Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Vận dụng tư tưởng hồ chí minh vào công tác dân vận của lực lượng công an quận thủ đức, thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (814.65 KB, 114 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH

PHẠM VĂN LUẬN

VẬN DỤNG TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VÀO
CƠNG TÁC DÂN VẬN CỦA LỰC LƢỢNG CÔNG AN
QUẬN THỦ ĐỨC, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ

Nghệ An, 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH

PHẠM VĂN LUẬN

VẬN DỤNG TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VÀO
CƠNG TÁC DÂN VẬNCỦA LỰC LƢỢNG CÔNG AN
QUẬN THỦ ĐỨC, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành: CHÍNH TRỊ HỌC
Mã số: 8.31.02.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. ĐINH THẾ ĐỊNH

Nghệ An, 2018



1
LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành, tơi xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ban
Lãnh đạo nhà trƣờng, Phòng đào tạo Sau đại học, Khoa Giáo dục Chính trị
trƣờng Đại học Vinh và trƣờng Đại học Sài Gịn đã tạo điều kiện thuận lợi cho
chúng tơi đƣợc học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu ngày
càng cao của nhiệm vụ công tác và quá trình hội nhập phát triển đất nƣớc.
Xin chân thành cảm ơn các nhà giáo, các nhà khoa học đã nhiệt tình giảng
dạy, giúp đỡ chúng tơi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Đặc biệt, nhà
giáo PGS.TS. Đinh Thế Định – Trƣởng Khoa Giáo dục Chính trị trƣờng Đại
học Vinh đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ tơi trong q trình hồn thành luận văn
tốt nghiệp Thạc sĩ chuyên ngành Chính trị học.
Chân thành cảm ơn Lãnh đạo Công an quận Thủ Đức, cán bộ, chiến sĩ công
an Quận đã tạo mọi điều kiện, giúp đỡ tơi trong q trình học tập cũng nhƣ cung
cấp số liệu và tƣ vấn khoa học cho tôi trong q trình hồn thiện luận văn.
Mặc dù bản thân đã nỗ lực cố gắng rất nhiều, nhƣng luận văn không thể
tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận đƣợc sự góp ý, giúp đỡ của các
thầy giáo, cơ giáo và bạn bè, đồng chí, đồng nghiệp.
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2018
Tác giả luận văn

Phạm Văn Luận


2
MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... 01
MỤC LỤC ............................................................................................................. 02

KÝ HIỆU LUẬN VĂN

...................................................................................... 04

A. MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 05
B. NỘI DUNG ....................................................................................................... 12
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC VẬN DỤNG TƢ TƢỞNG HỒ
CHÍ MINH VỀ DÂN VẬN TRONG CƠNG TÁC DÂN VẬN CỦA LỰC
LƢỢNG CÔNG AN ............................................................................................ 12
1.1. Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về dân vận .......................................................... 12
1.2. Vận dụng tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về dân vận trong cơng tác dân vận của
lực lƣợng Công an nhân dân ........................................................................... 30
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG VẬN DỤNG TƢ TUỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ
DÂN VẬN VÀO CÔNG TÁC DÂN VẬN CỦA LỰC LƢỢNG CƠNG AN
QUẬN THỦ ĐỨC, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ......................................... 40
2.1. Những yếu tố tác động đến việc vận dụng tƣ tuởng Hồ Chí Minh về dân vận
vào cơng tác dân vận của lực lƣợng Công an quận Thủ Đức ............................... 40
2.2. Tình hình vận dụng tƣ tuởng Hồ Chí Minh về dân vận vào cơng tác dân vận
của lực lƣợng Công an quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh ......................... 50
Chƣơng 3: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP VẬN DỤNG TƢ TUỞNG
HỒ CHÍ MINH VỀ DÂN VẬN NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG
TÁC DÂN VẬN CỦA LỰC LƢỢNG CƠNG AN QUẬN THỦ ĐỨC,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .......................................................................... 78
3.1. Phƣơng hƣớng vận dụng tƣ tuởng Hồ Chí Minh về dân vận trong công tác
dân vận của lực lƣợng Cơng an quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh ........... 78


3
3.2. Giải pháp vận dụng tƣ tuởng Hồ Chí Minh về dân vận nhằm nâng cao hiệu
quả công tác dân vận của lực lƣợng Công an quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí

Minh trong giai đoạn hiện nay

.................................................................. 86

C. KẾT LUẬN ................................................................................................ 106
D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................... 108


4
QUY ĐỊNH CÁC TỪ VIẾT TẮT
TT

Chữ viết tắt

Nội dung

1

ANTQ

An ninh Tổ quốc

2

ANTT

An ninh trật tự

4


BCH

Ban chỉ huy

5

BDVQU

Ban dân vận quận ủy

6

CAND

Công an nhân dân

7

CBCS

Cán bộ chiến sĩ

8

CSGT

Cảnh sát giao thông

9


UBMTTQ

Ủy ban mặt trận tổ quốc

10

UBND

Ủy ban nhân dân


5
A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Theo chiều dài lịch sử, dù ở Việt Nam hay bất kỳ dân tộc nào trên thế giới
thì quần chúng nhân dân có vai trò quyết định đối với sự trƣờng tồn và phát triển
của một dân tộc.
Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh là ngọn cờ dẫn dắt sự nghiệp cách mạng của Đảng
và Nhân dân ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác rất vẻ vang. Trong tƣ
tƣởng của Ngƣời, vấn đề dân vận đƣợc đặc biệt quan tâm. Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã chỉ rõ rằng, quần chúng nhân dân là chủ thể của cuộc cách mạng, là
nhân tố quyết định mọi thắng lợi của sự nghiệp cách mạng Việt Nam trên con
đƣờng tiến lên CNXH. Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Bác Hồ và
Đảng Cộng sản Việt Nam nhận thức sâu sắc vai trò to lớn của Nhân dân, ý nghĩa
cực kỳ quan trọng của công tác dân vận, thƣờng xuyên chăm lo xây dựng và
củng cố mối liên hệ chặt chẽ với Nhân dân. Từ thực tiễn đấu tranh giành độc lập
dân tộc, thống nhất đất nƣớc, Đảng ta đã rút ra đƣợc những bài học lớn, trong đó
có bài học liên quan trực tiếp, gắn bó mật thiết với cơng tác dân vận của Đảng.
Đó là “Sự nghiệp cách mạng là của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân
dân”. Chính Nhân dân là ngƣời làm nên thắng lợi lịch sử. Toàn bộ hoạt động của

