Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

Vai trò của gia đình đối với quá trình tái hoà nhập cộng đồng của người sau cai nghiện trên địa bàn thành phố hồ chí minh nghiên cứu trường hợp tại quận 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 131 trang )

Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

NGUYỄN HỮU TÚC

VAI TRÒ CỦA GIA ĐÌNH TRONG VIỆC
TÁI HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG CỦA
NGƯỜI SAU CAI NGHIỆN MA TÚY
Chuyên ngành: Xã hội học

Mã số:

60.31.30

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC XÃ HỘI HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS. Phạm Đức Trọng

TP. HỒ CHÍ MINH - 2008


PHẦN MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài

Hiện nay, ma tuý đã trở thành mối hiểm hoạ của toàn nhân loại. Ma
tuý không chỉ huỷ hoại sức khoẻ, làm suy thối nịi giống, khơng chỉ tàn phá
phẩm giá và nhân cách con người mà còn đe doạ cuộc sống an lành, hạnh
phúc của bao gia đình, gây nguy hại đến trật tự an ninh xã hội và cản trở sự
phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Là tác nhân chính dẫn đến tình
trạng lây nhiễm HIV/AIDS, căn bệnh thế kỷ mà hiện nay chưa có thuốc


chữa.
Theo WHO, trên thế giới hiện có 200 triệu người nghiện ma túy [29].
Riêng ở Việt Nam, theo Bộ Lao động Thương binh Xã hội, con số người
nghiện là 183.000 người, trong đó: 70% ở độ tuổi thanh thiếu niên; 80%
nghiện nặng; 85,5% có tiền án, tiền sử. Tại Thành phố Hồ Chí Minh
(Tp.HCM) tháng 7/1997, số người nghiện mà cơ quan thẩm quyền (Công An
Tp.HCM) tổng kết được 5.296; đến tháng 7/1998 tăng lên 10.038, bao gồm
81% ở độ tuổi dưới 30; năm 2004 là 36.686 người [4, tr44].
Tại trung tâm Bình Triệu, năm 1996 chỉ có vài chục thanh thiếu niên
điều trị về ma túy. Ðến 1997, có hơn 1.200 thanh thiếu niên ở độ tuổi dưới
25. Ðến 6 tháng đầu năm 1998 đã có hơn 2.600 thanh thiếu niên, chiếm 72%
số người có tiền sử cai nghiện, trong đó có 116 sinh viên. 10 - 20% thanh
thiếu niên nghiện chích Heroine có HIV (+) chiếm hơn 3% tổng số thanh
thiếu niên cai nghiện. Theo số liệu của Công An Tp.HCM, 9.1998 thành phố
có 632 khu vực liên quan đến mua bán, tổ chức hút chích ma túy [28, tr5].
Ở nước ta hiện nay, tệ nạn ma tuý đang diễn biến phức tạp và có
hướng gia tăng. Trước tình hình đó, Thủ tướng Chính phủ quyết định lấy


tháng 6 hàng năm là "Tháng hành động phòng, chống ma tuý" và ngày 16
tháng 6 hàng năm là ngày phòng, chống ma tuý" hưởng ứng ngày Quốc tế
phòng, chống ma tuý 26/6, đồng thời ra các văn bản hướng dẫn chi tiết việc
thi hành một số điều trong Luật phịng, chống ma t trình Chính phủ duyệt
q III năm 2002.
Ma tuý là vấn đề bức xúc của toàn xã hội, nó xâm nhập vào tất cả
thành phần xã hội. Lâu nay hiệu quả cai nghiện kém, tỉ lệ tái nghiện cao vì
chúng ta chưa tìm đúng nguyên nhân, chưa nhận thức đúng, đầy đủ về
nghiện ma tuý và cai nghiện phục hồi cho người nghiện ma tuý. Bản thân
người nghiện và gia đình cho rằng cai nghiện chỉ đơn thuần uống thuốc cắt
cơn, nghiện ma tuý là bệnh không thể chữa khỏi do đó họ phó mặc cho xã

hội. Mặt khác thời gian cai nghiện phục hồi quá ngắn, chưa đủ điều kiện để
điều trị, giáo dục thay đổi hành vi nhân cách cho người nghiện. Các đối
tượng sau cai nghiện phần lớn khơng được gia đình, cộng đồng quản lý, giúp
đỡ, họ khơng có việc làm.
Ngồi ra chính sách đầu tư về cơ sở vật chất, về con người cho cơng
tác cai nghiện phục hồi cịn nhiều bất cập. Nếu tìm được nguyên nhân, vận
dụng đúng quy trình có thể khẳng định cai nghiện được nhưng phải hiểu
rằng cai nghiện và phục hồi cho người nghiện là một q trình lâu dài và hết
sức khó khăn, phức tạp, do đó phải thực hiện theo đúng quy trình, liên tục,
cộng với quyết tâm cao của người nghiện. Có nhiều trung tâm cai nghiện tốt,
điển hình như mơ hình Quang Trung. Người nghiện đến đây được điều trị
cắt cơn, sau đó được vay vốn để tạo cơng ăn việc làm. Chính vì sự quan tâm
của các cấp, của Trung tâm cộng với sự quyết tâm của người nghiện và sau 5
năm, trung tâm Quang Trung chỉ còn 15,5% tái nghiện; các mơ hình cai
nghiện tại cộng đồng như ở tỉnh Tuyên Quang, cũng có được tỷ lệ tương tự
[25, tr7].


Để hạn chế tối đa nạn nghiện hút, vừa qua Bộ Lao động Thương binh
và Xã hội đưa ra đề án "Tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác cai
nghiện ma tuý và quản lý sau cai nghiện ma tuý giai đoạn 2001 - 2005, với
nội dung chủ yếu là tuyên truyền, giáo dục phòng ngừa nghiện ma tuý, cai
nghiện và quản lý sau cai nghiện ma tuý nhằm mục tiêu tổ chức cai nghiện
bằng các hình thức thích hợp cho 100% người nghiện có hồ sơ quản lý.
Đồng thời nâng cao hiệu quả giải quyết các vấn đề xã hội sau cai, giảm tỷ lệ
tái nghiện bình quân trong cả nước tối đa và hạn chế mức thấp nhất số người
nghiện mới.
Theo Uỷ ban Quốc gia về phòng chống ma tuý, Bộ công an, Bộ lao động –
thương binh xã hội, … trong thời gian qua tình hình nghiện hút ma tuý diễn biến rất
phức tạp và xu hướng gia tăng thể hiện rất rõ trong các báo cáo của các cơ quan

