Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Nghệ thuật trần thuật trong tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh của nguyễn nhật ánh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (529.21 KB, 24 trang )

1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Mỗi tác phẩm nghệ thuật được xem là một đứa con tinh
thần của nhà văn. Trong quá trình sáng tác, nhà văn đã dồn hết tài
năng và tâm huyết của mình để gia công, trau chuốt cho từng chi tiết
trong tác phẩm, trong đó nghệ thuật trần thuật được xem là chi tiết
khá quan trọng, là “sợi chỉ đỏ” dẫn đường để người đọc đi vào thế
giới nghệ thuật của nhà văn, giúp độc giả nắm bắt được quan niệm,
tư tưởng và nghệ thuật của tác phẩm mà tác giả gửi gắm.
Tìm hiểu nghệ thuật trần thuật được xem là chiếc chìa khóa
vàng mở ra cánh cửa vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, thấy được
sự sáng tạo tài tình của nhà văn. Đây cũng là một trong những yêu
cầu được đặt ra đối với nhà nghiên cứu và những người yêu thích
văn chương.
Xuất hiện trên văn đàn như một hiện tượng văn học, Nguyễn
Nhật Ánh là một cây bút tài năng với nỗ lực cách tân không ngừng
về mặt tư duy cũng như nghệ thuật. Ông là cây bút đa tài, viết ở
nhiều lĩnh vực nhưng có thể khẳng định thành công nhất của tác giả
vẫn là văn xuôi với những sáng tác cho thiếu nhi. Ông đã từng vinh
dự nhận nhiều giải thưởng: giải văn học trẻ hạng A (1995) do Trung
ương Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trao tặng cho truyện
dài Chú bé rắc rối; giải thưởng văn học của Hội Nhà văn Việt Nam
cho bộ Kính vạn hoa; giải Sách hay của Hội xuất bản Việt Nam
(2008) cho tác phẩm Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ… Năm 2005,
Nguyễn Nhật Ánh được bầu chọn là nhà văn được yêu thích nhất
trong 30 năm (1975 – 2005) do Thành đồn thành phố Hồ Chí Minh
và báo Tuổi trẻ tổ chức. Ngồi ra, ơng cịn vinh dự nhận Huy chương
Vì thế hệ trẻ (2003) của Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ



2
Chí Minh và nhiều giải thưởng cao quý khác .
Mỗi tác phẩm của ông ra đời đều mang tới một ấn tượng mới
mẻ cho người đọc. Với giọng văn hài hước nhẹ nhàng cùng nghệ
thuật phân tích tâm lý sâu sắc, những trang văn của ông thực sự hấp
dẫn các độc giả không chỉ là trẻ em mà cả với những ai đã “từng là
trẻ em”, Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh là một trong số đó. Tác
phẩm đã được độc giả trong và ngồi nước đón nhận một cách nồng
nhiệt và đã được chuyển thể thành bộ phim điện ảnh cùng tên của
đạo diễn Victo Vũ.
1.2. Đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về sáng tác của
Nguyễn Nhật Ánh – một nhà văn xuất sắc của Văn học thiếu nhi trên
các phương diện: hệ thống nhân vật, cốt truyện, không gian và
thời gian nghệ thuật… Riêng vấn đề nghệ thuật trần thuật, chúng
tôi nhận thấy vẫn chưa được quan tâm đúng mức, chưa có một
cơng trình nào nghiên cứu một cách toàn diện. Và đặc biệt là khi
đi vào khảo sát một tác phẩm cụ thể để thấy rõ hơn cái duyên kể
chuyện của nhà văn.
1.3. Trân trọng, ngưỡng mộ tài năng và ấn tượng với những
tác phẩm tự sự của Nguyễn Nhật Ánh viết về thế giới tuổi thơ, là
giáo viên dạy học môn Ngữ văn, tôi nhận thức được sự ảnh hưởng
của tác giả đối với các em học sinh bậc Trung học cơ sở khi học mơn
Ngữ văn.
Vì các lí do trên, chúng tơi quyết định chọn đề tài: Nghệ thuật
trần thuật trong Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh của Nguyễn Nhật
Ánh để nhìn nhận rõ hơn những đặc sắc trong nghệ thuật kể chuyện
của nhà văn nói riêng và những đóng góp của ông trong mảng văn
học thiếu nhi Việt Nam đương đại nói chung.



3
2. Lịch sử vấn đề
Ở Việt Nam đầu thế kỉ XX bắt đầu xuất hiện các tác phẩm
văn học viết cho thiếu nhi, nhưng phải đến sau cách mạng tháng Tám
năm 1945, nền văn học thiếu nhi mới chính thức được hình thành. Từ
sự đa dạng của chủ thể sáng tác, văn học thiếu nhi phát triển với sự
phong phú về đề tài, thể loại và phong cách nghệ thuật. Trong thời kì
này đã xuất hiện một số truyện đồng thoại của Tơ Hồi như: Đám
cưới chuột, Võ sĩ Bọ ngựa, Dế Mèn phiêu lưu kí, tác giả đã mượn
hình thức đồng thoại, mượn hình tượng con vật để chuyển tải những
vấn đề mang tính xã hội. Tuy trước cách mạng tháng Tám chưa thực
sự có phong trào sáng tác cho trẻ em nhưng những tác phẩm của giai
đoạn này đã đặt nền móng đầu tiên cho văn học thiếu nhi nước nhà.
Dựa trên các tài liệu đã thu thập được, tơi tiến hành phân loại
như sau:
2.1. Những cơng trình nghiên cứu về Nguyễn Nhật Ánh và
các tác phẩm của ông nói chung
Nhà nghiên cứu Vân Thanh đã từng nhiều lần nhắc đến
thành công của Nguyễn Nhật Ánh trong sáng tác dành cho thiếu nhi.
Trong bài viết Nguyễn Nhật Ánh nhà văn lơi cuốn trẻ thơ, tác giả đã
lí giải sự thú vị của truyện Nguyễn Nhật Ánh, từ tập truyện Kính vạn
hoa đến Cho tơi xin một vé đi tuổi thơ: Nguyễn Nhật Ánh đã làm
được một điều kì diệu , đó là đem đến cho bạn đọc trẻ thơ sự thú vị
và niềm vui háo hức mong chờ những tác phẩm tiếp theo của anh. Và
quả nhiên, Nguyễn Nhật Ánh đã không làm bạn đọc thất vọng. Anh
tiếp tục trình làng Cho tơi xin một vé đi tuổi thơ. Vẫn với lối viết dí
dỏm kiểu Kính vạn hoa, nhưng dấu ấn tâm trạng tác giả đã in đậm
nét hơn, tâm trạng của con người càng đi xa tuổi thơ càng da diết nhớ
về nó.



