Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Quản lý việc xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện ở trường trung học phổ thông huyện đức hòa, tỉnh long an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 112 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
____________________________________

NGUYỄN NGỌC ANH HIẾU

QUẢN LÝ VIỆC XÂY DỰNG
MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC AN TỒN,
LÀNH MẠNH, THÂN THIỆN Ở TRƯỜNG
TRUNG HỌC PHỔ THƠNG HUYỆN ĐỨC HÒA,
TỈNH LONG AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

NGHỆ AN, 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
____________________________________

NGUYỄN NGỌC ANH HIẾU

QUẢN LÝ VIỆC XÂY DỰNG
MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC AN TỒN,
LÀNH MẠNH, THÂN THIỆN Ở TRƯỜNG
TRUNG HỌC PHỔ THƠNG HUYỆN ĐỨC HÒA,
TỈNH LONG AN
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 8140114


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS NGUYỄN THỊ MỸ TRINH

NGHỆ AN, 2018


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi.
Các số liệu và dẫn chứng đưa ra trong luận văn là hoàn toàn trung thực và
không sao chép từ bất kỳ một công trình nào.
Nghệ An, tháng 05 năm 2018
Tác giả
Nguyễn Ngọc Anh Hiếu


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp, tôi đã nhận được rất
nhiều sự trợ giúp quý báu của các tổ chức và cá nhân.
Tôi muốn được bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới các Phòng, Ban,
Khoa Quản lý giáo dục Trường Đại học Vinh cùng Quý Thầy, Cô Trường Đại
học Vinh đã trang bị những kiến thức mới nhất, tiên tiến nhất cho tôi và các
học viên, đồng thời giúp tôi thêm vững tin hơn khi làm công tác nghiên cứu
khoa học.
Xin chân thành cảm ơn tới Hiệu trưởng, các đồng nghiệp, học sinh các
Trường THPT Huyện Đức Hòa, tỉnh Long An đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện

thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian đi học và thực hiện luận văn.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Người hướng dẫn khoa
học - PGS.TS. Nguyễn Thị Mỹ Trinh, đã tận tình hướng dẫn, trực tiếp chỉ bảo
cho tơi những kiến thức khoa học và những lời khuyên nhủ chân tình để tơi
hồn thành luận văn tốt nghiệp này.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn tới các Thầy, Cơ trong Hội đồng chấm luận
văn tốt nghiệp thạc sĩ đã dành thời gian đọc, góp ý, phản biện cho luận văn.
Cho tơi được gửi lời tri ân tới bạn bè và những thành viên thân u
trong gia đình - những người ln gần gũi, ủng hộ tơi trong suốt khóa học và
thực hiện luận văn, là động lực, là chỗ dựa tinh thần cho tơi phấn đấu.
Trong q trình học tập và nghiên cứu, mặc dù bản thân đã rất cố gắng
song luận văn khơng tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế, kính mong các thầy
giáo, cơ giáo và các đồng nghiệp quan tâm, góp ý để luận văn được hồn
thiện hơn.
Một lần nữa, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành sâu sắc và lời chúc sức
khoẻ, hạnh phúc, thành đạt tới tất cả mọi người.
Nghệ An, tháng 05 năm 2018
Tác giả
Nguyễn Ngọc Anh Hiếu


iii

MỤC LỤC
Trang
TRANG BÌA PHỤ
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................... vii

DANH MỤC BẢNG ...................................................................................... viii
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ VIỆC XÂY DỰNG MÔI
TRƯỜNG GIÁO DỤC AN TOÀN, LÀNH MẠNH, THÂN THIỆN Ở
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG.......................................................... 6
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................... 6
1.1.1. Các nghiên cứu về xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh,
thân thiện ở trường trung học phổ thông........................................................... 6
1.1.2. Các nghiên cứu về quản lý xây dựng mơi trường giáo dục an tồn, lành
mạnh, thân thiện ở trường trung học phổ thông .............................................. 10
1.2. Một số khái niệm công cụ ........................................................................ 13
1.2.1. Môi trường giáo dục; Mơi trường giáo dục an tồn, lành mạnh, thân
thiện ................................................................................................................. 13
1.2.2. Xây dựng mơi trường giáo dục an tồn, lành mạnh, thân thiện............ 14
1.2.3. Quản lý việc xây dựng mơi trường giáo dục an tồn, lành mạnh, thân
thiện ................................................................................................................. 14
1.2.4. Giải pháp quản lý việc xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành
mạnh, thân thiện .............................................................................................. 16
1.3. Xây dựng mơi trường giáo dục an tồn, lành mạnh, thân thiện trong
trường trung học phổ thông ............................................................................. 16
1.3.1. Đăc điểm sinh lý, tâm lý của học sinh trung học phổ thông ................. 16
1.3.2. Tầm quan trọng của việc xây dựng mơi trường giáo dục an tồn, lành
mạnh, thân thiện trong trường trung học phổ thông ....................................... 21


iv

1.3.3. Mục tiêu, nội dung xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh,
thân thiện trong trường trung học phổ thơng .................................................. 21
1.3.4. Các tiêu chí cơ bản đánh giá kết quả xây dựng mơi trường giáo dục an