chức năng. Năm 2004 cả nước có khoảng gần 200 ngàn người nghiện có hồ sơ
kiểm sốt, trong đó tại Thành phố Hồ Chí Minh theo thống kê của Công An thành
phố và Sở lao động – thương binh xã hội thành phố Hồ Chí Minh thì thành phố hiện
nay có khoảng 50 ngàn người nghiện, trong đó có hồ sơ kiểm sốt là hơn 40 ngàn
người [2, tr1].
Với tỷ lệ người nghiện tăng như vậy sẽ làm cho tình hình tội phạm trong xã
hội tăng và ngày càng có chiều hướng phức tạp. Riêng tội phạm liên quan đến ma
tuý trong 3 năm từ 1998 đến năm 2000, cơ quan chức năng đã khám phá được
30.360 vụ, bắt 60.765 đối tượng (tăng 2 và 2,4 lần so với giai đoạn 3 năm trước),
thu được 163,2 kg heroin; 1. 862,3 kg thuốc phiện; 2990 kg cần sa; 23.025 viên ma
tuý tổng hợp, cùng với trên 30 tỷ đồng và rất nhiều vật dụng khác liên quan… [2,
tr1].
Trước tình hình như vậy, việc đấu tranh chống hiểm họa ma túy và giúp
người cai nghiện tái hòa nhập cộng đồng là nhiệm vụ cấp bách, mà chính quyền các
cấp cùng với người dân đang dành cho vấn đề này sự quan tâm đặc biệt. Và vì vậy,


hiện đã có nhiều chiến lược, nhiều chương trình hành động cụ thể đang từng bước
triển khai để giúp người nghiện có thể đoạn tuyệt với ma túy, hịan thiện nhân cách
và điều quan trọng hơn là có thể hịa nhập với cộng đồng.
Ngày 26/01/1993 Chính phủ ban hành nghị quyết số 06/CP về tăng cường
chỉ đạo cơng tác phịng chống và kiểm sốt ma t. Ngày 30/11/1996 Bộ chính trị
ra chỉ thị số 06/ CT – TW về tăng cường lãnh đạo cơng tác phịng chống và kiểm
sốt ma t, Quốc hội đã thơng qua Luật phịng chống ma tuý. Uỷ ban Quốc gia về
phòng chống ma tuý và Ban chỉ đạo phòng chống ma tuý các cấp ra đời. Khi làm
việc với thành phố vế cơng tác phịng chống tệ nạn ma tuý, Cố vấn Võ Văn Kiệt
“Phải giành giật để cứu từng con người” (Báo SGGP thứ 7 ngày 6 - 11 – 1999),
Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết khi cịn là bí thư thành Uỷ thành phố Hồ Chí
Minh đã nói “ phịng chống ma t khó, nhưng khó mấy cũng phải làm” (SGGP
28-03-2000).

Tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khố XI đã thơng qua nghị quyết 16/203/QH11
ngày 06/07/2003 và chính phủ ban hành quyết định 250/2003QĐ – TTg ngày
02/10/2003 phê duyệt đề án “Thực hiện thí điểm tổ chức quản lý, dạy nghề và giải
quyết việc làm cho người sau cai nghiện ma tuý ở thành phố Hồ Chí Minh và một
số tỉnh, thành khác trực thuộc trung ương”. kế hoạch số 3080/KH-UB ngày 07
tháng 07năm 2003 của uỷ ban nhân dân thành phố HCM về Triển khai đề án tổ
chức quản lý, dạy nghề và giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện. Quyết định
số 246/2003 QĐ-UB ngày 06 tháng 11 năm 2003 của Uỷ ban nhân dân thành phố
về qui chế quản lý, dạy nghề và giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện ma tuý
trên địa bàn thành phố [2, tr2].
Thành uỷ, Uỷ ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã ra nhiều chỉ thị,
Nghị quyết về công tác phịng chống và kiểm sốt ma t. Các ngành, các cấp, các
đoàn thể và các tổ chức xã hội đều được huy động cho cơng tác phịng chống ma
t. Tuy nhiên trong quá trình triển khai thực hiện các chương trình cai nghiện, vấn


đề quan tâm hiện nay là có một tỉ lệ lớn (khoảng 80 đến trên 90%) những người sau
cai đã tái nghiện trở lại [1, tr2].
Với sự quan tâm rất lớn cúa các cấp chính quyền và rất nhiều thành phần
khác trong xã hội, nhưng tại sao cuộc chiến đấu để giành giật con người khỏi thoát
khỏi thảm kịch của ma tuý lại gian nan đến thế? Vì sao, đã có những điều kiện tốt
phục vụ cho việc cai nghiện và giúp các cá nhân tái hoà nhập cộng đồng sau cai
nghiện mà tỷ lệ tái nghiện vẫn cịn cao?
Có thể nói rằng, có nhiều nhân tố tác động đến q trình cai nghiện thành
cơng hay khơng từ khung pháp lý, chính sách của nhà nước; các biện pháp chữa trị
của các trung tâm; và sự tương tác của cá nhân đó với các nhóm xã hội. Trong các
nhóm xã hội, thì nhân tố gia đình là một mơi trường quan trọng có tác động trực tiếp
và chi phối đến quan điểm và hành vi của mỗi cá nhân.
Qua những điều gợi lên trên cho thấy, việc nghiên cứu quá trình tái hịa nhập
nói chung, cũng như vai trị của gia đình đối với q trình tái hịa nhập cộng đồng

của những người sau cai nghiện nói riêng có ý nghĩa quan trọng trên cả hai phương
diện: lý luận và thực tiễn.
Với tất cả những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài “Vai trị của gia đình đối
với q trình tái hịa nhập cộng đồng của những người sau cai nghiện trên địa bàn
Thành phố Hồ Chí Minh” làm luận văn thạc sỹ xã hội học. Trong phạm vi luận văn
này, chúng tơi khơng có tham vọng giải quyết tồn bộ các vấn đề có liên quan mà
chỉ đặt ra và giải quyết một số vấn đề lý luận và thực tiễn, đồng thời tìm hiểu một
vài nhân tố từ gia đình nhằm giúp cho qua trình tái hồ nhập cộng đồng của những
người sau cai nghiện đạt được hiệu quả hơn.
2.

Tổng quan vấn đề nghiên cứu

Những thập niên gần đây, vấn đề ma túy nói chung và các nhân tố tác động
đến q trình tái hịa nhập cộng đồng của người sau cai nghiện nói riêng được


nhiều cá nhân và tổ chức xã hội quan tâm tìm hiểu; nhiều cuộc hội thảo, cơng trình
khoa học được cơng bố.
Có thể kể ra một số cơng trình nghiên cứu như sau: Đề tài nghiên cứu khoa
học, do nhoùm sinh viên (Đào Quang Bình, Nguyễn Ngọc Anh,…) Khoa Xã hội
học trường ĐH KHXH – NV, Tp. HCM thực hiện, 1999: “Vấn đề nghiện và tái nghiện
ma tuý trong học sinh tại Tp.HCM”. Đề tài này lấy học sinh cấp II và III làm đối
tượng nghiên cứu và xem xét mối quan hệ giữa các môi trường xã hội hoá, xem
xét sự gắn kết đó yếu hay mạnh để đo lường mức độ nghiện và tái nghiện. Song
chưa nghiên cứu sâu tình hình tái hoà nhập cộng đồng sau cai nghiện và đặc biệt
vai trò của gia đình đối với quá trình này.
Đề tài “Nghiên cứu vai trị tác động của gia đình và cộng đồng xã hội vào
việc thực hiện đề án: Tổ chức quản lý, dạy nghề và giải quyết việc làm cho người
sau cai nghiện tại Tp. HCM” do Thạc sỹ Võ Trung Tâm chủ nhiệm đề tài. Trong đề

tài có nghiên cứu về vai trò tác động của gia đình, nhưng không nghiên cứu sâu,
vì vai trò của gia đình ở đây chỉ là một phần của trong tổng quan đề tài nghiên
cứu cùng với yếu tố cộng đồng. Tuy nhiên, luận văn cũng có những thông tin và
số liệu quan trọng có thể tham khảo được trong quá trình tác giả làm luận văn của
mình.
Luận văn thạc sỹ Luật học của TrầnTrọng Dũng “Đấu tranh phòng chống
các tội phạm về ma tuý do người chưa thành niên thực hiện tại thành phồ Hồ Chí
Minh”. Nội dung của luận văn xoay quanh vấn đề tìm cách đấu tranh, phòng
chống các tội phạm về ma tuý do người chưa thành niên thực hiện và nghiên cứu
dựa trên quan điểm của luật học.


