MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ VỀ QUẢN LÝ HOẠT
CHƯƠNG
ĐỘNG VĂN HĨA TẠI DI TÍCH VĂN MIẾU 1.
QUỐC TỬ GIÁM
Tổng quan các vấn đề về quản lý hoạt động văn hóa tại
1.1.
di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám
1.1.1.
Khái niệm quản lý di tích lịch sử
1.1.2.
Khái niệm quản lý hoạt động văn hóa
1.1.3.
Quản lý Nhà nước về di tích và hoạt động văn hố
Cơ cấu và tổ chức quản lý các hoạt động văn hóa - giáo dục
1.2.
tại quần thể di tích lịch sử Văn Miếu - Quốc Tử Giám
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT
CHƯƠNG
ĐỘNG VĂN HĨA TẠI QUẦN THỂ DI TÍCH LỊCH
2.
SỬ VĂN MIẾU - QUỐC TỬ GIÁM
2.1.
Quần thể di tích lịch sử Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Lịch sử hình thành và phát triển quần thể di tích lịch sử
2.1.1.
Văn Miếu - Quốc Tử Giám
2.1.2.
Cơ cấu và kiến trúc quần thể
2.1.3.
Các hoạt động tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám trong lịch sử
Thực trạng cơng tác tổ chức quản lý các hoạt động văn
2.2.
hóa - giáo dục tại quần thể di tích lịch sử Văn Miếu Quốc Tử Giám
Công tác tổ chức quản lý các hoạt động văn hóa nghệ
2.2.1.
thuật tại di tích lịch sử Văn Miếu - Quốc Tử Giám
2.2.2.
Kết quả các quá trình tổ chức quản lý các hoạt động văn
hóa - giáo dục tại di tích lịch sử Văn Miếu - Quốc Tử Giám
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ
CHƯƠNG
CÁC HOẠT ĐỘNG VĂN HĨA TẠI DI TÍCH LỊCH
3.
SỬ VĂN MIẾU - QUỐC TỬ GIÁM
Công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của di
3.1.
tích lịch sử Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Nâng cao hiệu quả công tác quản lý các hoạt động văn hóa
3.2.
- giáo dục tại di tích lịch sử Văn Miếu - Quốc Tử Giám
3.2.1.
Quản lý các hoạt động văn hóa
3.2.2.
Các hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hóa
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1
4
4
4
4
6
8
11
14
14
14
14
15
16
16
18
22
22
23
23
25
28
29
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay điều phân biệt giữa quốc gia này với quốc gia khác khơng chỉ
cịn là đường biên giới, mà đó chính là nền văn hóa mang đậm tính dân tộc với
những sắc ấn riêng biệt. Để bắt nhịp vào quá trình phát triển chung của tồn cầu,
để hịa nhập mà khơng bị hịa tan vào cộng đồng chung đó địi hỏi những nét văn
hóa đặc sắc tiêu biểu của dân tộc Việt Nam phải ln được giữ gìn và khơng
ngừng phát huy để tạo dấu ấn, bản sắc riêng trong thời đại mới. Nghị quyết Hội
nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng (Khóa VIII) về “xây dựng và
phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc” (ngày
16/7/1998) đã tiếp cận và đề cập đến văn hóa theo nghĩa rộng và bao quát. Đồng
thời chỉ ra các lĩnh vực cụ thể của văn hóa trong đời sống và cấu trúc xã hội. Từ
đó, Nghị quyết đã nhấn mạnh một phương hướng rất quan trọng trong quá trình
xây dựng và phát triển đất nước: “…Làm cho văn hóa thấm sâu vào từng hoạt
động của đời sống xã hội, vào từng người, từng gia đình, từng tập thể, từng địa
bàn dân cư, vào mọi lĩnh vực sinh hoạt và quan hệ con người, tạo ra trên đất
nước ta tinh thần cao đẹp, trình độ dân trí cao, khoa học phát triển, phục vụ đắc
lực sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa” [3, tr.56].
Văn Miếu - Quốc Tử Giám, trường đại học đầu tiên của Việt Nam, được
hình thành từ thời Lý, đến nay trở thành một trong những điểm đến hàng đầu
của cả nước. Di tích này cũng được Thủ tướng Chính phủ cơng nhận là Di tích
quốc gia đặc biệt tại Quyết định số 548/QĐ-TTg ngày 12-5-2012. Văn Miếu Quốc Tử Giám là di tích có bề dày lịch sử của Hà Nội cịn là nơi tổ chức nhiều
hoạt động văn hoá - giáo dục bổ ích và lý thú của Thủ đơ Hà Nội nên tập trung
phát triển các hoạt động văn hoá - giáo dục tại đây đó chính là việc mà thế hệ trẻ
muốn tôn vinh, bảo tồn và phát huy những giá trị nhân văn mà di sản văn hoá
này ban tặng. Tuy nhiên trong thời gian qua, công tác quản lý hoạt động văn hóa
vẫn cịn nhiều bất cập đặt ra so với nhu cầu thực tiễn, đòi hỏi cơng tác quản lý
cần có sự đổi mới. Do đó lựa chọn vấn đề “Công tác quản lý hoạt động văn
1
hóa tại di tích lịch sử Văn Miếu - Quốc Tử Giám, thành phố Hà Nội” làm đề
tài tiểu luận có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Tiểu luận làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn quản lý hoạt động văn
hóa tại di tích lịch sử Văn Miếu - Quốc Tử Giám, thành phố Hà Nội hiện nay,
quản lý và bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa - Di sản quốc gia nhằm tơn
vinh truyền thống văn hố của dân tộcViệt Nam. Từ đó xác định phương hướng
và giải pháp tăng cường quản lý hoạt động văn hóa tại di tích lịch sử Văn Miếu Quốc Tử Giám, thành phố Hà Nội trong thời gian tới.
3. Đối Tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý hoạt động văn hóa tại di tích lịch
sử Văn Miếu - Quốc Tử Giám, thành phố Hà Nội hiện nay.
Phạm vi nghiên cứu: Quần thể di tích lịch sử Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Hà Nội.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy
vật lịch sử, luận văn sử dụng các phương pháp cụ thể như: lôgic và lịch sử, phân
tích và tổng hợp, thống kê, so sánh, tổng kết thực tiễn.
Các phương pháp nghiên cứu chủ yếu được tiến hành là:
Phương pháp so sánh: Trên cơ sở thống kê số liệu kết quả đạt được qua
một số năm và qua khảo sát tư liệu từ đó tiến hành so sánh, đối chiếu để thấy
được sự biến đổi trong cơng tác quản lý nhà nước về văn hóa...
Phương pháp điền dã dân tộc học: Tác giả trực tiếp về địa phương để tìm
hiểu cơng tác quản lý nhà nước về văn hóa, trên cơ sở đó tiến hành phân tích, tổng
hợp thơng tin để đưa ra những nhận định đánh giá khách quan, chân thực về thực
trạng và đề xuất những giải pháp phù hợp trong công tác quản lý văn hóa.
5. Bố cục
Gồm 3 chương:
Chương 1. Tổng quan các vấn đề về quản lý hoạt động văn hóa tại di tích
Văn Miếu - Quốc Tử Giám
2
Chương 2. Thực trạng công tác quản lý hoạt động văn hóa tại quần thể di
tích lịch sử Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Chương 3. Giải pháp nâng cao hiệu quả cơng tác quản lý các hoạt động
văn hóa tại di tích lịch sử Văn Miếu - Quốc Tử Giám
3
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ VỀ QUẢN LÝ HOẠT
ĐỘNG VĂN HĨA TẠI DI TÍCH VĂN MIẾU - QUỐC TỬ GIÁM
1.1. Tổng quan các vấn đề về quản lý hoạt động văn hóa tại di tích
Văn Miếu - Quốc Tử Giám
1.1.1. Khái niệm quản lý di tích lịch sử
Theo A.A.Radugin, quản lý văn hóa là: Sự tác động chỉ huy và quản lý
đối với hoạt động kinh tế trong văn hóa, trong điều kiện nhà nước là chủ thể.
