Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Nghiên cứu tác dụng chống tổn thương phổi cấp của bài thuốc cổ truyền để ứng dụng điều trị Covid-19

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (363.22 KB, 8 trang )

NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG

Nghiên cứu tác dụng
chống tổn thương phổi cấp của bài thuốc
cổ truyền để ứng dụng điều trị Covid-19
Bùi Thị Thu Hiền1, Nguyễn Thanh Hằng1, Trần Thị Thu Huyền1, Hoàng Văn Nghĩa2
Nguyễn Thái Biềng 1, Chử Văn Mến 1, Hồ Anh Sơn 1, Trần Bá Hiếu1
Học viện Quân y

1

Khoa Y học Cổ truyền, Bệnh viện Quân y 103, Học viện Quân y

2

TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá tác dụng chống tổn thương
phổi cấp của bài thuốc YCT trên động vật thực
nghiệm để phát triển ứng dụng trong điều trị
Covid-19.
Phương pháp nghiên cứu: Chuột nhắt trắng
được gây tổn thương phổi cấp bằng acid oleic. Hình
ảnh giải phẫu bệnh lý, tỷ lệ trọng lượng ướt/khô của
phổi và tần suất hô hấp được dùng để đánh giá tác
dụng điều trị và dự phòng tổn thương phổi cấp của
bài thuốc.
Kết quả: So với nhóm mơ hình và nhóm dùng
Ambroxol, nhóm điều trị và dự phịng bằng bài
thuốc YCT giúp giảm tần suất hơ hấp, giảm tỷ lệ
trọng lượng ướt/khô của phổi, giảm tổn thương
sung huyết phổi trên đại thể và vi thể.


Kết luận: Bài thuốc YCT giúp cải thiện chức
năng hô hấp của phổi bị tổn thương do axit oleic,
hiệu quả điều trị tốt hơn so với thuốc đối chứng
Ambroxol.
Từ khóa: Tổn thương phổi cấp, Covid-19, axit
oleic.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Đại dịch COVID-19 do vi rút Corona chủng mới
(SARS-CoV-2) xuất hiện tại Vũ Hán vào cuối năm
2019 đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe nhân loại
và sự phát triển kinh tế xã hội của mọi quốc gia trên
thế giới [1]. Do chưa có vaccine phịng bệnh cũng
như chưa có thuốc điều trị đặc hiệu viêm phổi do
SARS-CoV-2 vì vậy điều trị các triệu chứng nghiêm
trọng để hạn chế tổn thương và giảm nguy cơ tử
vong là sách lược chính trong điều trị hiện nay [2].
Trong các tài liệu Đơng dược kinh điển có từ
hơn 2000 năm nay đã ghi chép rất nhiều bài thuốc
vị thuốc có tác dụng hiệu quả trong điều trị các bệnh
liên quan đến hô hấp. Dược lý học hiện đại đã chứng
minh các vị thuốc trong các bài thuốc này không chỉ
có tác dụng kháng viêm, tiêu đờm, giảm tiết dịch
mà cịn có tác dụng điều tiết chức năng miễn dịch
của cơ thể. Trong thập kỷ qua, các nhà khoa học
đã xác định được nhiều hoạt chất trong dược liệu
có hoạt tính chống SARS-CoV. Do sự tương đồng
của SARS-CoV và SARS-CoV-2, những nghiên cứu
trước đây có thể làm sáng tỏ các hợp chất tự nhiên
Ngày nhận bài: 04/11/2020

Ngày phản biện: 15/12/2020
Ngày chấp nhận đăng: 23/12/2020

TẠP CHÍ NỘI KHOA VIỆT NAM | SỐ 21/20210

75


NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG

có khả năng ức chế SARS-CoV-2 [3, 4].
Do vậy để giải quyết những nhu cầu bức thiết
trong điều trị COVID-19 hiện nay chúng tôi đề
xuất nghiên cứu chọn lọc xây dựng bài thuốc điều
trị triệu chứng tổn thương phổi cấp, đây là triệu
chứng nghiêm trọng nhất dẫn đến tử vong bởi đại
dịch này. Trong nghiên cứu này chúng tơi sử dụng
mơ hình tổn thương phổi cấp bằng axit oleic trên
chuột nhắt trắng để đánh giá hiệu quả điều trị của
bài thuốc. Bài thuốc này được chọn lọc và kết hợp từ
hai phương thuốc kinh điển trong điều trị các triệu
chứng liên quan đến hô hấp trong y học cổ truyền,
với các vị thuốc là ma hoàng, hạnh nhân, bán hạ,
trạch tả, phục linh, mà tác dụng và tính an tồn được
chứng minh qua hàng trăm năm sử dụng.

