SINH HỌC 9
Page 1
Chủ đề 1: CÁC THÍ NGHIỆM CỦA MENĐEN
1. Một số khái niệm cơ bản:
* Di truyền là hiện tượng truyền đạt các tính trạng của bố mẹ, tổ tiên cho thế hệ con cháu .
* Biến dị : là hiện tượng con cái sinh ra khác với bố mẹ và khác nhau về nhiều chi tiết.
* Tính trạng kiểu hình, hay tính trạng: là một biểu hiện đặc trưng về kiểu hình của một sinh
vật có thể do di truyền, do môi trường hoặc là sự kết hợp của cả hai yếu tố trên.
Ví dụ: màu mắt là một đặc trưng, màu mắt xanh, nâu hay hạt dẻ là các tính trạng.
* Tính trạng trội là tính trạng biểu hiện rõ rệt, lấn át các tính trạng khác cùng loại trong một tổ
hợp di truyền dị hợp tử; được thể hiện chủ yếu ở thế hệ F1.
* Tính trạng lặn là tính trạng khơng thể hiện được vì bị các tính trạng khác cùng loại (cùng cặp
alen đối xứng) lấn át trong một tổ hợp di truyền dị hợp tử; tính lặn chưa được thể hiện ở thế hệ
F1 mà chỉ xuất hiện được ở thế hệ F2.
* Cặp tính trạng tương phản là 2 trạng thái biểu hiện trái ngược nhau của cùng một loại tính
trạng.
Ví dụ : Hoa đỏ và hoa trắng là cặp tính trạng tương phản của loại tính trạng màu sắc hoa.
* Thể đồng hợp chứa cặp gen gồm 2 gen tương ứng giống nhau. (2 alen giống nhau).
Ví dụ : AA, AABB, AAbb ...
* Thể dị hợp chứa cặp gen gồm 2 gen tương ứng khác nhau. (2 alen khác nhau)
Ví dụ : Kiểu gen chứa 1 cặp gen dị hợp: Aa, AABb, aabbMm
Kiểu gen chứa 2 cặp gen dị hợp: AaBb, AABbMm.
* Giống thuần hay dịng thuần là giống có đặc tính di truyền đồng nhất, các thế hệ sau giống
các thế hệ trước. Giống thuần chủng có kiểu gen ở thể đồng hợp.
Ví dụ: aabbDDee là kiểu gen thuần chủng
AaBbDD là kiểu gen không thuần chủng
* Biến dị tổ hợp là biến dị do sự tổ hợp lại vật chất di truyền của bố và mẹ.
* Nhân tố di truyền (Gen) là một đoạn ADN mang thơng tin mã hóa cho một sản phẩm nhất
định, sản phẩm đó là một chuỗi polipeptit hoặc một loại ARN. Gen nằm trên nhiễm sắc thể quy
định tính trạng.
* Kiểu gen: cịn gọi là kiểu di truyền là bản chất di truyền của tính trạng do tổ hợp gen tạo nên,
thể hiện ra bên ngồi thơng qua kiểu hình.
Ví dụ: Aa ; AaBB ; AB/abXY
Kiểu gen: là tập hợp tất cả các gen trong tế bào của cơ thể. Tuy nhiên trong thực tế để
thuận tiện khi nghiên cứu chỉ xét một hoặc một vài gen.
* Kiểu hình: cịn gọi là kiểu biểu hiện là những biểu hiện ra ngồi của một hay nhiều tính trạng
của cá thể trong một giai đoạn phát triển nhất đinh. Kiểu hình là kết quả của mối tương tác giữa
kiểu gen và mơi trường.
Ví dụ: Ruồi giấm thân xám, cánh dài, mắt đỏ; ruồi giấm thân đen, cánh cụt, mắt trắng.
Page 2
Kiểu hình: là tập hợp tất cả các tính trạng của cơ thể. Tuy nhiên trong thực tế để thuận tiện
khi nghiên cứu chỉ xét một hoặc một vài tính trạng.
* Một số kí hiệu:
P: cha mẹ
F: con, cháu
G: giao tử
× : lai
2. Các thí nghiệm Menđen
2.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đậu Hà Lan là loại cây quen thuộc của địa phương có cấu tạo hoa đặc biệt dẫn tới cây có
khả năng tự thụ phấn cao độ, giúp cho Menđen chủ động trong các phép lai, dễ tạo dòng thuần.
2.2. Phương pháp phân tích cơ thể lai
Tạo các dịng thuần về 1 hoặc vài tính trạng
Lai các cặp bố mẹ thuần chủng về một hoặc vài tính trạng, theo dõi kết quả ở thế hệ con
cháu.
Sử dụng tốn xác suất để phân tích kết quả lai.
Thực nghiệm kiểm chứng kết quả.
Hình 2: Tiến hành giao phấn chéo ở đậu Hà Lan.
2.3. Các thí nghiệm của Menđen
a) Lai 1 tính trạng
Page 3
b) Lai 2 tính trạng
3. Các định luật Menđen
3.1. Quy luật phân li
֎ Quy luật phân li muốn nói tới sự phân li cái gì?
a) Thí nghiệm lai 1 tính trạng có kiểu hình tương phản
Tiến hành phép lai thuận nghịch ( Lai thuận nghịch: Là phép lai thay đổi vị trí của bố mẹ
nhằm phát hiện ra các định luật di truyền: Định luật di truyền gen nhân và gen tế bào chất) với
tính trạng màu sắc hoa đậu Hà Lan đều cho kết quả như sau:
Page 4
Nhận xét: Khi lai hai bố mẹ khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng tương phản thì F2
phân li tính trạng theo tỷ lệ trung bình 3 trội: 1 lặn.
b) Menđen vận dụng toán xác suất thống kê để lí giải tỉ lệ kiểu hình 3:1 bằng giả thuyết như
sau:
o Mỗi tính trạng do 1 cặp nhân tố di truyền quy định (ngày nay gọi là cặp gen, cặp alen).
Trong tế bào các nhân tố khơng hịa trộn vào nhau.
o Bố mẹ truyền cho con chỉ 1 trong 2 thành viên nhân tố di truyền (Ví dụ Aa sẽ tạo ra 2 giao
tử A và a).
o Khi thụ tinh các giao tử kết hợp ngẫu nhiên tạo ra các hợp tử.
c) Nội dung quy luật phân li: Trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền phân li
về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng của P
Mỗi tính trạng do cặp nhân tố di truyền qui định.
Trong q trình phát sinh giao tử có sự phân li của cặp nhân tố di truyền.
Các nhân tố di truyền được tổ hợp lại trong thụ tinh.
d) Lai phân tích:
Là phép lai giữa cơ thể mang kiểu hình trội cần kiểm tra kiểu gen (AA, Aa) với cơ thể
mang tính trạng lặn (aa).
+ Nếu kết quả phép lai đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp (AA).
+ Nếu kết quả phép lai phân tính theo tỉ lệ 1:1 thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen dị hợp
(Aa).
Page 5
CHUYÊN ĐỀ SINH HỌC 9 ÔN THI HỌC SINH GIỎI VÀ LUYỆN THI VÀO 10 CHUYÊN SINH (PHƯƠNG PHÁP
GIẢI BÀI TẬP, ƠN TẬP CĨ TRẢ LỜI, TRẮC NGHIỆM CĨ ĐÁP ÁN)
e) Phân biệt các hiện tượng trội hoàn toàn, trội khơng hồn tồn:
Trội hồn tồn
Trội khơng hồn tồn
Alen trội át chế sự biểu hiện của alen lặn do Alen trội tương tác với a len lặn biểu hiện kiểu
đó trong kiểu gen dị hợp Aa thì chỉ có alen A hình trung gian
biểu hiện.
Ví dụ: A _đỏ, a_trắng
Ví dụ: A _đỏ, a_trắng
AA_đỏ; Aa đỏ; aa_trắng
AA_đỏ; Aa hồng ; aa_trắng
3.2. Quy luật phân li độc lập
a) Thí nghiệm lai 2 tính trạng có kiểu hình tương phản
Khi tiến hành cả phép lai thuận và phép lai nghịch đều thu được kết quả như sau:
Page 6
Nhận xét:
- Xét sự di truyền của từng tính trạng: mỗi tính trạng di truyền theo quy luật phân li.
- Xét sự di tryền của cả 2 tính trạng:
9/16 vàng, trơn = 3/4 vàng × 3/4 trơn
3/16 vàng, nhăn = 3/4 vàng × 1/4 nhăn
3/16 xanh, trơn = 1/4 xanh × 3/4 trơn
1/16 xanh, nhăn = 1/4 xanh × 1/4 nhăn
b) Nội dung quy luật:
Có thể phát biểu nội dung quy luật theo những cách sau đều cùng bản chất:
Lai 2 bố mẹ khác nhau về 2 hay nhiều cặp tính trạng thuần chủng tương phản di
truyền độc lập với nhau, thì F2 có tỷ lệ mỗi kiểu hình bằng tích tỷ lệ của các tính
trạng hợp thành nó.
Khi lai hai cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau về hai hay nhiều cặp tính trạng
tương phản thì sự di truyền của cặp tính trạng này khơng phụ thuộc vào sự di
truyền của cặp tính trạng khác.
Các nhân tố di tryền đã phân li độc lập trong quá trình phát sinh giao tử.
c) Giải thích:
Mỗi tính trạng do 1 cặp nhân tố di truyền quy định (A, a quy định màu hạt; B, b quy
định vỏ hạt)
Các cặp nhân tố di truyền phân li độc lập và tổ hợp tự do.
