Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Phân tích chuỗi giá trị cây sả trên địa bàn huyện tuy phước, tỉnh bình định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1008.13 KB, 98 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

PHẠM DIỆP TỒN

PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ
CÂY SẢ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TUY PHƢỚC,
TỈNH BÌNH ĐỊNH

Ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 8340101

Ngƣời hƣớng dẫn: TS. NGUYỄN THỊ HẠNH


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là kết quả nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả
trong luận văn này là trung thực và chƣa từng đƣợc ai cơng bố trong bất kỳ
cơng trình nào.
Tơi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ trong quá trình thực hiện luận
văn đã đƣợc cảm ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều đƣợc ghi rõ
nguồn gốc.
Bình Định, ngày 18 tháng 3 năm 2021
Tác giả luận văn

Phạm Diệp Toàn


LỜI CẢM ƠN
Để có đƣợc kết quả nghiên cứu và hoàn thành luận văn này, trong thời
gian thực hiện đề tài, tôi luôn nhận đƣợc sự giúp đỡ của nhà trƣờng, q thầy


cơ, gia đình, bạn bè cũng nhƣ các đồng nghiệp và các hộ sản xuất, kinh doanh
cây Sả trên địa bàn Huyện Tuy Phƣớc, tỉnh Bình Định.
Trƣớc hết, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến ngƣời trực tiếp
hƣớng dẫn tôi là TS. Nguyễn Thị Hạnh đã tận tình giúp đỡ tơi trong suốt q
trình thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn các thầy cô Trƣờng Đại học Quy Nhơn đã tận
tâm và nhiệt tình giảng dạy tơi trong suốt thời gian học cao học tại trƣờng và
xin gửi lời biết ơn đến gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã tạo điều kiện về
thời gian, động viên tinh thần và giúp đỡ để tơi hồn thành đề tài tốt nghiệp
của mình.
Tơi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các cơ quan, ban, ngành huyện Tuy
Phƣớc, các ngành chuyên môn xã, thị trấn, các hộ gia đình sản xuất kinh
doanh cây Sả trên địa bàn Huyện Tuy Phƣớc, tỉnh Bình Định đã cung cấp
thơng tin và số liệu để tơi hồn thiện đề tài.
Một lần nữa tơi xin chân thành cảm ơn!
Bình Định, ngày 18 tháng 3 năm 2021
Tác giả luận văn

Phạm Diệp Toàn


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
MỞ ĐẦU .............................................................................................................
1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................... 1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài .................................................... 3

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................... 5
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ........................................................... 5
5. Phƣơng pháp nghiên cứu ......................................................................... 6
6. Kết cấu của đề tài nghiên cứu .................................................................. 7
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHUỖI GIÁ TRỊ VÀ
PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ ................................................................... 8
1.1. KHÁI NIỆM CHUỖI GIÁ TRỊ ............................................................. 8
1.1.1. Khái niệm chuỗi giá trị.................................................................... 8
1.1.2. Một số khái niệm có liên quan ...................................................... 10
1.2. CÁC TÁC NHÂN THAM GIA CHUỖI GIÁ TRỊ.............................. 14
1.2.1. Nhà cung cấp đầu vào ................................................................... 14
1.2.2. Nhà sản xuất .................................................................................. 15
1.2.3. Ngƣời thu gom .............................................................................. 15
1.2.4. Nhà chế biến .................................................................................. 15
1.2.5. Ngƣời tiêu thụ ............................................................................... 15
1.2.6. Ngƣời tiêu dùng ............................................................................ 15
1.2.7. Các tác nhân hỗ trợ chuỗi.............................................................. 15


1.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH THỰC HÀNH
CHUỖI GIÁ TRỊ......................................................................................... 16
1.3.1 Các yếu tố khách quan ................................................................... 16
1.3.2. Các yếu tố chủ quan ...................................................................... 16
1.4. PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ ............................................................... 17
1.4.1. Khái niệm phân tích chuỗi giá trị .................................................. 17
1.4.2. Nội dung quy trình và các cơng cụ phân tích chuỗi giá trị ........... 20
1.5. CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN CHUỖI GIÁ TRỊ VÀ PHÂN
TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ .............................................................................. 26
CHƢƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ........................................................................................... 31

2.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU .................................... 31
2.1.1. Điều kiện tự nhiên huyện Tuy Phƣớc, Bình Định ........................ 31
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội Tuy Phƣớc, Bình Định ........................ 35
2.2. CÁCH TIẾP CẬN VÀ KHUNG PHÂN TÍCH ................................... 38
2.2.1. Cách tiếp cận ................................................................................. 38
2.2.2. Khung phân tích ........................................................................... 38
2.2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................... 39
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 44
3.1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CÂY SẢ
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TUY PHƢỚC, TỈNH BÌNH ĐỊNH ................ 44
3.1.1. Khái quát về cây Sả ....................................................................... 44
3.1.2. Quá trình phát triển sản xuất kinh doanh cây Sả tại huyện Tuy
Phƣớc, tỉnh Bình Định ............................................................................ 45
3.1.3. Tình hình chế biến và tiêu thụ cây Sả tại huyện Tuy Phƣớc, tỉnh
Bình Định ................................................................................................ 48


3.2. PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ CÂY SẢ TẠI HUYỆN TUY PHƢỚC,
TỈNH BÌNH ĐỊNH ..................................................................................... 48
3.2.1. Xác định tính ƣu tiên phân tích chuỗi giá trị cây Sả ..................... 49
3.2.2. Vẽ sơ đồ chuỗi giá trị .................................................................... 52
3.2.3. Lập sơ đồ chuỗi giá trị cây Sả tại huyện Tuy Phƣớc, tỉnh
Bình Định ................................................................................................ 61
3.2.4. Phân tích các mối liên kết trong chuỗi .......................................... 62
3.2.5. Phân tích chi phí sản xuất, chi phí đầu tƣ và lợi nhuận của các tác
nhân tham gia vào chuỗi giá trị cây Sả tại huyện Tuy Phƣớc, tỉnh
Bình Định ................................................................................................ 64
3.2.6. Phân tích giá trị gia tăng đƣợc tạo ra từ các tác nhân theo các kênh ..70
3.3. PHÂN TÍCH MƠI TRƢỜNG .............................................................. 72
3.3.1. Phân tích mơi trƣờng vĩ mơ .......................................................... 72

