Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Luận văn Thạc sĩ Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động marketing mix tại doanh nghiệp tư nhân nhựa Lâm Thăng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 117 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

LÊ NA
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HỒN THIỆN HOẠT ĐỘNG
MARKETING MIX TẠI DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN
NHỰA LÂM THĂNG ĐẾN NĂM 2022

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

LÊ NA
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HỒN THIỆN HOẠT ĐỘNG
MARKETING MIX TẠI DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN
NHỰA LÂM THĂNG ĐẾN NĂM 2022
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh - Hướng ứng dụng
Mã số: 8340101

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. LÊ THANH HÀ

TP Hồ Chí Minh - Năm 2018


LỜI CAM ĐOAN


Tôi là Lê Na - Học viên Cao học Khóa 26 của Trường Đại học Kinh tế Thành phố
Hồ Chí Minh, tác giả của nghiên cứu được trình bày trong luận văn này.
Ngoại trừ các tài liệu tham khảo được trích dẫn rõ ràng trong Luận Văn, tơi xin
cam đoan những kiến thức, những nội dung và số liệu mà tơi đã trình bày trong nghiên
cứu này là kết quả của quá trình nghiên cứu khoa học và học tập của chính bản thân
tơi, khơng thực hiện việc sao chép hoặc sử dụng những nghiên cứu của các tác giả
khác dưới bất kỳ hình thức nào.
Tơi xin cam đoan những điều trên đây là hoàn toàn đúng sự thật và chịu hồn tồn
trách nhiệm nếu có sự bất cứ sự gian dối nào.
TP Hồ Chí Minh, Ngày 26 Tháng 11 Năm 2018
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Lê Na


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
PHẦN TĨM TẮT .......................................................................................................1
ABSTRACT ................................................................................................................2
PHẦN MỞ ĐẦU .........................................................................................................3
1. Lý do chọn đề tài ...............................................................................................3
2. Mục tiêu nghiên cứu .........................................................................................5
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.....................................................................5
4. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................5
5. Ý nghĩa thực tiễn ...............................................................................................6

6. Kết cấu luận văn ................................................................................................6
PHẦN NỘI DUNG .....................................................................................................8
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MARKETING VÀ MARKETING MIX ........8
1.1 Lý thuyết về Marketing ..................................................................................8
1.1.1 Khái niệm Marketing ...............................................................................8
1.1.2 Mục tiêu, chức năng và vai trò của Marketing ........................................9
1.1.2.1 Mục tiêu của Marketing.....................................................................9
1.1.2.2 Chức năng của Marketing..................................................................9
1.1.2.3 Vai trò của Marketing ......................................................................10
1.1.3 Những khái niệm cốt lõi của Marketing ................................................11
1.2 Lý thuyết về Marketing – Mix .....................................................................15
1.2.1 Khái niệm Marketing – Mix ..................................................................15
1.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của Marketing – Mix ..................17
1.2.2.1 Môi trường vi mô.............................................................................17


1.2.2.2 Môi trường vĩ mô.............................................................................17
1.3 Nội dung chủ yếu của hoạt động Marketing - Mix ......................................17
1.3.1 Xây dựng mục tiêu .................................................................................17
1.3.2 Nghiên cứu và phân khúc thị trường .....................................................18
1.3.3 Lựa chọn thị trường mục tiêu.................................................................19
1.3.4 Định vị sản phẩm trên thị trường mục tiêu ............................................19
1.3.5 Hoạt động Marketing - Mix ...................................................................20
1.3.5.1 Chính sách sản phẩm .......................................................................20
1.3.5.2 Chính sách giá .................................................................................21
1.3.5.3 Chính sách chiêu thị ........................................................................21
1.3.5.4 Chính sách phân phối ......................................................................22
TĨM TẮT CHƯƠNG 1 ............................................................................................23
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING – MIX
TẠI DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN NHỰA LÂM THĂNG ....................................24

2.1 Tổng quan về thị trường nhựa trên Thế giới và Việt Nam ...........................24
2.1.1 Ngành nhựa thế giới ...............................................................................24
2.1.2 Ngành nhựa Việt Nam ...........................................................................26
2.2 Giới thiệu tổng quan về Doanh nghiệp Tư nhân Nhựa Lâm Thăng .............30
2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển .........................................................30
2.2.2 Cơ cấu tổ chức .......................................................................................31
2.2.3 Giới thiệu những sản phẩm cơ bản của Công ty ....................................31
2.3 Thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty từ 2013 – 2017 ...................32
2.4 Phân tích và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động Marketing – Mix
của Công ty .........................................................................................................33
2.4.1 Môi trường vĩ mô ...................................................................................33
2.4.1.1 Mơi trường văn hóa – xã hội ...........................................................33
2.4.1.2 Mơi trường kinh tế ...........................................................................34
2.4.1.3 Môi trường tự nhiên.........................................................................37
2.4.1.4 Môi trường công nghệ .....................................................................38
2.4.1.5 Mơi trường chính trị – pháp luật .....................................................39


2.4.1.6 Môi trường nhân khẩu học ..............................................................40
2.4.2 Môi trường vi mô ...................................................................................41
2.4.2.1 Công ty ............................................................................................41
2.4.2.2 Nhà cung cấp ...................................................................................42
2.4.2.3 Những người môi giới .....................................................................43
2.4.2.4 Khách hàng ......................................................................................44
2.4.2.5 Các đối thủ cạnh tranh .....................................................................45
2.5 Thực trạng hoạt động Marketing của Công ty .............................................47
2.5.1 Công tác tổ chức hoạt động Marketing ..................................................47
2.5.2 Khách hàng mục tiêu .............................................................................48
2.5.3 Định vị thị trường...................................................................................48
2.5.4 Hoạt động Marketing – Mix của Cơng ty ..............................................49