Lịch sử nhân loại đã chứng minh rằng việc tham gia này là cần thiết, nhưng vấn
đề ở chỗ mức độ và hình thức tham gia như thế nào để đảm bảo mối cân bằng
giữa việc lãnh đạo của nhà nước với việc tự quản của đơn vị văn hóa trong xã
hội và hoàn cảnh lịch sử cụ thể [7, tr.374].
Theo một số tác giả quản lý di sản văn hóa thực chất là tên gọi thực hành
trong quản lý văn hóa. Nó là một nhánh của quản lý nguồn tài nguyên văn hóa
như bảo tàng học, khảo cổ học, di tích và kiến trúc nghệ thuật. Trọng tâm quản
lý là nhận diện, phân loại, đánh giá các giá trị đặc trưng của di sản văn hóa.
Đồng thời, phân tích, đánh giá, cũng như đề xuất về cơ chế, chính sách bảo tồn
các giá trị di sản văn hóa. Thực hiện cơ chế giám sát trong quá trình thực hiện
bảo tồn, phát huy giá trị của di sản văn hóa.
Trong các hoạt động quản lý di sản văn hóa, nhà quản lý thường trú trọng
phát triển các nguồn lực về con người và tài chính để đầu tư vào bảo tồn, tôn tạo
và phục hồi đối với di sản văn hóa vật thể và phi vật thể trước các mối đe dọa:
Phát triển đô thị, phát triển nông nghiệp quy mơ lớn, hoạt động khai thác khống
sản, cướp bóc, thiên tai và sự phát triển không bền vững. Mặt khác, chính phủ và
các nhà quản lý cần có trách nhiệm thông tin cho người dân hiểu biết và ý thức
được những giá trị, tiềm năng của di sản đối với sự phát triển kinh tế xã hội, mà
trong đó du lịch là một khía cạnh quan trọng sẽ đóng góp một phần thu nhập
đáng kể hỗ trợ thường xuyên cho cơng tác quản lý di sản.
Xét về tính chất của (văn hóa và quản lý) cho ta thấy, trong di sản văn hóa
đã hàm chứa đặc điểm, bản chất của di sản với tính chất thực tiễn của nó đã chứa
4
đựng yếu tố quản lý, với tính chất thái độ đặc trưng và mối quan hệ qua lại.
Chức năng quan trọng nhất của văn hóa là chủ đạo, điều hành mối quan hệ xã
hội và các mối quan hệ khác, định ra trật tự, chuẩn mực, tiêu chuẩn, hạn chế các
hành vi của con người, cho toàn bộ hoạt động, tồn bộ những mối quan hệ xã
hội, khơng phải ch giữa con người, nhóm xã hội, cộng đồng, tầng lớp xã hội mà
cả giữa xã hội và thiên nhiên.
Về mặt chiến lược, quản lý di tích lịch sử văn hóa đặt ra những nhiệm vụ
chính phải thực hiện là: 1/ Đánh giá hiện trạng di sản và môi trường thiên nhiên,
môi trường xã hội quanh di sản. 2/ Làm rõ các yếu tố tác động hai chiều (thuận,
nghịch) tới di sản để có biện pháp kiểm sốt những tác động tiêu cực làm ảnh
hưởng tới sự toàn vẹn của di sản. 3/ Nghiên cứu đề xuất giải pháp giảm thiểu các
xung đột có thể xảy ra trong q trình bảo tồn, phát huy giá trị di sản. 4/ Huy
động các nguồn lực trong xã hội và đầu tư kinh phí của nhà nước để bảo vệ, phát
huy giá trị di sản.
Để cơng tác quản lý di tích lịch sử văn hóa đạt hiệu quả, cần xác định rõ
một số mục tiêu cụ thể: 1/Quản lý di sản văn hóa là nhằm nâng cao đời sống vật
chất và tinh thần của người dân gắn với phát triển bền vững. 2/ Quản lý di sản
văn hóa phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế, văn hóa xã hội trong thời kỳ hội
nhập quốc tế. 3/ Quản lý di sản văn hóa là nhằm gìn giữ văn hóa truyền thống
với tư cách là nguồn tư liệu khoa học có giá trị về lịch sử, văn hóa và khoa học
cho thế hệ hơm nay và mai sau. 4/ Xây dựng sản phẩm du lịch dựa trên các giá
trị của di sản nhằm phát triển các loại hình du lịch, tạo động lực thúc đẩy kinh tế
- xã hội phát triển. 5/ Quản lý và khai thác giá trị của di sản phải có sự tham gia
của nhà nước, cộng đồng, doanh nghiệp và du khách [5, tr.42].
Từ các khái niệm trên, theo tác giả quản lý di tích lịch sử - văn hóa là sự
quản lý của nhà nước đối với toàn bộ di tích lịch sử - văn hóa của quốc gia bằng
quyền lực của Nhà nước thông qua Hiến pháp, pháp luật và cơ chế chính sách,
nhằm bảo vệ, giữ gìn và làm cho các giá trị của các di tích lịch sử - văn hóa
được phát huy theo chiều hướng tích cực.
5
1.1.2. Khái niệm quản lý hoạt động văn hóa
Quản lý là một cuộc thử nghiệm gắt gao trong cuộc đời mỗi cá nhân, và điều
đó sẽ mài giũa họ trở thành các nhà lãnh đạo. Quản lý là một hoạt động thiết yếu
đảm bảo sự phối hợp nỗ lực của các cá nhân nhằm đạt đến mục tiêu tổ chức nhất
định. Quản lý là một nghệ thuật khiến công việc được thực hiện thơng qua người
khác. Theo giáo trình “Quản lý hành chính nhà nước” của Học viện Hành chính
Quốc gia ghi rõ: “Quản lý là sự tác động chỉ huy, điều khiển các quá trình xã hội
và hành vi hoạt động của con người để chúng phát triển phù hợp với quy luật,
đạt tới mục đích đã đề ra và đúng ý chí của người quản lý” [1, tr.127].
Hoạt động quản lý bao gồm các yếu tố sau:
Chủ thể quản lý: là tác nhân tạo ra các tác động quản lý. Chủ thể luôn là
con người hoặc tổ chức. Chủ thể quản lý tác động lên đối tượng quản lý bằng
các cơng cụ với những phương pháp thích hợp theo những nguyên tắc nhất định.
Đối tượng quản lý: Tiếp nhận trực tiếp sự tác động của chủ thể quản lý.
Tùy từng loại đối tượng khác nhau mà người ta chia thành các dạng quản lý
khác nhau.
Khách thể quản lý: Chịu sự tác động hay điều chỉnh của chủ thể quản lý,
đó là hành vi của con người hoặc quá trình xã hội.
Mục tiêu của quản lý: là cái đích phải đạt tới tại một điểm nhất định do chủ
thể quản lý định trước. Đây là căn cứ để chủ thể quản lý thực hiện các tác động
quản lý cũng như lựa chọn các phương pháp quản lý thích hợp. Quản lý ra đời
chính là hướng đến hiệu quả nhiều hơn, năng suất cao hơn trong công việc.
Quản lý là một hoạt động nhằm đảm vận hành một hệ thống, một tổ
chức một cách hiệu quả và khoa học. Như vậy quản lý được hiểu như là:
“Chức năng và hoạt động của hệ thống có tổ chức nhằm bảo đảm giữ gìn
một cơ cấu ổn định nhất định, duy trì sự hoạt động tối ưu và đảm bảo thực
hiện những chương trình và mục tiêu của hệ thống đó” [7, tr.580].
Trong đời sống xã hội, hoạt động quản lý bao gồm nhiều phương diện nhu
cầu, đòi hỏi nhiều lĩnh vực hoạt động của con người để đáp ứng nhu cầu đó. Mỗi
lĩnh vực hoạt động này đều đặt dưới sự ch huy của một cơ chế quản lý xã hội.
