Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

SKKN một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 4 5 tuổi phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động làm quen với văn học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (368.38 KB, 23 trang )

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Tên sáng kiến kinh nghiệm: “ Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 4-5
tuổi phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động làm quen với văn học”.
1. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: Phát triển ngôn ngữ
2. Thời gian áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: Từ ngày 4 tháng 9 năm 2018 đến
ngày 3 tháng 5 năm 2019.
3. Tác giả:
Họ và tên: Nguyễn Thị Hồng Thúy.
Năm sinh: 1987.
Nơi thường trú: Xã Hồng Nam, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định.
Trình độ chuyên môn: Đại học.
Chức vụ công tác: Giáo viên.
Nơi làm việc: Trường mầm non xã Hoàng Nam.
Địa chỉ liên hệ: Nguyễn Thị Hồng Thúy - Trường mầm non xã Hoàng Nam,
huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định.
4. Đơn vị áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
Tên đơn vị: Trường mầm non xã Hoàng Nam.
Địa chỉ: Xã Hoàng Nam, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định.
Điện thoại: 03503711461.

1


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP MẪU GIÁO 4-5 TUỔI PHÁT TRIỂN
NGÔN NGỮ THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI VĂN
HỌC”
I.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non là một trong những mắt xích vơ cùng quan



trọng của giáo dục mầm non. Ngôn ngữ là công cụ để giao tiếp, học tập, vui chơi, ngôn
ngữ giữ vai trò quyết định sự phát triển tâm lý trẻ em. Bên cạnh đó ngơn ngữ cịn là một
cơng cụ để phát triển tư duy, nhận thức, giáo dục trẻ một cách tồn diện.
Phát triển ngơn ngữ mạch lạc cho trẻ là phát triển khả năng nghe, hiểu ngôn ngữ,
khả năng trình bày có logic, trình tự, chính xác, đúng ngữ pháp và có hình ảnh, nội dung
nhất định từ đó giúp trẻ dễ dàng tiếp cận với các mơn học khác như: môn làm quen với
môi trường xung quanh, làm quen với tốn, âm nhạc, tạo hình,….Mà điều tơi muốn nói
ở đây đặc biệt là thơng qua bộ mơn làm quen với văn học như: đọc thơ, kể chuyên,
đóng kịch có tác dụng to lớn trong việc giáo dục đạo đức, thẩm mỹ và phát triển lời nói,
đặc biệt là lời nói nghệ thuật cho trẻ. Các tác phẩm thơ và truyện là những phương tiện
độc đáo có đặc trưng riêng; ngơn ngữ có tính hình tượng, giàu cảm xúc, hình ảnh, nhịp
điệu. Qua việc làm quen với tác phẩm văn học, vốn từ nghệ thuật của trẻ được mở rộng,
trẻ làm quen với cách dùng từ, cách đặt câu, cách diễn đạt, lời nói có vần, nhịp, nói có
ngữ điệu. Khi trẻ đọc thơ, kể chuyện, ngơn ngữ của trẻ phát triển, trẻ phát âm rõ ràng
mạch lạc, vốn từ được mở rộng và phong phú hơn từ đó phát triển năng lực tư duy, óc
tưởng tượng sáng tạo, biết yêu quý cái đẹp, hướng tới cái đẹp. Trẻ biết trình bày ý kiến,
suy nghĩ, kể về một sự vật hay sự kiện nào đó bằng chính ngơn ngữ của trẻ.
Vì thế việc phát triển ngơn ngữ mạch lạc cho trẻ 4- 5 tuổi là một việc làm hết sức
quan trọng, để tạo tiền đề vững chắc cho trẻ. Đồng thời giúp trẻ biết diễn đạt rõ ràng
những suy nghĩ mong muốn của mình với mọi người và thể hiện cảm xúc với môi
trường xung quanh. Nhận thức được vấn đề này, tơi đã tích cực tìm tịi, học hỏi, sưu
2


tầm sách báo, cơng nghệ thơng tin để tìm ra “ Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 4-5
tuổi phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động làm quen với văn học”.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1.


Cơ sở lý luận

1.1.Ý nghĩa và nhiệm vụ của bộ môn làm quen với văn học.
Mơn học làm quen với văn học có ý nghĩa và nhiệm vụ hết sức quan trọng trong
việc phát triển tồn diện các mặt cho trẻ góp phần mở rộng nhận thức phát triển trí tuệ,
giáo dục đạo đức, giáo dục thẩm mĩ, phát triển ngôn ngữ, hứng thú “đọc” sách, kĩ năng
đọc và kể tác phẩm cho trẻ.
Thông qua nội dung các tác phẩm giáo dục trẻ bắt đầu nhận ra trong xã hội những
mối quan hệ, những tình cảm gia đình, tình bạn tình cơ cháu,…Trẻ cũng dần nhận ra có
một xã hội ràng buộc con người với nhau trong lịch sử đấu tranh cách mạng, trong tình
làng nghĩa xóm hay những lực lượng siêu nhiên như thần linh, ông bụt, cô tiên, phù
thủy và cả những phép màu còn tồn đọng trong tâm thức dân tộc. Đây cũng là đối tượng
miêu tả của văn học làm nên sự phong phú, hấp dẫn của đời sống tinh thần. Từ đó cung
cấp cho trẻ những kiến thức, tri thức về thế giới xung quanh trẻ, mở rộng hiểu biết và
tích luỹ vốn kinh nghiệm cá nhân , làm giàu vốn từ, phát triển ngơn ngữ mạch lạc, giàu
hình tượng, giàu sức biểu cảm đồng thời rèn luyện khả năng tri giác đối tượng.
1.2.Đặc điểm tâm lý của trẻ 4- 5tuổi trong việc tiếp cận với tác phẩm văn học và phát
triển ngơn ngữ:
Qua tìm hiểu tơi thấy trẻ 4-5 tuổi có một số đặc điểm tâm lý như sau:
a, Đặc điểm phát âm:
Nói chung trẻ đã phát âm tốt hơn, nhưng vẫn còn phát âm sai những âm thanh khó,
những từ có 2-3 âm tiết như: kể - kệ, lựu-lịu, hươu - hiu, mướp- mớp, rắn-dắn.
b, Đặc điểm về vốn từ:
Trẻ 4 tuổi có thế nắm được xấp xỉ 700 từ. Ưu thế vẫn thuộc về danh từ và động từ.
Hầu hết các loại từ đã xuất hiện trong vốn từ của trẻ.
3


