Tải bản đầy đủ (.pdf) (154 trang)

Nghiên cứu tác động của các nhân tố bảo mật dữ liệu đến ý định mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.72 MB, 154 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
---------o0o---------

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI THAM GIA XÉT
GIẢI THƯỞNG "SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC"
NĂM 2019

NGHIÊN CỨU VỀ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ BẢO
MẬT DỮ LIỆU ĐẾN Ý ĐỊNH MUA SẮM TRỰC TUYẾN CỦA
NGƯỜI TIÊU DÙNG

Thuộc nhóm ngành: KD3


MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT...........................................................................................................
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................................................
DANH MỤC HÌNH VẼ ...................................................................................................................
LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ............................................... 7
1.1 Tổng quan về một số quy định có liên quan đến bảo mật thơng tin .................... 7
1.1.1. Quốc tế ..................................................................................................... 7
1.1.2 Trong nước ................................................................................................. 8
1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu về bảo mật thông tin ........................................ 9
1.2.1 Quốc tế ....................................................................................................... 9
1.2.2 Trong nước ............................................................................................... 11
1.2.3 Khoảng trống nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu ...................................... 11
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC YẾU TỐ BẢO MẬT DỮ LIỆU CÁ
NHÂN ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH MUA HÀNG TRỰC TUYẾN CỦA NGƯỜI


TIÊU DÙNG ..................................................................................................... 13
2.1 Lý luận chung về bảo mật dữ liệu cá nhân: ...................................................... 13
2.1.1 Bảo mật dữ liệu cá nhân: .......................................................................... 13
2.1.2 Bảo mật dữ liệu cá nhân của người tiêu dùng trực tuyến .......................... 14
2.2 Lý luận chung về các yếu tố của bảo mật dữ liệu cá nhân ................................ 15
2.2.1 Rủi ro về dữ liệu trong giao dịch thương mại điện tử ................................ 15
2.2.2 Sự nhạy cảm của thông tin ........................................................................ 17
2.2.3 Khả năng kiểm sốt thơng tin ................................................................... 17
2.2.4 Chính sách bảo mật thơng tin ................................................................... 18
2.2.5 Các yếu tố khách quan.............................................................................. 19
2.3 Các mối lo ngại về bảo mật dữ liệu cá nhân ..................................................... 20
2.4 Sự tin tưởng đối với dữ liệu cá nhân đã cung cấp trên trang web mua sắm trực
tuyến: .................................................................................................................... 22
2.5 Ý định mua sắm trực tuyến: ............................................................................. 24
2.5.1 Ý định mua sắm của người tiêu dùng: ....................................................... 24


2.5.2 Ý định mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng: ...................................... 25
CHƯƠNG 3. MƠ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................... 27
3.1. Mơ hình nghiên cứu ...................................................................................... 27
3.1.1 Mơ hình nghiên cứu mối quan hệ giữa bảo mật – niềm tin – hành vi trong
thương mại điện tử của Chang Liu .................................................................... 28
3.1.2 Mơ hình nghiên cứu mối quan hệ giữa bảo mật, an toàn dữ liệu cá nhân,
rủi ro và niềm tin của Ghadeer Neama .............................................................. 30
3.1.3 Mô hình các yếu tố tác động đến hành vi cung cấp thông tin cá nhân khách
hàng trên các trang mạng điện tử của Feng Xu ................................................. 33
3.1.4 Mơ hình tác động của mối lo ngại bảo mật đến hành vi khách hàng của
Alberto Castaneda ............................................................................................. 37
3.1.5 Mơ hình mà bài nghiên cứu đề xuất: ........................................................ 38
3.2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 40

3.2.1 Quy trình nghiên cứu ................................................................................ 40
3.2.1.2 Nghiên cứu chính thức ........................................................................... 42
3.2.2 Phương pháp phân tích dữ liệu ................................................................. 44
3.2.3 Xây dựng thang đo.................................................................................... 47
CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG BẢO MẬT DỮ LIỆU CÁ NHÂN CỦA NGƯỜI TIÊU
DÙNG TRỰC TUYẾN ............................................................................................................... 57
4.1 Thực trạng vấn đề bảo mật dữ liệu cá nhân của người tiêu dùng trực tuyến trên
Thế giới: ................................................................................................................ 57
4.2 Thực trạng vấn đề bảo mật dữ liệu cá nhân tại Việt Nam: ................................ 58
CHƯƠNG 5: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.................................................................................. 61
5.1 Thống kê đặc điểm của mẫu............................................................................. 61
5.2 Thống kê mô tả thang đo ................................................................................. 63
5.3 Kiểm định thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s anpha................................ 67
5.3.1 Yếu tố thuộc nhóm bảo mật dữ liệu ........................................................... 67
5.3.2 Yếu tố lo ngại về vấn đề bảo mật dữ liệu................................................... 68
5.3.3 Yếu tố chính sách bảo mật dữ liệu ............................................................ 68
5.3.4 Yếu tố độ tin cậy về bảo mật dữ liệu ......................................................... 69
5.3.5 Yếu tố ý định mua hàng ............................................................................ 69


5.4 Phân tích nhân tố khám phá ............................................................................. 70
5.4.1 Phân tích EFA với các biến thuộc nhóm các yếu tố ảnh hưởng đến lo ngại
về bảo mật dữ liệu ............................................................................................. 70
5.4.2 Phân tích EFA với các biến thuộc nhóm các yếu tố ảnh hưởng đến sự tin
tưởng về bảo mật dữ liệu ................................................................................... 72
5.4.3 Phân tích EFA với các biến gồm sự tin tưởng về bảo mật dữ liệu và ý định
mua hàng trực tuyến .......................................................................................... 73
5.5 Phân tích nhân tố khẳng định CFA................................................................... 74
5.5.1 CFA thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ lo ngại về bảo mật thông
tin ................................................................................................................... 74

5.5.2 CFA về thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến sự tin tưởng về bảo mật dữ
liệu ................................................................................................................... 76
5.5.3 CFA về thang đo các nhân tố bao gồm sự tin tưởng về bảo mật dữ liệu và ý
định mua hàng trực tuyến .................................................................................. 78
5.6 Đánh giá sự phù hợp của mơ hình bằng mơ hình cấu trúc SEM ...................... 79
5.7 Giải thích kết quả nghiên cứu: ......................................................................... 81
5.7.1 Các yếu tố tác động lên vấn đề lo ngại về bảo mật dữ liệu của khách hàng .. 81
5.7.2 Những yếu tố bảo mật tác động đến sự tin tưởng của khách hàng............. 84
5.7.3 Sự tin tưởng về bảo mật dữ liệu tác động đến ý định mua hàng trực tuyến 85
CHƯƠNG 6: GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ ..................................................................... 87
6.1 Giải pháp dành cho doanh nghiệp: ................................................................... 87
6.1.1 Đưa ra chính sách bảo mật dữ liệu thơng tin cá nhân .............................. 87
6.1.2 Xây dựng lại hệ thống thông tin thu thập thông tin cá nhân ...................... 88
6.1.3 Đầu tư các yếu tố nguồn lực cho hệ thống bảo vệ dữ liệu cá nhân ............ 89
6.1.4 Truyền thông và hướng dẫn tiêu dùng trực tuyến ...................................... 89
6.2 Giải pháp dành cho người tiêu dùng................................................................. 89
6.3 Những kiến nghị cho Nhà nước và Chính phủ.................................................. 91
KẾT LUẬN................................................................................................................................... 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................... 95
PHỤ LỤC 1: PHIẾU ĐIỀU TRA NGƯỜI TIÊU DÙNG TRỰC TUYẾN............................ 99
VỀ BẢO VỆ DỮ LIỆU CÁ NHÂN (PRIVACY) .................................................................... 99


