Tải bản đầy đủ (.pdf) (145 trang)

Quản lý công tác giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh trung học cơ sở vùng ven biển huyện phù mỹ, tỉnh bình định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 145 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

NGUYỄN THỊ THU TRANG

QUẢN LÍ CƠNG TÁC GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG CHO HỌC
SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ VÙNG VEN BIỂN HUYỆN PHÙ MỸ,
TỈNH BÌNH ĐỊNH

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số

: 8.14.01.14

Ngƣời hƣớng dẫn: PGS.TS.TRẦN XUÂN BÁCH


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các số
liệu và kết quả nghiên cứu ghi trong luận văn là trung thực, được các đồng
tác giả cho phép sử dụng và chưa từng được cơng bố trong bất kỳ một cơng
trình nào khác.

Tác giả

Nguyễn Thị Thu Trang


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên cho phép tôi xin gửi đến thầy, PGS.TS Trần Xuân Bách –
lòng biết ơn sâu sắc nhất - người đã quan tâm và tận tình hướng dẫn tơi trong


suốt q trình làm luận văn. Thầy đã cho tôi thêm nhiều kiến thức về khoa
học quản lý giáo dục cũng như giúp tôi kỹ năng nghiên cứu khoa học. Một lần
nữa, tơi xin được nói lời cảm ơn thầy.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, phòng Đào tạo sau đại học
Khoa KHXH-NV, Trường Đại học Quy Nhơn, cùng các thầy cô giáo đã quan
tâm và tạo điều kiện thuận lợi, dành nhiều công sức giảng dạy, hướng dẫn và
giúp đỡ tơi trong q trình học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn.
Tơi xin trân trọng cảm ơn các đồng chí Lãnh đạo đảng ủy, ủy ban nhân
dân thị xã Mỹ Thành, Mỹ Thọ, Mỹ An, Mỹ Thắng, lãnh đạo, chuyên viên
Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định, các cơ quan, tổ
chức, đơn vị, ban giám hiệu trường THCS Mỹ Thành, Mỹ Thọ, Mỹ An, Mỹ
Thắng, các đồng chí cán bộ GV, các em học sinh cùng gia đình đã nhiệt tình
cộng tác, cung cấp số liệu, cho ý kiến, quan tâm, động viên, giúp đỡ để tơi có
thể hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập và nghiên cứu trong suốt thời gian qua!
Mặc dù cố gắng thật nhiều trong q trình thực hiện đề tài, song khơng
thể tránh khỏi thiếu sót nhất định. Tơi rất mong được sự thơng cảm và đóng
góp ý kiến của q thầy giáo, cô giáo, các bạn đồng nghiệp và những người
cùng quan tâm đến vấn đề trình bày trong luận văn.
Xin chân thành cảm ơn!
Quy Nhơn, tháng 3 năm 2021
Tác giả

Nguyễn Thị Thu Trang


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG

Mở đầu .............................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................... 3
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu ......................................................... 3
4. Giả thuyết khoa học ................................................................................. 4
5. Nhiệm vụ nghiên cứu............................................................................... 4
6. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 4
7. Phƣơng pháp nghiên cứu ......................................................................... 4
8. Cấu trúc luận văn ..................................................................................... 5
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÍ CƠNG TÁC GIÁO DỤC
BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ ............... 6
1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu .......................................................... 6
1.1.1. Sự phát triển của công tác giáo dục bảo vệ môi trƣờng ................... 6
1.1.2. Giáo dục bảo vệ môi trƣờng ở Việt Nam ......................................... 9
1.2. Các khái niệm chính của đề tài ........................................................... 11
1.2.1. Quản lý ......................................................................................... 11
1.2.2. Quản lý giáo dục .......................................................................... 12
1.2.3. Môi trƣờng.................................................................................... 13
1.2.4. Giáo dục bảo vệ môi trƣờng ......................................................... 14
1.2.5. Quản lý công tác giáo dục bảo vệ môi trƣờng ............................. 15
1.3. Lý luận về công tác giáo dục bảo vệ môi trƣờng ở trƣờng trung học cơ
sở

............................................................................................................ 16


1.3.1. Những quan điểm chủ trƣơng về công tác giáo dục bảo vê môi
trƣờng cho học sinh THCS ....................................................................... 16
1.3.2. Mục tiêu của công tác giáo dục bảo vệ môi trƣờng cho học sinh
THCS ...................................................................................................... 19

