Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Tạo việc làm cho lao động nữ miền núi trên địa bàn tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1023.1 KB, 85 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH

LÊ NGUYỄN LINH CHI

TẠO VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NỮ
MIỀN NÚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGHỆ AN - 2018


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH

LÊ NGUYỄN LINH CHI

TẠO VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NỮ
MIỀN NÚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN

Chuyên ngành: Kinh tế chính trị
Mã số: 8.31.01.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học
PGS.TS. Vũ Thanh Sơn

NGHỆ AN – 2018



LỜI CAM ĐOAN
Luận văn Thạc sỹ “Tạo việc làm cho lao động nữ miền núi trên địa bàn
tỉnh Nghệ An” đã đƣợc triển khai nghiên cứu tại các huyện miền núi trên địa
bàn tỉnh Nghệ An. Đề tài đã sử dụng nhiều nguồn thông tin liên quan khác nhau
để phục vụ cho việc nghiên cứu, các nguồn thông tin đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc.
Ngoài ra nguồn số liệu điều tra thực tế ở địa bàn nghiên cứu đã đƣợc xử lý.
Tôi xin cam đoan rằng: Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này
là hoàn toàn trung thực và chƣa hề đƣợc sử dụng cho bất cứ một học vị nào
khác.
Nghệ An, ngày

tháng năm 2018

Ngƣời thực hiện

Lê Nguyễn Linh Chi

i


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài: “Tạo việc làm cho lao động nữ miền
núi trên địa bàn tỉnh Nghệ An”, tôi đã nhận đƣợc sự hƣớng dẫn, giúp đỡ, động
viên của nhiều cá nhân và tập thể. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu nhà
trƣờng, khoa Sau đại học và các thầy giáo, cô giáo Trƣờng Đại học Vinh, đặc
biệt là PGS.TS Vũ Thanh Sơn đã nhiệt tình hƣớng dẫn, góp ý tơi trong suốt q
trình nghiên cứu và thực hiện đề tài của mình.
Ngồi ra tơi cịn nhận đƣợc sự giúp đỡ và cộng tác của các cá nhân và tập
thể các phòng ban chuyên môn cơ quan HĐND-UBND các huyện miền núi trên

địa bàn tỉnh Nghệ An và các hộ gia đình đã tạo điều kiện cho tơi trong q trình
điều tra thu thập số liệu, cũng nhƣ nghiên cứu thực hiện đề tài.
Trong quá trình thực hiện đề tài, với nguồn kiến thức có hạn, thời gian
nghiên cứu khơng dài vì vậy đề tài nghiên cứu vẫn cịn có những điều hạn chế.
Tác giả kính mong các thầy giáo, cơ giáo, bạn bè đồng nghiệp và quý độc giả
góp ý để tác giả hoàn thiện đề tài nhƣ mong muốn.
Một lần nữa xin chân thành cảm ơn!
Nghệ An, ngày

tháng năm 2018

Tác giả Luận văn

Lê Nguyễn Linh Chi

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU ................................................................... vii
MỞ ĐẦU....................................................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................................................... 1
2. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu có liên quan .................................................................................... 2
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................................................... 5
3.1. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................................................. 5
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu............................................................................................................................ 5
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu luận văn........................................................................................... 5
5. Phƣơng pháp nghiên cứu ......................................................................................................................... 6

5.1 Cơ sở phƣơng pháp luận nghiên cứu ................................................................................................. 6
5.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................................................. 6
5.2.1.Phƣơng pháp thu thập số liệu ........................................................................................................... 6
5.2.2. Phƣơng pháp xử lý và tổng hợp số liệu ......................................................................................... 6
6. Bố cục luận văn ........................................................................................................................................ 7
CHƢƠNG 1 .................................................................................................................................................. 8
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TẠO VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NỮ MIỀN NÚI... 8
1.1. Việc làm, thất nghiệp và tạo việc làm ................................................................................................. 8
1.1.1. Việc làm ............................................................................................................................................ 8
1.1.2. Thất nghiệp ....................................................................................................................................... 10
1.1.3. Tạo việc làm ..................................................................................................................................... 12
1.2. Tạo việc làm cho lao động nữ miền núi ............................................................................................ 13
1.3. Những nhân tố ảnh hƣởng đến tạo việc làm cho lao động nữ miền núi .......................................... 15
1.3.1. Nhóm nhân tố thuộc về cá nhân lao động nữ miền núi.................................................................. 15
1.3.2. Nhóm nhân tố thuộc về tác động bên ngồi.................................................................................... 16
1.4. Đặc điểm của lao động nữ miền núi .................................................................................................. 18
1.5. Kinh nghiệm tạo việc làm cho lao động nữ ở một số địa phƣơng và bài học cho tỉnh Nghệ An 20
1.5.1. Kinh nghiệm của tỉnh Thanh Hóa .................................................................................................. 20
1.5.2. Kinh nghiệm của tỉnh Thái Nguyên ............................................................................................... 21
1.5.3. Kinh nghiệm của tỉnh Tuyên Quang .............................................................................................. 22
1.5.4. Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Nghệ An ........................................................................................ 24
Kết luận chƣơng 1 ...................................................................................................................................... 25

iii


CHƢƠNG 2 ................................................................................................................................................ 26
THỰC TRẠNG TẠO VIỆC LÀM CHO ................................................................................................ 26
LAO ĐỘNG NỮ MIỀN NÚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN.................................................... 26
2.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ảnh hƣởng đến tạo việc làm cho lao động nữ

miền núi Nghệ An ...................................................................................................................................... 26
2.1.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................................................................ 26
2.1.1.1. Vị trí địa lý ..................................................................................................................................... 26
2.1.1.2. Đất đai - Thổ nhƣỡng ................................................................................................................... 26
2.1.1.3. Địa hình .......................................................................................................................................... 28
2.1.1.4. Khí hậu, thuỷ văn .......................................................................................................................... 29
2.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội ................................................................................................................... 30
2.1.2.1. Đặc điểm dân số ............................................................................................................................ 30
2.1.2.2. Tình hình phân bố dân cƣ ............................................................................................................ 31
2.1.2.3. Tình hình kinh tế - xã hội ............................................................................................................. 33
2.2. Thực trạng thất nghiệp, thiếu việc làm của lao động nữ miền núi Nghệ An ................................ 35
2.2.1. Thất nghiệp, thiếu việc làm của lao động nữ miền núi ở Nghệ An ............................................ 35
2.2.2. Nguyên nhân thất nghiệp và thiếu việc làm của lao động nữ miền núi Nghệ An ..................... 37
2.3. Thực trạng tạo việc làm cho lao động nữ miền núi Nghệ An......................................................... 39
2.3.1. Tạo việc làm thông qua các cơ chế, chính sách của Nhà nƣớc ................................................... 39
2.3.1.1. Qua quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm ............................................................................................... 39
2.3.1.2. Qua đào tạo nghề cho lao động nữ miền núi.............................................................................. 41
2.3.1.3. Qua xuất khẩu lao động nữ miền núi .......................................................................................... 41
2.3.2. Tạo việc làm tại các doanh nghiệp, các làng nghề, các trung tâm dịch vụ việc làm ................. 42
2.3.2.1. Tại các doanh nghiệp .................................................................................................................... 43
2.3.2.2. Tại các làng nghề, tiểu thủ công nghiệp ..................................................................................... 44
2.3.2.3. Thông qua các trung tâm dịch vụ việc làm ................................................................................ 45
2.3.3. Các hoạt động tự tạo việc làm......................................................................................................... 45
2.4. Đánh giá kết quả tạo việc làm cho lao động nữ miền núi Nghệ An thời gian qua ....................... 47
2.4.1. Những mặt đạt đƣợc ........................................................................................................................ 47
2.4.2. Những mặt hạn chế .......................................................................................................................... 47
CHƢƠNG 3 PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁPTẠO VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NỮ
MIỀN NÚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN ................................................................................... 51
3.1. Dự báo bối cảnh và phƣơng hƣớng tạo việc làm cho lao động nữ miền núi tỉnh Nghệ An ........ 51
3.1.1. Dự báo bối cảnh tác động tới lao động việc làm........................................................................... 51