Đảng phải xuất phát từ lợi ích và nguyện vọng chân chính của Nhân dân. Sức
mạnh của Đảng là ở sự gắn bó mật thiết với Nhân dân. Quan liêu, mệnh lệnh, xa
rời Nhân dân sẽ đƣa đến những tổn thất khôn lƣờng đối với vận mệnh của đất
nƣớc.
Tổng kết 30 năm đổi mới, Đại hội XII của Đảng một lần nữa rút ra các bài
học, trong đó có bài học đổi mới phải luôn luôn quán triệt quan điểm lấy Dân
làm gốc, Dân là gốc, vì lợi ích của Nhân dân, dựa vào Nhân dân, phát huy vai
trò làm chủ, tinh thần trách nhiệm, sức sáng tạo và mọi nguồn lực của Nhân dân,
phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn Dân.


6
Bên cạnh đó, trong những năm qua, cơng tác dân vận đã đạt nhiều thành
tích, tiến bộ, song vẫn cịn bộc lộ những mặt khuyết điểm, tồn tại, đặc biệt là vấn
đề rèn luyện phẩm chất đạo đức của cán bộ, đảng viên, tình trạng quan liêu,
tham nhũng. Các thế lực thù địch, phản động và các loại tội phạm tập trung tấn
công nội bộ, sử dụng nhiều phƣơng thức, thủ đoạn để mua chuộc, lôi kéo, cài
cắm ngƣời vào nội bộ; ráo riết tiến hành các hoạt động nhằm “phi chính trị hóa
lực lƣợng vũ trang”, triệt để lợi dụng các nhân tố gây mất ổn định để chống phá
ta. Nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống hoạt động chống phá của các thế lực thù
địch, phản động và các loại tội phạm để góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã
hội, bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an tồn xã hội đặt ra rất nặng nề,
địi hỏi lực lƣợng Cơng an nhân dân phải tiếp tục nỗ lực phấn đấu xứng đáng với
vai trò nòng cốt trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an tồn
xã hội, hồn thành xuất sắc nhiệm vụ đƣợc giao.
Chính vì những lý do đó, cơng tác vận động quần chúng tham gia vào
công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc càng phải đƣợc quan tâm hơn nữa. Để ổn
định tình hình an ninh trật tự và phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững, đòi
hỏi phải huy động đƣợc sức mạnh của tồn dân tộc. Để có đƣợc sức mạnh to lớn
ấy, lực lƣợng Cơng an nói chung, Cơng an quận Thủ Đức nói riêng cần tiếp tục

vận dụng tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về dân vận trong cơng tác đấu tranh phòng,
chống tội phạm, trong xây dựng phong trào toàn Dân bảo vệ an ninh Tổ
Quốc, là vấn đề quan trọng, chiến lƣợc để ổn định và phát triển quận Thủ Đức.
Xuất phát từ thực tiễn đó, tơi tiến hành nghiên cứu đề tài “Vận dụng tư tưởng
Hồ Chí Minh vào cơng tác dân vận của lực lượng Cơng an quận Thủ Đức, thành
phố Hồ Chí Minh” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp thạc sĩ chuyên
ngành chính trị học.


7
Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác dân vận, trong thời gian qua
Đảng ta có nhiều Nghị quyết, Chỉ thị về dân vận đƣợc ban hành, và có nhiều nhà
nghiên cứu, tác giả đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về công tác dân vận của
Đảng. Dƣới đây xin đƣa ra một vài nhóm các cơng trình liên quan đến công tác
dân vận mà tác giả nghiên cứu:
- Đầu tiên chúng ta phải kể đến hệ thống các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng
về công tác dân vận nhƣ:
+ Nghị quyết 8B-NQ/T.Ƣ ngày 27-3-1990 của BCHT.Ƣ Đảng (khóa VI)
Về đổi mới công tác quần chúng của Đảng, tăng cường mối quan hệ giữa Đảng
và Nhân dân.
+ Thực hiện quan điểm, Nghị quyết Đại hội VIII, ngày 18-2-1998, Bộ
Chính trị, Ban Chấp hành Trung ƣơng khóa VIII đã ban hành Chỉ thị số 30CT/TW, Về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở.
+ Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị, Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư
tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, góp phần thực hiện thắng lợi các
nhiệm vụ chính trị của đất nƣớc, địa phƣơng, đơn vị.
+ Quyết định số 290-QĐ/TW, ngày 25/02/2010 về việc ban hành, Quy chế
công tác dân vận của hệ thống chính trị, Bộ Chính trị (khóa X).
+ Quyết định số 217-QĐ/TW và Quyết định số 218-QĐ/TW, ngày
13/12/2013 của Bộ Chính trị (khóa XI), Về việc ban hành Quy chế giám sát và
phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đồn thể chính trị - xã

hội và Quy định về việc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã
hội và Nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền.
+ Nghị quyết số 25-NQ/T.Ƣ ngày 3-6-2013 của BCHT.Ƣ Đảng (khóa XI),
Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với cơng tác dân vận trong
tình hình mới...


8
+ Kết luận số 114-KL/TW, ngày 14/7/2015 của Ban Bí thƣ, Về nâng cao
hiệu quả công tác dân vận của cơ quan nhà nước các cấp; phối hợp để thể chế
hóa kịp thời các chủ trƣơng của Đảng về cơng tác dân vận thành chính sách,
pháp luật phù hợp với thực tiễn và đáp ứng lợi ích, nguyện vọng chính đáng của
Nhân dân.
+ Chƣơng trình số 31 của Ban Dân vận TW, Chương trình hành động thực
hiện Nghị quyết Đại hội tồn quốc lần thứ XII của Đảng về cơng tác dân vận.
+ Tăng cƣờng công tác dân vận của chính quyền, lực lƣợng vũ trang; thực
hiện có hiệu quả Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 16-5-2016 của Thủ tƣớng Chính
phủ, Tăng cường và đổi mới công tác dân vận trong cơ quan hành chính nhà
nước, chính quyền các cấp.
Các chủ trƣơng, nghị quyết của Đảng đƣợc ban hành chính là sự khẳng
định vị trí, vai trị đặc biệt của cơng tác dân vận. Đảng khẳng định “Dân vận và
công tác dân vận là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lƣợc đối với toàn bộ sự nghiệp
cách mạng nƣớc ta; là điều kiện quan trọng bảo đảm cho sự lãnh đạo của Đảng
và củng cố, tăng cƣờng mối quan hệ máu thịt giữa Đảng, Nhà nƣớc với Nhân
dân”; đồng thời, xác định rõ trách nhiệm lãnh đạo và thực hiện công tác dân vận
của các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân,
của mọi cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên; cơ chế phối hợp giữa các cơ
quan, tổ chức trong thực hiện cơng tác dân vận.
- Nhóm thứ hai phải kể đến là các cơng trình nghiên cứu của các tác giả
nhƣ:

+ Ban dân vận trung ƣơng – TS Nguyễn Văn Hùng (2004), Vận dụng tư
tưởng Hồ Chí Minh vào cơng tác dân vận trong thời kì đổi mới, Nxb Chính trị
quốc gia.
+ TS Nguyễn Ngọc Hiến (2005), Tiếp Dân và dân vận, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội.


9
+ Phạm Hùng (2011), Tư tưởng Hồ Chí Minh về cơng tác dân vận trong thời
kì đổi mới, Nxb Lao Động.
+ Phạm Văn Bính (2008), Phương pháp dân chủ Hồ Chí Minh, Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội.
+ Tiến sĩ Đồn Đức Hiếu, Vấn đề phát huy vai trị quần chúng nhân dân và
đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Tạp
chí Triết học, số 1, tháng 1 – 2005.
Nhìn chung, các cơng trình đã trình bày khái quát quan niệm, nguồn gốc và
q trình hình thành tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về dân vận, đồng thời làm sáng tỏ
vai trò của tƣ tƣởng Hồ Chí Minh với cơng tác dân vận các ngành, đồn thể, địa
phƣơng. Các cơng trình đã trình bày khái qt cơng tác dân vận qua các thời kì
của Đảng, các bài viết về công tác dân vận, những mốc son vàng trong công tác
dân vận, những tấm gƣơng sáng trong công tác dân vận, đƣờng lối của Đảng trong
việc phát huy, kế thừa thành công trong công tác dân vận. Các tác giả đã minh
chứng quan điểm “lấy dân làm gốc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, từ đó khẳng
định “Phƣơng pháp dân chủ của Hồ Chí Minh trong lãnh đạo là từ trong quần
chúng ra và trở về nơi quần chúng. Ngoài ra, các tác giả đã chứng minh đƣợc vai
trò của quần chúng nhân dân qua các chế độ xã hội trong tiến trình lịch sử phát
triển của loài ngƣời; nhấn mạnh sức mạnh của quần chúng nhân dân và đại đoàn
kết dân tộc trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc…
- Nhóm thứ ba, là các giáo trình đã nghiên cứu các vấn đề liên quan đến
dân vận nhƣ:

+ Học viện chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh (2011), Giáo
trình trung cấp lý luận chính trị - Hành chính, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb
Chính trị - Hành chính Hà Nội.


10
+ Vụ các trƣờng chính trị thuộc Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí
Minh(2001), Giáo trình trung học chính trị, dân vận, Nxb chính trị quốc gia Hồ
Chí Minh.
Các giáo trình đã nêu lên những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và của Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác quần
chúng và công tác quần chúng đối với những đối tƣợng cụ thể nhƣ Cơng Đồn,
Nơng Dân, Trí Thức, Phụ Nữ, Thanh Niên . . .
Nhìn chung, các cơng trình nghiên cứu nêu trên đã làm sáng tỏ lý luận và
một số nội dung cụ thể của tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về dân vận. Song chƣa có
cơng trình nào nghiên cứu một cách hệ thống tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về dân vận.
2. Mục đích nghiên cứu
Nâng cao hiệu quả công tác dân vận của lực lƣợng Công an quận Thủ Đức,
thành phố Hồ Chí Minh.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ cơ sở lý luận của việc vận dụng tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về dân vận
trong cơng tác dân vận của lực lƣợng Công an.
- Đánh giá thực trạng vận dụng tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về dân vận vào công
tác dân vận của lực lƣợng Công an quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Đề xuất quan điểm và giải pháp vận dụng tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về dân
vận nhằm nâng cao hiệu quả công tác dân vận của lực lƣợng Công an quận Thủ
Đức, Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về dân vận và việc quán triệt, vận dụng
tƣ tƣởng đó trong công tác dân vận của lực lƣợng Công an quận Thủ Đức.

4.2. Phạm vi nghiên cứu


11
Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh là hệ thống các quan điểm sâu sắc, toàn diện đề cập
đến nhiều nội dung, nhiều lĩnh vực, ở phạm vi rất rộng. Do vậy, đề tài chỉ giới
hạn nghiên cứu tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về dân vận và việc vận dụng tƣ tƣởng Hồ
Chí Minh về dân vận trong cơng tác dân vận của lực lƣợng Công an quận Thủ
Đức, thành phố Hồ Chí Minh.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu dựa trên nền tảng phƣơng pháp luận duy vật biện chứng.
Bên cạnh đó, đề tài sử dụng phƣơng pháp tổng hợp, phƣơng pháp lịch sử - lơgíc,
phƣơng pháp thống kê, so sánh....
6. Những đóng góp của đề tài
- Đề tài nghiên cứu một cách tƣơng đối toàn diện, hệ thống tƣ tƣởng Hồ
Chí Minh về dân vận.
- Đề tài làm rõ thực trạng vận dụng tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về dân vận trong
công tác dân vận của lực lƣợng Công an quận Thủ Đức, từ đó chỉ ra hạn chế, để
tìm ra ngun nhân của những hạn chế đó và tìm cách khắc phục.
- Đề tài nêu ra một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lƣợng công tác
dân vận của lực lƣợng Công an quận Thủ Đức trong giai đoạn hiện nay.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tham khảo, luận văn có 3
chƣơng, 6 tiết.


