Tải bản đầy đủ (.pdf) (133 trang)

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ đáp ứng của trung tâm học liệu về giáo trình và tài liệu tham khảo các môn học tại đại học cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.27 MB, 133 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA THƯ VIỆN – THƠNG TIN HỌC
-----------------------

ĐỒN QUANG HIẾU

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG CỦA TRUNG TÂM HỌC LIỆU
VỀ GIÁO TRÌNH VÀ TÀI LIỆU THAM KHẢO
CÁC MƠN HỌC TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
LUẬN VĂN THẠC SỸ
Chuyên ngành: Khoa học Thông tin - Thư viện
Mã ngành: 8320203
MSHV: 186032020302

GVHD: TS. HUỲNH THỊ TRANG

TP. HCM, ngày 19 tháng 12 năm 2020


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi với sự hướng dẫn khoa học
của TS. Huỳnh Thị Trang. Các số liệu và kết quả nêu trong luận văn là hoàn toàn trung
thực được thống kê chi tiết trong thời gian nghiên cứu và chưa cơng bố trong bất kỳ cơng
trình nào khác. Việc tham khảo các tài liệu của những tác giả đi trước làm nền tảng, lược
khảo, chứng minh trong luận văn đều được tác giả trích dẫn phù hợp với qui định trong
học thuật và đạo đức nghiên cứu khoa học.
Tác giả


i


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành luận văn này, Tơi đã nhờ sự giảng dạy, hướng dẫn tận tình, giúp đỡ
chân thành và công sức của rất nhiều người từ Thầy/Cô giáo đến đồng nghiệp, bạn bè thân
hữu. Trong đó tơi xin trân trọng và gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến:
- Tiến sĩ Huỳnh Thị Trang người lãnh đạo cũng là người Cơ mà tơi ln kính trọng
bởi nhân cách và kiến thức. Người đã hướng dẫn tận tình, truyền đạt kiến thức, kinh
nghiệm quí báu trong học thuật và phương pháp nghiên cứu khoa học. Đồng thời luôn
động viên mỗi lúc tơi gặp khó khăn trong q trình thực hiện và hoàn thành luận văn.
- Lãnh đạo và q Thầy/Cơ giảng viên khoa Thư viện - Thơng tin học Trường Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đã giảng
dạy, truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm quí giá về ngành, chuyên ngành và luôn tạo điều
kiện thuận lợi tốt nhất trong quá trình học tập tại trường.
- Ban Giám hiệu và Lãnh đạo TTHL Trường Đại học Cần Thơ cùng các đồng
nghiệp đã luôn tạo điều kiện và giúp đỡ tơi có cơ hội tốt nhất về số liệu cũng như thời gian
để tơi hồn thành luận văn này.
- Người thân luôn là nguồn động viên, quan tâm và thúc đẩy q trình học tập của tơi.
TP. HCM, ngày… tháng… năm 2020
Tác giả

Đoàn Quang Hiếu

ii


BẢNG CÁC TỪ VIẾT TẮT

AACR2:


Anglo-American Cataloging Rules, 2nd edition = Quy
tắc biên mục Anh-Mỹ, xuất bản lần thứ 2

CNTT & TT:

Công nghệ Thông tin và Truyền thông

CSDL:

Cơ sở dữ liệu

DDC:

Dewey Decimal Classification = Khung phân loại thập
phân Dewey

ĐBSCL:

Đồng bằng Sông Cửu Long

ĐHCT:

Đại học Cần Thơ

GT & TLTK:

Giáo trình và Tài liệu tham khảo

GTĐT:


Giáo trình điện tử

KHXH & NV:

Khoa học Xã hội và Nhân văn

MARC21:

MAchine Readable Cataloging = Biên mục đọc máy

MT & TNTN:

Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên

NC PT ĐBSCL:

Nghiên cứu và Phát triển Đồng bằng Sông Cửu Long

NC & PT CNSH:

Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ Sinh học

NCKH:

Nghiên cứu khoa học

NN & SHUD:

Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng


QR:

Quick Response code = Mã phản hồi nhanh

TTHL:

Trung tâm Học liệu

iii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1. Thiết kế nghiên cứu................................................................................................. 37
Hình 2. Nguồn tài liệu tham khảo theo ngôn ngữ ................................................................. 44
Hình 3. Mơ hình nghiên cứu ..........................................................................................69

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Số lượng mẫu ........................................................................................................ 33
Bảng 2.2 Hệ số Cronbach’s Alpha ........................................................................................ 35
Bảng 3.1 Trình độ viên chức, người lao động của TTHL ...................................................... 42
Bảng 3.2 Tài liệu nội sinh dạng điện tử tại TTHL ................................................................. 45
Bảng 3.3 Số lượng tài liệu in ấn theo đơn vị ......................................................................... 46
Bảng 3.4 Số lượng tài liệu in ấn theo môn loại...................................................................... 47
Bảng 3.5 Yêu cầu về GT & TLTK môn học bậc đại học ....................................................... 50
Bảng 3.6 Yêu cầu về GT & TLTK môn học bậc cao học ...................................................... 51
Bảng 3.7 Yêu cầu về GT & TLTK môn học bậc tiến sĩ ......................................................... 52
Bảng 3.8 Nhu cầu thực tế của người học ............................................................................... 53
Bảng 3.9 Nhu cầu sử dụng GT & TLTK theo giới tính ......................................................... 55
Bảng 3.10 Nhu cầu sử dụng GT & TLTK theo khối ngành ................................................... 56

Bảng 3.11 Mức độ đáp ứng GT & TLTK tại ĐHCT bậc Đại học .......................................... 59
Bảng 3.12 Mức độ đáp ứng theo loại hình tài liệu bậc Đại học ............................................. 61
Bảng 3.13 Mức độ đáp ứng GT & TLTK tại ĐHCT bậc thạc sĩ ............................................ 62
Bảng 3.14 Mức độ đáp ứng theo loại hình tài liệu bậc thạc sĩ ............................................... 64
Bảng 3.15 Mức độ đáp ứng GT & TLTK tại ĐHCT bậc Tiến sĩ ........................................... 64
Bảng 3.16 Mức độ đáp ứng theo loại hình tài liệu bậc Tiến sĩ ............................................... 65
Bảng 4.1 Hệ số Cronbach's Alpha các nhóm yếu tố .............................................................. 69
Bảng 4.2 Kiểm định KMO and Bartlett................................................................................. 71
Bảng 4.3 Tổng phương sai trích ............................................................................................ 72
Bảng 4.4 Ma trận xoay (lần 2) .............................................................................................. 73
Bảng 4.5 Tổng hợp các biến quan sát theo ma trận xoay ....................................................... 74
Bảng 4.6 Tương quan tuyến tính Pearson.............................................................................. 78
Bảng 4.7 Tóm tắt mơ hình ..............................................................................................79
Bảng 4.8 Phân tích phương sai ANOVA.........................................................................79
Bảng 4.9 Các hệ số hồi quy .................................................................................................. 80
Bảng 5.1 Đề xuất biện pháp nâng cao mức độ đáp ứng GT & TLTK .................................... 96

iv


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................................................ 1
1.

Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................................... 1

2.

Tổng quan tình hình nghiên cứu .................................................................................................. 2


3.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................. 11

4.

Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................................................... 12

5.

Giả thuyết nghiên cứu ................................................................................................................ 12

6.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................................................. 13

7.

Ý nghĩa khoa học và ứng dụng của đề tài .................................................................................. 13

8.

Thời gian nghiên cứu ................................................................................................................. 13

9.

Bố cục của luận văn ................................................................................................................... 13

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG GIÁO TRÌNH & TÀI LIỆU
THAM KHẢO MÔN HỌC ................................................................................................................ 15

1.1. Các khái niệm ............................................................................................................................. 15
1.1.1. Giáo trình ............................................................................................................................. 15
1.1.2. Tài liệu tham khảo ............................................................................................................... 16
1.1.3. Nhu cầu tin .......................................................................................................................... 17
1.1.4. Mức độ đáp ứng................................................................................................................. 18
1.1.5. Vai trị của giáo trình và tài liệu tham khảo môn học ......................................................... 18

1.1.6. Yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng và đáp ứng giáo trình và tài liệu tham khảo môn
học ................................................................................................................................................. 22
1.2. Các văn bản pháp quy .............................................................................................................. 29
1.2.1. Văn bản luật....................................................................................................................... 29
1.2.2. Văn bản dưới luật ................................................................................................................ 29
1.2.3. Văn bản cấp trường ............................................................................................................. 30

CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................................. 32
2.1. Mẫu............................................................................................................................................. 33
2.2. Phương pháp chọn mẫu .............................................................................................................. 33
2.3. Phương pháp thu thập dữ liệu .................................................................................................... 34
2.4. Phương pháp phân tích dữ liệu................................................................................................... 35
2.5. Thiết kế nghiên cứu .................................................................................................................... 36
2.6. Phương pháp bảo mật dữ liệu..................................................................................................... 37
2.7. Đạo đức nghiên cứu ................................................................................................................... 37
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG, NHU CẦU VÀ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG VỀ GIÁO TRÌNH &
TÀI LIỆU THAM KHẢO MƠN HỌC ............................................................................................. 38
3.1. Sơ lược lịch sử ra đời và phát triển Trường Đại học Cần Thơ ................................................... 38
v


