Tải bản đầy đủ (.docx) (88 trang)

PHÁP LUẬT về hợp ĐỒNG bảo HIỂM HÀNG hải QUỐC tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (358.99 KB, 88 trang )

PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM
HÀNG HẢI QUỐC TẾ

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

MỤC LỤC


Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
MỞ ĐẦU..........................................................................................................9
1. Tính cấp thiết của đề tài..............................................................................9
2. Tình hình nghiên cứu đề tài......................................................................10
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu...........................................................11
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................12
5. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu..........................12
6. Những đóng góp mới của luận văn..........................................................13
7. Cơ cấu của Luận văn................................................................................13
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG
BẢO HIỂM HÀNG HẢI QUỐC TẾ...........................................................14
1.1. Tổng quan về hợp đồng bảo hiểm hàng hải quốc tế............................14
1.1.1. Khái niệm và phân loại bảo hiểm hàng hải quốc tế.........................................14
1.1.2. Khái niệm, đặc điểm và phân loại hợp đồng bảo hiểm hàng hải quốc tế............16
1.1.2.1. Khái niệm hợp đồng bảo hiểm hàng hải quốc tế..............................16
1.1.2.2. Đặc điểm của hợp đồng bảo hiểm hàng hải quốc tế..........................17
1.1.2.3. Phân loại hợp đồng bảo hiểm hàng hải quốc tế................................20
1.2. Các nguyên tắc của hợp đồng bảo hiểm hàng hải quốc tế..................23
1.2.1. Nguyên tắc bảo hiểm rủi ro chứ không bảo hiểm một sự chắc chắn (Fortuity
not certainly).........................................................................................................23


1.2.2. Nguyên tắc lợi ích bảo hiểm (Insurable interest).............................................24
1.2.3. Nguyên tắc trung thực tuyệt đối (Utmost Goodfaith).......................................25
1.2.4. Nguyên tắc thế quyền (Right of Subrogation).................................................27
1.2.5. Nguyên tắc bồi thường (Indemnity)...............................................................28
1.3. Pháp luật điều chỉnh và nội dung cơ bản của hợp đồng bảo hiểm
hàng hải quốc tế.............................................................................................29
1.3.1. Pháp luật điều chỉnh hợp đồng bảo hiểm hàng hải quốc tế...............................29


1.3.2. Nội dung cơ bản của hợp đồng bảo hiểm hàng hải quốc tế..............................32
1.3.2.1. Chủ thể của hợp đồng bảo hiểm hàng hải quốc tế.............................32
1.3.2.2. Các điều khoản của hợp đồng bảo hiểm hàng hải quốc tế................33
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1..............................................................................34
Chương 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN
PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM HÀNG HẢI QUỐC TẾ.......35
2.1. Thực trạng pháp luật về hợp đồng bảo hiểm hàng hải quốc tế..........35
2.1.1. Chủ thể của hợp đồng bảo hiểm hàng hải quốc tế............................................35
2.1.2. Nội dung chủ yếu của hợp đồng bảo hiểm hàng hải quốc tế.............................37
2.1.3. Điều khoản về giá trị bảo hiểm, số tiền bảo hiểm, phí bảo hiểm.......................38
2.1.4. Điều khoản phạm vi bảo hiểm theo các điều kiện bảo hiểm hiện hành..............40
2.1.4.1. Các điều kiện bảo hiểm trong ICC 1963 (Institute Cargo Clauses 1963)41
2.1.4.2. Các điều kiện bảo hiểm Anh (ICC 1982)...........................................42
2.1.4.3. Các điều kiện bảo hiểm hàng hóa cho Việt Nam...............................44
2.1.5. Quyền và nghĩa vụ các bên trong quan hệ hợp đồng bảo hiểm hàng hải quốc tế
............................................................................................................................45
2.1.5.1. Người bảo hiểm..................................................................................45
2.1.5.2. Người được bảo hiểm........................................................................46
2.1.6. Thời điểm hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm hàng hải quốc tế...........................47
2.1.7. Hình thức của hợp đồng bảo hiểm hàng hải quốc tế........................................48
2.1.8. Giám định tổn thất và nguyên tắc đòi bồi thường tổn thất trong hợp đồng bảo

hiểm hàng hải quốc tế............................................................................................50
2.2. Thực tiễn thực hiện pháp luật về hợp đồng bảo hiểm hàng hải quốc tế
ở Việt Nam......................................................................................................51
2.2.1. Một số vướng mắc trong thực hiện pháp luật về hợp đồng bảo hiểm hàng hải
quốc tế thông qua một số vụ tranh chấp điển hình...................................................51
2.2.1.1. Vụ kiện giữa New York Marine & Insurance Company (NY Co) và
Deepak Fertilisers and Petrochemicals Corp.Ltd (Deepak)..........................51
2.2.1.2. Vụ kiện giữa Universal Ins.Co (Universal - người bảo hiểm) và
Lanasa Fruit Steamship & Importing Co. Inc. (Lanasa - người được bảo
hiểm)...............................................................................................................59


2.2.1.3. Vụ kiện Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex (Pjico) và Tập đồn
cơng nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin)......................................................62
2.2.2. Đánh giá việc thực hiện hợp đồng bảo hiểm hàng hải quốc tế ở Việt Nam........66
2.2.2.1. Thuận lợi trong quá trình thực hiện hợp đồng bảo hiểm hàng hải
quốc tế ở Việt Nam..........................................................................................66
2.2.2.2. Hạn chế trong quá trình thực hiện hợp đồng bảo hiểm hàng hải quốc
tế ở Việt Nam...................................................................................................67
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2..............................................................................70
Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP
LUẬT VIỆT NAM VỀ HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM HÀNG HẢI QUỐC TẾ 71
3.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm hàng hải quốc tế.......71
3.1.1. Đảm bảo tính kế thừa trong các quy định của pháp luật bảo hiểm hàng hải Việt
Nam.....................................................................................................................71
3.1.2. Đáp ứng được yêu cầu phát triển, hội nhập và nâng cao khả năng cạnh tranh
của ngành hàng hải và ngành bảo hiểm...................................................................71
3.1.3. Đảm bảo tính phù hợp, thống nhất với hệ thống pháp luật bảo hiểm Việt Nam
............................................................................................................................72
3.1.4. Phù hợp với pháp luật và thông lệ bảo hiểm hàng hải quốc tế trên cơ sở sát với

thực tiễn của hoạt động bảo hiểm hàng hải tại Việt Nam...........................................73
3.1.5. Bảo đảm tính dự liệu trước của pháp luật bảo hiểm hàng hải tại Việt Nam....74
3.1.6. Đảm bảo tính dễ hiểu, dễ vận dụng của pháp luật bảo hiểm hàng hải................74
3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật bảo hiểm Việt Nam về
bảo hiểm hàng hải..........................................................................................75
3.2.1. Tạo ra tính thống nhất giữa Luật kinh doanh bảo hiểm và Bộ luật hàng hải Việt
Nam trong quy định về bảo hiểm trùng...................................................................75
3.2.2. Sửa đổi quy định tại Điều 12 Quy tắc chung về bảo hiểm hàng hải hiện hành
cho phù hợp với Bộ luật hàng hải Việt Nam............................................................77
3.2.3. Soạn thảo, ban hành tài liệu giải thích các điều khoản bảo hiểm hàng hải để áp
dụng trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm ở Việt Nam...........................................78
3.2.4. Sửa đổi, bổ sung một số điều trong Bộ luật hàng hải Việt Nam để đảm bảo tính
phù hợp với các chuẩn mực pháp luật quốc tế..........................................................80


