Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

TIỂU LUẬN văn học vấn đề KHÔNG GIAN và THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG văn học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.39 KB, 11 trang )

VẤN ĐỀ KHÔNG GIAN – THỜI GIAN NGHỆ THUẬT
TRONG VĂN HỌC

I. Quan niệm không gian – thời gian của nhà văn (Mối quan hệ giữa không
gian, thời gian hiện thực với ý niệm của tác giả)
Thời gian và không gian là những mặt của hiện thực khách quan được
phản ánh trong tác phẩm, tạo nên thế giới nghệ thuật của tác phẩm. Mối quan hệ
giữa thời gian – không gian hiện thực với ý niệm của tác giả về thời gian –
khơng gian và khía cạnh thời gian – khơng gian của tác phẩm là những nội dung
chính của vấn đề thời gian – không gian trong văn học. Ý thức của nhà văn vừa
phản ánh quan hệ thời gian – không gian hiện thực vừa nhận thức, đánh giá,
phán xét về những quan hệ ấy. Bởi vậy, vấn đề thời gian và không gian trong
văn học không phải chỉ là vấn đề thuần túy nghệ thuật mà còn là vấn đề thế giới
quan, vấn đề tư tưởng. Quan niệm thời gian – không gian của nhà văn thường
được bộc lộ qua những cảm nghĩ phát biểu trực tiếp trong tác phẩm hoặc các
hình tượng nghệ thuật. Quan niệm này cịn được bộc lộ một cách gián tiếp qua
hình thức bên trong của tác phẩm, đó là tổ chức thời gian – không gian hay vấn
đề thời gian – không gian nghệ thuật của tác phẩm.
II. Tổ chức thời gian – không gian nghệ thuật của tác phẩm
1. Thời gian nghệ thuật
1.1 Khái niệm
Là phạm trù đặc trưng của văn học, “Thời gian là đối tượng, là chủ thể, là
công cụ miêu tả - là sự ý thức và cảm giác về sự vận động và đổi thay của thế
giới trong các hình thức đa dạng của thời gian xuyên suốt toàn bộ văn
học”(D.Xlikhasốp. Thi pháp văn học Nga cổ). Thời gian trong văn học không
đơn giản chỉ là cái dung chứa các q trình của đời sống mà cịn là một trong
những phương tiện hữu hiệu nhất để tổ chức nội dung của nghệ thuật.
Con người và sự vật hiện hữu trong một không gian và thời gian nhất
định. Ý niệm của con người về thơi gian là ý niệm vừa dễ, vừa khó. Con người
1



thướng ám ảnh và lo âu về thơi gian hiện hữu của mình. Nhà văn Rumani
Alexandra Cloranescu đã có nhận xét chí lí: “Trong tất cả những nét quen thuộc
trong đời sống hàng ngày của chúng ta, thời gian là cái mà chúng ta hiểu biết ít
nhất. Chúng ta khơng bao giờ hiểu đầy đủ những bí mật của nó, càng khơng thể
cách ly và thuần phục nó…Thời gian khơng chỉ hằn dấu lên cuộc đời và suy
nghĩ của chúng ta. Nó cịn đè nặng như một ám ảnh trên trí tưởng tượng và sự
nhạy cảm của chúng ta”. Thời gian đóng vai trị trong cảm thức của người nghệ
sĩ, trong cấu trúc của tác phẩm. Thời gian nghệ thuật là thời gian mà người nghệ
sĩ cảm nhận, lĩnh hội và thể hiện một cách nghệ thuật qua các phương thức biểu
hiện thời gian trong tá phẩm.
Nghệ thuật ngôn từ trước hết là nghệ thuật thời gian. Khả năng cảm nhận
và thể hiện thời gian nghệ thuật trong tác phẩm văn học vơ cùng phong phú, và
có ưu thế vượt trội so với các loại hình nghệ thuật khác. Thơi gian nghệ thuật
được lĩnh hội và xây dựng trên cơ sở thời gian thực tại. Thời gian thwucj tại vận
hành theo tuyến tính: quá khứ - hiện tại – tương lai. Thời gian không nên hiểu
chỉ là phương thức để kiến tạo tác phẩm. Nó phải được hiểu rộng hơn. Nó cịn là
đối tượng, là thái độ của con người đối với thời gian. Thời gian nghệ thuật trong
tác phẩm mang tính cá nhân của chủ thế sáng tạo. Chính ở đây ta khám phá
chiều sâu tư tưởng – thẩm mĩ của thời gian nghệ thuật mà nghệ sĩ xây dựng
trong tác phẩm. Như nhà triết học Pháp Paul Ricoeur nhận thấy: “Con người
không chỉ sống trong thời gian, mà theo một nghĩa nào đó, cịn ảnh hưởng đến
thời gian”
Thời gian nghệ thuật bao giờ cũng là thời gian được quan niệm, thời gian
được cảm nhận, lí giải theo một ý tưởng nghệ thuật của người nghệ sĩ. Có thể
nhận thấy thái độ của con người đối với thời gian như sau:
Thời q khứ:
• Lý tưởng hóa, biết ơn
• Phủ định (thái độ phê phán, nguyền rủa)
Thời hiện tại:

2


 Khẳng định là chủ yếu
 Phủ định (thứ yếu)
Thời tương lai:
 Ước mơ, hi vọng xen lẫn nỗi âu lo
Điều quan trọng là thông qua thời gian nghệ thuật ta phải xác định được
thái dộ của nhà văn.
Con người sống, hiện diện trong thời lịch, nhưng suy ngẫm trong thời
triết. Thời triết chính là ý tưởng, quan niệm, thái độ của con người đối với thời
gian. Khám phá thời gian nghệ thuật trong tác phẩm chính là khám phá chất triết
học, chất trí tuệ mà nghệ sĩ xây dựng trong tác phẩm.
1.2 Các cấp độ của thời gian nghệ thuật
a. Thời gian vật lý
Thời gian vật lý được lựa chọn từ tác giả trên cơ sở thời gian thời lịch. Nó
có tính chất ổn định trong tác phẩm. Đó là dạng thời gian đơn giản, trực tiếp gắn
liền với việc miêu tả các hành động, các sự kiện và biến cố trong tác phẩm.
Ví dụ: Trong ca dao, dân ca, ta thấy thời gian “buổi chiều” xuất hiện rất
phổ biến:
Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều

Chiều chiều xách giỏ hái rau
Ngó lên mả mẹ ruột đau như dần

Chiều chiều lại nhớ chiều chiều
Nhớ cha nhớ mẹ chín chiều ruột đau

Chiều chiều bìm bịp giao canh

3


Trống chùa đã đánh sao anh chưa về
Có thể thấy thời gian “chiều chiều” là thời điểm diễn xướng chủ yếu của
ca dao, dân ca trữ tình. Sở dĩ thời gian vật lý này được chọn là bởi đây là khoảng
thời gian con người có thể bộc lộ rõ nhất thế giới nội tâm của chính mình. Đó có
thể là nỗi buồn khắc khoải của người con gái lấy chồng xa nhớ tới cha mẹ nơi
quê nhà, là nỗi đau thắt lịng của những người con khơng cịn mẹ, cịn cha hay là
nỗi nhớ mong khôn nguôi của người vợ trẻ đối với người chồng đi xa…
b. Thời gian lịch sử:
Thời gian lịch sử trong tác phẩm gắn liền với cá sự kiện, các biến cố lịch
sử, gắn liền với tiến trình lịch sử trong đời sống của nhân vật, trong đời sống xã
hội. Thời gian lịch sử được thể hiện trong tác phẩm phản ánh thời gian lịch sử
khách quan nhưng hồn tồn khơng trùng hợp với thời gian lịch sử khách quan.
Thời gian lịch sử diễn ra theo tuyến tính, trình tự liên tục. Thời gian lịch sử được
thể hiện trong tác phẩm khơng u cầu sự chính xác theo trình tự tuyến tính, nó
có thể bị gián đoạn, đảo nghịch. Thời gian lịch sử trong tác phẩm mang tính
lưỡng giá trị:
1. Thời gian của các sự kiện xảy ra
2. Thời gian thuật lại các sự kiện đó
Có thể nhận thấy, trong các giai đoạn phát triển của văn học thì giai đoạn
văn học hiện đại thời gian lịch sử được thể hiện rõ nét sâu sắc và có ý nghĩa xã
hội – lịch sử đối với việc lí giải các hiện tượng, các sự kiện, các biến cố, các
mâu thuẫn trong tác phẩm, đem lại giá trị chân thật lịch sử. Ví dụ: Chiến tranh
và hịa bình (Lep Tơnxtơi), Tấn trị đời (Balzac)
c. Thời gian tâm lý:
Thời gian tâm lý là thời gian của tâm trạng, của nỗi niềm của nhân vật
hoặc tác giả được biểu hiện một cách nghệ thuật trong tác phẩm. Thời gian tâm
lý phá vỡ tính trình tự, tính khách quan của thời gian tự nhiên (thời gian vật lý).