NGUYÊN VẬT LIỆU, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU
Nguyên liệu, thiết bị và động vật nghiên cứu
Nguyên liệu

Dược liệu của bài thuốc bao gồm ma hoàng,
hạnh nhân, bán hạ, phục linh, trạch tả...được mua
từ Công ty cổ phần Dược liệu Việt Nam. Siro
Ambroxol, lọ 50 ml: 30 mg/5 ml được mua từ Công
ty cổ phần Dược DANAPHA - Việt Nam. Acid
Oleic được mua từ Sigma-Aldrich-Mỹ
Thiết bị
Bộ dụng cụ dùng để tiêm và cho chuột uống
thuốc, bộ dụng cụ lấy máu chuột (vial tráng EDTA
K2, mao quản), cân phân tích 10-4, model CP224S,
Sartorius - Đức, máy xét nghiệm huyết học tự động
XE2100, hãng Sysmex, hệ thống PowerLab, AD
Instrument-Mỹ.
Động vật thí nghiệm
Chuột nhắt trắng chủng Swiss, cả hai giống,
khỏe mạnh, cân nặng 20,0 ± 2,0g. Động vật được
ni trong phịng thí nghiệm, ánh sáng tự nhiên,
uống nước và ăn thức ăn được nấu chín, bảo đảm
theo nhu cầu.

76

TẠP CHÍ NỘI KHOA VIỆT NAM | SỐ 21/2021

Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu
Dung dịch acid oleic được pha với tỷ lệ: Oleic:
EtOH 70: EtOH 96 (2:7:0.5)
Chuột được gây viêm phổi bằng acid oleic (0.16
ml/kg) tiêm tĩnh mạch, nhóm chứng âm được tiêm

dung dịch cồn với cùng thể tích.
Động vật nghiên cứu 46 chuột nhắt trắng được
phân làm 5 nhóm:
1) Nhóm 1 (n=6) chứng âm: tiêm dung dịch
cồn và uống NaCl 0,9% (0.3 ml/ngày).
2) Nhóm 2: (n=8) gây mơ hình: tiêm acid oleic
và uống NaCl 0,9% (0.3 ml/ngày).
3) Nhóm 3: (n=8) chứng dương điều trị: tiêm
acid oleic và uống Ambroxol (0.3 ml /ngày) sau khi
tiêm 5 ngày.
4) Nhóm 4: (n=8) điều trị: tiêm acid oleic và
uống dịch chiết của bài thuốc, (0.3 ml /ngày) sau
khi tiêm 5 ngày.
5) Nhóm 5: (n=8) chứng dương dự phòng:
uống Ambroxol (0.3 ml /ngày) trước khi tiêm 3
ngày, acid oleic được tiêm ở ngày thứ 4, sau đó chuột
được tiếp tục uống thuốc cho đến ngày thứ 5.
6) Nhóm 6: (n=8) nhóm dự phịng: uống dịch
chiết của bài thuốc, (0.3 ml /ngày) trước khi tiêm 3
ngày, acid oleic được tiêm ở ngày thứ 4, sau đó chuột
được tiếp tục uống thuốc cho đến ngày thứ 5.
Trừ nhóm dự phịng chuột được cho uống dịch
chiết trước khi gây mơ hình 4 ngày, các nhóm khác
sau khi gây mơ hình chuột được phân ngẫu nhiên
vào các nhóm và cho uống thuốc 5 ngày.
Theo dõi trọng lượng chuột
Chuột được cân xác định trọng lượng ở các thời
điểm: trước khi tiêm và ngày thứ 2, 4 trong quá trình
điều trị.
Đánh giá chức năng hô hấp của chuột

Chức năng hô hấp của chuột được đo ở các thời
điểm: trước khi tiêm, sau khi tiêm 6 giờ, 24h, 72h và
ngày thứ 5.


NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG

500

P<0.01
P<0.01

Respiratory rate

400

300

200

100

O

O

A

+A


O

m

A

+Y
C

T

br
ox
ol

l
aC
+N
A

Sh
a

m

0

Hình 1. Tần suất hơ hấp giữa các nhóm điều trị ở ngày
thứ 5
Kết quả đo tần số hơ hấp cho thấy so với nhóm

chứng âm, nhóm gây mơ hình bằng acid oleic tần
suất hơ hấp tăng lên với P<0,01 khi so sánh ở tất cả
các thời điểm. Trong nhóm mơ hình tần số hơ hấp
khơng có sự cải thiện đáng kể giữa các ngày.
500

P<0.05
P<0.01

400

300

200

100

T
+Y
C
A
O

br
ox
ol
m

+A
O


A

O

A

+N

aC

l

m

0
Sh
a

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Trọng lượng
Trọng lượng chuột ở các ngày đo cân nặng
khơng có sự khác biệt có ý nghĩa giữa các nhóm.
Chức năng hơ hấp
Quan sát đặc trưng bên ngồi cho thấy, ở nhóm
chứng âm chuột thở đều, hoạt bát, mắt trong và lơng
mượt. So với nhóm chứng âm, nhóm gây mơ hình
bằng acid oleic chuột thở nhanh và gấp, vận động ít

hơn, lơng hơi xù. Ở các nhóm dự phịng và điều trị

chuột thở nhanh và gấp hơn so với nhóm chứng âm
nhưng chậm hơn so với nhóm mơ hình.

Respiratory rate

Quan sát đại thể và đánh giá lượng nước trong
phổi chuột
Sau 5 ngày, chuột được giết và bóc tách phổi để
quan sát mức độ phù và xung huyết phổi.
* Quan sát hình hành đại thể, cân trọng lượng phổi.
* Xác định lượng nước trong phổi chuột:
Phổi của chuột được bóc tách khỏi lồng ngực
được rửa sạch bằng nước muối sinh lý thấm khô
bằng giấy thấm hoặc bông.
- Cân ngay lập tức để ghi trọng lượng ướt của
phổi.
- Sau khi sấy khô 24h ở 60oC phổi được cân lại
lần nữa để ghi trọng lượng khô.
Tỷ lệ trong lượng ướt/khô của phổi = trọng lượng
ướt/trọng lượng khơ × 100%
Hình ảnh giải phẫu bệnh vi thể của phổi chuột
Thùy dưới phổi phải được cố định trong 10%
paraformaldehyd, nhúng trong parafin và nhuộm
màu HE. Ba phần của phổi được chọn để nhuộm HE.
Xử lý số liệu
Các dữ liệu được phân tích bằng phần mềm
GrapPad Prism 8. Số liệu được trình bày dưới dạng
giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn (X ± SD) hoặc
tỷ lệ phần trăm. So sánh các giá trị trung bình bằng
independent t-test. So sánh các biến liên tục trước

và sau điều trị được thực hiện với thuật toán paired
t-test hoặc Wilcoxon (đối với biến phi tham số). So
sánh các biến định tính bằng kiểm định χ2. Giá trị
P< 0,05 được coi là có ý nghĩa thống kê.

Hình 2. Tần suất hơ hấp giữa các nhóm điều trị ở ngày
thứ 3
TẠP CHÍ NỘI KHOA VIỆT NAM | SỐ 21/20210

77


NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG

Ở nhóm điều trị bằng Ambroxol so với nhóm
mơ hình điều trị bằng Ambroxol khơng có sự cải
thiện về tần suất hô hấp với P>0,05 khi so sánh ở
tất cả các thời điểm. Trong nhóm điều trị bằng
Ambroxol tần số hơ hấp khơng có sự cải thiện đáng
kể giữa các ngày.
600