PHỤ LỤC 2: THỐNG KÊ MÔ TẢ MẪU NGHIÊN CỨU ................................................... 106
PHỤ LỤC 3: THỐNG KÊ MÔ TẢ CÁC BIẾN QUAN SÁT............................................... 108
PHỤ LỤC 4: KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH CRONBACH’S ALPHA ........................................ 110
PHỤ LỤC 5: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ KHÁM PHÁ EFA ..................... 114
PHỤ LỤC 6: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ CÁC NHÂN TỐ KHẲNG ĐỊNH CFA ................ 120
PHỤ LỤC 7: KẾT QUẢ MƠ HÌNH CẤU TRÚC TUYẾN TÍNH SEM ............................. 136



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Viết đầy đủ

Từ viết tắt
APEC
CFIP

FTC

Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương
Mối lo ngại về bảo mật thông tin cá nhân - Concern for
information privacy
Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (US Federal Trade
Commission)

PBC

Nhận thức kiểm soát hành vi ( Perceived Behaviour Control )

TAM

Mơ hình chấp thuận cơng nghệ

TMĐT

Thương mại điện tử

TPB


Lý thuyết hành vi dự định (Theory of Planned Behavior)

TRA

Lý thuyết hành động hợp lí (Theory of Reasoned Action)


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Quy trình nghiên cứu sơ bộ ......................................................................................... 42
Bảng 3.2: Thang đo của biến rủi ro bảo mật ............................................................................... 46
Bảng 3.3: Thang đo của biến rủi ro bảo mật ............................................................................... 48
Bảng 3.4: Thang đo về việc yêu cầu cung cấp thông tin nhạy cảm........................................... 49
Bảng 3.5: Thang đo các biến quan sát thuộc yếu tố cảm nhận mức độ kiểm soát dữ liệu....... 50
Bảng 3.6: Thang đo các biến quan sát thuộc yếu tố khách quan ............................................... 51
Bảng 3.7: Thang đo của biến mức độ lo ngại về bảo mật dữ liệu ............................................. 52
Bảng 3.8: Thang đo các biến quan sát thuộc yếu tố chính sách bảo mật dữ liệu...................... 54
Bảng 3.9: Thang đo của biến sự tin tưởng về bảo mật ............................................................... 55
Bảng 3.10: Thang đo của biến ý định mua sắm trực tuyến ........................................................ 56
Bảng 5.1: Thống kê mô tả mẫu .................................................................................................... 62
Bảng 5.2: Thống kê mơ tả thang đo các yếu tố thuộc nhóm bảo mật dữ liệu........................... 64
Bảng 5.3: Thống kê mô tả của mức độ lo ngại về bảo mật dữ liệu ........................................... 65
Bảng 5.4: Thống kê mơ tả về chính sách bảo mật dữ liệu của các trang mua sắm trực tuyến 65
Bảng 5.5: Thống kê mô tả về sự tin tưởng của người tiêu dùng trên nền tảng mua sắm trực
tuyến............................................................................................................................................... 66
Bảng 5.6: Thống kê mô tả về ý định mua hàng trên nền tảng trực tuyến ................................. 66
Bảng 5.7: Độ tin cậy của các nhân tố thuộc nhóm bảo mật dữ liệu .......................................... 67
Bảng 5.8: Độ tin cậy của nhân tố lo ngại về vấn đề bảo mật dữ liệu......................................... 68
Bảng 5.9: Độ tin cậy của nhân tố chính sách bảo mật dữ liệu ................................................... 69
Bảng 5.10: Độ tin cậy của nhân tố tin cậy về bảo mật dữ liệu................................................... 69
Bảng 5.11: Độ tin cậy của nhân tố ý định mua hàng trực tuyến ................................................ 70

Bảng 5.12 : Tổng hợp kết quả các hệ số trong phân tích nhân tố EFA đối với các biến thuộc
nhóm các yếu tố ảnh hưởng đến lo ngại về bảo mật dữ liệu ...................................................... 70
Bảng 5.13: Kết quả phân tích EFA các biến thuộc nhóm các yếu tố ảnh hưởng đến lo ngại về
bảo mật dữ liệu .............................................................................................................................. 71
Bảng 5.14: Tổng hợp kết quả các hệ số trong phân tích nhân tố EFA đối với các yếu tố ảnh
hưởng đến sự tin tưởng về bảo mật dữ liệu ................................................................................. 72
Bảng 5.15: Kết quả phân tích EFA các biến thuộc nhóm các yếu tố ảnh hưởng đến sự tin
tưởng về bảo mật dữ liệu .............................................................................................................. 73


Bảng 5.16: Kết quả phân tích EFA gồm sự tin tưởng về bảo mật dữ liệu và ý định mua hàng
trực tuyến ....................................................................................................................................... 73
Bảng 5.17: Kết quả phân tích EFA các biến thuộc nhóm các yếu tố gồm sự tin tưởng về bảo
mật dữ liệu và ý định mua hàng trực tuyến ................................................................................. 74
Bảng 5.18: Kết quả ước lượng hiệp phương sai giữa các thành phần trong thang đo ............. 76
Bảng 5.19: Kết quả ước lượng hiệp phương sai giữa các thành phần trong thang đo.75
Bảng 5.20: Kết quả ước lượng hiệp phương sai giữa các thành phần trong thang đo ............. 79
Bảng 5.21: Kiểm định mối quan hệ giữa các biến trong mơ hình nghiên cứu ......................... 80


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2.1: Q trình ra quyết định mua hàng của người tiêu dùng ............................................ 24
Hình 2.2 : Các yếu tố tác động lên hành vi mua của người tiêu dùng....................................... 25
Hình 2.3: Ý định mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng ....................................................... 25
Hình 2.4: Yếu tố tác động đến hành vi mua hàng....................................................................... 26
Hình 3.1: Mơ hình tác động của bảo mật đến hành vi mua của khách hàng ............................ 29
Hình 3.2: Mối quan hệ giữa bảo mật, an toàn dữ liệu, rủi ro và sự tin tưởng ........................... 31
Hình 3.3: Mơ hình những yếu tố tác động đến hành vi cung cấp thông tin của
khách hàng..................................................................................................................................... 34
Hình 3.4: Mơ hình tác động của mối lo ngại bảo mật đến hành vi khách hàng. ...................... 38

Hình 3.5: Mơ hình đánh giá tác động của các vấn đề bảo mật dữ liệu đến ý
định mua hàng trực tuyến của người tiêu dùng. .......................................................................... 39
Hình 5.1: Kết quả mơ hình CFA của các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ lo ngại của bảo mật
thơng tin ......................................................................................................................................... 75
Hình 5.2: Kết quả mơ hình CFA của các nhân tố ảnh hưởng đến sự tin tưởng về bảo mật dữ
liệu .................................................................................................................................................. 77
Hình 5.3: Kết quả mơ hình cấu trúc SEM ( đã chuẩn hóa) ........................................................ 80
Hình 5.4: Kết quả nghiên cứu tác động của các vấn đề bảo mật dữ liệu đến ý định mua hàng
trực tuyến của người tiêu dùng. .................................................................................................... 81