Bài viết của bác sỹ Đỗ Kim Quang (trích dẫn từ Ephata Việt Nam số
20, năm 2001) “Tái hòa nhập và chống tái nghiện”, đây là một bài viết mô
tả tổng quan về tình hình tái hoà nhập và chống tái nghiện và chỉ ra
những việc đã làm được cũng chưa làm được của hai vấn đề trên đồng
thời nêu ra những giải pháp có tính hỗ trợ.
“Hiểm hoạ ma tuý và cuộc chiến mới” của Nguyễn Xuân Yêm và
Trần Văn Luyện, NXB Công An Nhân Dân, Hà Nội, 2002. Công trình
nghiên cứu này miêu tả sự nguy hiểm của ma tuý đối với đời sống xã hội
của con người và tìm cách để phòng – chống hiệu quả hơn và đồng thời
xem đây như là một cuộc chiến thật sự – cuộc chiến mới. Bộ tài liệu về:
“Hướng dẫn quy trình cai nghiện, phục hồi sức khoẻ, nhân cách cho người
nghiện ma tuý” của Bộ Lao động Thương binh Xã hội và Bộ Y tế ký kết
theo thông tư liên tịch số 31/TTLT/BLĐTBXH-BYT đang được các cơ sở
và các trung tâm thực hiện.
Bộ tài liệu về: “Quy trình cai nghiện, học tập, rèn luyện 24 tháng đối
với các đối tượng nghiện ma tuý” của Uỷ Ban Nhân Dân TP. Hồ Chí Minh
thơng qua tháng 06 năm 2002. Đề án “Xây dựng chương trình điều trị phục
hồi hồn tồn” do tác giả Nguyễn Ngọc Lâm (ĐH Mở bán công TP HCM)

và Phan Nguyên Bình (khoa Giáo dục học Trường ĐH KHXH&NV) thực
hiện năm 2000.
Đề án “Tổ chức quản lý, dạy nghề và giải quyết việc làm cho người
sau cai nghiện” của UBND Tp. HCM tháng 07/2003. Đề tài “Vấn đề tái hoà
nhập cộng đồng cho người nghiện ma tuý sau khi cai nghiện tại Tp. HCM
thực trạng và giải pháp” do Nguyễn Hoàng Năng (sở Lao động thương binh
và xã hội Tp. HCM) thực hiện năm 2003. Đề tài của tác giả Nguyễn


Hoàng Năng cũng hướng vấn đề nghiên cứu tới quá trình tái hoà nhập
cộng đồng cho người sau cai nghiện, song chủ yếu chỉ ra thực trạng và
hướng tới các giải pháp. Đề tài đã nghiên cứu rất nhiều các yếu tố, tuy
nhiên về yếu tố vai trò của gia đình thì tác giả cũng chưa nghiên cứu sâu
mà chỉ dừng lại ở một phần nhỏ của đề tài.
Nhìn chung, các nghiên cứu về ma túy (nghiện, cai nghiện, tái nghiện) hay
các bài viết đã công bố mà tác giả tiếp cận được thường mang các đặc điểm: nghiên
cứu nguyên nhân dẫn đến nghiện ma túy; hay mô tả chung các hiện tượng nảy sinh;
và thường đề cập đến tệ nạn ma túy và cơng tác phịng chống ma túy; nghiên cứu
các quy trình chữa trị ma túy tại các trung tâm hay tại cộng đồng hoặc xem xét vai
trò của các yêu tố đến việc thực hiện các đề án. Song phần lớn những nghiên cứu đó
chủ yếu tiếp cận từ nhiều khía cạnh khoa học khác nhau như luật học, tội phạm
học… Một số cơng trình có nghiên cứu các nhân tố tác động đến vấn đề hòa nhập
cộng đồng của người sau cai nghiện nhưng chưa làm tốt lên vai trị của gia đình,
đặc biệt là sự quan tâm, tương tác của các cá nhân trong gia đình đối với người sau
cai nghiện. Với đề tài này, tác giả không chỉ đặt trọng tâm vào mô tả vai trị của gia
đình nói chung, mà cịn chú trọng vào những bằng chứng định lượng và định tính
qua nghiên cứu thực nghiệm.
Tình trạng tái nghiện sau khi cai nghiện tập trung hiện nay theo đánh giá
chung là khá cao, hay nói cách khác, khá năng phục hồi hồn tồn và tái hòa nhập
cộng đồng sau cai nghiện ma túy của những người nghiện là rất thấp. Các nghiên

cứu trong lĩnh vực này đã chỉ ra cho thấy có nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến
q trình tái hịa nhập cộng đồng của người sau cai nghiện, bao gồm các nhân tố xã
hội, pháp lý, cộng đồng… Ở đây tác giả muốn hướng đề tài nghiên cứu vào nhân tố
gia đình như là một trong những nhân tố có vai trị quyết định quan trọng. Bởi lẻ có
thể thấy được rằng sau quá trình cai nghiện tập trung tại các trung tâm thì gia đình là


nơi đầu tiên mà một người sau cai nghiện bắt đầu và sau đó là tiếp tục (cho đến khi
phục hồi hồn tồn – nếu thành cơng) q trình tái hịa nhập cộng đồng của mình.
3.

Mục tiêu, nghiệm vụ nghiên cứu

Mục tiêu tổng quát
Đề tài tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm góp phần tìm
hiểu và làm rõ vai trị của gia đình đối với q trình tái hịa nhập cộng đồng của
những người sau cai nghiện trên địa bàn Tp.HCM. Từ đó có thể xác định được phần
nào nguyên nhân dẫn đến tình trạng tái hoà nhập cộng đồng của những người sau
cai nghiện chưa đạt được kết quả cao, những nguyên nhân có ảnh hưởng tiêu cực
làm hạn chế sự chuyển biến của q trình tái hồ nhập. Từ đó, phát huy những mặt
tích cực, đồng thời hạn chế tối đa những ảnh hưởng tiêu cực của gia đình đến q
trình tái hịa nhập cộng đồng của người sau cai nghiện ma túy. Đồng thời đề xuất
những giải pháp khả thi nhằm giúp thực hiện q trình tái hồ nhập cộng đồng cho
người sau cai nghiện đạt hiệu quả hơn.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được những mục tiêu trên, đề tài luận văn tập trung giải quyết
các nhiệm vụ sau đây:
Mô tả thực trạng tái hoà nhập cộng đồng của người sau cai nghiện tại
Tp. HCM: hoà nhập về khả năng việc làm; hoà nhập về khả năng tạo
mối quan hệ xã hội.