4
Với bài viết Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ – Đọc văn xuôi
Nguyễn Nhật Ánh đăng trên báo Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh,
Nguyễn Thị Thanh Xuân đã nhận xét giá trị độc đáo của truyện
Nguyễn Nhật Ánh trước hết là thái độ vào cuộc của nhà văn:
“Nguyễn Nhật Ánh nắm rõ luật chơi, tuân thủ nghiêm chỉnh các quy
ước tự nhiên giữa những người trẻ tuổi”, “nói các ngơn ngữ họ
nói, nghĩ những gì họ nghĩ và thấy những gì họ nhìn thấy”. Nhà
văn nắm bắt những nét tâm lí trong thế giới nội tâm của nhân vật,
thể hiện những bâng khuâng rung cảm đầu đời. Nguyễn Thị
Thanh Xuân rất tinh tế trong sự phát hiện: “Chắc hẳn rằng dù
không đa dạng như ở người lớn, trạng thái tinh thần này ở lứa
tuổi thiếu niên vẫn đòi hỏi được thể hiện ở nhiều cung bậc, sắc
thái và Nguyễn Nhật Ánh thì cịn tựa q nhiều vào q khứ. Qua
màn sương hồi niệm, những mối tình mới chớm đều buồn, dở
dang và gắn liền với một nhân dáng” [62].
Tác giả Hương Giang đã dành cả bài viết Người ni dưỡng
tâm hồn trẻ thơ trong Bách khoa tồn thư văn học thiếu nhi Việt Nam
do hai tác giả Vân Thanh và Nguyên An biên soạn và giới thiệu để
nói về Nguyễn Nhật Ánh và một loạt các tác phẩm của ông như: Cô
gái đến từ hôm qua, Bàn có năm chỗ ngồi, Chú bé rắc rối…Nguyễn
Nhật Ánh được đánh giá cao vì ơng đã viết nhiều, viết hay về văn
học thiếu nhi, đã động chạm đến mảng đề tài cịn ít và khó viết như
đề tài trường học và việc học của trẻ em. Không những thế qua
những trang viết ấy, Nguyễn Nhật Ánh cịn đóng vai trị như một
người thầy, một nhà giáo dục dạy cho các em những giá trị Chân –
Thiện – Mỹ ở đời. Nguyễn Hương Giang đã đánh giá: “Những cuốn
sách bé nhỏ của Nguyễn Nhật Ánh sẽ là món ăn tinh thần trong hành
trang vào đời của các em”. “Truyện Nguyễn Nhật Ánh là tiếng nói



5
từ chính tâm hồn anh – một tâm hồn cịn trong sáng, thơ trẻ cho đến
tận bây giờ”[21]. Điều đó theo Nguyễn Hương Giang chính là điểm
hấp dẫn, là sức lôi cuốn rất riêng để các em đến với nhà thơ.
Tác giả Vũ Ân Thy trong Nguyễn Nhật Ánh – người bạn
thân mến của độc giả trẻ đăng trên báo Sài Gịn giải phóng (1997) đề
cao tác phẩm của nhà văn xứ Quảng “có sức hấp dẫn lạ và mới. Nó
lơi cuốn thiếu nhi và có sức thuyết phục người lớn có trách nhiệm
với thế hệ trẻ”. Tác giả bài viết đã khái quát giá trị truyện Nguyễn
Nhật Ánh: “Nhỏ nhắn, hóm hỉnh và sâu sắc, trữ tình; dun dáng và
bất ngờ… truyện kể Nguyễn Nhật Ánh luôn gần gũi như truyện dân
gian cổ tích, như ước mơ của tuổi thơ mà lại mang tính hấp dẫn hiện
đại”[61].
Vân Thanh, nhà nghiên cứu văn học thiếu nhi, trên Tạp chí
văn học đã từng nhận xét: “Truyện của Nguyễn Nhật Ánh có khả
năng đi vào lịng người bởi tình cảm nồng hậu của tác giả đối với
các lứa tuổi trẻ thơ mà anh ln u q và tơn trọng. Có trái ngược
chăng, ở tuổi trưởng thành, Nguyễn Nhật Ánh đã phải chịu đựng biết
bao gian nan, vất vả và cay đắng, nhưng viết về lứa tuổi này, anh lại
không hề đi vào những chua chát, mỉa mai, ốn hận đời. Anh ln
muốn truyền cho các em lòng tin vào cuộc sống và nghị lực vượt mọi
khó khăn. Lịng tin u cuộc sống và nghị lực vượt mọi khó khăn là
những đức tính tốt đẹp của thiếu nhi đã được nhà văn Nguyễn Nhật
Ánh truyền tải qua câu chuyện của mình một cách gần gũi với thiếu
nhi nhất” [54].
Năm 2013, cuốn Nguyễn Nhật Ánh – hoàng tử bé trong thế
giới tuổi thơ (Lê Minh Quốc biên soạn) ra đời giúp người đọc có
được cái nhìn khá đầy đủ về tiểu sử, hành trình văn chương của

