Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

Tư tưởng nhân sinh của trần nhân tông và ý nghĩa lịch sử của nó

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.81 MB, 128 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------

NGUYỄN THÚY DUY

TƢ TƢỞNG NHÂN SINH
CỦA TRẦN NHÂN TÔNG
VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA NĨ

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------

NGUYỄN THÚY DUY

TƢ TƢỞNG NHÂN SINH
CỦA TRẦN NHÂN TÔNG
VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA NÓ

Chuyên ngành: Triết học
Mã số: 8.22.90.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:


TS. CAO XUÂN LONG

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình do tôi nghiên cứu và thực hiện dưới sự
hướng dẫn của TS. Cao Xuân Long. Kết quả nghiên cứu trong luận văn là
trung thực và chưa được ai công bố. Các tài liệu sử dụng trong luận văn có
nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.
Ngƣời cam đoan

NGUYỄN THÚY DUY


MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................. 1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài ........................................................................ 3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................ 12
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................. 12
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu ............................................... 13
6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài ......................................... 13
7. Kết cấu của luận văn ................................................................................. 13
Chƣơng 1. ĐIỀU KIỆN LỊCH SỬ - XÃ HỘI VÀ TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN HÌNH
THÀNH TƢ TƢỞNG NHÂN SINH CỦA TRẦN NHÂN TÔNG .................14
1.1. ĐIỀU KIỆN LỊCH SỬ - XÃ HỘI ĐẠI VIỆT THẾ KỶ XIII – XIV VỚI SỰ
HÌNH THÀNH TƢ TƢỞNG NHÂN SINH CỦA TRẦN NHÂN TÔNG ............... 14


1.1.1. Điều kiện kinh tế, chính trị - xã hội Đại Việt thế kỷ XIII - XIV với sự
hình thành tư tưởng nhân sinh của Trần Nhân Tông .................................... 14
1.1.2. Sự phát triển văn hóa, giáo dục Đại Việt thế kỷ XIII – XIV với sự hình
thành tư tưởng nhân sinh của Trần Nhân Tông ............................................ 26
1.2. TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ VAI TRỊ NHÂN TỐ CHỦ QUAN HÌNH THÀNH TƢ
TƢỞNG NHÂN SINH CỦA TRẦN NHÂN TÔNG ............................................. 33

1.2.1. Tiền đề lý luận hình thành tư tưởng nhân sinh của Trần Nhân Tơng . 33
1.2.2. Vai trị nhân tố chủ quan hình thành tư tưởng nhân sinh của Trần
Nhân Tơng .................................................................................................... 44
Kết luận chƣơng 1 ....................................................................................... 53
Chƣơng 2. NỘI DUNG, ĐẶC ĐIỂM, GIÁ TRỊ VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ
TRONG TƢ TƢỞNG NHÂN SINH CỦA TRẦN NHÂN TÔNG .......... 55
2.1. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG TƯ TƯỞNG NHÂN SINH CỦA
TRẦN NHÂN TÔNG ...................................................................................................... 55


2.1.1. Quan điểm của Trần Nhân Tông về cuộc đời con người và vai trò của con
người trong cuộc sống ...............................................................................................57
2.1.2. Quan điểm của Trần Nhân Tông về vấn đề sinh, tử của con người ... 61
2.1.3. Quan điểm của Trần Nhân Tông về rèn luyện đạo đức và giải thoát
con người ................................................................................................... 66
2.2. ĐẶC ĐIỀM VÀ GIÁ TRỊ TRONG TƢ TƢỞNG NHÂN SINH CỦA TRẦN
NHÂN TÔNG .................................................................................................. 77

2.2.1. Đặc điểm chủ yếu trong tư tưởng nhân sinh của Trần Nhân Tông..... 77
2.2.2. Giá trị trong tư tưởng nhân sinh của Trần Nhân Tông ....................... 92
2.3. Ý NGHĨA LỊCH SỬ TRONG TƯ TƯỞNG NHÂN SINH CỦA TRẦN
NHÂN TÔNG ................................................................................................. 99


2.3.1. Ý nghĩa về lý luận tư tưởng nhân sinh của Trần Nhân Tông.............. 99
2.3.2. Ý nghĩa về thực tiễn của tư tưởng nhân sinh của Trần Nhân Tông .....102
Kết luận chƣơng 2 ..................................................................................... 111
KẾT LUẬN CHUNG ................................................................................ 114
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................. 118


1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay, bên cạnh
nhiệm vụ phát triển đồng bộ các lĩnh vực kinh tế, chính trị - xã hội, khoa học,
kỹ thuật, chúng ta cịn có nhiệm vụ quan trọng đó là bảo tồn và phát huy các
giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Trong Cương lĩnh xây dựng đất
nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011)
được Đại hội XI của Đảng cộng sản Việt Nam khẳng định:
Xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc,
phát triển toàn diện, thống nhất trong đa dạng, thấm nhuần sâu sắc tinh
thần nhân văn, dân chủ, tiến bộ; làm cho văn hoá gắn kết chặt chẽ và
thấm sâu vào toàn bộ đời sống xã hội, trở thành nền tảng tinh thần vững
chắc, sức mạnh nội sinh quan trọng của phát triển. Kế thừa và phát huy
những truyền thống văn hoá tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc Việt
Nam, tiếp thu những tinh hoa văn hoá nhân loại, xây dựng một xã hội
dân chủ, cơng bằng, văn minh, vì lợi ích chân chính và phẩm giá con
người, với trình độ tri thức, đạo đức, thể lực và thẩm mỹ ngày càng cao.
(Đảng cộng sản Việt Nam, 2011, tr.75-76).
Để thực hiện nhiệm vụ trên, một mặt chúng ta cần tiếp thu có chọn lọc
những thành tựu của nhân loại. Đồng thời phải kế thừa, phát huy những giá trị
văn hóa truyền thống của dân tộc. Đặc biệt, kế thừa những phẩm chất tốt đẹp
của con người Việt Nam. Đảng đã xác định mục tiêu xây dựng con người Việt

Nam mới trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội đó là: “Xây dựng con
người Việt Nam giàu lịng u nước, có ý thức làm chủ, trách nhiệm cơng
dân; có tri thức, sức khỏe, lao động giỏi; sống có văn hóa, tình nghĩa; có tinh
thần quốc tế chân chính”. (Đảng cộng sản Việt Nam, 2011, tr.40). Do đó việc
tìm hiểu, xây dựng và phát huy nguồn lực con người là cần thiết.