iv


3.1.2. Phƣơng hƣớng tạo việc làm cho lao động nữ miền núi trên địa bàn tỉnh Nghệ An .................. 52
3.1.2.1. Định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội trong 5 năm 2016-2020 của tỉnh Nghệ An ............... 52
3.1.2.2. Đề án đào tạo nghề cho ngƣời lao động gắn với giải quyết việc làm và phát triển tiểu
thủ công nghiệp, làng nghề tỉnh Nghệ An giai đoạn 2016-2020 .................................................... 52
3.1.2.3. Thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa 54
3.2. Giải pháp tạo việc làm cho lao động nữ miền núi tỉnh Nghệ An ................................................... 56
3.2.1. Nhóm giải pháp tạo việc làm cho lao động nữ miền núi thông qua các cơ chế, chính sách của
Nhà nƣớc ..................................................................................................................................................... 56
3.2.1.1. Tạo việc làm cho lao động nữ qua quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm ............................................ 56
3.2.1.2. Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho lao động nữ miền núi Nghệ An ................................... 58
3.2.1.3. Tạo việc làm cho lao động nữ miền núi Nghệ An qua xuất khẩu lao động ........... 60
3.2.2. Nhóm giải pháp tạo việc làm cho lao động nữ miền núi thông qua phát triển doanh nghiệp,
làng nghề và các trung tâm dịch vụ việc làm ........................................................................................... 62
3.2.2.1. Phát triển doanh nghiệp ở miền núi ............................................................................................ 62
3.2.2.2. Xây dựng và phát triển các làng nghề, tiểu thủ công nghiệp ................................................. 63
3.2.2.3. Các trung tâm dịch vụ việc làm ................................................................................................... 67
3.2.3. Nhóm giải pháp khuyến khích cá nhân lao động nữ miền núi tự tạo việc làm.......................... 68
3.2.3.1. Thay đổi tƣ duy của lao động nữ miền núi về tự tạo việc làm ................................................. 68
3.2.3.2. Tạo điều kiện thuận lợi cho lao động nữ miền núi trong quá trình lao động và tự tạo việc làm... 69
3.3. Kiến nghị, đề xuất ............................................................................................................................... 72
KẾT LUẬN................................................................................................................................................. 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................................ 74

v



DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Tình hình sử dụng đất ở nơng thơn Nghệ An ........................................................ 28
Bảng 2.2. Diện tích và dân số một số huyện ở Nghệ An năm 2017 ................................. 30
Bảng 2.3. Dân số nữ một số huyện miền núi của tỉnh Nghệ An......................................... 30
Bảng 2.4. Lực lƣợng lao động từ 15 tuổi trở lên phân theo giới tính và phần theo
thành thị, nơng thơn ở Nghệ An ...................................................................................................... 31
Bảng 2.5. Số đơn vị hành chính có đến ngày 31/12/2017 ở một số huyện .................... 32
Bảng 2.6. Tỷ lệ hộ nghèo, thu nhập bình quân đầu ngƣời một tháng theo giá hiện
hành phân theo thành thị, nông thôn ở Nghệ An năm 2017 ................................................. 33
Bảng 2.7. Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) (Theo giá so sánh 2010).......................... 33
Bảng 2.8. Tỷ lệ thất nghiệp của lực lƣợng lao động trong độ tuổi phân theo giới tính
và theo thành thị, nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An ........................................................ 35
Bảng 2.9. Tỷ lệ thiếu việc làm của lực lƣợng lao động trong độ tuổi phân theo giới
tính và theo thành thị, nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An ............................................... 36
Bảng 2.10. Số doanh nghiệp đang hoạt động ở một số huyện năm 2017 ....................... 43
Bảng 2.11. Số lao động nữ trong các doanh nghiệp đang hoạt động phân theo ngành
kinh tế......................................................................................................................................................... 44
Bảng 2.12. Phân bố lao động từ 15 tuổi trở lên có việc làm phân theo nghề nghiệp và
phân theo vị thế việc làm năm 2017 .............................................................................................. 46
Bảng 2.13. Kết quả điều tra tình hình việc làm - thu nhập củaError! Bookmark not defined.
ngƣời lao động nữ miền núi ở Nghệ An.................................... Error! Bookmark not defined.

vi


DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
CNH – HĐH

:


Cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa

HTX

:

Hợp tác xã

UBND

:

Ủy ban nhân dân

ILO

:

Tổ chức lao động Quốc tế

XKLĐ

:

Xuất khẩu lao động

GDP

:


Tổng sản phẩm Quốc nội

WTO

:

Tổ chức thƣơng mại thế giới

vii


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việc làm là một trong những vấn đề xã hội mang tính tồn cầu và là một
trong những vấn đề đƣợc đặt lên hàng đầu trong các quyết sách phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia trên con đƣờng phát triển bền vững. Vì vậy, việc tạo điều
kiện cho ngƣời lao động có việc làm nhằm phát huy đƣợc tiềm năng lao động,
nguồn lực to lớn của đất nƣớc cho sự phát triền kinh tế - xã hội, đồng thời là hƣớng
đi cơ bản để thực hiện xóa đói, giảm nghèo có hiệu quả, là cơ sở để cải thiện và
nâng cao đời sống của nhân dân, góp phần giữ vững an ninh chính trị và trật tự an
tồn xã hội, tạo ra động lực mạnh mẽ thúc đẩy sự nghiệp đổi mới của đất nƣớc.
Nghệ An là một tỉnh hiện có 10 huyện miền núi, chủ yếu đồi núi chia cắt
phức tạp, giao thơng đi lại khó khăn, thiếu đất sản xuất, giao lƣu hàng hóa cịn
hạn chế. Phần lớn lực lƣợng lao động tập trung ở vùng đồng bằng, ven biển. Các
huyện miền núi Nghệ An có nhiều tiềm năng chƣa đƣợc khai phá nên lực lƣợng
lao động ít, thiếu lao động có trình độ.
Theo số liệu thống kê của Cục Thống kê Nghệ An năm 2016, lực lƣợng
lao động của tỉnh hiện có 1.878.835 ngƣời, hàng năm bổ sung khoảng 40 ngàn
ngƣời và đang ở trong thời kỳ “dân số vàng”, đây là lợi thế về nguồn lao động
dồi dào nhƣng cũng là thách thức khi giải quyết việc làm cho ngƣời lao động.
Hiện nay, có khoảng 15.218 lao động thất nghiệp, trong đó tập trung nhiều vào