tồn, lành mạnh, thân thiện trong trường trung học phổ thông ...................... 26
1.4. Quản lý việc xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân
thiện trong trường trung học phổ thông .......................................................... 28
1.4.1. Lập kế hoạch xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân
thiện trong trường trung học phổ thông .......................................................... 28
1.4.2. Tổ chức hiện kế hoạch xây dựng mơi trường giáo dục an tồn, lành
mạnh, thân thiện trong trường trung học phổ thông ....................................... 28
1.4.3. Chỉ đạo thực hiện kế hoạch xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành
mạnh, thân thiện trong trường trung học phổ thông ....................................... 29
1.4.4. Kiểm tra, đánh giá kết quả xây dựng mơi trường giáo dục dục an tồn,
lành mạnh, thân thiện ...................................................................................... 31
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý việc xây dựng môi trường giáo dục an
toàn, lành mạnh, thân thiện trong trường trung học phổ thông ........................ 32
1.5.1. Yếu tố chủ quan .................................................................................... 32
1.5.2. Yếu tố khách quan ................................................................................. 36
Kết luận chương 1 ........................................................................................... 37
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VIỆC XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG
GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THƠNG HUYỆN ĐỨC HỊA,
TỈNH LONG AN ............................................................................................ 38
2.1. Tổ chức nghiên cứu thực trạng ................................................................ 38
2.1.1. Mục đích khảo sát ................................................................................. 38
2.1.2. Nội dung khảo sát thực trạng ................................................................ 38
2.1.3. Đối tượng khảo sát và địa bàn khảo sát ................................................ 39
2.1.4. Phương pháp khảo sát ........................................................................... 39
2.2. Sơ lược về tình hình phát triển kinh tế - xã hội và giáo dục Trung học phổ
thơng của huyện Đức Hịa, tỉnh Long An ....................................................... 40
2.2.1. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội...................................................... 40
2.2.2. Tình hình giáo dục Trung học phổ thơng của huyện Đức Hoà............. 42



v

2.3. Thực trạng xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân
thiện ở các trường trung học phổ thơng huyện Đức Hịa, tỉnh Long An .... 43
2.3.1. Nhận thức của học sinh và giáo viên trung học phổ thông về tầm quan
trọng của môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện ở các trường
trung học phổ thơng huyện Đức Hịa tỉnh Long An ....................................... 43
2.3.2. Đánh giá của học sinh và giáo viên trung học phổ thơng về tính an tồn,
lành mạnh, thân thiện của mơi trường giáo dục ở các trường trung học phổ
thông huyện Đức Hòa tỉnh Long An ............................................................... 43
2.4. Thực trạng quản lý việc xây dựng mơi trường giáo dục an tồn, thân
thiện, lành mạnh ở các trường trung học phổ thông huyện Đức Hòa tỉnh Long
An .................................................................................................................... 52
2.4.1. Thực trạng lập kế hoạch xây dựng mơi trường giáo dục an tồn, thân
thiện, lành mạnh .............................................................................................. 52
2.4.2. Thực trạng tổ chức, chỉ đạo thực hiện các hoạt động xây dựng môi
trường giáo dục an toàn, thân thiện, lành mạnh .............................................. 53
2.4.3. Thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả xây dựng môi trường giáo dục an
toàn, thân thiện, lành mạnh ............................................................................. 54
2.4.4. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến việc xây dựng mơi trường giáo
dục an tồn, thân thiện, lành mạnh.................................................................. 55
2.5. Đánh giá chung về thực trạng .................................................................. 56
2.5.1. Hạn chế.................................................................................................. 57
2.5.2. Nguyên nhân ......................................................................................... 58
Kết luận chương 2 ........................................................................................... 59
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP QUẢN LÝ VIỆC XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG
GIÁO DỤC AN TOÀN, THÂN THIỆN, LÀNH MẠNH Ở TRƯỜNG
TRUNG HỌC PHỔ THƠNG HUYỆN ĐỨC HỊA TỈNH LONG AN ......... 60
3.1. Nguyên tắc đề xuất giải pháp ................................................................... 60
3.2. Một số giải pháp quản lý xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân

thiện, lành mạnh ở các trường trung học phổ thơng huyện Đức Hịa tỉnh Long
An .................................................................................................................... 61


vi

3.2.1. Tổ chức bồi dưỡng nhận thức, nâng cao năng lực cho các đối tượng có
liên quan về cơng tác xây dựng mơi trường giáo dục an tồn, lành mạnh, thân
thiên ................................................................................................................. 61
3.2.2. Chỉ đạo đưa nội dung xây dựng mơi trường giáo dục an tồn, lành
mạnh, thân thiện vào kế hoạch phát triển giáo dục của nhà trường................ 64
3.2.3. Xây dựng quy chế phân cấp và phối hợp quản lý việc xây dựng mơi
trường giáo dục an tồn, lành mạnh, thân thiện giữa các tổ chức, bộ phận, cá
nhân đối với từng lớp, các khu vực ................................................................. 67
3.2.4. Tham mưu, phối hợp chặt chẽ với các lực lượng ngoài nhà trường trong
xây dựng mơi trường giáo dục an tồn, lành mạnh, thân thiện ở các nhà
trường trung học phổ thông ............................................................................. 68
3.2.5. Chỉ đạo, giám sát và hỗ trợ các hoạt động xây dựng mơi trường giáo
dục an tồn, lành mạnh, thân thiện theo kế hoạch .......................................... 70
3.2.6. Kiểm tra, đánh giá khách quan việc xây dựng môi trường giáo dục và
làm tốt công tác thi đua, khen thưởng cho các tổ chức, bộ phận, cá nhân có
thành tích trong công tác quản lý .................................................................... 73
3.2.7. Mối quan hệ giữa các giải pháp ............................................................ 75
3.3. Thăm dị tính cần thiết, tính khả thi của các giải pháp đề xuất................ 76
3.3.1. Mục đích khảo nghiệm .......................................................................... 76
3.3.2. Nội dung và phương pháp khảo nghiệm ............................................... 76
3.3.3. Đối tượng khảo nghiệm......................................................................... 77
3.3.4. Kết quả khảo nghiệm ............................................................................ 78
Kết luận chương 3 ........................................................................................... 80
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 82

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 86
PHỤ LỤC ..................................................................................................... PL1


vii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

TT

Từ đầy đủ

Từ viết tắt

1.

