Tải bản đầy đủ (.docx) (43 trang)

Báo cáo thu hoạch cá nhân môn tổ chức sự kiện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.22 KB, 43 trang )

BÁO CÁO THU HOẠCH CÁ NHÂN
TALKSHOW “NGHỆ THUẬT NÓI THUYẾT PHỤC”
1. HOÀNG THỊ HUYỀN DU
I.

Tổng quan về sự kiện

 Tên gọi: Talkshow: Nghệ thuật nói thuyết phục
 Hình thức: Livestream trực tiếp
 Địa điểm: YCN Media - 391 Trường Trinh
 Thời gian: 19:30 – 21:15 Ngày 24/4/2019

 Talkshow: “Nghệ thuật nói thuyết phục” hướng đến tất cả mọi đối tượng –

những người muốn cải thiện kỹ năng giao tiếp, muốn học hỏi và nâng cao kỹ
năng thuyết phục người khác. Đặc biệt đối tượng chủ yếu là các bạn sinh
viên trên địa bàn Hà Nội.
Đây là chương trình thực tế và ý nghĩa giúp các bạn trẻ có cơ hội giao lưu
trực tiếp với các khách mời là các MC, những “chuyên gia về ngôn ngữ” nổi
tiếng như: Tiến sĩ Trịnh Lê Anh, anh Văn Minh – Giám đốc Công ty
TNHH Thương mại Dịch vụ và Tổ chức Sự kiện Văn Minh,... để có thể hồn
thiện kỹ năng nói của mình trong mọi trường hợp của cuộc sống, làm sao để
thuyết phục người khác, tạo lịng tin và những bí kíp để giao tiếp thành cơng.
II.

Những cơng việc đã thực hiện


1. Trước sự kiện
 Phụ trách Ban Nội dung của toàn bộ sự kiện
 Tham gia đầy đủ các buổi họp nhóm


 Cùng lên kế hoạch sự kiện, thống nhất chủ đề, concept sự kiện
 Lên Kịch bản chương trình và Kịch bản MC
 Lên content giới thiệu chương trình, nhóm tổ chức
 Lên nội dung cho các bài viết truyền thơng trên Fanpage FB
 Tham gia tích cực sự kiện truyền thông bên lề: Check in nhận quà tại

Trường Đại học Văn hóa HN
 Quản lý chi tiêu cho toàn bộ sự kiện
2. Trong sự kiện
 Lên nội dung bài trước giờ phát sóng livestream
 Chuẩn bị tài liệu và kịch bản cho MC
 Đón và phát thẻ khách mời
 Tăng tương tác cho livestream của sự kiện: like, share vào các nhóm lớp,

khoa, trường,... tổ chức buổi xem chung và mời bạn bè theo dõi livestream
sự kiện trên Facebook cá nhân.
3. Sau sự kiện


 Lên nội dung Công bố kết quả minigame trong sự kiện
 Chuẩn bị nội dung tóm tắt tồn bộ sự kiện đã diễn ra để thông tin tới các báo

đài
 Thu dọn/bàn giao trang thiết bị, thanh toán.
 Tổng kết – đánh giá.
III.

Những kinh nghiệm, bài học rút ra và kiến thức nhận được

1. Những kiến thức nhận được

 Hiểu và trình bày được ý nghĩa của Tổ chức sự kiện, quy trình Tổ chức sự

kiện cũng như các thành phần tham gia trong sự kiện
 Nắm vững đặc điểm của các hoạt động tổ chức sự kiện
 Phân biệt được các loại hình sự kiện
 Nắm được vai trò và tác động của sự kiện đối với các thành phần tham dự sự

kiện cũng như trong đời sống xã hội
 Nêu ra được các yếu tố ảnh hưởng tới việc tổ chức sự kiện
2. Những kinh nghiệm và bài học rút ra
 Là một người tổ chức sự kiện chúng ta phải chuẩn bị thật kỹ lưỡng mọi chi

tiết của chương trình. Bởi khi trình bị thay đổi vào phút cuối vì bất cứ lý do
nào, kế hoạch sẽ bắt đầu bằng con số 0.


 Luôn nắm trong tay bảng tiến độ công việc để bắt tình trạng cơng việc và

thời gian hồn thiện.
 Là một người thơng minh thì khơng nên xem nhẹ bất cứ công việc nào, dù là

rất nhỏ. Những việc “rất nhỏ” này cần liệt kê chi tiết trong bản danh mục
công việc cần làm và phải phân công cụ thể cho từng người chịu trách
nhiệm.
 Việc không thể thiếu trong một sự kiện chun nghiệp đó chính là các giải

pháp xử lý khủng hoảng. Ban tổ chức sẽ dự đốn những tình huống xấu có
thể xảy ra và đưa ra cách giải quyết cụ thể từng trường hợp để sự kiện diễn
ra một cách tốt đẹp nhất.
 Cần lưu ý khi làm việc với ban đại diện Studio về thời gian set up để đảm


bảo đúng tiến độ chạy chương trình. Nên ghi rõ từng hạng mục chi tiết (thời
gian set up, những đồ sử dụng, đồ mang vào)...
 Dù sự kiện lớn hay nhỏ thì khu vực giữ xe luôn là vô cùng quan trọng, để

tránh việc khách mời đến nơi mà khơng có chỗ gửi xe, người tổ chức sự kiện
cần sắp xếp thuê riêng một địa điểm để đỗ xe cho khách của mình.
 Những kỹ năng cần thiết của một người tổ chức sự kiện: Sáng tạo, thành

thạo Proposal, Viết kịch bản theo sự hiểu biết và có tính thẩm mỹ, Cần biết
cách làm việc khéo léo với Nhà cung cấp, Check list một cách chu đáo,
Giám sát và triển khai công việc linh hoạt, quản lý tài chính và quản trị sự
một cách khoa học nhất.


IV.