lao động nữ, đặc biệt là các huyện miền núi. Những huyện miền núi có tỉ trọng
nữ trong lực lƣợng lao động thấp hơn so với các huyện đồng bằng. Nguyên nhân
chủ yếu là các huyện miền núi phụ nữ ít tham gia hoạt động kinh tế hoặc khơng
có việc làm ổn định nên lao động nữ miền núi rời quê hƣơng tìm kiếm việc làm
ở các thành phố ngày càng nhiều.
Xét về phƣơng diện giới lao động nữ có những thiên chức nhất định nhƣ
mang thai, sinh con và nuôi con, về đặc điểm tâm sinh lý sức khoẻ lao động nữ
thƣờng có những hạn chế nhất định so với nam giới. Xét về đặc điểm xã hội lao
động nữ thƣờng có những điều kiện sinh hoạt phức tạp hơn nam giới. Ngoài
những đặc điểm chung của lao động nữ, lao động nữ miền núi cịn có những
1


điểm hạn chế nhất định đó là phần lớn trình độ học vấn, trình độ chun mơn
thấp, rụt rè kém tự tin, vẫn cịn tƣ tƣởng của sự bất bình đẳng về giới. Với những
trở ngại trên lao động nữ miền núi thƣờng rất khó khăn trong vấn đề tìm kiếm
việc làm.
Nỗ lực thúc đẩy tạo ra môi trƣờng làm việc thuận lợi giúp lao động nữ
miền núi tiếp cận với việc làm có chất lƣợng trở nên rất cần thiết. Để góp phần
giải quyết vấn đề này tơi đã chọn đề tài nghiên cứu “Tạo việc làm cho lao động
nữ miền núi trên địa bàn tỉnh Nghệ An” làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ, với
hi vọng đƣa ra những giải pháp tạo việc làm cho ngƣời lao động nữ ở miền núi
tỉnh Nghệ An để đáp ứng nhu cầu của địa phƣơng và cả nƣớc trong thời kỳ hội
nhập WTO.
2. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu có liên quan
Theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO): Việc làm là những hoạt động
lao động được trả công bằng tiền và bằng hiện vật. Trong cuốn sách này tác giả
đồng tình với quan niệm việc làm là phạm trù để chỉ trạng thái phù hợp giữa sức
lao động và những điều kiện cần thiết (vốn, tƣ liệu sản xuất, cơng nghệ...) để sử
dụng sức lao động đó. Trạng thái phù hợp đƣợc thể hiện thông qua quan hệ tỷ lệ

giữa chi phí ban đầu (C) nhƣ nhà xƣởng, máy móc thiết bị, ngun vật liệu... và
chi phí về sức lao động (V). Quan hệ tỷ lệ biểu hiện sự kết hợp giữa C và V phải
phù hợp với trình độ cơng nghệ của sản xuất. Khi trình độ kỹ thuật cơng nghệ
thay đổi thì sự kết hợp đó cũng thay đổi theo, có thể cơng nghệ sử dụng nhiều
vốn hoặc công nghệ sử dụng nhiều sức lao động. Chẳng hạn, trong điều kiện kỹ
thuật thủ công một đơn vị chi phí ban đầu về tƣ liệu sản xuất, vốn có thể kết hợp
với nhiều đơn vị sức lao động. Nếu sản xuất dây chuyển tự động hóa thì địi hỏi
sức lao động thấp nhƣng chi phí sử dụng cơng nghệ lại rất cao. Do đó, tuỳ từng
điều kiện cụ thể mà lựa chọn phƣơng án phù hợp để có thể tạo việc làm cho
ngƣời lao động.
John Maynard Keynes (1883-1946): Mơ hình tạo việc làm, giảm thất
nghiệp của Keynes cho rằng việc làm tăng cùng tổng sản phẩm quốc dân.
Keynes cho rằng: để giảm thất nghiệp, tạo việc làm cho ngƣời lao động phải
2


tăng tổng cầu, thơng qua tăng chi tiêu của Chính phủ nhƣ cho doanh nghiệp vay
với lãi suất thấp, trợ giá cho đầu tƣ…sẽ khuyến khích đầu tƣ tƣ nhân. Tuy nhiên
mơ hình tạo việc làm, giảm thất nghiệp thơng qua tăng tổng cầu của Keynes
không thiêt thực đối với nền kinh tế đang phát triển bởi còn những hạn chế nhƣ
vấn đề cơ cấu và thể chế đối với khâu cung ứng, tình trạng thiếu vốn, nguyên vật
liệu, nhân lực …đi ngƣợc lại quan điểm cho răng tăng cầu cầu của Chính phủ và
tƣ nhân sẽ làm tăng cơng ăn việc làm. Chính sách tạo việc làm và sản lƣợng có
thể dẫn đến giảm tồn bộ việc làm và sản lƣợng.
Mơ hình Lewis - Fei- Rains: Cho rằng một nền kinh tế bao gồm 2 khu
vực đó là: khu vực nông nghiệp với năng suất thấp và khu vực công nghiệp,
thành thị hiện đại với năng suất cao. Trọng tâm của mơ hình là q trình di
chuyển lao động và mức tăng công ăn việc làm ở khu vực hiện đại. Mức di
chuyển lao động và mức tăng công ăn việc làm ở khu vực này chính là kết quả
của việc tăng sản lƣợng khu vực hiện đại.

