Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

SKKN đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng GDTC thông qua các TCVĐ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.78 MB, 15 trang )

PHẦN MỘT: PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn dề tài:
1. Cơ sở lý luận:
Trong lời kêu gọi toàn dân tập thể dục, chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Giữ
gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức
khỏe mới làm thành cơng”.
Chính vì thế hiện nay hệ thống giáo dục thể chất trong trường phổ thơng
ln được quan tâm với mục đích hồn thiện thể chất cho học sinh, góp phần
đào tạo thế hệ thanh - thiếu niên phát triển về trí tuệ, cường tráng về thể chất,
phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức... để các em tham gia các hoạt
động xã hội tiếp đó.
Với học sinh THCS thì đây là giai đoạn biến đổi và phát triển mạnh mẽ về
đặc điểm tâm - sinh lý của cơ thể. Các đặc tính nhân cách và phẩm chất ý chí
phát triển mạnh mẽ, linh hoạt. Do đó, trong q trình giáo dục học sinh THCS
giáo viên phải biết kết hợp phát triển tồn diện về các mặt như đức, trí, thể, mỹ,
lao động cho học sinh. Muốn làm được tất cả những điều đó thì địi hỏi người
giáo viên phải có phương pháp dạy học hợp lý khi lên lớp.
Một trong những yêu cầu của đổi mới PPDH thể dục ở trường THCS là làm
sao cho giờ học sinh động, hấp dẫn, học sinh bị cuốn hút vào giờ học và hứng
thú, tự giác trong tập luyện nhằm nâng cao sức khoẻ, phát triển thể lực và rèn
luyện kỹ thuật. Muốn vậy, người giáo viên cần sử dụng rất nhiều trò chơi vận
động, hoặc biến những động tác, bài tập tẻ nhạt thành những trị chơi để lơi cuốn
học sinh.
Trị chơi có nhiều hình thức hoạt động phong phú, sinh động, hấp dẫn và
phù hợp với tâm, sinh lý lứa tuổi học sinh THCS nên có tác dụng nâng cao sức
khoẻ. Trong q trình học sinh tham gia vào trị chơi vận động, hệ vận động
được cũng cố và phát triển, hệ hơ hấp, hệ tuần hồn, hệ bài tiết được rèn luyện,
thơng qua đó chức năng thần kinh khơng ngừng được củng cố, nâng cao và hoàn
thiện làm cho cơ thể phát triển toàn diện.
2. Cơ sở thực tiễn:
Ở trường THCS, đa số giáo viên nhận thức được việc sử dụng phương pháp


trò chơi trong giờ học thể dục sẽ có tác dụng nâng cao hiệu quả chất lượng giờ
học. Tuy nhiên, việc sử dụng các phương pháp còn cứng nhắc, chưa có biến
dạng phù hợp, chủ yếu theo phương pháp truyền thống (Làm mẫu, phân tích,
luyện tập). Giáo viên chủ yếu đưa trò chơi vận động vào giai đoạn cuối của buổi
học nhằm mục đích phát triển thể lực và giảm căng thẳng cho học sinh. Giáo
viên chưa chú trọng đưa trò chơi vận động vào trong giờ học với ý nghĩa là một
phương pháp, phương tiện dạy học nhằm mục đích tăng hứng thú, phát huy tính
tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo cho học sinh trong tập luyện. Mặt khác hiện
nay một số trường, cơ sở vật chất đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho việc dạy thể dục
nói chung và việc tổ chức các trị chơi vận động cho học sinh chưa đảm bảo về

1


số lượng cũng như chất lượng. Đây cũng là nguyên nhân khiến chất lượng giáo
dục thể chất ở một số trường THCS hiện nay chưa cao.
II. Mục đích nghiên cứu:
Phân tích, đánh giá thực trạng sử dụng trị chơi trong giờ học thể dục. Đề
xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng GDTC thông qua các
TCVĐ.
III. Đối tượng nghiên cứu:
-. Thực trạng sử dụng Trò chơi Trong giờ học thể dục.
IV. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm.
-. 150 học sinh khối 9 trường THCS Thành Cổ.
V. Phương pháp nghiên cứu:
1. Đọc, phân tích tổng hợp tài liệu.
2. Quan sát, điều tra, trao đổi, phỏng vấn, thực nghiệm.
VI. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu:
1. Phạm vi nghiên cứu: SKKN chỉ tập trung đánh giá thực trạng sử dụng
TCVĐ trong giờ học thể dục với phạm vi học sinh lớp 9 trường THCS.

2. Kế hoạch, thời gian nghiên cứu:
- Từ tháng 9/2019-10/2019: Xây dựng đề cương, nghiên cứu lý luận, thực
tiễn tại trường THCS Thành Cổ.
- Từ tháng 11/2019-5/2020: Khảo sát, thực nghiệm tại trường THCS Thành Cổ.

