Tải bản đầy đủ (.pdf) (33 trang)

Phân Tích Quy Trình Lập Kế Hoạch Và Lập Kế Hoạch 3 Năm Tới Cho Bản Thân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1015.79 KB, 33 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
KHOA QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC

ĐỀ BÀI: PHÂN TÍCH QUY TRÌNH LẬP KẾ HOẠCH
VÀ LẬP KẾ HOẠCH 3 NĂM TỚI CHO BẢN THÂN

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN

Học phần: Kỹ năng lập kế hoạch và ra quyết định quản lý
Mã phách:..........................................................

Hà Nội, tháng 6 năm 2021


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
KHOA QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC

ĐỀ BÀI: PHÂN TÍCH QUY TRÌNH LẬP KẾ HOẠCH
VÀ LẬP KẾ HOẠCH 3 NĂM TỚI CHO BẢN THÂN

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN

Học phần: Kỹ năng lập kế hoạch và ra quyết định quản lý
Mã phách:..........................................................

Hà Nội, tháng 6 năm 2021


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1


NỘI DUNG ................................................................................................... 3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUY TRÌNH LẬP KẾ HOẠCH 3
1.1. Các khái niệm liên quan ................................................................. 3
1.2. Quy trình lập kế hoạch ................................................................... 5
1.3. Phương pháp lập kế hoạch ............................................................. 9
CHƯƠNG 2: DỰ KIẾN KẾ HOẠCH 3 NĂM TỚI CỦA BẢN THÂN 13
2.1. Các cơ sở để tiến hành lập kế hoạch 3 năm ................................. 13
2.2. Dự kiến kế hoạch 03 năm tới cho bản thân.................................. 14
2.3. Đánh giá về kế hoạch 03 năm của bản thân ................................. 19
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KỸ NĂNG LẬP KẾ HOẠCH
......................................................................................................................... 23
3.1. Bản chất và yêu cầu của lập kế hoạch ......................................... 23
3.2. Giải pháp hoàn thiện kỹ năng lập kế hoạch ................................. 24
KẾT LUẬN ................................................................................................. 29
DANH MỤC THAM KHẢO ...................................................................... 30


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong cuộc sống, lập kế hoạch là một công tác không thể thiếu đối với bản
thân hay tổ chức. Lập kế hoạch trình bày các phương hướng thực hiện các mục
tiêu đã đề ra trong khoảng thời gian đã định. Thông qua việc lập kế hoạch, các
mục tiêu được thực hiện đạt kết quả cao hơn. Lập kế hoạch là phương tiện để con
người đạt tới thành công.
Đối với mỗi tổ chức và cá nhân khác nhau, cơng tác lập kế hoạch sẽ có nhiều
điểm khác nhau về mục tiêu, thời gian,... Ba năm là một khoảng thời thời gian ổn
định để lập kế hoạch. Kế hoạch 03 năm quá dài để thực hiện nhưng cũng vừa đủ
thời gian để tiến hành các hoạt động kiểm tra, đánh giá kịp thời. Lập kế hoạch
cũng cần phải đi kèm với rút kinh nghiệm và điều chỉnh các mục tiêu, cách thức
thực hiện kế hoạch. Đối với sinh viên, lập kế hoạch giúp cho sinh viên có tác

phong khoa học, thực hiện cơng việc được hiệu quả hơn.
Chính vì vậy, với đề tài: “Phân tích quy trình lập kế hoạch, hãy lập kế
hoạch 3 năm tới cho bản thân”, em mong muốn làm rõ cơ sở lý thuyết của quy
trình lập kế hoạch từ đó lập kế hoạch 03 năm tới cho bản thân và đề xuất một số
giải pháp nhằm hoàn thiện kỹ năng lập kế hoạch.

1


2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
- Tập trung làm rõ nội dung: “Cơ sở lý thuyết của quy trình lập kế hoạch và
lập kế hoạch dự kiến 03 năm tới cho bản thân”.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ cơ sở lý thuyết của quy trình lập kế hoạch.
- Lập kế hoạch dự kiến 03 năm tới cho bản thân.
- Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện kỹ năng lập kế hoạch.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung nghiên cứu: Cơ sở lý luận của quy trình lập kế hoạch và lập kế
hoạch dự kiến 03 năm tới cho bản thân.
- Không gian: Kế hoạch 03 năm tới cho bản thân.
- Thời gian: từ ngày 18/6/2021 đến ngày 30/6/2021.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu cơ sở lý luận: Tiến hành nghiên cứu lý luận
thông qua các nguồn tài liệu. Từ đó tổng hợp và hệ thống hóa những thơng tin từ
lý thuyết đã thu thập được.
- Phương pháp tổng hợp: Tổng hợp nội dung đã trình bày, từ đó đưa ra các
nhận xét, kết luận.