12
B. NỘI DUNG
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC VẬN DỤNG TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ

MINH VỀ DÂN VẬN TRONG CƠNG TÁC DÂN VẬN
CỦA LỰC LƢỢNG CÔNG AN
1.1. Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về dân vận
1.1.1. Khái niệm và nguồn gốc hình thành tư tưởng của Hồ Chí Minh về
dân vận.
1.1.1.1 Khái niệm dân vận theo tư tưởng Hồ Chí Minh
Trong hoạt động lý luận, rất nhiều lần Hồ Chí Minh thƣờng dùng thuật ngữ
“Công tác quần chúng” và “dân vận” để chỉ một lĩnh vực cơng tác của Đảng. Qua
đó, Ngƣời đã từng bƣớc làm rõ quan niệm của mình về dân vận. Vấn đề dân vận có
nhiều khái niệm khác nhau và cho đến nay vẫn chƣa có khái niệm nào xúc tích, dễ
hiểu, lại độc đáo nhƣ khái niệm mà Chủ tịch Hồ Chí Minh viết trong tác phẩm
“Dân vận”. Ngƣời viết: “Dân vận là vận động tất cả lực lƣợng của mỗi một
ngƣời Dân khơng để sót một ngƣời Dân nào, góp thành lực lƣợng tồn Dân, để
thực hành những công việc nên làm, những công việc Chính phủ và đồn thể
giao cho.
Dân vận khơng thể chỉ dùng báo chƣơng, sách vở, mít tinh, khẩu hiệu,
truyền đơn, chỉ thị mà đủ.
Trƣớc nhất là phải tìm mọi cách giải thích cho mỗi một ngƣời Dân hiểu rõ
ràng: Việc đó là lợi ích cho họ và nhiệm vụ của họ, họ phải hăng hái làm cho kỳ
đƣợc.
Điểm thứ hai là bất cứ việc gì đều phải bàn bạc với Dân, hỏi ý kiến và kinh
nghiệm của Dân, cùng với Dân đặt kế hoạch cho thiết thực với hoàn cảnh địa
phƣơng, rồi động viên và tổ chức toàn Dân ra thi hành.
Trong lúc thi hành phải theo dõi, giúp đỡ, đơn đốc, khuyến khích Dân.


13
Khi thi hành xong phải cùng với Dân kiểm thảo lại cơng việc, rút kinh
nghiệm, phê bình, khen thƣởng” [37, tr.232-233].
Quan niệm trên của Hồ Chí Minh nêu bật ba vấn đề:

Thứ nhất, dân vận nhằm huy động tất cả lực lƣợng của mỗi ngƣời Dân vào
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Lực lƣợng của mỗi ngƣời đƣợc tạo nên
bởi nhiều nhân tố: Đức và tài, hồng và chuyên, phẩm chất và năng lực, sức lực
và trí tuệ, tinh thần và vật chất. Hồ Chí Minh địi hỏi công tác dân vận không chỉ
dừng lại ở viêc vận động, tuyên truyền giáo dục chung chung, không thể chỉ
dùng báo chƣơng, sách vở, mít tinh, khẩu hiệu, truyền đơn, chỉ thị là đủ, mà phải
đi sâu tìm hiểu tâm tƣ, nguyện vọng của từng ngƣời Dân. Chỉ có nhƣ vậy mới
động viên phát huy đƣợc tính tích cực, sáng tạo của mỗi ngƣời, biến tiềm năng,
khả năng của họ trở thành hiện thực. Có thể coi đây là chiều sâu của “Dân vận”.
Nhƣ thế, công tác dân vận theo tƣ tƣởng Hồ Chí Minh là phải có đƣờng lối,
chủ trƣơng, chính sách đúng đắn, kịp thời; phải làm cho ngƣời Dân hiểu rõ chủ
trƣơng, chính sách và việc thực hiện chủ trƣơng, chính sách sẽ đƣa lại lợi ích
cho Nhân dân và do Nhân dân thực hiện, không ai làm thay Dân đƣợc; phải sâu
sát Nhân dân, sâu sát cơ sở, bàn bạc với Dân, với cơ sở về kế hoạch thực hiện
chủ trƣơng, chính sách cho phù hợp với hoàn cảnh của từng địa phƣơng, từng cơ
sở, phù hợp với khả năng của Nhân dân và phải hƣớng dẫn Nhân dân thực hiện
chủ trƣơng, chính sách; trong và sau khi thực hiện cần phải theo dõi, đôn đốc
kiểm tra, rút kinh nghiệm để kịp thời bổ sung, uốn nắn những thiếu sót, lệch lạc,
sai lầm trong chủ trƣơng, chính sách, trong tổ chức thực hiện, đồng thời để khen
thƣởng và phê bình.
Thứ hai, cơng tác dân vận phải huy động lực lƣợng của tất cả mọi ngƣời
“không để sót một ngƣời Dân nào”. Chỉ có nhƣ vậy mới có thể xây dựng một
khối đại đồn kết tồn dân tộc để đánh thắng hai đế quốc là thực dân Pháp và đế
quốc Mỹ, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, một cơng việc khó khăn hơn thắng


14
đế quốc, phong kiến. Có thể coi đây là bề rộng của cơng tác dân vận theo tƣ
tƣởng Hồ Chí Minh.
Thứ ba, dân vận là vận động quần chúng nhân dân làm cách mạng “đem tài

Dân, sức Dân, của Dân để làm lợi cho Dân”. Theo Hồ Chí Minh, dân vận là vận
động toàn Dân và mỗi ngƣời đem đức và tài, sức lực và của cải, khả năng và
thực lực để thực hành những việc nên làm từ xây dựng, giữ gìn và bảo vệ thơn
bản, phum sóc đến kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Quan niệm “khơng để sót một ngƣời Dân nào” do Hồ Chí Minh nêu lên vẫn
cịn ngun giá trị cho đến tận ngày nay. Sự nghiệp đổi mới đòi hỏi phải tập hợp
đƣợc tất cả mọi ngƣời Dân Việt Nam ở trong nƣớc và định cƣ ở nƣớc ngoài
trong Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân.
1.1.1.2. Nguồn gốc hình thành tư tưởng của Hồ Chí Minh về dân vận
Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về dân vận, hình thành và phát triển có nguồn gốc
từ nhiều yếu tố, trên cơ sở kế thừa và phát triển biện chứng chủ nghĩa yêu nƣớc
và truyền thống đoàn kết của dân tộc, tinh hoa văn hoá nhân loại, đặc biệt là chủ
nghĩa Mác - Lênin.
- Tư tưởng và văn hố truyền thống Việt Nam trong đó chủ nghĩa u nước
giữ vị trí hàng đầu
Truyền thống trọng Dân, Dân là gốc trong tiến trình lịch sử Việt Nam. Lịch
sử đã chứng minh: Mỗi triều đại phong kiến Việt Nam trong thời kỳ hƣng thịnh
đều có quan điểm về Dân đúng đắn, tích cực nên đƣợc Dân ủng hộ, tập trung
đƣợc sức mạnh của Dân, đánh thắng đƣợc giặc ngoại xâm, xây dựng đƣợc đất
nƣớc phồn thịnh. Lịch sử cũng cho thấy vào cuối mỗi triều đại phong kiến, an
ninh xã hội thƣờng rơi vào tình trạng bất ổn. Kết quả này do nhiều nguyên nhân,
nhƣng cơ bản nhất là Vua, Quan không quan tâm đến Dân, không đủ năng lực
điều hành đất nƣớc, quan lại kéo bè, cánh, đục khoét Nhân dân, từ đó lịng Dân
ly tán, chính quyền sụp đổ. Truyền thống trọng Dân, Dân là gốc, trong các giai