Ester Boserup (1970): “Vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế”.
Theo nhà khoa học nữ này thì cho đến những năm 1970, những nghiên cứu chỉ
ra rằng mặc dù phụ nữ thƣờng là những ngƣời có đóng góp chính vào năng suất
chủ yếu của cộng đồng, nhƣng những đóng góp của họ khơng đƣợc tính đến
trong thống kê quốc dân cũng nhƣ trong kế hoạch hoá và thực hiện các dự án
phát triển. Cuốn sách của E. Boserup đã đƣợc coi là lần đầu tiên đặt lại vấn đề
trong cách đánh giá về vai trò của phụ nữ, qua cuốn sách của mình, bà đã
chứng minh vai trị kinh tế của phụ nữ thông qua nghiên cứu phụ nữ nông dân
vùng Tây Sahara, châu Phi. Điều này trƣớc những năm đầu của thập kỷ 70,
các nhà hoạch định chính sách và trong giới nghiên cứu kể cả những nhà khoa
học nữ đã không thấy hết, và do vậy không công nhận một cách đúng đắn vai
trò kinh tế rất quan trọng của phụ nữ. Ngày nay, nhiều nƣớc trên thế giới, đặc
biệt là các nƣớc phát triển, luôn quan tâm đến lao động nữ , đặc biệt là các chính
sách việc làm đối với họ. Các tổ chức quốc tế nhƣ Ngân hàng thế giới (World
Bank), tổ chức Alive & Thrive và UNICEFT... ln theo dõi, khuyến khích và

3


tài trợ cho các chính sách bình đẳng giới nói chung và chính sách việc làm đối
với lao động nữ nói riêng.
Luận án Tiến sỹ Ngơ Quỳnh An, Tăng cƣờng khả năng tự tạo việc làm
cho thanh niên Việt Nam, Luận án Tiến sỹ, Trƣờng Đại học Kinh tế quốc dân;
cho rằng “về mặt lý luận, tự tạo việc làm là quá trình ngƣời lao động tự tổ chức
kết hợp sức lao động của bản thân và những ngƣời khác với tƣ liệu sản xuất mà
họ sở hữu hay tự bỏ chi phí đầu tƣ nhằm đem lại thu nhập hợp pháp. Trong thực
tế, tự tạo việc làm của ngƣời lao động là quá trình họ tự tạo ra, chịu trách nhiệm
tổ chức và thực hiện các hoạt động lao động đem lại nguồn thu nhập hợp pháp,
mà với những hoạt động này ngƣời lao động tự đầu tƣ chi phí và hƣởng tồn bộ
lợi nhuận thu đƣợc ứng với chi phí họ đầu tƣ.” Mặc dù các thuật ngữ này đã

đƣợc sử dụng khá phổ biến trong thực tế ở Việt Nam, nhƣng trong luận án, lần
đầu tiên các khái niệm sâu và đầy đủ về “tự tạo việc làm” và “khả năng tự tạo
việc làm” đƣợc xây dựng cùng với các tiêu chí nghiên cứu và đánh giá cụ thể.
Bài báo khoa học “Chính sách đối với phụ nữ nơng thơn trong thời kỳ đơ
thị hóa, cơng nghiệp hóa” (2010) của Hồng Bá Thịnh, đăng trên Tạp chí
Nghiên cứu Gia đình và Giới. Bài viết đã phân tích những tác động to lớn của
thời kỳ đơ thị hóa, cơng nghiệp hóa tới sự biến đổi kinh tế, chính trị, văn hóa, xã
hội ở nơng thơn, trong đó phụ nữ - chủ thể quan trọng nhất cũng đang phải gánh
chịu những tác động này. Thông qua việc làm rõ đặc điểm, xu hƣớng biến đổi
của phụ nữ nông thôn, tác giả nêu lên một số chính sách cơ bản góp phần phát
huy các yếu tố tích cực, hạn chế các yếu tố tiêu cực trong xu hƣớng biến đổi của
phụ nữ nơng thơn thời kỳ đơ thị hóa, cơng nghiệp hóa.
Đề tài khoa học cấp Bộ “Phát huy vai trị của phụ nữ trong kinh tế hộ gia
đình ở nơng thơn” (1991) của tác giả Đỗ Thị Bình. Từ những số liệu khảo sát về
thực trạng vai trò của phụ nữ trong kinh tế hộ gia đình ở nơng thôn, tác giả đƣa
ra một số quan điểm và giải pháp phát huy vai trò của phụ nữ trong kinh tế hộ
gia đình ở nơng thơn Việt Nam hiện nay. Đây là cơng trình đầu tiên phân tích
trực tiếp và có những đánh giá về vai trị của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ
gia đình ở nơng thơn nƣớc ta. Đến nay, đề tài khoa học này vẫn có ý nghĩa quan
4


trọng đối với việc phát huy vai trò của phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế
thời kỳ đổi mới.
Luận án Tiến sỹ Phùng Thị Hồng Hà, Những giải pháp chủ yếu để tạo
việc làm và tăng thu nhập cho phụ nữ nông thôn tỉnh Quảng Trị, Luận án Tiến
sỹ, Trƣờng Đại học Kinh tế quốc dân; đã đề xuất thiết lập mơ hình tạo việc làm
cho lao động nơng trên cơ sở phân tích nghiên cứu thực trạng việc làm lao động
nông thôn tại tỉnh Quảng Trị. Luận án đã làm rõ một số vấn đề lý luận và
phƣơng pháp luận về việc làm và thu nhập, các nhân tố ảnh hƣởng và các chỉ

tiêu đánh giá việc làm và thu nhập của lao động nữ nơng thơn.
Có thể thấy rằng, các cơng trình nghiên cứu trên đã đề cập một số vấn đề
lý luận và thực tiễn của tạo việc làm cho lao động nữ, lao động nơng thơn, miền
núi, đi sâu phân tích những đặc điểm, thực trạng, từ đó đề xuất các giải pháp khả
thi cho vấn đề nghiên cứu. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện nay chƣa có cơng
trình nào đi sâu nghiên cứu một cách hệ thống về tạo việc làm cho lao động nữ
miền núi trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Vì vậy, trên cơ sở kế thừa có chọn lọc các
kết quả nghiên cứu đã công bố và những nghiên cứu của tôi trong thời gian qua,
luận văn sẽ phân tích rõ và đƣa ra các giải pháp nhằm tạo việc làm cho lao động
nữ miền núi trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở đánh giá thực trạng lao động nữ miền núi và các hình thức
tạo việc làm cho lao động nữ miền núi trên địa bàn, đề xuất một số giải
pháp tạo việc làm cho lao động nữ miền núi tỉnh Nghệ An.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Cơ sở lý luận và thực tiễn về tạo việc làm cho lao động nữ miền núi.
- Phân tích thực trạng tạo việc làm cho lao động nữ miền núi ở Nghệ An.
- Đề xuất giải pháp tạo việc làm cho lao động nữ miền núi Nghệ An.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu luận văn
- Đối tƣợng nghiên cứu: Vấn đề tạo việc làm cho lao động nữ miền núi ở
Nghệ An giai đoạn 2015-2017.
5


- Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi về không gian: Địa bàn miền núi Nghệ An.
Phạm vi thời gian: Số liệu đánh giá thực trạng tạo việc làm cho cho lao
động nữ miền núi Nghệ An đƣợc thu thập cho 3 năm 2015 – 2017 và đề ra
phƣơng hƣớng, giải pháp tạo việc làm cho lao động nữ miền núi trên địa bàn

tỉnh Nghệ An trong thời gian tới.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1 Cơ sở phương pháp luận nghiên cứu
Đề tài lấy quan điểm chủ nghĩa duy vật biện chứng làm cơ sở phƣơng pháp
luận. Chủ nghĩa duy vật biện chứng cho ta phƣơng pháp nhìn nhận sự vật, hiện
tƣợng trong trạng thái vận động và phát triển và trong mối quan hệ biện chứng với
các sự vật, hiện tƣợng khác.
Chọn địa điểm nghiên cứu: Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Quế Phong, Tƣơng
Dƣơng, Kỳ Sơn và hệ thống cơ sở dạy nghề trên địa bàn miền núi Nghệ An.
5.2. Các phương pháp nghiên cứu
5.2.1.Phương pháp thu thập số liệu
- Thu thập và tính tốn từ những số liệu của các báo cáo chuyên ngành và
những báo cáo khoa học đã đƣợc công bố, các tài liệu do cục Thống kê tỉnh, Sở
Lao động thƣơng binh và Xã hội, Ban Dân tộc tỉnh, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh và
các huyện miền núi cung cấp.
5.2.2. Phương pháp xử lý và tổng hợp số liệu
- Phƣơng pháp phân tích: Phƣơng pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch
sử: Phƣơng pháp chung và tổng quát cho toàn bộ đề tài, sử dụng phƣơng pháp duy
vật biện chứng, duy vật lịch sử và các lý luận kinh tế học. Với tất cả các phƣơng
pháp phân tích, tổng hợp, suy diễn và quy nạp sẽ giúp xem xét, đánh giá các sự
việc, hiện tƣợng trong mối quan hệ hệ thống, có liên quan quy luật, thực chất và
bản chất của từng vấn đề nghiên cứu. Trên cơ sở lý luận, các phạm trù kinh tế học
hiện nay trong đề tài còn sử dụng các quan điểm về lợi thế, tiềm năng, chi phí và
kết quả, hiệu quả kinh tế.

6


- Phƣơng pháp so sánh: Dùng phƣơng pháp so sánh để xem xét một số chỉ
tiêu bằng cách dựa trên việc so sánh theo thời gian, theo ngành nghề, theo độ tuổi

lao động, theo cơ cấu kinh tế ... để xác định xu hƣớng, phân tích tài liệu đƣợc khoa
học, khách quan.
6. Bố cục luận văn
Nội dung của luận văn gồm có 03 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về tạo việc làm cho lao động nữ
miền núi
Chƣơng 2: Thực trạng tạo việc làm cho lao động nữ miền núi trên địa bàn
tỉnh Nghệ An
Chƣơng 3: Phƣơng hƣớng và giải pháp tạo việc làm cho lao động nữ miền
núi trên địa bàn tỉnh Nghệ An

7


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TẠO VIỆC LÀM CHO LAO
ĐỘNG NỮ MIỀN NÚI
1.1. Việc làm, thất nghiệp và tạo việc làm
1.1.1. Việc làm
Theo Điều 13, Chƣơng II (Việc làm) Bộ luật Lao động của nƣớc Cộng
hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam: "Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu
nhập, không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm”[21, tr.35].
Trong công tác thống kê, điều tra khảo sát về lao động việc làm ở Việt
Nam, các tiêu thức xác định việc làm có cụ thể hơn, việc làm của các thành viên
hộ gia đình đƣợc định nghĩa là một trong ba loại đƣợc pháp luật của Việt Nam
công nhận, bao gồm:
Loại 1 - Làm công: Làm các công việc để nhận tiền công, tiền lƣơng bằng
tiền mặt hoặc hiện vật cho công việc đó. Ngƣời làm loại cơng việc này mang sức
lao động (chân tay hoặc trí óc) của mình để đổi lấy tiền công, tiền lƣơng, không
tự quyết định đƣợc những vấn đề liên quan đến cơng việc mình làm nhƣ mức

lƣơng, số giờ làm việc, thời gian nghỉ phép...
Loại 2 - Tự làm: Làm các công việc để thu lợi nhuận cho bản thân, bao
gồm sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản trên đất so chính thành viên đó
sở hữu, quản lý hay có quyền sử dụng, hoặc hoạt động kinh tế ngồi nơng
nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản do chính thành viênđ làm chủ hay quản lý tồn bộ
hoặc một phần; thành viên đó chi tồn bộ chi phí và thu tồn bộ lợi nhuận trong
loại cơng việc này.
Loại 3- Tự làm: Làm các công việc cho hộ gia đình mình nhƣng khơng
đƣợc trả thù lao dƣới hình thức tiền cơng tiền lƣơng cho cơng việc đó. Các cơng
việc gồm sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản trên đất do chủ hộ hoặc
một thành viên trong hộ sở hữu, quản lý hay có quyền sử dụng; hoặc hoạt động
kinh tế ngồi nơng nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản do chủ hộ hoặc một thành viên
trong hộ làm chủ hoặc quản lý [15, tr.10].
8


Theo khái niệm trên, một hoạt động đƣợc coi là việc làm cần thoả mãn hai
điều kiện:
Một là, hoạt động đó phải có ích và tạo ra thu nhập cho ngƣời lao động và
cho các thành viên trong gia đình. Điều này chỉ rõ tính hữu ích và nhấn mạnh
tiêu thức tạo ra thu nhập của việc làm.
Hai là, hoạt động đó khơng bị pháp luật cấm. Điều này chỉ rõ tính pháp lý
của việc làm. Hoạt động có ích khơng giới hạn về phạm vi và ngành nghề và
hồn toàn phù hợp với sự phát triển của thị trƣờng lao động ở Việt Nam trong
quá trình phát triển nền kinh tế nhiều thành phần. Ngƣòi lao động hợp pháp ngày
nay đƣợc đặt vào vị trí chủ thể, có quyền tự do tìm kiếm việc làm, hoặc tạo ra
việc làm cho ngƣời khác trong khn khổ pháp luật, khơng cịn bị phân biệt đối
xử cho dù làm việc trong hay ngồi khu vực Nhà nƣớc. Điều đó đã khẳng định
tính chất pháp lý trong hoạt động của hàng triệu ngƣời lao động mà số đông là
lao động nữ thuộc khu vực kinh tế ngoài Nhà nƣớc và khu vực kinh tế phi chính

thức vốn là những khu vực bị phân biệt đối xử nặng nề trong thời kỳ kế hoạch
hoá tập trung [25, tr.14-15].
Trạng thái phù hợp đƣợc thể hiện thơng qua quan hệ tỷ lệ giữa chi phí ban
đầu (C) nhƣ nhà xƣởng, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu... và chi phí về sức
lao động (V). Có thể biểu diễn mối quan hệ tỷ lệ này bằng phƣơng trình sau:
Việc làm = C/V
Quan hệ tỷ lệ biểu hiện sự kết hợp giữa C và V phải phù hợp với trình độ
cơng nghệ của sản xuất. Khi trình độ kỹ thuật cơng nghệ thay đổi thì sự kết hợp
đó cũng thay đổi theo, có thể cơng nghệ sử dụng nhiều vốn hoặc công nghệ sử
dụng nhiều sức lao động. Chẳng hạn, trong điều kiện kỹ thuật thủ công một đơn
vị chi phí ban đầu về tƣ liệu sản xuất, vốn có thể kết hợp với nhiều đơn vị sức
lao động. Nếu sản xuất dây chuyển tự động hóa thì địi hỏi sức lao động thấp
nhƣng chi phí sử dụng cơng nghệ lại rất cao. Do đó, tuỳ từng điều kiện cụ thể
mà lựa chọn phƣơng án phù hợp để có thể tạo việc làm cho ngƣời lao động.

