Tải bản đầy đủ (.pdf) (211 trang)

Tư tưởng canh tân ở việt nam cuối thế kỷ xix đầu thế kỷ xx và ý nghĩa lịch sử của nó đối với công cuộc đổi mới ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.72 MB, 211 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------

TRẦN THỊ HOA

TƢ TƢỞNG CANH TÂN Ở VIỆT NAM
CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẦU THẾ KỶ XX
VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA NÓ ĐỐI VỚI
CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2021


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------

TRẦN THỊ HOA

TƢ TƢỞNG CANH TÂN Ở VIỆT NAM
CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẦU THẾ KỶ XX
VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA NÓ ĐỐI VỚI
CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Ngành: TRIẾT HỌC
Mã số: 9.22.90.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:


1. PGS.TS. TRẦN THỊ MAI
2. PGS.TS. TRẦN MAI ƢỚC
Ngƣời phản biện độc lập:
1. PGS.TS. Đặng Hữu Toàn
2. PGS.TS. Nguyễn Thanh Bình
Phản biện:
1. PGS.TS. Vũ Văn Gầu
2. PGS.TS. Vũ Đức Khiển
3. PGS.TS. Phạm Đào Thịnh

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2021


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành luận án này, tơi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ hết sức
quý báu của các tập thể và cá nhân.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lịng tri ân của tơi đến PGS.TS. Trần Thị Mai và
PGS.TS. Trần Mai Ước đã tận tâm hướng dẫn tôi nghiên cứu và thực hiện luận án.
Tôi xin chân thành cám ơn tập thể quý thầy cô trong Khoa Triết học, Phòng
Sau đại học Trường Đại học khoa học xã hội và Nhân văn - Đại học quốc gia
Thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, nghiên cứu
và thực hiện luận án.
Cuối cùng, tôi xin được biết ơn sâu sắc gia đình, người thân, bạn bè
đồng nghiệp đã ln là nguồn động viên to lớn về mọi mặt để tôi hoàn thành
luận án này.

Nghiên cứu sinh

Trần Thị Hoa



LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu và thực hiện dưới sự hướng
dẫn của PGS.TS. Trần Thị Mai và PGS.TS. Trần Mai Ước. Kết quả nghiên cứu
trong luận án là trung thực và chưa được ai công bố. Các tài liệu sử dụng trong
luận án có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.

Nghiên cứu sinh

Trần Thị Hoa


MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đề tài ..................................................3
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án ......................................................28
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án ...................................................29
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án ......................................29
6. Đóng góp mới của luận án ..................................................................................30
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án .........................................................30
8. Kết cấu của luận án .............................................................................................30
PHẦN NỘI DUNG ................................................................................................31
Chƣơng 1. ĐIỀU KIỆN LỊCH SỬ - XÃ HỘI VÀ TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN HÌNH
THÀNH TƢ TƢỞNG CANH TÂN Ở VIỆT NAM CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẦU
THẾ KỶ XX...........................................................................................................31
1.1. ĐIỀU KIỆN LỊCH SỬ, KINH TẾ, CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
VỚI SỰ HÌNH THÀNH TƢ TƢỞNG CANH TÂN Ở VIỆT NAM CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẦU
THẾ KỶ XX ..............................................................................................................31


1.1.1. Điều kiện lịch sử, kinh tế, chính trị - xã hội thế giới cuối thế kỷ XIX đầu
thế kỷ XX với sự hình thành tư tưởng canh tân ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu
thế kỷ XX ....................................................................................................... 31
1.1.2. Điều kiện lịch sử, kinh tế, chính trị - xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu
thế kỷ XX với sự hình thành tư tưởng canh tân ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu
thế kỷ XX .................................................................................................................... 43
1.2. TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN HÌNH THÀNH TƢ TƢỞNG CANH TÂN Ở VIỆT NAM CUỐI
THẾ KỶ XIX ĐẦU THẾ KỶ XX..................................................................................... 53

1.2.1. Chủ nghĩa yêu nước và tư tưởng canh tân trong lịch sử tư tưởng Việt Nam với
sự hình thành tư tưởng canh tân ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX ......... 54
1.2.2. Tinh hoa tư tưởng, văn hóa phương Đơng và phương Tây với sự hình thành tư
tưởng canh tân ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX..................................... 62
Kết luận chƣơng 1 ..........................................................................................................72


Chƣơng 2. NỘI DUNG VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA TƢ TƢỞNG CANH TÂN Ở
VIỆT NAM CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẦU THẾ KỶ XX .............................................76
2.1. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TƢ TƢỞNG CANH TÂN Ở VIỆT NAM CUỐI THẾ KỶ XIX
ĐẦU THẾ KỶ XX ...............................................................................................................76

2.1.1. Tư tưởng canh tân về kinh tế, chính trị .................................................................76
2.1.2. Tư tưởng canh tân về giáo dục, văn hóa .......................................................89
2.1.3. Tư tưởng canh tân về quân sự, ngoại giao ....................................................98
2.2. ĐẶC ĐIỂM CHỦ YẾU CỦA TƢ TƢỞNG CANH TÂN Ở VIỆT NAM CUỐI THẾ KỶ
XIX ĐẦU THẾ KỶ XX .............................................................................................107

2.2.1. Tư tưởng canh tân ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX thể hiện tinh
thần độc lập tự chủ, tự lực tự cường .....................................................................107

2.2.2. Tư tưởng canh tân ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX thể hiện tính
quá độ ....................................................................................................................113
2.2.3. Tư tưởng canh tân ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX thể hiện tính
mâu thuẫn ..............................................................................................................121
Kết luận chƣơng 2 ...............................................................................................130
Chƣơng 3. GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA TƢ TƢỞNG
CANH TÂN Ở VIỆT NAM CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẦU THẾ KỶ XX ĐỐI VỚI
CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY .....................................133
3.1. GIÁ TRỊ CỦA TƢ TƢỞNG CANH TÂN Ở VIỆT NAM CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẦU
THẾ KỶ XX ............................................................................................................133

3.1.1. Tư tưởng canh tân ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX phản ánh rõ
nét các yêu cầu khách quan của xã hội Việt Nam .................................................133
3.1.2. Tư tưởng canh tân ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX - một biểu
hiện độc đáo của chủ nghĩa yêu nước ...................................................................142
3.1.3. Tư tưởng canh tân ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX thể hiện giá
trị nhân văn sâu sắc ...............................................................................................147
3.2. HẠN CHẾ CỦA TƢ TƢỞNG CANH TÂN Ở VIỆT NAM CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẦU
THẾ KỶ XX ............................................................................................................155

3.2.1. Tư tưởng canh tân ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX thể hiện tính
duy tâm ..................................................................................................................155


3.2.2. Tư tưởng canh tân ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX thể hiện tính
cải lương ................................................................................................................160
3.2.3. Tư tưởng canh tân ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX thể hiện tính
chủ quan ................................................................................................................164
3.3. Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA TƢ TƢỞNG CANH TÂN Ở VIỆT NAM CUỐI THẾ KỶ
XIX ĐẦU THẾ KỶ XX ĐỐI VỚI CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ..168


3.3.1. Công cuộc đổi mới phải xuất phát từ thực tiễn ...........................................168
3.3.2. Công cuộc đổi mới phải dựa trên tinh thần độc lập tự chủ, tự lực tự cường ... 174
3.3.3. Công cuộc đổi mới phải gắn liền với việc phát huy dân chủ ......................181
Kết luận chƣơng 3 ...............................................................................................185
KẾT LUẬN CHUNG ..........................................................................................189
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................194
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CƠNG BỐ LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI CỦA LUẬN ÁN ...........................................................................204