3.3.2. Phân tích mơi trƣờng vi mơ .......................................................... 74
3.3.3. Phân tích các nhân tố bên trong (Chủ quan) ................................. 75
3.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG ........................................................................... 79
CHƢƠNG 4. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHUỖI GIÁ TRỊ CÂY SẢ
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TUY PHƢỚC, TỈNH BÌNH ĐỊNH ............... 81
4.1. CÁC CĂN CỨ CỦA GIẢI PHÁP ....................................................... 81
4.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHUỖI GIÁ TRỊ CÂY SẢ
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TUY PHƢỚC, TỈNH BÌNH ĐỊNH ................ 81
4.2.1. Quy hoạch các vùng trồng Sả hƣớng tập trung, chuyên canh, ổn
định lâu dài .............................................................................................. 81
4.2.2. Áp dụng các tiến bộ về khoa học - kỹ thuật, công nghệ tiên tiến
vào trồng trọt, thu hái, sơ chế, chế biến và bảo quản cây Sả .................. 82
4.2.3. Nâng cấp chất lƣợng sản phẩm ..................................................... 82
4.2.4. Tăng cƣờng các liên kết giữa các tác nhân trên chuỗi .................. 83


4.2.5. Tăng cƣờng hỗ trợ tài chính cho các tác nhân tham gia chuỗi. .... 83
KẾT LUẬN ..................................................... Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 85
PHỤ LỤC
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (bản sao)


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

GACP

Thực hành tốt trồng trọt và thu hái theo tiêu chuẩn của Tổ
chức Y tế thế giới WHO


HTX

Hợp tác xã

CGT

Chuỗi giá trị

NN

Nông nghiệp

KHTSCĐ

Khấu hao tài sản cố định

SX

Sản xuất

R&D

Nghiên cứu và phát triển

BVTV

Bảo vệ thực vật

KHKT


Khoa học kỹ thật

KS

Khảo sát

DT

Diện tích


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Cơ cấu giá trị sản xuất của huyện Tuy Phƣớc 2018 – 2020 ........... 35
Bảng 2.2. Tình hình sử dụng đất của huyện Tuy Phƣớc giai đoạn
2017-2019 .................................................................................................. 36
Bảng 2.3. Tình hình dân số, lao động của huyện Tuy Phƣớc giai đoạn
2017 – 2019 ................................................................................................ 37
Bảng 2.4. Bảng chọn mẫu nghiên cứu ............................................................ 41
Bảng 3.1. Thống kê diện tích trồng, sản lƣợng và năng suất .......................... 47
Bảng 3.2. Thống kê diện tích và lao động trồng Sả ........................................ 49
Bảng 3.3. So sánh hiệu quả trồng cây Sả với các cây trồng chủ lực khác trên
địa bàn huyện Tuy Phƣớc .......................................................................... 50
Bảng 3.4. Thống kê mẫu khảo sát hộ trồng Sả ............................................... 53
Bảng 3.5. Thông tin chung về tác nhân thu gom ............................................ 57
Bảng 3.6. Thông tin chung của tác nhân bán buôn ......................................... 58
Bảng 3.7. Thông tin chung của tác nhân bán l .............................................. 60
Bảng 3.8. Hoạch tốn chi phí cho 1.000 m2 Sả .............................................. 64
Bảng 3.9. Kết quả và hiệu quả của hộ trồng Sả .............................................. 66
Bảng 3.10: Chi phí, kết quả hoạt động tác nhân thu gom ............................... 66
Bảng 3.11. Chi phí, kết quả của tác nhân ngƣời bán sỉ ................................... 68

Bảng 3.12: Chi phí, kết quả của tác nhân ngƣời bán l .................................. 69
Bảng 3.13. Gia tăng giá trị tăng thêm của các tác nhân trên các kênh ........... 70
Bảng 3.14. Phân tích SWOT chuỗi giá trị Sả tại Tuy Phƣớc .......................... 77


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Chuỗi giá trị của Porter (1985) ........................................................ 8
Hình 1.2. Hệ thống giá trị của Porter (1985) .................................................... 9
Hình 2.1 Bản đồ hành chính huyện Tuy Phƣớc .............................................. 32
Hình 3.1. Sơ đồ chuỗi giá trị cây Sả tại Tuy Phƣớc........................................ 62


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam là 1 trong 15 nƣớc có trong bản đồ dƣợc liệu thế giới. Không
chỉ thu hái cây dƣợc liệu trong tự nhiên, thời gian qua bà con nhiều nơi, đặc
biệt là bà con vùng núi cao, đã tổ chức trồng cây dƣợc liệu nhƣ một nguồn thu
nhập quan trọng. Bình qn ni trồng dƣợc liệu cho hiệu quả kinh tế cao hơn
nhiều so với trồng lúa. Tới nay, có thể nói, phong trào trồng cây dƣợc liệu đã
đƣợc nhiều địa phƣơng hƣởng ứng, thu đƣợc nhiều kết quả. Thay vì trồng lúa,
trồng cây cảnh, ngƣời dân một số vùng đã chuyển sang trồng cây dƣợc liệu.
Bởi với họ, đây không chỉ là cây xóa đói giảm nghèo mà cịn là cây giúp họ
làm giàu. Tại Hội thảo ―Thảo dƣợc thiên nhiên với sức khỏe con ngƣời‖, đại
diện Cục Quản lý y dƣợc cổ truyền cho biết: Tiềm năng phát triển cây dƣợc
liệu ở nƣớc ta cực kỳ lớn. Nuôi trồng dƣợc liệu cho hiệu quả kinh tế cao, gấp
3-10 lần trồng lúa. Đơn cử, hiện nay nguồn đinh lăng đƣợc nuôi trồng ở Nam
Định, giá trị thu đƣợc là 900 triệu/ha; đƣơng quy cho thu 500-900 triệu/ha,
sinh địa thu 300-400 triệu/ha... Tuy nhiên, đại diện Cục Quản lý y dƣợc cổ

