Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

ĐỀ tài THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH LỊCH sử tại THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (186.24 KB, 15 trang )

TỔNG LIÊN ĐỒN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TƠN ĐỨC THẮNG
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

------- -------

BÁO CÁO CUỐI KỲ
MÔN: XÃ HỘI HỌC DU LỊCH
ĐỀ TÀI: “THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH LỊCH SỬ
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY”

GVGD: TẠ XN HỒI
NHĨM SINH VIÊN THỰC HIỆN:

STT

HỌ VÀ TÊN

1

BÙI TRẦN THÀO VY

2

MSSV
31900634 NHÓM TRƯỞNG

HUỲNH THỊ NGỌC ỬNG 31900623

TP. Hồ Chí Minh, tháng 05 năm 2021




LỜI CÁM ƠN
Trong quá trình học tập vừa qua, chúng tôi đã được học và tiếp xúc với môn
học Xã hội học du lịch do thầy Tạ Xuân Hoài trực tiếp giảng dạy. Có thể nói, đây là
một mơn học cung cấp nhiều kiến thức chuyên ngành quan trọng, bổ ích, đặc biệt
chuyên sâu về lĩnh vực xã hội và chúng tôi cho rằng đây là một bộ môn không thể
thiếu trong quá trình đào tạo chuyên ngành Du lịch và Quản lí du lịch trong Khoa
KH XH&NV, nó giúp chúng tôi hiểu rõ hơn về du lịch cũng như xã hội học du lịch.
Trải qua môn học này, chúng tơi cảm thấy mình nhận được rất nhiều thứ hữu ích và
nó cũng là một mảnh ghép để chúng tơi có thể dần hồn thiện hơn bức tranh chạm
đến ước mơ sau này của bản thân. Và để có được tất cả những điều trên chúng tôi
xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến với:
Khoa KH XH&NV – Đại học Tôn Đức Thắng đã cho tôi cơ hội được tiếp
xúc, học và nghiên cứu môn học Kinh tế du lịch.
Thầy Tạ Xuân Hoài là người thầy trực tiếp cung cấp những kiến thức tinh
túy trong từng buổi học và nhiệt tình hướng dẫn, trao đổi với chúng tơi những thắc
mắc, những vấn đề khúc mắc xảy ra trong suốt quá trình học tập. Và cũng nhờ kiến
thức giảng dạy mà Thầy mang lại thì bài báo cáo cuối kì này của chúng tơi mới có
thể thực hiện và hồn thành. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn Thầy rất nhiều.
Và không thể không cảm ơn những người bạn trong lớp đã giúp đỡ chúng tơi
trong q trình học tập và làm bài trên lớp cũng như hoàn thành bài báo cáo này.
Trong bài báo cáo chắc chắn sẽ còn những thiếu sót và hạn chế về kiến thức
do kiến thức, trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn cịn hạn chế. Vì vậy
tơi mong sẽ nhận được những ý kiến đóng góp của Khoa, Thầy và các bạn cùng lớp
để bài báo cáo này được nâng cao và hoàn thiện hơn.
TP. HCM, ngày 20 tháng 05 năm 2021
Người thực hiện
Bùi Trần Thảo Vy & Huỳnh Thị Ngọc Ửng



