Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Vai trò của chính quyền cấp huyện trong giảm nghèo đa chiều ở huyện con cuông, tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (902.48 KB, 106 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH

LA THỊ HẰNG

VAI TRỊ CỦA CHÍNH QUYỀN CẤP HUYỆN
TRONG GIẢM NGHÈO ĐA CHIỀU
Ở HUYỆN CON CUÔNG, TỈNH NGHỆ AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ

NGHỆ AN - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH

LA THỊ HẰNG

VAI TRỊ CỦA CHÍNH QUYỀN CẤP HUYỆN
TRONG GIẢM NGHÈO ĐA CHIỀU
Ở HUYỆN CON CNG, TỈNH NGHỆ AN
Chun ngành: Chính trị học
Mã số: 8.31.02.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ

Người hướng dẫn khoa học:

PGS. TS. BÙI VĂN DŨNG


NGHỆ AN - 2018


2
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập tại Trƣờng Đại học Vinh, tôi đã nhận đƣợc rất
nhiều sự quan tâm, giúp đỡ.
Nhân dịp luận văn đƣợc bảo vệ, tôi bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới
PGS.TS. Bùi Văn Dũng, ngƣời đã định hƣớng đề tài và trực tiếp hƣớng dẫn,
giúp đỡ tơi hồn thành luận văn.
Cảm ơn các thầy giáo, cơ giáo trong Khoa Giáo dục Chính trị - Trƣờng Đại
học Vinh đã tận tình dạy dỗ tơi trong suốt thời gian theo học; cảm ơn cán bộ,
nhân viên Trung tâm Thông tin - Thƣ viện Nguyễn Thúc Hào đã tạo điều kiện
cho tôi về tƣ liệu trong quá trình nghiên cứu đề tài.
Cảm ơn UBND huyện Con Cng, bạn bè đồng nghiệp, những ngƣời thân
trong gia đình, những ngƣời bạn đã chia sẻ mọi khó khăn với tơi.
Trong những thể nghiệm ban đầu, luận văn không tránh khỏi những khiếm
khuyết. Rất mong nhận đƣợc sự góp ý từ q thầy cơ, đồng nghiệp, bè bạn để
nếu có dịp đƣợc trở lại, cơng trình nghiên cúu sẽ thêm phần hoàn thiện.
Xin chân thành cảm ơn!
Nghệ An, tháng 7 năm 2018
Tác giả

La Thị Hằng


3
MỤC LỤC
Trang
BÌA PHỤ ............................................................................................................... 1

LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... 2
DANH MỤC TỪ VIẾTTẮT ................................................................................. 4
DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ ............................................................................... 5
A. MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 6
B. NỘI DUNG..................................................................................................... 12
Chƣơng 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ VAI TRỊ CỦA CHÍNH QUYỀN
CẤP HUYỆN TRONG GIẢM NGHÈO ĐA CHIỀU ........................................ 12
1.1. Quan điểm, khái niệm và mức chuẩn đánh giá giảm nghèo đa chiều ...... 12
1.2. Vai trị của chính quyền cấp huyện trong giảm nghèo đa chiều .............. 23
Kết luận chƣơng 1 ............................................................................................ 35
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG VAI TRỊ CỦA CHÍNH QUYỀN CẤP HUYỆN
TRONG GIẢM NGHÈO ĐA CHIỀU Ở HUYỆN CON CUÔNG, TỈNH
NGHỆ AN ........................................................................................................... 36
2.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tác động đến thực trạng
nghèo và chính sách giảm nghèo đa chiều của huyện Con Cuông,
tỉnh Nghệ An............................................................................................. 36
2.2. Thực trạng tình hình nghèo và kết quả giảm nghèo đa chiều của
chính quyền huyện Con Cng, tỉnh Nghệ An ........................................ 41
Kết luận chƣơng 2 ............................................................................................ 77
Chƣơng 3. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRỊ CỦA
CHÍNH QUYỀN CẤP HUYỆN TRONG GIẢM NGHÈO ĐA CHIỀU Ở
HUYỆN CON CUÔNG, TỈNH NGHỆ AN........................................................ 78
3.1. Quan điểm nâng cao vai trò của chính quyền huyện Con Cng,
tỉnh Nghệ An trong giảm nghèo đa .......................................................... 78
3.2. Giải pháp nâng cao vai trò của chính quyền cấp huyện trong giảm
nghèo đa chiều ở huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An ................................. 81
Kết luận chƣơng 3 ............................................................................................ 95
C. KẾT LUẬN .................................................................................................... 96
1. Kết luận ........................................................................................................ 96
2. Kiến nghị ...................................................................................................... 97

D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 100


4
DANH MỤC TỪ VIẾTTẮT

BTC

:

Bộ Tài chính

BYT

:

Bộ Y tế

CP

:

Chính phủ

GPMB

:

Giải phóng mặt bằng


KT - XH

:

Kinh tế - xã hội

NQ

:

Nghị quyết

NTM

:

Nông thôn mới

NXB

:

Nhà xuất bản



:

Quyết định


QH

:

Quốc hội

SL

:

Số lƣợng

THCS

:

Trung học cơ sở

THPT

:

Trung học phổ thơng

TL

:

Tỷ lệ


TTLT

:

Thơng tƣ liên tịch

TW

:

Trung ƣơng

UBND

:

Ủy ban Nhân dân

XĐGN

:

Xóa đói giảm nghèo


5
DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ
Trang
Bảng:
Bảng 1.1.


Chỉ tiêu xác định nghèo đa chiều ở Việt Nam............................... 20

Bảng 2.1.

Tình hình hộ nghèo ở huyện Con Cuông ...................................... 43

Bảng 2.2.

Chỉ tiêu giáo dục ở hộ nghèo ......................................................... 48

Bảng 2.3.

Chỉ tiêu y tế ở hộ nghèo ................................................................. 51

Bảng 2.4.

Chỉ tiêu về nhà ở hộ nghèo ............................................................ 53

Bảng 2.5.

Chỉ tiêu về điều kiện sống ............................................................. 55

Biểu đồ:
Biểu đồ 2.1. Hộ nghèo ở huyện Con Cuông giai đoạn 2015 - 2017 .................. 44
Biểu đồ 2.1. Tỷ lệ hộ nghèo ở các xã của huyện Con Cuông từ năm 2015-2017 .... 45
Biểu đồ 2.3. Chỉ tiêu giáo dục ở hộ nghèo ......................................................... 49
Biểu đồ 2.3. Tình hình nhà ở hộ nghèo năm 2015 - 2017.................................. 54
Biểu đồ 2.4. Tình hình điều kiện sống của hộ nghèo năm 2015 - 2017 ............ 56