15
đoạn lịch sử dân tộc là tiền đề để Hồ Chí Minh khẳng định vai trị của quần
chúng nhân dân trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng đất nƣớc.
Tƣ tƣởng dân vận của Chủ tịch Hồ Chí Minh kế thừa và phát huy tinh thần

“Trọng Dân”, “Yêu Dân”, “Dựa vào Dân” của ông cha ta trong lịch sử đấu tranh
dựng nƣớc và giữ nƣớc. Bản “Tuyên ngôn Độc lập” của Lý Thƣờng Kiệt có tác
dụng “Dân vận” to lớn trong đấu tranh giữ nƣớc và dựng nƣớc. Bản Tun ngơn
đã động viên tồn Dân chống qn Tống xâm lƣợc. Từ phòng tuyến Nhƣ
Nguyệt đã vọng lên lời thơ “Thần diệu” thơi thúc lịng ngƣời đứng lên giữ nƣớc:
“Nam quốc sơn hà Nam đế cư,
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư” [9, tr.65].
Chính những tƣ tƣởng coi trọng vai trị của Nhân dân, qua đó tìm ra những
biện pháp tập hợp, đoàn kết Nhân dân thành một khối thống nhất, chung sức
đồng lòng cùng đấu tranh vì những mục tiêu chung đã đƣợc các nhà tƣ tƣởng,
chính sách, quân sự trong lịch sử nƣớc ta dựng nƣớc thành cơng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh kế thừa truyền thống “Yêu nƣớc, trọng Dân” của
ông cha trên cơ sở chủ nghĩa Mác - Lênin, do đó đã đƣa cơng tác dân vận lên
thành một khoa học.
- Chủ nghĩa Mác - Lênin là nguồn gốc lý luận tư tưởng chủ yếu của sự hình
thành tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung, trong đó có tư tưởng dân vận.
Hồ Chí Minh là nhà yêu nƣớc Việt Nam đầu tiên đến với chủ nghĩa Mác Lênin và cuộc Cách mạng Tháng Mƣời Nga năm 1917. Ngƣời coi chủ nghĩa
Mác - Lênin không những là cái “Cẩm nang thần kỳ”, mà còn là “Kim chỉ nam”
và “Là mặt trời soi sáng con đƣờng chúng ta đi tới mục đích cuối cùng”, đó là
chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa Cộng sản. Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác -


16
Lênin là đến với tri thức tiên tiến của thời đại, là tiếp thu sức mạnh và giá trị tinh
thần của nhân loại.
Chủ nghĩa Mác - Lênin chỉ rõ các Đảng Cộng sản đều phải làm công tác
vận động Nhân dân. Đó là một cơng tác lâu dài và phải kiên trì thực hiện. Chủ
nghĩa Mác - Lênin chỉ rõ rằng sức mạnh của quần chúng nhân dân là vô địch;

cách mạng là sự nghiệp của quần chúng. Tuy nhiên, quần chúng nhân dân chỉ có
thể phát huy đƣợc sức mạnh của mình khi họ đƣợc tổ chức lại. Trong “Tuyên ngôn
của Đảng Cộng sản”, C.Mác và Ph.Ăngghen viết: “Mục đích trƣớc mắt của những
ngƣời Cộng sản cũng là mục đích trƣớc mắt của tất cả các Đảng vơ sản khác: Tổ
chức những ngƣời vô sản thành giai cấp, lật đổ sự thống trị của giai cấp tƣ sản, giai
cấp vơ sản giành lấy chính quyền” [51, tr.615]. V.I.Lênin nhấn mạnh “Hãy cho
chúng tôi một tổ chức những ngƣời cách mạng, và chúng tôi sẽ đảo ngƣợc nƣớc
Nga lên!” [47, tr.162]. V.I.Lênin kêu gọi mở rộng khối đại đoàn kết của giai cấp
công nhân với các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới.
Nhƣ vậy, chủ nghĩa Mác - Lênin là thế giới quan khoa học, là cơ sở phƣơng
pháp luận giúp Hồ Chí Minh tổng kết, tiếp thu có chọn lọc các học thuyết tƣ
tƣởng của nhân loại, đƣờng lối của cách mạng thế giới. Với ý nghĩa đó, chủ
nghĩa Mác - Lênin là cơ sở, là nguồn gốc lý luận chủ yếu nhất để Ngƣời nâng
cao truyền thống yêu nƣớc của dân tộc theo phƣơng hƣớng “Giải phóng dân tộc
bằng con đƣờng cách mạng vơ sản”, hình thành và hoàn chỉnh tƣ tƣởng về con
đƣờng cách mạng Việt Nam nói chung, về tƣ tƣởng dân vận nói riêng để vận
động, giáo dục, tổ chức Nhân dân hành động dƣới ngọn cờ của Đảng nhằm giải
phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con ngƣời.
1.1.2. Nội dung tư tưởng dân vận của chủ tịch Hồ Chí Minh
1.1.2.1. Về tư tưởng chỉ đạo dân vận
- Tất cả vì lợi ích của Nhân dân