1. Lý do chọn đề tài
Đất nước Việt Nam ta có một nền lịch sử lâu đời trải dài hàng năm, qua các
thời kỳ phong kiến, thuộc địa, các cuộc chiến tranh giành độc lập, thống nhất đất
nước thật hào hùng và vĩ đại. Dân tộc Việt Nam luôn luôn tự hào về lịch sử hơn
4000 năm dựng nước và giữ nước của cả một dân tộc, thế hệ cha ơng, những anh
hùng đã có cơng mang lại nền hịa bình, độc lập, tự do. Trang sử dài, đồ sộ là vậy
nhưng có mấy ai biết, nắm rõ và hiểu được hết về nền lịch sử dân tộc nước nhà.
Trong bài diễn ca Lịch sử nước ta, Bác Hồ đã từng nói:
"Dân ta phải biết sử ta,
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam."
Đã là một công dân nước Việt thì chính chúng ta cần biết về lịch sử nước nhà
để luôn tưởng nhớ những người đã hi sinh đem lại sự sống, nền hịa bình cho chúng
ta bấy giờ và đồng thời cịn để gìn giữ lưu truyền cho thế hệ hơm nay và mai sau.
Ngồi việc học, đọc trên sách vở, giấy báo, phương tiện truyền thơng,…thì khi được
tham quan, trải nghiệm thực tế về những vùng đất, di tích, bảo tàng, những nơi đã in
đậm dấu ấn và vết tích chiến tranh thì có lẽ đây mới là cách nhanh nhất để có thể
hiểu hơn và biết rõ hơn về lịch sử dân tộc. Đây cũng chính là lí do mà du lịch lịch
sử hình thành nên để đáp ứng nhu cầu học hỏi, khám phá, trải nghiệm của du khách
về lịch sử.
Nhắc đến Thành phố Hồ Chí Minh, mọi người ai cũng bị hấp dẫn bởi sự hoa lệ
sầm uất với những tòa nhà cao tầng mọc lên ngày càng nhiều, sự hiện đại của công
nghệ, sự xơ bồ của cuộc sống tấp nập dịng người,… mà dần lãng qn đi tại nơi
này cịn có rất nhiều địa điểm, cơng trình mang ý nghĩa lịch sử quan trọng, trọng đại
của đất nước.
Vậy cần phát triển du lịch lịch sử như thế nào để lưu giữ dấu ấn lịch sử dân
tộc, mang lại giá trị đến với du khách đồng thời khơi dậy được tiềm năng của cả giá
trị lịch sử văn hóa kết hợp với du lịch để khai thác, đầu tư một cách hợp lí đem đến
được giá trị kinh doanh du lịch? Xuất phát từ lí do trên, trong bài báo cáo này chúng



tơi xin phép tìm hiểu, nghiên cứu đề tài : "Thực trạng phát triển du lịch lịch sử tại
Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay ". Hy vọng rằng, việc thực hiện bài báo cáo này
sẽ giúp các tổ chức du lịch tìm ra hướng đi đúng nhất để có thể phát triển du lịch
lịch sử một cách tối ưu, đáp ứng nhu cầu du khách, thúc đẩy ngành du lịch hơn nữa,
qua đó vẫn giữ gìn và bảo tồn được tinh hoa lich sử nước nhà.
2. Cách tiếp cận:
2.1. Các khái niệm
2.1.1. Du lịch
Theo bách khoa toàn thư mở Wikipedia, "Du lịch là việc đi lại nhằm mục đích
niềm vui hoặc kinh doanh; cũng là lý thuyết và thực hành về tổ chức các chương
trình đi du lịch, ngành kinh doanh nhằm thu hút, cung cấp và giải trí cho khách du
lịch, và việc kinh doanh của các tổ chức điều hành các tour du lịch".
Tổ chức Du lịch Thế giới định nghĩa du lịch nói chung, theo nghĩa "vượt ra
ngồi nhận thức chung về du lịch là chỉ giới hạn trong hoạt động nghỉ lễ", vì mọi
người "đi du lịch và ở trong những nơi ngồi mơi trường thơng thường của họ
khơng q một năm liên tiếp để giải trí và khơng ít hơn 24 giờ, với mục đích kinh
doanh và các mục đích khác".
Cịn đối với Luật du lịch 2017 định nghĩa như sau: "Du lịch là các hoạt động
có liên quan đến chuyến đi của con người ngồi nơi cư trú thường xuyên trong thời
gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải
trí, tìm hiểu, khám phá tài ngun du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp
khác".
2.1.2 Loại hình du lịch
Loại hình du lịch là cách thức tổ chức các hoạt động, dịch vụ cho một chuyến
đi để thỏa mãn nhu cầu của du khách.
Sở thích, thị hiếu và nhu cầu của du khách là hết sức đa dạng, phong phú.
Chính vì vậy cần phải tiến hành phân loại các loại hình du lịch ở Việt Nam, chuyên



mơn hóa các sản phẩm du lịch nhằm thỏa mãn cho sự lựa chọn và đáp ứng tốt nhất
cho nhu cầu của du khách. Hoạt động du lịch có thể phân nhóm theo các nhóm khác
nhau tùy thuộc vào tiêu chí đưa ra.
Các loại hình du lịch được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau. Tuy nhiên
tại Việt Nam, cách phân loại phổ biến nhất là: Phân loại theo lãnh thổ, phân loại
theo mục đích di chuyển, phân loại theo hình thức du lịch...