2.5.4.1 Chính sách sản phẩm (Product) .....................................................49
2.5.4.2 Chính sách giá (Price) .....................................................................51
2.5.4.3 Chính sách chiêu thị (Promotion) ....................................................54
2.5.4.4 Chính sách phân phối (Place) ..........................................................56
2.5.4.5 Đánh giá ...........................................................................................57
2.5.5 Hoạt động nghiên cứu thị trường ...........................................................60
2.5.5.1 Xác định vấn đề nghiên cứu ............................................................60
2.5.5.2 Hình thức nghiên cứu ......................................................................60
2.5.5.3 Địa điểm và thời gian điều tra thị trường ........................................60
2.5.5.4 Tiến hành thu thập dữ liệu ...............................................................60
2.5.5.5 Phân tích kết quả nghiên cứu thị trường..........................................61
TĨM TẮT CHƯƠNG 2 ............................................................................................71
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG
MARKETING – MIX TẠI CÔNG TY.....................................................................72
3.1 Mục tiêu hoạt động Marketing – Mix của Công ty đến năm 2022 ..............72
3.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động Marketing – Mix tại Cơng ty
............................................................................................................................73
3.2.1 Hồn thiện hoạt động nghiên cứu thị trường .........................................73


3.2.2 Thiết lập phòng Marketing riêng biệt ....................................................74
3.2.3 Các giải pháp hoàn thiện các hoạt động Marketing – Mix tại Cơng ty .76
3.2.3.1 Giải pháp hồn thiện chiến lược sản phẩm......................................76
3.2.3.2 Giải pháp hoàn thiện chiến lược giá ................................................78
3.2.3.3 Giải pháp hoàn thiện chiến lược chiêu thị .......................................79
3.2.3.4 Giải pháp hồn thiện chiến lược phân phối .....................................83
3.2.4 Tính khả thi của giải pháp ......................................................................84
3.2.5 Kiến nghị ................................................................................................84
3.2.5.1 Kiến nghị với Doanh nghiệp Nhựa Tư nhân Lâm Thăng................84
3.2.5.2 Kiến nghị với Hiệp hội Bao Bì Việt Nam .......................................85

TĨM TẮT CHƯƠNG 3 ............................................................................................87
PHẦN KẾT LUẬN ...................................................................................................88
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1
PHỤ LỤC 2
PHỤ LỤC 3
PHỤ LỤC 4
PHỤ LỤC 5
PHỤ LỤC 6


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT Chữ viết tắt

Diễn giải
Association of South East Asian Nations - Hiệp hội các Quốc gia

1

ASEAN

2

CIF

Cost, Insurance, Freight (tiền hàng, cước phí, bảo hiểm)

3

CNĐKKD


Chứng nhận đăng kí kinh doanh

4

CPI

Consumer Price Index – Chỉ số giá tiêu dùng

5

DT

Doanh thu

6

ĐVT

Đơn vị tính

7

FDI

Foreign Direct Investment - Đầu tư trực tiếp nước ngoài

8

FTA


Hiệp định thương mại tự do

9

GDP

Gross Domestic Product – Tổng sản phẩm quốc nội

10

HĐKD

Hoạt động kinh doanh

11

HĐTC

Hoạt động tài chính

12

KCS

Kiểm tra chất lượng sản phẩm

13

LN


Lợi nhuận

14

MTV

Một thành viên

15

NAFTA

16

QLDN

Quản lý doanh nghiệp

17

SEO

Search Engine Optimization - Tối ưu hóa cơng cụ tìm kiếm

18

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp


19

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

20

TP HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

Đơng Nam Á

North American Free Trade Agreement - Hiệp định mậu dịch Tự
do Bắc Mỹ


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 – Cơ cấu thị trường cung cấp nguyên vật liệu nhựa nhập khẩu theo giá trị
và theo khối lượng năm 2015 ....................................................................................28
Bảng 2.2 - Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty từ 2013 – 2017.....32
Bảng 2.3 – Mức độ tăng trưởng GDP từ 2011 – 2017 ..............................................35
Bảng 2.4 – Chỉ số giá tiêu dùng CPI từ 2011 - 2017 ................................................35
Bảng 2.5 – Chỉ số giá vàng / giá đô la Mỹ từ 2011 – 2017 ......................................36
Bảng 2.6 – Thông tư của Bộ tài chính về biểu thuế nhập khẩu ưu đãi .....................36
Bảng 2.7 – Thống kê dân số TP HCM từ 2011 - 2017 .............................................40
Bảng 2.8 – Tỷ trọng và tính chất các nhóm ngành sản phẩm của Cơng ty ...............49
Bảng 2.9 – Bảng giá bao bì dệt PP bán lẻ của Công ty so với các đối thủ tiêu biểu

năm 2017 ...................................................................................................................52
Bảng 2.10 – Các đợt khuyến mãi định kỳ Doanh nghiệp áp dụng ...........................56
Bảng 2.11 – Các thang đo tương ứng với các biến trong bảng khảo sát...................61
Bảng 2.12 – Kết quả khảo sát ý kiến của khách hàng về yếu tố sản phẩm ...............62
Bảng 2.13 – Kết quả khảo sát ý kiến của khách hàng về yếu tố giá .........................63
Bảng 2.14 – Kết quả khảo sát ý kiến của khách hàng về yếu tố chiêu thị ................65
Bảng 2.15 – Kết quả khảo sát ý kiến của khách hàng về yếu tố phân phối ..............67
Bảng 2.16 – Kết quả khảo sát tỷ lệ nhóm ngành các khách hàng đang kinh doanh .68
Bảng 2.17 – Kết quả khảo sát ý kiến của khách hàng về quyết định sử dụng sản
phẩm trong tương lai .................................................................................................69
Bảng 2.18 – Kết quả khảo sát ý kiến của khách hàng về việc giới thiệu sản phẩm
của công ty cho người khác.......................................................................................69
Bảng 3.1 – Mục tiêu tăng trưởng doanh số bán hàng của Lâm Thăng từ 2018 - 2022
...................................................................................................................................73