Trẻ đã sử dụng chính xác được những từ ngữ về cuộc sống riêng, từ chỉ đồ vật: tủ
lạnh, ti vi, máy giặt, điện thoại,… Từ chỉ hoạt động hàng ngày của trẻ: Ăn, ngủ, đi, đội

(mũ), quàng (khăn), mặc (áo)… Nhận biết và gọi đúng các màu sắc: Xanh, đỏ, đen,
trắng, tím vàng,….Trẻ có thế nói được những từ về cuộc sống xã hội như: trường học,
bệnh viện, cơ quan, nhà hát, công viên, bộ đội, công an,…Hay những từ ngữ nói về thế
giới tự nhiên trẻ nhận biết được và gọi tên đúng mùi vị một số loại quả: chuối, hồng, ổi,
na khi chín thì ngọt, khi xanh thì chát; ớt chín thì cay…Về cơ bản trong vốn từ của trẻ
đã đủ các loại từ. Tuy nhiên, tỷ lệ danh từ và tính từ cao hơn nhiều so với các loại khác:
danh từ chiếm 38%, động từ 32%; cịn lại là tính từ 6,8%, đại từ: 3,1 %, phó từ 7,8%,
tình thái từ 4,7% ; quan hệ từ và số từ cịn ít xuất hiện (số từ : 2,5%, quan hệ từ 1,7%) .
Phát triển vốn từ cho trẻ là việc tổ chức có kế hoạch, có khoa học nhằm cung cấp,
làm giàu vốn từ, nâng cao khả năng hiểu nghĩa của từ, củng cố và tích cực hoá vốn từ
cho trẻ, giúp trẻ biết vận dụng phù hợp vốn từ đó trong hoạt động giao tiếp
c, Đặc điểm ngữ pháp:
Câu trẻ dùng thường là mẫu câu đơn hạt nhân, một số kiểu câu ghép dễ như ghép
đẳng lập – liệt kê, lựa chọn; ghép chính phụ - nguyên nhân kết quả là chủ yếu. đã chính
xác và dài hơn. Ví dụ :Câu ghép đẳng lập- liệt kê: Bố cháu đi làm, mẹ cháu nấu cơm.
Lúc này lời nói của trẻ đã trở nên được mở rộng hơn, có trật tự hơn , mặc dù cấu trúc
cịn chưa hoàn thiện.
Trẻ bắt đầu được học đặt những câu chuyện nhỏ theo tranh, theo đồ chơi, trẻ nắm
được các loại cơ bản của lời nói độc thoại – kể chuyện và kể lại truyện. Nhưng phần lớn
câu chuyện của trẻ giờ đây chỉ đơn thuần là mô phỏng lại mẫu câu của người lớn.
Trẻ có khả năng kể lại truyện bắt đầu từ việc tái tạo lại một cách đơn giản những
câu chuyện quen thuộc đối với trẻ và kể lại các câu chuyện nhỏ với cốt truyện đơn giản.
Chẳng những thế, trẻ cịn có thể thuật lại một cách diễn cảm đối thoại giữa các nhân vật,
nghe và nhận xét lời kể lại của bạn khác. Thế nhưng qua tìm hiểu q trình phát triển
ngơn ngữ của trẻ ở các lớp khác, tơi so sánh lớp tơi thì đa phần trẻ vẫn chưa có khả
năng kể chuyện mạch lạc có trình tự lơgic.
4


