Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Vai trò của chính phủ trong nền kinh tế thị trường, liên hệ thực tiễn việc chính phủ giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường không khí ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (270.51 KB, 13 trang )

BÀI TẬP LỚN HỌC KỲ MÔN KINH TẾ VI MÔ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
Họ và tên: Nguyễn Văn Phong

MSSV:452547


CHỦ ĐỀ: Vai trị của chính phủ trong nền kinh tế thị trường, liên
hệ thực tiễn việc Chính phủ giải quyết tình trạng ơ nhiễm mơi
trường khơng khí ở Việt Nam hiện nay
Mở Đầu
Trong nền kinh tế thị trường, Chính phủ đóng vai trị quan trọng trong việc điều phối,
quản lí và phát triển kinh tế. Đối mặt với các tác động, rủi ro từ bên ngoài, sự xuất
hiện của Chính phủ như một tất yếu cho sự hoạt động có hiệu quả mang lại lợi ích lâu
dài cho sự tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam.
Chính vì vậy, trong bài tập lớn này, em xin phép được phân tích vai trị của Chính phủ
trong nền kinh tế thị trường. Thơng qua đó liên hệ thực tiễn việc Chính phủ giải quyết
tình trạng ơ nhiễm mơi trường khơng khí ở Việt Nam hiện nay.

Nội Dung
I.

Khái niệm

Kinh tế thị trường là mơ hình kinh tế mà trong đó người mua và người bán tác động
với nhau theo quy luật cung cầu, giá trị để xác định giá cả và số lượng hàng hố, dịch
vụ trên thị trường.
II.

Vai trị của Chính phủ trong nền kinh tế thị trường



2.1. Những trục trặc của thị trường và nền kinh tế thị trường
Sự trục trặc của thị trường là sự khơng hồn hảo của cơ chế thị trường, là thuật
ngữ dùng để chỉ một nền kinh tế mà việc phân bổ nguồn lực không đạt hiệu quả, hoặc
sản xuất quá nhiều hoặc quá ít một loại hàng hóa nào đó.
Những nguyên nhân dẫn đến sự trục trặc của thị trường bao gồm:  
a. Cạnh tranh không hoàn hảo


Cạnh tranh khơng hồn hảo là cơ cấu thị trường, trong đó các doanh nghiệp có sức
mạnh thị trường và do đó hạn chế sản lượng, nâng giá bán và tạo ra phần mất không
đối với xã hội. VD: Hãng sản xuất phần mềm Microsoft độc quyền trên toàn thế giới
với hệ điều hành Windows.
b.  Ảnh hưởng ngoại ứng
Ảnh hưởng ngoại ứng là các hành động của một người gây ra chi phí hoặc có lợi ích
trực tiếp đối với những người khác nhưng cá nhân đó khơng tính đến. VD: Ơ nhiễm,
tiếng ồn, tắc nghẽn giao thơng…
Có 2 loại ảnh hưởng ngoại ứng:
- Ảnh hưởng ngoại ứng tiêu cực (cịn gọi là chi phí ngoại ứng) là chi phí của việc sản
xuất ra hàng hóa hoặc dịch vụ mà những người khơng tiêu dùng nó phải chịu.
VD: Khi một nhà máy trong quá trình hoạt động xả chất thải xuống một hồ nước, nó
sẽ gây tổn hại đến sức khoẻ cho người dân vùng hồ và giảm lợi nhuận thu được từ
hoạt động đánh cá trên hồ, nhưng nhà máy lại không phải đền bù cho những thiệt hại
mà mình gây ra. Vì thế khi tính tốn chi phí, họ không đưa những tổn hại này vào giá
thành của sản phẩm.
- Ảnh hưởng ngoại ứng tích cực (cịn gọi là lợi ích ngoại ứng) là lợi ích của việc tiêu
dùng hàng hóa hoặc dịch vụ mà những người khơng tiêu dùng nó được hưởng.
VD: Sự tiến bộ nhanh chóng của công nghệ thông tin không chỉ mang lại lợi nhuận
khổng lồ cho các cơng ty máy tính và sự tiện lợi cho người sử dụng, mà nó cịn góp
phần cải tiến năng suất lao động hoặc tạo ra những cuộc cách mạng trong mọi mặt đời

sống của nhân dân.
c. Hàng hóa cơng cộng
Hàng hố cơng cộng (Public goods): Hàng hố cơng cộng là những hàng hố dịch vụ
mà việc tiêu dùng của người này không loại trừ sự tiêu dùng của người khác.