3.1.1. Trường Đại học Cần Thơ trước năm 1975 .......................................................................... 38
3.1.2. Trường Đại học Cần Thơ từ năm 1975 đến nay .................................................................. 38

3.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của Trường Đại học Cần Thơ........................................................... 40
3.1.4. Đội ngũ cán bộ giảng dạy của Trường Đại học Cần Thơ .................................................... 40
3.2. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của Thư viện Trường Đại học Cần Thơ ..................... 40
3.2.1. Cơ cấu tổ chức của Trung tâm Học liệu .............................................................................. 42
3.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm Học liệu .................................................................... 42
3.3. Thực trạng về nguồn tài liệu tham khảo môn học của thư viện Trường Đại học Cần Thơ ....... 43
3.4. Yêu cầu về giáo trình và tài liệu tham khảo trong đề cương chi tiết môn học ........................... 48
3.5. Nhu cầu của người học về giáo trình và tài liệu tham khảo môn học ........................................ 52
3.6. Mức độ đáp ứng về giáo trình và tài liệu tham khảo mơn học ................................................... 58
CHƯƠNG 4. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG VỀ GIÁO TRÌNH &
TÀI LIỆU THAM KHẢO MƠN HỌC .............................................................................................68
4.1. Kiểm định các điều kiện tiên quyết ............................................................................................ 69

4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ đáp ứng giáo trình và tài liệu tham khảo mơn học ............. 72
4.3. Phân tích tương quan tuyến tính Pearson ................................................................................... 77
4.4. Mức độ ảnh hưởng của các nhóm yếu tố ................................................................................... 78
4.5. Kiểm tra giả thuyết ..................................................................................................................... 81
CHƯƠNG 5. ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP TĂNG MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG VỀ GIÁO TRÌNH &
TÀI LIỆU THAM KHẢO MƠN HỌC ........................................................................................... 84
5.1. Nhóm đề xuất dành cho phía cung cấp nguồn tài liệu học tập................................. 84
5.1.1. Về cơ chế chính sách ......................................................................................................... 84
5.1.2. Về chất lượng nguồn tài liệu học tập ................................................................................. 87
5.1.3. Về tổ chức, quản lý và quảng bá nguồn tài liệu học tập .................................................... 90
5.2. Nhóm đề xuất dành cho người sử dụng nguồn tài liệu học tập ................................................ 94
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................................................... 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................................. 106
PHỤ LỤC .................................................................................................................................................

PHỤ LỤC 1


BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT ......................................................................................

PHỤ LỤC 2

HỆ SỐ CRONBACH’S ALPHA ...................................................................................

PHỤ LỤC 3

DỮ LIỆU SPSS ...............................................................................................................

PHỤ LỤC 4

CÁC BIẾN QUAN SÁT (BIẾN ĐỘC LẬP) ................................................................

vi


MỞ ĐẦU
“Nhiệm vụ của giáo trình ở bậc đại học không đơn giản là chuẩn bị nghề cho sinh viên
mà kích thích hoạt động trí tuệ”
Albert Einstein*

1. Tính cấp thiết của đề tài
Chất lượng đào tạo là vấn đề đang được xã hội, nhà tuyển dụng và các cơ sở giáo
dục đại học đặc biệt quan tâm. Nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu của kiểm
định chất lượng ở các cơ sở giáo dục đại học tại Việt Nam trong đó có Trường Đại học
Cần Thơ (ĐHCT) là yêu cầu cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. Một trong những yếu
tố quan trọng góp phần quyết định chất lượng giáo dục đại học là nguồn tài liệu học tập
cho người học (sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh). Theo quy định của nhà
trường mỗi mơn học đều phải có giáo trình, bài giảng, và các tài liệu tham khảo cần

thiết mà giảng viên đề nghị người học cần phải tham khảo. Nơi cung cấp giáo trình, bài
giảng, và các tài liệu tham khảo cần thiết của Trường ĐHCT chủ yếu là Trung tâm Học
liệu (TTHL). TTHL từ khi thành lập (2006) đến nay đã nổ lực rất nhiều trong việc đáp
ứng nhu cầu của người học về giáo trình và tài liệu tham khảo mơn học. Tuy nhiên, từ
đó cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào đánh giá nhu cầu, mức độ đáp ứng và các
yếu tố ảnh hưởng đến mức độ đáp ứng của TTHL về giáo trình, tài liệu tham khảo (GT
& TLTK) môn học cho người học. Thế nên, việc nghiên cứu toàn diện nội dung trên là
yêu cầu cấp bách để nhà trường và TTHL có chính sách kịp thời, phù hợp nhằm thu
thập, bổ sung, phổ biến nguồn tài liệu học tập và nghiên cứu này đến người học.
Nghiên cứu “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ đáp ứng của Trung
tâm Học liệu về giáo trình và tài liệu tham khảo cho các mơn học tại Trường Đại
học Cần Thơ” có ý nghĩa vơ cùng quan trọng. Nghiên cứu sẽ xác định các yếu tố cũng
như mức độ ảnh hưởng của chúng đến việc đáp ứng của nguồn tài liệu học thuật này.
Đây là cơ sở để TTHL có hướng điều chỉnh chính sách bổ sung kịp thời cũng như giải
pháp quảng bá nguồn tài nguyên này đến người dùng. Kết quả nghiên cứu giúp Trường
ĐHCT có thêm minh chứng thiết thực để kiểm định chất lượng giáo dục đại học nhằm
khẳng định vai trò của nhà trường trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao
cho xã hội. Hơn thế nữa, nghiên cứu còn giúp người học tại Trường ĐHCT biết và tăng
cường sử dụng nguồn tài liệu phục vụ học tập và nghiên cứu hữu ích này.
1


2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam, có rất nhiều bài viết đề cập đến tầm quan trọng cũng như các giải pháp
để nâng cao mức độ đáp ứng của nguồn tài nguyên thông tin phục vụ nhu cầu học tập,
giảng dạy, và nghiên cứu của người dùng tin. Cụ thể như bài tham luận của tác giả Bùi
Loan Thùy và Lê Hồng Huệ (2007) “Các biện pháp xây dựng và phát triển nguồn tài
nguyên học tập phục vụ đào tạo theo học chế tín chỉ tại thư viện trường Đại học Khoa học
Xã hội và Nhân văn” đã nêu quan điểm của các tác giả về vai trò của thư viện đại học

trong việc cung cấp nguồn tài nguyên phục vụ mơn học theo học chế tín chỉ, sự phối hợp
bổ sung nguồn tài nguyên giữa thư viện, giảng viên và người học để hoàn thiện nguồn tài
liệu theo đề cương mơn học mà giảng viên u cầu trong chương trình giảng dạy được hội
đồng khoa học của trường thông qua. Tương tự, tác giả Nguyễn Duy Mộng Hà (2007)
trong bài “Vai trò của thư viện, tài nguyên học tập trong việc giảng dạy và học tập theo
học chế tín chỉ” khẳng định tầm quan trọng của nguồn tài nguyên học tập phong phú, đa
dạng trong thư viện và trên internet. Đồng thời, tác giả cũng nêu quan điểm về vai trò,
trách nhiệm của các thư viện trong việc hướng dẫn người dùng tiếp cận hiệu quả nguồn tài
nguyên này trong việc đào tạo theo học chế tín chỉ. Cụ thể hơn, tác giả Nguyễn Thị Thư
(2008) cho rằng “Vốn tài liệu, nguồn lực thông tin của thư viện là yếu tố quan trọng nhất
của tất cả các thư viện nói chung và thư viện đại học nói riêng. Vốn tài liệu, nguồn lực
thông tin là cơ sở để tiến hành mọi hoạt động của thư viện và là cơ sở để thỏa mãn nhu
cầu thông tin, nhu cầu giảng dạy và học tập của giảng viên và sinh viên trong quá trình
đào tạo”.
Một nghiên cứu khác cũng nhấn mạnh vai trò của nguồn GT & TLTK do hai tác giả
Nguyễn Thị Trang Nhung và Phạm Tiến Đoàn (2011) “Bàn về nguồn học liệu phục vụ
sinh viên trong quá trình học tập và nghiên cứu khoa học theo phương thức đào tạo tín chỉ
tại các trường đại học”. Bài viết trình bày vai trò, phương thức đánh giá nguồn GT &
TLTK mơn học theo tín chỉ, phương pháp bổ sung, đồng thời đưa ra một số kiến nghị xây
dựng, phát triển nguồn tài liệu này tại các thư viện trường đại học. Trong khi đó, hai tác
giả Lưu Tiến Thuận và Ngô Thị Huyền (2013) trong một đề tài nghiên cứu về “Đánh giá
mức độ hài lòng của sinh viên đối với chất lượng dịch vụ tại TTHL trường ĐHCT” nhận
xét rằng TTHL Trường ĐHCT đáp ứng đầy đủ sách báo, tư liệu học tập và nghiên cứu.
Kết quả này có được thông qua phương pháp nghiên cứu bằng cách sử dụng mơ hình chất
lượng dịch vụ SERVPERF với thang đo Likert 5 bậc để đánh giá chất lượng các dịch vụ,
2