17
Ngày 15 - 10 - 1949 Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bài “Dân vận” đăng trên
báo Sự thật. Ngày 15 - 10 hàng năm trở thành ngày dân vận của cả nƣớc,
Ngƣời viết: “Bao nhiêu lợi ích đều vì Dân. Bao nhiêu quyền hạn đều ở Dân.
Sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc là cơng việc của Dân. Chính quyền từ xã
đến Chính phủ Trung ƣơng do Dân cử ra. Đoàn thể từ Trung ƣơng đến xã do
Dân tổ chức nên. Nói tóm lại, quyền hành và lực lƣợng đều ở nơi dân…” [37,

tr.232]. Do đó mà phải thực hiện “Mọi lợi ích là vì Dân, mọi quyền hành là của
Dân, và mọi công việc là do Dân”. Của Dân tức là chính quyền từ xã đến Chính
phủ Trung ƣơng đều do Dân bầu ra, ni dƣỡng kiểm sốt: Tồn thể quốc dân tự
do lựa chọn những ngƣời có tài, có đức gánh vác cơng việc nƣớc nhà. Do Dân là
Nhân dân tự phát huy quyền làm chủ của mình trong mọi lĩnh vực, Nhà nƣớc chỉ
can thiệp khi quyền lợi của Dân hay pháp luật bị vi phạm, đây chính là tính xã
hội hóa rất cao của khái niệm dân chủ vì Nhân dân đƣợc phát huy hết khả năng
và tự chịu trách nhiệm với hành động của mình.
Lợi ích của Nhân dân là một vấn đề cốt lõi trong tƣ tƣởng Hồ Chí Minh.
Ngƣời thƣờng dạy chúng ta: Ngồi lợi ích giai cấp cơng nhân và nhân dân lao
động. Đảng ta khơng có lợi ích nào khác. Việc gì có lợi cho Dân phải hết sức
làm. Việc gì có hại cho Dân thì ta hết sức tránh. Đó cũng là mục đích của Hồ
Chí Minh: Cả cuộc đời tơi chỉ có một mục đích là phấn đấu cho quyền lợi của
Tổ quốc và hạnh phúc của Nhân dân. Ngƣời luôn ý thức “Dân là quý nhất, là
quan trọng hơn hết. Dân là gốc của nƣớc. Trong bầu trời khơng gì q bằng
Nhân dân. Trong thế giới khơng có gì mạnh bằng lực lƣợng đồn kết của
Nhân dân”.
Trong tƣ tƣởng của Hồ Chí Minh, ngay từ đầu Ngƣời đã đặt vấn đề vận
động quần chúng vì ấm no, hạnh phúc cho Nhân dân, trƣớc hết là cho nhân
dân lao động. “Chúng ta tranh đƣợc tự do, độc lập rồi mà Dân cứ chết đói,


18
chết rét, thì tự do, độc lập cũng khơng làm gì. Dân chỉ biết rõ giá trị của tự
do, của độc lập khi mà Dân đƣợc ăn no, mặc đủ” [35, tr.175].
Hồ Chí Minh rất quan tâm đến vấn đề Nhân dân đóng góp ý kiến xây
dựng đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách và luật pháp. Ngƣời chỉ thị: “Nghị
quyết nào mà dân chúng cho là khơng hợp thì để họ đề nghị sửa chữa” [36,
tr.338]. Phải “dựa vào ý kiến dân chúng” mà sửa chữa đƣờng lối, chủ trƣơng,
chính sách cán bộ và tổ chức của ta.

Trong tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, quan tâm đến lợi ích của Nhân dân có
nghĩa là phải ln ln chăm lo hƣớng dẫn, giúp đỡ Nhân dân về mọi mặt để
Nhân dân đẩy mạnh sản xuất, phát triển kinh tế, văn hóa nhằm cải thiện và
nâng cao đời sống. Ngƣời nói: “Lâu nay chúng ta địi hỏi Nhân dân đóng góp.
Từ đây, chúng ta phải ra sức hƣớng dẫn và giúp đỡ Nhân dân hơn nữa trong
việc sản xuất và tiết kiệm để cải thiện đời sống của bộ đội và Nhân dân, để
làm cho Dân giàu nƣớc mạnh. Có nhƣ thế Nhân dân mới càng thấy Chính phủ
hết lịng, hết sức phục vụ Nhân dân. Chính phủ là chính phủ của Nhân dân.
Nhƣ thế Nhân dân sẽ hăng hái đoàn kết và kháng chiến” [38, tr.350].Và trƣớc
khi đi xa, trong Di chúc của mình, Ngƣời cũng dặn lại: “Đảng cần phải có kế
hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa, nhằm khơng ngừng nâng cao
đời sống của Nhân dân” [44, tr.612].
Quan tâm, chăm lo lợi ích cho quần chúng nhân dân phải đi đôi với
chống quan liêu, tham ô, lãng phí. Đây cũng là một vấn đề đƣợc Hồ Chí Minh
ln ln giáo dục cán bộ, đảng viên, cơng nhân viên của Đảng và Nhà nƣớc,
đồng thời cũng tự mình thực hành rất nghiêm. Sau khi Cách mạng tháng Tám
thành cơng chƣa đƣợc bao lâu, Hồ Chí Minh đã gửi thƣ phê bình cán bộ trong
các cơ quan chính quyền của các bộ, tỉnh, huyện và làng về những lỗi lầm mà
họ phạm phải nhƣ: “Trái phép”, “Cậy thế”, “Hủ hóa”, “Tƣ túng”, “Chia rẽ”,
“Kiêu ngạo”. Ngƣời căn dặn: “Chúng ta phải hiểu rằng, các cơ quan của


19
Chính phủ từ tồn quốc cho đến các làng, đều là công bộc của Dân, nghĩa là
để gánh việc chung cho Dân, chứ không phải để đè đầu Dân nhƣ trong thời kỳ
dƣới quyền thống trị của Pháp, Nhật” [40, tr.664].
Trong các bài: “Đạo đức cách mạng” và “Nâng cao đạo đức cách mạng,
quét sạch chủ nghĩa cá nhân” cũng nhƣ trong “Di chúc”, Hồ Chí Minh ln
nhấn mạnh việc tu dƣỡng đạo đức cách mạng của cán bộ đảng viên và phải
thƣờng xuyên chống quan liêu, tham nhũng, mọi thói hƣ, tật xấu làm hại uy