Những điều tâm huyết
Mọi người thường chiêm nghiệm rằng “Một người giỏi về tổ chức sự kiện
trước tiên phải là người tỉ mẩn, chu đáo, biết chăm chút tới từng tiểu tiết.
Đó chính là thể hiện của sự chun nghiệp”.
Quả thực vậy! Khi chính bản thân tơi được làm một người tổ chức sự kiện,
tự tôi thấy rằng việc đưa ra một ý tưởng không phải là điều quyết định tất cả.
Cẩn thận, chu đáo và biết lắng nghe giúp bạn hoàn thành tất cả những thử
thách để trở thành một người tổ chức sự kiện chuyên nghiệp. Có một số
người nhận định những đức tính đó là khả năng trời phú, khó có thể học hỏi
hoặc trau dồi được từ bất kì ai. Tuy nhiên, đó là một điều sai lầm! chỉ cần
bạn quyết tâm thì khơng gì là không thể. Đừng bỏ cuộc, hãy bắt đầu học tập
để bứt phá hết những tiềm năng trong bạn!
Tổ chức sự kiện giúp đánh giá đúng về bản thân

Khơng gì quan trọng bằng việc bạn biết mình là ai? Và đang ở vị trí nào? Tổ
chức sự kiện giúp bản thân tơi nhận diện được mình có những kỹ năng gì và
những kỹ năng ấy có thể hỗ trợ gì cho tơi trong q trìnhtrở thành một người
tổ chức sự kiện chun nghiệp. Đồng thời biết mình có những kỹ năng đã
được hoàn thiện, cần rèn luyện và kỹ năng nào cần phải phát huy hơn nữa.
Tổ chức sự kiện sẽ thành cơng khi có một người cố vấn giỏi
Chắc chắn rằng khơng có thành cơng nào mà chỉ nhờ vào sự nỗ lực của bản
thân mà nó cịn có sự góp mặt quan trọng của người truyền lửa. Họ là nguồn
tư liệu sống động và chân thực nhất khi vẽ ra bức tranh về một nghề đòi hỏi
kỹ năng đa chiều như tổ chức sự kiện.


Và người khơng thể khơng kể tới đó chính là Thầy Trịnh Lê Anh – Giảng
viên bộ môn Tổ chức sự kiện, một người MC tiếng tăm trong lĩnh vực tổ
chức sự kiện. Tổ chức sự kiện là môn học trang bị những kiến thức nền tảng
để các sinh viên ngành báo, phóng viên, nhà báo,... mở rộng và nâng cao tri
thức xã hội đồng thời biết phát huy tốt sức mạnh của vũ khí truyền thơng
trong hoạt động thực tiễn. Giúp sinh viên xác lập quan điểm, nhận thức đúng
đắn về nghề nghiệp, trách nhiệm xã hội của một người tổ chức sự kiện, giúp
hình thành phương pháp luận khoa học cho hoạt động báo chí.
Với lịng biết ơn sâu sắc nhất, Em xin chân thành cảm ơn Giảng viên – Tiến
sĩ Trịnh Lê Anh, Cô Trần Thị Thu Hảo, Cô Đỗ Hải Yến cùng các chuyên
gia đã tận tâm dạy dỗ, cung cấp nguồn kiến thức hữu ích giúp em thực hiện
thành công sự kiện Talkshow “Nghệ thuật nói thuyết phục” .

2. HỒNG DƯƠNG MỸ
1. Những khó khăn trong quá trình tổ chức sự kiện:
Tổ chức sự kiện là môn học cần sự thực hành và trải nghiệm nhiều thực tế mới có
thể tổ chức sự kiện thành cơng, hạn chế được nhiều rủi ro. Vì vậy, trang bị trong
mình vốn kiến thức và quy trình tổ chức sự kiện cơ bản, là một sinh viên như em

nếu chỉ áp dụng toàn bộ kiến thức nhà trường sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc
tổ chức sự kiện.

Có rất nhiều những khó khăn em đã gặp phải trong quá trình tổ chức sự kiện, từ
những việc tưởng chừng đơn giản nhưng nếu bỏ qua thì sẽ là một thiếu sót vơ cùng
lớn. Cụ thể:


-

Làm việc nhóm: Một cá nhân khơng thể làm việc thành công đặc biệt là
trong lĩnh vực tổ chức sự kiện. Việc hợp tác, phân chia đầu công việc cho
các thành viên trong BTC sao cho công bằng, hiệu quả và phù hợp với năng
lực của mỗi người là một việc khơng hề đơn giản. Đặc biệt, khi làm việc
nhóm rất dễ gây xích mích, bất đồng quan điểm. Vì vậy, rất khó để thuyết
phục quan điểm của mình với các thành viên khác.

-

Hoàn thành deadline: Khi tổ chức sự kiện bạn phải toàn tâm toàn ý dành thời
gian cho nó, nếu khơng thì chỉ cần bạn chậm deadline, thì sẽ kéo theo rất
nhiều những sai lệch trong toàn bộ q trình TCSK. Tuy nhiên, với vai trị là
một sinh viên, sức nặng từ các môn học chuyên ngành khác và cơng việc
part-time cũng gây nhiều khó khăn khi phải hoàn thành deadline đúng hạn.
Bởi sản phẩm của bạn ảnh hưởng đến tiến độ sản phẩm của cả tập thể.

-

Việc lên ý tưởng truyền thông và viết kịch bản chương trình, kịch bản MC
đối với sinh viên khơng chun và mới vào nghề là rất khó để dự trù được

những ý tưởng sát sao với thực tế.

-

Kịch bản chương trình diễn ra khơng như kế hoạch: Trong q trình TCSK,
một diễn giả đã đến muộn hơn so với giờ phát sóng nên chương trình đã phải
làm theo một kịch bản khác. Thêm vào đó, chương trình bị kéo dài 30ph so
với thực tế, đã gây nhiều khó khăn trong cơng tác chạy chương trình cũng
như ảnh hưởng đến vấn đề tài chính.

-

Lơi kéo, thu hút cơng chúng quan tâm vào sự kiện: Đây chính là vấn đề khó
khăn nhất, một trong những yếu tố quyết định sự thành công của sự kiện.
Tuy là sự kiện online, nhưng để truyền thông rộng rãi, người TCSK không
chỉ truyền thông trên mạng xã hội, báo chí mà cịn phải truyền thơng một


cách truyền thống, tiếp xúc trực tiếp với công chúng để truyền tải ý tưởng,
thông điệp.
-

Page sự kiện trên FB bị đánh sập: Với một sự kiện online, rủi ro này xảy ra
là một “đòn nặng” đối với sự kiện. Bởi việc thu hút lượt người quan tâm sự
kiện trên fanpage không phải là điều dễ dàng. Khi bị mất page, thì cũng
giống như sự kiện bị chạy chậm gấp 2 lần so với kế hoạch, gây ảnh hưởng
rất nhiều đến thành công của sự kiện.

2. Những kinh nghiệm và bài học rút ra sau khi TCSK
-


Không chỉ tổ chức sự kiện mà bất cứ công việc nào hay lĩnh vực nào cũng
cần rèn luyện cho mình kĩ năng làm việc nhóm sao cho hiệu quả. Bản thân
phải có chính kiến riêng, có những lập luận và chứng cớ thuyết phục thì mới
thuyết phục được những thành viên trong nhóm. Ngồi việc khẳng định
chính kiến của mình, bản thân cũng phải lắng nghe và tiếp thu ý kiến của
những người trong nhóm, phát triển, xây dựng ý kiến chung, ln giúp đỡ
lẫn nhau, san sẻ công việc không ôm đồm quá nhiều việc vào bản thân mình
thì sự kiện mới có thể diễn ra tốt đẹp.

