Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Quản lý hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ ở trường mầm non quận 6, thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 109 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

QUÁCH THỊ THU NGA

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC TRẺ
Ở TRƯỜNG MẦM NON QUẬN 6,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Nghệ An, 2018
i


BỘGIÁO
GIÁODỤC
DỤCVÀ
VÀĐÀO
ĐÀOTẠO
TẠO
BỘ
TRƯỜNGĐẠI
ĐẠIHỌC
HỌCVINH
VINH
TRƯỜNG

QUÁCH THỊ THU NGA
QUÁCH THỊ THU NGA


LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC TRẺ
Ở TRƯỜNG
MẦM NON
QUẬN
6, DỤC TRẺ
QUẢN LÝ HOẠT
ĐỘNG CHĂM
SĨC VÀ
GIÁO
THÀNH PHỐ
HỒ
CHÍQUẬN
MINH6,
Ở TRƯỜNG
MẦM
NON
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chun ngành: Quản lí Giáo dục
Mã số:Quản
8140114
Chun ngành:
lí Giáo dục
Mã số: 8140114
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn: PGS. TS. Nguyễn Đình Nhâm

Nghệ An, 2018
Người hướng dẫn: PGS. TS. Nguyễn Đình Nhâm


Nghệ An, 2018
ii


LỜI CAM ĐOAN

Tôi tên: QUÁCH THỊ THU NGA
Là học viên lớp cao học Quản lý giáo dục, khóa 24
Trường Đại học Vinh
Tơi cam đoan:
Những kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là cơng trình
của riêng tơi và được sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Nguyễn Đình
Nhâm.
Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa
cơng bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây.
Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận
xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ
trong phần tài liệu tham khảo.
Ngồi ra, trong luận văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng
như số liệu của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chú
thích nguồn gốc.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nội dung luận văn của mình.

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2018
Tác giả luận văn

Quách Thị Thu Nga

iii



LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã
nhận được sự quan tâm, khích lệ từ q thầy cơ, đồng nghiệp, bạn bè và
người thân. Tôi xin chân thành cảm ơn:
- PGS.TS Nguyễn Đình Nhâm – người Thầy, người hướng dẫn khoa
học đã tận tâm chỉ dẫn chu đáo và giúp đỡ trong suốt q trình nghiên cứu,
thực hiện và hồn thành luận văn;
- Ban giám hiệu Trường Đại học Vinh, Khoa liên kết sau Đại học
trường Đại học Công nghiệp Long An;
- Ban giám hiệu, đồng nghiệp Trường Mầm non Rạng Đông 5 Quận 6
đã nhiệt tình tạo điều kiện thuận lợi giúp tơi hồn thành nhiệm vụ học tập,
nghiên cứu;
- Xin ghi nhận sự động viên, chia sẻ những khó khăn trong quá trình
học tập của các bạn học viên Cao học – Chuyên ngành Quản lý giáo dục –
Khóa 24;
- Mặc dù bản thân đã hết sức cố gắng, nhưng bản luận văn chắc chắn
khơng tránh khỏi những thiếu sót. Tơi kính mong nhận được sự chỉ dẫn, góp ý
và giúp đỡ của Q thầy cơ giáo.

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2018
Tác giả luận văn

Quách Thị Thu Nga

iv


1


MỤC LỤC
- Trang bìa ............................................................................................................... i
- Trang phụ bìa ...................................................................................................... ii
- Lời cam đoan .................................................................................................... iii
- Lời cảm ơn ......................................................................................................... iv
- Mục lục ................................................................................................................ 1
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 4

1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................. 4
2. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 5
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu .............................................................. 5
3.1. Khách thể nghiên cứu ............................................................................... 5
3.2. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................. 5
4. Giả thuyết khoa học ......................................................................................... 5
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................................... 5
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề quản lý hoạt động chăm sóc
và giáo dục trẻ ở trường mầm non ................................................................ 5
5.2. Khảo sát thực trạng quản lý hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ ở
trường mầm non Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh .................................. 6
5.3. Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ
ở trường mầm non Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh ............................... 6
6. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 6
6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận ................................................... 6
6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn ................................................ 6
6.3. Phương pháp thống kê toán học ................................................................. 6
7. Đóng góp mới của luận văn ........................................................................... 6
7.1. Về mặt lý luận ........................................................................................... 6
7.2. Về mặt thực tiễn ........................................................................................ 7