2
Trong tiến trình lịch sử Việt Nam, nhà Trần được xem là triều đại phát
triển rực rỡ không chỉ trong lĩnh vực kinh tế, chính trị mà cịn cả văn hóa tư
tưởng. Trong lĩnh vực kinh tế, chính trị - xã hội, biểu hiện rõ nét thông qua
công cuộc xây dựng một quốc gia thống nhất, độc lập, có chủ quyền và toàn
vẹn lãnh thổ, tổ chức và quản lý xã hội quy củ và thống nhất từ trung ương
đến địa phương; thống nhất tư tưởng, đồn kết lịng dân, tạo sức mạnh đoàn
kết toàn dân tộc để chiến thắng giặc ngoại xâm… Những thành tựu ấy là
minh chứng hùng hồn cho những giá trị lý luận và tư tưởng được nhà Trần
vận dụng trong tổ chức và quản lý xã hội, nhất là tư tưởng chính trị. Bên
cạnh đó, tư tưởng văn hóa nhà Trần có nhiều nét nổi bật, tiêu biểu là đã xây
dựng một hệ thống tư tưởng nhân sinh trên cơ sở triết lý Phật giáo rất phong
phú, sâu sắc, góp phần “cố kết lịng dân, trùng hưng sự nghiệp”, trở thành
nền tảng tinh thần của xã hội Đại Việt thế kỷ XIII - XIV.
Trong lịch sử tư tưởng nhà Trần, nổi bật với các nhà tư tưởng nổi tiếng
có nhiều cơng lao to lớn trong quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc như Trần
Tự Khánh (1175 - 1223), Trần Thủ Độ (1194 - 1264), Trần Quốc Tuấn (1232
- 1300), Trần Quang Khải (1241 - 1294),… Trong đó, đặc biệt là Trần Nhân
Tơng. Ơng không chỉ là một nhà lãnh đạo tài ba, một vị vua anh minh, “nhân
từ, hòa nhã, cố kết lòng dân, sự nghiệp trùng hưng sáng ngời thuở trước”
(Viện khoa học xã hội Việt Nam, 1998, tr.44). Ông đã chỉ huy quân dân Đại
Việt chiến thắng quân xâm lược Nguyên - Mơng hung hãn, mà nó chính là
biểu hiện của tình yêu xã tắc, yêu cái thiện và đấu tranh cho cái thiện, tiêu diệt

và ngăn chặn cái ác với quy mơ và tầm vóc vĩ đại mang tầm quốc gia, quốc tế
và tầm nhân loại; đồng thời, Trần Nhân Tơng cịn là người sáng lập dịng thiền
Trúc Lâm mang dấu ấn Việt Nam sâu sắc, người nghệ sĩ với những bài thơ bất
hủ và là nhà nhân văn chủ nghĩa có sức cảm hóa hàng triệu con người. Nội
dung tư tưởng của ông khá phong phú, đặc sắc trên nhiều khía cạnh từ chính
trị - xã hội, giáo dục, đạo đức, tơn giáo, giải thốt… và một trong những nội


3
dung cốt lõi trong hệ thống tư tưởng của ông chính là tư tưởng nhân sinh bởi
vì mục tiêu mà tư tưởng và hành động của ông luôn hướng đến là làm sao cho
cuộc sống con người tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn.
Trong bối cảnh đất nước, xã hội và con người Việt Nam hiện nay, việc
nghiên cứu tư tưởng nhân sinh của Trần Nhân Tơng sẽ góp phần giúp chúng
ta hiểu biết sâu sắc hơn những quan điểm tiến bộ của ông về cuộc sống của
con người, về mục đích, lý tưởng sống tốt đẹp của người, về thái độ và hành
động cũng như về sự sống và cái chết trên cơ sở lấy sự giải thoát làm nền
tảng, bằng phương pháp tu luyện trí tuệ, đạo đức và hành động gắn với thực
tiễn đời sống của con người, đặc biệt là tinh thần dân tộc, lòng yêu nước,
nhân ái, khoan dung, đề cao trách nhiệm bổn phận với dân tộc, đất nước và
nhân dân. Đồng thời, việc nghiên cứu tư tưởng nhân sinh của Trần Nhân
Tơng trong dịng chảy lịch sử tư tưởng Việt Nam, góp phần tìm hiểu truyền
thống văn hóa của dân tộc. Đó là truyền thống u nước, thương dân, hết
lịng vì nhân dân gắn với lịch sử của dân tộc Việt Nam, là sợ chỉ đỏ xuyên
suốt toàn bộ lịch sử dân tộc ta. Truyền thống đó biểu hiện rõ nhất trong cuộc
đấu tranh chống kẻ thù xâm lược. Do vậy, việc nghiên cứu tư tưởng nhân
sinh của Trần Nhân Tông trong lịch sử tư tưởng Việt Nam, góp phần làm rõ
những quan điểm tiến bộ của ông về cuộc sống của con người, qua đó rút ra
những bài học quý góp phần xây dựng con người Việt Nam mới trong giai
đoạn hiện nay thực sự cần thiết. Xuất phát từ những lý do trên tác giả chọn

đề tài “Tư tưởng nhân sinh của Trần Nhân Tơng và ý nghĩa lịch sử của nó”
làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Cuộc đời, thân thế sự nghiệp và tư tưởng Trần Nhân Tơng nói chung
cũng như tư tưởng nhân sinh của ơng nói riêng có ý nghĩa lý luận sâu sắc và
thực tiễn thiết thực cho nên được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu
dưới nhiều góc độ và khía cạnh khác nhau. Trong đó, liên quan đến chủ đề


4
của đề tài, chúng ta có thể khái quát các cơng trình đã cơng bố theo hai
hướng chính thức sau đây:
Hướng thứ nhất, các cơng trình nghiên cứu về điều kiện, tiền đề hình
thành tư tưởng nhân sinh của Trần Nhân Tơng. Tiêu biểu có thể kể đến các
cơng trình sau: Tác phẩm Đại Việt sử ký toàn thư, tập 2, Nxb. Khoa học Xã
hội, Hà Nội, phát hành năm 1998; Đại cương lịch sử Việt Nam của tác giả
Trương Hữu Quýnh, Đinh Xuân Lâm và Lê Mậu Hãn (chủ biên), Nxb. Giáo
dục, Hà Nội, phát hành năm 2005; Tác phẩm Tìm hiểu xã hội Việt Nam thời
Lý - Trần của Viện Sử học, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, phát hành năm
1981. Tác phẩm trình bày tư tưởng của người Việt Nam từ thời tiền sử đến
thế kỷ XVIII, trong tác phẩm, tác giả đã dành một phần để trình bày về Phật
giáo, tình hình Phật giáo Việt Nam khi mới du nhập, thời Lý - Trần, sự phê
phán của Nho giáo đối với Phật giáo ở Việt Nam thế kỷ XIV, tư tưởng Phật
giáo thế kỷ XVI, XVII và đầu XVIII.
Theo dòng chảy lịch sử tư tưởng dân tộc thì có cơng trình Lịch sử triết học
phương Đơng của PGS, TS. Dỗn Chính (chủ biên), Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, phát hành năm 2015. Cuốn sách được kết cấu thành 3 phần, 12
chương, 1367 trang: Phần thứ nhất, Lịch sử triết học Ấn Độ; Phần thứ hai, Lịch
sử triết học Trung Quốc; Phần thứ ba, Lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam.
Trong mỗi phần của cuốn sách đã trình bày khái quát những điều kiện, hình
thành các giai đoạn phát triển của các nền triết học. Trong mỗi giai đoạn phát

triển của trung tâm triết học, cuốn sách trình bày, phân tích khá sâu sắc và hệ
thống nội dung tư tưởng của các nhà triết học và các trào lưu triết học trên các
mặt bản thể luận, nhận thức luận và đạo đức nhân sinh cũng như vấn đề chính
trị - xã hội. Trong đó ở chương 3, phần ba, các tác giả đã trình bày khá sâu sắc
về tư tưởng của Trần Nhân Tông và các nhà tư tưởng cùng thời.
Cũng do PGS, TS. Dỗn Chính (chủ biên) cịn có cơng trình Lịch sử tư
tưởng triết học Việt Nam từ thời kỳ dựng nước đến đầu thế kỷ XX, Nxb.