Page 7
CHUYÊN ĐỀ SINH HỌC 9 ÔN THI HỌC SINH GIỎI VÀ LUYỆN THI VÀO 10 CHUYÊN SINH (PHƯƠNG PHÁP
GIẢI BÀI TẬP, ƠN TẬP CĨ TRẢ LỜI, TRẮC NGHIỆM CĨ ĐÁP ÁN)
Sơ đồ lai:
P
AABB
×
aabb
(hạt vàng, trơn)
(hạt xanh, nhăn)
GP
AB
ab
F1
AaBb (hạt vàng ,trơn)
F1 × F1 :
AaBb
×
AaBb
(hạt vàng, trơn)
(hạt vàng, trơn)
GF1 : AB Ab aB ab
AB Ab aB ab
F2:
AB
Ab
aB
ab
AB
AABB AABb
AaBb
AaBb
Ab
AaBb
AAbb
AaBb
Aabb
aB
AaBb
AaBb
aaBB
aaBb
ab
AaBb
Aabb
aaBb
aabb
Kiểu hình
Tỉ lệ F2
Tỉ lệ mỗi kiểu gen ở F2
Tỉ lệ mỗi kiểu hình ở F2
Hạt vàng, trơn
Hạt vàng, nhăn Hạt xanh, trơn
Hạt xanh, nhăn
1 AABB
2 AaBB
2 AABb
4 AaBb
9
1 Aabb
2 Aabb
1 aabb
1 aaBB
2 aaBb
3
3
1
d) Ý nghĩa
+ Quy luật phân ly độc lập giải thích được một trong những nguyên nhân làm xuất hiện biến dị
tổ hợp đó là sự phân ly độc lập và tổ hợp tự do của các cặp gen.
+ Biến dị tổ hợp có ý nghĩa quan trọng đối việc chọn giống và tiến hóa.
Page 8
PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP
Chú ý: Không cần giải các bài tập tính tốn phức tạp. Điều quan trọng là thơng qua bài tập học
sinh giải thích được qui luật di truyền Menđen.
1. Bài tập quy luật phân li
a) Dạng tốn thuận : Cho biết kiểu hình của P xác định kiểu gen ,kiểu hình của F1, F2
* Bước 1 : Xác định trội lặn .
* Bước 2 : Quy ước gen
* Bước 3 : Xác định kiểu gen
* Bước 4 : Lập sơ đồ lai
Học sinh phải được tập dượt để viết thành thạo 6 sơ đồ lai từ P đến F2:
- P: AA x AA
- P: AA x Aa
- P: AA x aa
- P: Aa x Aa
- P: Aa x aa
- P: aa x aa
Muốn biết đời con thì phải viết giao tử, sau đó lập bảng để xác định kiểu gen và kiểu
hình ở đời con.
Hạt trên cây F1 chính là đời F2.
Khi tự thụ phấn thì chỉ có kiểu gen dị hợp mới cho 2 loại kiểu hình, cịn kiểu gen đồng
hợp chỉ cho 1 loại kiểu hình.
Trong trường hợp đặc biệt: trội khơng hồn tồn thì tỉ lệ kiểu gen cũng chính là tỉ lệ
kiểu hình.
Nếu xuất hiện tỉ lệ 2:1 thì có 1 kiểu gen gây chết ( 1AA chết : 2AA (2Aa) : 1 aa).
Xác định trội lặn trong trường hợp trội hoàn tồn có 2 cách:
Cách 1: Nếu 1 gen quy định 1 tính trạng, ở đời con F1 xuất hiện tỉ lệ 3:1 thì kiểu hình
chiếm tỉ lệ 3/4 là kiểu hình trội, cịn kiểu hình chiếm tỉ lệ 1/4 là kiểu hình lặn. Trong trường hợp
này kiểu gen của P là dị hợp (Aa × Aa)
Cách 2: Nếu 1 gen quy định 1 tính trạng, kiểu hình P đem lai là tương phản, ở F1 cho 100%
kiểu hình giống bố hoặc giống mẹ thì kiểu hình xuất hiện ở F1 là kiểu hình trội. Trong trường
hợp này kiểu gen của P là thuần chủng (AA × aa).
Ví dụ 1: Ở đậu Hà Lan, màu hoa do 1 gen quy định, người ta đem lai bố mẹ có kiểu hình hoa đỏ
với hoa trắng thu được F1 có 100% kiểu hình hoa đỏ.
a) Xác định kiểu hình trội, lặn.
b) Xác định kiểu gen P.
c) Hãy xác định giao tử của cơ thể có kiểu gen: AA, Aa, aa?
Hướng dẫn giải
a) Xác định kiểu hình trội, lặn.
Theo đề: đỏ là trội so với trắng
Quy ước: A-đỏ; a - trắng
b) Xác định kiểu gen P.
Kiểu gen P: AA × aa
c) Hãy xác định giao tử của cơ thể có kiểu gen: AA, Aa, aa?
Kiểu gen AA cho 1 loại giao tử là: A
Kiểu gen Aa cho 2 loại giao tử là: A và a
Kiểu gen aa cho 1 loại giao tử: a
b/ Dạng tốn nghịch : Biết tỷ lệ kiểu hình ở F1,F2 xác định P
- Nếu F1 thu được tỷ lệ 3:1 thì cả bố và mẹ đều dị hợp 1 cặp gen (Aa)
Page 9
-
Nếu F1 thu được tỷ lệ 1:1 thì bố hoặc mẹ một bên dị hợp 1 cặp gen (Aa) còn người kia có
kiểu gen đồng hợp lặn (aa)
- Nếu F1 đồng tính thì P thuần chủng
- Nếu F1 phân ly tỷ lệ 1: 2 : 1 thì cả bố và mẹ đều dị hợp 1 cặp gen nhưng tính trạng trội là
trội khơng hồn tồn .
Ví dụ 2: Cho biết 1 gen quy định 1 tính trạng. Cho cây thân cao tự thụ phấn cho đời con phân li
kiểu hình theo tỉ lệ 3 cao :1 thấp.
a) Xác định kiểu hình trội, lặn.
b) Hãy xác định kiểu gen của bố mẹ đem lai.
c) Cho F1 giao phấn ngẫu nhiên thu được F2 có tỉ lệ kiểu gen và kiểu hình như thế nào?
Hướng dẫn giải
a) Theo đề thì cao trội so với thấp
A – thân cao trội hoàn toàn so với a – thân thấp.
b) Số tổ hợp kiểu hình ở F1 là: 3 + 1 = 4 = 2×2.
=> Mỗi bên P cho ra 2 loại giao tử.
=> P: Aa × Aa.
c) P: Aa × Aa → F1: 1/4AA : 2/4Aa : 1/4aa
1/4 AA khi giảm phân sẽ cho ra: 1/4 A.
2/4 Aa khi giảm phân sẽ cho ra: 1/4 A : 1/4 a
1/4 aa khi giảm phân sẽ cho ra: 1/4 a.
=> F1 có tỉ lệ các giao tử là: 1/2 A : 1/2 a.
Khi F1 giao phấn ngẫu nhiên: (1/2 A ; 1/2 a) × (1/2 A ; 1/2 a)
=> F2 có tỉ lệ kiểu gen là: 1/4AA : 2/4Aa : 1/4aa và tỉ lệ kiểu hình là: 3 thân cao : 1 thân thấp.
2. Bài tập quy luật phân li độc lập
a) Xác định giao tử trong điều kiện các gen phân li độc lập
- Một tế bào sinh dục đực có n cặp gen dị hợp (n≠0) khi giảm phân bình thường chỉ tạo ra 2
loại giao tử đực, 1 tế bào sinh dục cái giảm phân chỉ tạo ra 1 loai giao tử cái.
- Một cơ thể đực hoặc cái có n cặp gen dị hợp (n≠0) giảm phân cho 2n loại giao tử.
- Trong điều kiện các cặp gen phân li độc lập (các cặp gen nằm trên các cặp NST khác nhau)
thì tỉ lệ mỗi loại giao tử bằng tích tỉ lệ các alen có trong giao tử đó.
Ví dụ: Một cá thể đực có kiểu gen AaBbDd.
a) Một tế bào của cơ thể này giảm phân cho bao nhiêu loại giao tử đực?
b) Cơ thể này giảm phân bình thường sẽ cho bao nhiêu loại giao tử? Tỉ lệ mỗi loại?
c) Trong giảm phân I, nếu ở một số tế bào các nhiễm sắc thể mang gen Aa không phân li thì sẽ
cho những loại giao tử nào?
Hướng dẫn giải:
a) Một tế bào của cơ thể có kiểu gen AaBbDd giảm phân chỉ cho ra 2 loại giao tử đực đó
là: ABD và abd hoặc ABd và abD hoặc Abd và aBD.
b) Kiểu gen AaBbDd có 3 cặp gen dị hợp => Áp dụng cơng thức tính số loại giao tử, cơ
thể đực mang kiểu gen này giảm phân bình thường sẽ cho số loại giao tử là:23 = 8 (loại)
c) Xác định tỉ lệ các loại giao tử
Các tế bào mang gen Aa giảm phân bình thường cho ra 2 loại giao tử A, a; các tế bào giảm
phân không bình thường cho Aa, O.
Bb giảm phân cho ra 2 loại giao tử B, b.
Dd giảm phân cho ra 2 loại giao tử D, d.
Do đó các loại giao tử là: ABD; ABd; AbD; Abd; aBD; aBd; abD; abd;
AaBD; AaBd; AabD; Aabd; OBD; OBd; ObD; Obd;
b) Xác định số tổ hợp giao tử, số loại kiểu gen và số loại kiểu hình trong điều kiện các gen
phân li độc lập
Trong điều kiện các cặp gen phân li độc lập thì ở đời con:
- Số tổ hợp giao tử = Số loại giao tử ♂ × Số loại giao tử ♀
Page 10
- Số loại kiểu gen = tích số loại kiểu gen của từng cặp gen
- Số loại kiểu hình = tích số loại kiểu hình của từng cặp tính trạng.