1.3.3. Nội dung công tác giáo dục bảo vệ môi trƣờng cho học sinh
THCS ...................................................................................................... 20
1.3.4. Phƣơng pháp giáo dục bảo vệ môi trƣờng cho học sinh THCS... 20
1.3.5. Hình thức giáo dục bảo vệ môi trƣờng cho học sinh THCS ........ 22
1.3.6. Các điều kiện để giáo dục bảo vệ môi trƣờng .............................. 23
1.3.7. Sự phối hợp giữa các lực lƣợng trong công tác giáo dục bảo vệ
môi trƣờng................................................................................................. 26
1.3.8. Công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện giáo dục bảo vệ môi
trƣờng ...................................................................................................... 27
1.4. Lý luận về quản lý công tác giáo dục bảo vệ môi trƣờng ở trƣờng
trung học cơ sở ............................................................................................. 27
1.4.1. Quản lý mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trƣờng ............................. 27
1.4.2. Quản lý nội dung giáo dục mơi trƣờng ........................................ 29
1.4.3. Quản lý hình thức tổ chức công tác giáo dục bảo vệ môi trƣờng 30
1.4.4. Quản lý các điều kiện để giáo dục bảo vệ môi trƣờng ................. 30
1.4.5. Quản lý công tác phối hợp các lực lƣợng tham gia công tác giáo
dục bảo vệ môi trƣờng .............................................................................. 32
1.4.6. Quản lý kiểm tra, đánh giá công tác giáo dục bảo vệ môi trƣờng 32
1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng ........................................................................... 33
1.5.1. Yếu tố khách quan .......................................................................... 33
1.5.2. Yếu tố chủ quan .............................................................................. 33
Tiểu kết Chƣơng 1 ....................................................................................... 35


CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÍ CƠNG TÁC GIÁO DỤC BẢO VỆ
MÔI TRƢỜNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ VÙNG VEN BIỂN
HUYỆN PHÙ MỸ, TỈNH BÌNH ĐỊNH ......................................................... 36
2.1. Khái quát về quá trình khảo sát thực trạng ........................................... 36
2.1.1. Mục tiêu khảo sát ............................................................................ 36
2.1.2. Nội dung khảo sát ........................................................................... 36

2.1.3. Đối tƣợng khảo sát .......................................................................... 37
Bảng 2.1. Số lƣợng phiếu điều tra khảo sát thực trạng ................................... 37
2.1.4. Phƣơng pháp điều tra ...................................................................... 37
2.1.5. Phƣơng pháp xử lí số liệu ............................................................... 37
2.2. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội các xã ven biển huyện
Phù Mỹ, tỉnh Bình Định ............................................................................... 37
2.2.1. Điều kiện tự nhiên, vị trí địa lí ........................................................ 37
2.2.2. Tình hình kinh tế - xã hội................................................................ 39
2.2.3. Thực trạng về môi trƣờng trên địa bàn các xã vùng ven biển huyện
Phù Mỹ, tỉnh Bình Định............................................................................ 39
2.3. Tình hình giáo dục trung học cơ sở các xã vùng ven biển huyện Phù
Mỹ, tỉnh Bình Định ...................................................................................... 40
2.3.1. Hệ thống, qui mơ trung học cơ sở các xã ven biển......................... 40
2.3.2. Kết quả đạt đƣợc trong thời gian qua ............................................. 41
Bảng 2.2. Chất lƣợng hạnh kiểm..................................................................... 41
Bảng 2.3. Chất lƣợng học lực ...................................................................... 41
2.3.3. Hạn chế : ......................................................................................... 42
2.4. Thực trạng công tác giáo dục bảo vệ môi trƣờng cho học sinh trung học
cơ sở vùng ven biển huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định................................... 43


2.4.1. Thực trạng nhận thức của CBQL, GV và học sinh về công tác giáo
dục bảo vệ môi trƣờng cho học sinh trung học cơ sở vùng ven biển huyện
Phù Mỹ ...................................................................................................... 43
2.4.2. Nhận thức của CBQL, GV về các yếu tố ảnh hƣởng đến công tác
giáo dục môi trƣờng .................................................................................. 46
2.5. Thực trạng quản lí cơng tác giáo dục bảo vệ môi trƣờng cho học sinh
trung học cơ sở vùng ven biển huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định .................. 49
2.5.1. Thực trạng quản lí mục tiêu giáo dục mơi trƣờng .......................... 51
2.5.2. Thực trạng quản lí hoạt động dạy học có tích hợp, lồng ghép nội

