Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

CHẤT LƯỢNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.13 KB, 17 trang )

Báo cáo tài chính – Phân tích, dự báo và đánh giá

MỤC LỤC

Phụ bìa............................................................................................................................ i
MỤC LỤC..................................................................................................................... 1
NỘI DUNG...................................................................................................................2
1. Báo cáo tài chính....................................................................................................2
1.1. Khái niệm báo cáo tài chính.............................................................................2
1.2. Mục đích của báo cáo tài chính........................................................................2
1.3. Hệ thống báo cáo tài chính...............................................................................3
2. Chất lượng Báo cáo tài chính.................................................................................4
3. Yếu tố chất lượng Báo cáo tài chính.......................................................................5
3.1. Theo quan điểm của hội đồng chuẩn mực Kế toán quốc tế IASB (2008)........5
3.2. Theo quan điểm của Hội đồng chuẩn mực Kế toán tài chính Mỹ (FASB)........6
3.3. Quan điểm hội tụ IASB – FASB......................................................................7
3.4. Quan điểm của Chuẩn mực kế toán Việt Nam – VAS......................................8
3.5. Tổng hợp đặc tính chất lượng TTKT từ các quan điểm trên............................8
4. Nguyên tắc lập một BCTC.....................................................................................9
5. Tổng quan nghiên cứu..........................................................................................13
5.1. Đề tài nghiên cứu nước ngoài.........................................................................13
5.2. Đề tài nghiên cứu trong nước.........................................................................14
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................16

1


Báo cáo tài chính – Phân tích, dự báo và đánh giá

NỘI DUNG
1. Báo cáo tài chính


1.1. Khái niệm báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính là các bản ghi chính thức về tình hình các hoạt động kinh
doanh của một doanh nghiệp (Tài Chính Việt, 2011). Theo đó, Báo cáo tài chính cung
cấp một cái nhìn tổng thể về điều kiện tài chính của doanh nghiệp trong cả ngắn hạn và
dài hạn.
Báo cáo tài chính phải cung cấp thơng tin đáng tin cậy để hỗ trợ người sử
dụng trong q trình ra quyết định. Các báo cáo cơng bố thơng tin có liên quan,
đáng tin cậy, có thể so sánh và dễ hiểu (Kamaruzaman, Mazlifa, & Maisarah 2009).
Tuy nhiên, Johnson (2005) lập luận rằng một báo cáo hàng năm khơng thể
khơng có sai lệch, vì các hiện tượng kinh tế được trình bày trong các báo cáo hàng
năm thường được đo trong điều kiện không chắc chắn, nhiều ước lượng và giả định
được đưa vào báo cáo. Vì vậy, một mức độ chính xác nhất định là cần thiết để ra
quyết định hữu ích, điều quan trọng là phải kiểm tra các đối số cung cấp cho các
ước tính khác nhau và giả định trong báo cáo thường niên (Jonas & Blanchet,
2000). Nếu đối số hợp lệ được cung cấp cho các giả định và thực hiện dự toán,
chúng có khả năng đại diện cho các hiện tượng kinh tế khơng sai lệch. Các thơng tin kế
tốn đáng tin và người dùng có thể phụ thuộc vào nó để đánh giá các điều kiện kinh
tế. Tính xác thực ở đây mang tính chất trung lập, đại diện và kiểm chứng được.
Báo cáo tài chính phải được hiểu rõ ràng, trình bày khơng nên gây hiểu lầm hoặc
khơng rõ ràng. Người dùng sẽ có thể hiểu được những thơng tin được trình bày mà
khơng cần nỗ lực q mức (Whittington, 2008). Để đạt được điều này, các báo cáo
hàng năm nên cơng bố thơng tin đầy đủ, tính minh bạch cao hơn.
1.2. Mục đích của báo cáo tài chính
Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) số 21, đoạn số 5: Báo cáo tài chính
phản ánh theo một cấu trúc chặt chẽ tình hình tài chính, kết quả kinh doanh của một
doanh nghiệp. Mục đích của báo cáo tài chính là cung cấp các thơng tin về tình hình
tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của một doanh nghiệp, đáp ứng nhu
cầu hữu ích cho số đơng những người sử dụng trong việc đưa ra quyết định kinh tế. Để
đạt mục đích này báo cáo tài chính phải cung cấp những thông tin của một doanh
nghiệp về: Tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu, doanh thu, thu nhập khác, chi phí lãi

và lỗ, các luồng tiền.
2


Báo cáo tài chính – Phân tích, dự báo và đánh giá

Các thông tin này cùng với các thông tin trình bày trong Báo cáo thuyết minh báo
cáo tài chính sẽ giúp người sử dụng dự đoán được các luồng tiền trong tương lai và
đặc biệt là thời điểm và mức độ chắc chắn của việc tạo ra các luồng tiền trong tương
lai và đặc biệt là thời điểm và mức độ chắc chắn của việc tạo ra các luồng tiền và các
khoản tương đương tiền. Do vậy, có thể nói báo cáo tài chính là cơ sở và là phương
tiện giúp các công ty báo cáo và công khai tình hình tài chính của mình, giúp cho
những người sử dụng thơng tin trên các báo cáo tài chính này có thể ra các quyết định
kinh tế phù hợp.
1.3. Hệ thống báo cáo tài chính
Theo chuẩn mực kế tốn Việt Nam hiện nay ( VAS 21 ), hệ thống báo cáo tài
chính gồm có 4 báo cáo tài chính, cụ thể như sau:
1.3.1. Bảng cân đối kế toán
Theo VAS 21 bảng cân đối kế tốn trình bày thơng tin về tồn bộ giá trị tài sản
hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của một doanh nghiệp tại một thời điểm nhất
định (cuối tháng, cuối quý, cuối năm và thường được gọi là báo cáo có tính chất thời
điểm)
Thơng tin kế tốn trình bày trên bảng cân đối kế tốn sẽ giúp những người sử dụng
đánh giá tình hình tài chính, sử dụng vốn của doanh nghiệp như thế nào bằng cách sử
dụng các chỉ số tài chính như ROA, ROE, vịng quay tổng tài sản... từ đó sẽ có các
quyết định kinh tế phù hợp.
1.3.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Theo VAS 21, BCKQHĐKD hay còn gọi là báo cáo thu nhập, cung cấp thông tin
tổng hợp về tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh, phản ánh thu nhập trong một
thời kì kinh doanh nhất định của doanh nghiệp bao gồm kết quả kinh doanh thơng

thường và kết quả khác trong một kì nhất định.
Thơng tin kế tốn trình bày trên BCKQHĐKD cung cấp một cách đầy đủ cho
người sử dụng về tình hình và kết quả của tất cả các hoạt động của doanh nghiệp bao
gồm hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động đầu tư tài chính và hoạt động khác của
doanh nghiệp. Ngồi ra, báo cáo này cịn phản ánh phần kê khai tình hình thực hiện
nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với Nhà Nước.

