Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc thực vật rừng ngập mặn tại Ban QLRPH Long Thành, tỉnh Đồng Nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.77 MB, 53 trang )

LỜI CẢM ƠN
Được sự đồng ý của Ban Giám đốc và lãnh đạo Khoa Lâm Học Trường Đại học
Lâm nghiệp Phân hiệu tại Đồng Nai. Em đã thực hiện Khoá luận tốt nghiệp “Nghiên
cứu đặc điểm cấu trúc thực vật rừng ngập mặn tại Ban QLRPH Long Thành, tỉnh Đồng
Nai”
Xin được cám ơn đơn vị tại Ban QLRPH Long Thành, tỉnh Đồng Nai, đã giúp đỡ
và tạo điều kiện cho em trong suốt quá trình ngoại nghiệp, nắm bắt những kiến thức cơ
bản, thu thập số liệu phục vụ cho công tác nghiên cứu và đồng thời học hỏi, bổ sung
thêm nhiều kiến thức mới để hồn thành bài Khóa luận tốt nghiệp này.
Tiếp đến em xin gửi lời cám ơn chân thành, sâu sắc nhất đến quý thầy cô là lãnh
đạo, giảng viên thuộc Phân hiệu Trường Đại học Lâm nghiệp tại Đồng Nai đặc biệt là
cô TS. Nguyễn Thanh Tuấn - người trực tiếp giúp đỡ tận tình tạo điều kiện cho bản thân
em hoàn thành báo cáo khóa luận tốt nghiệp.
Cuối cùng là lời cảm ơn đến người thân trong gia đình, bạn bè thân yêu đã nhiệt
tình giúp đỡ, hỗ trợ động viên về nhiều mặt để em hồn thành bài báo cáo Khóa luận
tốt nghiệp.
Xin trân trọng cám ơn!
Đồng Nai, ngày .. tháng.. năm 2021
Sinh viên


Mục lục
ĐẶT VẤN ĐỀ ..............................................................................................................................................1
Chương 1 ........................................................................................................................................................3
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .........................................................................................3
1.1. Tổng quan đối tượng nghiên cứu ..........................................................................3
1.1.1 Khái niệm rừng ngập mặn ..................................................................................3
1.1.2. Vai trò của rừng ngập mặn . ..............................................................................4
1.2 Rừng ngập mặn trên thế giới .................................................................................4
1.3. Rừng ngập mặn tại Việt Nam ..............................................................................5
1.4. Rừng ngập mặn tại Ban quản lý rừng phòng hộ Long Thành tỉnh Đồng Nai.........7


MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................................9
2.1 Mục tiêu nghiên cứu ...........................................................................................................................9
2.1.1. Mục tiêu nghiên cứu chung.........................................................................................................9
2.1.2. Mục tiêu cụ thể.................................................................................................................................9
2.2. Giới hạn vấn đề nghiên cứu............................................................................................................9
2.3. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................................................9
2.3.1. Kế thừa các tài liệu thứ cấp .......................................................................................................9
2.3.2. Thu thập số liệu sơ cấp.................................................................................................................9
2.3.3. Phương pháp xử lý số liệu.........................................................................................................11
Chương 3 ......................................................................................................................................................15
ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN KHU VỰC NGHIÊN CỨU ...................................................................15
3.1 Điều kiện tự nhiên: ............................................................................................................................15
3.1.1 Vị trí địa lý: ......................................................................................................................................15
3.1.2 Địa hình............................................................................................................ 15
3.1.3 Thổ nhưỡng ......................................................................................................................................16
3.1.4 Khí hậu thủy văn .............................................................................................. 17
3.2 Điều kiện kinh tế xã hội....................................................................................... 18
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THẢO LUẬN .....................................................................................20
4.1 Đăc điểm chung một số quần xã thực vật rừng tại khu vực nghiên cứu .....................20


4.2. Đặc điểm cấu trúc của 2 quần xã thực vật Đước Bần và Đước thuần loài................21
4.2.1. Đặc điểm sinh trưởng đường kính .........................................................................................21
4.2.1.1. Đăc điểm các chỉ tiêu thơng kê ...........................................................................................21
4.2.1.2 Phân bố thực nghiệm N/D ......................................................................................................22
4.2.1.3 Mơ hình hóa N/D bàng hàm Weibul ..................................................................................23
4.2.2. Đặc điểm cấu trúc phân bố theo chiều cao ....................................................... 24
4.2.2.1 Đăc điểm các chỉ tiêu thống kê.............................................................................................24
4.2.2.2 Phân bố thực nghiệm N/H ......................................................................................................25
4.2.2.3. Mơ hình hóa N/H bàng hàm Weibul................................................................................27

4.2.3. Tương quan giữa các nhân tố điều tra ..................................................................................28
4.2.3.1. Tương quan giữa Hvn và D1.3...................................................................... 28
4.2.3.2. Tương quan giữa đường kính tán và đường kính ngang ngực. ..............................29
4.3. Sinh khối và cacbon của quần xã thực vật rừng nghiên cứu...........................................31
4.3.1. Sinh khối quần thể Đước và Đước Bần ................................................................................31
4.3.2. Trữ lượng cacbon quần thể Đước và Đước Bần tại khu vực nghiên cứu ..............32
4.4.1. Hiện trạng một số giải pháp lâm sinh đang áp dụng tại khu vực nghiên cứu .... 34
4.4.2. Giá trị về kinh tế. ..........................................................................................................................35
4.5. Đề xuất các giải pháp sử dụng quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững tại
Ban quản lý hộ Long Thành tỉnh Đồng Nai. ..................................................................................36
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................................38
1. Kết luận ................................................................................................................. 38
2. Tồn tại ................................................................................................................... 38
3. Kiến nghị............................................................................................................... 38
TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................................................40


