Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

xốn SKKN một vài biện pháp nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng bộ môn tiếng anh bậc THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (446.17 KB, 41 trang )

SKKN:“Một vài biện pháp gây hứng thú và giúp học sinh sử dụng Tiếng Anh có hiệu quả ở
bậc THCS”

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lý do chọn đề tài .
Tiếng Anh đóng một vai trị rất quan trọng trong cuộc sống của chúng ta.
Nó đã và đang trở thành một nhu cầu cần thiết trong giao tiếp hàng ngày, trong
công việc và trong quá trình nghiên cứu khoa học. Tiếng Anh được sử dụng như
một thứ ngôn ngữ phổ thông trên thế giới. Thông qua ngôn ngữ chung này mà
con người trên khắp hành tinh hiểu biết lẫn nhau, trao đổi cho nhau những thành
tựu khoa học, văn hoá thể thao, nghệ thuật, văn minh tiến bộ của loài người. Đất
nước ta đang trên đà hội nhập và phát triển, vì thế Tiếng Anh chính là chìa khố
để mở cánh cửa hội nhập giữa nước ta với các nước trên thế giới.
Chính vì Tiếng Anh có tầm quan trọng như vậy nên trong những năm gần
đây Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Bộ giáo dục và đào tạo đã luôn quan tâm và
chú trọng đến việc đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới sách giáo khoa để
việc dạy và học Tiếng Anh đạt hiệu quả cao nhất. Để bổ trợ việc nâng cao năng
lực nghề nghiệp cho giáo viên tiếng Anh phổ thông, đáp ứng yêu cầu nâng cao
chất lượng dạy và học tiếng Anh theo Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống
giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 – 2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức
nhiều hội thảo chuyên gia trong và ngoài nước để xây dựng văn bản xác định Yêu
cầu cơ bản về năng lực giáo viên tiếng Anh phổ thông theo công văn số 792/
BGDĐT –NGCBQLGD, Hà Nội ngày 25 tháng 02 năm 2014 về việc hướng dẫn
thực hiện Yêu cầu cơ bản về năng lực giáo viên tiếng Anh phổ thông.
Muốn việc dạy và học Tiếng Anh đạt hiệu quả thì giáo viên phải cung cấp
cho học sinh một vốn kiến thức ngữ pháp và vốn từ vựng phong phú. Trong thực
tế học sinh Việt Nam có một vốn kiến thức ngữ pháp khá tốt nhưng vốn từ vựng
của các em thì cịn hạn chế. Vì vậy giúp các em luyện tập để ghi nhớ được vốn từ
vựng Tiếng Anh, để từ đây các em mới có thể lắp ráp thành câu và sử dụng hàng

1




SKKN:“Một vài biện pháp gây hứng thú và giúp học sinh sử dụng Tiếng Anh có hiệu quả ở
bậc THCS”

ngày là vơ cùng quan trọng và địi hỏi mỗi giáo viên chúng ta cần phải quan tâm,
chú trọng. Bản thân tôi là một giáo viên Tiếng Anh đang trực tiếp giảng dạy các
em học sinh của Trường trung học cơ sở Huỳnh Văn Nghệ, tơi ln có những băn
khoăn, trăn trở sau mỗi giờ lên lớp. Tại sao học sinh của mình có một lượng kiến
thức cấu trúc ngữ pháp khá tốt, vậy mà khi các em làm các bài tập về phát triển 4
kỹ năng: Nghe, Nói, Đọc, Viết thì lại kém. Các em nghe khơng được, nói kém và
ngại nói. Khi viết thì các em dùng sai từ và viết sai chính tả.
Trong q trình giảng dạy và nghiên cứu tôi đã nhận ra rằng: Hệ thống từ
vựng là một trong ba khía cạnh chính của ngơn ngữ, có ý nghĩa đặc biệt trong
việc dạy ngơn ngữ tiếng nước ngoài. Hệ thống từ vựng giúp cho học sinh phân
biệt kiểu loại nói và viết trong từng trường hợp cụ thể, bởi vậy nó làm cho người
học tự tin hơn trong q trình giao tiếp với người nước ngồi. Nhưng phần lớn
học sinh chưa nhận thức được điều đó và ngay cả chúng ta là những người trực
tiếp giảng dạy vẫn thường làm thay học sinh rất nhiều, giáo viên cung cấp kiến
thức ngữ pháp, giúp học sinh lựa chọn viết từ mới, cách đó khơng đem lại hiệu
quả cao mà tạo cho học sinh sức ì và phụ thuộc.
Từ những băn khoăn, trăn trở nêu trên tôi đã tham khảo sách giáo khoa, bạn bè,
đồng nghiệp, tìm hiểu tâm lí học sinh, nghiên cứu, tìm tịi học hỏi và sưu tầm một
số tài liệu giúp ích cho bộ mơn Tiếng Anh thơng qua Internet. Qua đó tơi ứng
dụng những kiến thức mình có vào q trình giảng dạy trên lớp. Vì vậy bản thân
đã chọn đề tài : “Một vài biện pháp gây hứng thú và giúp học sinh sử dụng Tiếng
Anh hàng ngày ở bậc THCS” để q thầy cơ giáo và các bạn đồng nghiệp tham
khảo, áp dụng và góp ý chân thành, để giúp tơi thực hiện tốt mục tiêu dạy học nói
chung và dạy bộ mơn Tiếng Anh nói riêng, cũng như thực hiện lời dạy của Bác:
“Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”

II . Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài .

2


SKKN:“Một vài biện pháp gây hứng thú và giúp học sinh sử dụng Tiếng Anh có hiệu quả ở
bậc THCS”

Đề tài này nhằm nghiên cứu để tìm ra những biện pháp gây hứng thú và
giúp học sinh sử dụng Tiếng Anh hằng ngày nhằm nâng cao chất lượng bộ môn
Tiếng Anh ở bậc trung học cơ sở. Từ đó sẽ giúp học sinh có thể sử dụng Tiếng
Anh như một phương tiện giao tiếp. Có nghĩa là các em học sinh có thể sử dụng
Tiếng Anh với bạn bè, người thân hay hơn nữa các em cũng có thể giao tiếp với
khách nước ngoài bằng những câu từ đơn giản mà các em được học hằng ngày
trên lớp. Các em cũng có thể tìm kiếm các thơng tin trên thế giới qua các sách
báo nước ngoài, qua các phương tiện thông tin đại chúng khác được truyền tải
bằng Tiếng Anh .
III . Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài .
Sau một thời gian ngắn bản thân tôi áp dụng các thủ thuật trong giờ dạy học
Tiếng Anh, tơi nhận thấy học sinh có hứng thú hơn trong học tập, kết quả học tập
của học sinh được nâng lên rõ rệt. Các biện pháp này được áp dụng với tất cả các
khối lớp bậc THCS, từ khối lớp 6,7,8 đến khối lớp 9 trường trung học cơ sở
Huỳnh Văn Nghệ - Quận Bình Tân – Thành phố Hồ Chí Minh.
IV. Phương pháp nghiên cứu của đề tài .
Trong thời gian nghiên cứu và thử nghiệm đề tài này, tôi đã sử dụng một số
phương pháp cụ thể như sau:
+ Phương pháp quy nạp thực hành: trong quá trình suy nghĩ, tìm tịi những
liệu pháp tốt nhất để hồn thành đề tài tôi đã trực tiếp sử dụng trong các tiết học
cụ thể. Tôi đã sử dụng linh hoạt các thủ thuật để giúp học sinh ln có được một
môi trường Tiếng Anh tốt nhất, dễ chịu nhất để sử dụng Tiếng Anh như một