Đặc điểm của hàng hóa cơng cộng:
- Tính khơng cạnh tranh: Với một mức sản lượng đã cho, chi phí cận biên của việc
tăng thêm người tiêu dùng bằng không. VD: Mạng lưới viễn thơng
-Tính khơng loại trừ: Khơng thể ngăn cản người khác sử dụng hàng hóa cơng cộng.
VD: Hệ thống an ninh quốc gia
d. Đảm bảo công bằng xã hội
Thị trường tự do cạnh tranh tất yếu dẫn đến sự phân hóa theo khu vực, theo thu nhập
cũng như theo giới tính, chủng tộc giữa người hoạt động kinh tế giống nhau, gây nên
những bất bình đẳng. Hệ thống giá hoạt động thông qua các thị trường cạnh tranh tự
do sẽ làm cho lợi ích biên của hàng hóa bị đánh thuế với chi phí biên của chúng
khơng cân bằng nữa.
Đường Lorenz minh họa mức độ bất bình đẳng. Đường Lorenz càng gần đường thẳng
bình đẳng thì sự phân phối thu nhập càng cơng bằng.

2.2. Vai trị của Chính phủ trong nền kinh tế thị trường


a. Các chức năng kinh tế chủ yếu của Chính phủ
Để khắc phục những hạn chế của nền kinh tế thị trường, Chính phủ thực hiện các
chức năng kinh tế chủ yếu sau:
- Xây dựng pháp luật, các quy định và quy chế điều tiết
Chính phủ đề ra hệ thống luật pháp, trên cơ sở đó đặt ra những điều luật cơ bản về
quyền sở hữu tài sản và hoạt động của thị trường. Chính phủ cũng như chính quyền
các cấp còn lập nên một hệ thống quy định chi tiết, các quy chế điều tiết...nhằm tạo

nên một môi trường thuận lợi và hành lang an toàn cho sự phát triển có hiệu quả của
các họat động kinh tế.
- Ổn định và cải thiện các họat động kinh tế
Chính phủ thơng qua các chính sách kinh tế vĩ mơ như : Kiểm sốt thuế khóa, kiểm
sốt số lượng tiền trong nền kinh tế...mà cố gắng làm dịu những dao động lên xuống
trong chu kỳ kinh doanh, hạn chế thất nghiệp, lạm phát, phá vỡ sự trì trệ.
- Tác động việc phân bổ các nguồn lực
Chính phủ có thể tác động đến sự phân bổ nguồn lực bằng cách trực tiếp tác động đến
sản xuất “cái gì”, qua sự lựa chọn của Chính phủ, qua hệ thống pháp luật, tác động
đến khâu phân phối “cho ai” qua thuế và các khoản chuyển nhượng. Chính phủ cũng
có thể tác động đến sự phân bổ nguồn lực một cách gián tiếp thông qua thuế, trợ cấp
đối với giá cả và mức sản lượng sản xuất.
- Quy hoạch và tổ chức thu hút các nguồn đầu tư về kết cấu hạ tầng
Các yếu tố kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội là điều kiện quan trọng để phát triển kinh tế
-  xã hội đất nước. Tầm quan trọng, quy mơ của nó địi hỏi Nhà nước phải là người
đứng ra chăm lo từ khâu quy hoạch, đến tổ chức phối hợp đầu tư xây dựng và quản lý
sử dụng.