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BQL

Ban Quản Lý

OTC

Ô tiêu chuẩn

N

Số cây


D

Đường kính

H

Chiều cao

RNM

Rừng ngập mặn

CTTT

Cơng thức tổ thành


Danh mục bảng
Bang 1.1 Diện tich phân bố rừng ngập mặn tại Việt Nam………………………………………..6
Bảng 3. 1. Các loại đất khu vực nghiên cứu…………………………………………………………….16
Bảng 3. 2. Diễn biến lượng mưa trong vùng……………………………………………………………17
Bảng 4. 1 Đăc điểm cáu trú quần xã thực vật rừng ngập mặn BQL………….……………..20
Bảng 4. 2 Các chỉ số D 1.3 của hai quần xã thực vật ................................................ 21
Bảng 4.3 Mô phỏng phân bố N/D theo Weibui .......................................................... 23
Bảng 4. 4 Các chỉ số H của hai quần xã thực vật. ..................................................... 25
Bảng 4. 5 Các Chỉ số về H của hai quần xã thực vật ................................................. 27
Bảng 4.6: Sinh khối của các quần thể Đước Bần và Đước thuần loài ......................... 31
Bảng4.7. Kết cấu sinh khối các bộ phận quần thể Đước đôi theo cấp tuổi ................ 32
Bảng 4.8: Sinh khối của các quần thể Đước Bần và Đước thuần loài ......................... 32
Bảng 4.9. Trữ lượng các bon cho các bộ phận của cây theo cấp tuổi ........................ 33

Bảng 4.10. Dự toán hiệu quả kinh tế của hai quần xã thực vật .................................. 35
Danh mục biểu đồ
Biểu đồ 4.1 Biểu đồ đặc điểm cấu trúc số cây theo đường kính của hai quần xã thực
vật ............................................................................................................................. 22
Biểu đồ 4. 2Mơ hình hóa N/D bằng hàm Weibl ......................................................... 24
Biểu đồ 4. 3 Biểu đồ đặc điểm cấu trúc phân bố theo chiều cao ................................ 26
Biểu đồ 4. 4 Mô phỏng phân bố N/H theo hàm Weibul ............................................. 27
Biểu đồ 4. 5 Tương qua giữa Hvn và D1.3 ở quần thể Đước +Bần, Đước ................ 28
Biểu đồ 4. 6 Tương qua giữa D1.3 và Dt ở quần thể Đước +Bần, Đước ................... 29
Biểu đồ 4.7. Trắc đồ dọc và trắc đồ ngang của 2 quần xã thực vật rừng ................... 30
Biểu đồ 4.8. Biểu đồ tỉ lệ sinh khối các bộ phận của quần thể Đước, Đước + Bần ... 32
Biểu đồ 4.9. Biểu đồ tỉ lệ cacbon các bộ phận của quần thể Đước, Đước + Bần ...... 33



ĐẶT VẤN ĐỀ
Rừng ngập mặn có tầm quan trọng sinh thái lớn và ý nghĩa kinh tế xã hội quan
trọng đối với con người. Rừng ngập mặn được coi như là một trung tâm của sinh học
biển nhiệt đới, là một trong những hệ sinh thái giàu đa dạng sinh học và di truyền nhất
thế giới. Có khoảng 90% sinh vật biển sống trong hệ sinh thái này và 80% số lượng
thủy hải sản đánh bắt trên toàn cầu phụ thuộc vào rừng ngập mặn. Tuy nhiên hệ sinh
thái rừng ngập mặn cũng rất dễ bị tổn thương do tác động của con người và biến đổi
khí hậu. Cho đến nay, đã có nhiều báo cáo cho thấy diện tích rừng ngập mặn trên thế
giới đang bị suy giảm nghiêm trọng. Trong nỗ lực bảo vệ hệ sinh thái đặc biệt quý giá
này, các nhà khoa học đã và đang tiến hành nghiên cứu rừng ngập mặn theo nhiều
hướng khác nhau nhằm khai thác, bảo tồn và phát triển các nguồn lợi này một cách
khoa học, hiệu quả.
Với hơn 3.000 km bờ biển, Việt Nam là quốc gia có hệ thống rừng ngập mặn phong
phú trải dài từ Bắc đến Nam. Rừng ngập mặn khơng chỉ có vai trị to lớn trong việc đảm
bảo sinh kế của dân cư ven biển mà cịn đóng vai trị rất quan trọng trong việc đảm bảo

môi sinh, giảm thiểu tác hại của thiên nhiên, khắc phục hiện tượng nước biển dâng, xâm
lấn ngập mặn.
Nằm trong hệ thống các hệ sinh thái rừng ngập mặn phía Nam. Ban Quản lý rừng
phịng hộ Long Thành nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam cách thành phố Hồ
Chí Minh khoảng 60km về phía bắc, cách thành phố Biên Hịa 35 km về phía đơng. Là
khu vực rừng ngập mặn duy nhất của tỉnh Đồng Nai phân bố dọc theo sông Thị Vải,
sông đồng Tranh và hệ thống kênh mương nhỏ khác, giữ vai trò phòng hộ chắn gió,
chống xói lở, giảm biến động nhiệt độ, điều tiết dịng chảy, giảm thiểu ơ nhiễm mơi
trường nước, khí thải từ các khu cơng nghiệp… Có thể xem rừng ngập mặn Long Thành
như lá phổi của huyện Long Thành, huyện Nhơn Trạch và các vùng lân cận.
Với vai trị ý nghĩa vơ cùng to lớn ở đây chủ yếu là chức năng phịng hộ bảo vệ
mơi trường. Do đó việc điều tra, nghiên cứu, khảo sát đa dạng nguồn tài nguyên rừng

1


có vai trị quan trọng trong bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng. Để góp phần vào các
nghiên cứu liên quan đến hệ sinh thái rừng ngập mặn tôi lựa chọn đề tài “Nghiên cứu
đặc điểm cấu trúc thực vật rừng ngập mặn tại Ban QLRPH Long Thành, tỉnh Đồng
Nai. ” làm đề tài tốt nghiệp của mình.
Mục tiêu điều tra hiện trạng rừng hệ thực vật rừng ngập mặn ở Ban quả lý rừng
phòng hộ Long Thành tỉnh Đồng Nai trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp quản lý, phục
vụ công tác trồng và bảo vê phát triển rừng tại địa phương.