2


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUY TRÌNH LẬP KẾ HOẠCH
1.1. Các khái niệm liên quan
1.1.1. Kế hoạch:
Kế hoạch là một văn bản hay ý tưởng thể hiện mục tiêu chung của tổ chức
cũng như mục tiêu được phân cấp với những nguồn lực, phương án và thời gian
đạt được mục tiêu đó.
* Nội dung của một kế hoạch bao gồm:
- Mục tiêu: là trạng thái mà nhà quản lý mong muốn đạt được. VD: doanh
thu, nhân lực,...
- Phương án hành động: là cách thức chuyển hóa mục tiêu thành kết quả thực
tế. VD: trả lương cao để giữ chân người tài,...
- Nguồn lực: là các yếu tố cho pháp nhà quản lý sử dụng để huy động cụ thể
hóa các mục tiêu, phương án hành động thành kết quả. VD: tài chính, nhân lực,...
* Phân loại kế hoạch:
- Căn cứ theo thời gian có: kế hoạch dài hạn, trung hạn, ngắn hạn,...
- Căn cứ theo cấp độ của kế hoạch có: kế hoạch chiến lược, kế hoạch tác
nghiệp,...
- Căn cứ theo quy mơ có: kế hoạch vi mô hay vĩ mô, kế hoạch chung hay kế
hoạch riêng,...
- Căn cứ theo nội dung có: kế hoạch nhân sự, kế hoạch kinh doanh,...
1.1.2. Lập kế hoạch:
Lập kế hoạch là việc xác định trước một chương trình hành động trong tương
lai cho tổ chức, bộ phận, cá nhân trên cơ sở xác định các mục tiêu cần đạt được
và phương pháp để đạt được các mục tiêu đó.
3



* Thành phần của lập kế hoạch:
- Tầm nhìn: kế hoạch đề ra hướng tới gì?
- Sứ mệnh: lý do ra đời của kế hoạch?
- Mục tiêu: kế hoạch mong muốn đạt được gì?
- Các kế hoạch: kết quả của lập kế hoạch.
* Lập kế hoạch trả lời cho các câu hỏi:
- Xác định mục tiêu: là cái gì, mong muốn gì,...
- Xác định nội dung: ai thực thực hiện, thực hiện cái gì,...
- Phương thức thực hiện: thực hiện như thế nào,...
- Thời gian: thực hiện lúc nào, khi nào,...
- Địa điểm: thực hiện ở đâu,...
* Tại sao cần phải lập kế hoạch
- Kế hoạch là cơ sở để thực hiện các chức năng khác của quản lý. Cụ thể: tổ
chức, lãnh đạo, kiểm soát.
- Giúp cho tổ chức ứng phó với những tình huống bất định.
+ Lập kế hoạch là tất yếu. Khơng có lập kế hoạch, tổ chức và cá nhân
sẽ khó ứng phó kịp thời và linh hoạt với các yếu tố của môi trường.
+ Kế hoạch tạo ra cơ hội thay đổi cho tổ chức.
- Chỉ có lập kế hoạch mới thấy được phương án tốt nhất để phối hợp các
nguồn lực đạt được mục tiêu.
- Lập kế hoạch giúp định hướng cho tổ chức, cá nhân đi đúng hướng.
- Lập kế hoạch đưa ra mục tiêu và tiêu chuẩn được ứng dụng trong quá trình
kiểm tra.
- Lập kế hoạch góp phần thể hiện tính chuyên nghiệp.
4


1.2. Quy trình lập kế hoạch

1.2.1. Cơng cụ lập kế hoạch
* Phân tích các bên liên quan: là cơng cụ để đánh giá vấn đề, các mối quan
tâm tiềm năng của các nhóm đối tượng khác nhau có liên quan đến kết luận của
đánh giá ban đầu.
- Các bước phân tích các đối tượng liên quan như sau:
+ Bước 1: Xác định các bên liên quan
Đây là những người dễ bị tác động bởi cơng việc của bạn, những người
có ảnh hưởng, có quyền hành đối với nó hoặc những người có mối quan
tâm tới sự thành cơng hay thất bại.
+ Bước 2: Sắp xếp thứ tự ưu tiên

+ Bước 3: Hiểu các đối tượng chính
Cần phải tìm hiểu sâu hơn về các đối tượng chính. Cần phải biết họ cảm thấy
như thế nào và phản ứng thế nào về dự án/kế hoạch đang xây dựng; cách để liên
hệ và cách giao tiếp nào là tốt nhất.
* Phân tích cây vấn đề: Công cụ này giúp hiểu được vấn đề chính và nguyên
nhân, tập trung phân tích mối quan hệ nhân - quả. Phương pháp trực quan này sử
dụng hình tượng giống như cái cây để hỗ trợ phân tích vấn đề. Công cụ này sẽ

5


cho ra bức tranh tóm tắt về tình trạng xấu hiện tại. Ở đây, vấn đề chính là thân
cây, nguyên nhân là rễ cây, kết quả là cành cây.
Hậu quả

Kết quả của vấn đề

Kết quả của vấn đề


Vấn đề cốt lõi

Trung tâm
vấn đề

Nguyên nhân trực tiếp

Nguyên nhân trực tiếp

Nguyên
nhân
Nguyên nhân

Nguyên nhân

Nguyên nhân

Nguyên nhân

của vấn đề

của vấn đề

của vấn đề

của vấn đề

- Hướng dẫn thực hiện:
Bước 1: Xác định vấn đề cốt lõi
+ Xác định vấn đề cần vượt qua.