Nguyễn Nhật Ánh. Với tình cảm nồng hậu dành cho nhà văn xứ


6
Quảng, tác giả tập sách nhận định: “Với dòng văn học dành cho
thiếu nhi và tuổi mới lớn, hiện nay anh đang giữ một vị trí đặc biệt.
Khó có người thay thế. Khi liệt kê tên tuổi và tác phẩm của một thế
hệ nhà văn, hội đồng văn học sử có thể nhớ người này và quên béng
người kia, có thể chọn người này và bỏ sót người kia. Nhưng với
Nguyễn Nhật Ánh, người ta khơng thể, dù cố tình hoặc vơ tâm”[43].
Cùng với sự khẳng định vị trí của nhà văn, Lê Minh Quốc
cịn giải thích ngun nhân tạo ra “ma lực Nguyễn Nhật Ánh”. Đó là
nhờ “cách viết phù hợp với tâm lí đối tượng bạn đọc”, “Câu văn
trong sáng như nó vốn có, như lời ăn tiếng nói ta tiếp nhận hằng
ngày…”[44].
Nguyễn Thị Thúy Hằng (trường PTTH Âu Lạc, thành phố
Hồ Chí Minh), có bài Tâm hồn tuổi thơ trên trang sách Nguyễn Nhật
Ánh. Mở đầu bài viết, cô đã giới thiệu về Nguyễn Nhật Ánh như sau:
Nguyễn Nhật Ánh đến với văn học thiếu nhi như một lẽ tự nhiên. Đó
là sự trở về của kí ức, của những hồi niệm, là sự thơi thúc của ý
tưởng và hơn hết là tấm lòng của nhà văn. Trong một lần trả lời
phỏng vấn trên báo Sài Gòn Giải Phóng, Nguyễn Nhật Ánh nói rằng:
“Nhà văn viết cho thiếu nhi bao giờ cũng đồng thời là nhà giáo
dục”, thậm chí là “nhà giáo dục bẩm sinh”. Ơng viết với trách
nhiệm của một người thầy, người nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ” [26;
tr.70].
Trong bài viết Nguyễn Nhật Ánh và truyện thiếu nhi của Lê
Huy Bắc có đoạn viết “Phải thừa nhận ở thời điểm thực tại, viết
truyện cho trẻ em (thiếu nhi) ở Việt Nam, chẳng ai sánh bằng
Nguyễn Nhật Ánh. Ơng khơng chỉ viết khỏe mà cịn viết hay và rất

đều tay. Đã rất lâu bạn đọc Việt Nam mới có thể tiếp xúc với một cây
bút truyện thiếu nhi có một phơng văn hóa, một nền tảng kiến văn


7
rộng, cộng với một cảm xúc trẻ thơ chân thành, sâu sắc với lối tư
duy đậm chất triết lí, đầy ngỗ nghịch và mang tính đột biến
cao”[13].
Từ các cơng trình nghiên cứu trên, có thể nhận dù ở phương
diện nào thì các tác giả cũng đều thống nhất khẳng định tài năng độc
đáo của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. Một nhà văn đa tài với sức sáng
tác bền bỉ.
2.2. Những cơng trình nghiên cứu về nghệ thuật trần thuật
của Nguyễn Nhật Ánh
Thái Phan Vàng Anh với bài viết Nguyễn Nhật Ánh, người
kể chuyện của thiếu nhi đăng trên Tạp chí Non nước đã góp thêm
một cách nhìn cho việc nghiên cứu truyện Nguyễn Nhật Ánh ở góc
độ nghệ thuật kể chuyện. Điều quan trọng là tác giả hòa vào thế giới
trẻ thơ, sống cùng với các em nhỏ để rồi kể chuyện về thiếu nhi cho
chính thiếu nhi. Thái Phan Vàng Anh cho rằng dù không quá chú ý
đến cách kể, đến kĩ thuật dựng truyện nhưng “Cái hấp dẫn, cái
duyên của truyện Nguyễn Nhật Ánh chủ yếu nhờ vào sự hồn nhiên,
tươi tắn ở ngôn ngữ, giọng điệu trần thuật.”[10; tr.2].
Lã Thị Bắc Lý trong bài Nguyễn Nhật Ánh người giữ lửa cho
văn học thiếu nhi đã nhận xét, nổi bật ở Nguyễn Nhật Ánh là tính dí
dỏm, hài hước, lạc quan. Tính hài hước bắt nguồn từ thái độ lạc
quan, nhẹ nhõm với cuộc đời: “Tôi quan niệm cuộc đời con người
vốn éo le, chẳng việc gì mình phải bi kịch hóa nó thêm lần nữa. Nhìn
mọi sự bằng con mắt hài hước, tôi cho rằng chúng ta sẽ thấy yêu đời
hơn, vượt qua những nghịch cảnh cũng dễ dàng hơn”[34; tr.16].

Trên trang Bình luận văn nghệ Quân đội, Thụy Anh có viết:
“Nguyễn Nhật Ánh ln tìm nhiều cách diễn đạt mới, và tiến hành
các thử nghiệm nho nhỏ, tuy khá thận trọng. Các tác phẩm gần đây


8
ẩn dụ nhiều hơn, chiêm nghiệm nhiều hơn dù vẫn giữ cách viết hài
hước, trong sáng” [11].
Trang tài liệu Thanh niên diễn đàn Hội thanh niên Việt Nam,
nhà báo Dương Thanh Truyền nhận định: Xét về mặt tâm lý – giáo
dục, có một điều hết sức quý giá của hệ thống tác phẩm viết cho
thanh thiếu niên của Nguyễn Nhật Ánh, vốn rất lớn về số lượng, đa
dạng về thể loại, từ truyện tâm lí, tình cảm đến truyện phép thuật,
truyện phiêu lưu, truyện thể thao và phong phú về khơng gian biểu
hiện từ làng đến phố, từ gia đình đến lớp học: đó là chúng có thể
đồng hành theo q trình phát triển tâm lí lứa tuổi của các bạn trẻ.
Lê Phương Liên trong bài viết Văn xuôi và trẻ em đã nhận
xét: “Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh là một tác giả thành công với bạn
đọc trẻ. Anh là người có một “khóe văn” riêng. Anh chiếm được tình
cảm của hàng triệu người đọc cũng khơng nằm ngồi quy luật tự sự
và đối thoại nội tâm của tuổi thơ, khơng nằm ngồi sự tự phát hiện
ra chất hài hước của chính mình” [37; tr.39].
Nhà văn Lê Minh Kh trên báo Tiền phong đã nhận xét:
“Nguyễn Nhật Ánh trong sáng từ cách nghĩ, cách cảm, từ ngôn ngữ
đối thoại, từ cách miêu tả đến xây dựng nhân vật. Tất cả đều đầy sức
khơi gợi đến cái đẹp. Anh khơi dậy sự tự tin, tin vào sức mạnh của trí
tuệ, tin vào con đường của mỗi người trong đời. Tác phẩm của
Nguyễn Nhật Ánh in hàng chục ngàn bản mỗi cuốn, là sự chờ đợi
háo hức như chờ đợi người “hò hẹn” của các em. Mấy ai được hạnh
phúc như anh”. Nhà văn có một khoảng trời riêng và thực sự làm