1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Lịch sử xã hội lồi người nói chung, lịch sử xã hội Việt Nam nói riêng đã
chứng minh rằng, xã hội muốn phát triển phải ln trải qua q trình đổi mới
thường xun và tự đổi mới. Nếu khơng có cách nghĩ, cách làm mới, phù hợp với
hoàn cảnh, điều kiện mới thì tất yếu sẽ đi đến chỗ tụt hậu và bỏ lỡ cơ hội phát
triển. Bởi, theo quan điểm của phép biện chứng duy vật, phát triển là “quá trình
vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến
hoàn thiện hơn” (Hội đồng trung ương chỉ đạo biên soạn Giáo trình quốc gia các
môn Khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, 1999, tr.227). Do đó, canh tân,
cải cách hay đổi mới là quy luật tất yếu để phát triển, đáp ứng kịp thời những đòi
hỏi, yêu cầu của thực tiễn. Trường Chinh đã khẳng định rằng: “Đổi mới là đòi hỏi
bức thiết của đất nước và của thời đại” (Trường Chinh, 1987, tr.63).
Lịch sử Việt Nam đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển, mỗi giai đoạn phát
triển đều có những u cầu khách quan đặt ra địi hỏi phải giải quyết. Canh tân, cải
cách hay đổi mới là một trong những biện pháp để giải quyết những yêu cầu bức
thiết đó. Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, sự xâm lược và thống trị của thực dân
Pháp đã biến Việt Nam từ một nước phong kiến độc lập thành một nước thuộc địa,

nửa phong kiến. Trong bối cảnh ấy, dân tộc Việt Nam đứng trước hai nhiệm vụ:
Một là tiến hành canh tân đất nước về mọi mặt; Hai là đánh đuổi thực dân Pháp
xâm lược, giành độc lập cho dân tộc. Trong đó, chống đế quốc, giải phóng dân tộc
là nhiệm vụ hàng đầu. Theo Trần Văn Giàu (1993a):
“đất nước và dân tộc Việt Nam đứng trước hai nhiệm vụ lịch sử rất trọng
đại, rất khẩn cấp: một là nhiệm vụ duy tân, nghĩa là từ bỏ sự đình trệ phong
kiến châu Á để phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa như Âu Mỹ; hai là
bảo vệ nền độc lập dân tộc chống thực dân xâm lược; hai nhiệm vụ có liên
quan mật thiết với nhau” (tr.54)
Trước yêu cầu cấp thiết của lịch sử, các nhà canh tân ở Việt Nam cuối thế
kỷ XIX đầu thế kỷ XX mà tiêu biểu Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch, Đặng
Huy Trứ, Phạm Phú Thứ, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh đã nhận thức rõ yêu


2
cầu khách quan của lịch sử Việt Nam lúc bấy giờ là phải tiến hành canh tân đất
nước về mọi mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục… làm cho đất nước phú
cường, đủ sức chống lại sự xâm lược của thực dân Pháp giành lại độc lập cho dân
tộc và tự do, hạnh phúc cho nhân dân. Mặc dù chỉ tồn tại trong xã hội Việt Nam
thời gian ngắn và còn những hạn chế do điều kiện lịch sử - xã hội và quan điểm,
lập trường giai cấp chế định, nhưng tư tưởng canh tân lúc bấy giờ đã góp phần giải
quyết những yêu cầu bức thiết mà lịch sử đặt ra cho giai đoạn lịch sử cuối thế kỷ
XIX đầu thế kỷ XX ở Việt Nam. Do đó, từ trước đến nay, đã có nhiều nhà khoa
học trong và ngoài nước lựa chọn tư tưởng canh tân giai đoạn này làm đối tượng
nghiên cứu với nhiều cách tiếp cận khác nhau và đã đạt được những thành tựu
đáng kể. Tuy nhiên, vẫn còn một số vấn đề cần phải được tiếp tục nghiên cứu, bổ
sung và làm sáng rõ hơn ngay cả khi đó là những vấn đề đã đạt được sự thống nhất
tương đối từ các nhà nghiên cứu về điều kiện, tiền đề hình thành cũng như những
nội dung cơ bản trong tư tưởng canh tân ở Việt Nam giai đoạn này. Bên cạnh đó,
nhiều vấn đề xung quanh tư tưởng canh tân giai đoạn này cho đến nay vẫn cịn có

những luồng ý kiến khác khau, thậm chí cịn có những nhận định, đánh giá trái
chiều ở các khía cạnh: Yêu cầu khách quan của xã hội Việt Nam? Nhà Nguyễn đã
làm gì để giải quyết yêu cầu khách quan đang đặt ra đối với xã hội Việt Nam lúc
bấy giờ?; Cơ sở kinh tế và cơ sở xã hội cho việc tiến hành canh tân ở Việt Nam
cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX?; Nguyên nhân thất bại, giá trị và hạn chế của tư
tưởng canh tân ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX?... Vì vậy, việc nghiên
cứu tư tưởng canh tân ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX để tìm kiếm
những kiến giải mới, khách quan và khoa học có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
Trải qua hơn 30 năm đổi mới đất nước, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng,
Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử trên tất cả các
lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục… Trong Văn kiện Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ XII, Đảng Cộng sản Việt Nam đã tổng kết:
“Nhìn tổng thể, qua 30 năm đổi mới, đất nước ta đã đạt được những thành
tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội và
bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2016, tr.65)


3
Những thành tựu đã đạt được trong 30 năm đổi mới là kết quả của quá trình
tổng kết những kinh nghiệm từ thực tiễn, từ sự kế thừa và tiếp thu những tư tưởng
đặc sắc của người đi trước và cải biến chúng cho phù hợp với những điều kiện lịch
sử Việt Nam trong mỗi giai đoạn phát triển. Trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam
đang bước vào thời kỳ mới, trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực có nhiều
diễn biến phức tạp tác động trực tiếp, tạo ra cả thời cơ và thách thức to lớn. Đặc biệt,
sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật, sự bùng nổ của công nghệ thông tin,
xu hướng tồn cầu hóa kinh tế diễn ra mạnh mẽ. Để thực hiện thắng lợi sự nghiệp
đổi mới đất nước, một trong những vấn đề có tính quyết định là phải xây dựng một
đường lối đổi mới trên cơ sở tiếp thu những thành tựu của văn minh nhân loại, kế
thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, phù hợp với điều kiện thực tiễn
của cách mạng Việt Nam và xu thế chung của lịch sử. Vì vậy, việc nghiên cứu tư

tưởng canh tân ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX để có những nhận thức
đúng đắn và đầy đủ hơn về tư tưởng canh tân ở Việt Nam giai đoạn này cũng như
giá trị của nó trong giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, từ đó rút ra ý nghĩa
lịch sử của nó đối với cơng cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay là một việc làm hết
sức cần thiết và cấp bách. Xuất phát từ thực tiễn trên, tôi chọn vấn đề: “Tư tưởng
canh tân ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX và ý nghĩa lịch sử của nó đối
với cơng cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài luận án Tiến sĩ Triết học.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đề tài
Do tính chất đặc thù và phức tạp của giai đoạn lịch sử Việt Nam cuối thế
kỷ XIX đầu thế kỷ XX, tư tưởng canh tân ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ
XX là một đề tài thu hút sự quan tâm của đông đảo các học giả, nhà nghiên cứu...
Với nhiều công trình khoa học, nhiều chuyên khảo được khai thác dưới nhiều góc
độ, nhiều khía cạnh khác nhau. Có thể khái qt các cơng trình nghiên cứu về tư
tưởng canh tân ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX theo một số hướng
nghiên cứu chính sau:
Hướng nghiên cứu thứ nhất, đó là các cơng trình nghiên cứu về điều
kiện, tiền đề hình thành tư tưởng canh tân ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế
kỷ XX