sử dụng phần mềm SPSS để phân tích các yếu tố ảnh hưởng. Tuy nhiên, nghiên cứu vẫn
chưa nêu cụ thể loại hình tài liệu nào và cũng chưa đề cập đến GT & TLTK môn học cho

các ngành học đang giảng dạy tại trường.
Tác giả Nguyễn Hồng Sinh (2014a) cho rằng “Việc xây dựng và phát triển các
nguồn tài liệu phục vụ cho nhu cầu đọc với các mục đích khác nhau giữ vai trị then chốt
cho sự tồn tại và phát triển của thư viện và cơ quan thông tin”. Đặc biệt, nghiên cứu của
Phạm Xuân Định (2015) về “Cơng tác biên soạn giáo trình, tài liệu dạy học phục vụ hoạt
động đào tạo theo tín chỉ tại Học viện Cảnh sát Nhân dân” đã phân tích chi tiết các nội
dung có liên quan đến việc biên soạn GT & TLTK của giảng viên. Thế nhưng tác giả chưa
đi sâu phân tích mức độ đáp ứng các tài liệu này từ cơ quan thông tin thư viện. Gần đây
hơn, nghiên cứu của Phạm Thị Ly (2018) cũng khẳng định giáo trình là một tập hợp bao
gồm các kiến thức, khái niệm cơ bản trong một lĩnh vực chuyên mơn được chọn lọc một
cách có hệ thống theo những chủ đề nhất định, được tổ chức sắp xếp theo một trình tự
phục vụ cho hoạt động dạy và học… Giáo trình đã và vẫn cịn đang đóng một vai trò rất
quan trọng trong nhà trường. Sở dĩ như vậy là vì những nội dung trong giáo trình là cơng
cụ hiện thực hóa chương trình giáo dục.
Nhằm thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu của xã hội,
các thư viện đại học không những đầu tư xây dựng và phát triển nhiều bộ sưu tập mà cịn
tìm cách để nâng cao mức độ sử dụng, mức độ đáp ứng các nguồn tài liệu học tập này.
Trong thực tế, có rất nhiều nghiên cứu ở trong nước đã bàn đến các giải pháp để phát huy
việc đáp ứng và sử dụng tài liệu học tập. Đó là chính sách của nhà trường và của thư viện,
công nghệ hỗ trợ, cán bộ, môi trường, dịch vụ, cơ sở vật chất và trang thiết bị giúp người
dùng tiếp cận nguồn tài liệu dễ dàng. Chi tiết hơn, nhà trường cần quan tâm đến việc xây
dựng chương trình đào tạo, chính sách, tiện ích học… để giúp người học nắm bắt và thuận
tiện trong việc sử dụng các nguồn tài liệu. Cụ thể, tác giả Trương Văn Chung (2007) quan
niệm rằng để việc dạy và học hiệu quả cần phải thực hiện nhiều nhóm giải pháp đồng bộ
như chương trình đào tạo, GT & TLTK, sự năng động và tự chủ của người học, cơ sở vật
chất kỹ thuật và hệ thống thông tin, và quan trọng nhất phải từ nhiệt tình, tinh thần trách
nhiệm và sáng tạo của giảng viên. Trong nghiên cứu về “Giải pháp nâng cao chất lượng
sinh viên được đào tạo từ ngành Thông tin học trường Đại học Cần Thơ”, tác giả Huỳnh
Thị Trang (2018) đã nhấn mạnh cơ sở đào tạo phải có định hướng cập nhật chương trình
đào tạo và nhà tuyển dụng tham gia xây dựng, điều chỉnh chương trình đào tạo cho phù

hợp với thị trường lao động là yêu cầu cấp thiết.
3


Tác giả Nguyễn Thị Diệu Hiền (2007) thì cho rằng việc sắp xếp thời khóa biểu và
thơng báo đến người học sớm trước khi học kì mới bắt đầu ít nhất một tháng để sinh viên
có thời gian tìm kiếm, mượn, mua và đọc trước tài liệu liên quan đến môn học cũng là một
phương cách để người học tiếp cận GT & TLTK mơn học. Ngồi ra, tác giả cũng kiến
nghị nhà trường cho công bố, xuất bản đề cương môn học và thông báo đến người học
tham khảo trước mỗi học kì vừa có tác dụng marketing vừa thông tin chi tiết về các học
phần sẽ được giảng dạy trong kì để người học tìm hiểu trước những nội dung sẽ được học.
Tác giả Vũ Bích Ngân (2009) cho rằng trường đại học phải xác định thư viện là thiết chế
quan trọng hàng đầu trong cơ cấu đào tạo của một trường đại học, tham gia và chịu trách
nhiệm chính vào chất lượng đào tạo của nhà trường, phải có một chính sách mang tính
pháp lý về sự đầu tư cho thư viện đại học, đó phải là một hạng mục chi tiêu chính thức và
tương đối lớn trong ngân sách nhà trường. Song song bên cạnh đó, tác giả Nguyễn Duy
Mộng Hà (2007) cho rằng nhà trường nên có chính sách khuyến khích biên soạn, dịch
thuật giáo trình và kèm theo bồi dưỡng và khen thuởng xứng đáng cho giảng viên. Đồng
quan điểm với Nguyễn Duy Mộng Hà, tác giả Phan Hữu Tín và Nguyễn Thúy Quỳnh
Loan (2011) cũng cho rằng nhà trường nên khuyến khích, đãi ngộ cho giảng viên biên
soạn giáo trình, đầu tư thích đáng cho cơng tác hồn thiện hệ thống giáo trình nhằm đảm
bảo tính đầy đủ, chính xác về nội dung, có hình thức đẹp. Ngồi ra, hai tác giả này cịn
kiến nghị nhà trường cần đầu tư hạ tầng cơng nghệ để đảm bảo phục vụ tài liệu cho các
khóa học E-learning có hiệu quả.
Chính sách của thư viện, cụ thể là nội quy của thư viện đã ảnh hưởng đến việc khai
thác nguồn tài nguyên phục vụ học tập. Tác giả Vũ Bích Ngân (2009) cho rằng một số thư
viện còn tồn tại tư duy “quản thủ tư liệu”. Điều này đã dựng nên nhiều rào cản về không
gian, thời gian và thủ tục đối với bạn đọc. Sinh viên, giảng viên chỉ có thể tiếp cận được
với nguồn thông tin ở một địa điểm nhất định và với một loạt những thủ tục phiền hà…
Đây là những rào cản mà thư viện cần phải dỡ bỏ. Tác giả Nguyễn Thị Trang Nhung và

Phạm Tiến Đoàn (2011) khẳng định việc tổ chức, sắp xếp nguồn học liệu phục vụ môn học
hợp lý, khoa học, tạo thuận lợi về chỉ dẫn, cơng cụ tìm kiếm thân thiện, dễ truy cập, khơng
gian, thời gian, ánh sáng, cách bày trí, chính sách của thư viện… đóng vai trị cốt yếu
trong việc khuyến khích người học sử dụng GT & TLTK mơn học. Việc liên kết, chia sẻ
nguồn tài nguyên giữa các thư viện trong và ngoài nước cũng là cách để làm phong phú
thêm nội dung các giáo trình và tăng tần suất sử dụng. Tương tự, bài viết của tác giả Phan
Thị Huệ (2018) cho rằng việc thư viện bố trí kho học liệu phục vụ môn học phải thuận lợi,
4


mỗi giá kệ phải có hướng dẫn chỉ chỗ, khơng gian, bàn ghế, ánh sáng hợp lý... đối với kho
tài nguyên số cần sắp theo ngành, môn học, cung cấp các cơng cụ tra cứu, khai thác thân
thiện thì sẽ kích thích việc tìm kiếm và sử dụng tài liệu môn học. Thư viện cần chú trọng
xây dựng học liệu điện tử dưới nhiều dạng (rich media, Mp3, text), khuyến khích giảng,
biên soạn bài giảng đa phương tiện, giáo trình điện tử (GTĐT), bài giảng phiên bản audio,
ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm trực tuyến, bài tập tình, huống, chủ đề thảo luận... Tác giả
Nguyễn Duy Mộng Hà (2007) kiến nghị việc xây dựng GTĐT và tài nguyên học tập phải
định hướng tích hợp các cơng nghệ Web, cơng nghệ đa phương tiện để thực hiện các tính
năng mơ phỏng tương tác, tích hợp hình ảnh tĩnh, ảnh động, kiểu chữ, video, lời nói… Tác
giả cũng cho rằng, những cơng nghệ này thay người thầy khuyến khích giúp người học
chủ động học và đặt câu hỏi, lưu trữ một kho tài nguyên học tập trên mạng; người học có
thể sử dụng bất cứ lúc nào, ở đâu; giúp người học tận dụng được mọi giác quan để tiếp thu
kiến thức; và cung cấp kiến thức cho người học với đa dạng các loại thông tin. Ðặc biệt,
GTĐT khi được xuất bản lên không gian mạng và cập nhật thường xuyên là công cụ đắc
lực giúp cho việc tự học của người học đạt kết quả tốt, tạo điều kiện cho quá trình học tập
suốt đời. Để sử dụng GTĐT hiệu quả thì quá trình thiết kế giảng viên cần chú trọng đến
khai thác ý thức, niềm khao khát muốn tìm tịi cái mới, phát huy tối đa tính tích cực tự học
của sinh viên. Để làm được điều này, tác giả Nguyễn Xuân Xanh (2014) nêu quan điểm
“Trong khi các bài giảng của giáo sư có tính cách ‘giảng’, thì seminar lại mang tính ‘tranh
luận’ và là nơi để sinh viên được làm quen và tập luyện việc nghiên cứu tìm tịi cái mới.