phương tiện giao tiếp.
+ Phương pháp nghiên cứu qua tài liệu: Trong quá trình nghiên cứu đề tài
này, tôi đã sử dụng một số loại sách tham khảo như các loại sách dạy các kĩ năng,
các chương trình Tiếng Anh giao tiếp, tơi cũng sử dụng Internet trong quá trình
thu thập các tư liệu liên quan cho đề tài .

3


SKKN:“Một vài biện pháp gây hứng thú và giúp học sinh sử dụng Tiếng Anh có hiệu quả ở
bậc THCS”

+ Phương pháp phân loại học sinh: Trong quá trình giảng dạy, khơng phải tất
cả học sinh đều có trình độ ngang nhau. Do vậy, trong quá trình áp dụng đề tài
này, tôi đã sử dụng những phương pháp phù hợp với từng đối tượng .
+ Phương pháp tổng hợp - phân tích: Sau một thời gian nhất dịnh ( khoảng
một đến hai tuần), tôi tổng hợp lại các kết quả thu được, phân tích và tìm ra
những điều đạt và chưa đạt, rồi từ đó sẽ điều chỉnh cho phù hợp hơn trong quá
trình nghiên cứu.
+ Phương pháp so sánh - đối chiếu: trong quá trình nghiên cứu đề tài này, tôi
đã liên tục so sánh và đối chiếu kết quả, sự tiến bộ trong những khoảng thời gian
nhất định, rồi từ đó sẽ có những điều chỉnh phù hợp hơn .
V . Thời gian nghiên cứu của đề tài .
Đề tài này được nghiên cứu và áp dụng trong thời gian mười một tháng, từ
tháng 11 năm 2015 đến tháng 12 năm 2016 .

B . GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I . Cơ sở lý luận .
Như chúng ta đã biết học sinh cấp trung học cơ sở là những em thanh, thiếu
niên ở độ tuổi từ 11 đến 15. Ở độ tuổi này các em có những chuyển biến tâm sinh

lý rất phức tạp, dễ thay đổi, kể cả những thói quen học tập. Có khi các em đang
thích bộ mơn này, cách học này lại có thể thay đổi chỉ vì các bạn trong nhóm, có
một người bạn thân thay đổi sở thích hoặc các em cảm thấy khơng ấn tượng với
giáo viên giảng dạy bộ môn. Những thay đổi đó ảnh hưởng khơng ít đến kết quả
học tập của các em. Có những học sinh đầu năm học thì học rất tốt một số mơn,
điểm rất cao song cuối năm thì kết quả lại đi xuống. Đó là khi các em say mê và
đầu tư nhiều thời gian vào bộ mơn nào đó thì nhất định các em học rất tốt. Ngược

4


SKKN:“Một vài biện pháp gây hứng thú và giúp học sinh sử dụng Tiếng Anh có hiệu quả ở
bậc THCS”

lại, khi niềm say mê khơng cịn nữa và các em khơng thường xun học bộ mơn
đó nữa thì kết quả thấp là điều khơng thể tránh khỏi. Bất kì một mơn học nào,
muốn có được kết quả cao địi hỏi các em cần có những nổ lực, được trau dồi liên
tục và thường xuyên thực hành, vận dụng mà như ông bà ta thường nói: “ Văn
ôn, võ luyện”. Tiếng Anh cũng vậy, nó ln địi hỏi niềm đam mê, sự hứng thú và
đặc biệt là việc sử dụng thường ngày. Tiếng Anh là một ngơn ngữ vì vậy nó địi
hỏi người học phải sử dụng nó một cách thường xuyên, mọi lúc mọi nơi. Nếu như
chúng ta, đặc biệt là học sinh trung học cơ sở, nếu khơng có thói quen luyện tập
và sử dụng Tiếng Anh hàng ngày thì sẽ rất nhanh qn nó. Hơn nữa, như chúng ta
đã biết, mục tiêu của việc dạy và học ngoại ngữ nói chung, Tiếng Anh nói riêng,
là người học phải biết sử dụng nó như một phương tiện giao tiếp .
Do đó, để Tiếng Anh có thể được sử dụng như một phương tiện giao tiếp
thì địi hỏi học sinh ngay từ cấp THCS phải duy trì việc luyện tập nhiều lần ở
nhà, ở bất cứ nơi nào các em thấy hứng thú .
II . Cơ sở thực tiễn .
Tính đến năm học 2016 - 2017, hầu hết các trường trung học cơ sở trong

tồn Quận Bình Tân đã và đang thực hiện giảng dạy môn Tiếng Anh theo qui
định của Bộ giáo dục và đào tạo và bộ môn này cũng đã được coi trọng cũng như
được đầu tư rất nhiều về cơ sở vật chất, trang thiết bị. Vì lẽ đó, trong những năm
gần đây, có rất nhiều học sinh của các trường đã tham gia các kì thi chọn học sinh
giỏi các cấp, các kì thi hằng năm Olympic Tiếng Anh trên mạng Internet (IOE),
TOEFL JUNIOR và trường trung học cơ sở Huỳnh Văn Nghệ với số lượng ngày
càng đông học sinh hứng thú với môn Tiếng Anh ln nhiệt tình tham gia đầy đủ
các kì thi nêu trên và đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.
Tuy nhiên, qua khảo sát những học sinh đạt giải ở các kì thi đó thì đa số
các em nắm rất tốt về ngữ pháp nhưng kĩ năng viết và kĩ năng nói của các em vẫn
cịn hạn chế. Điều này chưa đáp ứng được mục tiêu giáo dục, tức là các em chưa