Ví dụ : Cho phép lai ♂AaBbDDEe × ♀AabbDdEe.
Biết một gen quy định một tính trạng, các tính trạng trội là hồn tồn.
a) Ở đời con có bao nhiêu tổ hợp giao tử (số tổ hợp tử)?
b) Ở đời con có bao nhiêu loại kiểu gen?
c) Ở đời con có bao nhiêu loại kiểu hình?
Hướng dẫn giải:
- Xác định số loại giao tử của cơ thể đực và cơ thể cái:
Áp dụng cơng thức tính số loại giao tử trong điều kiện các gen phân li độc lập:
+ Cơ thể đực có kiểu gen AaBbDDEe có 3 cặp gen dị hợp nên cơ thể đực sẽ tạo ra số loại
giao tử đực là: 23 = 8 (loại)
+ Cơ thể cái có kiểu gen AabbDdEe có 3 cặp gen dị hợp nên cơ thể cái cũng tạo ra số loại
giao tử là:
23 = 8 (loại)
a) Áp dụng cơng thức tính số kiểu tổ hợp giao tử trong điều kiện các gen phân li độc lập =>
Ở đời con của phép lai trên có số tổ hợp giao tử là: 8 × 8 = 64
b) Phép lai: ♂AaBbDDEe × ♀AabbDdEe
- Xét số loại kiểu gen của từng cặp gen
Aa × Aa → 3 loại kiểu gen
Bb × bb → 2 loại kiểu gen
DD × Dd → 2 loại kiểu gen
Ee × Ee → 3 loại kiểu gen
- Áp dụng cơng thức tính số loại kiểu gen ở đời con trong điều kiện các gen phân li độc lập
=> Ở đời con của phép lai trên có số loại kiểu gen là: 3. 2 .2 .3 = 36 kiểu gen.
- Xét số loại kiểu hình của từng cặp gen
Vì mỗi gen quy đinh một tính trạng và các gen trội là trội hồn tồn nên:
Aa × Aa → 2 loại kiểu hình
Bb × bb → 2 loại kiểu hình
DD × Dd → 1 loại kiểu hình
Ee × Ee → 2 loại kiểu hình
c) Áp dụng cơng thức tính số loại kiểu hình ở đời con trong điều kiện các gen phân li độc
lập
=> Ở đời con của phép lai trên có số loại hợp kiểu hình là: 2. 2 .1. 2 = 8 kiểu hình.
c) Xác định tỉ lệ phân li kiểu hình, kiểu gen ở đời con
Trong điều kiện phân li độc lập thì ở đời con:
- Tỉ lệ phân li kiểu hình = tích tỉ lệ kiểu hình của các tính trạng
- Tỉ lệ phân li kiểu gen = tích tỉ lệ kiểu gen của từng tính trạng.
- Tỉ lệ một kiểu hình = tích tỉ lệ của các cặp tính trạng có trong kiểu hình đó.
Ví dụ : Cho phép lai ♂AaBbDDEe × ♀AabbDdEe.
Biết một gen quy định một tính trạng, các tính trạng trội là hồn tồn.
a) Xác định tỉ lệ phân li kiểu gen, kiểu hình F1?
b) Ở đời F1, loại kiểu hình có 3 tính trạng trội chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
c) Ở đời con loại cá thể chỉ có 6 alen lặn chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
Hướng dẫn giải:
a) - Xác định tỉ lệ phân li kiểu hình ở F1:
Do mỗi gen quy định một tính trạng và các tính trạng trội là trội hồn tồn nên:
Aa × Aa → 3/4 trội : 1/4 lặn
Bb × bb → 1/2 trội : 1/2 lặn
DD × Dd → 100% trội
Ee × Ee → 3/4 trội : 1/4 lặn
Page 11
Áp dụng cơng thức tính tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời con trong trường hợp các gen phân li
độc lập => Tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời con của phép lai trên là:
(3 : 1) × (1 : 1) × 1 × (3 : 1) = 9 : 9 : 3 : 3 : 3 : 3 : 1 : 1
- Xác định tỉ lệ phân li kiểu gen ở F1:
Ta có:
Aa × Aa → 1/4AA : 2/4Aa : 1/4aa
Bb × bb → 1/2Bb : 1/2bb
DD × Dd → 1/2DD : 1/2Dd
Ee × Ee → 1/4EE : 2/4Ee : 1/4ee
Áp dụng cơng thức tính tỉ lệ phân li kiểu gen ở đời con trong trường hợp các gen phân li
độc lập => Tỉ lệ phân li kiểu gen ở đời con của phép lai trên là: (1 : 2 : 1) ×(1 : 1) × (1 : 1) × (1 :
2 : 1)
= 4:4:4:4:2:2:2:2:2:2:2:2:2:2:2:2:2:2:2:2:1:1:1:1:1:1:1:1:1:1:1:1:1:1:1:1
b) Xác suất xuất hiện kiểu hình chỉ chứa 1 tính trạng lặn về gen A ở đời con là:
1/4×1/2×1×3/4=3/32
Xác suất xuất hiện kiểu hình chỉ chứa 1 tính trạng lặn về gen B ở đời con là:
3/4×1/2×1×3/4=9/32
Xác suất xuất hiện kiểu hình chỉ chứa 1 tính trạng lặn về gen D ở đời con là:
3/4×1/2×1×1/4=3/32
=> Ở đời F1, loại kiểu hình có 3 tính trạng trội chiếm tỉ lệ là:
3/32+9/32+3/32=15/32
c) Aa x Aa → 1/4AA : 2/4Aa : 1/4aa
Bb x bb → 1/2Bb : 1/2bb
DD x Dd → 1/2DD : 1/2Dd
Ee x Ee → 1/4EE : 2/4Ee : 1/4ee
Cá thể có 6 alen lặn có thể mang các kiểu gen là: aabbDDee, aabbDdEe, AabbDdee hoặc
aaBbDdee.
=> Ở đời con loại cá thể chỉ có 6 alen lặn chiếm tỉ lệ là:
1/4×1/2×1/2×1/4+1/4×1/2×1/2×2/4+2/4×1/2×1/2×1/4+1/4×1/2×1/2×1/4=3/32
d) Nhận dạng quy luật di truyền phân li độc lập
Nếu đề bài cho một trong các điều kiện sau:
- Mỗi gen quy định một tính trạng, các gen nằm trên các cặp NST khác nhau.
- Nếu cho tỉ lệ kiểu gen, tỉ lệ kiểu hình của đời con mà
+ Tỉ lệ kiểu hình = tích tỉ lệ kiểu hình của các tính trạng.
+ Tỉ lệ kiểu gen = tích tỉ lệ kiểu gen của từng tính trạng.
=> Có thể khẳng định các tính trạng trong bài tốn di truyền theo quy luật phân li độc
lập.
Ví dụ : Cho biết mỗi tính trạng do một cặp gen quy định. Cho cây thân cao màu đỏ giao
phấn với cây thân thấp màu trắng được F1 có 100% cây thân cao màu đỏ. Cho F1 tự thụ phấn đời
F2 có tỉ lệ 56,25% cây thân cao hoa đỏ; 18,75% cây thân cao, hoa trắng; 18,75% cây thân thấp
hoa đỏ; 6,25% cây thân thấp hoa trắng. Xác định quy luật di truyền chi phối phép lai?
Hướng dẫn giải:
- F2 có tỉ lệ kiểu hình là:
9 thân cao, hoa đỏ : 3 thân cao, hoa trắng : 3 thân thấp, hoa đỏ : 1 thân thấp, hoa trắng
- Xét riêng từng tính trạng:
Thân cao / thân thấp = (9 + 3) / (3 + 1) = 3/1
Hoa đỏ / hoa trắng = (9 + 3) / (3 + 1) = 3/1
- Tích chung hai loại kiểu hình:
(thân cao : thân thấp) x (hoa đỏ : hoa trắng) = (3 : 1) x (3 : 1) = 9 : 3 : 3 : 1 => phù hợp với
tỉ lệ kiểu hình của bài ra.
=> Bài tốn tn theo quy luật di truyền phân li độc lập.
Page 12
e) Xác định kiểu gen, kiểu hình của P khi biết kiểu hình của đời con
- Bước 1: Nhận diện quy luật di truyền chi phối (sử dụng các dấu hiện nhận biết ở 1.4)
- Bước 2: Sử dụng các dữ kiện về tỉ lệ kiểu gen hoặc tỉ lệ kiểu hình ở đời con mà đề bài
cung cấp để xác định kiểu gen, kiểu hình của P.
Ví dụ: Ở lúa A_thân cao; a_thân thấp, B_ hạt tròn; b_hạt dài; D_chín sớm; d_chín muộn.
Tính trạng trội là trội hồn tồn. Các gen nằm trên các NST thường khác nhau. Bố mẹ có kiểu
gen và kiểu hình như thế nào nếu F1 có tỉ lệ phân tỉ kiểu hình: 27: 9: 9: 9 : 3: 3: 3: 1?
Hướng dẫn giải:
- Bước 1: Mỗi gen quy định một tính trạng, các gen nằm trên các NST thường khác nhau
=> Các tính trạng di truyền tuân theo quy luật di truyền phân li độc lập.
