Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Phân tích ảnh hưởng của môi trường Maketing vi mô đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp McDonald’s Việt Nam và đề xuất các giải pháp Maketing cho doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (253.28 KB, 15 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

BÀI THẢO LUẬN
ĐỀ TÀI:
Phân tích ảnh hưởng của môi trường Maketing vi mô đến hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp McDonald’s Việt
Nam và đề xuất các giải pháp Maketing cho doanh nghiệp


HÀ NỘI – 2020

I.










GIỚI THIỆU SƠ QUA VỀ MC DONALD’S:
McDonalds là hệ thống nhà hàng phục vụ nhanh hàng đầu thế giới với 34.500 cửa
hàng, phục vụ hơn 69 triệu khách hàng tại hơn 100 quốc gia mỗi ngày
Tập đoàn đồ ăn nhanh hàng đầu thế giới McDonald's (Mỹ) chính thức cửa hàng đầu
tiên cửa hàng ở Việt Nam tại TP HCM đầu năm 2014
Tầm nhìn thương hiệu: Thiết lập một chuẩn mực mới cho ngành công nghiệp
nhà hàng phục vụ thức ăn nhanh tại Việt Nam, mang đến cho khách hàng
những trải nghiệm độc nhất chỉ có tại chuỗi nhà hàng của chúng tôi.
Sứ mạng của thương hiệu: Là điểm đến ẩm thực được các khách hàng yêu


thích nhất.
McDonald’s Việt Nam cam kết áp dụng tiêu chuẩn của McDonald’s tồn cầu, đó là: Quality
- Chất lượng, Service - Dịch vụ, Cleanliness - Vệ Sinh & Values - Giá trị.
•High quality food: Thực phẩm chất lượng
•Superior service: Phục vụ chuyên nghiệp
•Clean and welcoming environment: mơi trường sạch sẽ và thân thiện
•Great value for money: Giá cả hợp lý
Tình huống nghiên cứu Maketting: Mới đây McDonald’s mang tới một sản phẩm
thuần vị Việt, đó là một sự kết hợp giữa 2 món ăn quốc hồn quốc túy của 2 quốc gia Mỹ và
Việt Nam, Burger và Phở gọi là Burger Phở. Sự kết hợp này đã đem đến rất nhiều ý kiến trái
chiều của khách hàng cũng như của dư luận.: “Với giá đó ăn được 2 bát phở mà cịn ngon
hơn”. Khơng cịn lạ lẫm với chuyện những thương hiệu nước ngồi biến tấu các món Việt
Nam trở thành món ăn phương Tây. Đó là những sáng tạo mượn cảm hứng từ ẩm thực Việt.
Về mặt nguồn gốc thì chúng mang những ý nghĩa tích cực, nhưng bao giờ thực tiễn cũng có
nhiều chuyện để nói hơn thế. Cũng khơng cịn lạ lẫm khi các món Tây phiên bản Việt nhận
về nhiều ý kiến tranh cãi từ cộng đồng mạng, khơng chỉ người Việt mà cịn với cả người
nước ngồi. Đặc biệt là những ai yêu mến ẩm thực Việt truyền thống thì đều ít nhiều có cái
nhìn khắt khe hơn. Trường hợp mới đây nhất “lọt vào tầm ngắm” chính là bánh burger vị
phở của McDonald’s, dù chưa ra mắt đã gây xôn xao. Theo thông tin từ fanpage, burger vị
phở là món ăn từ menu “Cảm hứng vị Việt” của hãng, do chính các thực khách bình chọn
trên Facebook. Burger vị phở đã vượt qua vị bún bò, cơm tấm để “debut”.
Trong khuôn khổ bài thảo luận này nhóm chúng em chỉ phân tích tác động của mơi
trường vi mô và giải pháp maketting được đưa ra. McDonald’s khơng phải thương hiệu
fastfood nước ngồi đầu tiên cho ra mắt các món có cảm hứng từ phở Việt, và cũng không
tránh khỏi “cơn bão” từ khách hàng như những hãng đi trước. Dù thích hay khơng thích thì
đều là ý kiến chủ quan cần ghi nhận từ mỗi khách hàng, vừa là sự ủng hộ, khuyến khích với
thương hiệu, cũng vừa là kinh nghiệm để những phiên bản các món “nửa Tây nửa Việt” ngày
càng được lịng thực khách hơn.



II.
1.







b.





PHÂN TÍCH MƠI TRƯỜNG VI MƠ CỦA MC DONALD’S VIỆT NAM
Môi trường nội bộ:
Các yếu tố môi trường nội bộ là những yếu tố bên trong tổ chức mà nhà quản trị có thể kiểm
sốt, điều chỉnh được và chúng có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động và kết quả hoạt động
của tổ chức. Các yếu tố nội bộ của một tổ chức thường bao gồm các yếu tố như sau:
a. Nguồn nhân lực:
Nguồn nhân lực của một doanh nghiệp mạnh hay yếu thể hiện ở số lượng và chất
lượng nhân sự, vấn đề sắp xếp, bố trí, đào tạo-phát triển, các chính sách động viên…
McDonald’s chiêu mộ nhiều nhân tài trẻ thuộc thế hệ Millennials để phục vụ kế
hoạch mở rộng hệ thống nhà hàng.
Millennials hay còn gọi thế hệ Y, bao gồm những người sinh từ đầu năm 1986 đến cuối
2000. Họ là thế hệ đầu tiên tiếp xúc với Internet, lớn lên cùng các phương tiện truyền thông
xã hội. Từ sinh viên năm thứ nhất cho đến người đã đi làm 5-10 năm, độ tuổi 18-31 được
đánh giá là lực lượng lao động năng động nhất của nền kinh tế.
Việc sử dụng nguồn nhân sự trẻ mang đến nhiều tiềm năng bởi họ có sự năng động,

nhanh nhạy, chủ động, tích cực với thời đại Internet hiện nay.
Thành tích mà McDonald’s Việt Nam đạt được ( số liệu 2017):
Liên tiếp 2 năm, McDonald’s Việt Nam lọt top 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam. Doanh
nghiệp giữ vị trí thứ 4 trong lĩnh vực nhà hàng - du lịch trong danh sách do Anphabe công
bố tháng 3/2017. Ở đây, mỗi nhân viên ở từng cấp bậc đều có cơ hội đào tạo và phát triển tối
đa, giống như tôn chỉ chung trong mạng lưới hơn 100 quốc gia suốt 30 năm qua.
Các chương trình 'Tháng tri ân nhân viên', 'Apprentice - Thực tập sinh', 'Management
Trainee - Quản lý tập sự', 'Career Day - Ngày hội việc làm' và chính sách ghi nhận đóng góp
của nhân viên... đã mang lại kết quả ấn tượng cho McDonald’s Việt Nam. Mức độ hài lòng
và gắn kết của nhân viên gia tăng. Tỷ lệ nhân viên chuyển hoặc nghỉ việc thấp hơn nhiều so
với tỷ lệ trung bình trong ngành.
Bộ phận nghiên cứu và phát triển (R/D):
Nghiên cứu và phát triển (R/D): Thể hiện ở khả năng nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ
thuật, sản phẩm mới, công nghệ mới, mức vốn đầu tư cho công tác nghiên cứu và phát triển