5


SKKN:“Một vài biện pháp gây hứng thú và giúp học sinh sử dụng Tiếng Anh có hiệu quả ở
bậc THCS”

sử dụng Tiếng Anh như một phương tiện giao tiếp được. Sở dĩ các em chưa làm
được điều này là vì: các em nhận thức chưa thực sự đúng đắn về bộ môn này. Các
em nghĩ rằng chỉ cần nắm vững lý thuyết và làm các bài tập ngữ pháp trong sách
giáo khoa là đã có đủ điểm như các bộ mơn khác. Bên cạnh đó một số học sinh,
thậm chí cả một số phụ huynh cịn xem nhẹ bộ mơn này. Họ cho rằng Tiếng Anh
chỉ là môn phụ , chưa cần thiết lắm, chưa bắt buộc phải học để thi tuyển sinh vào
lớp 10, đặc biệt là ở các trường thuộc vùng ngoại thành. Hơn thế nữa, các em
chưa có được một mơi trường ngoại ngữ để các em thực hành thường xuyên. Các
em chưa có nhiều thời gian tham gia vào các buổi thảo luận hay diễn đàn bằng
Tiếng Anh, một số học sinh ngại nói bằng Tiếng Anh vì sợ nói sai thì các bạn
khác trêu trọc.
Thực tế, qua một số lần đi dự giờ cũng như tham dự thao giảng ở một số

trường trong Quận, đặc biệt trong các tiết dạy có sử dụng kĩ năng nói thường là
thành cơng khơng cao. Học sinh học trầm và có lúc: “nothing to say” , các em rất
thiếu tự tin, bí từ …. Với thực trạng như vậy, tơi nhận thấy khó có thể hồn thành
tốt mục tiêu của bộ mơn này. Vì vậy, trong 02 năm gần đây bản thân tơi đã cố
gắng tìm tịi và nghiên cứu làm sao giúp cho học sinh có hứng thú và có thói
quen luyện tập Tiếng Anh hằng ngày, có như vậy mới có thể đảm bảo được mục
tiêu dạy học của bộ môn.
III/ Thực trạng của vấn đề:
1. Về học sinh
Với đặc thù là học sinh ngoại thành, bố mẹ các em đều làm th và
cơng nhân. Vì vậy khơng có nhiều thời gian quan tâm đến việc học tập của các
con. Các em lại khơng có nhiều cơ hội giao tiếp bằng tiếng Anh. Chính vì vậy mà
phong trào học Tiếng Anh ở trường còn nhiều hạn chế. Cơ sở vật chất vẫn cịn
hạn chế,…Vì vậy việc dạy và học bộ mơn Tiếng Anh cịn gặp khơng ít khó khăn.

6


SKKN:“Một vài biện pháp gây hứng thú và giúp học sinh sử dụng Tiếng Anh có hiệu quả ở
bậc THCS”

Mặc dù các em học sinh đã được làm quen với Tiếng Anh từ khi các
em còn học tiểu học nhưng kiến thức của các em còn nhiều hạn chế, các em chưa
xác định phương pháp học hiệu quả. Vì thực tế là khi cịn học tiểu học thì các em
chưa được chú trọng đến việc dạy và học Tiếng Anh. Khi giáo viên yêu cầu các
em lên bảng viết từ mới hay làm các bài tập về từ vựng các em rất lúng túng. Rất
ít em có thể nói, diễn đạt những câu đơn giản bằng Tiếng Anh. Bằng phương
pháp kiểm tra đánh giá 74 học sinh của 2 lớp 9 8 và 99 vào đầu năm học 20162017 tôi đã thu được kết quả sau:
LỚP


Khá - giỏi (%)

TB (%)

Yếu-kém (%)

98

10/35

28,6

11/35

31,4

14/35

40

99

6/33

10,2

17/33

43,6


18/33

46,2

Bảng 1: kết quả trước khi tiến hành nghiên cứu.
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ
Với kết quả trên ta thấy kết quả của học sinh còn nhiều bất cập. Kết
quả khá, giỏi cịn thấp, trong khi đó kết quả yếu, kém cịn nhiều. Vì vậy địi hỏi
giáo viên phải tìm biện pháp khắc phục, nhằm kích thích tinh thần và phong trào
học tập môn Tiếng Anh cũng như nhận thức của các em học sinh ở trường THCS
Huỳnh Văn Nghệ tốt hơn về mơn Tiếng Anh. Qua đó giúp các em nâng cao được
kết quả học tập của mình bằng các biện pháp tôi đã đưa ra ở trên.
2. Về giáo viên
Sau nhiều năm đứng lớp, bản than tôi luôn trăn trở về kết quả học
tập của các em học sinh, vì vậy mà tôi luôn cố gắng nghiên cứu tài liệu, trao đổi
với đồng nghiệp để tìm ra những biện pháp hữu hiệu nhất giúp học sinh nâng cao
chất lượng. Bên cạnh đó, tơi cịn thường xun trao đổi với học sinh để hướng
dẫn các em cách học, xác định rõ nguyên nhân dẫn đến kết quả học tập của các

7


SKKN:“Một vài biện pháp gây hứng thú và giúp học sinh sử dụng Tiếng Anh có hiệu quả ở
bậc THCS”

em cịn thấp, giúp các em tìm ra phương pháp học cho riêng mình, nâng cao kết
quả học tập. Cụ thể giáo viên đã:
- Tiến hành tìm tịi các hình thức rèn luyện cho phù hợp với từng
loại bài, từng kiểu bài.
Ví dụ:

- Rèn luyện qua bài khố
- Luyện từ qua bài nghe, đọc hiểu.
- Luyện từ theo chủ đề ( bằng các trị chơi ơn từ vựng ngay trên lớp)
- Luyện từ phối hợp các phương pháp cơ bản của luỵên tập chủ yếu dùng
phương pháp thực hành.
+ Thực hành nghe từ vận dụng ở các giờ dạy ngoại khoá (dạy tự chọn)
+ Thực hành nói, phát âm chính xác từ, thực hiện ở bài hội thoại, đọc hiểu.
+ Thực hành đặt câu, sử dụng từ ở câu luyện ở bài nói.(tiết speaking)
+ Thực hành ở các bài tập về từ sử dụng thực hiện ở trong các giờ dạy
“Language focus”.
Ngồi ra luyện từ qua các hình thức trị chơi, nhóm học tập để học
sinh có thể bổ sung vốn từ cho nhau.
Dù thực hiện ở bất kỳ phương pháp nào cũng đảm bảo nguyên tắc
giáo viên chỉ đóng vai trò hướng dẫn và lấy học sinh làm trung tâm. Tôi phải luôn
tạo ra môi trường luyện tập cho học sinh đồng thời hướng dẫn chúng cách luỵên
tập, củng cố và bổ sung vốn từ một cách thường xuyên.
IV . Một số biện pháp:
1. Để dạy một tiết Tiếng Anh cho học sinh THCS một cách có hiệu quả và giúp
học sinh hứng thú trong tiết học này, chúng ta cần thực hiện những bước sau:

8


SKKN:“Một vài biện pháp gây hứng thú và giúp học sinh sử dụng Tiếng Anh có hiệu quả ở
bậc THCS”