-

Hồn thành deadline đúng hạn là trách nhiệm của mỗi người. Để có thể làm
được như vậy, chúng ta cần phân bố các công việc một cách khoa học và
hợp lí. Trong trường hợp khơng thể hoàn thành kip deadline, phải báo sớm
cho trưởng BTC, hoặc cấp trên để kịp thời điều phối người khác thay thế.

-

Việc lên kịch bản và ý tưởng cho chương trình đối với người chưa được đào
tạo bài bản là điều khó khăn. Tuy nhiên, bản thân ln phải có tính chủ
động, tìm tịi trước khi hỏi người khác. Cơng nghệ và truyền thơng phát
triển mạnh mẽ, chúng ta có rất nhiều thuận lợi để tra cứu các thông tin và có
thể học bài bản bất cứ kĩ năng gì thông qua mạng internet. Do vậy, nếu


khơng biết điều gì đó, hãy chủ động lên mạng tra cứu, tuy nhiên cần tiếp thu
thông tin kiến thức một cách chọn lọc.
-


Rủi ro trong quá trình chạy sự kiện là một điều hết sức bình thường. Người
tổ chức sự kiện cần tạo cho mình phong thái bình tĩnh và hãy đảm bảo chắc
chắn những phương án dự phòng. Nếu rủi ro xảy ra ngồi dự tính, chúng ta
hãy lựa chọn phương pháp giải quyết nhanh chóng, hiệu quả, ít tốn kém và
cần hỏi rõ người quản lí hoặc cấp cao, tránh tự hành động và quyết định một
mình.

LỜI CẢM ƠN

Lần đầu tiên khoa Viết văn - Báo chí trường ĐH Văn hóa Hà Nội được cộng
tác với TS. Trịnh Lê Anh - Giảng viên khoa Du lịch - sự kiện Đại học Quốc
Gia Hà Nội. Em và các bạn sinh viên lớp Báo chí 1 nói riêng, khoa Viết văn
Báo chí nói chung xin gửi đến thầy lời cảm ơn sâu sắc nhất. Đồng thời,
chúng em cũng muốn gửi lời cảm ơn đến cô Yến Đỗ và cô Trần Hảo đã nhiệt
tình giúp đỡ và chia sẻ những kiến thức kinh nghiệm tổ chức sự kiện bổ ích
cho chúng em. Được tiếp cận và trải nghiệm môn học TCSK là quãng thời
gian khó khăn nhất nhưng cũng là cơ hội đáng giá giúp em học hỏi được
nhiều kiến thức thực tế và vượt qua chính bản thân mình. Một lần nữa, em
xin cảm ơn các thầy cô đã đem đến cho chúng em những trải nghiệm đáng
nhớ này!

3. NGUYỄN THỊ LAM GIANG
1. Những khó khăn trong q trình tổ chức sự kiện


Tổ chức sự kiện là một nghề đòi hỏi nhiều sự kĩ năng về cách tổ chức và sự sáng
tạo ý tưởng, đồng thời cần ở những người làm event những tố chất cần thiết về cả
cách ứng xử lẫn tác phong nghề nghiệp chuyên nghiệp. Là một sinh viên mới được
tiếp xúc với quá trình tổ chức một sự kiện, những khó khăn là khó tránh khỏi. Cụ
thể:

-

Teamwork: Với những kiến thức căn bản và kinh nghiệm non nớt, một cá
nhân khơng thể hồn thành được các u cầu đặt ra. Tuy nhiên, trong quá
trình lên kế hoạch, thực hiện các kế hoạch. Việc có thể tập hợp đủ các thành
viên trong nhóm cùng bàn bạc rất khó khăn và em nghĩ đây không phải là
vấn đề của riêng nhóm nào. Thật may trong q trình sự kiện diễn ra các
thành viên trong nhóm đã thực sự dốc sức và Talkshow đã diễn ra khá thành

-

công.
Lên ý tưởng truyền thơng và kịch bản chương trình: Đối với sinh viên như
chúng em, việc lên ý tưởng truyền thông từng ngày và viết kịch bản không
hề dễ dàng. Đặc biệt là đối với việc lên kịch bản MC vì rất khó để sát với

-

thực tế.
Page sự kiện bị report: đây thực sự là khủng hoảng của nhóm khi một ngày
tất cả các bài viết trên page bị xóa khơng hiểu lý do. Đối với một sự kiện
online , việc lôi kéo, truyền thông trên mạng xã hội là nhân tố quyết định
đến thành cơng. Vì vậy, khi các bài viết bị xóa đã gây ảnh hưởng khơng nhỏ

-

đến q trình truyền thông sự kiện.
Sự kiện bên lề: Theo kế hoạch, sự kiện bên lề (đặt bàn truyền thông, checkin nhận quà) sẽ diễn ra trong 2 ngày sát sự kiện. Tuy nhiên, yếu tố thời tiết là
điều không thể lường trước được. Vào ngày chạy cuối cùng, trời đổ mưa to.
Vì vậy sự kiện bên lề của nhóm em chỉ diễn ra vào 1,5 ngày thay vì 2 ngày


-

như dự kiến.
Chạy chương trình: Do chưa có nhiều kinh nghiệm nên nhóm đã có thiếu sót
trước lúc chương trình diễn ra (thiếu bản mềm kịch bản, gọi điện cho khách


mời, chuẩn bị nước uống cho khách mời). Điều đó khiến nhóm khá lúng
-

túng.
Kịch bản diễn ra khơng như kế hoạch: Trong lúc sư kiện diễn ra, một diễn
giả đã đến muộn hơn so với dự tính nên kịch bản phải thay đổi hồn tồn. Vì
là sự kiện livestream trên Facebook nên khơng thể dự tính thời gian chuẩn

-

xác. Sự kiện đã kéo dài hơn 30p so với dự kiến ban đầu.
Q trình truyền thơng trong sự kiện: Đây là việc khó khăn nhất đối với
nhóm em. Truyền thơng sao cho thu hút người xem đến với livestream, giữ
người xem ở mức ổn định, khiến người xem có những cái nhìn tích cực về
sự kiện,…