chủ khoảng đất sáng tạo của mình, đó chính là lí do người đọc chờ
đón háo hức tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh. “Mỗi cuốn truyện là
một tuổi thơ trọn vẹn, lần nào cũng như bắt đầu lại từ đầu, với
những kí ức lung linh hoa lá và những trải nghiệm khóc cười rất thật


9
tưởng chừng khơng có bóng dáng của “hư cấu văn học”. Cũng vì thế
mà khó có thể xác định nhà văn viết cho thế hệ nào. Có cảm tưởng
người đọc sau trăm năm nữa vẫn sẽ có được một Nguyễn Nhật Ánh
đồng hành với kí ức tuổi thơ của mình như thế này mà thôi” [30;
tr.17].
Tác giả Vũ Thị Hương trong cơng trình Thế giới nghệ thuật
truyện Nguyễn Nhật Ánh đã đề cập đến các vấn đề nghệ thuật như:
nghệ thuật xây dựng hình tượng, nghệ thuật tổ chức cốt truyện, thời
gian và khơng gian nghệ thuật.
Ngồi ra, cịn có cơng trình nghiên cứu Đặc điểm truyện
Nguyễn Nhật Ánh của tác giả Bùi Thị Thu Thủy (Luận văn thạc sĩ
Ngữ văn, 2011, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn), đây là một
cơng trình nghiên cứu tương đối tồn diện về đặc điểm nội dung và
nghệ thuật truyện thiếu nhi Nguyễn Nhật Ánh. Ở luận văn này, tác
giả tập trung nghiên cứu, khảo sát trên bốn tác phẩm chính của
Nguyễn Nhật Ánh là: Kính vạn hoa, Chuyện xứ Langbiang, Cho tôi
xin một vé đi tuổi thơ và Tôi là Bêtô và đưa ra các nhận xét về đặc
điểm nội dung cũng như nghệ thuật truyện Nguyễn Nhật Ánh. Về
nghệ thuật: luận văn tập trung vào các vấn đề chính là nghệ thuật xây
dựng cốt truyện và kết cấu tác phẩm, nghệ thuật xây dựng nhân vật,
ngôn ngữ và giọng điệu. Truyện Nguyễn Nhật Ánh thường có cốt
truyện li kì, mang màu sắc trinh thám, tuy nhiên kết cấu tác phẩm
không quá phức tạp. Các nhân vật thường được chú ý miêu tả về

ngoại hình, những nét tính cách nổi bật, tạo ấn tượng khó quên nơi
độc giả. Truyện Nguyễn Nhật Ánh có ngơn ngữ giản dị, trong sáng,
gần gũi như đời sống nhưng cũng rất thơng minh, hóm hỉnh, hài
hước và giàu hình ảnh.
Những kết quả nghiên cứu về nghệ thuật trần thuật trong các


10
sáng tác Nguyễn Nhật Ánh của những người đi trước sẽ là những gợi
dẫn khoa học quan trọng giúp chúng tôi tiến hành khảo sát Nghệ
thuật trần thuật trong Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh của Nguyễn
Nhật Ánh được đầy đủ và toàn diện hơn.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghệ thuật trần thuật.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Truyện dài Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh.
4. Phương pháp nghiên cứu
Ở luận văn này tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu
cơ bản sau:
- Phương pháp phân tích
- Phương pháp tổng hợp
- Phương pháp tiếp cận thi pháp học
- Phương pháp so sánh, đối chiếu
5. Đóng góp của luận văn
5.1. Đề tài nghiên cứu một cách có hệ thống các vấn đề về
nghệ thuật trần thuật trong tác phẩm Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh
của Nguyễn Nhật Ánh.
5.2. Thấy được những đóng góp của nhà văn trong sự tìm
tịi, khám phá, cách tân Văn học thiếu nhi Việt Nam hiện nay.

5.3. Góp phần khẳng định tài năng, vị trí của ơng trong nền
văn học thiếu nhi nói riêng và văn học Việt Nam nói chung.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, luận văn
được triển khai trên ba chương:
Chương 1: Hình tượng người kể chuyện trong Tơi thấy


11
hoa vàng trên cỏ xanh của Nguyễn Nhật Ánh.
Chương 2: Nghệ thuật kết cấu và xây dựng cốt truyện
trong Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh của Nguyễn Nhật Ánh.
Chương 3: Ngôn ngữ và giọng điệu trong Tôi thấy hoa
vàng trên cỏ xanh của Nguyễn Nhật Ánh.