Xây dựng các chính sách, các chương trình tác động đến khâu phân phối lại thu nhập
nhằm đảm bảo công bằng xã hội; thơng thường đó là các chương trình kinh tế -  xã
hội, chính sách thuế, trợ cấp, đầu tư cho các cơng trình phúc lợi.
b. Các cơng cụ chủ yếu của Chính phủ tác động vào kinh tế
 Các công cụ chủ yếu: hệ thống pháp luật và bộ máy thực thi pháp luật
 Các cơng cụ tài chính tiền tệ, hệ thống kinh tế Nhà nước
 Chi tiêu của Chính phủ: Chi tiêu của Chính phủ là rất lớn, có vai trị tích cực
trong nền kinh tế thị trường. Chi tiêu của Nhà nước kích thích cầu, thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế, phá vỡ sự trì trệ; bảo đảm và tăng cường khả năng gia tăng
lượng cung.
 Kiểm sốt  lượng tiền lưu thơng: Ngân hàng Nhà nước là nơi kiểm sốt lượng

tiền, có thể tăng nhanh số lượng tiền hơn nữa trong cơn suy thoái, để thúc đẩy
nền kinh tế vượt qua khó khăn suy thối. Khi lạm phát cao, ngân hàng Nhà
nước có thể hạn chế phát hành và giảm bớt lượng tiền lưu thông để giảm tỷ lệ
lạm phát. Ngân hàng thông qua việc điều chỉnh các tỷ lệ lãi suất tiền gửi, tiền
cho vay mà tác động vào tổng cung, cầu và cân bằng cung cầu của nền kinh tế
quốc dân.
 Thuế: là một công cụ tài chính rất quan trọng. Hình thành một hệ thống các
loại thuế là  một công việc cực kỳ phức tạp có nhiều khía cạnh cần phải được
quan tâm. Trong đó, cần chú trọng xử lý tốt mối quan hệ giữa thuế khóa và sự
cơng bằng thuế khóa với sự phân bổ hợp lý các nguồn lực; và xác định rõ thực
chất ai là người nộp thuế.
 Tổ chức và sử dụng hệ thống kinh tế Nhà nước


Hệ thống kinh tế Nhà nước là một công cụ đắc lực để định hướng phát triển nền
kinh tế thị trường; khắc phục các khuyết tật, trục trặc của nền kinh tế thị trường,
đồng thời góp phần giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho ngân sách nhà nước.
 Điều tiết thông qua việc nghiên cứu trường hợp điển hình: điều tiết độc quyền
tự nhiên. Có 2 phương pháp điều tiết:
       + Điều tiết qua giá: Xác định cho độc quyền tự nhiên một mức giá tối đa (giá
trần) .
       + Điều tiết qua sản lượng: Xác định cho độc quyền tự nhiên  một mức sản
lượng tối thiểu.
Phương pháp điều tiết qua sản lượng dễ được chấp nhận nhất, vì đó là phương
pháp thỏa thuận và thương lượng. Các loại chi phí cho điều tiết thường gồm : chi
phí hành chính, chi phí tổ chức, chi phí bắt buộc khác.
3. Liên hệ thực tiễn việc Chính phủ giải quyết tình trạng ơ nhiễm mơi trường
khơng khí ở Việt Nam hiện nay
3.1 Thực trạng
Theo báo cáo thường niên The Environmental Performance Index (EPI) của Mỹ

thực hiện, Việt Nam hiện đang đứng trong top 10 các nước ơ nhiễm khơng khí ở
Châu Á. Đáng lưu ý, tổng lượng bụi ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đang liên tục
tăng cao khiến chỉ số chất lượng khơng khí (AQI) ln ở mức báo động.
Năm 2016, GreenID cơng bố báo cáo Sơ lược tình trạng môi trường Hà Nội và
TP.HCM:
 Hà Nội: chỉ số AQI trung bình là 121, nồng độ bụi PM2.5 là 50.5 gấp đơi quy
chuẩn quốc gia (25 µg/m3) và gấp năm lần khuyến nghị từ WHO (10 µg/m3).