PHẦN HAI: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương I: Một số vấn đề lý luận
I. Sức khoẻ và vai trò sức khoẻ của con người
Từ khi lồi người hình thành cho đến ngày nay và mãi mãi về sau, sức khỏe
được coi là vốn quý vô giá của con người. Thiếu sức khoẻ là thiếu hạnh phúc,
thiếu sức sống, thiếu tinh thần sáng suốt và thiếu cả của cải vật chất. Bởi vậy,
quan tâm và chăm sóc đến sức khoẻ chính là quan tâm tới sự phát triển mọi
mặt, không chỉ đối với mọi người, mỗi gia đình mà cả dân tộc, quốc gia và tồn
nhân loại.
Theo tư tưởng Hồ Chí Mính sức khỏe có vai trị quan trọng trong cuộc sống
của mỗi con người, của mỗi dân tộc, trong sự nghiệp xây dựng và phát triển tổ
quốc, xây dựng xã hội mới. Người nhấn mạnh: “Xây dựng dân chủ, xây dựng
nước nhà, gây đời sống mới việc gì cũng cần có sức khoẻ mới thành cơng”,
“Dân cường thì nước thịnh”, “Muốn lao động sản xuất tốt, công tác và học tập
tốt thì cần phải có sức khỏe”.
Sức khoẻ tồn diện là sự phát triển đầy đủ các tố chất thể lực như: Sức
nhanh, sức mạnh, sức bền và sự khéo léo. Khi con người có được sức khoẻ tồn
diện sẽ nâng cao được năng lực thể chất. Trong đời sống thường nhật, trong lao
động, công tác và học tập, năng lực thể chất có vai trị quan trọng giúp con
người vượt qua mọi khó khăn và hồn thành được ý nguyện tốt đẹp của mình.

2


II. Giáo dục thể chất trong trường THCS.

1. Khái niệm:
Giáo dục thể chất trong trường học là một quá trình sư phạm nhằm giáo
dục, rèn luyện và đào tạo học sinh định hướng theo mục tiêu giáo dục để không
ngừng hoàn thiện thể chất, nhân cách và tài năng thể thao của học sinh, nâng cao
khả năng làm việc, học tập cho các em.
2. Mục đích, nhiệm vụ của giáo dục thể chất đối với học sinh THCS.
2.1. Mục đích:
Mục đích của hệ thống giáo dục thể chất trong trường THCS là thực hiện
hoàn thiện thể chất liên tục ở mọi giai đoạn lứa tuổi và trên cơ sở đó đảm bảo
khi kết thúc thời gian học phải đạt được mức cần thiết về trình độ thể lực tồn
diện để tham gia các hình thức hoạt động xã hội quan trọng tiếp đó.
2.2. Nhiệm vụ:
- Phát triển cân đối và hình thái cơ thể học sinh theo lứa tuổi, phát triển toàn
diện năng lực thể chất; tăng cường sức khoẻ và khả năng chống đỡ những tác
động có hại của mơi trường cho các em.
- Hình thành và hồn thiện cho HS những kỹ năng, kỹ xảo vận động cơ bản
trong cuộc sống và thể thao đồng thời trang bị cho HS những kiến thức cơ bản
về việc sử dụng phương tiện, phương pháp thể dục thể thao.
- Hình thành cho học sinh những thói quen giữ gìn vệ sinh, rèn luyện thân
thể thường xuyên, giáo dục phẩm chất đạo đức ý chí, rèn luyện tính tập thể, ý
thức tổ chức kỷ luật, xây dựng niềm tin, khát vọng có cuộc sống lành mạnh
trong mỗi HS.
III. Đặc điểm tâm - sinh lý của học sinh THCS.
- Học sinh trung học cơ sở. Đây là thời kỳ chuyển từ thời thơ ấu sang tuổi
trưởng thành hay còn gọi là lứa tuổi thiếu niên và có một vị trí đặc biệt trong
thời kỳ phát triển của trẻ em. Sự khác biệt ở học sinh lứa tuổi này so với các em
ở lứa tuổi khác là sự phát triển mạnh mẽ, thiếu cân đối về cơ thể, sự phát dục và
sự hình thành phẩm chất mới về các mặt trí tuệ, đạo đức, ý chí và một số phẩm
chất khác.
- Yếu tố đầu tiên của sự phát triển nhân cách ở lứa tuổi này là tính tích cực

xã hội mạnh mẽ của bản thân các em nhằm lĩnh hội những giá trị, những chuẩn
mực nhất định nhằm xây dựng hững quan hệ thoả đáng với người lớn, bạn bè và
cuối cùng là nhằm vào bản thân với ý đồ thực hiện những ý định, mục đích,
nhiệm vụ...một cách độc lập. Do đó, sự phát triển tâm lý ở lứa tuổi này diễn ra
không đồng đều về mọi mặt. Điều đó quyết định sự tồn tại song song “Vừa có
tính trẻ con, vừa có tính người lớn” trong độ tuổi này.
- Một đặc điểm nổi bật ở lứa tuổi này là dễ xúc động, dễ kích động, vui buồn
chuyển hố dễ dàng, tình cảm cịn mang tính chất bồng bột, sơi nổi. Đặc điểm này
là do ảnh hưởng của sự phát dục và sự thay đổi một số cơ quan nội tạng gây nên.
3