9


1.1.2. Thất nghiệp
Theo Tổ chức lao động quốc tế ILO, thất nghiệp là tình trạng tồn tại khi
một số ngƣời trong độ tuổi lao động muốn có việc làm nhƣng khơng thể tìm việc
làm ở mức tiền cơng nhất định.
Theo Luật Lao động nƣớc ta sửa đổi và bổ sung năm 2002: “Ngƣời thất
nghiệp là những ngƣời trong độ tuổi lao động muốn làm việc nhƣng chƣa tìm
đƣợc việc làm”.
Thất nghiệp thƣờng đƣợc phân loại theo 2 hƣớng: theo nguồn gốc
(nguyên nhân) và theo tính chất ( tự nguyện và không tự nguyện).
Theo Chƣơng 27 của cuốn sách “Kinh tế học” của tác giả David Begg,
Stanley Fischer, Rudiger Dornbusch chia thất nghiệp làm 4 loại: thất nghiệp tạm
thời; thất nghiệp cơ cấu; thất nghiệp chu kỳ (do thiếu cầu) và thất nghiệp cổ

điển. Cách phân loại này theo nguồn gốc (nguyên nhân) của thất nghiệp.
- Thất nghiệp tạm thời: Đây là loại thất nghiệp phát sinh do ngƣời lao
động cần có thời gian tìm kiếm việc làm. Tìm kiếm việc làm là q trình tạo ra
sự trùng khớp giữa cơng nhân và việc làm thích hợp. Ngƣời lao động nghỉ việc
nhanh chóng tìm đƣợc việc làm mới và thích hợp hồn tồn với nó. Nhƣng trong
thực tế, ngƣời lao động khác nhau về sở thích và kỹ năng, việc làm khác nhau ở
nhiều thuộc tính và thơng tin về ngƣời cần việc và chỗ làm việc còn trống làm
cho sự gặp gỡ giữa nhiều doanh nghiệp và hộ gia đình trong nền kinh tế bị chậm
trễ. Do đó, thất nghiệp tạm thời là loại thất nghiệp cố hữu trong mọi nền kinh tế,
nó khơng thể tránh khỏi đơn giản vì nền kinh tế luôn luôn thay đổi để giảm loại
thất nghiệp này cần có những thơng tin đầy đủ hơn về thị trƣờng lao động.
- Thất nghiệp cơ cấu: Là loại thất nghiệp phát sinh do sự mất cân đối giữa
nhu cầu sử dụng lao động và cơ cấu của lực lƣợng lao động. hay nói cách khác
là lƣợng cung lao động vƣợt lƣợng cầu về lao động. Các nguyên nhân dẫn đến
cung lao động vƣợt cầu lao động: do thay đổi cơ cấu kinh tế, do lao động đƣợc
đào tạo không đáp ứng đƣợc nhu cầu thị trƣờng lao động, do luật tiền lƣơng tối
thiểu.

10


Chúng ta cần lƣu ý thất nghiệp tạm thời nảy sinh từ tiền lƣơng cao hơn
mức cân bằng khác với thất nghiệp tạm thời nảy sinh từ quá trình tìm kiếm việc
làm. Nhu cầu tìm việc làm khơng phải là do thất bại của tiền lƣơng trong việc
làm cân bằng cung cầu về lao động gây ra. Khi sự tìm việc là lý do giải thích
cho thất nghiệp, cơng nhân đang tìm việc làm thích hợp nhất với sở thích và
kỹ năng của họ. Ngƣợc lại, khi tiền lƣơng cao hơn mức cân bằng, lƣợng cung về
lao động vƣợt lƣợng cầu về lao động và công nhân bị thất nghiệp vì họ đang chờ
việc làm mới.
- Thất nghiệp chu kỳ (do thiếu cầu): Theo lý thuyết Keynes đó là thất

nghiệp xuất hiện khi tổng cầu của nền kinh tế giảm kéo theo giảm cầu về lao
động mà tiền lƣơng và giá cả chƣa kịp điều chỉnh. Trong nền kinh tế thị trƣờng
khơng có cái gì cố hữu đảm bảo rằng mức thu nhập quốc dân thực tế sẽ đúng
bằng toàn dụng lao động tiềm năng. Nếu nhƣ tổng cầu đƣa đến một mức sản
lƣợng quốc dân thấp hơn mức sản lƣợng tiềm năng trong tình hình tồn dụng lao
động sẽ có một mức thất nghiệp nhất định đƣợc biểu thị bằng mức chênh lệch về
sản lƣợng tiềm năng và tổng cầu thực tế về sản lƣợng quốc dân. Thất nghiệp chu
kỳ thực tế xảy ra khi cung lao động lớn hơn cầu lao động.
- Thất nghiệp cổ điển: Loại thất nghiệp này xảy ra khi tiền công tiền
lƣơng đƣợc ấn định không bởi các lực lƣợng thị trƣờng và cao hơn mức cân
bằng thực tế của thị trƣờng lao động. Vì tiền cơng khơng chỉ có quan hệ tới sự
phân phối thu nhập gắn với kết quả lao động và gắn với mức sống tối thiểu của
dân cƣ, nên Chính phủ của nhiều quốc gia có quy định cứng nhắc về mức tiền
công tiền lƣơng tối thiểu. Sự không linh hoạt của tiền công tiền lƣơng dẫn đến
một bộ phận lao động mất việc làm hoặc khó tìm kiếm đƣợc việc làm.
Phân loại theo tính chất, thất nghiệp đƣợc chia thành những loại sau:
- Thất nghiệp tự nguyện: là loại thất nghiệp phát sinh do ngƣời lao động
không chấp nhận những công việc hiện thời với mức lƣơng tƣơng ứng.Thất
nghiệp tự nguyện diễn ra trong một nền kinh tế cạnh tranh hồn hảo có tiền
lƣơng linh hoạt, khi những ngƣời đủ tiêu chuẩn quyết định chọn không đi làm