Phân tích yếu tố gia đình ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến q trình
tái hồ nhập cộng đồng của người sau cai nghiện: hoàn cảnh kinh tế của gia
đình; mối liên kết các thành viên trong gia đình; mức độ quan tâm của gia
đình đối với người sau cai nghiện.
4.

Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu


Đối tượng nghiên cứu
Trong đề tài nghiên cứu này, đối tượng cần nghiên cứu là vai trị của gia đình
trong việc tái hòa nhập cộng đồng của những người sau cai nghiện trên địa bàn
TP.HCM. Đề tài tập trung tìm hiểu mối quan hệ giữa gia đình và người nghiện sau
cai nghiện. Tuy nhiên, trong khuôn khổ của luận văn này chúng chúng tơi khơng đề
cập đến mọi khía cạnh của mối quan hệ nêu trên, mà chỉ giới hạn mối quan hệ giữa
chức năng xã hội hoá và kiểm sốt xã hội như việc giáo dục của gia đình, ảnh
hưởng của các thành viên trong gia đình trong quá trình tương tác. Gia đình đã
giúp đỡ trong mọi sinh hoạt như thế nào? Tạo dựng các mối quan hệ xã hội cho
cá nhân theo hướng nào? Động viên hay bỏ mặc… đối với các thành viên sau cai
nghiện.
Tái hịa nhập cộng đồng được hiểu là quá trình hội nhập trở lại với cuộc sống
xã hội của con người, cụ thể là khả năng tìm kiếm việc làm, thăng tiến trong cơng
việc; là q trình tái thiết lập các mối quan hệ xã hội và những đánh giá của xã hội
đối với cá nhân đó. Đề tài nghiên cứu cần làm rõ mối liên kết trong gia đình cũng
như cách thức và mức độ quan tâm giúp đỡ của gia đình đối với người sau cai
nghiện.
Khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu của đề tài là những gia đình có các thành
viên sau cai nghiện đã hồ nhập tốt với cộng đồng và các gia đình có người tái
nghiện sau cai nghiện; các cá nhân đã cai nghiện thành công đang sinh sống và làm

việc tại cộng đồng. Ngoài ra đề tài cũng tiến hành phỏng vấn những gia đình có con
cái thành đạt , gia đình có con cái đã và sau cai nghiện đang thành đạt để so sánh với
nhóm gia đình có con cái nghiện ma túy.


Các cuộc khảo sát được tiến hành tại trung tâm cai nghiện Nhị Xuân. Những
người cai nghiện thành công và các hộ gia đình được khảo sát trên địa bàn quận 4,
Tp.HCM.
5.

Cách tiếp cận chính sử dụng trong nghiên cứu

5.1.

Hướng tiếp cận theo quan điểm Mácxít

Xã hội vừa là sản phẩm của thế giới tự nhiên, vừa là thực thể đặc thù của thế
giới vật chất, thông qua hành động giữa con người với con người và giữa con người
với tự nhiên.
Mác và Anghen viết “Cho đến đây, chúng ta chỉ mới chủ yếu nói đến độc
một mặt của hoạt động của con người: Con người tác động vào thế giới tự nhiên,
còn mặt khác con người tác động vào con người…” [19, tr299].
Xét về cấu trúc thì xã hội là một hệ thống phức tạp, bao gồm nhiều hình thức
hoạt động khác nhau của con người và một hệ thống bao gồm nhiều loại quan hệ xã
hội, cũng như các hình thức cộng đồng của con người.
Như vậy, xã hội là một hệ thống toàn vẹn, mở rộng trong không gian và phát
triển theo thời gian. Con người đi vào xã hội và hoạt động trong lòng xã hội đều
muốn tìm hiểu, nhận thức đúng về xã hội và nhận thức về thế giới tự nhiên bao
quanh nó.
Lịch sử xã hội và lịch sử hình thành và phát triển của chính bản thân con

người là thống nhất khơng tách rời nhau. Con người vừa là đạo diễn vừa là diễn
viên của chính bản thân đời sống xã hội. Con người ngày càng bị lơi cuốn vào q
trình lịch sử xã hội để giải thích và cải tạo xã hội mà họ đang sống. Vì vậy, xã hội là
đối tượng nhận thức trực tiếp về xã hội của con người. Do đó con người là chủ thể
sáng tạo, những quan điểm coi con người là sản phẩm của thượng đế, do thượng đế
tạo ra cùng với vạn vật khác trên thế gian này hoặc qui bản chất con người thành
vấn đề có tính chất tình cảm hay đạo đức, thậm chí coi con người chỉ là sinh vật có


tâm lý, cảm giác,… mà xem nhẹ tính xã hội của con người. Tất cả các quan điểm
này đều phi khoa học về nhận thức con người và xã hội con người.
Khi nghiên cứu vai trị của gia đình đơi với q trình tái hịa nhập cộng đồng
của những người sau cai nghiện ma túy, cần phải đặt vấn đề trong hoàn cảnh lịch sử
cụ thể và sự phát triển xã hội. Nó phụ thuộc vào điều kiện khách quan và cả nhân tố
chủ quan.
Hệ thống quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin phản ánh sâu sắc những
biến động về kinh tế, chính trị, văn hóa và tơn giáo của thế kỷ XIX với các cuộc
cách mạng và chủ nghĩa tư bản ra đời đã làm tan rã xã hội phong kiến về trật tự xã
hội. Đối với Mác, ông đã phân tích một cách khoa học và chỉ ra quy luật phát triển
của xã hội triển toàn thế giới, đó là quy luật “Quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính
chất và trình độ của lực lượng sản xuất”. Mặt khác, quan điểm của chủ nghĩa Mác –
Lênin địi hỏi phân tích các cá nhân hiện thực, hoạt động của họ và các điều kiện
sống vật chất của họ một cách cụ thể. Điểm cốt lõi của học thuyết Mác là con
người xã hội, là quan hệ của con người, coi con người là giá trị cao nhất. Theo Mác,
“Bản chất của con người không phải là cái trừu tượng, cố hữu của cá nhân riêng
biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa các mối quan hệ
xã hội”. Nghiên cứu: Vai trị của gia đình đối với q trình tái hịa nhập cộng đồng
của những người sau cai nghiện ma túy. Vấn đề đặt ra ở đây, không chỉ phản ánh
những q trình của cá nhân trong q trình tái hịa nhập vào xã hội mà cịn phân
tích, phản ánh những thiết chế hay những khía cạnh ảnh hưởng tới việc cải thiện

điều kiện sống về vật chất và tinh thần của mỗi cá nhân. Cũng như mối quan hệ xã
hội của mỗi cá nhân đó trong q trình xã hội hóa và trong việc hịa nhập với cộng
đồng [19, tr257].
5.2.