Nhiều khi cịn do hoạt động thần kinh khơng cân bằng, thường quá trình
hưng phấn mạnh hơn quá trình ức chế, mà khiến các em không tự kiềm chế nổi.
- Về mặt giải phẫu sinh lý, đây là lứa tuổi phát triển mạnh mẽ nhưng không
đồng đều về mặt cơ thể. Tầm vóc của các em lớn lên trơng thấy. Trung bình một
năm các em cao lên 5 - 6cm. Các em nữ ở độ tuổi này phát triển chiều cao nhanh
hơn các emnam cùng độ tuổi. Trọng lượng cơ thể mỗi năm tăng từ 2,4kg - 6kg.
Hệ xương cũng rất phát triển, các em không mập béo mà cao, gầy, thiếu cân đối
và hay lóng ngóng vụng về khi làm việc. Hệ thống tim mạch cũng phát riển
mạnh nhưng khơng cân đối. Thể tích tim tăng nhanh, hoạt động của tim mạnh
mẽ, nhưng kích thước của mạch máu lại phát triển chậm nên hệ tuàn hoàn
thường bị rối loạn. Tuyến nội tiết, đặc bệt là tuyến giáp hoạt động mạnh nên
thường có sự rối loạn tạm thời của hệ thần kinh
Do vậy, nội dung luyện tập trong giáo dục thể chất đối với học sinh THCS
phải phong phú, phương pháp giảng dạy, tổ chức giờ học phải linh hoạt, khơng
cứng nhắc đơn điệu, giảng giãi và làm mẫu có trọng tâm chính xác, đúng lúc, đúng
chỗ. Q trình tập luyện cần đảm bảo nguyên tắc vừa sức, nguyên tắc tăng dần yêu
cầu, tránh hoạt động quá mức và quá đột ngột. Ngồi ra cần tăng cường các hình
thức vui chơi khác để làm phong phú khả năng hoạt động và phát triển tăng cường

cơ bắp và phát triển một cách toàn diện các tố chất thể lực cho học sinh.
IV. Đặc điểm của trò chơi
1. Khái niệm trò chơi, trị chơi vận động:
Trị chơi nói chung là những hoạt động tích cực và tự giác của con người
thơng qua những luật lệ nhất định nhằm mục đích trước hết là chiến thắng.
Trò chơi vận động là những trò chơi nhằm cũng cố và hoàn thiện nhữg kỹ
năng vận động cơ bản của con người như: Đi, chạy, nhảy, ném, leo trèo…….
2. Ý nghĩa và vai trò của trò chơi vận động trong cơng tác giáo dục thể chất:
- Trị chơi như một hiện tượng xã hội đa diện đã vượt ta ngoài phạm vi giáo
dục thể chất và giáo dục nói chung. Ra đời sớm trong lịch sử lồi người và phát
triển cùng với tồn bộ nền văn hố xã hội, trò chơi đã và đang thoả mãn nhu cầu
về tự nhận thức và giao tiếp, về phát triển tinh thần và thể chất, về nghỉ ngơi và
giải trí. Song, một trong những các chức năng chủ yếu nhất của trò chơi đã là
một trong những phương tiện và phương pháp cơ bản giáo dục theo nghĩa rộng
của từ đó.
- Trị chơi vận động đóng vai trị hữu hiệu cho khởi động và hồi tĩnh của
mỗi buổi học và huấn luyện thể dục thể thao. TCVĐ có thể thay thế cho một hay
nhiều nội dung của khởi động chung và khởi động chun mơn. Những TCVĐ
cũng có thể thay thế cho phần hồi tĩnh của bài tập, đưa người tập về trạng thái
bình thường một cách nhanh chóng.
- Trị chơi vận động cũng là một phương tiện để bổ trợ cho việc hình thành
nhanh kỹ năng, kỹ thuật thể dục thể thao nói chung.
- Trị chơi vận động cịn góp phần tích cực phát triển các tố chất vận động
cho học sinh như: Nhanh, mạnh, khéo, mềm dẻo.