truyền cũng lƣu ý, thời gian tới, cần có nhiều chính sách để hỗ trợ ngƣời nông
dân và doanh nghiệp trong việc trồng và phát triển dƣợc liệu; thực hiện xây
dựng các chuỗi giá trị khép kín từ sản xuất tới thu hoạch, chế biến và phân
phối ra thị trƣờng, tránh tình trạng xuất dƣợc liệu thô với giá r .
Tuy Phƣớc là huyện đồng bằng lớn ở phía nam tỉnh Bình Định, có
diện tích 219,87 km2, dân số hơn 184.000 ngƣời. Về địa hình, phía Bắc và
Tây Bắc Tuy Phƣớc giáp huyện Phù Cát, An Nhơn; Đông giáp biển; Nam
giáp TP.Quy Nhơn; Tây giáp huyện Vân Canh. Sau nhiều lần thay đổi, hiện
nay có 02 thị trấn (thị trấn Tuy Phƣớc, thị trấn Diêu Trì) và 11 xã (xã
Phƣớc Nghĩa, Phƣớc Hòa, Phƣớc Thắng, Phƣớc Quang, Phƣớc Hƣng,


2
Phƣớc Hiệp, Phƣớc Thuận, Phƣớc Sơn, Phƣớc Lộc, Phƣớc An, Phƣớc
Thành). Diện tích đất lâm nghiệp khoảng 2.367 ha trong đó chủ yếu là đất
rừng sản xuất chiếm 1.937 ha; đất nơng nghiệp 13.343 ha, trong đó diện
tích trồng lúa là 7.734 ha. Địa hình Tuy Phƣớc chia thành 3 khu vực rõ rệt:
Các xã phía Tây Nam (gồm Phƣớc Thành, Phƣớc An) có tiềm năng rất lớn
về đất sản xuất cây công nghiệp, song chƣa đƣợc khai thác hết; các xã khu
Đơng (Phƣớc Hịa, Phƣớc Thắng, Phƣớc Thuận, Phƣớc Sơn) với thế mạnh
về cây lúa và thủy sản, là khu vực đầy tiềm năng kinh tế của huyện và các
xã còn lại là vùng chuyên canh cây lúa. Tuy Phƣớc nằm bên đầm Thị Nại,
có sơng Kơn, sơng Hà Thanh chảy qua, có quốc lộ 1A, quốc lộ 19A, quốc
lộ 19 C, đƣờng sắt Bắc - Nam chạy ngang qua, Tuy Phƣớc có điều kiện
thuận lợi về giao thơng để phát triển kinh tế.
Nhìn chung, Tuy Phƣớc có diện tích rừng sản xuất và đất nơng nghiệp
lớn đƣợc cung cấp nguồn nƣớc dồi dào từ sông Kôn, sông Hà Thanh. Đến
nay, Tuy Phƣớc đã có 11/11 xã đạt tiêu chí nơng thơn mới. Năm 2021, huyện
phấn đấu đạt huyện Nông thôn mới; các cụm công nghiệp đƣợc xây dựng thu
hút lao động nơng thơn. Vì thế, lao động nơng thơn ngày càng thiếu, diện tích

đất trồng lúa bị thu hẹp cho nên huyện cần phải đầu tƣ vào ngành nơng nghiệp
cơng nghệ cao, có thu nhập cao, giảm lao động phổ thông.
Chuyển đổi những cây trồng kém hiệu quả sang trồng cây dƣợc liệu hàng
hóa là một trong những chủ trƣơng của Đảng, Nhà nƣớc trong tái cơ cấu nền
nông nghiệp. Việc lựa chọn cây trồng phù hợp gắn với kỹ thuật trồng trọt, thu
hái, chế biến theo hƣớng dẫn GACP (Thực hành tốt trồng trọt và thu hái theo
tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới WHO) là một thách thức, đòi hỏi sự liên
kết chặt chẽ giữa "bốn nhà" (Nhà nƣớc, nhà khoa học, doanh nghiệp và ngƣời
dân) để tạo ra hƣớng phát triển mới trong nông nghiệp ở nƣớc ta hiện nay.
Qua khảo sát những cây dƣợc liệu đã đƣợc trồng thử nghiệm và trồng với


3
quy mơ hàng hóa ở Tuy Phƣớc, tác giả lựa chọn và khảo sát chuyên sâu về
việc trồng cây sả trên địa bàn huyện Tuy Phƣớc. Hơn 150 hộ dân, tổ chức ở
Tuy Phƣớc tham gia trồng cây sả với tổng diện tích hơn 22.000 m2. Theo
Thạc sĩ Đặng Phƣơng Dung, Giám đốc Công ty cổ phần tinh dầu BIO Việt
Nam, công nghệ trồng về chiết xuất tinh dầu Sả dễ thực hiện và có thể đƣợc
áp dụng tại nhiều địa phƣơng, đặc biệt là các địa phƣơng chịu ảnh hƣởng của
biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn và khơ, trong đó có Bình Định. Ở một số địa
phƣơng nhƣ Lào Cai, Tiền Giang đã tiến hành triển khai các mơ hình liên kết
và ứng dụng cơng nghệ trồng và chiết xuất tinh dầu Sả bƣớc đầu đạt hiệu quả
cao. Tuy nhiên, việc trồng cây sả ở Bình Định, cụ thể là ở huyện Tuy Phƣớc
cho đến nay vẫn mang tính tự phát, và chƣa có nghiên cứu nào đƣợc thực hiện
để đánh giá hiệu quả của việc trồng cây sả so với các cây trồng khác ở địa
phƣơng, cũng nhƣ chƣa có phân tích mơ hình liên kết chuỗi trồng và sản xuất
các sản phẩm từ cây sả nào đƣợc tổ chức để khai thác có hiệu quả các nguồn
lực địa phƣơng nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế nông nghiệp và nông thôn ở
Tuy Phƣớc.
Xuất phát từ nhu cầu có tính cấp thiết về nghiên cứu lý luận và thực tiễn