Giải quyết được những vấn trên là chúng ta sẽ đạt được mục tiêu chung của

ngành học đó là lấy trẻ làm trung tâm, trẻ được trực tiếp tham gia vào các hoạt động
một cách chủ động, tích cực, sáng tạo, trẻ tự học là chính, học qua chơi, qua khám phá,
qua tìm hiểu, qua trải nghiệm bằng cách sử dụng các giác quan và khám phá, nhờ vậy
mà trẻ có thêm vốn hiểu biết, ngơn ngữ được mở rộng và vốn từ phong phú hơn. Trẻ
biết bày tỏ nhu cầu, tình cảm và hiểu biết của bản thân bằng các loại câu khác nhau.
Chính vì thế là một giáo viên mầm non tơi muốn góp một phần nhỏ bé của mình vào
việc “Giúp trẻ mẫu giáo4-5 tuổi phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động làm quen với
văn học”.
2. Thực trạng vấn đề
`2.1. Thuận lợi :
- Lớp luôn được sự quan tâm giúp đỡ của ban giám hiệu nhà trường.
- Luôn nhận được sự giúp đỡ, những kinh nghiệm của đồng nghiệp.
- Về cơ sở vật chất tương đối đầy đủ để phục vụ cho việc dạy và học bộ mơn phát triển
ngơn ngữ .
- Có khơng gian hoạt động an tồn cho trẻ, có đủ đồ dùng đồ chơi cần thiết trong các
hoạt động giáo dục.
- Trẻ rất hào hứng, sôi nổi với các hoạt động do cô tổ chức, lĩnh hội nhanh các kiến
thức cô giáo truyền đạt.
- Phụ huynh ln quan tâm đến trẻ, tích cực tham gia vào các hoạt động của nhà
trường, của nhóm lớp.
- Bản thân là một giáo viên yêu nghề mến trẻ, nhiệt tình trong cơng việc, chịu khó tìm
tịi học hỏi qua đồng nghiệp, sách báo và công nghệ thông tin.
2.2. Khó khăn
- Trang thiết bị đồ dùng dạy học chưa phong phú, chưa hấp dẫn trẻ .
- Một số trẻ quá nhút nhát nên không tự tin khi tham gia vào trò chuyện, một số trẻ lại
quá hiếu động nên khi trò chuyện chưa chú ý vào sự hướng dẫn của cơ. Kỹ năng giao
tiếp cịn nhiều hạn chế.
5



- Khả năng lĩnh hội thông tin của trẻ rất hạn chế nếu cô truyền đạt một câu dài hoặc một
sự việc có nội dung truyền tải nhiều.
- Đa số phụ huynh là nông dân chưa chú ý đến việc phát triển ngơn ngữ cho trẻ.
Với những khó khăn như thế tôi phải dần dần khắc phục, sửa đổi và hướng dẫn
trẻ phát triển ngôn ngữ một cách đúng đắn nhất qua giao tiếp và tập cho trẻ làm quen
với bộ môn văn học
2.3. Kết quả khảo sát ban đầu
Khi khảo sát số trẻ trên lớp tôi thấy trẻ giao tiếp bằng ngôn ngữ không đồng đều.
Trẻ mắc phải các lỗi về phát âm, kỹ năng nghe, nói, kỹ năng kể lại truyện, kỹ năng tham
gia đóng kịch thể hiện vai chơi đạt kết quả thấp. Cụ thể như sau:
Kết quả khảo sát đầu năm của 28 trẻ tại lớp 4 tuổi A2

Nội dung khảo sát

Số trẻ

Tỷ lệ %

Kỹ năng nghe

20/28

71,4

Kỹ năng nói

22/28

78,5


15/28

53,5

Kỹ năng phát âm chính xác, mạch
lạc.

Kỹ năng kể lại truyện theo trí nhớ . 6/28
Kỹ năng tham gia đóng kịch thể
hiện vai chơi của mình .

5/28

21,4

17,8

3. Các biện pháp thực hiện:
3.1: Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua việc cho trẻ kể lại truyện và tập đóng
kịch
6


* Hình thức kể lại truyện theo tranh.
Ở độ tuổi này, trẻ có khả năng đặt lời kể có liên kết khơng lớn bởi lời nói của trẻ
đang được hồn thiện, tính tích cực và hoạt động nói năng tăng dần lên. Trước khi cho
trẻ kể lại truyện theo tranh tôi cho trẻ làm quen với câu truyện qua chơi hoạt động ở các
góc và chơi hoạt động theo ý thích. Tơi kể cho trẻ nghe truyện bằng những quyển
truyện tranh to với những hình ảnh của các nhân vật rõ ràng, sống động, đẹp mắt, nội
dung câu truyện rõ ràng, ngắn gọn. Thời gian đầu tiên cho trẻ nhắc lại những mẫu câu

cô kể, dần dần lời kể của trẻ thường xuyên hơn bắt đầu có những yếu tố sáng tạo và sau
đó trẻ có thể tự kể chuyện bằng ngơn ngữ của mình. Ngồi ra, tơi cịn cho trẻ xem băng
truyện trước giờ trả trẻ với mục đích giúp trẻ ghi nhớ nội dung truyện, nhớ nhân vật
truyện và lời thoại của các nhân vật trong truyện.
VD: Câu truyện “Cáo thỏ và Gà trống”
- Hình thức tổ chức hoạt động góc
- Chuẩn bị: Bàn nhỏ, truyện tranh
- Tiến hành: Tơi cho trẻ ngồi ở góc văn học, trước khi tổ chức cho trẻ kể lại câu
truyện “CáoThỏ và Gà trống” tôi kể cho trẻ nghe và cho trẻ xem băng truyện ở buổi
chiều ngày hôm trước trước giờ trả trẻ. Mục đích để trẻ nhớ nội dung và các nhân vật
trong truyện. trước khi tiến hành cho trẻ kể lại truyện, tôi đàm thoại với trẻ về nội dung
truyện. Ví dụ:
+ Trong câu chuyện có những nhân vật nào?
+ Điều gì đã xảy ra khi Thỏ cho Cáo sang ở nhờ?
+ Ai đã đến an ủi Thỏ?
+ Con có nhận xét gì về những nhân vật này?
+ Vì sao con biết?
Sau khi đàm thoại xong, trẻ đã nhớ lại nội dung truyện, tôi tổ chức cho trẻ lên kể
lại theo các hình ảnh có trong truyện tranh, dạy trẻ khi kể đến nhân vật nào thì dùng que
chỉ vào từng hình ảnh trong truyện sao cho phù hợp với nội dung truyện. Khi trẻ kể
xong truyện, tôi cho các bạn trong nhóm nhận xét bạn kể. Kể chuyện theo tranh tổ chức
7