 TP.HCM: chỉ số AQI trung bình là 86, nồng độ bụi PM2.5 là 28.3 cao hơn so với
quy chuẩn quốc gia và gấp ba lần khuyến nghị từ WHO.
Nồng độ bụi trung bình trong khơng khí ở Hà Nội và TP.HCM vượt mức cho phép
từ hai đến ba lần và có xu hướng duy trì ở ngưỡng cao. Nguồn sinh ra bụi ô nhiễm
ở các đô thị lớn hầu hết là từ khí thải giao thơng, cơng trình xây dựng, đường sá và
nhà máy công nghiệp. Hà Nội chỉ đứng sau New Delhi, Ấn Độ (124 µg/m3), nơi ơ
nhiễm khơng khí nặng nhất nhì thế giới.
Đối với vùng nơng thơn, nhìn chung chất lượng mơi trường khơng khí cịn khá tốt.
Mơi trường chủ yếu bị tác động cục bộ bởi các hoạt động sản xuất làng nghề, xây
dựng, đốt rơm rạ, đốt rác thải, đun nấu, v.v.

3.2: Nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay
 Ý thức của người dân: Đầu tiên, đó là sự thiếu ý thức của người dân. Họ vô
tư xả rác với suy nghĩ việc làm của mình q nhỏ bé, khơng đủ sức để gây
ra ô nhiễm môi trường. Một số khác lại cho rằng, bảo vệ môi trường là trách
nhiệm của các cơ quan chính quyền, của nhà nước… Việc phá hoại mơi
trường của một người gây ảnh hưởng nhỏ nhưng hàng trăm người cộng lại
sẽ gây hậu quả lớn. Một tờ giấy, một hộp sữa, một túi ni lơng… nếu tích tụ
nhiều sẽ thành một bãi rác khổng lồ. Lâu ngày sẽ gây mất mỹ quan đô thị,
gây ô nhiễm môi trường, nghẹt cống thoát nước mỗi khi mưa lớn.
 Doanh nghiệp thiếu trách nhiệm: Nguyên nhân thứ hai gây ô nhiễm mơi

trường chính là sự thiếu trách nhiệm của các doanh nghiệp. Họ đặt lợi
nhuận lên hàng đầu bất chấp hậu quả. Trên thực tế, có khơng ít doanh
nghiệp đã vi phạm quy trình khai thác, góp phần gia tăng ơ nhiễm mơi
trường. Thêm vào đó là q trình xử lý nước thải ở một số khu công nghiệp,
nhà máy chưa hiệu quả. Chính điều này đã khiến cho sơng, suối, ao hồ bị


nhiễm độc nguồn nước trầm trọng. Đáng buồn hơn, đó là sự thiếu quan liêu
trong công tác bảo vệ môi trường. Thay vì răn đe, nghiêm minh xử lý, một
số cơ quan lại tiếp tay cho hành động phá hoại mơi trường.
3.3: Tác động của Chính phủ để giải quyết tình trạng ơ nhiễm mơi trường
khơng khí
Nhằm tăng cường kiểm sốt ơ nhiễm mơi trường khơng khí, giảm thiểu tác động bất
lợi đến sức khỏe người dân, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, Thủ tướng Chính phủ
yêu cầu các bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tập trung
đẩy mạnh thực hiện các chương trình, nhiệm vụ về quản lý chất lượng khơng khí theo
đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 985a/QĐ-TTg ngày 01
tháng 6 năm 2016 phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý chất lượng
khơng khí đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 (Quyết định số 985a/QĐ-TTg). Đặc
biệt, từ nay đến giữa năm 2021, cần thực hiện ngay việc rà soát, đánh giá tình hình
chấp hành pháp luật về kiểm sốt bụi, khí thải tại các cơ sở công nghiệp, hoạt động
giao thông, xây dựng thuộc phạm vi quản lý, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xem
xét tạm đình chỉ, đình chỉ các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo quy
định của pháp luật.
 Quản lý chất lượng môi trường khơng khí xung quanh
Nội dung chính của kế hoạch quản lý chất lượng khơng khí gồm:
1- Đánh giá chất lượng khơng khí; Xác định quan điểm, mục tiêu quản lý chất
lượng khơng khí;
2- Đánh giá hiện trạng quản lý chất lượng khơng khí bao gồm quan trắc chất
lượng khơng khí, xác định và đánh giá các nguồn phát thải khí thải chính, kiểm