3.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về hợp đồng
bảo hiểm hàng hải quốc tế cho Việt Nam....................................................82
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3..............................................................................86
KẾT LUẬN....................................................................................................87
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................88


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong q trình thực hiện hợp đồng mua bán hàng hải quốc tế thường
xuyên phát sinh những vấn đề về tổn thất, mất mát, hư hỏng hàng hóa. Bởi lẽ,
q trình vận chuyển hàng hóa bằng đường biển quốc tế gặp rất nhiều rủi ro
mà nằm ngồi dự đốn của con người, chẳng hạn như: do thời tiết, điều kiện
tự nhiên hay sự cố về con tàu, hành trình biển,… Những yếu tố trên tác động
một phần đáng kể đến quá trình vận chuyển hàng hóa và gây tổn thất lớn, ảnh

hưởng nghiêm trọng đến tài chính, sự sinh tồn của một cơng ty, doanh nghiệp
hay người buôn bán. Để khắc phục những điều này, các nhà ngoại thương
ln tìm kiếm những cách thức tối ưu nhất để chia sẻ rủi ro và thiệt hại có thể
xảy ra. Do đó, hình thức mua bảo hiểm hàng hải quốc tế được họ lựa chọn và
sử dụng rộng rãi.
Bên cạnh những ưu điểm mà hợp đồng bảo hiểm hàng hải quốc tế mang
lại như: các nhà ngoại thương được phân chia rủi ro, tổn thất trong suốt hành
trình vận chuyển với người bảo hiểm; tạo sự an tâm trong kinh doanh cho nhà
ngoại thương;…thì cịn gặp rất nhiều bất cập, vướng mắc trong quá trình giao
kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm hàng hải quốc tế. Chúng ta có thể nhận
thấy, hợp đồng bảo hiểm hàng hải quốc tế chịu sự điều chỉnh của một hệ
thống quy phạm pháp luật hết sức phức tạp. Tính chất quốc tế trong hợp đồng
bảo hiểm hàng hải quốc tế địi hỏi một sự tương thích nhất định giữa luật bảo
hiểm hàng hải của mỗi quốc gia với các chuẩn mực tiên tiến về bảo hiểm
hàng hải quốc tế. Chính vì thế, trong thời gian gần đây đã có rất nhiều vụ
tranh chấp phát sinh về hợp đồng bảo hiểm hàng hải quốc tế làm ảnh hưởng
đến quyền và nghĩa vụ của các chủ thể liên quan trong hợp đồng. Bởi vì, khi
giao kết hợp đồng bảo hiểm hàng hải quốc tế, người bảo hiểm, người mua bảo
hiểm thường xuyên mắc phải những vấn đề chồng chéo giữa các quy định
6


pháp luật về bảo hiểm. Thêm vào đó, việc thiếu các văn bản hướng dẫn chi
tiết, thống nhất đã ảnh hưởng một phần đáng kể đến quá trình giao kết và thực
hiện hợp đồng bảo hiểm hàng hải của các chủ thể tham gia hợp đồng bảo
hiểm và gây cho họ khó khăn trong việc lựa chọn, quyết định điều kiện bảo
hiểm nào sẽ phù hợp nhất với loại hàng hóa đó.
Xuất phát từ những lý do trên, tơi lựa chọn nghiên cứu đề tài “Pháp luật
về hợp đồng bảo hiểm hàng hải quốc tế” để làm đề tài luận văn của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Hợp đồng bảo hiểm hàng hải ở nước ta trong thời gian qua đang nhận
được nhiều sự quan tâm, tìm hiểu và nghiên cứu từ các chuyên gia, nhà khoa
học pháp lý, luật gia quan tâm từ nhiều góc độ khác nhau. Trong đó, có thể kể
đến các cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài như:
- “Bảo hiểm hàng hải, phức tạp và nhiều tranh chấp” của thạc sỹ
Nguyễn Văn Minh, đăng trên đặc san bảo hiểm 2015. Bài viết đề cập đến các
vấn đề pháp lý về bảo hiểm hàng hải và một số phức tạp khi giao kết và thực
hiện bảo hiểm hàng hải. Từ đó, đưa ra một số tranh chấp trên thực tiễn và
phân tích, bình luận.
- “Một số vấn đề pháp lí về vận đơn đường biển trong vận chuyển hàng
hóa quốc tế bằng đường biển” đăng trên Tạp chí Luật học số 5/2014 của tác
giả ThS. Hà Việt Hưng. Bài viết nghiên cứu những khía cạnh pháp lí về vận
đơn đường biển, vai trị của vận đơn đường biển liên quan đến nhiều lĩnh vực
khác nhau, trong đó bao gồm lĩnh vực bảo hiểm hàng hóa.
- “Nghĩa vụ cung cấp thơng tin bên mua bảo hiểm trong hợp đồng bảo
hiểm” đăng trên tạp chí luật học số 7/2016 của tác giả Hoàng Minh Thái và
Nguyễn Thị Tố Như. Bài viết đề cập và phân tích nghĩa vụ cung cấp thơng tin
của bên mua bảo hiểm. Ngồi ra, bài viết cịn phân tích một số khuyết điểm
của pháp luật Việt Nam về nghĩa vụ cung cấp thơng tin của bên mua bảo
hiểm. Từ đó, tác giả đã đưa ra một số kiến nghị nhằm khắc phục những khiếm
khuyết đó.
7


- “Hoàn thiện các quy định pháp luật dịch vụ bảo hiểm ở Việt Nam trên
cơ sở cam kết trong Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình
Dương (CPTPP)” đăng trên Tạp chí Luật học số 1/2018 của tác giả Nguyễn
Hải Yến. Bài viết nghiên cứu các thỏa thuận trong CPTPP và các cam kết của
Việt Nam về dịch vụ bảo hiểm trong CPTPP và đưa ra một số kiện nghị nhằm
hoàn thiện pháp luật Việt Nam.

- Ngồi ra, cịn một số luận văn thạc sĩ, khóa luận tốt nghiệp của sinh
viên như: Luận văn thạc sỹ luật học của Hà Thị Mai Anh về đề tài “Hợp đồng
bảo hiểm hàng hải theo pháp luật Việt Nam” năm 2016, khóa luận tốt nghiệp
của sinh viên Phạm Thị Thanh Hà về đề tài “Tranh chấp và giải quyết tranh
chấp phát sinh trong hợp đồng bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên
chở bằng đường biển quốc tế” năm 2007,...
Nhìn ở góc độ tồn diện, các cơng trình nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh
vực bảo hiểm nói chung và bảo hiểm hàng hóa bằng đường biển nói riêng
chưa đa dạng và khái qt. Các cơng trình nghiên cứu chỉ dừng lại ở một số
khía cạnh đơn lẻ. Trong phạm vi đề tài nghiên cứu này, tôi xin được đi sâu
nghiên cứu, phân tích về hợp đồng bảo hiểm hàng hải quốc tế, từ đó đưa ra
một số vụ tranh chấp trên thực tiễn và rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt
Nam.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn đề xuất các giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật
Việt Nam về hợp đồng bảo hiểm hàng hải quốc tế thông qua nghiên cứu lý
luận, thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu nói trên, luận văn có các nhiệm vụ cụ thể sau đây:
- Làm rõ những vấn đề lý luận về hợp đồng bảo hiểm hàng hải quốc tế;
- Phân tích, làm rõ quy định về hợp đồng bảo hiểm hàng hải quốc tế;
- Phân tích thực trạng thực hiện pháp luật về hợp đồng bảo hiểm hàng
hải quốc tế.