tín của Đảng, Nhà nƣớc. Quan liêu, mệnh lệnh, xa rời Nhân dân sẽ đƣa đến
những tổn thất khôn lƣờng đối với vận mệnh của đất nƣớc.
- Dân chủ là tư tưởng cơ bản xuyên suốt của công tác dân vận
Khác với nhiều nhà tƣ tƣởng, tƣ tƣởng dân chủ của Ngƣời luôn luôn có
cái cốt lõi: Dân là gốc. Dân chủ, bản chất của nó là quyền làm ngƣời. Ngƣời
nói lãnh đạo một nƣớc mà để cho nƣớc mình lạc hậu, bị thiệt thòi trong
hƣởng hạnh phúc con ngƣời cũng là mất dân chủ. Bằng mệnh đề giản dị, hàm
súc, ngắn gọn mà đầy đủ ý nghĩa, Hồ Chí Minh khái quát bằng cách riêng của
mình những giá trị văn hóa dân chủ nhân dân từ cổ đại đến hiện đại mà lại rất
Việt Nam - cụ thể và thiết thực nên ai đọc cũng nhận thức đƣợc ngay. Dân là
gốc thì Dân phải là chủ và Dân phải làm chủ. “Nhân dân có quyền lợi làm
chủ, thì phải có nghĩa vụ làm trịn bổn phận cơng dân” [40, tr.608]. Hồ Chí
Minh đánh giá rất cao về dân chủ: “Dân chủ là của quý báu nhất của Nhân
dân” [41, tr.457]. “Thực hành dân chủ là cái chìa khóa vạn năng có thể giải
quyết mọi khó khăn” [42, tr.612]. Muốn vận động Dân thì điểm cơ bản đầu
tiên phải là thực hành dân chủ.
Để phát huy dân chủ cao độ, Hồ Chí Minh yêu cầu xây dựng một “Đảng
chân chính cách mạng và chính quyền thật sự dân chủ”. Muốn cách mạng
thành cơng thì Ðảng phải vững mạnh, phải dựa vào Dân, tổ chức vận động Nhân
dân tham gia và lãnh đạo Nhân dân thực hiện những nguyện vọng, lợi ích thiết


20
thực cho Nhân dân. Nƣớc phải lấy Dân làm gốc. Gốc có vững cây mới bền, xây
lầu thắng lợi trên nền Nhân dân.
Bên cạnh đó, bản chất dân chủ của Nhà nƣớc không chỉ thể hiện ở việc
Nhân dân tổ chức nên bộ máy nhà nƣớc, mà còn thể hiện đậm nét, đa dạng ở
việc huy động đƣợc sự tham gia đông đảo của Nhân dân vào quản lý các công
việc của Nhà nƣớc. “Để thực hiện tốt nhiệm vụ cách mạng, Nhà nƣớc ta phải
phát triển quyền dân chủ và sinh hoạt chính trị của tồn Dân, để phát huy tính

tích cực và sức sáng tạo của Nhân dân, làm cho mọi ngƣời công dân Việt Nam
thực sự tham gia quản lý công việc Nhà nƣớc, ra sức xây dựng chủ nghĩa xã hội
và đấu tranh thực hiện thống nhất Nhà nƣớc” [43, tr.374].
Xét từ góc độ cơng tác dân vận, việc đảm bảo cho Nhân dân tham gia
quản lý các cơng việc Nhà nƣớc là một hình thức thể hiện dân chủ, thể hiện
bản chất tiến bộ của Nhà nƣớc ta và nhằm tập hợp sức mạnh của toàn Dân
cho sự nghiệp cách mạng. Khi phát huy quyền dân chủ, huy động sự tham gia
của Nhân dân vào cơng việc quản lý Nhà nƣớc thì vấn đề niềm tin của Dân
đối với chính quyền và niềm tin của chính quyền đối với Dân là vơ cùng cần
thiết.
Nhƣ vậy, theo Hồ Chí Minh, nói dân chủ thì phải làm dân chủ, phải lắng
nghe ý kiến của ngƣời Dân. Đó là một tiêu chuẩn quan trọng trong công tác
vận động quần chúng. Chính Hồ Chí Minh đã nêu một tấm gƣơng sáng ngời
về phong cách lãnh đạo dân chủ, tập thể, đi đúng đƣờng lối quần chúng, đi
tận nơi, xem tận chốn, “Làm sao cho Nhân dân biết hƣởng quyền dân chủ,
biết dùng quyền dân chủ của mình, dám nói, dám làm” [44, tr.293].
Trong suốt những năm tháng giữ cƣơng vị đứng đầu Đảng và Nhà nƣớc,
Chủ tịch Hồ Chí Minh đi rất nhiều nơi, từ miền xuôi đến miền ngƣợc, từ nhà
máy đến nông thôn, bệnh viện, trƣờng học… tiếp xúc với đủ các giai tầng xã
hội, các tôn giáo, các thành phần dân tộc. Mục đích của các chuyến đi của


21
Ngƣời khơng gì khác là làm cơng tác dân vận. Ngƣời tìm hiểu đời sống, sản
xuất, sinh hoạt của Nhân dân, phát hiện những điển hình tiên tiến làm lợi cho
Dân, cổ vũ toàn Dân học tập làm theo và kịp thời ngăn chặn những việc sai
trái có hại cho Dân.
1.1.2.2. Về lực lượng phụ trách dân vận
Khi đề cập đến công tác dân vận là công việc thuyết phục, vận động
Nhân dân thực hiện tốt những chủ trƣơng chính sách của Đảng và Nhà nƣớc,

thì ở đây đặt ra là, lực lƣợng nào, ai thực hiện công tác vận động quần chúng.
Dân vận và công tác dân vận là sự nghiệp của cả hệ thống chính trị của tồn
Dân dƣới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nƣớc thông qua Mặt trận
dân tộc thống nhất. Thực chất của công tác dân vận là xác lập mối quan hệ
chặt chẽ giữa hệ thống chính trị (Đảng, chính quyền, các đoàn thể nhân dân)
với Dân.
Trong bài báo “Dân vận”, Bác viết: “Tất cả cán bộ chính quyền, tất cả
cán bộ đoàn thể và tất cả hội viên của cả tổ chức nhân dân (Liên Việt, Việt
Minh…) đều phải phụ trách dân vận. Khuyết điểm to ở nhiều nơi là xem
khinh việc dân vận. Cử ra một ban hoặc một vài ngƣời, mà thƣờng cử những
cán bộ kém rồi bỏ mặc họ. Vận đƣợc thì tốt, vận khơng đƣợc cũng mặc.
Những cán bộ khác không trông nom, giúp đỡ, tự cho mình khơng có trách
nhiệm dân vận” [37, tr.234]. Điều ấy có nghĩa là Ngƣời nhấn mạnh trƣớc hết
tất cả cán bộ chính quyền đều phải làm dân vận. Đây là đặc điểm nổi bật của
công tác dân vận khi Đảng ta có chính quyền. Chính quyền của ta là cơng cụ
chủ yếu của Nhân dân. Chính quyền khơng những chỉ phải làm dân vận mà
cịn có nhiều điều kiện làm công tác dân vận thuận lợi hơn. Bác đã nhiều lần
nêu rõ: “Ta đoàn kết để đấu tranh cho thống nhất và độc lập của Tổ quốc; ta cịn
phải đồn kết để xây dựng nƣớc nhà. Ai có tài, có đức, có sức, có lịng phụng sự
Tổ quốc và phục vụ Nhân dân thì ta đồn kết với họ” [40, tr.244].