400

200

T
+Y
C


O

A

6

Respiratory rate

+A

T
+Y
C
A

m

A
O

O

br
ox
ol

aC

l


m

0

O

P<0.05

Hình 5. Tỷ lệ trọng lượng ướt/khơ của
phổi giữa các nhóm điều trị

400

300

200

100

6h

24h

Pre-Ambroxol+OA

6h

24h

Pre-YCT+OA


Hình 4. Tần suất hơ hấp giữa các nhóm dự phịng lúc
6h và 24h sau khi tiêm acid oleic

78

2

A

500

4

Sh
a

Ở nhóm điều trị bằng bài thuốc YCT so với
nhóm mơ hình, tần số hơ hấp giảm có ý nghĩa ở
ngày thứ 3 (P<0,05) và thứ 5 (P<0,01). So với
nhóm điều trị bằng Ambroxol điều trị bằng YCT
giúp giảm tần số hô hấp ở thời điểm 6h (P<0,05),
ngày thứ 3 (P<0,01) và ngày thứ 5 (P<0,01). Trong
nhóm điều trị bằng YCT tần số hơ hấp ở ngày thứ 5
giảm có ý nghĩa so với lúc 6h (P<0,05).

P<0.05
Lung wet-dry weight ratio

Hình 3. Tần suất hơ hấp giữa các nhóm điều trị lúc 6h

sau khi tiêm acid oleic

0

P<0.05

O

m
+A

O

A

br
ox
ol

l
aC
+N
A

Sh
a

m

0


+N

Respiratory rate

P<0.05

Khi so sách giữa nhóm dự phịng bằng YCT
và nhóm dự phịng bằng Ambroxol tần số hơ hấp
khơng có sự khác biệt có ý nghĩa giữa hai nhóm.
Tuy nhiên ở nhóm dự phịng bằng YCT tần số hơ
hấp ở thời điểm 24h giảm xuống so với thời điểm
6h (P<0.05).
Tỷ lệ trong lượng ướt/khơ của phổi
Ở nhóm điều trị bằng Ambroxol tỷ lệ trong
lượng ướt/khơ của phổi khơng có sự khác biệt ý
nghĩa so với nhóm mơ hình. Tuy nhiên ở nhóm
điều trị bằng YCT tỷ lệ trong lượng ướt/khơ của
phổi giảm xuống có ý nghĩa so với nhóm mơ
hình (P<0,05) và nhóm điều trị bằng Ambroxol
(P<0,05).

TẠP CHÍ NỘI KHOA VIỆT NAM | SỐ 21/2021

Khi so sánh giữa nhóm dự
phịng bằng YCT và nhóm dự
phịng bằng Ambroxol tỷ lệ trong
lượng ướt/khơ của phổi ở nhóm
dự phịng dùng YCT nhỏ hơn có ý
nghĩa so với nhóm dự phịng bằng

Ambroxol (P<0,05).


NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG
8

Lung wet-dry weight ratio

P<0.05
6

4

2

0

Pre-Ambroxol+OA

Pre-YCT+OA

Hình 6. Tỷ lệ trọng lượng ướt/khơ của phổi giữa hai
nhóm dự phịng

Hình ảnh đại thể phổi
Quan sát hình ảnh phổi cho thấy, ở nhóm
chứng âm phổi màu hồng nhạt, kích thước
nhỏ hơn. Ở các nhóm khác phổi màu hồng
đậm hơn do có biểu hiện xung huyết, kích
thước phổi lớn hơn so với nhóm chứng âm.

Ngồi ra ở nhóm điều bằng YCT mức độ
xung huyết nhẹ hơn, màu sắc phổi nhạt hơn
so với nhóm điều trị bằng Ambroxol. Tương
tự ở nhóm dự phịng bằng YCT mức độ xung
huyết và màu sắc phổi cũng nhẹ hơn so với
nhóm điều trị bằng Ambroxol.