6
Trước đây đã có nhiều học giả, nhà nghiên cứu đưa ra khái niệm về quản lý, tuy
nhiên ở một góc độ nào vấn đề quản lý có hai vấn đề cơ bản sau: 1/ Quản lý là
một hoạt động có hướng đích của chủ thể quản lý tác động đến đối tượng quản lý
nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức. 2/ Quản lý là phương thức làm cho những
hoạt động hoàn thành với hiệu quả cao, bằng và thơng qua những người khác.
Từ những quan điểm trên, có thể hiểu: Quản lý là q trình tác động có
mục đích của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý để đạt được mục tiêu nhất
định thông qua hệ thống luật pháp và các quy định có tính pháp lý. Ngồi ra,
quản lý được hiểu: Là q trình hồn thành công việc thông qua con người và
làm việc với con người. Đó là cách thức tổ chức, bố trí nhân sự, lãnh đạo và
kiểm sốt cơng việc và những nỗ lực của con người nhằm đạt được những mục
tiêu đặt ra.
Quản lý là một hoạt động hết sức cần thiết trong bối cảnh xã hội hiện nay,
nhất là ở lĩnh vực di sản văn hóa nói chung và di sản lịch sử văn hóa nói riêng.
Để bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa.
Quản lý văn hóa có thể tạm hiểu là một dạng quản lý nhà nước đối, với
lĩnh vực văn hóa, gắn với chức năng vai trò của nhà nước đối với lĩnh vực văn
hóa. Quản lý văn hóa là một khái niệm khá rộng, mà cho tới nay rất ít nhà tri
thức, các nhà nghiên cứu cho ra khái niệm về quản lý văn hóa là gì. Đây là một
thuật ngữ mang nội dung bao trùm rộng tới cả hai lĩnh vực mà đối tượng quản lý
và quản lý về văn hóa vật chất, quản lý về văn hóa tinh thần trong đời sống sinh
hoạt con người. Từ đó ta có thể phân biệt rõ ràng giữa khái niệm quản lý văn
hóa và quản lý nhà nước về văn hóa.
Các hoạt động văn hóa tất yếu phải có sự quản lý của nhà nước. Cuộc
đấu tranh trên lĩnh vực văn hóa bao giờ cũng thể hiện tập trung nhất so với
cuộc đấu tranh về chính trị, tư tưởng và kinh tế. Hoạt động văn hóa là một hoạt
động sáng tạo, hoạt động tư tưởng và hoạt động kinh tế. Vì thế quản lý văn hóa
là hoạt động xã hội mang tính đặc thù. Quản lý nhà nước trên lĩnh vực văn hóa
là hoạt động mang tính tất yếu khách quan. Việc quản lý văn hóa được thực hiện
7
bằng hệ thống luật pháp và các chính sách liên quan đến sự phát triển văn hóa.
Nội dung, phương thức cách thức, biện pháp để quản lý văn hóa cũng có sự thay
đổi, bổ sung, nhằm đáp ứng yêu cấu của sự phát triển tùy theo mỗi quốc gia và
truyền thống văn hóa của mỗi nước, mà có những cách thức quản lý văn hóa
khác nhau cho phù hợp với sự phát triển.
Quản lý nhà nước trên lĩnh vực văn hóa là một dạng hoạt động có đặc thù
riêng biệt, vì hoạt động văn hóa là một hoạt động sáng tạo, có thể tạo ra các sản
phẩm văn hóa mang giá trị lưu truyền từ đời này sang đời khác. Hoạt động văn
hóa là hoạt động tư tưởng tinh thần có khả năng làm cho xã hội tốt hơn hoặc xấu
đi trong q trình phát triển. Hoạt động văn hóa góp phần làm thúc đẩy các hoạt
động kinh tế, là động lực cho sự phát triển kinh tế. Quản lý văn hóa khơng
những thể hiện trong từng lĩnh vực cụ thể của đời sống văn hóa, mà cịn thể hiện
ở cơng tác quản lý nhà nước về văn hóa ở các cấp lãnh đạo, từ vĩ mô đến các cấp
đơn vị cơ sở. Ở nước ta, quản lý nhà nước về văn hóa được chia làm hai dạng
quản lý: Quản lý nhà nước và quản lý sự nghiệp đối với các hoạt động văn hóa.
1.1.3. Quản lý Nhà nước về di tích và hoạt động văn hố
Với bề dày hàng mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước, hệ thống các di
tích lịch sử văn hóa ở nước ta chiếm một vị trí vơ cùng quan trọng trong hệ
thống di sản văn hóa Việt Nam. Để bảo tồn và phát huy giá trị của di tích sử văn
hóa phải thực hiện theo đúng nội dung quản lý di sản văn hóa đã được ghi trong
Luật Di sản văn hóa năm 2001 và được bổ sung năm 2009 như sau:
Quản lý nhà nước về di sản văn hóa quy định rất rõ tại chương V, luật Di
sản văn hóa, bao gồm 15 điều, từ điều 54 đến điều 68 và được chia thành 4 mục.
Mục 1: Nội dung quản lý Nhà nước và cơ quan quản lý nhà nước về di
sản văn hóa, gồm 3 điều từ điều 54 đến điều 56, trong đó điều 54 quy định rõ
nội dung quản lý nhà nước về di sản văn hóa:
(1) Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính
sách phát triển sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.
(2) Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về di sản
văn hóa.
8
(3) Tổ chức, chỉ đạo các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn
hóa; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về di sản văn hóa.
(4) Tổ chức, quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học, đào tạo, bồi dưỡng
đội ngũ cán bộ chuyên môn về di sản văn hóa.
(5) Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để bảo vệ và phát huy giá
trị di sản văn hóa.
(6) Tổ chức, chỉ đạo khen thưởng trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di
sản văn hóa.
(7) Tổ chức và quản lý hợp tác quốc tế về bảo vệ và phát huy giá trị di sản
văn hóa.
(8) Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, giải quyết khiếu nại tố
cáo và xử lý vi phạm pháp luật về di sản văn hóa.
Điều 55:
(1) Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về di sản văn hóa;
(2) Bộ Văn hóa - Thơng tin chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện
quản lý nhà nước về di sản văn hóa;
(3) Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm
quản lý nhà nước về di sản văn hóa theo phân cơng của Chính phủ. Chính phủ
quy định cụ thể trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính
phủ trong việc phối hợp với Bộ Văn hóa - Thông tin để thực hiện thống nhất
quản lý nhà nước về di sản văn hóa;
(4) Ủy ban Nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của
mình thực hiện việc quản lý nhà nước về di sản văn hóa ở địa phương theo phân
cấp của Chính phủ.
Mục 2: Nguồn lực cho các hoạt động bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn
hóa, gồm 6 điều từ điều 57 đến điều 62, quy định những nội dung:
(1) Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho các hội về văn học và
nghệ thuật, khoa học và công nghệ tham gia các hoạt động bảo vệ và phát huy
giá trị di sản văn hóa;
(2) Khuyến khích hoạt việc xã hội hóa hoạt động bảo vệ và phát huy di
sản văn hóa;
9
(3) Nguồn tài chính, chính sách nhà nước đầu tư ngân sách, huy động các
nguồn lực xã hội hóa cho các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di tích;
(4) Việc thu phí tham quan và lệ phí sử dụng di tích, sưu tập, bảo tàng
theo quy định của pháp luật;
(5) Chính sách khuyến khích tổ chức cá nhân đóng góp tài trợ; quản lý và
sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả nguồn tài chính cho việc bảo vệ và phát
huy giá trị di sản văn hóa….
Mục 3: Hợp tác quốc tế về di sản văn hóa, gồm 3 điều từ điều 63 đến điều
65 quy định về chính sách và biện pháp đẩy mạnh quan hệ hợp tác quốc tế với
các nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di
sản văn hóa; khuyến khích người Việt Nam và các tổ chức, cá nhân ở nước
ngoài tham gia các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa
Việt Nam theo quy định của pháp luật.