đó tơi đã lựa chọn đề tài “Phân tích chuỗi giá trị cây Sả trên địa bàn huyện
Tuy Phƣớc, tỉnh Bình Định” để làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ
của mình.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu về chuỗi giá trị trên thế giới đã đƣợc đề cập đến từ rất sớm.
Michael Porter (1980, 1985) đã phân tích tính cạnh tranh của doanh nghiệp
bằng phân tích chuỗi giá trị bao gồm từ thiết kế sản xuất, mua vật tƣ đầu vào,
hậu cần, tiếp thị, bán hàng và dịch vụ hỗ trợ (quản lý nguồn nhân lực, hoạt
động nghiêp cứu triển khai v.v.) [25],[26]. Kaplinsky và Morris (2001) đã đƣa
ra phƣơng pháp tiếp cận toàn cầu về chuỗi giá trị [22]. Một nghiên cứu gần


4
đây, Mebrahtu Hishe và ctg (2016) trong nghiên cứu tổng quan về phân tích
chuỗi giá trị dƣợc liệu và các thách thức đi cùng. Nhóm nghiên cứu chỉ ra
rằng hiện nay, 80% dân cƣ ở các nƣớc đang phát triển chủ yếu sử dụng các
loại thuốc có nguồn gốc từ thực vật để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe
của họ. Mebrahtu Hishe và ctg (2016) đã cung cấp các khái niệm, sơ đồ hóa
các liên kết và phân tích định tính các nội dung hoạt động, phân tích các cơ
hội và thách thức đƣa ra những đề xuất có giá trị tham khảo cho các quốc gia
và địa phƣơng trong việc phát triển chuỗi giá trị dƣợc liệu. [24]
Ở với Việt Nam, kể từ năm 2000 các nghiên cứu về phân tích chuỗi giá
trị nói chung đƣợc chú ý, đặc biệt những năm qua đã xuất hiện một số nghiên
cứu về chuỗi giá trị dƣợc liệu nhƣ dự án ―Nghiên cứu chuỗi giá trị của sản
phẩm dƣợc liệu làm thuốc tắm tại huyện Sa Pa‖ – Ngô Văn Nam (2010), dự
án ―Nghiên cứu chuỗi giá trị dƣợc liệu – cây Diệp Hạ Châu‖ – Huỳnh Bảo
Tuân và cộng sự (2013), dự án ―Phát triển dƣợc liệu Quảng Ninh trong bối
cảnh nền kinh tế thị trƣờng và hội nhập‖ – Trần Văn Ơn (2015),… nhằm phân
tích, đánh giá tính hiệu quả kinh tế cũng nhƣ khả năng cạnh tranh dựa trên
chất lƣợng sản phẩm, phát triển ngành công nghiệp dƣợc và góp phần xóa đói

giảm nghèo ở các địa phƣơng. Trong đó, dự án ―Nghiên cứu chuỗi giá trị
dƣợc liệu – cây Diệp Hạ Châu‖ đã đánh giá lợi nhuận và chuỗi thu nhập phân
bổ chƣa hợp lý giữa các tác nhân trong chuỗi, chủ yếu tập trung vào công ty
sản xuất. Nghiên cứu đã chỉ ra tỷ trọng lợi nhuận và thu nhập mất cân đối
giữa các tác nhân trong chuỗi nhƣ trên cho thấy tính kém bền vững trong
chuỗi. [9], [10], [13]
Sả là một trong những loại cây trồng có khả năng thích ứng với điều kiện
đất bị khô hạn và xâm nhập mặn. Trồng cây Sả ngồi mục đích thu hoạch củ
để tiêu thụ thị trƣờng trong nƣớc, cịn có thể thu hoạch lá Sả để chƣng cất tinh
dầu phục vụ cho các ngành y học; thuốc bảo vệ thực vật; các ngành công


5
nghiệp chế biến nhƣ: sản xuất mỹ phẩm, xà phòng... Theo Tiến sĩ, nhà doanh
nghiệp Lê Văn Tri, cây Sả có thể đƣợc trồng thâm canh trên vùng đất chịu
ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu để thu tinh dầu phục vụ tiêu dùng, xuất khẩu
và sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh từ bả thải sau chƣng cất tạo thành một
chu trình khép kín ―trồng Sả - thu tinh dầu – sản xuất phân bón‖ có thể mang
lại hiệu quả kinh tế khoảng 143,6 triệu đồng/năm/1 ha. [1], [20]. Tuy nhiên,
cho đến nay, chƣa có nghiên cứu phân tích chuỗi giá trị cây Sả ở Việt Nam
nói chung và ở Tuy Phƣớc, Bình Định nói riêng. Đây chính là khoảng trống
nghiên cứu mà tác giả quan tâm và tập trung khảo sát nghiên cứu.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích và nhiệm vụ chung
Phân tích và đánh giá hiệu quả chuỗi giá trị cây Sả, trên cơ sở đó xây
dựng mơ hình liên kết chuỗi giá trị hợp lý trên địa bàn huyện Tuy Phƣớc, tỉnh
Bình Định.
3.2. Mục đích và nhiệm vụ cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về chuỗi giá trị và phân tích chuỗi giá trị;
- Phân tích và đánh giá hiệu quả chuỗi giá trị cây Sả trên địa bàn huyện