Theo lứa
tuổi

Theo mục
đích di
chuyển

CÁC
CÁCLOẠI
LOẠI
HÌNH
HÌNHDU
DU
LỊCH
LỊCHỞỞVIỆT
VIỆT
NAM
NAM

Theo
v
phương tiện


Theo thời
gian hành
trình

Một số cách
phân loại
khác

Theo phạm
vi lãnh thổ

Theo đặc
điểm địa lý

Theo hình
thức tổ
chức

Sơ đồ 1. Phân loại loại hình du lịch ở Việt Nam
2.1.3 Di sản văn hóa
Di sản văn hóa là di sản của các hiện vật vật thể và các thuộc tính phi vật thể
của một nhóm hay xã hội được kế thừa từ các thế hệ trước, đã duy trì đến hiện nay
và dành cho các thế hệ mai sau. Di sản văn hóa bao gồm tài sản văn hóa (như các
tịa nhà, cảnh quan, di tích, sách, tác phẩm nghệ thuật, và các hiện vật), văn hóa phi


vật thể (như văn hóa dân gian, truyền thống, ngơn ngữ và kiến thức) và di sản tự
nhiên (bao gồm cảnh quan có tính văn hóa quan trọng và đa dạng sinh học).
2.1.4 Lịch sử
Khi nói đến lịch sử, theo giải thích đơn giản, lịch sử là những gì thuộc về quá

khứ và gắn liền với xã hội loài người.
Tiến sĩ Sue Peabody định nghĩa ngắn gọn: "Lịch sử là một câu chuyện chúng
ta nói chúng ta là ai".
Lịch sử cịn được hiểu theo ba ý chính sau đây:
 Việc diễn ra trong quá khứ: Những sự kiện diễn ra trong quá khứ cho
đến thời điểm hiện tại, không thể thay đổi được, cố định trong không
gian và thời gian, mang tính chất tuyệt đối và khách quan.
 Ghi lại những việc diễn ra trong quá khứ: con người muốn nắm bắt quá
khứ, diễn đạt theo sự kiện theo từ ngữ và giải thích ý nghĩa của sự kiện,
mang tính chất tương đối và chủ quan của người ghi lại bằng những câu
chuyện kể.
 Làm thành tài liệu của việc diễn ra trong quá khứ: cách làm hoặc quá
trình tập hợp những sự việc diễn ra trong quá khứ thành tài liệu cũng
chính là câu chuyện kể đối với hiện tại.
2.1.5 Loại hình du lịch lịch sử
Du lịch lịch sử có nghĩa là đi du lịch với mục đích chính là khám phá lịch sử
của một địa điểm. Nó có thể có nghĩa đơn giản là tham quan các di sản văn hóa hay
cịn là kiến trúc lịch sử nổi tiếng, tham quan các bảo tàng địa phương ghi lại quá
khứ thông qua các hiện vật, nghệ thuật và di tích văn hóa.
Loại hình du lịch lịch sử được hình thành để đáp ứng nhu cầu tìm hiểu, khám
phá, trải nghiệm của du khách về những sự vật, sự việc, sự kiện diễn ra trong quá
khứ. Nó có tác động khơng hề nhỏ đến chính bản thân họ và xa hơn là đến cả một
quốc gia, một dân tộc.


Loại hình này phản ánh giá trị lịch sử nhân văn, không chỉ cung cấp thêm kiến
thức mà đồng thời giúp cho chúng ta cái nhìn tốt đẹp về lịch sử dân tộc đất nước.
2.2 Các lý thuyết ( NGỌC ỬNG)
3. Mô tả thực trạng phát triển du lịch lịch sử tại TP HCM hiện nay
3.1 Một số tài nguyên du lịch nhân văn - lịch sử tiêu biểu được khai thác