Mục 4: Thanh tra giải quyết khiếu nại tố cáo về di sản văn hóa, gồm 3
điều từ điều 66 đến điều 68, quy định nhiệm vụ của thanh tra Nhà nước về văn
hóa nghệ thuật thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về di sản văn hóa;
quyền và nghĩa vụ của thanh tra; quyền khiếu nại, khởi kiện và tố cáo đối với
quyết định hành chính, hành vi hành chính của tổ chức cá nhân; thẩm quyền giải
quyết khiếu nại tố cáo.
Như vậy quản lý Nhà nước về di sản văn hóa là sử dụng cơ chế, chính
sách thơng qua bộ máy quản lý tác động có tính chất định hướng tới cộng
đồng xã hội nhằm đạt tới mục tiêu đề ra mà không làm thay và đặc biệt khơng
khóan trắng cho dân [6, tr.90-93].
Thực tế ở nước ta cho thấy, quản lý di sản văn hóa là quá trình xuyên suốt
trong đời sống xã hội ở tất các các cấp độ, các địa phương. Công tác này giúp
cho đời sống văn hóa của xã hội có được nền tảng ổn định bền vững để tồn tại
và phát triển. Di sản văn hóa là tài sản của quá khứ để lại, lưu giữ dấu ấn thời
gian nhưng cũng trở thành đối tượng bị thời gian tàn phá cho nên chúng ta cần
phải có những biện pháp bảo tồn thích hợp để có thể gìn giữ lâu dài. Đồng thời
phải làm cho các di sản đến từ quá khứ phải trở thành một hợp phần quan trọng
của đời sống xã hội hiện đại. Tất cả những hoạt động đó được coi là những cơng
10
việc thuộc về quản lý di sản văn hóa. Tuy nhiên, công tác quản lý DSVH không
chỉ dừng lại ở việc bảo tồn những giá trị đặc sắc mà còn phải tiến hành những
động thái tích cực, phù hợp để bổ sung, nâng cao những giá trị đó phù hợp với
yêu cầu của xã hội đương đại.
Quản lý di tích lịch sử văn hóa là sự định hướng, tạo điều kiện của tổ chức
điều hành việc bảo vệ, gìn giữ các DTLS - VH, làm cho giá trị của di tích phát
huy theo chiều hướng tích cực. Nội dung Quản lý nhà nước về di sản được đề
cập trong Luật DSVH do Quốc hội nước CHXH chủ nghĩa Việt Nam ban hành
năm 2001, sửa đổi, bổ sung một số điều 2009. Nội dung của Quản lý nhà nước
về di sản văn hóa bao gồm:
(1) Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược quy hoạch, chính sách cho
sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa;
(2) Ban hành và thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về di sản văn hóa;
(3) Tổ chức chỉ đạo các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị DTLS - VH
tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về di sản văn hóa;
(4) Tổ chức, quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học, đào tạo bồi dưỡng
đội ngũ cán bộ chun mơn về di sản văn hóa
(5) Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để bảo vệ và phát huy giá
trị di sản văn hóa;
(6) Tổ chức chỉ đạo, khen thưởng trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di
sản văn hóa;
(7) Tổ chức và quản lý hợp tác quốc tế về bảo vệ và phát huy giá trị di
sản văn hóa;
(8) Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, giải quyết khâu khiếu
nại tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về di sản văn hóa [4, tr.29].
1.2. Cơ cấu và tổ chức quản lý các hoạt động văn hóa - giáo dục tại
quần thể di tích lịch sử Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Cơ cấu Tổ chức của Trung tâm bao gồm:
11
Ban Giám đốc Trung tâm. Giám đốcTrung tâm: Giám đốc lãnh đạo mọi
mặt công tác của Trung tâm, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở Văn hóa và
Thể thao Hà Nội và trước pháp luật về mọi hoạt động của Trung tâm.
Phó Giám đốc Trung tâm: Là người giúp Giám đốc Trung tâm, chịu trách
nhiệm trước Giám đốc Trung tâm và trước pháp luật về các nhiệm vụ được phân
công; khi Giám đốc Trung tâm vắng mặt, một Phó Giám đốc Trung tâm được
Giám đốc ủy nhiệm điều hành các hoạt động của Trung tâm. Việc bổ nhiệm,
miễn nhiệm, cách chức đối với Giám đốc, Phó Giám đốc Trung tâm thực hiện
theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ do Bộ VHTT&DL và Thành phố Hà Nội
ban hành theo quy định của pháp luật.
Các phịng chun mơn. Các phịng chức năng nghiệp vụ. Trung tâm hoạt
động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám hiện nay có 4 phịng chun
mơn nghiệp vụ:
Phịng Hành chính -Tổng hợp
Phịng Nghiên cứu - Sưu tầm
Phịng Giáo dục - Truyền thơng
Phịng Duy tu - Mơi trường.
Chức năng: Trung tâm Hoạt động Văn hố Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử
Giám là đơn vị sự nghiệp có thu, có chức năng quản lý, bảo tồn, phát huy và
khai thác giá trị di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám; Tổ chức
các hoạt động nghiên cứu khoa học về Văn Miếu - Quốc Tử Giám; Tổ chức các
hoạt động văn hoá phục vụ cơng chúng, khách tham quan di tích.
Nhiệm vụ: Xây dựng và trình Giám đốc Sở Văn hố và Thể thao thành
phố Hà Nội quy hoạch, các chương trình nghiên cứu, các đề tài, đề án, dự án bảo
tồn, tu bổ, tôn tạo, các kế hoạch hoạt động dài hạn, hàng năm của Trung tâm và
tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt; Phổ biến và tổ chức thực hiện các văn
bản quy phạm pháp luật về di sản văn hóa; Thực hiện các biện pháp bảo vệ di
tích, phịng ngừa các hành vi xâm hại di tích, triển khai cơng tác an ninh trật tự
tại di tích; Thực hiện công tác duy tu, các biện pháp kỹ thuật duy trì cảnh quan,
vệ sinh mơi trường di tích; Tổ chức nghiên cứu sưu tầm, kiểm kê, bảo quản tài
12
liệu, hiện vật và xây dựng cơ sở dữ liệu, công bố, trưng bày, giới thiệu về Văn
Miếu - Quốc Tử Giám; Nghiên cứu, xây dựng và tổ chức thực hiện các chương
trình truyền thơng, chương trình phát triển cơng chúng, hoạt động giáo dục về di
sản, truyền thống khoa cử Thăng Long - Hà Nội; Huy động các nguồn lực, xã
hội hóa hoạt động bảo vệ, tu bổ di tích theo quy định của Nhà nước và của
Thành phố Hà Nội; Tiếp nhận tài liệu, hiện vật về Văn Miếu - Quốc Tử Giám
của các tổ chức cá nhân trao tặng hoặc gửi giữ theo quy định của pháp luật;
Thực hiện việc điều chuyển tài liệu, hiện vật theo quy định, cung cấp các bản
sao di vật, cổ vật, bảo vật theo chức năng được giao và quy định của pháp luật;
Tổ chức đón tiếp, phục vụ, hướng dẫn khách tham quan, nghiên cứu trong nước
và quốc tế; Tổ chức tiếp đón, phục vụ các đồn khách của Trung ương, Thành
phố Hà Nội và Sở Văn hoá và Thể thao thành phố Hà Nội; Tổ chức và phối hợp
với các cơ quan, đơn vị trong và ngoài nước tổ chức các hội thảo, hội nghị, sự
kiện văn hoá, khoa học phù hợp với chức năng của Trung tâm; Tổ chức các hoạt
động dịch vụ văn hóa có thu phù hợp với chức năng nhiệm vụ của Trung tâm và
theo quy định của pháp luật; Nghiên cứu, thiết kế, phát hành các ấn phẩm, tài
liệu về Văn Miếu - Quốc Tử Giám và lịch sử khoa cử, giáo dục Việt Nam; Thực
hiện việc bảo vệ và phát huy giá trị Di sản tư liệu thế giới, Bảo vật quốc gia 82
bia Tiến sĩ tại di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám theo Luật Di sản Văn hóa, cam
kết của chính phủ Việt Nam và khuyến nghị của Tổ chức Văn hóa, Giáo dục và
Khoa học của Liên Hợp Quốc (UNESCO); Thực hiện việc bảo vệ và phát huy
giá trị biểu tượng Khuê Văn Các tại di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám theo Luật
Di sản Văn hóa và Luật Thủ đô; Tổ chức các hoạt động hợp tác, giao lưu văn
hố khoa học, trao đổi thơng tin, kinh nghiệm trong công tác bảo tồn và phát
huy, khai thác giá trị di sản, di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám với các tổ chức,
cá nhân trong nước và quốc tế; Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, tiền lương,
nhân sự và thực hiện các chế độ, chính sách đối với cán bộ, viên chức, người lao
động theo quy định của Nhà nước và phân cấp quản lý của Sở Văn hoá và Thể
thao thành phố Hà Nội; Quản lý, sử dụng tài chính, tài sản được giao và các
13
nguồn thu khác theo quy định của pháp luật; Thực hiện các nhiệm vụ khác do
Giám đốc Sở Văn hoá và Thể thao thành phố Hà Nội giao.