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1 – Các khái niệm cốt lõi của Marketing ......................................................11
Hình 1.2 – Bốn yếu tố của Marketing Mix ...............................................................15
Hình 1.3 – Nguyên tắc SMART ................................................................................17
Hình 1.4 – Ba cấp độ của sản phẩm ..........................................................................20
Hình 2.1 – Nhu cầu nguyên liệu nhựa thế giới năm 2015 ........................................25
Hình 2.2 – Nhu cầu chuyển đổi ngành nhựa tồn cầu (2016) ...................................26
Hình 2.3 – Cơ cấu giá trị ngành nhựa Việt Nam theo các nhóm ngành năm 2015 ..26
Hình 2.4 – Cơ cấu giá trị ngành nhựa Việt Nam theo địa lý năm 2015 ....................27
Hình 2.5 – Cơ cấu chủng loại nguyên liệu nhựa nhập khẩu từ 2010 – 2015 ............27
Hình 2.6 - Tình hình xuất khẩu sản phẩm nhựa năm 2015 và 2016 .........................29
Hình 2.7 – Cơ cấu thị trường xuất khẩu sản phẩm nhựa năm 2016 (% tính theo trị
giá) .............................................................................................................................29
Hình 2.8 – Cơ cấu tổ chức của Doanh nghiệp Lâm Thăng .......................................31

Hình 2.9 – Cơ cấu thành phần khách hàng của Lâm Thăng .....................................44
Hình 2.10 – Kênh phân phối của công ty ..................................................................56


1

PHẦN TĨM TẮT
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HỒN THIỆN HOẠT ĐỘNG MARKETING MIX
TẠI DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN NHỰA LÂM THĂNG ĐẾN NĂM 2022
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam hiện nay là sự tăng trưởng không
ngừng của nhiều ngành kinh tế. Trong đó khơng thể khơng kể đến ngành nhựa, đặc
biệt là ngành bao bì nhựa có tốc độ phát triển nhanh nhất khoảng 15% trong số khoảng
2.000 đơn vị ngành ước tính từ 2010 – 2015. Trong môi trường cạnh tranh khốc liệt
như vậy, các doanh nghiệp cần phải suy nghĩ làm thế nào để nâng cao hiệu quả hoạt
động kinh doanh liên tục. Chính vì vậy, để góp phần tạo nên lợi thế cạnh tranh cho
Doanh nghiệp, giúp cho Doanh nghiệp có thể đứng vững trên thị trường, tác giả thực
hiện nghiên cứu “Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động Maketing – Mix tại Doanh
nghiệp Tư nhân Nhựa Lâm Thăng đến năm 2022”. Tuy nhiên, Lâm Thăng là doanh
nghiệp chuyên sản xuất và phân phối bao PP dệt nên Marketing – Mix được nghiên
cứu trong luận văn này chính là 4Ps (Product – Price – Promotion – Place). Tác giả
thông qua phương pháp nghiên cứu định tính từ việc nghiên cứu các tài liệu thu thập
từ các cơng trình nghiên cứu trước đây, kết hợp nghiên cứu thống kê mô tả từ việc sử
dụng các số liệu tài chính của Doanh nghiệp, thực hiện khảo sát, thu thập ý kiến khách
hàng nhằm đề xuất các giải pháp cụ thể cho Doanh nghiệp. Cuối cùng thiết lập, xây
dựng bảng khảo sát ý kiến Ban lãnh đạo Công ty về các giải pháp do tác giả đề xuất
để đánh giá tính khả thi của chúng.
Từ khóa: Marketing, marketing mix, ngành nhựa bao bì.


2


ABSTRACT
SOME SOLUTIONS TO COMPLETE THE OPERATION OF
MARKETING – MIX AT LAM THANG PLASTICS PRIVATE
ENTERPRISE TO 2022
Along with the development of Vietnam economy is the continuous growth of
many economic sectors. In particular, the plastics industry, especially the plastic
packaging industry, has the fastest growth rate of about 15% among the estimated
2,000 units from 2010 to 2015. In such severe competition environment, businesses
need to think how to improve the business operation performance continuously.
Therefore, in order to create a competitive advantage for enterprises, to help the
company can stand firm in the market, the author conducted research "Some solutions
to complete the operation of Maketing - Mix at Lam Thang Plastics Private Enterprise
to 2022 ". However, LamThang is an enterprise specializing in manufacturing and
distributing PP woven bags, so Marketing – Mix that is 4Ps (Product – Price –
Promotion – Place). The author through qualitative research methods from studying
the literature collected from previous studies, combining descriptive statistical
research methods from the use of corporate financial data, conducting surveys,
collecting customer comments and analyzing, evaluating to propose specific
solutions to enterprises. Finally, set up, survey management board of the company on
solutions proposed by the author to evaluate their feasibility.
Keywords: Marketing, marketing mix, plastic packaging industry.


3

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Từ sau khi gia nhập Tổ chức thương mại thế giới năm 2007, nền kinh tế Việt Nam
đã có những bước chuyển mình đáng kể. Từ đây, mở ra nhiều cơ hội phát triển bình

