Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Sinh thiết vú có hỗ trợ hút chân không (VABB) dưới hướng dẫn của siêu âm trong chẩn đoán và điều trị tổn thương vú

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.39 MB, 6 trang )



SINH THIẾT VÚ CĨ HỖ TRỢ HÚT CHÂN KHƠNG (VABB)
DƯỚI HƯỚNG DẪN CỦA SIÊU ÂM TRONG CHẨN ĐOÁN
VÀ ĐIỀU TRỊ TỔN THƯƠNG VÚ
TRẦN VIỆT THẾ PHƯƠNG1, LÊ HỒNG CÚC2, PHẠM THIÊN HƯƠNG3,
PHAN HỒNG TÚ4, NGUYỄN HỒNG THÂN5
TĨM TẮT
Đặt vấn đề: VABB là một phương pháp hiệu quả để sinh thiết trọn các tổn thương của vú.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Các trường hợp tổn thương vú được sinh thiết trọn bằng VABB
dưới hướng dẫn của siêu âm, gây tê tại chỗ tại Bệnh viện Ung bướu TPHCM.
Kết quả: Từ 2/2017 đến 10/2018, có 119 bệnh nhân với 229 tổn thương vú được sinh thiết trọn bằng
VABB dưới hướng dẫn của siêu âm. Tuổi trung bình là 38,6 (11-63). Kích thước trung bình của bướu là
15,2mm (4-50mm). Đa số có 1-2 bướu (75,8%), số lượng bướu lấy ra nhiều nhất trên một bệnh nhân là 6. Kết
quả giải phẫu bệnh đa số là lành tính với phần lớn là bướu sợi tuyến. Có 8 (3,5%) trường hợp là carcinơm.
Khơng có biến chứng nặng, có 46 (38,3%) trường hợp có bầm máu ở da và 1 trường hợp có máu tụ phải chọc
hút. Có 2 trường hợp chảy máu nhiều khi đang làm thủ thuật phải truyền dịch. Có 10 (8,3%) trường hợp ghi
nhận có đau nhẹ (trung bình 3.5/10) trong 3 ngày sau thủ thuật.
Kết luận: VABB là một phương tiện hiệu quả để sinh thiết trọn các trường hợp tổn thương của vú. Trong
trường hợp các tổn thương lành tính thì đây cũng là phương tiện vừa chẩn đoán vừa điều trị.
ABSTRACT
Ultrasound-guided vacuum assisted breast biopsy (VABB)
for diagnosis and treatment of breast lesions
Introduction: VABB is effective for complete removal of lesions of the breast.
Method: breast lesions which are completely removed by ultrasound guided VABB and local anesthesia at
HCMC Oncology Hopspital.
Result: 119 patients with 229 lesions are removed with ultrasound guided VABB since 2/2017 to 10/2018.
Mean age is 38.6 (11-63), mean size is 15.2mm (4-50mm). Most patients have 1-2 lesions, the highest number
of lesion removed in one patient is 6. Most histology is benign with the majority is fibroadenoma. Eight cases
(3.5%) are carcinoma. There is no severe complication, 46 (38.3%) cases with skin echymosis and 1 case with
hematoma. Two cases have moderate bleeding in the procedure and need IV saline transfusion. There are 10


(8.3%) cases report of mild pain (mean score 3.5/10) in the first 3 days after the procedure.
Conclusion: VABB is effective for breast lesions biopsy. This is also a diagnosis and treatment method for
benign breast lesions.

TS.BS. Phó Trưởng Khoa Ngoại 4 - Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM
BSCKII. Phó Trưởng Khoa Chẩn đốn Hình ảnh - Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM
3 BSCKII. Khoa Ngoại 4 - Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM
4 BS. Khoa Chẩn đoán Hình ảnh - Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM
5 BS Khoa Ngoại 4 - Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM

1

2

TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM

347




ĐẶT VẤN ĐỀ

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Để chẩn đốn chính xác bệnh lý tuyến vú, bên
cạnh khám lâm sàng và chẩn đốn hình ảnh, sinh
thiết bướu là một phương tiện quan trọng. Để sinh
thiết bướu, chúng ta có thể dùng kỹ thuật chọc hút
bằng kim nhỏ (FNA) để lấy tế bào và chẩn đốn hay

lấy mẩu mơ để có giải phẫu bệnh. Kỹ thuật FNA đơn
giản, nhanh chóng, rẻ tiền và có kết quả tương đối
chính xác đối với ê-kip có kinh nghiệm. Tuy nhiên
FNA cũng có hạn chế là có tỉ lệ dương tính giả và
âm tính giả, không phân biệt được carcinôm tại chỗ
hay xâm lấn, khơng thể xác định được hóa mơ miễn
dịch. Hiện nay khơng có nhiều trung tâm lớn trên thế
giới sử dụng FNA để chẩn đốn bướu vú, thay vào
đó người ta cần kết quả mô học.