CBGV

Cán bộ, giáo viên

2.

CBQL

Cán bộ quản lý

3.

CMHS


Cha mẹ học sinh

4.

CRS

Tổ chức Cứu trợ và Phát triển

5.

CSVC

Cơ sở vật chất

6.

ĐT

Đào tạo

7.

ĐTB

Điểm trung bình

8.

DTTS


Dân tộc thiểu số

9.

GD

Giáo dục

10.

GV

Giáo viên

11.

KT

Kinh tế

12.

KT-XH

Kinh tế - xã hội

13.

LLGD


Lực lượng giáo dục

14.

MT

Môi trường

15.

MTGD

Môi trường giáo duc

16.

QL

Quản lý

17.

THCS

Trung học cơ sở

18.

UNICEF


Quỹ Nhi Đồng Liên Hiệp Quốc

19.

XH

Xã hội


viii

DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Đối tượng khảo sát ........................................................................... 39
Bảng 2.2. Nhận thức về tầm quan trọng của môi trường giáo dục an toàn, lành
mạnh, thân thiện ở các trường trung học phổ thông ........................ 43
Bảng 2.3. Kết quả khảo sát CBQL và GV về cơ sở vật chất ........................... 44
Bảng 2.4. Kết quả khảo sát ý thức, thái độ tích cực tham gia hoạt động và học
tập của CBQL, GV ........................................................................... 46
Bảng 2.5. Kết quả khảo sát ý thức trách nhiệm của CBQL, giáo viên, nhân
viên về thực hiện chuẩn mực và giá trị cốt lõi của nhà trường........ 47
Bảng 2.6. Kết quả khảo sát mối quan hệ giữa các thành viên trong tập thể nhà
trường; giữa GV-HS ........................................................................ 48
Bảng 2.7. Kết quả khảo sát CBQL và GV về hoạt động xây dựng mơi trường
giáo dục an tồn, lành mạnh, thân thiện .......................................... 49
Bảng 2.8. Kết quả khảo sát học sinh về nhận định mơi trường giáo dục an
tồn, lành mạnh, thân thiện .............................................................. 50
Bảng 2.9. Kết quả khảo sát CBQL và GV về lập kế hoạch xây dựng mơi
trường giáo dục an tồn, thân thiện, lành mạnh............................... 52
Bảng 2.10. Kết quả khảo sát CBQL và GV về tổ chức, chỉ đạo thực hiện các

hoạt động môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, lành mạnh ...... 53
Bảng 2.11. Kết quả khảo sát CBQL và GV về kiểm tra, đánh giá kết quả việc
xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, lành mạnh ....... 54
Bảng 2.12. Kết quả khảo sát CBQL và GV về các yếu tố ảnh hưởng đến việc
xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, lành mạnh ....... 55
Bảng 3.1. Đối tượng khảo sát ........................................................................... 77
Bảng 3.2. Kết quả khảo sát tính cần thiết của các giải pháp ............................ 78
Bảng 3.3. Kết quả khảo sát tính khả thi của các giải pháp .............................. 79


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm, chăm lo đến sự nghiệp giáo dục,
đào tạo. Đại hội đại biểu Đảng cộng sản Việt Nam toàn quốc lần thứ VI đã
xác định “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu”. Đại hội đại biểu Đảng
cộng sản Việt Nam toàn quốc lần thứ IX tiếp tục khẳng định vị trí “Quốc sách
hàng đầu” của giáo dục đào tạo và “Phát triển giáo dục, đào tạo là một trong
những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố;
là điều kiện để phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản để phát triển xã
hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”. Đại hội Đảng lần thứ XII xác
định: “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo theo hướng mở, hội
nhập, xây dựng xã hội học tập, phát triển toàn diện năng lực, thể chất, nhân
cách, đạo đức, lối sống, ý thức tôn trọng pháp luật và trách nhiệm công dân...”
Vào ngày 20/02/1990, Việt Nam là nước đầu tiên ở châu Á và là nước
thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em. Ngay sau
ký cam kết, Nhà nước ta đã ban hành một hệ thống các văn bản pháp luật
cũng như xây dựng hệ thống tổ chức bộ máy từ trung ương đến cơ sở bảo đảm
cho sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em được thực hiện ngày càng

có hiệu quả. Năm 2016 Luật trẻ em được ban hành thay thế Luật bảo vệ,
chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 với mục đích tạo khn khổ pháp lý.
Có thể nhận thấy Luật Trẻ em 2016 đã tạo ra hành lang pháp lý quan trọng
cho cơng tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, thúc đẩy việc thực hiện
ngày càng tốt hơn những quyền cơ bản của trẻ em mà Việt Nam là một trong
các quốc gia phê chuẩn Công ước về Quyền trẻ em của Liên hợp quốc. Để
thực hiện Luật trẻ em trong lĩnh vực giáo dục, ngày 17/7/2017 Chính phủ ban
hành Nghị định 80/2017/NĐ-CP quy định về mơi trường giáo dục an tồn,
lành mạnh, thân thiện, phịng, chống bạo lực học đường.