5
Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, phát hành năm 2013. Đây là cơng trình
được các tác giả nghiên cứu và trình bày một cách hệ thống và cơ bản lịch sử
tư tưởng triết học Việt Nam qua các thời kỳ gắn với điều kiện lịch sử, kinh
tế, chính trị - xã hội và văn hóa của dân tộc. Với tổng số 1050 trang, được
chia thành năm chương: Chương 1, Khái quát lịch sử, kinh tế, xã hội và tư
tưởng của người Việt thời kỳ dựng nước; Chương 2, Tư tưởng triết học Việt
Nam thời kỳ Bắc thuộc; Chương 3, Tư tưởng triết học Việt Nam từ thế kỷ X
đến thế kỷ XIV; Chương 4, Tư tưởng triết học Việt Nam từ thế kỷ XV đến
thế kỷ XIX và Chương 5, Tư tưởng triết học Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu
thế kỷ XX. Trong chương 3, mục 2 từ trang 339 đến trang 384. Trong phần
này, các tác giả đã đề cập đến thân thế, sự nghiệp, các tác phẩm tiêu biểu của
Trần Nhân Tông và những nội dung tư tưởng triết học của Trần Nhân Tông
như: vấn đề thế giới quan, về tư tưởng biện chứng, vấn đề con người và vấn
đề tôn giáo,....
Đặc biệt trong cuốn sách Tiến trình lịch sử Việt Nam của Nguyễn
Quang Ngọc (chủ biên), Nxb. Giáo dục, Hà Nội, phát hành năm 2007. Đây là
tác phẩm giản yếu về lịch sử Việt Nam, cung cấp cho người đọc một bức
tranh tổng quan về diễn biến lịch sử với những đặc điểm chủ yếu, quy luật
phát triển cơ bản của lịch sử Việt Nam. Cuốn sách gồm 399 trang, được chia
làm hai phần: Lịch sử Việt Nam cổ - trung đại và Lịch sử Việt Nam cận hiện đại. Trong đó, phần thứ nhất được các tác giả giới thiệu trong sáu

chương, bám sát tiến trình phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội từ
công xã nguyên thủy, qua phương thức sản xuất châu Á, chế độ phong kiến
đến trước khi nước ta bị thực dân Pháp xâm lược. Phần thứ hai trình bày về
thời kỳ từ khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam (1858) cho đến nay gồm
bảy chương, trong đó bốn chương về giai đoạn cận đại (1858 - 1945) và ba
chương về giai đoạn hiện đại (1945 đến nay). Trong phần 1, chương 3 viết
về giai đoạn lịch sử Việt Nam từ giữa thế kỷ X đến cuối thế kỷ XIV thì tác


6
giả đã phân tích khá sâu sắc về sự hình thành và các điều kiện kinh tế, chính
trị - xã hội, văn hóa, giáo dục …của triều đại nhà Trần là cơ sở, tiền đề lý
luận với sự hình thành tư tưởng của Trần Nhân Tơng.
Bên cạnh đó cịn có các tác phẩm như Sự phát triển của Tư tưởng ở Việt
Nam từ thế kỷ XIX đến cách mạng tháng Tám (3 tập) của tác giả Trần Văn
Giàu, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, phát hành năm 1996; Cuộc kháng
chiến chống xâm lược Nguyên - Mông thế kỷ XIII của tác giả Hà Văn Tấn Phạm Thị Tâm, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, xuất bản 1975;… Các cơng
trình khoa học nêu trên phân tích và làm rõ những điều kiện kinh tế, chính
trị, xã hội cũng như những tiền đề lý luận hình thành tư tưởng triết học Trần
Nhân Tơng: Hình thái kinh tế - xã hội thời Lý - Trần, thể chế chính trị và kết
cấu đẳng cấp thời Lý - Trần; văn hoá và tư tưởng thời Lý - Trần với các vấn
đề sâu sắc như: Tư tưởng chính trị và xã hội thời Lý - Trần, Nho giáo ở Việt
Nam, các yếu tố Phật, Nho, Đạo được tiếp thu và chuyển hoá như thế nào
trong thời đại Lý - Trần, ý nghĩa xã hội của phái Trúc Lâm thời Trần,… Các
cơng trình trên nghiên cứu khá sâu sắc về cuộc đời, thân thế, sự nghiệp của
Trần Nhân Tông gắn liền với các biến cố lịch sử Việt Nam giai đoạn thế kỷ
XIII - XIV, giúp người đọc có cái nhìn tổng qt hơn về Trần Nhân Tơng.
Hướng thứ hai, tập hợp các cơng trình nghiên cứu nội dung, đặc điểm,
giá trị và ý nghĩa trong tư tưởng nhân sinh của Trần Nhân Tông. Đề cập đến
khía cạnh này, phải kể đến các cơng trình nghiên cứu khai thác những khía

cạnh khác nhau như: Trong cuốn sách Tồn tập Trần Nhân Tơng của tác giả
Lê Mạnh Thát, Nxb. Phương Đơng, phát hành năm 2000, tồn tập này được
chia làm hai phần. Phần đầu giới thiệu tổng quát sự nghiệp võ công và văn
trị qua 9 chương nghiên cứu từng vấn đề, từ tuổi trẻ cho đến vai trò nhà vua
trong hai cuộc chiến tranh 1285 và 1288, cũng như trong việc mở mang bờ
cõi, sử dụng tiếng Việt và thành lập dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử. Phần hai
là công bố các tác phẩm văn học từ thơ phú, văn xuôi, bài giảng, ngữ lục cho