4


CHƯƠNG II.
THỰC TRẠNG SỬ DỤNG TCVĐ TRONG GIỜ HỌC THỂ DỤC

I. Khảo sát nhận thức của HS với việc chơi TCVĐ trong giờ học thể dục.
Để điều tra, thăm dò ý kiến, tìm hiểu nhận thức của học sinh đối với việc
chơi trò chơi trong giờ học thể dục của học sinh trường THCS Thành Cổ. Tôi đã
trực tiếp trao đổi với 150 HS khối 9 với các nội dung sau.
Câu 1: Em có thích chơi trị chơi trong giờ học thể dục không?
Kết quả thu được:
TT
Phương án lựa chọn
Số lượng
Tỷ lệ (%)
1

134
89,4%
2
Khơng
16
10,6%
Câu 2: Em có thích chơi nhiều trị chơi trong giờ học thể dục không?
Kết quả thu được:
TT
Phương án lựa chọn
Số lượng
Tỷ lệ (%)
1

120
80%
2
Khơng

30
20%
Câu 3: Theo em, chơi trị chơi trong giờ học thể dục có tác dụng gì?
Kết quả thu được:
TT
Phương án lựa chọn
Số lượng
Tỷ lệ (%)
1 Gây hứng thú
6
4%
2 Thả lỏng cơ thể
9
6%
3 Đoàn kết tinh thần đồng đội
10
6,6%
4 Cả 3 ý trên
125
83.4%
Nhận xét:
Qua kết quả phỏng vấn cho thấy đa số HS đều thích chơi trò chơi trong giờ
thể dục, với 134 HS chọn phương án “Có” chiếm tỷ lệ 89,4%, chỉ có 16 HS
chọn phương án “không” chiếm tỷ lệ 10,6%. Việc chơi nhiều trị chơi trong giờ
học cũng là một sở thích của các em, với 120 HS chọn phương án “có” chiếm tỷ
lệ 80%, chỉ có 30 HS chọn phương án “khơng” chiếm tỷ lệ 20%. Với tỷ lệ
83,4% các em cho rằng chơi Trị chơi trong giờ học vừa có tác dụng gây hứng
thú tập luyện cho bản thân vừa có tác dụng thả lỏng cơ thể và vừa có tác dụng
đoàn kết tinh thần đồng đội trong lớp học.
Như vậy, Việc chơi Trò chơi trong giờ học thể dục là một hứng thú của

học sinh trường THCS Thành Cổ nói riêng và các trường THCS nói chung.
Các em rất thích được chơi nhiều Trò chơi trong một buổi học. Các em cũng
nhận thức được rằng chơi Trị chơi có ý nghĩa và tác dụng rất lớn trong việc rèn
luyện cơ thể.
II. Thực trạng nhận thức của giáo viên một số trường trung học cơ sở về
việc sử dụng trò chơi vận động trong giờ học thể dục.
Để điều tra, thăm dị ý kiến, tìm hiểu nhận thức của giáo viên về việc sử
dụng trò chơi trong giờ học thể dục. Tôi đã trao đổi trực tiếp với 12 giáo viên

5


đang trực tiếp giảng dạy môn thể dục ở các trường THCS năm học 2019-2020
và thu được một số kết quả sau.
Câu 1: Theo thầy (cơ) sử dụng Trị chơi trong giờ thể dục có cần thiết
khơng?
Kết quả thu được:

TT
Phương án lựa chọn
Số lượng
1
Rất cần thiết
10
2
Cần thiết
2
3
Không cần thiết
0

Câu 2: Theo thầy (cơ) trị chơi giáo dục cho HS điều gì?

Tỷ lệ (%)
83,3%
16,7%
0

Kết quả thu được:

TT
Phương án lựa chọn
Số lượng
Tỷ lệ (%)
1
Giáo dục tư tưởng, đạo đức
0
0
2
Giáo dục thể lực, trí lực, thẩm mỹ
3
25%
3
Cả hai câu trên
9
75%
Câu 3: Theo thầy (cơ) trị chơi có tác dụng gì đối với tiết dạy Thể dục?
Kết quả thu được:
TT
Phương án lựa chọn
Số lượng

