Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Phân tích tình hình sử dụng thuốc lợi tiểu trong điều trị bệnh tăng huyết áp cho bệnh nhân nội trú tại Khoa Nội Tim mạch - Bệnh viện Quân y 103

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (254.42 KB, 7 trang )

NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG

Phân tích tình hình sử dụng thuốc lợi tiểu
trong điều trị bệnh tăng huyết áp
cho bệnh nhân nội trú tại Khoa Nội Tim mạch Bệnh viện Quân y 103
Nguyễn Cẩm Vân, Vũ Thị Hà, Nguyễn Minh Tuấn, Nguyễn Tuấn Quang, Hoàng Xuân Cường, Đỗ Thế Khánh
Học viện Quân y

TÓM TẮT
Mục tiêu: Khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến
việc kê đơn thuốc lợi tiểu trong điều trị tăng huyết
áp (THA) của bệnh nhân (BN) nội trú tại Khoa
Nội tim mạch - Bệnh viện Quân y 103 (BVQY 103).
Phân tích tình hình sử dụng thuốc lợi tiểu trong
điều trị THA của BN nội trú tại Khoa Nội tim
mạch, BVQY 103.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Sử
dụng phương pháp nghiên cứu hồi cứu trên 478 hồ sơ
bệnh án (HSBA) của BN điều trị THA nội trú tại Khoa
Nội tim mạch - BVQY 103 đạt tiêu chuẩn lựa chọn.
Kết quả: Số thuốc trung bình trong 1 bệnh án
(BA) là 9,3 thuốc, số thuốc lợi tiểu trung bình trong
1 BA là 1,39 thuốc. 65,06% BA kê 1 thuốc lợi tiểu.
Furosemid là hoạt chất được kê nhiều nhất (55,63%).
70,66% phác đồ điều trị là kiểu phối hợp 1 thuốc
lợi niệu quai - 1 thuốc đối lập với aldosteron. BA sử
dụng 5 nhóm thuốc có tác dụng hạ áp phối hợp cùng
thuốc lợi tiểu, trong đó nhóm ức chế men chuyển
(ƯCMC) có tỷ lệ sử dụng cao nhất (33,68%).
Kết luận: Sử dụng thuốc lợi tiểu có phối hợp với
thuốc hạ áp trong điều trị bệnh THA cho BN nội


trú tại Khoa Nội tim mạch - BVQY103 đã cho kết
quả điều trị tích cực. Đây là kết quả của việc phối
hợp thuốc hợp lý trong phác đồ điều trị.
Ngày nhận bài: 11/09/2020
Ngày phản biện: 06/10/2020
Ngày chấp nhận đăng: 15/10/2020

140

TẠP CHÍ NỘI KHOA VIỆT NAM | SỐ 19+20/2020

Từ khóa: Tăng huyết áp, thuốc lợi tiểu, Bệnh
viện Quân y 103

ĐẶT VẤN ĐỀ
THA là bệnh lý thường gặp nhất trong các bệnh
lý tim mạch. Các số liệu nghiên cứu gần đây cho thấy,
người có huyết áp bình thường ở tuổi 55, sẽ có 90%
nguy cơ phát triển tăng huyết áp trong tương lai [1].
Tại Việt Nam, tần suất THA gia tăng trong những
năm trở lại đây, tỷ lệ mắc bệnh tăng huyết áp ở cộng
đồng năm 1998 là 16,09% [2], năm 2001 - 2002 là
16,32% [3], độ tuổi từ 18 - 69 tuổi tại 63 tỉnh/thành
phố mắc THA là 18,9% [4]. Trong nhiều năm qua,
các nhóm thuốc chống THA đã được phát minh và
sử dụng, trong đó có sự phối hợp của nhiều nhóm
thuốc với nhau. Thuốc lợi tiểu là một trong những
nhóm được kê đơn hàng đầu trong phối hợp để điều
trị bệnh THA, nhưng cho đến nay chưa có nghiên
cứu nào về tình hình sử dụng thuốc này trong điều

trị bệnh THA tại Khoa Nội tim mạch - BVQY 103,
do đó nghiên cứu đã được tiến hành.
ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
HSBA của BN bị bệnh THA được theo dõi và
điều trị nội trú tại Khoa Nội Tim mạch/BVQY 103


NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG

từ 1/1/2019 đến 31/12/2019 với các tiêu chuẩn
lựa chọn mẫu nghiên cứu và loại trừ sau:
Tiêu chuẩn lựa chọn: HSBA của BN được chẩn
đoán mắc bệnh THA có sử dụng thuốc lợi tiểu và
điều trị THA là bệnh chính, điều trị nội trú tại Khoa
Nội tim mạch liên tục tối thiểu 4 ngày, đã ra viện và
có kết luận của bác sĩ.
Tiêu chuẩn loại trừ: HSBA điều trị THA nhưng
không dùng thuốc lợi tiểu, thời gian điều trị bị gián
đoạn. Loại trừ những HSBA của BN không tuân thủ
điều trị: tự ý xuất viện, tự ý quay lại viện, thời gian nằm
viện dưới 4 ngày, BN có bệnh THA nhưng chuyển
từ khoa khác sang. HSBA của những BN được chẩn
đốn có mắc bệnh THA mắc các bệnh kèm khác
nhưng việc điều trị THA không phải là bệnh chính.
Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp hồi cứu trên tất cả các
HSBA của những BN THA đang điều trị nội trú, có
chỉ định dùng thuốc lợi tiểu tại Khoa Nội tim mạch
- BVQY 103 từ 1/1/2019 đến 31/12/2019. Theo

các tiêu chuẩn lựa chọn và loại trừ, đã thu thập được
478 HSBA đạt yêu cầu.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến việc kê đơn
- Về giới: khơng có sự chênh lệch lớn về giới tính
ở các BN trong nghiên cứu, có 205 BN nam, chiếm
42,89%; 273 BN nữ, chiếm 57,11%.
- Về tuổi: Độ tuổi của BN dao động từ 41-100
tuổi, trong đó độ tuổi từ 71- 80 và 81-90 có tỷ lệ
lớn nhất (lần lượt là 144 BN, 30,13% và 131 BN,
27,4%), độ tuổi dưới 41 có tỷ lệ thấp nhất (12 BN,
2,51%).
- Về tiền sử bệnh THA: trong số các BN
nghiên cứu, BN có tiền sử THA chiếm tỷ lệ cao
nhất (76,36%), không rõ tiền sử THA thấp nhất
(5,02%).
- Về mức độ THA của BN: BN mắc THA độ
2 và 3 chiếm tỷ lệ cao nhất, lần lượt là 44,56% và
40,59%. Thấp nhất là BN chỉ THA tâm thu đơn
độc, với 21 BN (4,40%).
- Về cơ cấu bệnh, triệu chứng mắc kèm: có sự đa
dạng và phân bố khơng đồng đều. Nhóm bbệnh lý
về tim mạch chiếm tỷ lệ cao nhất (44,72%), thấp
nhất là nhóm bệnh khác (2,37%).

Bảng 1. Đặc điểm cơ cấu bệnh và triệu chứng mắc kèm
Bệnh
Bệnh thuộc yếu tố nguy cơ
Đái tháo đường

Rối loạn lipid
Bệnh tổn thương cơ quan đích
Suy tim
Bệnh tim thiếu máu cục bộ mãn tính
Đau thắt ngực
Tim
(502 lượt, 44,72%)
Hở van hai lá, ba lá
Rung nhĩ
Ngoại tâm thu thất
Hội chứng tiền đình
Não
Đột quỵ não cũ
(164 lượt, 15,58%)
Thiểu năng tuần hồn não

Số lượt (n)

Tỷ lệ (%)

116
39

11,03
3,70

193
155
47
33

59
15
92
56
16

18,35
14,73
4,47
3,14
5,60
1,43
8,74
5,32
1,52

TẠP CHÍ NỘI KHOA VIỆT NAM | SỐ 19+20/20200

141


NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG

Thận
(120 lượt, 11,40%)
Phổi
(56 lượt, 5,32%)
Dạ dày (30 lượt)

Suy thận

Hạ Kali máu, Natri máu
Phù
Gout
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Bệnh lý hơ hấp
Viêm lt dạ dày, trào ngược,...
Bệnh khác
Tổng cộng