2

8. Cấu trúc của luận văn ...................................................................................... 7
CHƯƠNG 1 ........................................................................................................... 8
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .......................................................................... 8
1.2. Một số khái niệm cơ bản ............................................................................ 10
1.3. Hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ ở trường mầm non ..................... 14
1.4. Quản lý hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non ....................... 22
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ . 29
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ....................................................................................... 30
CHƯƠNG 2 ............................................................................................................... 31
2.1. Khái quát chung về khảo sát thực trạng .................................................. 31
2.2. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và giáo dục Quận 6,
Thành phố Hồ Chí Minh ................................................................................... 32
2.3. Thực trạng hoạt động trẻ mầm non Quận 6 ............................................ 39
2.4. Thực trạng quản lý hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non Quận 6.. 53
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ................................................................................................ 63
CHƯƠNG 3 ......................................................................................................................... 64
3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc và giáo
dục trẻ ở trường mầm non Quận 6 .......................................................................... 64
3.2. Một số biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ ở trường
mầm non Quận 6 .......................................................................................................... 65
3.3. Khảo sát sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất ........ 87
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ...................................................................................... 89
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................... 91
1. Kết luận ............................................................................................................ 91
2. Kiến nghị ......................................................................................................... 92
2.1. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh ............ 92
2.2. Đối với Ủy ban nhân dân Quận 6 ......................................................... 92



3

2.3. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo Quận 6 ..................................... 92
2.4. Đối với cán bộ quản lý trường mầm non ........................................... 93
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................... 94
PHỤ LỤC VÀ PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN .............................................. 97
PHỤ LỤC 1 ................................................................................................................. 97
PHỤ LỤC 2 ............................................................................................................... 100
PHỤ LỤC 3 .............................................................................................................. 102
PHỤ LỤC 4 .............................................................................................................. 104


4

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc
dân, giáo dục mầm non thực hiện việc chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ từ
ba tháng tuổi đến sáu tuổi. Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em
phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu
tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp Một; hình thành và phát triển
ở trẻ em những chức năng tâm sinh lý, năng lực và phẩm chất mang tính nền
tảng, những kỹ năng số cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển
tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền móng cho việc học tập ở các cấp học
tiếp theo và cho việc học tập suốt đời.
Việc chăm lo phát triển giáo dục mầm non là trách nhiệm chung của
các cấp ủy Đảng, chính quyền và toàn xã hội. Phát triển giáo dục mầm non

nhằm tạo bước chuyển biến cơ bản, vững chắc và toàn diện, nâng cao chất
lượng chăm sóc ni dưỡng và giáo dục trẻ; củng cố, mở rộng mạng lưới cơ
sở giáo dục mầm non; đa dạng hóa các phương thức chăm sóc, giáo dục; đảm
bảo chế độ chính sách cho giáo viên mầm non theo quy định. Phấn đấu đến
năm 2020, đảm bảo tỷ lệ trẻ trong độ tuổi đến trường và được chăm sóc, giáo
dục bằng những hình thức phù hợp nhằm giúp trẻ phát triển khỏe mạnh, cân
đối hài hòa, mạnh dạn tự tin trong giao tiếp, chủ động, sáng tạo trong thực
hiện nhiệm vụ được giao... Những mục tiêu và nhiệm vụ của giáo dục mầm
non được thực hiện với chất lượng ra sao phụ thuộc rất nhiều vào cơng tác
quản lý hoạt động chăm sóc giáo dục tại các cơ sở giáo dục mầm non. Do đó,
việc nâng cao chất lượng hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ rất cần thiết, góp
phần nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng giáo dục trẻ mầm
non nói riêng nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục trong thời kỳ mới.


5

Hiện nay, chất lượng giáo dục giáo dục mầm non cịn gặp nhiều khó
khăn. Cơng tác đảm bảo vệ sinh an tồn thực phẩm, phịng chống dịch bệnh
cho trẻ trong trường học chưa triệt để. Việc tổ chức hoạt động dạy học theo
định hướng lấy trẻ làm trung tâm vẫn chưa phát huy hết hiệu quả như mong
đợi, tỷ lệ trẻ thừa cân, béo phì cịn cao. Vì thế, việc nghiên cứu và đề xuất
những giải pháp quản lý hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non có tính
khả thi để đưa vào áp dụng trong các nhà trường là vấn đề cấp thiết, cần được
quan tâm. Chính vì những lý do trên, chúng tơi lựa chọn vấn đề “Quản lý
hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ ở trường mầm non Quận 6, Thành phố
Hồ Chí Minh” làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất các biện pháp quản
lý hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ ở trường mầm non Quận 6, Thành phố

Hồ Chí Minh.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu:
Hoạt động quản lý chăm sóc và giáo dục trẻ.
3.2. Đối tượng nghiên cứu:
Biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ ở trường mầm
non Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu đề xuất được các biện pháp quản lý thiết thực, có cơ sở khoa học,
có tính khả thi thì có thể nâng cao được chất lượng hoạt động chăm sóc và
giáo dục trẻ ở trường mầm non Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề quản lý hoạt động chăm sóc
và giáo dục trẻ ở trường mầm non.


6

5.2. Khảo sát thực trạng quản lý hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ ở
trường mầm non Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh.
5.3. Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ
ở trường mầm non Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Nhóm phương pháp này nhằm thu thập các thơng tin lý luận để xây
dựng cơ sở lý luận của đề tài. Thuộc nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
có các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau đây:
Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu.
Phương pháp hệ thống hóa các vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài
nghiên cứu.