2


Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Việc nghiên cứu cấu trúc rừng tự nhiên được nhiều tác giả trong và ngoài nước

đề cập đến từ những năm đầu của thế kỉ XX. Các cơng trình nghiên cứu về vấn đề này
nhằm xây dựng các cơ sở khoa học phục vụ quản lý, bảo vệ, kinh doanh rừng hợp lý,
có hiệu quả cao, đạt yêu cầu về kinh tế lẫn môi trường sinh thái. Những nghiên cứu về
cấu trúc phát triển từ thấp đến cao bước đầu là định tính, mơ tả nay chuyển sang định
lượng, chính xác với sự ứng dụng của toán thống kê và tin học. Tuy nhiên, với sự đa
dạng và phong phú của hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới tại Việt Nam thì vấn đề nghiên
cứu cấu trúc rừng vẫn là một ẩn số đối với các nhà nghiên cứu.
1.1. Tổng quan đối tượng nghiên cứu
1.1.1 Khái niệm rừng ngập mặn
Rừng ngập mặn là những quần xã thực vật hình thành ở vùng ven biển và cửa
sông những nơi bị tác động của thủy triều ở vùng nhiệt đới và Á nhiệt đới. Trên thế giới
có nhiều tên gọi khác nhau về rừng ngập mặn như “rừng ven biển”, “rừng ở vùng thủy
triều” và “rừng ngập mặn” (FAO, 1994). Ở Việt Nam, hầu hết các nhà khoa học đều
thống nhất tên gọi chung là “Rừng ngập mặn”.
Theo Phan Nguyên Hồng (1997), các cây ngập mặn sống ở vùng chuyển tiếp
giữa môi trường biển và đất liền, tác động của các yếu tố sinh thái ảnh hưởng đến phân
bố của chúng, cây ngập mặn là những cây gỗ và cây bụi thường xanh, thuộc nhiều họ
không hề có quan hệ thân thuộc với nhau nhưng có những đòi hỏi như nhau về sinh
cảnh. RNM là kiểu thảm thực vật đặc trưng cho vùng ven biển nhiệt đới và á nhiệt đới.
Theo Thái Văn Trừng (1999), giới hạn kiểu phụ thổ nhưỡng RNM vào đất mặn
bùn lầy, bị ngập nước biển hàng ngày hoặc từng thời kỳ, trong đó có chứa chủ yếu muối
NaCl và các loại muối khác với tỷ lệ ít hơn.

3


1.1.2. Vai trò của rừng ngập mặn
Vai trò đối với tài nguyên môi trường RNM là nơi cư trú và cung cấp nguồn thức
ăn cho các quần thể sinh vật cửa sông, ven biển. Tác dụng phân huỷ chất thải, giảm
thiểu ô nhiễm môi trường cửa sông, ven biển. Điều hồ khí hậu, mở rộng diện tích đất

bồi, hạn chế xói lở, xâm nhập mặn và tác hại của gió bão. RNM giữ vai trò quan trọng
trong việc phòng hộ đê ven biển, ngăn cản sóng biển bảo vệ sản xuất nơng nghiệp vùng
ven biển. Đặc biệt, RNM cịn có ý nghĩa mở rộng đất liền nhờ quá trình bồi tụ lấn biển.
Vai trò kinh tế xã hội RNM là nơi sinh sống và phát triển của rất nhiều loại hải
sản có giá trị như tơm, cua, cá… Đây là nguồn lợi hải sản phong phú mà người dân có
thể khai thác. Ngồi ra, người dân cịn tận dụng nguồn thức ăn phong phú từ RNM để
ni cá, ngao, sị, tôm… RNM mang lại giá trị cho nhiều ngành kinh tế khác nhau.
Ngồi nguồn tài ngun gỗ, RNM cịn có nhiều nguồn tài nguyên hải sản, tài nguyên
lâm sản ngoài gỗ có giá trị phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Chỉ tính tài ngun
lâm sản ngồi gỗ lớn, RNM cung cấp: 30 loài cây cho gỗ, than, củi; 21 loài cây làm
dược liệu chữa bệnh cho người; 21 lồi cây có hoa ni ong mật; 14 lồi cây cho tanin;
9 loài cây chủ thả cánh kiến đỏ; 24 loài cây cho phân xanh cải tạo đất; 1 loài cây cho
nhựa để sản xuất nước giải khát, đường, cồn. RNM còn mang lại thu nhập cho hoạt
động du lịch sinh thái. Như vậy, ý nghĩa kinh tế của RNM rất đa dạng.
Về ý nghĩa khoa học RNM là một hệ sinh thái rừng đặc biệt chỉ có ở bờ biển
vùng nhiệt đới. RNM là nơi gặp gỡ giữa hệ sinh thái biển và hệ sinh thái trên đất liền.
Đây là một hệ sinh thái rừng có tính đa dạng sinh học rất cao kể cả về thành phần loài
thực vật và động vật biển, nước lợ, bãi lầy cho đến động vật bò sát, thú rừng, chim…
1.2 Rừng ngập mặn trên thế giới
RNM được giới hạn từ vĩ độ 30 ̊N và 30 ̊ S. Phía bắc giới hạn bởi Nhật Bản (31̊
22’ N) và Bermuda (32̊ 20’N). Phía nam giới hạn bởi New Zealand (38̊ 03’S) và
Australia (38̊ 45’S) và bờ tây của Nam Phi (32̊ 59’S). RNM thường mở rộng về phía
bờ biển ấm phía đơng của Châu Mĩ và Châu Phi hơn là về phía bở biển lạnh phía tây.

4


Sự khác biệt này xảy ra do sự phân bố của các dịng nóng, lạnh đại dương (Trần Thị Tú
, Lê Anh Tuấn, 2013). Theo bản đồ phân bố RNM trên thế giới Theo bản đồ, diện tích
RNM lớn nhất là ở khu vực Indonesia, tiếp theo là Châu Úc, Mĩ, Ấn Độ, Colombia,