ở hoạt động góc thì trẻ được thay nhau kể, trẻ được thoải mái thể hiện giọng kể của
mình, sử dụng ngôn ngữ sáng tạo trong khi kể không bị gị bó như ở trong tiết học. Qua
hoạt động ở góc văn học, trẻ được đàm thoại, tranh luận trực tiếp với nhau để từ đó
ngơn ngữ của trẻ được sử dụng linh hoạt hơn trong cuộc sống.
* Hình thức kể lại truyện theo rối tay
Việc sử dụng rối trong tiết học gây được sự chú ý, tò mò của trẻ, tạo điều kiện

cho trẻ tiếp cận với nghệ thuật múa rối. Ngoài ra, việc sử dụng rối tay khi cho trẻ kể lại
truyện không chỉ phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua việc kể chuyện mà còn giúp trẻ biết
thể hiện các cử chỉ, điệu bộ trong giao tiếp để tăng tính linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả
trong giao tiếp. Khi dạy trẻ kể chuyện bằng rối, trước tiên tôi cũng cung cấp nội dung
câu chuyện cho trẻ nghe. Bên cạnh việc cung cấp nội dung truyện cho trẻ, tơi cịn
hướng dẫn trẻ cách sử dung rối tay, tơi dạy trẻ dùng cánh tay lồng vào con rối, điều
khiển con rối bằng 3 ngón tay (ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa) sao cho những cử chỉ
phù hợp với lời thoại trong truyện.
Nhờ việc sử dụng rối tay trong tiết học mà số trẻ có khả năng cảm thụ văn học đạt
cao, đa số trẻ nhớ nội dung truyện, lời thoại của các nhân vật và qua đó, trẻ biết dùng
ngơn ngữ của mình để nhận xét đánh giá tính cách của nhân vật trong truyện như: Ai là
người xấu, ai là người tốt.
* Trị chơi đóng kịch.
Tổ chức cho trẻ chơi đóng kịch là một phương pháp tốt để phát triển ngôn ngữ đối
thoại cho trẻ. Nội dung kịch được chuyển thể từ tác phẩm văn học mà trẻ đã được làm
quen.Trẻ làm quen với các mẫu câu văn học đã được gọt giũa chọn lọc. Khi đóng trẻ cố
gắng thể hiện đúng ngữ điệu, tính cách nhân vật mà trẻ đóng, giúp cho ngơn ngữ của trẻ
mang sắc thái biểu cảm rõ rệt . Để đạt được điều đó thì trước khi cho trẻ đóng kịch, tơi
cho trẻ ôn luyện lại nội dung câu chuyện, đàm thoại về các nhân vật trong truyện để từ
đó trẻ biết thể hiện những sắc thái khác nhau về ngữ điệu, tính cách, tâm trạng của các
nhân vật trong truyện. Muốn trẻ nhớ được ngôn ngữ, lời thoại của các nhân vật trong
8


truyện để đóng kịch thì trước hết cho trẻ nhớ lời thoại của nhân vật sau đó cho trẻ đóng
vai theo tổ hoặc nhóm.
Ví dụ: Trong truyện “bác gấu đen và hai chú thỏ”, tôi chia 1 tổ làm bác gấu, 1 tổ làm
thỏ nâu, 1 tổ làm thỏ trắng để trẻ tự thể hiện hành động điệu bộ của nhân vật cho quen,
thành thạo. Sau đó cho trẻ nhắc lại lời thoại của các nhân vật trong truyện mà trẻ sẽ
đóng. Nhiệm vụ của cơ giáo lúc này là người dẫn chuyện và trẻ diễn theo nội dung câu

truyện. Khi diễn xong tôi cho trẻ tự nhận xét vai chơi của mình, từ đó trẻ xác định được
thái độ của nhân vật trong truyện là yêu hay ghét.
Trò chơi đóng kịch thực sự giúp trẻ cảm nhận tác phẩm văn học và phát triển
ngôn ngữ một cách sâu sắc và để đạt được điều đó thì việc trang trí sân khấu và hóa
trang cho trẻ rất quan trọng.
Việc xác định giọng nói của các nhân vật trong truyện cũng có vai trị quan trọng
trong việc dạy trẻ tập đóng kịch, trẻ xác định được giọng của nhân vật thì trẻ sẽ nhập
được vào vai chơi một cách tốt nhất.
Ví dụ : Trong truyện “ bác Gấu đen và hai chú thỏ”.
+ Giọng của bác gấu thì trầm thái độ cầu khiến khi xin vào chú nhờ mưa.
+ Giọng của thỏ nâu thì gắt gỏng khi khơng cho bác gấu vào chú mưa, hoảng hốt
khi bị đổ nhà, hối hận khi bác gấu an ủi.
+ Giọng thỏ trắng thì nhẹ nhàng tình cảm.
Tơi cho trẻ đọc lời thoại trích dẫn của các nhân vật trong truyện
Thông qua việc tổ chức cho trẻ tập đóng kịch tơi thấy khả năng thể hiện ngôn ngữ
của trẻ trong giao tiếp tiến bộ rất nhiều trẻ tự nhiên, thoải mái hơn trong giao tiếp bởi
trong q trình trẻ đóng kịch trẻ được trực tiếp giao lưu , đối thoại trực tiếp với bạn
diễn từ đó ngơn ngữ của trẻ phát triển một cách linh hoạt và khéo léo.
3.2 Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua việc dạy trẻ đọc thơ diễn cảm.
Trẻ và thơ là hai ý niệm thường gắn liền với nhau. Đã nói đến trẻ là nói đến thơ,
nói đến sức sống trẻ, trí tưởng tượng trẻ, vần điệu trẻ, với tâm hồn luôn luôn trẻ.
9