6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Nhóm phương pháp này nhằm thu thập các thông tin thực tiễn để xây
dựng cơ sở thực tiễn của đề tài. Thuộc nhóm phương pháp nghiên cứu thực
tiễn có các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau đây:
Phương pháp điều tra.
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm quản lý giáo dục.
6.3. Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng các tham số thống kế để xử lý các số liệu các kết quả nghiên
cứu, trên cơ sở đó có nhận định, đánh giá đúng đắn, chính xác các kết quả
nghiên cứu.
7. Đóng góp mới của luận văn
7.1. Về mặt lý luận
Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về quản lý hoạt động chăm sóc và
giáo dục trẻ ở trường mầm non.


7

7.2. Về mặt thực tiễn
Làm rõ thực trạng quản lý hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ ở trường
mầm non Quận 6, thành phố Hồ Chí Minh, từ đó đề xuất một số biện pháp
quản lý có cơ sở khoa học, có tính khả thi để quản lý tốt hoạt động chăm sóc
và giáo dục trẻ ở trường mầm non Quận 6, thành phố Hồ Chí Minh.
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ
lục, luận văn chia thành 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động chăm sóc và giáo dục
trẻ ở trường mầm non.
- Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ ở
trường mầm non Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh.

- Chương 3: Một số biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc và giáo dục
trẻ ở trường mầm non Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh.


8

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC TRẺ Ở TRƯỜNG MẦM NON

1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Nghiên cứu ở nước ngoài
Trên thế giới đã và đang tồn tại rất nhiều cơ sở giáo dục. Hệ thống
những cơ sở giáo dục mầm non phát triển rất nhanh để cung ứng những dịch
vụ chăm sóc và giáo dục trẻ theo yêu cầu của xã hội. Các nhà nghiên cứu đã
khẳng định vai trò của giáo dục mầm non rất quan trọng trong chiến lược phát
triển quốc gia.
Tác giả Winhem Preyer với tác phẩm “Trí óc trẻ thơ” đã miêu tả chi tiết
về sự phát triển của trẻ em trên phương diện vận động, hình thành ngơn ngữ
và trí nhớ cụ thể thơng qua cậu bé Alex.
Tiến sĩ Robert. G. Mayer đã nhấn mạnh “Tại sao phải đầu tư vào
chương trình chăm sóc và phát triển trẻ thơ từ những năm nhỏ tuổi, coi đây là
một phần của chiến lược cơ bản, bởi vì cũng như trước khi xây dựng tòa nhà,
ta cần xây dựng một cái nền bằng đá vững chắc, trên cơ sở đó làm nền tảng
xây nên tồn bộ cơng trình kiến trúc”.
Tác giả Harold Koontz, Cyril Odonnell, Heinz Wehrich với “Những
vấn đề cốt yếu của quản lý”; V.A.XuKhuomlinXki “Một số kinh nghiệm lãnh
đạo của hiệu trưởng các trường học” nghiên cứu những nội dung cơ bản của
công tác quản lý, lãnh đạo.
Các cơng trình nghiên cứu trên đã cho chúng ta thấy rõ hơn tầm quan

trọng của công tác quản lý hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non.


9

1.1.2. Nghiên cứu trong nước
Trong lĩnh vực giáo dục mầm non, các nhà nghiên cứu, nhà giáo dục,
nhà quản lý đã có nhiều nghiên cứu thiết thực như:
- Tác giả Đặng Quốc Bảo với “Giáo dục và phát triển”.
- Tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc với “Quản lý giáo dục, một số vấn đề lý
luận và thực tiễn”.
- Tác giả Phạm Thị Châu với “Một số vấn đề quản lý giáo dục mầm
non”.
- Tác giả Đinh Kim Tuyến – Phan Thị Ngọc Anh với “Một số biện
pháp hướng dẫn tổ chức các hoạt động giáo dục trong trường mầm non”.
- Tác giả Lê Thị Ánh Tuyết với “Những yêu cầu đổi mới trong quản lý
giáo dục mầm non”.
- Tác giả Đinh Văn Vang với “Một số vấn đề quản lý trường mầm
non”.
Ngồi các cơng trình nghiên cứu của các nhà khoa học, có thể kể đến
một số luận văn thạc sĩ của những tác giả như:
- Luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thị Minh Nguyệt với đề tài “Các
biện pháp tăng cường quản lý hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ của quản lý
các trường mầm non Quận 3 – Thành phố Hồ Chí Minh”.
- Luận văn thạc sĩ của tác giả Phạm Thị Trâm với đề tài “Những biện
pháp phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường nhằm nâng cao chất lượng
chăm sóc – giáo dục trẻ trong trường mầm non”.
- Luận văn thạc sĩ của tác giả Triệu Lệ Hằng với đề tài “Quản lý hoạt
động chăm sóc, ni dưỡng trẻ tại trường mầm non Hoa Hồng Quận Đống
Đa, Hà Nội trong bối cảnh hiện nay”.