Hướng tiếp cận của xã hội học gia đình


Gia đình là một thiết chế xã hội
Theo hướng tiếp cận này, gia đình được xem như là một hệ thống liên kết lẫn
nhau giữa các vai trò, chuẩn mực xã hội được tạo ra và hoạt động nhằm thỏa mãn
những nhu cầu cơ bản của xã hội. Một số nhà xã hội học Nga quan niệm gia đình là
một hệ thống lịch sử cụ thể các quan hệ qua lại giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và
con cái. Nó là một nhóm xã hội nhỏ trong đó các thành viên có liên quan với nhau
bởi quan hệ hơn nhân, họ hàng. Sự tất yếu xã hội của nhóm này được quyết định
bởi nhu cầu xã hội tái sản xuất về vật chất và tinh thần [18, tr29].
Nếu khi đã xem gia đình như một thiết chế thì cũng có nghĩa coi gia đình
như một thực thể xã hội tương đối phức tạp, nó chịu sự kiểm tra của xã hội bởi các
hệ thống chế tài tích cực và tiêu cực, gia đình là một hệ thống phức tạp của những
hành động và những mối quan hệ bên trong của nó. Hệ thống này thực hiện những
chức năng xã hội nhất định như duy trì nịi giống, xã hội hóa cá nhân… và là một
thực thể xã hội có các giá trị, chuẩn mực và tồn tại xã hội.
Theo hướng tiếp cận này cho phép chúng ta phác thảo ra những vấn đề quan
trọng như sự phát triển các nhu cầu xã hội có tác động như thế nào đến tính chất
quan hệ trong gia đình và lối sống gia đình, sự khơng phù hợp các nhu cầu xã hội,
sự nảy sinh các tiêu cực xã hội và những biến đổi về giá trị chuẩn mực của gia đình
trong đời sống xã hội.
Nhìn chung các cá nhân ít khi hành động ngược lại với các thiết chế. Bởi vì
cung cách tư duy và phong cách hành động đã được thiết chế hóa có ý nghĩa quan
trong đối với con người. Thiết chế mang lại cảm giác yên tâm và an tồn cho các cá

nhân tn thủ nó, vì nó chính là cái mà xã hội cho là đúng, cái nên làm, là chuẩn.
Thực hiện theo nó tức là thực hiện theo số đông. Chỉ những người không thực hiện
theo thiết chế mới cảm thấy bất an vì bị xã hội phê phán.


Gia đình là một nhóm xã hội
Với hướng nghiên cứu của đề tài thì gia đình được xem xét như là một nhóm
xã hội có tính đặc thù, là chú ý đến tính độc lập tương đối của nó, sự liên kết, sức
hút của các thành viên nhằm thỏa mãn các nhu cầu riêng tư của họ. Gia đình cũng
như bao nhóm xã hội khác (qui mơ có thể nhỏ hơn), đó là sự tâp hợp của các cá
nhân dựa trên quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống và một số các dạng quan hệ
khác được hình thành trong đó. Sự liên kết này được đảm bảo bởi tính giao, huyết
thống và tình cảm.
Khi gia đình được xem như một tập thể mà trong đó các thành viên gắn bó
với nhau bằng những sợi dây liên hệ thường xuyên, lâu dài và kéo theo suốt cuộc
đời của mỗi con người. Tìm hiểu gia đình theo hướng tiếp cận này, chúng ta tập
trung xem xét thành phần nhóm gia đình về mặt cơ cấu, mối liên kết nhóm gia đình,
các hoạt động nhóm gia đình và mức độ quan tâm của gia đình đối với những cá
nhân có vấn đề. Đồng thời cũng xem xét những mục đích, nhiệm vụ, chức năng đối
với cá nhân, sự điều chỉnh hành vi của nhóm và sự tác động qua lại giữa các thành
viên trong gia đình như giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con cái, giữa ông bà với
cháu chắt… Đây là hướng tiếp cận tương đối quan trọng, vì nó nằm bên trong của
nhóm gia đình. Ơ đó các thành viên tương tác mặt đối mặt trực tiếp với nhau.
Chức năng của thiết chế gia đình
Thiết chế gia đình là một hệ thống qui định ổn định và tiêu chuẩn hóa tính
giao và sự truyền chủng của con người. Khi nói đến chức năng của thiết chế gia
đình là nói đến sự đóng góp của nó vào sự tồn tại của hệ thống xã hội. Gia đình
được sinh ra, tồn tại và phát triển. Chính do nó có sứ mệnh đảm đương những chức
năng đặc biệt mà xã hội, tự nhiên đã trao cho và không một thiết chế nào có thể thay
thế được. Các chức năng đó tồn tại trong mối liên hệ thống nhất, tác động lẫn nhau

để tạo nên con người cả về mặt sinh học lẫn mặt xã hội [18, tr33].


Engels viết: “Theo quan điểm duy vật, nhân tố quyết định trong lịch sử quy
cho đến cùng là sản xuất và tái sản xuất ra đời sống trực tiếp. Nhưng bản thân sự sản
xuất đó có hai loại: Một là sản xuất ra tư liệu sản xuất, ra thức ăn, gạo, nhà ở và
những công cụ cần thiết để sản xuất ra những thứ đó. Mặt khác đó là sự sản xuất ra
chính bản thân con người, là sự truyền nịi giống.những thiết chế xã hội, trong đó
những con người của một thời đại lịch sử nhất định và của một nước nhất định
đang sống là do hai loại sản xuất đó quyết định”. Một mặt do trình độ phát triển của
lao động và mặt khác là do trình độ phát triển của gia đình [12, tr134].
Trong thực tế hai loại này có quan hệ tác động qua lại lẫn nhau một cách
biện chứng. Trình độ phát triển của lao động ảnh hưởng tới trình độ phát triển của
gia đình, ngược lại trình độ phát triển của gia đình lại góp phần vào sự phát triển
trình độ lao động của thế giới.
Khi thừa nhận gia đình là một trong số các thiết chế xã hội cơ bản bên cạnh
các thiết chế khác như thiết chế kinh tế, thiết chế chính trị, thiết chế giáo dục, thiết
chế văn hóa… là đã thừa nhận vai trị to lớn của gia đình trong việc bảo đảm sự tồn
tại và phát triển xã hội thơng qua các chức năng của nó.
Nói đến các chức năng của thiết chế gia đình, theo quan điểm của nhiều nhà
nghiên cứu khác nhau, ta có thể tóm tắt các chức năng cụ thể như sau:
Chức năng tái sản sinh xã hội, là chức năng duy trì nịi giống, tạo thế hệ
tương lai. Việc tái sản xuất này bản thân nó cũng mang hai ý nghĩa quan trọng, thứ
nhất là nhằm để đáp ứng nhu cầu xã hội, thứ hai nhằm đáp ứng và thỏa mãn nhu
cầu của chính gia đình là niềm vui và niềm hạnh phúc của các cặp vợ chồng. Con
cái trở thành nguồn tình cảm của cha mẹ mà khơng phải là hình thức đầu tư có tính
chất vụ lợi cho tương lai. Vì vậy, thanh niên nam nữ khi đến tuổi trưởng thành cần
phải có những hiểu biết nhất định giới tính, sức khỏe và có như vậy mới có thể
cung cấp cho xã hội những con người khỏe nhất tốt nhất về mặt thể chất và tinh
thần.