7
đến các văn thư ngoại giao, nhằm cung cấp tư liệu cho những ai quan tâm
nghiên cứu nhiều mặt về lịch sử Việt Nam nói chung và bản thân vua Trần
Nhân Tơng nói riêng.
Cuốn Tư tưởng Việt Nam thời Lý - Trần do PGS, TS Trương Văn
Chung - PGS, TS. Dỗn Chính (Đồng chủ biên), Nxb. Chính trị quốc gia Hà Nội, phát hành năm 2008. Tác phẩm gồm 475 trang, đi sâu phân tích
những tư tưởng và các nhân vật tiêu biểu thời Lý - Trần. Các bài viết trong
cuốn sách đề cập đến nhiều khía cạnh, nhưng chủ yếu đi sâu vào phân tích
tinh thần độc lập, lịng yêu nước và tinh thần đoàn kết chống giặc ngoại xâm
của nhà nước phong kiến và nhân dân Đại Việt thời kỳ này. Bên cạnh đó,
một số bài viết đi sâu và nghiên cứu tư tưởng của những nhân vật lịch sử nổi
bật, trong đó có Trần Nhân Tơng.
Bên cạnh đó, tác giả cịn nghiên cứu những tác phẩm như: Đại cương
triết học Phật giáo Việt Nam, tập 1, từ khởi nguyên đến thế kỷ XIV, của tác
giả Nguyễn Hùng Hậu, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, phát hành năm 2002,
tác phẩm gồm 3 chương, chương 1 trình bày quá trình du nhập, tiến trình của
Phật giáo ở Việt Nam từ khởi nguyên đến Phật giáo thời nhà Trần (thế kỷ
XIII - XIV), tác giả dành đến 2 chương cịn lại để trình bày thế giới quan và
nhân sinh quan Phật giáo nói chung và Việt Nam nói riêng.
Bộ Thơ văn Lý - Trần là một di sản văn học viết tương đối cổ trong
lịch sử văn học nước ta do Viện Văn học biên soạn gồm có 3 tập. Tập 1 Từ Ngô Quyền dựng nước (938) đến hết nhà Lý (1225), gồm có gồm có

136 bài thơ -văn. Tập 3 - Từ khoảng 1341 đến khởi nghĩa chống qn
Minh của Bình Định Vương (1418), gồm có 415 bài thơ - văn. Phần lớn
các tác phẩm thể hiện tinh thần yêu nước, thương dân, nỗi băn khoăn, trăn
trở về trách nhiệm của mình đối với đất nước và vận mệnh tương lai của
dân tộc. Đặc biệt là Tập 2 - Từ mở đầu nhà Trần cho đến đầu đời Trần Dụ
Tơng (1341), gồm có 2 quyển: Quyển thượng và Quyển hạ với 363 bài thơ


8
- văn. Trong đó, Quyển thượng có liên quan trực tiếp đến nội dung của đề
tài nghiên cứu.
Hay các tác phẩm đặc sắc như: Việt Nam Phật giáo sử luận, tác giả
Nguyễn Lang, Nxb. Văn học, phát hành năm 2000; tác phẩm Lịch sử Phật
giáo Việt Nam, của tác giả Nguyễn Tài Thư (chủ biên), Nxb. Khoa học xã
hội, Hà Nội, phát hành năm 1993; tác phẩm Thiền học Việt Nam của tác giả
Nguyễn Đăng Thục, Nxb. Lá Bối (Sài Gịn), phát hành năm 1966; cơng trình
Tư tưởng Phật Giáo Việt Nam do tác giả Nguyễn Duy Hinh biên soạn, Nxb.
Khoa học xã hội, Hà Nội, phát hành năm 1999,… Đây là những cơng trình
khoa học cơng phu, đồ sộ, cung cấp cho người đọc một cách khá đầy đủ và
đáng tin cậy các bản văn về thơ, văn của Trần Nhân Tơng, cũng như vai trị,
vị trí của Trần Nhân Tông trong lịch sử tư tưởng Phật giáo Việt Nam nói
chung và Thiền Tơng nói riêng.
Cuốn Lược khảo tư tưởng Thiền Trúc Lâm Việt Nam của tác giả
Nguyễn Hùng Hậu, phát hành năm 1997, đã phân tích khía cạnh nhân sinh
quan của các thiền sư, Phật tử thời Trần như Trần Thái Tông, Trần Nhân
Tông, Tuệ Trung Thượng Sĩ, Pháp Loa, Huyền Quang. Họ là những đại diện
tư tưởng Phật giáo ở giai đoạn phát triển đỉnh cao của Phật giáo ở thời kỳ
Nhà Trần. Cơng trình này đã mang lại cái nhìn khái quát về nhân sinh quan
của Phật giáo thời Trần. Đây là cơ sở lí luận quan trọng để luận văn kế thừa
khi phân tích về triết lý nhân sinh của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.

Đề tài cịn nghiên cứu cơng trình của tác giả Nguyễn Công Lý về Văn
học Phật giáo thời Lý - Trần, diện mạo và đặc điểm, xuất bản năm 2000.
Đây là một cơng trình phân tích ảnh hưởng của tư tưởng Phật giáo nói chung
và nhân sinh quan Phật giáo nói riêng của thời đại Lý - Trần tới các sáng tác
văn học, tư duy nghệ thuật và cả đời sống văn hóa xã hội thời kì này. Đề tài
cũng đã khái quát được những đặc trưng của thời đại Lý - Trần, từ đó phân
tích sự tương tác giữa Phật giáo với con người Việt Nam trong bối cảnh đất


9
nước đang xây dựng và bảo vệ nền độc lập và hình thành bản sắc văn hóa
dân tộc đặc thù.
Ngồi những tác phẩm kể trên tác giả còn nghiên cứu nhiều bài báo, bài
viết liên quan như: Bài viết Việt Nam hóa Phật giáo ở Trần Nhân Tơng của
tác giả Nguyễn Tài Đơng viết trên Tạp chí Triết học số 12-2008, tr.38 - 46.
Bài viết đã làm rõ tư tưởng “tức tâm tức Phật” của Trần Nhân tơng, từ đó phân
tích tinh thần nhập thế trong tư tưởng Thiền Phật giáo của ơng. Tác giả nhấn
mạnh vai trị nhập thế ở Trần Nhân Tông trong hai cuộc kháng chiến chống
Nguyên - Mông và tinh thần cởi mở của ông trong kết hợp tam giáo (Nho Phật - Lão), trong đó lấy Phật giáo làm cốt tủy trong chính sách trị quốc. Tác
giả cũng đặc biệt nhấn mạnh vai trò nhập thế thiết thực của Trần Nhân Tông
sau khi xuất gia như giáo dục đạo đức và thực hành đạo đức Phật giáo trong
dân gian. Ông khẳng định, thiền học ở Trần Nhân Tơng khơng thốt ly cuộc
sống mà lúc nào cũng thấm đẫm hơi thở cuộc sống, vì hạnh phúc nhân sinh.
Hay bài viết Triết lý nhân sinh trong triết học phật giáo thời Trần do
tác giả Dỗn Chính và Bùi Huy Du viết đăng trên Tạp chí Khoa học và Xã
hội số 11-2013. Tác giả đã trình bày nội dung tư tưởng của triết học Phật
giáo thời kỳ nhà Trần, tư tưởng triết lý nhân sinh đặc sắc cùng với những
quan điểm phong phú, sâu sắc về bản thể luận, nhận thức luận, đã trở thành
nền tảng tinh thần của xã hội Đại Việt thế kỷ XIII - XIV. Triết lý nhân sinh
thời kỳ này là quan điểm về bản chất và giá trị đạo đức tinh thần của con

người, là quan điểm về lý tưởng sống, thái độ và hành động cũng như về sự
sống chết của con người, trên cơ sở lấy tâm và sự giải thoát làm nền tảng,
bằng phương pháp tu luyện trí tuệ, đạo đức và hành động gắn với thực tiễn
đời sống và yêu cầu lịch sử của xã hội Đại Việt lúc bất giờ, tạo nên bản sắc
riêng trong Thiền Việt Nam. Bài viết tập trung trình bày, phân tích tư tưởng
triết lý nhân sinh của ba nhà tư tưởng lớn thời Trần là Trần Thái Tông, Tuệ
Trung Thượng sĩ và Trần Nhân Tông.


