Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Đặc điểm truyện thiếu nhi của nguyễn thái hải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 95 trang )

1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Khi sáng tác cho thiếu nhi, hầu hết các nhà văn đều ý thức rõ “văn học
thiếu nhi có nhiệm vụ đánh thức trong các em những tình cảm cao đẹp, những
ý nghĩ cao thượng, giáo dục các em biết yêu thương, căm giận, biết phân biệt
phải trái, hiểu rõ nghĩa vụ công dân và hạnh phúc làm người” [57, tr.25]. Trên
tinh thần ấy, các nhà văn như Tơ Hồi, Nguyễn Huy Tưởng, Trần Đăng
Khoa… đã tạo nên nhiều tác phẩm gây ấn tượng mạnh đối với bạn đọc nhỏ
tuổi. Trong tình cảm sâu xa của mỗi người, họ là những nhà văn thân thuộc
của tuổi thơ.
Thuộc số đó, chúng tơi muốn nói tới một cây bút phương Nam - nhà
văn Nguyễn Thái Hải. Ông là một gương mặt của văn học thiếu nhi đương
đại, là hội viên của Hội nhà Văn Việt Nam, viết cho thiếu nhi từ trước năm
1975 khi còn đi học ở vùng đơ thị Sài Gịn. Truyện viết cho thiếu nhi của
ơng nhẹ nhàng, ngập tràn tình u thương đối với những số phận bất hạnh.
Mỗi tác phẩm của ông luôn chứa đựng niềm vui, niềm hy vọng và những bài
học sâu sắc cho tuổi thơ.
Nhà văn Nguyễn Thái Hải có một sự nghiệp văn chương phong phú,
nhiều giá trị. Song đến nay, tác phẩm của ông chưa được nghiên cứu một cách
hệ thống, chuyên sâu. Đề tài Đặc điểm truyện thiếu nhi của Nguyễn Thái Hải
của chúng tôi được xây dựng với mong muốn phát hiện, khẳng định những nét
bản sắc cùng đóng góp của nhà văn đối với văn học thiếu nhi nước nhà.
2. Lịch sử vấn đề
Nguồn tư liệu nghiên cứu về Nguyễn Thái Hải chưa nhiều. Hầu hết đều
là bài đọc sách, phê bình báo chí và phỏng vấn.
Trên báo www.baodongnai.com.vn có bài viết Giới thiệu hai tập truyện
thiếu nhi mới của nhà văn Nguyễn Thái Hải (Truyện dài Mơ làm thủ lĩnh và



2

tập truyện ngắn Sao chim khơng hót, Nhà xuất Bản Văn Nghệ 2011) của tác giả
Chu Đàm Văn. Trong bài viết này, Chu Đàm Văn cho rằng: “Với hai tập truyện
này, Nguyễn Thái Hải tỏ ra đắc địa khi chạm vào “vựa quặng” ông đã khai thác
lành nghề và dày cơng tích lũy suốt cả cuộc đời cầm bút của mình” [72].
Bích Vân có bài viết “Cha con ơng Mắt Mèo” - hãy nâng đỡ tâm hồn
những đứa trẻ đăng trên báo www.baocantho.com. Bài viết giới thiệu nội
dung truyện Cha con ông Mắt Mèo: “Câu chuyện kể về một cậu bé 10 tuổi tên
Út Đen sống với người cha bê tha, bạo hành. Bằng trái tim trong trẻo, hướng
thiện, Út Đen đã từng bước đưa cha mình thốt khỏi nỗi cô đơn, đau khổ để
làm lại cuộc đời” [73].
Trên trang blog cá nhân, Bùi Cơng Thuấn có bài viết Những thú vị
trong vườn hạnh phúc (Đọc khu vườn hạnh phúc, truyện đồng thoại của
Nguyễn Thái Hải, Nhà xuất bản Trẻ 2014), thừa nhận đã bị tác phẩm Khu
vườn hạnh phúc lơi cuốn một cách mạnh mẽ. Ơng viết như sau: “Khi đặt chân
vào Khu Vườn Hạnh Phúc của nhà văn Nguyễn Thái Hải, tôi đã bị cái đẹp và
sức hấp dẫn của những câu chuyện trong khu vườn đưa mình vào thế giới trẻ
thơ, được sống như trẻ thơ, trong một bầu khí đầy sức sống và thanh khiết.
Đơi khi phải tự nhìn lại chính mình, nhưng khi ra khỏi khu vườn ấy, tơi vẫn
thấy lịng âm vang bao nhiêu điều thú vị” [67].
Bài viết Nguyễn Thái Hải - Khôi Vũ cây viết có duyên với truyện thiếu
nhi của tác giả Trần Hoàng Vy đăng trên báo www.vanhocquenha.vn đã tổng
hợp nhiều thông tin về Nguyễn Thái Hải từ trước cho đến nay. Ở bài viết này,
Trần Hoàng Vy giới thiệu: “Nguyễn Thái Hải từng sáng tác truyện Thiếu nhi
từ những năm đầu của thập niên 70 thế kỷ trước ở Sài Gịn, cộng tác viên của
các sách, tạp chí Tuổi xanh, Thằng Bờm, Tuổi Hoa, Ngàn Thơng… Tính đến
nay (2014), ông đã có 24 đầu sách truyện cho thiếu nhi (...) Truyện thiếu nhi
của ông đa dạng, phong phú, nhiều màu sắc, cho các lứa tuổi từ Nhi đồng đến
cấp I, II” [76].



3

Trong bài Dòng chảy văn học thiếu nhi Đồng Nai, đăng trên báo
www.laodongdongnai.vn. Phạm My Ny ghi nhận đóng góp của Nguyễn Thái
Hải vào thành tựu chung của văn học thiếu nhi tỉnh nhà. Bài viết có đoạn:
“Qua các tác phẩm của mình, nhà văn Nguyễn Thái Hải bắt chuyện được với
các em bằng những ý nghĩ non tơ, khơi dậy lịng ham muốn, tị mị tìm hiểu
những điều mới lạ của vạn vật xung quanh. Truyện của ông đã thổi vào tâm
hồn các em những ngọn gió lành, tạo làn gió mát, trong trẻo trong tâm hồn
độc giả” [46].
Nhìn chung, các bài viết về ông chưa đi sâu phân tích, đánh giá tường
tận các giá trị nội dung và nghệ thuật tác phẩm viết cho thiếu nhi của Nguyễn
Thái Hải. Giới nghiên cứu phê bình chưa dành nhiều quan tâm tới văn chương
Nguyễn Thái Hải. Thực tế này đòi hỏi cần có những nghiên cứu sâu hơn về
một nhà văn vốn có q trình sáng tác lâu dài, có nhiều thành tựu như Nguyễn
Thái Hải. Vì vậy, chúng tơi chọn hướng nghiên cứu bao quát, tổng hợp về
truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn Thái Hải để có cái nhìn tồn diện và
đánh giá khách quan về đặc điểm văn thiếu nhi của ông.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là truyện viết cho thiếu nhi của
Nguyễn Thái Hải. Mục đích của luận văn là khái quát thành những đặc điểm
về nội dung lẫn nghệ thuật của hệ thống tác phẩm.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Tính đến nay (2016), Nguyễn Thái Hải đã có 27 đầu sách truyện thiếu
nhi. Trong đó, tác phẩm Cha con ơng Mắt Mèo đạt giải Khuyến khích cuộc
thi Sáng tác Văn học thiếu nhi “Vì tương lai đất nước” năm 1993, truyện ngắn
Hai con diều bay thấp đạt giải thưởng cuộc thi “Tình bạn tuổi thơ” năm 2006.