Tuy Phƣớc, tỉnh Bình Định.
- Đề xuất mơ hình liên kết chuỗi hợp lý và một số giải pháp khác nhằm
nâng cao hiệu quả khai thác chuỗi giá trị cây Sả trên địa bàn huyện Tuy
Phƣớc, tỉnh Bình Định.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Chuỗi giá trị cây Sả và các tác nhân tham gia chuỗi giá trị cây Sả trên địa
bàn huyện Tuy Phƣớc, tỉnh Bình Định.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về thời gian: Nghiên cứu đƣợc tiến hành trong thời gian từ tháng


6
7/2020 đến 03/2021, phân tích tình hình phát triển cây Sả tại huyện Tuy
Phƣớc, tỉnh Bình Định trong 5 năm và phân tích các thành phần tham gia
chuỗi giá trị trong 3 năm (2018-2020);
- Về khơng gian: phân tích tình hình trồng dƣợc liệu tại huyện Tuy
Phƣớc, tỉnh Bình Định;
- Phạm vi nội dung: chỉ nghiên cứu tình hình phát triển chung của chuỗi
giá trị cây Sả và phân tích chuỗi giá trị cây Sả chứ không nghiên cứu sâu về
các đặc tính dƣợc lý của Sả cũng nhƣ đặc điểm của hoạt động nghiên cứu
khoa học, tổ chức sản xuất và cung ứng Sả.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Chọn điểm nghiên cứu: 3 xã Phƣớc Hiệp, Phƣớc Hƣng, Phƣớc Thành
- Nguồn số liệu:
+ Thông tin thứ cấp đƣợc thu thập từ các nguồn tài liệu có sẵn nhƣ thơng
tin của UBND huyện Tuy Phƣớc, Phịng Nơng nghiệp và phát triển nơng
thơn, Phịng Tài ngun và Mơi trƣờng, Phịng Thống kê huyện Tuy Phƣớc,
UBND xã, văn phòng thống kê, địa chính nơng nghiệp, Hội nơng dân của các
xã trong huyện Tuy Phƣớc, tỉnh Bình Định về tình hình phát triển kinh tế - xã

hội, đời sống dân cƣ, thu nhập, lao động và việc làm tại huyện Tuy Phƣớc;
Một số chính sách của ngành dƣợc liệu Việt Nam và tỉnh Bình Định; Các Quy
định, Quyết định, Nghị định, Thơng tƣ, Văn bản của Chính phủ liên quan đến
phát triển chuỗi giá trị dƣợc liệu; Các bài báo, bài nghiên cứu về tình hình
trồng và tiêu thụ Sả trên các báo, tạp chí trong nƣớc và nƣớc ngồi; các văn
bản pháp quy; các trang thơng tin chính sách giá cả, thị trƣờng cung ứng Sả
của nhà nƣớc, các niên giám thống kê,…
+ Thông tin thứ cấp: Việc thu thập thông tin sơ cấp đƣợc thực hiện thông
qua nghiên cứu tại địa bàn (thực địa) và điều tra phỏng vấn dựa trên bảng câu
hỏi. Đối tƣợng điều tra là 107 ngƣời, bao gồm: Các tác nhân tham gia vào


7
chuỗi giá trị cây Sả: Ngƣời sản xuất (hộ nông dân, HTX và doanh nghiệp);
Ngƣời thu gom (cá thể, HTX, doanh nghiệp); Ngƣời chế biến (Cá thể, HTX,
doanh nghiệp).
- Các phƣơng pháp và kỹ thuật xử lý số liệu:
+ Phƣơng pháp thống kê mơ tả;
+ Phƣơng pháp phân tích tỉ lệ;
+ Phƣơng pháp sơ đồ hóa, Phƣơng pháp phân tích chi phí – lợi ích;
+ Phân tích SWOT.
6. Kết cấu của đề tài nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu, phần nội dung của đề tài gồm 4 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về chuỗi giá trị và phân tích chuỗi giá trị
Chƣơng 2: Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Chƣơng 4: Giải pháp phát triển chuỗi giá trị cây Sả trên địa bàn huyện Tuy
Phƣớc, Bình Định



8

CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHUỖI GIÁ TRỊ
VÀ PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ
1.1. KHÁI NIỆM CHUỖI GIÁ TRỊ
1.1.1. Khái niệm chuỗi giá trị
Khái niệm chuỗi giá trị (value chain) đƣợc Micheal Porter đƣa ra lần đầu
vào năm 1980, ông cho rằng công cụ quan trọng của doanh nghiệp để tạo ra
giá trị lớn hơn cho khách hàng chính là chuỗi giá trị. Về thực chất, đây là một
tập hợp các hoạt động nhằm thiết kế, sản xuất, bán hàng, giao hàng và hỗ trợ
sản phẩm của doanh nghiệp. Chuỗi giá trị bao gồm 9 hoạt động tƣơng ứng về
chiến lƣợc tạo ra giá trị cho khách hàng, trong đó, chia ra 5 hoạt động chính
(cung ứng đầu vào, quá trình sản xuất, phân phối sản phẩm, marketing - bán
hàng và dịch vụ) và 4 hoạt động hỗ trợ (quản trị tổng quát, quản trị nhân sự,
phát triển cơng nghệ và hoạt động thu mua).[25], [26]

Hình 1.1. Chuỗi giá trị của Porter (1985) [26]

Tiếp đó, nhà nghiên cứu Kaplins Rapheal đã đƣa ra khái niệm về chuỗi
giá trị trong phân tích tồn cầu hóa: ―Chuỗi giá trị là cả loạt những hoạt động


9
cần thiết để biến một sản phẩm hoặc một dịch vụ từ lúc cịn là khái niệm,
thơng qua các giai đoạn sản xuất khác nhau (bao gồm một kết hợp giữa sự
biến đổi vật chất và đầu vào các dịch vụ sản xuất khác nhau), đến khi phân
phối đến tay ngƣời tiêu dùng cuối cùng và vứt bỏ sau khi đã sử dụng‖. Và một
chuỗi giá trị tồn tại khi tất cả những ngƣời tham gia trong chuỗi hoạt động để
tạo ra tối đa giá trị cho chuỗi.

