Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Đặc điểm hình ảnh và giá trị của cộng hưởng từ trong chẩn đoán u tuyến nước bọt mang tai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (580.31 KB, 7 trang )

Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5 - 2020 - Tập 1
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5 - 2020 - Vol 1

ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ GIÁ TRỊ CỦA CỘNG HƯỞNG TỪ
TRONG CHẨN ĐOÁN U TUYẾN NƯỚC BỌT MANG TAI
BÙI DƯƠNG HƯƠNG LY1, PHÙNG ANH TUẤN2
TÓM TẮT
Mục đích: Xác định đặc điểm hình ảnh và giá trị của CHT trong phân biệt lành ác các khối u tuyến
nước bọt mang tai.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 60 bệnh nhân (64 khối u) được phẫu thuật tại bệnh viện
Ung Bướu Hà Nội từ 1/1/2019 đến 30/5/2020. So sánh các dấu hiệu hình ảnh ở 2 nhóm bằng Chi bình
phương test. So sánh kết quả CHT với kết quả mơ bệnh bằng bảng ma trận 2×2.
Kết quả: Các dấu hiệu hình dạng, đường bờ, tình trạng xâm lấn, hạch lân cận và cường độ tín hiệu
trên T2W có giá trị phân biệt lành ác. Sử dụng các dấu hiệu này để phân biệt, CHT có Se 77,8%,
Sp 89,1% và Acc 85,9%. Phân tích đồ thị TIC, CHT có Se 80%, Sp 95% và Acc 88%.
Kết luận: CHT có độ chính xác cao trong phân biệt lành ác các khối u tuyến nước bọt mang tai.
Từ khóa: Cộng hưởng từ, động học, u tuyến nước bọt mang tai, ác tính.

ĐẶT VẤN ĐỀ

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

U tuyến nước bọt mang tai (UTNBMT) là bệnh
lý thường gặp nhất trong các bệnh lý tuyến nước bọt
nói chung (chiếm 85 - 90%) và chiếm 3 - 4% các loại
u vùng tai mũi họng. Phần lớn u lành tính nhưng có
thể thối hóa ác tính[1]. Mặc dù việc phát hiện u
tương đối dễ dàng, thường do bệnh nhân (BN) tự
phát hiện thấy khối, việc xác định lành ác trước phẫu
thuật cịn có nhiều khó khăn. Trong các phương
pháp chẩn đốn hình ảnh, cộng hưởng từ (CHT) đã


được xác định là phương pháp có giá trị trong việc
đánh giá vị trí, hình dạng, kích thước, tình trạng xâm
lấn tại chỗ của u giúp ích cho bác sĩ phẫu thuật trong
việc lập kế hoạch điều trị[4]. Một vài chuỗi xung mới
được áp dụng giúp đánh giá động học tình trạng
mạch máu khối u, từ đó dự báo mức độ lành ác[10].
Nghiên cứu này nhằm mục đích mơ tả đặc điểm hình
ảnh và xác định giá trị của CHT trong dự báo khả
năng lành ác của UTNBMT.

Đối tượng nghiên cứu
60 BN có 64 UTNBMT được phẫu thuật tại
bệnh viện Ung Bướu Hà Nội từ 1/1/2019 đến
30/5/2020.
Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân
Các BN được chẩn đốn UTNBMT, được phẫu
thuật và có kết quả giải phẫu bệnh.
Tất cả BN được chụp cộng hưởng từ vùng mặt,
cổ trước phẫu thuật.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang, hồi cứu và tiến
cứu. 35 BN hồi cứu từ 1/1/2019 đến 31/8/2019 và 25
BN tiến cứu từ 1/9/2019 đến 30/5/2020.
Đối chiếu hình ảnh CHT với kết quả mơ bệnh
học sau phẫu thuật.
Kỹ thuật chụp CHT
Sử dụng máy CHT 1.5 Tesla ESSENZA, hãng
Siemens, Đức.