4
Ở hướng nghiên cứu này, tác giả luận án đã thu thập, tổng hợp và khái qt
các cơng trình, tài liệu nghiên cứu liên quan đến điều kiện lịch sử - xã hội và tiền
đề hình thành tư tưởng canh tân ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX một
cách nghiêm túc, đầy đủ, có hệ thống để làm rõ lịch sử nghiên cứu vấn đề, cụ thể
có các cơng trình như sau:
Trước hết phải kể đến cơng trình Lịch sử tư tưởng Việt Nam, tập 2, của Lê
Sỹ Thắng, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, năm 1997, gồm ba phần: Một bước phát
triển của hệ tư tưởng phong kiến Việt Nam: khuynh hướng tự khẳng định và thành
tựu của khuynh hướng này; tư tưởng Việt Nam trước một số vấn đề của thực tiễn

bảo vệ Tổ quốc hồi nửa cuối thế kỷ XIX; sự ra đời của tư tưởng canh tân - Cơ sở
thế giới quan của tư tưởng ấy. Qua đó, tác giả đã trình bày và phân tích khá kỹ tình
hình kinh tế, chính trị - xã hội và những vấn đề mà thực tiễn lịch sử Việt Nam đặt
ra cho các nhà tư tưởng Việt Nam giai đoạn cuối thế kỷ XIX. Theo tác giả, tư
tưởng canh tân xuất hiện trên ba tiền đề cơ bản: Thứ nhất, sự xuất hiện của chủ
nghĩa thực dân Pháp và sự thất bại của các phong trào kháng Pháp ngay trong thời
kỳ đầu kháng chiến đã thức tỉnh một số người yêu nước và tiến bộ; Thứ hai, sự
xâm lược của thực dân Pháp đã làm cho tư duy dân tộc được mở rộng tầm nhìn đến
phương Tây tư bản chủ nghĩa, cùng với sách báo “Tân thư” qua con đường Trung
Quốc đã truyền về Việt Nam; Thứ ba, nền văn hóa và văn minh phương Tây theo
bước chân của quân xâm lược vào Việt Nam, đầu tiên là ở vùng bị chúng chiếm
đóng đã gợi mở cho tư tưởng canh tân. Nhìn chung, đây là tác phẩm có nội dung
phong phú, hệ thống và có chất lượng tốt về mặt lịch sử tư tưởng Việt Nam.
Tiếp đến là cuốn Tân thư và xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ
XX, do Đinh Xuân Lâm, Phùng Hữu Phú, Lê Huy Tiêu và Trần Ngọc Vương,
Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 1997 đã tuyển chọn 42 báo cáo tập trung
thảo luận, trao đổi xoay quanh các chủ đề: Các tác giả và tác phẩm Tân thư ở
Trung Quốc và Nhật Bản; bối cảnh xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX với việc du
nhập Tân thư; ảnh hưởng của Tân thư với phong trào duy tân đầu thế kỷ XX ở
Việt Nam. Nhìn chung, các tác giả đều khẳng định nền tảng vật chất cho các
luồng tư tưởng mới dội vào là do sự chuyển biến trong cơ cấu kinh tế và xã hội


5
Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Điều đó có nghĩa là, sự du nhập các
luồng tư tưởng mới thông qua Tân thư vào Việt Nam lúc đó khơng phụ thuộc vào
ý muốn chủ quan của một cá nhân nào mà là một tất yếu của lịch sử, là do yêu
cầu canh tân nhằm tự cường và bảo vệ độc lập dân tộc trước sự xâm lược của
thực dân phương Tây.
Cuốn Những vấn đề lịch sử và văn chương triều Nguyễn, do Nguyễn Phong

Nam, Trần Hữu Duy, Huỳnh Kim Thành và Trần Đại Vinh, Nxb. Giáo dục, Hà
Nội, năm 1997. Đây là cuốn sách tập hợp các bài viết được tuyển chọn từ nhiều ý
kiến, tham luận của 27 nhà nghiên cứu ở các trường đại học, trung tâm nghiên cứu
trong cả nước đã phân tích những biến đổi quan trọng nhất về chế độ xã hội, thể
chế chính trị, văn hóa, giáo dục… của triều Nguyễn, trong đó nhiều vấn đề của xã
hội Việt Nam đã được các tác giả nhìn nhận một cách khoa học. Điều này, đã
mang lại những giá trị nhất định để người đọc rút tỉa những nét khái quát nhất
trong việc lý giải về những điều kiện, tiền đề hình thành, phát triển tư tưởng canh
tân ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Tuy nhiên, cuốn sách chỉ cung cấp
những cách nhìn, kiến giải khác nhau, thậm chí trái ngược nhau của các nhà nghiên
cứu về một số vấn đề cụ thể của lịch sử triều Nguyễn mà không đưa ra các kết
luận, đánh giá, nhận định có tính chất tổng kết về triều Nguyễn.
Trong cơng trình Lịch sử Cận - Hiện đại Việt Nam: Một số vấn đề nghiên
cứu, Nxb. Thế giới, Hà Nội, năm 1998, tác giả Đinh Xuân Lâm đã tập hợp các
bài nghiên cứu của mình, sắp xếp theo bốn chủ đề, trong đó có chủ đề liên quan
trực tiếp đến đề tài mà chúng tôi nghiên cứu: Việt Nam trước nạn xâm lược thực
dân và Việt Nam đầu thế kỷ XX. Tác giả đã đề cập đến nhiều vấn đề đã từng gây
ra những cuộc thảo luận trên tạp chí hay trong các cuộc hội thảo như: Trách
nhiệm của triều Nguyễn trong việc để mất nước vào tay thực dân Pháp cuối thế
kỷ XIX; Những chuyển biến về kinh tế, chính trị - xã hội, văn hóa… ở Việt Nam
đầu thế kỷ XX.
Trong bài viết có nhan đề “Những nhân tố quyết định sự xuất hiện tư tưởng
cải cách ở Việt Nam thế kỷ XIX”, Tạp chí Triết học, số 4, năm 1999, Lê Thị Lan
phân tích và lý giải tính tất yếu của sự ra đời các tư tưởng canh tân ở Việt Nam thế


6
kỷ XIX là sự kết hợp giữa nhân tố khách quan và nhân tố chủ quan. Trong đó, có
hai nhân tố khách quan là sự xâm lược của thực dân Pháp và sự tiếp xúc với văn
minh phương Tây, còn nhân tố chủ quan chính là năng lực tư duy của các nhà tư