phục vụ loại hình du lịch lịch sử tại TP HCM hiện nay (NGỌC ỬNG)
3.2 Nhu cầu tham quan của du khách (NGỌC ỬNG)
3.3 Tình hình phát triển du lịch lịch sử tại TP HCM hiện nay (THẢO VY)
Các tài nguyên du lịch nhân văn - lịch sử là tài nguyên du lịch quan trọng, là
cơ sở để hình thành sản phẩm du lịch. Việc phát triển du lịch lịch sử sẽ góp phần rất
quan trọng trong việc phục hồi và bảo tồn di sản văn hóa, mang lại lợi ích kinh tế
khơng chỉ cho doanh nghiệp mà cịn cho cả cộng đồng sống xung quanh khu vực có
tài nguyên du lịch.
Với 320 năm hình thành và phát triển, vùng đất Gia Định - Sài Gòn - TP HCM
đang lưu giữ nhiều tinh hoa tài nguyên nhân văn - lịch sử. Đây chính là lợi thế, tiềm
năng để xây dựng và phát triển các tài nguyên này thành những sản phẩm du lịch
đặc trưng, đồng thời góp phần quan trọng trong việc bảo tồn, giữ gìn và phát huy
những giá trị, bản sắc văn hóa riêng của TP.
Ơng Trương Kim Quân, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích TP HCM, cho
biết, đến nay TP HCM đã có 172 di tích được cơng nhận và xếp hạng, trong đó có 2
di tích quốc gia đặc biệt, 56 di tích quốc gia và 114 di tích cấp thành phố. Tuy nhiên
trên thực tế, chỉ có khoảng 40 di tích (khoảng 23%) là thực sự được du khách quan
tâm, đưa vào tour của các công ty dịch vụ lữ hành. Không phải cơng trình, di tích
lịch sử nào cũng có thể đưa vào khai thác du lịch, hiện nay chỉ có một vài di tích
nằm trong bản đồ du lịch của thành phố. Đây thực sự là điều đáng tiếc, bởi khơng
chỉ làm giá trị lịch sử của di tích dễ bị lãng quên mà còn thiếu những điểm đến mới
để du khách muốn quay lại khám phá TP HCM thêm nhiều lần nữa.


Hiện nay, một số di tích lịch sử trên địa bàn thành phố đã xuống cấp, thậm chí
bị xâm hại, điển hình là di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia, chùa Giác Lâm (quận
Tân Bình). Đây là ngơi chùa cổ, có lịch sử hình thành hơn 250 năm (xây dựng từ
năm 1744), đang lưu giữ 113 pho tượng cổ bằng gỗ mít (từ đầu thế kỷ XVIII) và
những hiện vật quý giá. Tương tự, tình trạng xâm hại các di tích cũng xảy ra tại di
tích khảo cổ học quốc gia Lị gốm Hưng Lợi (quận 8); di tích quốc gia chùa Phụng

Sơn (quận 11)… Mặt khác, các di tích văn hóa – lịch sử đang hoạt động có hiệu
quả, mang lại nguồn thu cho ngân sách TP như: Dinh Độc Lập, Địa đạo Củ Chi,
Hội trường Thống Nhất, Nhà thờ Đức Bà… lại nằm ở khu vực trung tâm thành phố,
vì thế dẫn đến mất cân đối, chênh lệch trong quá trình phát huy giá trị của từng di
tích, di sản văn hóa, lịch sử.
Vào năm 2018, Sở Du lịch TP.HCM và Hội Di sản văn hóa TP.HCM tổ chức
hội thảo Phát triển du lịch di sản văn hóa ở TP.HCM. Tại hội thảo, báo cáo của Sở
Du lịch TP.HCM cho biết đa số các di sản văn hóa hiện có đang khai thác vào mục
đích du lịch không phân bố đồng đều ở các địa phương mà chủ yếu tập trung ở các
khu vực trung tâm thành phố và huyện Củ Chi, Cần Giờ. Các di sản trung tâm
thường hạn chế về chỗ dừng xe, điểm diễn cố định (với các chương trình nghệ
thuật), cịn các di sản ở xa trung tâm mất nhiều thời gian di chuyển. Khơng ít di sản
cịn đơn điệu, chưa đủ sức hấp dẫn du khách và một số điểm hạn chế thời gian mở
cửa (chỉ mở trong giờ hành chính). Một số du khách phản ánh: "Du khách tranh thủ
thời gian thăm viếng các nơi trưng bày các di tích vào buổi trưa và thất vọng khi
một số nơi đóng cửa vì chỉ để ăn và ngủ trưa".
Ngồi ra, để phát triển du lịch lịch sử thì một số điểm đến cũng đã xây dựng
các chương trình nhằm thu hút du khách nhưng rất ít. Điển hình như Dinh Độc Lập
có các hình thức khá phong phú thu hút du khách như thuyết minh, xem phim hay
xây dựng thêm không gian giới thiệu chuyên đề. Còn lại, các bảo tàng khác hầu như
khơng có thêm bất cứ hoạt động nào thu hút du khách; các cơng trình kiến trúc cổ
xưa, có giá trị lịch sử đa phần đã được sử dụng vào việc khác và khơng khuyến
khích khách tham quan như Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, nhà rường của linh