1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Thương mại điện tử đang có tốc độ phát triển rất nhanh và được nhiều quốc gia
quan tâm đầu tư, mở rộng. Tại Việt Nam, thương mại điện tử đã và đang trở thành xu
hướng phổ biến vì rất nhiều lý do và đặc biệt là những lợi ích mà thương mại điện tử
đem lại như: Thuận tiện để giao tiếp và kinh doanh thông qua các hệ thống điện tử,
khả năng kết nối thông qua các thiết bị điện tử và mạng internet, người tiêu dùng có
thể mua hàng rất thuận tiện các sản phẩm từ một đôi giày, quần áo, đồ gia dụng, cho
đến vé tàu vé xe,… thông qua các thao tác đơn giản qua website hoặc ứng dụng di
động. Bên cạnh đó, người bán kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử khơng mất
chi phí để duy trì một cửa hàng hữu hình, lợi nhuận tăng lên nhờ cắt giảm được chi
phí. Do đó, lượng giao dịch mua bán trên các sàn thương mại điện tử ngày một tăng
nhanh. Theo thông tin từ Bộ Công thương (2019), những năm vừa qua tốc độ tăng
trưởng của thương mại điện tử luôn đạt từ 25 đến 30%/năm. Riêng năm 2019, tốc độ
tăng trưởng thương mại điện tử của Việt Nam đạt 27% với tổng doanh thu bán lẻ B2C
đạt 13 tỷ USD. Hàng loạt trang thương mại điện tử hình thành, các quỹ đầu tư và tập
đồn thương mại điện tử nước ngồi cũng tích cực mua cổ phần hay đầu tư cho các sàn
và các trang web thương mại điện tử trong nước. Ngoài ra, báo cáo mới nhất của

Nielsen về Thương mại điện tử Việt Nam năm 2018 cho biết nhu cầu sử dụng các sản
phẩm công nghệ thông tin và di động tăng trong 2 năm qua khiến người tiêu dùng tiếp
cận nhiều hơn với việc mua hàng trực tuyến. Cụ thể, trong số những người tiêu dùng
truy cập vào Internet thì có đến 98% đã bỏ tiền để mua sắm trực tuyến (Nielsen, 2018).
Trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn chưa hoàn toàn được khống chế, nhiều lĩnh
vực, ngành kinh tế bị tác động, ảnh hưởng xấu. Do vậy, thương mại điện tử đã và đang
là xu hướng tất yếu trong giao dịch thương mại, từng bước thay đổi thói quen tiêu
dùng của người dân và phương thức kinh doanh của doanh nghiệp. Bộ Công thương
(2019) đặt mục tiêu tới năm 2025 quy mô thị trường thương mại sẽ đạt 55% dân số
tham gia mua sắm trực tuyến với giá trị mua hàng hóa và dịch vụ trực tuyến đạt trung
bình 600 USD/người/năm. Bên cạnh đó, doanh số thương mại điện tử với người tiêu
dùng cá nhân tính cho cả hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng trực tuyến tăng 25%/ năm, đạt
35 tỷ USD, chiếm 10% so với tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu


2
dùng cả nước. Bộ Công Thương cũng đưa ra mục tiêu phấn đấu thanh tốn khơng
dùng tiền mặt trong thương mại điện tử đạt 50%; 70% các giao dịch mua hàng trên các
trang mạng/ ứng dụng có hóa đơn điện tử; xây dựng và đưa vào vận hành cơ sở dữ liệu
dùng chung về thương mại điện tử.
Tuy nhiên, bên cạnh những đóng góp tích cực mà cơng nghệ mang đến với
thương mại điện tử thì cũng có rất nhiều các vấn đề phát sinh gây bất tiện cho người
tiêu dùng. Điển hình trong số đó là vấn đề bảo mật dữ liệu cá nhân của người tiêu
dùng. Giá trị của dữ liệu cá nhân chưa bao giờ rõ ràng và cấp thiết như hiện nay khi
xảy ra hàng loạt các vụ bê bối liên quan đến việc các công ty tận dụng dữ liệu cá nhân
của khách hàng: Theo Ủy ban Bảo vệ Dữ liệu Quốc gia Pháp (CNIL) (2019): Google
đã bị phạt 50 triệu Euro vì khơng minh bạch khi thu thập dữ liệu cá nhân hóa quảng
cáo; theo Văn phịng Cao ủy Thơng tin Anh quốc (ICO): Năm 2019, Facebook bị phạt
500 nghìn Bảng Anh vì thu thập và để lộ thông tin thành viên; Năm 2020, hãng bay
Cathay Pacific bị phạt gần 650.000 USD vì rị rỉ thông tin cá nhân của hơn 9,4 triệu

khách hàng; … Người tiêu dùng đang ngày càng hiểu rõ hơn về mức độ quan trọng
của dữ liệu cá nhân, hay tìm hiểu về quyền khách hàng khi thơng tin cá nhân bị thu
thập hoặc lạm dụng mà chưa có sự đồng ý của họ. Theo hãng Công nghệ Visa (2019),
bảo mật là vấn đề người tiêu dùng Đông Nam Á quan tâm hàng đầu: Có tới 67% người
tiêu dùng bày tỏ sự quan ngại về độ an toàn của dữ liệu cá nhân khi thanh toán trực
tuyến. Mối lo ngại đó là dữ liệu thơng tin cá nhân của họ có đứng trước các nguy cơ
xấu nào hay khơng?
Trong bối cảnh của sự phát triển thương mại điện tử như vậy, việc xác định bảo
mật dữ liệu cá nhân có tác động đến ý định mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng
hay không là một điều cần thiết. Hiện nay, đã có nhiều cơng trình nghiên cứu khác
nhau về thương mại điện tử, về bảo mật dữ liệu cá nhân nhưng chưa có một đề tài nào
đi sâu tìm hiểu tác động của bảo mật dữ liệu cá nhân tới ý định mua sắm trực tuyến
của người tiêu dùng.
Chính vì vậy, nhóm tác giả đã lựa chọn đề tài “Tác động của các nhân tố bảo
mật dữ liệu cá nhân đến ý định mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng” để thực
hiện nghiên cứu.


3
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung:
Bài nghiên cứu này nhằm xác định các nhân tố của bảo mật dữ liệu cá nhân tác
động đến ý định mua hàng trực tuyến của người tiêu dùng, từ đó thơng qua kết quả
nghiên cứu giúp các bên có liên quan đưa ra những giải pháp để cải thiện và nâng cao
trách nhiệm đối với vấn đề bảo mật dữ liệu cá nhân:
 Về mặt lý luận:
- Tổng hợp, thống kê các nghiên cứu, lý luận đã tồn tại liên quan đến bảo mật
dữ liệu cá nhân và ý định mua của người tiêu dùng
- Xây dựng khung nghiên cứu cụ thể
- Xác định sơ bộ các nhân tố của bảo mật dữ liệu cá nhân và các yếu tố tác

động đến ý định mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng và đề xuất mơ hình
nghiên cứu
- Xây dụng các giả thuyết nghiên cứu phù hợp
 Về mặt thực tiễn:
- Phân tích thực trạng về bảo mật dữ liệu cá nhân, mối quan tâm đến các vấn
đề xung quanh việc bảo mật dữ liệu cá nhân và sự phát triển của thương mại điện tử
- Phân tích và nhận diên các nhân tố cốt lõi tác động đến ý định mua sắm trực
tuyến của người tiêu dùng.
- Kiểm định, kiểm tra các giả thuyết đã đề ra, đưa ra kết quả và định hướng sử
dụng kết quả
 Về mặt giải pháp và đề xuất:
- Đối với doanh nghiệp: Bài nghiên cứu giúp các doanh nghiệp nhìn nhận
tầm quan trọng của bảo mật dữ liệu cá nhân cũng như đưa ra các giải pháp để
doanh nghiệp nắm bắt tâm lý khách hàng, nâng cao uy tín và kết quả kinh doanh
cho doanh nghiệp.
- Đối với người tiêu dùng: Bài nghiên cứu giúp người tiêu dùng nhận thức
được giá trị và những rủi ro gặp phải trong quá trình mua sắm trực tuyến và tự nâng
cao sự bảo mật đối với dữ liệu của cá nhân.
- Đối với các cơ quan quản lý nhà nước: Bài nghiên cứu chỉ ra các vấn đề còn
tồn tại trong việc quản lý hoạt động của các giao dịch trực tuyến cũng như các hoạt


