cùng với dãy văn phòng làm việc của K., những dãy
nhà khu tòa án lại bớ trí xung quanh nhà họa sĩ… Mê cung ấy khơng chỉ rắc rới mà khơng khí
của nó cũng đầy ghê rợn. Nhà văn lột tả sự u tối, ngột ngạt của ấy bằng chi tiết đầy màu sắc uymua: K. ở trong phịng đợi cảm thấy vơ cùng ngợt ngạt vì thiếu sinh khí. Hai nhân viên trong đó
dìu anh ra đến được cửa thì chính họ lại ngây ngất muốn xỉu. Bởi họ đã quen rồi không thể chịu


được khơng khí bên ngoài! Đây là khơng khí của sự chết chóc, không thể thâm nhập trừ phi
muốn bị nó nghiền nát.

Ấy thế mà anh cứ mải miết trong mê cung ấy để đuổi theo một điểm trung tâm- các quan
tịa, ḷt pháp- mà khơng nhận ra rằng chẳng có đích đến nào hết, điểm anh dừng lại (lúc chết)
trên chặng hành trình ấy trùng với vạch xuất phát ban đầu.
Vậy thì mê cung vơ hình ở đây là gì? Trong cái thế giới K. sớng, những mê cung vơ hình
chính là cung cách hành chính, cơ chế quan liêu hay thế lực độc tài đè nén và tha hóa con người,
biến họ trở thành một bóng ma dật dờ, những con rối, người máy vô tri. Cái mê cung này đâu dễ
nhận thấy. Nó tác động đến những người xung quanh K., biến họ thành công cụ sát nhân, hưởng
niềm vui cay độc từ nỗi đau của đồng loại. Và biến K. từ một con người tỉnh táo trở thành kẻ thụ
động, đờ đẫn, chết cũng không phản kháng. Xem ra, cái hữu hình chỉ là bề nổi, cái vơ hình mới
thật sự đáng sợ.
Mợt mê cung nữa mà chúng ta nhận thấy ở đây chính là bản thân của K. Từ chỗ là người vô
tội, anh dần dần thích nghi với trạng thái có tợi lỗi, tự nghi ngờ chính bản thân mình và rồi ći
cùng đón nhận cái chết “nhục nhã như một con chó”. Quá trình tự chủn hóa ấy chúng ta đã
phân tích kĩ ở trên. Rõ ràng bản thân mỗi người là một mê cung. Chúng là tổng hợp những suy
nghĩ điều khiển hành vi của chúng ta. Bởi vậy có một chân lí vẫn ln được cơng nhận: dù đới
diện với mợt tri thức khó đến bao nhiêu, con người vẫn có thể hiểu được nếu cố công đeo đuổi,
dành thật nhiều thời gian suy gẫm. Song, ngay cả với những người thơng thái nhất, cho đến lúc
từ giã c̣c đời, ít ai tự khẳng định rằng đã hiểu hết chính bản thân mình. Và mê cung trong K.
hiện lên rõ nét hơn khi pháp luật gieo vào anh ám ảnh về một tội lỗi không thực. Nó len lỏi, luồn
lách trong suy nghĩ của K., dẫn dắt anh đi đến sự thừa nhận mà không chút phán xét. Rõ ràng,
bản thân anh không đủ mạnh để dẹp bỏ những ám ảnh đầy phi lí đó mà chính anh đang bị ćn
theo. Rốt cuộc sự mơ hồ, yếu ớt về tinh thần ấy lơi ṭt K. vào những mê cung của chính anh.
Tuy là vậy, song anh lại không tự ý thức được về tình trạng mê cung của chính mình. Nhân vật
K. đi loanh quanh lẩn quẩn, sợ hãi, không ngừng bị lạc lối trong các hành lang cũng như không
tự dứt mình ra khỏi ám ảnh mình cũng là mợt kẻ phạm tội. Anh ta mất phương hướng và không
tự xác định được vị trí của mình trong c̣c đời. Cuối tác phẩm, khi anh bắt đầu tự ý thức được
về hoàn cảnh của mình “như mợt con chó”, thì cũng là lúc anh ta đặt chân vào cõi chết. Chút
tỉnh táo cuối cùng đó không mang lại dư vị lạc quan, bừng ngộ mà chỉ như một dạng hồi quang
phản chiếu, bừng lên để rồi tắt ngấm.