Chúng tôi chọn các trường hợp bướu vú được
sinh thiết dưới hướng dẫn của siêu âm tại Bệnh viện
Ung bướu TPHCM từ 2/2017 đến 10/2018.

Để có kết quả mơ học thì chúng ta có thể sinh
thiết mở, sinh thiết lõi kim hay sử dụng Sinh thiết vú
có hỗ trợ hút chân khơng (Vacuum assisted breast
biopsy-VABB). Sinh thiết mở là kỹ thuật lâu đời,
cung cấp mẩu mô lớn nhưng có nhược điểm là gây
tổn thương khá nhiều, để lại sẹo to, phải chăm sóc
sau mổ. Sinh thiết lõi kim khắc phục được nhược
điểm của sinh thiết mở: ít xâm lấn hơn, sẹo tối thiểu,
ít đau đớn. Nhưng sinh thiết lõi kim có hạn chế là
khơng sử dụng được cho bướu rất nhỏ (<5mm),
mẩu mô nhỏ nên tỉ lệ chẩn đốn thấp hơn thực tế
cao, chỉ có thể dùng để chẩn đốn chứ khơng thể
điều trị cho tổn thương lành, hầu như không thể sử
dụng dưới hướng dẫn của nhũ ảnh hay MRI.
VABB bù đắp được những nhược điểm của
sinh thiết mở và sinh thiết lõi kim. Đây là kỹ thuật đã

được áp dụng trên thế giới từ năm 1995. Thiết bị
này sử dụng kim lớn (7G đến 11G) nên có thể cắt
được mẩu lớn và có thể lấy trọn những tổn thương
vú lành tính khơng q to (≤ 5cm), vừa giúp cung
cấp mơ để chẩn đốn bệnh học vừa giúp điều trị các
tổn thương lành. Phương pháp này đã được FDA
(Mỹ) và NICE (Anh quốc) cũng như các cơ quan y tế
của nhiều nước trên thế giới chấp thuận cho sử
dụng để sinh thiết tổn thương vú và điều trị các
bướu lành.

Bệnh nhân sau khi được chẩn đốn có tổn
thương vú cần được sinh thiết trọn thì được giải
thích kỹ về chọn lựa mổ hở lấy bướu hay lấy bướu
bằng VABB. Bệnh nhân được cung cấp thông tin về
ưu nhược điểm của từng phương pháp.
Sau khi đã được giải thích và đồng ý, bệnh
nhân được bác sĩ chẩn đốn hình ảnh trong ê-kip
dùng siêu âm kiểm tra lại tình trạng bướu, số lượng,
kích thước bướu. Bệnh nhân sẽ được tư vấn về số
lượng bướu được lấy ra. Số lượng bướu lấy ra tùy
thuộc vào ý muốn của bệnh nhân và đánh giá của
bác sĩ.
Thủ thuật lấy bướu được tiến hành tại khoa
Chẩn đốn hình ảnh. Bệnh nhân được siêu âm một
lần nữa để quyết định đường vào của kim. Bệnh
nhân được gây tê tại chỗ bằng 20ml Lidocain 1% có
pha Adrenalin bằng kim 25G và sau đó là kim 18G.
Gây tê được tiến hành phía sau bướu và phía trước
bướu. Mục đích của gây tê là vơ cảm, cầm máu và

tách mô vú để dọn đường để đưa kim VABB vào
dễ dàng hơn.

Hình 1. Kỹ thuật sinh thiết bướu vú bằng VABB

Theo ghi nhận của chúng tôi thì VABB chưa
từng được áp dụng và báo cáo ở Việt nam cho đến
năm 2017. Trong thời gian gần đây, chúng tơi đã có
bài viết về sử dụng VABB để điều trị bướu sợi tuyến.
Trong bài viết này chúng tôi tổng kết lại những
trường hợp điều trị các trường hợp bướu vú được
siêu âm chẩn đoán là bướu lành và được sinh thiết
bằng VABB đã được thực hiện tại Bệnh viện
Ung bướu TPHCM từ đầu năm 2017.