10

- Luận văn thạc sĩ của tác giả Lê Thị Hương Giang với đề tài “Quản lý
hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ ở các trường mầm non Quận Long Biên,
Hà Nội”.
- Luận văn thạc sĩ của tác giả Lê Thị Thu An với đề tài “Quản lý chất
lượng chăm sóc giáo dục trẻ ở các trường mầm non tư thục Thành phố Hồ Chí
Minh”.
Qua kết quả nghiên cứu trên và dựa vào thực tế tại địa phương, tôi lựa
chọn nghiên cứu nội dung “Quản lý hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ ở
trường mầm non Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh” nhằm góp phần nâng cao
cơng tác quản lý các trường mầm non Quận 6 nói riêng và bậc học mầm non
nói chung.
1. 2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1. Trẻ mầm non
Theo Điều lệ trường mầm non, trẻ mầm non là trẻ em từ ba tháng tuổi
đến sáu tuổi được nhận vào nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc
lập.
1.2.2. Chăm sóc và giáo dục
Theo từ điển tiếng Việt:
- Chăm sóc là thường xuyên trơng nơm, săn sóc.
- Giáo dục là hoạt động nhằm tác động có hệ thống đến sự phát triển
tinh thần, thể chất của một đối tượng nào đó, làm cho đối tượng ấy dần dần có
phẩm chất, năng lực, trí tuệ... như yêu cầu đề ra.
Chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non được hiểu là việc ni dưỡng, chăm
sóc sức khỏe, đảm bảo an toàn cho trẻ từ ba tháng tuổi đến sáu tuổi và tổ chức
các hoạt động giáo dục nhằm giúp trẻ em lứa tuổi này phát triển toàn diện
theo yêu cầu xã hội.



11

1.2.3. Hoạt động, hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ
1.2.3.1. Hoạt động
Theo từ điển tiếng Việt
- Hoạt động là vận động ln, khơng chịu ngồi n, người thích hoạt
động.
- Những việc làm có liên quan chặt chẽ với nhau như hoạt động nghệ
thuật, hoạt động cộng đồng.
- Thực hiện một chức năng nào đó như dây chuyền máy sản xuất hoạt
động bình thường.
1.2.3.2. Hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ
Theo Điều lệ trường mầm non, việc chăm sóc, giáo dục trẻ được tiến
hành thông qua các hoạt động theo quy định của Chương trình Giáo dục mầm
non.
Hoạt động ni dưỡng, chăm sóc trẻ bao gồm chăm sóc dinh dưỡng,
chăm sóc giấc ngủ, chăm sóc vệ sinh, chăm sóc sức khỏe và đảm bảo an toàn.
Hoạt động giáo dục trẻ bao gồm hoạt động chơi, hoạt động học, hoạt
động lao động, hoạt động ngày hội, ngày lễ.
Hoạt động giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật trong nhà trường, nhả trẻ
tuân theo Quy định về giáo dục trẻ em tàn tật, khuyết tật do Bộ Giáo dục và
Đào tạo ban hành.
Việc chăm sóc, giáo dục trẻ cịn thơng qua hoạt động tuyên truyền phổ
biến kiến thức khoa học về nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em cho các
bậc cha mẹ trẻ và cộng đồng.
1.2.4. Chất lượng, chất lượng giáo dục
1.2.4.1. Chất lượng
Xung quanh khái niệm chất lượng có nhiều quan niệm khác nhau:



12

- Theo từ điển tiếng Việt thông dụng, chất lượng là “Cái làm nên phẩm
chất, giá trị của sự vật hoặc là cái tạo nên bản chất của sự vật, làm cho sự vật
này khác sự vật kia”.
- Theo tiêu chuẩn Pháp – NPX 50 – 109, chất lượng là “Tiềm năng của
một sản phẩm hay dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu người sử dụng”.
- Theo Oxford Pocket Dictionary, chất lượng là “Mức hoàn thiện, là
đặc trưng so sánh hay đặc trưng tuyệt đối, dấu hiệu đặc thù, các dữ kiện, các
thông số cơ bản”.
- Theo tiêu chuẩn Việt Nam ISO 8402, chất lượng là tập hợp những đặc
tính của một thực thể (đối tượng) tạo cho thực thể (đối tượng) đó có khả năng
thỏa mãn nhu cầu đã nêu ra hoặc tiềm ẩn.
- Theo các nhà khoa học, chất lượng là mức độ đáp ứng các yêu cầu
của một tập hợp các đặc tính vốn có. Chất lượng là tập hợp các thuộc tính
khác nhau:
+ Chất lượng là sự xuất sắc.
+ Chất lượng là sự hoàn hảo.
+ Chất lượng là sự phù hợp với mục tiêu.
+ Chất lượng là sự đáng giá với đồng tiền bỏ ra.
+ Chất lượng là sự chuyển đổi về chất.
1.2.4.2. Chất lượng giáo dục
Là tổng hòa những phẩm chất và năng lực được tạo nên trong quá trình
giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng cho người học so với thang chuẩn giá trị của nhà
nước hoặc xã hội. Là sự phù hợp với mục tiêu giáo dục.
1.2.5. Quản lý, quản lý hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ của các
trường mầm non