Seminar là nơi tiếp xúc trực tiếp giữa giáo sư và sinh viên, nơi sinh viên tham gia tích cực
với những ý tưởng mới của mình và tập sự những công việc nghiên cứu khoa học độc lập
đầu tiên”. Tương tự, tác giả Nguyễn Văn Tuấn (2018) cũng đề xuất người học cần tham dự
các cuộc hội thảo chuyên môn, đọc sách chuyên ngành, liên ngành hoặc tiếp cận và nói
chuyện với những chuyên gia trong lĩnh vực đang quan tâm cũng có thể đem đến một ý
tưởng mới. Cụ thể hơn, Huỳnh Thị Trang và cộng sự (2019) cịn cho rằng thư viện cần
phải tích cực quảng bá nguồn tài liệu điện tử và chủ động hơn trong việc hỗ trợ, cũng như
đưa tài liệu điện tử đến tay nguời dùng. Đồng thời thư viện nên phổ biến những lợi ích của
tài liệu điện tử để thu hút sinh viên sử dụng.
Hơn thế nữa, tác giả Bùi Loan Thùy và Lê Hồng Huệ (2007) nhận định thư viện cần
lập một danh sách giảng viên cơ hữu, học hàm, học vị, số điện thoại để khi cần liên hệ
trong việc phối hợp bổ sung hoặc mượn các GT & TLTK giảng viên đã giới thiệu trong đề
cương mơn học nhưng chưa có trong thư viện trường, để bổ sung kịp thời cho nguồn học
5


liệu theo đề cương môn học. Đồng thời, bài viết cũng kiến nghị một số giải pháp như xem
xét lại diện bổ sung và xây dựng chính sách bổ sung theo hướng sát hợp với đề cương môn
học. Thư viện cần tăng cường khả năng thích ứng của nguồn tài nguyên học tập thông qua
các sản phẩm và dịch vụ thơng tin-thư viện. Bên cạnh đó, thư viện cần hồn thiện bộ máy
tra cứu tìm tin hiện đại, chỉ dẫn một cách rõ ràng quyền và mức được phép khai thác các
tài liệu, các nguồn tin, các bộ sưu tập. Thư viện phải chủ động cung cấp các điều kiện
thuận lợi cho nguời sử dụng khai thác. Điều quan trọng là thư viện cần tập trung xây dựng
hoàn chỉnh các CSDL tồn văn: đặc biệt là CSDL giáo trình, bài giảng, đề cương mơn học.
Ngồi ra, thư viện cần nâng cao chất lượng chương trình hướng dẫn người dùng, cách thức
tra cứu tìm tin, sử dụng thiết bị đa phương tiện cho sinh viên. Thư viện cần tổ chức các lớp
đào tạo, huấn luyện người dùng tin về kiến thức thơng tin và trích dẫn tài liệu, tun
truyền phổ biến rộng rãi các quy định về bản quyền đến người sử dụng. Đồng quan điểm
trên, tác giả Hứa Văn Thành (2012) kiến nghị việc phối hợp bổ sung tài liệu thì thư viện
nên thiết lập mối quan hệ và tiếp nhận tư vấn từ các giảng viên có học hàm, học vị và

thường xun có các cơng trình nghiên cứu khoa học, GT & TLTK, chuyên khảo, bài báo
khoa học. Tác giả cũng kiến nghị cần nâng cấp trang Web thư viện, đường truyền, hoàn
thiện bộ máy tra cứu, chỉ dẫn rõ ràng về bản quyền và mức độ khai thác các bộ sưu tập số,
cung cấp các công cụ (Web 2.0) để tạo sự tương tác, trao đổi giữa giảng viên, sinh viên và
cán bộ thư viện thông qua các diễn đàn. Cũng theo tác giả thì việc xây dựng chính sách bổ
sung, chia sẻ nguồn tài nguyên học tập giữa các thư viện, nâng cao chất lượng các lớp đào
hướng dẫn sử dụng thư viện, kiến thức thông tin cho người dùng, hồn thiện CSDL mơn
học cũng được tính đến. Đồng quan điểm về việc chia sẻ nguồn tài nguyên sẽ nâng cao
chất lượng của các thư viện đại học. Tác giả Ninh Thị Kim Thoa (2010) cũng cho rằng bên
cạnh các hoạt động chất lượng trong nội bộ từng thư viện, việc phối hợp giữa các thư viện
trong một khu vực, một vùng, hay trên phạm vi tồn quốc là một nhu cầu có thực. Việc
triển khai các dịch vụ mượn liên thư viện, biên mục tập trung và liên kết mục lục trực
tuyến là hết sức cần thiết và ảnh hưởng tích cực đến việc cung cấp và khai thác nguồn tài
nguyên giữa các thư viện.
Giảng viên đóng vai trị khơng kém phần quan trọng trong việc giúp nâng cao mức
độ sử dụng và đáp ứng các nguồn tài liệu học tập trong đó có nguồn GT & TLTK tại thư
viện. Nhiều nghiên cứu cho rằng cán bộ giảng dạy cần hợp tác với cán bộ thư viện trong
việc giới thiệu các nguồn tài liệu, cập nhật các tài liệu mới. Ngoài ra, giảng viên cần thay
đổi phương pháp giảng dạy, phương pháp kiểm tra và đánh giá sinh viên. Có như thế, sinh
6


viên mới chủ động và tích cực tham khảo các nguồn tài liệu theo yêu cầu của môn học.
Nguyễn Duy Mộng Hà (2007) nhấn mạnh trách nhiệm của giảng viên là giới thiệu các
nguồn tài liệu tham khảo đa dạng, Website chuyên ngành, cho bài tập câu hỏi về nhà…
hướng dẫn sinh viên tự học. Đặc biệt là khuyến khích người học tham khảo nhiều tài liệu,
trang web, giáo trình và học liệu điện tử, hội thảo chuyên ngành….bằng tiếng Anh. Giảng
viên cần định hướng phong trào nghiên cứu khoa học và khuyến khích người học tham gia
các đề tài nghiên cứu khoa học cùng giảng viên. Tác giả Phạm Thị Mai (2012) đã đề xuất
các biện pháp tăng cường mối quan hệ giữa thư viện và các khoa trong trường đại học. Cụ

thể là vai trò liên lạc của cán bộ thư viện và giảng viên trong việc phối hợp, nắm bắt, cập
nhật kịp thời những nguồn thông tin mới, đầy đủ, chính xác phù hợp với nhu cầu của
người dùng. Tương tự, tác giả Nguyễn Hồng Sinh (2014b) cho rằng để thư viện có nguồn
học liệu phù hợp, đa dạng và đầy đủ đòi hỏi thư viện phải có khả năng lựa chọn, thu thập,
tổ chức, bảo quản và cung cấp truy cập một cách hiệu quả. Muốn làm được điều đó, thư
viện phải thiết lập cơ chế cộng tác với giảng viên trong việc lựa chọn, giới thiệu và cung
cấp truy cập các tài liệu phù hợp cho từng khóa học, cũng như cho q trình tự học. Đồng
quan điểm trên, tác giả Nguyễn Thị Thu Hà (2018) trong nghiên cứu về xây dựng nguồn
học liệu phục vụ đào tạo tín chỉ đã đề cập đến giải pháp tăng cường kết nối giữa giảng
viên, sinh viên với thư viện trong việc bổ sung, lập danh mục các tài liệu môn học kiến
nghị với nhà xuất bản để bổ sung. Đối với các tài liệu không tái bản thì thư viện liên hệ
với giảng viên để mượn hoặc số hóa (theo luật bản quyền). Ngồi ra, tác giả còn kiến nghị
giảng viên nên thay thế học liệu mới so với nguồn học liệu phục vụ môn học đã cũ trong
thư viện, phối hợp bổ sung, liên kết, chia sẻ giữa các thư viện. Đặc biệt, tại Trung tâm Học
liệu Đại học Songkla, Thái Lan, việc phối hợp bổ sung giữa giảng viên và người học tập
trung vào nguồn GT & TLTK, tài liệu chuyên khảo cho thư viện phù hợp với chương trình
đang được giảng dạy tại trường. Cán bộ thư viện là cầu nối giữa người dùng và nhà cung
cấp, có trách nhiệm cung cấp thơng tin về nguồn gốc của tài liệu, giới thiệu nhà cung cấp
và khảo sát nhu cầu của người dùng (Đoàn Quang Hiếu, 2018). Việc phối hợp bổ sung
nguồn tài nguyên học tập thông qua khảo sát nhu cầu người học cần được thư viện quan
tâm. Tác giả Võ Duy Bằng (2018) cho rằng việc khảo sát, thu thập ý kiến người dùng
được tổ chức định kỳ về đánh giá chất lượng nguồn tài nguyên phục vụ môn học để làm cơ
sở cho thư viện điều chỉnh chính sách phát triển bổ sung nguồn tài liệu phục vụ học phần
được tốt hơn. Theo Lê Văn Nhương (2018), mỗi giảng viên cần xây dựng một bộ công cụ

7


đánh giá năng lực sinh viên phù hợp với mục tiêu học phần, đặc điểm sinh lí, đặc điểm
nhận thức của sinh viên nơi giảng dạy.