2. Những kinh nghiệm và bài học rút ra sau khi TCSK
-

Kĩ năng làm việc nhóm: Trong một tập thể cùng làm việc. việc xảy ra tranh
cãi là điều khó tránh khỏi. Thay vì cố chấp giữ quan điểm của mình, nên
lắng nghe ý kiến của những thành viên khác. Việc tôn trọng lẫn nhau cũng là


-

điều cần thiết để dẫn đến thành công.
Lập kế hoạch A, B, C: “Người tính khơng bằng trời tính”, những yếu tổ bất
ngờ có thể đến bất cứ lúc nào. Thay vì hoảng loạn nên có những kế hoạch dự

-

trù từ trước để đối phó.
Những rủi ro trong q trình tổ chức sự kiện là điều hết sức bình thường.
Chúng ta cần bình tĩnh, lựa chọn phương pháp giải quyết nhanh chóng và

-

hiệu quả, ít tốn kém nhất.
Truyền thơng có kế hoạch: Với một sự kiện online, việc truyền thông trên
mạng xã hội là yếu tố quyết định. Thay vì đăng bài theo cảm xúc nên lập
một bảng kế hoạch truyền thông. Đánh vào tâm lý người xem cũng là điều
cần thiết để giúp cho sự kiện có được sự quan tâm.

Lời cảm ơn


Môn học Tổ chức sự kiện là một môn học thú vị và đem đến những trải nghiệm
rất đáng nhớ đối với em nói riêng và các bạn sinh viên lớp Báo chí 6 nói chung.
Đây cùng là lần đầu khoa Viết văn – Báo chí trường Đại học Văn hóa Hà Nội
được hợp tác với TS. Trịnh Lê Anh - Giảng viên khoa Du lịch - sự kiện Đại học
Quốc Gia Hà Nội. Thông qua môn học đã giúp cho em có thêm được nhiều kiến
thức và mở mang hơn trong thế giới sự kiện. Em xin được gửi lời cảm ơn sâu

sắc đến thầy Trịnh Lê Anh và cũng xin được gửi lời cảm ơn đến cô Trần Hảo,
cơ Yến Đỗ đã nhiệt tình chia sẻ những bài học và kinh nghiệm trong nghề.
Được tiếp cận và trải nghiệm mơn là một trong những điều khó khăn nhất
chúng em từng trải qua trong q trình học. Nhưng chính điều đó đã khiến
chúng em trưởng thành hơn và được va chạm với thực tế khốc liệt. Một lần nữa
em xin trân thành cảm ơn thầy cô!

4. PHẠM THỊ HỒNG HOA
1.

Đơi chút sau sự kiện

Sự kiện Talkshow: “Nghệ thuật nói thuyết phục” đã kết thúc được hơn 1 tuần.
Nhìn lại quãng thời gian từ những ngày đầu từ việc chia nhóm, lên ý tưởng, duyệt
proposal cho đến những ngày bắt tay vào thực hiện. Quả là một khoảng thời gian
không ngắn nhưng cũng khơng q dài. Trải qua những khó khăn, vấp ngã thậm
chí cả giận hờn cãi vã cho đến lúc sự kiện kết thúc tương đối thành công. Đủ để
cho mỗi thành viên trong nhóm hiểu rõ hơn về nhau và quan trọng nhất là học
được nhiều điều.
Dưới đây là những thứ em đã học được hậu sự kiện
2.

Những khó khăn và cách khắc phục trong q trình tổ chức sự kiện

Môn học Tổ chức sự kiện là một mơn học địi hỏi phải có nhiều sự trải nghiệm
thực tế. Đi nhiều, trải nhiệm nhiều, xem cách người ta làm và tiếp thu chúng thì


chương trình của mình mới thành cơng và tránh nhiều rủi ro nhất. Nếu như chỉ áp
dụng toàn bộ các kiến thức thu nhận được khi ngồi trên ghế nhà trường thì sẽ rất

khó khăn trong việc tổ chức sự kiện.
Đã có rất nhiều khó khăn mà em đã gặp phải trong quá trình tổ chức sự kiện:
Kĩ năng làm việc nhóm
Để một sự kiện diễn ra thành cơng thì một cá nhân không thể làm được mà cần sự
hợp tác với nhiều người. Bắt đầu từ việc lựa chọn các thành viên trong team của
mình. Việc tìm “đối tác” có khả năng tương xứng với ý tưởng sự kiện là việc
khơng hề đơn giản. Khi tìm được đủ thành viên, thì vấn đề tiếp theo đó chính là
việc phân chia, cơ cấu bộ máy BTC. Bọn em đã họp nhiều lần để tìm ra một trưởng
BTC hệ thống các ban như: ban Nội dung, ban Truyền Thông, ban Kĩ Thuật, ban
Hậu cần. Sau đó sắp xếp từng thành viên trong team vào các ban sao cho phù hợp
với năng lực của từng thành viên.
Điều đặc biệt quan trọng là khi làm việc nhóm sẽ có rất nhiều xích mích, bất đồng
quan điểm xảy ra. Mỗi người đều có một quan điểm, ý kiến riêng của mình. Vì vậy
rất khó để thuyết phục quan điểm của mình với các thành viên khác.
Giải pháp đưa ra đó là bản thân mỗi người đều nên học cách nhẫn nại lắng nghe ý
kiến của các thành viên còn lại. Sau khi nghe hiểu và phân tích, thì sẽ dễ dàng hơn
trong việc thống nhất quan điểm.
Hoàn thành deadline
Khi tổ chức một sự kiện thì deadline là một điều rất quan trọng. Cần phải hồn
thành các cơng việc đúng thời hạn đã đề ra trước đó. Nếu chậm deadline thì ảnh
hưởng đến tiến độ công việc cũng như hiệu quả của chúng. Tuy nhiên, không phải


sinh viên nào cũng cân đối hài hòa được thời gian với việc học trên lớp cũng như
với các công việc cá nhân khác của mình.
Giải pháp đưa ra: ngay từ khi nhận được đầu việc, cần lập ngay một thời gian biểu
phân chia các cơng việc của mình và thực hiện theo nó. Hãy rèn luyện cho bản thân
tính kỉ luật và sự đúng giờ.
Việc lên ý tưởng, duyệt prposal
Ngay khi nhận được đề bài, thì nhóm đã lên một ý tưởng một chương trình khác

hồn tồn với chương trình hiện tại. Tuy nhiên việc bảo vệ ý tưởng thất bại và bản
thân ý tưởng có nhiều lỗ hổng nên nó đã khơng được duyệt. Cả nhóm đã mất nhiều
ngày để cùng nhau xây dựng một ý tưởng khác. Khi trình bày thì ý tưởng được
duyệt nhưng cần phải xây dựng lại concept.
Giải pháp đưa ra: trước khi lên ý tưởng cần khảo sát, nghiên cứu kĩ thị trường
công chúng, tính khả thi của sự kiện, tổng mức kinh phí
Chương trình diễn ra khơng như kịch bản đã lên trước
Trong q trình TCSK, diễn giả có phần “talk” đầu điên đến muộn hơn so với thời
gian phát sóng chương trình. Vì vậy BTC đã đưa diễn giả có phần “talk” thứ 2 lên
trước. Việc đảo ngược 2 phần “talk” khác hồn tồn với kịch bản chương trình ban
đầu đề ra và khơng nằm trong tính tốn của BTC.
Thêm nữa là chương trình bị kéo dài thêm 30p so với ước lượng thời gian ban đầu.
Điều đó gây khó khăn trong cơng tác chạy chương trình.