Chuỗi giá trị
của nhà cung
ứng cấp

Chuỗi giá trị
của cơng ty

Chuỗi giá trị
của ngƣời
mua

Hình 1.2. Hệ thống giá trị của Porter (1985) [26]

Nhƣ vậy, ta có thể giải thích định nghĩa về chuỗi giá trị:
- Chuỗi giá trị theo nghĩa hẹp
Một chuỗi giá trị bao gồm một loạt các hoạt động thực hiện trong một
công ty để sản xuất ra một sản phẩm nhất định. Tất cả các hoạt động từ thiết
kế, quá trình mang vật tƣ đầu vào, sản xuất, phân phối, marketing bán hàng,
thực hiện các dịch vụ hậu mãi đã tạo thành một chuỗi kết nối ngƣời sản xuất
với ngƣời tiêu dùng. Hơn nữa, mỗi hoạt động lại bổ sung giá trị cho thành
phẩm cuối cùng.
- Chuỗi giá trị theo nghĩa rộng
Là một phức hợp những hoạt động do nhiều ngƣời tham gia khác nhau
thực hiện (ngƣời sản xuất sơ cấp, ngƣời chế biến, thƣơng nhân, ngƣời cung
cấp dịch vụ) để biến một nguyên liệu thô và chuyển dịch theo các mối liên kết
với các doanh nghiệp khác trong kinh doanh, lắp ráp, chế biến.
Chuỗi giá trị còn gắn liền với các khía cạnh xã hội và mơi trƣờng. Việc
thiết lập (hoặc sự hình thành) các chuỗi giá trị có thể gây sức ép đến nguồn tài
nguyên thiên nhiên (nhƣ nƣớc, đất đai), có thể làm thối hóa đất, mất đa dạng
sinh học hoặc gây ô nhiễm. Đồng thời, sự phát triển của chuỗi giá trị có thể



10
ảnh hƣởng đến các mối ràng buộc xã hội và tiêu chuẩn truyền thống.
1.1.2. Một số khái niệm có liên quan
1.1.2.1. Chuỗi cung ứng
Một chuỗi cung ứng đƣợc định nghĩa là một hệ thống các hoạt động vật
chất và các quyết định thực hiện liên tục gắn với dòng vật chất và dịng thơng
tin đi qua các tác nhân.
Theo Lambert và Cooper (2000) [21] một chuỗi cung ứng có 4 đặc trƣng
cơ bản nhƣ sau:
+ Thứ nhất: Chuỗi cung ứng bao gồm nhiều công đoạn (bước) phối hợp
bên trong các bộ phận, phối hợp giữa các bộ phận (tổ chức) và phối hợp dọc.
+ Thứ hai: Một chuỗi bao gồm nhiều doanh nghiệp độc lập nhau, do vậy
cần thiết phải có mối quan hệ về mặt tổ chức.
+ Thứ ba: Một chuỗi cung ứng bao gồm dòng vật chất và dịng thơng tin
có định hƣớng, các hoạt động điều hành và quản lý.
+ Thứ tƣ: Các thành viên của chuỗi nỗ lực để đáp ứng mục tiêu là mang lại
giá trị cao cho khách hàng thông qua việc sử dụng tối ƣu nguồn lực của mình.
1.1.2.2. Chuỗi nơng sản thực phẩm
Một chuỗi nông sản thực phẩm cũng là một chuỗi cung ứng sản xuất và
phân phối nông sản thực phẩm bao gồm dịng vật chất và dịng thơng tin diễn
ra đồng thời. Chuỗi cung ứng nông sản thực phẩm khác với chuỗi cung ứng
của các ngành khác ở các điểm nhƣ sau:
- Bản chất của sản xuất nông nghiệp thƣờng dựa vào quá trình sinh học,
do vậy làm tăng biến động và rủi ro.
- Bản chất của sản phẩm, có những đặc trƣng tiêu biểu nhƣ dễ dập thối
và khối lƣợng lớn, nên yêu cầu chuỗi khác nhau cho các sản phẩm khácnhau.
- Thái độ của xã hội và ngƣời tiêu dùng quan tâm nhiều về thực phẩm an
toàn và vấn đề môi trƣờng.