13

1.2.5.1. Quản lý
Theo từ điển tiếng Việt thông dụng, thuật ngữ quản lý được định nghĩa
là “Tổ chức, điều khiển hoạt động của một đơn vị, cơ quan”.
Theo C.Marx, “Quản lý là lao động điều khiển lao động”.
Frederick Winslow Taylor (1856 – 1915) định nghĩa: “Quản lý là biết
được chính xác điều bạn muốn người khác làm và sau đó hiểu được rằng họ
đã hồn thành cơng việc một cách tốt nhất và rẻ nhất”.
Bách khoa tồn thư Liên Xơ (1977) nêu: “Quản lý là chức năng của
những hệ thống có tổ chức với những bản chất khác nhau (Kỹ thuật, sinh vật,
xã hội) nó bảo tồn cấu trúc xác định của chúng, duy trì chế độ hoạt động,
thực hiện những chương trình, mục đích hoạt động.
Theo Trần Khánh Đức, “Quản lý là hoạt động có ý thức của con người
nhằm định hướng, tổ chức, sử dụng các nguồn lực và phối hợp điều hành của
một nhóm người hay một cộng đồng người để đạt được các mục tiêu đề ra
một cách hiệu quả nhất”.
Theo Phó Giáo sư Tiến sĩ Thái Văn Thành:
- Quản lý được tiến hành trong một tổ chức hay một nhóm xã hội.
- Quản lý gồm những công việc chỉ huy và tạo điều kiện cho những
người khác thực hiện công việc và đạt được mục đích của nhóm.
Như vậy, chúng ta có thể hiểu quản lý là sự tác động có mục đích, có kế
hoạch của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu đề
ra.
1.2.5.2. Quản lý hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ của các trường
mầm non:
Quản lý hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ là một bộ phận của quản lý
giáo dục mầm non.



14

Quản lý hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ chính là hệ thống những
tác động có mục đích, có kế hoạch nhằm thực hiện được mục tiêu chăm sóc,
giáo dục trẻ mầm non theo yêu cầu của xã hội.
Nội dung quản lý hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ của các trường
mầm non Quận 6 được xác định như sau:
- Nếu tiếp cận theo các chức năng quản lý thì nội dung quản lý hoạt
động chăm sóc, giáo dục trẻ gồm:
+ Quản lý kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ.
+ Quản lý tổ chức thực hiện kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ.
+ Quản lý cơng tác chỉ đạo hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ.
+ Quản lý cơng tác kiểm tra, đánh giá hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ.
- Nếu tiếp cận theo thành tố của hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ thì
nội dung quản lý gồm:
+ Quản lý hoạt động chăm sóc, ni dưỡng trẻ.
+ Quản lý hoạt động giáo dục trẻ.
+ Quản lý các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng
trẻ.
- Nếu dựa vào chức năng và nhiệm vụ quản lý của cán bộ quản lý nhà
trường thì quản lý hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ chính là cơng tác chỉ đạo
thực hiện chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ, cơng tác tham mưu thực
hiện chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ.
1.3. Hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ ở trường mầm non.
1.3.1. Các hoạt động giáo dục, hình thức tổ chức và phương pháp giáo
dục.
1.3.1.1. Nhà trẻ
Các hoạt động giáo dục:



15

- Hoạt động giao lưu cảm xúc: Hoạt động này đáp ứng nhu cầu gắn bó
của trẻ với người thân, tạo cảm xúc hơn hở, luyện tập và phát triển các giác
quan, hình thành mối quan hệ ban đầu với những người đầy đủ. Đây là hoạt
động chủ đạo của trẻ dưới 12 tháng tuổi.
- Hoạt động với đồ vật: Hoạt động này đáp ứng nhu cầu của trẻ về tìm
hiểu thế giới đồ vật xung quanh, nhận biết cơng dụng và cách sử dụng một số
đồ dùng, đồ chơi, phát triển lời nói, phát triển các giác quan... Đây là hoạt
động chủ đạo của trẻ từ 12 đến 36 tháng tuổi.
- Hoạt động chơi: Hoạt động này đáp ứng nhu cầu của trẻ về vận động
và khám phá thế giới xung quanh, hình thành mối quan hệ với những người
gần gũi. Ở độ tuổi này, trẻ có thể chơi thao tác vai (chơi phản ánh sinh hoạt),
trị chơi có yếu tố vận động, trò chơi dân gian.
- Hoạt động chơi – tập có chủ định: Đây là hoạt động kết hợp yếu tố
chơi với luyện tập có kế hoạch dưới sự hướng dẫn trực tiếp của giáo viên.
Hoạt động này được tổ chức nhằm phát triển thể chất, nhận thức, ngơn ngữ,
tình cảm, kỹ năng xã hội và những yếu tố ban đầu về thẩm mỹ.
- Hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân: Đây là hoạt động nhằm đáp ứng
nhu cầu sinh lý của trẻ. Đồng thời tập cho trẻ một số nền nếp, thói quen tốt
trong sinh hoạt hằng ngày và tạo cho trẻ trạng thái sảng khối, vui vẻ.
Hình thức tổ chức:
- Theo mục đích và nội dung giáo dục: Tổ chức hoạt động có chủ định
của giáo viên và theo ý thích của trẻ, tổ chức lễ hội, tổ chức kỷ niệm các ngày
lễ hội, các sự kiện quan trọng trong năm liên quan đến trẻ có ý nghĩa giáo dục
và mang lại niềm vui cho trẻ như ngày tết Trung thu, Tết cổ truyền, tết Thiếu
nhi.
- Theo vị trí khơng gian: Tổ chức hoạt động trong lớp, tổ chức hoạt
động ngoài trời.