6
A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đói nghèo là một trong những rào cản lớn làm giảm khả năng phát triển
con ngƣời, cộng đồng cũng nhƣ mỗi quốc gia. Ngƣời nghèo thƣờng khơng có
điều kiện tiếp cận các dịch vụ xã hội nhƣ việc làm, giáo dục, chăm sóc sức khỏe,
thơng tin… và điều đó khiến cho họ ít có cơ hội thốt nghèo. Do vậy, mở rộng
cơ hội lựa chọn và nâng cao năng lực cho ngƣời nghèo là phƣơng thức tốt nhất
để giảm nghèo bền vững.
Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của cơng tác xóa đói giảm nghèo đối với
sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc, Đảng và Nhà nƣớc ta đã có chủ
trƣơng thực hiện chƣơng trình quốc gia về giảm nghèo và giải quyết việc làm,
nhằm huy động nội lực, khai thác tối đa ngoại lực, tranh thủ sự giúp đỡ của các
tổ chức quốc tế, sử dụng có hiệu quả các chƣơng trình dự án, nhằm giúp các hộ
nghèo, các xã nghèo và xã đặc biệt khó khăn, có cơ hội vƣơn lên thốt khỏi đói
nghèo. Đồng thời thực hiện mục tiêu "Dân giàu, nƣớc mạnh, dân chủ, công
bằng, văn minh" bằng các chủ trƣơng, chính sách và giải pháp cụ thể. Nhờ đó,
sau một thời gian nƣớc ta đã đạt đƣợc những thành tựu to lớn trong cơng cuộc
xố đói giảm nghèo cũng nhƣ về phát triển kinh tế - xã hội.
Con Cuông là một huyện miền núi ở phía Tây Nam của tỉnh Nghệ An.
Trong những năm qua, thực hiện chủ trƣơng của Đảng về việc “phát triển kinh
tế, xóa đói, giảm nghèo, nâng cao mức sống cho đồng bào các dân tộc thiểu số”,
dƣới sự lãnh đạo của Huyện ủy, UBND huyện và các cấp ủy cơ sở, cơng cuộc
xóa đói, giảm nghèo ở huyện Con Cng đã có những chuyển biến tích cực, đời
sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc đƣợc cải thiện rõ nét, an ninh quốc phòng đƣợc đảm bảo tuy nhiên tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn cao.Thực trạng
nghèo ở huyện Con Cuông đang là vấn đề thách thức lớn đối với Đảng bộ và
chính quyền huyện Con Cng trong mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội những



7
năm tới. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng trên, nên tơi chọn đề tài: “Vai trị của
chính quyền cấp huyện trong giảm nghèo đa chiều ở huyện Con Cuông, tỉnh
Nghệ An” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn Thạc sỹ của mình.
Thời gian qua Việt Nam đã đạt đƣợc những thành tựu to lớn đƣợc quốc tế
ghi nhận về tăng trƣởng kinh tế và giảm nghèo. Tuy nhiên, số ngƣời nghèo ở
Việt Nam vẫn còn rất lớn, chênh lệch giàu nghèo ngày càng trở nên sâu sắc. Do
đó, giúp ngƣời nghèo thoát nghèo, giảm bớt sự chênh lệch giàu nghèo trong xã
hội là một trong những ƣu tiên hàng đầu của Việt Nam trong thời gian tới, thể
hiện đầy đủ trong chiến lƣợc toàn diện về tăng trƣởng và xố đói, giảm nghèo
đƣợc chính phủ đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, công tác lãnh đạo, chỉ đạo về
giảm nghèo ở một số địa phƣơng còn hạn chế, còn một số cấp uỷ, chính quyền
chƣa thật sự quan tâm chỉ đạo quyết liệt, việc lồng ghép các chƣơng trình phát
triển kinh tế - xã hội với chƣơng trình giảm nghèo ở một số địa phƣơng cịn ít.
Những bất cập này cần đƣợc phân tích đánh giá, tìm ra ngun nhân và có
những giải pháp khắc phục kịp thời. Thời gian qua cũng đã có nhiều tác phẩm,
cơng trình nghiên cứu, hội thảo liên quan đến cơng tác xóa đói, giảm nghèo nhƣ:
Luận án Tiến sỹ của Nguyễn Thị Nhung (2012), “Giải pháp xóa đói giảm
nghèo nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở các tỉnh Tây Bắc Việt Nam” tác giả đã
phân tích các vấn đề lý luận về xóa đói giảm nghèo mối quan hệ giữa xóa đói
giảm nghèo với phát triển KT-XH đồng thời cũng chỉ ra những chính sách tác
động mạnh nhất đến sản xuất và đời sống của ngƣời nghèo, những hạn chế bất
cập tồn tại và nguyên nhân trong xóa đói giảm nghèo ở Tây Bắc từ đó đƣa ra các
giải pháp thích hợp tiết kiệm và hiệu quả nhất để xóa đói giảm nghèo nhanh và
bền vững góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH Tây Bắc trong giai đoạn tới [47].
Đề tài luận văn Thạc sỹ Kinh tế “Giải pháp xóa đói giảm nghèo trên địa
bàn huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam” của Đỗ Thị Dung (2011): Đã nghiên
cứu một số vấn đề lý luận về xóa đói giảm nghèo; thực trạng xóa đói giảm
nghèo trên địa bàn huyện Nơng Sơn, tỉnh Quảng Nam; nghiên cứu kết quả đạt



8
đƣợc của từng chính sách, đánh giá những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân; đƣa
ra phƣơng hƣớng và giải pháp xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện Nơng
Sơn [18].
Đề tài luận văn Thạc sỹ Chính sách cơng “Chính sách giảm nghèo bền
vững từ thực tiễn Quận Liên Chiểu, Thành phố Đà Nẵng” của Mai Tấn Tuân
(2015): Đã nghiên cứu một số vấn đề lý luận về chính sách giảm nghèo bền
vững; thực trạng thực hiện giảm nghèo bền vững trên địa bàn Quận Liên Chiểu,
Thành phố Đà Nẵng; nghiên cứu kết quả đạt đƣợc của từng chính sách, đánh giá
những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân; đồng thời đƣa ra đƣợc những giải pháp và
hồn thiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn Quận Liên Chiểu,
Thành phố Đà Nẵng [61].
Đề tài luận văn Thạc sỹ quản lý kinh tế “Giảm nghèo bền vững trên địa
bàn tỉnh Hà Giang” của Phạm Ngọc Dũng (2015) đã nghiên cứu những vấn đề
lý luận chung về giảm nghèo bền vững; phân tích, đánh giá hoạt động giảm
nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Hà Giang từ năm 2005 đến năm 2013; trên cơ
sở đó Luận văn đã đề xuất một số giải pháp thực hiện giảm nghèo bền vững trên
địa bàn tỉnh Hà Giang đến năm 2020 [19].
Lê Quốc Lý (2012), Chính sách xố đói giảm nghèo thực trạng và giải
pháp [44], đã nghiên cứu về vấn đề đói nghèo, thực trạng đói nghèo ở Việt Nam,
những chủ trƣơng đƣờng lối chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về cơng cuộc đổi
mới, chống đói nghèo, những thành tựu và hạn chế trong q trình thực hiện
chính sách XĐGN, từ đó đề xuất các định hƣớng, mục tiêu, cơ chế, chính sách
và giải pháp để XĐGN cho giai đoạn tiếp theo.
Bùi Sỹ Lợi (2011), bài viết “Giải pháp giảm nghèo bền vững ở Việt
Nam” giới thiệu những thành công nổi bật về giảm tỷ lệ nghèo, giảm chênh lệch
mức sống giữa thành thị và nơng thơn, tăng thu nhập bình qn đầu ngƣời…,
sau 10 năm thực hiện chiến lƣợc tăng trƣởng và giảm nghèo ở Việt Nam, một số
giải pháp cần đƣợc thực thi nhƣ xây dựng chiến lƣợc giảm nghèo toàn diện, đẩy