Ngoài ra, các truyện: Hoa tầm gửi, Chiếc lá thuộc bài, Mùa sương mù,


4

Bên bóng thái sơn, Khu vườn hạnh phúc, Mèo con đã lớn lên như thế… cũng
là những tác phẩm hay để lại nhiều dấn ấn sâu đậm trong lòng thiếu nhi nhiều
thế hệ.
Luận văn tìm hiểu về đặc điểm nội dung và nghệ thuật truyện thiếu nhi
của Nguyễn Thái Hải. Vì vậy, chúng tơi khảo sát 27 tác phẩm văn xuôi dành
cho thiếu nhi của Nguyễn Thái Hải được sáng tác trước và sau năm 1975. Bên
cạnh đó, để làm nổi bật nét riêng trong sáng tác của cây bút viết cho thiếu nhi,
chúng tôi sẽ so sánh với một số tác phẩm của Tơ Hồi, Nguyễn Nhật Ánh…
4. Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện đề tài này chúng tôi vận dụng kết hợp các phương pháp sau:
4.1. Phương pháp thống kê: Khi khảo sát các sáng tác của Nguyễn
Thái Hải, chúng tôi áp dụng phương pháp thống kê nhằm khảo sát những đặc
điểm nội dung và nghệ thuật trong truyện thiếu nhi Nguyễn Thái Hải.
4.2. Phương pháp phân tích – tổng hợp: Nhằm tìm hiểu những đặc
điểm về nội dung và hình thức trong sáng tác của Nguyễn Thái Hải, chúng tơi
đi vào phân tích những tác phẩm cụ thể để đi đến nhận định có tính chất khái
qt tổng hợp các đặc trưng cơ bản trong những sáng tác cho thiếu nhi của
Nguyễn Thái Hải.
4.3. Phương pháp so sánh: Chúng tôi áp dụng phương pháp này
nhằm đối chiếu các sáng tác truyện thiếu nhi của Nguyễn Thái Hải với các
tác giả cùng viết về thiếu nhi. Từ đó, phát hiện những nét riêng trong sáng
tác Nguyễn Thái Hải. Phương pháp này cho phép chúng ta có cái nhìn tổng
quan hơn về nội dung và nghệ thuật trong các sáng tác của nhà văn.
4.4. Phương pháp nghiên cứu tác giả: Chúng tơi đi vào nghiên cứu
tác giả để có cái nhìn tổng quan về tiểu sử, phong cách sáng tác của Nguyễn

Thái Hải.
4.5. Phương pháp nghiên cứu tác phẩm: Nhằm khái quát những đặc


5

điểm về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, chúng tôi sử dụng phương pháp
nghiên cứu tác phẩm để thấy được lịch sử và các giá trị của truyện thiếu nhi
Nguyễn Thái Hải.
5. Đóng góp của luận văn
Luận văn là cơng trình đầu tiên nghiên cứu về đặc điểm truyện thiếu
nhi của Nguyễn Thái Hải. Đóng góp của luận văn thể hiện ở việc cung cấp
một danh mục đầy đủ các tác phẩm truyện viết cho thiếu nhi của nhà văn.
Quan trọng hơn, luận văn làm rõ đặc điểm, nhất là những nét đặc sắc về nội
dung và nghệ thuật truyện thiếu nhi của một cây bút sáng tác những thời kì,
những hồn cảnh xã hội khác nhau.
Với kết quả đó, luận văn sẽ góp phần làm giàu thêm thành tựu nghiên
cứu về nhà văn Nguyễn Thái Hải và những tác phẩm thiếu nhi của ông. Đồng
thời, chúng tôi cũng hy vọng luận văn sẽ có những đóng góp tích cực vào
mảng nghiên cứu văn học thiếu nhi nước nhà.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục,
Nội dung luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Hành trình sáng tác và quan niệm viết cho thiếu nhi của Nguyễn
Thái Hải
Chương 2: Đặc điểm truyện thiếu nhi của Nguyễn Thái Hải về đề tài và nhân
vật
Chương 3: Đặc điểm truyện thiếu nhi của Nguyễn Thái Hải về cốt truyện và
ngôn ngữ



6

Chương 1
HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC
VÀ QUAN NIỆM VIẾT CHO THIẾU NHI
CỦA NGUYỄN THÁI HẢI
1.1. Hành trình sáng tác
1.1.1. Các chặng đường sáng tác
Nguyễn Thái Hải sinh ngày 3 tháng 8 năm 1950, quê gốc ở Làng Hới,
huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Năm 6 tuổi, ơng theo gia đình chuyển vào
sinh sống tại Biên Hòa, Đồng Nai. Mảnh đất này về sau đã in dấu trong nhiều
tác phẩm của ông.
Nguyễn Thái Hải sinh ra trong một gia đình trung lưu. Tuổi thơ ơng có
cuộc sống khá đầy đủ nhờ tài tháo vát của mẹ cha. Dù học rất giỏi các môn tự
nhiên, trở thành sinh viên trường Dược nhưng Nguyễn Thái Hải có niềm đam
mê với văn chương từ sớm. Năm 15 tuổi, Nguyễn Thái Hải đã có tác phẩm
đầu tay là truyện ngắn Nắng lên in hai kỳ trên báo Tuổi Xanh. Trái ngọt đầu
mùa đã tiếp thêm động lực để suốt những năm tháng ngồi trên ghế giảng
đường trường Đại học Dược khoa Sài Gòn, Nguyễn Thái Hải hăng say sáng
tác, khơng chỉ truyện ngắn mà cịn có cả thơ. Năm 1968, Nguyễn Thái Hải có
tác phẩm Nớt ruồi in trên báo Tuổi Hoa. Đây là tờ báo dành cho thiếu nhi rất
có tiếng ở Sài Gịn những năm 60,70 của thế kỉ XX. Cứ thế, vừa học, vừa
viết, Nguyễn Thái Hải xuất hiện khá đều đặn trên mặt báo với các tác phẩm
được ấn định in dài kỳ và ông trở thành cộng tác viên của nhiều tờ báo cho
thiếu nhi thời bấy giờ như tạp chí Tuổi Xanh, Thằng Bờm, Tuổi Hoa… Ngoài
việc viết cho thiếu nhi, Nguyễn Thái Hải còn mở rộng sang đối tượng độc giả
người lớn, lấy bút danh Nguyễn Thái Yên Chi.



7

Cuộc đời Nguyễn Thái Hải nếm trải khơng ít thăng trầm và rong ruổi.
Sau ngày giải phóng 30 tháng 4, Nguyễn Thái Hải hầu như dừng bút, ơng
khơng có tác phẩm nào in báo và những tác phẩm trước 1975 bị cấm, kể cả 7
đầu sách viết cho thiếu nhi. Có lúc ơng bi quan nghĩ rằng: “Thế là cuộc đời
cầm bút của mình chấm dứt!”. Nhưng khơng lâu sau đó, cơ hội đã đến với
ơng, đưa ơng trở lại con đường văn chương.
Năm 1978, khi vào làm việc ở phịng Kế hoạch Nghiệp vụ của Cơng ty
Dược phẩm tỉnh Đồng Nai, ông trở lại với việc sáng tác. Tác phẩm đầu tiên ở
lần trở lại này là truyện ngắn Trạm xá ngoại thành (1981) viết cho người lớn,
in trên báo Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, với bút danh là Khơi Vũ (tên
người con trai đầu). Từ đó trở đi, như một quy ước, bút danh này gắn liền với
các tác phẩm viết cho người lớn, còn ở tác phẩm viết cho trẻ em sẽ là Nguyễn
Thái Hải.
Năm 1982, Nguyễn Thái Hải được đi học lớp bồi dưỡng viết văn trẻ
do các cây bút đại thụ của nền văn học Việt Nam giảng dạy như Chế Lan
Viên, Nguyễn Quang Sáng, Anh Đức, Thu Bồn… Tham gia lớp học này,
ông thu hoạch được nhiều kinh nghiệm nghề nghiệp từ các nhà văn đi trước.
Ông viết truyện ngắn Đồng đội để làm bài tổng kết khóa học. Tác phẩm sau
đó được chọn gửi tham dự cuộc thi sáng tác truyện và ký của Hội nhà văn
Thành phố Hồ Chí Minh và được trao giải nhì (khơng có giải nhất). Kết quả
này đã trở thành nguồn động viên rất lớn để ông tiếp tục con đường sáng tác
văn chương.
Tháng 8 năm 1983, để toàn tâm cho sáng tác, Nguyễn Thái Hải chuyển
qua làm việc ở Hội Văn Nghệ Đồng Nai và trở thành phóng viên. Nguyễn
Thái Hải đã đến nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều người làm nhiều ngành nghề
khác nhau. Chính những chuyến đi thực tế này đã cho ơng thêm nhiều trải
nghiệm thú vị. Cùng với viết báo, Nguyễn Thái Hải còn cho in một số truyện