8


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu

- Một số vấn đề lý luận thông qua các cơng trình nghiên cứu;
- Các quy định của pháp luật về hợp đồng bảo hiểm hàng hải quốc tế
- Việc áp dụng các quy định pháp luật trong một số vụ tranh chấp phát
sinh về hợp đồng bảo hiểm hàng hải quốc tế trên thực tiễn
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Những vấn đề trong luật thực định bao gồm các quy định pháp luật hiện
hành của quốc tế và Việt Nam về hợp đồng bảo hiểm hàng hải quốc tế mà khi
đưa vào thực tế để áp dụng đã xuất hiện những bất cập, hạn chế gây ảnh
hưởng đến hoạt động chia sẻ rủi ro đến quyền lợi của các chủ thể tham gia quan
hệ bảo hiểm hàng hải.
Thời gian: Từ 2015 đến 2019.
Địa bàn: Cả nước.
5. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Để giải quyết các yêu cầu mà đề tài đặt ra, trong quá trình nghiên cứu luận
văn đã sử dụng các phương pháp luận nghiên cứu chủ yếu là phương pháp
nghiên cứu khoa học biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn đã sử dụng các phương pháp cụ thể:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Nhằm làm sáng tỏ vấn đề lý luận cơ
bản về giao kết hợp đồng bảo hiểm hàng hải quốc tế.
- Phương pháp nghiên cứu điển hình: Đưa ra các trường hợp thực tế để
phân tích việc áp dụng luật, cũng như bình luận các bản án, nhằm đánh giá
việc thực hiện pháp luật trong thực tế.
- Phương pháp so sánh: Các quy định pháp luật Việt Nam, làm rõ vấn đề
cần phân tích, có so sánh với quy định Công ước và pháp luật Việt Nam về
hợp đồng bảo hiểm hàng hải quốc tế.

9



- Phương pháp diễn giải, quy nạp: Để đánh giá pháp luật và tìm ra những
hạn chế của pháp luật quy định chưa phù hợp, nhằm đưa ra một số hướng giải
quyết cụ thể.
6. Những đóng góp mới của luận văn
Thứ nhất, làm sáng tỏ mặt lý luận các khái niệm, đặc điểm, nội dung,
hình thức, của hợp đồng bảo hiểm hàng hải quốc tế; các giải pháp hoàn thiện
các quy định của pháp luật Việt Nam về hợp đồng bảo hiểm hàng hải quốc tế.
Thứ hai, chỉ ra những hạn chế trong việc áp dụng pháp luật, giúp các
doanh nghiệp và các chủ thể kinh doanh phòng tránh những rủi ro trong q
trình thực hiện hơp đồng.
Luận văn có giá trị tham khảo cho cơ quan lập pháp, cơ quan hướng dẫn
thi hành pháp luật và các chủ thể kinh doanh. Thơng qua những đóng góp này,
tác giả luận văn thể hiện qua từng chương nghiên cứu.
7. Cơ cấu của Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
nội dung của khóa luận bao gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận pháp luật về hợp đồng bảo hiểm
hàng hải quốc tế
Chương 2: Thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về
hợp đồng bảo hiểm hàng hải quốc tế
Chương 3: Định hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật về hợp đồng
bảo hiểm hàng hải quốc tế

10


Chương 1.
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG BẢO
HIỂM HÀNG HẢI QUỐC TẾ

1.1. Tổng quan về hợp đồng bảo hiểm hàng hải quốc tế
1.1.1. Khái niệm và phân loại bảo hiểm hàng hải quốc tế
Có rất nhiều quan điểm khác nhau về bảo hiểm hàng hải, ban đầu, khái
niệm bảo hiểm hàng hải chỉ bao gồm cho đối tượng bảo hiểm là thân tàu và
hàng hóa vận chuyển trên tàu biển. Rủi ro được bảo hiểm trong các hợp đồng
bảo hiểm hàng hải đầu tiên cũng chỉ bao gồm các hiểm họa của biển (perils of
the sea). Tuy nhiên, do sự phát triển của giao lưu thương mại quốc tế bằng
đường biển đã kéo theo nhiều nhu cầu của giới thương gia cần được bảo hiểm
đáp ứng trong hợp đồng bảo hiểm hàng hải. Đòi hỏi thực tiễn này đã mở rộng
đối tượng và phạm vi bảo hiểm hàng hải như ngày nay.
Trong bảo hiểm hàng hải, người bảo hiểm không chỉ nhận bảo hiểm cho
tàu biển mà còn bảo hiểm cho các hoạt động hàng hải. Bảo hiểm hàng hải là
loại bảo hiểm những rủi ro trên biển hoặc những rủi ro trên sông, trên bộ liên
quan đến hành trình đường biển, gây tổn thất cho các đối tượng chuyên chở
trên biển.1 Hầu hết khi hàng hóa được chun chở bằng đường biển thì chủ
doanh nghiệp đều mua bảo hiểm hàng hải để đảm bảo an tồn cho hàng hóa,
người và tài sản chung trong suốt hành trình.
Theo từ điển luật học Black’s Law Dictionary, bảo hiểm hàng hải là:
“Một thỏa thuận để đảm bảo chống lại tổn thất đối với một tàu biển, hàng
hóa hoặc lợi nhuận liên quan đến một hành trình cụ thể hoặc cho một tàu cụ
thể trong một khoảng thời gian cụ thể”. Còn theo từ điển thuật ngữ kinh
doanh bảo hiểm: “Bảo hiểm hàng hóa trong q trình vận chuyển và các
phương tiện vận chuyển đường thủy, đường bộ và đường hàng không”. 2
1 Đỗ Hữu Vinh (2008), Bảo hiểm và giám định hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường
biển, NXB Giao thông vận tải, tr.51
2 Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (2015), Giải quyết tranh chấp hợp đồng những điều doanh
nhân cần biết, NXB Tri thức, Hà Nội