mục Bá Đa Lộc nằm trong khn viên Tịa Tổng Giám mục, các biệt thự cổ đã được
cho thuê làm nhà hàng… cũng là điều khá đáng tiếc cho việc phát triển du lịch di
sản TP hiện nay.
Chia sẻ trưởng phịng phát triển sản phẩm của Cơng ty Saigontourist Phan
Yến Ly, cho biết hơn 70% đường tour dành cho du khách trong và ngoài nước mà

đơn vị triển khai là tập trung khai thác các tài nguyên di sản lịch sử của TP như: Địa
đạo Củ Chi, Dinh Thống Nhất, Bảo tàng Chứng tích chiến tranh, Nhà thờ Đức Bà,
Bưu điện TPHCM… Có lẽ chính những mặt nêu trên mà việc phát triển các tour,
tuyến du lịch lịch sử bị gói gọn, hạn chế.
Một vấn đề nữa là trước áp lực của q trình phát triển đơ thị, xây dựng các
khu đô thị mới, chỉnh trang đô thị hiện hữu và dân số gia tăng quá nhanh,… cũng
làm ảnh hưởng tới quá trình phát triển du lịch lịch sử tại, cơng tác bảo tồn các cơng
trình cũ, có giá trị kiến trúc, gắn với giai đoạn lịch sử cũng gặp nhiều khó khăn tại
TP HCM trong thời gian qua. Một số cơng trình quan trọng đã bị phá bỏ, chẳng hạn
như như Dự án đại lộ Đông Tây đã làm mất đi Bến Bình Đơng, một di sản kiến trúc,
văn hóa của Sài Gịn – TP HCM phát triển; 3 toà nhà cổ tọa lạc trước đây trong khu
vực của Sở Giáo dục TP HCM đã bị đập bỏ và thay thế bằng việc thiết kế và xây
dựng mới một cơng trình thương mại VINCOM khá hiện đại và gần đây khu biệt
thự cổ 200 Lý Chính Thắng cũng bị phá bỏ…
PGS-TS Đặng Văn Bài cũng nhận định, TPHCM vẫn chưa thực sự tận dụng
được tiềm năng, thậm chí những sai lầm trong quy hoạch đang vơ tình “xóa sổ”
nhiều địa danh, địa điểm, cơng trình mang ý nghĩa lịch sử. Hệ thống sơng ngịi,
kênh rạch là yếu tố thiên nhiên có chức năng tạo cảnh quan - sinh thái nhân văn và
xác định ý tưởng quy hoạch của Sài Gịn xưa. Chúng ta sẽ có thái độ ứng xử thế nào
với những đại lộ lớn từng nổi tiếng trong lịch sử của thành phố như Nguyễn Huệ,
Lê Lợi, Hàm Nghi, Lê Duẩn, Tôn Đức Thắng… Dựng lên quá nhiều cao ốc dọc hai
bên các đại lộ này thì bóng dáng Sài Gịn xưa sẽ khơng cịn nữa. Ta sẽ có một đơ thị
hiện đại theo kiểu phương Tây, nhưng ký ức đô thị xưa phai mờ dần.