dung giáo dục bảo vệ mơi trƣờng ............................................................. 52
2.5.3. Thực trạng quản lí cơng tác giáo dục mơi trƣờng thơng qua hoạt
động ngồi giờ lên lớp .............................................................................. 55
2.5.4. Thực trạng quản lí cơng tác bồi dƣỡng nội dung, phƣơng pháp giáo
dục bảo vệ môi trƣờng cho GV................................................................. 56
2.5.5. Thực trạng quản lí việc phối hợp giữa các lực lƣợng trong công tác
giáo dục bảo vệ mơi trƣờng ...................................................................... 58
2.5.6. Thực trạng quản lí CSVC, TBDH phục vụ công tác giáo dục bảo vệ
môi trƣờng................................................................................................. 61
2.6. Đánh giá chung về thực trạng quản lý công tác giáo dục bảo vệ môi
trƣờng cho học sinh THCS vùng ven biển huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định 63
2.6.1. Ƣu điểm .......................................................................................... 63
2.6.2. Hạn chế ........................................................................................... 64
2.6.3. Nguyên nhân của những hạn chế .................................................... 65
Tiểu kết Chƣơng 2 ....................................................................................... 67
CHƢƠNG 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÍ CƠNG TÁC GIÁO DỤC BẢO VỆ
MÔI TRƢỜNG CHO HỌC SINH CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
VÙNG VEN BIỂN HUYỆN PHÙ MỸ, TỈNH BÌNH ĐỊNH......................... 68


3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp ........................................................ 68
3.1.1. Đảm bảo tính mục tiêu .................................................................... 68
3.1.2. Đảm bảo tính hệ thống .................................................................... 69
3.1.3. Đảm bảo tính kế thừa ...................................................................... 69
3.1.4. Đảm bảo tính thực tiễn.................................................................... 69
3.2. Biện pháp quản lí cơng tác giáo dục bảo vệ mơi trƣờng cho học sinh trung
học cơ sở vùng ven biển huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định ............................... 70
3.2.1. Tổ chức nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, học sinh và PHHS về
công tác giáo dục bảo vệ môi trƣờng ........................................................ 70
3.2.2. Xây dựng mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trƣờng gắn với thực tiễn

địa phƣơng ................................................................................................ 73
3.2.3. Chỉ đạo hoạt động dạy tích hợp, lồng ghép nội dung giáo dục bảo
vệ môi trƣờng ............................................................................................ 76
3.2.4. Đổi mới công tác giáo dục bảo vệ mơi trƣờng thơng qua hoạt động
ngồi giờ theo hƣớng trải nghiệm ............................................................. 79
3.2.5. Tổ chức bồi dƣỡng nội dung, phƣơng pháp giáo dục bảo vệ môi
trƣờng cho GV .......................................................................................... 87
3.2.6. Chủ động phối hợp các lực lƣợng trong công tác giáo dục bảo vệ
môi trƣờng................................................................................................. 92
3.2.7. Sử dụng có hiệu quả CSVC, TBDH phục vụ cơng tác giáo dục môi
trƣờng ........................................................................................................ 97
3.2.8. Tăng cƣờng công tác kiểm tra, đánh giá, thi đua, khen thƣởng về
giáo dục bảo vệ môi trƣờng .................................................................... 100
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp ....................................................... 101
3.4. Khảo nghiệm sự cấp thiết và mức độ khả thi của các biện pháp ..... 104
Tiểu kết Chƣơng 3 ..................................................................................... 106
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 107


1. Kết luận ................................................................................................ 107
1.1. Về lí luận ....................................................................................... 107
1.2. Về thực trạng ................................................................................. 107
1.3. Đề xuất các biện pháp ................................................................... 108
2. Khuyến nghị ........................................................................................... 109
2.1. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Định ............................. 109
2.2. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Phù Mỹ ....................... 109
2.3. Đối với chính quyền địa phƣơng ..................................................... 109
2.4. Đối với các trƣờng trung học cơ sở vùng ven biển huyện Phù Mỹ . 110
2.5. Đối với PHHS .................................................................................. 110
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................... 111

PHỤ LỤC
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ (bản sao)


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết đầy đủ

Chữ viết tắt
Bộ GD&ĐT

:

Bộ Giáo dục và Đào tạo

BVMT

:

Bảo vệ môi trƣờng

CBQL

:

Cán bộ quản lí

CMHS

:


Cha mẹ học sinh

CSVC

:

Cơ sở vật chất

GDMT

:

Giáo dục môi trƣờng

GV

:

Giáo viên

GVCN

:

Giáo viên chủ nhiệm
Phụ huynh học sinh

PHHS
TBDH


:

Thiết bị dạy học

THCS

:

Trung học cơ sở


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Số lƣợng phiếu điều tra khảo sát thực trạng ..........................................37
Bảng 2.2. Chất lƣợng hạnh kiểm ............................................................................41
Bảng 2.3. Chất lƣợng học lực..................................................................................41
Bảng 2.4. Nhận thức của học sinh về các hành vi bảo vệ môi trƣờng..................44
Bảng 2.5. Các hành vi có tác động đến mơi trƣờng của học sinh .........................45
Bảng 2.6. Ý kiến của CBQL, GV về mức độ ảnh hƣởng các yếu tố tác động
đến công tác giáo dục BVMT cho học sinh THCS hiện nay...............46
Bảng 2.7. Tổng hợp kết quả khảo sát những nguyên nhân chủ yếu ảnh hƣởng
đến công tác giáo dục BVMT cho học sinh..........................................48
Bảng 2.8. Tổng hợp thực trạng quản lý hoạt động giáo dục BVMT ...................50
Bảng 2.9. Khảo sát thực trạng quản lí mục tiêu giáo dục BVMT cho học sinh
của Hiệu trƣởng các trƣờng THCS vùng ven biển ...............................52
Bảng 2.10. Khảo sát hiệu trƣởng các hình thức giáo dục BVMT cho học sinh
tại các trƣờng THCS ven biển ...............................................................53
Bảng 2.11. Khảo sát hiệu trƣởng về tính hiệu quả của các hình thức giáo dục
BVMT cho học sinh tại các trƣờng THCS ven biển ............................53
Bảng 2.12. Thực trạng quản lí các hoạt động giáo dục BVMT cho học sinh ......54

Bảng 2.13. Quản lí cơng tác bồi dƣỡng GV về giáo dục BVMT .........................57
Bảng 2.14. Tổng hợp đánh giá của CBQL và GV về quản lý sự phối hợp các
lực lƣợng trong hoạt động giáo dục BVMT .........................................59
Bảng 2.15. Bảng tổng hợp khảo sát ý thức của học sinh về hoạt động môi
trƣờng ......................................................................................................63
Bảng 2.16. Bảng khảo sát về công tác quản lí cơng tác giáo dục bảo vệ mơi
trƣờng ......................................................................................................65
Bảng 3.1. Đánh giá tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất .... 104


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, với sự phát triển của cuộc cách mạng Khoa
học-kĩ thuật 4.0, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, trung tâm cơng
nghiệp phát triển nhanh vì thế nền kinh tế của Việt Nam phát triển nhanh
chóng, tỷ trọng GDP tăng, ngƣời lao động thủ công dần đƣợc thay thế bằng
máy móc, năng xuất lao động tăng… góp phần nâng cao, cải thiện đời sống
nhân dân. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt đƣợc thì cũng khơng ít hệ
lụy để lại cho môi trƣờng: chất thải công nghiệp, những chất khó phân hũy
(nilon, chai nhựa), …đƣợc thải ra xung quanh mơi trƣờng sống của chúng ta
hằng ngày. Chính những chất thải ấy đã và đang gây ảnh hƣởng xấu đến
cuộc sống của chúng ta: biến đổi khí hậu, bệnh tật…
Tại Đại hội XII của Đảng chỉ rõ: “Quản lí nhà nƣớc về tài ngun, bảo
vệ mơi trƣờng, ứng phó với biến đổi khí hậu nhiều mặt cịn hạn chế; pháp
luật, chính sách thiếu đồng bộ; thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm
chƣa nghiêm (...). Tình trạng ơ nhiễm môi trƣờng chậm đƣợc cải thiện; ô
nhiễm môi trƣờng ở nhiều nơi còn nghiêm trọng, nhất là tại một số làng
nghề, lƣu vực sông; xử lý vi phạm môi trƣờng chƣa nghiêm. Ý thức bảo vệ

môi trƣờng của một bộ phận ngƣời dân và doanh nghiệp chƣa cao…”[21]
Trong các chỉ tiêu quan trọng của Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ
XII, Đảng và Nhà nƣớc ta đã đƣa chỉ tiêu về môi trƣờng: Đến năm 2020,
95% dân cƣ thành thị, 90% dân cƣ nông thôn đƣợc sử dụng nƣớc sạch, hợp
vệ sinh và 85% chất thải nguy hại, 95 - 100% chất thải y tế đƣợc xử lý; tỉ lệ
che phủ rừng đạt 42%.
Việc bảo vệ môi trƣờng là cần thiết và cấp bách, đòi hỏi cần xây dựng
cơ chế, chính sách phù hợp để cải thiện tình trạng này; có chế tài xử phạt