4
động liên quan đến thu thập, xử lý và sử dụng dữ liệu cá nhân của các doanh nghiệp.
Từ đấy, bài nghiên cứu cũng đề xuất đưa ra các hành lang pháp lý về thương mại điện
tử nói chung và bảo mật dữ liệu nói riêng để nâng cao và phát triển các hoạt động kinh
tế trên môi trường trực tuyến, tạo sự tin tưởng cho người tiêu dùng vào hệ thống quản
lí và thực thi pháp luật đối với các lĩnh vực khác nhau đặc biệt đối với linh vực mới
như thương mại điện tử.
Mục tiêu cụ thể:

Bài nghiên cứu đã kế thừa kết quả của những mơ hình nghiên cứu trước có liên
quan để đề xuất mơ hình và thang đo chính thức, làm khung nghiên cứu. Trên cơ sở
đó, nhóm nghiên cứu thực hiện phương pháp nghiên cứu thực nghiệm kiểm chứng mơ
hình và các giả thuyết nghiên cứu đã đề xuất. Dựa vào mơ hình và dữ liệu nghiên cứu,
nhóm tác giả thực hiện việc phân tích, đánh giá và đưa ra kết quả của nghiên cứu tác
động của các nhân tố của bảo mật dữ liệu cá nhân đến ý định mua sắm trực tuyến của
người tiêu dùng. Đồng thời, có những áp dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn
thương mại điện tử tại Việt Nam.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu là các nhân tố của bảo mật dữ liệu cá nhân tác động đến
ý định mua hàng trực tuyến của người tiêu dùng.
4. Phạm vi nghiên cứu:
 Về nội dung:
Đề tài tập trung nghiên cứu vào các nhân tố của bảo mật dữ liệu cá nhân bao
gồm: rủi ro về dữ liệu; các thơng tin nhạy cảm; khả năng kiểm sốt thơng tin; chính
sách bảo mật thơng tin và các yếu tố khách quan. Đồng thời, nhóm tác giả cũng tập
trung nghiên cứu về các mối lo ngại về bảo mật dữ liệu cá nhân, sự tin tưởng đối với
bảo mật dữ liệu cá nhân để đi đến ý định mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng.
 Về không gian:
Đề tài tập trung nghiên cứu về ý định mua hàng trực tuyến của người tiêu dùng
trên phạm vi toàn lãnh thổ Việt Nam.
 Về thời gian:
Về mặt thời gian nghiên cứu, nhóm tác giả sử dụng:


5
- Lý thuyết: nhóm tác giả sử dụng cơ sở lý thuyết được đưa ra từ 1975 đến nay
- Số liệu: được sử dụng từ năm 2015 đến nay
- Cơ sở pháp lý: Từ năm 2004 đến nay.
5. Phương pháp nghiên cứu:

Nhóm tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng
nhằm đạt được mục đích nghiên cứu và trả lời các câu hỏi nghiên cứu của đề tài.
Cụ thể như sau:
- Nghiên cứu định tính: nhóm tác giả sử dụng phỏng vấn chuyên gia và sử
dụng phương pháp tổng hợp, thống kê các nghiên cứu để xác định và lựa chọn các
nhân tố bảo mật dữ liệu cá nhân tác động đến ý định mua hàng trực tuyến của người
tiêu dùng. Đồng thời, sau khi nhận diện các nhân tố bảo mật dữ liệu, nhóm tác giả
cũng thực hiện phỏng vấn chuyên gia lần hai nhằm khẳng định kết quả nghiên cứu.
- Nghiên cứu định lượng: nhóm tác giả sử dụng điều tra khảo sát để tìm hiểu
thực tế tác động của các nhân tố bảo mật dữ liệu cá nhân đến ý định mua hàng trực
tuyến của người tiêu dùng.
Sau khi thu thập dữ liệu, nhóm tác giả thực hiện phân tích dữ liệu. Đối với dữ
liệu định tính, nhóm tác giả thực hiện thu thập, tổ chức sắp xếp và giải thích ý nghĩa
các dữ liệu phù hợp với mơ hình nghiên cứu. Đối với dữ liệu định lượng, tác giả sử
dụng Excel và phần mềm SPSS 20.0, phần mềm AMOS 20.0 để thống kê mơ tả, kiểm
định thang đo, phân tích tương quan, phân tích hồi quy, kiểm định giả thuyết về độ tin
cậy, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích nhân tố khẳng định CFA.
6. Đóng góp mới của đề tài
Nghiên cứu đã có một số đóng góp mới cụ thể sau:
- Đề tài đã tổng hợp một cách căn bản cơ sở lý thuyết có liên quan đến dữ
liệu cá nhân, bảo vệ dữ liệu cá nhân đặt trong mối quan hệ với hành vi mua sắm
trực tuyến của khách hàng, cụ thể là ý định mua sắm của người tiêu dùng trên môi
trường trực tuyến.
- Đề tài đã tổng hợp được các mơ hình các nhân tố bảo vệ dữ liệu cá nhân tác
động đến ý định mua hàng trực tuyến tiêu biểu, trên cơ sở phương pháp chuyên gia đã
tổng hợp, hiệu chỉnh và đề xuất mô hình, giả thuyết nghiên cứu để bổ sung cho khoảng
trống nghiên cứu. Cụ thể, mơ hình và giả thuyết đề xuất các yếu tố bảo mật dữ liệu cá


6

nhân bao gồm: rủi ro bảo mật dữ liệu; yêu cầu thơng tin nhạy cảm; khả năng kiểm
sốt dữ liệu; yếu tố khách quan tác động đến lo ngại bảo mật dữ liệu. Lo ngại về bảo
mật dữ liệu cùng với chính sách bảo mật tác động đến sự tin tưởng về bảo mật dữ liệu
từ đó đó tác động đến ý định mua hàng trực tuyến.
- Đề tài đã tiến hành nghiên cứu thực chứng thông qua phương pháp điều tra xã
hội học, kỹ thuật phân tích định lượng và đã kiểm chứng được mơ hình nghiên cứu
theo mơ hình và giả thuyết nghiên cứu đã được nhóm nghiên cứu đề xuất. Nhóm tác
giả đã khẳng định được mơ hình nghiên cứu và xác định được các yếu tố bảo mật dữ
liệu tác động đến ý định mua hàng trực tuyến.
- Đề tài cũng đã đề xuất giải pháp đối với doanh nghiệp và đưa ra khuyến nghị
đối với cơ quan quản lý Nhà nước và người tiêu dùng trực tuyến đối với hoạt động bảo
vệ dữ liệu cá nhân khi tham gia vào môi trường hoạt động trực tuyến.
7. Kết cấu của đề tài:
Đề tài gồm có 147 trang, 30 bảng, 14 hình. Ngồi lời mở đầu, kết luận, danh
mục bảng biểu, sơ đồ, chữ viết tắt, tài liệu tham khảo và các phụ lục, đề tài gồm có 5
chương chính như sau:
Chương 1: Tổng quan về tình hình nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở lý luận về các yếu tố bảo mật dữ liệu cá nhân ảnh hưởng đến ý
định mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng.
Chương 3: Mơ hình và khung nghiên cứu.
Chương 4: Thực trạng về bảo mật dữ liệu cá nhân.
Chương 5: Kết quả nghiên cứu
Chương 6: Giải pháp và khuyến nghị