Khi trẻ được học và đọc những bài thơ, trẻ nhận thức thế giới phong phú với mối quan
hệ. Thơ gợi ra những liên tưởng độc đáo, những xúc cảm lành mạnh, những điều tốt
lành, những tình cảm cao đẹp. Từ đó, tạo nên ở trẻ sự nhạy cảm thẩm mĩ, thị hiếu nghệ
thuật, phong cách sống. Thơ góp phần giáo dục thẩm mĩ và bồi dưỡng vốn ngôn từ nghệ
thuật cho trẻ với việc đọc thuộc lòng những câu thơ đó, các em sẽ làm ngơn ngữ của
mình thêm sinh động, uyển chuyển, biểu cảm, giúp các em thể hiện tình cảm, suy nghĩ

của tác giả. Kĩ năng đọc thơ diễn cảm trước tập thể, tính tích cực cá nhân, tính độc lập
sáng tạo, sự tự tin cũng sẽ được rèn luyện. Muốn đạt được điều đó trước tiên tơi tìm
những bài thơ hay được trẻ u thích, phù hợp với chủ đề, xác định được thê loại, nội
dung tư tưởng của tác phẩm để định ra được giọng điệu chủ đạo của bài thơ từ đó xác
định được âm điệu, ngữ điệu, nhịp điệu và có cách trình bày tác phẩm một cách nghệ
thuật. Khi tiến hành vào tiết dạy tơi gây hứng thú tạo khơng khí văn chương và khơi gợi
những xúc cảm thẩm mĩ trong trẻ bằng cách mở cuộc thi đọc thơ có giải thưởng hoặc
tạo một sân khấu nhỏ để lần lượt các em lên đọc thơ.
Sau đó tơi đọc bài thơ thật diễn cảm, nghệ thuật để gợi cảm xúc thẩm mĩ, hướng
trẻ vào ghi nhớ, học thuộc lòng và đọc lại diễn cảm. Vì khả năng bắt chước và khả năng
ghi nhớ máy móc là năng lực kì diệu của trẻ, nó gắn với tư duy trực quan hành động và
tư duy trực quan hình tượng nên tơi đã dạy trẻ học thuộc lịng bằng truyền khẩu, cơ giáo
đọc bài thơ, trẻ đọc theo cô đến khi thuộc. Trong khi đọc thuộc tôi đã chú ý và sửa chữa
cách đọc và khắc phục những khuyết điểm trong khi đọc cho trẻ ( thường thường trẻ
hay đọc đều đều, còn thở hổn hển khi đọc, chưa biết ngắt nghỉ, lấy hơi đúng chỗ).
Như vậy qua hoạt động dạy trẻ đọc thuộc thơ tôi đã uốn nắn điều chỉnh được
cách đọc, ngắt nghỉ, lấy hơi đúng chỗ, sửa sai lỗi phát âm cho trẻ từ đó phát triển vốn
từ, kĩ năng đọc diễn cảm, lưu lốt, sáng tạo trong q trình đọc thuộc thơ.
3.3. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua các bài đồng dao, ca dao.
Đồng dao, ca dao như một bức tranh với nhiều màu sắc thể hiện sự phong phú, đa
dạng của cuộc sống, từ đời sống sinh hoạt vật chất và tinh thần, tình cảm của con người,
10


nó có giá trị về mặt trí tuệ, tình cảm và ngơn ngữ, ảnh hưởng rất lớn đến việc hình
thành, phát triển nhân cách trẻ.
Ngôn ngữ trong đồng dao, ca dao là như ngơn ngữ hát, kể, giàu tính nhạc, giàu
hình ảnh, có sức tạo hình. Nó rất phù hợp với việc rèn cho trẻ phát âm, tích lũy vốn từ,
hiểu nghĩa từ, nắm ngữ pháp, lối nói trơi trảy, uyển chuyển. Nhận thức được vấn đề này
tôi đã lồng ghép hoạt động đọc đồng dao, ca dao cho trẻ vào các hoạt động chơi trò chơi

dân gian được tổ chức ở hoạt động ngồi trời, hoạt động đón và trả trẻ, hoạt động sau
khi ngủ dậy.Bên cạnh việc dạy trẻ đọc thuộc những bài đồng dao, ca dao thì tơi ln tìm
tịi những bài đồng dao, ca dao có nội dung về chủ điểm mà trẻ đang học .
Ví dụ: + Chủ đề “gia đình thân yêu của bé” : Dạy trẻ đọc bài ca dao
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho trịn chữ hiếu mới là đạo con.”
+ Chủ đề “những con vật yêu thích” dạy trẻ đọc bài đồng dao “ con vỏi con voi”.
Con vỏi con voi
Cái vòi đi trước
Hai chân trước đi trước
Hai chân sau đi sau
Cịn cái đi đi sau nốt
Tơi xin kể nốt câu chuyện con voi
* Tổ chức đọc đồng dao, ca dao cho trẻ ở ngồi trời.
Tơi đã tận dụng hoạt động ngồi trời để phát triển ngơn ngữ cho trẻ thông qua việc
cho trẻ đọc đồng dao, ca daovà lồng ghép các bài đồng dao vào các trò chơi dân gian để
tạo hứng thú cho trẻ khi đọc nhằm phát triển ngơn ngữ cho trẻ một cách tốt nhất.
Ví dụ: bài “Dung dăng dung dẻ”
Dung dăng dung dẻ
Dắt trẻ đi chơi
11