8

ngắn và truyện dài dành cho người lớn.
Đối với mảng sáng tác cho thiếu nhi, Nguyễn Thái Hải chưa cho xuất
bản nên tất cả đều ở dạng bản thảo. Mãi đến năm 1989, Nguyễn Thái Hải
chỉnh sửa truyện viết cho thiếu nhi trước năm 1975 và đưa in tại nhà xuất
bản Đồng Nai. Cuốn Bên bóng thái sơn (1989) ra mắt độc giả nhí sau 14
năm Nguyễn Thái Hải vắng bóng trên văn đàn.
Năm 1991, Nguyễn Thái Hải nghỉ việc ở Hội Văn Học Nghệ Thuật
Đồng Nai, đi làm dược trình viên cho một cơng ty Dược phẩm của Thụy
Sĩ. Bận rộn với công việc mới nhưng Nguyễn Thái Hải vẫn không từ bỏ
văn chương. Nguyễn Thái Hải vẫn in đều đặn, trong đó có tác phẩm được
giải thưởng.
Năm 1993, ông quay trở lại tòa soạn báo Lao Động Đồng Nai làm
việc. Cùng thời gian ấy, truyện dài Cha con ông Mắt Mèo được xuất bản.
Đây là truyện dài đầu tiên Nguyễn Thái Hải viết sau 1975 và được bạn đọc
đón nhận nồng nhiệt.
Với mong muốn thiếu nhi Đồng Nai có một trang báo riêng, Nguyễn
Thái Hải đã đứng ra gánh vác công việc tổ chức tờ Dưới Mái Trường từ
khâu lên ý tưởng, thiết kế, in ấn cho đến phát hành. Tháng 3 năm 1998, tờ
Dưới Mái Trường – tờ báo thiếu nhi đầu tiên cho học sinh Đồng Nai ra đời
đánh dấu bước phát triển của văn học thiếu nhi Đồng Nai.
Nguyễn Thái Hải là cây bút trưởng thành từ nền văn học đô thị miền
Nam. Viết cho thiếu nhi trước và sau năm 1975 nhưng tác giả không hề bị
trùng lặp lối viết cũ. Mặc dù vừa viết cho thiếu nhi, vừa viết cho người lớn
nhưng Nguyễn Thái Hải ln làm chủ ngịi bút của mình. Các tác phẩm viết
cho người lớn của ông thường đề cập đến các vấn đề của xã hội với nhiều trăn
trở, suy tư. Nhưng khi viết cho thiếu nhi, ngòi bút của Nguyễn Thái Hải dịu
dàng, mềm mại và ông tỏ ra rất am hiểu tâm lý trẻ thơ. Viết cho hai thế hệ



9

nhưng ngịi bút khơng bị trộn lẫn, Nguyễn Thái Hải đã chinh phục được thử
thách của nghiệp văn.
Các tác phẩm thiếu nhi của Nguyễn Thái Hải viết trước 1975 chủ yếu
viết về những trẻ em nơng thơn có hồn cảnh bất hạnh, nghèo khó, mồ cơi
nhưng ln có tinh thần lạc quan, vượt lên hoàn cảnh, hướng đến cuộc sống
tốt đẹp hơn. Người đọc dễ nhận thấy mặc dù nhà văn viết về những cái khổ,
cái nghèo nhưng trong mỗi trang văn ln lấp lánh tình lương thiện, các nhân
vật của Nguyễn Thái Hải khơng ngừng cố gắng để có một cuộc sống u
thương, bình n, hạnh phúc. Trong hồn cảnh đất nước đang hứng chịu nỗi
đau của chiến tranh, những trang văn đầy tính nhân văn đã tạo động lực thúc
đẩy sự bước lên của các em trong thời chiến, các tác phẩm góp phần kích lệ
tinh thần, tác động rất lớn đến ý chí vươn lên của trẻ em lúc bấy giờ.
Sau 1975, ngịi bút của ơng linh hoạt hơn và dường như, thời gian tôi
luyện với văn chương đã làm bút lực của ông dồi dào hơn bao giờ hết. Ông
viết nhiều và viết hay hơn. Vẫn viết về những trẻ em nghèo khó, chú ý khai
thác những vẻ đẹp tâm hồn nhưng bản thân các em đã bản lĩnh hơn, sống
mạnh mẽ hơn và nhân vật trẻ em của ông sau 1975 chủ yếu là trẻ em ở thành
thị. Nguyễn Thái Hải viết nhiều về chủ đề gia đình và mỗi nhân vật có một
hồn cảnh riêng. Đặc biệt ơng hướng ngịi bút của mình về truyện đồng thoại,
những câu chuyện về lồi vật của ơng ngộ nghĩnh, chân thật và mang nhiều ý
nghĩa giáo dục.
1.1.2. Thành tựu văn học thiếu nhi
Có thể nói, Nguyễn Thái Hải là con người của hai thế kỉ, chứng kiến sự
thay đổi của xã hội và bản thân ông cũng nhiều lần trải qua nhọc nhằn để đến
với văn chương. Bên cạnh những vốn sống và với tố chất của mình, Nguyễn
Thái Hải đã cống hiến cho người đọc những hình ảnh cuộc sống mn màu

mn vẻ trên mỗi trang văn. Ơng là nhà văn có nhiều thành tựu.


10

Tính từ truyện ngắn khởi nghiệp Nắng lên cho đến nay (2016), Nguyễn
Thái Hải đã viết liên tục, bền bỉ suốt hơn 50 năm. Không ngày nào ông ngơi
nghỉ quan sát và tư duy, khơng sáng tác văn chương thì ông làm thơ, viết ca
khúc. Nguyễn Thái Hải luôn sốt sắng giãi bày tâm tư của mình với cuộc đời,
trải lịng thao thức với thiếu nhi. Trên hành trình văn chương của mình,
Nguyễn Thái Hải vừa viết cho thiếu nhi, vừa sáng tác cho người lớn. Thành
quả là ông đã in được hơn 200 truyện các loại và xuất bản được hơn 50 cuốn
sách, trong đó quá nửa số tác phẩm ông dành tặng cho các em. Sự nghiệp văn
chương của Nguyễn Thái Hải đạt khơng ít thành tựu, dường như bút lực của
ông đều tập trung vào truyện thiếu nhi, và ông đã tạo được nhiều dấu son trên
con đường sáng tác của mình.
Khi cịn là học sinh trung học, Nguyễn Thái Hải mơ ước trở thành nhà
văn và ước được đọc tiểu sử lúc còn sống như nhà văn Nhất Linh của Tự Lực
Văn Đoàn. Ước mơ ấy đã thôi thúc Nguyễn Thái Hải cầm bút. Tác phẩm đầu
tay là truyện Nắng lên. Tác phẩm ấy là động lực để ông tiếp tục viết truyện
ngắn, sáng tác thơ và ông bắt đầu tập viết truyện dài với mong muốn được in
thành sách. Với những nỗ lực ấy, ông xuất hiện đều đặn trên các trang báo
thiếu nhi. Những truyện Nguyễn Thái Hải viết ở thời kì này xoanh quanh
những không gian quen thuộc của vùng cù lao Phố (Con nắng lên rồi, Hồng
hơn trên sơng, Ở q...), khu xóm Phúc Hải là nơi gia đình ơng sinh sống (Nớt
ruồi, Cịn bé, Ngõ lội...), hay khu cư xá Lâm A nơi ông từng theo học (Tắng
nắng, Chủ nhật cuối tháng, Chiều tím...). Trong 5 năm đầu cầm bút, Nguyễn
Thái Hải vừa lo hoàn thành việc học tập, vừa sáng tác, kết quả, ơng có 18
truyện được đăng báo. Đây là một con số không nhỏ đối với những người
sáng tác trẻ như Nguyễn Thái Hải.