11



Mặt khác, trong giáo trình “Lý thuyết bảo hiểm” năm 2010 của Học Viện
Tài chính Hà Nội: “bảo hiểm hàng hải bao gồm các nghiệp vụ bảo hiểm liên
quan đến hoạt động hàng hải như: bảo hiểm hàng hải, bảo hiểm thân tàu và
trách nhiệm dân sự của chủ tàu”3. Trước khi đưa ra khái niệm này, tác giả đã
đưa ra giải thích về hoạt động hàng hải theo quy định tại khoản 1 Điều 1 của
Bộ luật hàng hải 1990: “Các hoạt động liên quan đến việc sử dụng tầu biển
vào các mục đích kinh tế, nghiên cứu khoa học – kỹ thuật, văn hóa, thể thao,
xã hội và công vụ Nhà nước”. Về mặt logic, cách hiểu này có thể chấp nhận
được, tuy nhiên “hoạt động hàng hải” đến nay đã có nhiều sự thay đổi và có
thể sẽ có những thay đổi trong tương lai. Hiện nay, Bộ luật hàng hải 2005 đã
hết hiệu lực và bị thay thế bởi Bộ luật hàng hải 2015, theo Bộ luật hàng hải
2015 quy định về hoạt động hàng hải bao gồm các quy định về tàu biển,
thuyền viên, cảng biển, luồng hàng hải, cảng cạn, vận tải biển, an tồn hàng
hải, an ninh hàng hải, bảo vệ mơi trường, quản lý nhà nước về hàng hải và các
hoạt động khác liên quan đến việc sử dụng tàu biển vào mục đích kinh tế, văn
hóa, xã hội, thể thao, cơng vụ và nghiên cứu khoa học.4
Tóm lại, khái niệm về bảo hiểm hàng hải có thể được hiểu: Bảo hiểm
hàng hải là một sự cam kết bồi thường của người bảo hiểm đối với người
được bảo hiểm về những thiệt hại mất mát của đối tượng bảo hiểm do một rủi
ro hàng hải đã thỏa thuận gây ra, với điều kiện người được bảo hiểm đã mua
bảo hiểm cho đối tượng bảo hiểm đó và nộp một khoản tiền gọi là phí bảo
hiểm.
Về phân loại bảo hiểm hàng hải quốc tế, với sự phát triển của giao lưu
thương mại quốc tế bằng đường biển đã kéo theo nhiều nhu cầu của giới
thương gia cần được nhà bảo hiểm đáp ứng trong hợp đồng bảo hiểm hàng

3 Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam (2001), Từ điển thuật ngữ kinh doanh bảo hiểm, NXB Thống kể,
Hà Nội
4 Quốc hội, Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015, khoản 1 Điều 1


12


hải. Đòi hỏi thực tiễn này đã mở rộng đối tượng và phạm vi của bảo hiểm
hàng hải như ngày nay. Do đó, bảo hiểm hàng hải gồm ba loại:
- Bảo hiểm thân tàu (Hun lnsurance) là bảo hiểm những thiệt hại vật chất
xảy ra đối với vỏ tàu, máy móc và các thiết bị trên tàu đồng thời bảo hiểm
cước phí, các chi phí hoạt động của tàu và một phần trách nhiệm mà chủ tàu
phải chịu trong trường hợp hai tàu đâm va nhau.
- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu (P&I Insurance) là bảo hiểm
những thiệt hại phát sinh từ trách nhiệm của chủ tàu trong quá trình sở hữu,
kinh doanh, khai thác tàu biển.
- Bảo hiểm hàng hải bao gồm bảo hiểm hàng hải quốc tế và bảo hiểm
hàng hải nội địa.5
1.1.2. Khái niệm, đặc điểm và phân loại hợp đồng bảo hiểm hàng hải
quốc tế
1.1.2.1. Khái niệm hợp đồng bảo hiểm hàng hải quốc tế
Theo Điều 12 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000 sửa đổi, bổ sung năm
2010 quy định về hợp đồng bảo hiểm như sau:
“Hợp đồng bảo hiểm là sự thỏa thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh
nghiệp bảo hiểm, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh
nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi
thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm”. Như vậy, đạo
luật này không quy định về bất kỳ hợp đồng bảo hiểm cụ thể nào. Do đó, để
đi đến khái niệm về hợp đồng bảo hiểm hàng hải quốc tế, Điều 303 Bộ luật
hàng hải Việt Nam 2015 quy định về hợp đồng bảo hiểm hàng hải như sau:
“1. Hợp đồng bảo hiểm hàng hải là hợp đồng bảo hiểm các rủi ro hàng
hải, theo đó người được bảo hiểm phải nộp phí bảo hiểm theo thỏa thuận và
người bảo hiểm cam kết bồi thường cho người được bảo hiểm những tổn thất

hàng hải thuộc trách nhiệm bảo hiểm theo cách thức và điều kiện đã thỏa
thuận trong hợp đồng.
5 Đỗ Hữu Vinh (2008), Bảo hiểm và giám định hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường
biển, NXB Giao thông vận tải, tr.52

13


Rủi ro hàng hải là những rủi ro xảy ra liên quan đến hành trình đường
biển, bao gồm các rủi ro của biển, cháy, nổ, chiến tranh, cướp biển, trộm cắp,
kê biên, quản thúc, giam giữ, ném hàng xuống biển, trưng thu, trưng dụng,
trưng mua, hành vi bất hợp pháp và các rủi ro tương tự hoặc những rủi ro
khác được thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
2. Hợp đồng bảo hiểm hàng hải có thể mở rộng theo những điều kiện cụ
thể hoặc theo tập quán thương mại để bảo vệ quyền lợi của người được bảo
hiểm đối với những tổn thất xảy ra trên đường thủy nội địa, đường bộ, đường
sắt hoặc đường hàng không thuộc cùng một hành trình đường biển.
3. Hợp đồng bảo hiểm hàng hải phải được giao kết bằng văn bản”.
Từ khái niệm hợp đồng bảo hiểm trong Luật kinh doanh bảo hiểm và
hợp đồng bảo hiểm hàng hải trong Bộ luật hàng hải nói trên, có thể hiểu: Hợp
đồng bảo hiểm hàng hải quốc tế là hợp đồng bảo hiểm các rủi ro hàng hải
dưới sự thỏa thuận bằng văn bản giữa người mua bảo hiểm và người bảo
hiểm, theo đó người mua bảo hiểm phải trả chi phí bảo hiểm cho người bảo
hiểm còn người bảo hiểm cam kết bồi thường cho người được bảo hiểm
những tổn thất hàng hải thuộc trách nhiệm bảo hiểm theo cách thức, điều kiện
đã thỏa thuận trong hợp đồng.
1.1.2.2. Đặc điểm của hợp đồng bảo hiểm hàng hải quốc tế
Thứ nhất, hợp đồng bảo hiểm hàng hải quốc tế là loại hợp đồng song vụ.
Khác với dạng hợp đồng đơn vụ, trong hợp đồng bảo hiểm hàng hóa, hai
bên trong hợp đồng bảo hiểm đều có quyền và nghĩa vụ đối với nhau.