56
20
30
14
40
16
30
25
1052

5,32
1,90
2,85
1,33
3,80
1,52
2,85
2,37
100

- Về thời gian điều trị: Các BN trong NC có thời gian điều trị từ 4-40 ngày, trong đó tỷ lệ số ngày điều trị

từ 5-9 ngày chiếm tỷ lệ cao nhất, dao động từ 40-60 BN.
Phân tích tình hình sử dụng thuốc lợi tiểu trong điều trị bệnh THA cho BN nội trú tại Khoa Nội tim
mạch - BVQY 103
Số thuốc trung bình trong một bệnh án
Bảng 2. Số thuốc trong một bệnh án

142

Số thuốc kê trong 1BA

Số lượng (n)

Tỷ lệ (%)

Tổng số thuốc

BA kê 3 thuốc

9

1,88

27

BA kê 4 thuốc

17

3,56


68

BA kê 5 thuốc

32

6,69

160

BA kê 6 thuốc

48

10,04

288

BA kê 7 thuốc

56

11,72

392

BA kê 8 thuốc

55


11,50

440

BA kê 9 thuốc

61

12,76

549

BA kê 10 thuốc

51

10,67

510

BA kê 11 thuốc

35

7,32

385

BA kê 12 thuốc


30

6,28

360

BA kê 13 thuốc

20

4,18

260

BA kê 14 thuốc

22

4,60

308

BA kê 15 thuốc

16

3,35

240


BA kê 16 thuốc

11

2,30

176

BA kê 17 thuốc

6

1,26

102

BA kê 18 thuốc

1

0,20

18

BA kê 19 thuốc

3

0,63


57

BA kê 20 thuốc

1

0,20

20

BA kê 21 thuốc

1

0,20

21

TẠP CHÍ NỘI KHOA VIỆT NAM | SỐ 19+20/2020


NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG
BA kê 22 thuốc
Tổng

3
0,63
478
100
Số thuốc trung bình trong một bệnh án là:

Tổng số thuốc/ Tổng số BA = 4446/478 = 9,3 (thuốc)

66
4446

Nhận xét: Số thuốc trung bình trong một BA của bệnh nhân nội trú điều trị THA có sử dụng thuốc lợi
tiểu là 9,3 thuốc. BA kê 9 thuốc có tỷ lệ cao nhất (12,76%).
Số thuốc lợi tiểu trung bình trong một bệnh án
Bảng 3. Số thuốc lợi tiểu trong một bệnh án
Số thuốc lợi tiểu trong 1 BA
Số lượng (n)
Tỷ lệ (%)
1 lợi tiểu
311
65,06
2 lợi tiểu
149
31,17
3 lợi tiểu
18
3,77
Tổng
478
100
Số thuốc lợi tiểu trung bình trong một bệnh án là:
Tổng số lươt kê/ Tổng số BA = 1,39 (thuốc)

Số lần kê
311
298

54
663

Nhận xét: Phác đồ điều trị THA thường rất phức tạp, tùy thuộc mức độ THA để đưa ra phác đồ điều
trị phù hợp từ 1-3 thuốc lợi tiểu. Số thuốc lợi tiểu trung bình được kê trong BA là 1,39 thuốc, trong đó BA
kê 1 thuốc lợi tiểu chiếm tỷ lệ lớn nhất (65,06%), thường dùng ở giai đoạn THA độ 1 và kết hợp với thuốc
nhóm khác như nhóm hạ áp. BA kê 3 thuốc lợi tiểu chiếm tỷ lệ ít nhất (3,77%). Các thuốc lợi tiểu được kê
trong BA được thống kê như sau:
Bảng 4. Các thuốc lợi tiểu được kê trong bệnh án
TT

Tên hoạt chất

1

Furosemid
(335 lượt, 50,53%)

2

Spironolacton
(186 lượt, 28,06%)

3
4

Hydroclorothiazid
Acetazolamid

Tên thuốc

Furosemid 20mg/ml
Becosemid 40mg
Agifuros 40mg
Verospiron 25mg
Domever 25mg
Aldacton 25mg
Hydroclorothiazid 25mg
Acetazolamid 250mg
Tổng