11


tại mức lƣơng hiện tại. Thất nghiệp tự nguyện có thể là một kết cục không hiệu
quả của thị trƣờng cạnh tranh.
- Thất nghiệp không tự nguyện: là loại thất nghiệp phát sinh dù ngƣời lao
động sẵn sàng chấp nhận những công việc hiện thời với mức tiền lƣơng tƣơng
ứng.
Các cơng trình nghiên cứu ở các nƣớc đang phát triển cũng chỉ ra rằng tỷ

lệ thất nghiệp rất khác nhau giữa các nhóm dân cƣ: nhóm lao động nữ từ 15 đến
24 tuổi có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất; nữ có tỷ lệ thất nghiệp cao hơn nam; thành
thị có tỷ lệ thất nghiệp cao hơn nhiều so với nơng thơn; những ngƣời có trình độ
học vấn thấp có tỷ lệ thất nghiệp cao (Báo cáo tại Đại hội Đại biểu toàn quốc
Hội liên hiệp lao động nữ Việt Nam lần thứ V).
1.1.3. Tạo việc làm
Về mặt lý thuyết, “Tạo việc làm là quá trình tạo ra số lượng, chất lượng
tư liệu sản xuất, số lượng, chất lượng sức lao động và các điều kiện kinh tế xã
hội khác để kết hợp tư liệu sản xuất và sức lao động đem lại thu nhập cho người
lao động”[27, tr.261].
Để cho ngƣời có sức lao động muốn lao động có thể tìm đƣợc việc làm
phù hợp với năng lực và sở trƣờng của họ, đồng thời ngƣời sử dụng lao động có
thể thuê đƣợc số lƣợng, chất lƣợng lao động phù hợp với yêu cầu công việc và
mục tiêu của sản xuất kinh doanh thì việc phát triển hệ thống thơng tin thị
trƣờng lao động có vai trị quan trọng. Việc này chẳng những giúp cho ngƣời
chủ sử dụng lao động duy trì và phát triển doanh nghiệp mà cịn tạo cho ngƣời
lao động có cơng ăn việc làm, có thu nhập, nâng cao sự thoả mãn của cá nhân
lao động, góp phần phát triển xã hội ổn định, phồn vinh, giảm nghèo đói.
Ngƣời lao động phải tự mình hoặc dựa vào gia đình, các tổ chức xã hội,
tham gia đào tạo, nâng cao phát triển ngành nghề, việc làm phù hợp với bản
thân. Do đó, thơng tin về học nghề gì, ở đâu, khi nào và tìm việc làm ở đâu cần
đƣợc xã hội hoá bằng các kênh trực tiếp hoặc gián tiếp nhƣ kênh thông tin đại
chúng, sách báo, tạp chí, hệ thống dịch vụ việc làm tuân thủ các quy định của
Pháp luật, hệ thống chính sách của Nhà nƣớc. Thị trƣờng lao động càng phát
12


triển cùng với sự điều tiết của Nhà nƣớc bằng luật pháp, chính sách sẽ càng tạo
điều kiện thuận lợi cho ngƣời sử dụng lao động và lao động nữ gặp gỡ nhau thực
hiện thuê mƣớn lao động một cách có hiệu quả. Điều đó muốn cho rằng, vai trị

của Nhà nƣớc trong việc tạo ra môi trƣờng pháp lý, ban hành các luật lệ, chính
sách liên quan trực tiếp đến lao động nữ và đến ngƣời sử dụng lao động, tạo mội
trƣờng pháp lý kết hợp sức lao động với tƣ liệu sản xuất là một bộ phận cấu
thành trong cơ chế tạo việc làm cho lao động nữ.
Về phía ngƣời sử dụng lao động là các doanh nghiệp trong nƣớc, các
doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngồi, các tổ chức kinh tế xã hội khác cần sử
dụng vốn để có tƣ liệu sản xuất, mua sức lao động để sản xuất ra sản phẩm, dịch
vụ. Ngoài sử dụng vốn hiệu quả cần có năng lực quản lý, vận dụng các chính
sách hỗ trợ từ Nhà nƣớc. Hơn nữa cần có các giải pháp nhằm khích lệ, nâng cao
động lực sáng tạo của lao động, thu hút lao động giỏi là một trong những lợi thế
để cạnh tranh trên thị trƣờng.
Tóm lại, cơ chế tạo việc làm cho lao động địi hỏi sự tham gia tích cực
của Nhà nƣớc, của ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động. Do đó, chính
sách của Nhà nƣớc phát triển thị trƣờng lao động, tạo hành lang và môi trƣờng
pháp lý cho ngƣời sử dụng lao động và lao động nữ gặp gỡ nhau, trao đổi, thoả
thuận là vô cùng quan trọng.
1.2. Tạo việc làm cho lao động nữ miền núi
Tạo việc làm cho lao động nữ miền núi có nghĩa là tạo cho lao động nữ
miền núi đƣợc tiếp cận với các cơ hội đào tạo và phát triển, nâng cao trình độ
nhận thức giảm mức sinh, khắc phục dần đi đến xố bỏ định kiến về giới. Vì
vậy, để tạo ra điều kiện tiền đề giúp lao động nữ miền núi có việc làm phù hợp,
Nhà nƣớc cần có chính sách khuyến khích các chủ doanh nghiệp đầu tƣ vào các
vùng miền núi, ƣu tiên tuyển chọn lao động nữ. Tuyên truyền, thuyết phục cho
ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động khắc phục dần đi đến xoá bỏ định
kiến về giới, lồng ghép quan điểm bình đẳng giới vào q trình tạo việc làm
trong q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố. Điều đó có nghĩa là tạo cơ hội
bình đẳng cho nam và nữ cùng đƣợc tiếp cận với các cơ hội đào tạo, trả công lao
13



động, các cơ hội việc làm... Mặt khác trợ giúp cho ngƣời lao động vay vốn tự
tạo việc làm trong các thành phần kinh tế, đặc biệt là khu vực ngoài quốc doanh.
Mối quan hệ giữa việc làm và chất lượng cuộc sống của con người: Chất
lƣợng cuộc sống có thể hiểu là mức độ phúc lợi xã hội và sự thoả mãn một số
nhu cầu của con ngƣời. Chất lƣợng cuộc sống càng cao, mức độ phúc lợi xã hội
và sự thoả mãn nhu cầu của con ngƣời càng cao và càng thích ứng. Có cơng ăn
việc làm và thu nhập từ việc làm mang lại đƣợc xem là những yếu tố quan trọng
trong hình thành chất lƣợng cuộc sống của con ngƣời. Để khắc phục và xoá bỏ
dần những khoảng cách giới trong các lĩnh vực cần nâng cao chất lƣợng cuộc
sống cho lao động nữ miền núi, muốn vậy cần tạo cho lao động nữ miền núi có
việc làm phù hợp với năng lực, trình độ để có thu nhập chính đáng, làm cho lao
động nữ miền núi yên tâm về tƣ tƣởng và tránh khỏi thất nghiệp vì thất nghiệp là
ngun nhân (nhƣng khơng phải là duy nhất) của các tệ nạn xã hội. Vì thế, mối
quan hệ giữa việc làm với nâng cao chất lƣợng cuộc sống có quan hệ chặt chẽ,
khăng khít, gắn bó nhau. Dƣới góc độ việc làm và thu nhập, khơng có việc làm
sẽ khơng có thu nhập và khơng có điều kiện thoả mãn các nhu cầu chính đáng về
vật chất và tinh thần của lao động nữ miền núi, chất lƣợng cuộc sống giảm sút.
Đa số lao động nữ miền núi chƣa qua đào tạo và chủ yếu là lao động nơng
nghiệp trong giai đoạn cơng nghiệp hố - hiện đại hố là một việc rất khó khăn
nhƣng thật sự cần thiết và cấp bách, nhất là lao động nữ miền núi thƣờng bị coi
là đối tƣợng "yếu thế" vì chức năng kép vừa sản xuất ra của cải vật chất, tinh
thần vừa phải tái sản xuất dân số. Tạo việc làm phù hợp với trình độ, mang lại
thu nhập cho lao động nữ chính là yếu tố quyết định để lao động nữ miền núi có
thể khẳng định chính mình. Chính vì vậy, chƣơng trình hành động quốc gia vì sự
tiến bộ của phụ nữ Việt Nam đều đặt "tạo việc làm cho lao động nữ" là mục tiêu
số 1. Hơn nữa, ở Việt Nam khoảng cách giới vần cịn lớn, chỉ có thể thu hẹp
khoảng cách này bằng cách tạo việc làm cho lao động nữ.
Tạo việc làm cho lao động nữ miền núi chủ yếu tập trung vào 03 nội dung
cơ bản:
- Cơ chế chính sách của Nhà nƣớc về tạo việc làm cho lao động nữ miền núi.