9
mạnh phân cấp ngân sách cho địa phƣơng, đổi mới cách tiếp cận đa dạng chính
sách hỗ trợ… để kết quả giảm nghèo mang tính bền vững [43].
Nguyễn Thị Lan Anh (2010), “Biện pháp xóa đói giảm nghèo tại tỉnh
Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay”. Luận văn đã phân tích thực trạng nghèo
đói và xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Thanh Hóa hiện nay, chỉ ra nguyên nhân chủ
yếu dẫn đến nghèo đói và những vấn đề đặt ra cho cơng tác XĐGN trên địa bàn
tỉnh Thanh Hóa qua đó đề xuất giải pháp thực hiện XĐGN ở Thanh Hóa trong
thời gian tới [1].
Các cơng trình nghiên cứu của các tác giả đã tập trung phân tích thực
trạng đói nghèo, nguyên nhân, đề xuất một số giải pháp xóa đói, giảm nghèo...
Tuy nhiên chƣa đề cập đến vai trị của chính quyền các cấp, đặc biệt là vai trị
của chính quyền cấp huyện đối với xóa đói giảm nghèo.
Con Cuông là một trong những huyện miền núi nghèo của tỉnh Nghệ An.
Trong những năm qua, đƣợc sự chỉ đạo của thƣờng trực Tỉnh ủy và UBND tỉnh,
nhiều cuộc hội thảo nhằm giúp nơng dân tìm ra các hƣớng làm ăn nhƣ về kinh tế
trang trại, cải tạo vƣờn đồi trồng cây ăn quả, trồng nấm, trồng cây nguyên liệu,
ngành nghề dệt thổ cẩm… đã đƣợc tổ chức. Thực trạng đói nghèo ở huyện Con
Cng đã có rất nhiều nhà lãnh đạo địa phƣơng đề cập tới nhƣng chủ yếu là
thông qua các bản báo cáo, tham luận, sơ kết, tổng kết… Riêng về đề tài: Vai trị
của chính quyền cấp huyện trong giảm nghèo đa chiều ở huyện Con Cng,
tỉnh Nghệ An cho đến nay chƣa có cơng trình nghiên cứu nào đánh giá một cách
đầy đủ, toàn diện các chính sách giảm nghèo đƣợc thực thi trên địa bàn huyện
Con Cng, tỉnh Nghệ An.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận, phân tích thực trạng, đƣa ra
quan điểm và giải pháp, mục đích nghiên cứu của đề tài là nhằm nâng cao vai
trị của chính quyền cấp huyện trong giảm nghèo đa chiều ở huyện Con Cuông,

tỉnh Nghệ An.


10
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Từ mục đích nghiên cứu luận văn xác định các nhiệm vụ nghiên cứu nhƣ sau:
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận về vai trò của chính quyền cấp huyện
trong giảm nghèo đa chiều;
- Phân tích thực trạng vai trị của chính quyền cấp huyện trong giảm
nghèo đa chiều ở huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An;
- Đề xuất các quan điểm, giải pháp nhằm nâng cao vai trị của chính
quyền cấp huyện trong giảm nghèo đa chiều ở huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là vai trị của chính quyền cấp huyện
trong giảm nghèo đa chiều.
Phạm vi nghiên cứu:
- Về không gian: Các hoạt động nghiên cứu trong phạm vi huyện Con Cuông.
- Về thời gian: Các dữ liệu thứ cấp sẽ đƣợc thu thập từ các nguồn tài liệu
khác nhau trong 6 năm (2011 - 2017). Các giải pháp đƣợc đề xuất trong thời
gian 2018 - 2022.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Việc nghiên cứu đề tài dựa vào: cơ sở phƣơng pháp luận của chủ nghĩa
Mác - Lênin; quan điểm, đƣờng lối lãnh đạo của Đảng và chính sách pháp luật
của Nhà nƣớc về phát triển kinh tế - xã hội nói chung và trong việc thực hiện
Chƣơng trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững nói riêng.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phƣơng pháp lịch sử - lơgic;
- Phƣơng pháp phân tích - tổng hợp;
- Phƣơng pháp so sánh - đối chiếu;

- Phƣơng pháp hệ thống hóa lý luận, thực tiễn;
- Phƣơng pháp thống kê tình hình thực tế trong huyện, tại các địa phƣơng,
đơn vị.


11
6. Những đóng góp mới của đề tài
- Phân tích, đánh giá thực trạng vai trị của chính quyền cấp huyện trong
giảm nghèo đa chiều ở huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An.
- Đề xuất các phƣơng hƣớng, giải pháp nhằm nâng cao vai trị của chính
quyền cấp huyện trong giảm nghèo đa chiều ở huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An.
- Góp phần làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về vai trị của chính
quyền cấp huyện trong giảm nghèo đa chiều.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể đƣợc dùng làm tài liệu tham khảo
bổ ích, giúp các cấp ủy Đảng, chính quyền, các trƣờng chính trị cấp tỉnh trong
việc nghiên cứu, xây dựng nội dung, chƣơng trình, tiêu chuẩn đào tạo, bồi
dƣỡng cán bộ lãnh đạo các cấp nói chung và cán bộ cấp huyện trong giảm nghèo
đa chiều.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, danh mục Tài liệu tham khảo, nội dung
chính của luận văn gồm có 3 chƣơng.