11

1.1.2.3. ản phẩm
Trong chuỗi giá trị mỗi tác nhân đều tạo ra sản phẩm của riêng mình.
Trừ những sản phẩm bán l cuối cùng, sản phẩm của mọi tác nhân khác chƣa
phải là sản phẩm cuối cùng của chuỗi mà chỉ là kết quả của quá trình sản xuất
của từng tác nhân. Trong chuỗi giá trị sản phẩm của tác nhân trƣớc là chi phí
trung gian của tác nhân liền kề sau nó. Chỉ có sản phẩm của tác nhân cuối
cùng trƣớc khi đến tay ngƣời tiêu dùng mới là sản phẩm của chuỗi giá trị.
1.1.2.4. Ngành hàng
Vào những năm 1960, phƣơng pháp phân tích ngành hàng (Filière) đƣợc
sử dụng nhằm xây dựng các giải pháp thúc đẩy các hệ thống sản xuất nông
nghiệp. Các vấn đề đƣợc quan tâm nhiều nhất đó là làm thế nào để các hệ
thống sản xuất tại địa phƣơng đƣợc kết nối với công nghiệp chế biến, thƣơng
mại, xuất khẩu và tiêu dùng nông sản. Bƣớc sang những năm 1980, phân tích
ngành hàng đƣợc sử dụng và nhấn mạnh vào giải quyết các vấn đề chính sách
của ngành nơng nghiệp, sau đó phƣơng pháp này đƣợc phát triển và bổ sung
thêm sự tham gia của các vấn đề thể chế trong ngành hàng.
Đến những năm 1990, có một khái niệm đƣợc cho là phù hợp hơn trong
nghiên cứu ngành hàng. “Ngành hàng là một hệ thống được xây dựng bởi các
tác nhân và các hoạt động tham gia vào sản xuất, chế biến, phân phối một sản
phẩm và bởi các mối quan hệ giữa các yếu tố trên cũng như với bên ngoài”.
Theo Fearne: ―Ngành hàng đƣợc coi là tập hợp các tác nhân kinh tế (hay
các phần hợp thành các tác nhân) quy tụ trực tiếp vào việc tạo ra các sản phẩm
cuối cùng. Nhƣ vậy, ngành hàng đã vạch ra sự kế tiếp của các hành động xuất
phát từ điểm ban đầu tới điểm cuối cùng của một nguồn lực hay một sản phẩm
trung gian, trải qua nhiều giai đoạn của quá trình gia cơng, chế biến để tạo ra
một hay nhiều sản phẩm hoàn tất ở mức độ của ngƣời tiêu thụ‖ [18].

Nói một cách khác, có thể hiểu ngành hàng là ―Tập hợp những tác nhân


12
(hay những phần hợp thành tác nhân) kinh tế đóng góp trực tiếp vào sản xuất
tiếp đó là gia cơng, chế biến và tiêu thụ ở một thị trƣờng hoàn hảo của sản
phẩm nơng nghiệp‖ [17]
Nhƣ vậy, nói đến ngành hàng là ta hình dung đó là một chuỗi, một q
trình khép kín, có điểm đầu và điểm kết thúc, bao gồm nhiều yếu tố động, có
quan hệ móc xích với nhau. Sự tăng lên hay giảm đi của yếu tố này có thể
ảnh hƣởng tích cực hay tiêu cực tới các yếu tố khác. Trong quá trình vận
hành của một ngành hàng đã tạo ra sự dịch chuyển các luồng vật chất trong
ngành hàng đó.
Sự dịch chuyển đƣợc xem xét theo ba dạng sau [17]:
+ Sự dịch chuyển về mặt thời gian
Sản phẩm đƣợc tạo ra ở thời gian này lại đƣợc tiêu thụ ở thời gian khác.
Sự dịch chuyển này giúp ta điều chỉnh mức cung ứng thực phẩm theo mùa vụ.
Để thực hiện tốt sự dịch chuyển này cần phải làm tốt công tác bảo quản
và dự trữ thực phẩm.
+ Sự dịch chuyển về mặt không gian
Trong thực tế, sản phẩm đƣợc tạo ra ở nơi này nhƣng lại đƣợc dùng ở
nơi khác. Ở đây đòi hỏi phải nhận biết đƣợc các kênh phân phối của sản
phẩm. Sự dịch chuyển này giúp ta thoả mãn tiêu dùng thực phẩm cho mọi
vùng, mọi tầng lớp của nhân dân trong nƣớc và đó là cơ sở khơng thể thiếu
đƣợc để sản phẩm trở thành hàng hoá. Điều kiện cần thiết của chuyển dịch về
mặt khơng gian là sự hồn thiện của cơ sở hạ tầng, công nghệ chế biến và
chính sách mở rộng giao lƣu kinh tế của Chính phủ.
+ Sự dịch chuyển về mặt tính chất (hình thái của sản phẩm)
Hình dạng và tính chất của sản phẩm bị biến dạng qua mỗi lần tác động
của công nghệ chế biến. Chuyển dịch về mặt tính chất làm cho chủng loại sản

phẩm ngày càng phong phú và nó đƣợc phát triển theo sở thích của ngƣời tiêu
dùng và trình độ chế biến. Hình dạng và tính chất của sản phẩm bị biến dạng


13
càng nhiều thì càng có nhiều sản phẩm mới đƣợc tạo ra.
Trong thực tế, sự chuyển dịch của các luồng vật chất này diễn ra rất phức
tạp và phụ thuộc vào hàng loạt các yếu tố về tự nhiên, công nghệ và chính
sách. Hơn nữa, theo Fabre thì ―Ngành hàng là sự hình thức hố dƣới dạng mơ
hình đơn giản làm hiểu rõ tổ chức của các luồng (vật chất hay tài chính) và
của các tác nhân hoạt động tập trung vào những quan hệ phụ thuộc lẫn nhau
và các phƣơng thức điều tiết‖ [17].
+ Mạch hàng: Mạch hàng là khoảng cách giữa hai tác nhân, nó chứa
đựng quan hệ kinh tế giữa hai tác nhân và những hoạt động chuyển dịch về
sản phẩm. Qua từng mach hàng giá trị sản phẩm đƣợc tăng thêm và do đó giá
cả cũng đƣợc tăng thêm do các khoản giá trị mới sáng tạo ra ở từng tác nhân.
+ Luồng hàng: Những mạch hàng liên tiếp đƣợc sắp xếp theo trật tự từ
tác nhân đầu tiên đến tác nhân cuối cùng sẽ tạo nên luồng hàng và toàn bộ
chuỗi giá trị của ngành hàng. Luồng hàng thể hiện sự di chuyển các luồng vật
chất do kết quả hoạt động kinh tế của hệ thống tác nhân khác nhau ở từng
công đoạn đến từng chủng loại của san phấm cuối cùng.
+ Luồng vật chất: Luồng vật chất bao gồm một tập hợp liên tiếp những
sản phấm do các tác nhân tạo ra đƣợc lƣu chuyên từ tác nhân này qua các tác
nhân khác liền kê nó trong từng luồng hàng.
1.1.2.5. Tác nhân
Tác nhân là một ―tế bào‖ sơ cấp với các hoạt động kinh tế, độc lập và tự
quyết định hành vi của mình. Có thể hiểu rằng, tác nhân là những hộ, những
doanh nghiệp, những cá nhân tham gia trong ngành hàng thông qua hoạt động
kinh tế của họ [19]. Tác nhân đƣợc phân ra làm hai loại:
- Tác nhân có thể là ngƣời thực (hộ nông dân, hộ kinh doanh...);