đẳng cho nhiều ngành kinh tế, cũng như tạo điều kiện cho các cơng ty, tập đồn lớn
của thế giới vào Việt Nam tìm kiếm cơ hội đầu tư.
Theo Tổng quan ngành Nhựa Việt Nam (Hiệp hội nhựa Việt Nam, 2017), xét
riêng về nhóm ngành nhựa bao bì, trong giai đoạn 2010 – 2015 thì Chính phủ đã cho
phép các cơng ty có 100% vốn nước ngồi được hoạt động trong ngành. Đồng thời,
với nền kinh tế thị trường hiện nay chính là cơ hội cho các doanh nghiệp có thể phát
triển kinh doanh, dẫn đến việc ngày càng có nhiều doanh nghiệp với nhiều lĩnh vực
được thành lập, được thể hiện rõ qua Thơng cáo báo chí về tình hình kinh tế - xã hội
(Tổng cục Thống kê, 2017) với số lượng doanh nghiệp thành lập mới của cả nước lên
đến 126.859 đơn vị. Từ đây, nhu cầu sử dụng bao bì để đóng gói sản phẩm trở nên
ngày một nhiều. Kết hợp với lý do mang lại sự thành cơng cho ngành nhựa bao bì
chính là các tính năng mà sản phẩm mang lại, nó giúp cho các doanh nghiệp khách
hàng bảo vệ sản phẩm bên trong bao bì được an tồn, khơng bị hư hỏng, khơng bị
ảnh hưởng bởi mơi trường bên ngồi; giúp đóng gói một cách dễ dàng, dễ vận chuyển.
Đặc biệt là khả năng nhận diện thương hiệu qua việc in ấn bao bì, thay đổi bao bì sản
phẩm thành bao bì phức hợp với thiết kế bắt mắt… đã giúp nhiều doanh nghiệp đẩy
nhanh q trình tiêu thụ hàng hóa một cách nhanh chóng.
Theo ước tính thì trong 5 năm từ 2010 – 2015, số doanh nghiệp hoạt động trong
ngành nhựa trên cả nước khoảng 2.000 đơn vị; trong đó ngành bao bì nhựa có tốc độ
phát triển nhanh nhất khoảng 15% (Hiệp hội nhựa Việt Nam, 2017). Đây thật sự là
con số không hề nhỏ, đánh giá được phần nào về một thị trường phát triển nhanh hiện
nay.
Nhưng bên cạnh các tiềm năng mà ngành sản xuất bao bì mang lại trên đây thì các
doanh nghiệp Việt Nam phải đối đầu với các doanh nghiệp trong và ngoài nước, hay
cụ thể hơn là các doanh nghiệp nhận được sự đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài,


4

cũng như sự cạnh tranh từ các sản phẩm bao bì chất lượng hồn tồn nhập khẩu từ

nước ngồi.
Bởi các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn đang sản xuất theo hình thức thủ cơng là
chính với các máy móc kiểu cũ, cơ sở vật chất chưa được tốt, cùng với đó là việc
quản lý, quy trình hoạt động cịn thiếu chuyên nghiệp, không mang lại năng suất thật
sự cao. Từ đây chất lượng bao bì được sản xuất ra với tiêu chuẩn không đảm bảo,
chưa đạt được ngưỡng chất lượng như các doanh nghiệp cũng như khách hàng mong
muốn, dẫn đến khơng thể đáp ứng được hồn tồn nhu cầu thị trường cần. Nhưng đây
là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp trong ngành nhựa bao bì Việt Nam nói chung
và Doanh nghiệp Tư nhân Nhựa Lâm Thăng nói riêng cải tiến, chú trọng và tập trung
nhiều hơn nữa về chất lượng, năng suất và đổi mới công nghệ, để có thể phát triển
mạnh trên thị trường khốc liệt hiện nay.
Doanh nghiệp Tư nhân Nhựa Lâm Thăng có lịch sử hình thành hơn 12 năm từ
năm 2006 chuyên sản xuất phân phối các sản phẩm về bao bì – nhựa tại thị trường
Việt Nam, với sản phẩm bao bì PP dệt. Tuy nhiên hiện tại Doanh nghiệp chưa có
những chính sách, chiến lược Marketing hay đường hướng cụ thể trong việc phát
triển, nâng cao năng lực cạnh tranh. Đặc biệt, Lâm Thăng chưa xây dựng phòng
Marketing chuyên biệt cho doanh nghiệp để thực hiện các hoạt động nghiên cứu thị
trường, triển khai các hoạt động Marketing một cách khoa học, dẫn đến tình hình kinh
doanh chưa thật sự hiệu quả thể hiện qua kết hoạt động kinh doanh từ phòng kế toán
cung cấp cho thấy giai đoạn 2016 - 2017 doanh số bán hàng bình qn có xu hướng
giảm mạnh là 19.55%. Doanh nghiệp với tầm nhìn đến năm 2022 trở thành một doanh
nghiệp hàng đầu về sản xuất và phân phối bao PP dệt.
Để đạt được mục tiêu và sứ mệnh của mình, Doanh nghiệp Tư nhân Nhựa Lâm
Thăng cần có một chiến lược Marketing - Mix hồn chỉnh để đánh giá phân khúc thị
trường của mình một cách tồn diện và đề ra các chính sách phù hợp cho một lộ trình
thích hợp. Điều mà trước đây cơng ty chưa thực sự chú trọng.
Hiểu được nhu cầu của cơng ty nói riêng, cũng như các doanh nghiệp nhỏ nói
chung, tác giả thực hiện nghiên cứu “MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT



5

ĐỘNG MARKETING MIX TẠI DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN NHỰA LÂM
THĂNG ĐẾN NĂM 2022”. Tác giả hi vọng những phân tích và các giải pháp thiết
thực từ nghiên cứu này có thể giúp Doanh nghiệp nhựa Tư nhân tổ chức lại hoạt động
Marketing – Mix của mình với những giải pháp và chiến lược phù hợp.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng thể của Luận văn là Đề xuất giải pháp hoàn thiện hoạt động
Marketing – Mix tại Doanh nghiệp Tư nhân Nhựa Lâm Thăng. Các mục tiêu cụ thể
cần đạt được của đề tài:
 Khảo sát, phân tích mơi trường Marketing – Mix của Doanh nghiệp Lâm
Thăng, đánh giá những cơ hội / đe doạ và điểm mạnh / yếu quá trình kinh
doanh của Doanh nghiệp.
 Đánh giá thực trạng hoạt động Marketing – Mix của Doanh nghiệp.
 Tổng hợp những phân tích trên để đề xuất những giải pháp hoàn thiện hoạt
động Marketing – Mix tại Doanh nghiệp Tư nhân Nhựa Lâm Thăng.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu là thực trạng hoạt động Marketing – Mix và đề xuất các
giải pháp hoàn hiện hoạt động Marketing – Mix tại công ty Lâm Thăng.
 Phạm vi nghiên cứu là công ty Lâm Thăng và các yếu tố tác động đến hoạt
động Marketing – Mix của công ty Lâm Thăng trong lĩnh vực ngành nhựa bao
bì giai đoạn nghiên cứu từ 2013 đến 2017.
4. Phương pháp nghiên cứu
 Phương pháp nghiên cứu định tính:
 Nghiên cứu tổng hợp các tài liệu thu thập được từ các cơng trình nghiên cứu
trước đây, từ đó làm cơ sở cho việc phân tích các yếu tố tác động đến hoạt
động Marketing – Mix của công ty Lâm Thăng và đề ra giải pháp tương ứng.
 Nghiên cứu thông kê mô tả:
 Nghiên cứu sử dụng số liệu từ báo cáo tài chính của cơng ty Lâm Thăng giai
đoạn từ 2013 đến 2017, để phân tích yếu tố vi mô liên quan đến doanh nghiệp,