12
B. NỘI DUNG
Chƣơng 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ VAI TRÒ CỦA CHÍNH QUYỀN CẤP HUYỆN
TRONG GIẢM NGHÈO ĐA CHIỀU
1.1. Quan điểm, khái niệm và mức chuẩn đánh giá giảm nghèo đa chiều
1.1.1. Quan điểm giảm nghèo đa chiều

1.1.2.1. Khái niệm giảm nghèo
Có rất nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm giảm nghèo, ở mỗi luận
điểm khái niệm giảm nghèo đƣợc đƣa ra dựa trên nghiên cứu từ mỗi góc độ
khác nhau, trong đó có một số quan điểm nhƣ sau:
“Giảm nghèo là cách thức vận dụng các nguồn lực, vật lực của Nhà
nƣớc, của xã hội để triển khai thực hiện các chƣơng trình, dự án nhằm tác động
tới các đối tƣợng cụ thể nhƣ ngƣời nghèo, hộ nghèo hay xã nghèo với mục đích
giúp họ nâng cao chất lƣợng cuộc sống, cải thiện khó khăn, tạo cơ hội cho họ
về thu nhập, tiếp cận các dịch vụ xã hội, đảm bảo các nhu cầu cơ bản của con
ngƣời” [46; tr.17].
“Giảm nghèo là làm cho bộ phận dân cƣ nghèo nâng cao mức sống, từng
bƣớc thốt khỏi tình trạng nghèo. Biểu hiện ở tỷ lệ phần trăm và số ngƣời nghèo
giảm xuống. Nói một cách cụ thể hơn, giảm nghèo là quá trình chuyển bộ phận
dân cƣ nghèo lên một mức sống cao hơn. Ở khía cạnh khác, giảm nghèo là
chuyển từ tình trạng có ít điều kiện lựa chọn sang tình trạng có đầy đủ điều kiện
lựa chọn hơn để cải thiện đời sống mọi mặt của mỗi ngƣời” [4; tr.26].
Ở Việt Nam hiện nay khơng cịn chế độ bóc lột nhƣ trƣớc đây mà do nền
kinh tế nƣớc ta đang trong quá trình chuyển từ nền kinh tế lạc hậu, kém phát
triển sang nền kinh tế hiện đại. Trong nền kinh tế này tồn tại và đan xen nhiều
trình độ sản xuất khác nhau. Trình độ sản xuất cũ, lạc hậu vẫn cịn, trong khi đó
trình độ sản xuất mới, tiên tiến lại chƣa đóng vai trị chủ đạo, thay thế trình độ


13
sản xuất cũ. Do đó, dẫn đến có sự giàu - nghèo khác nhau trong các tầng lớp dân
cƣ. Vì vậy, giảm nghèo ở nƣớc ta chính là từng bƣớc thực hiện quá trình chuyển
đổi các trình độ sản xuất cũ, lạc hậu còn tồn đọng trong xã hội sang trình độ sản
xuất cao hơn. Mục tiêu hƣớng tới là trình độ sản xuất tiên tiến của thời đại.
Ở góc độ ngƣời nghèo: “Giảm nghèo là quá trình tạo điều kiện giúp đỡ
ngƣời nghèo có khả năng tiếp cận các nguồn lực của sự phát triển một cách

nhanh chóng. Trên cơ sở đó, có sự lựa chọn giúp họ từng bƣớc thốt khỏi nghèo
khổ” [18; tr.9].
Nói giảm nghèo trong đó ln bao hàm xóa đói và cũng giống nhƣ khái
niệm nghèo, khái niệm giảm nghèo chỉ là tƣơng đối. Bởi nghèo có thể tái sinh
mỗi khi quan niệm nghèo và chuẩn nghèo thay đổi. Hoặc có những biến động
khác tác động đến nhƣ: khủng hoảng, lạm phát, thiên tai v.v.. Vì vậy, việc đánh
giá mức độ giảm nghèo cần đƣợc xem xét trong một không gian và thời gian
nhất định.
Nhƣ vậy, ở góc độ quốc gia XĐGN ở nƣớc ta chính là từng bƣớc thực
hiện q trình chuyển đổi các trình độ sản xuất cũ, lạc hậu cịn tồn đọng trong xã
hội sang trình độ sản xuất mới cao hơn.
Ở góc độ ngƣời nghèo: “giảm nghèo là q trình tạo điều kiện giúp đỡ
ngƣời nghèo có khả năng tiếp cận các nguồn lực của sự phát triển một cách
nhanh nhất, trên cơ sở đó họ có nhiều khả năng lựa chọn hơn để từng bƣớc thốt
ra khỏi tình trạng nghèo” [18; tr.20].
1.1.2. Khái niệm giảm nghèo đa chiều
1.1.2.1. Nghèo đa chiều
Theo Tổ chức Liên hợp quốc (UN): Nghèo là thiếu năng lực tối thiểu để
tham gia hiệu quả vào các hoạt động xã hội. Nghèo có nghĩa là khơng có đủ ăn,
đủ mặc, không đƣợc đi học, không đƣợc khám chữa bệnh, khơng có đất đai để
trồng trọt hoặc khơng có nghề nghiệp để ni sống bản thân, khơng đƣợc tiếp
cận tín dụng. Nghèo cũng có nghĩa là khơng an tồn, khơng có 2 quyền, và bị


14
loại trừ, dễ bị bạo hành, phải sống trong các điều kiện rủi ro, không tiếp cận
đƣợc nƣớc sạch và cơng trình vệ sinh. Vấn đề nghèo đa chiều có thể đo bằng
tiêu chí thu nhập và các tiêu chí phi thu nhập. Sự thiếu hụt cơ hội, đi kèm với
tình trạng suy dinh dƣỡng, thất học, bệnh tật, bất hạnh và tuyệt vọng là những
nội dung đƣợc quan tâm trong khái niệm nghèo đa chiều. Thiếu đi sự tham gia

và tiếng nói về kinh tế, xã hội hay chính trị sẽ đẩy các cá nhân đến tình trạng bị
loại trừ, khơng đƣợc thụ hƣởng các lợi ích phát triển kinh tế - xã hội và do vậy
bị tƣớc đi các quyền con ngƣời cơ bản.
Tuy nhiên, chuẩn nghèo đa chiều có thể là một chỉ số khơng liên quan đến
mức thu nhập mà bao gồm các khía cạnh khác liên quan đến sự thiếu hụt các
dịch vụ xã hội cơ bản.
Chỉ số nghèo đa chiều (Multidimensional Poverty Index) của quốc tế, với
ba chiều cạnh chính là: y tế, giáo dục và điều kiện sống, hiện là một thƣớc đo
quan trọng nhằm bổ sung cho phƣơng pháp đo lƣờng nghèo truyền thống dựa
trên thu nhập.
Các quan điểm trên cho thấy sự thống nhất cao của các quốc gia, các nhà
chính trị và các học giả với quan điểm nghèo là một hiện tƣợng đa chiều, cần
đƣợc chú ý nhìn nhận là sự thiếu hụt hoặc không đƣợc thỏa mãn các nhu cầu cơ
bản của con ngƣời. Nghèo đa chiều là tình trạng con ngƣời khơng đƣợc đáp ứng
ở mức tối thiểu các nhu cầu cơ bản trong cuộc sống.
Khái niệm nghèo đa chiều đƣợc đề cập ở Việt Nam từ năm 2013. Đo lƣờng
nghèo đa chiều cần đƣợc áp dụng để dựng nên một bức tranh đầy đủ và toàn diện
hơn về thực trạng nghèo ở nƣớc ta. Hiện nay Bộ Lao động, Thƣơng binh và Xã
hội đang đề xuất xây dựng bộ tiêu chí nghèo đa chiều, đồng thời rà sốt cơ chế,
chính sách nhằm thực hiện giảm nghèo theo hƣớng đa chiều ở Việt Nam.
Từ năm 2016 - 2020, Việt Nam bắt đầu chuyển sang giai đoạn mới hƣớng
tới giảm nghèo bền vững, tiếp cận đa chiều theo xu hƣớng chung của các nƣớc
trên thế giới.