10
Hay cơng trình Tư tưởng triết học của Thiền phái Trúc Lâm đời Trần
của tác giả Trương Văn Chung, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, phát hành
năm 1998. Bằng cách tiếp cận mới, tác giả đề cập đến những tiền đề về xã
hội, tôn giáo và tư tưởng ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của
Thiền phái Trúc Lâm. Trong đó, tập trung phân tích ảnh hưởng tư tưởng của
Trần Thái Tông, Tuệ Trung Thượng Sĩ đến sự ra đời của Thiền phái Trúc
Lâm mà sau này vua Trần Nhân Tông, là người sáng lập. Nội dung cơ bản
của thiền phái Trúc Lâm cũng được khảo sát qua tư tưởng của tam tổ: Trần
Nhân Tông, Pháp Loa, Huyền Quang. Tác phẩm cũng nhấn mạnh đến tính
nhập thế với mục đích hướng vào xã hội để phụng sự dân tộc của Phật giáo
Trúc Lâm Yên Tử thời Trần.
Trong cuốn sách Tư tưởng triết học Trần Nhân Tông - đặc điểm và giá
trị lịch sử của tác giả TS. Bùi Duy Du, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội,
phát hành năm 2012. Cuốn sách đã tập trung phân tích và chỉ ra cơ sở xã
hội và tiền đề lý luận hình thành tư tưởng triết học của Trần Nhân Tơng.
Trên cơ sở đó, cuốn sách đã đi sâu trình bày một cách khá hệ thống tư
tưởng triết học của Trần Nhân Tông qua những vấn đề về thế giới quan,
nhân sinh quan và triết lý đạo đức nhân sinh. Từ đó, cuốn sách đã phân tích,
đánh giá và rút ra những đặc điểm và giá trị lịch sử của tư tưởng triết học
Trần Nhân Tơng; giúp người đọc có một cái nhìn tồn diện và sâu sắc hơn

về một trong những nhân vật lịch sử lỗi lạc trong lịch sử dân tộc Việt Nam Phật hồng Trần Nhân Tơng.
Cuốn Triết học Phật giáo Việt Nam thời Trần của tác giả Đỗ Hương
Giang, Nxb. Khoa học xã hội, phát hành năm 2017. Trong Triết học Phật
giáo Việt Nam thời Trần, tác giả đã đưa ra cái nhìn tương đối tổng thể về sự
hình thành và phát triển của triết học Phật giáo thời Trần. Luận cứ của tác giả
về các tiền đề văn hóa, tư tưởng cũng như “điều kiện lịch sử” của “triết học
Phật giáo thời Trần” là khá thuyết phục, thể hiện những suy tư, lối cắt nghĩa


11
mới. Mặc dù, điều này đã được rất nhiều nhà khoa học nghiên cứu để cập, ở
nhiều góc độ. Tuy nhiên, với ngòi bút triết học, tác giả đã phân tích tồn diện
hơn tác động của các yếu tố nói trên trong việc hình thành và phát triển Phật
giáo mới thời Trần.
Thêm vào đó là các cơng trình nghiên cứu khác như: Lịch sử tư tưởng
Triết học Việt Nam của tác giả Nguyễn Tài Thư, Nxb. Khoa học xã hội, Hà
Nội, phát hành năm 1993; Thiền sư Việt Nam của Thích Thanh Từ, Nxb.
Thành phố Hồ Chí Minh, phát hành năm 1995; Thiền học đời Trần của tác
giả Thích Thanh Từ (chủ biên), Nxb. Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam,
phát hành năm 1995 …Các cơng trình kể trên đã tập trung nghiên cứu tư
tưởng triết học của Trần Nhân Tông qua các vấn đề về bản thể luận, nhận
thức luận và triết lý đạo đức nhân sinh của ông gắn liền với quá trình phát
triển của của lịch sử tư tưởng Việt Nam, tuy nhiên các vấn đề nêu trên chỉ
dừng lại ở mức khái quát hoá, chưa đi vào chi tiết cụ thể.
Ngoài ra liên quan đến đề tài này, cịn một số cơng trình khoa học
được các nhà khoa học nghiên cứu công bố trên các tạp chí khoa học
chuyên ngành và các kỷ yếu hội thảo khoa học, như bài Tìm hiểu tư tưởng
triết học Thiền của Trần Nhân Tơng của Nguyễn Hùng Hậu, Tạp chí Triết
học, số 3, năm 1995; hay bài Tư tưởng Triết học Trần Thái Tơng của
Dỗn Chính và Nguyễn Ngọc Phượng, tạp chí Triết học số 1 (212) tháng 1

năm 2009; hoặc Kỷ yếu 700 năm ngày viên tịch Sư tổ Trúc Lâm của Nxb
Tôn giáo, Hà Nội, phát hành năm 2008;…Những tác phẩm nêu trên đã
khái quát hóa phần nào những nội dung cơ bản tư tưởng triết học Trần
Nhân Tông, cung cấp những lát cắt đa chiều về triết gia ấy cho giới học
thuật nghiên cứu.
Như vậy, có thể thấy rằng việc nghiên cứu về tư tưởng của Trần Nhân
Tông đã được nhiều tác giả quan tâm, nghiên cứu theo nhiều hướng khác
nhau từ cuộc đời, sự nghiệp đến những giá trị tư tưởng…Nhưng chưa có


12
cơng trình nào nghiên cứu một cách tồn diện, hệ thống về tư tưởng nhân
sinh của Trần Nhân Tông. Tuy nhiên các cơng trình khoa học trên vẫn thực
sự là những tài liệu bổ ích để tác giả học tập, kế thừa, phát triển trong đề tài
luận văn của mình. Tiếp tục thành quả của các cơng trình nghiên cứu trên,
tác giả cố gắng đi sâu nghiên cứu và trình bày tư tưởng nhân sinh của Trần
Nhân Tông và ý nghĩa lịch sử của nó.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Đề tài nhằm làm rõ nội dung tư tưởng nhân sinh của Trần Nhân Tông và
ý nghĩa lịch sử trong tư tưởng nhân sinh của ông trong giai đoạn hiện nay.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu trên, nhiệm vụ của đề tài cần phải làm rõ những
vấn đề sau:
Thứ nhất, trình bày, phân tích điều kiện lịch sử - xã hội, tiền đề lý luận
và vai trị nhân tố chủ quan với sự hình thành tư tưởng nhân sinh của Trần
Nhân Tơng.
Thứ hai, trình bày, phân tích và làm rõ một cách có hệ thống nội dung
cơ bản trong tư tưởng nhân sinh của Trần Nhân Tông qua các vấn đề như:
cuộc đời con người, vai trò con người trong cuộc sống, cũng như vấn đề về

sinh, tử của con người, rèn luyện đạo đức và giải thoát con người.
Thứ ba, từ những nội dung đã trình bày, phân tích trên tác giả rút ra và
những đặc điểm, giá trị và ý nghĩa lịch sử trong tư tưởng nhân sinh của Trần
Nhân Tông.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Tư tưởng Trần Nhân Tông
Phạm vi nghiên cứu: Luận văn chủ yếu tập trung nghiên cứu tư tưởng
nhân sinh của Trần Nhân Tơng, đó là một bộ phận trong tồn bộ tư tưởng
của ơng, qua đó đánh giá và rút ra ý nghĩa lịch sử của nó.