3


Báo cáo tài chính – Phân tích, dự báo và đánh giá

1.3.3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ ( BCLCTT)
Theo VAS 21, BCLCTT cung cấp thông tin cụ thể về tình hình và sử dụng lượng
tiền phát sinh theo các hoạt động khác nhau trong kì báo cáo của doanh nghiệp ( bao
gồm dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh, dòng tiền từ hoạt động đầu tư, và
dòng tiền từ hoạt động tài chính).
Thơng tin kế tốn trình bày trên BCLCTT cung cấp thông tin cho người sử dụng
để có có thể đánh giá khả năng tạo ra tiền trong quá trình hoạt động, khả năng chuyển
đổi tài sản thành tiền, đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp, đánh giá khả
năng đầu tư của doanh nghiệp. Chính vì thế mà TTKT trình bày trên BCTC này là
cơng cụ để lập dự tốn tiền, xem xét và dự đoán khả năng về số lượng , thời gian và độ
tin cậy của các luồng tiền trong tương lai.
1.3.4. Thuyết minh báo cáo tài chính (TMBCTC)
Theo VAS 21, thuyết minh báo cáo tài chính là một bảng báo cáo tổng hợp giải
thích và bổ sung thơng tin về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài
chính của doanh nghiệp trong kì báo cáo mà các BCTC khác chưa trình bày rõ ràng,
chi tiết và cụ thể được.
Thơng tin kế tốn trình bày trên TMBCTC được dùng làm cơ sở để phân tích,
đánh giá cụ thể, chi tiết hơn về tình hình chi phí, thu nhập và kết quả hoạt động sản

xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tình hình tăng giảm tài sản cố định theo từng loại ,
từng nhóm, tình hình tăng giảm vốn chủ sở hữu theo từng loại nguồn vốn và phân tích
tình hình hợp lý trong việc phân bổ vốn cơ cấu, khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
2. Chất lượng Báo cáo tài chính
Nhóm tác giả Biddle, Hilary, and Verdi (2009) cho rằng chất lượng báo cáo tài
chính là độ chính xác mà báo cáo tài chính truyền tải thơng tin về tình hình hoạt động
của cơng ty, đặc biệt là dịng tiền kỳ vọng của công ty thông báo cho các cổ đơng.
Thêm vào đó, tác giả (Johnson, Khurana, & Reynolds, 2002); Whittington (2008) cũng
cho rằng mục tiêu của báo cáo tài chính là để thơng báo cho các nhà đầu tư trong việc
đưa ra các quyết định đầu tư hợp lý và trong việc đánh giá các dòng tiền của cơng ty.
Báo cáo tài chính phải được hiểu rõ ràng, trình bày khơng nên gây hiểu lầm hoặc
khơng rõ ràng. Người dùng có thể hiểu được những thơng tin được trình bày mà khơng
cần nỗ lực q mức. Để đạt được điều này, các báo cáo hàng năm nên công bố thơng
tin đầy đủ, tính minh bạch cao hơn.

4


Báo cáo tài chính – Phân tích, dự báo và đánh giá

Chất lượng của các báo cáo tài chính là vấn đề lợi ích giữa các cơ quan quản
lý, các cổ đông, các nhà nghiên cứu và các nghiệp vụ kế tốn riêng của mình. Điều
này là do thực tế rằng báo cáo tài chính đã là một phương tiện chính của giao tiếp
thơng tin tài chính đến bên ngồi (Johnson et al., 2002).
Nhóm tác giả Van Beest, Braam, and Boelens (2009) cho rằng mục tiêu chính của
báo cáo tài chính là cung cấp thơng tin liên quan có chất lượng cao đến các tổ chức
kinh tế, tài chính, hữu ích cho việc ra quyết định kinh tế. Ngoài ra cung cấp các thơng
tin báo cáo tài chính chất lượng cao là rất quan trọng vì nó sẽ ảnh hưởng tích cực đến
việc cung cấp vốn với các bên liên quan trong việc đầu tư, tín dụng, các quyết định
phân bổ nguồn lực nhằm nâng cao hiệu quả kinh kế. Một báo cáo tài chính có chất

lượng cao sẽ làm tăng hiệu quả đầu tư (Healy & Palepu, 2001).
Hiện nay, chưa có một tiêu chuẩn cụ thể hay một kết quả nghiên cứu được công
nhận rộng rãi về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng BCTC. Tuy nhiên, để có thể đưa ra
tiêu chuẩn đánh giá chất lượng BCTC, luận văn xem xét góc độ các đặc điểm của
thơng tin hữu ích làm thước đo đánh giá chất lượng BCTC.
3. Yếu tố chất lượng Báo cáo tài chính
3.1. Theo quan điểm của hội đồng chuẩn mực Kế toán quốc tế IASB (2008)
Đánh giá chất lượng của TTBCTC dựa vào tiêu chí: Có thể hiểu được, thích hợp,
đáng tin cậy và có thể so sánh được.
- Có thể hiểu được: Người đọc được giả thuyết là có một kiến thức nhất định về
kinh tế, kinh doanh, kế tốn và có thiện chí, nổ lực để đọc BCTC. Tuy nhiên, thông tin
về một vấn đề phức tạp nhưng cần thiết cho việc ra quyết định khơng được loại trừ
khỏi BCTC chỉ vì nó khó hiểu đối với một số đối tượng sử dụng.
- Thích hợp: Thơng tin hữu ích khi nó thích hợp với nhu cầu đưa ra quyết định
của người sử dụng. Thơng tin thích hợp khi nó có thể giúp người đọc đánh giá quá
khứ, hiện tại hoặc tương lai, xác nhận, điều chỉnh các đánh giá trước đó. Tính thích
hợp bao gồm tính dự đốn và tính xác nhận, hai đặc điểm này quan trọng với nhau.
Tính thích hợp của thơng tin phụ thuộc vào nội dung và tính trọng yếu.