Tỷ lệ (%)
1
Bổ trợ cho nội dung dạy
0
0
2 Gây hứng thú cho học sinh luyện tập
0
0
3
Cả hai câu trên
12
100%
Nhận xét:
Qua khảo sát cho thấy: Khi lựa chọn mức độ cần thiết về việc sử dụng Trị
chơi trong giờ thể dục thì có 83,3% giáo viên chọn phương án “Rất cần thiết”,
16,7% chọn chọn phương án “Cần thiết”. Đồng thời có 75% giáo viên cho rằng
việc sử dụng trò chơi trong giờ học sẽ có tác dụng vừa giáo dục tư tưởng đạo
đức vừa có tác dụng giáo dục thể lực, trí lực, thẩm mỹ cho học sinh. Mặt khác,
có 100% giáo viên cùng cho rằng việc sử dụng trò chơi vận động trong giờ học
vừa có tác dụng bổ trợ cho nội dung dạy vừa có tác dụng gây hứng thú cho học
sinh tập luyện.
Như vậy, cho thấy giáo viên đã nhận thức sâu sắc và khá đồng nhất về tác
dụng, ý nghĩa và mức độ cần thiết của việc sử dụng Trị chơi trong giảng dạy mơn
thể dục cũng như quá trình giáo dục thể chất đối với học sinh trung học cơ sở.
III. Nguyên nhân dẫn đến thành công và hạn chế của việc sử dụng Trò chơi:
1. Nguyên nhân dẫn đến thành công:
- Học sinh THCS các em có nhu cầu vận động, nhu cầu được chơi rất
lớn. Nên khi được chơi các Trị chơi thì thoả mãn được nhu cầu nên các em
rất hứng thú.
- Học sinh THCS có q trình phát triển tâm lý rất lớn. Các em thường

muốn thể hiện sức mạnh của mình, muốn mọi người chú ý và cơng nhận sức
mạnh, thành tích ấy nên các em có sự cố gắng rất lớn để đem đội mình chiến
thắng. Khi chơi các em rất hào hứng và sôi nỗi và tinh thần đồng đội, đồng chí
được thể hiện rất cao.

6


- Đa số giáo viên đã có sự nhận thức đúng đắn về ý nghĩa, mục đích của
việc tổ chức trò chơi vận động trong giờ học cho học sinh. Nên trò chơi vận
động đưa ra tương đối đồng nhất với nhiệm vụ đặt ra của giờ học.
2. Nguyên nhân dẫn đến hạn chế:
a. Đối với giáo viên:
- Qua thực tế quan sát và dự giờ một số tiết dạy, một số tiết chuyên đề của
giáo viên cơ sở tôi thấy: Giáo viên hầu như không sử dụng thường xuyên các trò
chơi trong các tiết dạy. Mặt khác, những trò chơi được sử dụng thì nội dung và
hình thức cịn chưa phong phú.
- Khi tổ chức trị chơi thì đồ dùng, dụng cụ phục vụ cho trò chơi còn sơ
sài, vì vậy thường gây cho học sinh sự hụt hẩng và khơng có hứng thú mới lạ
về trị chơi.
- Giáo viên còn ngại đổi mới phương pháp, cách thức tổ chức mới lạ cho
trị chơi vì như vậy sẽ phải phân tích, làm mẫu lâu mất thời gian chung cho
buổi học.
b. Về cơ sở vật chất:
- Đa số các trường THCS đều có diện tích sân trường hẹp nên ảnh hưởng
đến công tác dạy-học môn thể dục cũng như việc tổ chức Trò chơi trong giờ học
cho HS.
- Khi điều tra về vấn đề cơ sở vật chất phục vụ dạy học môn thể dục và việc
tổ chức TCVĐ cho học sinh ở các trường thì đa số giáo viên cho rằng cơ sở vật
chất, đồ dùng đồ chơi tại đơn vị cịn thiếu nhiều.

Như vậy, có thể nói việc sử dụng Trò chơi trong giờ thể dục ở một số
trường THCS cũng là một vấn đề cần được quan tâm và đầu tư nhiều hơn.
CHƯƠNG III.
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GDTC
THƠNG QUA
VIỆC SỬ DỤNG CÁC TRỊ CHƠI VẬN ĐỘNG TRONG GIỜ
HỌC
THỂ DỤC
I. Một số biện pháp nâng cao chất lượng GDTC thông qua việc sử dụng các
trò chơi vận động trong giờ học thể dục cho học sinh trung học cơ sở.
Xuất phát từ những thực trạng nêu trên, bản thân tôi mạnh dạn đưa ra một
số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng GDTC thông qua việc sử dụng các trò
chơi vận động trong các giờ học thể dục ở các trường THCS:
1. Thứ nhất: Trị chơi vận động giáo viên lựa chọn phải góp phần tích cực
trong việc phát triển thể chất cũng như trí tuệ, giáo dục phẩm chất, đạo đức cho
HS, cụ thể:
- Tên trị chơi phải ngắn gọn, dí dỏm, khêu gợi được trí tưởng tượng của học
sinh, tên trị chơi cần gắn với những hoạt động trong nhà trường và ngồi xã hội.
- Nội dung trị chơi phải có tác dụng tăng cường, phát triển thể chất cho học
sinh. Hình thức, nội dung tác động cũng như khối lượng, cường độ trò chơi phải
khoa học, hợp lý. Mặt khác, trò chơi phải góp phần tích cực mở mang trí tuệ cho
người chơi, phải tăng cường sự hiểu biết đối với thiên nhiên, xã hội.
7