tưởng. Đồng thời, tác giả cũng khẳng định thiếu một trong những nhân tố đó thì
khơng thể có tư tưởng cải cách trong bối cảnh kinh tế, chính trị, xã hội Việt Nam
lúc đó. Nhìn chung, tác giả bài viết đã có sự lý giải thấu đáo vấn đề được nêu ra,
song thiết nghĩ vẫn còn một số những nhân tố khác đưa đến sự hình thành, phát
triển của tư tưởng canh tân cần được bổ sung và làm rõ.
Kế tiếp phải kể đến cơng trình được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh có tựa
đề Sự phát triển của tư tưởng Việt Nam từ thế kỷ XIX đến Cách mạng Tháng Tám
(3 tập) của Trần Văn Giàu, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, năm 2003. Ở cơng trình
này, nhà nghiên cứu Trần Văn Giàu đã đi sâu khảo sát hầu hết các cuộc đấu tranh
tư tưởng phức tạp diễn ra ở Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử từ thế kỷ XIX
đến Cách mạng Tháng Tám (năm 1945). Đó là q trình chuyển biến của ba hệ tư
tưởng nối tiếp nhau, xen kẽ và đấu tranh với nhau: Ý thức hệ phong kiến; ý thức hệ
tư sản và ý thức hệ vơ sản. Trong đó liên quan tới đề tài: Tập 1 (Hệ ý thức phong
kiến và sự thất bại của nó trước các nhiệm vụ lịch sử), tác giả đã tập trung phân
tích các vấn đề liên quan đến ý thức hệ phong kiến như cơ sở xã hội, hệ tư tưởng
Nho giáo và sự bất lực của nó trước các nhiệm vụ của thực tiễn lịch sử Việt Nam
nửa cuối thế kỷ XIX: “chính đạo” và “tà giáo”, “duy tân” hay “thủ cựu”, “chiến”
hay “hòa”; Tập 2 (Hệ ý thức tư sản và sự bất lực của nó trước các nhiệm vụ lịch
sử), tác giả có bàn về điều kiện cơ bản của sự phát triển tư tưởng trong thời gian
lịch sử từ sau phong trào Cần Vương đến Chiến tranh thế giới thứ nhất, trên cơ sở
đó tác giả đi sâu phân tích chủ trương tân học văn minh hay là đường lối khai dân
trí, chấn dân khí. Ngồi ra, tác giả còn đề cập đến những vấn đề tư tưởng và chính
trị đã được tranh cãi hồi đầu thế kỷ XX: “cầu viện” và “tự lực”, “bạo động” và “cải
lương”, “quân chủ” và “dân chủ”. Đây là tài liệu tham khảo quý giá và đáng tin
cậy để người nghiên cứu có cái nhìn tổng quan về sự phát triển của lịch sử tư
tưởng Việt Nam, trong đó có sự phát triển của tư tưởng canh tân ở Việt Nam giai
đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.


7

Cuốn Kinh tế và xã hội Việt Nam dưới các vua triều Nguyễn, của Nguyễn
Thế Anh, Nxb. Văn học, năm 2008 đã trình bày và phân tích tương đối cụ thể về
tình hình kinh tế và xã hội Việt Nam dưới các vua triều Nguyễn trong thế kỷ XIX.
Nhìn chung, đây là tài liệu tham khảo quý báu để người nghiên cứu tiếp tục đi sâu
làm rõ thêm những điều kiện lịch sử, kinh tế, chính trị - xã hội của Việt Nam giai
đoạn này với sự hình thành và phát triển của tư tưởng canh tân cuối thế kỷ XIX
đầu thế kỷ XX.
Gần đây, Dỗn Chính và các tác giả khác, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội,
năm 2013 đã xuất bản tác phẩm Lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam từ thời kỳ
dựng nước đến đầu thế kỷ XX. Đây là cơng trình nghiên cứu khoa học cơng phu và
có giá trị khoa học rất đáng trân trọng. Các tác giả đã trình bày một cách khái quát
và có hệ thống về điều kiện lịch sử, kinh tế, chính trị - xã hội qua năm thời kỳ:
Thời kỳ dựng nước; thời kỳ Bắc thuộc; thời kỳ từ thế kỷ X đến thế kỷ XIV; thời kỳ
từ thế kỷ XV đến cuối thế kỷ XIX và thời kỳ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
Trong đó thời kỳ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX được đề cập ở chương bốn và
chương năm. Nhìn chung, đây là tác phẩm khá đồ sộ, có nội dung phong phú và
khoa học, phục vụ tốt cho việc tìm hiểu, nghiên cứu về lịch sử tư tưởng triết học
Việt Nam, trong đó có tư tưởng canh tân giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
Song, trong chừng mực nhất định, tác phẩm mới chỉ tập trung nghiên cứu ở góc độ
tư tưởng triết học.
Bộ Đại cương lịch sử Việt Nam, (toàn tập), của Trương Hữu Quýnh,
Đinh Xuân Lâm và Lê Mậu Hãn, Nxb. Giáo dục, 2014 là một cơng trình đầy đủ,
khái qt tồn bộ lịch sử Việt Nam từ thời nguyên thủy đến năm 2006, gồm ba
thời kỳ lịch sử lớn: Lịch sử Việt Nam từ thời nguyên thủy đến năm 1858, lịch
sử Việt Nam từ năm 1858 đến 1945, lịch sử Việt Nam từ năm 1945 đến năm
2006. Trong đó lịch sử Việt Nam giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
được đề cập ở thời kỳ thứ hai của phần một (Việt Nam từ năm 1858 đến năm
1896) và phần hai (Việt Nam từ năm 1897 đến năm 1918). Nội dung các tác
phẩm này đã khái quát sự khủng hoảng suy vong của triều đình nhà Nguyễn và
những biến chuyển to lớn về kinh tế, chính trị - xã hội của Việt Nam trước sự



8
xâm lược của thực dân Pháp. Những nội dung đề cập được các tác giả tái hiện
hết sức trung thực, khách quan về mặt thời gian, địa điểm, diễn biến bằng các
cứ liệu lịch sử đáng tin cậy.
Ngoài những tác phẩm và các bài viết tiêu biểu kể trên, còn có các tác phẩm
như Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, của tác giả Phan Huy Lê, Chu Thiên,
Vương Hoàng Tuyên và Đinh Xuân Lâm, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, năm 1960; tác
phẩm Việt Nam thế kỷ XIX (1802 - 1884) của Nguyễn Phan Quang, Nxb. Tp. Hồ
Chí Minh, năm 1999; tác phẩm Lịch sử tư tưởng Việt Nam của Huỳnh Cơng Bá,
Nxb. Thuận Hóa, Huế, năm 2007,… Nhìn chung, những tác phẩm kể trên ít nhiều
đã đề cập đến bối cảnh lịch sử Việt Nam giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
Tuy nhiên, các công trình này được viết dưới dạng tổng quan nên chưa có sự phân
tích đầy đủ những điều kiện lịch sử, kinh tế, chính trị - xã hội Việt Nam giai đoạn
cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
Ở hướng nghiên cứu này, bên cạnh những cơng trình nghiên cứu của các
học giả trong nước cịn phải kể đến những cơng trình của các học giả nước ngồi.
Trong đó phải kể đến G. Boudarel với cuốn Phan Bội Châu và xã hội Việt Nam ở
thời đại ơng, Nxb. Văn hóa - Thông tin, Hà Nội, năm 1997. Tác giả đã cố gắng
phân tích các đặc điểm của xã hội Việt Nam trên các mặt kinh tế xã hội và tư
tưởng trong bối cảnh lịch sử khu vực Đông Nam Á và thế giới cũng như quá trình
chuyển biến cách mạng Việt Nam từ quân chủ lên dân chủ thông qua hoạt động
của hai sĩ phu tiến bộ đầu thế kỷ XX là Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh. Có thể
nói, cơng trình của G. Boudarel có những đóng góp nhất định vào việc nghiên cứu
Phan Bội Châu nói riêng và phong trào yêu nước cách mạng Việt Nam hồi đầu thế
kỷ XX nói chung.
Tác giả Shiraishi Masaya có cuốn Phong trào dân tộc Việt Nam và quan hệ
của nó với Nhật Bản và châu Á: Tư tưởng của Phan Bội Châu về cách mạng thế
giới, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, xuất bản năm 2000, (bản dịch của Trần Sơn).