2

mạnh để răn đe các hành vi gây ô nhiễm mơi trƣờng. Đây là vấn đề địi hỏi
sự chung tay của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân.
Trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Đảng ta chỉ rõ,
cần tập trung “Cải thiện chất lƣợng môi trƣờng và điều kiện sống của ngƣời
dân. Thực hiện xã hội hóa cơng tác bảo vệ và xử lý mơi trƣờng”; “Kiểm sốt
chặt chẽ các nguồn gây ơ nhiễm. Khắc phục có hiệu quả ơ nhiễm mơi trƣờng
do chiến tranh để lại. Quy hoạch và xây dựng các cơng trình xử lý rác thải
tập trung theo vùng, cụm xã. Hạn chế, tiến tới ngăn chặn căn bản tình trạng
ơ nhiễm mơi trƣờng tại các làng nghề, lƣu vực sông, khu và cụm công
nghiệp, khu đô thị và khu dân cƣ tập trung ở nông thôn.”
Trong giáo dục, Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD&ĐT) đã
có Chỉ thị 02/2005/CT- Bộ GD&ĐT ngày 31 tháng 01 năm 2005 về việc
“Tăng cƣờng công tác giáo dục bảo vệ môi trƣờng”. Theo đó, Bộ GD&ĐT
đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục trong cả nƣớc tổ chức triển khai các nhiệm vụ
về giáo dục bảo vệ môi trƣờng, đƣa nội dung giáo dục mơi trƣờng vào
trƣờng học. Từ đó, hƣớng dẫn xây dựng chƣơng trình, tài liệu giảng dạy, học
tập và tài liệu tham khảo về Giáo dục bảo vệ môi trƣờng (BVMT) của các
cấp học, trình độ đào tạo làm cơ sở cho việc thực hiện thống nhất mục tiêu,

nội dung và phƣơng pháp giáo dục BVMT trong các cơ sở giáo dục, đào tạo;
tổ chức tập huấn cho giáo viên cốt cán các cấp học từ mầm non đến trung
học phổ thơng về các phƣơng pháp tích hợp/lồng ghép nội dung giáo dục
môi trƣờng vào các môn liên quan trực tiếp đến môi trƣờng nhƣ sinh học,
địa lý, giáo dục công dân..,
Tuy nhiên, do những điều kiện chủ quan và khách quan, các cơ sở giáo
dục chƣa thực sự coi trọng đúng mức việc giáo dục cho học sinh ý thức bảo
vệ môi trƣờng. Với thực trạng nhƣ vậy, việc giáo dục BVMT cần đƣợc coi
trọng đặc biệt ở cấp trung học cơ sở (THCS) bởi lẽ THCS là cấp phổ cập


3

trong hệ thống giáo dục quốc dân hiện nay. Thế hệ trẻ một khi đã đƣợc trang
bị đầy đủ về nhận thức, tri thức về bảo vệ môi trƣờng sẽ là lực lƣợng hùng
hậu, đóng vai trị nịng cốt trong mọi hoạt động bảo vệ môi trƣờng, bảo vệ
tài nguyên của xã hội. Học sinh THCS đang ở độ tuổi về định hình nhân
cách vì vậy những hiểu biết cơ bản của các em đƣợc bồi dƣỡng về ý thức
bảo vệ môi trƣờng sẽ để lại dấu ấn sâu sắc trong suốt cuộc đời còn lại của
các em. Đồng thời các em ở lứa tuổi này có tính tích cực cao, dễ hƣng phấn,
hiếu động…. nếu không đƣợc giáo dục sẽ dẫn đến những hành động làm tổn
hại môi trƣờng. Xuất phát từ thực tiễn trên, để góp phần vào công tác giáo
dục cho học sinh THCS trong giai đoạn hiện nay về ý thức bảo vệ môi
trƣờng và qua thực tiễn cơng tác quản lí và giảng dạy học sinh ở trƣờng
THCS, tôi nhận thấy việc nắm rõ thực trạng và đề ra biện pháp về công tác
giáo dục cho học sinh THCS bảo vệ môi trƣờng là nhiệm vụ hết sức quan
trọng của ngƣời cán bộ quản lí giáo dục. Đó là lý do tơi chọn đề tài này.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đầy đủ và đánh giá khách quan thực trạng quản lí cơng tác
giáo dục bảo vệ môi trƣờng cho học sinh trung học cơ sở vùng ven biển

huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định và đề xuất các giải pháp quản lí từ đó góp
phần nâng cao chất lƣợng giáo dục bảo vệ môi trƣờng cho học sinh trung
học cơ sở trong bối cảnh hiện nay.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
a. Khách thể nghiên cứu: Công tác giáo dục bảo vệ môi trƣờng cho học
sinh trung học cơ sở
b. Đối tƣợng nghiên cứu: Quản lí cơng tác giáo dục bảo vệ mơi trƣờng
cho học sinh trung học cơ sở vùng ven biển huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình
Định.


4

4. Giả thuyết khoa học
Nếu xây dựng đƣợc cơ sở lý luận, đánh giá đúng thực trạng vấn đề
quản lí công tác giáo dục bảo vệ môi trƣờng cho học sinh THCS vùng ven
biển huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định thì có thể đề xuất đƣợc các biện pháp
quản lí một cách hợp lý, khả thi và hy vọng sẽ góp phần nâng cao hiệu quả
cơng tác giáo dục bảo vệ môi trƣờng cho học sinh các trƣờng THCS vùng
ven biển huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lí công tác giáo dục bảo vệ môi
trƣờng cho học sinh các trƣờng THCS
-Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lí công tác giáo dục bảo vệ môi
trƣờng cho học sinh các trƣờng THCS vùng ven biển huyện Phù Mỹ, tỉnh
Bình Định.
-Đề xuất các biện pháp quản lí cơng tác giáo dục bảo vệ môi trƣờng cho
học sinh các trƣờng THCS vùng ven biển huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định.
6. Phạm vi nghiên cứu
Khảo sát thực trạng quản lí cơng tác giáo dục bảo vệ môi trƣờng cho

học sinh tại 04 trƣờng THCS vùng ven biển huyện Phù Mỹ: THCS Mỹ
Thành, THCS Mỹ Thọ, THCS Mỹ An, THCS Mỹ Thắng.
Xác lập các biện pháp quản lí cơng tác giáo dục bảo vệ môi trƣờng cho
học sinh các trƣờng THCS vùng ven biển huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu lý luận:
Bao gồm phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, phân loại tài liệu, hệ thống
hóa lý thuyết…nhằm xây dựng cơ sở lý luận trong cơng tác quản lí của hiệu
trƣởng và cơng tác giáo dục bảo vệ mơi trƣờng cho học sinh.
7.2. Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn:


5

Bao gồm phƣơng pháp điều tra, quan sát sƣ phạm, tổng kết kinh
nghiệm, đánh giá thực trạng công tác quản lí của hiệu trƣởng các trƣờng
THCS về cơng tác giáo dục bảo vệ mơi trƣờng cho học sinh.
7.3. Nhóm phƣơng pháp bổ trợ:
Bao gồm phƣơng pháp thống kê toán học, xử lý kết quả khảo sát và
điều tra….
8. Cấu trúc luận văn
Cấu trúc đề tài đƣợc chia làm ba phần nhƣ sau:
Phần 1: Phần mở đầu.
Phần 2: Phần nội dung: Gồm 3 chƣơng
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về quản lí cơng tác giáo dục bảo vệ mơi trƣờng
cho học sinh các trƣờng THCS.
Chƣơng 2: Thực trạng quản lí cơng tác giáo dục bảo vệ môi trƣờng cho
học sinh các trƣờng THCS vùng ven biển huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định
Chƣơng 3: Biện pháp quản lí cơng tác giáo dục bảo vệ môi trƣờng cho
học sinh các trƣờng THCS vùng ven biển huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định

Phần 3: Kết luận và khuyến nghị.
Ngồi phần chính cịn có phần phụ lục và phần danh mục các tài liệu
tham khảo.