2. Thứ hai: Trị chơi vận động phải góp phần phát triển những phẩm chất tốt
đẹp của con người như: Trí thơng minh, sáng tạo, ý chí dũng cảm, ngoan cường, ý
thức đồng đội, tình yêu quê hương đất nước, ý thức tổ chức kỷ luật .v.v...
- Phương pháp xử lý thắng thua cần tôn trọng nhân cách học sinh, tránh
những hình thức thưởng phạt gây tư tưởng cay cú, ăn thua, vụ lợi. Cũng tránh

thưởng phạt một cách đại khái khơng động viên và kích thích học sinh thi đua,
cố gắng.
3. Thứ ba: Trò chơi vận động do giáo viên chọn phải phù hợp với đặc điểm
đối tượng:
Mỗi lứa tuổi có những đặc điểm tâm sinh lý và giới tính khác nhau. Những trị
chơi vận động chúng ta lựa chọn có thể phù hợp với lứa tuổi khác, đối tượng khác.
Ở lứa tuổi học sinh THCS, quá trình hưng phấn của hệ thần kinh mạnh hơn
ức chế nên các em rất thích chơi. Do đó, trị chơi vận động là một hoạt động
khơng thể thiếu, có thể nói với các em chơi và học đều quan trọng như nhau.
4. Thứ tư: Trò chơi vận động giáo viên đưa ra phải phù hợp với mục đích,
nhiệm vụ của q trình giáo dục và sư phạm: Mỗi giai đoạn, mỗi thời điểm của
q trình giáo dục và sư phạm đều có những mục đích và nhiệm vụ khác nhau.
Điều đó địi hỏi người giáo viên phải tìm tịi, biên soạn và sáng tác trị chơi sao
cho phù hợp để góp phần tích cực giải quyết những mục đích, nhiệm vụ kể trên.
Để thực hiện bản thân tôi đã thực nghiệm đưa trò chơi vào các phần của bài dạy
như sau:
- Phần khởi động: Để khởi động cho một giờ dạy thể dục có nhiều phương
pháp như: Chạy, tập các động tác tay khơng, chơi trị chơi... song phương pháp
tốt nhất là kết hợp các phương pháp trên với nhau. Trò chơi ở phần khởi động
cần góp phần giải quyết những nhiệm vụ sau:
+ Tập trung chú ý đầu giờ.
+ Gây hưng phấn ban đầu cho một buổi học.
+ Góp phần khởi động một cách tích cực.
- Phần trọng động:
Thơng thường, phần trọng động GV ít vận dụng trị chơi vận động vì phải
dành thời gian để học kỹ thuật. Nên sử dụng thì cần tổ chức những trị chơi bổ
trợ, giúp cho học sinh hình thành nhanh kỹ năng, kỹ thuật đang học.
- Phần hồi tĩnh:
Cũng như ở phần khởi động, trong phần hồi tĩnh, trò chơi vận động rất cần
thiết và có hiệu quả. Chỉ “Vui” thơi cũng đã làm cho học sinh thư giản và hồi

phục nhanh chóng. Bởi vậy, trong hồi tĩnh yếu tố chơi cần được khai thác triệt
để với phương châm vui tươi, thoải mái, từ đó có tác dụng tích cực trong việc
thả lỏng cho HS.
5. Thứ năm: Trò chơi vận động giáo viên chọn phải phù hợp với điều kiện,
cơ sở vật chất và ngoại cảnh: Mỗi trường hợp, mỗi nơi, mỗi lúc đều có những
điều kiện khác nhau về dụng cụ, sân bãi, thời gian, khơng gian, thời tiết..v.v...
Do đó những trị chơi vận động mới có thể thực hiện được và thực hiện mới có
hiệu quả cao.

8


6. Thứ sáu: Trò chơi vận động giáo viên chọn phải đảm bảo được an toàn,
vệ sinh cho học sinh trong suốt quá trình học sinh tham gia chơi. Đồng thời
dụng cụ phục vụ cho trò chơi phải được cất dọn cẩn thẩn, an toàn, tránh làm ảnh
hưởng đến sức khoẻ học sinh.
II. Một số yêu cầu khi sử dụng trò chơi vận động cho học sinh THCS.
1. Các biện pháp nâng cao năng lực nhận thức của giáo viên.
- Mỗi giáo viên thể dục phải tự nâng cao năng lực nhận thức về việc tổ chức
và sử dụng các trò chơi vận động trong giờ học cho học sinh bằng nhiều cách
khác nhau:
- Thường xun tìm tịi để học hỏi, tham khảo các loại tài liệu về lý luận và
phương pháp tổ chức trò chơi vận động. các chuyên đề về đổi mới phương pháp
dạy học thể dục cho học sinh trung học cơ sở.
2. Các biện pháp nâng cao hiệu quả việc chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi.
- Căn cứ vào phân phối chương trình, từng nội dung trong năm học, giáo
viên lập kế hoạch cho vệc chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi phù hợp. Trong kế hoạch
chỉ rõ:
- Cần những loại đồ dùng gì? Số lượng bao nhiêu? Nguồn cung cấp….
- Bên cạnh đó giáo viên phải tham mưu với Ban giám hiệu mua sắm các đồ