- Đối với người được bảo hiểm, khi ký kết hợp đồng bảo hiểm mà hàng
hóa đã bị tổn thất nhưng người được bảo hiểm vẫn chưa biết gì thì hợp đồng
vẫn có hiệu lực và vẫn được bồi thường, ngược lại nếu đã biết thì hợp đồng sẽ
vơ hiệu lực.
- Đối với người bảo hiểm, khi ký kết hợp đồng bảo hiểm mà hàng hóa đã
đến nơi an tồn nhưng người bảo hiểm chưa biết được việc đó thì hợp đồng

14


vẫn có hiệu lực và vẫn có quyền thu phí bảo hiểm, ngược lại người bảo hiểm
đã biết việc đó thì hợp đồng sẽ vơ hiệu lực và phải hồn lại phí bảo hiểm.
Nghĩa vụ bồi thường bảo hiểm của bên bảo hiểm tương xứng với nghĩa
vụ đóng phí bảo hiểm của bên được bảo hiểm; nghĩa vụ giải thích các điều
kiện, điều khoản của hợp đồng bảo hiểm đi đôi với nghĩa vụ kê khai thông tin
của bên được bảo hiểm. Nghĩa vụ của các bên trong quá trình giao kết và thực
hiện hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển được Luật kinh doanh bảo
hiểm quy định tại các Điều 17, 18. Tuy nhiên, pháp luật kinh doanh bảo hiểm
cũng không ngăn cấm các bên trong hợp đồng có những thỏa thuận riêng.
Thứ hai, hợp đồng bảo hiểm hàng hải quốc tế là một hợp đồng bồi
thường.
Cũng như mọi hợp đồng bảo hiểm thiệt hại khác, hợp đồng bảo hiểm
hàng hải là loại hợp đồng bồi thường. Người bảo hiểm sẽ cam kết với người
mua bảo hiểm là sẽ bồi thường khi rủi ro bảo hiểm gây thiệt hại cho người
được bảo hiểm. Việc thanh toán tiền bồi thường trong trường hợp này có mục
đích bù đắp những tổn thất và chi phí mà người được bảo hiểm phải gánh chịu
khi hàng hóa của họ gặp rủi ro trong quá trình vận chuyển và bốc dỡ. Căn cứ
để người bảo hiểm thực hiện nghĩa vụ bồi thường là thiệt hại thực tế của
người được bảo hiểm, các quy định của pháp luật liên quan và các thỏa thuận
trong hợp đồng bảo hiểm.

Thứ ba, hợp đồng bảo hiểm hàng hải quốc tế mang tính tín nhiệm, sự tín
nhiệm này thể hiện ở chỗ:
- Phải có lợi ích bảo hiểm mới được ký kết hợp đồng bảo hiểm. Lợi ích
bảo hiểm khơng nhất thiết phải có khi ký kết hợp đồng nhưng nhất thiết phải
có khi xảy ra tổn thất. Nếu xảy ra tổn thất mà người được bảo hiểm vẫn chưa
có lợi ích bảo hiểm trong hàng hóa thì sẽ không được bồi thường.

15


- Người được bảo hiểm phải trung thực trong việc khai báo các chi tiết
về hàng hóa, phải thơng báo mọi thay đổi về rủi ro hay tăng thêm rủi ro mà
mình biết được cho người bảo hiểm. 6
Thứ tư, hợp đồng bảo hiểm hàng hải quốc tế là hợp đồng có điều kiện
Hợp đồng có điều kiện là hợp đồng mà trong đó các bên có thỏa thuận về
một sự kiện mà khi sự kiện đó xảy ra thì hợp đồng mới được thực hiện hoặc
phải chấm dứt. Sự kiện mà các bên thỏa thuận phải đáp ứng ba yêu cầu: (i)
Thuộc về tương lai (chỉ có thể diễn ra hoặc không diễn ra sau khi hợp đồng
được giao kết); (ii) Mang tính khách quan, việc nó sẽ xuất hiện hay khơng
hồn tồn nằm ngồi ý chí của các chủ thể; (iii) Phù hợp với pháp luật và
không trái với đạo đức xã hội.7
Như vậy, tính có điều kiện của hợp đồng bảo hiểm hàng hóa thể hiện ở
chỗ chỉ khi xảy ra các tổn thất hàng hải do rủi ro hàng hải gây ra như đã được
các bên thỏa thuận trong hợp đồng thì nghĩa vụ bồi thường của người bảo
hiểm mới phát sinh và khi đó các quyền và nghĩa vụ của các bên giao kết hợp
đồng bảo hiểm mới được thực hiện một cách đầy đủ.
Thứ năm, hợp đồng bảo hiểm hàng hải quốc tế là loại hợp đồng theo
mẫu
Do tính phức tạp của bảo hiểm hàng hải, các hợp đồng bảo hiểm hàng
hải quốc tế được người bảo hiểm soạn sẵn các điều khoản để bên tham gia

bảo hiểm lựa chọn dưới dạng các quy tắc bảo hiểm mà người bảo hiểm ban
hành. Khi giao kết hợp đồng bảo hiểm, đối với phần điều kiện chung, người
tham gia bảo hiểm chỉ có thể chấp thuận tồn bộ hoặc khơng giao kết hợp
đồng bảo hiểm. Người tham gia bảo hiểm chỉ có thể đàm phán để thỏa thuận
về các điều khoản riêng của hợp đồng như: giới hạn hành trình được bảo
hiểm, số tiền bảo hiểm, phí bảo hiểm. Chính vì đặc trưng này mà trong hợp
6 Phan Thị Lan Anh (2007), Giáo trình bảo hiểm trong ngoại thương, NXB Hà Nội, tr.71
7 Bùi Thị Hằng Nga (2015), Pháp luật kinh doanh bảo hiểm, NXB Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí
Minh, TP.Hồ Chí Minh, tr.321.

16


đồng bảo hiểm, nếu có điều khoản nào đó khơng rõ ràng thì bên bảo hiểm
phải chịu bất lợi khi giải thích điều khoản đó.
Thứ sáu, hợp đồng bảo hiểm hàng hải quốc tế là loại hợp đồng có yếu tố
nước ngoài
Sở dĩ như vậy bởi lẽ hợp đồng bảo hiểm này có mối quan hệ mật thiết
với hợp đồng ngoại thương. Khi giao kết các hợp đồng mua bán ngoại thương
thường ở các nước khác nhau, có ngơn ngữ, luật pháp, tập qn và thói quen
bn bán khác nhau. Do đó, các chủ thể của hợp đồng bảo hiểm hàng hải
quốc tế có thể là người nước ngồi. Bên cạnh đó, người vận chuyển có thể là
hãng tàu của chính nước nhập khẩu, nước xuất khẩu hoặc nước thứ ba. Q
trình vận chuyển hàng hóa thường qua lãnh hải của nhiều quốc gia. Chính vì
vậy, trong một chừng mực nhất định, yếu tố nước ngồi ln chi phối đến các
khía cạnh kỹ thuật và pháp lý của hợp đồng bảo hiểm hàng hải quốc tế.
1.1.2.3. Phân loại hợp đồng bảo hiểm hàng hải quốc tế
Thứ nhất, căn cứ vào thời điểm bắt đầu và kết thúc hiệu lực của bảo
hiểm có thể chia ra: hợp đồng bảo hiểm theo chuyến (voyage) và hợp đồng
bảo hiểm thời gian (time)