Chức năng giáo dục con cái hay còn gọi là chức năng xã hội hóa, đây là
chức năng cực kỳ quan trọng và có ý nghĩa đối với q trình hình thành nhân cách
của mỗi cá nhân. Đứa trẻ được nhận từ gia đình khơng chỉ cái ăn, cái mặc, nơi trú
ngụ mà cịn tình thương u và sự âu yếm. Với đứa trẻ, gia đình chính là đại diện
đầu tiên cho cả thế giới rộng lớn xung quanh, đứa trẻ tiếp xúc với thế giới tự nhiên
và thế giới lồi người thơng qua chính gia đình. Bằng các thơng tin khơng lời và có
lời, cha mẹ và người thân đã truyền dạy cho trẻ những vai trò xã hội, khuôn mẫu
hành vi, giá trị xã hội, chuẩn mực sống, niềm tin đạo đức,.v.v.v Xã hội hóa tốt ở gia
đình sẽ là nền tảng quan trọng cho cá nhân khi tham gia vào hoạt động sống trong
xã hội.
Chức năng là đơn vị kinh tế - tiêu dùng, nhiệm vụ của gia đình là phải tham
gia vào lao động sản xuất, nhằm đảm bảonguồn sống cho các thành viên trong gia
đình. Trong xã hội nông thôn truyền thống, tiền công nghiệp chức năng kinh tế của
gia đình đóng vai trị vơ cùng quan trọng. Gia đình thật sự là một đơn vị kinh tế độc
lập, khép kín. Mỗi gia đình nơng thơn tự đảm nhiệm trọn vẹn một qui trình gồm có:
sản xuất – phân phối – trao đổi – tiêu dùng. Họ sản xuất tạo ra các sản phẩm chăn
nuôi hoặc trồng trọt mà không cần phụ thuộc vào người khác, kể cả việc tiêu thụ sản
phẩm. Còn trong xã hội cơng nghiệp – đơ thị hóa thì gia đình trở thành một đơn vị
tiêu dùng các sản phẩm hàng hóa và sử dụng các dịch vụ xã hội.
Chức năng thỏa mãn các nhu cầu văn hóa tinh thần, gia đình có nhiệm vụ tổ
chức đời sống tinh thần lành mạnh cho mỗi thành viên, là nơi cân bằng tâm lý, phục
hồi thần kinh sau một ngày làm việc nặng nhọc, là nơi tổ chức thời gian nhàn rỗi
một cách hữu ích. Chính vì vậy mà Alvin Toffler một nhà tương lai học đã nói rằng
“ Gia đình đã được coi là bộ giảm sốc khổng lồ của xã hội – nơi mà mỗi cá nhân sẽ
trở về sau khi chiến đấu với xã hội. Nó là điểm ổn định nhất trong một môi trường
thay đổi liên tục”. Hoạt động tinh thần trong gia đình gồm có như giải trí, nghỉ ngơi,



sinh hoạt văn hóa, tiếp khách, thăm hỏi bạn bè, tham quan, du lịch và thưởng thức
các loại hình văn hóa nghệ thuật… [12, tr136].
Ngồi ra, hai tác giả người Mỹ là Bruce J. Cohen và Terri L. Orbuch còn nói
đến hai chức năng khác của gia đình đó là điều chỉnh hành vi giới và chức năng gắn
vị trí xã hội [18, tr35].
Chức năng điều chỉnh hành vi giới hay chức năng xã hội hóa về giới, nhiệm
vụ của gia đình ở đây là điều chỉnh hành vi giới cho trẻ nhỏ, bằng cách cung cấp
cho chúng những chuẩn mực đạo đức, giá trị xã hội và đặc biệt là kiến thức giới tính
để chúng có thể hiểu biết được hành vi giới tính, những khn mẫu giới tính. Có
như vậy mới tránh được những hoạt động giới tính sai lệch, sự thối hóa giống nịi,
tránh làm phá vỡ những ràng buộc cảm xúc giữa các cá nhân với nhau. Cịn chức
năng thứ hai, thì gia đình sẽ sử dụng các qui tắc dòng tộc để xác lập quan hệ vị thế
cho đứa trẻ. Nghĩa là trẻ sẽ được gán cho những vị thế ấy.
Bên cạnh đó cũng có thể nói gia đình cịn có một chức năng quan trọng khác
đó là chức năng kiểm sốt xã hội đối với hành vi của các cá nhân, để các thành viên
có hành động đúng chuẩn mực chung của xã hội, từ đó giúp các cá nhân tranh rơi
vào sự trừng phạt của xã hội.
5.3.

Một số lý thuyết nghiên cứu ứng dụng

Trong đề tài này, tác giả sẽ sử dụng kết hợp giữa hướng nghiên cứu gia đình
với tư cách là nhóm xã hội thường được sử dụng trong nghiên cứu gia đình và lý
thuyết xã hội hóa cá nhân. Từ đó cố gắng làm rõ vai trị của gia đình trong q trình
xã hội hóa và tái xã hội hóa cá nhân trong trường hợp của những người sau cai
nghiện. Khái niệm về vai trị gia đình đặt trong mối quan hệ với việc tái hòa nhập
cộng đồng của những người sau cai nghiện chưa được thao tác một cách đầy đủ và
rõ ràng, vì vậy, việc nghiên cứu theo hướng tiếp cận này sẽ cung cấp một cái nhìn
tổng quan về vai trị của gia đình nói chung và vai trị của gia đình đối với q trình
tái hịa nhập cộng đồng của những người sau cai nghiện nói riêng.



Lý thuyết xã hội hóa
Xã hội hóa là một khái niệm hiện nay được được dùng với hai nghĩa. Thứ
nhất, khái niệm này chỉ sự tăng cường chú ý quan tâm của xã hội về vật chất và tinh
thần đến những vấn đề, sự kiện xã hội cụ thể nào đó mà trước đây chỉ một bộ phận
của xã hội có trách nhiệm quan tâm thực hiện nó. Nghĩa thứ hai, thuật ngữ xã hội
hóa được sử dụng trong xã hội học để chỉ quá trình chuyển biến từ chỉnh thể sinh
vật có bản chất xã hội với các tiền đề tự nhiên đến một chỉnh thể đại diện của xã hội
lồi người. Đây được xem là q trình xã hội hóa cá nhân và ở trong đề tài này
chúng ta sẽ nói đến nghĩa thứ hai của q trình xã hội hóa.
Khái niệm xã hội hóa được các nhà xã hội học dùng để chỉ q trình hịa
nhập, gia nhập của cá thể vào xã hội hay là quá trình học hỏi các khn mẫu hành vi
xã hội của cá nhân. Nhờ vào quá trình này mà cá nhân có thể hịa nhập vào một
nhóm hoặc cộng đồng xã hội cụ thể nào đó.
Bruce J. Cohen khẳng định rằng “Xã hội hóa là q trình mà qua đó cá nhân
học hỏi được cách sống của xã hội và phát triển khả năng đóng các vai trị xã hội
vừa với tư cách một cá thể vừa với tư cách một thành viên của nhóm” [13, tr55].
Cịn các nhà xã hội học trường Đại học Tennessee lại định nghĩa như sau về
xã hội hóa “Xã hội hóa là một q trình học hỏi để một con người động - vật trở
thành con người xã hội” [12, tr74].
Hay Neil Smelser nhà xã hội học Mỹ đã viết “Xã hội hóa là quá trình mà
trong đó cá nhân học cách thức hành động tương ứng với vai trị của mình”.
Xã hội hóa sẽ giúp các cá nhân có những kỹ năng, những khả năng cần thiết
mà xã hội đòi hỏi và nhờ vào những kỹ năng những khả năng đó mà cá nhân có thể
hịa nhập vào mồi trường xã hội nơi chính cá nhân bản thân đang sinh sống và làm
việc.
Quá trình xã hội hóa là một q trình xét về mặt thời gian thì được bắt đầu
khi đứa trẻ mới chào đời cho đến khi già nua và từ bỏ cõi đời này. Về nội dung,