16

- Theo số lượng trẻ: Tổ chức hoạt động cá nhân, tổ chức hoạt động theo
nhóm nhỏ, tổ chức hoạt động theo nhóm lớn. Đối với trẻ lứa tuổi nhà trẻ nên
chú trọng sử dụng hình thức tổ chức hoạt động cá nhân và theo nhóm nhỏ.
Phương pháp giáo dục:
- Nhóm phương pháp tác động bằng tình cảm: Dùng cử chỉ vỗ về, vuốt
ve gần gũi cùng với những điệu bộ, nét mặt, lời nói âu yếm để tạo cho trẻ
những cảm xúc an toàn, tin cậy, thỏa mãn nhu cầu giao tiếp, gắn bó, tiếp xúc
với người thân và mơi trường xung quanh.
- Nhóm phương pháp trực quan – minh họa: Dùng phương tiện trực
quan (vật thật, đồ chơi, tranh ảnh, phim ảnh), hành động mẫu (lời nói và cử
chỉ) cho trẻ quan sát, rèn luyện sự nhạy cảm của các giác quan, thỏa mãn nhu
cầu tiếp nhận các thơng tin từ thế giới bên ngồi. Phương tiện trực quan và
hành động mẫu cần sử dụng đúng lúc và kết hợp lời nói với các minh họa phù
hợp.
- Nhóm phương pháp thực hành: Hành động, thao tác với đồ vật, đồ
chơi, trò chơi, luyện tập.
+ Tổ chức cho trẻ thao tác trực tiếp với đồ chơi, đồ vật dưới sự hướng
dẫn của giáo viên (sờ mó, cầm nắm, lắc, mở đóng, xếp cạnh nhau, xếp chồng
lên nhau) để tiếp nhận thơng tin, nhận thức và hình thành các hành vi, kỹ
năng.
+ Sử dụng các yếu tố chơi, các trò chơi đơn giản, thích hợp để kích
thích trẻ hoạt động, mở rộng hiểu biết về môi trường xung quanh và phát triển
lời nói và vận động phù hợp.
+ Tổ chức cho trẻ thực hiện lặp đi lặp lại các câu nói, động tác, hành vi,
cử chỉ, điệu bộ phù hợp với yêu cầu nội dung giáo dục và hứng thú của trẻ.
Lời nói của cơ cần hướng đến giúp trẻ dễ dàng thực hiện các hành động, động

tác luyện tập.


17

- Nhóm phương pháp dùng lời nói: Sử dụng lời nói, lời kể diễn cảm,
câu hỏi gợi mở phối hợp cùng với các cử chỉ, điệu bộ phù hợp nhằm khuyến
khích trẻ tiếp xúc với đồ vật và giao tiếp với người xung quanh; bộc lộ ý
muốn, chia sẻ những cảm xúc với người khác bằng lời nói và hành động cụ
thể. Lời nói và câu hỏi của người lớn cần ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu phù hợp
với kinh nghiệm của trẻ.
- Nhóm phương pháp đánh giá, nêu gương: Ở lứa tuổi nhỏ, người lớn
khen, nêu gương, tỏ thái độ đồng tình, khích lệ những việc làm, hành vi, lời
nói tốt của trẻ là chủ yếu. Có thể tỏ thái độ khơng đồng tình, nhắc nhở khi cần
thiết nhưng cần nhẹ nhàng, khéo léo. Giáo viên phối hợp các phương pháp tạo
ra sức mạnh tổng hợp tác động đến các mặt phát triển của trẻ, khuyến khích
trẻ sử dụng các giác quan, sử dụng lời nói và tích cực hoạt động để phát triển;
tăng cường giao tiếp, hướng dẫn cá nhân bằng lời nói, cử chỉ và hành động;
chú trọng sử dụng phương pháp tác động bằng tình cảm và thực hành. Giáo
viên luôn là tấm gương cho trẻ noi theo.
1.3.1.2. Mẫu giáo
Các hoạt động giáo dục:
- Hoạt động chơi là hoạt động của trẻ em lứa tuổi mẫu giáo. Trẻ có thể
chơi với các loại trị chơi cơ bản như trị chơi đóng vai theo chủ đề, trị chơi
ghéo hình, lắp ráp, xây dựng, trị chơi dóng kịch, trò chơi học tập, trò chơi vận
động, trò chơi dân gian, trị chơi với cơng nghệ hiện đại.
- Hoạt động học được tổ chức có chủ định theo kế hoạch dưới sự hướng
dẫn trực tiếp của giáo viên. Hoạt động học ở mẫu giáo được tổ chức chủ yếu
dưới hình thức chơi.
- Hoạt động lao động đối với lứa tuổi mẫu giáo không nhằm tạo ra sản