6

so sánh với các doanh nghiệp có cùng quy mơ và trung bình ngành để đánh
giá năng lực cạnh tranh về giá cả, vốn,…
 Thiết lập, xây dựng bảng khảo sát để đánh giá mối quan hệ của công ty đối với
khách hàng, nhà cung cấp, thiết kế mẫu mã của công ty so với thị hiếu khách
hàng để đề ra những biện pháp Marketing – Mix thích hợp. Sau khi thu thập ý
kiến khách hàng, tác giả sử dụng phần mềm SPSS 20.0 để xử lý thông tin thu
thập được, cũng như kiểm định lại độ tin cậy của các thang đo được thiết kế
trong bảng câu hỏi.
 Thiết lập, xây dựng bảng khảo sát ý kiến Ban lãnh đạo Công ty về các giải
pháp do tác giả đề xuất. Sau khi thu thập ý kiến khách hàng, tác giả sử dụng
phần mềm Excel 2016 để xử lý thông tin thu thập được.
5. Ý nghĩa thực tiễn
Việc thực hiện đề tài mang lại cái nhìn tổng quan về vai trò của Marketing – Mix
đối với hoạt động kinh doanh (HĐKD) của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, đề tài cịn
cho thấy thực trạng hoạt động Marketing – Mix, cũng như đề xuất các giải pháp hoàn
thiện cho doanh nghiệp. Từ đây, giúp doanh nghiệp đánh giá được tình hình của hoạt
động hiện tại để đưa ra những chiến lược, giải pháp phù hợp, nhằm duy trì và phát
triển một cách tốt nhất.
Đồng thời, đề tài này cịn góp phần mang lại cho các nhà quản trị tại các doanh
nghiệp ngành bao bì – nhựa nói chung và Doanh nghiệp tư nhân Nhựa Lâm Thăng
nói riêng có thêm tài liệu để tham khảo, ứng dụng vào tình hình thực tế nhằm hồn
thiện hoạt động Marketing – Mix tại cơng ty.
Với các lý do trên và mong muốn các doanh nghiệp ngày càng phát triển để đáp
ứng nhu cầu của khách hàng, đồng thời góp phần phát triển cho ngành bao bì – nhựa
hiện nay, tác giả quyết định lựa chọn đề tài này.
6. Kết cấu luận văn

Khóa luận gồm 3 phần:


Phần Mở đầu: Trình bày lý do chọn đề tài, mục tiêu, đối tượng, phạm vi và
phương pháp nghiên cứu và kết cấu của luận văn.


7



Phần Nội dung: gồm 3 chương
 Chương 1: Trình bày cơ sở lý luận về Marketing và Marketing – Mix.
 Chương 2: Phân tích thực trạng hoạt động Marketing – Mix tại Doanh nghiệp
Lâm Thăng.
 Chương 3: Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện hoạt động Marketing – Mix
tại Cơng ty.



Phần Kết luận: Tóm tắt ngắn gọn những nội dung khóa luận đã thực hiện. Nêu
lên những hạn chế và biện pháp khắc phục để đề tài mang tính khả thi cao hơn.


8

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MARKETING VÀ MARKETING MIX
1.1 Lý thuyết về Marketing
1.1.1 Khái niệm Marketing

Có rất nhiều khái niệm về Marketing từ nhiều nhà nghiên cứu:
“Marketing là một q trình quản lý mang tính xã hội, nhờ đó mà các cá nhân và
tập thể có được những gì họ cần và mong muốn thơng qua việc tạo ra, chào bán và
trao đổi những sản phẩm có giá trị với những người khác” (P Kotler and L Keller,
2009).
“Marketing là hoạt động, tập hợp các tổ chức, và các quá trình tạo ra, giao tiếp,
phân phối và trao đổi các dịch vụ có giá trị cho khách hàng, người tiêu dùng, đối tác
và xã hội nói chung” (American Marketing Association, 2013).
“Marketing là cho phép các doanh nghiệp khám phá, tạo ra, thúc đẩy, thỏa mãn
và đáp ứng nhu cầu và mong muốn của khách hàng” (Crane, 2010).
“Marekting là một chức năng tổ chức và một quy trình tạo, giao tiếp và phân phối
giá trị cho khách hàng và quản lý mối quan hệ giữa họ với nhau để đạt được lợi nhuận
và giá trị cho tổ chức và các bên liên quan” (Fillis, 2000, pp. 125 – 137).
“Marketing là q trình mà theo đó các cơng ty tạo ra giá trị cho khách hàng và
xây dựng mối quan hệ khách hàng mạnh mẽ để nắm bắt giá trị từ khách hàng đổi lại”
(P Kotler and G Armstrong, 2014, pp. 50 – 51).
Từ các khái niệm của các nhà khoa học đã định nghĩa trên đây, tác giả thấy rằng:
 Quá trình khám phá, tạo ra những gì khách hàng cần và mong muốn được khái
quát là việc tạo ra giá trị cho khách hàng.
 Việc chào bán, thúc đẩy, giao tiếp và phân phối chính là việc xây dựng mối
quan hệ khách hàng.
 Trao đổi những sản phẩm có giá trị với những người khác, để đạt được lợi
nhuận và giá trị cho tổ chức và các bên liên quan được tổng quát hóa là việc
nắm bắt giá trị khách hàng đổi lại.