1. 1/ Một là, sự chuẩn bị của giáo viên (Teacher’s preparation)
a. Soạn bài giảng: (lesson plan)
Khi soạn bài chúng ta nên bám sát sách giáo khoa và mở rộng đúng chỗ
cần thiết, theo mục đích yêu cầu, nếu mở rộïng tùy tiện sẽ không kịp giờ dạy

hoặc sẽ lạc chủ đề và học sinh sẽ khó hiểu, hơn nữa sẽ làm mất tính logic của bài
học.
Ví dụ: Unit 13 (English 6) Khi dạy cấu trúc câu:
What’s the weather like in summer / in spring / in HCM city / today?
Chúng ta dạy học sinh cấu trúc hỏi thời tiết theo mùa, có thể mở rộng hỏi
thời tiết ở một vài nơi, thời tiết hôm nay như thế nào, tránh ôm đồm kiến thức
dạy thêm: “What’s he / she like?” làm cho học sinh hoang mang không biết hôm
nay học về thời tiết hay mơ tả người; Vì vậy chúng ta nên xoáy sâu trọng tâm bài
học ở chỗ nào thật cần thiết.
b. Sử dụng đồ dùng trực quan: (teaching aids)
Giáo viên có thể vẽ một số hình đơn giản, đơi khi những nét phác họa ngộ
nghĩnh làm trò cười cho học sinh, nhưng giúp học sinh khắc sâu được kiến thức.
Ví dụ:

A boy

a girl

a child

9

a baby


SKKN:“Một vài biện pháp gây hứng thú và giúp học sinh sử dụng Tiếng Anh có hiệu quả ở
bậc THCS”

Happy


sad

laughing

crying

heavy

Eg: While he was watching TV, the phone rang
Nếu dùng tranh ảnh thì tranh ảnh phải đủ to, rõ, đẹp… có màu sắc hài hòa
và chứa đựng nội dung cụ thể, rõ ràng, gần gũi với thực tế.
Ví dụ: English 8 - Unit 11: Traveling around Viet Nam

10


SKKN:“Một vài biện pháp gây hứng thú và giúp học sinh sử dụng Tiếng Anh có hiệu quả ở
bậc THCS”

Ngồi ra, giáo viên cịn có thể dùng một số đồ vật thật để giảng dạy. Mỗi
bài học cần có tranh minh họa, dùng đồ vật thật hoặc cử chỉ – điệu bộ – diễn xuất
của giáo viên để gây sự chú ý và hứng thú học cho học sinh. Tôi khuyến khích
học sinh tham gia vào việc chuẩn bị đồ dùng dạy học có sự phân cơng cụ thể cho
từng tổ.
Ví dụ: Unit 12 (A1)(English 7) Khi dạy từ vựng

+ cucumber

(n):


+ papaya(n):

đu đủ (real object)

+ spinach (n):
+ smell

(v):

dưa chuột

(tôi dùng đồ vật thật)

rau mâm xôi (tôi dùng tranh )(picture)
ngửi (tôi dùng điệu bộ, cử chỉ )(mine)

11


SKKN:“Một vài biện pháp gây hứng thú và giúp học sinh sử dụng Tiếng Anh có hiệu quả ở
bậc THCS”

Các em thấy trước mắt mình những đồ vật thật xung quanh mình; từ đó,
các em sẽ thấy gần gũi hơn với ngơn ngữ nước ngịai và cảm thấy tiếng Anh
trước mắt mình thật hấp dẫn, mình cần phải học vì nó khơng có gì xa lạ.
- Tổ chức và lồng ghép các trị chơi, các hoạt động nhóm, dạy một số bài
hát đơn giản hay cho HS xem một đoạn phim có liên quan đến cấu trúc, từ vựng
trong bài để gây hứng thú cho HS trong tiết học. (Có rất nhiều trị chơi, đoạn
phim và hoạt động nhóm,ở đây tơi chỉ đưa ra một vài trị chơi ,đoạn phim và hoạt
động nhóm)

* Ví dụ : Unit 4: Read ( Trang 36, English 9 )
“Hoạt động nhóm theo dạng: Brainstorming”
Giáo viên chia lớp thành hai nhóm, cả hai nhóm có cùng chung một câu
hỏi. Giáo viên giới hạn thời gian nhất định và yêu cầu nhóm nào trả lời đúng và
nhiều ý, mỗi ý cho một điểm. Nhóm nào nhiều điểm hơn thì nhóm đó thắng.
Do grammar

Read English newspapers

How to improve
your English?

How to improve
your English?

Possible answers:
+ Speak English to friends in class
+ Read English stories
+ Watch English TV
+ Use a dictionary for reading.
+ Do the homework.
+ Learn to sing English songs.
+ Listen to the English radio program...

12


SKKN:“Một vài biện pháp gây hứng thú và giúp học sinh sử dụng Tiếng Anh có hiệu quả ở
bậc THCS”


Học ngoại ngữ là một q trình địi hỏi phải được ôn luyện hằng ngày nên việc
củng cố tri thức là vô cùng quan trọng nhằm giúp học sinh ghi nhớ ngữ liệu một
cách nhanh chóng và sâu sắc. Đồng thời giáo viên cũng phải có những kỹ năng,
kỹ xảo giúp học sinh lấp được chỗ kiến thức hổng, tổ chức phụ đạo học sinh yếu
kém. Nếu làm được điều này thì chất lượng học sinh yếu kém sẽ giảm đi đáng kể.
Tuy nhiên, khơng phải học sinh nào cũng có đủ thời gian để tự học ở nhà, và có
thời gian đi học phụ đạo, một số học sinh phải ở nhà phụ giúp gia đình.
Vì vậy giáo viên cần có những thủ thuật giúp học sinh ghi nhớ những ngữ
liệu một cách nhanh chóng và sâu sắc ở lớp, khi về nhà các em chỉ cần xem lại là
thuộc bài, khắc sâu kiến thức hơn. Sau khi dạy từ vựng hay cấu trúc câu, giáo
viên không nên bỏ qua bước kiểm tra ngay sau khi trình bày ngữ liệu (nhiều giáo
viên lại bỏ qua bước này vì cho rằng mất nhiều thời gian; thực sự bước kiểm tra
này không mất nhiều thời gian (chỉ cần thời gian 3 đến 4 phút) nhưng mang lại
hiệu quả cao. Bước kiểm tra này không nặng nề đối với học sinh nếu chúng ta tổ
chức cho học sinh chơi trò chơi: Matching, Slap the board, what and Where,
Jumbled words,… Khi chơi những trò chi ny hc sinh cú c hi nh li t
hocă nhìn lại từ mình đã học, giúp học sinh thêm khắc sâu kiến thức.
Ví dụ: Unit 7 (English 9) - Tôi kiểm tra từ bằng kỹ thuật Matching
New words
1. Water bill
2. Enormous
3. Crack
4. Plumber

Meaning
a) Thợ sửa ống nước
b) Hóa đơn tiền điện
c) To, lớn
d) Vết nứt gãy


Trước hết tôi chia lớp ra thành những nhóm nhỏ, sau đó phát cho mỗi
nhóm một mảnh giấy nhỏ chứa 2 cột: A (new words) and B (Vietnamese
meanings) và yêu cầu học sinh nối lại. Nhóm nào cho đáp án đúng và nhanh nhất