Số lượt (n)
196
25
114
20
58
108
137
5
663

Tỷ lệ (%)
29,56
3,77
17,20
3,02
8,75
16,29
20,66
0,75

100

Nhận xét: Có 4 hoạt chất lợi tiểu được kê trong 478 HSBA, trong đó furosemid có tỷ lệ nhiều nhất là
50,53% chủ yếu ở dạng tiêm và acetazolamid có tỷ lệ thấp nhất là 0,75%.
Các cách phối hợp thuốc lợi tiểu
Việc sử dụng 2 hoặc 3 thuốc lợi tiểu trong 1 phác đồ điều trị được phân chia thành từng cặp phối hợp
theo hoạt chất như sau:
TẠP CHÍ NỘI KHOA VIỆT NAM | SỐ 19+20/20200

143


NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG

Bảng 5. Các cách phối hợp các thuốc lợi tiểu theo hoạt chất
STT
1
2
3

1
2

Cặp phối hợp

Kiểu phối hợp
Số lượt (n)
Cặp 2 thuốc lợi tiểu phối hợp
1 thuốc lợi niệu quai - 1 thuốc đối lập với
118

Furosemid - Spironolacton
aldosteron
Furosemid - Hydroclorothiazid
1 thuốc lợi niệu quai - 1 thuốc nhóm thiazid
26
1 thuốc nhóm thiazid - 1 thuốc đối lập với
5
Spironolacton - Hydroclorothiazid
aldosteron
Cặp 3 thuốc lợi tiểu phối hợp
Furosemid - Hydroclorothiazid 1 thuốc lợi niệu quai - 1 thuốc ức chế
5
Acetazolamid
cacbonic anhydrase - 1 thuốc nhóm thiazid
Furosemid - Hydroclorothiazid 1 thuốc lợi niệu quai - 1 thuốc nhóm thiazid
13
Spironolacton
- 1 thuốc đối lập với aldosteron
Tổng
167

Nhận xét: Trong 167 BA kê phối hợp 2 hoặc 3
thuốc lợi tiểu có 3 cặp phối hợp 2 thuốc và 2 cặp
phối hợp 3 thuốc theo cơ chế tác dụng. Trong đó,
cặp phối hợp 2 lợi tiểu Furosemid - Spironolacton (1
thuốc lợi niệu quai - 1 thuốc đối lập với aldosteron)
chiếm tỷ lệ cao nhất (70,66%), phối hợp 1 thuốc
lợi niệu quai - 1 thuốc ức chế cacbonic anhydrase
- 1 thuốc nhóm thiazid và phối hợp 1 thuốc nhóm
thiazid - 1 thuốc đối lập với aldosteron có tỷ lệ thấp

nhất, chỉ chiếm 2,99%)
Furosemid là hoạt chất được kê nhiều nhất
(50,33%), xuất hiện hầu hết trong các cặp phối
hợp thuốc lợi tiểu, thuộc nhóm lợi tiểu quai có
tác dụng nhanh, mạnh, có hiệu quả ngay cả khi
độ lọc vi cầu thận thấp và gây giãn tĩnh mạch.
Spironolacton chiếm tỷ lệ cao thứ 2 (28,06%),

Tỷ lệ (%)
70,66
15,57
2,99

2,99
7,79
100

thuộc nhóm lợi tiểu giữ kali nên dùng để phối
hợp với lợi tiểu quai hoặc thiazid giúp ngăn ngừa
rối loạn điện giải ở đa số BN suy tim, ức chế sự
xơ hóa cơ tim và giảm nguy cơ tiến triển của suy
tim. Acetazolamid được sử dụng ít nhất (0,75%),
thuộc nhóm ức chế anhydrase carbonic là lợi tiểu
tác dụng yếu. Nhưng đã được sử dụng trên BN
suy tim sung huyết không đáp ứng với lợi tiểu quai
liều cao và với BN bị kiềm chuyển hóa. Tuy nhiên
chỉ dùng acetazolamid nếu đã dùng thiazid và lợi
tiểu quai khơng hiệu quả.
Phối hợp các nhóm thuốc hạ áp dùng cùng với
thuốc lợi tiểu

Các nhóm thuốc làm hạ huyết áp dùng cùng
thuốc lợi tiểu theo tác dụng dược lý được trình bày
ở bảng 6:

Bảng 6. Các nhóm thuốc hạ áp dùng cùng thuốc lợi tiểu
STT

Nhóm thuốc

Thuốc

Số lượng (n)

Tỷ lệ (%)

1

Chẹn kênh calci
(247 thuốc; 25,15%)

Amlodipin

224

22,81

Nicardipin

23


2,34

2

Ức chế men chuyển
(321 thuốc; 32,68%)

Captopril

123

12,52

Perindopril

198

20,16

144

TẠP CHÍ NỘI KHOA VIỆT NAM | SỐ 19+20/2020


NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG

3

Ức chế thụ thể AT1
(180 thuốc; 18,33%)


4

Chẹn beta giao cảm
(99 thuốc; 10,08%)

5

Tác động lên hệ giao cảm TW (135
thuốc; 13,74%)

Telmisartan
Irbesartan
Losartan
Metoprolol
Bisoprolol
Methyldopa
Indapamid

Tổng

Nhận xét: THA là bệnh mạn tính, đa cơ chế, việc
phối hợp thêm các thuốc hạ áp sẽ làm làm tăng hiệu
quả điều trị bệnh. Có 5 nhóm thuốc làm hạ huyết
áp phối hợp cùng với thuốc lợi tiểu, trong đó nhóm
ƯCMC có tỷ lệ sử dụng cao nhất (32,68%), được
chỉ định rộng rãi cho các trường hợp THA có các
bệnh mắc kèm như phì đại thất trái, ĐTĐ, rối loạn
lipid, suy tim, thận, đồng thời nhóm cũng có ít tác
dụng phụ nhất so với các nhóm khác. Theo nhiều

thử nghiệm lâm sàng cũng như các khuyến cáo của
JNC, WHO hay Hội Tim mạch học Việt Nam thì
ƯCMC sử dụng được trong tất cả các trường hợp
có chỉ định bắt buộc [5], [6].
Đánh giá hiệu quả điều trị bệnh
Qua tìm hiểu các HSBA, nhận thấy tỷ lệ BN
đỡ nhiều sau khi ra viện chiếm tỷ lệ cao nhất
(442/478 BN, chiếm 92,47%), chỉ có 2 BN khỏi
bệnh (0,42%). Kết quả này cho thấy việc sử dụng
thuốc đã cho những kết quả điều trị tích cực, vì đây
là bệnh lý mạn tính, về cơ bản chỉ có thể điều trị đến
khi ổn định là có thể xuất viện. Tác dụng giảm và
ổn định huyết áp của quá trình điều trị tại khoa là
kết quả của việc dùng các thuốc phối hợp với các
phương pháp chữa bệnh hợp lý. Kết quả này cũng
tương đồng với kết quả nghiên cứu của Đặng Thị
Thu Trang và cộng sự với 78,5% BN đỡ nhiều [7].

KẾT LUẬN
Khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến việc kê đơn
- Về giới: khơng có sự chênh lệch lớn ở các BN

109
4
67
55
44
27
108
982


11,10
0,41
6,82
5,60
4,48
2,75
10,99
100

trong nghiên cứu.
- Về tuổi: Độ tuổi của BN dao động từ 41-100
tuổi, trong đó độ tuổi từ 71- 80 và 81-90 có tỷ lệ lớn
nhất, độ tuổi dưới 41 có tỷ lệ thấp nhất.
- Về tiền sử bệnh THA: BN có tiền sử THA
chiếm tỷ lệ cao nhất (76,36%), không rõ tiền sử
THA thấp nhất (5,02%).
- Về mức độ THA: BN mắc THA độ 2 và 3
chiếm tỷ lệ cao nhất, lần lượt là 44,56% và 40,59%.
Thấp nhất là BN chỉ THA tâm thu đơn độc, chiếm
4,40%.
- Về cơ cấu bệnh, triệu chứng mắc kèm: Nhóm
bệnh lý về tim mạch chiếm tỷ lệ cao nhất (44,72%),
thấp nhất là nhóm bệnh khác (2,37%).
- Về thời gian điều trị: Các BN có thời gian điều
trị từ 4-40 ngày, trong đó tỷ lệ số ngày điều trị từ 5-9
ngày chiếm tỷ lệ cao nhất.
Phân tích tình hình sử dụng thuốc lợi tiểu trong
điều trị bệnh THA cho BN nội trú tại Khoa Nội
tim mạch - BVQY 103