Thêm vào đó, tình hình khó khăn lớn nhất là nhiều cơng trình di tích thuộc sở
hữu tư nhân, việc phối hợp để phát triển du lịch lịch sử để phát huy giá trị đồng
thời trùng tu tôn tạo di tích cũng gặp nhiều khó khắn bởi khơng hoặc ít được sự
đồng thuận của người sở hữu. Người dân ngán ngại khi đưa cơng trình vào di tích vì
q nhiêu khê thủ tục xin trùng tu, sửa chữa và các quyền lợi cho họ thì khơng được

nhiều.
Mặc dù chúng ta đã có Luật Di sản từ rất lâu rồi, nhưng việc thực hành nhiều
điều trong luật này không thể làm được, bởi quy định còn quá chung chung. Bất cập
lớn nhất là Luật Di sản chưa đưa ra đầy đủ các giải pháp định lượng, trách nhiệm cụ
thể của cơ quan quản lý nhà nước, chủ sở hữu di tích, cơ sở pháp lý và quy trình
thực hiện cho việc bảo tồn di sản; cơ quan quản lý di sản còn thiếu nhân lực và điều
kiện thực hiện bảo tồn di sản; quy hoạch và nhận diện di sản, di tích chưa thực hiện
triệt để đến nơi, đến chốn dẫn đến một số di sản, di tích xuống cấp biến dạng không
kịp thời phục dựng…
Tất cả điều này cho thấy, mặc dù nguồn tài nguyên lịch sử văn hóa TP rất đa
dạng nhưng TP HCM vẫn chưa có quy hoạch tổng thể nhằm xác định giá trị, kế
hoạch tu bổ, phối hợp khai thác một cách phù hợp.
Bảo tồn di sản văn hóa tại TP HCM chưa xứng tầm, cịn bị buông xuôi về mặt
quản lý và thiếu đầu tư cho nguồn nhân lực. Đó là thực trạng được đại biểu phản
ánh tại phiên thảo luận tại hội trường, kỳ họp thứ 17 HĐND TP HCM khóa 9.
Nhưng khơng thể phủ nhận, sự cố gắng và những bước xây dựng để đầu tư
phát triển du lịch của TP HCM.
Những năm gần đây, Sở Văn hóa Thể thao đều phối hợp với Sở Du lịch, Hội
Di sản Văn hóa và các doanh nghiệp du lịch để thường xuyên tổ chức hội thảo nhằm
phát huy các giá trị di sản văn hóa, di tích lịch sử trong hoạt động du lịch. Ngày
22/11/2018, Sở Du lịch TPHCM phối hợp Hội Di sản Văn hóa TPHCM tổ chức Hội
thảo khoa học “Phát triển du lịch Di sản văn hóa trên địa bàn TPHCM” nhằm đánh


giá tiềm năng và tìm ra những giải pháp cho việc phát triển du lịch văn hóa trên địa
bàn TP hiện nay.
Sở cũng đang từng bước ứng dụng công nghệ tổng hợp thơng tin những di tích
lịch sử để du khách có thể tiếp cận dễ dàng hơn.
Trong các đợt dịch COVID-19, TP Hà Nội đã tạm dừng phục vụ du khách tại
các điểm di tích lịch sử, văn hố để phịng dịch viêm đường hơ hấp do virus Corona,

thì tại các điểm tham quan, du lịch trên địa bàn TP. HCM hiện vẫn duy trì việc mở
cửa hoạt động bình thường đón du khách. Tuy nhiên, TP vẫn ln lưu ý các điều
kiện an toàn, chủ động bảo vệ du khách với các biện pháp, như: giữ khoảng cách an
toàn, phát khẩu trang y tế, nước rửa tay sát khuẩn…
Nhiều năm qua, công tác bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa lịch sử trên
địa bàn thành phố có nhiều tiến bộ. Năm 2018, nguồn vốn đầu tư cho cơng tác tu bổ
di tích của thành phố khoảng 250 tỷ đồng (trong đó khoảng 100 tỷ là nguồn xã hội
hóa), nhiều di tích lịch sử văn hóa vì thế đã được bảo quản, tu bổ, tơn tạo và khai
thác hiệu quả. Thành phố cũng thực hiện nâng cấp, cải tạo, mở rộng, hiện đại hóa hệ
thống bảo tàng. Giai đoạn 2019 - 2020, có hơn 700 tỷ đồng đầu tư cho trùng tu, bảo
tồn trong lĩnh vực di sản văn hóa lịch sử.
3.4 Mặt hiệu quả và không hiệu quả trong công tác phát triển du lịch lịch
sử tại TP HCM hiện nay (NGỌC ỬNG)
3.4.1 Hiệu quả
3.4.2 Không hiệu quả
4. Một số đề xuất phát triển du lịch lịch sử tại TP HCM
4.1 Chiến lược và định hướng phát triển du lịch lịch sử tại TP HCM
(NGỌC ỬNG)
4.2 Giải pháp thực hiện (THẢO VY)
 Quan tâm đến việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật, hoạch định
chính sách quản lý và quy hoạch bảo tồn và phát huy bền vững giá trị