9

Chính vì vậy, tác giả cho rằng Marketing là q trình mà theo đó các cơng ty tạo
ra giá trị cho khách hàng và xây dựng mối quan hệ khách hàng mạnh mẽ để nắm bắt

giá trị từ khách hàng đổi lại (P Kotler and G Armstrong, 2014, pp. 50 – 51) là định
nghĩa bao quát nhất khi diễn đạt về khái niệm Marketing.
1.1.2 Mục tiêu, chức năng và vai trò của Marketing
1.1.2.1 Mục tiêu của Marketing
Theo P Kotler and G Armstrong (2014, pp. 156): “Mục tiêu của Marketing là ảnh
hưởng đến cách khách hàng suy nghĩ và hành động”. Mục tiêu của marketing là những
kết quả kinh doanh mà bạn mong muốn đạt được từ hoạt động Marketing của mình
mang lại, nó giúp các doanh nghiệp trả lời câu hỏi: Lý do thúc đẩy bạn làm marketing
là gì?
Theo Quách Thị Bửu Châu và cộng sự (2010, trang 20), mục tiêu của Marketing
bao gồm:
 “Thỏa mãn khách hàng: Là vấn đề sống cịn của cơng ty. Nỗ lực của Marketing
nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng, làm cho họ hài lịng, trung thành với
cơng ty, qua đó thu phục thêm khách hàng mới.
 Chiến thắng trong cạnh trạnh: Giải pháp Marketing giúp cơng ty đối phó tốt
các thách thức cạnh tranh, bảo đảm vị thế cạnh tranh thuận lợi trên thị trường.
 Lợi nhuận lâu dài: Marketing phải tạo ra mức lợi nhuận cần thiết giúp cơng ty
tích lũy và phát triển”.
Chỉ khi hiểu rõ mục tiêu của Marketing thì doanh nghiệp mới dễ dàng thực hiện
được mục tiêu chung của tổ chức và phát triển bền vững.
1.1.2.2 Chức năng của Marketing
Theo Quách Thị Bửu Châu và cộng sự (2010, trang 20): Chức năng cơ bản của
Marketing bao gồm:
 “Phân tích mơi trường và nghiên cứu Marketing: Dự báo và thích ứng với
những yếu tố mơi trường ảnh hưởng đến sự thành công hay thất bại; tập hợp
những thông tin để quyết định các vấn đề Marketing.


10


 Mở rộng phạm vị hoạt động: Lựa chọn đưa ra cách thức thâm nhập thị trường
mới.
 Phân tích người tiêu thụ: Xem xét, đánh giá những đặc tính, yêu cầu tiến trình
mua của người tiêu thụ.
 Hoạch định sản phẩm: Phát triển và duy trì sản phẩm loại bỏ những sản phẩm
yếu kém.
 Hoạch định phân phối: Xây dựng những mối liên hệ với trung gian phân phối,
quản lý dự trữ, tồn kho, vận chuyển và phân phối hàng hóa, dịch vụ bán sỉ và
bán lẻ.
 Hoạch định xúc tiến: Thông đạt với khách hàng với công chúng và các nhóm
khác thơng qua những hình thức của quảng cáo, quan hệ công chúng, bán hàng
cá nhân và khuyến mãi.
 Hoạch định giá: Xác định các mức giá, kỹ thuật định giá, các điều khoản bán
hàng, điều chỉnh giá và sử dụng giá như một yếu tố tích cực hay thụ động.
 Thực hiện kiểm soát và đánh giá Marketing: Hoạch định, thực hiện và kiểm
sốt các chương trình, chiến lược Marketing, đánh giá các rủi ro và lợi ích của
các quyết định và tập trung vào chất lượng toàn diện”.
1.1.2.3 Vai trị của Marketing
Ở một số cơng ty, Marketing chỉ là một chức năng bình thường mà cơng ty nào
cũng có. Nhưng ở góc độ khác, một số nhà tiếp thị cho rằng Marketing là chức năng
chính của cơng ty và có vai trị vơ cùng quan trọng trong việc quản trị kinh doanh của
doanh nghiệp. Vai trò của Marketing bao gồm:
 Thu hút và giữ chân khách hàng: Cơng ty khơng thể thành cơng nếu khơng có
khách hàng. Khách hàng bị thu hút bởi những lời hứa và được giữ lại bởi sự
hài lòng. Marketing xác định lời hứa và đảm bảo lời hứa này được thực hiện.
 Tạo sự gắn kết giữa doanh nghiệp, trung gian và khách hàng: Tạo mối quan
hệ chặt chẽ giữa 3 bên nhằm đưa khách hàng xích lại gần với doanh nghiệp
hơn.



11

 Tạo động lực, thúc đẩy sự thay đổi và phát triển của doanh nghiệp.
 Tích hợp các phịng ban của doanh nghiệp hoạt động một cách nhịp nhàng,
hướng tới sự hài lòng của người tiêu dùng: Sự hài lòng của người tiêu dùng
thực sự bị ảnh hưởng bởi hiệu suất của các phịng ban trong tổ chức, vì vậy tất
cả các chức năng nên làm việc cùng nhau để cảm nhận, phục vụ và đáp ứng
nhu cầu của khách hàng.
Doanh nghiệp có thể thu thập các phản hồi từ phía khách hàng một cách chính
xác, kịp thời thơng qua các hoạt động Marketing, đảm bảo cho hoạt động của doanh
nghiệp hướng đến thị trường, lấy thị trường làm mục tiêu kinh doanh. Từ đây, doanh
nghiệp có thể đưa ra được các mục tiêu, biện pháp và quyết định hướng đi tiếp theo
nhằm thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động của doanh nghiệp, đồng thời duy trì và phát triển
mối quan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng, giúp doanh nghiệp có thể tồn tại, duy
trì và phát triển hơn nữa trên thị trường.
1.1.3 Những khái niệm cốt lõi của Marketing
Bước đầu tiên, các nhà Marketer cần hiểu nhu cầu và mong muốn của khách hàng
và thị trường mà họ hoạt động. Có năm khái niệm khách hàng và thị trường cốt lõi
(Philip Kotler and Gary Armstrong, 2014, pp. 28 – 29) cần xem xét bao gồm: (1) nhu
cầu, mong muốn và yêu cầu; (2) cung cấp thị trường - sản phẩm, dịch vụ và kinh
nghiệm; (3) giá trị và sự hài lòng; (4) trao đổi và các mối quan hệ; và (5) thị trường.
Các khái niệm được minh họa trong hình sau:
Nhu cầu
Mong muốn
u cầu