- Hợp đồng bảo hiểm theo chuyến là hợp đồng bảo hiểm cho đối tượng
bảo hiểm từ chỗ này đến chỗ khác ghi trên hợp đồng bảo hiểm. Khi một hợp
đồng bảo hiểm cho đối tượng bảo hiểm trong một thời gian xác định trong
hợp đồng được gọi là hợp đồng định hạn. Một hợp đồng có thể bao gồm cả
bảo hiểm theo chuyến và bảo hiểm thời gian xác định. Trách nhiệm của người
bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm chuyến bắt đầu và kết thúc theo điều khoản
“từ kho đến kho”.
- Hợp đồng bảo hiểm thời gian là hợp đồng trong đó một con tàu được
bảo hiểm trong bất kỳ chuyến hành trình đặc biệt nào đó trong một thời gian
nhất định. Bất kỳ tổn thất nào xảy ra khi thời gian chưa hết hạn đương nhiên
được bảo hiểm. Tuy nhiên, điều này có thể ngoại lệ. Ví dụ: một con tàu bị
17


thiệt hại nặng nề trong thời gian hiện hành của hợp đồng, vẫn tồn tại trong
khoảng thời gian đó nhưng cuối cùng cũng không tồn tại được chỉ khi thời
gian có hiệu lực bảo hiểm cho đối tượng bảo hiểm vừa hết. Việc người bảo
hiểm có phải thanh tốn tiền bảo hiểm cho đối tượng bảo hiểm hay khơng cịn
tùy thuộc yếu tố liệu vào thời điểm hợp đồng hết hạn, kết cấu vẫn còn là tàu
hay con tàu đã thực sự bị đắm. Nếu con tàu vào cuối thời hạn vẫn cịn nổi và
điều khiển được, mặc dù có thể là chỉ nhờ vào hoạt động của máy bơm thì vẫn
được thừa nhận là tàu và khơng được coi là tổn thất. Trong trường hợp này,
tổn thất được chấp nhận chỉ có thể là tổn thất bộ phận như là thiệt hại chưa
được sửa chữa.8
Thứ hai, căn cứ vào xác định giá trị của đối tượng được bảo hiểm trong
hợp đồng có thể chia thành: hợp đồng bảo hiểm định giá (Valued policy) và
hợp đồng bảo hiểm không định giá (Unvalued policy):
- Hợp đồng bảo hiểm định giá (Valued policy) là loại hợp đồng xác định
rõ theo thỏa thuận giá trị của đối tượng bảo hiểm. Đối tượng bảo hiểm được
xác định theo quy định theo Điều 27 MIA 1906, khơng có sự gian lận, giá trị

được ấn định trong hợp đồng giữa người bảo hiểm và người được bảo hiểm,
nhằm để xác định giá trị có thể bảo hiểm của đối tượng được dự tính bảo hiểm
kể cả khi bị tổn thất toàn bộ hay bộ phận. Trừ khi hợp đồng có quy định khác,
giá trị được ấn định trong hợp đồng không dùng để xác định trong trường hợp
đó là tổn thất tồn bộ ước tính. Có sự khác biệt về bồi thường giữa một hợp
đồng định giá và một hợp đồng bảo hiểm không định giá. Ví dụ, một con tàu
được bảo hiểm với giá trị 200.000 USD, sau đó cịn tàu bị tổn thất. Người chủ
sở hữu hàng hóa khi đó sẽ phải chứng minh rằng tổn thất của mình lên đến
200.000 USD, có nghĩa là con tàu của mình có trị giá ít nhất 200.000 USD.
Trường hợp này là hợp đồng bảo hiểm định giá.
8 Nguyễn Hữu Khánh Linh (2018), Tập bài giảng Luật hàng hải quốc tế, Trường Đại học Luật – Đại
học Huế, tr.60

18


- Hợp đồng bảo hiểm không định giá (Unvalued policy) là loại hợp đồng
không xác định rõ giá trị của đối tượng bảo hiểm, song bị chi phối đến giới
hạn của số tiền được bảo hiểm, để giá trị có thể bảo hiểm của đối tượng sẽ
được xác định theo các thức ấn định sẵn.
Thứ ba, căn cứ vào số lượng tàu được bảo hiểm có thể chia thành hợp
đồng bảo hiểm bao cho một tàu hoặc nhiều tàu (Floating policy by ship or
ships)
- Hợp đồng bảo hiểm bao (Floating policy) là hợp đồng được thể hiện
theo những thuật ngữ bảo hiểm chung, việc xác định tên tàu hoặc nhiều tên
tàu và các chi tiết khác được xác định theo thông báo của người được bảo
hiểm về sau9. Những khai báo về sau hoặc những khai báo khác có thể được
xác nhận trong hợp đồng hoặc theo tập quán. Trừ khi hợp đồng có quy định
khác, nếu khơng sự khai báo phải do hãng vận tải hàng hóa hoặc tàu nêu ra.
Bao gồm tất cả các hàng hóa trong hợp đồng, giá trị của hàng hóa và các tài

sản khác phải được kê khai trung thực, tuyên bố có sự sai sót có thể được sửa
đổi thậm chí sau khi tổn thất hoặc sau khi tàu đến, việc đưa ra tuyên bố hoặc
sự sai sót phải được thực hiện theo nguyên tắc trung thực tuyệt đối trừ khi hợp
đồng có quy định khác.
Ngồi ra, cịn một số loại hợp đồng bảo hiểm khác như:
- Hợp đồng bảo hiểm hành trình là hợp đồng trong đó, người ta bảo hiểm
cho đối tượng bảo hiểm từ địa điểm này đến địa điểm khác, và người bảo
hiểm phải thanh toán tổn thất xảy ra trong hành trình đó. Điều 25 MIA 1906
định nghĩa hợp đồng hành trình là loại hợp đồng cho đối tượng bảo hiểm “tại”
và “từ” hoặc “từ địa điểm này đến địa điểm khác”. Trong hợp đồng bảo hiểm
hành trình đối với con tàu, thời gian hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực phụ thuộc
vào ngơn từ được sử dụng, cịn trong hợp đồng bảo hiểm hành trình với hàng
9 Luật bảo hiểm hàng hải Anh, 1906, Điều 29

19


hóa, thơng thường hiệu lực hợp đồng phụ thuộc vào điều khoản hành trình khi
hàng hóa rời khỏi kho chứa hàng.
- Hợp đồng bảo hiểm hỗn hợp là loại hợp đồng bảo hiểm một hành trình
trong một khoảng thời gian. Hợp đồng hỗn hợp là hợp đồng kết hợp giữa hợp
đồng hành trình và hợp đồng thời gian bằng cách thêm điều khoản trong đó
hàng hóa hoặc con tàu sẽ được bảo hiểm trong một số ngày sau khi cập bến.
Ví dụ, một con tàu được bảo hiểm bằng điều khoản: “tại và từ cảng Pomaron
đến Newcastle và thêm mười lăm ngày liền ngay sau khi đến”. Trước khi hết
thời hạn mười lăm ngày, hàng hóa được dỡ xuống tàu và hàng hóa mới được
chất lên tàu để chuẩn bị cho một hành trình mới. Sau đó, con tàu bị thiệt hại,
người bảo hiểm không chấp nhận bồi thường và viện lý do rằng thời gian
mười lăm ngày sau khi đến chỉ được coi là thời hạn tối đa cho việc dỡ hàng
khỏi tàu. Tuy nhiên, Tòa án đã phán quyết rằng, thời hạn này phải được coi là

việc nối thêm vào hợp đồng hành trình một hợp đồng thời gian có thời hạn tối
đa cho việc dỡ hàng khỏi tàu. Đó khơng phải là một hợp đồng thời gian tham
khảo đến hợp đồng hành trình mà là một hợp đồng thời gian độc lập.
Trong thực tiễn kinh doanh, do mang lại nhiều lợi ích và ưu thế hơn nên
hợp đồng bảo hiểm bao luôn được các doanh nghiệp bảo hiểm khuyến khích
áp dụng. Hợp đồng bảo hiểm bao phù hợp đối với những khách hàng có khối
lượng hàng hóa nhập, xuất lớn trong năm và hợp đồng bảo hiểm bao được ký
kết và thực hiện trên tinh thần thiện chí.
1.2. Các nguyên tắc của hợp đồng bảo hiểm hàng hải quốc tế
Bảo hiểm hàng hải nói chung cũng như bảo hiểm hàng hải bằng đường
biển quốc tế nói riêng phải tuân thủ 5 nguyên tắc cơ bản như sau: Nguyên tắc
bảo hiểm rủi ro chứ không bảo hiểm một sự chắc chắn, nguyên tắc lợi ích bảo
hiểm, nguyên tắc trung thực tối đa và nguyên tắc bồi thường.