Hình 7. Hình ảnh đại thể phổi giữa các nhóm
Kết quả giải phẫu bệnh
Ở nhóm chứng âm phổi có tổn thương sung
huyết nhẹ: các mao mạch máu ở vách phế nang bị
sung huyết. Các phế nang lịng rộng và sáng.
Ở nhóm gây mơ hình bằng acid oleic phổi có
các tổn thương sung huyết: các mao mạch hô hấp bị
sung huyết mạnh, vách phế nang dày hơn nhóm 1,

có nơi bị xơ hóa với các tế bào sợi tăng sinh.
Ở nhóm điều trị bằng Ambroxol có tổn thương
sung huyết ở phổi: các mao mạch phế nang và các
mạch máu bị sung huyết mạnh, vách phế nang dày.
Vách phế nang cịn có nhiều đại thực bào mà bào
tương chứa sắc tố máu màu vàng nâu do hồng cầu
thốt mạch tạo nên.

Hình 8. Hình ảnh giải phẫu bệnh phổi các nhóm
TẠP CHÍ NỘI KHOA VIỆT NAM | SỐ 21/20210

79



NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG

Ở nhóm điều trị bằng YCT có tổn thương sung
huyết ở phổi: các mao mạch phế nang và các mạch
máu bị sung huyết mạnh, vách phế nang dày. Có ổ
viêm nhỏ cạnh phế quản gian tiểu thùy, gồm chủ
yếu là các tế bào lympho.
Ở nhóm dự phịng bằng Ambroxol có tổn
thương của phù phổi cấp: các phế nang chứa dịch
phù màu hồng, các mao mạch máu ở vách phế
nang sung huyết và xuất huyết. Lòng phế nang
rải rác có các đại thực bào bào tương chứa các hạt
Hemosiderin.
Ở nhóm dự phịng bằng YCT có tổn thương
của phù phổi cấp, các phế nang chứa dịch phù màu
hồng, các mao mạch máu ở vách phế nang xung
huyết và xuất huyết. Một số có tổn thương xung
huyết ở phổi:các mao mạch phế nang và các mạch
máu bị xung huyết mạnh, vách phế nang.

BÀN LUẬN
Những nghiên cứu giải phẫu bệnh của bệnh
nhân tử vong do Covid-19 cho thấy, trong khoang
phế nang xuất hiện tương, dịch fibrin và màng trong
suốt. Các tế bào tiết ra chủ yếu là bạch cầu đơn
nhân và đại thực bào, và các tế bào đa nhân lớn rất
dễ nhìn thấy. Một lượng đáng kể tế bào biểu mơ
phế nang loại II tăng sinh trong đó một số tế bào
phân lý. Có thể nhìn thấy các phần bên trong các
tế bào biểu mô phế nang loại II. Mạch máu tại vách

ngăn phế nang bị xung huyết, phù nề, có sự xâm
nhiễm của bạch cầu đơn nhân và tế bào lympho,
lịng mạch hình thành các cụng máu đơng trong
suốt. Tổ chức phổi có huyết khu trú và hoại tử có
thể gây nhồi máu xuất huyết. Một số phế nang
xuất hiện thẩm thấu cơ học và xơ hóa kẽ phổi. Tổn
thương đại thể nội tạng chiếm ưu thế ở các trường
hợp tử vong gồm phù phổi, tăng thể tích phổi với
nhiều vùng tổn thương dạng sung huyết, sưng hạch
bạch huyết rốn phổi và bụng, giảm trọng lượng lách
[5]. Những thay đổi về hình thái bao gồm phá hủy

80

TẠP CHÍ NỘI KHOA VIỆT NAM | SỐ 21/2021

biểu mô niêm mạc phế quản, mất lơng chuyển và
dị sản gai. Hình ảnh mơ học tổn thương pha sớm
trong nhiễm SARS- CoV thường kết hợp với tổn
thương phế nang lan tỏa trong khi ở pha muộn có
sự kết hợp tổn thương phá hủy phế nang với hiện
tượng xơ hóa cấp tính và tổ chức hóa phổi [6]. Cơ
chế sinh bệnh nền tảng những trường hợp SARSCoV nặng cho đến nay còn chưa được đầy đủ. Tổn
thương phổi lan rộng tỏ ra là có kết hợp với tải lượng
virus ban đầu, tăng thâm nhiễm tế bào monocyte,
macrophage, và neutrophil ở phổi và tăng ngưỡng
huyết thanh các cytokines, chemokines tiền viêm.
Do vậy, lâm sàng xấu đi trong SARS-CoV có thể do
kết hợp giữa hiệu ứng trực tiếp tế bào-virus với đáp
ứng miễn dịch bệnh lý được hình thành do tạo ra