Thông tin

được coi là trọng yếu khi sự sai lệch hay bỏ sót nó có thể gây ảnh hưởng đến các quyết
định của người sử dụng BCTC. Tính trọng yếu phụ thuộc vào số tiền và thơng tin hoặc
sai sót hay tự đánh giá trong hoàn cảnh cụ thể. Trọng yếu không phải là một tiêu chuẩn
chất lượng mà là một ngưỡng phân biệt.

5


Báo cáo tài chính – Phân tích, dự báo và đánh giá


- Đáng tin cậy: Đáng tin cậy nghĩa là khơng có sai sót trọng yếu và khơng bị
thiên lệch, đồng thời phản ánh trung thực vấn đề cần trình bày. Thơng tin có thể
thích hợp nhưng khơng đáng tin cậy. Đáng tin cậy bao gồm các yêu cầu: Trình bày
trung thực, nội dung quan trọng hơn hình thức, khơng thiên lệch, thận trọng và đầy đủ.
- Có thể so sánh được: BCTC chỉ hữu ích khi có thể so sánh với năm trước, với
doanh nghiệp khác. Để có thể so sánh được, BCTC phải: Áp dụng nguyên tắc kế tốn
nhất qn, khai báo về chính sách kế tốn sử dụng trên BCTC.
Tuy nhiên, từ tháng 09/2010, cùng với xu hướng hội tụ kế toán của các tổ chức
kế toán quốc tế, quan điểm của IASB về chất lượng thông tin BCTC có thay đổi hơn
trước, cụ thể: Đặc điểm cơ bản của thơng tin BCTC hữu ích là các thơng tin thích hợp
và được trình bày trung thưc. Ngồi ra, các đặc điểm nâng cao của thông tin tài chính
hữu ích là có thể so sánh được, kiểm chứng được, kịp thời và dễ hiểu. Trong đó, các
đặc điểm cơ bản về chất lượng TTBCTC hữu ích được diễn giải như sau:
- So sánh: Người sử dụng thông tin có thể so sánh các thơng tin tương tự với đơn
vị khác hoặc các thông tin tương tự của đơn vị giữa các kỳ và các ngày khác nhau.
Khả năng so sánh không liên quan đến một khoản mục đơn lẻ mà yêu cầu ít nhất là hai
khoản mục.
- Kiểm chứng: Là khả năng mà những người sử dụng BCTC có kiến thức và độc
lập khác nhau có thể nhất trí rằng một mơ tả cụ thể đáng tin cậy. Thông tin

định

lượng không nhất thiết chỉ là một mô tả cụ thể mà là một loạt giá trị và khả năng liên
quan có thể được kiểm chứng. Kiểm chứng giúp đảm bảo cho những người sử dụng
BCTC là thông tin về giao dịch kinh tế được trình bày trung thực và đúng mục đích.
- Kịp thời: Thơng tin ln sẳn có để giúp những người sử dụng BCTC kịp đưa
ra các quyết định. Thông thường, những thông tin cũ thường kém hữu ích hơn, tuy
nhiên một số thơng tin vẫn có tính kịp thời sau khi kết thúc kỳ báo cáo một thời gian.
Ví dụ người sử dụng BCTC có thể sử dụng thông tin trong quá khứ để xác định và

đánh giá các định hướng.
- Dể hiểu: Thông tin được phân loại và trình bày đặc trưng một cách rõ ràng và
chính xác.
3.2. Theo quan điểm của Hội đồng chuẩn mực Kế tốn tài chính Mỹ (FASB)
Chất lượng của TTBCTC được đánh giá qua các đặc điểm: Tính phù hợp, tính
đáng tin cậy và khả năng so sánh được.
- Tính phù hợp (tính thích hợp): Thơng tin kế tốn là thích hợp khi nó có khả
6


Báo cáo tài chính – Phân tích, dự báo và đánh giá

năng thay đổi quyết định của người sử dụng. Để đảm bảo tính thích hợp, thơng tin
phải: Có giá trị dự đốn hay đánh giá và tính kịp thời.
- Tính đáng tin cậy: Thơng tin kế tốn đáng tin cậy trong phạm vi nó có thể kiểm
chứng, khi được trình bày trung thực và khơng có sai sót hoặc thiên lệch. Thơng tin kế
tốn đáng tin cậy khi:
- Có thể kiểm chứng: Thơng tin có thể kiểm chứng khi một người khác (có đủ
năng lực và tính độc lập) kiểm tra trên cùng một bằng chứng, tài liệu hoặc dữ liệu sẽ
đưa ra kết luận hoặc kết quả tương tự nhau. Chú ý rằng có thể kiểm chứng chỉ có
nghĩa khi kết quả được phản ánh chính xác chứ khơng có ý nghĩa là phương pháp
thích hợp.
- Khả năng so sánh được: Thơng tin kế tốn phải được đo lường và báo cáo theo
cùng một phương thức để có thể so sánh được giữa các doanh nghiệp. Cùng với xu
hướng hội tụ kế tốn thì từ tháng 09/2010, quan điểm đánh giá chất lượng thông tin
BCTC của FASB cũng tương tự như IASB.
3.3. Quan điểm hội tụ IASB – FASB
Dự án hội tụ IASB và FASB được tiến hành năm 2004 đã xác định hai đặc tính
chất lượng cơ bản, bốn đặc tính chất lượng bổ xung và hai hạn chế.
Đặc điểm chất lượng cơ bản:

- Thích hợp: Thơng tin thích hợp là thơng tin giúp người sử dụng có thể thay đổi
quyết định thơng qua việc giúp họ: Cung cấp đầu vào cho q trình dự đốn triển
vọng tương lai, xác nhận hoặc điều chỉnh các đánh giá trước đó.
- Trình bày trung thực: Thơng tin trên báo cáo tài chính phải trung thực về các
hiện tượng kinh tế muốn trình bày. Cụ thể:
- Đầy đủ: Nghĩa là phải bao gồm mọi thơng tin cần thiết để trình bày trung thực
mọi hiện tượng kinh tế muốn trình bày.
- Trung lập: Nghĩa là không bị sai lệch một cách có chủ đích để đạt một kết quả
dự định trước hoặc ảnh hưởng lên quyết định theo một hướng đặc biệt nào đó.
- Khơng có sai lệch trọng yếu
Các đặc điểm chất lượng bổ sung:
- Có thể so sánh: Là u cầu thơng tin phải giúp người sử dụng có thể nhận thấy
sự khác biệt và tương tự giữa hai hiện tượng kinh tế. Muốn vậy, phải sử dụng nhất
quán phương pháp và thủ tục kế toán qua các kỳ và trong cùng kỳ.

7


Báo cáo tài chính – Phân tích, dự báo và đánh giá

- Có thể kiểm chứng: Là thơng tin đạt được mức đồng thuận giữa các người sử
dụng có kiến thức và độc lập về các mặt: Thơng tin trình bày trung thực về hiện tượng
kinh tế muốn trình bày mà khơng có sai sót hay thiện lệch trọng yếu, các phương pháp
ghi nhận hay đánh giá đã chọn không có sai sót hay thiên lệch một cách trọng yếu.
- Tính kịp thời: Thơng tin có được cho người ra quyết định trước khi nó mất khả
năng ảnh hưởng tới quyết định.
- Có thể hiểu được: Liên quan tới việc phân loại, diễn giải và trình bày một cách
rõ ràng, xúc tích.
Các hạn chế giới hạn của chất lượng thơng tin:
- Trọng yếu: Thơng tin nếu có sai sót hoặc trình bày sai nếu ảnh hưởng tới quyết

định của người ra quyết định thì sẽ được coi là thơng tin trọng yếu. Trọng yếu được
xem là giới hạn vì nó ảnh hưởng tới tất cả các đặc điểm chất lượng thơng tin.
- Chi phí: Lợi ích của báo cáo tài chính phải biện minh được cho các chi phí của
việc lập báo cáo tài chính trên cả hai phương diện định lượng và định tính
3.4. Quan điểm của Chuẩn mực kế toán Việt Nam – VAS
Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam, đặc tính chất lượng thơng tin được trình bày
ở nội dung “Các yêu cầu cơ bản đối với kế tốn” bao gồm: (Bộ tài chính, 2002).
- Trung thực: Các thơng tin và số liệu kế tốn phải được ghi chép và báo cáo trên
cơ sở các bằng chứng đầy đủ, khách quan và đúng với thực tế về hiện trạng, bản chất
nội dung và giá trị của nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
- Khách quan: Các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo
đúng với thực tế, không bị xuyên tạc, không bị bóp méo.
- Đầy đủ: Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan tới kỳ kế tốn phải
được ghi chép và báo cáo đầy đủ, không bị bỏ sót.
- Kịp thời: Các thơng tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo kịp
thời, đúng hoặc trước thời hạn quy định, không được trậm trễ.
- Dễ hiểu: Các thông tin và số liệu kế tốn trình bày trong báo cáo tài chính phải
rõ ràng , dễ hiểu đối với người sử dụng. Thông tin về những vấn đề phức tạp trong báo
cáo tài chính phải được giải trình trong phần thuyết minh.
- Có thể so sánh: Các thơng tin và số liệu kế tốn cần được tính tốn và trình bày
nhất qn. Trường hợp khơng nhất qn thì phải giải trình trong phần thuyết minh để
người sử dụng báo cáo tài chính có thể so sánh và đánh giá.

8


Báo cáo tài chính – Phân tích, dự báo và đánh giá

3.5. Tổng hợp đặc tính chất lượng TTKT từ các quan điểm trên
Mặc dù có một số khác biệt và tranh luận nhất định về các đặc tính chất lượng

TTKT trình bày trên BCTC nhưng tất cả các quan điểm đó đều nhằm hướng đến một
mục đích là thúc đẩy và nâng cao chất lượng TTKT. Do đó, luận văn đã tổng hợp lại
các đặc tính chất lượng TTKT theo các quan điểm và lựa chọn đặc tính chất lượng kế
toán của IASB để làm cơ sở nghiên cứu như sau:
- So sánh: Người sử dụng thơng tin có thể so sánh các thông tin tương tự với đơn
vị khác hoặc các thông tin tương tự của đơn vị giữa các kỳ và các ngày khác nhau.
Khả năng so sánh không liên quan đến một khoản mục đơn lẻ mà yêu cầu ít nhất là hai
khoản mục.
- Kiểm chứng: Là khả năng mà những người sử dụng BCTC có kiến thức và độc
lập khác nhau có thể nhất trí rằng một mô tả cụ thể đáng tin cậy. Thông tin định lượng
không nhất thiết chỉ là một mô tả cụ thể mà là một loạt giá trị và khả năng liên quan
có thể được kiểm chứng. Kiểm chứng giúp đảm bảo cho những người sử dụng BCTC
là thông tin về giao dịch kinh tế được trình bày trung thực và đúng mục đích.
- Kịp thời: Thơng tin ln sẳn có để giúp những người sử dụng BCTC kịp đưa ra
các quyết định. Thông thường, những thông tin cũ thường kém hữu ích hơn, tuy nhiên
một số thơng tin vẫn có tính kịp thời sau khi kết thúc kỳ báo cáo một thời gian. Ví dụ
người sử dụng BCTC có thể sử dụng thông tin trong quá khứ để xác định và đánh giá
các định hướng.
- Dể hiểu: Thông tin được phân loại và trình bày đặc trưng một cách rõ ràng và
chính xác.
4. Nguyên tắc lập một BCTC
Theo chuẩn mực kế toán số 21, lập một BCTC theo các nguyên tắc sau:
- Hoạt động liên tục: Khi lập và trình bày báo cáo tài chính, Giám đốc (hoặc
người đứng đầu) doanh nghiệp cần phải đánh giá về khả năng hoạt động liên tục của
doanh nghiệp. Báo cáo tài chính phải được lập trên cơ sở giả định là doanh nghiệp
đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh bình thường trong tương
lai gần, trừ khi doanh nghiệp có ý định cũng như buộc phải ngừng hoạt động, hoặc
phải thu hẹp đáng kể qui mô hoạt động của mình. Khi đánh giá, nếu Giám đốc (hoặc
người đứng đầu) doanh nghiệp biết được có những điều khơng chắc chắn liên quan
đến các sự kiện hoặc các điều kiện có thể gây ra sự nghi ngờ lớn về khả năng hoạt