Đến ngõ nhà trời
Lạy cậu lạy mợ
Cho cháu về quê
Cho dê đi học
Cho cóc ở nhà

Cho gà bới bếp
Xì xà xì xụp
Ngồi thụp xuống đây
- Cách chơi: Trẻ nắm tay nhau, vừa đi vừa đọc và tay vung theo nhịp của của bài
hát. Đến câu “Ngồi thụp xuống đây” trẻ nắm tay nhau ngồi thụp xuống.
*Tổ chức đọc đồng dao, ca dao cho trẻ trong giờ đón, trả trẻ
Khi dạy trẻ đọc thuộc đồng dao, ca dao tôi thường đọc đi đọc lại nhiều lần để trẻ
ghi nhớ, học thuộc sau đó tơi u cầu trẻ đọc nhanh dần lên, tổ chức thi đua đọc nhanh
giữa các tổ với nhau. Qua đó rèn luyện bộ máy phát âm, trau dồi ngôn ngữ, sự nhạy
bén, linh hoạt của tư duy cho trẻ.
Ví dụ: bài “con sên”, “Chim ri là dì sáo sậu”, “Con kiến mà leo cành đa” là những
câu hát đồng dao mà trẻ rất thích đọc vì nó đem lại tiếng cười vui vẻ, tạo khơng khí thi
đua tự nhiên, cởi mở.
Ngồi ra tơi cịn khích lệ trẻ thi đua đọc ra những câu đồng dao, ca dao trẻ đã
thuộc từ cha mẹ, anh chị,….Sau một tuần tôi kiểm tra số lượng bài trẻ thuộc, có tuyên
dương, khen thưởng để khuyến khích trẻ trong học tập.
*Tổ chức cho trẻ đọc đồng dao, ca dao sau khi trẻ ngủ dậy
Sau khi ngủ dậy vì trẻ thường mệt mỏi, uể oải cịn ngái ngủ nên tơi cho trẻ đọc
các bài đồng dao, ca dao quen thuộc để trẻ lấy lại tinh thần sảng khối, đầu óc thỏai mái
để bước vào giờ học buổi chiều đồng thời, giúp trẻ phát triển thêm khả năng ngơn ngữ.
Ví dụ: bài “Nu na nu nống”
Nu na nu nống
Cái trống nằm trong
12


Cái ong nằm ngồi
Củ khoai chấm mật
Bụt ngồi bụt khóc
Con cóc nhảy ra

Con gà ú ụ
Bà mụ thổi xơi
Nhà tơi nấu chè
Tè he chân rút
*Cách chơi: Trẻ ngồi bệt, cùng chiều sát cạnh nhau, 2 chân duỗi thẳng , vừa
đọc bài đồng dao , vừa lấy tay đập vào từng cẳng chân, mỗi từ trong bài đồng dao được
đập nhẹ vào một chân theo thứ tự từ đầu đến cuối rồi lại ngược lại cho đến chữ “ rút”
chân ai gặp từ “ rút” thì co chân lại cứ như thế cho đến khi các chân co lại hết thì chơi
lại từ đầu.
3.4. Tuyên truyền và kết hợp với phụ huynh trong việc phát triển ngôn ngữ cho
trẻ .
Tuyên truyền dưới hình thức, bảng tuyên truyền đẹp, thay đổi nội dung và hình
thức phù hợp với chủ đề, sưu tầm các bài đồng dao, ca dao để các bậc phụ huynh cùng
học với trẻ để trẻ được đọc từ chính xác khơng bị nói ngọng.
Ví dụ: Chủ đề: Thế giới thực vật, tết và mùa xuân, bảng tuyên truyền có những hình
ảnh về tết và mùa xuân, câu thơ, câu truyện, bài hát, đồng dao....Có tổ chức giao lưu
giữa lớp với phụ huynh.
Tôi trao đổi với phụ huynh về những câu truyện bài thơ trẻ được học ở trường, yêu
cầu phụ huynh về nhà cùng đọc với trẻ và cho trẻ kể lại câu chuyện đó hoặc kích thích
trẻ kể lại câu chuyện. Như vậy ngôn ngữ của trẻ phát triển một cách phong phú và đa
dạng.
Khuyến khích phụ huynh cung cấp kinh nghiệm sống cho trẻ. Tránh khơng nói
tiếng địa phương, cần tránh cho trẻ nghe những hình thái ngơn ngữ khơng chính xác.
13


=> Bằng cách đó cơ giáo và phụ huynh ln có được thơng tin hai chiều của trẻ ở nhà
cũng như ở trường, trẻ lớp tôi được học và việc phát triển ngông ngữ của trẻ cũng được
củng cố và mở rộng hơn.
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm

Từ việc áp dụng những biện pháp nêu trên trong việc phát triển ngơn ngữ cho trẻ
lớp mình thơng qua bộ mơn văn học tơi đã kết quả sau:
4.1. Về phía trẻ
a.