Việc sử dụng tài liệu phục vụ các mơn học nhiều hay ít lệ thuộc rất nhiều vào bản
thân của người học. Các nghiên cứu trước đây cho thấy phương pháp học tập, định hướng
nghề nghiệp và nhận thức của người học có ảnh hưởng đến việc đọc hay không đọc các tài
liệu. Theo Nguyễn Duy Mộng Hà (2007) thì việc người học làm việc theo dự án, thảo luận
nhóm, tổ chức học theo hình thức seminar, học giải quyết vấn đề,… nhiều hơn để có động
cơ sử dụng nguồn tài liệu học tập và tham khảo. Tác giả Lê Văn Nhương (2015b) cho rằng
phương pháp tự học ở nhà của sinh viên giúp tăng mức độ sử dụng GTĐT và tài liệu tham
khảo. Sinh viên hoàn thành các các bài tập mà giảng viên đã nêu trong giáo trình, ghi chú
các vấn đề thắc mắc khi đọc giáo trình để trao đổi với các thành viên trong lớp hoặc giảng
viên. Sinh viên tổ chức học và thảo luận theo nhóm, thường xuyên tự đánh giá, kiểm tra
kiến thức đã học được trong giáo trình thông qua bài tập trắc nghiệm, trao đổi, thảo luận
với các thành viên trong nhóm hoặc trong lớp. Tác giả Lê Văn Nhương (2015b) cũng kiến
nghị các giải pháp khi xây dựng và sử dụng giáo trình điện tử (GTĐT) theo phát triển năng
lực tự học cho sinh viên như tăng cường các hoạt động giúp sinh viên tự học, chú ý đến
hình thức của giáo trình như màu sắc, chữ viết, bố cục, tăng cường hình ảnh động, trực
quan, thời gian sử dụng và cường độ sử dụng giáo trình của sinh viên phải nhiều hơn thời
gian lên lớp. Đồng thời kết hợp các mạng xã hội nhằm tăng cường tương tác giữa giảng
viên và sinh viên. Trong một nghiên cứu khác, tác giả Lê Văn Nhương (2018) cũng tiếp
tục đề xuất cần phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo và khả năng tự học của sinh viên
thì mới đạt kết quả cao trong quá trình học tập với GTĐT.
Cán bộ thư viện cần thích nghi, hiểu biết, ứng dụng và quảng bá các sản phẩm dịch vụ của thư viện đến người dùng và đem những thành tựu của công nghệ Web 2.0 vào
ứng dụng trong hoạt động thư viện. Tác giả Lâm Thị Hương Duyên (2014) cho rằng, ứng
dụng Web 2.0 tạo môi trường tương tác tích cực cho việc chia sẻ tri thức giữa thư viện và
người dùng, thúc đẩy nghiên cứu khoa học. Ứng dụng Web 2.0 vào hoạt động thư viện
cũng góp phần cải thiện chất lượng thư viện, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng đào
tạo của nhà trường. Ngoài ra tác giả cũng kiến nghị việc đào tạo cho cán bộ thư viện,
giảng viên và người học sử dụng những tiện ích của Web 2.0 và ứng dụng vào hoạt động
thư viện, hoạt động giảng dạy và học tập sẽ đem lại những thành tựu đáng kể cho cho thư
viện, giảng viên và người học. Tương tự, tác giả Nguyễn Văn Tuấn (2013) chỉ ra rằng với
công cụ Entrez là hệ thống được thiết kế để người dùng có thể tìm kiếm trong CSDL

8


PubMed của Trung tâm Quốc gia về Thông tin Công nghệ Sinh học thuộc thư viện Quốc
gia Hoa Kỳ với hơn 16 triệu bài báo khoa học về MEDLINE và 4.000 tập san y – sinh
chọn lọc từ 70 quốc gia trên thế giới được lưu trữ từ năm 1950. Người dùng chỉ cần sử
dụng cơng cụ Entrez là có thể truy vấn, truy cập hồn tồn miễn phí đến các bài báo và các
tập san của Trung tâm. Đây là một tiện ích mà cơng nghệ đã mang lại cho người dùng lẫn
hoạt động thư viện mà trước đó bằng phương pháp truyền thống thì khơng thể có được.
Thư viện cần ứng dụng công nghệ Web 2.0 để tạo thuận lợi cho việc tương tác hai chiều
để lắng nghe người dùng. Đồng thời, cần xây dựng các sản phẩm thư viện như: chỉ dẫn
theo chủ đề (Subject guides) để tiết kiệm thời gian tìm kiếm, dễ dàng định vị thơng tin,
trang bị kiến thức thơng tin, trích dẫn, chống đạo văn, chú trọng đạo đức trong nghiên cứu
và học tập. Không gian, thời gian các dịch vụ của thư viện thân thiện, linh hoạt cũng giúp
người học sáng tạo ý tưởng, học tập nhóm, mơi trường trao đổi cộng tác. Tương tự,
Nguyễn Hồng Sơn và nhóm nghiên cứu (2018) cũng cho rằng những tiện ích của cơng
nghệ đã giúp người học khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên phục vụ mơn học có trong
thư viện. Đơn cử, việc ứng dụng cơng cụ (Primo Central Index của tập đồn ExLibris)
giúp người học tìm kiếm và khai thác thơng tin tập trung “one search” sẽ cho phép cùng
một lệnh tìm có thể truy vấn các nguồn tài nguyên thông tin khác nhau trong và ngoài thư
viện, đặc biệt khai thác các nguồn học liệu truy cập mở trên thế giới.
2.2. Tình hình nghiên cứu ngồi nước
Các nước trên thế giới cũng có nhiều nghiên cứu bàn thảo về vai trị và cách thức để
tăng cường mức độ đáp ứng của các nguồn tài nguyên thông tin phục vụ cho việc học tập
và nghiên cứu của sinh viên. Tác giả Ibragimov và cộng sự (2016) cho rằng giáo trình
ngồi cung cấp hệ thống tri thức theo chủ đề mà còn đào tạo kĩ năng, rèn luyện tư duy
sáng tạo, giá trị tình cảm cũng như thái độ đối với môn học. Tương tự, tác giả Lebus
(2017) nêu quan điểm “Giáo trình giúp cải thiện công bằng trong giáo dục - cung cấp các
tài liệu rõ ràng, đa dạng và được nghiên cứu chi tiết để giúp sinh viên hiểu sâu hơn về các
mơn học”. Trong khi đó, tác giả Ngulube (2018) cho rằng “Giáo trình được sử dụng để

nghiên cứu chính thức một lĩnh vực học tập trong hầu hết các cơ sở giáo dục và chúng là
nguồn thông tin tiêu chuẩn liên quan đến chương trình học”.
Việc nâng cao mức độ sử dụng nguồn tài liệu học tập không chỉ đơn thuần là nỗ lực
của thư viện mà còn là sự góp sức của các bên liên quan. Có thể kể đến là vai trò của nhà
trường, cán bộ giảng dạy và người học. Một dẫn chứng thú vị của Stevenson (2000) về
chính sách chung của thư viện ở Hoa Kỳ và được xem như một sứ mệnh của ngành là:
9