15
Giống nhƣ một q trình phát triển, nghèo đói là một khái niệm đa chiều.
Trong cùng một thời điểm, ngƣời nghèo có thể phải đối mặt với nhiều bất lợi
khác nhau, có thể là những khó khăn trong khám chữa bệnh, học hành, nhà ở,
đất đai, nƣớc sạch hoặc điện thắp sáng. Sử dụng một tiêu chí thu nhập (hay chi

tiêu) khơng đủ để nắm bắt đƣợc tình trạng nghèo thực tế của ngƣời dân.
Đánh giá nghèo cần đƣợc tiếp cận rộng hơn từ chiều cạnh phát triển toàn
diện con ngƣời. Nhận thức về giảm nghèo của Việt Nam bắt đầu từ năm 1992
(xuất phát từ sáng kiến của Thành phố Hồ Chí Minh) đến nay cũng phát triển
theo xu hƣớng chung của thế giới.
Giảm nghèo đa chiều theo quan niệm của Việt Nam có sự khác biệt so với
quốc tế, điều đó đƣợc thể hiện trên một số mặt sau [38]:
Một là, nghèo đa chiều bền vững theo quan niệm của quốc tế dựa trên nền
tảng phải bảo đảm nhu cầu mức sống tối thiểu của ngƣời nghèo, không chỉ về
thu nhập mà bao gồm cả đáp ứng các nhu cầu về dịch vụ xã hội cơ bản. Việt
Nam cho đến giai đoạn 2011 - 2015 chuẩn nghèo chƣa tiếp cận đƣợc mức sống
tối thiểu và ngay chuẩn nghèo về thu nhập giai đoạn 2016 - 2020 đã tiếp cận đa
chiều cũng chƣa bảo đảm mức sống tối thiểu (mới đảm bảo 70%).
Hai là, chuẩn nghèo đa chiều theo quan niệm quốc tế khi mức thu nhập đã
bảo đảm nhu cầu mức sống tối thiểu thì chỉ tính đến độ thiếu hụt các dịch vụ xã
hội cơ bản và chuẩn đó là độ thiếu hụt 1/3 các nhu cầu xã hội cơ bản. Việt Nam
chƣa thể bỏ chuẩn nghèo về thu nhập do chƣa đảm bảo mức sống tối thiểu. Về
nhu cầu xã hội cơ bản, giảm nghèo trƣớc năm 2015 ở Việt Nam tuy đã có chính
sách trợ giúp ngƣời nghèo về tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản nhƣng chƣa đƣa
vào kết cấu trong chuẩn nghèo có tính đa chiều.
Ba là, đo lƣợng nghèo theo phƣơng pháp tiếp cận đa chiều của quốc tế
nhằm đo lƣờng mức thiếu hụt về nhu cầu xã hội cơ bản theo các chiều với các
tiêu chí có tính chất phổ quát (Chƣơng trình phát triển của Liên hợp quốc
(UNDP) đƣa ra ba chiều: Y tế với 2 tiêu chí; giáo dục với 2 tiêu chí và điều kiện


16
sống với 10 tiêu chí về phúc lợi xã hội), nhƣng đối với mỗi nƣớc có thể đƣa ra
các chiều với các tiêu chí khác nhau. Việt Nam lại đƣa ra 5 chiều cạnh nghèo và
10 chỉ số đo lƣờng mức độ thiếu hụt trong nghèo đa chiều.

Bốn là, đo lƣờng nghèo đa chiều theo phƣơng pháp đo lƣờng của quốc tế
chủ yếu để đánh giá tình trạng nghèo đa chiều của quốc gia so với quốc tế, cịn
chính sách hỗ trợ cho ngƣời nghèo là theo chính sách an sinh xã hội và phúc lợi
xã hội. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn phải xây dựng chuẩn nghèo đa chiều để có
chính sách hỗ trợ trực tiếp cho ngƣời nghèo trong Chƣơng trình mục tiêu quốc
gia giảm nghèo đa chiều (xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo).
Ngoài ra, ở Việt Nam, cách đo lƣờng và đánh giá nghèo chủ yếu thông
qua thu nhập. Chuẩn nghèo đƣợc xác định dựa trên mức chi tiêu đáp ứng những
nhu cầu tối thiểu và đƣợc quy thành tiền. Nếu ngƣời có thu nhập thấp dƣới mức
chuẩn nghèo thì đƣợc đánh giá thuộc diện hộ nghèo. Đây chính là chuẩn nghèo
đơn chiều do Chính phủ quy định.
Từ những phân tích trên, ta có thể kết luận nhƣ sau: Nghèo đa chiều là
tình trạng con người khơng được đáp ứng ở mức tối thiểu các nhu cầu cơ bản
trong cuộc sống.
1.1.2.2. Giảm nghèo đa chiều
Giảm nghèo đa chiều là tổng hợp các hoạt động tác động đa chiều đến
ngƣời nghèo từ bên trong và bên ngoài nhằm giúp phát huy năng lực, cơ hội
phát triển hoạt động kinh tế và tăng năng suất lao động của họ ở cả phƣơng diện
trực tiếp hay gián tiếp [38; tr.15].
Giảm nghèo đa chiều không đơn giản là việc nâng cao thu nhập ngƣời
nghèo bằng sự trợ giúp một chiều từ tăng trƣởng kinh tế đối với những đối
tƣợng khó khăn, mà còn là nhân tố quan trọng tạo ra một mặt bằng tƣơng đối
đồng đều cho phát triển, tạo thêm một lực lƣợng sản xuất dồi dào và đảm bảo sự
ổn định đời sống của ngƣời nghèo một cách bền vững để khơng có trƣờng hợp
tái nghèo... Do đó, giảm nghèo đa chiều không những là một mục tiêu của tăng


17
trƣởng, cả trên góc độ xã hội và kinh tế, đồng thời cũng là một điều kiện tiền đề
cho tăng trƣởng nhanh và bền vững.