Nguyễn Thái Hải đặt mục tiêu 20 tuổi phải có truyện được in sách. Nhờ
cố gắng tìm hiểu, học hỏi, quan sát và ni dưỡng cảm xúc, năm 20 tuổi,


11

Nguyễn Thái Hải cho ra mắt cuốn sách đầu tiên có tên Hoa tầm gửi (1971). Ở
truyện này, Nguyễn Thái Hải lấy bối cảnh cô nhi viện Diệu Quang nơi ông
thường hay đến vào các buổi chiều rảnh rỗi để dạy học cho các em nhỏ. Được
tiếp xúc với những trẻ em có hồn cảnh khác nhau, Nguyễn Thái Hải đã viết
Hoa tầm gửi đầy xúc động kể về cuộc đời của cô bé Dung Chi. Sau thành
công của cuốn sách đầu tiên này, Nguyễn Thái Hải liên tiếp ra mắt các truyện
dài: Chiếc lá thuộc bài (1971), Ngoài cửa sổ (1971), Mùa sương mù (1971),
Tiếng hát vành khuyên (1972), Xóm nhỏ (1972), Nhóm lửa (1973) và Con dớc
cổng trường (1975). Trong đó, truyện dài Chiếc lá thuộc bài (1971) được bạn
đọc nhỏ tuổi dành nhiều tình cảm nhất. Tác phẩm kể về câu chuyện học tập
của cô bé Hương. Vì học yếu, em được ba khích lệ bằng cách tặng cho em
chiếc lá trắc bá diệp. Niềm tin về chiếc lá diệu kì đã giúp em có kết quả học
tập tốt hơn. Nhưng thật đáng tiếc, khi em đạt kết quả cao trong học tập thì
người cha đã khơng cịn nữa. Câu chuyện có kết thúc buồn, để lại nhiều ngậm
ngùi và bài học sâu sắc về tình cảm cha con, bạn bè, bài học về niềm tin, về
tầm quan trọng của gia đình... Như vậy, tính từ năm 1970 đến năm 1975,
Nguyễn Thái Hải có gần 50 truyện ngắn thiếu nhi in báo và 8 truyện dài thiếu
nhi được in sách. Bạn đọc có lí khi gọi ơng là nhà văn của thiếu nhi.
Sau 1975, Nguyễn Thái Hải mở rộng sáng tác sang mảng văn học
người lớn, song khơng vì thế mà thiếu gắn bó với văn học thiếu nhi. Với ông,
viết cho thiếu nhi như một thiên mệnh. Năm 1989, Nguyễn Thái Hải quay lại
sáng tác văn học cho thiếu nhi. Ông sửa lại các bản thảo viết trước năm 1975
và đưa in thành sách.
Cũng cần nói thêm, trong văn học Việt Nam, Nguyễn Thái Hải là một

trong số ít các nhà văn có nhiều thành tựu ở cả lĩnh vực văn học thiếu nhi lẫn
văn chương người lớn. Với mảng văn học ngưới lớn, Khôi Vũ đoạt các giải
thưởng của Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Đồng Nai, giải thưởng của Hội nhà


12

Văn Việt Nam với tác phẩm Lời nguyền hai trăm năm, chính thức trở thành
Hội viên Hội nhà Văn năm 1990.
Năm 1993, Nguyễn Thái Hải lần lượt cho in các truyện: Thằng đầu bò
(1989), Những trái sao xoay (1993), Cha con ông mắt mèo (1993), Ba chàng
thám tử (1992), trong đó truyện dài Cha con ơng mắt mèo (1993) được nhận
được giải thưởng của Nhà xuất bản Trẻ, Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí
Minh. Cuốn sách được tái bản nhiều lần, được chuyển thể thành phim, đoạt
giải Bông Sen Bạc tại Liên hoan phim toàn quốc lần thứ 10 năm 1993. Sau
thành công của truyện dài Cha con ông Mắt Mèo, Nguyễn Thái Hải liên tiếp
ra mắt các truyện dài cho tuổi mới lớn: Cây trứng cá gãy ngọn (2006), Chú bé
phiêu lưu (2002), Thằng Heo sữa (2003). Đặc biệt, năm 2011, ông thực hiện
dự án Trở về với tuổi thơ. Dự án này được Nguyễn Thái Hải thực hiện trong 5
năm với nội dung đi thực tế, làm việc trong các môi trường thiếu nhi, viết
truyện dài và truyện ngắn cho thiếu nhi, in sách tặng các em nhỏ. Sao chim
khơng hót (2011), Mơ làm thủ lĩnh (2011), là hai tác phẩm đầu tiên của dự án
này, sau đó một loạt các tác phẩm thiếu nhi được in Ai cưới chiếc laplop
(2013), Một ngày hè ở biển (2012), Hai còn diều bay thấp (2014), Mèo con đã
lớn lên như thế (2015), Lớp học làng rừng (2015), Những sợi tóc sâu của mẹ
(2015)... Thực hiện dự án này, Nguyễn Thái Hải dần khẳng định tài năng của
mình ở thể loại truyện đồng thoại. Đây không phải là thể loại chủ lực trong
phong cách Nguyễn Thái Hải nhưng lại được bạn đọc nhỏ và cả người lớn
chú ý bởi tính đơn giản, gần gũi nhưng tinh tế, giàu hình ảnh, giàu chất thơ và
chứa đựng nhiều bài học sâu sắc.

Nguyễn Thái Hải là nhà văn viết khỏe, lao động sáng tạo khơng mệt
mỏi, ln đi tìm cảm hứng, tích lũy kĩ năng và vốn sống để nuôi dưỡng cảm
xúc, viết với những trải nghiệm của mình chứ khơng chỉ với khả năng thiên
bẩm. Nguyễn Thái Hải cầm bút viết cho thiếu nhi từ khi còn là học sinh phổ