McDonald’s liên tục ra mắt các sản phẩm mới phù hợp hơn với nhu cầu của khách
hàng, đặc biệt là phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng Việt Nam. Bởi vậy mà gần đây nhất,
McDonald’s đã cho ra mắt sản phẩm mới “Burger vị Phở” sau khi đã thực hiện chương trình
“Bình chọn menu Cảm hứng vị Việt”.
Điều đáng nói ở đây có thể chỉ ra rõ được tại sao sản phẩm mới của McDonal lại gặp
nhiều ý kiến trái chiều từ dư luận. Nguyên nhân có thể đến từ bộ phận nghiên cứu và phát
triển sản phẩm này, bởi nếu nhìn ở 1 khía cạnh nào đó việc cho ra mắt sản phẩm mới dựa
trên việc thực hiện chương trình Bình chọn menu Cảm hứng vị Việt và cho ra mắt ngay sản
phẩm Burger vị Phở là chưa hợp lí. Bởi việc bình chọn trên mạng xã hội chỉ phản ánh 1 bộ







d.




phận khách hàng quan tâm nhất định, còn những khách hàng khác chưa tham gia hoặc có
quan điểm khác thì lại chưa hài lịng, điều đó có thể dẫn đến việc chưa đáp ứng tối ưu được
nhu cầu của khách hàng trong thời điểm đó. Bộ phận nghiên cứu và phát triển cần phải làm
việc lại với nhau nghiên cứu kĩ lưỡng hơn trước khi đưa ra bất kì 1 sản phẩm nào mới trên
thị trường, bởi đây là sản phẩm mới cải tiến được xây dựng trên 1 sản phẩm vốn dĩ đã có tuy
nhiên để nói là đáp ứng được nhu cầu của khách hàng chưa thì có lẽ là chưa.
Bên cạnh các tiêu chí chất lượng, yếu tố hài hòa trong việc lựa chọn loại rau nào đi cùng sản
phẩm cũng vô cùng quan trọng. Sau hàng loạt thử nghiệm sản phẩm đã được định hình là sử
dụng rau húng quế và ngị gai, khơng đưa vào hành lá. Theo đó Burger vị Phở với 2 loại rau
húng quế và ngò gai theo phương án nghiêng về Phở vị Nam hơn là Phở vị Bắc đã được
chốt. Điều này sẽ có thể gây ra sự khơng hài lòng đến từ những khách hàng miền Bắc nếu họ
sử dụng sản phẩm này bởi tô phở miền Bắc không thể nào thiếu hành lá được.
c.
Bộ phận sản xuất:
Sản xuất: Phản ảnh năng lực sản xuất, quy trình sản xuất, trình độ cơng nghệ áp dụng vào
sản xuất, tổ chức sản xuất, tỷ lệ phế phẩm …
Tất cả những nhà hàng của McDonald's chỉ lấy các sản phẩm tốt nhất từ các nhà cung
cấp chọn lọc. Những nhà cung cấp này được yêu cầu phải tuân theo các tiêu chuẩn nghiêm
ngặt để chuẩn bị các nguyên liệu thực phẩm thật chất lượng và hợp vệ sinh.
McDonald's cho rằng thức ăn ngon nhất chỉ có thể được làm từ nguyên liệu thực phẩm chất
lượng cao nhất. McDonald's ln duy trì chính sách kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt đối
với tất cả các nguyên liệu, từ rau củ cho đến các động vật chăn ni, bao gồm heo, bị và gà.
Kiểm sốt chất lượng
- Chỉ những nguyên liệu tươi tốt nhất mới được sử dụng.
- Nhiệt độ và thời gian được kiểm sốt chặt chẽ trong suốt q trình sản xuất.

- Tn thủ các tiêu chẩn về vi sinh.
- Chương trình Effective Hazard Analysis and Critical.
Control Point (HACCP) and Good Manufacturing Practice (GMP) được áp dụng và tất cả
các nhân viên đều được đào tạo
Bộ phận Marketing
Marketing: Phản ảnh việc nghiên cứu thị trường, khách hàng, sản phẩm – dịch vụ, giá cả, hệ
thống phân phối và chiêu thị….
Giá cả
Khi tiến hành tung ra sản phẩm mới “Burger vị Phở” tại thị trường Việt Nam, McDonald’s
gặp phải nhiều ý kiến trái chiều về việc giá cả của sản phẩn khá cao so với số tiền cho một
bữa sáng. Nhận thấy được điều này, nhằm thu hút khách hàng tiếp cận sản phẩm của mình
một cách nhanh chóng và đại chúng hơn, McDonald’s đã đưa ra các chương trình khuyến
mãi đặc biệt như: Combo ăn sáng bao gồm Burger vị phở và một loại thức uống đi kèm với
giá chỉ 79,000 đ, Sự kiện Giựt cô hồn Burger vị Phở giá 9k-29k-49k với hơn 7,000 chiếc
bánh,… Khiến cho rất nhiều đối tượng khách hàng có thể thưởng thức và trải nhiệm mới, từ
đó thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng hơn để sử dụng sản phẩm và dịch vụ.
Tuy nhiên việc xây dựng giá bán còn phải dựa trên nhiều yếu tố khác nữa. Vì vậy khi
mà kết thúc các chương trình khuyến mại cho khách hàng, giá bán sẽ quay trở về mức là
69k. Mức giá này so với nhu cầu của khách hàng là chưa phù hợp, thay vì ăn 1 chiếc bánh


Burger kẹp Phở họ có thể dùng 69k là có thể thưởng thức 2 tô phở Hà Nội đậm đà gia vị
thay vì 1 chiếc bánh có thêm 1 chút mùi vị của Phở. Vì vậy việc cân đối chi phí, cân đối lợi
ích, lợi nhuận của các bên liên quan cần được tính tốn 1 cách kĩ càng.