kê phát thải, mơ hình hóa chất lượng khơng khí, tổ chức nhân sự, nguồn lực,
thanh tra, kiểm tra;
3- Đánh giá ảnh hưởng của ô nhiễm không khí đến sức khỏe cộng đồng;


4- 5- Phân tích, nhận định các vấn đề cịn tồn tại;
5- Xem xét, đánh giá, phân tích chi phí lợi ích của các giải pháp quản lý chất
lượng khơng khí, từ đó xác định giải pháp ưu tiên thực hiện.
 Kịp thời cảnh báo ơ nhiễm khơng khí cho cộng đồng
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức đánh giá kết quả
thực hiện Quyết định số 985a/QĐ-TTg. Tăng cường quản lý, tổ chức thực hiện các
chương trình quan trắc chất lượng khơng khí bảo đảm hiệu quả, thực hiện kiểm soát
chặt chẽ về chất lượng trong quan trắc mơi trường khơng khí, cơng bố kết quả quan
trắc và kịp thời cảnh báo ô nhiễm khơng khí cho cộng đồng trên phạm vi cả nước.
Bộ Tài ngun và Mơi trường tập trung rà sốt, hồn chỉnh hệ thống quy chuẩn, tiêu
chuẩn quốc gia về môi trường đối với khí thải cơng nghiệp, khí thải của phương tiện
giao thông cơ giới đường bộ lưu hành ở Việt Nam, chất lượng khơng khí xung quanh
tiệm cận với tiêu chuẩn của các nước tiên tiến trên thế giới; rà sốt, báo cáo Thủ
tướng Chính phủ về việc thực hiện lộ trình áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về khí thải của phương tiện giao thơng cơ giới đường bộ lưu hành ở Việt
Nam, hoàn thành trong quý IV năm 2021.
Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì xây dựng, ban hành tiêu chí và chứng nhận nhãn
sinh thái đối với các sản phẩm, phương tiện và dịch vụ giao thông vận tải thân thiện
môi trường; chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương rà sốt quy định pháp
luật về bảo vệ mơi trường khơng khí, hồn thiện theo thẩm quyền hoặc kiến nghị với
cơ quan nhà nước có thẩm quyền hồn thiện các quy định, chính sách pháp luật về
kiểm sốt ơ nhiễm khơng khí.
 Phát triển hệ thống giao thơng vận tải công cộng thân thiện với môi trường
Bộ Giao thông vận tải khẩn trương xây dựng chương trình, đề án quốc gia phát triển
phương tiện giao thông vận tải, hệ thống giao thông vận tải công cộng thân thiện với

môi trường trong đó có phương tiện giao thơng điện trình Thủ tướng Chính phủ. Đẩy