“Đem sách đến với người dân chứ không phải bảo vệ sách không cho người dân sử dụng”.
Từ sứ mệnh đặt ra, thư viện đã triển khai các tiện ích cụ thể để tạo hứng thú đọc của người
dân như: trường học tạo những sân chơi gắn với lòng ham mê đọc sách của học sinh, sinh
viên; trên đường phố xây dựng những trạm chia sẻ sách miễn phí; giáo viên là người định
hướng việc đọc phù hợp nhất; phụ huynh cũng phải có trách nhiệm tạo thói quen cho con
em đọc trong mỗi gia đình. Đặc biệt việc phát hành sách không chỉ là trách nhiệm của các
nhà xuất bản, nhà phát hành và các công ty xuất nhập khẩu văn hóa phẩm mà cịn những
cửa hàng kinh doanh những sản phẩm khác nhưng đồng thời cũng bán các loại sách với
giá hợp lý để phục vụ cộng đồng… Nghiên cứu của Marques de Oliveira (2012) cho rằng
cán bộ thư viện cần phải thích nghi với vấn đề kỹ thuật công nghệ khi ngày càng nhiều
sách điện tử được thêm vào bộ sưu tập của thư viện. Cán bộ thư viện cũng là người đóng
vai trị trong việc quảng bá, hướng dẫn cách tìm kiếm cũng như sử dụng sách điện tử cho
người dùng tin. Cabonero và Mayrena (2012) khẳng định rằng việc thu thập, bổ sung là
trách nhiệm chung của cán bộ thư viện, nhà quản lý, giảng viên, sinh viên và việc này phải
có chương trình, kế hoạch cụ thể theo từng năm. Đồng thời, các tác giả cũng kiến nghị
lãnh đạo trường nên có cơ chế cho phép giảng viên các khoa chuyên môn bổ sung sách và
tài liệu khác cho thư viện mà không cần thơng báo đến cán bộ thư viện. Bên cạnh đó, các
tác giả Lee, Messom và Kok-Lim (2013) yêu cầu phải chuẩn hóa định dạng nội dung, cải
thiện độ tin cậy của dịch vụ và cải thiện chất lượng của tài liệu điện tử. Có như thế thì
người dùng tin mới dễ dàng sử dụng và tiếp cận đến tài liệu nhiều hơn. Trong khi đó, nhà
khoa học Einstein (2018) cho rằng để nền giáo dục hiện đại khơng hồn tồn bóp nghẹt óc

tị mị, tìm tịi thiêng liêng của con người… thì vai trị của giáo sư là dạy cho người học tập
suy nghĩ. Hơn thế nữa, nhóm tác giả Itsekor (2019) kiến nghị bổn phận của giáo viên và
cán bộ công nhân viên là phối hợp cùng thư viện về chương trình giảng dạy, tổ chức lựa
chọn sách, cùng điều phối các chương trình hướng dẫn người dùng đọc sách.
Tóm lại, để nâng cao mức độ đáp ứng các nguồn tài liệu học tập trong đó có nguồn
GT & TLTK, các nghiên cứu trước đây đã đề ra các giải pháp thiết thực. Đó là sự linh hoạt
của chính sách phục vụ bạn đọc, vai trò của người cán bộ thư viện trong việc giới thiệu và
hướng dẫn người học cách tiếp cận và sử dụng nguồn tài nguyên. Hơn thế nữa, các nghiên
cứu trước đây rất coi trọng vai trò của giảng viên trong việc soạn thảo và cập nhật nội
dung tài liệu giảng dạy. Giảng viên cần phối hợp với cán bộ thư viện trong việc bổ sung và
triển khai sử dụng các tài liệu được cập nhật và mua mới đến tay người học. Điều quan
trọng là bản thân sinh viên cần phải nhận thức được việc sử dụng tài liệu tham khảo môn
10


học mang lại nhiều lợi ích trong học tập và công việc tương lai. Hơn bao giờ hết, thư viện
đại học cần có nguồn tài nguyên GT & TLTK đủ, đúng, đảm bảo chất lượng cho các môn
học. Việc kết hợp với các ứng dụng thành tựu của công nghệ, chính sách, mơi trường,
khơng gian, thời gian thơng thống, tiện nghi, sự phối hợp đồng bộ giữa các bên liên quan
sẽ là giải pháp tốt để đáp ứng và sử dụng hiệu quả hơn nguồn tài nguyên học tập phục vụ
mơn học. Những giải pháp có được từ các nghiên cứu trước đây là cơ sở tham khảo rất
hữu ích để nghiên cứu này xây dựng bảng câu hỏi khảo sát nhằm tìm ra phương cách phù
hợp giúp TTHL nâng cao mức độ đáp ứng nguồn tài liệu phục vụ mơn học và góp một
phần khơng nhỏ trong việc nâng cao chất lượng đào tạo của Trường ĐHCT.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích
Mục đích của nghiên cứu là xác định và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến mức
độ đáp ứng của TTHL về GT & TLTK cho các mơn học tại Trường ĐHCT. Từ đó, nghiên
cứu đề xuất các biện pháp tăng mức độ đáp ứng của nguồn tài liệu học tập này nhằm góp

phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.
Mục tiêu nghiên cứu
a. Tìm hiểu nhu cầu của người dùng tin về GT & TLTK môn học tại TTHL Trường
ĐHCT.
b. Đánh giá mức độ đáp ứng của TTHL Trường ĐHCT về GT & TLTK khảo mơn
học.
c. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ đáp ứng của TTHL Trường ĐHCT
về GT & TLTK môn học.
d. Đề xuất các biện pháp để tăng cường mức độ đáp ứng của GT & TLTK môn học
cho người học tại Trường ĐHCT.
Nhiệm vụ nghiên cứu: Nghiên cứu tập trung vào các nội dung như sau:
a. Tổng quan tài liệu nhằm hệ thống hoá kiến thức về vai trò, mức độ đáp ứng của
GT & TLTK mơn học theo học chế tín chỉ từ các tác giả đi trước đã nghiên cứu, các
thư viện đại học trong nước và thế giới ứng dụng để làm cơ sở lý luận cho đề tài.
b. Thống kê số lượng GT & TLTK mơn học hiện có tại TTHL Trường ĐHCT.
Đồng thời, thống kê số lượng GT & TLTK môn học theo yêu cầu của giảng viên
trong đề cương chi tiết mơn học. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đánh giá mức độ đáp
ứng của TTHL về GT & TLTK môn học theo yêu cầu của giảng viên trong đề
cương chi tiết môn học.
11


c. Thực hiện khảo sát thực tế nhằm tìm hiểu nhu cầu của người học về GT & TLTK
môn học. Từ đó, nghiên cứu đánh giá mức độ đáp ứng của TTHL về nguồn tài liệu
này theo nhu cầu thực tế của người học. Đặc biệt, nghiên cứu phân tích những yếu
tố ảnh hưởng đến mức độ đáp ứng của TTHL về GT & TLTK. Đồng thời, nghiên
cứu xác định nhóm yếu tố ảnh hưởng mạnh hay yếu đến mức độ đáp ứng để làm cơ
sở cho các đề xuất.
c. Đề xuất các biện pháp để tăng cường mức độ đáp ứng của GT & TLTK môn học
cho người học tại Trường ĐHCT và góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà

trường.

4. Câu hỏi nghiên cứu
a. Người học tại TTHL Trường ĐHCT có nhu cầu như thế nào về GT & TLTK
môn học?
b. GT & TLTK môn học của TTHL Trường ĐHCT đáp ứng đến mức độ nào?
c. Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ đáp ứng của TTHL Trường ĐHCT về GT &
TLTK môn học cho người dùng là gì? Chúng ảnh hưởng như thế nào?
d. Cần có biện pháp gì để tăng cường mức độ đáp ứng của GT & TLTK môn học
cho người học tại Trường ĐHCT?

5. Giả thuyết nghiên cứu
H0: Giảng viên không phải nhân tố ảnh hưởng đến mức độ đáp ứng GT & TLTK.
H1: Người dùng tin có nhu cầu rất cao về GT & TLTK môn học.
H2: GT & TLTK môn học của TTHL Trường ĐHCT đáp ứng nhu cầu của người
dùng tin ở mức độ trung bình.
H3: Ngơn ngữ là yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất đến mức độ đáp ứng GT & TLTK.
H4: Cơng nghệ hỗ trợ có ảnh hưởng đến mức độ đáp ứng về GT & TLTK mơn học.
H5: Chính sách của TTHL có ảnh hưởng thuận chiều đến mức độ đáp ứng về GT &
TLTK mơn học.
H6: Kiến thức nền tảng của người học có ảnh hưởng thuận chiều đến mức độ đáp
ứng về GT & TLTK.
H7: Năng lực của cán bộ thư viện có ảnh hưởng đến mức độ đáp ứng về GT &
TLTK mơn học.
H8: Uy tín của NXB và chun mơn của tác giả có ảnh hưởng thuận chiều đến mức
độ đáp ứng về GT & TLTK môn học cho người học tại Trường ĐHCT.

12



6. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ đáp ứng của TTHL về
GT & TLTK môn học tại trường ĐHCT.
Khách thể nghiên cứu: Sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh đang học
tập, nghiên cứu tại Trường ĐHCT (gọi chung là người học).
Phạm vi nghiên cứu: TTHL Trường ĐHCT.