Chất lượng khảo sát trên trẻ:
Trước
khi

Nội dung khảo sát

chưa

áp

dụng biện pháp
Số trẻ

Tỷ
%

lệ

Sau khi áp dụng
biện pháp

Số trẻ

Tỷ lệ %


Tỷ lệ %
tăng so với
trước khi
áp

biện pháp

Kỹ năng nghe

20/28

71,4

26/28

92,8

21,4

Kỹ năng nói

22/28

78,5

27/28

96,4

17,9


15/28

53,5

24/28

92,8

39,3

6/28

21,4

22/28

78,5

57,1

5/28

17,8

20/28

71,4

53,6


Kỹ năng phát âm chính xác,
mạch lạc
Kỹ năng kể lại chuyện theo trí
nhớ.
Kỹ năng tham gia đóng kịch
thể hiện vai chơi của mình.

dụng

b. Đánh giá chung:
Sau khi áp dụng một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua bộ môn văn
học trong năm học đã cho thấy:
+ Trẻ thông minh sáng tạo hơn khi học các tiết văn học.
+ Trẻ thích được đóng kịch.
14


+ Trẻ thích đọc thơ kể chuyện.
+ Trẻ ghi nhớ thuộc thơ truyện lâu hơn.
+ Trẻ có khả năng tự sáng tạo và thể hiện tính cách nhập vai một cách linh hoạt.
+ Biết kể chuyện sáng tạo, kể theo trí tưởng tượng một cách phong phú và đa
dạng.
4.2 Về phía giáo viên
Qua q trình nghiên cứu và thực hiện các biện pháp trên vào hoạt động phát triển
ngôn ngữ tôi đã rút ra những bài học kinh nghiệm sau:
1. Nắm vững được các yếu tố đổi mới cơ bản trong tổ chức các hoạt động phát triển
ngôn ngữ thông qua hoạt động chơi, học kể lại tác phẩm văn học.
2. Nắm vững nội dung hoạt động cho trẻ phát triển ngơn ngữ để trẻ được hoạt động
tích cực .

3. Biết thiết kế và tổ chức các hoạt động phát triển ngôn ngữ theo chủ đề theo một
cách linh hoạt, sáng tạo phù hợp với khả năng trẻ và điều kiện cụ thể của địa phương.
4. Biết quan sát ghi chép để theo dõi đánh giá quá trình phát triển những kĩ năng
cần thiết cho việc nói, và diễn đạ của trẻ nhằm điều chỉnh các biện pháp giáo dục đối
với từng cá nhân trẻ.
5. Đầu tư trong soạn giảng trước khi lên lớp.
6. Thường xuyên trao dồi, học hỏi kinh nghiệm để nâng cao chuyên môn nghiệp
vụ.
7. Tạo môi trường học tập làm đồ dùng đồ chơi phong phú, đẹp mắt phù hợp kích
thích trẻ tham gia.
8. Phối hợp với phụ huynh cùng nhau giúp trẻ phát triển ngôn ngữ một cách tốt
nhất.
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. KÕt luËn:

15


Phát triển ngôn ngữ tuổi mầm non là một bộ phận quan trọng của giáo dục mầm
non. Ngôn ngữ là cơng cụ giao tiếp, khơng có ngơn ngữ, khơng thể giao tiếp được, thậm
chí khơng thể tồn tại được, nhê có ngôn ngữ mà con ng-ời có khả năng hiểu biÕt lÉn
nhau. Nhất là ở trẻ nhỏ, khi giao tiÕp trẻ sử dụng ngôn ngữ của mình để trình bày ý
nghĩ, tình cảm, hiểu biết của mình với bạn bè vµ mäi ng-êi xung quanh. Ngồi ra ngơn
ngữ cịn là công cụ để phát triển tư duy, nhận thức và là phương tiện để giáo dục trẻ một
cách toàn diện. Do đó, việc đầu tiên của các giáo viên mầm non là cần giúp trẻ sử dụng
thành thạo ngôn ngữ tiÕng ViƯt, rÌn lun cho trỴ nãi đủ câu, nói mạch lạc v mỗi giáo
viên không chỉ rèn cho trẻ tốt qua các tiết học mà bên cạnh đó phải rèn luyện bản thân
để có trình độ chuyên môn dạy tốt, mang tri thức thắp sáng thế hệ mầm non phấn đấu tất
cả vì trẻ thân yêu.
2. kiến nghị:

* i với trường:
- Cần tạo điều kiện cho giáo viên tham gia học tập ở các đơn vị bạn để trao đổi,
học hỏi kinh nghiệm.
- Tăng cường kinh phí để mua thêm đồ dùng đồ chơi cho trẻ được thực hành và
trải nghiệm tại lớp.
* Đối với giáo viên:
- Tích cực nghiên cứu tài liệu, sách báo, học tập, học hỏi đồng nghiệp để nâng
cao trình độ chun mơn.
- Thường xun bồi dưỡng chun mơn cho giáo viên có nội dung Phát triển
ngôn ngữ thông qua môn văn học.
- Tận dụng nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương để làm đồ dùng đồ chơi phục vụ
cho giờ dạy đạt hiệu quả cao.
- Phối hợp chặt chẽ với phụ huynh trong việc đưa ra các biện pháp giáo dục trẻ
một cách tốt nhất ở gia đình và nhà trường.
16