7
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Trong phần này, nghiên cứu chủ yếu làm rõ 2 vấn đề: Tầm quan trọng của bảo
mật thông tin trên trường Quốc tế và tại Việt Nam thơng qua việc trích dẫn một số luật
định (1) và mức độ quan tâm của xã hội đến bảo mật thông tin thông qua việc tóm tắt

về tình hình nghiên cứu của vấn đề (2). Ngồi ra nhóm nghiên cứu cũng sẽ nêu ra các
khoảng trống của các bài nghiên cứu được nêu lên trong phần (2) và các câu hỏi
nghiên cứu do nhóm đặt ra.
1.1 Tổng quan về một số quy định có liên quan đến bảo mật thông tin
Với sự phát triển như vũ bão của ngành công nghệ thông tin vào đầu thế kỷ
XXI, dữ liệu thông tin đã trở lên ngày một hiệu hữu phổ biến trong cuộc sống hàng
ngày và qua đó được coi như một loại tài sản vơ cùng giá trị đặc biệt là đối với các
doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ. Tuy nhiên, những vi phạm có liên
quan đến thơng tin cá nhân lại trở nên phổ biến và điều này đã thúc đẩy hàng loạt các
tổ chức trong nước cũng như quốc tế phải vào cuộc bằng cách đưa ra những quy định
trong việc sử dụng và quản lý dữ liệu.
1.1.1. Quốc tế
Vào tháng 11 năm 2004, các Bộ trưởng APEC đã phê chuẩn “Những nguyên
tắc cơ bản về bảo vệ dữ liệu cá nhân trong thương mại điện tử của APEC” nhằm giúp
các quốc gia thành viên có thể tự do trao đổi và lưu trữ các thông tin cá nhân của nhau
mà vẫn có thể đảm bảo được sự an tồn và bí mật của các thơng tin này (APEC, 2004).
Văn bản này đưa ra chín nguyên tắc về bảo vệ dữ liệu cá nhân trong thương mại
điện tử, các nguyên tắc này đều nhấn mạnh vào các vấn đề cốt lõi đang nảy sinh có
khả năng đe dọa đến ngành thương mại điện tử cùng với việc yêu cầu các nền kinh tế
nên có một số biện pháp phịng ngừa chúng dựa trên chín ngun tắc này, các biện
pháp đó gồm có: Quy định trách nhiệm cụ thể đối với việc thu thập, sử dụng, chuyển
giao dữ liệu cá nhân; nhà quản lý thơng tin cá nhân phải có thơng báo rõ ràng và dễ
tiếp cận về chính sách và hoạt động thu thập, sử dụng thông tin cá nhân; việc thu thập
dữ liệu cá nhân phải được thực hiện bằng các phương thức đúng đắn, hợp pháp; dữ
liệu cá nhân chỉ được sử dụng để đáp ứng các mục đích thu thập thơng tin và các mục
đích liên quan khác. Tuy nhiên các quy định chỉ mang tính khuyến khích và làm tài


8
liệu tham khảo cho các quốc gia thành viên và khơng có chế tài cụ thể xử phạt các

hành vi làm sai so với quy định.
Tại châu Âu cũng có quy định chung về việc thực hiện các biện pháp bảo mật
thông tin cho các quốc gia thành viên cùng khối thông qua “Quy định bảo vệ dữ liệu
chung (GDPR)”.
GDPR chủ yếu nhắm đến việc kiểm soát các cá nhân và tổ chức tiếp cận dữ liệu
cá nhân và thống nhất chung một quy định giữa các quốc gia thành viên nhằm đơn
giản hóa thủ tục cũng như quy định trong mơi trường kinh doanh quốc tế. GDPR 2016
có tổng cộng 11 chương với nội dung chủ yếu nêu lên các nguyên tắc, quy định trong
việc chuyển giao dữ liệu thông tin cá nhân cho bên thứ 3 và các cơ quan có thẩm
quyền, quyền sử dụng thơng tin của chủ thể của dữ liệu cá nhân đó, trách nhiệm của
bên kiểm sốt và xử lý thơng tin, trách nhiệm phối hợp để áp dụng các quy định giữa
các nước thành viên và một điều cải tiến hơn so vs các quy định của APEC đó là các
chế tài để xử phạt các hành vi vi phạm đến quyền lợi của chủ thể dữ liệu cá nhân.
1.1.2 Trong nước
Đông Nam Á hiện đang được đánh giá là khu vực có tốc độ phát triển ngành
thương mại điện tử nhanh nhất thế giới và Việt Nam hiện đang là một trong những
quốc gia có tốc độ phát triển nhanh nhất trong khu vực. Chính vì sự tăng trưởng đó mà
Nhà nước cũng bắt đầu quan tâm hơn đến việc quản lý ngành nghề này đặc biệt là
trong vấn đề bảo mật thơng tin cá nhân. Tuy nhiên hiện vẫn chưa có một văn bản quy
định hoàn chỉnh nào được đưa ra, văn bản hồn chỉnh duy nhất được áp dụng đó là
“Những nguyên tắc cơ bản về bảo vệ dữ liệu cá nhân trong thương mại điện tử của
APEC ” được dịch ra tiếng Việt để cho các doanh nghiệp có thể tham khảo và áp dụng.
Ngoài văn bản trên, Nhà nước cũng chỉ đề cập đến vấn đề bảo mật thông tin khách
hàng trong điều số 21 và 22, Thông tin số 09/2008/TT-BCT ngày 21 tháng 07 năm
2008, Thông tư hướng dẫn nghị định thương mại điện tử về cung cấp thông tin và giao
kết hợp đồng trên các trang thương mại điện tử do Bộ Công Thương phát hành. Tuy
nhiên nội dung của 2 điều trên còn sơ sài và mang tính chất chung chung, khơng có gì
khác biệt so với các văn bản quy định quốc tế mà như trên đã đề cập.