mạnh tuyên truyền, khuyến khích người dân sử dụng phương tiện giao thông công
cộng, phương tiện giao thông vận tải thân thiện với môi trường; tổ chức triển khai
thực hiện lộ trình áp dụng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mơi trường đối với khí thải
phương tiện giao thơng vận tải; kịp thời hướng dẫn và theo dõi chặt chẽ việc thực hiện
công tác bảo vệ môi trường, nhất là các giải pháp hiệu quả đảm bảo ngăn ngừa, hạn
chế, giảm thiểu bụi, khí thải trong hoạt động xây dựng cơng trình giao thơng.
Bộ Cơng Thương tăng cường kiểm sốt đối với các dự án, nhà máy có nguồn thải lớn,
có nguy cơ gây ơ nhiễm mơi trường cao như: nhiệt điện than, dầu khí, thép, hóa chất
và phân bón hóa học, chế biến và khai thác khống sản v.v….
 Đẩy mạnh tuyên truyền các biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm không khí
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức thực hiện các hoạt động
phòng ngừa, kiểm tra, giám sát, xử lý các nguồn bụi, khí thải gây ơ nhiễm khơng khí,
quản lý chất lượng mơi trường khơng khí trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý. Đặc
biệt là tuyên truyền người dân cả nước các biện pháp ngăn ngừa ơ nhiễm khơng khí,
nâng cao ý thức người dân
 Thu hồi, loại bỏ phương tiện cơ giới cũ nát, không đảm bảo tiêu chuẩn lưu
hành
Chính phủ đẩy nhanh việc ban hành và thực hiện kế hoạch phát triển hệ thống giao
thông công cộng, ưu tiên phương tiện sử dụng năng lượng sạch, không phát thải; thu
hồi, loại bỏ phương tiện cơ giới cũ nát, lạc hậu, không đảm bảo tiêu chuẩn lưu hành
gây ô nhiễm môi trường trong thành phố; phát triển giao thông phi cơ giới; khuyến
khích người dân sử dụng phương tiện giao thông công cộng, giảm phương tiện cá
nhân; đẩy mạnh tuyên truyền sử dụng phương tiện giao thông thân thiện với môi
trường. Thực hiện điều tiết, phân luồng giao thông hợp lý để hạn chế tình trạng ùn tắc
kéo dài gây ơ nhiễm mơi trường; tổ chức và duy trì thường xuyên hoạt động phun
nước rửa đường tại các trục, tuyến đường giao thơng chính của các đơ thị, thành phố



để hạn chế bụi phát tán, đặc biệt trong điều kiện thời tiết hanh khơ, lặng gió. Thu gom
triệt để rác, bụi bẩn trên các trục, tuyến, giải phân cách đường giao thông.
 Tiến tới không sử dụng than trong sinh hoạt ngay từ đầu năm 2021
Triển khai ngay việc tun truyền, vận động, có chính sách hỗ trợ các hộ gia đình, hộ
kinh doanh nhỏ hạn chế, tiến tới không sử dụng than, than tổ ong gây ô nhiễm môi
trường trong sinh hoạt ngay từ đầu năm 2021. Hướng dẫn các hộ dân sử dụng hiệu
quả rơm rạ, phụ phẩm nông nghiệp sau thu hoạch thay cho việc đốt; xử lý nghiêm các
trường hợp đốt chất thải không đúng quy định, gây ô nhiễm môi trường. Thực hiện
quy hoạch đô thị bảo đảm quy chuẩn, tiêu chuẩn, chú trọng quy hoạch cây xanh, mặt
nước trong đô thị.

Kết Luận
Nhận thức đúng vai trị, chức năng của Chính phủ trong điều kiện phát triển kinh tế
thị trường, Chính phủ Việt Nam đã có những thay đổi chiến lược về vai trị của mình:
năng lực của Chính phủ được chuyển từ việc tham gia trực tiếp vào các hoạt động của
thị trường sang việc điều chỉnh, tạo điều kiện cho thị trường phát triển thông qua cung
cấp các thể chế minh bạch, ổn định tài chính và tạo ra mơi trường tốt cho doanh
nghiệp, tham gia trực tiếp vào các lĩnh vực cung ứng.
Hiện nay, ơ nhiễm mơi trường khơng khí cịn là vấn đề nóng của người dân ở Việt
Nam và trên tồn thế giới.
“Chính sách phát triển kinh tế tổng thể cần xác định mục tiêu kinh tế xanh, kinh tế
tuần hoàn là những cách tiếp cận đột phá để giải quyết vấn đề môi trường. Việt Nam
cần phải đổi mới tư duy, cách tiếp cận trong kiểm soát vấn đề khơng khí dựa trên
quan điểm của kinh tế”.-PGS TS. Nguyễn Thế Chinh, Viện trưởng Viện Chiến lược,
chính sách tài nguyên và môi trường.-





×