Ngoài phần Dẫn luận, nội dung của cuốn sách được kết cấu thành bốn phần, 14
chương với 900 trang sách. Đây là một cơng trình nghiên cứu cơng phu và nghiêm
túc của tác giả về vấn đề này. Thông qua những trước tác mà Phan Bội Châu để lại


9
và nguồn tài liệu phong phú, tác giả đã khái quát, tái hiện lại phong trào dân tộc của
Việt Nam và hoạt động của Phan Bội Châu trong bối cảnh lịch sử cận hiện đại ở
Việt Nam và trong bối cảnh các quan hệ quốc tế ở châu Á. Từ đó, tác giả đã làm rõ
được nhiều khía cạnh trong tư tưởng và và chủ trương hoạt động của Phan Bội
Châu. Nhìn chung, những nhận định của tác giả là thỏa đáng, được khái quát qua
việc phân tích các nguồn tư liệu phong phú và trên cơ sở nhìn nhận khách quan khoa
học nên có sức thuyết phục.
Bên cạnh đó cịn có các tác phẩm như Nước Đại Nam đối diện với Pháp và
Trung Hoa, của Yoshiharu Tsuboi (bản dịch của Nguyễn Đình Đầu), Nxb. Tri
thức, Hà Nội, năm 2011; cuốn Lịch sử Đông Nam Á, của D.G.E Hall (bản dịch của
Nguyễn Thái Yên Hương, Hoàng Anh Tuấn, Bùi Thanh Sơn), Nxb. Chính trị quốc
gia, Hà Nội, năm 1997; cuốn Sự hiện diện tài chính và kinh tế của Pháp ở Đông
Dương (1859 - 1939), của Jean - Pierre Aumiphin (bản dịch của Đinh Xuân Lâm),
Hội khoa học lịch sử Việt Nam, Hà Nội, năm 1994. Những tác phẩm này cũng có
điểm qua về tình hình kinh tế, chính trị - xã hội ở Việt Nam và đây cũng được xem
là những nguồn thơng tin có giá trị nghiên cứu, song nội dung liên quan trực tiếp
đến đề tài không nhiều.
Như vậy, ở góc độ điều kiện lịch sử, kinh tế, chính trị - xã hội ở Việt Nam
giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đã được nhiều học giả nước ngồi quan
tâm, nghiên cứu.
Nhìn chung, ở hướng nghiên cứu này, các cơng trình nghiên cứu đã phác
họa khái quát về những điều kiện lịch sử, kinh tế, chính trị - xã hội, những yêu cầu
do thực tiễn xã hội Việt Nam giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đặt ra…
Nhờ đó, người nghiên cứu có cái nhìn tổng quan hơn về giai đoạn này, trong đó có

tư tưởng canh tân. Mặc dù những vấn đề được nêu chỉ nằm rải rác ở từng tác phẩm
vì mỗi tác phẩm chỉ nghiên cứu ở một góc độ nhất định, tập trung vào các luận
điểm khoa học riêng của từng cơng trình, song những cơng trình trên đã cung cấp
cho tác giả những tư liệu bổ ích trong việc nghiên cứu, khái quát điều kiện, tiền đề
hình thành và phát triển của tư tưởng canh tân ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế
kỷ XX một cách hệ thống và sâu sắc.


10
Hướng nghiên cứu thứ hai, đó là các cơng trình nghiên cứu về nội dung
và đặc điểm của tư tưởng canh tân ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
Ở hướng nghiên cứu này, các cơng trình nghiên cứu đã trình bày, phân tích
nội dung và đặc điểm của tư tưởng canh tân ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế
kỷ XX khá đầy đủ, hệ thống trên tinh thần nghiên cứu khoa học, nghiêm túc và khá
công phu.
Tiêu biểu cho hướng nghiên cứu này, trước hết phải kể đến tác phẩm Những
đề nghị cải cách của Nguyễn Trường Tộ cuối thế kỷ XIX của Đặng Huy Vận,
Chương Thâu, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, năm 1961. Các tác giả đã trình bày và phân
tích khá chi tiết những nội dung cơ bản trong tư tưởng canh tân của Nguyễn
Trường Tộ trên các lĩnh vực như nông nghiệp, cơng nghiệp, thương nghiệp, tài
chính, giáo dục, văn hóa, xã hội… Đây có thể xem là một trong những nghiên cứu
đầu tiên của các nhà sử học hiện đại về Nguyễn Trường Tộ và các đề nghị cải cách
của ông. Tuy nhiên, với vai trò khai sơn phá thạch, do đó những luận cứ và những
luận chứng có thể chưa thật đầy đủ; mặt khác, các tài liệu vì chưa được sắp xếp và
đối chiếu nên giá trị sử dụng còn nhiều hạn chế.
Cuốn Đặng Huy Trứ con người và tác phẩm, của Đặng Hưng Dzoanh, Bùi
Văn Côn và Đặng Phước Tuấn, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, năm 1990. Đây là
tác phẩm khảo cứu đồ sộ và hệ thống đề cập đến nhiều thể loại như thơ, văn, câu
đối của Đặng Huy Trứ. Các tác giả đã dày công sưu tầm và biên soạn theo từng
giai đoạn, từng thời kỳ khác nhau trong cuộc đời của Đặng Huy Trứ. Qua đó cung

cấp cho người đọc nguồn tài liệu phong phú và đáng tin cậy về cuộc đời, tư tưởng
và tác phẩm của Đặng Huy Trứ. Song, trong chừng mực nhất định, tác phẩm chỉ
nghiên cứu ở góc độ sưu tầm thơ văn của Đặng Huy Trứ nên chưa đào sâu tư
tưởng canh tân của ông.
Tiếp đến là tác phẩm Phan Bội Châu toàn tập (10 tập) do Chương Thâu sưu
tầm và biên soạn, Nxb. Thuận Hóa, năm 1990 được xem là “tập đại thành” về
Phan Bội Châu. Đây là một cơng trình tầm vóc có giá trị khoa học, giúp các học
giả trong và ngoài nước tiếp cận được một khối lượng tư liệu phong phú và có hệ
thống, đáng tin cậy, trong đó có nhiều tư liệu mới. Đặc biệt hơn, tác phẩm được tái


11
bản vào năm 2000, đã cung cấp thêm 5000 trang bản thảo (kể cả phần nguyên văn
chữ Hán) sưu tầm, dịch chú, biên soạn bổ sung, trong đó nhiều tác phẩm có giá trị
mới được phát hiện như vở tuồng Việt vong thảm trạng, Hà thành liệt sĩ truyện
(truyện ký lịch sử)… Bên cạnh đó, tác phẩm cũng đã thu thập được rất nhiều nhận
định về Phan Bội Châu của Chương Thâu và các học giả trong và ngoài nước. Qua
đó, tác phẩm đã giúp cho người đọc có cái nhìn bao quát, đầy đủ hơn về con người,
tư tưởng và sự nghiệp của Phan Bội Châu. Song, cách sắp xếp các tác phẩm theo
trình tự thời gian tuy hợp lý nhưng lại gây khó khăn trong q trình nghiên cứu,
nhận diện về tư tưởng của Phan Bội Châu theo hệ thống khoa học. Hơn nữa, với
một tác phẩm đồ sộ (10 tập) nhưng ở tập cuối tác giả chưa có bất kỳ những nhận
định, đánh giá nào về Phan Bội Châu, do đó thiếu sự khái quát cần thiết.
Cuốn Nguyễn Lộ Trạch điều trần và thơ văn, của Mai Cao Chương và Đoàn
Lê Giang, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, năm 1995 cũng là một nguồn tài liệu có
giá trị. Ở tác phẩm này, các tác giả đã sưu tầm khá đầy đủ những tư liệu về cuộc
đời và di cảo của Nguyễn Lộ Trạch. Nhìn chung, tác phẩm đã cung cấp cho người
nghiên cứu nguồn tài liệu quý giá về những bản điều trần nổi tiếng của Nguyễn Lộ
Trạch như Thời vụ sách thượng, Thời vụ sách hạ, Thiên hạ đại thế luận… góp
phần nhận diện được những nội dung cơ bản nhất trong tư tưởng canh tân của ông.