+ Vấn đề được viết vào giữa tờ giấy hoặc mặt bảng,...
Bước 2: Xác định các nguyên nhân
+ Xem xét đâu là vấn đề.
+ Viết các nguyên nhân theo hàng ngang cho đến khi hết nguyên nhân.
Bước 3: Xác định hệ quả
+ Xem xét đâu là hệ quả, mỗi nguyên nhân dẫn đến hệ quả như thế nào.
+ Đảm bảo logic, hợp lý và sự đồng thuận.

6


1.2.2. Các bước lập kế hoạch
Bước 1: Phân tích mơi trường
- Mục đích: xác định các thuận lợi, khó khăn đang gặp phải, từ đó tìm ra cơ
hội và thiết lập các mối quan hệ.
- Nội dung: Chỉ ra cơ hội và thách thức; Chỉ ra điểm mạnh và điểm yếu.
Bước 2: Xác định mục tiêu
- Xác định mục tiêu thơng qua trả lời các câu hỏi: cần gì, hướng đến cái gì?...
- Mục tiêu: là điểm kết thúc của kế hoạch đã định.
* Tiêu chí đo lường mục tiêu (SMART):
- Specific: mục tiêu chi tiết, cụ thể và dễ hiểu.
- Measurable: có thể đo lường được.
- Actionable: mục tiêu có tính khả thi.
- Relevant: có sự liên quan, phù hợp với mục tiêu chung.
- Time bound: thời gian đạt được mục tiêu.
* Một số mâu thuẫn khi xác định mục tiêu:
- Mâu thuẫn giữa mục tiêu trước mắt và lâu dài.
- Mâu thuẫn giữa mục tiêu bộ phận với toàn thể.
- Mâu thuẫn giữa mục tiêu cũ và mới.
- Mâu thuẫn giữa mục tiêu ít rủi ro với rủi ro,...

* Biện pháp khắc phục tình trạng mâu thuẫn giữa các mục tiêu là thiết lập
thứ tự ưu tiên cho các mục tiêu:
- Mức độ ảnh hưởng của mục tiêu tới sứ mệnh chung.
- Tính cấp bách.
- Mức độ phụ thuộc vào các hoạt động tiếp theo.
7


Bước 3: Xây dựng và lựa chọn phương án
- Xác định tất cả các phương án thực hiện mục tiêu.
- Cụ thể hóa giải pháp và cơng cụ thực hiện mục tiêu.
- Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của các phương án.
Cách đánh giá các phương án:
+ Phương án nào thực hiện được mục tiêu và có ảnh hưởng mạnh nhất
tới mục tiêu.
+ Phương án nào sử dụng hiệu quả các nguồn lực.
+ Phương án nào chi phí thấp nhất.
+ Phương án nào được nhiều sự ủng hộ.
+ Phương án nào tận dụng được thế mạnh.
+ Phương án nào tạo ra lợi thế cạnh tranh.
Bước 4: Chương trình hóa tổng thể
- Mô tả chi tiết các nhiệm vụ và hoạt động cụ thể, các bước thực hiện kế
hoạch, các yêu cầu cần đạt được, nhưng cam kết về nguồn lực cần chuẩn bị và
công tác chuẩn bị thực hiện cho từng giai đoạn.
Bước 5: Kiểm sốt, kiểm tra
- Mục đích: biết được chính xác tiến độ hồn thành các mục tiêu đang ở đâu,
từ đó có cơ sở đánh giá và rút kinh nghiệm.
Kiểm sốt

Kiểm tra


Đặc tính cơng việc là gì?

Bước nào cần kiểm tra

Đo lường như thế nào?

Tần suất như thế nào?

Dùng dụng cụ gì để đo?

Ai kiểm tra?

Các điểm kiểm soát và kiểm soát trọng Điểm kiểm tra nào trọng yếu
yếu
Chọn mẫu kiểm tra
8


1.3. Phương pháp lập kế hoạch
- Là việc tổ chức/ cá nhân lựa chọn cách thức để thực hiện việc lập kế hoạch,
thơng qua đó xác định nguồn lực một cách tốt nhất để thực hiện các mục tiêu đã
đề ra.
a. Phương pháp dự báo hỗ trợ quá trình lập kế hoạch
* Dự báo theo kịch bản
Là phương pháp đưa ra dự báo về kịch bản trong tương lai từ đó tạo cơ sở để
tiến hành lập kế hoạch cho từng kịch bản. Bao gồm:
- Kịch bản khả thi: là kịch bản trong điều kiện hồn cảnh bình thường, phổ
biến nhất.
- Kịch bản lạc quan: là kịch bản trong điều kiện hồn cảnh tốt đẹp và có