- Bước 2: Các tính trạng là trội hồn tồn nên F1 có tỉ lệ kiểu hình: 27: 9: 9: 9 : 3: 3: 3: 1 =
(3 : 1).(3 : 1).(3 : 1)
=> P dị hợp cả 3 cặp gen ở cả 2 bên bố và mẹ. => Kiểu gen của P là: AaBbDd × AaBbDd
ƠN TẬP
Câu 1: Trình bày đối tượng, nội dung và ý nghĩa thực tiễn của di truyền học?
Trả lời:
- Đối tượng nghiên cứu di truyền học là nghiên cứu bản chất và tính qui luật của hiện tượng di
truyền.
- Nội dung nghiên cứu: nghiên cứu cơ sở vật chất, cơ chế di truyền, tính qui luật của hiện
tượng biến dị và di truyền để giải thích tại sao con cái sinh ra giống với bố mẹ, tổ tiên trên
những nét lớn, nhưng lại khác bố mẹ, tổ tiên ở hàng loạt các đặc điểm khác.
- Ý nghĩa thực tiễn: Biến dị và di truyền là cơ sở của chọn giống, sử dụng để phát hiện các
nguyên nhân, cơ chế của bệnh , tật di truyền để đề xuất các lời khuyên phù hợp trong tư vấn Di
truyền học và đặc biệt có tầm quan trọng trong công nghệ sinh học hiện đại.
Câu 2: Nội dung cơ bản của phương pháp phân tích các thế hệ lai mà Menđen nêu ra là gì?
Trả lời:
Gồm vấn đề cơ bản sau:
- Tạo dòng thuần chủng.
- Lai và phân tích kết quả lai trên từng cặp tính trạng riêng rẽ để phát hiện ra tính qui luật của
mỗi tính trạng rồi phân tích tổng hợp sự di truyền của nhiều tính trạng.
- Sử dụng phép lai phân tích để phân tích kết quả lai và kiểm tra độ thuần chủng của bố mẹ
trước khi đưa vào lai.
- Sử dụng tốn thống kê để xử lý, tính tốn các số liệu trên cơ sở đó nhanh chóng đề xuất các
qui luật di truyền.
Câu 3: Đậu Hà lan có những thuận lợi gì mà được Menđen chọn làm đối tượng để nghiên
cứu di truyền?
Trả lời:
Đậu Hà lan có 3 thuận lợi trong nghiên cứu di truyền:
- Cây ngắn ngày.
- Có nhiều tính trạng đối lập và đơn gen.
- Có khả năng tự thụ phấn nhờ đó mà tránh được tạp giao trong lai giống.
Câu 4: Giả thuyết giao tử thuần khiết và nhân tố di truyền trong quan niệm của Menđen đã
được sinh học hiện đại xác nhận như thế nào?
Trả lời:
- Giả thuyết về giao tử thuần khiết của Menđen đã được sinh học hiện đại xác nhận qua cơ chế
giảm phân tạo giao tử.
- Nhân tố di truyền theo quan niệm của Menđen chính là gen, gen nằm trên nhiễm sắc thể
thành cặp tương ứng.
Page 13
Câu 5: Thế nào là cặp tính trạng tương phản? Cho ví dụ minh họa.
Trả lời:
Cặp tính trạng tương phản là hai trạng thái kiểu hình khác nhau thuộc cùng một tính trạng biểu
hiện trái ngược, đối lập nhau.
Câu 6: Tại sao Menđen lại chọn các cặp tính trạng tương phản lai với nhau để tim kiếm các
qui luật di truyền?
Trả lời:
Menđen chọn các cặp tính trạng tương phản lai với nhau để phát hiện ra qui luật tính trội ở F1
và phát hiện ra qui luật phân tính ở F2.
Câu 7: Dịng thuần chủng là gì?
Trả lời:
+ Dịng thuần là dòng đồng hợp tử về kiểu gen và đồng nhất về một loại kiểu hình.
+ Tuy nhiên trong chọn giống, khi đề cập tới dòng thuần, người ta chỉ đề cập tới một hay một số
tính trạng được các nhà chọn giống quan tâm có liên quan tới năng suất, phẩm chất và khả năng
thích nghi.
Câu 8: Muốn xác định kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội là đồng hợp tử hay dị hợp tử
người ta làm thế nào? Cho ví dụ.
Trả lời:
Page 14
Muốn xác định kiểu gen của một cá thể mang tính trạng trội là đồng hợp tử hay dị hợp tử, người
ta lấy cơ thể mang tính trạng trội đó cho lai với cơ thể mang tính trạng lặn.
Nếu đời con chỉ biểu hiện là tính trạng trội thì cơ thể mang tính trạng trội đó có kiểu gen
là đồng hợp tử. Nếu đời con có cả tính trạng trội và tính trạng lặn thì cơ thể mang tính trạng trội
đó là dị hợp tử.
Ví dụ: HS tự lấy ví dụ.
Câu 9: Thế nào là KH, TT trội, TT lặn, KG, Thể đồng hợp, thể dị hợp?
Trả lời:
- Kiểu hình : Là tổ hợp các tính trạng của cơ thể. VD : Thân cao, thân thấp,…
- Tính trạng trội : Là tính trạng biểu hiện ở F1.
- Tính trạng lặn : là tính trạng đến F2 mới được biểu hiện.
- Kiểu gen : Là tổ hợp toàn bộ các gen trong tế bào của cơ thể. VD : AA, Aa,…
- Thể đồng hợp : Kiểu gen chứa cặp gen tương ứng giống nhau.
- Thể dị hợp : Kiểu gen chứa cặp gen tương ứng khác nhau.
Câu 12: Phát biểu vắn tắt nội dung qui luật phân li độc lập của Menđen khi lai hai hay nhiều
cặp tính trạng.
Trả lời:
Khi lai hai cơ thể thuần chủng khác nhau về hai hay nhiều cặp tính trạng tương phản thì sự di
truyền của cặp tính trạng này độc lập với sự di truyền của cặp tính trạng kia và ngược lại. Và tỉ
lệ kiểu hình của F2 bằng tích tỉ lệ các tính trạng hợp thành nó.
Câu 13: Dựa vào căn cứ nào để cho rằng tính trạng màu sắc và hình dạng hạt của đậu Hà
lan trong thí nghiệm của Menđen là di truyền độc lập?
Trả lời:
Ở F2 , tỉ lệ kiểu hình chung của hai tính trạng là: 9 trơn, vàng : 3 trơn, xanh : 3 nhăn, vàng : 1
nhăn, xanh.
Đó là kết quả của sự tổ hợp tỉ lệ kiểu hình của hai tính trạng: ( 3 trơn : 1 nhăn) với ( 3 vàng : 1
xanh ).
Câu 14: Trên cơ sở sự di truyền độc lập của hai tính trạng trong thí nghiệm của Menđen, hãy
cho biết cơng thức chung về tỉ lệ kiểu hình cho sự di truyền của n cặp tính trạng di truyền
độc lập?
Trả lời:
Tỉ lệ chung về tỉ lệ kiểu hình của n cặp tính trạng là ( 3 : 1 )n
Page 15
Câu 15: Thế nào là biến dị tổ hợp? Loại biến dị này xuất hiện trong hình thức sinh sản nào?
Giải thích?
Trả lời:
- Sự phân li các cặp tính trạng dẫn đến sự tổ hợp lại các tính trạng của P làm xuất hiện các kiểu
hình khác P là biến dị tổ hợp.
- Giải thích: trong q trình giảm phân đã xẩy ra sự nhân đôi, phân li và tổ hợp tự do của các
nhiễm sắc thể, của các cặp gen tương ứng từ đó tạo ra các giao tử khác nhau về nguồn gốc NST.
- Các loại giao tử này được tổ hợp lại trong thụ tinh đã tạo nên nhiều loại hợp tử khác nhau về
nguồn gốc NST, nguồn gốc của các alen dẫn tới sự tổ hợp lại các tính trạng hay tạo nên các kiểu
hình mới ở thế hệ con.
Câu 16: Menđen đã giải thích sự di truyền độc lập khi lai hai cặp tính trạng như thế nào?
Trả lời:
Để giải thích kết quả thí nghiệm, Menđen cũng cho rằng mỗi tính trạng được xác định bởi một
cặp nhân tố di truyền. Với thí nghiệm trên ông ký hiệu:
- Hạt vàng được xác định bởi nhân tố di truyền A.
- Hạt xanh được xác định bởi nhân tố di truyền a.
- Vỏ trơn được xác định bởi nhân tố di truyền B.
- Vỏ nhăn được xác định bởi nhân tố di truyền b.
Vì vậy, F1: cây hạt vàng, vỏ trơn có kiểu gen là AaBb. Cây này khi giảm phân tạo ra 4 loại giao
tử có tỉ lệ bằng nhau: AB: Ab: aB: ab, vì vậy khi tổ hợp thành hợp tử ở đời lai F2 tạo ra 16 tổ
hợp di truyền, phân hóa thành 9 kiểu di truyền có tỉ lệ 1 AABB:2 AABb: 1Aabb: 2 AaBB
:4AaBb : 2 Aabb : 1 aaBB : 1 aabb.
Tỉ lệ 9 kiểu di truyền nói trên là kết quả của sự tổ hợp tự do và ngẫu nhiên của tỉ lệ kiểu di
truyền ở hai cặp tính trạng khi lai F1 với nhau: ( 1 AA : 2 Aa : 1 aa ) ( 1 BB : 2 Bb : 1 bb ). Trên
cơ sở 9 kiểu di truyền đã tạo ra 4 kiểu hình ở F2 với tỉ lệ : 9 vàng trơn : 3 vàng nhăn : 3 xanh
trơn : 1 xanh nhăn. Đây là kết quả của sự tổ hợp hai tỉ lệ kiểu hình ( 3 hạt vàng : 1 hạt xanh ) với
( 3 vỏ trơn : 1 vỏ nhăn ). Chứng tỏ hai tính trạng này di truyền độc lập khơng phụ thuộc vào
nhau
Câu 17: Sinh học hiện đại đã làm sáng tỏ cho hiện tượng di truyền độc lập về hai cặp tính
trạng của Menđen như thế nào?