- Số thuốc trung bình trong 1BA là 9,3 thuốc,
trong đó số thuốc lợi tiểu trung bình trong 1 BA là
1,39 thuốc.
- Có 311 BA (chiếm 65,06%) kê 1 thuốc lợi tiểu.
- Furosemid là hoạt chất được kê nhiều nhất
(55,63%), thấp nhất là acetazolamide (0,75%).
- Có 167/478 BA có sự phối hợp từ 2 - 3 thuốc
lợi tiểu, trong đó kiểu phối hợp 1 thuốc lợi niệu quai
- 1 thuốc đối lập với aldosteron có tỷ lệ cao nhất, đạt
70,66%.
TẠP CHÍ NỘI KHOA VIỆT NAM | SỐ 19+20/20200

145


NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG

- BA sử dụng 5 nhóm thuốc có tác dụng hạ huyết áp phối hợp cùng thuốc lợi tiểu, trong đó nhóm
ƯCMC có tỷ lệ sử dụng cao nhất (33,68%), nhóm chẹn beta giao cảm có tỷ lệ sử dụng thấp nhất (10,08%).

SUMMARY
Objective: To investigate a number of factors influencing the prescribing diuretics for hypertension in
inpatients at AM2 Department of Military Hospital 103. Analyzing the use of diuretics in the treatment of
hypertension of inpatients at the Department of AM2.
Subjects and methods: Using retrospective research method on 478 medical records at AM2
department meeting selection criteria.
Results: The average number of drugs in 1 medical record was 9.3 drugs, the average number of diuretics
in a medical record was 1.39 drugs. 65.06% of the medical records prescribed 1 diuretic. Furosemid is the
most prescribed active ingredient (55.63%). 70.66% of the treatment regimen is a combination of 1 loop
diuretic - 1 drug versus aldosteron. The medical record used 5 groups of drugs with antihypertensive effects

in combination with diuretics, in which the ACE inhibitor group had the highest rate of use (33.68%).
Conclusion: The use of diuretics in combination with antihypertensive drugs in the treatment of
hypertension in inpatients at the AM2 department has shown positive treatment results. This is the result
of an appropriate combination of drugs in the treatment regimen.
Keywords: Hypertension, diuretics, 103 military hospital.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vasan R.S., et al, clinical features and prognosis of diastolic heart failure an epidemiologic perspective. J
Am Col Cardiol 1995; 26: 1565:1574.
2. Phạm Gia Khải và cộng sự (2000), Đặc điểm dịch tễ học bệnh tăng huyết áp tại Hà Nội, Kỷ yếu nghiên cứu
khoa học, Đại hội Tim mạch học quốc gia Việt Nam lần thứ VIII, tr.258-282.
3. Phạm Gia Khải và cộng sự (2003), Tần suất tăng huyết áp và các yếu tố nguy cơ ở các tỉnh phía bắc Việt
Nam, Kỷ yếu các đề tài nghiên cứu khoa học, Đại hội Tim mạch miền trung mở rộng lần II, tr.30-31.
4. Nguyễn Văn Thọ (2012), Khảo sát tình hình sử dụng thuốc trong điều trị tăng huyết áp tại Bệnh viện Đa
khoa huyện Lương Tài - Bắc Ninh, Luận văn Dược sỹ chuyên khoa I, Trường Đại học Dược Hà Nội, Hà Nội,
tr.60-61.
5. The National High Blood Pressure Education Program (2003), The seventh report of the joint national
committee on prevention, detection, evaluation, and treatment of high blood pressure, NIH Publication, The
United States of America, pp.8-64.
6. European Society of Hypertension and European Society of Cardiology (2007), “2007 Guidelines
for the management of arterial hypertension”, Journal of Hypertension (25), pp. 1105-1160.
7. Đặng Thị Thu Trang và cộng sự (2013), Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại phịng
khám tư vấn, kiểm sốt THA và bệnh lý tim mạch do THA - Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, Tạp chí Y học
thực hành.

146

TẠP CHÍ NỘI KHOA VIỆT NAM | SỐ 19+20/2020




×