9
1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu về bảo mật thông tin
1.2.1 Quốc tế
Công nghệ số vốn đã được phổ biến rộng rãi tại các quốc gia phát triển trên thế
giới, do vậy mà vấn đề bảo mật thông tin cá nhân đã sớm được nhận thức và nghiên
cứu bởi nhiều tác giả là những chuyên gia trong nghề. Tuy nhiên, bảo mật thông tin là
một khái niệm đa chiều và ảnh hưởng của nó là vơ cùng rộng lên nhiều khía cạnh của
nhiều lĩnh vực. Đối với từng ngành nghề khác nhau lại có những cách định nghĩa khác
nhau về bảo mật. Theo nhận định của George và Gordon (2003) thì bảo mật được hiểu
như là một thỏa thuận hợp đồng ngầm về trách nhiệm xã hội của bên bán hàng trong
thương vụ giao dịch với khách hàng. Hợp đồng xã hội ngầm này có thể được coi là
một thương vụ trao đổi đặc biệt khi mà khách hàng sẽ cung cấp cho các cá nhân hoặc
tổ chức cụ thể những thơng tin về chính vị khách hàng đó, đổi lại vị khách hàng này có
thể sẽ nhận được những lời đề nghị có lợi cho họ trong tương lai. Tuy nhiên định nghĩa
này chỉ phù hợp trong phạm vi là ngành quảng cáo, nơi mà các tổ chức sẽ nỗ lực
thuyết phục khách hàng thực hiện giao dịch hợp đồng ngầm trên thông qua thư điện tử
hay lời mời trên một số trang mạng xã hội khác. Việc khách hàng liệu có chấp nhận
đồng ý thực hiện giao dịch phụ thuộc vào quá trình cân nhắc giữa lợi ích và rủi ro khi
tham gia hợp đồng đến từ phía khách hàng và bảo mật là một trong yếu tố có tác động
lớn nhất. Dựa trên quan điểm của Milne và Gordon về bảo mật trong lĩnh vực quảng
cáo trực tuyến, trong cuốn sách với tiêu đề “bảo mật, thơng tin và cơng nghệ”
(Solvone, 2006) có đề cập rằng khi xảy ra phá vỡ giữa sự bí mật thơng tin khách hàng
và tổ chức, bên phá vỡ sẽ phải bồi thường cho bên nạn nhân như một khoản đền bù
cho sự phá vỡ niềm tin. Nghiên cứu về khía cạnh khác của bảo mật thơng tin, cơng
trình nghiên cứu của Smith và cộng sự (1996) đã tạo ra cán cân đa khía cạnh dùng làm
thang đo cho mức độ lo ngại bảo mật của khách hàng (concern for information privacy
- CFIP). cán cân CFIP bao gồm 15 biến phản ánh bốn khía cạnh về mối lo ngại bảo
mật là thu thập thông tin cá nhân (collection), việc sử dụng thông tin từ bên thứ ba
chưa được cấp duyệt (unauthorized secondary use), không được cấp phép truy cập
(improper access) và lỗi hệ thống (errors). Nhờ có sự tham gia khảo sát của 355 người,

Stewart và Segars (2002) đã chứng minh được tính đúng đắn về mặt tâm lý học của
cân đo 15 biến này. Cũng nghiên cứu về cán cân dùng làm thang đo cho mối lo ngại về


10
bảo mật, Malhotra (2004) đã thay thế bốn khía cạnh chính của Smith bằng bốn khía
cạnh khác mang tính tổng quát và dễ hiểu hơn đó là thu thập dữ liệu cá nhân, khả năng
kiểm soát dữ liệu cá nhân của khách hàng, sự nhận thức của khách hàng về quy trình
bảo mật thơng tin và cách mà thơng tin cá nhân được tổ chức nắm giữ sử dụng.
Sự đa dạng trong cách định nghĩa về bảo mật thông tin kéo theo tác động của
nó lên rất nhiều ngành nghề, khơng những vậy với từng ngành nghề nó lại có tác động
lên những khía cạnh khác nhau. Cụ thể, Feng Xu cho rằng hệ thống bảo mật thơng tin
có sức ảnh hưởng nhất định đến quyết định cung cấp thông tin cá nhân của mình lên
các trang mạng xã hội, điện tử và những hệ thống giao dịch khác (Feng Xu, 2013).
Fortes (2014) lại chỉ ra rằng bảo mật thông tin cá nhân là cơ sở để định hướng cho
niềm tin, sự cảm nhận về rủi ro của khách hàng, sự cảm nhận về tính hữu ích, sự cảm
nhận về tính dễ sử dụng và khả năng kiểm sốt thơng tin của bản thân. Năm yếu tố này
lại có tác động trực tiếp đến ý định hành vi mua hàng của khách hàng. Nepomuceno đề
nghị mức độ quan tâm đến bảo mật thông tin của khách hàng là nhân tố dung hịa mối
quan hệ mâu thuẫn giữa tính phi hữu hình của sản phẩm hàng hóa trong q trình sử
dụng dịch vụ trên nền tảng trực tuyến và sự cảm nhận rủi ro của khách hàng. Ellison
(2013) cũng chứng minh được vai trị điều tiết của chính sách bảo mật thơng tin trong
q trình làm xóa dần đi mối quan hệ đánh đổi giữa tài nguyên xã hội và nguy cơ về
an tồn thơng tin cá nhân. Giải thích cho điều này, Ellison (2013) lập luận rằng tài
nguyên xã hội là những lợi ích, lợi nhuận và tài sản thu được từ những hoạt động dựa
trên các mối quan hệ xã hội dưới nhiều hình thức, để có thể kiếm được lợi ích tài
ngun xã hội thơng qua các trang mạng xã hội, một cá nhân hay một tổ chức luôn
phải đánh đổi những nguy cơ về bảo mật thông tin cá nhân do buộc phải tiết lộ thông
tin cá nhân thực sự đồng thời phải chịu sự chú ý đến từ nhiều phía.
Các nghiên cứu trên đây tuy cùng có đối tượng nghiên cứu là như nhau nhưng

lại hướng tác động và vai trị của nó đến những vấn đề khác nhau. Có thể thấy thoạt
nhìn thì vấn đề bảo mật thơng tin chỉ có tầm ảnh hưởng nhỏ và chỉ đơn thuần là một
vấn đề liên quan đến vấn đề an tồn thơng tin, nhưng qua những bài nghiên cứu trên có
thể thấy mức độ phủ sóng của nó có thể bao quát sang cả những vấn đề mang tính xã
hội và kinh doanh. Tuy nhiên do cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và nền kinh tế số
mới chỉ trong giai đoạn phát triển trên toàn cầu đồng thời cũng là khái niệm mới nhất
so với các cuộc cách mạng khác nên bảo mật thông tin vẫn chỉ nhận được sự quan tâm


11
một cách hạn chế đến từ một bộ phận có liên quan trong xã hội. Bản thân các nghiên
cứu chỉ ra rằng sự nhận thức đến từ khách hàng hay đại bộ phận những cá nhân sử
dụng mạng trực tuyến vẫn còn rất hạn chế. Điều này tất yếu kéo theo sự thờ ơ của các
doanh nghiệp có sử dụng những nền tảng bắt buộc phải duy trì hệ thống bảo mật thông
tin ngay cả khi đã bắt đầu xuất hiện nhiều hơn một số luật định. Trong tương lai khi
mà thời kỳ kinh tế số bắt đầu nở rộ, vấn đề bảo mật chắc chắn sẽ nhận được sự quan
tâm nhiều hơn và tiềm năng về mức độ ảnh hưởng của nó có thể khai thác được chắc
chắn sẽ còn rộng hơn so với những nghiên cứu hiện tại rất nhiều. Chính vì vậy việc
chuẩn bị, làm tốt cơng việc bảo mật để đón đầu xu thế đó là rất cần thiết trong lúc này.
1.2.2 Trong nước
Tại Việt Nam vẫn chưa có một bài nghiên cứu chuyên sâu và hồn chỉnh nào về
vấn đề bảo mật thơng tin, tất cả các bài nghiên cứu có liên quan đến chủ đề này chỉ
dừng lại ở mức thông tin trên một số trang mạng chuyên về kinh tế hay một trang
mạng điện tử nào đó do một hoặc một số cá nhân viết. Về mặt nội dung thì đa phần
các bài nghiên cứu này chỉ dừng lại ở tính nội dung chứ khơng có một sự nghiên cứu
về mặt số liệu bài bản nào được đưa ra. Điều này xảy ra một phần là do ngành thương
mại điện tử cũng như an tồn thơng tin mạng mới chỉ nhận được sự chú ý của mọi
người trong ít năm gần đây so với quốc tế và một số nước phát triển hơn trong khu
vực. Chính vì vậy mà dự án nghiên cứu sau đây của nhóm tác giả sẽ đi chuyên sâu về
lĩnh vực này để giúp các doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại điện tử Viện Nam có