Trả lời:
- Sinh học hiện đại đã nhận thấy rằng nhân tố di truyền mà Menđen đã nhắc đến trong các thí
nghiệm của mình đó chính là gen. Mỗi cặp gen tương ứng tồn tại trên một cặp NST tương đồng.
- Vì vậy để chứng minh cho nhận thức đúng đắn của Menđen, sinh học hiện đại đã gắn mỗi cặp
nhân tố di truyền lên mỗi cặp NST để thấy được sự phân li và tổ hợp các NST gắn liền với sự
phân li và tổ hợp của các nhân tố di truyền.
- Bản chất của sự di truyền độc lập chính là do sự phân li, tổ hợp tự do của các nhân tố di
truyền trong quá trình giảm phân và quá trình thụ tinh.
Câu 18: Nêu các điều kiện nghiệm đúng cho qui luật phân li độc lập của Menđen.
Trả lời:
Các điều kiện nghiệm đúng của qui luật phân li độc lập của Menđen:
- P thuần chủng khác nhau về hai hay nhiều cặp tính trạng.
- Trội phải lấn át hồn tồn lặn.
- Các loại giao tử sinh ra phải bằng nhau, sức sống ngang nhau.
- Khả năng gặp nhau và phối hợp với nhau giữa các loại giao tử trong thụ tinh phải ngang
nhau.
- Sức sống của các loại hợp tử và sức sống của các cơ thể trưởng thành phải giống nhau.
- Phải có số lượng lớn cá thể thu được trong đời lai.
- Mỗi cặp nhân tố di truyền phải tồn tại trên mỗi cặp NST khác nhau để khi phân li thì độc lập
với nhau, khơng lệ thuộc vào nhau.
Page 16
Câu 19: Nêu ý nghĩa trong tiến hóa và chọn giống của qui luật di truyền độc lập của
Menđen.
Trả lời:
- Ý nghĩa trong tiến hóa: Dựa vào qui luật này chúng ta có thể giải thích được tính nguồn gốc
và sự đa dạng của sinh giới trong thế giới tự nhiên.
- Ý nghĩa trong chọn giống: Là cơ sở khoa học và là phương pháp tạo ra giống mới trong lai
hữu tính.
Câu 20: Tại sao các lồi giao phối( sinh sản hữu tính) lại tạo ra nhiều biến dị tổ hợp hơn so
với các lồi sinh sản vơ tính?
Trả lời:
- Các lồi giao phối trong q trình giảm phân xảy ra cơ chế phân li, tổ hợp tự do của nhiễm
sắc thể và của gen đã tạo nên nhiều loại giao tử, nhờ đó khi thụ tinh đã tạo ra nhiều biến dị tổ
hợp.
- Đối với các loài sinh sản vơ tính là hình thức sinh sản bằng con đường nguyên phân nên bộ
NST, bộ gen ở đời con vẫn giống với bộ NST, bộ gen so với thế hệ mẹ.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Phương pháp nghiên cứu của Menđen được gọi là
A. Phương pháp lai phân tích.
B. Phương pháp phân tích các thế hệ lai.
C. Phương pháp tạp giao.
D. Phương pháp tự thụ phấn.
Câu 2: Điểm độc đáo nhất trong phương pháp nghiên cứu di truyền của Menđen là
A. Cặp tính trạng đem lai phải tương phản.
B. Theo dõi sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng qua các thế hệ lai.
C. Theo dõi sự di truyền của tất cả các tính trạng qua các thế hệ lai.
D. Dùng tốn thống kê để phân tích các số liệu thu được trong thí nghiệm.
Câu 3: Nội dung cơ bản của phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen là
A. Lai giống rồi dùng toán thống kê để phân tích các số liệu thu được.
B. Lai các cặp bố mẹ khác nhau về một hoặc một số cặp tính trạng thuần chủng tương phản, rồi
theo dõi sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng đó trên con cháu của từng cặp bố mẹ.
C. Lai các cặp bố mẹ khác nhau về một hoặc một số cặp tính trạng thuần chủng tương phản, rồi
theo dõi sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng đó trên con cháu của từng cặp bố mẹ, dùng
toán thống kê để phân tích các số liệu thu được.Từ đó rút ra quy luật di truyền các tính trạng.
D. Lai các cặp bố mẹ khác nhau về một hoặc một số cặp tính trạng rồi theo dõi sự di truyền
riêng rẽ của từng cặp tính trạng đó trên con cháu của từng cặp bố mẹ, dùng tốn thống kê để
phân tích các số liệu thu được.Từ đó rút ra quy luật di truyền các tính trạng.
Câu 4: Phép lai được thực hiện với sự thay đổi vai trò của bố mẹ trong q trình lai được gọi là:
A. Lai phân tích
B. Tạp giao
C. Lai thuận nghịch
D. Lai gần
Câu 5: Cặp phép lai nào dưới đây xem là phép lai thuận nghịch:
A. ♀AA x ♂aa
và
♀Aa x ♂Aa
B. ♀Aa
x ♂Aa và
♀ aa x ♂AA
C. ♀Aa
x ♂aa và
♀ Aa x ♂AA
D. ♀AA x ♂aa và
♀ aa x ♂AA
Câu 6: Tự thụ phấn là hiện tượng:
A. Thụ phấn giữa các hoa trên các cây khác nhau của cùng một loài.
B. Thụ phấn giữa các hoa khác nhau trên cùng một cây.
C. Thụ phấn giữa các hoa của các cây khác nhau của cùng một loài.
D. Thụ phấn giữa các hoa của các loài khác nhau.
Câu 7: Ở thực vật hiện tượng tạp giao là hiện tượng
A. Thụ phấn giữa các hoa khác nhau trên cùng một cây.
B. Thụ phấn xảy ra trên cùng một hoa.
Page 17
C. Thụ phấn giữa các hoa khác nhau trên cùng một cây và giữa các hoa của các cây khác nhau
thuộc cùng một loài.
D. Thụ phấn giữa các hoa của các cây khác nhau thuộc cùng một loài.
Câu 8: Kiểu gen là:
A. Tập hợp toàn bộ các gen trong nhân một tế bào.
B. Các gen mà con cái nhận được từ thế hệ bố mẹ.
C. Kiểu gen quy định kiểu hình sinh vật .
D. Gen trội quy định kiểu hình trội, gen lặn quy định kiểu hình lặn.
Câu 9: Kiểu hình là
A. Tập hợp tồn bộ các tính trạng biểu hiện trong một tế bào .
B. Tập hợp toàn bộ các tính trạng biểu hiện ở một cơ thể
C. Kiểu gen quy định kiểu hình sinh vật.
D. Gen trội quy định kiểu hình trội, gen lặn quy định kiểu hình lặn.
Câu 10: Đặc điểm nào dưới đây của đậu Hà Lan là khơng đúng:
A. Tự thụ phấn chặt chẽ.
B. Có thể tiến hành giao phấn giữa các cá thể khác nhau
C. Thời gian sinh trưởng dài.
D. Có nhiều cặp tính trạng tương phản.
Câu 11: Tính trạng trội là
A. Tính trạng ln biểu hiện ở F1.
B. Tính trạng chỉ biểu hiện ở F2.
C. Tính trạng của bố mẹ (P).
D. Tính trạng của cơ thể mang kiểu gen AA hay Aa
Câu 12: Theo Menđen cặp nhân tố di truyền quy định tính trạng
A. Phân li đồng đều về mỗi giao tử.
B. Cùng phân li về mỗi giao tử.
C. Hoà lẫn vào nhau khi phân li về mỗi giao tử.
D. Lấn át nhau khi phân li về mỗi giao tử.
Câu 13: Menđen dùng phép lai phân tích trong các thí nghiệm để
A. Xác định các cá thể thuần chủng.
B. Xác định quy luật di truyền chi phối tính trạng.
C. Xác định tính trạng nào là trội tính trạng nào là lặn.
D. Kiểm tra các cơ thể mang kiểu hình trội có kiểu gen đồng hợp hay dị hợp .
Câu 14: Menđen đã tiến hành phép lai phân tích bằng cách:
A. Lai các cá thể đồng hợp với cá thể mang kiểu hình lặn.
B. Lai giữa hai cá thể thuần chủng khác nhau bởi một cặp tính trạng tương phản.
C. Lai giữa cơ thể mang kiểu hình trội chưa biết kiểu gen với cơ thể có kiểu hình lặn.
D. Lai giữa cơ thể có kiểu hình trội với cơ thể có kiểu hình lặn.
Câu 15: Cơ sở tế bào học của quy luật phân li là
A. Sự phân li ngẫu nhiên của các cặp NST đồng dạng trong giảm phân.
B. Sự tiếp hợp và trao đổi chéo của cặp NST tương đồng.
C. Sự tự nhân đôi của NST trong quỏ trỡnh phõn bào, sự phân li của cặp NST tương đồng trong
giảm phân và tổ hợp trong thụ tinh.