Địa chỉ liên hệ: Phùng Anh Tuấn

Email:
1 Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội
2 Bệnh viện Quân Y 103

108

Ngày nhận bài: 01/10/2020
Ngày phản biện: 03/11/2020
Ngày chấp nhận đăng: 05/11/2020


Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5 - 2020 - Tập 1
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5 - 2020 - Vol 1
Tất cả 60 BN đều được chụp với các chuỗi
xung: axial T2 TSE, coronal T2 TSE xóa mỡ, axial
T1 TSE, axial T1 TSE xóa mỡ trước và sau tiêm đối
quang từ, axial Diffusion. 25 BN tiến cứu được chụp
thêm chuỗi xung dynamic T1W xóa mỡ.
Sử dụng thuốc đối quang
0,5 mmol/ml với liều 0,1ml/kg.

từ

Dotarem

Dựng đồ thị thay đổi cường độ tín hiệu
(time signal indensity curve - TIC).
Các thơng số đánh giá trên CHT
Vị trí: Thùy nơng, thùy sâu, cả thùy nông và
sâu. Phân chia thuỳ nông và sâu dựa vào mặt phẳng

đi qua tĩnh mạch (TM) sau hàm dưới[4].
Kích thước: Kích thước lớn nhất trên hình axial
T1W sau tiêm[4].
Đường bờ: Nhẵn, mũi thùy[10].
Ranh giới: Rõ, khơng[10].
Hình dạng: Trịn, khác.
Hạch ác tính: Nốt hình dạng trịn hoặc bầu dục,
kích thước trục ngang >10mm, giảm tín hiệu trên
T1W, tăng nhẹ trên T2W, ngấm gado sau tiêm[10].
Xâm lấn: Khối u xác định xâm lấn khi thâm
nhiễm tổ chức mỡ, dày tổ chức da cạnh u, dính vào
cơ cắn, cơ ức địn chũm, bao quanh hoặc gây bít tắc
các mạch máu[10].
Tín hiệu trên các chuỗi xung CHT: So sánh với
cường độ tín hiệu của tổ chức tuyến. Chia 2 mức
tăng, đồng và giảm tín hiệu[4].
Đồ thị TIC chia 4 dạng A, B, C, D. Dạng C coi là
ác tính. A, B, D coi là lành tính[9].

Hình 1. Các dạng đồ thị TIC[9]
Xử lý số liệu
Phần mềm SPSS 16.0.
So sánh tỷ lệ các dấu hiệu hình ảnh giữa 2
nhóm lành ác bằng Chi bình phương test. So sánh
kết quả CHT với kết quả giải phẫu bệnh sau phẫu
thuật. Tính độ nhạy (Se), độ đặc hiệu (Sp) và độ
chính xác (Acc) dựa trên bảng ma trận 2x2.
KẾT QUẢ
Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu
60 BN gồm 35 nam (58,3%), 25 nữ (41,7%).

Tuổi trung bình 50,48. Thấp nhất 8, cao nhất 80.
4 BN có 2 khối u. Tổng cộng có 64 khối u trong
nghiên cứu.
Kết quả giải phẫu bệnh: Lành tính 46, u tuyến
đa hình 24, u Warthin 16, u lành khác 6, ác tính 18,
ung thư biểu mơ biểu bì 10, u lympho non-Hogkin 4,
u ác tính khác 4.

Đặc điểm hình ảnh u tuyến mang tai trên cộng hưởng từ
Bảng 1. Đặc điểm hình ảnh các khối UTNBMT (n = 64)
Đặc điểm hình ảnh khối u

Lành (46)

Ác (18)

Nơng

32 (69,6)

14 (77,8)

Sâu

5 (10,8)

3 (16,7)

Nơng và sâu


9 (19,6)

1 (5,5)

Nhẵn

44 (95,7)

6 (33,3)

2 (4,3)

12 (66,7)

44 (95,7)

4 (22,2)

2 (4,3)

14 (77,8)

Tròn

36 (78,3)

4 (22,2)

Khác


10 (21,7)

14 (77,8)

3 (6,6)

16 (88,9)

43 (93,4)

2 (11,1)

Vị trí

Đường bờ
Ranh giới
Hình dạng
Xâm lấn

Múi thùy

Khơng rõ


Khơng

p
0,350

< 0,001

< 0,001
< 0,001
< 0,001

109


Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5 - 2020 - Tập 1
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5 - 2020 - Vol 1


Hạch (60 BN)

Khơng

Kích thước trung bình

31,4mm

0 (0)

4 (28,6)

46 (100)

10 (71,4)

29,3

33,8


0,001
>0,05

Nhận xét: Các dấu hiệu hình dạng, đường bờ, ranh giới, hạch, tình trạng xâm lấn khác biệt có ý nghĩa
giữa 2 nhóm u lành ác.
Bảng 2. Đặc điểm tín hiệu CHT các khối UTNBMT (n = 64)
Tính chất tín hiệu

Lành (46)

Ác (18)

4 (8,7)