6

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÍ CƠNG TÁC GIÁO DỤC
BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ
1.1.Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Sự phát triển của công tác giáo dục bảo vệ môi trường
Giáo dục là một hiện tƣợng xã hội đặc biệt, là sự tác động có định
hƣớng, có mục tiêu, có tổ chức, có kế hoạch. Đó là q trình hoạt động có sự
kết hợp đồng bộ vai trị chủ đạo của ngƣời thầy với sự tự giác, tích cực chủ
động và rèn luyện của trị nhằm hình thành và phát triển nhân cách cho thế hệ
trẻ.
Từ những năm cuối thế kỉ XIX cho đến những năm cuối thế kỷ XX, giai
đoạn chủ nghĩa Mác-Lênin xuất hiện và phát triển cùng với sự phát triển của
nền khoa học – kỹ thuật. Khoa học giáo dục thực sự phát triển và có nhiều biến
đổi về lƣợng và chất. Những vấn đề chủ yếu của chủ nghĩa Mác-Lênin đã định
hƣớng cho sự nghiệp giáo dục là các quy luật về sự hình thành nhân cách con
ngƣời, tính quy định về kinh tế - xã hội đối với giáo dục… Dựa trên cơ sở chủ
nghĩa Mác-Lênin, nhiều nhà khoa học Xô viết cũ đã thông qua lý luận dạy học
để gián tiếp thể hiện những quan điểm của mình về chất lƣợng giáo dục, hiệu
quả đào tạo nguồn nhân lực.
Giáo sƣ Patrick Geddes (1854-1932) - nhà xã hội học, nhà sinh vật
học, nhà môi trƣờng học, nhà quy hoạch đô thị ngƣời Scotland, từ năm 1892
ông đã chỉ ra mối quan hệ quan trọng giữa chất lƣợng môi trƣờng với chất
lƣợng giáo dục.
Từ ngay thập niên 70, giáo dục môi trƣờng (GDMT) đã đƣợc đƣa vào

hệ thống giáo dục trung học phổ thông ở nhiều nƣớc: Trung Quốc, Phần Lan,
Bỉ, Mỹ và nhiều quốc gia khác.
Từ năm 1987, hàng năm Liên Hợp Quốc chọn ra những ngƣời có nhiều
đóng góp cho hoạt động bảo vệ môi trƣờng để trao thƣởng Global 500


7

Bên cạnh những Hội nghị với các chƣơng trình, chiến lƣợc và giải
pháp GDMT chung, cịn có nhiều cơng trình nghiên cứu trong lĩnh vực xã
hội, ở các lĩnh vực, ở các trƣờng đại học, cao đẳng, tiêu biểu có thể kể đến
các cơng trình nghiên cứu sau:
-GDMT và thái độ với môi trƣờng (Environmental education and
environmental attitudes) của Alvin Pettus – Environment EANL. Cơng trình
này đã đánh giá kết quả một số cuộc thử nghiệm. Các cuộc thử nghiệm đó
đƣợc tiến hành để đo lƣờng thái độ với mơi trƣờng và tìm ra các nhân tố ảnh
hƣởng đến những thái độ đó. Nội dung cơng trình nghiên cứu đã đƣa ra một
số kết luận: ở nơi có càng nhiều thơng tin vế GDMT thì sẽ giúp con ngƣời có
càng nhiều biện pháp để cải tạo chất lƣợng môi trƣờng; điều kiện sống và làm
việc có ảnh hƣởng đến việc kiểm sốt về mơi trƣờng và tham gia vào các
hoạt động mơi trƣờng; niềm tin, văn hóa đóng vai trị quan trọng trong việc
thay đổi thái độ của con ngƣời về mơi trƣờng; ở khu vực tƣ nhân thì thái độ
với bảo vệ môi trƣờng khác với khu vực cộng đồng.
- R.R Ballantyne and J.I Packer, giảng viên Đại học kỹ thuật
Queensland, Brisbane, Australian đã có cơng trình nghiên cứu “Dạy và học
trong giáo dục môi trƣờng: phát triển nhận thức về mơi trƣờng (Teaching and
learning

in


environmental

education:

Developing

Environmental

Conceptions)”. Cơng trình đã trình bày mơ hình lý thuyết nhằm phát triển
nhận thức về mơi trƣờng. Mơ hình đó là việc thống nhất về kiến thức, thái độ
và định hƣớng hành vi với môi trƣờng. Bên cạnh đó, cơng trình cũng đề cập
đến việc áp dụng những nguyên tắc tích cực trong dạy học, cung cấp nền tảng
nhằm khuyến khích sinh viên các trƣờng đại học nên tích cực hơn, đối diện
với những mâu thuẫn và đƣa ra những quyết định đánh giá đƣợc sự quan tâm
của họ đối với các quan điểm về môi trƣờng. Các thông tin, quan điểm do
ngƣời học đề xuất, cung cấp sẽ giúp các nhà môi trƣờng thiết kế những khóa