q mức cytokine (bão cytokine) [7].
Mơ hình động vật cung cấp cầu nối giữa bệnh
nhân và các nghiên cứu tại phịng thí nghiệm.
Các giả thuyết được tạo ra trong các nghiên cứu
ở người có thể được thử nghiệm trực tiếp trên các
mơ hình động vật và kết quả nghiên cứu trên tế
bào giản đơn giản hơn có thể được thử nghiệm
trên các mơ hình động vật để đánh giá mức độ
phù hợp của chúng trên một hệ thống cơ thể
hoàn chỉnh [8]. Trong nghiên cứu này bằng việc
tiêm tĩnh mạch acid oleic chúng tôi đã tạo được
mơ hình tổn thương phổi cấp có các triệu chứng
giống như những bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2
ở giai đoạn tiến triển và nặng.
Về mặt hơ hấp trong q trình thí nghiệm xác
định liều gây tổn thương phổi bằng acid oleic quan
sát thấy nhịp thở tăng lên với liều thấp và trung bình,
trong khi đó nhịp thở giảm xuống và thường chuột
sẽ tử vong trong vòng 24 giờ khi tiêm tĩnh mạch
acid oleic liều cao. Trong khi đó điều trị bằng bài
thuốc YCT giúp giảm hẳn nhịp thở của chuột gây
tổn thương phổi cấp bằng acid oleic so với nhóm
mơ hình và nhóm điều trị bằng Ambroxol, từ đó
giúp cải thiện đáng kể chức năng hô hấp của chuột.


NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG

Về hình ảnh đại thể phổi các mơ phổi của nhóm
chứng âm vẫn mềm mại với vẻ ngồi hơi hồng,

trong khi các mơ phổi của nhóm tiêm acid oleic cho
thấy xung huyết, xuất tiết và sưng ở các mức độ khác
nhau. Ngoài ra, giống như nhồi máu vùng tối có thể
được quan sát trên bề mặt của nó, đồng thời có xuất
hiết dịch tiết trong màng phổi. Tính thấm của vi
mạch phổi tăng lên rõ rệt, với sự gia tăng của nước
phổi ngồi phổi và rị rỉ chất lỏng giàu protein vào kẽ
và khơng gian khơng khí. Trong nghiên cứu này so
sánh hình ảnh đại thể phổi giữa các nhóm cho thấy
cả nhóm điều trị và dự phịng bằng bài thuốc YCT
hình ảnh phổi sáng hơn, dịch màng phổi ít hơn so
với nhóm mơ hình và nhóm dùng Ambroxol. Điều
đó chứng tỏ bài thuốc YCT dù dùng điều trị hay dự
phòng đều giúp giảm mức độ xung huyết của phổi
cũng như dịch tiết từ đó hạn chế mức độ tổn thương
phổi gây ra bởi acid oleic.
Về giải phẫu bệnh kết quả cho thấy thấy phù nề
kẽ và mức độ phù nề khơng khí khác nhau, và một
số khu vực cho thấy thâm nhiễm xuất huyết lan rộng
với lắng đọng fibrin. Ngồi ra, có thâm nhiễm bạch
cầu trung tính, thành phế nang dày và màng hyaline
hồn tồn tạo thành một cấu trúc giống như tổ ong
trong phổi. Kết quả giải phẫu bệnh cũng cho thấy sử
dụng bài thuốc YCT giúp giảm tổn thương phổi ở
mức vi thể với các biểu hiện như các mao mạch phế

nang và các mạch máu bị sung huyết nhẹ hơn, vách
phế nang mỏng hơn và mức độ viêm cũng thấp hơn
so với nhóm mơ hình và nhóm dùng Ambroxol.
Tỷ lệ trọng lượng khơ-ướt của các mơ phổi trong

nhóm mơ hình cao hơn nhóm chứng âm. Những dữ
liệu này chỉ ra rằng hàm lượng nước trong mơ phổi
của nhóm tiêm acid oleic đã tăng lên, cho thấy tính
thấm của phế nang tăng lên. Điều trị và dự phòng
bằng bài thuốc YCT giúp giảm tỷ lệ trọng lượng khơ
ướt của phổi đó đã giảm lượng nước và tính thấm
của phổi so với nhóm mơ hình cũng như nhóm điều
trị và dự phịng bằng Ambroxol. Từ đó giúp giảm
bớt tổn thương phổi và cải thiện cũng như phục hồi
chức năng hô hấp của phổi.