Việt Nam. Trong đó 5 quốc gia Indonesia, Australia, Nigeria, Mexico, Brazil chiếm
45% tổng diện tích tồn thế giới và chiếm 68% tổng diện tích RNM thế giới.
1.3. Rừng ngập mặn tại Việt Nam
Diện tích và phân bố rừng ngập mặn ở Việt Nam Theo Phan Nguyên Hồng (1970,
1991, 1993, 1996) dựa vào các yếu tố ñịa lý, khảo sát thực ñịa và một phần kết quả viễn
thám ñã chia rừng ngập mặn Việt Nam ra làm 4 khu vực và 12 tiểu khu. Theo kết quả
kiểm kê rừng tồn quốc, diện tích rừng ngập mặn tính đến ngày 21/12/1999 là 156.608
ha, trong đó diện tích rừng ngập mặn tự nhiên là 59.732 ha chiếm 38,1% và diện tích
rừng ngập mặn trồng là 96.876 ha chiếm 61,95%.
Một số lĩnh vực nghiên cứu rừng ngập mặn ở Việt Nam nghiên cứu các nhân tố
sinh thái ảnh hưởng ñến phân bố, sinh trưởng rừng ngập mặn Phan Nguyên Hồng ñã ñề
cập ñến vấn ñề phân bố, sinh thái, sinh lý sinh khối … rừng ngập mặn Việt Nam như
sau: khí hậu, thủy triều, độ mặn và đất đóng vai trị quyết định sự sinh trưởng và phân
bố của thảm thực vật rừng ngập mặn. Các nhân tố khác góp phần tích cực trong việc
phát triển hay hạn chế của kiểu thảm thực vật này. Theo Thái Văn Trừng (1998) có 3
nhóm nhân tố sinh thái phát sinh rừng ngập mặn: thứ nhất là tính chất lý hóa của đất,
thứ hai là cường độ và thời gian ngập của thủy triều, thứ ba là độ mặn của nước.
Tình hình nghiên cứu rừng ngập mặn ở miền Trung và Quảng Nam Trước năm
1975, hầu như khơng có một cơng trình nghiên cứu nào nghiên cứu về rừng ngập mặn
ở miền Trung. Từ năm 1975 đến nay đã có một số cơng trình nghiên cứu của các nhà
khoa học. Rừng ngập mặn ở Quảng Nam chưa ñược nghiên cứu ñầy ñủ, do vậy thành
phần, số lượng, hiện trạng về sinh thái môi trường của hệ thực vật ngập mặn chưa có
những số liệu thống kê cụ thể

5


Theo Đề án phục hồi và phát triển rừng ngập mặn ven biển giai đoạn 2008-2015
của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn (đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
tại CV số 405/TTg-KTN ngày 16/3/2009), vùng ven biển nước ta có thể chia làm 5

vùng. Tổng diện tích quy hoạch cho mục đích phát triển rừng ngập mặn là 323.712ha.
Trong đó có 209.741ha đã có rừng (152.131ha là rừng trồng và 57.610ha là rừng tự
nhiên), phân bố tại các vùng như sau: Vùng ven biển tỉnh Quảng Ninh và đồng bằng
Bắc Bộ (QN&ĐBBB), gồm 5 tỉnh (Quảng Ninh, Hải Phịng, Thái Bình, Nam Định và
Ninh Bình): 88.340ha. Trong đó, diện tích có rừng 37.651ha. Phân bố chủ yếu ở tỉnh
Quảng Ninh. Vùng ven biển Bắc Trung Bộ (BTB), gồm 6 tỉnh (Thanh Hóa, Nghệ An,
Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế): 7.238ha. Trong đó, diện tích có
rừng 1.885ha. Phân bố chủ yếu ở tỉnh Thanh Hóa. Vùng ven biển Nam Trung Bộ
(NTB): gồm 6 tỉnh (Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên và Khánh
Hịa): 743ha. Trong đó, diện tích có rừng khơng đáng kể. 8 Vùng ven biển Đông Nam
Bộ (ĐNB): gồm 5 tỉnh (Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai và
Thành phố Hồ Chí Minh): 61.110ha. Trong đó, diện tích có rừng là 41.666ha. Phân bố
chủ yếu ở thành phố Hồ Chí Minh. Vùng ven biển đồng bằng sông Cửu Long(ĐBSCL):
gồm 8 tỉnh (Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang
và Cà Mau): 166.282ha. Trong đó diện tích có rừng 128.537ha. Phân bố chủ yếu ở các
tỉnh Cà Mau và Kiên Giang.
Bảng 1.1 Diện tich phân bố rừng ngập mặn tại Việt Nam
Diện tích có RNM
Địa danh
Tồn quốc
Quảng Ninh, Bắc bộ
Bắc Trung bộ
Nam Trung bộ
Đông Nam bộ
Tây Nam bộ

Tổng Cộng
323.712 209.741
88.34 37.651
7.238

1.885
743
2
61.11 41.666
166.282 128.537

6

Rừng
Rừng tự nhiên
trồng
57.61
152.131
19.745
17.905
564
1.321
2
14.898
26.768
22.4
106.137

Chưa

RNM
113.972
50.689
5.353
741

19.444
37.745


Rừng ngập mặn Việt Nam chủ yếu phân bố tập trung ở Đồng bằng sơng Cửu
Long, thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Quảng Ninh và ven biển châu thổ sông Hồng, trong
đó rừng ngập mặn phân bố và phát triển tốt ở miền Nam, đặc biệt ở bán đảo Cà Mau.
Ở miền Bắc cây rừng ngập mặn tuy thấp và nhỏ nhưng có giá trị phịng chống thiên tai
rất lớn, đặc biệt tỷ trọng rừng ngập mặn tự nhiên khá cao. Tại tỉnh Quảng Ninh có
19.745ha rừng tự nhiên trên tổng số 37.650ha rừng ngập mặn.
1.4. Rừng ngập mặn tại Ban quản lý rừng phòng hộ Long Thành tỉnh Đồng Nai
Kết quả điều tra sơ bộ xây dựng danh mục động vật rừng do Sở NN&PTN Đồng
Nai thực hiện năm 2005, ghi nhận tại khu rừng phòng hộ Long Thành có 189 lồi động
vật phân bố, trong đó:
- Lớp chim: 129 loài thuộc 80 chi, 42 họ, 16 bộ;
- Lớp thú: 24 loài thuộc 19 chi, 15 họ, 6 bộ
- Lớp lưỡng cư: 9 loài thuộc 6 chi, 4 họ, 1 bộ.
- Lớp bị sát: 30 lồi thuộc 25 chi, 10 họ, 1 bộ.
Tuy chưa được điều tra chi tiết và nghiên cứu đầy đủ nhưng theo kết quả trên phần
nào phản ánh tài nguyên động vật rừng của rừng phịng hộ Long Thành khá đa dạng về
thành phần lồi.
Tài nguyên thực vật rừng
Khu rừng ngập mặn Long Thành trước đây là vùng đất hoang hóa do bị rải chất
độc hóa học trong thời kỳ chiến tranh. Cơng tác trồng Đước được khôi phục bắt đầu
triển khai năm 1977, do điều kiện tự nhiên thuận lợi nên rừng phục hồi tốt, các loài thực
vật rừng đã phục hồi, sinh trưởng và phát triển. Hiện nay đã ghi nhận 84 loài thuộc 67
chi, 38 họ của 2 nghành thực vật khác nhau hiện đang phân bố ở rừng ngập mặn Long
Thành trong đó:
- Nhóm lồi cây ngập mặn: 27 lồi thuộc 18 chi, 13 họ