2

Qua nghiên cứu lý luận cho thấy: Muốn nâng cao chất lượng giáo dục
tồn diện cho người học phải có mơi trường giáo dục tích cực đảm bảo các
đặc tính cơ bản: an toàn, thân thiện, lành mạnh. Xây dựng mơi trường giáo
dục tích cực là trách nhiệm khơng chỉ của nhà trường mà của cả gia đình,
cộng đồng và xã hội. Trong bối cảnh Hội nhập, Việt Nam có sự phát triển
mạnh mẽ và tích cực về kinh tế, văn hóa, xã hội... Tuy nhiên, sự mở cửa mạnh
mẽ, cùng với sự phát triển nóng của nền kinh tế cũng tạo ra những ảnh hưởng
tiêu cực đến giáo dục thế hệ trẻ. Chưa có giai đoạn nào mà thế hệ trẻ lại chịu
tác động đan xen cùng một lúc giữa cái tốt và cái xấu, giữa cái thiện và cái ác,
giữa giá trị tinh thần và vật chất,... như hiện nay, vì vậy, nếu thiếu hệ thống
phẩm chất và năng lực được hình thành chắc chắn trong mơi trường giáo dục
an tồn, thân thiện, lành mạnh thì thanh thiếu niên rất dễ bị chao đảo trước
những cám dỗ của cuộc sống.
Huyện Đức Hịa, tỉnh Long An có sự phát triển kinh tế mạnh mẽ với
nhiều khu/cụm công nghiệp. Dân số đông và yêu cầu xã hội ngày càng cao
đối với giáo dục học sinh các cấp. Được sự chỉ đạo sát sao của tổ chức Đảng,
chính quyền các cấp nên giáo dục của địa phương đạt những thành công nhất

định, tuy nhiên, chất lượng giáo dục chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển
KT, XH của huyện nhà. Một trong những nguyên nhân cơ bản là do thiếu nhất
quán trong mơi trường giáo dục ở nhà trường, gia đình, cộng đồng; ở từng nhà
trường phổ thơng vẫn cịn nhiều bất cập về cơ sở vật chất, hoạt động giáo dục,
yếu về văn hóa giao tiếp… làm cho mơi trường giáo dục ở từng nhà trường
chưa hỗ trợ tích cực cho dạy học và giáo dục phát triển toàn diện của học
sinh...Rất cần có những nghiên cứu đánh giá đúng thực trạng và đề xuất được
các giải pháp xây dựng mơi trường giáo dục đảm bảo an tồn, lành mạnh,
thân thiện trong các nhà trường phổ thông.


3

Từ những lý do trên, bản thân là CBQL của cơ sở giáo dục, tôi đã lựa
chọn đề tài nghiên cứu: “Quản lý việc xây dựng môi trường giáo dục an
toàn, lành mạnh, thân thiện ở trường trung học phổ thơng huyện Đức Hịa,
tỉnh Long An”.
2. Mục đích nghiên cứu
Xác định một số giải pháp quản lý việc xây dựng mơi trường giáo dục
an tồn, lành mạnh, thân thiện ở các trường trung học phổ thơng huyện Đức
Hịa tỉnh Long An, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông của
huyện nhà.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Vấn đề quản lý xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân
thiện ở trường trung học phổ thông.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Giải pháp quản lý việc xây dựng mơi trường giáo dục an tồn, lành
mạnh, thân thiện ở các trường trung học phổ thông huyện Đức Hòa tỉnh
Long An.

4. Giả thuyết khoa học
Nếu đề xuất và thực hiện được các giải pháp quản lý có cơ sở khoa
học, phù hợp với thực tiễn và có tính khả thi thì sẽ xây dựng thành cơng
mơi trường giáo dục an toàn, thân thiện, lành mạnh ở các trường THPT
huyện Đức Hịa, tỉnh Long An, góp phần tích cực đến chất lượng giáo dục
tồn diện học sinh.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của quản lý việc xây dựng môi trường
giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện ở trường trung học phổ thông.


4

5.2. Nghiên cứu thực trạng quản lý việc xây dựng mơi trường giáo dục
an tồn, lành mạnh, thân thiện ở các trường trung học phổ thơng huyện Đức
Hịa tỉnh Long An.
5.3. Đề xuất một số giải pháp quản lý việc xây dựng mơi trường giáo
dục an tồn, lành mạnh, thân thiện ở các trường trung học phổ thơng huyện
Đức Hịa tỉnh Long An.
6. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Chủ thể quản lý trong đề tài: Hiệu trưởng các trường THPT huyện
Đức Hòa tỉnh Long An
- Các trường THPT được chọn khảo sát, đó là: Trường THPT Đức Hịa,
Trường THPT Hậu Nghĩa, Trường THPT Võ Văn Tần
- Thời gian khảo sát thực trạng và thăm dò ý kiến đánh giá về các giải
pháp được đề xuất năm học 2017-2018.
7. Phương pháp nghiên cứu
Quá trình thực hiện đề tài tác giả sử dụng và kết hợp các nhóm phương
pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Đề tài sử dụng các phương pháp: Phân tích - tổng hợp, phân loại hệ thống hóa, khái qt hố các nội dung lý luận trong các tài liệu có liên
quan để xây dựng khung lý luận phục vụ nghiên cứu đề tài.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
7.3. Phương pháp xử lý thông tin
Xử lý bằng thống kê toán học, phần mềm tin học trong nghiên cứu
đề tài


5

8. Đóng góp của luận văn
Luận văn góp phần làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý việc
xây dựng mơi trường giáo dục an tồn, lành mạnh, thân thiện ở trường trung
học phổ thông huyện Đức Hịa, tỉnh Long An, từ đó đề xuất các giải pháp
quản lý nhằm đảm bảo tốt hơn môi trường giáo dục ở cả 3 đặc tính: an tồn,
lành mạnh, thân thiện, tạo điều kiện nâng cao chất lượng dạy học.
9. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục,
nội dung của luận văn được cấu trúc thành 3 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận của quản lý việc xây dựng mơi trường giáo
dục an tồn, lành mạnh, thân thiện ở trường trung học phổ
thông
Chương 2: Thực trạng quản lý việc xây dựng môi trường giáo dục ở
các trường trung học phổ thơng huyện Đức Hịa, tỉnh Long
An
Chương 3: Giải pháp quản lý việc xây dựng mơi trường giáo dục an
tồn, lành mạnh, thân thiện ở các trường trung học phổ

thông huyện Đức Hòa tỉnh, Long An.