KẾT LUẬN
Trong nghiên cứu này chúng tơi đã xây dựng
thành cơng mơ hình tổn thương phổi cấp với nhiều
đặc điểm giống với tổn thương phổi gây ra bởi vi rút
Sars-CoV-2. Dựa trên mô hình tổn thương phổi cấp
trong nghiên cứu này chúng tơi đã chứng minh tác
dụng hiệu quả trong cả dự phòng và điều trị của bài
thuốc YCT. Kết quả cho thấy bài thuốc thông qua
giảm lượng dịch tiết, sung huyết phổi từ đó giúp cải
thiện chức năng hơ hấp của phổi bị tổn thương do
acid oleic, hiệu quả điều trị tốt hơn so với thuốc đối
chứng Ambroxl.

ABSTRACT
Objectives: In order to apply for the treatment of Covid-19, this study was carried out to investigate the
therapeutic effect of traditional medicine YCT on mice with acute lung injury model.
Methods: Acute lung injury was induced in the mice via the lateral tail vein injection of oleic acid.
The histopathological of lung, lung wet-dry weight ratio and the respiratory rate were used to evaluate the
therapeutic effect of YCT.

Results: Compared to the model group and the Ambroxol group, the treatment and pre-treatment
group with YCT decreased the respiratory rate and the wet/dry weight ratio of the lungs as well as mitigated
congestive lung damage.
TẠP CHÍ NỘI KHOA VIỆT NAM | SỐ 21/20210

81


NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG

Conclusion: YCT improved the respiratory function of lungs damaged by oleic acid and displayed a
better therapeutic effect than the control drug Ambroxol.
Key wods: Acute lung injury, Covid-19, oleic acid.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Rolling updates on coronavirus disease (COVID-19) (Update: WHO characterizes COVID-19 as a
pandemic). Tổ chức Y tế Thế giới. Ngày 11 tháng 3 năm 2020.
2. Huang, Chaolin; Wang, Yeming, et al. Clinical features of patients infected with 2019 novel coronavirus
in Wuhan, China”. Lancet,(20)30183-5.
3. Lam T.T., Shum M.H., Zhu H.C., et al. Identifying SARS-CoV-2 related coronaviruses in Malayan
pangolins. Nature, s41586-020-2169-0.
4. Yang Yang, Sahidul Islam, Jin Wang, Yuan Li, and Xin Chen. Traditional chinese medicine in the
treatment of patients infected with 2019-new coronavirus (sars-cov-2): a review and perspective. Int J Biol
Sci. 2020; 16(10): 1708–1717.
5. Haneen Amawi, Ghina'a I Abu Deiab, Alaa A. A. Aljabali, et al. COVID-19 pandemic: an overview of
epidemiology, parthenogenesis, diagnostics and potential vaccines and therapeutics. Ther Deliv. 2020 Apr:
10.4155/tde-2020-0035.
6. Yung-Fang Tu, Chian-Shiu Chien, Aliaksandr A Yarmishyn, et al. A review of sars-cov-2 and the
ongoing clinical trials. Int J Mol Sci. 2020 Apr 10;21(7):2657.
7. Dae-Gyun Ahn, Hye-Jin Shin, Mi-Hwa Kim, et al. Current status of epidemiology, diagnosis,

therapeutics, and vaccines for novel coronavirus disease 2019 (covid-19). J Microbiol Biotechnol. 2020
Mar 28;30(3):313-324.
8. Beilman G. Pathogenesis of oleic acid-induced lung injury in the rat: distribution of oleic acid during
injury and early endothelial cell changes. Lipids 30: 817–823, 1995.

82

TẠP CHÍ NỘI KHOA VIỆT NAM | SỐ 21/2021



×