nhiều điểm thuận lợi.
- Kịch bản bi quan: là kịch bản trong tình huống xấu nhất có thể đặt ra.
Các bước thực hiện: - Bước 1: Suy nghĩ về tầm nhìn trong tương lai.
- Bước 2: Điều tra xu hướng.
- Bước 3: Xác định động lực.
- Bước 4: Tạo một mẫu kịch bản.
- Bước 5: Phát triển các kịch bản khác nhau.
- Bước 6: Trình bày các kịch bản.
- Bước 7: Đánh giá các kịch bản.
* Kỹ thuật dự báo Delphi
Là công cụ kỹ thuật dự báo dựa trên sự nhất trí của một tập thể các chuyên
gia. Đây được xem như một công cụ quan trọng trong quá trình lập kế hoạch các
chiến lược.

9


Các bước thực hiện phương pháp Delphi:
- Bước 1: Xác định mục tiêu dự báo.
- Bước 2: Lựa chọn nhóm chuyên gia.
- Bước 3: Thiết lập bảng câu hỏi trưng cầu ý kiến của chuyên gia về dự báo.
- Bước 4: Tập hợp ý kiến của chuyên gia thành báo cáo tóm tắt.
- Bước 5: Các chuyên gia được yêu cầu điều chỉnh, bổ sung câu trả lời.
- Bước 6: Tổng hợp và đánh giá các ý kiến.
Những đối tượng có thể đe dọa đến kết quả:
- Các nhóm lợi ích.
- Nhóm xây dựng bảng câu hỏi.
- Người thu thập bảng hỏi và xử lý kết quả.
- Sự không thống nhất trong trình độ chun mơn của các chun gia được
hỏi ý kiến.

b. Phương pháp SWOT
Phân tích SWOT (hay ma trận SWOT) là kỹ thuật chiến lược sử dụng để
giúp cá nhân hay tổ chức xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và khó khăn trong
cạnh tranh thương trường cũng như trong quá trình xây dựng nội dung kế hoạch
cho dự án.
Trong đó:
- S - Strengths (Điểm mạnh): tác nhân bên trong mang tính tích cực, tạo ra
lợi thế cạnh tranh.
- W - Weaknesses (Điểm yếu): tác nhân bên trong mang tính tiêu cực.
- O - Opportunities (Cơ hội): tác nhân bên ngồi mang tính tích cực.
- T - Threats (Nguy cơ): tác nhân bên ngồi mang tính tiêu cực.
10


Các phương pháp thực hiện:
- Bước 1: Giới thiệu mục đích phân tích SWOT.
- Bước 2: Tạo hứng thú thảo luận. Cung cấp thơng tin về những vấn đề có
liên quan.
- Bước 3: Lần lượt phân tích: điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ.
- Bước 4: Phân tích tương quan.
- Bước 5: Thống nhất kết quả phân tích.
Tại sao cần phải có SWOT:
- SWOT xác định được điểm mạnh đang có.
- SWOT xác định được điểm yếu cần khắc phục.
- Qua SWOT có thể nắm bắt được các cơ hội.
- Quan tâm và đề phòng các nguy cơ.
Ưu điểm của SWOT:
- Giúp gắn kết đội nhóm và khuyến khích mọi người tham gia lên chiến lược
cho tổ chức.
- Tập hợp được nhiều góc nhìn khác nhau.

- Là phương pháp công cụ dễ dàng tư duy chiến lược.
- Tạo điều kiện phát triển các ý tưởng mới.
Nhược điểm của SWOT:
- Thơng tin mang tính phán đốn nhiều hơn định tính.
- Thu thập và phân tích SWOT dễ mang tính chủ quan.
- Dữ liệu có thể trở nên lỗi thời khá nhanh.

11


* Các phương pháp pháp khác:
- Phương pháp Phân tích PEST:
Đây là cơng cụ để phân tích mơi trường bên ngồi tổ chức để tìm hiểu vì sao
thị trường tăng trưởng hay suy thối.
Phương pháp PEST phân tích các vấn đề:
P - Political (Chính trị): chính sách, pháp luật, quy định,...
E - Economic (Kinh tế): tỉ lệ tăng trưởng, hối đối, lạm phát,...
S - Social (Xã hội): trình độ dân trí, văn hóa, dân số, an ninh,...
T - Technology (Cơng nghệ): sở hữu trí tuệ, máy móc, bản quyền,...
- Phương pháp Sơ đồ Gantt:

các công việc, sự kiện theo thời gian.

(1)
Sự kiện
A

Sơ đồ gồm: (1) trục tung thể hiện

B


Đây là sơ đồ dùng để trình bày

tên các cơng việc và (2) trục hoành
1

thể hiện mốc thời gian cho những

2 (2) Thời gian

cơng việc ấy.
Tóm lại, việc lựa chọn các phương pháp phụ thuộc vào tính chất và nội dung
của từng tình huống cụ thể. Việc lựa chọn đúng phương pháp lập kế hoạch góp
phần làm cho kế hoạch được khoa học, chuyên nghiệp hơn, từ đó thực hiện nội
dung của kế hoạch cũng hiệu quả hơn.