0 (0)

Đồng, giảm tín hiệu

42 (91,3)

18 (100)

Tăng tín hiệu

41 (89,1)

8 (44,4)

Đồng, giảm tín hiệu


5 (10,9)

10 (55,6)

Tăng tín hiệu

41 (89,1)

16 (88,9)

Đồng, giảm tín hiệu

5 (10,9)

2 (11,1)

Tăng tín hiệu

38 (82,6)

18 (100)

Giảm tín hiệu

8 (17,4)

0 (0)

Khơng ngấm


8 (17,4)

1 (5,6)

Ngấm vừa

14 (30,4)

9 (50)

Ngấm mạnh

24 (52,2)

8 (44,4)

Tăng tín hiệu

T1W
T2W
T2W xóa mỡ
Diffusion

Ngấm đối quang từ

p
0,251

< 0,001


0,151

0,141

0,244

Nhận xét: 55,6% các khối u ác tính đồng và giảm tín hiệu trên T2W.
Bảng 3. Đặc điểm đồ thị TIC của các khối u TNBMT
(n = 25)
Loại u

Típ A

Típ B

Típ C

Típ D

U tuyến đa hình

10

1

-

-


U Warthin

1

5

1

-

U lành tính khác

-

-

-

2

Ung thư biểu mơ biểu bì

-

-

2

-


U lympho non-Hogkin

-

1

1

-

Ung thư tuyến

-

-

1

-

Nhận xét: Có 5% (1/20) khối u lành tính và 80%
(4/5) khối u ác tính ngấm thuốc dạng biểu đồ C.
Khác biệt có ý nghĩa thống kê với p = 0,002.
Bảng 4. Giá trị của các chuỗi xung CHT thường quy
(n = 64) và đồ thị TIC (n = 25) trong phân biệt
lành ác UTNBMT
Giá trị CHT
Chuỗi xung
thường quy
Đồ thị TIC


Se

Sp

Acc

77,8%
(14/18)

89,1%
(41/46)

85,9%
(55/64)

80% (4/5)

95% (19/20)

88% (23/25)

Nhận xét: Sử dụng các chuỗi xung thường quy,
CHT có Se 77,8%, Sp 89,1%, Acc 85,9%. Sử dụng

110

đồ thị TIC để phân biệt lành ác, CHT có Se 80%,
Sp 95%, Acc 88%.
BÀN LUẬN

Trong nghiên cứu này, 93,3% (56/60) BN chỉ có
1 khối u. 4 BN có 2 khối đều là những trường hợp ác
tính (u lympho ác tính và ung thư biểu mơ tế bào
vảy). 90% BN trong nghiên cứu của Đặng Mạnh
Cường cũng chỉ có 1 u[1]. Vị trí u thuộc thùy nông
hay thùy sâu xác định dựa vào TM sau hàm dưới.
Trên CHT việc phân chia được xác định bằng cách
kẻ đường thẳng đi mỏm châm, bờ bên của TM sau
hàm dưới và bờ bên của cơ cắn trên mặt phẳng
axial[4]. U phát triển chủ yếu ở thùy nông trong cả hai
nhóm lành và ác tính.
Do CHT có độ tương phản mơ mềm cao nên
tính chất ranh giới đường bờ của khối u được xác
định rất dễ dàng. Trong nghiên cứu của chúng tơi,
các đặc điểm hình trịn, bờ nhẵn khác biệt có ý
nghĩa thống kê giữa 2 nhóm u lành ác. Nghiên cứu
của Tartaglione trên 94 BN cho thấy có tới 88% các
khối u ác tính ranh giới khơng rõ trong khi tỷ lệ này ở
nhóm u lành chỉ là 4%. 100% các khối u lành tính
hình trịn, bờ nhẵn[8]. Nghiên cứu của Yuan Y, u ác
tính có ranh giới khơng rõ chiếm 54,9%, u lành tính
có ranh giới khơng rõ chiếm tỉ lệ 14,7%[10]. Hai
trường hợp u lành tính ranh giới không rõ trong


Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5 - 2020 - Tập 1
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5 - 2020 - Vol 1
nghiên cứu của chúng tôi đều là u Warthin. Một
trường hợp có tổn thương viêm tuyến nước bọt kèm
theo và trường hợp thứ 2 có biểu hiện chảy máu

trong u.
Xâm lấn tổ chức xung quanh là 1 đặc điểm biểu
hiện tính chất ác tính của khối u. Trên hình CHT, lớp
mỡ cạnh khối u giảm tín hiệu so với tổ chức mỡ bình
thường, dày lớp da bề mặt u. Mất ranh giới giữa u
và tổ chức cơ xung quanh hoặc u dính hẳn vào cơ
cắn, cơ ức địn chũm. Khối u có thể gây bít tắc mạch
máu hoặc bao quanh, đè đẩy vào các dây thần
kinh[3]. Trong nghiên cứu của chúng tôi, các trường
hợp u ác tính xâm lấn chủ yếu vào da và các cơ lân
cận. Chỉ có 2 trường hợp xâm lấn vào mạch máu.
Cả 3 trường hợp u lành tính đánh giá xâm lấn trên
CHT đều là do nhầm với phản ứng viêm xung quanh
u. Nghiên cứu của Christe A trên 84 khối UTNBMT
cho thấy có 33% các khối u ác tính xâm lấn vào tổ
chức dưới da và 22% lan dọc quanh các dây thần
kinh[4].
Trong nghiên cứu của chúng tôi, trong nhóm u
lành tính khơng có trường hợp nào CHT nghi ngờ có
hạch ác tính. CHT phát hiện 4/14 trường hợp có
hạch nghi ác tính chiếm 28,6% trong nhóm u ác tính.
Yuan Y nhận thấy có 17/51 (33,3%) trường hợp
UTNBMT ác tính phát hiện hạch trên CHT[10]. Tác
giả đánh giá do UTNBMT ở nông, dễ phát hiện nên
các khối u thường có kích thước trung bình, chưa
xâm lấn rộng, do đó khả năng di căn hạch thấp.
Trên CHT, phần lớn các khối UTNBMT đồng
hoặc giảm tín hiệu trên chuỗi xung T1W. U có tăng
tín hiệu trên T1W chiếm tỉ lệ thấp, thường liên quan
đến các tổn thương giàu protein, có chảy máu hoặc

có lắng đọng cholesterol[4]. Ngược lại, trên chuỗi
xung T2W, u có thể tăng, đồng hoặc giảm tín hiệu.
Tín hiệu tăng liên quan đến tổ chức mơ bị nang hóa
và dịch nhầy trung mơ, tín hiệu thấp cho thấy sự
xuất hiện của tế bào biểu mô trong tổ chức u[2].
Trong nghiên cứu của chúng tơi chỉ có cường độ tín
hiệu trên chuỗi xung T2W khác biệt có ý nghĩa thống
kê giữa 2 nhóm u lành ác.
Dựa trên các chuỗi xung thường quy CHT, khối
UTNBMT được coi là ác tính khi có các dấu hiệu: bờ
múi thùy, ranh giới khơng rõ, hình bầu dục hoặc
khơng xác định, xâm lấn tổ chức xung quanh, tín
hiệu thấp trên T2W. Những đặc điểm này đã được
xác định có giá trị phân biệt lành ác trong nhiều
nghiên cứu trước đây[2],[4]. Sử dụng những đặc điểm
này, chúng tơi đã chẩn đốn đúng 41 khối u lành tính
và 14 khối u ác tính. Nghiên cứu của chúng tơi xác
định CHT có Se 77,8%,Sp 89,1%, Acc 85,9% trong
đánh giá các khối UTNBMT.

Nghiên cứu của Ali S[2] trên 200 BN có
UTNBMT (125 u lành và 75 u ác) cho thấy CHT có
Se 90,4%, Sp 89,33%, Acc 90%. Tác giả đánh giá
CHT có độ chính xác cao trong việc phân biệt các
khối UTNBMT và có thể được sử dụng như một
công cụ đánh giá trước phẫu thuật các khối
UTNBMT[2]. Inohara H nghiên cứu so sánh CHT và
chọc hút kim nhỏ (Fine needle aspiration-FNA) trên
81 BN có UTNBMT (60 u lành và 21 u ác). Kết quả
cho thấy CHT có Se 81%, Sp 92%, Acc 89% trong