Thời gian tâm lý mang màu sắc cá nhân, thông qua nỗi niềm, tâm trạng của nhân
vật, của tác giả. Nó tự do và mở rộng. Qua thời gian tâm lí, người nghệ sĩ có thể
4


khám phá những chiều kích khác nhau trong thế giới nội tâm của nhân vật và
bộc lộ tâm trạng của mình. Nghệ sĩ thể hiện thời gian tâm lý nhằm đạt đến tính
tồn vẹn của sự thể hiện nghệ thuật, của sự khái quát nghệ thuật.
Ví dụ: Thời gian mà Đặng Trần Côn sử dụng trong Chinh phụ ngâm là
thời gian tâm lý, được thể hiện thông quan nỗi niềm của người chinh phụ. Sử
dụng thời gian tâm lý, tác giả có thê diễn đạt được nhiều cung bậc tình cảm khác
nhau của nhân vật như nhớ nhung, sầu muộn, tiếc nuối…
d. Thời gian sự kiện
Thời gian sự kiện là dạng thời gian gắn bó với sự vận động, sự phát triển
của các sự kiện trong tác phẩm. Thời gian sự kiện thường là thời gian thực tại.
Nhịp điệu của thời gian sự kiện thường khác nhau do cảm nhận của người nghệ
sĩ: có khi rề rà, chậm chạp, có khi nhanh, có khi giai đoạn tùy vào tính chất của
từng sự kiện được miêu tả trong tác phẩm.
Ví dụ:
e. Thời gian trần thuật
Thời gian trần thuật là dạng thời gian thường gặp trong các tác phẩm
thuộc loại hình tự sự. Thời gian này thường đảo trình tự, khơng đều đặn, có khi
bị gián đoạn, hoặc gấp khúc, có khi các sự kiện, nhân vật được trần thuật trùng
trong cùng một thời gian (cịn gọi là chồng sự kiện). Ví dụ: thời gian trong Phục
sinh là thời gian đồng hiện: sự kiện hai mẹ con Natasa tại nhà Rốt tốp và sự kiện
mọi người đang tranh nhau chiếc cặp đựng di chúc của Bê du khốp, khi Bê du
khốp đang trong cơn hấp hối. Hai sự kiện này xảy ra cùng một lúc, được Pi – e
Bê du khốp chứng kiến và trần thuật lại.
Thời gian trần thuật cho phép tác giả và nhân vật có khả năng trần thuật
sự kiện, hành động các nhân vật trong những thời điểm khác nhau.

Ngoải ra trong tác phẩm văn học, ta còn có thể gặp những dạng thời gian
khác như thời gian không xác định (những ngày đầu tiên ấy, nhiều năm sau…)
hoặc thời gian ước định (thường gặp trong ca dao, truyện cổ: bao giờ, ngày xửa
ngày xưa…) hoặc thời gian vũ trụ. Đây là thời gian mang tính tuần hồn, thể
5