13
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận: Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở thế giới quan,
phương pháp luận của Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật
lịch sử, những quan điểm trong tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt
Nam và Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước ta về vấn đề nhân sinh, vấn đề
con người để định hướng cho việc nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp
nghiên cứu cụ thể như: lịch sử và logic; phân tích và tổng hợp; diễn dịch và
quy nạp; phương pháp văn bản học, luận văn được tiếp cận dưới góc độ lịch
sử triết học.
6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa lý luận: Qua việc đi sâu nghiên cứu tư tưởng nhân sinh của
Trần Nhân Tông luận văn góp phần hệ thống và làm rõ nội dung cơ bản
trong tư tưởng nhân sinh của ông và ý nghĩa lịch sử của tư tưởng này.
Ý nghĩa thực tiễn: Những giá trị, ý nghĩa lịch sử mà tác giả đã rút ra từ
việc nghiên cứu tư tưởng nhân sinh của Trần Nhân Tơng có thể trở thành
những bài học lịch sử bổ ích trong việc giải quyết những vấn đề nhân sinh ở
Việt Nam hiện nay.

Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong việc nghiên cứu và
giảng dạy lịch sử triết học.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
chính của luận văn gồm 2 chương, 5 tiết.


14
Chƣơng 1
ĐIỀU KIỆN LỊCH SỬ - XÃ HỘI VÀ TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN
HÌNH THÀNH TƢ TƢỞNG NHÂN SINH CỦA TRẦN NHÂN TÔNG
1.1. ĐIỀU KIỆN LỊCH SỬ - XÃ HỘI ĐẠI VIỆT THẾ KỶ XIII - XIV VỚI SỰ
HÌNH THÀNH TƢ TƢỞNG NHÂN SINH CỦA TRẦN NHÂN TƠNG

Sự hình thành, phát triển tư tưởng nhân sinh của Trần Nhân Tông
không phải là một hiện tượng ngẫu nhiên, mà là một hiện tượng có tính tất
yếu của lịch sử. Nó khơng chỉ phản ánh những hiện tượng kinh tế, chính trị xã hội lúc bấy giờ mà còn là kết quả của sự kế thừa những truyền thống văn
hóa của dân tộc Việt Nam. Vì thế, khi xem xét những điều kiện xuất hiện và
quá trình hình thành tư tưởng nhân sinh của Trần Nhân Tông, chúng ta cần
xem xét trên các bình diện về kinh tế, chính trị - xã hội, văn hóa và tư tưởng.
1.1.1. Điều kiện kinh tế, chính trị - xã hội Đại Việt thế kỷ XIII - XIV
với sự hình thành tƣ tƣởng nhân sinh của Trần Nhân Tơng
Q trình hình thành và phát triển tư tưởng nhân sinh của Trần Nhân
Tông không phải ngẫu nhiên, hay từ ý muốn chủ quan của ông, mà được nảy
sinh và phản ánh thực tiễn lịch sử xã hội Đại Việt lúc bấy giờ: một là, phải
củng cố và xây dựng một nước Đại Việt độc lập thống nhất, tự chủ và hùng
mạnh cả về kinh tế, chính trị - xã hội, quân sự, văn hóa, giáo dục nhằm
khẳng định nền độc lập dân tộc; hai là, phải đoàn kết và phát huy sức mạnh
toàn dân tộc, nhằm đánh thắng cuộc xâm lăng tàn bạo của giặc Nguyên Mông, bảo vệ nền độc lập dân tộc. Trong đó:
Thứ nhất, về điều kiện kinh tế. Trong cuốn Lịch sử tư tưởng triết học

Việt Nam từ thời kì dựng nước đến đầu thế kỷ XX có đoạn ghi rằng:
Sau thời kì hưng thịnh, từ khoảng giữa thế kỷ XII trở đi, triều đình nhà
Lý bước vào giai đoạn suy tàn. Đất nước rơi vào cuộc khủng hoảng
kinh tế - xã hội trầm trọng. Thiên tai, mất mùa, đói kém, dịch bệnh


15
hoành hành khắp nơi làm cho nền kinh tế ngày càng sa sút. Bên cạnh
đó, do bộ máy chính quyền nhà Lý từ trung ương đến địa phương tỏ ra
quan liêu, lỏng lẻo trong việc quản lý xã hội dẫn đến tình trạng ở nhiều
địa phương, các thế lực địa chủ phong kiến đã tập hợp lực lượng nổi
dậy chống phá triều đình, gây nên tình trạng cát cứ phân quyền. Nổi bật
trong số các thế lực cát cứ thời bấy giờ là tập đoàn quân sự của anh em
họ Trần ở vùng Hải Âp (Thái Bình). Do có cơng giúp nhà Lý dẹp loạn,
lập lại trật tự, gia tộc họ Trần được triều đình trọng dụng, đã thao túng
quyền bính và dần thâu tóm mọi quyền lực trong tay. Tập đồn q tộc
họ Trần rất khơn khéo dần dần từng bước vững chắc và cuối cùng
chuyển chính quyền từ dòng họ Lý sang dòng họ Trần một cách êm
thấm trong hồng cung và triều đình mà hầu như khơng có tác động gì
làm xáo trộn xã hội. (Dỗn Chính, 2013, tr.284)
Sau khi củng cố, xác lập vương triều, nhà Trần đã khôi phục, phát triển
kinh tế nhằm ổn định đời sống nhân dân, trong đó phát triển nơng nghiệp và
công thương nghiệp được chú trọng. Cơ sở kinh tế của xã hội thời Lý - Trần
về cơ bản “chế độ sở hữu nhà nước về ruộng đất” (Viện Sử học, 1981, tr.68)
thông qua công xã nông thôn. Nông nghiệp nơng thơn giữ vai trị chủ đạo
trong nền kinh tế nhà Trần. Trong nông nghiệp, ruộng đất là tư liệu sản xuất
chủ yếu, một mặt nó là cơ sở để sản xuất ra của cải cho xã hội, mặt khác nó
là cơ sở tạo nên cơ cấu giai cấp trong xã hội phong kiến.
Do yêu cầu tăng cường sức mạnh của quốc gia và ổn định xã hội, đời
sống mà hàng năm, nhân dân và nhà nước thời kỳ này đều chăm lo phát

triển nơng nghiệp. Bên cạnh đó, sự phát triển của nông nghiệp cũng làm
cho các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa ngày càng phát triển, tiền
tệ giữ vai trò quan trọng trong xã hội và việc mua bán ruộng đất cũng
dần được phổ biến hơn trong xã hội. Tất cả điều đó đã làm cho chế độ
ruộng đất nói chung và chế độ sở hữu nhà nước, sở hữu tư nhân về