Đáng chú ý là phần Thiên hạ đại thế luận (Mai Cao Chương và Đoàn Lê Giang,
1995, tr.138), Nguyễn Lộ Trạch đã tập trung phân tích tình hình thế giới, đó là sự
xâm lược của các nước đế quốc đối với các nước châu Á, mâu thuẫn giữa các nước
đế quốc… Từ đó, ơng cho rằng ngun nhân thịnh suy, cịn mất của một quốc gia
nằm ở “chính giáo”, tức chính trị và giáo dục, ơng lấy gương Hoa Kỳ, Nhật Bản,
Thái Lan… làm minh chứng cho những lập luận của mình là phải tiến hành cải
cách đất nước.
Cuốn Tuyển tập Phan Châu Trinh, Nxb. Đà Nẵng, xuất bản năm 1995, của
Nguyễn Văn Dương, in lần thứ hai, có sửa chữa, bổ sung (Nhà xuất bản Văn hóa Thơng tin, 2006). Cơng trình là kết quả của một quá trình nghiên cứu nhiều năm,
chủ yếu là trong những năm 1977 - 1981 của nhóm nghiên cứu Phan Châu Trinh
thuộc khoa Văn, trường Đại học Sư phạm Huế. Với cơng trình này, các tác giả đã


12
giúp người đọc có cái nhìn cụ thể, gần như toàn diện những di cảo phong phú của
Phan Châu Trinh. Đồng thời, việc hiệu đính văn bản cơng phu của tác giả đã phần
nào giúp người đọc tiếp xúc gần như không sai những trước tác của cụ Phan.
Tác giả Nguyễn Văn Xn có cơng trình Phong trào Duy tân biên khảo,
Nxb. Đà Nẵng, năm 1995 đã đề cập đến những nhân vật có tư tưởng canh tân như
Nguyễn Lộ Trạch, Phan Châu Trinh và Phan Bội Châu. Đây là một tác phẩm khảo
cứu nên những quan điểm được trình bày nói chung là nghiêm túc và ít sai sót về
mặt sử liệu, do đó đây là một tác phẩm có giá trị nghiên cứu. Tuy nhiên, tác phẩm
mới chỉ chú trọng về mặt sử liệu chứ chưa khảo sát toàn diện nội dung của tư
tưởng canh tân ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
Tác phẩm Tìm hiểu tư tưởng dân chủ của Phan Châu Trinh, Nxb. Khoa học
xã hội, Hà Nội, xuất bản năm 1996, của Đỗ Thị Hòa Hới. Tác giả đã khảo sát quá
trình hình thành và phát triển tư tưởng dân chủ của Phan Châu Trinh và đặt nó
trong tiến trình hình thành và phát triển dòng tư tưởng canh tân đất nước trong mối
tương quan qua lại với dòng tư tưởng yêu nước bằng vũ trang bạo động. Trên cơ
sở đó, tác giả đã nêu bật được nguồn gốc, nội dung, thực chất và hạn chế lịch sử

trong tư tưởng dân chủ của Phan Châu Trinh. Nhìn chung, đây là tài liệu khá bổ
ích khi tìm hiểu nghiên cứu về tư tưởng dân chủ của Phan Châu Trinh. Tuy nhiên,
tác phẩm mới chỉ nghiên cứu về Phan Châu Trinh ở một khía cạnh nhất định chứ
chưa bàn đến những khía cạnh khác trong tư tưởng của Phan Châu Trinh như về
kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục…
Tác phẩm Xu hướng đổi mới trong lịch sử Việt Nam của hai tác giả Đinh
Xuân Lâm và Nguyễn Văn Hồng, Nxb. Văn hóa - Thơng tin, Hà Nội, năm 1998.
Đây là cơng trình tập hợp các bài nghiên cứu đầu tiên của hai tác giả một cách có
hệ thống và có tính chất tổng kết một cách khách quan và khá toàn diện về xu
hướng đổi mới ở Việt Nam trong giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Với
cách nhìn sâu sắc theo quan điểm lịch sử, hai tác giả đã đặt những vấn đề canh tân
của Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch, Đặng Huy Trứ,… trong bối cảnh của
thời đại và khu vực, thơng qua đó người đọc hiểu rõ hơn về nội dung, thực chất
của tư tưởng canh tân thời kỳ này.


13
Tác phẩm Một số chuyên đề lịch sử Việt Nam của Trần Bá Đệ và các tác giả
khác, Nxb. Đại học quốc gia Hà Nội, năm 2002 là một hệ thống các chuyên đề
(gồm 8 chuyên đề), đề cập đến một số nội dung cơ bản và chuyên sâu của lịch sử
Việt Nam thời Trung, Cận - Hiện đại. Đặc biệt là ở Chuyên đề ba (Tư tưởng canh
tân ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX) và Chuyên đề bốn (Tư tưởng dân
chủ tư sản ở Việt Nam đầu thế kỷ XX) của cơng trình này, các tác giả đã trình bày
và phân tích khá kỹ những vấn đề cơ bản trong tư tưởng canh tân của Nguyễn
Trường Tộ, Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh.
Cuốn Bước chuyển tư tưởng Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, do
Trương Văn Chung và Dỗn Chính đồng chủ biên, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà
Nội, năm 2005, đã cố gắng nêu bật lên những đặc điểm chung nhất trong tư tưởng
của các nhà canh tân ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX: Đả phá thể chế
quân chủ, thực hiện thể chế theo hướng dân chủ cộng hòa, đả phá lối học từ

chương, chống bế quan tỏa cảng, mở cửa giao lưu với phương Tây, phát triển và áp
dụng khoa học kỹ thuật phương Tây, thực hành kinh tế thương mại, đề cao vai trò
của con người…
Tác phẩm Tư tưởng triết học và chính trị của Phan Bội Châu, Nxb. Chính
trị quốc gia, Hà Nội, năm 2006, đã trình bày và phân tích khá chi tiết về tư tưởng
triết học và chính trị của Phan Bội Châu về thế giới, xã hội, con người, về đường
lối cứu nước, về giáo dục đào tạo… Song, trong chừng mực nhất định, tác phẩm
mới chỉ khai thác tư tưởng triết học và chính trị của Phan Bội Châu nên người đọc
chưa có cái nhìn hệ thống, tồn diện về tư tưởng của Phan Bội Châu nói chung và
tư tưởng canh tân của ơng nói riêng.
Tác phẩm Q trình chuyển biến tư tưởng chính trị Việt Nam cuối thế kỷ
XIX đầu thế kỷ XX qua các nhân vật tiêu biểu, của Dỗn Chính và Phạm Đào
Thịnh, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2007 đã trình bày và phân tích khá
chi tiết về nội dung và đặc điểm của tư tưởng chính trị Việt Nam cuối thế kỷ XIX
đầu thế kỷ XX. Tuy nhiên, các tác giả chỉ tập trung làm rõ q trình chuyển biến
chính trị Việt Nam thời kỳ này còn nhiều nội dung khác như kinh tế, văn hóa, giáo
dục… chưa được các tác giả chú ý đến. Bên cạnh đó, các tác giả mới chỉ khảo sát


14
tư tưởng của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn An Ninh, mặc dù thời kỳ
này còn nhiều nhân vật tư tưởng khác mà các tác giả chưa đề cập đến, chẳng hạn
như Nguyễn Trường Tộ, Đặng Huy Trứ, Phạm Phú Thứ…
Bài viết có nhan đề “Nội dung và đặc điểm tư tưởng chính trị Việt Nam
cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX qua các nhà tư tưởng tiêu biểu”, của Dỗn Chính
và Phạm Đào Thịnh, Tạp chí Triết học, số 3 (20), tháng 3 - 2008. Ở bài viết này,
các tác giả trình bày, phân tích và làm sáng tỏ một số nội dung, đặc điểm cơ bản
của tư tưởng chính trị Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX qua các nhà tiêu
biểu như tư tưởng về tự cường dân tộc, nâng cao dân trí, bồi dưỡng sức dân, truyền
bá tư tưởng dân chủ tư sản…