6

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ VIỆC XÂY DỰNG MƠI TRƯỜNG
GIÁO DỤC AN TỒN, LÀNH MẠNH, THÂN THIỆN
Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Các nghiên cứu về xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành
mạnh, thân thiện ở trường trung học phổ thơng
Các nghiên cứu đều đề cao vai trị của MTGD đối với thành tích học
tập và sự phát triển của trẻ em, cho rằng, rất cần thiết phải xây dựng MTGD
tốt cho mọi trẻ em. “Môi trường giáo dục an tồn và tích cực giúp tối ưu hóa
sự tương tác giữa người học và GV, có thể có ảnh hưởng to lớn đến học tập
cho tất cả người học” (Timothy C. Clapper, 2010) [[20], tr.34]. “Các nhà giáo
dục ở các trường dành cho HS nghèo mà có thành tích cao đã từ lâu thừa nhận
tầm quan trọng của việc cung cấp một môi trường học đường và trường học
lành mạnh, an toàn và hỗ trợ” (William H. Parrett, Kathleen M. Budge, 2012)
[[20], tr.32].
Các nguyên tắc xây dựng MTGD an tồn, thân thiện theo UNICEF
(2006) đó là: [[20], tr.45]
(a) Bắt đầu từ đứa trẻ: mỗi đứa trẻ cần được xem xét một cách rõ ràng,
đầy đủ về đặc điểm, nhu cầu, Tình trạng sức khoẻ và dinh dưỡng cũng như
bất kỳ áp lực nào từ sự phân biệt như giới tính, tơn giáo, tình trạng kinh tế.
(b) Sự khỏe mạnh của trẻ em: Trường học không thể đảm bảo sức khoẻ
của trẻ những cũng không nên làm sức khỏe của người học xấu đi. Môi
trường học tập không lành mạnh và khơng an tồn sẽ dẫn đến những tổn
thương và bệnh tật. Vì vậy, cần cung cấp nước sạch và các phòng vệ sinh phù

hợp là bước cơ bản đầu tiên trong q trình tạo ra mơi trường học tập lành


7

mạnh, thân thiện với trẻ em. Các yếu tố quan trọng khác gồm thiết lập và thực
thi các quy tắc trong mơi trường học tập: khơng có ma túy, rượu và thuốc lá,
loại bỏ tiếp xúc với vật liệu độc hại, cung cấp đủ số lượng ghế được thiết kế
tiện dụng, ánh sáng đầy đủ, cơ hội luyện tập thể chất và giải trí, và đảm bảo
thiết bị trợ giúp, các điều kiện thích hợp cho việc cho ăn học đường, các can
thiệp liên quan đến sức khoẻ khác như tẩy giun, bổ sung vi chất dinh dưỡng,
phòng ngừa sốt rét…
(c) An toàn cho trẻ: cơ sở vật chất trường học phải đảm bảo ở vị trí an
tồn cho trẻ, đảm bảo điện lưới trường học Môi trường cần thiết kế để đáp
ứng nhu cầu cơ bản của trẻ: cần cung cấp nước sạch để uống và rửa tay, và
đưa giới tính vào hệ thống bằng cách có riêng biệt nhà vệ sinh cho nam và nữ.
Trường phải xác định và loại bỏ nguyên nhân gây thương tích trong trường
học và đảm bảo rằng các thiết bị hỗ trợ trường hợp khẩn cấp phải ln được
duy trì và sẵn sàng, có quy trình xử lý các trường hợp khẩn cấp và thực hành
ứng phó khẩn cấp. Sự thân thiện trong trường học được thúc đầy thông qua sự
tham gia của trẻ vào các hoạt động chung làm cho trường sạch đẹp thân thiện
hơn và duy trì bền vững chúng.
(d) Bảo vệ trẻ em: là môi trường mà trẻ không bị đe dọa hoặc khiến trẻ
khơng cảm thấy được chào đón. Mơi trường thân thiện, bảo vệkhơng chỉ có
lợi cho học tập mà trẻ có thể chơi và tương tác lành mạnh. Các hành vi quấy
rối và phản xã hội, lạm dụng, bắt nạt, bóc lột tình dục phải bị loại bỏ. Trẻ cần
được bảo vệ ngay ở nhà, trên đường đến trường. Giáo viên và phụ huynh can
thiệp, giải quyết các tình huống này bao gồm kỷ luật khơng bạo lực cũng như
thiết lập và thực thi các quy tắc hành vi bảo vệ trẻ em khỏi quấy rối tình dục,
lạm dụng, bạo lực, bắt nạt, trừng phạt thể xác, kỳ thị, phân biệt đối xử. Chú ý