13

thông. Đến nay, Nguyễn Thái Hải đã thử sức ở nhiều thể loại, đã xuất bản
được gần 30 truyện dài, in báo hàng trăm truyện ngắn, hàng chục bài thơ và
ca khúc.
1.2. Quan niệm viết cho thiếu nhi
1.2.1. Viết cho thiếu nhi là một hạnh phúc
Nguyễn Thái Hải là nhà văn yêu con trẻ, viết cho thiếu nhi với tất cả
tâm sức của mình. Nhà văn chia sẻ rằng: “Tơi sẽ viết và in sách cho đến khi
khơng cịn sức lực nữa (...) Tơi nhận ra mình hạnh phúc khi được “va chạm”
với tuổi thơ, “va chạm” với sự trung thực và trong sáng mà thế giới người lớn
đang dần mất đi” [37]. Từ ý kiến trên, chúng ta thấy, với ông, viết cho thiếu
nhi là cả một niềm hạnh phúc, là để bước vào thế giới thần thiên xinh đẹp, thế
giới của sự trong trẻo, tinh khiết.
Khoảng thời gian trước năm 1975, Nguyễn Thái Hải viết vì nhu cầu
muốn được viết, muốn được thử sức khả năng viết lách. Trong quan niệm của
ông lúc bấy giờ, ông chủ trương viết theo trí tưởng tượng của mình, viết về
những câu chuyện gần gũi, hồn nhiên, trong sáng, viết về những điều vốn ẩn
chứa trong tâm hồn của lứa tuổi học sinh. Những ngày đầu cầm bút, Nguyễn
Thái Hải chưa để ý nhiều đến chủ đề, tư tưởng, cách xây dựng nhân vật hay
việc thể hiện ngơn ngữ, giọng điệu... Ơng chỉ nghĩ đến cốt truyện, làm sao để
xây dựng được tình huống truyện hấp dẫn, kết thúc truyện bất ngờ là đủ yêu
cầu của một tác phẩm. Nguyễn Thái Hải không đặt nặng vấn đề văn chương
phải mang ý nghĩa giáo dục, với ông văn chương mang đến cho các em những

câu chuyện tình cảm hoặc những câu chuyện hài hước để giải trí. Ơng quan
niệm, văn chương đơn thuần mang chức năng giải trí như những trị chơi bắn
bi, thả diều. Ơng kiêm tốn cho rằng mình chỉ là người kể chuyện cho các em,
chỉ là một người viết bình thường, những tác phẩm của ơng được các em đón
nhận thì đó chính là may mắn, hạnh phúc của ông chứ không bởi tài năng hay


14

thiên bẩm. Quan niệm về văn chương lúc này của Nguyễn Thái Hải đơn giản,
khơng cầu kì. Song, ơng đã xác lập cho mình một kiểu viết về sau này. Đó là
viết về những điều gần gũi với các em, câu chuyện chỉ xoay quanh trường
học, gia đình và các truyện viết cho thiếu nhi của ông đều rất hiền lành, khơng
có q nhiều biến cố.
Sau năm 1975, Nguyễn Thái Hải thể hiện quan niệm văn chương rõ
ràng hơn. Khi viết cho thiếu nhi, ơng khơng chỉ viết theo trí tưởng tượng của
mình mà ơng cịn viết bằng kinh nghiệm. Khi viết, Nguyễn Thái Hải đặt mình
vào suy nghĩ của trẻ em. Ơng nhặt nhạnh từng chi tiết, từng tình huống khi
quan sát đời sống của các em để đưa vào tác phẩm của mình, làm cho tác
phẩm gần gũi với hiện thực cuộc sống của các em hơn. Ông nhận thấy khi
sáng tạo văn chương nếu những trang viết xuất phát từ những câu chuyện có
thật – lại là của chính mình – bao giờ cũng dễ tạo được hiệu ứng tốt từ phía
người đọc. Trong quan niệm của ơng, viết văn là viết những gì mình muốn
viết, thích viết, cần viết. Sáng tạo phải xuất phát từ chính cảm xúc thì tác
phẩm mới chân thật, nhất là với văn chương. Viết theo tiếng lịng, viết những
điều mình muốn nói và viết về những điều người tiếp nhận cần là điều cần
thiết. Ý thức được điều đó, Nguyễn Thái Hải đã đóng góp cho văn học thiếu
nhi những sáng tác các em thực sự cần.
Nguyễn Thái Hải viết văn bởi sự thúc đẩy của nội lực bên trong. Ông
quan niệm văn chương khơng chỉ là tiếng nói tâm hồn mà cịn là một nghề để

kiếm sống. Ơng coi văn chương như bao nghề lao động chân chính khác, viết
để kiếm nhuận bút mà sống. Song, khơng vì thế mà văn ơng suồng sã, khơng
có nghĩa là Nguyễn Thái Hải cẩu thả với cảm xúc, dễ dãi với nghề viết. Hồng
Hạnh xét: “Mỗi một câu chuyện thiếu nhi của ông đều rưng rưng một nỗi
niềm đồng cảm với trẻ em mất mát, thiệt thịi, trao gửi một thơng điệp nhỏ
nhưng ý nghĩa đến các em và vẫn thể hiện được sự hồn nhiên trong trẻo của


15

lứa tuổi này” [10]. Nguyễn Thái Hải viết văn vừa là để giãy bày lịng mình,
vừa là để kiếm sống và quan trọng hơn hết viết cho thiếu nhi không có
ngun cớ trực tiếp nào ngồi tình u dành cho các cháu, viết cho các em là
để sống lại những ngày tháng tuổi thơ trong trẻo, hồn nhiên. Đọc truyện
Nguyễn Thái Hải, chúng ta nhận thấy các tác phẩm của ông luôn ngập tràn
các hình ảnh, kỉ niệm, tình cảm thân thương, đáng yêu về gia đình, về bạn bè
và những kí ức tuổi thơ của ơng. Dường như những kí ức thuở thơ bé của
Nguyễn Thái Hải là nguồn suối xúc cảm bất tận trên nhiều trang viết của ông.
Viết về tuổi thơ, viết cho trẻ thơ là một niềm hạnh phúc trong ngần của
Nguyễn Thái Hải.
Nguyễn Thái Hải từng tâm sự: “Những sáng tác đầu tiên của tôi là viết
cho thiếu nhi. Những sáng tác cuối cùng của tôi cùng dành cho tuổi thơ” [75].
Mặc dù vừa sáng tác cho người lớn, vừa sáng tác cho trẻ em nhưng mọi bút
lực, mọi tâm huyết của ông đều dành cho văn học thiếu nhi. Được cống hiến,
được viết cho các em là niềm tự hào, là hạnh phúc của nhà văn. Phải là một
người yêu thương trẻ em, tâm huyết với văn học thiếu nhi như Nguyễn Thái
Hải mới có thể làm được điều đó.
1.2.2. Trẻ em có cách tiếp nhận văn học riêng
Viết cho thiếu nhi không dễ, nhất là thiếu nhi thời nay với cơ hội được
tiếp cận rất nhiều thơng tin, nhiều kênh giải trí. Nguyễn Thái Hải xác nhận:

“Điều khó nhất là để các em chấp nhận đó là tác phẩm viết cho thiếu nhi chứ
không phải của người lớn. Người ta hay dùng từ thiếu nhi cho cả lứa tuổi mới
lớn, cận kề thanh niên. Theo tơi thì khơng đúng” [37]. Trẻ em có cách nhìn và
cách cảm rất khác với người lớn, với đặc điểm lứa tuổi của mình, các em tiếp
cận tác phẩm thơng qua ngơn ngữ, giọng điệu, hình ảnh... Tác phẩm văn học
để được các em đón nhận cần phải nắm bắt được tâm lý trẻ, ngôn ngữ gần gũi
và phù hợp với văn hóa của trẻ em. Đối với từng độ tuổi, cách tiếp nhận tác