14


- Vai trò của ngƣời sử dụng lao động trong quá trình tạo việc làm cho lao
động miền núi.
- Khả năng tự tạo việc làm cho bản thân lao động nữ miền núi.
1.3. Những nhân tố ảnh hƣởng đến tạo việc làm cho lao động nữ miền núi
1.3.1. Nhóm nhân tố thuộc về cá nhân lao động nữ miền núi
- Độ tuổi
Ở mỗi độ tuổi khác nhau, lao động nữ sẽ có những mong muốn, năng lực
tiềm năng và điều kiện tiếp cận các nguồn lực khác nhau để tự tạo việc làm hoặc
tìm kiếm việc làm phù hợp với bản thân.
- Giới tính
Đặc điểm về giới tính ảnh hƣởng lớn đến q trình tạo việc làm. Nam giới
thƣờng có lợi thế hơn nữ giới trong hầu hết các loại hình cơng việc. Do tác động
rõ nét của vấn đề giới tính trong tạo việc làm nên cần đƣa ra các chính sách phù
hợp, trợ giúp cho lao động nữ, nhất là vùng núi.
- Trình độ học vấn
Càng đi dần vào xã hội hiện đại thì trình độ học vấn càng trở thành yếu tố
quan trọng quy định khả năng, lợi thế của mỗi ngƣời trong đời sống xã hội. Có
trình độ học vấn sẽ tạo ra cơ hội về việc làm, tác động đến sự lựa chọn nghề
nghiệp, khẳng định vị thế của mỗi ngƣời.
- Trình độ chun mơn
Trình độ chun mơn đƣợc thể hiện thơng qua q trình ngƣời lao động
tích lũy các kiến thức về một ngành nghề đào tạo cụ thể nào đó. Do đó, nâng cao
trình độ chun mơn cho lao động nữ miền núi sẽ tạo nhiều thuận lợi trong quá
trình tạo việc làm.
- Tâm lý
Lao động nữ là một trong những nhóm ngƣời lao động có tính đặc thù bởi
đặc điểm riêng về tâm, sinh lý, cũng nhƣ vai trò của họ trong việc tái sản xuất

sức lao động xã hội (về mặt nhân văn, vai trò này đƣợc coi nhƣ một “thiên
chức” – thiên chức làm Mẹ). Vấn đề tâm lý phần nào đã hạn chế quyền tự do
độc lập, tự do lao động, cơ hội tìm kiếm việc làm. Đặc biệt ở các vùng miền núi
15


còn tồn tại những định kiến cổ hủ, lạc hậu làm ảnh hƣởng không nhỏ đến tâm lý
lao động nữ.
1.3.2. Nhóm nhân tố thuộc về tác động bên ngồi
- Điều kiện tự nhiên, vốn, cơng nghệ
Mỗi địa phƣơng đều có những đặc điểm điều kiện tự nhiên khác nhau.
Những yếu tố nhƣ khí hậu thời tiết, nhiệt độ, lƣợng gió, mƣa, bão lụt, hạn hán…
phần nào ảnh hƣởng đến sản xuất kinh doanh, đặc biệt là sản xuất nông, lâm,
ngƣ nghiệp. Vì vậy, phải căn cứ vào điều kiện tự nhiên để có các chính sách tạo
việc làm cho ngƣời lao động sao cho có hiệu quả cao nhất, đặc biệt là ở vùng
núi.
Vốn là một yếu tố quan trọng trong vấn đề tạo việc làm. Tuy nhiên, hiện
nay nguồn vốn cho vay đối với các hoạt động nông nghiệp ở miền núi còn nhiều
hạn chế, cụ thể là với nguồn vốn vay hỗ trợ hộ nghèo từ Ngân hàng chính sách
Việt Nam thì số lƣợng vốn vay chƣa đủ để đáp ứng nhu cầu của ngƣời làm nông
nghiệp. Trong khi đó, nguồn vốn vay cho phát triển doanh nghiệp ở khu vực
đồng bằng lại dồi dào hơn. Hiện nay, hai nguồn vốn vay ngân hàng dành cho
nông dân phát triển kinh tế chủ yếu là từ Ngân hàng Chính sách xã hội và Ngân
hàng Nông nghiệp và phát triển nơng thơn. Trong đó, ngân hàng Chính sách xã
hội tập trung cho vay hỗ trợ các hộ nghèo còn ngân hàng Nông nghiệp và phát
triển nông thôn thực hiện cho hộ gia đình vay theo quy định của hệ thống ngân
hàng nói chung. Tỷ lệ hộ dân vay vốn khá cao, đặc biệt là các hộ nghèo nhờ có
các nguồn hỗ trợ từ phía Ngân hàng Chính sách xã hội và Ngân hàng Nông
nghiệp và phát triển nông thôn, đồng thời là các quỹ hỗ trợ phát triển, các dự án
cũng nhƣ sự hỗ trợ của các cơ quan đoàn thể đứng ra bảo lãnh tín chấp cho nơng

dân vay vốn. Tuy nhiên, tình trạng thiếu vốn để sản xuất là một thực tế dễ nhận
biết mà nguyên nhân chủ yếu là vì ngƣời dân khơng có tích lũy trong q trình
sản xuất; ngƣời dân có tâm lý khơng dám vay vốn ngân hàng vì lo sợ khơng trả
đƣợc; ngƣời dân khơng có tài sản thế chấp để vay vốn; số lƣợng vốn vay không
đủ và lãi suất khá cao. Việc này kéo theo các hạn chế trong khả năng mở rộng

16


×