phẩm vật chất mà được sử dụng như một phương tiện giáo dục. Hoạt động lao


18

động đối với trẻ mẫu giáo gồm lao động tự phục vụ, lao động trực nhật, lao
động tập thể.
- Hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân là các hoạt động nhằm hình thành
một số nền nếp, thói quen trong sinh hoạt, đáp ứng nhu cầu sinh lý của trẻ, tạo
cho trẻ trạng thái thoải mái, vui vẻ.
Hình thức tổ chức:
- Theo mục đích và nội dung giáo dục: Tổ chức hoạt động có chủ định
của giáo viên và theo ý thích của trẻ; tổ chức lễ hội, tổ chức kỷ niệm các ngày
lễ hội, các sự kiện quan trọng trong năm liên quan đến trẻ có ý nghĩa giáo dục
và mang lại niềm vui cho trẻ như ngày tết Trung thu, Ngày hội đến trường,
Tết cổ truyền, sinh nhật của trẻ, ngày hội của các bà, các mẹ, các cơ, các bạn
gái, tết Thiếu nhi.
- Theo vị trí khơng gian: Tổ chức hoạt động trong lớp, tổ chức hoạt
động ngoài trời.
- Theo số lượng trẻ: Tổ chức hoạt động cá nhân, tổ chức hoạt động theo
nhóm, tổ chức hoạt động cả lớp.
Phương pháp giáo dục:
- Nhóm phương pháp thực hành, trải nghiệm: Thao tác với đồ vật, đồ
chơi, dùng trị chơi, nêu tình huống có vấn đề, luyện tập.
+ Phương pháp thực hành thao tác với đồ vật, đồ chơi: Trẻ sử dụng và
phối hợp các giác quan, làm theo sự chỉ dẫn của giáo viên, hành động đối với
các đồ vật, đồ chơi để phát triển các giác quan và rèn luyện thao tác tư duy.
+ Phương pháp dùng trò chơi: Sử dụng các loại trò chơi với các yếu tố
chơi phù hợp để kích thích trẻ tự nguyện, hứng thú hoạt động tích cực giải
quyết nhiệm vụ nhận thức, nhiệm vụ giáo dục đặt ra.



19

+ Phương pháp nêu tình huống có vấn đề: Đưa ra các tình huống cụ thể
nhằm kích thích trẻ tìm tòi, suy nghĩ dựa trên vốn kinh nghiệm để giải quyết
vấn đề đặt ra.
+ Phương pháp luyện tập: Trẻ thực hành, lặp đi lặp lại các động tác, lời
nói, cử chỉ, điệu bộ theo yêu cầu của giáo viên nhằm củng cố kiến thức và kỹ
năng đã được thu nhận.
- Nhóm phương pháp trực quan – minh họa: Phương pháp này cho trẻ
quan sát, tiếp xúc, giao tiếp với các đối tượng, phương tiện (vật thật, đồ chơi,
tranh ảnh); hình ảnh mẫu; hành động tự nhiên, mơ hình, sơ đồ và phương tiện
nghe nhìn (phim vơ tuyến, đài, máy ghi âm, điện thoại, vi tính) thơng qua sử
dụng các giác quan kết hợp với lời nói nhằm tăng cường vốn hiểu biết, phát
triển tư duy và ngôn ngữ của trẻ.
- Nhóm phương pháp dùng lời nói: Sử dụng các phương tiện ngơn ngữ
(đàm thoại, trị chuyện, kể chuyện, giải thích) nhằm truyền đạt và giúp trẻ thu
nhận thơng tin, kích thích trẻ suy nghĩ, chia sẻ ý tưởng, bộc lộ những cảm
xúc, gợi nhớ những hình ảnh và sự kiện bằng lời nói. Lời nói, câu hỏi của
giáo viên cần ngắn gọn, cụ thể, gần với kinh nghiệm sống của trẻ.
- Nhóm phương pháp giáo dục bằng tình cảm và khích lệ: Phương pháp
dùng cử chỉ, điệu bộ kết hợp với lời nói thích hợp để khuyến khích và ủng hộ
trẻ hoạt động nhằm khơi gợi niềm vui, tạo niềm tin, cổ vũ sự cố gắng của trẻ
trong quá trình hoạt động.
- Nhóm phương pháp nêu gương – đánh giá: Nêu gương là sử dụng các
hình thức khen, chê phù hợp, đúng lúc, đúng chỗ. Biểu dương trẻ là chính,
nhưng không lạm dụng. Đánh giá là thể hiện thái độ đồng tình hoặc chưa
đồng tình của người lớn, của bạn bè trước việc làm, hành vi, cử chỉ của trẻ.
Từ đó đưa ra nhận xét, tự nhận xét trong từng tình huống hoặc hồn cảnh cụ