Tiếp đến là cuốn Fukuzama Yukichi và Nguyễn Trường Tộ - Tư tưởng cải
cách giáo dục, của Nguyễn Tiến Lực, Nxb. Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh, năm 2013.
Trong cơng trình này, tác giả đã trình bày và phân tích khá chi tiết tư tưởng cải cách
của Fukuzawa Yukichi và Nguyễn Trường Tộ, trong đó tác giả dành một dung
lượng đáng kể để nói về tư tưởng cải cách giáo dục của hai nhà tư tưởng này. Bên
cạnh đó, tác giả còn so sánh tư tưởng cải cách giáo dục giữa hai nhà tư tưởng cũng
như so sánh những cơ sở kinh tế, chính trị, xã hội của hai nước Việt Nam và Nhật
Bản vào thế kỷ XIX. Trên cơ sở đó, tác giả đã bước đầu lý giải vì sao tư tưởng cải
cách giáo dục của Fukuzawa Yukichi được thực hiện một cách triệt để ở Nhật Bản
còn tư tưởng cải cách giáo dục của Nguyễn Trường Tộ không được thực hiện ở Việt
Nam. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là những nghiên cứu ban đầu, một số nội dung cịn
chung chung chưa phân tích kỹ tư tưởng canh tân nói chung cũng như tư tưởng canh
tân giáo dục nói riêng của Fukuzawa Yukichi và Nguyễn Trường Tộ.
Tác phẩm Tư tưởng Phan Bội Châu về con người, của Dỗn Chính và Cao
Xuân Long, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, năm 2013, đã tìm hiểu,
nghiên cứu những nội dung cơ bản trong tư tưởng của Phan Bội Châu về con
người trên nhiều phương diện khác nhau như nguồn gốc, kết cấu, vị trí, vai trị…
và vấn đề giải phóng con người được thể hiện ở ba góc độ là triết học, chính trị xã hội và văn hóa đạo đức. Nhìn chung, đây là tài liệu tham khảo quý giá khi tìm
hiểu, nghiên cứu nội dung tư tưởng của Phan Bội Châu về con người.


15
Tác phẩm Nguyễn Trường Tộ nhà cải cách lớn của Việt Nam thế kỷ XIX,
do Chương Thâu biên soạn, Nxb. Văn hóa - Thơng tin, Hà Nội, năm 2014. Đây là
tác phẩm đã giới thiệu tương đối đầy đủ về thân thế, cuộc đời Nguyễn Trường
Tộ; Trình bày và phân tích những nét lớn trong những đề nghị duy tân của
Nguyễn Trường Tộ về các mặt: Kinh tế (nông nghiệp, cơng nghiệp), thương
nghiệp, tài chính, chính trị, giáo dục, văn hóa - xã hội, tơn giáo, quốc phịng và
ngoại giao. Đồng thời, tác giả cũng đi vào lý giải nguyên nhân những đề nghị
canh tân của Nguyễn Trường Tộ thất bại. Bên cạnh đó, tác giả cịn sưu tầm và

giới thiệu một số điều trần của Nguyễn Trường Tộ. Có thể xem đây là tài liệu
tham khảo quý báu cho những ai quan tâm nghiên cứu về tư tưởng canh tân của
Nguyễn Trường Tộ song chủ yếu ở phương diện cuộc đời và văn bản của các bản
điều trần. Bởi lẽ, mặc dù tác giả có phân tích những nét lớn trong đề nghị canh
tân của Nguyễn Trường Tộ nhưng chưa thật đầy đủ và có hệ thống.
Tiếp đến khơng thể khơng nhắc đến tác phẩm Phạm Phú Thứ tồn tập
(hai tập) của tập thể tác giả do Phạm Ngô Minh (chủ biên), Nxb. Đà Nẵng, năm
2014. Đây là công trình khoa học cơng phu, đồ sộ đã giới thiệu trọn vẹn hai tác
phẩm của Phạm Phú Thứ là Giá viên tồn tập và Giá viên biệt lục. Trong đó, tác
phẩm Giá viên toàn tập đồ sộ về khối lượng tác phẩm, đa dạng về đề tài và
phong phú về thể loại; tác phẩm Giá viên biệt lục (Tây hành nhật ký) là tập văn
xuôi tự sự thể ký bằng chữ Hán, ghi lại hành trình sứ bộ nước Đại Nam sang
Pháp và Tây Ban Nha chuộc lại ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ từ tháng 6/1863
đến tháng 3/1864. Nhờ có cơng trình này mà chúng ta biết được ngồi việc làm
Phó sứ sang Tây, Phạm Phú Thứ cịn có cơng lớn trong việc mở Ty Thương
chính Hải Phịng, lập đồn điền ở Nam Sách, khai khẩn vùng đất Đông Triều,
đắp đê Văn Giang, và rất nhiều đề nghị của Phạm Phú Thứ như mở Lãnh sự
quán ở Hương Cảng để mở rộng quan hệ ngoại giao, xin ban bố sách vở, dịch
sách nước ngoài, mở trường dạy nghề v.v.. Nhìn chung, Phạm Phú Thứ tồn tập
được xem là kho tư liệu gốc, là cuốn “nhật ký” ghi lại khá chi tiết từng giai
đoạn trong cuộc đời của Phạm Phú Thứ, do vậy, tác phẩm này đã cung cấp
nhiều tư liệu đáng tin cậy về thời đại, cuộc đời và tác phẩm của Phạm Phú Thứ.


16
Đặc biệt, cơng trình này đã tập hợp và phân loại rõ thể loại thơ văn, các chuyên
mục được hệ thống hóa một cách chặt chẽ, lơ gích và khoa học. Ngồi ra, đây
cịn là cơng trình dịch thuật lớn, cung cấp nguyên văn chữ Hán hai bộ Giá viên
và cả phần Phụ lục sắc sảo và đầy đủ.
Cuốn Phong trào cải cách ở một số nước Đông Á giữa thế kỷ XIX - đầu