12
Chương 1
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI KỂ CHUYỆN TRONG TƠI THẤY
HOA VÀNG TRÊN CỎ XANH CỦA NGUYỄN NHẬT ÁNH
1.1. Người kể chuyện là nhân vật trung tâm
Tác phẩm tự sự là sản phẩm tất yếu của người kể chuyện khi
thực hiện hành vi kể chuyện. Trong khi kể chuyện, người kể bao giờ
cũng phải chọn cho mình một chỗ đứng, tức là lựa chọn một điểm
nhìn để kể lại chuyện. Ngơi kể chính là những hình thức biểu hiện
khác nhau xuất phát từ mức độ hóa thân thành vai của người kể
chuyện có tính chất văn học. Ngơi kể có sự gắn bó chặt chẽ với điểm
nhìn. Một ngơi kể có thể tạo ra nhiều điểm nhìn nhưng một điểm
nhìn chưa chắc đã tạo ra một ngôi kể. Ngôi kể được chia làm ba
dạng: ngôi thứ nhất, ngôi thứ hai và ngôi thứ ba. Trong văn học, ngôi

kể được sử dụng chủ yếu là ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba.
Trong tác phẩm Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh của Nguyễn
Nhật Ánh hình thức kể chuyện theo ngơi thứ nhất là hình thức đóng
vai trị chủ đạo, xun suốt. Nhân vật chính tên Thiều đã tham dự
vào cốt truyện và chứng kiến mọi sự việc.
Kể chuyện theo ngôi thứ nhất là người kể chuyện xưng “tôi”
được coi là người phát ngôn tự sự thứ nhất (người nắm quyền kể toàn
bộ câu chuyện, không ngừng can dự vào câu chuyện dưới nhiều hình
thức). Trong tác phẩm đều bắt đầu và kết thúc bằng lời kể của người
phát ngôn này. Tôi tự kể chuyện của mình, kể những chuyện liên
quan tới mình.
Khi kể chuyện theo ngôi thứ nhất, các trạng thái tinh thần, ý
nghĩ, cảm xúc, cảm giác… vẫn thường nổi lên. Người kể khơng chỉ
kể chuyện (miêu tả những gì tơi thấy), mà cịn kể tâm trạng (miêu tả
những gì tơi cảm, tôi nghĩ), nhưng cái tôi ấy không bao giờ đứng yên


13
mà nó đang tư duy, đang cảm thấy, nó đồng thời đảm nhiệm hai chức
năng: nhận thức xã hội và ý thức về bản thân. Do đó nó hết sức sống
động và phức tạp, kể và suy ngẫm, kể và tự ý thức, kể và độc thoại là
những biểu hiện đặc biệt của cách kể chuyện.
Nhân vật Thiều không chỉ đứng ra kể câu chuyện của riêng
bản thân mình mà cậu cịn kể những chuyện liên quan tới mình,
chuyện của những người xung quanh, trong mối quan hệ giữa hai
anh em, với những người dân trong ngôi làng, gồm cả người thân của
mình mà những người bạn học cùng lớp.
1.2. Người kể chuyện là các nhân vật khác
Để tránh lối kể chuyện từ một điểm nhìn, Nguyễn Nhật Ánh
đã làm mới hơn phương thức trị chuyện từ ngơi thứ nhất. Trong Tôi

thấy hoa vàng trên cỏ xanh, câu chuyện không chỉ được kể bởi một
nhân vật “tơi”, mà cịn có nhiều vai ở ngôi thứ nhất kể những
chuyện khác nhau từ những điểm nhìn khác nhau.“Tơi” ở đây đơi
lúc khơng chỉ là Thiều, mà có thể là Tường, là Mận hay bất cứ nhân
vật nào khác trong truyện, khi mượn lời nhân vật tơi để kể về câu
chuyện của mình, giữa các nhân vật đã có sự nhường ngơi cho nhau.
1.3.Sự rút ngắn khoảng cách giữa người kể chuyện và
độc giả
Trong Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh, Nguyễn Nhật Ánh đã
khéo léo rút ngắn được khoảng cách giữa người kể chuyện với bạn
đọc. Nhà văn của thế giới trẻ thơ còn khéo léo dẫn dắt độc giả vào
câu chuyện của mình bằng cách xưng tơi và gọi là bạn. Không những
thế, tác giả của Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh cịn rất biết ý lơi kéo
độc giả nhỏ tuổi và cả những ai đã từng là trẻ em về phía mình khi sử
dụng ngơi thứ nhất số nhiều để khẳng định sự đồng tình, đồng suy
nghĩ giữa người kể và người nghe. Khi thì người viết xưng “bạn”,


14
“ta”, lúc lại là “chúng ta”.
Như vậy, ta có thể thấy, Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh là
một trong những tác phẩm thể hiện tài năng của Nguyễn Nhật Ánh.
Điều đó thể hiện ở việc tác giả lựa chọn và sử dụng ngôi kể thứ nhất
mà không gây tẻ nhạt, nhàm chán, đơn điệu cho câu chuyện. Khi thì kể
bằng giọng của nhân vật trung tâm, khi thì giữa các nhân vật có sự
nhường ngơi cho nhau, khi thì giữa người kể chuyện và độc giả có sự rút
ngắn khoảng cách, tất cả những điều đó đã tạo cho Tôi thấy hoa vàng
trên cỏ xanh một sức hút, sự lôi cuốn đặc biệt.
1.4. Phương thức xây dựng nhân vật
1.4.1. Khắc họa nhân vật qua ngoại hình

Nhân vật được nhận biết trước hết qua diện mạo cử chỉ, sắc
phục điệu đi tướng đứng. Thơng qua diện mạo bên ngồi, người đọc
phần nào nhận biết được tính cách, thành phần xuất thân và số phận
của nhân vật. Ngoại hình là yếu tố được Nguyễn Nhật Ánh đặc biệt
chú trọng nhấn mạnh để không nhân vật nào nhầm lẫn với nhân vật
nào. Ta gọi đây là cách miêu tả chân dung nhân vật theo hướng cụ
thể hóa, cá thể hóa. Trong Tơi thấy hoa vàng trên cỏ xanh, Nguyễn
Nhật Ánh cũng đã phác họa nhân vật với những nét riêng, để nhìn
vào đó ta có thể đốn biết được nhân vật ấy như thế nào.
1.4.2. Khắc họa nhân vật qua nội tâm
Trong các câu chuyện được kể theo ngơi thứ nhất thì tiếng
nói nội tâm của nhân vật xuất hiện khá nhiều. Tôi thấy hoa vàng trên
cỏ xanh cũng vậy, tác phẩm được kể theo ngôi thứ nhất và Nguyễn
Nhật Ánh đã thực sự để cho nhân vật của mình bộc lộ nội tâm một
cách mạnh mẽ, rõ nét, tiêu biểu là nhân vật xưng tôi – Thiều.
Qua việc miêu tả ngoại hình cũng như khắc họa nội tâm của
nhân vật, Nguyễn Nhật Ánh đã tạo nên những nhân vật thật sự sống


15
động, chân thật, góp phần lớn vào thành cơng của tác phẩm, khiến
những nhân vật ấy đi vào lòng người đọc.