động liên tục của doanh nghiệp thì những điều khơng chắc chắn đó cần được nêu rõ.
9


Báo cáo tài chính – Phân tích, dự báo và đánh giá

Nếu báo cáo tài chính khơng được lập trên cơ sở hoạt động liên tục, thì sự kiện này
cần được nêu rõ, cùng với cơ sở dùng để lập báo cáo tài chính và lý do khiến cho
doanh nghiệp không được coi là đang hoạt động liên tục. Để đánh giá khả năng hoạt
động liên tục của doanh nghiệp, Giám đốc (hoặc người đứng đầu) doanh nghiệp cần
phải xem xét đến mọi thơng tin có thể dự đốn được tối thiểu trong vòng 12 tháng tới
kể từ ngày kết thúc niên độ kế tốn.
- Cơ sở dồn tích: Doanh nghiệp phải lập báo cáo tài chính theo cơ sở kế tốn dồn
tích, ngoại trừ các thơng tin liên quan đến các luồng tiền. Theo cơ sở kế toán dồn tích,
các giao dịch và sự kiện được ghi nhận vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào
thời điểm thực thu, thực chi tiền và được ghi nhận vào sổ kế tốn và báo cáo tài chính
của các kỳ kế tốn liên quan. Các khoản chi phí được ghi nhận vào Báo cáo kết quả
hoạt động kinh doanh theo nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí. Tuy nhiên,
việc áp dụng nguyên tắc phù hợp không cho phép ghi nhận trên Bảng cân đối kế toán
những khoản mục không thoả mãn định nghĩa về tài sản hoặc nợ phải trả.
- Nhất quán: Việc trình bày và phân loại các khoản mục trong báo cáo tài chính
phải nhất quán từ niên độ này sang niên độ khác, trừ khi: Có sự thay đổi đáng kể về
bản chất các hoạt động của doanh nghiệp hoặc khi xem xét lại việc trình bày báo cáo
tài chính cho thấy rằng cần phải thay đổi để có thể trình bày một cách hợp lý hơn các
giao dịch và các sự kiện; hoặc một chuẩn mực kế tốn khác u cầu có sự thay đổi
trong việc trình bày. Doanh nghiệp có thể trình bày báo cáo tài chính theo một cách
khác khi mua sắm hoặc thanh lý lớn các tài sản, hoặc khi xem xét lại cách trình bày
báo cáo tài chính. Việc thay đổi cách trình bày báo cáo tài chính chỉ được thực hiện khi
cấu trúc trình bày mới sẽ được duy trì lâu dài trong tương lai hoặc nếu lợi ích của cách
trình bày mới được xác định rõ ràng. Khi có thay đổi, thì doanh nghiệp phải phân loại

lại các thơng tin mang tính so sánh cho phù hợp với các quy định của đoạn 30 và phải
giải trình lý do và ảnh hưởng của sự thay đổi đó trong phần thuyết minh báo cáo tài
chính.
- Trọng yếu và tập hợp: Từng khoản mục trọng yếu phải được trình bày riêng
biệt trong báo cáo tài chính. Các khoản mục khơng trọng yếu thì khơng phải trình bày
riêng rẽ mà được tập hợp vào những khoản mục có cùng tính chất hoặc chức năng. Khi
trình bày báo cáo tài chính, một thơng tin được coi là trọng yếu nếu khơng trình bày
hoặc trình bày thiếu chính xác của thơng tin đó có thể làm sai lệch đáng kể báo cáo tài
chính, làm ảnh hưởng đến quyết định kinh tế của người sử dụng báo cáo tài chính.

10


Báo cáo tài chính – Phân tích, dự báo và đánh giá

Tính trọng yếu phụ thuộc vào quy mơ và tính chất của các khoản mục được đánh giá
trong các tình huống cụ thể nếu các khoản mục này khơng được trình bày riêng biệt.
Để xác định một khoản mục hay một tập hợp các khoản mục là trọng yếu phải đánh
giá tính chất và quy mơ của chúng. Tuỳ theo các tình huống cụ thể, tính chất hoặc quy
mơ của từng khoản mục có thể là yếu tố quyết định tính trọng yếu. Ví dụ, các tài sản
riêng lẻ có cùng tính chất và chức năng được tập hợp vào một khoản mục, kể cả khi
giá trị của khoản mục là rất lớn. Tuy nhiên, các khoản mục quan trọng có tính chất
hoặc chức năng khác nhau phải được trình bày một cách riêng rẽ. Nếu một khoản mục
khơng mang tính trọng yếu, thì nó được tập hợp với các khoản đầu mục khác có cùng
tính chất hoặc chức năng trong báo cáo tài chính hoặc trình bày trong phần thuyết
minh báo cáo tài chính. Tuy nhiên, có những khoản mục khơng được coi là trọng yếu
để có thể được trình bày riêng biệt trên báo cáo tài chính, nhưng lại được coi là trọng
yếu để phải trình bày riêng biệt trong phần thuyết minh báo cáo tài chính. Theo
nguyên tắc trọng yếu, doanh nghiệp không nhất thiết phải tuân thủ các quy định về
trình bày báo cáo tài chính của các chuẩn mực kế tốn cụ thể nếu các thơng tin đó