đến các nhóm trẻ có hồn cảnh khó khăn như: trẻ đường phố, trẻ lao động


8

sớm, trẻ em DTTS, trẻ em di cư,… Đặc biệt chú ý tới trẻ mồ côi, trẻ bị tổn
thương do HIV.
UNICEF đồng thời cũng rất quan tâm đến việc làm thế nào để đánh giá
được một nhà trường là thân thiện hay không. Tài liệu hướng dẫn cho các nhà
quản lý chương trình (UNICEF, 2006) [[20], tr.40] đã chỉ ra 5 khía cạnh cụ
thể của trường học thân thiện cần phải tiến hành đánh giá, đó là: sự hịa nhập;
tính hiệu quả; sức khỏe, sự an toàn và bảo vệ; sự thân thiện về giới; sự tham
gia của học sinh, gia đình và cộng đồng.
Ngồi ra, CRS (2010) nêu rõ mơi trường thân thiện cũng cần là mơi
trường hồ nhập theo đó mọi trẻ em có thể thấy bản thân mình, gia đình và
văn hố của cộng đồng mình ở trong các chương trình học, sách giáo khoa,
tranh ảnh và tất cả các học liệu mà các em tiếp cận. Trong mơi trường này,
các em có cảm giác thân thuộc và tự hào về văn hoá và cội nguồn của dân tộc
mình. Điều này sẽ giúp các phát triển và hình thành “cái tơi” và lịng “tự tơn”,
tự tin trong các quan hệ và giao tiếp xã hội.Trong “Bộ công cụ Hướng dẫn
xây dựng các mối quan hệ tôn trọng, bình đẳng trong trường học” (Unesco,
Unicef, Ungei, Plan, UN, Unite phối hợp xây dựng, 2016) đặc biệt nhấn mạnh
đến các hoạt động giáo dục được tổ chức nhằm giúp nâng cao kiến thức và
quan điểm tích cực, kĩ năng của người học liên quan đến xây dựng quan hệ
công bằng, không bạo lực trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau. Các hoạt động được
thiết kế có mối quan hệ logic: (1) Cung cấp từ ngữ và khái niệm; (2) Cung cấp
kiến thức và khuyến khích tư duy phản biện về cấu trúc giới; (3) Tăng cường
thái độ trợ giúp xã hội; (4) Khuyến khích học sinh hành động; (5) Ủng hộ sự
trao quyền xã hội; (6) Phát triển kĩ năng và chiến lược. [[20], tr.29-35]
Tài liệu Strategies for Creating a Safe and Supportive Learning

Environment, (www.cee.ucdavis.edu © Regents of the University of
California) bàn về cách tạo ra môi trường lớp học lành mạnh, thân thiện đó là:


9

- Hướng dẫn và đưa ra quy định cụ thể trong các buổi thảo luận trong
lớp học.
- Giải thích cho học sinh cách việc trình bày quan điểm và đánh giá
người khác một cách hợp tác, tích cực.
- Tạo điều kiện cho tương tác trong lớp học.
- Cung cấp các cơ hội cho học sinh chia sẻ ý tưởng và tham gia theo
nhiều cách (Thảo luận nhóm nhỏ, nhóm lớn).
- Không phải tất cả học sinh cảm thấy thoải mái khi tham gia thảo luận
tồn bộ lớp học, vì vậy hãy cân nhắc việc trao đổi và tham gia cần thiết của
GV với học sinh trong những tình huống cụ thể.
Các hoạt động để xây dựng MTGD thân thiện trong lớp học
Đề cập đến chủ đề xây dựng môi trường dạy và học hiệu quả, nghiên
cứu của OECD (2009) dựa trên các kết quả của Khảo sát quốc tế về dạy và
học (TALIS) chỉ ra những khía cạnh cần tập trung, đó là con người (GV và
CBQL) và hoạt động sư phạm, gồm: bồi dưỡng chuyên môn cho GV; niềm tin
và thái độ của GV; đánh giá và phản hồi đối với GV; đánh giá của nhà
trường; thực tiễn giảng dạy; sự lãnh đạo và phong cách quản lý của trường; và
môi trường kỉ luật của lớp học.
Các hoạt động để xây dựng MTGD an toàn trong lớp học được một số
nhà nghiên cứu (Spencer J. Salend, 2011) nêu ra, đó là: (1) Đồng ý/ thống
nhất các quy tắc và thủ tục trong tương lai; (2) Sử dụng các dịch vụ và can
thiệp dựa vào cộng đồng và trường học; (3) Tạo ra một môi trường học tập
ấm áp, an tồn và có sự hỗ trợ của cộng đồng; (4) Hiểu và giải quyết sự đa
dạng của trẻ; (5) Cung cấp một chương trình giảng dạy tương tác có ý nghĩa

và một loạt các chiến lược giảng dạy cá nhân; (6) Dạy kỹ năng xã hội và tự


10

chủ; (7) Đánh giá tác động của hệ thống đối với người học, nhà giáo dục, gia
đình và cộng đồng và sửa đổi nó dựa trên những dữ liệu này.
1.1.2. Các nghiên cứu về quản lý xây dựng môi trường giáo dục an
toàn, lành mạnh, thân thiện ở trường trung học phổ thông
Trong những năm gần đây, quan điểm về đổi mới, phát triển Giáo dục
và Đào tạo đã được Đảng ta đề ra từ Đại hội toàn quốc lần thứ VI và ngày
càng cụ thể, hoàn thiện để sát hợp với thực tiễn và tiếp tục được khẳng định
trong báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng tồn quốc lần thứ XI (2011). Ngày
14/05/2011 Bộ Chính trị khóa XI ban hành chỉ thị số 03-CT/TW về tiếp tục
đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Một
trong những nội dung chủ yếu của Chỉ thị đó là “Coi trọng việc giáo dục đạo
đức, lối sống cho thế hệ trẻ” [[19], tr.2]. Phong trào “Xây dựng trường học
thân thiện, học sinh tích cực” được phát động vào đầu năm học 2008-2009
của Bộ GD&ĐT (Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT, ngày 22/7/2008). Ban chấp
hành trung ương khóa VII đã khẳng định văn hóa là nền tảng tinh thần của xã
hội, thể hiện tầm cao và chiều sâu về trình độ phát triển của một dân tộc, là sự
kết tinh những giá trị tốt đẹp trong quan hệ giữa người với người, với xã hội
và với thiên nhiên. Đây là một trong những bước đi đầu tiên tiếp cận hiện đại
trong giáo dục, đó là xây dựng văn hóa nhà trường, vì vậy quản lý xây dựng
mơi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện ở nhà trường được nhiều
tác giả quan tâm nghiên cứu với nhiều khía cạnh khác nhau:
* Quản lý văn hóa nhà trường:
(1) Phạm Quang Hn (2007), Văn hóa tổ chức, hình thái cốt của văn
hóa nhà trường, Kỷ yếu Hội thảo VH học đường do Viện NCSP, Trường Đại
học Sư phạm Hà Nội. [24]