thực chất đó là một q trình mỗi cá nhân học đóng các vai trị xã hội và học diễn
xuất theo các khuôn mẫu hành vi xã hội. Về không gian thì q trình đó diễn ra từ
trong gia đình tới trường học và ngoài xã hội rộng lớn. Nếu xét về mặt lượng thì nó
diễn ra từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ ít tới nhiều. Cịn xét về chất thì
q trình xã hội hóa cá nhân diễn ra từ bắt chước nguyên xi đến bắt chước có học
hỏi, rồi bắt chước có chọn lọc và cao nhất là sáng tạo. Có thể nói quá trình này diễn
ra từ vơ thức đến có ý thức, từ tự phát đến tự giác.
Xã hội hóa là nền tảng quan trọng của lồi người, khơng như các
sinh vật khác, con người cần phải có hiểu biết xã hội để sống. Ngồi sự tồn
tại có tính chất sinh học đơn thuần, kinh nghiệm xã hội tạo ra nhân cách
của mỗi con người. Hiểu theo nghĩa đơn giản, nhân cách chính là hệ thống
tư duy, cảm xúc và hành vi có tổ chức trong đó con người suy nghĩ, nhận
thức về thế giới, về bản thân mình cũng như phản ứng, hành động trong
tương tác xã hội. Chỉ có thơng qua sự hình thành và phát triển của nhân
cách, lồi người mới trở nên khác biệt với tất cả các lồi động vật khác, chỉ
có lồi người mới tạo ra được văn hóa và mỗi con người, với tư cách là một
thành viên của xã hội tiếp thu văn hóa vào nhân cách của mình. Những
trường hợp bị cách ly hoàn toàn với đời sống xã hội cho thấy cá thể rơi vào
hồn cảnh đó hầu như chỉ tồn tại sinh học, hồn tồn vơ cảm và khơng có
biểu hiện phẩm chất xã hội nào thường gặp ở con người.
Đã từng có những tranh biện và bất đồng về tầm quan trọng tương
đối của yếu tố sinh học và yếu tố xã hội trong sự phát triển của con người
hay nói ngắn gọn là cái gì hình thành nên nhân cách, bản chất hay dưỡng
dục. Ngày nay, hầu hết các nhà khoa học xã hội đều vượt khỏi chuyện
tranh biện đó, bởi hiểu rõ sự tương tác của các biến ấy trong việc định hình
sự phát triển của con người. Các yếu tố sinh học, di truyền có ảnh hưởng
đến đời sống con người chẳng hạn trong việc di truyền trí thơng minh, một



số đặc điểm nhân cách (như phản ứng khi bị kích thích), khả năng thiên
bẩm trong một số hoạt động (như nghệ thuật, âm nhạc)... nhưng sự phát
triển nhân cách chịu ảnh hưởng của yếu tố dưỡng dục nhiều hơn là sinh học
tự nhiên. Bản tính con người là sáng tạo, học hỏi và bổ sung văn hóa. Vì
thế, đúng ra đang ở vị thế đối lập, bản tính con người và giáo dục thực ra
không thể chia cắt.
Xã hội hóa khơng chỉ quan trọng đối với đời sống của cá nhân, nó
giúp cho xã hội phát triển được liên tục, có lịch sử, có hiện tại và có tương
lai. Kinh nghiệm xã hội luôn tồn tại trong xã hội, mọi xã hội đều dạy cho
các thành viên mới về nó và q trình diễn ra liên tục từ thế hệ này sang thế
hệ khác, vượt qua đời sống của một cá nhân.
Gia đình cùng với nhà trường và xã hội là ba mơi trường xã hội hóa của mỗi
cá nhân. Gia đình là mơi trường xã hội hóa đầu tiên của con người, là cái nơi đầu
tiên hình thành nên những phẩm chất cần để con người hòa nhập vào cuộc sống xã
hội. Vì vậy bản thân mỗi cá nhân khi gặp những lệnh lạc trong xã hội, người ta
thường có xu hướng đi tìm ngun nhân tác động từ phía gia đình. Gia đình với
những chức năng giáo dục, nuôi dưỡng, kinh tế cho nên việc ảnh hưởng của gia
đình đối với những hành động của cá nhân là vô cùng quan trọng. Đối với những
người nghiện ma túy, ảnh hưởng của gia đình là rất lớn, gia đình có thể là nơi đẩy
họ vào con đường ma tuý và cũng là nơi tốt nhất kéo ra khỏi cạm bẫy của ma túy để
tái hòa nhập vào cộng đồng xã hội.
Lý thuyết về sự hội nhập như sự kiểm soát (conformity as control) của
Travis Hirschi cho rằng xã hội đã phát triển nhiều cách khác nhau để “kiểm sốt”
thành viên của nó như sự gắn bó, sự cam kết, sự liên quan và niềm tin. Khi một
người thuộc về các nhóm (có mối liên kết) càng yếu chừng nào, thì người đó càng ít
phụ thuộc vào nhóm chừng ấy và do vậy, người đó càng phụ thuộc vào chính mình
hơn. Chẳng hạn, quan hệ khơng sâu sắc và gần gũi trong giao tiếp giữa các thành


viên trong gia đình có liên quan đến tình trạng nghiện ma túy hay tái hòa nhập cộng

đồng của cá nhân.
Lý thuyết lối sống, lối sống được định nghĩa là cách thức cá nhân tham gia
vào các quan hệ xã hội bằng những hoạt động của mình, là khả năng lựa chọn các
phương thức cụ thể của hoạt động sống của mình và sự lựa chọn đó được xác định
trên cơ sở con người biết đánh giá hoạt động sống của mình trong tương quan với
điều kiện sống [7, tr3].
Hướng nghiên cứu tìm hiểu những yếu tố khách quan và những yếu tố chủ
quan ảnh hưởng đến quá trình tái hòa nhập cộng đồng của người sau cai nghiện ma
túy. Đó chính là gia đình họ và bản thân họ (về mặt tâm lý và thái độ).
Nghiên cứu dựa trên lý thuyết lối sống cần được cụ thể hóa bằng khái niệm
tình huống sống và tình huống có vấn đề. Tình huống sống được tạo nên bởi những
điều kiện sống trực tiếp, ổn định của hoạt đống sống và sự đánh giá chủ quan về ý
nghĩa các điều kiện đó, ảnh hưởng của chúng với việc tiếp nhận chất lượng sống
của mỗi cá nhân. Khái niệm tình huống sống cho phép hình dung một cách tồn
diện những điều kiện khách quan hoạt động sống của mỗi cá nhân trong những điều
kiện đó.
Một số tình huống sống gắn với nhu cầu nào đó của cá nhân với một mục
đích, một lợi ích nào đó buộc người ta phải đưa ra quyết định quan trọng gọi là
những tình huống có vấn đề. Lấy mốc thời gian khi mình nghiện và thời điểm cơng
khai với gia đình tình trạng nghiện với gia đình là những tình huống có vấn đề và
trước tình huống có vấn đề đó, mỗi người trong những hồn cảnh sống khác nhau
có những lựa chọn hành động và ứng xử hịa nhập hồn tồn khác nhau.
6.