7


- Nhóm lồi cây gia nhập: 31 lồi thuộc 29 chi, 17 họ.
- Nhóm lồi cây nhập cư: 26 lồi thuộc 22 chi, 8 họ.
Các kiểu thảm thực vật rừng:
1- Quần xã Bần trắng: phân bố trên đất mới bồi cửa sông
2- Quần xã Đước – Bần trắng: phân bố ven sơng rạch, bùn nhão hiện có tái sinh
nhiều
3- Quần xã mắm - Đước đôi: thường phân bố vùng đất bắt đầu ổn định
4- Quần xã Đước đôi: vùng đất đã ổn định hồn tồn, quần xã nầy diện tích lớn,
trở thành kiểu rừng quan trọng & chiếm ưu thế cho hệ sinh thái toàn vùng. Với cây
Đước thuần loại, sự hình thành quần xã nầy được xem là ổn định trong q trình diễn
thế rừng, có lợi trong kinh doanh & phịng hộ
5- Quần xã Đước đơi & dà, giá cóc: phân bố trên các vùng đất cao hơn, ít ngập
triều
6- Quần xã chà là xen cóc, giá, dà, Đước mọc trên đất cao sét chặt ít ngập triều
7- Quần xã chà là: phân bố trên vùng đất cao, sét chặt, ít ngập triều có thể thuần
loại hoặc xen với ráng, lức
8- Quần xã ráng đại phân bố rộng trên các vùng đất từ mặn sang lợ
9- Quần xã Bần chua: phân bố dọc bờ sông nước lợ
10- Quần xã dừa nước: phân bố dọc theo kênh rạch có độ mặn thấp, đất phù sa
bồi đắp bắt đầu ổn định
11- Quần xã chà là – gõ su trồng rừng trên đất chà là
12- Quần xã đưng trồng trên đất chà là.

8


Chương 2

MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1. Mục tiêu nghiên cứu chung
Đánh giá hiện trạng tài nguyên rừng ngập mặn tại một số quần xã thực vật tại
Ban quản lý rừng phòng hộ Long Thành tỉnh Đồng Nai làm cơ sở cho việc đề xuất các
giải pháp sử dụng quản lý, phát triển bền vững RNM tại khu vực nghiên cứu.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể
Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc, sinh trưởng và khả năng tích lũy cacbon, hiệu
quả kinh tế, và một số giải pháp lâm sinh nâng cao hiệu quả của một số quần xã thực
vật rừng tại Ban quản lý rừng phòng hộ Long Thành.
2.2. Giới hạn vấn đề nghiên cứu
Hai quần xã thực vật rừng Đước thuần loài và hỗn loài Đước Bần trắng tại tiểu
khu 217, 219 thuộc Ban quản lý rừng phòng hộ hộ Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Thời
gian từ ngày 1/3/2021 đến ngày 31/3/2021.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Kế thừa các tài liệu thứ cấp
- Kế thừa các tài liệu, số liệu điều tra về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của
khu vực nghiên cứu và các tài liệu tham khảo có liên quan.
- Thu thập các tài liệu có liên quan, các chính sách về bảo vệ tài nguyên rừng
trên địa bàn nghiên cứu các báo cáo về qui hoạch sử dụng đất.
2.3.2. Thu thập số liệu sơ cấp
+ Điều tra khảo sát thực địa theo tuyến đã xác định sẵn:
Đi bộ theo tuyến từ Tây sang Đông (Từ biển vào) từ khoảnh 2 tiểu khu 217 và
219. Sử dụng bản đồ hiện trạng, và khảo sát thực địa để xác định khu vực có rừng ngập
mặn phân bố.

9


Để đánh giá được trạng thái rừng tự nhiên ở khu vực nghiên cứu, đề tài tiến hành

thu thập số liệu trên các ô tiêu chuẩn. Các ô tiêu chuẩn được lựa chọn theo phương pháp
điển hình, có tính đại diện cao cho khu vực nghiên cứu và cho từng quần xã thực vật
rừng. Mỗi quần xã thực vật rừng lập 1 ơ tiêu chuẩn điển hình. Diện tích mỗi ô tiêu
chuẩn là 1000 m2, cạnh dài 25  40 m bố trí theo hướng song song với đường đồng
mức.
Vị trí và phân bố ơ tiêu chuẩn: Việc xác định vị trí ơ tiêu chuẩn phải đảm bảo
những u cầu sau:
- Đảm bảo tính đại diện cao cho các đối tượng nghiên cứu
- Phân bố trải đều trên toàn diện tích của đối tượng nghiên cứu
- Phải xác định được vị trí ơ tiêu chuẩn trên bản đồ
- Đánh dấu ô tiêu chuẩn ngoài hiện trường bằng 4 cọc mốc ở 4 góc cao 1m. Ghi
rõ số hiệu ơ và hướng xác định.
Các chỉ tiêu cần thu thập ở ô tiêu chuẩn gồm:
Trong các ô tiêu chuẩn mô tả các chỉ tiêu như vị trí, xác định tên lồi và các chỉ
tiêu sinh trưởng của tầng cây cao.
Đường kính ngang ngực (D1.3, cm) được đo bằng thước kẹp kính tại vị trí 1,3 m
tất cả các cây có đường kính từ 6 cm trở lên, đo theo hai hướng Đông Tây sau đó tính
trị số bình qn.
- Chiều cao vút ngọn (Hvn, m) và chiều cao dưới cành (Hdc, m) được đo bằng
thước đo cao Blumeleiss của tất cả các cây có đường kính từ 6 cm trở lên. Hvn của cây
rừng được xác định từ gốc cây đến đỉnh sinh trưởng của cây. Hdc được xác định từ gốc
cây đến cành đầu tiên tham gia vào tán của cây rừng.
- Đường kính tán lá (Dt, m) được đo bằng thước dây, đo hình chiếu tán cây trên
mặt phẳng ngang theo hai hướng Đơng Tây và Nam Bắc, sau đó tính trị số bình qn.