- Tác nhân là đơn vị kinh tế (các doanh nghiệp, công ty, nhà máy...).
Theo nghĩa rộng ngƣời ta phân tác nhân thành từng nhóm để chỉ tập hợp


14
các chủ thể có cùng một hoạt động. Ví dụ: Tác nhân ―nông dân‖ để chỉ tập
hợp tất cả các hộ nông dân; tác nhân ―thƣơng nhân‖ để chỉ tập hợp tất cả các
hộ thƣơng nhân; tác nhân ―bên ngoài‖ chỉ tất cả các chủ thể ngồi phạm vi
khơng gian phân tích.
Mỗi tác nhân trong ngành hàng có những hoạt động kinh tế riêng, đó
chính là chức năng của nó trong chuỗi hàng. Tên chức năng thƣờng trùng với
tên tác nhân. Ví dụ, hộ sản xuất có chức năng sản xuất, hộ chế biến có chức
năng chế biến, hộ bán bn có chức năng bán bn... Một tác nhân có thể có
một hay nhiều chức năng. Các chức năng kế tiếp nhau tạo nên sự chuyển dịch
về mặt tính chất của luồng vật chất trong ngành hàng. Các tác nhân đứng sau
thƣờng có chức năng hồn thiện sản phẩm của các tác nhân đứng trƣớc kế nó
cho đến khi chức năng của tác nhân cuối cùng ở từng luồng hàng kết thúc thì
ta đã có sản phẩm cuối cùng của ngành hàng.
Trong khuôn khổ chuỗi giá trị, các mối quan hệ thƣơng mại quốc tế đƣợc
coi là một phần của các mạng lƣới những nhà sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu và
bán l , trong đó tri thức và quan hệ đƣợc phát triển để tiếp cận đƣợc các thị
trƣờng và các nhà cung cấp nƣớc ngoài.
1.1.2.6. Bản đồ chuỗi giá trị
Bản đồ chuỗi giá trị là một hình thức trình bày bằng hình ảnh (sơ đồ) về
những cấp độ vi mô cấp trung của chuỗi giá trị. Theo định nghĩa về chuỗi giá
trị, bản đồ chuỗi giá trị bao gồm một bản đồ chức năng kèm với một bản đồ
về các chủ thể của chuỗi. Lập bản đồ chuỗi có thể nhƣng khơng nhất thiết
phải bao gồm cấp độ vĩ mô của chuỗi giá trị.
1.2. CÁC TÁC NHÂN THAM GIA CHUỖI GIÁ TRỊ
1.2.1. Nhà cung cấp đầu vào

Là ngƣời cung cấp giống, phân, thuốc bảo vệ thực vật, dịch vụ đầu vào, …
Tuy nhiên, các hộ sản xuất cũng có thể tự bảo đảm giống từ vụ trƣớc hoặc mua
trực tiếp giống ngƣời trồng khác ở địa phƣơng với giá bằng giá bán buôn.


15
1.2.2. Nhà sản xuất
Là tập hợp tất cả những ngƣời tham gia vào các hoạt động sản xuất là
hoạt động đầu tiên trong chuỗi giá trị sản phẩm, có thể là hộ gia đình, HTX, tổ
hợp tác hay doanh nghiệp.
1.2.3. Ngƣời thu gom
Là những ngƣời thu mua sản phẩm của ngƣời sản xuất tạo ra hoặc thu
mua sản phẩm đƣợc bán tại chợ để cung cấp cho ngƣời sơ chế, ngƣời chế biến
hoặc ngƣời bán sỉ.
1.2.4. Nhà chế biến
Là tất cả những cá nhân, HTX hay doanh nghiệp tham gia vào hoạt động
chế biến trong chuỗi giá trị. Nguyên liệu đƣợc cung cấp bởi ngƣời thu gom
hoặc có thể trực tiếp từ ngƣời sản xuất. Ngƣời chế biến có thể thực hiện các
hoạt động sơ chế và chế biến hoặc chỉ hoạt động chế biến trong trƣờng hợp
nhà sản xuất đã sơ chế nguyên liệu sau thu hoạch hoặc ngƣời thu gom thực
hiện luôn các công việc sơ chế.
1.2.5. Ngƣời tiêu thụ
Tác nhân ―Ngƣời tiêu thụ‖ để chỉ tập hợp những ngƣời tham gia vào
khâu tiêu thụ sản phẩm, gồm ngƣời bán buôn và bán l trên thị trƣờng. Ngƣời
tiêu thụ cũng có thể là những cơ sở kinh doanh thƣơng mại và xuất khẩu cung
cấp sản phẩm cho nhà chế biến hoặc bán sỉ, bán l ở nƣớc ngoài.
1.2.6. Ngƣời tiêu dùng
Là ngƣời sử dụng sản phẩm để thỏa mãn nhu cầu của bản thân, gia đình
hoặc tổ chức của mình.
1.2.7. Các tác nhân hỗ trợ chuỗi

Là các nhân tố nhƣ Nhà nƣớc trung ƣơng, địa phƣơng, các quốc gia nhập
khẩu, các cá nhân và tổ chức khác có sự quan tâm và hỗ trợ chuỗi và những
cá nhân, tổ chức tham gia chuỗi.


×