7. Ý nghĩa khoa học và ứng dụng của đề tài
Ý nghĩa khoa học của nghiên cứu là góp một phần vào lượng kiến thức về đánh giá
hiệu quả phục vụ GT & TLTK theo môn học của các thư viện đại học. Đây cũng là cơ sở
giúp các nghiên cứu tiếp theo có thêm nguồn lược khảo tài liệu phù hợp, tránh nghiên cứu
trùng lặp.
Nghiên cứu có đóng góp tích cực về giáo dục và đào tạo. Kết quả nghiên cứu cung
cấp nguồn minh chứng quan trọng cho việc đánh giá kiểm định chất lượng giáo dục đại
học về tiêu chí thư viện của Trường ĐHCT, cũng như góp phần đào tạo nguồn nhân lực
chất lượng cao cho xã hội.
Ngồi ra, nghiên cứu có ý nghĩa ứng dụng tại TTHL. Các biện pháp được đề xuất
trong nghiên cứu sẽ giúp TTHL định hướng để khai thác tối đa, tránh lãng phí nguồn tài
nguyên quý giá này. Nghiên cứu còn cung cấp các số liệu thống kê tạo tiền đề cho các
nghiên cứu tiếp theo về mức độ đáp ứng của TTHL đối với người dùng tin, góp phần
khẳng định vai trị, vị thế khơng thể thiếu của TTHL trong thành quả đào tạo của Trường
ĐHCT.
Hơn thế nữa, kết quả nghiên cứu về các biện pháp tăng cường mức độ đáp ứng GT
& TLTK còn cần thiết cho các thư viện đại học trong cả nước tham khảo. Các biện pháp
này có thể được các đơn vị triển khai, ứng dụng nhằm tối ưu hóa hiệu quả phục vụ của các
nguồn tài nguyên có tại thư viện nhà trường.

8. Thời gian nghiên cứu
Từ 01/10/2019 đến 30/10/2020


9. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, bố cục luận văn gồm 5 chương chính:
CHƯƠNG 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn
Nội dung Chương 1 trình bày các khái niệm và các vấn đề có liên quan đến mức độ
đáp ứng GT & TLTK môn học. Ngoài ra, các văn bản pháp quy của nhà nước và
của Trường ĐHCT cũng được đề cập trong Chương. Các nội dung này được sử
13


dụng có chọn lọc để làm cơ sở lý luận cho nghiên cứu giúp xác định các yếu tố ảnh
hưởng cũng như đề xuất các biện pháp để nâng cao mức độ đáp ứng của TTHL về
GT & TLTK môn học tại Trường.
CHƯƠNG 2. Phương pháp nghiên cứu
Nội dung Chương 2 nêu rõ phương pháp thực hiện nghiên cứu, bao gồm: mẫu, cách
chọn mẫu, phương pháp thu thập dữ liệu, phương pháp phân tích dữ liệu, và thiết kế
nghiên cứu. Ngoài ra, các vấn đề về phương pháp lưu trữ dữ liệu và đạo đức nghiên
cứu cũng được đề cập trong nội dung của Chương.
CHƯƠNG 3. Phân tích thực trạng, nhu cầu và mức độ đáp ứng về giáo trình và tài
liệu tham khảo môn học
Nội dung Chương 3 cung cấp những thơng tin khái qt về lịch sử hình thành và
phát triển của Trường ĐHCT và của TTHL. Chức năng, nhiệm vụ, nguồn nhân lực
và cơ cấu tổ chức của TTHL cũng được giới thiệu. Nội dung quan trọng của
Chương là phân tích hiện trạng về nguồn tài liệu bao gồm GT & TLTK có tại
TTHL, nhu cầu về GT & TLTK môn học theo đề cương chi tiết, và nhu cầu về
nguồn tài liệu này theo khảo sát thực tế người học. Đặc biệt, nội dung Chương còn
đề cập đến kết quả đánh giá mức độ đáp ứng của TTHL về GT & TLTK cho người
học ở cả 3 bậc đào tạo hiện có tại Trường ĐHCT.
CHƯƠNG 4. Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ đáp ứng về giáo trình và tài liệu
tham khảo mơn học tại Trường Đại học Cần Thơ
Nội dung Chương 4 xác định và phân tích các nhóm yếu tố có ảnh hưởng đến mức

độ đáp ứng của TTHL về GT & TLTK mơn học. Hơn thế nữa, nội dung Chương
cịn tìm hiểu và lý giải nhóm yếu tố nào có ảnh hưởng mạnh nhất hay yếu nhất đến
mức độ đáp ứng về nguồn tài liệu học tập này.
CHƯƠNG 5. Đề xuất các biện pháp tăng cường mức độ đáp ứng về giáo trình và tài
liệu tham khảo mơn học tại Trường Đại học Cần Thơ
Nội dung Chương 5 phân tích các biện pháp mà người học cho là cần thiết để giúp
TTHL nâng cao mức độ đáp ứng về GT & TLTK. Đây là nội dung quan trọng được
kết hợp với kết quả Mục 3.6 và kết quả Chương 4 giúp nghiên cứu đề xuất các biện
pháp thiết thực nhất cho TTHL.

14


CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG GIÁO TRÌNH VÀ TÀI
LIỆU THAM KHẢO MƠN HỌC
Nội dung Chương 1 trình bày các khái niệm và các văn bản pháp quy làm cơ sở lý
luận cho nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ đáp ứng GT & TLTK mơn học.
Đó là các khái niệm: Giáo trình, tài liệu tham khảo, tài liệu tham khảo mơn học, nhu cầu
tin, mức độ đáp ứng, vai trị của GT & TLTK, yếu tố ảnh hưởng… Các văn bản pháp quy
của Đảng và Nhà nước, các quyết định của Ban giám hiệu Trường ĐHCT có liên quan đến
GT & TLTK môn học cũng được đề cập trong nội dung của Chương.

1.1. Các khái niệm
1.1.1. Giáo trình
Từ điển Oxford (2019) định nghĩa giáo trình (textbook) là cuốn sách được biên
soạn để dạy một môn học cụ thể và đặc biệt là nó chỉ được sử dụng trong trường đại học.
Tương tự, từ điển Cambridge trực tuyến định nghĩa giáo trình (textbook) là cuốn sách có
chứa nội dung phục vụ cho một môn học (Cambridge Dictionary, 2019). Bao hàm nội
dung của các định nghĩa trên, Longman từ điển định nghĩa giáo trình (textbook) là một
cuốn sách chứa nội dung về một chủ đề cho người học, và đặc biệt là chỉ dùng ở các

trường học hoặc bậc đại học (Longman Dictionary, n.d.). Trong khi đó, từ điển tiếng Việt
của Hồng Phê (2011) định nghĩa giáo trình là hệ thống những bài giảng về một môn khoa
học, kĩ thuật, thường dùng cho việc giảng dạy ở bậc đại học. Từ điển chuyên ngành Thông
tin – Thư viện trực tuyến định nghĩa giáo trình là một xuất bản dạng sách dành riêng cho
các sinh viên đang theo học một khóa học hoặc chuẩn bị kiểm tra về một chủ đề hoặc một
môn học. Giáo trình khác với các xuất bản thương mại khác có cùng tên gọi ở chỗ giáo
trình đơi khi được xuất bản cùng với sách bài tập, sổ tay phịng thí nghiệm và / hoặc cùng
với tài liệu hướng dẫn dành cho giáo viên (Reitz, J. M., 2018a).
Chi tiết hơn, tại quyết định số 3050/QĐ-ĐHCT của Trường Đại học Cần Thơ ngày
28 tháng 8 năm 2015 ở điều 2, khoản 1 nêu khái niệm: Giáo trình là tài liệu chính được
giảng viên; học sinh, sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh sử dụng trong giảng
dạy, học tập và nghiên cứu các học phần hiện hành có nội dung phù hợp trong chương
trình đào tạo đã được Hiệu trưởng phê duyệt (Trường Đại học Cần Thơ, 2015).
Như vậy, chúng ta có thể hiểu giáo trình là tài liệu dành cho người học ở trường
học hoặc bậc đại học. Giáo trình cung cấp kiến thức về một mơn học cụ thể của chương
trình đào tạo. Đặc điểm để chúng ta có thể phân biệt giáo trình với các tài liệu cùng tên
khác là giáo trình có khi được xuất bản cùng với các tài liệu bổ trợ như: sách bài tập cho
15


người học, sách hướng dẫn cho giáo viên hoặc tài liệu hướng dẫn dành cho nhân viên
phịng thí nghiệm.
1.1.2. Tài liệu tham khảo
Từ điển Oxford định nghĩa sách tham khảo (reference book) là cuốn sách chứa
đựng những thông tin và sự kiện nào đó mà người dùng tin cần tìm kiếm (Joanna Turnbull,
2015). Trang thông tin trực tuyến Study smart (2018) của Đại học Công nghệ Queensland
cho rằng tài liệu tham khảo cung cấp thông tin ban đầu cho nghiên cứu, thông tin nền tảng,
định nghĩa, số liệu thống kê và các cách để người dùng tin tìm đến các nguồn thơng tin
khác. Nói một cách ngắn gọn hơn, tài liệu tham khảo là sách giúp người dùng tra cứu
thông tin giống như tra từ điển (Longman Dictionary of American English, 1997).