10


Kết quả điều tra được ghi vào mẫu 01:
Mẫu biểu 01: Biểu điều tra sinh trưởng tầng cây cao

OTC: Độ dốc:

Kinh độ:

Trạng thái rừng:

Hướng dốc: Vĩ độ:

Người điều tra:

Vị trí tương đối:

Ngày điều tra:

Tuổi: Diện tích OTC:

Độ cao:

Địa điểm: ....................................................................................................
TT

Lồi cây

HVN

HDC

DT

D1.3


(m)

(m)

(m)

(cm)

Ghi chú

2.3.3. Phương pháp xử lý số liệu
Hệ số tổ thành được xác định như sau:

Ki 

n
 10
N

- Xác định cơng thức tổ thành (CTTT)=ki lồi i
Trong đó : k là hệ số tổ thành của loài cây i
i là ký hiệu của loài cây i
Lập bảng phân bố thực nghiệm:
TT

Bảng 2.3 Bảng phân bố thực nghiệm
Xi
Tần số fi
Xifi


Xi2fi



Các đại lượng đặc trưng mẫu được quan sát và tính tốn theo các phương pháp
thống kê toán học trong lâm nghiệp cần sự trợ giúp của phần mềm máy tính nếu mẫu
quan sát đủ lớn (n > 30)
Tính trung bình mẫu:

𝑋̅ =

∑ fiXi
∑fi

11


𝑠=√

Sai tiêu chuẩn:
Trong đó:

𝑄𝑥
𝑛−1
∑(fiXi)2

Qx = ∑fiXi2 -

Hệ số biến động:


𝑛

S% =

𝑆 ×100
𝑋̅

- Lựa chọn phân bố lí thuyết mơ phỏng phân bố N/D,N/H
Tiêu chuẩn để lựa chọn hàm lí thuyết
Hàm lí thuyết được chọn phải là hàm thỏa mãn các yêu câu sau:
- Khả năng chấp nhận cao
- Hàm đơn giản so với các hàm khác
- Các tham số của hàm có quy luật đặc biệt, quy luật biến đổi trực tiếp hoặc gián
tiếp.
Lựa chọn hàm: Từ kinh nghiệm của hầu hết các nghiên cứu trong và ngồi nước,
cũng có một số tác giả nghiên cứu về kết cấu lâm phần rừng đều tuổi ở Việt Nam, có
thể dùng phân bố Weibull với hai tham số để biểu thị phân bố N/D cho những lâm phần
thuần loài, đều tuổi như Thông đuôi ngựa, Mỡ, Bồ đề, Keo lai…
Phân bố Weibull là phân bố xác xuất của biến ngẫu nhiên liên tục với miền giá
trị (0, + ∞). Hàm mật độ có dạng:
Fx(x) = 𝛼. 𝜆. 𝑥 𝛼−1 . 𝑒 −𝜆.𝑥

𝛼

Và hàm phân bố:
F(x) = 1 - 𝑒 −𝜆.𝑥

𝛼


Trong đó: α và 𝜸 là hai tham số của phân bố Weibull. Khi các tham số của phân
bố Weibull thay đổi thì dạng đường cong phân bố cũng thay đổi theo. Tham số 𝜸 đặc
trưng cho độ nhọn của phân bố, tham số α đặc trưng cho độ lệch của phân bố.
Nếu: α =1 phân bố có dạng giảm
α = 3 phân bố có dạng đối xứng
α >3 phân bố có dạng lệch phải
α <3 phân bố có dạng lệch trái

12


Xác định các tham số của phân bố Weibull
Cho trước α tùy theo mức độ lệch trái hay lệch phảo của phân bố thực nghiệm và
ước lượng 𝜆 bằng phương pháp tối đa hợp lý với:
𝑛
𝜆=
∑ 𝑓𝑖𝑥𝑖 𝛼
Dùng phương pháp tuyến tính hóa hàm tần suất tích lũy để xác định được cùng
một lúc à 𝛾. Trong mục này chỉ giới thiệu phương pháp thứ nhất.
Ở phương pháp thứ nhất, tùy thuộc vào kinh nghiệm mà có thể phải chọn α để
tính mức độ phù hợp 𝜒n2. Sau đó có thể thay đổi giá trị của α và dừng
lai khi mà trị số 𝜒n2 bé nhất và nhỏ hơn 𝜒0,52 tra bảng với bậc tự do k = l –r -1.
Điều này có thể thực hiện dễ dàng trên máy tính vớ phần mềm Excel.
Bảng 2.4 Bảng mơ hình hóa phân bố thực nghiệm theo phân bố Weibull
𝛼

Hàm có dạng: Fx(x) = 𝛼. 𝜆. 𝑥 𝛼−1 . 𝑒 −𝜆.𝑥
Xi Tổ Xi Fi
Xi - a (Xi-a)^ α
a

(1) (2) (3)

(4)

(5)

Fi (Xi-a)α

(6)

(7)

u

e-u

Pi

fl

(8) (9) (10) (11)

Kiểm
tra
(12)

- Xác định trữ lượng rừng:
Tính trữ lượng của các OTC sử dụng cơng thức
M=


3.14∗𝐷1.3∗𝐷1.3∗𝐻𝑣𝑛∗𝐹
40000

Trong đó:

M là trữ lượng m3.