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CƠNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT
ĐỘNG VĂN HĨA TẠI QUẦN THỂ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN
MIẾU - QUỐC TỬ GIÁM
2.1. Quần thể di tích lịch sử Văn Miếu - Quốc Tử Giám
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển quần thể di tích lịch sử Văn
Miếu - Quốc Tử Giám
Văn Miếu được xây dựng năm 1070 dưới thời vua Lý Thánh Tông, là nơi
thờ Khổng Tử, Chu Công và Tứ phối. Đến năm 1076, vua Lý Nhân Tông cho
lập thêm Quốc Tử Giám bên cạnh là trường đại học dành riêng cho con vua và
các gia đình quý tộc. Đến thời vua Trần Thái Tông, Quốc Tử Giám được đổi tên
thành Quốc học viện và thu nhận cả con cái nhà thường dân có sức học xuất sắc.
Sang thời hậu Lê, đời vua Lê Thánh Tông bắt đầu cho dựng bia của những
người thi đỗ tiến sĩ. Tới thời Nguyễn, Quốc Tử Giám được lập Huế. Văn miếu
Thăng Long được sửa sang lại chỉ còn là Văn Miếu của trấn Bắc Thành, sau đổi
thành Văn Miếu Hà Nội.
2.1.2. Cơ cấu và kiến trúc quần thể
Quần thể di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám hiện tại nằm trong khuôn viên
rộng 54331 m2, bao gồm nhiều cơng trình kiến trúc nhỏ khác nhau. Bao bọc
khuôn viên là những bức gạch vồ. Trải qua nhiều tu sửa, quần thể di tích này bao
gồm Hồ Văn, Văn Miếu môn, Đại Trung môn, Khuê Văn Các, giếng Thiên
Quang, bia tiến sĩ, Đại Thành môn, nhà Thái Học.
Nhà giảng dạy ở phía đơng và tây hai dãy đều 14 gian. Phòng học của học
sinh tam xá đều ba dãy, mỗi dãy 25 gian, mỗi gian 2 người. Toàn bộ kiến trúc
Văn Miếu hiện nay đều là kiến trúc thời đầu nhà Nguyễn. Quần thể kiến trúc
Văn Miếu - Quốc Tử Giám được bố cục đăng đối từng khu, từng lớp theo trục
Bắc Nam, mô phỏng tổng thể quy hoạch khu Văn miếu thờ Khổng Tử ở Trung
14
Quốc, tuy nhiên, quy mô ở đây đơn giản hơn và theo phương thức truyền thống
nghệ thuật dân tộc.
Phía trước Văn Miếu có một hồ lớn gọi là hồ Văn Chương, tên cũ xưa gọi
là Thái Hồ. Giữa hồ có gị Kim Châu, trước đây có lầu để ngắm cảnh. Ngồi
cổng chính có tứ trụ, hai bên tả hữu có bia “Hạ Mã”, xung quanh khu vực xây
tường cao bao quanh. Cổng Văn Miếu xây kiểu Tam quan, trên có 3 chữ “Văn
Miếu Môn” kiểu chữ Hán cổ xưa. Trong Văn miếu chia làm 5 khu vực rõ rệt,
mỗi khu vực đều có tường ngăn cách và cổng đi lại liên hệ với nhau.
2.1.3. Các hoạt động tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám trong lịch sử
Năm 1076, Lý Nhân Tông cho lập trường Quốc Tử giám ở bên cạnh Văn
Miếu. Có thể coi đây là trường đại học đầu tiên ở Việt Nam. Ban đầu, trường chỉ
dành riêng cho con của vua và con các bậc đại quyền quý (hay gọi tên là quốc
tử). Khâm định Việt sứ Thông giám cương mục chép: “Bính Thìn, năm Anh Vũ
Chiêu Thắng nguyên niên (thứ nhất), tháng 4...lập nhà Quốc Tử giám, tuyển
trong các văn thần lấy những người có văn học, bổ vào đó”. Vào năm 1156, Lý
Anh Tơng cho sửa lại Văn Miếu và chỉ thờ Khổng Tử.
Năm 1253, tức Nguyên Phong thứ ba thời vua Trần Thái Tông, đổi Quốc
Tử giám thành Quốc học viện cho mở rộng và thu nhận cả con cái của các nhà
thường dân có sức học xuất sắc. Chức năng trường Quốc học ngày càng nổi bật
hơn chức năng của một nơi tế lễ. ”Quý Sửu năm thứ ba (1253), tháng 6...lập
Quốc học viện, tô tượng Khổng Tử, Chu Công và Á Thánh, vẽ tượng 72 người
hiền để thờ...Tháng 9, xuống chiếu cho các nho sĩ trong nước đến Quốc học viện
giảng học tứ thư, ngũ kinh... Lấy Phạm Ứng Thần giữ chức Thượng thư kiêm
chức Đề điệu Quốc tử viện để trông nom công việc học tập tại Quốc Tử giám.”.
Đến đời vua Trần Minh Tông, Chu Văn An được cử làm quan Quốc tử
giám Tư nghiệp (tương đương với chức Hiệu trưởng ngày nay), trực tiếp dạy dỗ
các hoàng tử. Năm 1370, khi ông mất, vua Trần Nghệ Tông cho thờ ở Văn Miếu
bên cạnh Khổng Tử.
Sang thời Hậu Lê, Nho Giáo rất thịnh hành. Vào năm 1484, vua Lê Thành
Tông cho dựng bia của những người thi đỗ Tiến sĩ từ khoa thi năm 1442 trở đi
15
(chủ trương đã đề ra năm 1442 nhưng chưa thực hiện được). Mỗi khoa, một tấm
bia được đặt trên lưng rùa. Tới năm đó, nhà Lê đã tổ chức được 12 khoa thi cao
cấp. Lê Thánh Tông (1460-1497) đã tổ chức đều đặn cứ ba năm một lần, đúng
12 khoa thi.
Không phải khoa thi nào tiến hành xong đều được khắc bia ngay, khơng
phải bia đã dựng thì vĩnh tồn, khơng hư hỏng, khơng mất mát. Từng thời có
những đợt dựng, dựng lại lớn, như năm 1653 (niên hiệu Thịnh Đức thứ nhất), và
năm 1717 (niên hiệu Vĩnh Thịnh thứ mười ba).
Cuối thời Lê, đời Cảnh Hưng, bia vẫn được khắc đều đặn. Dù khơng cịn
giữ được đủ bia, nhưng những cơng trình điêu khắc vẫn giữ được giá trị và tư
liệu lịch sử quý báu.
Năm 1762, Lê Hiển Tông cho sửa lại là Quốc Tử giám - cơ sở đào tạo và
giáo dục cao cấp của triều đình.