12


CHƯƠNG 2: DỰ KIẾN KẾ HOẠCH 3 NĂM TỚI CỦA BẢN THÂN
2.1. Các cơ sở để tiến hành lập kế hoạch 3 năm
* Về tính chất kế hoạch
Thứ nhất, kế hoạch là cơ sở cho việc thực hiện các chức năng khác của quản
lý. Hay nói cách khác, thơng qua kế hoạch các hoạt động quản lý, kiểm soát bản
thân được diễn ra tốt hơn. Đối với khoảng thời gian 03 năm tới, việc lập kế hoạch
là cần thiết nếu như bản thân thực sự muốn có sự khoa học, chặt chẽ trong lối
sống.
Thứ hai, thông qua lập kế hoạch, bản thân sẽ tìm được phương án phù hợp
hoặc tốt nhất để đạt được mục tiêu đề ra. Bởi lẽ, 03 năm không phải khoảng thời
gian ngay trước mắt, muốn đạt được các dự định đề ra thì phải có một kế hoạch

cụ thể, qua đó tìm ra phương hướng và cách thức phù hợp để đạt được mục tiêu
trong kế hoạch đã đề ra.
Thứ ba, kế hoạch 03 năm hoàn toàn là một kế hoạch khả thi. Kế hoạch 03
năm hồn tồn có thể xây dựng trên thực tế, có sự kiểm chứng, kiểm sốt. Mức
độ khả thi của kế hoạch 03 năm là rất lớn do tình hình 03 năm tới hồn tồn có
thể dự đốn hoặc điều chỉnh kế hoạch sao cho phù hợp nhất với tình hình của mỗi
giai đoạn thực hiện kế hoạch.
* Dự báo kịch bản 03 năm tới
Dựa theo Phương pháp dự báo theo kịch bản, có thể rút ra được 3 kịch bản:
- Kịch bản phổ biến: tình hình mơi trường khơng có nhiều biến động, dịch
Covid được khống chế hồn tồn, nền kinh tế quay trở lại và đi vào hoạt động ổn
định, thị trường lao động khơng có nhiều sự thay đổi so với trước khi dịch Covid
bùng phát.
- Kịch bản lạc quan: dịch Covid được kiểm sốt hồn tồn, nền kinh tế phát
triển nhanh, mạnh. Cơ cấu thị trường lao động thay đổi mạnh mẽ và trở nên có lợi
đối với bản thân. Ngành Quản trị nhân lực có nhiều cầu về lực lượng lao động.
13


- Kịch bản bi quan: dù khống chế được dịch Covid nhưng nền kinh tế bị suy
thoái và ảnh hưởng nặng nề, thị trường lao động trở nên quá tải, cơ hội việc làm
ít, việc phục hồi nền kinh tế tốn nhiều thời gian.
Về đánh giá các kịch bản, có thể thấy, cả 3 kịch bản hồn tồn có thể xảy ra.
Chính vì vậy, đối với từng kịch bản cần phải có sự nhìn nhận đúng đắn và xây
dựng các kế hoạch bổ trợ để đề phịng các tình huống xấu, thay đổi có thể xảy ra.
* Về yếu tố bản thân người lập kế hoạch
- Người lập kế hoạch đã có dự định hồn chỉnh cho 03 năm sau.
- Người lập kế hoạch có đủ khả năng để thực hiện kế hoạch và đánh giá được
tính khả thi, hiệu quả của kế hoạch.
- Người lập kế hoạch có thể đánh giá và điều chỉnh kế hoạch khi có sự thay

đổi của mơi trường.
- Người lập kế hoạch có đủ sự ủng hộ.
Với tất cả các cơ sở nêu trên, bản thân tiến hành lập kế hoạch 03 năm tới.
2.2. Dự kiến kế hoạch 03 năm tới cho bản thân
2.2.1. Mục tiêu của kế hoạch
* Mục tiêu chung
- Có cơng việc ổn định với mức lương trung bình.
* Mục tiêu cụ thể của từng nội dung
- Mục tiêu về thu nhập:
+ Đối với công ty trong nước: đạt mức lương từ 10 triệu VNĐ/ tháng trở lên.
+ Đối với công ty nước ngoài: đạt mức lương từ 500$ - 1000$/tháng.
- Mục tiêu về trình độ:
+ Có 01 bằng cử nhân đạt loại Giỏi chuyên ngành Quản trị nhân lực (văn
bằng 1).
14


+ Có thể tiếp tục học 01 bằng cử nhân chuyên ngành Luật hoặc Kinh tế (văn
bằng 2).
+ Có đủ khả năng để học tập tiếp các chương trình cao hơn.
- Mục tiêu về kỹ năng
+ Thành thạo kỹ năng tin học, ngoại ngữ.
+ Có kỹ năng lập kế hoạch, làm việc nhóm, giao tiếp,...
- Mục tiêu về kinh nghiệm
+ Có ít nhất 2 năm kinh nghiệm làm việc tại 1 vị trí việc làm.
2.2.2. Đánh giá bản thân qua cơng cụ SWOT
* Điểm mạnh

* Điểm yếu


- Có q trình học tập, tích lũy kiến - Cịn yếu về trình độ ngoại ngữ.
thức tốt trên trường Đại học.

- Chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc

- Đã có kinh nghiệm tiếp xúc với các chính thức tại các tổ chức.
ngành nghề khác nhau.

- Kỹ năng làm việc nhóm cịn một vài

- Có khả năng chịu áp lực.

hạn chế.

- Có khả năng làm việc độc lập tốt.

- Khơng có điểm mạnh về thể lực.

* Cơ hội

* Nguy cơ

- Quản trị nhân lực là ngành không thể - Không đáp ứng đủ yêu cầu về trình
bị thay thế bởi robot trong tương lai.

độ, kỹ năng trong cơng việc.

- Hình thái kinh tế tri thức ở Việt Nam - Việc bổ sung kỹ năng ngoại ngữ làm
đang phát triển mạnh.


tiêu tốn thời gian và tiền bạc.

- Cơ hội việc làm văn phòng còn nhiều, - Nguy cơ bùng nổ các dịch bệnh mới,
đặc biệt là khả năng về sự bùng nổ của thiên tai, sự kiện bất ngờ,...
các start-up.

15


2.2.3. Xây dựng chiến lược cho sự thay đổi và xác định các nguồn lực
* Về chiến lược
- Chiến lược thay đổi gồm 3 bước theo mơ hình thay đổi của Lewin.[2]
+ Bước 1: Làm cho bản thân thấy được tầm quan trọng của kế hoạch 3 năm
bằng cách tăng cường thúc đẩy việc thay đổi bản thân và khắc phục các cản trở
của sự thay đổi.
+ Bước 2: Xác lập tư duy mới về sự thay đổi trong 3 năm đồng thời tiến hành
các hoạt động của sự thay đổi.
+ Bước 3: Ổn định và củng cố sự thay đổi, tạo ra sự thích nghi với các yếu
tố đã thay đổi trong vòng 3 năm thực hiện kế hoạch.
*Xác định nguồn lực thực hiện
- Nhân lực: Ai thực hiện? Nguồn lực lấy ở đâu? Có u cầu gì về nhân lực?,...
- Tài chính: Cần tài chính từ những nguồn nào? Tài chính dùng cho việc gì?
- Thơng tin: Cần những thơng tin gì? Lấy ở đâu?,...
2.2.4. Tổng thể hóa kế hoạch
Nội dung

Có cơng việc ổn định với mức lương trung bình

Ai thực thực hiện


Bản thân tự thực hiện

Thời gian

Từ năm 2022 - 2025

Địa điểm

Thành phố Hà Nội

Thực hiện như thế (1)- Từ năm 2021 đến 2023: Hoàn thành chương trình cử
nào?

nhân chun ngành Quản trị nhân lực, tích lũy kinh nghiệm
làm part-time, hoàn thiện kỹ năng ngoại ngữ.
+ Hoàn tất chương trình học tại trường Đại học Nội
vụ Hà Nội.

16


+ Ứng tuyển các công việc part-time tại các công ty,
tổ chức trên địa bàn Hà Nội. Có thể ứng tuyển vào các vị
trí làm việc online hoặc tại nhà.
+ Đăng ký chương trình học tiếng Anh tại các trung
tâm uy tín.
(2)- Từ năm 2022 - 2023: Tìm hiểu thị trường lao động và
cơ hội việc làm. Từ đó tìm ra cơng việc thích hợp.
+ Tìm hiểu trên các phương tiện truyền thông như TV,
mạng xã hội, các trang web,...

+ Tìm hiểu thơng qua các tin tuyển dụng.
(3)- Từ năm 2023 - 2025: Tích lũy 02 năm kinh nghiệm tại
vị trí việc làm đã chọn.
+ Làm việc 02 năm tại một vị trí việc làm để tích lũy
kinh nghiệm làm việc, tạo điều kiện cho việc tìm được cơng
việc với mức lương mong muốn.
(4)- Từ năm 2025: Tìm kiếm cơng việc đem lại mức thu
nhập mong muốn. Kết thúc kế hoạch.
Giúp đỡ, hỗ trợ

- Tranh thủ sự hỗ trợ về tài chính đến từ gia đình.
- Sự ủng hộ của người thân, bạn bè, người quen.

Nguồn lực

- Nhân lực: Tự bản thân thực hiện, tranh thủ sự ủng hộ từ
các nguồn khác.
- Tài chính: nguồn từ gia đình, từ học bổng, làm thêm,...
- Thông tin: cập nhập thông tin hàng ngày trên các phương
tiện thông tin đại chúng và mạng xã hội,...