Hình 2. Mơ hình nguyên tắc hoạt động của VABB
348

TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM




6

2

0,8

Tổng


119

100

Bảng 1. Số lượng bướu trên 1 bệnh nhân
Tất cả các trường hợp đều được siêu âm, có 67
trường hợp được chụp nhũ ảnh, 94 trường hợp
được làm FNA. (Bảng 2, 3, 4).
Kết quả siêu âm

Hình 3. Mẫu mơ sinh thiết
Thủ thuật được thực hiện bởi bác sĩ chẩn đoán
hay phẫu thuật viên tuyến vú (đã được đào tạo và
nắm vững kỹ năng siêu âm vú và siêu âm can thiệp).
Sau khi gây tê thì người thực hiện sẽ dùng dao để
rạch một lỗ nhỏ, rồi đưa kim VABB vào. Kích thước
kim được chọn là 8G hay 11G tùy thuộc vào kích
thước của bướu to hay nhỏ và có nằm gần da hay
khơng. Kim được đặt vào phía sau của bướu, vị trí 6
giờ. Khi xác định được kim ở đúng vị trí, máy Legacy
(Mammotome, Devicor Medical Products, Inc-USA)
được vận hành để tiến hành hút và cắt bướu dưới
hướng dẫn của siêu âm cho đến khi hết bướu. Phẫu
thuật viên sẽ kiểm tra bằng cách đặt đầu siêu âm với
mặt cắt dọc và ngang.
Sau khi kim được rút ra thì băng ép. Bệnh nhân
được theo dõi tại bệnh viện trong 30 phút trước khi
ra về và được hướng dẫn tự bỏ băng vào ngày hôm
sau, không cần thay băng. Bệnh nhân dùng thuốc

giảm đau nếu có đau, khơng dùng kháng sinh.
Bệnh nhân sẽ được hẹn tái khám sau 10 ngày để
xem kết quả giải phẫu bệnh, bác sĩ khám lâm sàng
và siêu âm kiểm tra lại tình trạng bướu.
Bệnh nhân được đánh giá mức độ đau theo
thang điểm từ 1-10. Thời điểm đánh giá đau là trong
lúc làm thủ thuật, ngay sau khi làm thủ thuật, và 1
tuần sau khi làm thủ thuật.
KẾT QUẢ
Có 119 bệnh nhân được thực hiện lấy bướu
bằng kỹ thuật VABB với 229 bướu. Tuổi trung bình
là 38,6 (11-63). Kích thước trung bình của bướu là
15,2mm (4-50mm). Đa số trường hợp có 1-2 bướu,
số lượng bướu được hút nhiều nhất cho 1 bệnh
nhân là 6 (Bảng 1).
Số lượng bướu

Số bệnh nhân

Tỉ lệ %

1

54

45,8

2

36


30

3

17

13,3

4

10

7,5

TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM

Số bệnh nhân

Tỉ lệ %

Bướu sợi tuyến

57

47,9

Đa bướu nhú

17


14,3

Thay đổi sợi bọc

4

3,4

Nang khơng điển hình

1

0,7

Viêm-ápxe

8

6,7

Khơng điển hình lành

25

21

Nghĩ ung thư

2


1,7

Không rõ bản chất
Tổng cộng

5

4,2

119

100

Bảng 2. Kết quả siêu âm
BIRADS

Số bệnh nhân

Tỉ lệ %

I

17

25,4

II

7


10,4

III

19

28,4

IVA

8

11,9

IVB

7

10,4

IVC

9

13,4

Tổng cộng

67


100

Bảng 3. Kết quả nhũ ảnh
Kết quả FNA

Số bệnh nhân

Tỉ lệ %

Bướu sợi tuyến

22

23,4

Tổn thương dạng nhú

28

29,8

Thay đổi sợi bọc

17

18,1

Tổn thương lành tính


6

6,4

Bọc sữa

1

1,1

Chất dịch và tế bào viêm

5

5,3

Viêm dạng hạt

2

2,1

Tăng sản khơng điển hình

12

12,8

Carcinơm vú


1

1,1

94

100

Tổng cộng

Bảng 4. Kết quả FNA
Kết quả giải phẫu bệnh cho thấy đại đa số là
lành tính, chỉ có 8 trường hợp là ung thư (3 trường
hợp là carcinôm tại chỗ và 5 trường hợp là carcinôm
349



xâm nhiễm). Trong các trường hợp bướu lành tính
thì đa số là bướu sợi tuyến. Các dạng giải phẫu
bệnh còn lại là bướu diệp thể, thay đổi sợi bọc,
bướu nhú, viêm vú dạng hạt, mô thừa dạng bướu
(hamartoma), bọc sữa, tăng sản ống tuyến vú khơng
điển hình. (Bảng 5)
Số bướu