phân biệt lành ác tương tự như FNA. Việc kết hợp
CHT với FNA không giúp tăng Acc trong dự đoán
bản chất khối u. Tác giả kết luận có thể sử dụng
CHT đơn thuần, khơng cần kết hợp với FNA trong
đánh giá tính chất lành ác của khối u[7].
CHT động học dynamic là 1 kỹ thuật mới được
áp dụng nhằm mục đích đưa ra những đánh giá
chức năng về tình trạng tưới máu khối u. Đo cường
độ tín hiệu sau khi tiêm thuốc ở 1 vị trí khối u tại
những thời điểm khác nhau, máy tính sẽ tự động
dựng nên biểu đồ ngấm và thải thuốc của khối u.
Yabuuchi[9] khi nghiên cứu UTNBMT đã xác định có
4 dạng biểu đồ A, B, C và D. Biểu đồ A có dạng
đường cong đi lên thể hiện đỉnh ngấm thuốc >120
giây. Biểu đồ B, C có dạng lên đỉnh rồi đi xuống
tương ứng với đỉnh ngấm thuốc ≤ 120 giây và mức
độ thải thuốc ≥30% và < 30%. Biểu đồ D thể hiện
đường nằm ngang không ngấm thuốc. Tác giả nhận
thấy UTNBMT ác tính thường có dạng biểu đồ C
trong khi các khối u lành tính có 3 dạng còn lại.
Trong nghiên cứu của El Shahat HM[5], tất cả các
khối u tuyến đa hình, u Warthin và các khối u ác tính
đều có dạng biểu đồ A, B, C tương ứng. Kết quả
nghiên cứu của chúng tôi cho thấy 11 u tuyến đa
hình gồm 10 u biểu đồ típ A và 1 biểu đồ típ B. 7 u
Warthin gồm 1 típ A, 5 típ B và 1 típ C. 5 khối u ác
tính có 4 khối típ C. Khác biệt có ý nghĩa thống kê.
Sử dụng đồ thị típ A chẩn đốn u tuyến đa hình, Se
90,9% (10/11), Sp 92,9% (13/14). Đồ thị típ B chẩn
đốn u Warthin có Se 71,4% (5/7), Sp 88,9%

(16/18). Đồ thị típ C chẩn đốn u ác tính có Se 80%
(4/5), Sp 95% (19/20). Coi đồ thị típ A, B, D là lành
tính và C là ác tính, CHT có Se 80%, Sp 95%, Acc
88% trong phân biệt lành ác các khối UTNBMT.
Coi đồ thị típ A, B, D là lành tính và C là ác tính,
Yabuuchi H[9] xác định CHT có Se và Sp 91% trong
phân biệt lành ác. Nghiên cứu của Hishatomi M[6]
trên 54 khối UTNBMT cho thấy: đồ thị típ A chẩn
đốn đúng 18/20 trường hợp u tuyến đa hình, có Se
90%. Đồ thị típ B chẩn đốn đúng 15 u Warthin, có
Se 100% và đồ thị típ C chẩn đốn đúng 11/12 u ác
tính, có Se 91,7%. Sử dụng đồ thị típ A chẩn đốn u
tuyến đa hình, Atta MM[3] nhận thấy Se 100%,
Sp 94,3%. Đồ thị típ B chẩn đoán u Warthin,

111


Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5 - 2020 - Tập 1
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5 - 2020 - Vol 1
Se 90,5%, Sp 100%. Đồ thị típ C chẩn đốn u ác
tính, Se 92.9%, Sp 97.5%.
KẾT LUẬN
Từ kết quả nghiên cứu hình ảnh cộng hưởng
64 khối u tuyến nước bọt mang tai trên 60 bệnh
nhân phẫu thuật tại bệnh viện Ung Bướu Hà Nội từ
1/1/2019 30/5/2020, chúng tôi rút ra một số kết luận
sau:
- Các dấu hiệu: bờ múi thùy, ranh giới khơng rõ,
hình bầu dục hoặc không xác định, xâm lấn tổ chức

xung quanh, tín hiệu thấp trên T2W khác biệt có ý

nghĩa thống kê giữa 2 nhóm u lành ác. Sử dụng các
dấu hiệu này để phân biệt, cộng hưởng từ có độ
nhạy 77,8%, độ đặc hiệu 89,1%, độ chính xác
85,9%.
- 90,9% u tuyến đa hình ngấm thuốc dạng biểu
đồ A, 71,4% u Warthin ngấm thuốc dạng biểu đồ B.
80% các u ác tính ngấm thuốc dạng biểu đồ C. Coi
đồ thị típ A, B, D là lành tính và đồ thị típ C là ác tính,
cộng hưởng từ có độ nhạy 80%, độ đặc hiệu 95%,
độ chính xác 88%.