thể hiểu rõ hơn về tầm quan trọng cũng như tác động của nó đến lợi ích doanh nghiệp.
1.2.3 Khoảng trống nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
Các bài nghiên cứu trên chỉ nêu ra những yếu tố khách quan cũng như chủ quan
nào có tác động đến chính sách bảo mật cá nhân của doanh nghiệp mà không hề chỉ ra
được tác động chiều thứ hai của chính sách bảo mật cá nhân lên kết quả hoạt động
kinh doanh mà ở đây chủ yếu được đại diện thông qua ý định mua hàng của khách
hàng. Doanh nghiệp nói chung là một thực thể hoạt động kinh doanh với mục đích
đem lại phúc lợi cho xã hội và đổi lại, để doanh nghiệp có động lực thực hiện trách
nhiệm đó cần có lợi ích đem về cho doanh nghiệp. Bởi vậy khi luật định được đưa ra
với mục đích cưỡng chế doanh nghiệp thực hiện nhằm đem lại lợi ích cho xã hội, việc
chỉ ra được lợi ích của doanh nghiệp có được về mặt nguồn lực là điều hết sức quan


12
trọng để khuyến khích họ áp dụng. Bởi lẽ việc có thể ban hành cũng như thực hiện
chính sách bảo mật thông tin đúng y như APEC đặt ra tiêu tốn khơng ít nguồn lực và
tiền bạc của doanh nghiệp, cho nên nếu doanh nghiệp không thể thấy được lợi ích cho
bản thân họ trong việc thi hành chính sách sẽ rất dễ dẫn đến các hành động lách luật và
khơng thực hiện đầy đủ. Những lợi ích này lại là không được nêu lên trong hầu hết các
luật định về bảo mật thơng tin thậm chí ngay cả trong các bài nghiên cứu. Chính vì vậy
mà câu hỏi “liệu tơi sẽ được lợi ích gì khi thi hành chính sách bảo mật hay chính sách
bảo mật có tác động như thế nào đến việc khách hàng sẽ thực hiện giao dịch với tơi?”
sẽ được nhóm nghiên cứu giải đáp trong những nội dung dưới đây.


13
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC YẾU TỐ BẢO MẬT DỮ LIỆU CÁ
NHÂN ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH MUA HÀNG TRỰC TUYẾN CỦA
NGƯỜI TIÊU DÙNG
Trong chương này, nghiên cứu tập trung tổng hợp và thống kê các nghiên cứu, lý

luận đã tồn tại liên quan đến bảo mật dữ liệu, các yếu tố của bảo mật dữ liệu cá nhân,
các mối lo ngại về bảo mật dữ liệu cá nhân, sự tin tưởng đối với dữ liệu cá nhân đã
cung cấp và ý định mua hàng của người tiêu dùng để làm nền tảng phát triển khung
nghiên cứu cụ thể. Đồng thời, xác định sơ bộ tác động của các yếu tố của bảo mật dữ
liệu cá nhân và các yếu tố khác đến ý định mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng để
làm căn cứ xây dựng các giả thuyết nghiên cứu phù hợp.
2.1 Lý luận chung về bảo mật dữ liệu cá nhân:
2.1.1 Bảo mật dữ liệu cá nhân:
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về bảo mật dữ liệu cá nhân được hiểu ở
những khía cạnh khác nhau. Cassel và Bickmore (2000) định nghĩa bảo mật dữ liệu cá
nhân đề cập đến niềm tin của người tiêu dùng về khả năng bảo vệ thông tin cá nhân
của nhà cung cấp trang mạng đối với việc sử dụng hoặc tiết lộ trái phép. Trong khi đó,
Paul và Fygenson (2006) cho rằng bảo mật dữ liệu cá nhân là niềm tin của người tiêu
dùng về khả năng bảo vệ thông tin cá nhân của nhà cung cấp trang mạng khỏi vi phạm
an ninh và quyền riêng tư. Khi người tiêu dùng cảm thấy hài lòng với cách mà các nhà
cung cấp trang mạng bảo mật dữ liệu cá nhân, họ sẽ vượt qua rào cản tâm lý lo ngại để
mua hàng.
Tại mục 6.7.7 của ISO 26000 (2010) “Việc bảo vệ dữ liệu và sự riêng tư của
người tiêu dùng nhằm bảo vệ quyền riêng tư của người tiêu dùng bằng việc giới hạn
các loại thông tin thu thập cũng như cách thức thông tin được lấy, sử dụng và bảo mật.
Sự gia tăng việc sử dụng truyền thông điện tử (bao gồm cả các giao dịch tài chính) và
thử nghiệm gen, cũng như sự tăng trưởng về cơ sở dữ liệu quy mô rộng, làm gia tăng
mối quan ngại về sự riêng tư của người tiêu dùng có thể được bảo vệ như thế nào, đặc
biệt là thông tin nhận dạng cá nhân”. Theo Luật An tồn thơng tin mạng (2015),
“Thơng tin cá nhân là thơng tin gắn với việc xác định danh tính của một người cụ thể”
và “Quản lý rủi ro an tồn thơng tin mạng là việc đưa ra các biện pháp nhằm giảm
thiểu rủi ro an tồn thơng tin mạng”. Luật cũng định rõ về trách nhiệm của các tổ chức,


14

cá nhân trong việc thu thập và sử dụng dữ liệu cá nhân chỉ được phép sau khi chủ thể
dữ liệu cá nhân đó đồng ý cho phép. Mọi mục đích khi thu thập và sử dụng dữ liệu đó
đều cần phải có sự đồng ý của chủ thể dữ liệu cá nhân. Những quy định này giúp tối đa
hóa việc bảo mật dữ liệu cá nhân, tránh bị xâm phạm và lạm dụng. Bên cạnh đó, Điều
38 của Bộ luật Dân sự Việt Nam (2015) có quy định: “ Quyền bí mật đời tư của cá
nhân được tơn trọng và được pháp luật bảo vệ ” và “ Thư tín, điện thoại, điện tín, các
hình thức thơng tin điện tử khác của cá nhân được đảm bảo an toàn và bí mật ”. Vì vậy
dữ liệu cá nhân của một người cần được bảo vệ và chỉ được thu thập, sử dụng khi được
cá nhân đó đồng ý. Các tổ chức, cá nhân thực hiện thu thập, lưu trữ dữ liệu cá nhân
phải có các biện pháp quản lý, kỹ thuật đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn về đảm bảo an tồn
thơng tin mạng. Khi xảy ra sự cố đối với bảo mật dữ liệu cá nhân, các tổ chức, cá nhân
đó cần phải ngay lập tức áp dụng các biện pháp khắc phục và ngăn chặn kịp thời.
Ngoài ra, để dữ liệu cá nhân được bảo vệ tốt nhất, các chủ thể dữ liệu cá nhân
cần tự bảo vệ, đảm bảo và kiểm sốt một cách có ý thức dữ liệu cá nhân trước những
rủi ro khi tham gia các giao dịch trực tuyến. Vì vậy, các cá nhân cần nắm rõ quy định
và biện pháp xử lý để bảo vệ dữ liệu cá nhân mình cung cấp.
2.1.2 Bảo mật dữ liệu cá nhân của người tiêu dùng trực tuyến
Dữ liệu cá nhân là giá trị vô cùng quý đối với nền kinh tế số nếu được khai thác
đúng cách. Tuy nhiên, việc mua sắm trực tuyến phát triển cùng với hoạt động thu thập
dữ liệu cá nhân của các công ty thương mại điện tử đã làm dấy lên các nguy cơ đối với
lượng dữ liệu cá nhân lớn đã được thu thập đó. Bài tốn được đặt ra lúc này là làm thế
nào để dữ liệu cá nhân đã cung cấp khi mua sắm trực tuyến được sử dụng đúng mục
đích, hạn chế tối đa nguy cơ bị lạm dụng.
Điều 46 Luật Giao dịch điện tử (2005) quy định chung về bảo mật dữ liệu trong
giao dịch điện tử: “ Cơ quan, tổ chức, cá nhân không được sử dụng, cung cấp hoặc tiết
lộ thông tin về bí mật đời tư hoặc thơng tin của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác mà
mình tiếp nhận hoặc kiểm sốt được trong giao dịch điện tử nếu khơng được sự đồng ý
của họ, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác ”.
Đặc thù của thương mại điện tử là được thực hiện giao dịch hoàn toàn trên
mạng mà không cần gặp trực tiếp nên nhu cầu về dữ liệu cá nhân càng lớn. Vì vậy,