11

(2) Lê Thị Ngỗn (2009), Xây dựng văn hóa nhà trường Cao đẳng
Công nghiệp Nam Định, Luận văn Thạc sĩ khoa học QLGD, Đại học Thái
Nguyên[29]
(3) Nguyễn Thị Minh Nguyệt (2011), Văn hóa nhà trường và xây dựng
văn hóa nhà trường nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, Kỷ yếu Hội thảo
“Khoa học trẻ” khoa Quản lý giáo dục, trường Đại học Sư phạm Hà Nội[30]
(4) Hứa Thị Hoàn (2012), Biện pháp quản lý xây dựng văn hóa nhà
trường của Hiệu trưởng các trường trung học phổ thông huyện Văn Quan, tỉnh
Lạng Sơn, Luận văn Thạc sĩ khoa học QLGD, Đại học Sư phạm Hà Nội[23]
- Nguyễn Thị Lan Anh (2012), Biện pháp xây dựng văn hóa nhà trường
của hiệu trưởng các trường trung học cơ sở huyện Thanh Thủy tỉnh Phú Thọ,
Luận văn Thạc sĩ khoa học QLGD, Đại học Sư phạm Hà Nội. [1]
* Quản lý xây dựng tập thể sư phạm tích cực gồm các đề tài:
(1) Luận văn thạc sĩ của tác giả Lê Thị Ái Liên với đề tài “Xây dựng
mơi trường sư phạm tích cực để phát triển đội ngũ giảng viên chuyên ngành ở
các trường đại học Sân khấu - Điện ảnh”; Trường Đại học Sân khấu - Điện
ảnh Thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn đã đề cập và phân tích rõ tầm quan
trọng, tình hình thực tiễn, những khó khăn và hạn chế cũng như tính đặc thù
của việc phát triển đội ngũ giảng viên chuyên ngành tại các trường đại học
Sân khấu - Điện ảnh. Qua đó, đề xuất một số giải pháp chủ yếu trong việc xây
dựng môi trường sư phạm tích cực để phát triển đội ngũ giảng viên chuyên
ngành ở các cơ sở đào tạo về sân khấu - điện ảnh. [27]
(2) Tác giả Dương Đức Tân với đề tài “Những biện pháp quản lý của
hiệu trưởng đối với việc xây dựng tập thể sư phạm tích cực ở các trường trung
học phổ thông tỉnh Quảng Ngãi” đã bước đầu xây dựng được một số biện
pháp có tính khả thi cho các trường phổ thơng của tỉnh Quảng Ngãi. [38]



12

(3) Tác giả Đỗ Thị Thu Hiền với luận văn Thạc sĩ chuyên ngành quản
lý giáo dục về “Biện pháp xây dựng tập thể sư phạm tích cực tại trường Đại
học thể dục thể thao Đà Nẵng” đã làm rõ, phân tích, đánh giá thực trạng xây
dựng tập thể sư phạm hiện nay ở trường Đại học Thể dục Thể thao Đà Nẵng,
qua đó đề xuất các biện pháp quản lý cơng tác xây dựng tập thể sư phạm tích
cực nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của trường Đại học Thể dục
Thể thao Đà Nẵng. [21]
* Quản lý xây dựng môi trường giáo dục thân thiện
(1) Tác giả Hà Thu Hiền (2011) với đề tài “Biện pháp quản lý xây dựng
trường học thân thiện" của hiệu trưởng trường Trung học cơ sở Quận Đống
Đa - Hà Nội”. Trong luận văn, tác giả đã xác định cơ sở lý luận của Quản lý
xây dựng trường học thân thiện; Khảo sát, đánh giá thực trạng nhận thức và
việc làm của cán bộ quản lý trường và giáo viên về việc xây dựng trường học
thân thiện và quản lý việc xây dựng trường học thân thiện ở Quận Đống Đa,
Hà Nội. Đề xuất những biện pháp Quản lý xây dựng trường học thân thiện
của Hiệu trưởng trường THCS[22]
(2) Tác giả Trần Thị Loan với đề tài “Giải pháp quản lý xây dựng môi
trường thân thiện trong các trường tiểu học ở quận Ngũ Hành Sơn, thành phố
Đà Nẵng”. Luận văn đã trình bày cơ sở lý luận, thực trạng và giải pháp quản
lý xây dựng môi trường thân thiện trong các trường tiểu học mang tính cần
thiết và khả thi cao. [28]
(3) Tác giả Đinh Ngọc Thông với đề tài “Giải pháp quản lý xây dựng
môi trường giáo dục lành mạnh ở các trường phổ thông thành phố Bắc
Giang”. Qua luận văn, tác giả đã nêu bật được thực trạng hiện nay và đề xuất
các giải pháp quản lý xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh ở các trường
phổ thông Bắc Giang. [40]