dùng, đồ chơi cần thiết không tự làm hoặc không sưu tầm được.
- Tăng cường việc làm thêm một số đồ dùng, đồ chơi theo các nội dung
của môn học nhằm tăng thêm sự hứng thú cho HS trong quá trình chơi trò
chơi vận động.
3. Các biện pháp nâng cao hiệu quả việc tổ chức học sinh chơi trò chơi
vận động.
- GV phải nắm vững đặc điểm phát triển của học sinh, tìm hiểu nhu cầu
hứng thú, khả năng của học sinh nhằm chuẩn bị kế hoạch, giáo án đầy đủ:
- Trước khi vào trị chơi, Giáo viên có thể đàm thoại, dẫn dắt học sinh. Điều
này giúp học sinh có được biểu tượng về trị chơi đó một cách hiệu quả. Thơng qua
đó gây cho học sinh hứng thú, tính tò mò, muốn khám phá và muốn được chơi.
- Giáo viên vừa là người tổ chức, hướng dẫn trò chơi nhưng đồng thời cũng
có thể chơi cùng học sinh để tạo được sự thoải mái, tự tin cho học sinh khi chơi.
CHƯƠNG IV.
KẾT QUẢ GDTC THÔNG QUA SỬ DỤNG TCVĐ TRONG GIỜ HỌC TD
Sau thời gian nghiên cứu thực trạng cũng như đưa ra một số biện pháp
nhằm nâng cao chất lượng GDTC thơng qua việc sử dụng các trị chơi vận động
trong giờ học thể dục ở trường THCS, cũng như thực nghiệm giảng dạy, bản
thân tôi đã thu được những kết quả như sau:
Để khẳng định kết quả đạt được tơi đã tiến hành điều tra, thăm dị ý
kiến, tìm hiểu nhận thức của học sinh sau khi áp dụng các TCVĐ trong giờ
học thể dục.
Tôi đã trực tiếp phỏng vấn, trao đổi với 150 HS trường THCS Thành Cổ
được thực nghiệm trong năm học 2019-2020 với những nội dung sau.
Câu 1: Em có thích chơi Trị chơi trong giờ học thể dục không?
9


Kết quả thu được:
TT

Phương án lựa chọn
Số lượng
Tỷ lệ (%)
1

150
100%
2
Khơng
0
0%
Câu 2: Em có thích chơi nhiều Trị chơi trong giờ học thể dục không?
Kết quả thu được:
TT
Phương án lựa chọn
Số lượng
Tỷ lệ (%)
1

150
100%
2
Khơng
0
0%
Câu 3: Theo em, chơi Trị chơi trong giờ học thể dục có tác dụng gì?
Kết quả thu được:
TT
Phương án lựa chọn
Số lượng

Tỷ lệ (%)
1 Gây hứng thú
0
0%
2 Thả lỏng cơ thể
0
0%
3 Đoàn kết tinh thần đồng đội
0
0%
4 Cả 3 ý trên
150
100%
Nhận xét: Từ những kết quả thu được qua phỏng vấn cho thấy đa số các
học sinh đều thích chơi TCVĐ trong giờ thể dục, với tỷ lệ 100% HS chọn
phương án “Thích chơi trị chơi trong giờ học thể dục”; đặc biệt là 100% các em
đều được muốn chơi nhiều TCVĐ trong tiết học thể dục và các em đã nhận thức
được rằng TCVĐ trong giờ thể dục không chỉ gây hứng thú, thả lỏng cơ thể mà
còn giúp các bạn phát triển các tố chất vận động và có tinh thần đồn kết rất lớn.
Điều đó cho thấy sau thời gian áp dụng một số biện pháp nâng cao chất
lượng GDTC thông qua tổ chức các TCVĐ trong giờ học thể dục ở trường
THCS Thành Cổ đã làm cho các em yêu thích giờ học thể dục và cảm thấy vui
vẻ, phấn khởi khi được tham gia tiết học. Xếp loại học tập môn TD cuối năm và
tiêu chuẩn rèn luyện thân thể của 150 học sinh khối 9 cuối năm học 2019-2020
xếp loại Đạt 100%.
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
I. Kết luận:
Học đường là một hệ thống giáo dục rất rộng lớn bao gồm từ mầm non đến
đại học. Sự phát triển thể chất và tinh thần đối với lứa tuổi học đuờng là cơng
việc hệ trọng và có tác dụng sâu sắc, lâu dài đến các thế hệ tương lai của một