Cần phải bình tĩnh xử lí tình huống phát sinh

Cơng tác truyền thơng
Việc lơi kéo, thu hút công chúng, dư luận quan tâm đến chương trình là vấn đề khó
khăn nhất. Một sự kiện online thành cơng phải thì yếu tố truyền thơng phải là quan


trọng nhất. Không chỉ truyền thông qua mạng xã hội, báo chí mà cịn cần phải
truyền thơng trực tiếp. Bên cạnh đó khi chỉ cịn cách ngày diễn ra sự kiện 1 tuần,
page sự kiện trên Facebook gặp một số trục trặc như: khán giả không thể chia sẻ
các bài viết của page và một số bài viết đã bị Facebook xóa
Giải pháp đưa ra:
-

Đối với truyền thơng trực tiếp: BTC đã làm sự kiện bên lề. Đó là làm khu

vực checkin nhận quà miễn phí ở giảng đường B – Đại học Văn Hóa. Với
mỗi bạn đến checkin cùng banner sự kiện, sau đó like page & chia sẻ bài viết

-

sẽ nhận được một phần quà hấp dẫn và các voucher giảm giá.
Đối với trục trặc kĩ thuật trên Facebook: nhanh chóng gửi thư phản ánh cho

3.

bên quản lí Facebook và repost lại những bài viết bị mất.
Những kinh nghiệm, bài học rút ra và kiến thức nhận được

- Kĩ năng làm việc nhóm là một kĩ năng quan trọng, khơng chỉ trong tổ chức sự
kiện mà cịn trong cả những ngành khác. Mỗi cá nhân trong nhóm cần phải tự trau
dổi kiến thức, tích lũy kinh nghiệm để có khả năng làm tốt đầu việc được chia cũng
như bảo vệ quan điểm của mình trước những thành viên nhóm cịn lại
- Hồn thành đầu việc đúng deadline là trách nhiệm của mỗi cá nhân. Cần học cách
phân bố thời gian khoa học và hợp lý. Trong trường hợp không kịp, cần báo cho
trưởng BTC hoặc trưởng ban để tìm người thay thế hồn thành
Khi tổ chức sự kiện, những rủi ro xảy ra là điều hết sức bình thường. Mỗi người
cần phải học cách bình tĩnh để xử lí tình huống một cách sáng suốt. Tránh trường
hợp cuống qt dẫn đến tình trạng xử lí tình huống qua loa, cẩu thả làm ảnh hưởng
đến quá trình tổ chức sự kiện. Hơn nữa, khơng nên tự ý xử lí tình huốn, cần phải
báo cho trưởng BTC khi rủi ro xảy ra.
4.

Những điều tâm huyết



- Đầu tiên là thực sự cảm thấy may mắn và tự hào khi là học trò của thầy Trịnh Lê
Anh. Thầy là một trong những MC hàng đầu trong lĩnh vực sự kiện văn hóa. Em đã
học được rất nhiều những bài học bổ ích lẫn kinh nghiệm về ngành tổ chức sự kiện.
Thầy cũng đóng góp ý kiến, tư vấn rất nhiệt tình cho nhóm trong cả q trình tổ
chức sự kiện, giúp sự kiện diễn ra thành công.
- Đặc biệt hơn cả, thầy Trịnh Lê Anh cũng là một trong hai diễn giả được mời chia
sẻ trong Talkshow “Nghệ thuật nói thuyết phục”. Phần chia sẻ đã nhận được những
phản hồi rất tích cực từ phía khán giả.
- Một điều tâm huyết nữa là bản thân đã rất may mắn khi được làm việc cùng với
các thành viên trong nhóm của mình. Mọi người rất có trách nhiệm, ai cũng hoàn
thành tốt phần việc được giao. Quan trọng hơn là mọi người rất đồn kết và ln
lắng nghe, tôn trọng ý kiến của nhau, tương trợ và giúp đỡ lẫn nhau.
- Tiếp theo đó là cả nhóm đã nhận được rất nhiều sự ủng hộ, giúp đỡ từ các thầy cơ
trong và ngồi khoa. Đặc biệt là thầy chủ nhiệm Mai Anh Tuấn.
Cuối cùng, điều tâm huyết nhất trong suốt q trình TCSK có lẽ là bản thân đã học
hỏi được nhiều bài học quý giá cũng như kinh nghiệm để làm hành trang cho công
việc sau này của bản thân.

LỜI CẢM ƠN
Đây là lần đầu tiên khoa Viết Văn – Báo chí của trường Đại học Văn Hóa Hà Nội
được cộng tác với TS. Trịnh Lê Anh - Giảng viên khoa Du lịch - sự kiện Đại học
Quốc Gia Hà Nội. Không chỉ em mà các bạn sinh viên lớp Báo chí 1 rất vui được
học thầy cũng như cô Yến Đỗ, Trần Hảo. Thay mặt cho các bạn, em xin gửi lời


cảm ơn sâu sắc nhất đến thầy và các cô đã nhiệt tình giúp đỡ, chia sẻ những bài học
bổ ích về môn TCSK.
Tiếp theo, em xin được gửi lời cảm ơn trân thành và sâu sắc tới các thầy cơ trong
khoa Viết Văn – Báo Chí, đặc biệt là thầy chủ nhiệm Mai Anh Tuấn đã động viên,
nhiệt tình giúp đỡ chúng em rất nhiều trong suốt quá trình TCSK

Sau cùng làm cảm ơn các thành viên trong nhóm Windo Media đã cùng mình hồn
thành bài thi cuối kì một cách nhiệt tình nhất và trách nhiệm nhất. Cảm ơn mọi
người đã luôn đồng hành cùng nhau, tương trợ nhau trong suốt quá trình thực hiện.