16
Chương 2
NGHỆ THUẬT KẾT CẤU VÀ XÂY DỰNG CỐT TRUYỆN
TRONG TÔI THẤY HOA VÀNG TRÊN CỎ XANH CỦA
NGUYỄN NHẬT ÁNH
2.1. Nghệ thuật kết cấu

2.1.1. Kết cấu chương hồi
Tác phẩm Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh có kiểu kết cấu
chương hồi. Bộ truyện gồm 81 chương, được đánh số thứ tự từ
chương 1 tới chương 81, xoay quanh câu chuyện của nhân vật Thiều
và những mối quan hệ xung quanh. Các sự kiện diễn ra hàng ngày
của Thiều được kể một cách tuần tự với các biến cố nảy sinh song
cách kể chuyện khéo léo, gây bất ngờ trong các tình huống khiến câu
chuyện khơng trở nên nhàm chán. Qua đó, tính cách các nhân vật
được bộc lộ rõ ràng. Đồng thời, thế giới trẻ em đa dạng của lối suy
nghĩ, hành động, tính cách được thể hiện. 81 chương truyện là 81 câu
chuyện riêng lẻ xoay quanh trung tâm là nhân vật chính: Thiều và
trong mối quan hệ xung quanh. Mỗi chương truyện là một sự kiện,
một biến cố và đã được các nhân vật giải quyết xong trong thời
lượng chương truyện ấy.
2.1.2. Kết cấu tâm lí
Đây là kiểu kết cấu mà sự kiện trở nên mờ nhạt, ý ngĩa
truyện nhiều khi khơng cịn nằm ở cốt truyện mà nằm ở cách kể,
cách sử dụng các chi tiết truyện để miêu tả nội tâm, miêu tả thế giới
cảm giác của con người về cuộc sống. Ở những truyện này, chỉ có
một vài sự việc, cịn lại là cảm nhận, cảm giác, liên tưởng và độc
thoại nội tâm của nhân vật. Nếu có sự kiện thì sự kiện đóng vai trị
khơi gợi cho dịng chảy tâm lí, bộc lộ suy nghĩ của nhân vật với thế
giới xung quanh. Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh ngoài kết cấu


17
chương hồi cịn có kiểu kết cấu tâm lí.
2.1.3. Kết cấu mở
Kết cấu mở, nhà văn thường tạo được bất ngờ cho bạn đọc
bởi kết thúc thường không giải quyết trọn vẹn và tạo được sự đồng

sáng tạo của người đọc khi mỗi người có quyền ước mơ cho số phận
của mỗi nhân vật. Kết cấu này đặc biệt phù hợp với những truyện
viết cho thiếu nhi bởi sự tò mị, hồn nhiên, mơ mộng và trong Tơi
thấy hoa vàng trên cỏ xanh, Nguyễn Nhật Ánh đã vận dụng nó một
cách linh hoạt.
Nguyễn Nhật Ánh đã khép lại trang văn một cách bất ngờ,
gợi cho người đọc nhiều cảm xúc về những chuyện đã qua, khiến ta
cứ bâng khuâng mãi về những cảm xúc khó tả. Bất cứ ai cũng có
quyền dự đốn về một tương lai của các nhân vật, nếu họ yêu nhân
vật thì họ cũng để cho nhân vật có một kết thúc đẹp như Nguyễn
Nhật Ánh đã từng làm. Tác phẩm khép lại nhưng người đọc có thể
vẫn cịn miên man suy nghĩ, bởi họ có quyền đặt để tương lai cho
nhân vật, tùy vào thiện cảm chủa chính bản thân mình.
2.2. Nghệ thuật xây dựng cốt truyện
2.2.1. Nghệ thuật xây dựng tình huống
Nguyễn Nhật Ánh có nhiều cách để dẫn dắt câu chuyện, nhà
văn đã sử dụng kết hợp các tình huống nhận thức, tâm lí, hành động,
tạo ra những sự kiện, tình huống bất ngờ, những thử thách để nhân
vật có cơ hội thể hiện mình. Các chi tiết gây hiểu nhầm, cách bố trí
cho nhân vật xuất hiện đạt hiệu quả tối đa trong việc gây bất ngờ cho
câu chuyện.
Đến với Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh, Nguyễn Nhật Ánh
đã nhẹ nhàng đặt nhân vật mình vào những tình huống truyện, qua
những tình huống ấy, tính cách của nhân vật cũng dần được bộc lộ


18
một cách rõ nét.
2.2.2. Xây dựng cốt truyện tuyến tính
Thời gian trong các sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh thường

là thời gian hiện tại. Từ hiện tại hướng đến tương lai. Từ thời điểm
hiện tại, cốt truyện sẽ được phát triển theo tuyến tính. Tơi thấy hoa
vàng trên cỏ xanh cũng có cốt truyện tuyến tính như vậy. Phần đầu
tác phẩm là Hoa tay, chú Đàn xem hoa tay cho anh em Thiều, tiếp đó
là hàng loạt các nhân vật xuất hiện, mỗi nhân vật khi xuất hiện đều
mang mỗi câu chuyện của mình, được tác giả đánh số rõ ràng, từ
chương 1, tới chương 81.
2.2.3. Nghệ thuật tổ chức diễn trình vận động cốt truyện
Các bước diễn biến của cốt truyện cũng giống như quá trình
vận động của một xung đột, nghĩa là có mở đầu, thắt nút, phát triển
và vươn tới cao điểm rồi đi tới giải quyết cụ thể và kết thúc. Cách tạo
diễn biến hấp dẫn, kết thúc bất ngờ, gợi mở đã khiến cho trang văn
của Nguyễn Nhật Ánh đầy lôi cuốn, không thể rời mắt cho đến dịng
cuối cùng. Thậm chí những bạn đọc nhỏ tuổi sau khi đã gấp trang
sách vẫn không ngừng mộng mơ về tác phẩm vừa đọc, kèm theo nụ
cười trên môi.