2. Nhà cung cấp:
Những biến đổi trong mơi trường cung cấp có thể tác động quan trọng đến hoạt động
marketing của doanh nghiệp. Các nhà quản trị marketing cần phải theo dõi về giá cả của
những cơ sở cung cấp chính yếu của mình. Việc tăng giá phí cung cấp có thể buộc phải tăng
giá cả, làm giảm sút doanh số của doanh nghiệp.
Các nhà quản trị marketing cần phải quan tâm đến mức độ có thể đáp ứng của các nhà cung
cấp về nhu cầu các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp. Sự khan hiếm nguồn cung cấp sẽ ảnh
hưởng đến tính đều đặn trong kinh doanh, và do vậy ảnh hưởng đến khả năng phục vụ khách
hàng của doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp cần xây dựng mối quan hệ lâu dài với các nhà
cung cấp chủ yếu.
Những khâu kiểm duyệt nghiêm ngặt về chất lượng sản phẩm từ phía nhà cung ứng cũng
được McDonald’s được chú trọng hàng đầu. Tất cả những nhà hàng của McDonald's Việt
Nam chỉ lấy các sản phẩm tốt nhất từ các nhà cung ứng chọn lọc. Những nhà cung ứng này
được yêu cầu phải tuân theo các tiêu chuẩn nghiêm ngặt để chuẩn bị các nguyên liệu thực
phẩm thật chất lượng và hợp vệ sinh.
McDonald's có 4 nguyên tắc vàng trong việc hợp tác với nhà cung ứng:
Nguyên tắc 1: Đường dài mới biết ngựa hay
Thay vì lợi dụng "tiếng tăm" của mình để liên tục tìm đối tác có mức phí thấp nhất,
McDonald’s ln đặt tiêu chí phát triển lâu dài lên đầu để lựa chọn "bạn đồng hành".
Không những thế, McDonald’s còn ưu tiên làm việc với các đối tác sẵn có để thúc đẩy họ
liên tục phát triển và đáp ứng các tiêu chí ngày càng nâng cao.
Nguyên tắc 2: Kiểm sốt kết quả, chứ khơng kiểm sốt q trình
Đối với các nhà cung ứng, nhà sáng lập Kroc đã đưa ra bảng tiêu chí QSC&V (Chất lượng,
Dịch vụ, Sạch sẽ & Giá trị). Nhưng quan trọng là, tiêu chí chỉ là để đánh giá, các đối tác có
tồn quyền quản lý và vận hành để đạt được những kết quả kia.

McDonald’s khơng kiểm sốt q trình – các đối tác có thể "tự do" phát triển để trở nên tốt
hơn, nhanh hơn, rẻ hơn … Những sáng tạo nhằm giảm chi phí, tăng mức độ dịch vụ khách
hàng, hoặc thậm chí là chế tạo sản phẩm mới ln được McDonald’s nhiệt liệt chào đón.
Nguyên tắc này cũng có những hạn chế nhất định bởi nếu chỉ chú trọng vào kiểm
sốt kết quả mà khơng chú trọng vào kiểm sốt quá trình nếu rủi ro xảy xa ở 1 khâu nhưng
chúng ta khơng quan tâm, khơng có những hành động kịp thời thì chờ đến lúc kết quả mới
có hành động khắc phục sửa chữa thì lúc đó đã q muộn rồi và tốn đi 1 khoản chi phí
khơng nhỏ của doanh nghiệp
Nguyên tắc 3: Đối tác cũng có tiếng nói
Đối với McDonald’s, các nhà cung ứng và đối tác luôn là trọng tâm trong mỗi chiến lược và
kế hoạch phát triển.
Nguyên tắc 4: Giảm giá chỉ là nhất thời, giảm chi phí mới là mãi mãi


Mơ hình thiết lập giá của McDonald’s đặc biệt ở chỗ mọi bên tham gia đều sẽ đảm bảo được
lợi nhuận. Tương lai tài chính được đảm bảo của các đối tác sẽ là những viên gạch vững
chắc cho tương lai của McDonald’s.
3. Trung gian Marketting:
a, Phân phối:
Bước vào thị trường Việt Nam với tư cách một ông lớn trong lĩnh vực thức ăn nhanh,
McDonald’s lựa chọn mơ hình kinh doanh hoàn toàn khác biệt với các thương hiệu đã có
trên thị trường. McDonald’s Việt Nam lại chú trọng vào các địa điểm ngoài trung tâm thành
phố. Chữ “trung tâm” ở đây có thể hiểu theo rất nhiều nghĩa khác nhau, rất linh hoạt trong
bối cảnh phân khúc khách hàng mà công ty định hướng tới. Thực tế cho thấy, ở Việt Nam,
các cửa hàng như Lotte, KFC đã thống lĩnh thị trường thức ăn nhanh khu vực trung tâm. Bên
cạnh đó, theo thống kê tới năm 2018 số lượng xe ô tô của Việt Nam là hơn 3 triệu chiếc. Giả
sử 40 % trong số đó là xe ơ tô dân dụng và chia đều tại hai miền, số lượng xe ơ tơ dân dụng
tại phía Nam sẽ vào khoảng 400 ngàn chiếc. Chính vì vậy, một trong những phân khúc mà
McDonald’s Việt Nam hướng tới đó là khách hàng thuộc tầng lớp trung lưu, cụ thể là khách
hàng sỡ hữu ô tô. Hai trong số ba cửa hàng đầu tiên của McDonald’s đều nằm ngoài khu

trung tâm thành phố. McDonald’s khôn ngoan tách biệt khỏi đám đông khi không lựa chọn
các cửa hàng tập trung tại khu trung tâm. Đây là bước đi khá táo bạo nhưng khả thi cho
McDonald’s khi thị trường trong thành phố đã chật hẹp với hàng trăm cửa hàng của các
thương hiệu thức ăn nhanh khác đã có sẵn trên từng góc phố. McDonald’s lựa chọn vị trí các
cửa hàng tại con đường chiến lược hướng vào thành phố khi đi từ miền Bắc, miền Trung ở
quận 1 cũng như con đường quận 6 đi vào thành phố từ hướng miền Tây. Điều này sẽ tạo
điều kiện cho các khách du lịch bằng ô tô ở các miền có thể thưởng thức sản phẩm ở khu
vực trung tâm, bên cạnh mục tiêu kinh doanh, nó sẽ đóng vai trị như các bảng quảng cáo và
đồng thời “giành giật” khách hàng với những đối thủ khác. Không những thế McDonald’s
chú trọng việc thiết lập mạng lưới cung cấp sản phẩm đầu vào đạt tiêu chuẩn cho các nhà
hàng của công ty. Xây dựng một mối quan hệ chặt chẽ với các nhà cung ứng.
Chìa khóa của họ chính là nhượng quyền kinh doanh. Số cửa hàng mà họ nhượng quyền
kinh doanh chiếm tới 80% trong hệ thống cửa hàng của tập đoàn. McDonald’s được đánh giá
là một trong những trong những công ty tiên phong trong lĩnh vực franchising và cũng là
công ty áp dụng mơ hình này thành cơng nhất. Hãng khơng ngừng khai thác những giá trị
mới giúp tối đa hóa lợi nhuận. Hãng ln lựa chọn những vị trì kinh doanh thuận lợi. Hệ
thống cửa hàng không chỉ phục vụ thức ăn nhanh chóng mà ln chọn đặt cửa hàng ở những
vị trí thuận lợi và sau đó có thể là cho nhượng quyền thuê lại.
Nhượng quyền thương hiệu là một trong những nhân tố rất quan trọng mang đến những
thành cơng to lớn cho McDonald’s. McDonald’s có những chính sách về nhượng quyền hợp
lý và hài lòng cho bên nhận nhượng quyền điều này giúp hãng đạt được những kết quả như
mong đợi. Những bên nhận nhượng quyền (franchisee) của McDonald’s đều có những
nguyên tắc hoạt động riêng và đó cũng là lợi thế của họ.
b, Hệ thống kho bãi, dự trữ:


Do quy mô kinh doanh của cửa hàng khá lớn, với nhiều mặt hàng có tính chất cơ lí hố là
khá khác nhau, cần được săp xếp bảo quản trong những không gian cũng khác nhau,…Nên
để đảm bảo cho công tác dự trữ hàng hoá đáp ứng được kế hoạch sản xuất kinh doanh của
cửa hàng, cửa hàng đã cho xây dựng một hệ thống kho tàng với các đặc điểm về cấu trúc, bố

trí khác nhau ở nhiều địa điểm khác nhau. Kho hàng tại cửa hàng McDonald’s Đa Kao nằm
ở tầng một, với tổng diện tích 32 m2, được chia thành 2 phịng
- Phịng tiếp nhận hàng hóa: Phịng tiếp nhận hàng hóa có diện tích 12m2. Tuy nhiên, thực tế
là phịng bảo quản hàng hóa q chật nên phòng tiếp nhận cũng phải chứa hàng dẫn đến
phần diện tích dành cho tiếp nhận hàng hóa cũng bị co hẹp lại. Đặc biệt vào những thời điểm
nhiều nhà cung cấp giao hàng một lúc thì nhân viên khơng biết phải bố trí tiếp nhận hàng ở
đâu và đặt hàng tiếp nhận ở chỗ nào. Điều này làm giảm hiệu quả của việc tiếp nhận hàng
hóa.
- Phịng bảo quản hàng hóa: Phịng bảo quản hàng hóa có cửa lưu thơng với phịng tiếp nhận
hàng hóa, phịng chế biến, tạo sự thuận tiện cho việc di chuyển hàng hóa từ khu vực tiếp
nhận sang khu vực bảo quản. Tuy nhiên, vẫn cịn bất tiện khi hàng hóa bảo quản cần chuyển
lên gian hàng bán thì phải di chuyển qua phịng tiếp nhận. Bên cạnh đó, phịng bảo quản có
diện tích quá hẹp (20m2), dẫn đến việc phân bố và xếp hàng hóa trở nên khó khăn, đơi khi
cịn gây nguy hiểm cho cơng tác xếp. dỡ, vận chuyển hàng hóa.
c, Hoạt động vận tải:
Trong chuỗi cung ứng Mc Donald’s thì hoạt động vận tải đóng một vai trị cực kỳ quan trọng
trong lưu chuyển hàng hoá từ các nhà cung cấp đến cửa hàng và từ cửa hàng đến khách
hàng. Hoạt động vận tải chính xác, an tồn sẽ giúp cho hàng hoá đến đúng nơi và đúng thời
điểm cần thiết. Một nét nổi bật trong hạ tầng logistics của Mc Donald’s là hệ thống vận tải
linh hoạt và nhanh nhẹn của nó. Cửa hàng có 01 xe tải và 05 xe máy giao hàng. Đội ngũ xe
là sự liên kết hữu hình giữa cửa hàng và khách hàng. Mc Donald’s tin rằng nó cần đến những
tài xế người mà đã cam kết và luôn tận tâm với dịch vụ khách hàng. Cơng ty chỉ th những
tài xế có kinh nghiệm. Các tài xế phải báo cáo giờ làm việc của họ cho một người điều phối
hằng ngày. Người điều phối lên kế hoạch cho tất cả các chuyến giao hàng cái mà phụ thuộc
vào thời gian sẵn sàng khởi hành và thời gian dự đoán khởi hành. Người điều phối thông báo
cho tài xế về việc giao hàng của anh ta. Mc Donald’s có một sáng kiến thú vị, đó là trang bị
cho các nhân viên lái xe hệ thống thông tin liên lạc bằng vô tuyến. Như vậy là tiết kiệm tiết
kiệm được chi phí vận chuyển
d. Quảng cáo:
McDonald’s nhận ra tầm quan trọng của Marketing trong quá trình xây dựng thương hiệu.

McDonald’s đã dùng những phương tiện quảng cáo ngoài trời như bảng hiệu, hộp đèn cùng
các phương tiện in ấn như thực đơn sản phẩm, ly, mũ, áo có logo cơng ty để tặng khách hàng
và khiến khách hàng trở thành những người quảng cáo miễn phí giúp hình ảnh của cơng ty
trở nên phổ biến hơn. Hiện tại, McDonald’s chưa tiến hành quảng cáo trên vô tuyến thông
qua VTV như các đối thủ cạnh tranh nhưng đã tiến hành quảng cáo thơng qua báo chí cũng
như các phương tiện của internet.
Khuyến mại: McDonald’s từ khi ra mắt đã có những chiến lược quảng cáo độc đáo, từ việc
tặng quà lưu niệm có in logo nhãn hiệu cho các khách hàng đầu tiên đến việc dành những
khuyến mãi về sản phẩm, đem lại những thành công vô cùng lớn. McDonald’s xác định một


phần khách hàng mục tiêu là trẻ em nên luôn có các chương trình khuyến mãi thu hút dành
cho trẻ em. Điển hình chương trình tặng bong bóng, tặng mũ Pikachu và giao lưu với
Pikachu, chương trình Happy Meal sưu chiến dịch khuyến mãi phù hợp và rất thành công,
nâng cao doanh số một cách đáng kể.
Một chiêu thức khuyến mại thơng qua sự kiện cực kỳ nóng hổi trong dư luận tại Việt Nam
cũng như trên toàn Thế giới đã được McDonald’s áp dụng một cách vô cùng khéo léo. Với
tư cách là nhà tài trợ chính thức của FIFA World Cup 2014, hồ cùng khơng khí bóng đá,
McDonald's kết hợp với Adidas triển khai cuộc thi "Sút bóng hay, nhận giày đỉnh" trong giai
đoạn từ ngày 30/6/2014 - 4/7/2014. Qua đó, khách hàng tự sở hữu cho mình một gói French
Fries FIFA World Cup 2014 tại McDonald's, tham gia chơi trò chơi online và nhận được
những phần quà đến từ Adidas như bình nước, nón, áo thun, găng tay thủ môn, hoặc bộ bào
vệ chân. Cuộc thi đã thu hút hàng trăm bạn trẻ tham gia, không những giúp làm tăng doanh
thu của “French Fries” mà còn là một phương tiện quảng cáo hiệu quả cho McDonald’s. Tuy
“French Fries” không phải là sản phẩm chiến lược của McDonald’s nhưng lại được sử dụng
để làm điều kiện cho cuộc thi bởi vì giá tiền của nó thấp hơn nhiều so với các sản phẩm
khác. Từ đó sẽ thu hút nhiều khách hàng tham gia thông qua việc sở hữu và điều này sẽ giúp
McDonald’s vươn xa hơn về mặt hình ảnh trong người tiêu dùng. Bằng một chiến lược
Marketing kết hợp độc đáo, McDonald’s đã thành công kể cả về doanh thu lẫn về mặt hình
ảnh. Bên cạnh đó, không bỏ lỡ bất kỳ ngày lễ nào ở Việt Nam, như là: Ngày phụ nữ Việt