16
ruộng đất nói riêng dưới thời Trần rất phát triển. (Trương Văn Chung Dỗn Chính (Chủ biên), 2008, tr.202).
Về chế độ ruộng đất dưới thời Trần, hình thức sở hữu ruộng đất gồm có
ruộng đất thuộc sở hữu nhà nước và ruộng đất thuộc sở hữu tư nhân. Về hình
thức ruộng đất thuộc sở hữu nhà nước được cấu thành bởi hai bộ phận:
Ruộng đất do nhà nước trực tiếp quản lý và ruộng đất công làng xã (ruộng
đất công do làng xã trực tiếp quản lý). Quyền sở hữu nhà nước được thiết lập
trên các công xã nông thôn, nghĩa là vua nắm quyền sở hữu tối cao về ruộng
đất, cịn các cơng xã được nắm quyền chiếm dụng và phân phối lại ruộng đất
cho các thành viên công xã. Đây là mối quan hệ sở hữu kép mang đậm màu
sắc của chế độ phong kiến phương Đông. Tuy nhiên, sự chi phối của nhà
nước và ý thức bộ phận ruộng đất cơng này cịn chưa chặt chẽ, biểu hiện ra là
các làng xã được phân công ruộng đất công không bằng nhau và không phải
nhân đinh nào cũng được chia đều ruộng đất như nhau, “nhân đinh có ruộng
đất thì nộp tiền thóc, người khơng có ruộng đất thì miễn cả” (Viện Khoa học
xã hội Việt Nam, 1998, tr.19). Chế độ sở hữu nhà nước về ruộng đất thực
chất là quyền sở hữu tối cao về ruộng đất của nhà vua - người đứng đầu nhà
nước chuyên chế. Loại ruộng đất này tồn tại như tài sản của bản thân nhà vua
và hoàng cung. Quyền sở hữu được biểu hiện ở quyền được hưởng những
hoa lợi do bóc lột, quyền thu địa tô do thần dân cống nạp cho riêng hoàng đế.
Bộ phận này bao gồm: Sơn lăng, Tịch điền và Quốc khố, Sơn lăng là đất
phần mộ, ruộng thờ (ruộng mộ), Sơn lăng thường được chọn đặt ở quê
hương nhà vua. Về nguyên tắc những khu ruộng này được giao cho nông dân

địa phương cày cấy nộp một số hoa lợi để dùng vào việc thờ phụng và sửa
sang lăng, đền. Tổng diện tích của ruộng sơn lăng rất nhỏ hẹp. Tịch điền là
loại đất riêng của cung đình, phần lớn các hoa lợi trên ruộng này đều sung
vào kho riêng của vua, dùng để tế tự, chẩn cấp cho dân nghèo hoặc để tiếp
khách. Tổng diện tích ruộng tịch điền cũng rất nhỏ hẹp. Tuy ruộng đất công


17
về danh nghĩa là của vua, nhưng thực chất là công điền, công thổ của làng
xã, do công xã quản lý và phân phối cho các thành viên công xã cày cấy;
nông dân nộp lại tô thuế, nô dịch cho nhà nước. Ruộng công làng xã dưới
thời Trần đã thực sự trở thành một cơ sở kinh tế của nhà nước.
Nền kinh tế Đại Việt vào thời vua Trần Nhân Tơng có nhiều thay đổi.
Trong một thời gian ngắn từ năm 1285 đến 1288, đất nước trải qua hai cuộc
chiến tranh khốc liệt. Hầu như chiến tranh diễn ra trên khắp mọi miền đất
nước, nhiều làng mạc bị tàn phá, nhân dân phải gánh chịu nhiều mất mát;
tang thương. Theo Ngun sử thì qn Ngun - Mơng “đốt phá hết chùa
chiền, đào bới lăng mộ, cướp giết người già và trẻ em, tàn phá sản nghiệp
của trăm họ, không việc gì khơng làm” (Trương Hữu Qnh, 1998, tr.236).
Ngay cả kinh đô Thăng Long cũng không tránh khỏi cảnh đốt phá của giặc
Nguyên - Mông. Mặt khác, liền sau chiến tranh, Đại Việt gặp phải thời tiết
không thuận lợi, gây ra mùa màng thất bát. Năm 1289, nắng hạn từ tháng
Sáu đến tháng Mười, năm sau (1290), vào tháng Tư mưa lớn, sơng Tơ Lịch
chảy ngược (sơng này có mưa lớn thì nước dâng to lên mà chảy ngược).
Tình hình này đã dẫn đến nạn đói lớn trong hai năm 1290 và 1291. Tháng
Chín năm 1290, “đói to, 3 thăng gạo giá một quan tiền, dân nhiều người
bán ruộng đất và bán con trai con gái làm nô tỳ cho người, một người giá
một quan tiền” (Lê Văn Hưu, Phan Phu Tiên, Ngơ Sĩ Liên, 2009, tr.83) với
cảnh “ngồi đường nhiều người chết đói”. Để giải quyết nạn đói, Trần
Nhân Tơng xuống chiếu “phát thóc cơng chẩn cấp dân nghèo và miễn thuế

nhân đinh” (Lê Văn Hưu, Phan Phu Tiên, Ngô Sĩ Liên, 2009, tr.83). Rõ
ràng, sau chiến tranh, đất nước gặp mn vàn khó khăn, nhưng dưới sự
lãnh đạo của Trần Nhân Tông, nền kinh tế Đại Việt sớm được khơi phục,
phát triển nhanh chóng ở hầu hết các lĩnh vực. Đặc biệt, nông nghiệp phát
triển vượt bật, “lúa mỗi năm gặt bốn lần, tuy vào mùa đông rét, mạ vẫn
phơi phới” (Lê Mạnh Thát, 2000, tr.165). Về thương nghiệp, nền nội


18
thương phát triển, hầu hết các làng xã đều có chợ. “Trong các xóm làng
thường có chợ, cứ hai ngày họp một phiên, hàng hóa trăm thứ bày la liệt.
Hễ cứ 5 dặm thì dựng một ngơi nhà ba gian, bốn phía đặt chõng để làm chỗ
họp chợ” (Trương Hữu Qnh, 1998, tr.210), “nước khơng có dự trữ, chỉ
trơng cậy vào việc thuyền bè đến buôn bán”. Thương mại không chỉ phát
triển ở trong nước mà còn với các nước khác: “Phủ Tỉnh Hoa (Thanh Hóa)
cách thành Giao Châu (tức Thăng Long) 200 dặm. Thuyền bè nước ngoài
đến tụ hội ở đây, mở chợ ngay trên thuyền. Cảnh buôn bán thật là thịnh
vượng” (Lê Mạnh Thát, 2000, tr.166).
Bên cạnh sự phát triển mạnh mẽ của nông nghiệp với đặc trưng là chế
độ sở hữu về ruộng đất, nhà Trần cũng chú trọng xây dựng các cơng trình
thủy lợi, trị thủy, xây dựng hệ thống đê điều dọc sông Hồng và các sông
vùng đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ. Vào tháng 2 năm 1284, vua Trần
Nhân Tông cho “vét sông Tơ Lịch” (Đại Việt sử ký tồn thư, 2009, tr.302)
nhằm đảm bảo giao thông và tưới tiêu cho các vùng xung quanh kinh thành.
Với biện pháp nhanh chóng, kịp thời sản xuất nông nghiệp dưới thời vua
Trần Nhân Tông sớm được phục hồi, diện tích đất canh tác được mở rộng,
nhiều biện pháp khuyến khích nơng nghiệp, phát triển kinh tế được hết sức
chú trọng. Với mạng lưới sơng ngịi dày đặc, các trung tâm kinh tế văn hóa,
chính trị Đại Việt đều phát triển quanh các con sơng. Chính vì thế, việc bảo
vệ mùa màng, nhà cửa, tính mạng nhân dân luôn được chú trọng một cách ổn