13


SKKN:“Một vài biện pháp gây hứng thú và giúp học sinh sử dụng Tiếng Anh có hiệu quả ở
bậc THCS”

thì chiến thắng. Phần thưởng cho nhóm chiến thắng chỉ là một tràng vỗ tay nhưng
khích lệ các em học tập tốt hơn để chuẩn bị bước vào phần thực hành
Hoặc tơi có thể tổ chức trị chơi để kiểm tra lại từ cũ của học sinh
Ví dụ: Unit 11 (English 7) B.What was wrong with you? (3)
Hình thức chơi giống trị chơi: Lucky Star nhưng trong đó tơi sẽ để hai ô
chữ là ô may mắn.Tôi chia lớp thành hai đội và cho mỗi đội chọn số.Chọn số nào
tôi sẽ lật số đó ra, nếu mở ra là 1 câu hỏi thì HS phải trả lời để tìm ra ơ chữ. Nếu
trả lời đúng,đội đó sẽ được 1 điểm, trả lời sai không được điểm. Nếu chọn trúng ô
chữ mở ra là ngơi sao thì đó là ơ may mắn, HS không cần trả lời câu hỏi mà vẫn
được điểm
?

?

?






?

?

?

1

2

3

4

5

6

7

8

4

C

H

E


1

S

T

O

2

I

L

L

3

C

O

L

C

K

U


P

5

N

E

R

14

M

A

C

H

O

U

S

D

V


A

C

H E


SKKN:“Một vài biện pháp gây hứng thú và giúp học sinh sử dụng Tiếng Anh có hiệu quả ở
bậc THCS”

6

8

D

E

N

T

H

E

A

D


A

C

H

E

7

S

I

C

K

N

O

T

I

S

T


E

1. Gv đưa tranh và hỏi bệnh gì?(GV chuẩn bị tranh)
2. GV nói từ đồng nghĩa ( the same meaning with sick)
3. GV đưa tranh 1người bị cảm lạnh và hỏi (What was wrong with him/her?)
4. Lucky number (GV giải thích: Cứ 6 tháng 1 lần em nên đi đến bệnh viện
để kiểm tra sức khoẻ định kỳ)
5. Lucky number (gv giải thích: Khi người thân bị ốm đau thì em,bố mẹ em
cảm thấy lo lắng,bồn chồn.
6. Đưa tranh và hỏi (What was wrong with him/her?)
7. Đưa tờ giấy xin phép nghỉ ốm và hỏi (What is this?)
8. Gv hỏi: Khi chúng ta bị đau răng chúng ta đi đến gặp ai để khám?
Giáo viên phải kích thích tính năng động, tích cực của học sinh, ln tạo ra
những tình huống ngữ cảnh để giúp học sinh tư duy sáng tạo. Giáo viên phải dự
kiến được những trở ngại, lầm lẫn mà học sinh vấp phải để có phương pháp giải
quyết kịp thời và hợp lý.
Ví dụ: Giáo viên phải dự trù tình huống có thể xảy ra khi học sinh hỏi từ
có liên quan đến chủ đề bài học khi các em nói hoặc viết. Nếu giáo viên khơng
biết sẽ làm cho học sinh hụt hẫng, mất đi niềm tin. Vì vậy, giáo viên cần có kiến
thức vững vàng: (good knowledges), phải có vốn từ vựng thật phong phú, chữ
viết rõ ràng, cách phát âm rành mạch, lưu loát, giọng đọc to khỏe và trong q
trình dạy phải thật chính xác và hợp logic.

15


SKKN:“Một vài biện pháp gây hứng thú và giúp học sinh sử dụng Tiếng Anh có hiệu quả ở
bậc THCS”

Giáo viên phải hiểu rõ về địa lý, lịch sử, nền văn hóa của nước Anh,

phong tục, tập qn, trình độ khoa học kỹ thuật… Kiến thức là cái luôn biến đổi
khơng ngừng, vì thế giáo viên phải thường xun cập nhật thông tin, trao đổi với
đồng nghiệp để vừa học hỏi, vừa nâng cao trình độ chun mơn. Trong khi giảng
dạy giáo viên cần bám sát thực tế, nếu không kiến thức sẽ trở nên rất lạc hậu, lỗi
thời (cái mới ở đây phải được tồn thể cộng đồng cơng nhận và sử dụng).
1.2/ Hai là, sự chuẩn bị của học sinh: (Students’ preparation)
a. Đối với bài cũ: (Old lesson )
Học sinh phải thuộc bài, nhất là từ vựng, cấu trúc câu và biết cách vận
dụng nó. Đồng thời học sinh phải hiểu được nội dung của bài đọc và nắm được
các dạng câu hỏi và trả lời. Ngoài ra, các em phải siêng năng làm bài tập ở nhà
hoặc tham khảo thêm sách, báo, truyện…
b. Đối với bài mới: (New lesson)
Học sinh chuẩn bị đầy đủ tất cả các vấn đề mà giáo viên đã dặn dò ở tiết
học trước: học bài, làm bài tập, chuẩn bị bài mới, phân công sưu tầm tranh, vẽ
tranh, đem đồ vật thật để minh họa bài mới – tăng thêm phần sinh động cho tiết
dạy.
Trước khi vào bài mới, học sinh nên tìm hiểu nội dung bài, sọan từ mới tìm
từ đồng nghĩa – phản nghĩa hoặc đặt câu hỏi cho từng từ mới. Nếu có thể học
sinh nên nghe băng, đĩa trước ở nhà để khi vào lớp học sinh chỉ tập trung vào
những phần mà mình chưa hiểu, chưa học hoặc những phần giáo viên mở rộng.
Có như thế, tơi tin rằng chất lượng học tập của học sinh nhất định tiến bộ khơng
ngừng.
1.3/ Ba là, trình bày đồ dùng dạy học: (Use teaching aids)

16


SKKN:“Một vài biện pháp gây hứng thú và giúp học sinh sử dụng Tiếng Anh có hiệu quả ở
bậc THCS”


Khi dạy đến phần nào, giáo viên treo tranh hướng dẫn phần đó. Nhìn tranh
giáo viên có thể đặt một số câu hỏi cho học sinh trả lời, nhiều câu hợp thành nội
dung bài học. Qua những câu hỏi học sinh sẽ phát triển được kỹ năng nghe và nói
đồng thời vừa tiếp thu nhanh chóng nội dung bài mới, vừa củng cố được vốn từ
vựng của bài cũ.
Tiếng Anh là một mơn học khó thuộc, mau qn nên những đồ vật thật sẽ
giúp học sinh nhanh chóng tiếp thu ngữ liệu mới.
1.4/ Bốn là, tạo ra sản phẩm (Production)
Qua những mẫu hội thọai, giáo viên nên cho học sinh diễn kịch, diễn xuất
lại bằng tài năng và sự cảm hứng sáng tạo của học sinh, điều này có thể giúp học
sinh hiểu và mau thuộc bài hơn.
Ví du: Unit 11- A1. At the store (English 6)
Storekeeper: Can I help you?
Vui