D1.3 là là đường kính ngang ngực.
Hvn là chiều cao vút ngọn.
F là hình số của rừng, đối với rừng trồng hệ số này = 0,45.
Phương pháp ước tính sinh khối trên mặt đất
Dựa vào phương trình sinh khối và hệ số Các bon rừng ngập mặn của tác giả
Huỳnh Đức Hồn 2018 để ước tính sinh khối và tích lũy các bon của các ô tiêu chuẩn.
13


- Phương trình tương quan sinh khối với D1,3:
+ Thân: Wthank = 0,3821* D1,32,1760
+ Cành: Wcanhk = 0,1644 * D1,31,8377
+ Lá: Wlak = 0,0878 * D1,31,6303
+ Rễ: Wrektmd =0,0588 * D1,32,2933
- Phương trình tương quan cacbon với đường kính D1,3
+ Cthan = 0,1813* D1,32,1419
+ Ccanh = 0,0792* D1,31,8015
+ Cla = 0,0442* D1,31,5846
+ Cretmd = 0,02916* D1,3 2,2498
Áp dụng theo hệ số chuyển đổi các bon từ sinh khối khô theo nghiên cứu của tác
giả Huỳnh Đức Hoàn (2018) sử dụng chung hệ số chuyển đổi các bon chung cho các
quần thể Đước đôi trồng ở miền Nam là 0,45.


14


Chương 3
ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN KHU VỰC NGHIÊN CỨU
3.1 Điều kiện tự nhiên:
3.1.1 Vị trí địa lý:
- Ban QLRPH Long Thành nằm về phía đơng nam của tỉnh Đồng nai trên địa bàn
hành chính của 2 huyện Long Thành, Nhơn trạch.
- Tọa độ địa lí: 11o35’00” đến 11o42’30” vĩ độ bắc, từ 106o54’00” đến 107o01’00’
kinh độ đơng.
-

Phía bắc giáp huyện Nhơn Trạch, huyện Long Thành

-

Phía Đơng giáp rừng ngập mặn Bà rịa Vũng Tàu.

-

Phía tây và nam giáp khu rừng ngập mặn cần giờ thành phố Hồ Chí Minh.

Tổng diện tích: 7.894,56 ha.
3.1.2 Địa hình
Địa hình có liên quan chặt chẽ đến mức độ ngập nước, độ thành thục của đất qua
đó ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây rừng ngập mặn.
Khu vực nghiên cứu nằm trong vùng cửa sông ven biển, thuộc dạng địa hình
trũng trên trầm tích đầm lầy biển. Vùng trung tâm có địa hình thấp trũng, độ cao dưới
2 m. Nổi bật nhất là địa hình bị chia cắt do các dịng sơng, rạch như sơng Thị Vải, sơng

Đồng Tranh, sơng Gị Gia và các rạch nhỏ, việc chia cắt này đã hình thành nên các cù
lao.
Xét trên bình diện chi tiết, khu vực nghiên cứu bao gồm các tiểu địa hình sau:
- Cấp I: Dạng địa hình trũng, độ cao từ 0-1.3m so với mực nước biển ngập khi có
triều và thường xuyên ngập rừng ngập mặn phát triển
- Cấp II: Dạng địa hình thấp độ cao từ 1.3-1.8m so với mực nước biển đây là dạng
địa hình có mức ngập thường xun và có diện t1ich lớn nhất khu rừng phòng hộ Long
Thành.
- Cấp III: dạng địa hình cao, độ cao trên 1.8m so với mực nước biển, chỉ ngập khi
có chiều cao bất thường. Phân bố chủ yếu ở phía đơng bắc.

15


3.1.3 Thổ nhưỡng
Khu rừng vực nghiên cứu có 2 dạng đất chính được thể hiện theo bảng sau:
Bảng 3. 1. Các loại đất khu vực nghiên cứu
Lớp

Phụ lớp

Loại đất

đất

Loại đất

Đại diện

Ký hiệu


phụ

Lớp

Đất phù sa

Đất phù sa

Đất phù sa

đất

mặn, phèn

mặn

mặn tiềm

nhiệt

tàng

Đất phèn tiềm tàng Flt.pt1sa
nông, mặn
Đất phèn tiềm tàng Flt.pt2sa

đới

sâu mặn

Đất phù sa

Đất phù sa

Đất phèn hoạt

phèn

phèn hoạt

động sâu, nhiễm

động

mặn

Đất phù sa và Đất cát biển Đất cát mới
đất bồi ven

biến đổi,

biển

chua

Đất đỏ vàng

Đất sám

Đất cát mới biến


Flt.ot2sa

Arb.dy

đổi, chua
Đất sám gley cơ

nhiệt đới ẩm

Acg.ar

giới nhẹ

- Đất ngập mặn dưới rừng ngập mặn bao gồm 2 loại đất phụ:
+ Đất ngập mặn bùn lỗng, độ thành thục rất kém, chứa ít khống Pyrit(FeS2) nên
chưa xuất hiện tấng sinh phèn trong phẫu diện đất, thực vật chủ yếu là mắm đen
(Avicennia laba)
+ Đất ngập mặn dạng sét, loại đất này có độ thành thục cao hơn loại đất ngập mặn
bùn loãng, phân bố dọc theo hai bên bờ sông, rạch, trong đất chứa ít khoáng Pyrit và
chưa xuất hiện tầng sinh phèn, thực vật chủ yếu là mắm
- Đất ngập mặn phèn tiềm tàng là loại đất có độ thành thục thường khá hơn và biến
động với mức độ lớn trên loại đất này có nhiều lồi phân bố như: Đước, Vẹt (Bruguiera
sp), Dà (Ceriops sp) và Giá (Excoecaria agallocha).
Ngoài ra tai khu vực rừng phịng hộ cịn có loại đất cát mới biến đổi chua (Art.dy)

16


và loại đất Xám (gley) cơ giới nhẹ (Acg.ar) nhưng diện tích nhỏ.

3.1.4 Khí hậu thủy văn
Khí hậu: Khu vực nghiên cứu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa
cận xích đạo, có nền nhiệt cao đều quanh năm, ít gió bão, khơng có mùa đơng lạnh,
khơng có cực đoan về khí hậu
-

Thủy văn: Chế độ thủy văn ở khu vực nghiên cứu chịu ảnh hưởng của

lượng mưa tại chỗ, hệ thống sơng ngịi, kinh rạch mang nước ngọt từ phía thượng nguồn
xuống và thủy triều từ phía cửa sông. Điều này quyết định môi trường nước, đất của
khu vực và chi phối thành phần, phân bố cũng như sinh trưởng của thảm thực vật rừng
-

Diễn biến mưa có giá trị rất quan trọng, quyết định đến phân bố, phát sinh

và phát triển của sinh vật trong khu vực.
Bảng 3. 2. Diễn biến lượng mưa trong vùng
Tháng
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12