Giảm nghèo đa chiều là chủ trƣơng lớn, nhất quán của Đảng, Nhà nƣớc và
là sự nghiệp của toàn dân. Phải huy động nguồn lực của Nhà nƣớc, của xã hội và
của ngƣời dân để khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của từng địa phƣơng,
nhất là sản xuất lâm nghiệp, nông nghiệp để xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh
tế - xã hội bền vững. Cùng với sự đầu tƣ, hỗ trợ của Nhà nƣớc và cộng đồng xã
hội, sự nỗ lực phấn đấu vƣơn lên thoát nghèo của ngƣời nghèo, hộ nghèo là nhân
tố quyết định thành cơng của cơng cuộc xóa đói giảm nghèo.
1.1.3. Phương pháp và chỉ tiêu đo lường nghèo đa chiều
1.1.3.1. Phương pháp tiếp cận giảm nghèo đa chiều
Phƣơng pháp tiếp cận giảm nghèo đa chiều là cuộc đổi thay lớn trong quan
điểm về công tác giảm nghèo. Bởi trong những năm trƣớc đây nghèo đói thƣờng
đƣợc đo lƣờng thông qua thu nhập. Chuẩn nghèo đƣợc xác định dựa trên mức chi
tiêu đáp ứng những nhu cầu tối thiểu và đƣợc quy ra bằng tiền. Ngƣời nghèo hay
hộ nghèo là những đối tƣợng có mức thu nhập thấp hơn chuẩn nghèo. Vừa qua,
Thủ tƣớng Chính phủ đã phê duyệt Đề án tổng thể “Chuyển đổi phƣơng pháp tiếp
cận đo lƣờng nghèo từ đơn chiều sang đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 2020”. Theo đó, chuẩn nghèo đƣợc xây dựng theo hƣớng: sử dụng kết hợp cả
chuẩn nghèo về thu nhập và mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.
Phƣơng pháp này đƣợc áp dụng sẽ bảo đảm mức sống toàn diện hơn cho ngƣời
dân, không chỉ lo bữa ăn, lo áo mặc mà còn các yếu tố khác nhƣ: giáo dục, chăm
sóc sức khỏe, điều kiện sống về nhà ở, nguồn nƣớc sinh hoạt...
Cách tiếp cận nghèo đa chiều phải đạt đƣợc 3 mục tiêu là đo lƣờng và
giám sát nghèo; định hƣớng chính sách; xác định hộ nghèo và xác định đối
tƣợng hƣởng thụ chính sách... Do đó, nội dung của cách tiếp cận đo lƣờng nghèo
đa chiều cần xác định đƣợc các chiều thiếu hụt, xác định các chỉ số đo lƣờng và
ngƣỡng thiếu hụt trong từng chiều.


18
Trong giai đoạn 2016 - 2020, chuẩn nghèo đa chiều đƣợc xác định: Một
hộ gia đình đƣợc coi là hộ nghèo đa chiều nghiêm trọng nếu hộ gia đình thiếu từ

1/2 tổng số nhu cầu cơ bản trở lên; một hộ đƣợc coi là hộ nghèo đa chiều nếu hộ
gia đình thiếu từ 1/3 đến dƣới 1/2 tổng số nhu cầu sống cơ bản; một hộ gia đình
đƣợc coi là hộ cận nghèo đa chiều nếu hộ gia đình thiếu từ 1/5 đến dƣới 1/3 tổng
số nhu cầu cơ bản. Việc xây dựng chuẩn nghèo thu nhập cần xác định đƣợc mức
sống tối thiểu nhằm đáp ứng những nhu cầu tối thiểu nhất mà mỗi ngƣời cần
phải có để sinh sống. Mức sống tối thiểu đƣợc xây dựng trên cơ sở các nhu cầu
tối thiểu về tiêu dùng lƣơng thực, thực phẩm và nhu cầu chi tiêu phi lƣơng thực,
thực phẩm. Về thu nhập, chuẩn nghèo ở khu vực nông thôn là 700.000 đồng/
ngƣời/tháng, khu vực thành thị 900.000 đồng/ngƣời/tháng. Chuẩn cận nghèo ở
khu vực nông thôn là 1.000.000 đồng/ngƣời/tháng, khu vực thành thị 1.300.000
đồng/ngƣời/tháng. Việc điều tra xác định đối tƣợng đƣợc thực hiện vào đầu kỳ
(cuối năm 2015), giữa kỳ (năm 2018) và cuối kỳ (năm 2020), đối tƣợng hộ
nghèo, hộ cận nghèo sẽ đƣợc ổn định thực hiện chính sách từ 2 - 3 năm để đảm
bảo thoát nghèo bền vững.
1.1.3.2. Chỉ tiêu đo lường nghèo đa chiều
Chuẩn nghèo hiện nay của Việt Nam đƣợc đánh giá là thấp so với thế
giới. Thực tế cho thấy sử dụng tiêu chí thu nhập để đo lƣờng nghèo đói là không
đầy đủ. Nhiều trƣờng hợp không nghèo về thu nhập nhƣng lại khó tiếp cận đƣợc
các dịch vụ cơ bản về y tế, giáo dục, thơng tin… Do đó, nếu chỉ dùng thƣớc đo
duy nhất dựa trên thu nhập hay chi tiêu sẽ dẫn đến tình trạng bỏ sót đối tƣợng
nghèo, dẫn đến sự thiếu công bằng, hiệu quả và bền vững trong thực thi các
chính sách giảm nghèo.
Để hiện thực hóa bƣớc chuyển về giảm nghèo đa chiều, Nghị quyết số 15NQ/TW Hội nghị lần thứ 5 của Ban Chấp hành Trung ƣơng khố XI về chính
sách xã hội giai đoạn 2012 - 2020 đã đề ra nhiệm vụ bảo đảm an sinh xã hội, chú
trọng đến việc làm, bảo hiểm xã hội, trợ giúp xã hội cho những đối tƣợng có


19
hồn cảnh đặc biệt khó khăn, đồng bào dân tộc ít ngƣời, bảo đảm mức tối thiểu
về thu nhập và một số dịch vụ xã hội cơ bản nhƣ khám chữa bệnh, học hành, nhà

ở, nƣớc sạch, thông tin, truyền thông.
Đồng thời, để thực hiện mục tiêu giảm nghèo hiệu quả, Quốc hội khóa 13,
kỳ họp thứ 7 đã thơng qua Nghị quyết số 76/2014/QH13 về việc đẩy mạnh thực
hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020, trong đó nêu rõ: “Xây dựng
chuẩn nghèo mới theo phƣơng pháp tiếp cận đa chiều nhằm bảo đảm mức sống
tối thiểu và đáp ứng các dịch vụ xã hội cơ bản”; Quyết định số 2324/QĐ-TTg
ngày 19/12/2014 của Thủ tƣớng Chính phủ ban hành kế hoạch hành động triển
khai Nghị quyết số 76/2014/QH13 của Quốc hội đã xác định rõ nhiệm vụ xây
dựng, nghiên cứu xây dựng đề án tổng thể về đổi mới phƣơng pháp tiếp cận
nghèo đói ở Việt Nam từ đơn chiều sang đa chiều. Tiếp đó, ngày 15-9-2015,
Thủ tƣớng Chính phủ đã ký quyết định số 1614/QĐ-TTg phê duyệt Đề án tổng
thể “Chuyển đổi phƣơng pháp tiếp cận đo lƣờng nghèo từ đơn chiều sang đa
chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020”.
Theo đó, chuẩn nghèo giai đoạn 2016 - 2020 của Việt Nam đƣợc xây
dựng theo hƣớng sử dụng kết hợp cả chuẩn nghèo về thu nhập và mức độ thiếu
hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản. Theo đó, tiêu chí đo lƣờng nghèo đƣợc
xây dựng dựa trên cơ sở các tiêu chí về thu nhập, bao gồm chuẩn mức sống tối
thiểu về thu nhập, chuẩn nghèo về thu nhập, chuẩn mức sống trung bình về thu
nhập; mức độ thiếu hụt trong tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản (tiếp cận về y tế,
giáo dục, nhà ở, nƣớc sạch và vệ sinh, tiếp cận thông tin).
Trên cơ sở 5 chiều cạnh nghèo, Bộ Lao động, Thƣơng binh và Xã hội
đã xây dựng và đề xuất 10 chỉ số đo lƣờng mức độ thiếu hụt trong nghèo đa
chiều tƣơng ứng là: giáo dục ngƣời lớn, giáo dục trẻ em, khám chữa bệnh,
bảo hiểm y tế, nhà ở, nƣớc sạch, hố xí, dịch vụ viễn thông, tài sản phục vụ
tiếp cận thông tin. Các chỉ số đo lƣờng này đƣợc trình bày trong bảng dƣới
đây [5; tr.6]:


20
Bảng 1.1. Chỉ tiêu xác định nghèo đa chiều ở Việt Nam

Chiều
nghèo

Chỉ số
đo lƣờng

Mức độ thiếu hụt

1) Giáo dục 1.1 Trình độ Hộ gia đình có ít nhất 1
giáo dục của thành viên đủ 15 tuổi sinh từ
ngƣời lớn
năm 1986 trở lại không tốt
nghiệp trung học cơ sở và
hiện không đi học

Cơ sở pháp lý
Hiến pháp 2013
NQ 15/NQ-TW
Một số vấn đề chính sách
xã hội giai đoạn 20122020.
Nghị quyết số
41/2000/QH (bổ sung bởi
Nghị định số 88/2001/NĐCP)

1.2 Tình
trạng đi học
của trẻ em

Hộ gia đình có ít nhất 1 trẻ
em trong độ tuổi đi học (5 14 tuổi) hiện không đi học


Hiến pháp 2013.
Luật Giáo dục 2005.
Luật bảo vệ, chăm sóc và
giáo dục trẻ em.
NQ 15/NQ-TW Một số
vấn đề chính sách xã hội
giai đoạn 2012-2020.

2) Y tế

2.1 Tiếp cận Hộ gia đình có ngƣời bị ốm Hiến pháp 2013.
các dịch vụ y đau nhƣng không đi khám
Luật Khám chữa bệnh
tế
chữa bệnh (ốm đau đƣợc
2011.
xác định là bị bệnh/ chấn
thƣơng nặng đến mức phải
nằm một chỗ và phải có
ngƣời chăm sóc tại giƣờng
hoặc nghỉ việc/học khơng
tham gia đƣợc các hoạt động
bình thƣờng)
2.2 Bảo hiểm Hộ gia đình có ít nhất 1
y tế
thành viên từ 6 tuổi trở lên
hiện tại khơng có bảo hiểm
y tế


Hiến pháp 2013.
Luật bảo hiểm y tế 2014.
NQ 15/NQ-TW Một số
vấn đề chính sách xã hội
giai đoạn 2012-2020.


21
Chiều
nghèo
3) Nhà ở

Chỉ số
đo lƣờng

Mức độ thiếu hụt

3.1. Chất

Hộ gia đình đang ở trong

Luật Nhà ở 2014.

lƣợng nhà ở

nhà thiếu kiên cố hoặc nhà

NQ 15/NQ-TW Một số
vấn đề chính sách xã hội
giai đoạn 2012-2020.


đơn sơ
(Nhà ở chia thành 4 cấp độ:
nhà kiên cố, bán kiên cố,
nhà thiếu kiên cố, nhà đơn
sơ)
3.2 Diện tích Diện tích nhà ở bình qn
nhà ở bình
đầu ngƣời của hộ gia đình

Luật Nhà ở 2014.

quân đầu
ngƣời

của Thủ tƣớng Chính phủ

4) Điều kiện 4.1 Nguồn
sống
nƣớc sinh

nhỏ hơn 8m2

4.2. Hố
xí/nhà vệ
sinh

Quyết định 2127/QĐ-Ttg
Phê duyệt Chiến lƣợc phát
triển nhà ở quốc gia đến

năm 2020 và tầm nhìn đến
năm 2030

Hộ gia đình khơng đƣợc tiếp NQ 15/NQ-TW Một số
cận nguồn nƣớc hợp vệ sinh vấn đề chính sách xã hội

hoạt

5) Tiếp cận
thơng tin

Cơ sở pháp lý

giai đoạn 2012-2020.
Hộ gia đình khơng sử dụng
hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh

NQ 15/NQ-TW Một số
vấn đề chính sách xã hội
giai đoạn 2012-2020.

5.1 Sử dụng Hộ gia đình khơng có thành Luật Viễn thơng 2009.
dịch vụ viễn viên nào sử dụng thuê bao
NQ 15/NQ-TW Một số
thơng
điện thoại và internet
vấn đề chính sách xã hội
giai đoạn 2012-2020.
5.2 Tài sản


Hộ gia đình khơng có tài sản Luật Thông tin Truyền

phục vụ tiếp nào trong số các tài sản:
cận thơng tin Tivi, đài, máy vi tính; và
khơng nghe đƣợc hệ thống
loa đài truyền thanh xã/thôn

thông 2015.
NQ 15/NQ-TW Một số
vấn đề chính sách xã hội
giai đoạn 2012-2020.

Nguồn: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, 2015.


22
1.1.4. Một số quy định chính sách về nghèo đa chiều ở Việt Nam
Nghị quyết số 15-NQ/TW Hội nghị Trung ƣơng lần thứ 5 của Ban Chấp
hành Trung ƣơng khoá XI về chính sách xã hội giai đoạn 2012 - 2020 đã đề ra
nhiệm vụ bảo đảm an sinh xã hội, chú trọng đến việc làm, bảo hiểm xã hội, trợ
giúp xã hội cho những đối tƣợng có hồn cảnh đặc biệt khó khăn, đồng bào dân
tộc ít ngƣời, bảo đảm mức tối thiểu về thu nhập và một số dịch vụ xã hội cơ bản
nhƣ khám chữa bệnh, học hành, nhà ở, nƣớc sạch, thông tin, truyền thông.
Để thực hiện mục tiêu giảm nghèo hiệu quả, bền vững hơn, Quốc hội
khóa 13, kỳ họp thứ 7 đã thơng qua Nghị quyết số 76/2014/QH13 về việc đẩy
mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020, trong đó nêu rõ:
xây dựng chuẩn nghèo mới theo phƣơng pháp tiếp cận đa chiều nhằm bảo đảm
mức sống tối thiểu và đáp ứng các dịch vụ xã hội cơ bản; Quyết định số
2324/QĐ-TTg ngày 19/12/2014 của Thủ tƣớng Chính phủ ban hành kế hoạch
hành động triển khai Nghị quyết số 76/2014/QH13 của Quốc hội đã xác định rõ