: Yes. A bottle of cooking oil, please

Storekeeper: Here you are.
Vui

: Thank you

Sau khi học sinh thực hành bài hội thọai này, giáo viên yêu cầu học sinh
nhìn tranh trong SGK trang 115 tạo ra những bài hội thọai tương tự hoặc có thể
nói tự do những gì em muốn mua. Có thể cho học sinh diễn kịch một em là người
bán hàng, một em là người mua hàng. Bài tập diễn kịch, tạo ra một bài hội thọai
mới nêu được tầm quan trọng của phần vừa học, nó giúp học sinh ứng dụng vào
thực tiễn như thế nào, giúp các em nhận thức được sự cần thiết của môn học
nhằm tạo sự thích thú của học sinh.


17


SKKN:“Một vài biện pháp gây hứng thú và giúp học sinh sử dụng Tiếng Anh có hiệu quả ở
bậc THCS”

Qua việc học tiếng Anh, các em học sinh có thể hát được những bài hát
đơn giản như : Happy birthday, we wish you a merry Christmas, Happy New
Year, Proud of you….Các em hiểu được các hàng chữ nơi công cộng, trên quần
áo, tập sách, trên máy móc, trên các đồ dùng có ngay trong gia đình…
Ví dụ: Exit, size, made in …... power, turn or switch on, off, …
1.5/ Năm là những kinh nghiệm khác gây hứng thú cho học sinh thích
học tiết Tiếng Anh (The other ways):
Người giáo viên lúc nào cũng là tấm gương sáng cho học sinh noi theo,
nên cần có tính nghiêm khắc của một người cha – lòng vị tha thương yêu của một
người mẹ, sự ân cần của người anh người chị và luôn có tính hịa đồng thơng cảm
của một người bạn. Chính vì thế, giáo viên khơng ngừng tìm hiểu tâm sinh lý,
nguyện vọng, hòan cảnh sống của từng học sinh thậm chí ngay cả thói quen
khuyết tật của học sinh, cụ thể:
+ Em Nguyễn Mạnh Hùng lớp 910 em rất ngại tiếp xúc với bạn bè, ngại
đứng lên phát biểu, ngại lên bảng vì cái tay khuyết tật của mình, tơi phải khuyến
khích động viên, trị chuyện với em rất nhiều, để em khơng cịn mặc cảm, và bây
giờ em khơng còn cảm giác ngại ngùng ấy nữa, em thường giơ tay phát biểu bài.
Dù em học không giỏi nhưng em cũng mạnh dạn hơn trước lớp, em thường đứng
lên hỏi khi cảm thấy chưa hiểu bài.
+ Em Nguyễn Phan Duy Tân, lớp 9 8. Em này ít khi giơ tay phát biểu bài vì
sợ phát biểu sai thầy sẽ cho điểm kém. Sau khi hiểu được tâm lý, tơi khuyến
khích em phát biểu, em phát biểu đúng tôi khen và sai thì tơi sửa.Từ đó em khơng
cịn ngại phát biểu nữa.
Trong khi giảng dạy, giáo viên cần chú ý đến thái độ học của các em học

sinh, nếu các em lơ là, khơng tập trung, giáo viên có thể thay đổi đề tài trong vài

18


SKKN:“Một vài biện pháp gây hứng thú và giúp học sinh sử dụng Tiếng Anh có hiệu quả ở
bậc THCS”

phút như kể một chuyện vui, hoặc thời sự, tin tức mới nhất hoặc thay đổi giọng
nói, phương pháp… nhằm để lôi cuốn học sinh trở lại với bài giảng.
Trong quá trình giảng bài mới, giáo viên có thể lồng ghép một số vấn đề
xoay quanh tình đồn kết thống nhất, tương thân, tương ái, giúp đỡ lẫn nhau hoặc
sự hiếu thảo, lòng yêu nước, truyền thống yêu dân tộc…; điều này có thể làm học
sinh bớt căng thẳng, vừa giáo dục nhân cách cho học sinh. Ngoài sự nghiêm khắc
giáo viên phải ôn tồn, không quát học sinh, làm các em kinh sợ, không sĩ nhục
làm mất mặt học sinh trước lớp, trước bạn bè. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến
tâm lý, nhân cách của các em; đặc biệt, các em sẽ khơng thích học tiết Tiếng Anh
nữa.
Qua thực tế, khi tôi áp dụng những phương pháp trên ,tôi nhận thấy học
sinh có tiến bộ rõ rệt về cả hai mặt: hạnh kiểm và học lực, điển hình như các học
sinh nêu trên. Ngịai ra, cịn có em Bội Như, Anh Khoa ( lớp 9 8 )lúc đầu em đọc
bài vấp, sai nhiều từ, nhưng đến nay em đã đọc bài lưu lóat, trơi chảy hơn, kết
quả học tập của em tiến bộ hơn rõ rệt.
+ Còn đối với em : Giang, Ngọc Linh ( lớp 8 7 ) nói: “Năm nay em thích
học tiết Anh Văn , vì tiết học này vui ”
+ Còn một số học sinh khác ( lớp 88 ) thường hay nói rằng
“Sao mà nhanh hết tiết thế!” hoặc
“Tiết Tiếng Anh sao mau hết giờ quá”
Điều này cho thấy các em có ý thức học tập tốt, thích học tiết học Tiếng
Anh. Là giáo viên đứng trên bục giảng mà thấy học sinh của mình thích học như

thế tơi cảm thấy vui và u nghề hơn và đó cũng là nhờ một phần cơng lao của
mình.