Trên đây tôi đã sử dụng một số tài liệu: Giáo trình: “phát triển ngơn ngữ trẻ em tuổi
mầm non”, giáo trình “hình thành khả năng đọc viết ban đầu cho trẻ em tuổi mầm non”
của tác giả Đinh Hồng Thái, giáo trình “phương pháp tổ chức hoạt động làm quen với
tác phẩm văn học” của Hà Nguyễn Kim Giang, và một số kinh nghiệm được rút ra trong
quá trình công tác của bản thân tôi và đang thực hiện tại lớp mẫu giáo 4 tuổi A2 trường
Mầm non xã Hồng Nam. Tơi xin mạnh dạn trình bày và mong được sự đóng góp của
các bạn đồng nghiệp để từ đó bản thân tơi rút ra được nhiều kinh nghiệm sâu sắc hơn
khi phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4-5 tuổi thông qua hoạt động làm quen với văn học.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hoàng Nam, ngày 10 tháng 5 năm 2019
Người viết sáng kiến

Nguyễn Thị Hồng Thúy


17


CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………

18


MỤC LỤC:
- Đặt vấn đề:

Trang 2.

- Giải quyết vấn đề:


Trang 2-14.

- Cơ sở lí luận:

Trang 3-5.

- Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết:

Trang 7-15

- Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:

Trang 15-16

- Kết luận và kiến nghị: 17-18

19


2. Mục đích nghiên cứu:
Từ cơ sở lý luận và thực tiễn, từ những thuận lợi và khó khăn trong q trình thực hiện
giáo dục Phát triển ngơn ngữ cho trẻ mầm non, tôi đã suy nghĩ, nghiên cứu tài liệu để
tìm ra một số biện pháp phát triển ngơn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi thông qua bộ môn văn
học , từ đó giúp phát triển khả năng nghe, hiểu ngơn ngữ, khả năng trình bày có lơ gíc,
có trình tự, chính xác và có hình ảnh nội dung. Góp phần giúp cho trẻ phát triển toàn
diện nhân cách.
3. Đối tượng nghiên cứu :
Khả năng phát triển ngôn ngữ của trẻ 5-6 tuổi thông qua bộ môn văn học.
4. Phương pháp nghiên cứu:

Để nghiên cứu đề tài này tôi thực hiện các biện pháp sau:
4. 1. Phương pháp nghiên cứu lý luận .
Phân tích tổng hợp lý thuyết: Thơng qua đọc các tài liệu sách báo, tạp chí có liên quan
đến tổ chức hoạt động dạy phát triển ngôn ngữ cho trẻ cho trẻ 5-6 tuổi thông qua bộ
môn văn học.
Phương pháp phân loại, hệ thống hóa lý thuyết để làm rõ cơ sở của vấn đề nghiên cứu.
4.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
a. Phương pháp điều tra :
Điều tra số lượng trẻ trên lớp, độ tuổi 5 - 6 tuổi với tổng số học sinh lớp 5 tuổi B do tơi
chủ nhiệm là 30 trẻ.
Điều tra về tình hình Phát triển ngơn ngữ của trẻ.
Tìm hiểu các biện pháp Phát triển ngôn ngữ cho trẻ cho trẻ 5-6 tuổi thông qua bộ môn
văn học để giúp trẻ đạt kết quả cao nhất.
b.Phương pháp quan sát :
Quan sát và lắng nghe trẻ trị chuyện với nhau thơng qua hoạt động vui chơi.
d. Phương pháp trực quan:
20


Sử dụng hình ảnh, đồ chơi , tranh ảnh, quan sát, xem phim, tham quan…giúp trẻ suy
nghĩ mạch lạc và biểu hiện những ấn tượng của mình bằng lời nói trôi chảy.
c. Phương pháp đàm thoại:
Tôi đàm thoại với các đồng nghiệp để trao đổi các kinh nghiệm hay trong dạy Phát
triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi thông qua bộ mơn văn học.
Đàm thoại với phụ huynh để tìm hiểu về ngơn ngữ của trẻ khi ở gia đình.
Đàm thoại trực tiếp với trẻ, tạo các tình huống cho trẻ có cơ hội sử dụng ngơn ngữ để
diễn đạt những hiểu biết, những suy nghĩ của mình, đồng thời động viên khuyến khích
giúp trẻ tự tin bộc lộ khả năng, cảm xúc của mình.
d. Phương pháp thực hành, trải nghiệm.
Sử dụng các trò chơi, các hoạt động lao động, trải nghiệm. Những phương pháp này

giúp trẻ vận dụng vốn ngơn ngữ của mình vào việc giao tiếp với bạn chơi, với vai chơi,
đồng thời làm phong phú ngôn ngữ cho trẻ.
5. Giới hạn nghiên cứu:
Khả năng phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi thông qua bộ môn văn học.
6. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu:
Trong phạm vi trường mầm non, từ tháng 9 năm 2016 đến tháng 5 năm 2017 .

21


PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN NGHĨA HƯNG
TRƯỜNG MẦM NON HOÀNG NAM

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI VĂN HỌC

Họ và tên: Nguyễn Thị Hồng Thúy.
Năm sinh: 1987.
Nơi thường trú: Xã Hoàng Nam, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định.
Chức vụ công tác: Giáo viên.
Nơi làm việc: Trường mầm non xã Hoàng Nam.
Địa chỉ liên hệ: Nguyễn Thị Hồng Thúy - Trường mầm non xã Hoàng Nam,
huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định.
22


23




×