Nam, Ngày quốc tế thiếu nhi, Valentine, Halloween.., McDonald’s đều có cách trang trí độc
đáo tại các cửa hàng cùng với áp dụng những ưu đãi đặc biệt cho sản phẩm như giảm giá
phần ăn, chơi trị chơi miễn phí phần ăn, khuyến mãi các quà lưu niệm…
4. Khách hàng:
Trong 1 tuyên bố về sứ mạng Mc donalds đã tuyên bố rằng: Họ là “Thành viên tốt của
cộng đồng: Chúng tôi luôn quan tâm đến cộng đồng, đặc biệt là trẻ em và các gia đình;
chúng tơi mang đến niềm vui và làm phong phú hơn cuộc sống của mọi người.”
Mc donalds được xem như một trong 3 “ông lớn” của ngành kinh doanh đồ ăn nhanh trên
thế giới tuy nhiên khi vào thị trường Việt Nam Mc donalds gặp rất nhiều khó khăn khi tìm
chỗ đứng trên quốc gia với rất nhiều tiệm ăn nhanh. Trong đó yếu tố khách hàng cũng được
xem như trong những thử thách của “ông lớn” này. Theo đó Mc donalds cũng có những điều
chỉnh phù hợp khẩu vị, thói quen của người Việt như: kích cỡ bánh, hương vị của bánh,thực
phẩm phải luôn đi kèm rau… “Phở Buger ” chính là thành quả của nghiên cứu lâu dài đội
ngũ sản xuất Mc donalds .
Ngay xong thông tin Mc donalds sẽ có “tân binh ” mới này , đã có rất nhiều ý kiến trái chiều
nổ ra cho rằng, Mc donalds đã “làm hỏng” tinh hoa ẩm thực Việt Nam: nước sốt phở được
cô đặc, bánh phở được chiên dòn, điều này gợi nên sự tò mò đối với 1 số tín đồ món phở
nước.
- Về lứa tuổi Mc Donald nhắm đến lứa tuổi từ 15-29 tuổi , gia đình có trẻ em, học sinh, sinh
viên người đi làm ,…Đặt biệt cực chú trọng đến loại đối tượng trẻ em vì họ muốn động đến
tâm lý của các em ngay khi còn nhỏ cùng với là học sinh, sinh viên đây là nhóm đối tượng


tiềm năng vì họ rất năng động, thích sự trải nghiệm mới rất phù hợp cho chào sân của “Phở
Burger”.
- Về thu nhập :Với thu nhập bình quân đầu của người dân Việt Nam năm 2019 là 2590 usd/
năm 60.025.840 đồng /năm, thu nhập này không được cao nên với mức giá của “Phở Burger
” 69k/ chiếc 2 tô phở xịn xò: mức giá cao điều này cũng phần nào ảnh hưởng đến quyết
định lựa mua 1 chiếc “Phở Buger” cho người Việt khiến cho mất lượng lớn khách hàng đến
với Mc donalds.

- Về hành vi mua hàng: người dân họ thường chọn đến quầy hàng bán phở ven đường hơn là
đến với cửa hàng của Mc donalds , họ có nhiều sự trải nghiệm và có món ăn hấp dẫn hơn và
giá cũng rẻ phù hợp với giá cả hơn là đến Mc donads.
Ở Việt Nam, khái niệm fast-food đã có từ lâu. Cho dù đó là phở hay bánh mì sandwich,
khách hàng có các lựa chọn địa phương mà họ có thể mang theo khi di chuyển.
Phở là một món phở Việt Nam mà những người bán hàng địa phương có thể chuẩn bị trong
vài giây. Nói chung, tất cả những gì họ cần làm là cho các nguyên liệu đã sơ chế vào bát, sau
đó cho nước nóng và các nguyên liệu lỏng khác, chẳng hạn như nước dùng.
Bánh mì là một loại bánh mì kẹp trên một chiếc bánh mì, và người dân địa phương sẽ khơng
mất nhiều thời gian để cắt một chiếc bánh mì và cho những thứ ngon vào bên trong.
Vì vậy, điểm bán hàng độc đáo của McDonald’s - tức là cung cấp dịch vụ nhanh - thậm chí
khơng thành vấn đề vì người dân địa phương có thể nhận được dịch vụ nhanh hơn từ các cửa
hàng đồ ăn truyền thống của Việt Nam.
Về tâm lý học :Với nghi ngại về hương vị về món “Phở Burger” có hấp dẫn như đã quảng
cáo hay không, số tiền 69.000 đồng họ đã bỏ ra có xứng đáng khơng, trong khi cùng với số
tiền đó họ có trải nghiệm rất nhiều món ăn khác.
5. Đối thủ cạnh tranh:
Đối thủ cạnh tranh là gì? Đây là một thuật ngữ mà chúng ta có thể nghe thấy ở bất cứ lĩnh
vực. Tuy nhiên đối thủ cạnh tranh mà người ta quan tâm nhất là đối thủ cạnh tranh trong
kinh doanh. Nghe thì có vẻ hơi mang tính tiêu cực tuy nhiên nó lại là điều cần thiết khi kinh
doanh. Và thậm chí nó cịn tạo động lực phát triển cho một doanh nghiệp.
Nhìn chung mọi công ty đều phải đối đầu với các đối thủ cạnh tranh khác nhau. Đối thủ cạnh
tranh nằm ở nhiều dạng khác nhau, hiện hữu và tiềm ẩn, trực tiếp và gián tiếp. Tuỳ theo mức
độ thay thế của sản phẩm, các đối thủ cạnh tranh có thể chia làm bốn dạng:
+ Cạnh tranh nhãn hiệu.
+ Cạnh tranh ngành.
+ Cạnh tranh nhu cầu.
+ Cạnh tranh ngân sách.
a. Áp lực cạnh tranh từ đối thủ
Để đánh giá mức độ đe dọa của các đối thủ tiềm ẩn, hai yếu tố cực kỳ quan trọng cần được

đi sâu phân tích là: sức hấp dẫn của ngành và các rào cản xâm nhập ngành.
+ Sức hấp dẫn của ngành được thể hiện qua 3 chỉ tiêu:
• Số lượng khách hàng: thị trường Việt Nam là một thị trường tương đối lớn đối với ngành
thực phẩm và khẩu vị người Việt cũng đang dần chấp nhận fastfood.


• Khả năng sinh lợi: đang có xu hướng tăng dần qua các năm. Theo báo cáo từ Bộ Công
Thương, tổng doanh thu trong toàn ngành hàng thức ăn nhanh trong năm 2009 đạt xấp xỉ
500 tỉ đồng. Dự báo trong thời gian tới, với đà phục hồi kinh tế tồn cầu, con số này sẽ cịn
tăng cao thêm nữa.
• Số lượng doanh nghiệp trong ngành: Thị trường fastfood Việt Nam ở thời điểm hiện tại
được đánh giá là hết sức nhộn nhịp với khá nhiều tên tuổi, lớn nhỏ, nội ngoại đều có mặt,
song các hãng lớn từ ngoại quốc như KFC, Jollibee, Lotteria, BBQ…vẫn đang chiếm phần
lớn thị phần so với các doanh nghiệp trong nước.
+ Về những rào cản gia nhập, ngành thực phẩm khơng có u cầu cao về vốn , kĩ thuật và
các nguồn lực đặc thù. Về hệ thống phân phối và thương hiệu thì ở Việt Nam các hãng thức
ăn nhanh chủ yếu mới chỉ phân bố ở những thành phố lớn, đông dân cư và có mức sống khá
cao cho nên hệ thống phân phối của họ chưa được coi là phát triển và rộng khắp. Từ những
phân tích trên có thể nhận thấy rào cản gia nhập ngành cũng là không cao.
Như vậy có thể khẳng định thị trường thức ăn nhanh Việt Nam là một thị trường tiềm năng
khi mà hội tụ được những yếu tố thu hút nhà đầu tư. Tuy kèm theo đó là một mơi trường
cạnh tranh khốc liệt nhưng nếu biết vận dụng những chiến lược hợp lý thì đây sẽ là một
mảnh đất màu mỡ cho McDonald’s.
b.
Phân tích các khía cạnh cạnh tranh:
 Cạnh tranh nhãn hiệu: Cạnh tranh nhãn hiệu Cơng ty có thể xem những cơng ty khác
có bán sản phẩm và dịch vụ tương tự cho cùng một số khách hàng với giá tương tự là
các đối thủ cạnh tranh của mình . Như MC Donald có thể xem đối thủ cạnh tranh chủ
yếu của mình là KFC, PizzaHut, The pizza company,...
+ KFC : KFC (Kentucky Fried Chicken) là nhãn hiệu của loạt cửa hàng ăn nhanh được đánh