Tb năm

Số ngày mưa trong
năm
1
1
1
3
15
18
20
19
19
16
8
3
124

P(mm)

Pmax

Pmax/ngày

2.5
19
17
0.7
20
17

4.8
118
118
29.3
158
192.5
381
176
204.1
407
157
213.4
439
142
179.4
303
132
213.9
541
117
218.3
466
150
73
283
157
24.6
156
64
1356.5

1877
176
(nguồn sở NN&PTNT tỉnh Đồng Nai, 2005)

Giai đoạn từ tháng 5 đến tháng 11 hầu như các tháng đều có mưa, lượng mưa tăng
dần và thường cực đại vào tháng 7-8 hàng năm. Lượng mưa 2 tháng này có khi chiếm
tới 40% lượng mưa cả năm trong vùng. Theo số liệu quan trắc được khu vực này có
lượng mưa cực đại khá cao gần 2.800mm trong đó lượng mưa trong một ngày đêm có
thời điểm lên tới 170mm cho thấy diễn biến phức tạp của phân bố lượng mưa trong khu

17


vực.
Giai đoạn từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau là thời điểm có mưa ít hoặc khơng có.
Tổng lượng mưa giai đoạn này chỉ chiếm 3-5% tổng lượng mưa tồn năm thể hiện tính
khơ hạn khốc liệt của vùng.
Do đặc thù của chế độ mưa trong vùng xuất hiện 2 thái cực: Khô hạn khốc liệt và
mưa lũ úng. Cũng do phân bố lượng mưa phức tạp nên môi trường tồn tại cho nhiều
sinh vật có biến động khơng chỉ theo khơng gian và cịn theo thời gian.
Diễn biến q trình bốc hơi nước qua mặt thống trong khu vực khá phức tạp trong
đó nổi bật là mức độ bay hơi nước trong toàn khu vực khá cao (trung bình 3,13,3mm/ngày/đêm) dẫn đến tổng lượng nước bị mất đi nếu toàn bộ khu vực là đất trống
khoảng 1.170mm/năm.
3.2 Điều kiện kinh tế xã hội
Theo tài liệu thống kê của Ban QLRPH Long Thành, trong phạm vi khu vực
rừng hiện có 102 hộ dân đang sản xuất ni trồng thủy sản, cụ thể trên các tiểu khu như
sau: Tiểu khu 178LT (10 hộ); Tiểu khu (15 hộ); Tiểu khu 178NTP (15 hộ); Tiểu khu
182LT (14 hộ); Tiểu khu 181(15 hộ); Tiểu khu 182NT (9 hộ); Tiểu khu 179 (12 hộ);
và Tiểu khu 180(12 hộ). Đây là số hộ nhận khoán Quản lý bảo vệ rừng kết hợp với nuôi
trồng thủy sản từ năm 1995 theo Nghị định 01 /CP của Chính phủ. Với hiện trạng cụ

thể như sau:
- Tổng số nhân khẩu hiện đang sống tại các Đùng để bảo vệ rừng và sản xuất nuôi
trồng thủy sản là 200 nhân khẩu, bình quân 2 nhân khẩu/ hộ.
- Về nhà của các hộ tại Đùng đều là nhà tạm vách lá dùng để bảo vệ rừng và nuôi
trồng thủy sản.
- Nguồn thu nhập chủ yếu của các hộ là nuôi trồng thủy sản. Hiện nay do nguồn
nước bị ô nhiễm lên mức thu nhập của hộ bị ảnh hưởng đáng kể. Do đó xu thế tới đây
là các hộ sẽ giảm diện tích sản xuất ni trồng thủy sản và xin thanh lý hợp đồng.
- Trong giai đoạn tới thực hiện Nghị Định 135/NĐ-CP và thông tư số: 102 của
Bộ Nơng nghiệp &PTNT thì số hợp đồng này hết hạn thì Ban QLRPH Long Thành sẽ

18


thanh lý chấm dứt hợp đồng khoán.
- Các hệ thống gia thông đường thủy chằng chịt nằm xen lẫn diện tích rừng tạo
điều kiện thuận lợi đi lại, phục vụ quản lý bảo vệ rừng và hệ sinh thái.
- Các cơng trình phúc lợi như: Trường học, trạm y tế, nhà văn hóa đều nằm ngồi
phạm vi khu rừng.
- Do địa hình đi lại khó khăn nên hầu hết các hộ dân sinh sống tại đây sử dụng
nguồn nước sinh hoạt từ nước mưa, hệ thống điện khơng có chủ yếu từ bình Ắc qui,
máy nổ.
- Khu vực nghiên cứu dân cư trong khu vực chủ yếu sinh sống từ nguồn đánh bắt
hải sản và ni trồng thủy sản trình đệ dân trí tương đối thấp.
- Khu vực nghiên cứu nằm trong hai khu công nghiệp lớn của tỉnh Đống Nai là:
Khu công Nghiệp NHơn Trạch và khu công nghiệp Long Thành và khu công nghiệp
Mỹ Xuân tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu do cũng vậy cũng được quan tâm ủng hộ rất nhiều của
lãnh Tỉnh cũng như Huyện, hưởng nhiều ưu đãi, và chế độ đãi ngộ tốt hơn so với các
đơn vị khác trong khu vực.
- Về tiềm năng phát triển du lịch là rất lớn. Đặc biệt là du lịch sinh thái kết hợp

với nghỉ dưỡng khu vực ven sông Đồng Nai và khu rừng ngập mặn Ban QLRPH Long
Thành kết hợp với du lịch văn hóa, thăm khu di tích rừng Sác và đặc biệt với số lượng
công nhân rất lớn của các khu công nghiệp với lại nhân dân và học sinh hai huyện đó
sẽ là nguồn thu rất lớn nếu biết đầu tư kinh doanh du lịch sinh thái rừng ngập mặn.
- Rừng ngập mặn là rừng trồng phục hồi sau chiến tranh nhưng thời gian sinh
trưởng và phát triển của hệ sinh cũng gần 40 năm cũng cơ bản phát triển tự nhiên, hệ
động thực vật cơ bản được phục hồi hơn nữa lằm giáp khu dân cư, giao thông thuận
tiện là điều kiện rất thuận lợi cho phát triển du lịch ngắn ngày.

19


×