Những khái niệm liên quan

Gia đình
Từ thời ngun thủy cho đến nay, khơng phụ thuộc vào phương thức kiếm
sống, gia đình ln ln tồn tại và đáp ứng những nhu cầu cơ bản cho các thành



viên của mình. Song để đưa ra được một cách xác định phù hợp với khái niệm gia
đình, nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra sự so sánh giữa gia đình lồi người với đời
sống cặp đơi ở động vật và đi đến kết luận rằng: khác biệt với cặp đơi của động vật,
gia đình của lồi người ln ln bị ràng buộc theo các điều kiện văn hóa – xã hội
của đời sống gia đình ở con người. Nghĩa là gia đình lồi người ln bị ràng buộc
bởi các qui định, các chuẩn mực giá trị, sự kiểm tra và sự tác động của xã hội vì thế
theo họ thuật ngữ gia đình nên chỉ để nói về gia đình lồi người mà thơi.
Để đưa ra một khái niệm đầy đủ về gia đình thật khơng dễ dàng. Tuy nhiên,
dưới khía cạnh của xã hội học, gia đình thuộc về phạm trù cộng đồng xã hội. Từ đây
nó có thể được xem như một nhóm xã hội nhỏ, đồng thời như một thiết chế xã hội
có vai trị đặc biệt quan trọng trong q trình xã hội hóa con người. Ơ trong luận
văn này xin đưa một khái niệm trong rất nhiều các khái niệm về gia đình mà các
nhà xã hội học đưa ra “Gia đình là một thiết chế xã hội đặc thù, một nhóm xã hội
nhỏ mà các thành viên của nó gắn bó với nhau bởi các mối quan hệ hôn nhân, quan
hệ huyết thống hoặc quan hệ con ni, bởi tính cộng đồng về sinh hoạt, trách nhiệm
đạo đức với nhau nhằm đáp ứng những nhu cầu riêng của các thành viên cũng như
để thực hiện tính tất yếu của xã hội về tái sản xuất con người” [12, tr128].
Nghiện ma túy
Năm 1957, tổ chức Y tế Thế giới gọi tắt là "OMS" đã đưa ra
khái niệm về nghiện ma túy, cho đến nay khái niệm này vẫn còn được
chấp nhận. Nội dung như sau: "Sự nghiện ngập là một trạng thái ngộ
độc kinh niên hay từng thời kỳ, do việc sử dụng lặp đi lặp lại một hay
nhiều lần chất ma túy thiên nhiên hay nhân tạo (tổng hợp), với các đặc
điểm của nó là:
- Sự ham muốn chất thuốc khơng thể kiềm chế được hay là nhu
cầu cần phải có chất thuốc bằng bất cứ giá nào;
- Có khuynh hướng tăng dần liều sử dụng hoặc chuyển sang chất



khác mạnh hơn;
- Có sự bức xúc lệ thuộc về cả mặt tâm lý và thường là cả thể
chất đối với tác dụng của chất thuốc;
- Gây tác hại cho chính người sử dụng và cho xã hội" [20, tr19].
Tái nghiện ma túy
Là hiện tượng sử dụng lại ma túy khi đã được cắt cơn và qua quá
trình cai nghiện tập trung (hoặc tại gia đình) ít nhất một lần. Những
trường hợp này đã được trở về cộng đồng, nhưng vì một lý do nào đó
đã tìm lại với ma tuý và đã nghiện lại.
Hội nhập
Là một quá trình xã hội mà trong đó một người hay nhiều người với sự quy
gắn về địa vị và chức năng được thu nhận vào cấu trúc xã hội của một hệ thống xã
hội, bao gồm tất cả các loại từ cấp độ nhóm tới cấp độ xã hội. Một mặt hội nhập là
một hình thức của biến đổi xã hội từ giác độ của người được tiếp nhận và mặt khác
việc hội nhập địi hỏi có tiền đề là sự sẵn sàng thu nhận của hệ thống xã hội. Độ hội
nhập của một hệ thống xã hội bên cạnh các yếu tố khác, được xác định bởi mức độ
sự chấp thuận [29, tr220].
Tái hòa nhập cộng đồng
Là sự hội nhập trở lại với cuộc sống xã hội của con người vì lý do nhất định
nào đó họ bị tách ra khỏi mơi trường xã hội của nó và sau đó được trả lại với xã hội.
Đó là một q trình thích ứng tương đối không đơn giản của cá nhân với môi
trường xã hội khi hoặc do những biến đổi về cấu trúc văn hóa của xã hội hay những
thành kiến của xã hội đối với những người đang tái hội nhập trở lại đối với cuộc
sống xã hội. Trong đề tài này, tái hòa nhập cộng đồng sẽ được hiểu theo hướng bao
gồm việc tái hòa nhập trong đời sống gia đình; tái hịa nhập trong cơ hội việc làm;
tái hịa nhập trong các mối quan hệ xã hội khác như bạn bè, hàng xóm láng giềng,
tham gia các tổ chức đoàn thể…


Phân biệt đối xử

Chính là sự đối xử bất bình đẳng được nhận biết hay được xác định theo các
nguyên tắc bình đẳng và đối xử bình đẳng. Đó là sự cự tuyệt các phương tiện và cơ
hội mà xã hội chấp nhận để đạt được những mục đích mà xã hội đã công nhận.
Điều này dẫn tới hậu quả là sự loại trừ khỏi các lĩnh vực của đời sống mà phần đông
mọi người đều đạt được. Trong trường hợp với những người đã từng nghiện ma tuý,
sự phân biệt đối xử có liên quan đến đặc tính nghiện ma tuý của họ trong quá khứ
và xã hội có thể quy kết những tính chất tiêu cực cho nhóm đối tượng này.
Ngồi lề xã hội
Là tình trạng con người thiếu sự hội nhập xã hội. Họ như là một bộ phận ở
bên ngồi dịng chảy chính và những diễn biến chính của xã hội hay nhóm xã hội
của chính họ. Người ở bên ngồi lề xã hội có thể là trong hiện thực hoặc ở trong
nhận thức của họ, nhưng đó là hiện thực đối với họ. Trạng thái ngồi lề xã hội địi
hỏi phải xem xét tương quan cấu trúc của các điều kiện tâm lý xã hội trong đó con
người cảm thấy sự xa lánh xã hội và sự không hội nhập với những diễn biến đang
diễn ra trong một xã hội.


×