giá nổi tiếng thứ hai trên thế giới sau McDonald’s. KFC chủ yếu kinh doanh các món ăn
nhanh làm từ gà và món nổi tiếng nhất là Gà rán KFC bắt đầu đặt chân đến Việt Nam vào
năm 1997. Đến nay, hệ thống các nhà hàng của KFC đã phát triển tới hơn 140 nhà hàng , có
mặt tại hơn 32 tỉnh/ thành phố lớn trên cả nước.
+ PizzaHut: Pizza Hut là chuỗi nhà hàng pizza được yêu thích và lớn nhất thế giới, trực
thuộc tập đoàn Yum! (www.yum.com). Pizza Hut tự hào hiện diện tại 100 quốc gia trên khắp
thế giới từ tháng 4 năm 2016. Pizza Hut có mặt tại Việt Nam từ năm 2006 với 100% vốn
nước ngoài; và hiện đã phát triển hơn 50 nhà hàng với trên 3.000 nhân viên. Pizza Hut Việt
Nam - nơi bạn được thỏa sức thể hiện chính mình với cơ hội hấp dẫn để phát triển cá nhân
lẫn nghề nghiệp toàn diện!
+ The Pizza Company: Thương hiệu thuộc quyền sở hữu của tập đoàn Minor Food Group,
một trong những tập đoàn hàng đầu châu Á về ngành khách sạn và ẩm thực cao cấp. Được
thành lập từ 2001, The Pizza Company – Chuỗi nhà hàng Pizza phong vị Ý bắt đầu mở rộng,
phát triển hệ thống cửa hàng và nhượng quyền thương mại quốc tế. Đến nay, thương hiệu
The Pizza Company có khoảng 500 cửa hàng trên toàn thế giới. Năm 2013 nhà hàng The
Pizza Company lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam. Cùng với xu hướng phát triển và hội nhập
quốc tế, “The Pizza Company” là một trong những thương hiệu pizza phát triển vượt bậc và
nhanh chóng với hơn 50 nhà hàng trên toàn quốc và đã trở thành điểm đến được yêu thích
của thực khách yêu ẩm thực trong suốt thời gian qua.


Cạnh tranh ngành: Cạnh tranh ngành Cơng ty có thể xem một cách rộng hơn tất cả
những công ty sản xuất cùng một loại hay một lớp sản phẩm đều là đối thủ cạnh tranh của
mình . Đối thủ cạnh tranh ngành của Mc Donald có thể là Buger King, KFC, Jollibee,
lotteria,
+ Burger King: Được thành lập vào năm 1954, BURGER KING® hiện là chuỗi nhà hàng
thức ăn nhanh lớn nhất thế giới. Mỗi ngày, có hơn 11 triệu thực khách đến với các nhà hàng
BURGER KING® trên khắp thế giới để thưởng thức các món ăn chất lượng cao, hương vị
tuyệt hảo và giá cả phải chăng. Gia nhập vào Việt Nam vào 2012, đến nay là có hơn 20 cửa
hàng trên tồn quốc.

+ Jollibee:Jollibee hiện có hơn 1000 cửa hàng tại Philippines và hơn 300 cửa hàng tại
các quốc gia trên khắp thế giới như Mỹ, Hong Kong, các tiểu vương quốc Ả Rập Thống
Nhất, Qatar, Brunei, Trung Quốc, và Việt Nam . Cửa hàng Jollibee đầu tiên được mở tại Việt
Nam vào năm 2005. Kể từ đó, Jollibee đã nỗ lực hết mình để mang đến các gia đình Việt
những phần ăn ngon miệng với mức giá hợp lý. Đến hơm nay, Jollibee đã có hơn 100 cửa
hàng tại Việt Nam trải rộng trên toàn quốc
+ Lotteria: là chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh trực thuộc tập đoàn Lotte – một trong năm tập
đoàn lớn nhất Hàn Quốc. có mặt tại thị trường Việt Nam từ năm 1998. Hiện nay, mang tầm
vóc của doanh nghiệp quốc tế, Lotteria đang dẫn đầu ngành công nghiệp ăn uống quốc nội
với hơn 210 nhà hàng tại hơn 30 tỉnh/ thành trên cả nước. Đây là kết quả của những nỗ lực
không ngừng mà Lotteria đạt được.

Cạnh tranh nhu cầu: Cạnh tranh cơng dụng Cơng ty cịn có thể xem một cách rộng
hơn nữa là tất cả những công ty sản xuất ra những sản phẩm thực hiện cùng một dịch vụ là
đối thủ cạnh tranh của mình . Trong trường hợp này Mc Donald có thêm nhiều đối thủ cạnh
tranh như các cửa hàng xơi, bánh mì việt nam, bún, phở,...
Các thức ăn nhanh như gà chiên, hamburger… béo ngậy rất dễ gây ngán đối với nhiều
người. Nhất là với nhiều người sức khỏe đóng vai trị quan trọng hàng đầu, họ đang có xu
hướng chọn cho mình những bữa ăn ngon, đầy đủ chất dinh dưỡng mà có thể chế biến tại
nhà. Thời gian gần đây, đồ ăn nhanh thuần Việt cũng đang phát triển và được ưa chuộng bởi
hợp khẩu vị, đạt tiêu chuẩn dinh dưỡng mà giá cả lại hợp lý hơn nhiều đồ fastfood của ngoại.
Đó là những món ăn được chế biến sẵn từ gạo, nếp (bánh chưng,bánh tét, bánh nậm, bánh
bèo, bánh gói…), các loại xơi (đậu, đường, gà, vịt...), nhiều món bún, phở (tái, nạm, ..), bánh
mì kẹp Việt Nam)...