Cung
cấp thị
trường


Giá trị và sự
hài lịng

Trao đổi và
các mối
quan hệ

Thị
trường

Hình 1.1 – Các khái niệm cốt lõi của Marketing
Và các khái niệm này được lý giải như sau:
(1) Nhu cầu, mong muốn và yêu cầu
Nhu cầu: Khái niệm cơ bản nhất về Marketing cơ bản là nhu cầu của con người.
Nhu cầu của con người là trạng thái của cảm giác hiếu hụt một sự thoả mãn cơ bản


12

nào đó. Chúng bao gồm các nhu cầu cơ bản về thể chất đối với thực phẩm, quần áo,
sự ấm áp và an toàn; nhu cầu xã hội thuộc về và tình cảm; và nhu cầu cá nhân về kiến
thức và tự thể hiện. Các nhà Marketer không tạo ra những nhu cầu này; chúng là một
phần cơ bản của bộ phận cấu thành cơ thể con người.
Mong muốn: Là hình thức con người cần có khi chúng được hình thành bởi văn
hóa và cá tính cá nhân. Người Mỹ cần thức ăn nhưng muốn có một chiếc Big Mac
(hamburger), khoai tây chiên và nước ngọt. Một người ở Papua, New Guinea, cần
thức ăn nhưng muốn khoai môn, gạo, khoai mỡ và thịt lợn. Mong muốn được định
hình bởi xã hội của một người và được mô tả trong điều kiện của các đối tượng sẽ
đáp ứng những nhu cầu đó. Khi được hỗ trợ bởi sức mua, mong muốn sẽ trở thành
nhu cầu.

Yêu cầu: Với mong muốn và nguồn lực của họ, mọi người yêu cầu các sản phẩm
có lợi ích làm tăng thêm giá trị và sự hài lịng nhất. Các cơng ty Marketing cần có
thời gian rất dài để tìm hiểu và hiểu nhu cầu, mong muốn và yêu cầu của khách hàng
của họ. Họ tiến hành nghiên cứu người tiêu dùng và phân tích các núi dữ liệu khách
hàng. Những người của họ ở tất cả các cấp bao gồm quản lý hàng đầu - ở gần khách
hàng. Ví dụ, chủ tịch và giám đốc điều hành của Kroger, David Dillon thường xuyên
mặc quần jean màu xanh và đi lang thang trên các siêu thị Kroger địa phương, hịa
nhập và nói chuyện với những người mua sắm khác. Anh ta muốn nhìn thấy cửa hàng
của mình thông qua đôi mắt của khách hàng và hiểu tại sao họ lại lựa chọn. Tương
tự, để ở gần hơn với khách hàng, Giám đốc điều hành Ford Alan Mulally thành công
đã được biết là dành thời gian bán xe tại đại lý Ford.
(2) Cung cấp thị trường - sản phẩm, dịch vụ và kinh nghiệm
Nhu cầu và mong muốn của người tiêu dùng được đáp ứng thông qua các dịch vụ
thị trường - một số kết hợp các sản phẩm, dịch vụ, thông tin hoặc trải nghiệm được
cung cấp cho thị trường để đáp ứng nhu cầu hoặc mong muốn. Cung cấp thị trường
không giới hạn trong các sản phẩm vật chất. Nó bao gồm cả các dịch vụ - hoạt động
hoặc lợi ích được cung cấp mà về cơ bản là vơ hình và khơng dẫn đến quyền sở hữu
bất cứ thứ gì. Ví dụ như dịch vụ ngân hàng, hãng hàng không, khách sạn, bán lẻ và


13

sửa chữa tại nhà. Nói chung, các dịch vụ thị trường cũng bao gồm các thực thể khác,
chẳng hạn như người, địa điểm, tổ chức, thông tin và ý tưởng. Ví dụ, chiến dịch Pure
Michigan đưa thị trường Michigan trở thành một điểm đến du lịch cho phép thiên
nhiên hoang sơ và nhân vật đích thực hồi sinh lại những cơn thịnh nộ của bạn. Và
Chiến dịch dịch vụ công cộng - Hãy cùng nhau tài trợ bởi Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ
và Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ, đưa ra ý tưởng giảm béo phì ở trẻ em bằng
cách thúc giục trẻ em và gia đình của họ lựa chọn thực phẩm lành mạnh hơn và tăng
cường hoạt động thể chất của họ.