5. NGUYỄN THỊ THANH THÙY


Những khó khăn trong q trình tổ chức sự kiện

- Kỹ năng làm việc nhóm : Đây là một trong những khó khăn lớn nhất của cả
nhóm. Việc thống nhất giờ họp bàn để lên ý tưởng và tổ chức triển khai còn gặp
nhiều vấn đề khi thành viên trong nhóm đơi khi khơng đi họp đủ. Điều này dẫn đến
tình trạng khơng có tiếng nói chung, mỗi cá nhân đều để cái tơi của mình q lớn.
- Q trình lên ý tưởng và triển khai : Nhóm chúng em đã phải đổi đề tài đến lần
thứ 3 mới được duyệt hồn chỉnh. Những lúc mà cả nhóm lên trình bày ý tưởng,
thực sự đó là những giây phút khiến chúng em đau tim nhất. Vì là lần đầu cả nhóm
cùng hợp tác làm chung một sự kiện mà trước đó chưa ai có nhiều kinh nghiệm.
Lần cuối cùng sau khi talkshow: "Nghệ thuật nói thuyết phục" được duyệt. Trong
suốt q trình triển khai để có được một sự kiện hồn chỉnh, cả nhóm cịn chưa tìm
được tiếng nói chung để cùng dồn hết tâm huyết và sức lực vào sự kiện.


- Hồn thành deadline : Vì bị chi phối bởi một số những cơng việc cá nhân bên
ngồi cùng với sức nặng của những môn chuyên ngành khác nên đôi khi deadline
còn bị chậm so với kế hoạch ban đầu.
- Khó khăn trong việc lựa chọn các nội dung phù hợp, cuối hút người xem của sự
kiện. Ban nội dung, truyền thơng là một trong những ban có ảnh hưởng lớn đến
talkshow. Vì nơi dung chương trình có hay, idea có hấp dẫn hay khơng, phụ thuộc
rất lớn vào người đứng ra phụ trách. Vì đây là sự kiện online nên việc tiếp cận
được nhiều người, kéo lượt người tương tác và quan tâm đến sự kiện là điều rất cần

thiết.
- Tổ chức sự kiện bên lề và kêu gọi nhà tài trợ : Cả nhóm chỉ cịn lại 4 ngày trước
khi sự kiện bắt đầu và trong thời gian đó phải lên ý tưởng cho sự kiện bên lề. Ngày
làm truyền thông cho sự kiện cũng là lúc sinh viên trong trường hầu như đã nghỉ
ôn thi. Vậy làm sao để có thể gây được sự chú ý khơng chỉ với những bạn trong
trường mà cịn phải lơi kéo được sự quan tâm của tất cả những đối tượng khác.
Tiếp đến là khó khăn bên tài trợ, làm sao để có được nhiều nguồn tài trợ từ nhiều
cá nhân, cơ quan doanh nghiệp.
- Fanpage sự kiện bị report : Với một sự kiện online thì đây là một trong những
điều khiến cả nhóm lo lắng và mất ngủ. Nếu thật sự page bị đánh sập thì bao nhiêu
tâm huyết của cả team đều bị mất hết, chắc chắn sẽ khiến tinh thần của cả nhóm bị
tác động khơng nhỏ.


Bài học rút ra sau sự kiện và những kiến thức nhận được:

Ít ai biết rằng, nghề tổ chức sự kiện nghe có vẻ hào nhống nhưng góc khuất đằng
sau là một nghề ấn chứa vô vàn những rủi ro. Do đó, nâng cao kỹ năng tổ chức sự
kiện là một hành động vô cùng cần thiết với tất cả mọi người, dù là người nghiệp
dư hay dân trong ngành.


- Đối với cơng việc tổ chức sự kiện thì cũng giống như là một bức tranh của mơn
trị chơi ghép hình. Người chơi chỉ có thể thành cơng khi mà ghép được hồn chỉnh
bức tranh đó bằng hàng trăm hoặc là hàng ngàn những mẩu chi tiết nhỏ.
- Không những phải lên thiết kế chương trình và liên lạc với những nhà tài trợ cần
thiết mà còn phải biết liên hệ với tất cả các khách mời cùng khách hàng,... Để có
thể biết được những thơng tin chính xác cũng như là phải gắn bó với tồn bộ
chương trình từ đầu cho tới cuối. Nếu như mà chương trình lại bị thay đổi và
những phút cuối bởi vì bất kỳ một lý do nào đó thì kế hoạch sẽ lại bắt bằng con số

0. Chính vì thế mà những thành viên trong nhóm tổ chức sự kiện của chúng em
luôn chuẩn bị thật kỹ càng, mọi chi tiết dù là nhỏ nhất cho chương trình.
- Khi tổ chức sự kiện thì người dẫn chương trình đơi khi cũng sẽ gây ra các tình
hướng dở khóc và dở cười. Vì vậy nên việc chọn MC cho sự kiện đều được cả
nhóm xem xét kĩ lưỡng và cẩn thận.
- Sau sự kiện, cá nhân em nói riêng và cả nhóm nói chung đều nhận thấy rằng cả
nhóm chưa có nhiều phương án dự phịng, chưa dự đốn được các tình huống xấu
nào có thể sẽ xảy ra và cách thức giải quyết cụ thể theo từng trường hợp sẽ ra sao.


Những điều tâm huyết

- Sau 1 tháng chạy sự kiện, điều mà em nhận lại được không chỉ là kiến thức mà
còn là kĩ năng thực hành, trực tiếp tham gia vào ban tổ chức sự kiện. Khi bắt tay và
sự kiện thì mới thấy rằng bản thân cịn q nhiều thiếu sót và bỡ ngỡ. Nhưng với
quyết tâm cùng với trách nhiệm và ham học hỏi, muốn được khám phá thêm nhiều
lĩnh vực khía cạnh khác của ngành tổ chức sự kiện. Cuối cùng thì cả nhóm đã hồn
thành talkshow một cách tốt đẹp.


- Muốn học nghề sự kiện và muốn trở thành một người tổ chức sự kiện giỏi thì
trước hết phải rời mắt khỏi màn hình và xắn tay áo lên. Vinh quang thật sự chỉ
dành cho những người nỗ lực hết mình. Điều đầu tiên cần tâm niệm khi tìm hiểu về
nghề sự kiện event tại Việt Nam là lĩnh vực hấp dẫn nhưng cũng nhiều thử thách.
Dễ vào nhưng không dễ thành công. Sự cố xuất hiện liên tục (không cái nào giống
cái nào); Cường độ làm việc nhiều tiếng mỗi tuần; Di chuyển liên tục; Làm rất
nhiều công việc vặt vãnh cùng mức thu nhập khởi điểm thấp hơn so với mặt chung
của marketing… tất cả sẽ hạ gục bạn một cách nhanh chóng nếu bạn đam mê hời
hợt.