việc thực hiện mua hàng trực tuyến cần phải đảm bảo có một cơ chế bảo vệ dữ liệu cá


15
nhân tốt, đảm bảo được khả năng kiểm soát luồng dữ liệu: người tiêu dùng cần được
báo rõ thông tin mà họ cung cấp sẽ được doanh nghiệp tiếp nhận, xử lý và sử dụng như
thế nào; Người tiêu dùng cũng chỉ cung cấp các thông tin cần thiết cho doanh nghiệp;
… Bảo mật dữ liệu cá nhân trong mua sắm trực tuyến tốt sẽ giúp người tiêu dùng tránh
được nhiều vấn nạn như lừa đảo trực tuyến, đánh cắp danh tính hoặc dữ liệu cá nhân bị
xun tạc, bơi nhọ, lợi dụng vào những mục đích phi pháp.
Từ góc độ của một doanh nghiệp, việc bảo mật dữ liệu cá nhân cho người tiêu
dùng cũng hết sức cần thiết. Dữ liệu cá nhân của khách hàng là một tài sản quan trọng,
cần được bảo vệ để doanh nghiệp bảo vệ khách hàng của mình, bảo vệ niềm tin và uy
tín của khách hàng với thương hiệu.
2.2 Lý luận chung về các yếu tố của bảo mật dữ liệu cá nhân
2.2.1 Rủi ro về dữ liệu trong giao dịch thương mại điện tử
Rủi ro trong thương mại điện tử
Dữ liệu cá nhân là giá trị vô cùng quý đối với nền kinh tế số nếu được khai thác
đúng cách. Tuy nhiên, việc mua sắm trực tuyến phát triển cùng với hoạt động thu thập
dữ liệu cá nhân của các công ty thương mại điện tử đã làm dấy lên các nguy cơ đối với
lượng dữ liệu cá nhân lớn đã được thu thập đó. Bài tốn được đặt ra lúc này là làm thế
nào để dữ liệu cá nhân đã cung cấp khi mua sắm trực tuyến được sử dụng đúng mục
đích, hạn chế tối đa nguy cơ bị lạm dụng.
Điều 46 Luật Giao dịch điện tử (2005) quy định chung về bảo mật dữ liệu trong
giao dịch điện tử: “Cơ quan, tổ chức, cá nhân không được sử dụng, cung cấp hoặc tiết
lộ thơng tin về bí mật đời tư hoặc thông tin của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác mà
mình tiếp nhận hoặc kiểm sốt được trong giao dịch điện tử nếu không được sự đồng ý
của họ, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”.
Đặc thù của thương mại điện tử là được thực hiện giao dịch hồn tồn trên
mạng mà khơng cần gặp trực tiếp nên nhu cầu về dữ liệu cá nhân càng lớn. Vì vậy,

việc thực hiện mua hàng trực tuyến cần phải đảm bảo có một cơ chế bảo vệ dữ liệu cá
nhân tốt, đảm bảo được khả năng kiểm soát luồng dữ liệu: người tiêu dùng cần được
báo rõ thông tin mà họ cung cấp sẽ được doanh nghiệp tiếp nhận, xử lý và sử dụng như
thế nào; Người tiêu dùng cũng chỉ cung cấp các thông tin cần thiết cho doanh nghiệp;
… Bảo mật dữ liệu cá nhân trong mua sắm trực tuyến tốt sẽ giúp người tiêu dùng tránh


16
được nhiều vấn nạn như lừa đảo trực tuyến, đánh cắp danh tính hoặc dữ liệu cá nhân bị
xuyên tạc, bơi nhọ, lợi dụng vào những mục đích phi pháp.
Từ góc độ của một doanh nghiệp, việc bảo mật dữ liệu cá nhân cho người tiêu
dùng cũng hết sức cần thiết. Dữ liệu cá nhân của khách hàng là một tài sản quan trọng,
cần được bảo vệ để doanh nghiệp bảo vệ khách hàng của mình, bảo vệ niềm tin và uy
tín của khách hàng với thương hiệu.
Rủi ro về dữ liệu cá nhân trong giao dịch thương mại điện tử
Đối với người tiêu dùng trực tuyến, rủi ro về dữ liệu cá nhân có thể kể đến là
thơng tin bí mật về tài khoản bị đánh cắp khi tham gia giao dịch trực tuyến. Thông tin
của người tiêu dùng có thể bị chặn và đánh cắp khi gửi một đơn hàng hoặc chấp nhận
một chào hàng. Hay việc tin tặc tấn công vào các trang mạng thương mại điện tử, truy
cập các thơng tin về thẻ tín dụng, xâm phạm đến tính tin cậy của dữ liệu và quyền
riêng tư đối với thông tin cá nhân của khách hàng. Ngồi ra, một số tin tặc cịn có thể
thay đổi thông tin cá nhân của người tiêu dùng để sử dụng vào mục đích phi pháp, gây
rắc rối cho người tiêu dùng.
Theo Xu và cộng sự (2013), rủi ro về dữ liệu cá nhân là kỳ vọng của người tiêu
dùng về những mất mát liên quan đến tiết lộ dữ liệu cá nhân trực tuyến, nguyên nhân
là do các hành vi cơ hội và lạm dụng dữ liệu cá nhân. Những tổn thất gây ra bởi việc
tiết lộ dữ liệu cá nhân càng lớn thì rủi ro mà người tiêu dùng có thể nhận thấy càng
lớn. Họ cho rằng mức độ quan tâm về quyền riêng tư xuất phát từ việc nhận thức rủi ro
và nhận thức được rủi ro bắt nguồn từ các thuộc tính của các trang mạng và môi
trường mạng.

Bản chất của mua sắm trực tuyến yêu cầu người tiêu dùng phải cung cấp dữ liệu
nhạy cảm như số thẻ tín dụng, địa chỉ, tên, v.v … có thể làm gia tăng lo ngại của người
tiêu dùng về quyền riêng tư và về bảo mật dữ liệu cá nhân. Nhiều nhà nghiên cứu đã
nghiên cứu về tầm quan trọng của rủi ro đối với mức độ tin cậy của người tiêu dùng,
họ coi rủi ro là tiền thân của niềm tin. Trong bài nghiên cứu này, nhóm tác giả quan
tâm đến rủi ro bảo mật dữ liệu cá nhân ảnh hưởng như thế nào tới quyết định mua của
người tiêu dùng trực tuyến.


×