khơng có tính trọng yếu.
- Bù trừ: Các khoản mục tài sản và nợ phải trả trình bày trên báo cáo tài chính
khơng được bù trừ, trừ khi một chuẩn mực kế toán khác quy định hoặc cho phép bù trừ
.Các khoản mục doanh thu, thu nhập khác và chi phí chỉ được bù trừ khi: Được quy
định tại một chuẩn mực kế toán khác; hoặc các khoản lãi, lỗ và các chi phí liên quan
phát sinh từ các giao dịch và các sự kiện giống nhau hoặc tương tự và khơng có tính
trọng yếu. Các tài sản và nợ phải trả, các khoản thu nhập và chi phí có tính trọng yếu
phải được báo cáo riêng biệt. Việc bù trừ các số liệu trong Báo cáo kết quả hoạt động
kinh doanh hoặc Bảng cân đối kế toán, ngoại trừ trường hợp việc bù trừ này phản ánh
bản chất của giao dịch hoặc sự kiện, sẽ không cho phép người sử dụng hiểu được các
giao dịch hoặc sự kiện được thực hiện và dự

tính được các luồng tiền trong tương lai

của doanh nghiệp. Chuẩn mực kế toán số 14 “Doanh thu và thu nhập khác” quy định
doanh thu phải được đánh giá theo giá trị hợp lý của những khoản đã thu hoặc có thể
thu được, trừ đi tất cả các khoản

giảm trừ doanh thu. Trong hoạt động kinh doanh

thông thường, doanh nghiệp thực hiện những giao dịch khác khơng làm phát sinh
doanh thu, nhưng có liên quan đến các hoạt động chính làm phát sinh doanh thu. Kết
quả của các giao dịch này sẽ được trình bày bằng cách khấu trừ các khoản chi phí có
liên quan phát sinh trong cùng một giao dịch vào khoản thu nhập tương ứng, nếu cách

11


Báo cáo tài chính – Phân tích, dự báo và đánh giá


trình bày này phản ánh đúng bản chất của các giao dịch hoặc sự kiện đó. Chẳng hạn
như: Lãi và lỗ phát sinh trong việc thanh lý các tài sản cố định và đầu tư dài hạn, được
trình bày bằng cách khấu trừ giá trị ghi sổ của tài sản và các khoản chi phí thanh lý có
liên quan vào giá bán tài sản; Các khoản chi phí được hoàn lại theo thoả thuận hợp
đồng với bên thứ ba (ví dụ hợp đồng cho thuê lại hoặc thầu lại) được trình bày theo giá
trị thuần sau khi đã khấu trừ đi khoản được hoàn trả tương ứng; Các khoản lãi và lỗ
phát sinh từ một nhóm các giao dịch tương tự sẽ được hạch toán theo giá trị thuần, ví
dụ các khoản lãi và lỗ chênh lệch tỷ giá, lãi và lỗ phát sinh từ mua, bán các công cụ
tài chính vì mục đích thương mại. Tuy nhiên, các khoản lãi và lỗ này cần được trình
bày riêng biệt nếu quy mơ, tính chất hoặc tác động của chúng yêu cầu phải được trình
bày riêng biệt theo qui định của Chuẩn mực “Lãi, lỗ thuần trong kỳ, các sai sót cơ
bản và các thay đổi trong chính sách kế tốn”.
- Có thể so sánh: Các thơng tin bằng số liệu trong báo cáo tài chính nhằm để so
sánh giữa các kỳ kế tốn phải được trình bày tương ứng với các thông tin bằng số liệu
trong báo cáo tài chính của kỳ trước. Các thơng tin so sánh cần phải bao gồm cả các
thông tin diễn giải bằng lời nếu điều này là cần thiết giúp cho những người sử dụng
hiểu rõ được báo cáo tài chính của kỳ hiện tại. Khi thay đổi cách trình bày hoặc cách
phân loại các khoản mục trong báo cáo tài chính, thì phải phân loại lại các số liệu so
sánh (trừ khi việc này không thể thực hiện được) nhằm đảm bảo khả năng so sánh với
kỳ hiện tại, và phải trình bày tính chất, số liệu và lý do việc phân loại lại. Nếu không
thể thực hiện được việc phân loại lại các số liệu tương ứng mang tính so sánh thì
doanh nghiệp cần phải nêu rõ lý do và tính chất

của những thay đổi nếu việc phân

loại lại các số liệu được thực hiện. Trường hợp không thể phân loại lại các thơng tin
mang tính so sánh để so sánh với kỳ hiện tại, như trường hợp mà cách thức thu thập
các số liệu trong các kỳ trước đây không cho phép thực hiện việc phân loại lại để tạo
ra những thơng tin so sánh, thì doanh nghiệp cần phải trình bày tính chất của các điều
chỉnh lẽ ra cần phải thực hiện đối với các thông tin số liệu mang tính so sánh. Chuẩn

mực “Lãi, lỗ thuần trong kỳ, các sai sót cơ bản và các thay đổi trong chính sách kế
tốn" đưa ra quy định về các điều chỉnh cần thực hiện đối với các thông tin mang tính
so sánh trong trường hợp các thay đổi về chính sách kế toán được áp dụng cho các kỳ
trước.
- Các cơng việc kế tốn phải làm trước khi lập báo cáo tài chính: Để lập được các
báo cáo tài chính trước hết phải có đầy đủ các cơ sở dữ liệu phản ánh chính xác, trung