20


1.2.1. Nguyên tắc bảo hiểm rủi ro chứ không bảo hiểm một sự chắc
chắn (Fortuity not certainly)
Chúng ta thường làm những việc có lợi cho mình và khơng mạo hiểm để
làm những việc gây bất lợi khi biết chắc chắn rằng chúng sẽ xảy ra, chắc chắn
xảy ra. Đối với ngành bảo hiểm thì đây là một trong những nguyên tắc quan
trọng. Khi giao kết hợp đồng bảo hiểm, cả người mua bảo hiểm và người bảo
hiểm đều không thể khẳng định rủi ro có xảy ra hay khơng. Việc người bảo
hiểm có bồi thường cho bên mua bảo hiểm hay khơng sẽ khơng phụ thuộc vào
ý chí chủ quan của bất kì bên nào mà phụ thuộc vào hành trình vận chuyển
hàng hóa có xảy ra rủi ro được bảo hiểm hay không. Theo nguyên tắc này,
người bảo hiểm chỉ nhận bảo hiểm một rủi ro tức là bảo hiểm một sự cố, một
tai nạn, tai họa xảy ra một cách bất ngờ, ngẫu nhiên ngoài ý muốn của con
người, không bảo hiểm một sự chắc chắn xảy ra, đương nhiên xảy ra cũng

như bảo hiểm chỉ bồi thường những thiệt hại, mất mát do rủi ro xảy ra. 10
Chính vì vậy, nếu một hợp đồng bảo hiểm hàng hải quốc tế được giao kết khi
người mua bảo hiểm đã biết có rủi ro xảy ra cho hàng hóa hoặc nếu người bảo
hiểm đã biết là hàng hóa về đích an tồn thì sẽ trở nên vơ hiệu.
1.2.2. Ngun tắc lợi ích bảo hiểm (Insurable interest)

Đây là nguyên tắc cơ bản của bảo hiểm hàng hải. Lợi ích bảo hiểm
(Insurable interest) được xem xét trong “mối quan hệ pháp lý hay quan hệ
bình đẳng” (Legal or equitable relation). Có nghĩa là để được coi là có quyền
lợi có thể bảo hiểm sẽ căn cứ trên quyền lợi cơ sở quyền hạn pháp lý hoặc
trách nhiệm pháp lý trên đối tượng được bảo hiểm. 11 Theo Điều 5 Luật bảo
hiểm hàng hải Anh 1906 (viết tắt là MIA 1906) định nghĩa về lợi ích bảo hiểm
10 Phạm Thị Lan Anh (2007), Giáo trình bảo hiểm trong ngoại thương, NXB Hà Nội, tr.17
11 Phạm Anh Tuấn (2007), Luận văn thạc sỹ Luật học “Một số vấn đề cơ bản của Luật bảo hiểm hàng
hải Anh năm 1906 và việc áp dụng trong thực tiễn”, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.31
truy cập ngày 19/03/2019

21


quy định: “Theo quy định của Luật này, người có lợi ích bảo hiểm là người
có lợi ích liên quan đến một hành trình đường biển, khi người ấy có liên quan
hợp pháp và có mối quan hệ bình đẳng trong hành trình này hoặc tài sản có
thể được bảo hiểm trong hành trình đó, kết quả người đó được hưởng lợi do
tài sản được bảo hiểm được an toàn và đến đúng hạn (due arrival) hoặc
người đó bị thiệt hại nếu tài sản bị tổn thất (be prejudiced) hoặc bị hư hại, bị
cầm giữ (detention), hoặc có thể phải chịu trách nhiệm về những tổn thất”.
Người nào đó có lợi ích bảo hiểm ở trong một đối tượng bảo hiểm nào
đó có nghĩa là quyền lợi của người đó sẽ được bảo hiểm nếu đối tượng bảo
hiểm đó an tồn và ngược lại quyền lợi của người đó sẽ bị phương hại nếu đối

tượng bảo hiểm đó gặp rủi ro. Người bị thiệt hại khi đối tượng bảo hiểm gặp
rủi ro có thể là chủ sở hữu về đối tượng bảo hiểm đó, người chịu trách nhiệm
quản lý tài sản hoặc người nhận cầm cố tài sản. Lợi ích bảo hiểm có ý nghĩa
to lớn trong hoạt động bảo hiểm. Khi xảy ra tổn thất, người được bảo hiểm
phải có lợi ích bảo hiểm mới được bồi thường. 12 Trong bảo hiểm hàng hải, lợi
ích bảo hiểm khơng nhất thiết phải có khi ký kết hợp đồng bảo hiểm nhưng
nhất thiết phải có khi xảy ra tổn thất.
Ngồi ra, lợi ích bảo hiểm phải là lợi ích hợp pháp và có tính xác định.
Hơn nữa, để được nhận lợi ích bảo hiểm thì người mua bảo hiểm phải có một
số liên hệ với đối tượng bảo hiểm được pháp luật công nhận. Mối liên hệ đầu
tiên được pháp luật cơng nhận phải chính là chủ sở hữu. Mối liên hệ thứ hai là
quyền lợi và trách nhiệm trước tài sản đó. Để đảm bảo nguyên tắc này, trước
khi phát hành hợp đồng bảo hiểm, công ty bảo hiểm phải kiểm tra giữa người
tham gia bảo hiểm và đối tượng bảo hiểm có tồn tại quyền lợi có thể được bảo
hiểm theo nguyên tắc và theo quy định của hợp đồng bảo hiểm đó hay khơng.

12 TS. Trần Thị Hịa Bình – TS. Trần Văn Nam (2005), Giáo trình luật thương mại quốc tế, NXB Lao
động – Xã hội Hà Nội, tr.233 -234