Nhiều nhà sản xuất mắc sai lầm khi chú ý nhiều hơn đến các sản phẩm cụ thể mà
họ cung cấp hơn là những lợi ích và kinh nghiệm được sản xuất bởi các sản phẩm
này. Họ chỉ tập trung vào những mong muốn hiện có của họ, mà khơng nghĩ đến nhu
cầu của khách hàng. Họ quên rằng một sản phẩm chỉ là một công cụ để giải quyết
vấn đề người tiêu dùng. Một nhà sản xuất mũi khoan có thể nghĩ rằng khách hàng chỉ
cần khoan một chút. Nhưng những gì khách hàng thực sự cần là một lỗ quý. Những
người bán hàng này sẽ gặp khó khăn nếu một sản phẩm mới đi kèm phục vụ nhu cầu
của khách hàng tốt hơn hoặc ít tốn kém hơn. Khách hàng sẽ có nhu cầu tương tự
nhưng sẽ muốn sản phẩm mới. Các nhà Marketer thơng minh nhìn xa hơn các thuộc
tính của sản phẩm và dịch vụ mà họ bán bằng cách phối hợp một số dịch vụ và sản
phẩm, họ tạo ra trải nghiệm thương hiệu cho người tiêu dùng. Ví dụ: bạn khơng chỉ
ghé thăm Walt Disney World Resort; bản thân bạn và gia đình đắm chìm trong một
thế giới kỳ diệu, một thế giới nơi những giấc mơ trở thành hiện thực và mọi thứ vẫn
hoạt động theo cách họ nên làm. Bạn là trái tim của ma thuật! Disney nói. Ngay cả
một sản phẩm dường như chức năng cũng trở thành một trải nghiệm. HP nhận ra rằng
một máy tính cá nhân khơng chỉ là một bộ sưu tập dây và các bộ phận điện lạnh mà
đó là trải nghiệm người dùng cá nhân mạnh mẽ. Như đã lưu ý trong một quảng cáo
HP: Hầu như không có bất kỳ thứ gì bạn sở hữu riêng tư hơn. Máy tính cá nhân của
bạn là bộ não dự phịng của bạn. Đó là cuộc sống của bạn. . . . Đó là chiến lược đáng
kinh ngạc của bạn, đề xuất đáng kinh ngạc, tính tốn rực rỡ. Đó là kết nối của bạn với
thế giới xung quanh bạn – HP.


14

(3) Giá trị và sự hài lòng của khách hàng
Người tiêu dùng thường phải đối mặt với một loạt các sản phẩm và dịch vụ có thể
đáp ứng một nhu cầu nhất định. Làm thế nào để họ lựa chọn trong số nhiều dịch vụ
thị trường này? Khách hàng hình thành kỳ vọng về giá trị và sự hài lòng mà các dịch
vụ thị trường khác nhau sẽ phân phối và mua cho phù hợp. Khách hàng hài lòng mua

lại và nói với người khác về trải nghiệm tốt của họ. Khách hàng khơng hài lịng
thường chuyển sang đối thủ cạnh tranh và làm xáo trộn sản phẩm cho người khác.
Các nhà Marketer phải cẩn thận để đặt mức độ mong đợi phù hợp. Nếu họ đặt kỳ
vọng quá thấp, họ có thể thỏa mãn những người mua nhưng khơng đủ thu hút người
mua. Nếu họ đặt kỳ vọng quá cao, người mua sẽ thất vọng. Giá trị khách hàng và sự
hài lòng của khách hàng là các khối xây dựng quan trọng để phát triển và quản lý các
mối quan hệ của khách hàng.
(4) Trao đổi và các mối quan hệ
Marketing xảy ra khi mọi người quyết định đáp ứng nhu cầu và mong muốn của
họ thông qua các mối quan hệ trao đổi. Trao đổi là hành động có được một đối tượng
mong muốn từ một người nào đó bằng cách cung cấp một cái gì đó để đổi lại. Theo
nghĩa rộng nhất, nhà Marketer cố gắng mang lại phản hồi cho một số thị trường chào
bán. Phản ứng có thể khơng đơn thuần là mua hoặc kinh doanh các sản phẩm và dịch
vụ. Ví dụ, một ứng cử viên chính trị muốn bầu chọn; một nhà thờ muốn thành viên;
một dàn nhạc muốn khán giả; và một nhóm hành động xã hội muốn chấp nhận ý
tưởng. Marketing bao gồm các hành động được thực hiện để tạo, duy trì và phát triển
các mối quan hệ trao đổi mong muốn với đối tượng mục tiêu liên quan đến sản phẩm,
dịch vụ, ý tưởng hoặc đối tượng khác. Các công ty muốn xây dựng mối quan hệ mạnh
mẽ bằng cách luôn cung cấp giá trị khách hàng cao cấp.
(5) Thị trường
Các khái niệm về trao đổi và các mối quan hệ dẫn đến khái niệm về một thị trường.
Thị trường là tập hợp những người mua thực tế và tiềm năng của một sản phẩm hoặc
dịch vụ. Những người mua này chia sẻ một nhu cầu cụ thể hoặc mong muốn có thể
hài lịng thơng qua các mối quan hệ trao đổi.


15

1.2 Lý thuyết về Marketing – Mix
1.2.1 Khái niệm Marketing – Mix

Marketing – Mix có nguồn gốc từ đơn P (giá) của lý thuyết kinh tế vi mô (Chong
K. Whye, 2003), đề xuất Marketing – Mix là “4Ps” (McCarthy, 1964), như một
phương tiện chuyển từ kế hoạch Marketing thành thực hành (Bennett, 1997).
Theo các chuyên gia Marketing (P Kotler and G Armstrong, 2014, pp. 76 – 77)
thì Marketing – Mix là một tập hợp các công cụ Marketing chiến thuật mà công ty
kết hợp để tạo ra phản hồi mà doanh nghiệp muốn trong thị trường mục tiêu.
Marketing – Mix bao gồm tất cả mọi thứ mà cơng ty có thể làm để tác động đến nhu
cầu cho sản phẩm của mình. Marketing – Mix được tập hợp thành bốn nhóm yếu tố
được gọi là '4Ps': Product (sản phẩm), Price (giá cả), Place (địa điểm) và Promotion
(chiêu thị). Và các yếu tố được định nghĩa như sau:
GIÁ
Bảng giá
Chiết khấu
Ưu đãi
Kỳ hạn thanh tốn
Phương thức thanh tốn

SẢN PHẨM
Đa dạng
Chất lượng
Thiết kế
Tính năng, đặc điểm
Thương hiệu
Đóng gói
Dịch vụ
ĐỊNH VỊ
KHÁCH
HÀNG MỤC
TIÊU
CHIÊU THỊ

Quảng cáo
Bán hàng cá nhân
Khuyến mại
Quan hệ cơng chúng

Hình 1.2 – Bốn yếu tố của Marketing Mix

PHÂN PHỐI
Kênh phân phối
Độ bao phủ
Địa điểm
Hàng tồn kho
Vận chuyển


×