Kafka là nhà văn của những huyền thoại. Ông đã đẩy những yếu tố hiện thực lên đến mức
siêu thực để tạo nên những huyền thoại. Cho nên, thế giới trong tác phẩm của Kafka vẫn là cuộc
đời thực song nhìn dưới góc đợ phi lí, nghịch dị, quái đản. Đó là cách để ông trút bỏ những suy
tư, trăn trở vào trong tác phẩm. Rốt cuộc những dạng thức mê cung xuất hiện trong tác phẩm của
ông vẫn là hình ảnh c̣c đời. Nó cho chúng ta hình dung toàn vẹn về mợt thế giới khách quan
đầy phi lí. Nhân vật sống vật vờ giữa hai trạng thái mơ- thức. K tỉnh giấc trong một buổi sáng để
rồi cất bước vào những cơn ác mộng triền miên, càng về cuối càng ngột ngạt mờ mịt.
Dạng thức mê cung ấy làm lợ rõ tính chất phi lí của tịa án, ḷt pháp trên cả hai bình diện
nợi dung và hình thức. Đó là cơ chế, bộ máy tàn bạo, là thiết chế quyền lực vơ hình vây hãm con
người. Con người lại tự vây hãm mình trong mợt mê cung thứ hai khơng đường ra. Mọi thứ
chìm dần trong trại thái vơ hình, khơng thê giải thích, khơng thê hiểu nổi. Vì thế tự bản thân nó
mang mợt sức nặng tớ cáo với tất cả những gì phi lí mà con người phải gánh lấy. Do đó, với
nhân vật K., ta nhận thấy một điều rằng: trong một xã hội như vây, không phải con người lựa
chọn số phận cho mình mà chính sớ phận đã lựa chọn họ.
c. Mờ hóa nhân vật
Ngoài sự mờ hóa khơng gian, thời gian, sử dụng mơ típ mê cung, nhà văn cịn làm mờ hóa
nhân vật của mình. K. chỉ là mợt cái tên viết tắt. Anh khơng hề có ngoại hình diện mạo cụ thể.
Đây cũng là một thủ pháp thường thấy ở nhiều sáng tác của Kafka. Nó cho ta hình dung rõ hơn
về thân phận con người. Qua rồi thời kì mà con người tự vỗ ngực xưng tên, hiên ngang đứng
trong trời đất. Đó chỉ là thời của những anh hùng ca, thời đại vinh quang chiến thắng và con
người chưa phải trực diện với những thảm cảnh diệt vong, mất hết lịng tin vào c̣c đời. Chỉ
đến lúc này, con người mới cảm thấy mình thật nhỏ bé, thu mình lại như mợt cái tên bị viết tắt đi
V. Kết luận
Tuy nhà văn không hề nói ra trong tác phẩm của mình nhưng với cách làm mờ khơng gian,
thời gian, sử dụng mê cung, mờ hóa nhân vật; ông đã gửi đến cho chúng ta một thông điệp quan
trọng. Đó chính là cái phi lí trong c̣c đời này, dẫu vơ hình hay hữu hình, dẫu ở bên ngoài hay
trong bản thân chúng ta thì nó cũng mang một sức mạnh lớn lao. Cái chết của K. ở cuối truyện
dự báo cho chúng ta hay nói đúng hơn là một sự cảnh báo (hầu hết những sáng tác của Kafka
đều mang tính cảnh báo như vậy). Đó là chúng ta nếu không tỉnh táo vẫn có khả năng bị tiêu

diệt.



×