Tỉ lệ %

107


46,7

Bướu diệp thể giáp biên ác

1

0,4

Bướu diệp thể lành

1

0,4

Thay đổi sợi bọc

58

25,3

Tăng sản OTV khơng điển hình

1

0,4

Bướu nhú

24


10,5

Viêm-ápxe

5

2,2

Viêm tuyến vú dạng hạt

16

7

Bọc sữa

1

0,4

Mô thừa dạng bướu

1

0,4

Carcinôm tại chỗ

6


2,6

Carcinôm xâm lấn

8

3,5

229

100

GPB
Bướu sợi tuyến

Tổng cộng

Bảng 5. Các dạng giải phẫu bệnh
Không có trường hợp nào có biến chứng
nghiêm trọng. Biến chứng thường gặp nhất là bầm
máu ở da (46 trường hợp). Có 1 trường hợp có máu
tụ phải chọc hút. Khơng có trường hợp nào bị nhiễm
trùng, chảy máu phải mổ cầm máu hay tổn thương
thành ngực. Có 2 trường hợp bị chảy máu nhiều khi
đang thực hiện thủ thuật, phải xử trí là băng ép và
truyền dịch. Bệnh nhân ổn ngay trong ngày và được
xuất viện. Có 1 trường hợp bị rách da, đây là trường
hợp viêm vú, tổn thương viêm có đường dị ra đến
sát da nên da bị rách (2mm) trong quá trình thao tác
và được may lại bằng 1 mũi chỉ nylon. (Bảng 6)

Kết quả đánh giá đau cho thấy có 10 bệnh nhân
khai có đau trong 3 ngày đầu (mức độ đau 3,5/10).
Các trường hợp đều được kiểm tra bằng siêu
âm ngay sau làm thủ thuật và 10 ngày sau đó. Có
một trường hợp bọc sữa khi kiểm tra thì cịn lại một
ít bọc sữa thấy dưới siêu âm. Các trường hợp cịn
lại khơng có trường hợp nào ghi nhận cịn sót bướu.
Biến chứng

Số ca

Tỉ lệ %

Bầm máu ở da

46

38,3

Máu tụ (có chọc hút)

1

0,8

Máu tụ (khơng cần chọc hút)

4

3,3


Chảy máu nhiều khi đang
làm thủ thuật

2

1,7

Tụ dịch tại giường bướu

45

39,1

350

Rách da

1

0,8

Nhiễm trùng

0

0

Tổn thương thành ngực


0

0

Bảng 6. Các loại biến chứng
BÀN LUẬN
Trong thực tế chẩn đoán và điều trị bệnh lý
tuyến vú, số lượng tổn thương lành tính cao gấp
nhiều lần so với ung thư. Các tổn thương lành tính
này được chẩn đốn dựa vào sự kết hợp của lâm
sàng, chẩn đốn hình ảnh và bệnh học. Trong nhiều
tình huống thì các tổn thương được chẩn đốn là
lành tính này cần được lấy trọn để có được kết quả
giải phẫu bệnh chính xác và cũng để điều trị cho
bệnh nhân. Để lấy trọn tổn thương thì trước kia
người bệnh phải chịu một cuộc mổ hở, tổn thương
nhiều, để lại sẹo. Với VABB, người bệnh có thêm
một chọn lựa là kỹ thuật xâm lấn tối thiểu, ít đau,
khơng để lại sẹo mà vẫn có thể lấy trọn tổn thương.
VABB còn được sử dụng để sinh thiết những tổn
thương nghi ngờ ung thư, đặc biệt là những tổn
thương rất nhỏ khơng sờ thấy mà chỉ có thể phát
hiện dưới siêu âm. Nếu mổ hở, những tổn thương
này cần được phải định vị bằng kim móc trước mổ
để phẫu thuật viên có thể theo đó sinh thiết trọn
tổn thương. Trong trường hợp này, người bệnh phải
chịu thêm một lần đau khi định vị bằng kim, phẫu
thuật viên phải có kinh nghiệm trong việc mổ sinh
thiết với định vị kim. Với VABB, tổn thương được lấy
trọn nhanh chóng trong một thủ thuật duy nhất. Nếu