hiện sự nối tiếp nhịp nhàng, tuần hoàn của ngày – đêm, năm – tháng, sự trở đi
trở lại mang tính chu kì của các mùa: Sen tàn cúc lại nở hoa, Sầu dài ngày ngắn
đông đà sang xuân
1.3 Phương thức tổ chức thời gian trong tác phẩm
Trong tác phẩm văn học ta thường gặp các phương thức tổ chức thời gian
như: dồn nén thời gian (ba thu dọn lại một ngày dài ghê), kéo dãn thời gian (một
ngày dài hơn thế kỉ, giấc ngủ 20 năm mà nhà văn Mỹ Washington đã sử dụng)
hoặc phân cắt thời gian (giai đoạn, đoạn đời, thời kì, các mùa…) hoặc hịa trộn
thời gian (đan xen, trộn các thời trong kí ức, trong hồi ức) hoặc tổ chức thời gian
theo tuyến tính, theo trình tự, hoặc gấp khúc, đảo lộn thời gian. Có khi lấy sự
biến đổi, chuyển dịch các sự vật khách quan làm phương thức tổ chức trong tác
phẩm (ví dụ như: Ngày đi trúc chửa mọc măng, ngày về trúc đã cao bằng ngọn
tre)
Tùy theo cảm hứng sáng tạo, mỗi nghệ sĩ, mỗi loại hình văn học, mỗi trào
lưu và khuynh hướng văn học, các phương thức tổ chức thời gian nghệ thuật
trong tác phẩm văn học có khác nhau. Mỗi tác phẩm có thể tồn tại một số
phương thức hoăc liên két nhiều phương thức. Điều này tùy thuộc vào năng lực
sáng tạo của mỗi nghệ sĩ.
Việc chỉ xảy ra các dạng thời gian nghệ thuật, các phương thức tổ chức
thời gian trong tác phẩm văn học giúp cho người nghiên cứu tìm hiểu kĩ và sâu
hơn thế giới nghệ thuật mà nghệ sĩ sáng tạo ra.
2. Không gian nghệ thuật
2.1 Khái niệm

Không gian nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của nghệ sĩ nhằm biểu hiện
con người và thể hiện một quan niệm nhất định về cuộc sống. Nó thể hiện quan
niệm về trật tự thế giới và sự lựa chọn của con người.
Không gian nghệ thuật không đồng nhất với không gian hiện thực. Không
gian hiện thực là mơi trường, là hồn cảnh mà con người hiện hữu, là bầu trời, là
mặt đất…Không gian hiện thực là cơ sở làm nảy sinh sự nhận thức, cảm nhận về
6


không gian của người nghệ sĩ. Không gian nghệ thuật là không gian mà nghệ sĩ
cảm nhận, chiếm lĩnh, và thể hiện một cách nghệ thuật trong tác phẩm. Không
gian nghệ thuật hiện ra tỏng tác phẩm như là một thành tố nghệ thuật, một hình
tượng khơng gian. Hiệu lực của nó tùy thuộc vào cảm quan, vào năng lực sáng
tạo của mỗi nghệ sĩ. Không gian nghệ thuật tạo nên một cơ tầng tư tưởng thẩm
mĩ trong tác phẩm
Không gian nghệ thuật bao giờ cũng gắn liền với cảm xúc và mang ý
nghĩa nhân sinh. Không gian nghệ thuật không đơn thuần chỉ là không gian vật
chất mà chủ yếu là tái hiện lại khơng gian tinh thần. Nói cách khác nó là hình
tượng nghệ thuật: hình tượng khơng gian. Cấu trúc không gian tinh thần bao giờ
cũng được xác định bởi chỗ đứng của tác giả với điểm nhìn, trong đó điều cần
lưu ý là các chiều khơng gian chỉ là những dữ kiện.
2.2 Các dạng không gian nghệ thuật trong tác phẩm văn học:


Không gian cụ thể: không gian cụ thể là một dạng không gian

thường gặp trong tác phẩm. Thiên nhiên, mơi trường, hồn cảnh xã hội…là
những biểu hiện của không gian cụ thể. Không gian cụ thể có vai trị trọng
việc thể hiện hành động, tư tưởng tình cảm của nhân vật, của tác giả. Ở tác
phẩm trữ tình việc xây dựng khơng gian cụ thể có hạn chế hơn trong tác

phẩm tự sự (điều này cũng giống như văn học kịch). Không gian cụ thể
trong loại hình tự sự có tính chất kết cấu rõ hơn. Các dạng không gian cụ
thể thường gặp trong tác phẩm như: không gian địa lý, không gian thiên
nhiên, khơng gian vũ trụ, khơng gian xã hội (làng, huyện…)
Ví dụ:
Một trong những không gian mà nhà thơ Tố Hữu rất quan tâm
là khơng gian địa lí. Đó là núi đồi, sơng, biển, cánh đồng, con
đường… trong đó, con đường là một không gian quan trọng.
Không gian con đường trong thơ Tố Hữu mang ý nghĩa cơ bản:
qua những con đường địa lý nhà văn muốn nói đến những con
đường đến với sự thật, đến với cách mạng
7


Trong thơ ca cổ điển, không gian nghệ thuật là khơng gian vũ
trụ bởi vì người xưa rất khao khát được lên cao để chan hòa với
vũ trụ, để chiếm lĩnh không gian.