19
Chương 3
NGÔN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU TRẦN THUẬT TRONG TÔI
THẤY HOA VÀNG TRÊN CỎ XANH CỦA NGUYỄN
NHẬT ÁNH
3.1. Ngôn ngữ trần thuật
3.1.1. Ngôn ngữ giản dị, trong sáng
Ngôn ngữ giản dị, trong sáng là ngôn ngữ dễ hiểu, gần gũi
với lời ăn tiếng nói hàng ngày, giúp nhà văn diễn đạt những tâm tư
tình cảm, suy nghĩ phù hợp với đặc điểm của đối tượng ở mỗi độ tuổi
khác nhau.
Là nhà văn chuyên viết cho thiếu nhi, ngôn ngữ Nguyễn

Nhật Ánh lựa chọn sử dụng khơng cầu kì mà giản dị, trong sáng
nhưng khơng hề dễ dãi. Điều đó đã góp phần diễn đạt phù hợp mọi
trạng thái tình cảm trong tâm hồn của những đứa trẻ nơi vùng quê
nghèo. Thế giới tâm hồn của các nhân vật trong truyện muôn màu
muôn sắc biến đổi không ngừng nhưng luôn trong sáng, lạc quan,
giàu tình yêu thương. Điều này chứng tỏ Nguyễn Nhật Ánh là người
am hiểu về tâm lí lứa tuổi thanh thiếu niên và khả năng quan sát tinh
tường những diễn biến tâm lí của con người.
3.1.2. Giọng điệu đối thoại
Đối thoại là hình thức trao đổi, trị chuyện giữa hai hoặc
nhiều nhân vật. Qua giọng điệu đói thoại, ta thấy được đặc điểm tính
cách của các nhân vật đó và đồng thời đây cũng là phương tiện thể
hiện sự sáng tạo nghệ thuật của nhà văn. Trong tác phẩm, xuất hiện
rất nhiều đoạn đối thoại giữa các nhân vật, qua đó tính cách nhân vật
được bộc lộ và thể hiện được mối quan hệ giữa các nhân vật.
3.1.3. Ngơn ngữ trữ tình, đậm chất thơ
Ngơn ngữ trữ tình đậm chất thơ là cách nhà văn sử dụng


20
ngơn ngữ giàu hình ảnh, cảm xúc ở những đoạn văn tả cảnh hay tả
tâm trạng, có tác dụng dẫn dắt các sự kiện một cách logic, tăng tính
hấp dẫn của truyện.
3.2. Giọng điệu trần thuật
3.2.1. Giọng điệu hài hước,tinh nghịch, hóm hỉnh
Đây là giọng điệu có ở hầu hết trong các tác phẩm của
Nguyễn Nhật Ánh khi viết cho thiếu nhi tạo nên sự dí dỏm, tinh
nghịch, ngộ nghĩnh của mỗi nhân vật, mỗi tình huống, mỗi chi tiết
truyện. Trong mỗi trang văn của mình, ơng thường tạo cảm giác vui
vẻ, hài hước, điều này phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi mới lớn. Các

em sẽ có dịp nhìn thấy đâu đó chính mình trên trang văn của Nguyễn
Nhật Ánh.Trong Tơi thấy hoa vàng trên cỏ xanh, nó là một trong
những giọng điệu chi phối giọng điệu chung trong tác phẩm nhưng
nó lại góp phần làm cho tác phẩm có sức hấp dẫn, thú vị, tạo nên
tiếng cười sảng khoái cho người đọc
3.2.2. Giọng điệu chiêm nghiệm, suy tư
Hài hước là thế nhưng Nguyễn Nhật Ánh sẽ không để độc
giả ăn món ăn một vị mà bên cạnh niềm vui, cịn có nỗi buồn, bên
cạnh những vơ tư sẽ có những trở trăn, ở dưới những hành động
tưởng như là bình thường lại là những suy ngẫm rất nhân văn. Xen
giữa những lời kể mang đậm cái nhìn trẻ thơ là những ngẫm nghĩ
mang đậm chất triết lí. Nhiều triết lí trong truyện là những suy nghĩ,
nhắn nhủ của tác giả với thiếu nhi, hay thậm chí là với cả người lớn.
Khảo sát Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh ta thấy, lồng vào
những câu chuyện vui nhộn, kì thú của các em là những câu văn
mang đậm tính triết lí. Có khi nhà văn để cho nhân vật nói lên những
suy nghĩ, xét đốn bằng chính sự trải nghiệm của họ. Tính chân thực
trong những trang viết của Nguyễn Nhật Ánh còn được gia tăng khi


21
nhà văn giao cho nhân vật nói lên những trải nghiệm sau mỗi lần vấp
ngã. Các nhân vật nhí của chúng ta có được rất nhiều trải nghiệm sau
những lần vấp ngã, những triết lí nho nhỏ nhưng vơ cùng thú vị.