17


Cách sử dụng các - Nhân lực:
nguồn lực

+ Bản thân là nhân tố chính để thực hiện mọi nội dung trong
kế hoạch.
+ Sử dụng những sự ủng hộ để tạo động lực cũng như kêu

gọi các nguồn lực khác để thực hiện kế hoạch.
- Tài chính:
+ Dùng để hồn thiện kỹ năng tin học, ngoại ngữ.
+ Dùng để học các văn bằng mới, học các chương trình học
cao hơn.
- Thơng tin:
+ Thu thập thông tin về thị trường lao động, tình hình việc
làm, xu hướng việc làm,...

Kế hoạch bổ trợ

- Kế hoạch 1: Kế hoạch có gián đoạn
+ Nếu (1) bị gián đoạn thì nhanh chóng tự cung cấp cho
bản thân các kiến thức nền tảng cần thiết của ngành Quản
trị nhân lực.
+ Nếu (2) bị gián đoạn khi tìm được cơng việc phù hợp sớm
hơn kế hoạch thì tiến hành đẩy nhanh kế hoạch, nếu chậm
hơn thì tiến hành lùi kế hoạch tiếp theo với thời gian dự
phòng là 06 tháng.
+ Nếu (3) bị gián đoạn thì tiến hành thay thế kinh nghiệm
02 năm tại 1 vị trí thành kinh nghiệm 01 năm tại vị trí ban
đầu và 01 năm tại vị trí khác. Trong trường hợp khơng đủ
02 năm thì đảm bảo phải trên 01 năm.

18


+ Nếu (4) bị gián đoạn, tiến hành kéo dài trong khoảng thời
gian 06 tháng.
- Kế hoạch 2: Kế hoạch đứng trước nguy cơ bị hủy hoặc

thay đổi lớn.
+ Thay đổi kế hoạch trong các sự kiện bất ngờ như gia đình
yêu cầu đi du học, gia đình xảy ra sự cố, xã hội xảy ra sự
cố,... Tiến hành đánh giá và lập lại kế hoạch.
Yêu cầu khi thực - Thực hiện kế hoạch đúng thời gian, thời hạn đã đề ra.
hiện kế hoạch

- Thực hiện một cách nghiêm túc, kỷ luật.
- Khi triển khai phải linh hoạt trước các tình huống thực tế.

Ghi chú

- Làm báo cáo đánh giá tổng quát tình hình 06 tháng/lần,
báo cáo chi tiết 1 năm/lần. Sau mỗi báo cáo tiến hành đánh
giá và rút kinh nghiệm.
- Thời gian dự phòng tối đa là 1 năm.
- Đảm bảo tâm lý trước những sự cố bất ngờ .

2.3. Đánh giá về kế hoạch 03 năm của bản thân
Kế hoạch 03 năm nêu trên là một kế hoạch trung hạn của sinh viên được trình
bày khá chi tiết, đầy đủ. Đối với sinh viên, việc tự đề ra các kế hoạch ngắn hạn,
trung hạn và dài hạn là điều cần thiết. Điều này tác động không nhỏ tới thói quen
và tác phong của sinh viên. Đối với bản thân là một sinh viên, em nhận thấy việc
tự đề ra kế hoạch 03 năm tới cho bản thân là một bước đệm cho quá trình tốt
nghiệp ra trường. Bản thân sẽ có sự chuẩn bị nhiều hơn cho cuộc sống sau khi tốt
nghiệp. Điều này cũng mang lại cho bản thân sự chủ động hơn trong quá trình tìm
kiếm việc làm sau này. Và hơn hơn hết, việc có thái độ tốt, đúng đắn đối với cơng
tác lập kế hoạch cho bản thân là điều nên có đối với mỗi sinh viên.

19



Trên cơ sở phân tích kế hoạch đã nêu ra, bản thân nhận thấy đã đạt được một
số kết quả nhất định. Cụ thể:
a. Về tích cực
- Thứ nhất, đã có nhận thức tốt về lập kế hoạch và đã tự lập kế hoạch cho
bản thân, kế hoạch có sự kiểm tra, đánh giá thường xuyên.
Bản thân đã có nhận thức về lập kế hoạch là việc cần thiết đối với mỗi sinh
viên. Có lập kế hoạch, sinh viên mới có lối sống và tác phong khoa học, chuyên
nghiệp. Từ đó rèn luyện bản thân một cách tích cực. Việc tự lập kế hoạch 03 năm
cho bản thân là minh chứng sinh động về việc đã có nhận thức tốt về lập kế hoạch.
Trong ghi chú của kế hoạch đã có nêu ra các nội dung về kiểm tra, đánh giá.
- Thứ hai, đã sử dụng Phương pháp dự báo theo kịch bản công cụ SWOT
trong việc lập kế hoạch.
Hai cơng cụ nêu trên đều là những cơng cụ có những công dụng và hiệu quả
nhất định. Việc vận dụng các cơng cụ này giúp bản thân có kỹ năng tốt hơn trong
q trình sử dụng chính hai cơng cụ nêu trên. Nhờ vào đó, bản thân đã có sự nhìn
nhận tích cực về các vấn đề liên quan đến môi trường xung quanh cũng như là các
yếu tố tác động mạnh mẽ tới bản thân. Có thể thấy, việc có sự vận dụng hai cơng
cụ nêu trên là cần thiết và hợp lý. Ngồi ra cũng cần có sự vận dụng và tìm hiểu
các cơng cụ khác để hồn thiện kỹ năng của bản thân.
- Thứ ba, đã xác định được mục tiêu phù hợp với bản thân thông qua việc
xác định mục tiêu chung và các mục tiêu cụ thể.
Thơng qua việc phân tích các đặc điểm từ công cụ SWOT, nêu ra được các
kịch bản trong tương lai, bản thân đã lựa chọn được các mục tiêu phù hợp với bản
thân. Việc xác định đúng mục tiêu, hay nói cách khác là biết mình đang ở đâu là
tiền đề khẳng định tính đúng đắn của các hoạt động sẽ triển khai. Nếu việc xác
định mục tiêu trở nên sai lầm ngay từ đầu thì sẽ làm mất đi tính khả thi của kế
hoạch. Kế hoạch chắc chắn sẽ không đạt hiệu quả.
20