Đến đời nhà Nguyễn, Quốc Tử Giám được lập tại Huế. Năm 1802,
vua Gia Long ấn định đây là Văn Miếu Hà Nội. Tổng trấn Bắc thànhNguyễn
Văn Thành cho xây thêm Khuê Văn Các bên cạnh giếng vuông. Như vậy vào
đầu thời Nguyễn, Văn Miếu Thăng Long đã một lần được sửa sang chỉ còn là
Văn Miếu của trấn Bắc thành, sau đổi thành Văn Miếu Hà Nội. Cịn Quốc Tử
giám thì đổi thành học đường của phủ Hoài Đức và sau đó tại khu vực này xây
đền Khải Thánh để thờ cha mẹ Khổng Tử.
2.2. Thực trạng công tác tổ chức quản lý các hoạt động văn hóa - giáo
dục tại quần thể di tích lịch sử Văn Miếu - Quốc Tử Giám
2.2.1. Công tác tổ chức quản lý các hoạt động văn hóa nghệ thuật tại di
tích lịch sử Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Thời gian qua, công tác quản lý các hoạt động văn hóa nghệ thuật tại di
tích lịch sử Văn Miếu - Quốc Tử Giám có nhiều chuyển biến tích cực, đạt được
kết quả nhất định trên các mặt hoạt động chính như:
Ban hành nhiều văn bản pháp lý và văn bản chỉ đạo điều hành liên quan
tới việc bảo vệ và phát huy giá trị di tích, như : Quy chế quản lý bảo vệ và phát
huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa Văn Miếu - Quốc Tử Giám; Quyết định số
16
41/2016/QĐ-UBND ngày 19/9/2016 của UBND Thành phố ban hành quy định
phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực hạ tầng, kinh tế - xã hội trên địa bàn
thành phố Hà Nội…
Theo đó, Thành phố thực hiện việc phân cấp quản lý di tích, trong đó trực
tiếp quản lý 10 di tích tiêu biểu, trong đó có di tích lịch sử Văn Miếu - Quốc Tử
Giám; Ngân sách thành phố đầu tư cho các di tích lịch sử Văn Miếu - Quốc Tử
Giám. Việc phân cấp đã đạt được hiệu quả nhất định trong việc tăng cường
quyền hạn, trách nhiệm cho cơ sở, vừa đảm bảo sự quản lý tập trung, thơng nhât
và thơng suốt của chính quyền Thành phố, tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành
chính để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước.
Công tác tổng kiểm kê di tích trên địa bàn Thành phố, trong đó có di tích
lịch sử Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã hoàn thành vào cuối năm 2015, theo đó
hàng năm đã dần hồn thiện hồ sơ pháp lý cho di tích.
Cơng tác chống xuống cấp, tu bổ, tơn tạo di tích lịch sử Văn Miếu - Quốc
Tử Giám đã được Thành phố và nhân dân quan tâm: giai đoạn từ 2012 đến nay,
di tích lịch sử Văn Miếu - Quốc Tử Giám được tu bổ, sửa chữa 2 lần; Hiện nay,
Quy hoạch bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị các di tích trọng điểm trong đó có
di tích lịch sử Văn Miếu - Quốc Tử Giám đang được các cấp quan tâm triển khai
thực hiện.
Nguồn kinh phí đầu tư cho cơng tác tu bổ, tơn tạo và phát huy giá trị di
tích lịch sử Văn Miếu - Quốc Tử Giám từ ngân sách nhà nước, nguồn thu từ các
hoạt động sử dụng và phát huy giá trị di tích và kinh phí từ xã hội hóa do tài trợ
và đóng góp của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngồi. Di tích lịch sử Văn
Miếu - Quốc Tử Giám đã làm tốt công tác xã hội hóa, thu hút được sự đóng góp
lớn từ các tổ chức, cá nhân.
Việc giải quyết những vi phạm di tích lịch sử Văn Miếu - Quốc Tử Giám
do lịch sử để lại cũng được quan tâm từng bước và hầu hết ngăn chặn được
những lấn chiếm mới đối với di tích. Những cơng trình xây liền kề làm ảnh
hường tới khơng gian, cảnh quan di tích lịch sử Văn Miếu - Quốc Tử Giám cũng
17
giảm nhiều so với những năm trước đây. Những vụ việc vi phạm di tích đã được
phát hiện và phối hợp giải quyết kịp thời.
Các cấp chính quyền đã quan tâm hơn đến công tác tuyên truyền phát huy
giá trị di tích lịch sử Văn Miếu - Quốc Tử Giám qua việc tổ chức hội thảo, viết
sách hay làm tờ gấp giới thiệu di tích. Một số sự kiện tổ chức tại di tích lịch sử
Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã đi vào trật tự, nề nếp hơn. Công tác tuyên truyền,
giáo dục, phổ biến trong nhân dân pháp luật về di sản được quan tâm, chú trọng
với nhiều hình thức phong phú, đa dạng đã góp phân nâng cao nhận thức, nâng
cao đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân và đóng góp tích cực vào việc thực
hiện mục tiêu tuyên truyền, quảng bá giá trị di tích lịch sử Văn Miếu - Quốc Tử
Giám với cơng chúng trong và ngồi nước.
2.2.2. Kết quả các q trình tổ chức quản lý các hoạt động văn hóa giáo dục tại di tích lịch sử Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Xưa kia, Văn Miếu - Quốc Tử Giám là Trung tâm thờ tự, giáo dục Nho
học, đào tạo nhân tài lớn nhất đất nước - Nơi diễn ra những buổi tế lễ, học tập,
bình văn, đọc thơ… một thời làm nức lịng sĩ phu Đại Việt. Ngày nay, Di
tích là nơi bảo tồn và lưu giữ nhiều cơng trình kiến trúc nghệ thuật và truyền
thống văn hóa quý báu của dân tộc. Đó là những tiềm năng to lớn cho phát triển
văn hóa, du lịch, đồng thời cũng là điều kiện để Di tích trở thành một trong
những địa chỉ “ngoại giao văn hóa” của Thủ đơ và cả nước. Tọa lạc trên diện
tích hơn 54.000 m2, với mơi trường cây xanh râm mát, hồ nước trong lành, ẩn
hiện bóng những mái đền linh thiêng cổ kính giữa lịng đô thị hiện đại, Văn
Miếu - Quốc Tử Giám là địa chỉ lý tưởng để tổ chức nhiều loại hình văn hóa,
khoa học, giáo dục, nghệ thuật… và khai thác dịch vụ du lịch.
Ý thức rõ điều này, ngay sau khi thành lập (năm 1988), Trung tâm Hoạt
động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã chủ động nghiên cứu, tìm
tịi và áp dụng nhiều giải pháp hiệu quả để quản lý, bảo tồn Di tích và tổ chức
các hoạt động văn hóa, khoa học, phục vụ khách tham quan du lịch. Sau hơn
30 năm hoạt động, Trung tâm đã đưa Văn Miếu - Quốc Tử Giám từ một cơng
trình bị xuống cấp nghiêm trọng, mái đổ, tường xiêu, sân vườn ngập ngụa… trở
18
thành một Di tích cổ kính, khang trang, xanh, sạch, đẹp… Hàng năm đón tiếp
gần 2 triệu lượt khách tham quan du lịch trong nước, quốc tế (trong đó có hàng
trăm đoàn khách cấp cao của Đảng và Nhà nước), với nhiều hoạt động văn hóa
phù hợp tinh thần “Tơn vinh Đạo học” của Di sản và bước đầu đáp ứng nhu cầu
hưởng thụ văn hóa của cơng chúng.
Có thể nói, kể từ cuộc Hội thảo khoa học về Văn Miếu - Quốc Tử
Giám đầu tiên năm 1990 đặt nền móng cho cơng cuộc đại trùng tu Di tích (giai
đoạn 1990-2000) cho đến nay, Trung tâm đã trực tiếp tổ chức được trên 50 cuộc
hội nghị, hội thảo khoa học, lễ kỷ niệm danh nhân, cuộc thi, triển lãm chuyên
đề; xuất bản hàng chục ấn phẩm văn hóa; sưu tầm hàng nghìn tư liệu, hiện vật
về bia Tiến sĩ, Trường Quốc Tử Giám, khoa cử, di tích, danh nhân nho học và
công tác bảo tồn - phát huy giá trị di tích Nho học trong cả nước.