12


Báo cáo tài chính – Phân tích, dự báo và đánh giá

thực, khách quan các sự kiện và nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại doanh nghiệp. Các số
liệu này đã được phản ánh kịp thời trên các chứng từ kế tốn, tài khoản kế tốn và sổ
kế tốn. Vì thế, trước khi lập báo cáo tài chính phải thực hiện các công việc sau:
+ Phản ánh tất cả các chứng từ kế toán hợp pháp vào sổ kế toán tổng hợp và sổ
kế tốn chi tiết có liên quan.
+ Đôn đốc, giám sát và thực hiện việc kiểm kê đánh giá lại tài sản, tính chênh
lệch tỷ giá ngoại tệ, phản ánh kết quả đó vào sổ kế tốn liên quan trước khi khoá sổ kế
toán.
+ Đối chiếu, xác minh công nợ phải thu, công nợ phải trả, đánh giá nợ phải thu
khó địi, trích lập và hồn nhập các khoản dự phòng.
+ Đối chiếu giữa số liệu tổng hợp và số liệu chi tiết, giữa các sổ tổng hợp với
nhau, đối chiếu số liệu trên sổ kế toán với thực tế kiểm kê, khoá sổ kế toán và tính số
dư các tài khoản.
+ Chuẩn bị các mẫu biểu báo cáo tài chính để sẵn sàng cho việc lập báo cáo tài
chính.
5. Tổng quan nghiên cứu
5.1. Đề tài nghiên cứu nước ngồi
Nhóm tác giả Bushman, Piotroski, and Smith (2004) với nghiên cứu "Yếu tố nào

quyết định tính minh bạch của cơng ty?" đã phân tích về sự minh bạch thơng tin của
các CTNY dựa trên 2 nhóm yếu tố: minh bạch TTTC (tính kịp thời, độ tin cậy, khả
năng tiếp cận thông tin) và minh bạch thông tin quản trị. Nghiên cứu này cũng đánh
giá mức độ ảnh hưởng của yếu tố luật pháp và kinh tế đến tính minh bạch thông tin
của doanh nghiệp thông qua mẫu khảo sát của các CTNY trên 41 đến 46 quốc gia.
Trong đó Bushman và nhóm tác giả xem xét tính minh bạch của BCTC thơng qua 5
nhóm yếu tố: (1) Mức độ công bố thông tin, (2) Mức độ công bố thông tin quản trị
công ty, (3) Các nguyên tắc kế tốn, (4) Thời gian cơng bố BCTC, (5) Chất lượng
kiểm tốn các BCTC được cơng bố. Qua cơng trình nghiên cứu này, Bushman và
nhóm tác giả kết luận rằng: minh bạch trong quản trị công ty liên quan mật thiết với cơ
chế pháp lý, trong khi đó minh bạch thơng tin tài chính (TTTC)

liên quan chủ yếu

đến chính sách kinh tế. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cũng cho rằng minh bạch TTTC
có liên quan đến quy mơ doanh nghiệp. Cụ thể, cơng ty có quy mơ lớn thì mức độ
minh bạch TTTC cao hơn công ty nhỏ. Ngược lại, mức độ minh bạch trong quản trị
công ty không liên quan đến quy mô doanh nghiệp. Nghiên cứu của Bushman và
13


Báo cáo tài chính – Phân tích, dự báo và đánh giá

nhóm tác giả chỉ dừng lại ở mức thống kê mơ tả các yếu tố liên quan đến tính minh
bạch thơng tin và trình bày các thước đo để đo lường tính minh bạch thơng tin mà
chưa đưa ra được mối tương quan giữa các yếu tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thơng
tin.
Mơ hình của Soderstrom and Sun (2007) nghiên cứu về: “Các yếu tố quyết định
đến chất lượng Báo cáo tài chính khi áp dụng IFRS” bao gồm: hệ thống pháp luật và
chính trị, chuẩn mực kế tốn và việc trình bày báo cáo tài chính. Kết quả nghiên cứu

của mơ hình cho thấy: Hệ thống pháp luật và chính trị là yếu tố ảnh hưởng đến chất
lượng TTKT theo nhiều cách khác nhau, nó có thể tác động trực tiếp đến chất lượng
TTKT hoặc tác động gián tiếp đến chất lượng TTKT thông qua chuẩn mực kế tốn và
việc trình bày báo cáo tài chính. Vai trị của hệ thống luật và chính trị sẽ giúp cho việc
áp dụng IFRS dễ dàng hơn. Chuẩn mực kế toán cũng chịu sự tác động của hệ thống
pháp luật và chính trị, từ đó sẽ tác động lên chất lượng kế toán. Đồng thời, chuẩn mực
cũng nêu rõ các đặc tính chất lượng thơng tin kế tốn cần đáp ứng đó là tính phù hợp,
tính đáng tin cậy, tính trung lập và có thể hiểu được.
5.2. Đề tài nghiên cứu trong nước
Tác giả Trần Đình Khơi Ngun (2013) nghiên cứu về “Bàn về thang đo yếu tố
phi tài chính ảnh hưởng vận dụng chuẩn mực kế toán trong các doanh nghiệp nhỏ và
vừa ở Việt Nam” Mục tiêu của bài nghiên cứu là bàn đến thang đo các yếu tố phi tài
chính ảnh hưởng vận dụng chuẩn mực kế toán trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở
Việt Nam để có các định hướng phát triển kế tốn ở Việt Nam. Nghiên cứu được thực
hiện trên 283 doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Đà Nẵng thông qua bảng câu hỏi do các
điều tra viên của viện nghiên cứu phát triển – xã hội thành phố Đà Nẵng thực hiện
trong năm 2011. Thơng qua phương pháp phân tích nhân tố, có bốn yếu tố ảnh hưởng
tới vận dụng chuẩn mực kế toán trong các DNNVV là: (1) đặc trưng hệ thống văn bản
kế toán Việt Nam, (2) Nhận thức của người chủ doanh nghiệp, (3) Trình độ của kế
tốn viên và (4) vai trị của cộng đồng kế tốn.
Tác giả Phạm Ngọc Toàn (2015) nghiên cứu: “Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ
công bố thông tin trong báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết trên sở giao
dịch chứng khoán TP. HCM”. Mục tiêu nghiên cứu của bài báo này nhằm xác định
các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin (CBTT) của các doanh nghiệp
(DN) niêm yết. Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố Quy mơ doanh nghiệp, Chủ
thể kiểm tốn, Thành phần HĐQT, Thời gian hoạt động, Khả năng thanh toán lại ảnh
14