định, lâu dài phải có quy hoạch đắp đê theo quy mơ cả dịng sơng ln được
vua quan nhà Trần quan tâm. Để thực hiện cơng cuộc đó, nhà nước tổ chức
đắp đê trên các triền sông và thiết lập cơ quan chuyên trách để chỉ đạo việc
quản lý đê điều, như cơ quan Hà đê, có chánh sứ, phó sứ phụ trách. Việc trị
thủy hiệu quả và tiến bộ đã có tác dụng hết sức quan trọng trong việc phục
hồi nền kinh tế đình trệ của Đại Việt cuối thời Lý và thúc đẩy sự phát triển
của sản xuất nông nghiệp, thương nghiệp về sau.


19
Về thủ công nghiệp, kinh tế nông nghiệp phát triển đã tạo điều kiện
cho sự phát triển kinh tế công, thương nghiệp, thủ công nghiệp của nhà
nước. Các quan xưởng thủ cơng nhà nước chế tạo ra nhiều binh khí, đồ
trang sức, đúc tiền, chuông, xây dựng đền, đài, cung điện. Thủ công
nghiệp nhân dân cũng là bộ phận quan trọng và phổ biến trong nhà Trần,
nó góp phần làm nên đặc trưng của nền kinh tế tiểu nông thời bấy giờ.
Loại hình thủ cơng nghiệp nhân dân này phát triển mạnh mẽ các nghề thủ
công như dệt lụa, làm gốm, mỹ nghệ, …Thủ công nghiệp ở thời kỳ này có
hai bộ phận:
Một là, thủ cơng nghiệp nhà nước, nhà Trần phát triển các quan xưởng
gọi là cục bách tác, chuyên chế tạo binh khí, đồ trang sức đúc tiền, đúc
chuông, xây dựng đền đài, cung điện cho nhà nước. Thợ giỏi ở các địa
phương được tập trung trong các cục bách tác để phục vụ cho nhu cầu của
nhà vua và hồng tộc; các quan lại trong triều có thể làm thêm hàng hóa bán
cho nhân dân.
Hai là, thủ công nghiệp nhân dân phát triển mạnh mẽ các nghề dệt lụa,
nung gạch ngói, làm đồ gốm, luyện kim, làm đồ mỹ nghệ… đều phát đạt và
làm ra sản phẩm chất lượng cao. Các làng, phường thủ công quanh Thăng
Long và các thị trấn lớn hình thành đã chứng tỏ sự phát triển với trình độ cao
của thủ cơng nghiệp nước ta thời bấy giờ. Ở miền núi, các khoáng sản được

khai thác ngày càng nhiều. Nghề khai thác mỏ đồng, vàng, sắc, bạc… đã
cung cấp một khối lượng kim loại đáng kể để nhà nước đúc tiền, đúc chuông,
đúc tượng… Số nhân công khai mỏ ở một số nơi đã lên đến hàng trăm. Tuy
nhiên, cách khai mỏ còn thủ cơng và mang tính chất phong kiến thơ sơ.
Phát triển nhất thời kỳ này là nghề dệt lụa. Việc chăn tằm, ươm tơ, dệt
lụa đã trở thành nghề truyền thống lâu đời, phát triển rộng khắp cả nước. Ngay
trong cung vua cũng có xưởng dệt lụa. Những cánh đồng dâu xanh rì, tươi tốt
mọc khắp các làng quê. Nhà nước đã phải đặt ty phụ trách kho lụa để thu mua


20
lụa của nhân dân và nghiêm trị những người thu thêm thuế lụa, để tạo điều
kiện cho sự ổn định và phát triển đối với nghề thủ công truyền thống.
Về thương nghiệp, nông nghiệp và thủ công nghiệp phát triển dẫn đến
việc buôn bán trong nước cũng phát đạt. Khắp nơi trong nước, chợ lớn, chợ
nhỏ mọc lên. Tiền tệ đã đóng một vai trị quan trong xã hội. Để thuận tiện
cho việc trao đổi mua bán hàng hóa trong xã hội, nhà Trần “xuống chiếu cho
dân gian dùng tiền “tỉnh bách” mỗi tiền là 69 đồng. Tiền nộp cho nhà nước
tiền “thượng cung” thì mỗi tiền là 70 đồng” (Viện Khoa học xã hội Việt
Nam, 1998, tr.19). Những quy định như vậy cho thấy chức năng thanh toán
của tiền tệ nhà Trần đã phát triển rộng lớn. Quan hệ tiền tệ cũng xâm nhập
vào đời sống chính trị bằng việc nhà nước nhiều lần xuống chiếu quy định
việc thu thuế, thưởng phạt bằng tiền. Trước sự phát triển mạnh mẽ của thủ
công nghiệp và thương nghiệp thời bấy giờ, nhà nước đã đặt ra các chính
sách thu thuế theo sản phẩm, đặt ty phụ trách kho lúa để thu mua thóc lúa
của nhân dân, nghiêm trị những người thu thêm thuế lụa, trả công thợ bằng
tiền, thống nhất các đơn vị đo lường, cho đào vét sơng ngịi, đắp đường, làm
cầu cống, xây dựng hệ thống giao thông đường bộ và đường thủy để dễ dàng
giao lưu, buôn bán.
Nhà Trần cũng rất chú trọng xây dựng mạng lưới thương nghiệp và

thành thị, xây dựng hệ thống giao thông đường bộ và đường thủy, đồng thời
với việc phát triển các phủ lộ ở đồng bằng sông Hồng, như phố Luy Lâu bên
bờ sông Dâu (Bắc Ninh), phố Lố bên bờ sơng Nghĩa Trụ (Hưng n). Đặc
biệt với vị trí trung tâm rất thuận lợi cho giao lưu buôn bán, Thăng Long đã
phát triển rất sầm uất. Tận dụng những cơ sở có từ thời Lý, nhà Trần đã tu bổ
thêm và phát triển đô thành Thăng Long trở thành một trung tâm kinh tế,
chính trị, văn hóa lớn nhất của Đại Việt thời bấy giờ. Sự phát triển của
Thăng Long đã có những ảnh hưởng, tác động đến các vùng ven, tạo sợi dây
liên kết về kinh tế, văn hóa giữa các vùng trong cả nước. Bên cạnh đó, tận


×