của di sản văn hóa trong phát triển du lịch lịch sử; bảo tồn và phát huy
giá trị di sản lịch sử văn hóa vật thể, phi vật thể, giá trị văn hóa truyền
thống gắn với quy hoạch phát triển du lịch lịch sử nói riêng và du lịch
nói chung.
 Có chiến lược phát triển du lịch lịch sử phù hợp, trong đó lựa chọn sản
phẩm du lịch dựa trên phát huy giá trị di sản văn hóa; phát triển du lịch
có trách nhiệm gắn với văn hóa cộng đồng; tơn trọng đa dạng văn hóa,

đề cao vai trị văn hóa bản địa; nâng cao nhận thức, bảo vệ lợi ích và
phát huy vai trò của cộng đồng dân cư địa phương trong phát triển du
lịch văn hóa.
 Định hướng hoạt động du lịch và các hoạt động dân sinh khác trong
phát triển du lịch lịch sử một cách bền vững; quy định chi tiết về quy
tắc ứng xử với những các điểm đến, di sản lịch sử văn hóa; những gì
được làm, khơng được làm, những gì nên, khơng nên làm; kiểm soát
nghiêm ngặt tác động về sức chứa, loại hình hoạt động và cân bằng
nhịp sống của hệ sinh thái tại điểm du lịch; khuyến khích cộng đồng địa
phương chủ động cùng tham gia quản lý, gắn lợi ích của cộng đồng địa
phương với việc bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử.
 Xây dựng hệ thống dữ liệu số hóa về di sản lịch sử văn hóa Việt Nam,
ứng dụng cơng nghệ 4.0 trong quản lý khai thác lịch sử văn hóa và phát
triển du lịch lịch sử; tăng cường đào tạo kỹ năng thuyết minh và ứng
dụng thuyết minh tự động để làm thăng hoa giá trị trong hoạt động
hướng dẫn du lịch và phát triển sản phẩm du lịch thơng minh.
 Ngành văn hóa, đặc biệt là lĩnh vực bảo tồn di sản văn hóa và ngành du
lịch cần liên kết chặt chẽ hơn nữa trong việc tìm ra, cộng hưởng và phát
huy các giá trị di sản văn hóa phục vụ du lịch lịch sử, đảm bảo khai
thác du lịch hài hòa với giữ gìn, bảo tồn di sản văn hóa. Trước hết, cả
hai bên cần ngồi lại lắng nghe những ý kiến góp ý từ các cơng ty du
lịch, lữ hành - những đơn vị nắm bắt được nhu cầu, xu hướng của du


khách - để có định hướng thực hiện những sản phẩm du lịch hiệu quả,
đưa di sản tiếp tục “sống” cùng thời đại, cũng là cách giữ gìn di sản
hiệu quả.
 Xử lý nghiêm, triệt để những vi phạm đối với các điểm đến lịch sử
cũng như các hiện vật tại nơi đó; đi liền với q trình tun truyền, giáo
dục nâng cao nhận thức cho doanh nghiệp, người dân và du khách;

khuyến khích, tơn vinh các hoạt động du lịch tình nguyện, tự nguyện
đóng góp nguồn lực, trí tuệ cho việc bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử.
5. Kết luận
5.1 Những điểm mới của bài nghiên cứu (NGỌC ỬNG)
5.2 Tổng kết (THẢO VY)
Là một thành phố đón đầu xu hướng và phát triển nhất trong nước vì vậy Hồ
Chí Minh có những thách thức rất lớn đặt ra và phải tự vươn mình vượt qua, thậm
chí hơn cả thế nữa. Đặc biệt, trước áp lực của quá trình phát triển đơ thị, xây dựng
các khu đơ thị mới, chỉnh trang đô thị hiện hữu và dân số gia tăng quá nhanh, đã
dẫn đến những thách thức trong công tác phát triển du lịch lịch sử và bảo tồn di sản
tại Thành phố Hồ Chí Minh. Để du lịch lịch sử ở thành phố thật sự phát triển, đòi
hỏi ngành chức năng cần đánh thức các di sản có tiềm năng du lịch, mang đến cho
các di sản một sức sống mới, đủ sức hấp dẫn du khách trong và ngồi nước. Di sản
văn hóa thành phố cần được nhìn một cách tổng thể của một di sản đơ thị, chứ
khơng nên nhìn ở di sản riêng lẻ, có vậy thành phố mới có được chiến lược bảo tồn
di sản, phát triển du lịch di sản văn hóa, lịch sử phù hợp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Bách khoa toàn thư mở Wikipedia (2021), Du lịch,
ngày truy cập: 20/5/2021.