16

phẩm khác nhau vì vậy mà cần phải có cách viết khác nhau để phù hợp với
từng độ tuổi. Khi viết cho trẻ em lứa tuổi nhi đồng, người viết khơng thể viết
về những tình cảm đầu đời, những rung động đáng yêu của các em lứa tuổi
mới lớn. Nguyễn Thái Hải nắm bắt được cách tiếp cận riêng của trẻ em theo
từng độ tuổi nên khi viết cho các em, ông “phân biệt rõ: nhi đồng (6-10 tuổi),
thiếu niên (11-15 tuổi), mới lớn (16-18 tuổi). Mỗi lứa tuổi có nhận thức khác
nhau. Tôi thường chọn viết cho các em từ 6-15 tuổi và tùy từng lứa tuổi để
chọn hình thức cho phù hợp” [37].
Theo Nguyễn Thái Hải, để các tác phẩm được các em đón nhận, nhà
văn “khơng có cách nào khác hơn là tiếp cận và “chơi” với các em (…) ngôn
ngữ của chúng rất “ngộ”. Khi không “chơi” với các em ở lứa tuổi đó, người
viết dễ bị chìm trong lứa tuổi của mình và khơng thốt ra được” [37]. Khi tiếp
xúc với các em, người viết có điều kiện quan sát trực tiếp từng hành động,
diễn biến cảm xúc của các em. Hơn nữa, những cuộc trò chuyện sẽ giúp nhà
văn hiểu hơn về tâm tư, tình cảm của trẻ thơ. Trị chuyện với các em là một
cách để nhà văn trao – nhận những mật mã riêng giữa trẻ em và người viết
cho trẻ em. Tiếp cận với các em là cách tốt nhất, cách hay nhất để đi sâu tìm
hiểu đời sống tinh thần và những thói quen sinh hoạt của trẻ nhỏ từ đó mới
hiểu, mới đồng cảm để có những tác phẩm thực sự gần gũi với các em, “sau

khi đã đi vào đời sống nhi đồng, chúng ta sẽ thấy thế giới bên trong của nhi
đồng là vô cùng rộng lớn, sức tưởng tượng phong phú của các em, trạng thái
tâm lý của các em, ngay đến hành động cử chỉ của các em đều không đơn
giản chút nào. Không dễ dàng thấy ngay được” [40].
Khác với người lớn, ngôn ngữ của trẻ em ngây thơ và đôi khi là những
câu chữ chưa tròn vành rõ chữ. Viết cho các em phải thể hiện ngôn ngữ của
các em, thể hiện giọng điệu của trẻ thơ, phù hợp với phong cách ngôn ngữ của
các em thì những tác phẩm đó mới được các em đón nhận. Bởi vậy, Nguyễn


17

Thái Hải ln tìm cơ hội để được gần với các em. Ơng nói: “Tơi lắng nghe
tâm tình của các cháu, ghi chép ngôn ngữ của chúng, mỗi khi đặt bút viết tình
huống nào đó, ứng xử nào đó của trẻ thì tơi nghĩ đến những kỉ niệm và những
lần tơi quan sát các cháu hành động, nói năng thế nào” [9].
Phương thức tiếp cận tác phẩm của trẻ em sẽ chi phối đến quan niệm và
cách lựa chọn đề tài, cách viết cho các em của nhà văn. Với Nguyễn Thái Hải,
lựa chọn kỹ thuật viết là điều quan trọng bởi bút pháp viết cho các em phải
giản dị, trong trẻo và gần gũi với tuổi thơ.
Tiểu kết chương 1
Nguyễn Thái Hải xuất hiện trên văn đàn từ những năm 60 của thế kỉ
XX. Cho đến nay, dù tuổi đã cao nhưng bút lực của ông vẫn dồi dào, khả
năng sáng tạo và sức cống hiến vẫn không hề vơi cạn. Hơn năm mươi năm
miệt mài với văn học thiếu nhi, trải qua nhiều giai đoạn khó khăn của sự
nghiệp, Nguyễn Thái Hải vẫn vững vàng với nghề viết và có nhiều đóng góp
khơng thể phủ nhận.
Nguyễn Thái Hải viết cho thiếu nhi ở hai thời kỳ văn học (trước 1975
và sau 1975). Càng về sau, ngòi bút của ông càng thể hiện sự dày dặn kinh
nghiệm sống và kinh nghiệm viết. Những trang văn của ông luôn chất chứa

bao nỗi niềm khắc khoải về thế giới tuổi thơ. Tuổi thơ trong các tác phẩm của
ông là những khao khát cháy bỏng về mái ấm gia đình. Những niềm vui khi
đến trường có thầy cơ, bạn bè, tuổi thơ cịn là những tháng ngày vơ tư với
những trị chơi thú vị.
Những tác phẩm viết cho thiếu nhi là một gia tài lớn trong sự nghiệp
văn chương của Nguyễn Thái Hải. Ông in gần 30 cuốn truyện dài, hàng trăm
truyện ngắn in báo, hàng chục bài thơ, nhiều các ca khúc và đạt nhiều giải
thưởng. Số lượng tác phẩm, bề dày thành tựu cùng những đóng góp của ơng


18

cho nền văn học đã thể hiện tâm huyết của Nguyễn Thái Hải với trẻ em.
Nguyễn Thái Hải coi việc sáng văn chương vừa là cơng việc chân chính
để kiếm sống, vừa để thử sức năng lực sáng tác, tôi luyện khả năng làm chủ
ngòi bút, cảm xúc. Nhưng trên tất cả, với ông, viết cho thiếu nhi xuất phát từ
tình u con trẻ. Mong muốn của ơng là đem đến cho các em những tác phẩm
các em thực sự hay, hấp dẫn, có tác dụng bồi dưỡng tâm hồn. Nhờ khả năng
quan sát và tình yêu trẻ thơ, Nguyễn Thái Hải đã nhận ra phương thức tiếp
cận tác phẩm riêng của thiếu nhi, từ đó, ơng cũng lựa chọn cho mình một
phong cách viết gần gũi, trong trẻo, thuần khiết với tuổi thơ.


19

Chương 2
ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN THIẾU NHI CỦA NGUYỄN THÁI HẢI
VỀ ĐỀ TÀI VÀ NHÂN VẬT
2.1. Đặc điểm đề tài
Đề tài là một trong những khái niệm cơ bản của khoa học nghiên cứu

văn học nói chung và lí luận văn học nói riêng. Theo nhận định chung, đề tài
thuộc nội dung của tác phẩm gắn liền với hiện thực đời sống, được tác giả
nhận thức, lựa chọn để xây dựng những vấn đề - hiện tượng trong tác phẩm.
Đề tài là dụng ý nghệ thuật của nhà văn, thể hiện lập trường tư tưởng và quan
điểm thẩm mĩ của tác giả. Sách Từ điển thuật ngữ văn học khẳng định: “Đề
tài (tiếng Pháp: thème) là khái niệm chỉ loại các hiện tượng đời sống được
miêu tả, phản ánh trực tiếp trong sáng tác văn học. Đề tài là phương diện
khách quan của nội dung tác phẩm” [9, tr.110].
Trong hệ thống tác phẩm văn học viết cho thiếu nhi, Nguyễn Thái Hải
khai thác nhiều đề tài khác nhau. Trong đó, nổi bật lên là đề tài về thế giới
tuổi thơ.
2.1.1. Thế giới tuổi thơ
Thế giới tuổi thơ được Nguyễn Thái Hải miêu tả với nhiều diễn biến,
nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau. Ở đó, người đọc có lúc bắt gặp trạng thái
hạnh phúc với đầy đủ vật chất, nhưng lại có lúc thấy nhiều vất vả lo toan cuộc
sống. Tuổi thơ là những tháng ngày hạnh phúc trong vòng tay cha mẹ nhưng
lại có lúc buồn tủi vì sự đổ vỡ của gia đình. Hoặc tuổi thơ là những tháng
ngày bình dị với những trị chơi khám phá, cùng bạn bè nắm tay nhau bước
qua khoảng thời gian hồn nhiên của cuộc đời. Cũng có khi là những tháng
ngày lao động mệt mỏi khơng có tuổi thơ. Tất cả những nội dung ấy được tác
giả thể hiện rất rõ trong các tác phẩm của mình.