dân tộc.
Từ nhiều năm nay, giáo dục thể chất được coi là một trong năm mặt giáo
dục toàn diện của Đảng và Nhà nước ta, chứ không phải chỉ là một mơn học đơn
thuần. Và nhiều trị chơi vận động đã là nội dung quan trọng trong nhiều tiết thể
dục chính khố của các trường THCS hiện nay. Điều đó chứng tỏ trị chơi vận
động đã có vị trí xứng đáng trong sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ. Thật dế hiểu,
bởi vì chơi là một nhu cầu tự nhiên và cần thiết của con người. Xã hội càng phát
triển thì nhu cầu chơi của con người càng lớn và phức tạp.

10


Hơn thế nữa, Đối với học sinh THCS, do đặc điểm phát triển tâm sinh lý,
điều kiện xã hội còn khó khăn vì vậy nhu cầu được chơi của các em khá quan
trọng. Thử hỏi trong một tuần lễ, sau một buổi học, một tiết học thể dục, nếu các
em khơng được chơi thì vơ hình dung chúng ta biến chúng thành các “ông cụ
non, bà cụ non” và làm sao chúng ta có thể phát triển, cải tạo được thể chất tinh
thần cho các em. Chính vì vậy, xu hướng hiện nay là phương pháp sử dụng“trò
chơi” trong giờ học thể dục đã và sẽ được phổ biến rộng rãi trong toàn bộ hệ
thống giáo dục, đặc biệt là cấp THCS.
II. Một số đề xuất - Kiến nghị:
Để góp phần nâng cao hiệu quả việc sử dụng TCVĐ trong giờ học ở trường
THCS. Bản thân tôi xin đề xuất một số ý kiến trong giới hạn SKKN như sau:
1. Đối với Sở, Phòng giáo dục: Thường xuyên tổ chức các lớp bồi
dưỡng chuyên môn và tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học thể dục cho
các trường.
2. Đối với giáo viên - với các trường: Chủ động trang bị thêm cơ sở vật
chất, trang thiết bị. Tổ chức cho GV làm đồ dùng dạy học, đồ chơi cho bộ môn
thể dục. Giáo viên cần tăng cường đổi mới PPDH theo hướng phát huy năng lực
cho học sinh.

XÁC NHẬN CỦA THỦ
TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Thị xã Quảng Trị, ngày 30 tháng 6 năm 2020
Người viết

Lưu Thế Vĩnh
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ CẤP TRÊN TRỰC TIẾP XÁC NHẬN

11


PHỤ LỤC: HÌNH ẢNH THỰC NGHIỆM
MỘT SỐ TRỊ CHƠI VẬN ĐỘNG ĐƯỢC ÁP DỤNG TRONG ĐỀ TÀI

Trò chơi “Cướp cờ”

Trò chơi “Chặt đi Rắn”

Trị chơi “Nhảy dây tiếp sức”

12


Trị chơi “Chạy nhanh tiếp sức”

Trị chơi “Đơi mắt - Chim bay…”

Trò chơi “Bật nhanh chuyển vật”


13


Trị chơi “Lăn bóng tiếp sức”

Trị chơi “Thích ứng với biến đổi khí hậu”

Trị chơi “Ai nhanh hơn”

14


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS. TS Nguyễn Danh Thái (1999), Tuyển tập nghiên cứu khoa học thể
dục thể thao, NXB TDTT.
2. Vương Liêm , Hướng dẫn viết tiểu luận, luận văn, luận án - NXB Trẻ.
3. Nguyễn Thái Phạm Danh Tốn, Lý luận và phương pháp thể dục thể thao,
NXB TDTT.
4. Đồng Văn Triệu(2000), Lý luận và phương pháp GDTC trong trường
học, NXB TDTT.
5. Nguyễn Kế Tồn - Nguyễn Cơng Uẩn (2004), Giáo trình tâm lý học lứa
tuổi và tâm lý học sư phạm, NXB ĐHSP.
6. Trương Quốc Uyên , Chủ tịch Hồ Chí Minh với TDTT, NXB TDTT.
7. PGS - PTS Nguyễn Toán, PGS Lê Anh Thơ (2004), 136 trò chơi vận
động dân gian, NXB TDTT.
8. Trần Đồng Lâm - Đinh Mạnh Cường (2005), Trò chơi vận động,
NXB ĐHSP.
9. Phạm Nguyên Phùng (2003), Giáo trình thể dục, NXB TDTT.
10. Hà Đình Lâm (2004), Giáo trình trị chơi, NXB TDTT.


15



×