Báo cáo tài chính – Phân tích, dự báo và đánh giá


hưởng đến mức độ CBTT của các DN niêm yết theo mơ hình sau với mức độ phù hợp
47.1%: MucdoCBTT = 0.433*Qmdn + 0.334*Tghd + 0.336*Tphdqt + 0.390*Ktoan +
0.184*Kntt. Qua kết quả nghiên cứu bài báo nêu các giải pháp nhằm tăng cường chất
lượng công bố thông tin trên báo cáo tài chính tại các doanh nghiệp niêm yết trên sở
giao dịch chứng khoán Tp.HCM.
Nghiên cứu của Phan Minh Nguyệt (2014): “Xác định và đo lường mức độ ảnh
hưởng của các yếu tố đến chất lượng thông tin kế tốn trình bày trên báo cáo tài
chính của các cơng ty niêm yết ở Việt Nam”. Mục tiêu đề tài nghiên cứu là tìm hiểu
yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thơng tin kế tốn và mức độ ảnh hưởng của chúng.
Kiểm định 7 yếu tố: Nhà quản trị, lợi ích và chi phí lập và trình bày báo cáo tài chính,
trình độ nhân viên kế tốn, mục đích lập báo cáo tài chính, thuế, rủi ro kiểm tốn
những yếu tố nào ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế tốn. Sử dụng phương pháp
định tính và định lượng. Mẫu nghiên cứu lập bảng câu hỏi để điều tra khảo sát, khảo
sát 200 đối tượng làm việc nhiều ngành nghề: Kế tốn, kiểm tốn, kinh doanh… Thu
thập, phân tích xử lý dữ liệu khảo sát, dùng phần mềm SPSS 16.0 chạy mơ hình
hồi quy tuyến tính bội, kiểm định thang đo bằng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach
Anpha và phân tích EFA. Kết quả nghiên cứu có 5 yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất
lượng thông tin kế tốn trên báo cáo tài chính là: Rủi ro kiểm tốn, nhà quản trị doanh
nghiệp, việc lập và trình bày báo cáo tài chính, thuế, lợi ích và chi phí.
Tác giả Nguyễn Thị Hồng Phương (2016) nghiên cứu về “Các nhận tố ảnh hưởng
đến chất lượng báo cáo tài chính của cơng ty niêm yết trên thị trường chứng khốn –
Bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam” mục tiêu của nghiên cứu là xác định và phân
tích các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính đo lường thông qua chất
lượng lợi nhuận của các công ty niêm yết trên TTCK tại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu
có 17 biến độc lập tác động đến biến phụ thuộc chất lượng BCTC đó là: Quyền sở hữu
vốn bởi nước ngoài, Quyền sở hữu vốn bởi tổ chức, Sự kiêm nhiệm của chủ tịch
HĐQT và TGĐ, Tính độc lập của HĐQT, Mức độ chun mơn tài chính của HĐQT,
Sự tồn tại kế hoạch thưởng, Địn bẩy tài chính, Khả năng thanh tốn hiện hành, Quy
mơ cơng ty, Thời gian niêm yết, Tình trạng niêm yết, Loại cơng ty kiểm tốn,

Tính trì hỗn của BCTC, Loại hình doanh nghiệp, Lợi nhuận (ROE), Triển vọng phát
triển và Chính sách chia cổ tức.

15


Báo cáo tài chính – Phân tích, dự báo và đánh giá

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ tài chính, 2003. Chuẩn mực kế tốn số 21: Trình bày báo cáo tài chính. Quyết định
số 234/2003/QĐ-BTC.
Biddle, G. C., Hilary, G., & Verdi, R. S. (2009). How does financial reporting quality
relate to investment efficiency? Journal of accounting and economics, 48(2), 112-131.
Phan Minh Nguyệt (2014), Xác định và đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố
đến chất lượng thơng tin kế tốn trình bày trên báo cáo tài chính của các cơng ty niêm
yết ở Việt Nam.
Nguyễn Thị Hồng Phương (2016), Các nhận tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài
chính của cơng ty niêm yết trên thị trường chứng khốn – Bằng chứng thực nghiệm tại
Việt Nam.
Bushman, R. M., Piotroski, J. D., & Smith, A. J. (2004). What determines corporate
transparency? Journal of accounting research, 42(2), 207-252.
Phạm Ngọc Toàn (2015), Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trong
báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán TP.
HCM.
Cheung, S. Y.-L., Connelly, J. T., & Limpaphayom, P. (2007). Determinants of
Corporate Disclosure and Transparency. International corporate responsibility series,
3, 313-342.
Deakins, D., & Hussain, G. (1994). Financial information, the banker and the small
business: a comment. The British Accounting Review, 26(4), 323-335.
Gafarov, I. T. (2009). Financial Reporting Quality Control for Internal Control

Implementation. Supervisor, Brno University of Technology.
Healy, P. M., & Palepu, K. G. (2001). Information asymmetry, corporate disclosure,
and the capital markets: A review of the empirical disclosure literature. Journal of
accounting and economics, 31(1), 405-440.
Hoàng Trọng, & Chu Mộng Ngọc. (2008). Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS:
Hồng Đức.
Howorth, Carole, & Moro., a. A. (2006). "Trust within entrepreneur bank
relationships: Insights from Italy.". Entrepreneurship Theory and Practice, 30(4), 495517.
Kamaruzaman, Mazlifa , & Maisarah (2009). The Association between Firm
Characteristics and Financial Statements Transparency: the case of Egypt.
16


Báo cáo tài chính – Phân tích, dự báo và đánh giá

International Journal of Accounting, 18(2), 211-223.
Le, N. T., Venkatesh, S., & Nguyen, T. V. (2006). Getting bank financing: A study of
Vietnamese private firms. Asia Pacific Journal of Management, 23(2), 209-227.
Le Thi Bich Ngoc. (2013). "Banking relationship and bank financing: the case of
Vietnamese small and medium-sized enterprises.". Journal of Economics and
Development 15(1), 74.
Soderstrom, N. S., & Sun, K. J. (2007). IFRS adoption and accounting quality: a
review. European Accounting Review, 16(4), 675-702.
Trần Đình Khơi Ngun. (2013). Bàn về thang đo các yếu tố phi tài chính ảnh hưởng
vận dụng chuẩn mực kế toán trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam. Kinh tế
phát triển.

17




×