nhiệm vụ xây dựng, nghiên cứu xây dựng đề án tổng thể về đổi mới phƣơng
pháp tiếp cận nghèo đói ở Việt Nam từ đơn chiều sang đa chiều, trình Chính phủ
xem xét vào cuối năm nay.
Ngày 15/9/2015 Thủ tƣớng Chính phủ đã ký quyết định số 1614/QĐ-TTg phê
duyệt Đề án tổng thể “Chuyển đổi phƣơng pháp tiếp cận đo lƣờng nghèo từ đơn
chiều sang đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020”. Chuẩn nghèo giai đoạn
2016 - 2020 của Việt Nam đƣợc xây dựng theo hƣớng: sử dụng kết hợp cả chuẩn
nghèo về thu nhập và mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản. Theo đó,
tiêu chí đo lƣờng nghèo đƣợc xây dựng dựa trên cơ sở: (1) Các tiêu chí về thu nhập,
bao gồm: chuẩn mức sống tối thiểu về thu nhập, chuẩn nghèo về thu nhập, chuẩn
mức sống trung bình về thu nhập; (2) Mức độ thiếu hụt trong tiếp cận các dịch vụ xã
hội cơ bản, bao gồm: tiếp cận về y tế, giáo dục, nhà ở, nƣớc sạch và vệ sinh, tiếp cận
thơng tin; (3) Những quy định chính sách nói trên tạo cơ sở pháp lý cho việc chuyển
đổi phƣơng pháp tiếp cận đo lƣờng nghèo từ đơn chiều sang đa chiều áp dụng cho
chƣơng trình giảm nghèo của nƣớc ta trong giai đoạn 2016 - 2020.


23
1.2. Vai trị của chính quyền cấp huyện trong giảm nghèo đa chiều
1.2.1. Nội dung vai trị của chính quyền cấp huyện trong giảm nghèo
đa chiều
1.2.1.1. Chính quyền cấp huyện xây dựng kế hoạch, qn triệt, cụ thể hóa
các chính sách thực hiện giảm nghèo đa chiều
Công tác giảm nghèo là chủ trƣơng lớn của Đảng và Nhà nƣớc nhằm cải
thiện đời sống vật chất và tinh thần cho ngƣời nghèo, thu hẹp khoảng cách giàu
nghèo và trình độ phát triển kinh tế xã hội giữa các vùng, địa bàn và giữa các
dân tộc, nhóm dân cƣ. Tuy nhiên, việc thực hiện các tiêu chí trong Quyết định
59/QĐ-TTg của Chính phủ về giảm nghèo giai đoạn 2016 - 2020 đòi hỏi toàn
diện hơn trên tất cả các lĩnh vực và phải đảm bảo các yếu tố nhƣ: Giáo dục, y
tế, điều kiện sống về nhà ở, nguồn nƣớc sinh hoạt, thơng tin… Trong khi đó áp

dụng các yếu tố giảm nghèo đa chiều ở nhiều địa phƣơng trong tỉnh còn thiếu
và yếu. Đó là một trong thách thức lớn đối với cấp ủy chính quyền cấp huyện,
xã trong tỉnh trong việc đề ra các giải pháp hỗ trợ phù hợp hơn với nhu cầu,
đặc tính của hộ nghèo, cận nghèo; tạo cơ hội để các huyện thực hiện bền vững
hơn các chính sách giảm nghèo. Việc xác định nghèo theo chuẩn đa chiều sẽ
tạo ra thêm nhiều thách thức mới cho cơng tác xóa đói giảm nghèo, nhìn nhận
đúng bản chất, nguyên nhân dẫn đến đói nghèo, từ đó có thêm nhiều giải
pháp và cách tiếp cận để thúc đẩy cơng tác xóa đói giảm nghèo một cách thực
chất và bền vững.
Để cơng tác giảm nghèo theo tiêu chí giảm nghèo đa chiều, vai trị cơ quan
chính quyền cấp huyện cần tham mƣu cho UBND tỉnh các Kế hoạch, Đề án, Nghị
quyết nhằm tăng cƣờng sự chỉ đạo của các cấp ủy Đảng trong việc triển khai cụ
thể hóa đƣa Nghị quyết đi vào cuộc sống; tăng cƣờng công tác tuyên truyền để
ngƣời dân nâng cao nhận thức vƣơn lên thoát nghèo. Đồng thời, tập trung huy
động tối đa các nguồn lực của Trung ƣơng và địa phƣơng cho đầu tƣ các cơ sở vật
chất và đầu tƣ cho xóa đói giảm nghèo tập trung vào hỗ trợ vay vốn, dạy nghề,


24
khuyến nông, khuyến lâm, gắn với phát triển nông nghiệp kết hợp với các mơ
hình xây dựng nơng thơn mới; tăng cƣờng công tác kiểm tra giám sát các nguồn
vốn đầu tƣ đảm bảo đúng mục đích, tiến độ...
Bên cạnh đó, trong lập kế hoạch, chính quyền cấp huyện phải dựa trên các
tiêu chí và dự tốn cho ngân sách phân bổ, chính sách tín dụng ƣu đãi cho hộ
nghèo đƣợc thực hiện thơng qua Ngân hàng Chính sách xã hội và cơ chế quản lý
chính sách đƣợc quy định theo Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04 tháng 10
năm 2002. Chính sách hỗ trợ về y tế cho ngƣời nghèo đƣợc xây dựng theo
Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg ngày 15 tháng 10 năm 2002 và đƣợc quy định
theo Thông tƣ liên tịch giữa Bộ Y tế và Bộ Tài chính số 14/2002/TTLT-BYTBTC. Chính sách hỗ trợ giáo dục cho ngƣời nghèo đƣợc quy định bằng sáu
quyết định và nghị định khác nhau từ năm 1997 - 2007. Qua đó cơng tác điều

phối và lồng ghép các hoạt động XĐGN đƣợc thực hiện chủ yếu thơng qua q
trình lập kế hoạch hàng năm và thực hiện kế hoạch.
1.2.1.2. Chính quyền cấp huyện thực hiện chính sách Nhà nước đối với
giảm nghèo đa chiều
Việc triển khai, thực hiện chính sách sách giảm nghèo và an sinh xã hội
theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều của chính quyền cấp huyện dựa trên Nghị
quyết số 40/NQ-CP của Chính phủ và hƣớng dẫn tại văn bản số 6775/BTCNSNN đã tháo gỡ kịp thời đƣợc những khó khăn, vƣớng mắc trong quá trình tổ
chức thực hiện chi trả các chính sách giảm nghèo, an sinh xã hội tại các địa
phƣơng, bảo đảm việc thực hiện các chính sách giảm nghèo, an sinh xã hội
đƣợc công bằng, đúng đối tƣợng cần hỗ trợ, góp phần thúc đẩy giảm nhanh và
bền vững.
Theo Nghị quyết số 40/NQ-CP của Chính phủ, chính quyền cấp huyện có
thể quyết định bố trí thêm ngân sách địa phƣơng để hỗ trợ mức cao hơn.
Tiếp tục hồn thiện tất cả các cơ chế, chính sách để thực hiện Chƣơng trình một
cách hiệu quả; đề xuất chính sách nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách


×