19


SKKN:“Một vài biện pháp gây hứng thú và giúp học sinh sử dụng Tiếng Anh có hiệu quả ở
bậc THCS”

2. Từ thực tế dạy học ở trường THCS Huỳnh Văn Nghệ và trong q trình
nghiên cứu đề tài này, tơi đã sử dụng một vài thủ thuật, một số biện pháp
gây hứng thú giúp các em học sinh có thói quen sử dụng Tiếng Anh như một
phương tiện giao tiếp. Tôi đã áp dụng cả trong việc dạy học trên lớp cũng
như trong cuộc sống đời thường. Cụ thể như sau :
2.1/ Từ thực tế dạy học trên lớp .
Để mỗi giờ học trên lớp thực sự hiệu quả và hoàn thành được mục tiêu
giáo dục, đặc biệt là giờ học Tiếng Anh, thì trên lớp tơi cố gắng tạo cho học sinh
một bầu khơng khí Ngoại ngữ. Tơi cố gắng giúp các em ln có được một mơi
trường Tiếng Anh thật dễ chịu, nhẹ nhàng và tự nhiên .
Ngay từ khi vào lớp , tơi ln có thói quen sử dụng những câu lệnh đơn
giản , những câu hỏi , câu nói thơng dụng nhất để giao tiếp , chuyện trị cùng các
em . Đồng thời tơi cũng ln yêu cầu học sinh phải sử dụng những câu lệnh ,
những câu nói , những câu hỏi thơng dụng đó trong quá trình học . Chẳng hạn ,
khi vào lớp tôi thường sử dụng một số câu như :
a. Một số câu chào hỏi thông thường : Good morning , class ! How are you
today ? Who is absent today ? Is it hot / cold / sunny today, class ?
Tôi yêu cầu học sinh trả lời mỗi câu hỏi mỗi khi tơi nêu ra . Sau đó tơi gợi ý cho
học sinh có thể hỏi những điều đơn giản , thông thường trong cuộc sống.
b. Một số câu lệnh quen thuộc : Sit down , please ! Stand up , please ! open /
close your books , please ! Open / close the door / the windows , please ! Look at

the board / the picture ; listen to …, please ! Read after me ; repeat it , please !
come in / go out , please ! v v … Đồng thời khi có những câu lệnh này cần có lời
đáp lại . Ví dụ như : Thank you . hoặc : yes sir / madam !
Tất cả những câu chào hỏi , những câu lệnh thông dụng này , tơi u cầu học sinh
phải học thuộc lịng , và phải sử dụng chúng trong tất cả các giờ học Tiếng Anh .
Chẳng hạn, khi các em muốn hỏi điều gì đó thì nói: Excuse me !

20


SKKN:“Một vài biện pháp gây hứng thú và giúp học sinh sử dụng Tiếng Anh có hiệu quả ở
bậc THCS”

Khi muốn xin phép ra khỏi lớp phải nói được câu : Excuse me ! May I go
out ? Hoặc các em muốn vào lớp cũng phải biết nói: Excuse me! May I come in ?
vv…
Bên cạnh những câu chào hỏi thơng thường , những câu lệnh quen thuộc đó mà
tơi đã sử dụng trong các tiết học, tôi luôn luôn tạo cho học sinh sự hứng thú trong
quá trình học .
Trước khi vào bài mới , tôi thường tổ chức cho học sinh tham gia một số
trò chơi đơn giản , thú vị như :
+ Trò chơi “ Bingo ”:
Căn cứ vào nội dung của bài sắp dạy ,tôi chọn một số từ cùng chủ điểm rồi cho
các em chơi trò chơi này. Trò chơi như sau :
Cho khoảng 10 từ ,rồi yêu cầu các em chọn 6 từ bất kì . Khi tơi đọc đến từ nào
nếu trùng với từ các em chọn thì các em gạch từ đó đi . Khi một học sinh gạch
hết những từ của mình thì nói “ bingo ”, lúc đó trị chơi kết thúc .
+ Trò chơi: “ Slap the board ” :
Căn cứ vào nội dung của bài sắp dạy, tôi chọn khoảng 15 từ thuộc về một chủ
điểm nào dó rồi viết lên bảng . Ví dụ: banana; apple; durian ; mango ; pineapple ;

papaya ; orange ; lemon; potato; tomato; bean; pea; cucumber … sau đó cho học
sinh hai dãy cùng tham gia . Tơi đọc tiếng việt cịn học sinh tìm từ tiếng Anh và
vỗ vào bảng . đội nào có nhiều từ đúng hơn sẽ giành chiến thắng .
+ Trò chơi : “Faces to faces ”.
Với trò chơi này, tôi chọn khoảng 6 hoặc 8 học sinh cùng tham gia. Các em sẽ
cùng nói về một chủ đề mà giáo viên đã cho gợi ý. Ai nói sai hoặc nói trùng với
người trước thì sẽ bị loại. Cứ sau một vịng chơi thì có 2 người bị loại. Như vậy
người còn lại sau cùng sẽ giành chiến thắng.
Ngồi các trị chơi, thỉnh thoảng tơi cịn cho học sinh thư giãn bằng cách
nghe một số bài hát vui hay các câu đố vui bằng tiếng Anh . VD ; các em có biết

21


SKKN:“Một vài biện pháp gây hứng thú và giúp học sinh sử dụng Tiếng Anh có hiệu quả ở
bậc THCS”

con gấu mà bị cắt tai thì thành con gì khơng ? ( Con gấu : “ BEAR ” cái tai là “
EAR ” Nếu chữ Bear mà mất chữ ear thì cịn chữ B , Vậy đáp án là con BÊ ) .
Trước khi vào bài chúng ta có thể dễ dàng tạo cho học sinh một bầu khơng
khí ngoại ngữ như vậy, thế còn trong các tiết dạy kĩ năng thì sao ?
Với các bài dạy kĩ năng , tôi vận dụng thật linh hoạt tất cả các phương
pháp để truyền đạt tới học sinh một cách chính xác và hiệu quả nhất những nội
dung kiến thức của bài. Đặc biệt, tôi rất chú trọng đến phần POST. Trong phần
này , học sinh sẽ có điều kiện để thể hiện những hiểu biết cũng như phần hạn chế
của mình. Chẳng hạn , trong tiết luyện nói (SPEAK), ở phần POST tơi sẽ cho học
sinh nói tự do về chủ đề mà các em vùa được tiếp thu, vừa được thực hành. Còn
trong giờ dạy kĩ năng viết (WRITING) , ở phần POST tôi cũng thường cho học
sinh viết về chủ đề mà các em vừa được học , các em được tự do trao đổi với
nhau về bài làm của mình. Cịn trong bài dạy về kĩ năng đọc (READING) , ở

phần POST , tôi thường cho học sinh đọc một số câu chuyện vui rồi trả lời một số
câu hỏi đơn giản của câu chuyện đó .
Đối với học sinh lớp 6 , 7 thì các kĩ năng chưa tách riêng, các em chưa cần
thiết đến việc phát triển một kĩ năng nào đó ở mức độ sâu. Nghĩa là chỉ cần tạo
cho các em thật hứng thú vào nội dung của bài, vào các từ ngữ thông dụng trong
cuộc sống đời thường. Với đối tượng học sinh này , tơi thật sự chú trọng đến thói
quen giao tiếp bằng Tiếng Anh của các em. tôi thường khuyến khích các em sử
dụng tất cả những câu nói thơng dụng , những mẫu câu dễ , những câu lệnh quen
thuộc trong các giờ học Tiếng Anh nói chung cũng như trong cuộc sống hàng
ngày của các em. Các em nên chào hỏi bạn bè, thầy cô giáo bằng những mẫu câu
đơn giản mà các em đã biết .
Ngoài ra, tơi cịn khuyến khích học sinh sử dụng Tiếng Anh mọi lúc mọi
nơi và trong mọi điều kiện, các em vừa đi vừa nói Tiếng Anh được với nhau.
Chẳng hạn, các em có thể đố nhau về những từ mà các em vừa học trên lớp . Một