D. Cơ chế tự nhân đôi ở kỳ trung gian và sự tổ hợp trong thụ tinh .
Câu 16: Menđen đã giải thích quy luật phân li bằng
A. Sự phân li ngẫu nhiên của các cặp NSTđồng dạng trong giảm phân.
B. Giả thiết giao tử thuần khiết .
C. Hiện tượng phân li của các cặp nhân tố di truyền trong giảm phân .
D. Hiện tượng trội hồn tồn.
Câu 17: Để xác định một tính trạng là trội hoàn toàn hay lặn người ta thực hiện
A. Cho cơ thể mang kiểu hình trội hoặc lặn tự thụ phấn .
Page 18
B. Thực hiện lai phân tích các cá thể mang kiểu hình trội
C. Tiến hành lai giữa hai cá thể khác nhau bởi 1 cặp tính trạng thuần chủng tương phản ở F2
tính trạng chiếm tỉ lệ 3/4 là tính trạng trội, tính trạng chiếm tỉ lệ 1/4 là tính trạng lặn .
D. Cho cá thể mang tính trạng lặn lai với cá thể mang tính trạng trội nếu F1 đồng tính.
Câu 18: Để có thể xác định cơ thể mang kiểu hình trội là đồng hợp hay dị hợp người ta dùng
phương pháp
A. Lai xa.
B. Lai gần .
C. Lai phân tích.
D. Lai thuận nghịch.
Câu 19: Điều kiện cơ bản để cơ thể lai F1 chỉ biểu hiện một tính trạng trong cặp tương phản của
bố hoặc của mẹ là
A. bố mẹ đem lai phải thuần chủng .
B. bố mẹ thuần chủng đem lai phải có một tính trạng là trội hồn tồn .
C. phải có nhiều cá thể lai F1.
D. tổng tỉ lệ kiểu hình ở F2 phải bằng 4.
Câu 20: Điều kiện cơ bản để cơ thể lai F1 chỉ biểu hiện 1 trong hai tính trạng của bố hoặc của
mẹ là
A. Bố mẹ đem lai phải thuần chủng mang tớnh trạng giống nhau.
B. Bố mẹ mang tính trạng có kiểu hình đối lập nhau.
C. Phải có nhiều cá thể F1.
D. P thuần chủng, mang tính trạng đối lập, gen trội trong cặp gen tương ứng phải trội hoàn toàn.
Câu 21: Cặp phép lai nào dưới đây được gọi là phép lai phân tích?
A. AA x aa và Aa x aa.
B. Aa x aa và AA x Aa.
C. Aa x Aa và Aa x Aa.
D. aa x aa và aa x Aa.
Câu 22: Thể đồng hợp có
A. Kiểu gen chứa cặp gen gồm 2 gen tương ứng giống nhau.
B. Kiểu gen chứa cặp gen gồm 2 gen tương ứng khác nhau.
C. Kiểu gen chứa các cặp gen trong đó có 2 gen lặn.
D. Kiểu gen chứa các cặp gen trong đó có 2 gen trội.
Câu 23: Thể dị hợp có
A. Kiểu gen chứa cặp gen gồm 2gen tương ứng giống nhau.
B. Kiểu gen chứa cặp gen gồm 2gen tương ứng khác nhau.
C. Kiểu gen chứa các cặp gen trong đó có 2 gen lặn.
D. Kiểu gen chứa các cặp gen trong đó có 2 gen trội.
Câu 24: Biến dị tổ hợp là
A. Biến dị tổ hợp là sự xuất hiện các kiểu hình khác P
B. Là các kiểu hình khác P xuất hiện ở F2.
C. Là các kiểu hình khác P xuất hiện do sự phân li độc lập và sự tổ hợp lại các tính trạng của P.
D. Không bao giờ xuất hiện ở F1.
Câu 25: Biết tỉ iệ phân li kiểu hình ở thế hệ lai là 9:3:3:1 thì có thể kết luận
A. Có sự di truyền độc lập giữa các tính trạng.
B. Có sự phân li độc lập giữa các cặp gen tương ứng .
C. Đời con có 16 hợp tử về 4 loại kiểu hình.
D. Mỗi bên bố mẹ đều cho 4 loại giao tử .
Câu 26: Nội dung quy luật phân li độc lập được phát biểu
A. Khi lai cặp bố mẹ khác nhau về 2 cặp tính trạng thuần chủng tương phản di ruyền độc lập
với nhau, thì F2 có tỉ lệ mỗi kiểu hình bằng tích tỉ lệ của các tính trạng hợp thành nó.
Page 19
B. Khi lai cặp bố mẹ khác nhau về 2 cặp tính trạng thuần chủng tương phản di truyền độc lập
với nhau, thì F2 có tỉ lệ phân li kiểu hình 9:3:3:1.
C. Khi lai cặp bố mẹ khác nhau về 2 cặp tính trạng thuần chủng tương phản di truyền độc lập
với nhau, F1 đồng tính F2 phân li kiểu hình (3:1) (3:1).
D. Các cặp nhân tố di truyền đã phân li độc lập trong quá trình phát sinh giao tử.
Câu 27: Kiểu gen nào dưới đây là kiểu gen của cơ thể đồng hợp?
A. AABb.
B. AaBb.
C. aaBB.
D. aaBb.
Câu 28: Kiểu gen nào dưới đây là kiểu gen của cơ thể dị hợp?
A. AaBb.
B. AAbb.
C. aaBB.
C. aabb.
Câu 29: Kiểu gen nào dưới đây là kiểu gen của cơ thể thuần chủng?
A. AaBb
B. AAbb
C. aaBb
D. Aabb
Câu 30: Cặp tính trạng nào sau đây là cặp tính trạng tương phản
A. Thân cao và lá dài
B. Chín sớm và lá đỏ C. Hạt tròn và hạt dài D.Vỏ nhăn và hạt vàng
Câu 31: Khi giảm phân bình thường cơ thế có kiểu gen nào dưới đây cho 2 loại giao tử?
A. AaBb
B. AAbb
C. aabb
D. aaBb
Câu 32: Cơ thể có kiểu gen AabbHH giảm phân bình thường cho :
A. 1 loại giao tử.
B. 2 loại giao tử.
C. 3 loại giao tử .
D. 4 loại giao tử.
Câu 33: Cơ thể có kiểu gen AabbHh giảm phân bình thường cho :
A. 1 loại giao tử.
B. 2 loại giao tử.
C. 3 loại giao tử .
D. 4 loại giao tử.
Câu 34: Khi giảm phân bình thường cơ thế có kiểu gen nào dưới đây cho 4 loại giao tử?
A. AaBb
B. AAbb
C. aabb
D. aaBb
Câu 35: Trong trường hợp gen trội khơng hồn tồn, tỉ lệ phân li kiểu hình 1:1 ở F1 chỉ xuất
hiện ở phép lai:
A. Aa x Aa
B. AA x aa
C. Aa x aa
D. aa x aa
Câu 36: Ở chó lơng ngắn trội hồn tồn so với lông dài. Lai bố mẹ đều lông ngắn, thể dị hợp,
kết quả F1 sẽ là:
A.Tồn bộ lơng dài B.1 lơng ngắn: 1 lông dài C.3 lông ngắn: 1 lông dài D.2 lơng ngắn:1lơng dài
Câu 37: Ở chó lơng ngắn trội khơng hồn tồn so với lơng dài. Lai bố mẹ đều có kiểu gen di
hợp kết quả của F1 sẽ là:
A. Tồn lơng ngắn
B. 1 lơng ngắn :1 lơng dài
C. 3 lông ngắn : 1 lông dài
D. 1 lông ngắn : 2 lơng trung bình : 1 lơng dài
Câu 38: Ở cà chua gen A qui định thân đỏ thẫm, gen a qui định thân xanh lục. Theo dõi sự di
truyền màu sắc thân cây cà chua người ta thu được kết quả sau:
P: Thân đỏ thẫm × Thân xanh lục.
F1: 50,1% thân đỏ thẫm : 49,9 thân xanh lục
Kiểu gen P trong phép lai trên là
A. P: AA x aa
B. P: AA x Aa
C. P: Aa x aa
D. P: Aa x Aa
Câu 39: Ở cà chua gen A qui định thân đỏ thẫm, gen a qui định thân xanh lục. Theo dõi sự di
truyền màu sắc thân cây cà chua người ta thu được kết quả sau:
P: Thân đỏ sẫm × Thân đỏ thẫm.
F1: 74,9% thân đỏ thẫm : 25,1% thân xanh lục
Kiểu gen P trong phép lai trên là:
A. P: AA x aa
B. P: AA xAa
C. P: Aa x aa
D. P: Aa x Aa
Câu 40: Cà chua gen A qui định thân đỏ thẫm là trội hoàn toàn so với gen a qui định thân xanh
lục. Khi lai 2 giống cà chua thuần chủng thân đỏ thẫm và thân xanh lục được F1, tiếp tục cho F1
tự thụ phấn thu được ở F2 kiểu hình sau :
A. Tồn thân đỏ thẫm
B. Toàn thân xanh lục
C. 3 thân đỏ thẫm : 1 thân xanh lục
D. 1 quả đỏ : 1 quả vàng
Câu 41: Màu sắc hoa mõm chó do 1 gen qui định. Theo dõi sự di truyền mầu sắc hoa mõm chó
người ta thu được kết quả sau:
P:
Hoa hồng × Hoa hồng
Page 20
F1: 25,1% hoa đỏ : 49,9% hoa hồng :25% hoa trắng
Điều nào sau đây đúng cho phép lai trên:
A. Hoa đỏ trội hoàn toàn so với hoa trắng.
B. Hoa đỏ trội khơng hồn tồn so với hoa trắng.
C. Hoa trắng trội hoàn toàn so với hoa đỏ.
D. Hoa hồng là tính trạng trung gian giữa hoa đỏ và hoa trắng.
Câu 42: Ở người gen A qui định tóc xoăn là trội hồn tồn so với gen a qui định tóc thẳng. Mẹ
và bố có kiểu gen và kiểu hình như thế nào để con sinh ra tồn tóc xoăn:
A. Mẹ tóc xoăn (AA) x
Bố tóc thẳng (aa)
B. Mẹ tóc xoăn( Aa) x
Bố tóc xoăn( Aa)
C. Mẹ tóc thăng( aa) x
Bố tóc xoăn( Aa)
Bố tóc thẳng (aa)
D. Mẹ tóc xoăn( Aa) x
Câu 43: Ở người gen A qui định tóc xoăn là trội hoàn toàn so với gen a qui định tóc thẳng. Mẹ
và bố có kiểu gen và kiểu hình như thế nào để con sinh ra tồn tóc thẳng:
A. Mẹ tóc xoăn (AA) x Bố tóc thẳng (aa)
B. Mẹ tóc xoăn( Aa) x Bố tóc xoăn( Aa)
C. Mẹ tóc thăng(AA) x Bố tóc xoăn( Aa)
D. Mẹ tóc thẳng ( aa) x Bố tóc thẳng (aa)
Câu 44: Khái niệm cặp tính trạng tương phản nghĩa là
A. Các tính trạng khác nhau do cùng 1 gen qui định.
B. Các gen khác nhau qui định các tính trạng khác nhau.
C. Các gen trong cùng 1 cặp gen tương ứng qui định các trạng thái khác nhau của cùng 1 tính
trạng.