6. Cơng chúng:
Là một nhóm bất kỳ tỏ ra quan tâm thực sự hay có thể sẽ quan tâm đến doanh nghiệp, có ảnh
hưởng đến khả năng đạt tới những mục tiêu đề ra của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần
chuẩn bị các kế hoạch marketing đối với các giới công chúng cũng như đối với với thị

trường tiêu dùng. Mỗi doanh nghiệp thường có các giới cơng chúng sau:
+ Cơng chúng tài chính: các tổ chức tài chính, ngân hàng, nhà đầu tư, cơng ty chứng khốn,
cơng ty bảo hiểm ảnh hưởng đến khả năng vay vốn của doanh nghiệp.


Ngành công nghiệp fast food bùng nổ trên khắp thế giới, và những chuỗi như McDonald’s
và Burger King đang đứng đầu thị trường đạt tổng giá trị 651 tỷ USD này. Tuy nhiên, có 1
nơi hiếm hoi mà các ơng lớn không thể cất cánh: Việt Nam.
Năm 2014 khi McDonald’s mở cửa hàng đầu tiên ở Việt Nam, đã có hàng dài người xếp
hàng chờ nhiều tiếng đồng hồ để được mua những chiếc bánh BigMac đầu tiên. Nhưng hình
ảnh đó khơng được duy trì lâu, sau 4 năm tham gia thị trường từ tham vọng mở hàng chục
cửa hàng trải dài khắp cả nước, McDonald’s hiện mới chỉ có 17 cửa hàng. Đầu tư địa điểm ở
những vị trí có giá th đắt đỏ như Hồ Hồn Kiếm, Hà Nội hay phố đi bộ Nguyễn Huệ, TP
HCM, kết quả kinh doanh không như kỳ vọng được phản ánh ngay trên số liệu tài chính của
Cơng ty cổ phần Good Day Hospitality– đơn vị quản lý chuỗi nhà hàng McDonald’s. Và tất
nhiên, đây đều là những con số âm.
+ Công luận: doanh nghiệp phải gieo được lòng tin của các tổ chức cơng luận, đặc biệt là
báo chí, tạp chí, truyền thanh, truyền hình.
Lý do món bánh này ra đời bắt nguồn từ cuộc bình chọn trên fanpage của McDonald's đầu
tháng 8 vừa qua với 3 món ăn đặc trưng 3 miền Việt Nam là bún bò, phở và cơm tấm. Kết
quả, món phở nhận được nhiều lượt bình chọn yêu thích nhất, thế là McDonald's tung ra
bánh burger vị phở ngay sau đó! Có lẽ thương hiệu này kỳ vọng chinh phục được vị giác
thực khách Việt nên mới sáng tạo ra món bánh lạ lùng như thế, nhưng đáng buồn là vừa
đăng bán trên fanpage đã bị dân tình nhảy vào gạch đá ầm ầm. Mặc dù lấy cảm hứng dựa
trên món phở nhưng chiếc hamburger độc đáo này có kết cấu hồn tồn khác so với món
phở bình thường. Đặc trưng của phở là nước hầm xương thơm ngon thì McDonald's đã
khiến nước "bốc hơi", chỉ cịn sốt phở cơ đặc chồng lên lớp nhân thịt bị kinh điển của hãng,
kèm theo rau thơm và gọi đó là sản phẩm mang lại "trải nghiệm tươi mới" cho thực khách.
Chưa biết hương vị món bánh này ra sao nhưng netizen Việt đã phản đối khá gay gắt, cho
rằng hãng đồ ăn nhanh đã phá hỏng món phở tinh hoa lâu đời, giá cả cũng quá đắt so với 1

bát phở, nên 69k thà mang đi ăn 2 bữa sáng cịn hơn . Một số khác thì chê bai nặng lời trên
fanpage của McDonald's, đề nghị hãng dẹp bỏ món bánh kỳ dị này. Tuy nhiên, thay vì xóa
bài đăng quảng cáo "Burger vị phở" và những bình luận tiêu cực trên fanpage của mình,
McDonald's đã đảo ngược tình thế nhờ màn xuất hiện cực lầy lội của đội ngũ admin. Từng
comment của anti-fan đều được page trả lời nhanh chóng, nhưng thay vì phủ nhận ý kiến chỉ
trích thì admin trang McDonald's đã thả khá nhiều ảnh nhân vật hoạt hình đang khóc lóc, dỗi
hờn, hoặc reply một cách khéo léo khiến dân mạng vỗ tay rần rần. Mọi người còn chụp lại
các đoạn comment của admin McDonald's rồi chia sẻ khắp nơi trên MXH.
Mc Donald’s cần phải quan tâm đến thái độ của công chúng đối với các hoạt động và sản
phẩm của mình. Mặc dù cơng chúng không tác động đến doanh nghiệp như một lực lượng có
tổ chức, nhưng ấn tượng của cơng chúng đối với doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng đến khách hàng
của doanh nghiệp.
+ Công chúng nội bộ: bao gồm số công nhân lao động và làm việc trí óc, các nhà quản trị và
hội đồng quản trị. Khi người nhân viên cảm thấy thoải mái với doanh nghiệp của họ, thì thái
độ tích cực này sẽ lan sang cả các giới bên ngoài doanh nghiệp. McDonald’s sẽ thiết lập một


chuẩn mực mới cho ngành công nghiệp nhà hàng phục vụ thức ăn nhanh tại Việt Nam, mang
đến cho khách hàng những trải nghiệm độc nhất chỉ có tại chuỗi nhà hàng của chúng tơi.
Hồi bão của McDonald’s là phục vụ thức ăn ngon cùng đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp,
thân thiện và là một thành viên tốt của cộng đồng.
Thức ăn ngon: McDonald’s phục vụ thức ăn ngon từ nguồn nguyên vật liệu chất lượng
nhất và được chế biến theo từng yêu cầu của khách hàng.
Nhân viên chuyên nghiệp, thân thiện: McDonald’s luôn tạo cơ hội để nhân viên phát triển sự
nghiệp cùng cơng ty; từ đó, cùng nhau, chúng tôi phục vụ khách hàng một cách tốt nhất.
III.
GIẢI PHÁP:
Qua những phân tích ở trên có thể nhận thấy vấn đề mà công ty đang gặp phải nằm ở các
mặt sau:
Thứ nhất: Vì ngay từ lúc đầu ý tưởng này đến chính từ việc cơng ty đăng bài trên page