[2]. Luật Việt Nam, Luật Du lịch 2017, ngày truy cập: 20/5/2021.
[3]. Luận văn 99, Tổng quan các loại hình du lịch ở Việt Nam,
ngày truy cập:
20/5/2021.
[4]. Luận văn 2s, Khái niệm, phân loại các loại hình du lịch phổ biến ở Việt
Nam, ngày truy cập:
20/5/2021.
[5]. Bách khoa toàn thư mở Wikipedia (2021), Lịch sử,

/>ngày
truy
cập:20/5/2021.
[6]. ETravel Team, What is Heritage (Historical) Tourism?,
/>%20heritage%20of%20a%20place.&text=People%20often%20combine%20their
%20love,visits%2C%20and%20luxurious%20resort%20stays., ngày truy cập:
20/5/2021.
[7]. Bách khoa tồn thư mở Wikipedia (2021), Di sản văn
hóa,
ngày
truy cập: 20/5/2021.
[8]. TS. Dư Phước Tân (2014), Vấn đề bảo tồn di sản gắn với phát triển đô thị
bền
vững,
/>_com_liferay_asset_publisher_web_portlet_AssetPublisherPortlet_INSTANCE_pc
oYAr5aCkog_redirect=https%3A%2F%2Fsoxaydung.hochiminhcity.gov.vn
%2Fweb%2Fvi%2Fvat-lieu-xay-dung%3Fp_p_id
%3Dcom_liferay_asset_publisher_web_portlet_AssetPublisherPortlet_INSTANCE
_pcoYAr5aCkog%26p_p_lifecycle%3D0%26p_p_state%3Dnormal%26p_p_mode
%3Dview
%26_com_liferay_asset_publisher_web_portlet_AssetPublisherPortlet_INSTANCE
_pcoYAr5aCkog_cur
%3D15%26_com_liferay_asset_publisher_web_portlet_AssetPublisherPortlet_INS
TANCE_pcoYAr5aCkog_delta%3D20%26p_r_p_resetCur%3Dfalse
%26_com_liferay_asset_publisher_web_portlet_AssetPublisherPortlet_INSTANCE
_pcoYAr5aCkog_assetEntryId%3D254934, ngày truy cập: 22/5/2021.
[9]. Thanh niên (2018), Phát triển du lịch di sản văn hóa ở TP.HCM,
ngày truy cập: 22/5/2021.
[10]. Bảo Linh (2018), "Ðánh thức" di sản thành phố, ngày truy cập: 22/5/2021.



[11]. Minh An (2018), Du lịch di sản TPHCM: Thiếu liên kết, chưa phát triển
căn cơ, ngày truy cập: 22/5/2021.
[12]. TS. Hà Văn Siêu, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch (2018), Di sản
văn
hóa
với
phát
triển
du
lịch,
/>gclid=Cj0KCQjwwLKFBhDPARIsAPzPiKbaSqG4wlpaIiuZOoryFZGFOv2Phe56i4VrX_Pmj9Zb1XeHRy8Ck4aAmlKEAL
w_wcB, ngày truy cập: 23/5/2021.
[13]. Kim Dung (2019), Đơ thị hóa đang đe dọa di sản văn hóa tại TPHCM,
ngày truy cập: 23/5/2021.
[14]. Long Hồ (2019), Nâng cao vai trò của cộng đồng dân cư cùng bảo quản,
phát huy di tích, di sản văn hóa, ngày truy cập: 24/5/2021.
[15]. Ngọc Tuyết (2018), Phát triển du lịch Di sản văn hóa trên địa bàn
TPHCM,
ngày truy cập: 24/5/2021.



×