D. Các tính trạng có biểu hiện đối lập (tương phản) với nhau.
Câu 45: Ở người gen A qui định tóc xoăn là trội, gen a qui định tóc thẳng, gen B qui định mắt
đen, gen b qui định mắt xanh, các gen phân li độc lập với nhau. Bố có tóc thẳng, mắt xanh.
Người mẹ có kiểu gen phù hợp để con sinh ra đều có mắt đen, tóc xoăn là
A. AaBb
B. AaBB
C. AABb
D. AABB
Câu 46: Ở người gen A qui định tóc xoăn là trội, gen a qui định tóc thẳng. Trong một gia đình
bố và mẹ đều tóc xoăn nhưng sinh con ra có người tóc xoăn có người tóc thẳng. Kiểu gen của
bố mẹ là
A. AA x AA
B. Aa x Aa
C. Aa x AA
D. AA x Aa
Câu 47: Ở người gen A qui định tóc xoăn là trội, gen a qui định tóc thẳng. Trong một gia đình
bố và mẹ đều tóc xoăn nhưng sinh con đầu lịng lại có tóc thẳng. Vậy kiểu gen của bố mẹ là
A. AA x AA
B. Aa x Aa
C. Aa xAA
D. AA x Aa
Câu 48: Màu lông gà do 1 gen qui định. Khi lai gà trống trắng với với gà mái đen đều thuần
chủng thì thu được F1 đều có lơng màu xanh da trời. Tiếp tục cho F1 giao phối với nhau cho F2
có kết quả về kiểu hình
A. 1 lơng đen : 1 lông xanh da trời : 2 lông trắng
B. 2 lông đen : 1 lông xanh da trời : 1 lông trắng
C. 1 lông đen : 2 lông xanh da trời : 1 lông trắng
D. 1 lông đen : 1 lông xanh da trời : 1 lông trắng
Câu 49: Ở gà gen A qui định chân thấp, gen a qui định chân cao, kiểu gen BB- lông đen, Bblông đốm (trắng và đen), bb- lông trắng. Cho biết các gen qui định kiểu chân vào màu lông phân
li độc lập. Cho nịi gà thuần chủng chân thấp, lơng trắng giao phối với gà chân cao, lông đen
được F1. Tiếp tục cho F1 giao phối với nhau thì tỉ lệ kiểu hình ở F2 sẽ là
A. 9 chân thấp lông đen : 3 chân thấp, lông đốm :3 chân cao, lông đốm: 1 chân cao , lông trắng
B. 6 chân thấp, lông trắng : 2 chân thấp lông đen :2 chân thấp lông trắng : 2 chân cao lông đốm
:1 chân cao lông đen: 1 chân cao lông trắng.
C. 4 chân thấp lông đốm :2 chân thấp lông đen : 2 chân thấp lông trắng :1 chân cao lông đốm :1
chân cao lông đen :1 chân cao lông trắng.
Page 21
D. 6 chân thấp lông đốm :3 chân thấp lông đen :3 chân thấp lông trắng :2 chân cao lông đốm :1
chân cao lông đen :1 chân cao lông trắng.
Câu 50: Khi lai 2 giống cà chua thuần chủng thân đỏ thẫm lá nguyên và thân màu lục, lá chẻ
được F1. Tiếp tục cho F1 giao phấn với nhau được F2 có tỉ lệ :9 thân đỏ thẫm lá chẻ: 3 thân đỏ
thẫm lá nguyên: 3 thân màu lục lá chẻ : 1 thân màu lục lá nguyên. Giải thích tại sao F2 lại có tỉ
lệ kiểu hình như trên?
A. Vì tỉ lệ phân li từng căp tính trạng đều 3:1
B. Vì có 4 kiểu hình khác nhau
C. Vì thân đỏ thẫm trội hoàn toàn so với thân lục, lá chẻ là trội hồn tồn so với lá ngun
D. Vì 2 cặp tính trạng di truyền độc lập với nhau
Câu 51: Ở cà chua gen A qui định quả đỏ, gen a qủa vàng, gen B quả tròn, gen b quả bầu dục.
Khi lai 2 giống cà chua quả màu đỏ dạng bầu dục và quả vàng dạng tròn với nhau được F1 đều
cho cà chua quả đỏ dạng tròn. Cho F1 lai phân tích thu được: 301 cây quả đỏ dạng tròn: 299 cây
quả đỏ dạng bầu dục :301 cây quả vàng dạng tròn : 303 cây vàng dạng bầu dục. Kiểu gen của P
phải như thế nào?
A. P: AABB x aabb B. P: Aabb x aaBB C. P: AaBB x AABb
D. P: AAbb x aaBB
Câu 52: Ở cà chua gen A qui định quả đỏ , gen a qủa vàng, gen B quả tròn , gen b quả bầu
dục. Khi lai 2 giống cà chua quả màu đỏ, dạng bầu dục và quả màu vàng, dạng tròn, F1 thu được
quả đỏ, tròn và quả vàng, tròn với tỉ lệ 1:1. Kiểu gen của P phải như thế nào?
A. P: AABB x aabb B. P: Aabb x aaBB
C. P: AaBB x AABb D. P: Aabb x aaBb
Câu 53: Ở cà chua gen A qui định quả đỏ, gen a qủa vàng, gen B quả tròn , gen b quả bầu
dục. Phép lai nào dưới đây sẽ không làm xuất hiện kiểu hình quả vàng, bầu dục?
A. P: aaBB
x AAbb
B. P: Aabb
x aaBb
C. P: AaBb
x AaBb
D. P: aabb
x aaBb
Câu 54: Ở cà chua gen A qui định quả đỏ, gen a qủa vàng, gen B quả tròn, gen b quả bầu dục.
Phép lai nào dưới đây sẽ cho kiểu gen và kiểu hình ít nhất?
A. P: AABB x aabb
B. P: Aabb
x aaBB
C. P: AaBB
x AABb
D. P: Aabb
x aaBb
Câu 55: Ở cà chua gen A qui định quả đỏ , gen a qủa vàng, gen B quả tròn , gen b quả bầu
dục. Phép lai nào dưới đây sẽ cho kiểu gen và kiểu hình nhiều nhất?
A. P: AABB x aabb
B. P: Aabb
x aaBB
C. P: AaBb
x AaBb
D. P: Aabb
x aaBb
Câu 56: Ở cà chua gen A qui định quả đỏ , gen a qủa vàng, gen B quả tròn , gen b quả bầu
dục. Phép lai nào dưới đây sẽ làm xuất hiện kiểu hình quả vàng, bầu dục?
A. P: aaBb
x AAbb
B. P: AaBb
x AABb
C. P: Aabb
x aaBb
D. P: aaBB
x AABb
Câu 57: Ở cà chua gen A qui định quả đỏ, gen a qủa vàng, gen B quả tròn, gen b quả bầu dục.
Phép lai nào dưới đây sẽ cho kiểu hình nhiều nhất?
A. P: AABB x aabb
B. P: Aabb x aaBB
C. P: AaBB x AABb D. P: Aabb x aaBb
Câu 58: Ở cà chua gen A qui định quả đỏ, gen a qủa vàng, gen B quả tròn, gen b quả bầu dục.
Cho cây cà chua kiểu hình trội lai phân tích thế hệ sau được tỉ lệ: 50% đỏ, trịn: 50%vàng, trịn.
Cây cà chua đó có kiểu gen
A. aabb
C. AABb
B. AaBB
D. Aabb
Câu 59: Ở cà chua gen A qui định quả đỏ, gen a qủa vàng, gen B quả tròn, gen b quả bầu dục.