Không gian ảo: đây là không gian do người nghệ sĩ tưởng tượng

ra, không phải là không gian thật, như âm phủ, niết bàn, cõi trời. Không
gian này được tạo dựng trong tác phẩm nhằm biểu đạt những ý tưởng mà
không gian cụ thể không thể dung chứa, nhằm mở rộng phạm vi biểu đạt
thái độ, tư tưởng, tình cảm, tinh thần của con người.
Ví dụ: khơng gian âm phủ, thiên đình, niết bàn trong Tây Du Kí


Khơng gian huyền thoại: không gian huyền thoại là một không


gian cụ thể, có thực, chứa đựng trong nó những giá trị tích cực, vĩnh hằng,
mang tư tưởng của một dân tộc, một thời đại nhất định, ví dụ như kim tử
tháp, Điện Biên Phủ, Vạn lý trường thành…


Không gian nỗi niềm: Trong quan niệm về không gian xưa nay,

người ta thường nghĩ khơng gian có ba chiều: chiều cao, chiều rộng, chiều
sâu. Ngồi ba chiều đó ra, người phương Đơng cịn có một quan niệm
khơng gian khác: khơng gian nỗi niềm, khơng gian cõi lịng. Khơng gian
này rất đa chiều, giàu sức biểu hiện, phụ thuộc vào sự vận động tư tưởng,
tình cảm, thế giới tinh thần của nhân vật, của tác giả. Ở một tác phẩm trữ
tình tưởng như khơng có một khơng gian nào, nhưng ngẫm kĩ ta vẫn khám
phá ra một khơng gian, đó là khơng gian nỗi niềm
Ví dụ:
Ngồi ra, một số nhà nghiên cứu nghệ thuật cịn đưa ra một số khái niệm
khơng gian như khơng gian nghệ thuật đặc thù, khơng gian rộng có tính chất
bất định, khơng gian hẹp có tính chất cố định… Khi nghiên cứu kế cấu của
tuồng cổ nước ta, nhà nghiên cứu nghệ thuật Nam Ý Minh cho rằng: “Khơng
gian hẹp có tính chất cố định thường gắn với lớp đặc tả tâm trạng, cịn khơng
gian rộng có tính chất bất định tương ứng với lớp mô tả sự kiện, tình tiết, có tác

8


dụng mở rộng sự phát triển của hành động, làm cho hành động phát triển liên
tục, diễn đạt câu chuyện qua nhiều thời điểm khác nhau.”
Rõ ràng, việc xác định các dạng không gian trong tác phẩm là phức tạp.
Dù sao việc chỉ ra một số dạng không gian nghệ thuạt đó cũng giúp cho người
đọc có hướng tiếp cận, tìm hiểu một sự độc đáo trong việc xây dựng không gian

nghệ thuật trong tác phẩm
2.3 Phương thức biểu hiện không gian trong tác phẩm
Phương thức biểu hiện không gian trong tác phẩm văn học phụ thuộc vào
điểm nhìn, vào cảm quan của mỗi nghệ sĩ trong các giai đoạn phát triển của văn
học dân tộc, phụ thuộc vào cấu trúc của văn bản ngôn từ nghệ thuật, vào đặc
điểm của từng loại và thể văn học
Ví dụ: việc sử dụng cấu trúc ngơn từ: từ…đến. đây … đó, trên … dưới, xa
… gần, trong … ngoài, cao … thấp v.v …cũng đã tạo ra một không gian trong
tác phẩm. Đặc biệt trong tác phẩm tự sự lớn, hành động của nhân vật thường
diễn ra ở một phạm vi rộng lớn, từ một địa điểm địa lý này sang một địa điểm
địa lý khác,. Cái không gian địa lý ấy là tồn tại thực và có ý nghĩa xác định tính
lịch sử cụ thể, của hành động nhân vật, của câu chuyện
2.4 Hình tượng khơng gian
Khơng phải mọi khơng gian được xây dựng trong tác phẩm đều trở thành
hình tượng không gian. Một không gian nghệ thuật trong tác phẩm muốn được
gọi là hình tượng khơng gian thì khơng gian đó phải là một ký mã thẩm mĩ chứa
đựng một tư tưởng nghệ thuật, biểu đạt một nội dung xã hội, lịch sử, nội dung tư
tưởng – tình cảm nhất định. Không phải con đường, con sông, biển bờ nào cũng
có thể trở thành hình tượng khơng gian trong sáng tạo của các nghệ sĩ. Chỉ khi
con đường, con sông, biển bờ được nghệ sĩ nhận thức và thể hiện một cách nghệ
thuật, tạo nên một ký mã thẩm mĩ thì con đường, con sơng, biển bờ mới trở
thành một hình tượng khơng gian, ví như: hình tượng con đường trong thơ Tố
Hữu, hình tượng con sơng trong thơ Tế Hanh, hình tượng biển bờ trong thơ
Xuân Diệu…
9