22
Những yêu cầu về phẩm chất của người làm công tác dân vận
Để thực hiện thành công mọi nhiệm vụ của các giai đoạn cách mạng,
việc chuẩn bị đội ngũ cán bộ có ý nghĩa quyết định. Ngƣời đã chỉ rõ: “Muôn
việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém” [36, tr.280]. Chính
vì vậy, Ngƣời ln quan tâm tới khâu đào tạo và bồi dƣỡng cán bộ, luôn coi
cán bộ là gốc của mọi việc mà cách mạng địi hỏi. Do đó, ngƣời làm cơng tác
dân vận phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần, kiệm, liêm,

chính, chí cơng vơ tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là
ngƣời lãnh đạo trong sạch, là ngƣời đầy tớ thật trung thành của Nhân dân.
Ngƣời làm công tác dân vận phải thực sự gần gũi với Nhân dân, chan
hòa với Nhân dân để hiểu Dân từ đó liên hệ mật thiết với Nhân dân, tạo ra
sức mạnh đƣa cách mạng đến thắng lợi, Ngƣời kịch liệt phê phán bệnh quan
liêu, xa cách dân chúng, không liên hệ chặt chẽ với Nhân dân “Đối với Nhân
dân không đƣợc lên mặt làm quan cách mạng, ra lệnh, ra oai”. Xa Dân dẫn
đến không đánh giá đúng đƣợc lực lƣợng dân chúng là vô cùng to lớn và cũng
không rõ dân chúng biết cách giải quyết nhiều vấn đề một cách đơn giản,
nhanh chóng và đầy đủ mà những ngƣời tài giỏi, những đồn thể to lớn nghĩ
mãi khơng ra. Chính thói xa Dân, khinh Dân dẫn đến việc những ngƣời quan
liêu chỉ làm theo ý muốn chủ quan của mình, ngồi viết mệnh lệnh và ép Dân
thi hành. Ngƣời cho rằng cách làm nhƣ vậy của ngƣời quan liêu sẽ không
tránh khỏi thất bại vì quần chúng khơng tin cậy, khơng đồng tình, thậm chí
cịn ốn giận. Cán bộ phải gần Dân, hiểu Dân, lắng nghe Dân tâm, Dân tình,
Dân ý, phải u Dân, kính trọng Dân, học tập Dân, có nhƣ thế mới đƣợc Dân
yêu mến nhƣ ngƣời thiết tha “Đi Dân nhớ, ở Dân thƣơng”.
Ngƣời cho rằng để làm tốt cơng tác dân vận thì phẩm chất hàng đầu của
ngƣời cán bộ là phải có uy tín với Dân. Để có uy tín, theo Hồ Chí Minh ngƣời
lãnh đạo phải mạnh dạn thực hiện tự phê bình và phê bình, biết học hỏi quần


23
chúng, sửa chữa khuyết điểm để đƣa công việc ngày càng tiến bộ chứ không
phải giấu diếm khuyết điểm và e sợ quần chúng phê bình.
Vì cơng tác dân vận là vận động tất cả lực lƣợng, khơng để sót một ngƣời
nào để góp thành lực lƣợng của tồn Dân… Với công việc rộng lớn nhƣ vậy,
ngƣời cán bộ dân vận không chỉ nắm đường lối, chủ trương, quan điểm của
Đảng mà còn cần được trang bị khoa học, nghệ thuật của công tác vận động
quần chúng. Ngƣời đã cùng Đảng huấn luyện cán bộ vận động Nhân dân, xây

dựng cơ sở qua năm bƣớc: Điều tra, tuyên truyền, huấn luyện, tổ chức và đấu
tranh. Đây là sự tổng kết, khái qt chặt chẽ, có trình tự hợp lý, dễ nhớ, dễ
làm theo. Công việc của ngƣời cán bộ bắt đầu từ việc tìm hiểu đối tƣợng,
hồn cảnh, địa bàn, tâm tƣ nguyện vọng của quần chúng, tiếp đến là giác ngộ
cho họ, giúp họ hiểu rõ nguồn gốc nỗi khổ, nhu cầu đi theo cách mạng để tự
giải phóng mình, trang bị những nhận thức cần thiết cho quần chúng; lựa
chọn trong quần chúng mà bồi dƣỡng cán bộ, thông qua các cách làm khác
nhau phù hợp với ngƣời đọc đƣợc bồi dƣỡng; thiết lập mối quan hệ, tổ chức
sinh hoạt, liên lạc, giao nhiệm vụ, báo cáo công việc đƣợc giao; khi chín
muồi, có tổ chức sẽ tổ chức phong trào quần chúng cách mạng, đỉnh cao của
thử thách giúp quần chúng trƣởng thành, mở rộng lực lƣợng cách mạng.
Nhƣ vậy, cán bộ dân vận phải sống trong lòng Dân, đƣợc Dân tin và phải
biết tin Dân. Thái độ và phong cách của đội ngũ đảng viên, cán bộ, công chức
là một yếu tố không thể thiếu để cho chính quyền làm tốt nhiệm vụ dân vận.
Xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên có phẩm chất, đạo đức trong sáng, có
năng lực thực sự, “Xứng đáng là ngƣời lãnh đạo, ngƣời đầy tớ thật trung
thành của Nhân dân” là phƣơng thức làm dân vận có hiệu quả; “Dân vận khéo
thì việc gì cũng thành cơng” [37, tr.234].
1.1.2.3. Về phương thức làm dân vận


×