20

thể. Khơng sử dụng các hình phạt làm ảnh hưởng đến sự phát triển tâm – sinh
lý của trẻ.
1.3.2. Chất lượng hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ ở trường mầm
non
Chất lượng hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ là sự đáp ứng các yêu
cầu xã hội, là kết quả của q trình chăm sóc, giáo dục trẻ một cách có hệ
thống, có kế hoạch theo mục tiêu đã đề ra.
Chất lượng hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ sẽ có được khi đáp ứng
các yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục mầm non.
- Yêu cầu về nội dung giáo dục mầm non:
+ Đảm bảo tính khoa học, tính vừa sức và nguyên tắc đồng tâm phát
triển từ dễ đến khó; đảm bảo tính liên thông giữa các độ tuổi, giữa nhà trẻ,
mẫu giáo và cấp tiểu học; thống nhất giữa nội dung với cuộc sống hiện thực,
gắn với cuộc sống và kinh nghiệm của trẻ, chuẩn bị cho trẻ từng bước hòa
nhập vào cuộc sống.
+ Phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý của trẻ em, hài hịa giữa ni
dưỡng, chăm sóc và giáo dục; giúp trẻ em phát triển cơ thể cân đối, khỏe
mạnh, nhanh nhẹn; cung cấp kỹ năng sống phù hợp với lứa tuổi; giúp trẻ em
biết kính trọng, yêu mến, lễ phép với ông bà, cha mẹ, thầy giáo, cô giáo; yêu
quý anh, chị, em, bạn bè; thật thà, mạnh dạn, tự tin và hồn nhiên, yêu thích cái
đẹp; ham hiểu biết, thích đi học.
- Yêu cầu về phương pháp giáo dục mầm non:
+ Đối với giáo dục nhà trẻ, phương pháp giáo dục phải chú trọng giao
tiếp thường xuyên, thể hiện sự yêu thương và tạo sự gắn bó của người lớn với
trẻ; chú ý đặc điểm cá nhân trẻ để lựa chọn phương pháp giáo dục phù hợp,
tạo cho trẻ có cảm giáo can tồn về thể chất và tinh thần; tạo điều kiện thuận

lợi cho trẻ được tích cực hoạt động giao lưu cảm xúc, hoạt động với đồ vật và


21

vui chơi, kích thích sự phát triển các giác quan và chức năng tâm – sinh lý;
tạo mội trường giáo dục gần gũi với khung cảnh gia đình, giúp trẻ thích nghi
với nhà trẻ.
+ Đối với giáo dục mẫu giáo, phương pháp giáo dục phải tạo điều kiện
cho trẻ được trải nghiệm, tìm tịi, khám phá mơi trường xung quanh với nhiều
hình thức đa dạng, đáp ứng nhu cầu, hứng thú của trẻ theo phương châm
“chơi mà học, học bằng chơi”. Chú trọng đổi mới tổ chức môi trường giáo
dục nhằm kích thích và tạo cơ hội cho trẻ tích cực khám phá, thử nghiệm và
sáng tạo ở các khu vực hoạt động một cách vui vẻ. Kết hợp hài hịa giữa giáo
dục trong nhóm bạn với giáo dục cá nhân, chú ý đặc điểm riêng của từng trẻ
để có phương pháp giáo dục phù hợp. Tổ chức hợp lý các hình thức hoạt động
cá nhân, theo nhóm nhỏ và cả lớp, phù hợp với độ tuổi của nhóm, lớp, với khả
năng của từng trẻ, với nhu cầu và hứng thú của trẻ và với điều kiện thực tế.
Chất lượng hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ của trường mầm non
được thể hiện qua các yếu tố:
- Trẻ khỏe mạnh, được ni dưỡng tốt, được khuyến khích thường
xun để chủ động, tích cực tham gia vào các hoạt động tại trường, lớp.
- Giáo viên thành thạo nghề nghiệp và được động viên đúng mức.
- Thực hiện phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâm.
- Thực hiện Chương trình Giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục và Đào
tạo ban hành.
- Trang thiết bị, phương tiện và đồ dùng học tập, giảng dạy, học liệu và
công nghệ giáo dục thích hợp, dễ tiếp cận và thân thiện với người sử dụng.
- Môi trường học tập đảm bảo vệ sinh, an tồn, lành mạnh.
- Hệ thống đánh giá thích hợp, các trường mầm non thực hiện đánh giá

sự phát triển của trẻ hằng ngày và theo giai đoạn, coi trọng sự tiến bộ của
từng trẻ, phối hợp nhiều phương pháp, hình thức đánh giá. Đánh giá sự phát


×