có nghi ngờ ung thư trước hay trong khi làm thủ
thuật thì bác sĩ có thể đặt đánh dấu (marker) vào
giường bướu để sau này có thể phẫu thuật bảo tồn
nếu cần thiết.
Trong 119 trường hợp của nghiên cứu này, có
8 (3,5%) trường hợp có kết quả giải phẫu bệnh là
carcinơm. Cả 8 trường hợp này đều có kích thước
nhỏ (1-1,5cm), kết quả FNA của 7/8 trường hợp là
tổn thương dạng nhú hay tăng sản khơng điển hình,
chỉ có một trường hợp là carcinơm nhưng vì bướu
nhỏ (4mm) nên phải sinh thiết để có giải phẫu bệnh
trước khi điều trị. Về nhũ ảnh, có 1 trường hợp
BIRADS I, 3 trường hợp BIRADS III, 4 trường hợp
BIRADS IV. Cả 8 trường hợp này sau đó đều được
điều trị theo phác đồ điều trị ung thư vú.
Trong nghiên cứu của Park với 8748 bệnh nhân
và 11221 bướu thì bướu sợi tuyến cũng chiếm đa số
với 46,6%; ung thư chiếm tỉ lệ 3,7%, tương tự với
nghiên cứu của chúng tôi.
Trong nghiên cứu của Karol với 196 trường hợp
được chẩn đoán là bướu sợi tuyến bằng siêu âm thì
có 2 trường hợp là carcinơm.
TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM



Có 2 trường hợp có kết quả giải phẫu bệnh là
bướu diệp thể. Sau khi được giải thích về các chọn
lựa thì bệnh nhân quyết định theo dõi. Một trường
hợp bướu diệp thể ác (1,5cm) tái phát sau 1 năm và

được mổ cắt rộng, một trường hợp bướu diệp
thể lành (2cm) thì vẫn ổn. Park báo cáo 26 trường
hợp bướu diệp thể được lấy đi bằng VABB và được
theo dõi trong thời gian 33,2 tháng thì chỉ có 1
trường hợp tái phát (3,3%). Tác giả khuyến cáo là
đối với bướu diệp thể nhỏ hơn 3cm và đã lấy trọn
bướu thì nên theo dõi và không cần cắt rộng
lại ngay. Tuy nhiên còn cần nhiều nghiên cứu hơn
về vấn đề này.
Trong thời gian đầu, chúng tôi chỉ dùng VABB
cho những bướu nhỏ hơn 3cm. Sau đó, chúng tơi
tăng dần kích thước bướu được chọn và bướu lớn
nhất trong loạt nghiên cứu này là 5cm. Trong nghiên
cứu của Park thì đa số bướu có kích thước từ
0,6-1cm, và lớn nhất là 7,9cm. Giống như Lui, chúng
tôi sử dụng kim 11 cho tổn thương nhỏ hơn 1cm và
kim 8 cho những tổn thương lớn hơn 1cm.
Việc chọn lựa kim còn tùy thuộc vào vị trí tương đối
của bướu với da và thành ngực. Nếu bướu q gần
da thì chúng tơi sẽ tránh dùng kim 8 để tránh tổn
thương da.
Tương tự các tác giả khác, các biến chứng của
chúng tôi không nhiều và thường được kiểm soát dễ
dàng. Trong 2477 ca của Lee, chỉ có 3 trường hợp
chảy máu nhiều và được giải quyết bằng băng ép.
Thurley có 19% trường hợp bị bầm máu. Tỉ lệ bầm
máu của chúng tôi là 38,3%. Tuy nhiên, tình trạng
bầm máu này đã được giải thích cho bệnh nhân và
sẽ tự tan trong vòng vài tuần.
Trong nghiên cứu của Hentl, bệnh nhân được