Lời cảm ơn

Sự kiện có thành cơng hay khơng, phụ thuộc rất lớn vào người dẫn dắt. Và người
không thể khơng nhắc đến đó là thầy Trịnh Lê Anh – Giảng viên chính mơn Tổ
chức sự kiện. Một người thầy tâm huyết, hướng dẫn và chỉ bảo tận tình cho chúng
em hoàn thành tốt sự kiện. Giúp chúng em bước đầu có những nhận thức đúng đắn
về nghề nghiệp sau này.
Cuối cùng, em xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Trịnh Lê Anh, cô Trần Thị
Thu Hảo và cơ Đỗ Hải yến đã nhiệt tình hướng dẫn và cùng đồng hành với
talkshow của chúng em. Giúp chúng em được trực tiếp trải nghiệm và tiếp cận gần
hơn với nghề sự kiện.

6. ĐỖ DANH HƯỜNG
I . NHỮNG BÀI HỌC RÚT RA VÀ KIẾN THỨC NHẬN ĐƯỢC
1.

Những bài học rút ra

Đi qua hơn 3 tháng được học tập, làm việc và trực tiếp thực hành môn Tổ chức
sự kiện, đây thật sự là một trong những cơ hội quý báu mà hiếm hoi, em có được


của quãng thời gian 4 năm Đại học của mình. Và chắc hẳn, không chỉ cá nhân em
mà mỗi bạn sinh viên được là học trò cũng như tham gia lớp học của thầy Lê Anh,
đều sẽ có cho mình những bài học riêng. Với cá nhân em đã rút ra được những bài
học đáng giá sau:
-

Nghĩ khác: Dám nghĩ khác biệt là yếu tố tối quan trọng để tạo nên một sự

kiện thành công. Bởi làm sự kiện là làm sáng tạo. Càng sáng tạo, càng khác
biệt, sự kiện càng đáng chú ý, có chất riêng và vị thế riêng. Tuy nhiên, “nghĩ
khác” vẫn cần dựa vào những cơ sở thực tiễn và tính khả thi. Bởi “nghĩ

-

khác” khơng đồng nghĩa với nghĩ viển vông hay mơ mộng.
“Teamwork” hoặc chết: Ngành sự kiện nói chung hay đối với mỗi sự kiện
riêng lẻ đều là công việc của một tập thể hay chí ít là một nhóm. Chúng em
sẽ khơng thể tạo nên sự kiện của chính mình, nếu như không bắt tay cùng
nhau làm. Dẫu cho phần việc của mỗi người mỗi ban là khác nhau, song tất
cả đều có một sợi dây liên kết liền mạch với chỉnh thể, tạo nên linh hồn của

-

chương trình.
Đừng q cầu tồn mà hãy cầu đủ: Cầu tồn đơi khi tạo thế khó cho bản
thân và cả team. Cầu tồn khiến mọi thức trở nên khắt khe và khó chấp
nhận. Chúng em sẽ chẳng thể bước cùng nhau đến chặng cuối của events
nếu như cả 11 thành viên ai cũng cầu toàn. Bên cạnh đó, đây cũng là sự kiện
đầu tay của nhóm, và càng chính đáng hơn khi tuổi trẻ được phép phạm sai
lầm. Thay vào đó, chúng em cố gắng làm cho mọi việc được đầy đủ và
khơng thiếu sót. Đủ từ khâu phát giấy mời tới từng thầy cô, đến tặng

2.

voucher cho các bạn thắng minigame sau sự kiện….
Kiến thức nhận được
Song hành cùng nhiều bài học quý giá, bản thân em cũng đã nhận lại được


khơng ít kiến thức bổ ích cho ngành nghề mình đang theo đuổi:
-

Cơng việc events: Đây là cơng việc địi hỏi tính sáng tạo, độ linh hoạt, nhạy
bén và cẩn thận cao. Để làm được công việc này cần liên tục trau dồi, update


và dám thử thách bản thân. Quy trình tổ chức sự kiện khơng cứng nhắc, máy
móc nhưng tuyệt đối phải đủ các thành tố, các khâu: lên ý tưởng, concept,
-

ideal, triển khai trước – trong – sau sự kiện…
Làm events: So với kiến thức trên lớp thì làm events ngồi thực tiễn cịn rất
nhiều điều đáng nói, đây cũng là môi trường khác để tiếp thu những kiến
thức mới mẻ và sát sườn hơn rất nhiều. Ví dụ như lập kế hoạch trên lớp là
một bài toán “hiền lành” dễ dàng giải đáp với sự trợ giúp của thầy hay
những chuyên gia, song khi bắt tay vào làm trực tiếp lại có vơ cùng nhiều
vấn đề phát sinh, thậm trí là ngoài dự liệu.

II . NHỮNG ĐIỀU TÂM HUYẾT
Trong suốt q trình tìm hiểu và học hỏi mơn học, em cảm thấy mình thật có
dun khi được gặp và làm việc với quá đỗi nhiều con người tâm huyết, để từ đây
giúp em có những điều tâm huyết cho riêng cá nhân mình.
Thầy cơ tâm huyết ln là động lực hàng đầu để em tới lớp và chú ý lắng
nghe. Mặc dù mỗi buổi học chỉ kéo dài 3 tiết, nhưng thầy cô hay các anh, chị,
chuyên gia được mời đến, luôn luôn truyền đạt nhiều nhất khối lượng kiến thức có
thể cho chúng em. Thậm chí cịn vượt ra ngoại phạm vi về không gian và thời gian
của môn học. Mọi thắc mắc, khó khăn ln được thầy cơ giải đáp tận tình và hết
mình. Những lần thầy Lê Anh lán lại tới quá trưa hay cô Hảo check mail cực muộn
để gửi đề cho chúng em, là những cơ hội để em được thán phục và cảm nhận tâm

huyết cũng như cách làm việc khoa học mà chuyên nghiệp của thầy cơ.
Windo Media – nhóm sự kiện của chúng em là điều mà em tâm huyết tiếp
theo. Mặc dù học cùng nhau tới 3 năm, nhưng do đặc thù đào tại tín chỉ mà chúng
em gần như rất ít có cơ hội làm việc chung, đặc biệt là làm việc theo cả một q
trình. Nhưng chính Tổ chức sự kiện là môn học đã cho chúng em cơ hội để thực
hiện điều đó. Từ những ngày đầu lên ideal, nhóm đã phải họp khơng dưới 10 lần,


seminar thầy góp ý rồi lại họp... Làm việc tập thể nhiều bất đồng và khó ưa, nhưng
sau tất cả, chúng em đều nhận ra giá trị của mỗi người, và mỉm cười với nhau thật
mãn nguyện, khi hoàn thành đứa con tinh thần của mình.
Sau cùng, em tâm huyết với chính những gì mình đã, đang và sẽ theo đuổi
trong tương lai. Em đã có ý định chuyển hướng từ báo chí sang tổ chức sự kiện từ
năm 2, và khi gặp được thầy Lê Anh cùng môn học em mới thấy đó là lựa chọn
đúng đắn. Tâm huyết với từng việc làm, từng vị trí và từng hành động dù là sự kiện
lớn hay nhỏ, online hay offline sẽ là cơ sở để em tự tin dấn thân vào ngành này.