HÌNH MINH HỌA

Hình 2. Ung thư biểu mô tuyến. BN Trần Thị G, nữ, 38 tuổi, ung thư biểu mơ tuyến
A: Hình T2 xóa mỡ cho thấy khối tín hiệu cao, trung tâm có hoại tử.
B: Hình T1W sau tiêm: Khối hình trịn, bờ nhẵn, ranh giới rõ, ngấm thuốc mạnh.
C: Biểu đồ TIC típ C.

Hình 3. U tuyến đa hình. BN Trần Tuấn L, nam, 36 tuổi. Khối u cả thùy nông và thùy sâu, bờ thùy múi, ranh
giới rõ, tăng tín hiệu đồng nhất trên T2W (A), Đồng tín hiệu trên T1W (B), Biểu đồ TIC típ A.

112


Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5 - 2020 - Tập 1
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5 - 2020 - Vol 1
TÀI LIỆU THAM KHẢO


The Egyptian Journal of Radiology and Nuclear
Medicine, 44, 203–207.

1. Đặng Mạnh Cường (2010). Nghiên cứu đặc
điểm hình ảnh và giá trị của siêu âm, cắt lớp vi
tính trong chẩn đốn u vùng tuyến nước bọt
mang tai. Luận văn thạc sỹ, trường Đại học Y Hà
Nội.

6. Hisatomi M, Asaumi J, Yanagi Y, et al (2007).
Diagnostic value of dynamic contrast-enhanced
MRI in the salivary gland tumors. Oral Oncology,
43, 9, 940-947.

2. Ali S, Khan A, Sarfaraz K, et al (2018).
Diagnostic accuracy of magnetic resonance
imaging to differentiate benign and malignant
parotid gland tumors. Journal of Radiology and
Oncology, 2, 80-88.

7. Inohara H, Akahani S, Yamamoto Y, et al (2008).
The role of fine-needle aspiration cytology and
magnetic resonance imaging in the management
of parotid mass lesions. Acta oto-laryngologica,
128, 1152-1158.

3. Atta MM, Amer TA, Gaballa GM, et al (2016).
Multi-phasic CT versus dynamic contrast
enhanced MRI in characterization of parotid
gland tumors. The Egyptian Journal of Radiology

and Nuclear Medicine, 47, 1361-1372.

8. Tartaglione T, Botto A, Sciandra M, et al (2015).
Differential diagnosis of parotid gland tumours:
which magnetic resonance findings should be
taken in account? ACTA otorhinolaryngologica
italica, 35, 314-320.

4. Christe A, Waldherr C, Hallettet R, et al (2011).
MR imaging of parotid tumors: Typical lesion
characteristics in MR imaging improve
discrimination between benign and malignant
Ddisease. American jounal of neuroradiology,
32, 1202-1207.

9. Yabuuchi H, Fukuya T, Tajima T, et al (2003).
Salivary gland tumors: Diagnostic value of
gadolinium-enhanced dynamic MR imaging with
histopathologic correlation. Radiology, 226, 345354.

5. ElShahat HM, Fahmy HS, Gouhar GK, et al
(2013). Diagnostic value of gadolinium-enhanced
dynamic MR imaging for parotid gland tumors.

10. Yuan Y, Tanga W, and Taoa X (2016). Parotid
gland lesions: separate and combined diagnostic
value of conventional MRI, diffusion-weighted
imaging and dynamic contrast-enhanced MRI.
The Bristish Journal of Radiology, 89.


113


Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5 - 2020 - Tập 1
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5 - 2020 - Vol 1
ABSTRACT
Diagnostic value of MR imaging in differentiating parotid gland tumors
Objective: To discribe the MRI charateristic figures and to assess the value of MR imaging in
differentiating malignant from benign parotid gland tumors.
Material and method: 60 patients (64 parotid gland tumors) were treated at Hanoi Cancer Hospital from
Jan. 2019 to May. 2020. Comparison the characteristic figures between malignant and benign groups by Chi
square test. The sensitivity, the specificity, and the accuracy of MRI were defined based on 2×2 matrix tables.
Results: The signs: shape, margin, invasiveness, lymph nodes, and signal intensity T2-weighted differ
significantly between malignant and benign groups. The Se, Sp, and Acc of MRI were 77.8%, 89.1% and
85.9%, respectively. Classification of TICs had Se 80%, Sp 95%, and Acc 88% in the differentiating malignant
from benign tumors.
Conclusion: MRI is highly accurate in differentiating malignant from benign parotid gland tumors.
Keywords: Magnetic resonance imaging, dynamic, parotid gland tumors, malignancy.

114



×