20

2.1.1.1. Tuổi thơ với gia đình
Tuổi thơ của mỗi người đều có nhiều kỉ niệm, nhiều cảm xúc. Thế giới
tuổi thơ trong truyện thiếu nhi Nguyễn Thái Hải hầu như gắn liền với những
kỉ niệm, những trải nghiệm mà nhà văn từng đi qua. Mỗi một câu chuyện tuổi
thơ là những mảnh ghép nhiều cảm xúc được nối liền mạch mà nhà văn thể

hiện trong tác phẩm dành cho các em.
Nguyễn Thái Hải dành nhiều tình cảm cho chủ đề gia đình. Đây là chủ
đề nổi bật sáng rõ nhất trong các tác phẩm của ơng. Gia đình là chủ đề xuyên
suốt trong sự nghiệp văn chương của Nguyễn Thái Hải, cả những sáng tác
trước và sau năm 1975. Tuy nhiên, ở mỗi giai đoạn, nhà văn đều có cách thể
hiện riêng.
Ở giai đoạn Tuổi Hoa (trước 1975), những tác phẩm viết về gia đình
của Nguyễn Thái Hải chủ yếu nói về những thiếu hụt tình thương mà ngun
nhân bởi chiến tranh, bởi xã hội gây nên. Các tác phẩm thể hiện niềm khao
khát yêu thương của hạnh phúc gia đình, thể hiện những nhu cầu tình cảm
chính đáng của con trẻ. Các tác phẩm sau 1975, Nguyễn Thái Hải tập trung đi
vào miêu tả những rạn vỡ của gia đình, những đổ vỡ của cha mẹ khiến các
con phải chịu nhiều tổn thương và thiệt thịi, có lúc nhà văn miêu tả cuộc sống
gia đình hạnh phúc nhưng nỗi lo cơm – áo – gạo – tiền đè nặng lên vai buộc
các em phải cùng cha mẹ lao động kiếm sống, tuổi thơ cứ thể trơi qua cịn
nhân vật thì chưa kịp cảm nhận thế nào là tuổi thơ.
Gia đình là nơi để nương tựa nhưng Dung Chi trong tác phẩm Hoa tầm
gửi khơng có được may mắn đó. Trong tác phẩm này, Nguyễn Thái Hải đã
phác họa những nét chân thực về cuộc sống trẻ em trong những ngày tả tơi
của chiến tranh. Tác phẩm khơng nói về chiến tranh, khơng nói về những hy
sinh mất mát của người lính mà nói về nỗi đau của con trẻ. Chiến tranh khiến
các em trở thành những đứa trẻ mồ côi. Sống trong cô nhi viện, nỗi khát khao


21

về một hạnh phúc gia đình ln thường trực trong Dung Chi. Trong tâm hồn
non dại của những đứa trẻ có hồn cảnh như Dung Chi là nỗi niềm đau đáu về
đường đến tình thương, về hành trình đi tìm tình thương. Kết thúc tác phẩm là
hình ảnh Dung Chi từ nhà cha mẹ nuôi trở về cô nhi viện. Người đọc hiểu, rồi

đây, Dung Chi sẽ được sống trong bình đẳng, trong sự đồng cảm chung với
những con người có cùng hồn cảnh, khơng cịn những hiềm khích, ganh đố.
Tuy khơng có một gia đình trọn vẹn nhưng ở đây em được các Sư cô bảo bọc,
được sống chan hòa với các bạn vốn đều là những đứa trẻ mồ cơi, đáng
thương và thiệt thịi. Các em ý thức được nỗi đau của mình, đồng cảm với nỗi
đau của bạn để rồi hòa vào nhau, sống và chia sẻ. Tuổi thơ của các em đi qua
với nỗi thao thức, mong mỏi về một gia đình êm ấm.
Nhân vật của Nguyễn Thái Hải không chỉ trải qua tuổi thơ với nỗi đau
mất đi gia đình mà cịn có những nỗi buồn khác của tâm hồn con trẻ. Đó là
khi được sống trong đầy đủ vật chất, có sự hiện diện của cha mẹ nhưng các
em lại thấy cô đơn, lạc lõng trong chính vịng tay mẹ cha. Chúng tơi muốn nói
đến tác phẩm Ngồi cửa sổ kể về những tháng ngày thơ ấu của cô bé Túy
Đoan sống trong nhung lụa nhưng em thiếu sự quan tâm, chia sẻ của cha mẹ.
Cũng giống như Dung Chi, Túy Đoan luôn khao khát được yêu thương, thèm
sự ngọt ngào ân cần của mẹ, em luôn mong giữa ba mẹ và em sẽ xích lại gần
nhau hơn nữa. Điều này cho thấy rằng vật chất không phải là cái quyết định
hạnh phúc của các em, các em cần có một đời sống đầy đủ nhưng cần hơn hết
vẫn là sự yêu thương, chăm sóc của cha mẹ. Ở tuổi của Dung Chi và Túy
Đoan, các em cần nhận được nhiều sự quan tâm và chia sẻ, bởi đó là độ tuổi
có nhiều thay đổi về tâm – sinh lý, nhu cầu được chia sẻ, được thổ lộ lịng
mình rất lớn. Tác giả đặt các em vào mối quan hệ với gia đình để thấy được
sự phát triển của con trẻ cần có sự dìu dắt, nâng đỡ của mẹ cha, điều đó sẽ
giúp các em tự tin hơn và “tình thương sẽ ươm mầm nuôi mạch sống”.


22

Tác phẩm Mùa sương mù cho người đọc thấy được hồn cảnh của những
đứa trẻ phải xa rời gia đình, sống trong gia đình cha mẹ ni. Tuy kết thúc câu
chuyện có hậu, Hịa trở về với gia đình của mình, mẹ ni em cũng về sống

chung hịa thuận với mẹ ruột, mọi hiểu lầm được xóa tan nhưng người đọc
không khỏi ngậm ngùi về những tháng ngày tuổi thơ của Hòa. Câu chuyện về
nhân vật Hòa đã chuyển tải những vấn đề liên quan đến việc giáo dục nhân
cách, mơi trường sống của trẻ quyết định đến tính cách, tình cảm, hành vi của
các em. Trẻ cần nhận được sự u thương của gia đình, người lớn khơng nên vì
sự ích kỷ của bản thân mà gây nên những bất hạnh khơng đáng có cho con trẻ.
Bác Hồ đã từng nói: “Hiền dữ đâu phải là tính sẵn/ Phần nhiều do giáo dục mà
nên”. Cho nên, gia đình cần phải thiếp lập môi trường sống lành mạnh để các
em có điều kiện phát triển tồn diện.
Văn hố gia đình ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển nhân cách của trẻ.
Từ mái ấm gia đình con người dần trưởng thành cả về thể xác lẫn tâm hồn, lối
sống và đạo đức làm người. Các em nhìn vào cách cha mẹ mình đối xử với mọi
người xung quanh để học theo và dần hình thành văn hóa ứng xử. Trẻ cần được
sống đúng vị trí của mình trong gia đình để thể hiện vai trò của một người con,
để cảm nhận sự ấm áp của gia đình. Mặc dù vẫn được nhận nhiều yêu thương
khi sống xa gia đình mình nhưng ít nhiều trong tâm hồn non nớt của Hịa có
những tổn thương tinh thần khơng thể nào bù đắp được.
Bên bóng thái sơn kể về tuổi thơ nhiều buồn tủi, vất vả của những
ngày không cha. Sự vô trách nhiệm của người làm cha, làm chồng đã đẩy vợ
con, gia đình mình vào cảnh bi đát. Vì một người phụ nữ, ba Tuấn bỏ phế
gia đình. Từ ngày ba bỏ đi là những ngày bi thương của mẹ con Tuấn. Gia
đình có sáu người con ấy chia nhau mỗi người mỗi việc, mỗi người một
phương kiếm sống và tất cả chúng đều chờ mong ngày cha quay về. Ước
mong một ngày gia đình được đồn tụ ln là một niềm mong mỏi khắc