13

Nhìn chung vẫn chưa có đề tài nào đi sâu vào quản lý việc xây dựng
môi trường giáo dục an tồn, lành mạnh, thân thiện ở trường trung học phổ
thơng. Đề tài của tác giả thực hiện có sự kế thừa và phát triển từ kết quả
nghiên cứu của các đề tài trước có liên quan.
1.2. Một số khái niệm công cụ
1.2.1. Môi trường giáo dục; Môi trường giáo dục an toàn, lành
mạnh, thân thiện
Theo Nghị định 80/ NĐ-CP “Quy định về Mơi trường giáo dục an tồn,
lành mạnh, thân thiện và phòng chống Bạo lực học đường” của Thủ tướng
Chính phủ ký ban hành ngày 7/7/2017[17], thì:
- Mơi trường giáo dục là tất cả các điều kiện về vật chất và tinh thần
có ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục, học tập, rèn luyện và phát triển của
người học.
- Mơi trường giáo dục an tồn là mơi trường giáo dục mà người học
được bảo vệ, không bị tổn hại về thể chất và tinh thần.
- Môi trường giáo dục lành mạnh là mơi trường giáo dục khơng có tệ
nạn xã hội, không bạo lực; người học, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên có
lối sống lành mạnh, ứng xử văn hóa.
- Mơi trường giáo dục thân thiện là môi trường giáo dục mà người học
được tôn trọng, đối xử cơng bằng, bình đẳng và nhân ái; được phát huy dân
chủ và tạo điều kiện để phát triển phẩm chất và năng lực.
Như vậy, môi trường giáo dục an tồn, lành mạnh, thân thiện có thể coi
là tất cả các điều kiện về vật chất và tinh thần trong mơi trường ở trường, lớp
đảm bảo an tồn về thể chất và tinh thần, khuyến khích và tạo cơ hội cho
người học tham gia tích cực vào các hoạt động giáo dục, học tập, rèn luyện và
hỗ trợ người học phát triển theo nhu cầu, hứng thú và khả năng của bản thân.



14

1.2.2. Xây dựng mơi trường giáo dục an tồn, lành mạnh, thân thiện
Xây dựng là một quy trình thiết kế và thi công nên các cơ sở hạ tầng
hoặc công trình, nhà ở. Hoạt động xây dựng khác với hoạt động sản xuất ở
chỗ sản xuất tạo một lượng lớn sản phẩm với những chi tiết giống nhau, còn
xây dựng nhắm tới những sản phẩm tại những địa điểm dành cho từng đối
tượng khách hàng riêng biệt
Xây dựng môi trường giáo dục an tồn, lành mạnh, thân thiện là q
trình thiết kế và thực hiện các hoạt động nhằm tạo ra một mơi trường giáo
dục an tồn, lành mạnh, thân thiện, đáp ứng tốt nhu cầu và khả năng khác
nhau của người học, góp phần tích cực vào nâng cao chất lượng toàn diện
cho học sinh.
1.2.3. Quản lý việc xây dựng mơi trường giáo dục an tồn, lành
mạnh, thân thiện
1.2.3.1. Quản lý
QL là một khái niệm rất rộng, nó được sử dụng trong nhiều lĩnh vực
hoạt động xã hội khác nhau. Do đó khi nói về QL, các nhà khoa học đã có
nhiều khái niệm khác nhau và tư tưởng QL cũng khác nhau.
Theo Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngơn ngữ học (2004) thì: “QL là
trơng coi, giữ gìn theo những yêu cầu nhất định. Là tổ chức và điều khiển các
hoạt động theo những điều kiện nhất định” [[21], tr.772].
Tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2010) cho rằng:
“QL là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các
hoạt động (chức năng) kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo (lãnh đạo) và kiểm
tra” [[11], tr.9].
Theo tác giả Trần Kiểm (2003) thì: “QL là nhằm phối hợp nỗ lực của
nhiều người, sao cho mục tiêu của từng cá nhân biến thành những thành tựu

của xã hội. QL là những tác động của chủ thể QL trong việc huy động, phát


15

huy, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, phối hợp các nguồn lực (nhân lực, vật lực,
tài lực) trong và ngoài tổ chức (chủ yếu là nội lực) một cách tối ưu nhằm đạt
mục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất” [[20], tr.15].
Còn theo tác giả Đặng Quốc Bảo thì: “QL là một quá trình tác động
gây ảnh hưởng của chủ thể QL đến khách thể QL nhằm đạt được mục tiêu
chung” [[4], tr.176].
Trên cơ sở đó, ta có thể đi đến một quan điểm chung về QL như sau:
“Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý đến
đối tượng quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực, các thời cơ
của tổ chức để đạt được mục tiêu đề ra”.
1.2.3.1. Quản lý việc xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành
mạnh, thân thiện
Quản lý việc xây dựng mơi trường giáo dục an tồn, lành mạnh, thân
thiện là hệ thống tác động có hướng đích của chủ thể quản lý (Hiệu trưởng
nhà trường) đến các cá nhân, tổ chức, các mối quan hệ và các hoạt động trong
nhà trường thông qua việc thực hiện các chức năng quản lý nhằm thực hiện
thành công mục tiêu xây dựng mơi trường giáo dục an tồn, lành mạnh, thân
thiện, góp phần tích cực vào nâng cao chất lượng giáo dục tồn diện cho học
sinh phổ thơng.
Quản lý xây dựng mơi trường giáo dục an tồn, lành mạnh, thân thiện
địi hỏi người quản lý nhà trường phải thực hiện đầy đủ các chức năng cơ bản
của quản lý đối với vấn đề xây dựng mơi trường giáo dục, đó là:
+ Phải có kế hoạch cụ thể về xây dựng mơi trường giáo dục an toàn,
lành mạnh, thân thiện.
+ Tổ chức huy động được đông đảo các lực lượng tham gia xây dựng

mơi trường giáo dục an tồn, lành mạnh, thân thiện.


×