22


SKKN:“Một vài biện pháp gây hứng thú và giúp học sinh sử dụng Tiếng Anh có hiệu quả ở
bậc THCS”

em nói từ Tiếng Anh cịn bạn em nói từ đó ở tiếng Việt và ngược lại. Thậm chí ,
khi các em đang đạp xe các em cũng có thể học được Tiếng Anh . Chẳng hạn khi
các em học về số đếm, mỗi vòng xe các em đếm một số (ONE vịng , TWO
vịng , three ……) .
2.2/ Ngồi giờ học .
Việc tạo cho học sinh có thói quen sử dụng Tiếng Anh thường xuyên không
chỉ được diễn ra trong các giờ học trên lớp. Chúng ta có thể tạo cho các em có
thói quen này mọi lúc mọi nơi, cả trong và ngồi giờ học. Chúng ta có thể tạo cho
các em có thói quen sử dụng vốn ngoại ngữ của mình qua các chương trình ngoại

khố , qua các cuộc thi , các buổi thảo luận rồi cả trong cuộc sống hàng ngày. Cụ
thể , tôi đã sử dụng những hình thức đó như sau:
a. Ngoại khố:
Chúng ta có thể tổ chức một số hoạt động nhằm giúp học sinh có thêm hứng
thú và có thói quen sử dụng Tiếng Anh thường ngày như :
+ Tổ chức một số buổi thảo luận về việc học Tiếng Anh và sử dụng Tiếng Anh
hàng ngày của học sinh . Chẳng hạn chúng tôi đã tổ chức một chuyên đề của tổ
Tiếng Anh về kể chuyện cổ tích cho các em học sinh lớp 8 “ The Lost Shoe” ;
Chuyên đề ASEAN cho các em học sinh lớp 9. Trong buổi chuyên đề này, chúng
tôi đã đưa ra một số câu hỏi như :
Do you study new words every day ?( các em có học từ mới hàng ngày khơng ? )
How many words a day do you learn ? ( Các em học khoảng bao nhiêu từ mới
mỗi ngày ? )
Do you learn all the new words in each lesson ? (Các em có học tất cả các từ mới
trong mỗi bài học không ?)
How do you learn new words ? (các em học từ mới như thế nào ? )
How do you write a new word ? (Các em viết một từ mới như thế nào ? )

23


SKKN:“Một vài biện pháp gây hứng thú và giúp học sinh sử dụng Tiếng Anh có hiệu quả ở
bậc THCS”

Do you often write sentences with the new words ? (Các em có thường đặt câu
với những từ mới đó khơng ? )
Do you learn new words in structures ? (các em có học từ mới theo cấu trúc hay
khơng ?)
Do you learn new words with a friend or alone? (Các em học từ mới với bạn hay
học một mình? ) ...

Sau buổi chuyên đề như vậy, chúng tôi đã gợi ý cho các em một số cách học
từ mới một cách hiệu quả hơn. Đó là, các em khơng nên học tất cả những từ mới
trong mỗi bài mà cần chọn lựa những từ, ngữ chính liên quan đến nội dung chính
của bài. Các em khơng nên học từ theo một nghĩa nhất định của nó, mà cần đặt từ
đó vào trong mỗi văn cảnh cụ thể, như vậy các em sẽ hiểu rõ hơn về từ đó. Các
em cũng nên có thói quen đặt câu cho mỗi từ mới vừa học, như vậy nó sẽ giúp
các em hiểu và nhớ từ mới đó lâu hơn. Bên cạnh đó, các em cũng nên thường
xuyên trao đổi với bạn bè về những từ mới mình vừa học . . .
Có thể nói chắc chắn một điều rằng, học sinh sẽ hiểu rõ hơn về cách học một từ
mới , cách nhớ một từ mới, đồng thời các em cũng sẽ có thêm hứng thú cũng như
niềm vui khi học từ mới sau buổi chuyên đề này .
Bên cạnh những buổi chuyên đề bổ ích như vậy, chúng ta cịn có một số hình
thức nữa giúp các em có thêm niềm vui khi học bộ mơn này. Đó là , chúng ta có
thể kết hợp với các cuộc thi tìm hiểu kiến thức vào các dịp kỉ niệm của nhà
trường ( Như : Chuyên đề dưới cờ, 08/03 , 26/03 , 20 /11 .. )
Trong những cuộc thi này , chúng ta nên đưa các câu hỏi, các câu đố vui, các
trò chơi lồng ghép vào các phần thi. Chúng ta có thể sử dụng một số các câu hỏi
như :
How many units are there in English 6;7;8;9 ?
How often do you have English a week ?
What do you study in English class ?

24


SKKN:“Một vài biện pháp gây hứng thú và giúp học sinh sử dụng Tiếng Anh có hiệu quả ở
bậc THCS”

Do you speak , read , write and listen in English class ?
Một số câu đó vui như :

What is it ?
It has four legs . It eats grass . It is a close friend of a farmer .It often
helps the farmer on his farm . ( It is a Buffalo)
What is it ?
It has four legs but it cannot walk. It is in the class. It is always in front
of the board . ( It is a table )
Một số trò chơi :
“ Tập làm hoạ sỹ ” :
Trò chơi như sau: Tôi đưa ra một số gợi ý bằng Tiếng Anh và yêu cầu học sinh
vẽ chân dung của một người theo gợi ý đó .
She is tall and thin. She has a round face with big eyes and a long small
nose .She has full lips and big teeth . She has short red hair . she has long arms
and long legs.
Trò chơi : “ Faces to faces ”. ( Trị chơi này giống như trên truyền hình )
Tơi chọn 08 học sinh cùng tham gia trò chơi này. Các em sẽ cùng nói về những
từ cùng một chủ điểm nào đó. Học sinh nào nói sai hoặc trùng với bạn trước
đó thì sẽ bị loại. Người cịn lại cuối cùng sẽ là người chiến thắng .
Ngoài ra , chúng ta cịn có thể tổ chức các cuộc thi về Tiếng Anh cho học sinh
theo từng khối hoặc từng nhóm. Chúng ta có thể cho các em thi về các kỹ năng
_ nghe _ nói _ đọc _ viết hoặc thi viết từ xem ai viết nhanh nhất , nhiều nhất
trong thời gian ngắn nhất .
Như vậy , khi tổ chức ngoại khoá cho học sinh , chúng ta sẽ tạo cho các em
có cơ hội thể hiện vốn Tiếng Anh của mình cũng như sự hiểu biết của mình khi
học bộ mơn này . từ đó nó sẽ tạo cho các em thêm động lực cũng như niềm
hứng khởi sự đam mê khi học bộ môn này . Đồng thời nó cũng sẽ tạo cho các

25



×