Ví dụ: Hình ảnh con sơng q n ả, bình dị được trở đi trở lại trong mỗi
vần thơ của Tế Hanh. Đó là con sơng hiền hậu ngày đêm vỗ về, bao bọc, nâng
đỡ từng thớ đất quê nhà:

Quê hương tơi có con sơng xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
là con sơng nâng niu, chở đầy những kỉ niệm tuổi thơ chẳng thể nào quên:
Khi bờ tre ríu rít tiếng chim kêu
Khi mặt nước chập chờn con cá nhảy
Bạn bè tôi chụm năm chụm bảy
Bầy chim non bơi lội trên sông
Con sông đã trở thành quê hương, thành người bạn chí thiết, là tri âm tri
kỉ trong lịng kẻ ở, người đi. Người và sơng, sơng và người thấm đẫm vào nhau,
hòa tan vào trong nhau khơng thể tách rời:
Tơi dang tay ơm nước vào lịng
Sơng mở nước ơm tơi vào dạ
Con sơng là một hình tượng nghệ thuật độc đáo, làm nên một kí mã thẩm
mĩ riêng trong thơ của Tế Hanh.
3. Mối quan hệ giữa không gian và thời gian nghệ thuật (Không – thời gian
và thời – khơng gian)
Khơng gian nghệ thuật có mối tương quan chặt chẽ với thời gian nghệ
thuật. Trong tác phẩm văn học, khái niệm không – thời gian và thời – không
gian tồn tại như một khái niệm thể hiện sự hịa quyện giữa khơng gian và thời
gian. Nhà viết kịch Upenxki đã viết: “Không gian là thời gian trường tồn, thời
gian là không gian đang lấn bước”. Trong cơng trình nghiên cứu về thi pháp tiểu
thuyết của Đốt tơi epxki, M. Baxkhtin đa thấy sự hịa nhập giữa không gian và
thời gian và mỗi cái phải quy về một điểm không gian – thời gian

10


Phương thức biểu đạt không – thời gian hoặc thời – không gian này tạo
cho nghệ sĩ mở rộng ý tưởng nghệ thuật, nâng cao sự khái quát của hình tượng
nghệ thuật. Lí Bạch viết:

Qn bất kiến
Hồng Hà chi thủy
Thiên thượng lai, bơn lưu đáo hải bất phục hồi.
(Bạn có thấy
Sơng Hồng Hà từ trên trời cao đổ xuống
Tn nước ra biển Đông rồi quay trở lại)
Không gian trong bài thơ là không gian rộng, bao quát , song sự lưu
chuyển của nước gợi lên sự lưu chuyển của thời gian. Và thời gian, khơng gian ở
đây như hịa quyện thành một điểm làm chỗ dựa cho thi hứng của tác giả, mở
rộng ý tưởng thơ ca của mình.
Tố Hữu trong bài thơ “Bài ca xuân 61” có đoạn:
Chào 61! Đỉnh cao mn trượng
Ta đứng đây mắt nhìn bốn hướng
Trơng lại ngàn xưa, trông tới mai sau
Trông Bắc, trông Nam, trơng cả địa cầu
Chủ thể trữ tình được đặt trong một không – thời gian rộng. Điều này tạo cho
nhà thơ có cái nhìn thế giới, thời đại trong tư thế của một chủ nhân lịch sử.
Nghiên cứu thời gian – không gian nghệ thuật của tác phẩm văn học cho
phép ta xác định đặc điểm của các thể loại và phong cách của nhà văn.

11



×