Tác giả Kim Quyên (2019) nhận định rằng ‘Giáo trình và tài liệu tham khảo’ là
những cơng cụ cơ bản giúp sinh viên trang bị kiến thức cho quá trình học tập. Đây khơng
chỉ là u cầu bắt buộc của các mơn học mà cịn là cửa ngõ đầu tiên để người học tiến xa
hơn trong việc tìm kiếm và mở rộng tri kiến của mình.
Trong lĩnh vực Thơng tin – Thư viện, tài liệu tham khảo được hiểu là một cuốn
sách được thiết kế để tư vấn cho người dùng khi cần thông tin học thuật. Tài liệu tham
khảo thường bao gồm một loạt các mục từ được liệt kê theo thứ tự ABC theo chủ đề hoặc
theo chữ cái đầu của từ, hoặc theo các cách sắp xếp khác như theo số phân loại, theo số
thứ tự, v.v. (Reitz, J. M., 2018a). Tài liệu tham khảo được biết đến như niên giám, bản đồ,
tập bản đồ, thư mục, tiểu sử, từ điển, từ điển bách khoa toàn thư, danh bạ, sổ tay, hướng
dẫn, và các loại văn kiện của chính phủ. Tài liệu tham khảo loại bách khoa tồn thư được
in thành nhiều tập và có phần chỉ mục để tra cứu thông tin ở tập cuối cùng. Trong thư viện,
tài liệu tham khảo được xem là nguồn tài liệu để cán bộ thư viện trả lời các câu hỏi tham
khảo và thường không cho mượn về nhà.
Tài liệu tham khảo mơn học hay cịn gọi là tài liệu học tập phục vụ các học phần là
các tài liệu được dùng để dạy và học trong trường đại học. Cụ thể hơn, trong quyết định số
3050/QĐ-ĐHCT của Trường Đại học Cần Thơ ngày 28 tháng 8 năm 2015 ở điều 2, khoản
2 nêu khái niệm: Tài liệu học tập là sách được xuất bản, sử dụng trong quá trình dạy và
học một số nội dung của một hoặc một số học phần trong chương trình đào tạo. Tài liệu
học tập bao gồm: Sách chuyên khảo, sách tham khảo, sách dịch và sách hướng dẫn. Trong
đó, sách chuyên khảo là sách có nội dung chủ yếu từ các kết quả nghiên cứu sâu và tương
đối toàn diện về một lĩnh vực hay chủ đề nghiên cứu, trong đó chủ biên phải có đóng góp
ít nhất 25% kết quả nghiên cứu do chính chủ biên thực hiện. Sách được sử dụng giảng dạy,
16


nền tảng nghiên cứu chuyên sâu hay tra cứu các vấn đề chuyên sâu. Sách tham khảo là
sách có nội dung phù hợp với học phần được dùng làm sách tham khảo cho giảng viên và
nguời học. Sách dịch là tài liệu của nuớc ngoài được dịch sang tiếng Việt, phục vụ giảng
dạy, nghiên cứu, học tập gắn với học phần và khơng sử dụng như giáo trình. Sách hướng

dẫn là tài liệu được biên soạn để hướng dẫn thí nghiệm, thực tập, báo cáo chuyên đề, bài
tập, đồ án học phần, niên luận, thực tập giáo trình, thực tập trong cơ sở sản xuất (Trường
Đại học Cần Thơ, 2015).
Như vậy, trong nghiên cứu này tài liệu tham khảo môn học được hiểu là sách
chuyên khảo, sách tham khảo, sách dịch, sách hướng dẫn, và các loại hình tài liệu khác có
liên quan đến chủ đề người dùng đang quan tâm. Tài liệu tham khảo môn học giúp người
học không chỉ tra cứu thông tin liên quan đến môn học chính nhằm nâng cao kiến thức,
mở rộng tầm nhìn, hiểu sâu về chủ đề đang được đào tạo, mà còn góp phần khơng nhỏ
trong nâng cao chất lượng đào tạo, đồng thời giúp các trường đại học đạt tiêu chí cho việc
kiểm định chất lượng giáo dục đại học.
1.1.3. Nhu cầu tin
Trong lĩnh vực thư viện, theo Reitz (2018b) thì nhu cầu tin được định nghĩa: là nhu
cầu tìm câu trả lời về những điều mà con người chưa biết. Người có nhu cầu tin thường
đến các quầy tham khảo ở thư viện để nhờ cán bộ tham khảo trợ giúp. Thông qua những
câu hỏi phỏng vấn, cán bộ thư viện sẽ giúp người dùng tin tìm được thơng tin cần thiết từ
các nguồn tin như thư mục trực tuyến hoặc các cơ sở dữ liệu thư mục. Nhu cầu tin được
thể hiện qua các yêu cầu tin. Nhiệm vụ của cán bộ tham khảo là phát triển các bộ sưu tập
và tìm hiểu nhu cầu tin của người dùng thư viện. Cán bộ tham khảo có thể dùng kết quả
nghiên cứu khảo sát để đáp ứng nhu cầu tin của người dùng. Đối với những câu hỏi không
thể dùng nguồn tin hiện có trong thư viện để trả lời thì cán bộ tham khảo có thể giới thiệu
người dùng tìm đến những nguồn khác như các nhà cung cấp, các thư viện liên kết ở trong
và ngoài nước.
Theo Tiêu chuẩn Việt Nam số 10274: 2013 định nghĩa nhu cầu tin: là nhu cầu của
người sử dụng về những thông tin cần thiết cho công việc cụ thể của bản thân.
Như vậy, trong nghiên cứu này nhu cầu tin hay nhu cầu tài liệu học tập có thể hiểu
là trạng thái của người học cần được đáp ứng để bù đắp hoặc thõa mãn sự thiếu hụt về kiến
thức cho một nội dung hay một vấn đề nào đó trong học tập.

17



1.1.4. Mức độ đáp ứng
Theo tác giả Nguyễn Như Ý (1999), mức độ là mức được xác định trong khoảng
nhất định, chẳng hạn như mức độ trung bình, mức độ cao...Tương tự, tác giả Hoàng Phê
(2011) định nghĩa mức độ là mức trên một thang độ, được xác định đại khái. Thí dụ như
mức độ cao, tùy từng mức độ, ăn tiêu có mức độ, mức độ sâu sắc của tình cảm... Hai tác
giả cũng định nghĩa đáp ứng là đem lại đúng các u cầu địi hỏi. Viện Ngơn ngữ học Việt
Nam (2005) giải thích khái niệm ‘Sự đáp ứng’ là sự đáp lại đúng theo như đòi hỏi, u cầu
hoặc đáp lại đúng với địi hỏi. Thí dụ như: đáp ứng nhu cầu đời sống, đáp ứng lòng tin
tưởng, mong chờ của bạn bè…
Như vậy, từ các định nghĩa trên, mức độ đáp ứng có thể hiểu là thang đo xác định
về thỏa mãn một nhu cầu nào đó trong cuộc sống. Cụ thể, trong nghiên cứu này là thang
đo về mức độ thỏa mãn GT & TLTK môn học trong các cơ sở giáo dục đại học.
1.1.5. Vai trị của giáo trình và tài liệu tham khảo mơn học
Giáo trình và tài liệu tham khảo đóng vai trị vơ cùng quan trọng trong việc đào tạo
theo học chế tín chỉ của các trường đại học trên thế giới. Ở Việt Nam, thu thập và tổ chức
nguồn GT & TLTK môn học là nhu cầu cần thiết và cấp bách, nhất là khi các trường đang
tham gia kiểm định chất lượng giáo dục đại học nội bộ, kiểm định quốc gia, tiến tới kiểm
định theo các tiêu chí của mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á (AUN) và các tổ
chức kiểm định có uy tín khác trên thế giới.
Có thể nói, GT & TLTK là xương sống của một mơn khoa học trong chương trình
đào tạo của một chuyên ngành. Có nhiều nghiên cứu đã bàn luận về giáo trình và vai trị
quan trọng của giáo trình trong việc giúp người học đạt được kết quả cao trong học tập. Cụ
thể, tác giả Moulton (1994) chỉ ra rằng đa số sinh viên đã có nhận thức tích cực về sự hữu
ích của giáo trình trong q trình học tập. Phân nửa số sinh viên tham gia nghiên cứu đã
tìm đến giáo trình để hiểu rõ hơn về nội dung bài giảng của giáo viên. Hơn thế nữa, bài
viết “Giáo trình là nhân tố thay đổi” của hai tác giả Hutchinson và Torres (1994) đã nhấn
mạnh tầm quan trọng của việc quản lý và vai trò của giáo trình đối với cả người học và
người dạy. Cụ thể hơn, người học xem giáo trình như một tài liệu hướng dẫn, giúp họ tổ
chức việc học trong và ngoài lớp, thực hiện các hoạt động và bài tập, tự học, bài tập về nhà

và chuẩn bị cho các bài kiểm tra. Trong khi đó, giáo viên cho rằng giáo trình đóng vai trị
quan trọng bởi vì giáo trình giúp họ tiết kiệm thời gian, định hướng bài giảng, hướng dẫn
thảo luận, định hướng việc cho bài tập về nhà, giúp giảng dạy, tổ chức lớp học tốt và việc
học tập của sinh viên dễ dàng và thuận tiện hơn. Một nghiên cứu của Junco và Clem
18


×