thế kỷ XX, của Vũ Dương Ninh và các tác giả khác, Nxb. Đại học quốc gia Hà
Nội, năm 2016. Đáng chú ý là bài viết của Lê Thị Lan ở Chương VI Những xu
hướng cải cách ở Việt Nam từ nửa cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX (từ trang
311 đến 365). Trong bài viết này, Lê Thị Lan đã chia bài viết thành 2 phần: 1. Xu
hướng cải cách ở Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX, tác giả trình bày và phân tích
nội dung cải cách của Nguyễn Trường Tộ, Đặng Huy Trứ, Nguyễn Lộ Trạch,
Phạm Phú Thứ…; 2. Phong trào cải cách ở Việt Nam đầu thế kỷ XX, tác giả trình
bày, phân tích nội dung cải cách của Phan Châu Trinh.
Ngồi ra, cịn có rất nhiều tác phẩm khác như Đặng Việt Ngoạn với cơng
trình Đặng Huy Trứ tư tưởng và nhân cách, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, xuất
bản năm 2000; Nhật ký đi Tây (Nhật ký của sứ bộ Phan Thanh Giản sang Pháp và
Tây Ban Nha 1863 - 1864), bản dịch của Quang Uyển, Nxb. Đà Nẵng, năm 1999;
Nguyễn Lộ Trạch và di thảo, của Nguyễn Văn Huyền biên dịch, Nxb. Khoa học xã
hội, Hà Nội, năm 1995; Phan Bội Châu con người và sự nghiệp cứu nước, của
Chương Thâu, Nxb. Nghệ Tĩnh, năm 1982; Phan Bội Châu nhà yêu nước - nhà
văn hóa, Chương Thâu biên soạn, Nxb. Văn hóa - Thơng tin, năm 2012; Phan Bội
Châu và Phan Châu Trinh, của Tôn Quang Phiệt, Ban nghiên cứu Văn Sử Địa xuất
bản, năm 1956; Phan Châu Trinh cuộc đời và tác phẩm, Nguyễn Q. Thắng, Nxb.
Văn học, năm 1992; Phan Châu Trinh về tác gia và tác phẩm do Chương Thâu,
Trần Hải Yến sưu tầm, Nxb. Giáo dục, năm 2007; Phan Châu Trinh thân thế và sự
nghiệp, của Huỳnh Lý, Nxb. Trẻ, năm 2002; Nguyễn Trường Tộ và vấn đề canh
tân của tác giả Bùi Kha, Nxb. Văn học, Tp. Hồ Chí Minh, xuất bản năm 2011;
Phạm Phú Thứ với tư tưởng canh tân do Hội đồng hương Quảng Nam - Đà Nẵng,
Nxb. Tp. Hồ Chí Minh, xuất bản năm 1995; Trúc đường Phạm Phú Thứ với xu
hướng canh tân của tác giả Hải Ngọc Thái Nhân Hịa, Nxb. Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh,


17
xuất bản năm 1999; Xu hướng đổi mới trong lịch sử Việt Nam - Những gương mặt
tiêu biểu, Trung tâm UNESCO Thơng tin tư liệu lịch sử và văn hóa Việt Nam,

Nxb. Văn hóa - Thơng tin, Hà Nội, năm 1998; Những nhà cải cách Việt Nam của
tác giả Lê Minh Quốc, Nxb. Trẻ, xuất bản năm 2000; Một số gương mặt canh tân
Việt Nam của tập thể tác giả, Nxb. Quân đội nhân dân, năm 2012; Nhân vật lịch sử
Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, Nxb. Quân đội nhân dân, năm 2013;…
cùng một số bài đăng tạp chí tiêu biểu như “Tư tưởng canh tân của Nguyễn
Trường Tộ”, của Lưu Văn Lợi, Tạp chí Quan hệ Quốc tế, số 12, năm 1991;
“Nguyễn Trường Tộ và tư tưởng đổi mới trong đường lối ngoại giao Việt Nam nửa
sau thế kỷ XIX”, của Nguyễn Văn Khánh, Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, số 13,
năm 1996; “Đặng Huy Trứ và những hoạt động của ông trong lĩnh vực thương
nghiệp thế kỷ XIX”, của Trương Thị Yến, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 284,
năm 1996; “Nguyễn Lộ Trạch - Nhà cải cách, nhà thơ”, của Mai Cao Chương, Tạp
chí Văn học, số 337, năm 2000; “Thiên hạ đại thế luận” của Nguyễn Lộ Trạch, của
Đoàn Lê Giang, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 236, năm 1987; “Tìm hiểu thêm về
tư tưởng bạo động của Phan Bội Châu”, của Đinh Xuân Lâm và Chương Thâu,
Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 5, năm 1978; “Vấn đề giáo dục trong tư tưởng của
Phan Bội Châu”, của Nguyễn Văn Hòa, Tạp chí Triết học, số 113, năm 2000;
“Quan niệm của Phan Bội Châu về bản tính con người”, của Nguyễn Văn Hịa,
Tạp chí Triết học, số 107, năm 1999; “Phan Bội Châu - Nhà yêu nước, nhà văn
hóa”, của Chương Thâu, Tạp chí Nghiên cứu văn hóa nghệ thuật, số 111, năm 1993;
“Tìm hiểu thêm về tư tưởng dân chủ của Phan Châu Trinh”, của Đinh Xn Lâm,
Tạp chí Thơng tin Khoa học xã hội, số 2, năm 1996; “Phan Châu Trinh - Cuộc đời
và sự nghiệp” của Đinh Xuân Lâm, Tạp chí Khoa học xã hội, số 3+4, năm 2006;
“Tìm hiểu thêm về tư tưởng dân chủ của Phan Châu Trinh”, của Phùng Vân, Tạp chí
Triết học, số 96, năm 1997;…
Nhìn chung, ở hướng nghiên cứu này, các nhà canh tân tiêu biểu như
Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch, Phạm Phú Thứ, Đặng Huy Trứ, Phan Bội
Châu, Phan Câu Trinh… được các nhà nghiên cứu đề cập dưới nhiều góc độ, nhiều
khía cạnh khác nhau. Do đó, các cơng trình trên đã cung cấp cho chúng tơi những



18
tư liệu về thân thế, cuộc đời, sự nghiệp cũng như phân tích và làm rõ những nội
dung liên quan đến tư tưởng canh tân, đổi mới đất nước của các nhà tư tưởng như
Phạm Phú Thứ, Nguyễn Trường Tộ, Đặng Huy Trứ, Nguyễn Lộ Trạch, Phan Bội
Châu, Phan Châu Trinh… Song, chưa có một cơng trình nào trình bày một cách hệ
thống và toàn diện về những nội dung cơ bản của tư tưởng canh tân ở Việt Nam
cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, cũng như những đặc điểm chủ yếu của tư tưởng
canh tân thời kỳ này. Đây chính là những vấn đề mà luận án tiếp tục đi sâu triển
khai nghiên cứu, bổ sung và làm rõ.
Hướng nghiên cứu thứ ba, đó là các cơng trình nghiên cứu về những giá
trị, hạn chế và ý nghĩa lịch sử của tư tưởng canh tân ở Việt Nam cuối thế kỷ
XIX đầu thế kỷ XX
Ở hướng nghiên cứu này, hầu hết các cơng trình mà tác giả luận án tập hợp
đã bước đầu có những đánh giá, nhận định về những giá trị, hạn chế và ý nghĩa
lịch sử của tư tưởng canh tân ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Từ đó,
tác giả có cơ sở để nghiên cứu, hồn thiện hơn trong đề tài luận án.
Tiêu biểu cho hướng nghiên cứu này, trước hết phải kể đến cơng trình
nghiên cứu có nhan đề Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh, của Tôn Quang
Phiệt, Ban nghiên cứu Văn Sử Địa, năm 1956. Ở cơng trình này, tác giả đã có
những nhận định, đánh giá về giá trị và hạn chế trong chủ trương cách mạng
của Phan Bội Châu “Nhận định Phan Bội Châu trong lịch sử chống Pháp”
(tr.58) và chủ trương cách mạng của Phan Châu Trinh “Đánh giá Phan Châu
Trinh trong lịch sử vận động giải phóng dân tộc Việt Nam” (tr.113). Trong đó,
tác giả đánh giá phương pháp võ trang cách mạng của Phan Bội Châu là “con
đường cách mạng chân chính” và cho rằng những hạn chế của Phan Bội Châu
như khơng thấy vai trị của giai cấp nơng dân, mâu thuẫn trong chủ trương, kế
hoạch hoạt động… là do thời đại và điều kiện giai cấp quy định. Đối với Phan
Châu Trinh, tác giả cho rằng chủ trương dựa vào Pháp cầu tiến bộ là cải lương,
ảo tưởng “một chủ trương cơ hội, một chủ trương lưng chừng khơng đi đến
đâu” (tr.118) và đặt nó trong hồn cảnh lịch sử và điều kiện giai cấp để lý giải.

Mặc dù vậy, tác giả cũng đánh giá cao thái độ dám nói của Phan Châu Trinh đối


×