22


1.2.3. Nguyên tắc trung thực tuyệt đối (Utmost Goodfaith)
Đặc trưng của hợp đồng bảo hiểm hàng hải là khi giao kết hợp đồng,
doanh nghiệp bảo hiểm không thể tiếp xúc trực tiếp đối tượng bảo hiểm để
đánh giá rủi ro. Người bảo hiểm căn cứ trên lời khai của người được bảo hiểm
để xác định mức độ rủi ro và mức phí. Theo MIA 1906 quy định nội dung
nguyên tắc này bao gồm: Điều 17 Bảo hiểm mang tính chất là sự tin cậy cao
nhất và nghĩa vụ phải nói hết sự thật (Insurance is uberrimae fidei); Điều 18
Khai báo bởi người được bảo hiểm (Disclosure by assured); Điều 19 Khai báo

bởi môi giới (Dissclosure by agent effecting insurance); Điều 20 Lời khai của
người được bảo hiểm trong quá trình thỏa thuận hợp đồng (Representations
pending negotiation of contract). Do đó, nguyên tắc trung thực tuyệt đối có ý
nghĩa cao, quan trọng trong quá trình ký hết hợp đồng bảo hiểm hàng hải. Vì
vậy, hợp đồng bảo hiểm hàng hải nói chung và hợp đồng bảo hiểm hàng hải
quốc tế nói riêng phải được giao kết phải trên cơ sở trung thực tuyệt đối. Do
đó, hai bên của mối quan hệ bảo hiểm là người bảo hiểm và người được bảo
hiểm phải tuyệt đối thành thật với nhau, tin tưởng lẫn nhau, không được lừa
dối nhau. Trong trường hợp một bên vi phạm nguyên tắc này, một bên không
trung thực sẽ dẫn đến hợp đồng bị vô hiệu. Nguyên tắc này được thể hiện
ràng buộc giữa người bảo hiểm và người được bảo hiểm như sau:
Thứ nhất, đối với người bảo hiểm phải cơng khai tun bố đầy đủ và
chính xác mọi thông tin cần thiết như: điều kiện, nguyên tắc, thể lệ, giá cả bảo
hiểm cho người được bảo hiểm biết; không được nhận bảo hiểm khi biết đối
tượng bảo hiểm đến nơi an tồn.13 Họ khơng thể xúi giục khách hàng thực
hiện một hợp đồng bảo hiểm mà họ biết là không hợp pháp hoặc họ không thể
nhận bảo hiểm một rủi ro mà họ đã biết khơng cịn nữa trong khi người yêu
cầu bảo hiểm chưa biết. Sau khi xảy ra tai nạn rủi ro bảo hiểm, người bảo
13 TS. Trần Thị Hịa Bình – TS. Trần Văn Nam (2005), Giáo trình luật thương mại quốc tế, NXB Lao
động – Xã hội Hà Nội, tr.233

23


hiểm (doanh nghiệp bảo hiểm) phải kịp thời bồi thường chính xác theo đúng
phạm vi, trách nhiệm của mình. Chất lượng sản phẩm bảo hiểm có được đảm
bảo hay khơng, phí bảo hiểm có hợp lý hay khơng, quyền lợi của người được
bảo hiểm có được đảm bảo đầy đủ công bằng hay không, chủ yếu dựa vào sự
trung thực tuyệt đối của người bảo hiểm.
Thứ hai, đối với người được bảo hiểm phải khai báo chính xác, đầy đủ

các chi tiết liên quan đến đối tượng bảo hiểm, không giấu giếm, khơng có ý
xấu làm thiệt hại cho người bảo hiểm; phải thông báo kịp thời những thay đổi
về đối tượng bảo hiểm, về rủi ro, về những mối đe dọa nguy hiểm làm tăng
thêm rủi ro,… mà mình biết được hoặc đáng lẽ phải biết để người bảo hiểm
nắm bắt mọi thơng tin cần thiết, có đánh giá khách quan trong việc nhận hay
từ chối bảo hiểm và tính giá phí bảo hiểm; khơng được mua bảo hiểm cho đối
tượng bảo hiểm khi biết đối tượng bảo hiểm đó đã bị tổn thất14.
1.2.4. Nguyên tắc thế quyền (Right of Subrogation)

Nguyên tắc thế quyền là một nguyên tắc quan trọng trong hoạt động bảo
hiểm hàng hải. Nguyên tắc thế quyền không làm cho quan hệ bảo hiểm bị lạm
dụng vì nó ngăn ngừa một người có thể địi bồi thường từ hai nguồn về cùng
một tổn thất để kiếm lời từ bảo hiểm.
Theo nguyên tắc này, người bảo hiểm sau khi đã bồi thường cho người
được bảo hiểm, có quyền thay mặt người được bảo hiểm để đòi người thứ ba
có trách nhiệm bồi thường cho mình. Để thực hiện được nguyên tắc này,
người được bảo hiểm phải cung cấp các biên bản, giấy tờ, chứng từ, thư từ,…
cần thiết cho người bảo hiểm.15 Theo Điều 79 MIA 1906 quy định: “Nếu
người bảo hiểm thanh tốn tổn thất tồn bộ, hoặc một phần của đối tượng
bảo hiểm thì người bảo hiểm có quyền hưởng quyền lợi của người được bảo
hiểm về bất kỳ cái gì cịn lại của đối tượng bảo hiểm đã được bồi thường và
14 TS. Trần Thị Hịa Bình – TS. Trần Văn Nam (2005), Giáo trình luật thương mại quốc tế, NXB Lao
động – Xã hội Hà Nội, tr.233
15 Phạm Thị Lan Anh (2007), Giáo trình bảo hiểm trong ngoại thương, NXB Hà Nội, tr.19

24


do đó người bảo hiểm được người được bảo hiểm chuyển lại mọi quyền hạn
và hưởng quyền được bồi thường về đối tượng đó kể từ khi tai nạn gây ra tổn

thất…” Hay tại Điều 326 Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015 quy định: “Khi đã
trả tiền bồi thường cho người được bảo hiểm, người bảo hiểm được quyền
truy địi người có lỗi gây ra tổn thất đó (sau đây gọi là người thứ ba) trong
phạm vi số tiền đã trả. Người bảo hiểm thực hiện quyền này theo quy định đối
với người được bảo hiểm”.
Với nguyên tắc thế quyền này người bảo hiểm có quyền thay thế quyền
hạn của người được bảo hiểm để địi bên có trách nhiệm bồi hoàn trong giới
hạn số tiền bồi thường đã trả mà khơng cần chuyển quyền sở hữu. Vì vậy, sau
khi nhận được tiền bồi thường của người bảo hiểm, người được bảo hiểm phải
chuyển quyền đòi bồi thường cho người bảo hiểm.
1.2.5. Nguyên tắc bồi thường (Indemnity)
Bản chất của hợp đồng bảo hiểm là hợp đồng bồi thường, do vậy khơng
có bồi thường thì khơng có quan hệ bảo hiểm. Theo nguyên tắc này, khi có
tổn thất xảy ra người bảo hiểm phải bồi thường như thế nào đó để đảm bảo
cho người được bảo hiểm sau khi bị tổn thất bảo hiểm hàng hải trở về tình
trạng tài chính tương tự như trước khi bị tổn thất. Các bên không được lợi
dụng bảo hiểm để trục lợi. 16
Trong lĩnh vực hàng hải, do giá trị của hàng hóa thường xuyên thay đổi
từ nước này sang nước khác theo đó số tiền bảo hiểm hàng hải được người
bảo hiểm và người được bảo hiểm thoả thuận như là giá trị thực của tài sản
được bảo hiểm. Một khi giá trị đã được thoả thuận thì khơng thể thay đổi trừ
khi đạt được một thoả thuận khác hoặc người bảo hiểm có thể chứng minh đó
là một sự lừa đảo. Do đó, nguyên tắc bồi thường thể hiện trên các yếu tố sau:
Thứ nhất, bồi thường dựa trên cơ sở tổn thất thực tế. Tổn thất xảy ra bao
nhiêu sẽ được bồi thường bấy nhiêu. Điều này có nghĩa là tài sản bảo hiểm
khơng bị tổn thất thì khơng bồi thường.
16 Phạm Thị Lan Anh (2007), Giáo trình bảo hiểm trong ngoại thương, NXB Hà Nội, tr.18

25



×