LỜI CẢM ƠN

Thay mặt tập thể lớp và cá nhân, em xin được gửi lời cảm chân thành tới
Thầy Trịnh Lê Anh, cô Thu Hảo, cô Hải Yến cùng các anh, chị chuyên gia. Chúng
em trân trọng và biết ơn những gì mà thầy cơ và anh chị đã giành cho Lớp Báo chí
Đại học Văn hóa Hà Nội. Những kiến thức, bài học, kinh nghiệm ngọn lửa nghề
của thầy cô và anh chị truyền đạt chắc chắn sẽ là chất xúc tác to lớn để chúng em
vững tin làm việc trong tương lai khơng xa.
Kính chúc các thầy, cô, anh, chị mãi sức khỏe, thành công và hạnh phúc.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
7. CAO THỊ KHÁNH
I. Những công việc đã thực hiện
1. Công việc thực hiện trước ngày tổ chức sự kiện

- Tham gia đầy đủ các cuộc họp của nhóm.


- Cùng mọi người trong nhóm lên ý tưởng, duyệt proposal, chuẩn bị công tác hậu
cần cho sự kiện cho đến những ngày bắt tay vào thực hiện.
2. Công việc thực hiện trong ngày tổ chức sự kiện
Hỗ trợ ban hậu cần:
-

Mang vật dụng trang trí lên phịng.
Chuẩn bị máy tính để chiếu phần mở đầu giới thiệu chương trình.
Cùng sắp xếp bàn ghế trong phòng thu.
Sắp xếp bàn ghế cho khách mời và thầy cô.
Hỗ trợ ban kĩ thuật duyệt thử chương trình về âm thanh.
Cùng đón tiếp các bạn khách mời đến tham dự buổi livestream.
Làm khan giả cho chương trình và tham gia trả lời câu hỏi từ
khách mời.

3. Công việc thực hiện sau khi tổ chức sự kiện
- Sắp xếp lại bàn ghế như cũ trong phịng.
- Dọn dẹp vệ sinh trong phịng.
- Cùng nhóm tổng kết lại những việc đã làm và chưa làm được sau
event.
II. Cảm nhận cá nhân:
1. Cảm nghĩ sau sự kiện
Sau q trình tổ chức mỗi người đều có những cảm nhận riêng. Có lẽ mọi
thành viên đều rất vui khi được tham gia tổ chức chương trình. Từ khi được thầy
giao đề tài mọi người ai cũng lo lắng về việc tổ chức sao cho tốt nhất. Những công
việc cần chuẩn bị dù đã được học hay biết qua sách vở nhưng khi bắt tay vào thực
hiện mới thật sự thấy khó khăn. Khi chưa tổ chức thì cảm thấy q trình tổ chức

cũng rất đơn giản nếu có sự sắp xếp chuẩn bị từ trước. Nhưng từ thực tế chỉ mới ở
giai đoạn chuẩn bị mà đã gặp không ít khó khăn như việc lên ý tưởng, prosal sao
cho “lọt” vào được tầm ngắm của thầy… Sau khá nhiều bản nháp ý tưởng, cuối


cùng, event mang tên: Talkshow: “Nghệ thuật nói thuyết phục” đã được thơng qua.
Và tiếp theo, cái khó trong việc chuẩn bị là phải tổ chức talk như thế nào. Sự kiện
có thành cơng hay khơng cũng một phần do q trình chuẩn bị có chu đáo hay
khơng! Khi được thực hành tổ chức sự kiện thì mới học được nhiều thứ ngồi sách
vở. Cả nhóm được tham gia tổ chức như thế này dù vất vả nhưng vẫn rất bổ ích rất
nhiều so với chỉ học lý thuyết xng.
Trong ngày tổ chức sự kiện mọi người đến từ sớm để chuẩn bị trước. Dường
như ai cũng quan tâm và có tâm trạng náo nức trơng chờ đến giờ tổ chức. Mọi
người cùng nhau mang vật dụng trang trí vào phòng và sắp xếp bàn ghế chuẩn bị
mọi thứ. Đây có lẽ là ngày làm việc vui vẻ và háo hức nhưng cũng xen nhiều phần
lo lắng của nhóm Windo bởi đây là sự kiện đầu tay của nhóm . Mọi người cùng
làm việc vì mục đích chung trong tiếng nói trị chuyện nhộn nhịp. Trong q trình
làm việc, mọi người cũng có xảy ra mâu thuẫn nhưng ai cũng chỉ muốn tốt cho lớp
và công việc được tốt hơn và rồi việc đó cũng được giải quyết tốt. Qua quá trình
chuẩn bị cũng giúp mọi người hiểu nhau hơn và hợp tác tạo nên tinh thần đoàn kết
cao. Khi sắp đến giờ tổ chức mọi người thật sự lo lắng vì chương trình sắp bắt đầu
mà số lượt người tương tác trong buổi livestream chưa được Nhóm đã phải tất bật
với việc lôi kéo thêm bạn bè chia sẻ, ấn tham dự buổi livestream. Trong quá trình
TCSK, diễn giả có phần “talk” đầu điên đến muộn hơn so với thời gian phát sóng
chương trình. Vì vậy BTC đã đưa diễn giả có phần “talk” thứ 2 lên trước. Việc đảo
ngược 2 phần “talk” khác hoàn toàn với kịch bản chương trình ban đầu đề ra và
khơng nằm trong tính tốn của BTC. Thêm nữa là chương trình bị kéo dài thêm
30p so với ước lượng thời gian ban đầu. Điều đó gây khó khăn trong cơng tác chạy
chương trình. Nhưng cả nhóm đều xuất sắc vượt qua được thử thách này.



×