23

khoải trong các em. Không chỉ đi làm để mưu sinh, để phụ giúp mẹ mà trong
tâm hồn những đứa trẻ ấy, lê la hết con đường ngày ngõ hẻm khác chỉ để

mong được thấy cha mình, khuyên nhủ cha quay về hoặc chỉ mong một lần
được thấy cha vẫn mạnh khỏe. Nỗi niềm ấy của con trẻ khiến cho người đọc
phải xót xa. Qua câu chuyện của gia đình Tuấn cho chúng ta thấy được gia
đình có vai trị vơ cùng quan trọng đối với trẻ thơ. Gia đình không chỉ là nhà
để ở, không chỉ là những bữa cơm canh đạm bạc mà gia đình cịn là nơi để
các thành viên cùng yêu thương, chia sẻ, nương tựa vào nhau. Dầu khó khăn,
dầu vất vả đến đâu, nếu gia đình ln kề sát thì mọi khó khăn sẽ nhanh
chóng đi qua.
Trong truyện Cha con ơng Mắt Mèo, Nguyễn Thái Hải kể một về tình
phụ tử thiêng liêng đầy cảm động. Ơng Mắt Mèo là người đàn ơng thơ kệch,
thiếu học lại thường ngập ngụa trong men say và dạy con những ngón nghề
trộm cắp. Ơng cấm nó học đọc, học viết chỉ vì nghĩ đơi con chữ là ngun
nhân khiến gia đình ơng xáo trộn. Tuy có vẻ là một người cay nghiệt với tất
cả nhưng ông Mắt Mèo mang trong mình một tình thương bao la của một
người cha. Con người ai cũng có tình thương, nhưng tình thương phải vơ
cùng lớn mới có thể thay đổi được những suy nghĩ, lề lối đã bén rễ sâu vào
trong họ. Và tình u của ơng Mắt Mèo dành cho Út đen cũng lớn lao như
vậy. Qua những lần đi làm nghề bị nạn ông bắt đầu lo cho tương lai của con
trai. Ơng ta gan góc, khơng sợ chết, nhưng lại sợ khơng có ai chăm cho Út
đen, sợ rằng con trai cứ theo ông “đi mần” mãi rồi cũng có ngày gặp nguy
hiểm. Tình thương của người cha đã khiến ơng thay đổi, ơng tìm con đường
làm ăn chân chính, ơng giữ cho lịng mình chính trực để không một lần nào
nữa sa ngã mà đánh mất những điều quý giá của mình là Út Đen. Điều quan
trọng hơn cả là ông Mắt Mèo nhận ra việc quan trọng của con chữ, ơng tìm
cách để con trai được đi học, được đến trường, để thành người có ích. Tình


24

cảm gia đình có sức mạnh thay đổi và cảm hóa con người. Vì gia đình,

người ta có thể thay đổi bản thân để gia đình có cuộc sống tốt đẹp, hạnh
phúc. Vì u con, ơng Mắt Mèo đã thay đổi bản thân để con trai mình có
những ngày tháng tươi sáng hơn đó cũng là cách ơng Mắt Mèo đưa mình
thốt khỏi những hố đen của q khứ. Tuổi thơ của Út Đen vắng bóng mẹ
nhưng bù lại, cha em nhận ra những điều thực sự cần thiết với con mình để
hồn lương, sống một cuộc sống có ý nghĩa hơn.
Đọc thiên truyện, chúng ta thấy Út Đen hầu như không một lần nhắc
đến mẹ, nhưng trong sâu thẳm tâm hồn bé nhỏ, Út Đen rất thương nhớ và
mong mẹ trở về. Suốt câu chuyện, người đọc ray rứt với niềm khao khát của
một đứa trẻ lên mười về cuộc sống gia đình ấm êm. Qua nhật vật Út Đen,
người đọc hiểu ra nhiều khi ước mơ nhỏ nhoi của con trẻ chỉ là được đi học
và sống hạnh phúc bên cha mẹ, được yêu thương. Tuổi thơ hạnh phúc là khi
con có cha, có mẹ, được sống bình đẳng và hồn nhiên như chúng bạn. Rồi
đây, Út Đen sẽ được cha bù lại những tháng ngày tuổi thơ cơ cực, khơng cịn
những rụt rè sợ hãi về cha, cuộc sống của hai cha con từ đây sẽ ngập tràn
hạnh phúc và tiếng cười. Cuộc sống dù thiếu bóng dáng dịu dàng, vun vén
của mẹ nhưng khơng vì thế mà ủ dột, héo úa. Tình phụ tử cao cả đã thắp
sáng ngọn lửa yêu thương trong lòng đứa trẻ đáng thương.
Trong cách đối xử của người lớn với trẻ nhỏ, không phải lúc nào các
em cũng cảm thấy thật sự cơng bằng. Đâu đó trong cuộc sống hàng ngày,
các em vẫn thấy người lớn chưa thật công bằng với mình và chưa tơn trọng ý
kiến của mình. Các em có cách chống lại sự chưa cơng bằng đó theo cách
riêng của mình. Chúng tìm cách địi lấy cơng bằng cho mình nhưng khơng
có nghĩa hành động theo một hướng tiêu cực. Những việc làm để thể hiện
chính kiến riêng của các em khiến người lớn phải bật cười. Trong mắt người
lớn, trẻ em luôn là đối tượng cần được định hướng và thay các em quyết


25


định mọi việc. Cô bé Sao trong truyện Cây trứng cá gãy ngọn nghĩ rằng:
“Người lớn, không hiểu sao họ cứ thích áp đặt đám trẻ? Mà Sao đâu cịn là trẻ
con, Sao đã là một thiếu nữ mười bốn tuổi”. Các em ln muốn khẳng định
mình, thể hiện mình đã lớn vì vậy các em muốn tự mình quyết định mọi việc.
Chú bé Thân rất khó chịu khi ba khơng lắng nghe ý kiến của nó, trong suy nghĩ
của Thân “người lớn rắc rối hơn nó tưởng”. Nhưng trong mắt bọn trẻ, người
lớn cũng thật là siêu khi biết được mọi suy nghĩ, mọi việc làm lũ nhỏ. Triều
(Những sợi tóc sâu của mẹ) nhận ra mẹ như có một chiếc chìa khóa mở được
tất cả mọi chiếc hộp bí mật “chẳng có gì giấu được người mẹ”. Heo sữa cũng
vậy, nó cảm phục và thấy người lớn thật giỏi khi biết những điều nó khơng biết
– suy nghĩ rất ngây thơ, ngốc nghếch và đáng yêu. Rõ ràng, khơng chỉ có người
lớn mới biết phán xét trẻ em mà trẻ em cũng có những phán đốn, nhận xét về
người lớn một cách ngô nghê và không kém phần tinh tế.
Trong cuốn Tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non có viết: “Văn hóa gia
đình là mơi trường rất cần thiết cho trẻ thơ (…) Mỗi người có thể chịu ảnh
hưởng từ nhiều phía của nền văn hóa xã hội. Nhưng những gì mà văn hóa gia
đình đã hun đúc nên vẫn được mang theo trong mỗi người đến suốt cuộc đời”
[71, tr 62– 63]. Gia đình là nơi đầu tiên và là nơi quyết định sự phát triển nhân
cách của trẻ về sau. Viết về tuổi thơ của trẻ em trong mối quan hệ với gia đình,
Nguyễn Thái Hải chú ý đến những ảnh hưởng sâu sắc của gia đình đến sự hình
thành và phát triển nhân cách của trẻ. Vấn đề gia đình được tác giả nhìn nhận
một cách trực tiếp và có chiều sâu, gia đình khơng chỉ là nơi ni dưỡng mà
cịn là một môi trường tạo tiền đề cho trẻ bước ra thế giới bên ngồi với nhiều
cánh cửa với vơ vàn những mối quan hệ.
2.1.1.2. Tuổi thơ với nhà trường
Nếu như gia đình là cái nơi của cội nguồn thì nhà trường là nơi chắp
cánh cho những cách chim tuổi thơ. Nhà trường là ngôi nhà thứ hai của mỗi



×