Với mục đích phát huy truyền thống Hiếu học, Hiếu nghĩa, Tôn sư trọng
đạo, Tôn trọng nhân tài… và quảng bá cho Di sản, hoạt động giáo dục, truyền
thông được đặc biệt chú trọng và đa dạng hóa loại hình để khơng chỉ thu hút
nhân dân, đặc biệt là tầng lớp học sinh, sinh viên đến với Văn Miếu - Quốc Tử
Giám mà còn mang Di sản về với các địa phương. Chỉ tính riêng từ năm 2012
đến 2019, Trung tâm đã đón tiếp và tổ chức Lễ dâng hương - Khuyến học cho
2.500 trường học các cấp cả nước với tổng số 688.090 lượt học sinh, sinh viên;
Tổ chức 15 cuộc triển lãm và 12 cuộc thi tìm hiểu về Lịch sử Văn Miếu - Quốc
Tử Giám, Lịch sử khoa cử Việt Nam và truyền thống khoa bảng địa phương tại
Hà Nội, Huế, Bắc Ninh, Hải Dương, Đồng Nai, An Giang, Kiên Giang.
Ngoài ra, Trung tâm còn phối hợp với nhiều đơn vị nghiên cứu, văn
hóa giáo dục, du lịch… khác trong nước và quốc tế tổ chức hàng trăm sự kiện
văn hóa có ý nghĩa, được giới chun mơn đánh giá cao như: Ngày hội đọc sách,
Ngày thơ Việt Nam, Lễ phong hàm Giáo sư, Tuyên dương Thủ khoa, Khen
thưởng học sinh giỏi, Trao bằng tốt nghiệp đại học, thạc sĩ, Cuộc thi Trạng
nguyên nhỏ tuổi, Triển lãm về tài liệu lưu trữ, Ảnh nghệ thuật, Lớp học Hán Nôm, Triển lãm thư pháp Việt Nam, Nhật Bản, Triển lãm cây cảnh - đá quí,
Gốm Bát Tràng...
19
Thông qua những hoạt động này, cán bộ nhân viên của đơn vị có cơ
hội được học tập, trải nghiệm, trưởng thành; Nhiều giá trị tinh hoa văn hóa dân
tộc được bảo tồn, quảng bá; Di tích “sống động”, hấp dẫn hơn khiến nhiều bà
con phương Nam mỗi lần về Hà Nội đều đến thăm Văn Miếu, nhiều du khách
quốc tế vì cảnh quan và sự ấm áp của con người nơi đây mà ăm nào cũng trở lại
thăm Văn Miếu (ơng bà Alan và Judy, du khách Úc), cịn những ai chưa có cơ
hội sẽ cảm thấy “Thật là thiếu sót nếu đến thăm Việt Nam mà khơng ghé qua
thăm Di tích đã gần nghìn tuổi này” (cảm tưởng của Bộ trưởng Bộ Văn hóa
Băng-la-đét).
Nhằm khơng ngừng nâng cao chất lượng của các sinh hoạt văn hóa tại Di
tích, trong 2 năm gần đây, Trung tâm đã tập trung đầu tư, kết hợp với huy động
nguồn vốn xã hội hóa, từng bước tạo dựng cơ sở hạ tầng thuận lợi cho việc tổ
chức các hoạt động văn hóa, du lịch trên tồn quần thể Di tích như: Cải tạo khu
tiền án, đặt quầy vé mới, phân luồng khách tham quan, xây dựng Logo, hệ thống
biển thông tin, biển chỉ dẫn, nhà vệ sinh tiêu chuẩn châu Âu, tôn tạo lối đi, tu
sửa giếng Thiên Quang, đổi mới phong cách làm việc để nâng cao chất lượng
phục vụ khách tham quan, chấn chỉnh lại các cửa hàng lưu niệm, qui hoạch lại
không gian mặt tiền hồ Văn làm nơi tổ chức sự kiện…
Kết quả của chuỗi sự kiện năm 2017: Thu vọng nguyệt tái hiện lại không
gian Tết Trung thu cổ truyền của người Việt, Triển lãm “Lung linh sao Khuê”,
Triển lãm “Khoa cử xưa qua tài liệu lưu trữ”, việc đưa vào phục vụ du khách hệ
thống Thuyết minh tự động (autoguide) gồm 12 thứ tiếng tại Di tích và thành
công của Hội chữ Xuân Mậu Tuất rực rỡ sắc màu truyền thống tại hồ Văn đầu
năm 2018… đã được nhân dân, cơng luận đánh giá cao và góp phần quảng bá
rộng rãi cho Di sản, thu hút ngày càng đông đảo du khách đến tham quan Văn
Miếu - Quốc Tử Giám (số lượng khách đến thăm Văn Miếu - Quốc Tử Giám
trong năm 2016, 2017 tăng lần lượt là 12% và 15%).
Đặc biệt, thành công sau 2 năm thử nghiệm của Chương trình giáo dục di
sản mới cho đối tượng học sinh tiểu học và trung học cơ sở đã góp phần mang
lại niềm đam mê mơn Lịch sử, mong muốn được đến và lưu lại Di tích lâu hơn
20
với những trải nghiệm hấp dẫn, thiết thực của nhiều học sinh và giáo viên Thủ
đô. Như vậy để thấy ý nghĩa của các hoạt động văn hóa nêu trên đã khơng chỉ
dừng lại trên góc độ tích cực về mặt tinh thần và bước đầu mang lại hiệu quả
kinh tế.
Trong xu hướng phát triển của nền kinh thế thị trường và bối cảnh tồn
cầu hóa hiện nay, cơng tác bảo tồn và phát huy giá trị Di tích Văn Miếu - Quốc
Tử Giám đang đứng trước nhiều nguy cơ, thách thức. Đó là vấn đề giải quyết hài
hịa các mâu thuẫn giữa vấn đề bảo tồn di sản với khai thác du lịch và bảo vệ
môi trường thời hiện đại. Trong khi đó nhu cầu tìm hiểu và hưởng thụ văn hóa
của nhân dân và du khách quốc tế ngày cao, địi hỏi các hoạt động văn hóa, du
lịch tại Di tích cần phải có hình thức đa dạng hơn, được tổ chức chuyên nghiệp
và bài bản hơn và đặc biệt phải có nội dung hấp dẫn hơn, hay hơn và tinh tế hơn
song vẫn phải đảm bảo tính dân tộc. Ý tưởng dùng giải pháp công nghệ hiện đại
(phim Lade, sách 3D, 5D…) trong trưng bày, xây dựng các hoạt động tương tác,
trải nghiệm… để ”kể” cho du khách nghe về những câu chuyện lịch sử là điều
khả thi và nên làm. Hiện nay, các hình thức sinh hoạt văn hóa tại Di tích cịn
chưa thật phong phú, chủ yếu mới tập trung khai thác giá trị của Di sản Nho học
(vùng lõi), chưa “phủ sóng” tồn bộ Di tích với tư cách là với một di sản văn
hóa Việt Nam cùng nhiều mẫu số văn hóa chung về nghệ thuật, văn hóa dân
gian, làng nghề truyền thống (vùng đệm); Cần khai thác thêm các yếu tố vùng
đệm có tính chất gần gũi, dễ đan xen, phối cảnh với vùng lõi. Hoạt động dịch vụ
du lịch còn mỏng, chất lượng chưa cao, cần bổ sung, nâng cấp và liên doanh
thực hiện nhưng tuyệt đối phải có cam kết tn thủ Luật Di sản văn hóa, khơng
để yếu tố lợi nhuận làm “mới” Di tích hoặc biến thiên “tinh thần” của Di sản.