22
KẾT LUẬN
Nguyễn Nhật Ánh là nhà văn có sức sáng tạo dồi dào và bền
bỉ. Hơn ba mươi năm cầm bút cùng với thành quả là một khối lượng

lớn các tác phẩm viết cho thiếu nhi, nhà văn đã tạo nên một thương
hiệu đáng tin cho tất cả các em thiếu nhi và cả phụ huynh. Trong số
các tác giả viết cho thiếu nhi, hiếm ai có được thành cơng như nhà
văn Nguyễn Nhật Ánh. Ông là một hiện tượng văn học đặc biệt bởi
nhiều thế hệ độc giả đều u thích tác phẩm của ơng – trẻ em tìm
thấy tuổi thơ sinh động, hồn nhiên, chân thật của chính mình, cịn
người lớn thì nhận được những “tấm vé” về lại tuổi thơ. Tôi thấy hoa
vàng trên cỏ xanh một lần nữa góp phần khẳng định vị trí bất di bất
dịch của Nguyễn Nhật Ánh trong lòng bạn đọc. Để có được thành
cơng đó, khơng thể khơng nhắc đến vai trò quyết định của yếu tố
nghệ thuật trần thuật trong tác phẩm. Nghiên cứu vấn đề này, luận
văn đã giúp người đọc có được cái nhìn khái qt về mơ hình nghệ
thuật của tác phẩm, cũng như nhận ra phong cách nghệ thuật độc đáo
của nhà văn.
Về hướng triển khai đề tài, luận văn tập trung vào các đặc
điểm nghệ thuật quan trọng trong Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh
như: hình tượng nhân vật người kể chuyện, kết cấu và xây dựng cốt
truyện, ngôn ngữ và giọng điệu trần thuật trong tác phẩm.
Về hình tượng nhân vật người kể chuyện trong Tôi thấy hoa
vàng trên cỏ xanh, đầu tiên là người kể chuyện là một nhân vật trung
tâm, sử dụng ngơi kể thứ nhất qua điểm nhìn của nhân vật xưng
“tơi” để kể lại tồn bộ tác phẩm, đây là lối viết quen thuộc trong các
tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh, giúp nhà văn tái hiện câu chuyện
một cách chân thực, thuyết phục. Đồng thời giúp nhà văn đi sâu vào
việc khai thác tâm lý nhân vật, miêu tả diễn biến tâm lý nhân vật một


23
cách logic và theo quy luật. Cùng với lối kể chuyện theo ngơi thứ
nhất thì đó là sự nhường ngơi kể giữa các nhân vật, hay thậm chí là

sự rút ngắn khoảng cách giữa người viết và độc giả, nhằm mục đích
tạo sự gần gũi, đối thoại, giao lưu với nhau. Bên cạnh việc sử dụng
ngôi kể thứ nhất, Nguyễn Nhật Ánh còn tập trung khắc họa nhân vật
qua các phương diện: ngoại hình, nội tâm, lời nói và hành động giúp
cho hệ thống nhân vật trong trang văn của ông hiện lên một cách
chân thực, gần gũi, và đời thường hơn. Qua đó cho thấy Nguyễn
Nhật Ánh là một nhà văn thành công khi khi viết về thiếu nhi, là nhà
văn của lứa tuổi thiếu nhi ông am hiểu mọi biến thái tinh vi của lứa
tuổi này.
Về vấn đề nghệ thuật kết cấu và xây dựng cốt truyện trong
tác phẩm, Tơi thấy hoa vàng trên cỏ xanh có kết cấu hết sức đa dạng,
đó là: kết cấu chương hồi, kết cấu tâm lí và kết cấu mở. Cịn trong
xây dựng cốt truyện của tác phẩm này, chúng tôi nhận thấy truyện
được kể một cách nhẹ nhàng, theo một trật tự tuyến tính, từ hiện tại
đến tương lai. Đặt nhân vật vào những tình huống truyện được xây
dựng một cách đơn giản. Lối kết cấu và xây dựng cốt truyện này phù
hợp với sự tiếp nhận của lứa tuổi mới lớn. Đây cũng là một yếu tố
góp nên thành cơng vang dội của Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh.
Về cái hay của ngôn ngữ và giọng điệu trần thuật trong Tôi
thấy hoa vàng trên cỏ xanh, Nguyễn Nhật Ánh đã thành công khi sử
sụng ngôn ngữ phù hợp để viết về lứa tuổi này, ngôn ngữ trong sáng
giản dị phù hợp với ngôn ngữ đời thường, với lời ăn tiếng nói hàng
ngày của các em. Sử dụng ngơn ngữ độc thoại có tác dụng trong việc
khai thác chiều sâu nội tâm của các nhân vật trong tác phẩm, đặc biệt
là nhân vật tôi để thấy được những suy nghĩ, tình cảm của lứa tuổi
thanh thiếu niên. Để độc giả có dịp thưởng thức nhiều gia vị tinh


24
thần trong sản phẩm của mình, Nguyễn Nhật Ánh đã phối hợp nhiều

giọng điệu, từ giọng điệu hài hước hóm hỉnh xen lẫn là giọng điệu
chiêm nghiệm suy tư, chính điều này đã khiến cho tác phẩm có sức
lơi cuốn, hấp dẫn đặc biệt. Người đọc vừa được cười vui thỏa thích,
vừa có những phút giay lắng đọcng, suy tư, chiêm nghiệm. Đưa
người đọc đi qua nhiều cung bậc cảm xúc, buồn có, vui có, cùng
sống trong một tâm trạng với nhân vật chính là cái tài trong ngịi bút
của Nguyễn Nhật Ánh.
Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh là một tác phẩm hay, lôi
cuốn bạn đọc ngay những ngày mới chào làng. Trên phương diện
nghiên cứu văn học, còn có nhiều vấn đề cần tìm hiểu thêm, đó là cả
một hành trình dài, cần có nhiều thới gian và cơng sức. Tìm hiểu
nghệ thuật trần thuật trong tác phẩm Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh
của Nguyễn Nhật Ánh, người viết hy vọng sẽ mang đến những hiểu
biết hữu ích cho việc đọc và tìm hiểu tác phẩm của nhà văn tài năng
này. Và đồng thời, nếu có thêm điều kiện và thời gian, tơi mong
muốn có thể khảo sát, nghiên cứu ở các tác phẩm khác một lần nữa
khẳng định khả năng tài tình của Nguyễn Nhật Ánh.



×