của công ty để khách hàng chọn ngẫu nhiên sản phẩm mới của cơng ty. Có thể thấy điều này
là vội vàng và có lẽ bộ phận Maketting nghiên cứu chưa thật kĩ lưỡng việc tung 1 sản phẩm
mới ra thị trường phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố chứ không phải chỉ dựa trên số phiếu của 1
bộ phận người tiêu dùng. Vì vậy cơng việc đầu tiên là bộ phận R&D cần nghiên cứu lại xem
việc đưa sản phẩm này ra thị trường có hợp lí hay khơng? Nếu khơng thực sự hợp lí cần
dừng ngay và xóa vết sản phẩm để tránh trường hợp thô lỗ xảy ra. Nếu sản phẩm này có
tiềm năng thực sự và có lợi nhuận cao thì sẽ nghĩ đến các giải pháp tiếp theo sau
Thứ 2: Về việc thói quen, phong tục tập quán của người Việt Nam từ lâu đời phở là một
món nước chứ khơng phải hambeger vì vậy mấu chốt ở đây là việc công ty cần phải đẩy
mạnh, triển khai việc thay đổi những suy nghĩ này của người tiêu dùng bằng các bài truyền
thông, bài quảng cáo để tiếp cận được với người tiêu dùng. Đảm bảo thông tin về sản phẩm
của công ty đã nhấn mạnh việc mang lại lợi ích cho khách hàng. Khơng nên chém gió hay
hứa hẹn những thứ mà bạn khơng thể cung cấp hay mang lại cho khách hàng.Có thể đưa ra
các idea như cho ăn thử sản phẩm miễn phí tại các cửa hàng trực thuộc để khảo sát khẩu vị
của khách hàng, quan sát biểu hiện của họ, đưa ra các bảng phỏng vấn để thu thập dữ liệu
thông tin và cải thiện chất lượng sản phẩm hơn.
Thứ 3: Về vấn đề giá cả, cần ngồi họp lại giữa các phòng ban lại với nhau, nghiên cứu lại
giá của 1 chiếc bánh hamburger 69k có thực sự hợp lí hay khơng? Cần đưa ra 1 mức giá hợp
lí và thuyết phục khách hàng hơn để họ cảm thấy thỏa mãn khi bỏ tiền ra sử dụng sản phẩm
này thay vì sử dụng 2 bát phở. Bộ phận Marketing cũng như bộ phận chăm sóc khách hàng
phải nghe những ý kiến, góp ý của khách hàng nhiều hơn để cải thiện sản phẩm ngày một tốt
hơn, có nhiều chính sách xúc tiến, quảng bá sản phẩm nhiều hơn nữa
- Tìm kiếm nguồn nguyên liệu tốt hơn với giá cả phù hợp giúp hạ giá thành sản phẩm, tiếp
cận với nhiều đối tượng khách hàng hơn.
- Với vấn đề liên quan đến rau cần phải nghiên cứu lại thị trường bởi thị trường mỗi miền
trên đất nước ta là khác nhau đối với miền Bắc nếu không đưa hành lá vào có thể sẽ dẫn đến
sự thất bại của cơng ty ở thị trường này.


- Về phía nhà cung cấp: quan tâm tới kiểm sốt q trình sản xuất sản phẩm hơn, từ khâu

ngun liệu, chế biến, đóng gói, từ đó đưa ra những thành phẩm hoàn chỉnh nhất tới tay của
khách hàng
- Về trung gian Marketing, cụ thể hơn là hoạt động vận tải, nên tin chọn đối tác vận tải, vận
chuyển phù hợp, giao hàng nhanh, đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt nhất tới tay khách hàng.
Đặc biệt là đối với dịng sản phẩm Burger vị Phở, với đặc tính cũng như thành phần là những
miếng Burger, rất dễ bị ỉu, mềm trong q trình vận chuyển, hay như miếng bị trong sản
phẩm, nếu vẫn chuyển lâu sẽ khiến nó trở nên dai và nguội, đem lại những trải nghiệm khác
hoàn tồn khi ăn ngay tại cửa hàng. Vì thế, sẽ khiến cho khách hàng có ấn tượng khơng tốt
với sản phẩm, từ đó giảm khả năng lan truyền thơng tin, truyền thông miệng tới những đối
tượng khác
Thứ 4: Cần đưa ra những gói kích cầu sản phẩm khi mới đưa ra thị trường như các gói
combo, gói giảm giá ra mắt sản phẩm mới để tiếp cận khách hàng nhiều hơn, khi mà khách
hàng đã quen và cảm thấy thích thú sử dụng sản phẩm mới nên định giá lại sản phẩm
Thứ 5: Đối với công chúng, dư luận, cần phải có những chính sách hợp tác với họ đặc
biệt là các bên nhà báo, đưa bài của công ty thay vì cơng kích chê bai sản phẩm thì sẽ có
những bài review sản phẩm để độc giả khi đọc sẽ cảm thấy yên tâm hơn
Thứ 6: Nếu công ty khơng có một kế hoạch tiếp thị trên nhiều kênh khác nhau, những bất
ngờ thú vị mà họ mong muốn tạo dựng với sản phẩm mới sẽ chỉ như một làn sóng nhỏ trên
mặt nước rộng lớn. Cần đẩy mạnh nhiều hơn công tác truyền thông sản phẩm không chỉ ở
các cửa hàng, trên page công ty mà cần triển khai các kế hoạch quảng cáo sản phẩm mới trên
truyền hình, trên facebook, youtube, các food tiktoker, các trang review về đồ ăn để tiếp cận
được rộng rãi hơn các khách hàng. Cũng cần phải chú ý các khung giờ quảng cáo, phát sóng
để thu hút được các khách hàng mục tiêu. Việc quảng cáo truyền thông công ty phải xem xét
đến yếu tố hiệu quả giữa việc công ty tự làm hay thuê ngoài.
Thứ 7: Tạo hiệu ứng trend sử dụng sản phẩm mới này bằng cách thay đổi trang phục của
nhân viên, mũ, quần áo, logo in hình ảnh của sản phẩm mới này để thu hút sự chú ý, tị mị
của khách hàng hơn.
Thứ 8: Để có thể tiến hành xúc tiến quảng cáo tốt hơn có thể nhờ đến các nhân vật ca sĩ
nổi tiếng để làm đại sứ thương hiệu để đưa sản phẩm đến gần hơn với cơng chúng để cho
khách hàng có 1 cảm giác tin tưởng hơn vì thần tượng của họ đã sử dụng thì mình sử dụng

cũng an tồn.
Thứ 9: Xây dựng các câu nói chủ đề, 1 thơng điệp ngắn gọn dễ nhớ, dễ miêu tả hình dung
để khiến khách hàng có 1 ấn tượng tốt hơn về sản phẩm, giúp họ ghi nhớ lâu hơn sản phẩm
ví dụ giống như “Tình như Chocopice” có thể như Hương vị Việt


IV.

KẾT LUẬN:
Việc phân tích mơi trường vi mơ trong nghiên cứu Maketing có một vai trị vơ cùng quan
trọng. Điều đó được thể hiện rất rõ trong tình huống trên.
Khơng thể phủ nhận 1 điều ý tưởng của MC là không tồi khi đưa sự kết hợp độc đáo giữa
bánh hamburger và vị phở lại với nhau, tuy nhiên lỗ hổng ở đây là họ chưa nghiên cứu sâu,
nghiên cứu kĩ lưỡng các nhân tố môi trường vi mô này tới sự ảnh hưởng của việc ra mắt sản
phẩm mới này trên thị trường và kết quả trên hệ thống trang chủ của công ty tại Việt Nam
chúng ta vẫn chưa nhìn thấy Hamberger vị Phở được đưa vào hệ thống menu, điều đó là 1
minh chứng cho thấy rằng MC có thể đã nhìn ra được điểm yếu, điểm thiếu sót và lỗ hổng
của mình ở đâu để hồn thiện lại để người tiêu dùng có thể sử dụng, hoặc nếu khơng họ sẽ
phải xóa sổ nó vĩnh viễn trên thị trường Việt Nam.



×