Từ năm 2017, Trung tâm Hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc
Tử Giám đã trở thành đơn vị tự chủ. Chủ trương xã hội hóa trong hoạt động bảo
tồn và phát huy giá trị di sản, tổ chức các hoạt động vừa có ý nghĩa góp phần
giáo dục truyền thống, nâng cao đời sống văn hóa của nhân dân, vừa có hiệu quả
kinh tế, sinh lợi để tái đầu tư quản lý và bảo tồn di tích là hết sức cần thiết và
quan trọng. Muốn vậy, đơn vị cần sớm có qui chế tổ chức các hoạt động văn
21
hóa, liên doanh, liên kết, nhận tài trợ theo đúng qui định của pháp luật và thúc
đẩy tiến độ xây dựng Qui hoạch tổng thể Di tích để tạo hành lang pháp lý và cơ
sở hạ tầng cho công tác này. Vì việc, tổ chức các hoạt động văn hóa phong phú
về loại hình, độc đáo về tính chất, đầy màu sắc truyền thống, năng động và nhộn
nhịp, có khả năng hòa nhập giữa cái cũ và cái mới, giữa truyền thống với hiện
đại… chính là giải pháp tốt nhất để bảo tồn và phát huy giá trị của Di tích Văn
Miếu - Quốc Tử Giám trong cuộc sống đương đại và góp phần gìn giữ ”Một
Thăng Long văn hiến” trong lòng “Một Hà Nội văn minh, hiện đại” cho hôm
nay và mai sau.
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CÁC
HOẠT ĐỘNG VĂN HĨA TẠI DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN MIẾU - QUỐC
TỬ GIÁM
3.1. Công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của di tích lịch
sử Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch bảo quản, tu
bổ, phục hồi di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật quốc gia đặc biệt Văn Miếu Quốc Tử Giám với mục tiêu bảo tồn các giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc nghệ
thuật của Khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám, trở thành địa điểm giới thiệu
và tôn vinh nền giáo dục Việt Nam gắn với các danh nhân, trí thức tiêu biểu của
đất nước; giáo dục thế hệ trẻ về truyền thống hiếu học của cha ông…
Phạm vi lập quy hoạch dự kiến được xác định trên cơ sở khu vực bảo vệ I
của di tích theo Quyết định số 548/QĐ-TTg ngày 10/2/2012 của Thủ tướng
Chính phủ về việc xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt, diện tích 5,433ha, bao
gồm 3 khu vực: Khu Nội tự, Vườn Giám và Hồ Văn [2, tr.57].
Nội dung Nhiệm vụ quy hoạch chủ yếu là xác định yêu cầu nghiên cứu,
khảo sát, đánh giá hiện trạng di tích, trong đó, khảo sát, điều tra, sưu tầm tài
liệu, tổng hợp các dữ liệu, số liệu về lịch sử, văn hóa của di tích; chụp ảnh, vẽ
ghi, phân tích đánh giá kiến trúc của các cơng trình; khảo sát đo đạc địa hình tỷ
lệ 1/500 phạm vi quy hoạch; khảo sát tình trạng kỹ thuật của các hạng mục
22
cơng trình tại di tích; khảo sát các di sản văn hóa phi vật thể, di sản tư liệu gắn
với di tích.
Bên cạnh đó, khảo sát hiện trạng và đánh giá hiệu quả công tác quản lý,
bảo tồn và phát huy giá trị di tích; tình hình đầu tư các dự án bảo tồn, tu bổ các
di tích trong giai đoạn trước đây, các dự án hỗ trợ phát huy giá trị di tích; khảo
sát hiện trạng và đánh giá hiệu quả hoạt động du lịch và các hoạt động văn hóa
khác tại di tích khác.
Khảo sát, đánh giá hiện trạng sử dụng đất, cơ sở hạ tầng kỹ thuật khu vực
quy hoạch; hiện trạng kiến trúc, xây dựng đối với các cơng trình trong khu vực
nghiên cứu, đặc biệt kiến trúc mặt tiền của các phố Nguyễn Thái Học, Văn
Miếu, Quốc Tử Giám và Tôn Đức Thắng bao quanh khu di tích; khảo sát hệ
thống giao thơng và những áp lực đơ thị lên di tích, nhận diện những nguy cơ
xung đột giữa phát triển đô thị và bảo tồn di tích.
Về nội dung và định hướng bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, xác định
ranh giới khu vực bảo vệ I và II của di tích; kiến nghị về việc điều chỉnh mở
rộng hoặc thu hẹp các khu vực bảo vệ di tích phù hợp. Xác định cảnh quan, khu
vực cần quản lý xây dựng. Định hướng giải phóng mặt bằng, giải tỏa vi phạm
lấn chiếm và phương án tái định cư.
Định hướng bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, bao gồm: Lập danh mục các
đối tượng di tích cần bảo quản, tu bổ, phục hồi và mức độ bảo quản, tu bổ, phục
hồi đối với từng hạng mục; xác định nguyên tắc và giải pháp cơ bản đối với việc
bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích; biện pháp quản lý và bảo vệ đối với di vật, cổ
vật tại di tích.
3.2. Nâng cao hiệu quả cơng tác quản lý các hoạt động văn hóa - giáo
dục tại di tích lịch sử Văn Miếu - Quốc Tử Giám
3.2.1. Quản lý các hoạt động văn hóa
Đẩy mạnh việc triển khai Nghị định số11/2006/NĐ-CP ngày 18 tháng 01
năm 2006 của Chính phủ về việc ban hành quy chế hoạt động văn hóa và kinh
doanh dịch vụ văn hóa cơng cộng và Nghị định sổ: 56/2006/NĐ- CP ngày 06
tháng 6 năm 2006 của Chính phù về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt
23
động văn hóa thơng tin cùng các văn bản của Bộ, ngành Trung ương, của thành
phố. Theo đó, vấn đề đặt ra là công tác tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận
thức và ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân được tiến hành thường xuyên
liên tục các mặt hoạt động gắn liền với quản lý nhà nước về văn hóa ở di tích
lịch sử Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật bảo vệ, phát huy giá trị di tích lịch
sử Văn Miếu - Quốc Tử Giám cần phải được hoàn thiện, đội ngũ chuyên gia
phải được đào tạo cơ bản và đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của thực tiễn.
Vận dụng những quy định pháp lý, quy chế, chế độ bảo hành các cơng trình kiến
trúc của di tích lịch sử Văn Miếu - Quốc Tử Giám để xác định rõ trách nhiệm
của tập thể và cá nhân tham gia tu bổ di tích.
Củng cố, nâng cao năng lực lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền,
đồn thể đối với cơng tác quản lý di tích lịch sử Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
Tăng cường đầu tư, sử dụng nguồn vốn có hiệu quả, đẩy mạnh việc ứng dụng
các thành tựu khoa học và công nghệ trong lĩnh vực quản lý di tích lịch sử Văn
Miếu - Quốc Tử Giám.
Phân cấp quản lý và xác định rõ trách nhiệm của các cấp chính quyền, các
ban ngành, đồn thể trong lĩnh vực bảo tồn, phát huy giá trị của di tích lịch sử
Văn Miếu - Quốc Tử Giám để tơn vinh, khen thưởng bằng nhiều hình thức khác
nhau. Đồng thời xử lý nghiêm đối với tập thể, cá nhân vi phạm Luật Di sản văn
hố di tích lịch sử Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
Phục hồi, bảo tồn các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể, giữ gìn, phát
huy các giá trị văn hóa di tích lịch sử Văn Miếu - Quốc Tử Giám thông qua việc
tổ chức các lễ hội dân gian gắn liền kỷ niệm các sự kiện trọng đại và các ngày lễ
lớn trong năm nhằm nâng cao lòng tự hào về truyền thống quê hương. Phối hợp
với các ngành chức năng của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch triển khai hiệu
quả cơng tác bảo tồn, tơn tạo di tích lịch sử Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
Trong lĩnh vực quản lý Nhà nước đối với di tích, cơng tác thanh tra, kiểm
tra chống vi phạm di tích có vai trị đặc biệt quan trọng. Do đó, cơng tác thanh
24