- Thứ tư, đã tổng thể hóa được kế hoạch một cách cụ thể, chi tiết.
Việc tổng thể hóa hay trình bày được kế hoạch một cách cụ thể là cơ sở quan
trọng để tiến hành triển khai kế hoạch. Nhiều mục tiêu, nội dung của con người
không được thực hiện hoặc thực hiện khơng thành cơng bởi vì khơng có sự trình
bày cụ thể cách thức thực hiện các nội dung đó. Chính vì vậy, khi triển khai kế
hoạch, người đề ra mục tiêu sẽ không biết phải bắt đầu từ đâu, thực hiện cái gì, từ
đó làm mất động lực của bản thân và lại bỏ dở kế hoạch. Từ đó, việc lập kế hoạch
trở nên luẩn quẩn từ đưa ra mục tiêu, không biết bắt đầu từ đâu, sau đó chán nản,
sau đó lại tự tạo động lực, sau đó lại đưa ra mục tiêu, lại khơng biết bắt đầu từ
đâu, lại chán nản,...
Đưa ra mục tiêu

Tạo động lực

Không biết bắt đầu từ đâu

Chán nản
b. Về hạn chế
- Thứ nhất, nguồn lực tài chính được nêu ra nhưng chưa cụ thể.
Trong quá trình lập kế hoạch dù đã đưa ra được nguồn lực tài chính và có sự
phân tích nguồn lực đó dùng để làm gì, tuy nhiên lại chưa có sự đưa ra mức tài
chính cần có là bao nhiêu và chi tiêu cho từng nội dung hết bao nhiêu. Sở dĩ có
điều này là do kế hoạch được đưa ra vẫn là một kế hoạch tổng quát, việc biết chính
xác tài chính cần bao nhiêu cho từng năm hay từng nội dung là điều rất khó để
xác định. Cùng với đó, bản thân cũng chưa có sự điều tra cụ thể về chi phí cho
các nội dung này, mà chỉ khi thực hiện kế hoạch mới có thể đi điều tra và tham
khảo một cách kỹ lưỡng qua đó đưa ra được mức chi phí cần thiết để thực hiện kế
hoạch. Ngoài ra, qua các năm, mức chi phí cũng cần có điều chỉnh nên vấn đề nêu

trên vẫn là một hạn chế của kế hoạch.
21


- Thứ hai, việc tích lũy 02 năm kinh nghiệm tại một vị trí việc làm cịn phân
vân và gây tranh cãi.
Về điều này, có thế thấy, khi vừa mới ra trường, sinh viên vẫn có sự khó
khăn phần nào trong việc tìm kiếm cơng việc ổn định ngay lập tức. Trái lại, thời
gian đầu khi tìm việc, sinh viên có thể trải qua nhiều lần “nhảy việc”. Việc tích
lũy 02 năm kinh nghiệm còn nhiều tranh cãi và trở thành một nội dung của kế
hoạch bổ trợ. Để tích lũy được 02 năm kinh nghiệm trong thời gian ngắn đối với
sinh viên là có phần khó khăn và có lẽ theo kế hoạch vẫn cần phải có sự chỉnh
sửa. Tuy nhiên, vẫn không được loại bỏ khả năng nội dung này vẫn có thể thực
hiện được trên thực tế. Chính vì vậy, cần có sự liên tục kiểm tra, đánh giá, qua đó
rút kinh nghiệm cho bản thân trong quá trình triển khai thực hiện kế hoạch 03 năm
của bản thân.
Tóm lại, việc đề ra và thực hiện kế hoạch 03 năm của mỗi sinh viên là điều
cần thiết, phù hợp với hồn cảnh mơi trường hiện tại. Để làm được điều này, mỗi
sinh viên cần có nhận thức tốt về việc lập kế hoạch cho bản thân, cần có tinh thần
trách nhiệm và ý thức kỷ luật cao. Có như vậy, kế hoạch mới có cơ sở để thực
hiện thành công các mục tiêu đã đề ra.

22


×