siêu âm vú lại sau 1 tuần và 3 tuần, có 94% trường
hợp có tụ máu sau 1 tuần và sau 3 tuần thì chỉ cịn
55%.
Trong 8748 ca làm VABB của mình, Park ghi
nhận có 1 trường hợp bướu lành nằm ở mô tuyến
vú phụ gần nách, đầu kim làm rách tĩnh mạch nách
và chảy máu nặng. Bệnh nhân được gây mê để mổ
cầm máu và phải truyền 1000ml máu.
Để giải quyết những trường hợp chảy máu,
Fu đề xuất dùng ống sonde Foley đặt vào giường
bướu và bơm nước vào sonde để cầm máu. Tác giả
cho thấy sử dụng sonde Foley sẽ cầm máu tốt hơn
băng ép khi có hút nhiều bướu, bướu >1,5cm, và
bướu ở vị trí ¼ trên ngồi vú.
Trong nghiên cứu này có hai trường hợp bệnh
nhân đã đặt túi ngực từ trước và được thực hiện
thành công. Việc thực hiện VABB trên bệnh nhân đã
đặt túi khó khăn hơn nhiều do mơ vú thường bị nén
chặt, việc bóc tách khó khăn, và có rủi ro của thủng
TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM

túi. Trong nghiên cứu của mình, Park báo cáo có
258 trường hợp đã đặt túi và 1 trường hợp bị vỡ túi
khi làm VABB.
Bên cạnh những ưu điểm đã nêu, VABB cũng
có một vài bất tiện. Trước hết là chi phí ở Việt nam
cao hơn nhiều so với mổ hở (ngược lại với những
nước phát triển). Kế đến là kỹ thuật này tương đối
khó, địi hỏi người làm (bác sĩ chẩn đốn hình ảnh
hay phẫu thuật viên tuyến vú) cần phải có thời gian

tập luyện để thuần thục.
KẾT LUẬN
VABB là một kỹ thuật mới mẻ và đầy triển vọng
để chẩn đoán và điều trị tổn thương vú, và Bệnh
viện Ung bướu TPHCM là nơi đầu tiên tại Việt Nam
thực hiện kỹ thuật này. Kỹ thuật này nên được phát
triển và mở rộng để bệnh nhân bệnh lý tuyến vú có
thêm một chọn lựa bên cạnh mổ hở. Trong tương
lai, VABB cần được áp dụng để sinh thiết các tổn
thương vú dưới định vị của nhũ ảnh và MRI.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Fu SM, Wang XM, Yin CY, Song Hui,
“Effectiveness of hemostasis with Foley catheter
after vacuum- assisted breast biopsy”, Journal of
Thoracic Disease, 2015,7(7),1213-1220.
2. Hentl K, Marolt-Music M, “Hematomas after
percutanous Vacuum-Assited Breast Biopsy”,
Ultraschall in Med, 2009, 30, 33-36.
3. Karol P, Dawid M, Piotr N, “Vacuum-assisted
core-needle biopsy as a diagnostic and
therapeutic method in lesions radiologically
suspicious of breast fibroadenoma”, Reports of
practical oncology and radiotherapy. 2011 (16),
32–35.
4. Lee SH, Kim EK, Kim MJ, Moon HJ, Yoon JH,
“Vacuum-assisted
breast
biopsy
under
ultrasonographic guidance: analysis of a 10-year

experience”, Ultrasonography, 2014 (33), 259266.
5. Lui CY, Lam HS, “Review of Ultrasound-guided
Vacuum-assisted Breast Biopsy: Techniques
and Applications”, J Med Ultrasound, 2010,
18(1):1–10.
6. NICE, Image-guided vacuum-assiste excision
biopsy
of
benign
breast
lesion,
www.nice.org.uk/guidance/ipg156.
7. Park HL, Kang SS, Kim DY, et al. “Is surgical
excision necessary for a benign phyllodes tumor
of the breast diagnosed and excised by
ultrasound-guided vacuum assisted biopsy

351



device (mammotome)?” J Korean Surg Soc
2007; 73: 198-203.

bilateral breast fibroadenomas”, World Journal of
Surgical, 2007, (124), 1-7.

8. Park HL, Kim KY and al, “Clinicopathological
Analysis of Ultrasound-guided Vacuum-assisted
Breast Biopsy for the Diagnosis and Treatment

of Breast Disease”, Anticancer Research, 2018,
38: 2455-2462.

10. Sperber F, MD; Blank A,” Diagnosis and
Treatment of Breast Fibroadenomas by
Ultrasound-Guided Vacuum-Assisted Biopsy”,
Arch Surg. 2003;138(7), 796-800.

9. Povoski SP, “The utilization of an ultrasoundguided 8-gauge vacuum-assisted breast biopsy
system as an innovative approach to
accomplishing complete eradication of multiple

352

11. Thurley P, Evans A, Hamilton L, James J, Wilson
R, “Patient satisfaction and efficacy of vacuum
assitsted excision of fibroadenomas”, Clinical
Radiology, 2009 (64), 381-385.

TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM



×