Cho cây cà chua kiểu hình trội lai phân tích thế hệ sau được tỉ lệ : 50% đỏ, tròn :50% đỏ, bầu
Cây cà chua đó có kiểu gen :
A. aabb
C. AABb
B. AaBB
D. Aabb
Câu 60: Ở chó lơng đen là trội (A ) so với lông trắng (a), lông ngắn (B) là trội so với lông dài
(b). Các cặp gen phân li độc lập. Xác định kiểu gen của bố và mẹ trong các phép lai sau đây:
Phép lai 1: AaBb x AaBb
Phép lai 2: aaBb x aaBb
Page 22
Phép lai 3: Aabb x Aabb
Phép lai 4: AaBb x Aabb
Nếu F1 thu được 89 đen ngắn, 31 đen dài, 29 trắng ngắn, 11 trắng dài thì nó thuộc:
A. Phép lai 1
B. Phép lai 2
C. Phép lai 3
D. Phép lai 4
Câu 61: Ở chó lơng đen là trội (A ) so với lông trắng (a), lông ngắn (B) là trội so với lông dài
(b). Các cặp gen phân li độc lập. Xác định kiểu gen của bố và mẹ trong các phép lai sau đây:
Phép lai 1: AaBb x AaBb
Phép lai 2: aaBb x aaBb
Phép lai 3: Aabb x Aabb
Phép lai 4: AaBb x Aabb
Nếu F1 thu được 30 đen ngắn, 31 đen dài, 10 trắng ngắn, 11 trắng dài thì nó thuộc:
A. Phép lai 1
B. Phép lai 2
C. Phép lai 3
D. Phép lai 4
Câu 62: Ở chó lơng đen là trội (A ) so với lông trắng (a), lông ngắn (B) là trội so với lông dài
(b). Các cặp gen phân li độc lập. Xác định kiểu gen của bố và mẹ trong các phép lai sau đây:
Phép lai 1: AaBb x AaBb
Phép lai 2: aaBb x aaBb
Phép lai 3: Aabb x Aabb
Phép lai 4: AaBb x Aabb
Nếu F1 thu được 28 trắng ngắn: 9 trắng dài thì nó thuộc:
A. Phép lai 1 và 2.
B. Phép lai 2
C. Phép lai 1 và 3
D. Phép lai 4
Câu 63: Ở chó lông đen là trội (A ) so với lông trắng (a), lông ngắn (B) là trội so với lông dài
(b). Các cặp gen phân li độc lập. Xác định kiểu gen của bố và mẹ trong các phép lai sau đây:
Phép lai 1: AaBb x AaBb
Phép lai 2: aaBb x aaBb
Phép lai 3: Aabb x Aabb
Phép lai 4: AaBb x Aabb
Nếu F1 thu được 33 đen dài : 10 trắng dài, thì nó thuộc:
A. Phép lai 2 và 3.
B. Phép lai 3 và 4.
C. Phép lai 3.
D. Phép lai 1 và 3.
Câu 64: Ở chó lơng đen là trội (A ) so với lông trắng (a), lông ngắn (B) là trội so với lông dài
(b). Các cặp gen phân li độc lập. Xác định kiểu gen của bố và mẹ trong các phép lai sau đây:
Phép lai 1: AaBb x AaBb
Phép lai 2: aaBb x aaBb
Phép lai 3: Aabb x Aabb
Phép lai 4: AaBb x Aabb
Các phép lai nào có tỉ lệ kiểu hình giống nhau:
A. Phép lai 1 và 2.
B. Phép lai 2 và 3.
C. Phép lai 3 và 4.
D. Phép lai 1 và 4.
Câu 65: Trong quy luật phân li độc lập nếu P thuần chủng khác nhau bởi n cặp tính trạng tương
phản thì tỉ lệ kiểu gen ở F2 là:
A. (3 :1)n
B. (1:2: 1)2
C. 9 :3: 3: 1
D. (1: 2: 1)n
Câu 66: Trong quy luật phân li độc lập nếu P thuần chủng khác nhau bởi n cặp tính trạng tương
phản thì tỉ lệ kiểu hình ở F2 là:
A. (3 :1)n
B. (1:2: 1)2
C. 9 :3: 3: 1
D. 3: 3: 1: 1
Câu 67: Trong quy luật phân li độc lập nếu P thuần chủng khác nhau bởi n cặp tính trạng tương
phản thì số loại kiểu gen ở F2 là:
A. 3n
B. 2n
C. 16
D. (1: 2: 1)n
Câu 68: Trong quy luật phân li độc lập nếu P thuần chủng khác nhau bởi n cặp tính trạng tương
phản thì số loại kiểu hình ở F2 là:
A. 3n
B. 2n
C. ( 3: 1)n
D. 9:3:3:1
Câu 69: Cơ thể có kiểu gen :AaBbkkTt khi giảm phân bình thường sẽ cho số loại giao tử là
A. 4.
C. 8.
B. 6.
D. 12.
Page 23
Câu 70: Trong quy luật phân li độc lập nếu P thuần chủng khác nhau bởi n cặp tính trạng tương
phản thì kết quả ở F2 sẽ có số kiểu hình đồng hợp lặn là:
A. 4.
B. 2.
C. 3.
D. 1.
Câu 71: Để F1 biểu hiện tính trạng trội hồn tồn thì
A. P thuần chủng khác nhau về 1 cặp tính trạng.
B. các giao tử sinh ra bằng nhau.
C. số lượng cá thể F1 sinh ra phải đủ lớn.
D. P dị hợp về một cặp tính trạng.
Câu 72: Thí ngiệm của Menden, khi cho F1 lai phân tích thì thu được tỉ lệ kiểu hình:
A. 1 vàng trơn : 1 xanh nhăn.
B. 1 vàng trơn : 1 vàng nhăn: 1 xanh trơn : 1 xanh nhăn.
C. 3 vàng trơn : 1 xanh nhăn.
D. 9 vàng trơn : 3 vàng nhăn: 3 xanh trơn : 1 xanh nhăn.
Câu 73: Phép lai nào sau đây cho tỉ lệ kiểu hình 3 : 1 ?
A. AA x AA
B. Aa x Aa
C. AA x Aa
D. Aa x aa
Câu 74: Phép lai nào sau đây cho tỉ lệ kiểu hình 9:3:3:1
A. AABB x aabb.
B. AABb x AaBb.
C. AaBb x AaBb.
D. Aabb x Aabb.
Câu 75: Cho chó lơng ngắn là trội hồn tồn so với lơng dài. Khi lai giữa hai chú cho, F1 thu
được 3 chó lơng ngắn : 1 chó lơng dài. Hãy chọn kiểu gen của P phù hợp với phép lai trên:
A. AA x Aa.
B. Aa x Aa.
C. Aa x aa.
D. AA x aa.
ĐÁP ÁN
Câu 1: Đáp án: B
Câu 2: Đáp án: B
Câu 3: Đáp án: C
Câu 4: Đáp án: C
Câu 5: Đáp án: D
Câu 6: Đáp án: B
Câu 7: Đáp án: C
Câu 8: Đáp án: A
Câu 9: Đáp án: B
Câu 10:Đáp án:C
Câu 11: Đáp án:D
Câu 12: Đáp án:A
Câu 13: Đáp án:D
Câu 14: Đáp án:C
Câu 15: Đáp án:C
Câu 16: Đáp án: B
Câu 17: Đáp án:C
Câu 18: Đáp án C
Câu 19: Đáp án: B
Câu 20: Đáp án: D
Nhận biết
Nhận biết
Nhận biết
Nhận biết
Nhận biết
Nhận biết
Nhận biết
Nhận biết
Nhận biết
Nhận biết
Nhận biết
Nhận biết
Nhận biết
Nhận biết
Nhận biết
Nhận biết
Nhận biết
Nhận biết
Nhận biết
Nhận biết
Page 24
Câu 21:Đáp án: A Nhận biết
Câu 22:Đáp án: A Nhận biết
Câu 23: Đáp án: B Nhận biết
Câu 24: Đáp án: C Thụng hiểu
Câu 25: Đáp án ;C Nhận biết
Câu 26: Đáp án: D Nhận biết
Câu 27: Đáp án: C Nhận biết
Câu 28: Đáp án: A Nhận biết
Câu 29: Đáp án: B Nhận biết
Câu 30: Đáp án: C Nhận biết
Câu 31: Đáp án D Nhận biết
Câu 32: Đáp án:B Nhận biết
Câu 33: Đáp án:D Nhận biết
Câu 34: Đáp án :A Nhận biết
Câu 35: Đáp án: C Thông hiểu
Câu 36: Đáp án :C Thông hiểu
Câu 37: Đáp án: D Thông hiểu
Câu 38: Đáp án: C Thông hiểu
Câu 39: Đáp án: D Thông hiểu
Câu 40: Đáp án: C Thông hiểu
Câu 41: Đáp án: B Thông hiểu
Câu 42: Đáp án: A Thông hiểu
Câu 43: Đáp án : D Thông hiểu
Câu 44: Đáp án: C Thông hiểu
Câu 45: Đáp án: D Thông hiểu
Câu 46: Đáp án: B Thông hiểu
Câu 47: Đáp án: B Thông hiểu
Câu 48: Đáp án: C. Vận dụng
Câu 49: Đáp án: D. Vận dụng
Câu 50: Đáp án: D Vận dụng
Câu 51: Đáp án: D Vận dụng
Câu 52: Đáp án: B Vận dụng
Câu 53: Đáp án: A Vận dụng
Câu 54: Đáp án: A Vận dụng
Câu 55: Đáp án: C Vận dụng
Câu 56: Đáp án: C Vận dụng
Câu 57: Đáp án : D Vận dụng
Câu 58: Đáp án: B Vận dụng
Câu 59: Đáp án: C Vận dụng
Câu 60: Đáp án: A Vận dụng
Câu 61: Đáp án: D Vận dụng
Câu 62: Đáp án: B Vận dụng
Câu 63: Đáp án: C Thông hiểu
Câu 64: Đáp án: B Thông hiểu
Câu 65: Đáp án:D Thông hiểu
Câu 66: Đáp án: A Thông hiểu
Câu 67: Đáp án: A Thông hiểu
Câu 68: Đáp án: B. Thông hiểu
Câu 69: Đáp án: C Thông hiểu
Câu 70: Đáp án: D Thông hiểu
Câu 71: Đáp án: A
Page 25