8

học trải nghiệm trong dạy học, phát triển những quan niệm về môi trƣờng
cùng với việc thực hiện cam kết các hành vi có trách nhiệm trong mơi trƣờng
và vì môi trƣờng.
-Kế hoạch giáo dục để bảo vệ trái đất (planning Education to care for
the earth) của Joy Palmer, Wendy Goldstein, Anthony Cumom do Ủy ban
Giáo dục truyền thông và tổ chức Liên minh bảo tồn thế giới công bố đã nhận
định: “Những kinh nghiệm đã hình thành thơng qua hoạt động tích cực của
học sinh với mơi trƣờng có tính quyết định nhất đối với sự hình thành ý thức,
mối quan tâm đến môi trƣờng và các vấn đề mơi trƣờng. Đó chính là q
trình trải nghiệm của học sinh trong môi trƣờng, khi các em sử dụng môi

trƣờng nhƣ là phƣơng tiện để lĩnh hội kiến thức, thực hành các kỹ năng và
bồi dƣỡng thái độ, đề cao giá trị của môi trƣờng cũng nhƣ trách nhiệm của
bản thân và cộng đồng trƣớc các vấn đề về môi trƣờng. Học tập dựa vào trải
nghiệm chính là cách học tập dựa trên cách tiếp cận “Giáo dục trong môi
trƣờng”. Địa điểm học tập thƣờng gắn liền với thiên nhiên ngồi lớp học.
Thơng qua những hoạt động học tập dựa vào trải nghiệm, từ hành động trực
tiếp với môi trƣờng, học sinh sẽ lĩnh hội đƣợc các kiến thức và kĩ năng về
mơi trƣờng, các vấn đề mơi trƣờng.
Tóm lại các cơng trình nghiên cứu trên thế giới đã kết luận một số nội
dung: các nhân tố khác nhau có ảnh hƣởng khác nhau đến thái độ của con
ngƣời đối với vấn đề bảo vệ môi trƣờng; ngƣời học khi tham gia vào các
khóa học “Sống trải nghiệm với mơi trƣờng” sẽ giúp cho mỗi cá nhân có cơ
hội học hỏi và nâng cao các kỹ năng cần thiết để đảm bảo an tồn, cảm thấy
thích thú và có thái độ đúng đắn với các khu vực môi trƣờng sinh thái; những
kinh nghiệm đƣợc hình thành thơng qua các hoạt động tích cực của học sinh
với mơi trƣờng có tính quyết định nhất đối với sự hình thành ý thức, mối
quan tâm đến môi trƣờng và các vấn đề môi trƣờng.


9

1.1.2. Giáo dục bảo vệ môi trường ở Việt Nam
Trong nhiều năm qua, vấn đề về GDMT và bảo vệ môi trƣờng
(BVMT) đƣợc Đảng và nhà nƣớc ta quan tâm. Việc triển khai các văn bản
chỉ đạo, tổ chức dạy học các nội dung có liên quan đến GDMT và BVMT đã
thực sự sâu rộng trong nhân dân và học sinh.
Từ năm 1982, Việt Nam cũng đã hƣởng ứng các hoạt động kỷ niệm
Ngày môi trƣờng Thế giới trong phạm vi cả nƣớc. Hàng năm Bộ Tài nguyên
và Môi trƣờng thƣờng phối hợp với các cơ quan liên quan phát động và tổ
chức sôi nổi ngày lễ này ở tất cả các tỉnh thành trên cả nƣớc với các hoạt

động nhƣ tổ chức các chiến dịch làm sạch đẹp môi trƣờng làm việc….và
cũng chọn ra một số địa phƣơng đại diện làm nơi tổ chức các hoạt động trọng
tâm cho cả nƣớc.
Vào năm 1993, Luật BVMT đƣợc Quốc hội sửa đổi, bổ sung ngày
29/11/2005 và có hiệu lực từ ngày 01/07/2006 đã coi GDMT là một trong
những nhiệm vụ hàng đầu. Điều 5 của Luật nêu rõ: Nhà nƣớc “khuyến khích,
tạo mọi điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cộng đồng dân cƣ, hộ gia đình,
mọi cá nhân tham gia hoạt động bảo vệ môi trƣờng [14]
Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã ban hành Chỉ thị số 02/2005/CTBGDĐT ngày 31 tháng 01 năm 2005 của Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
về việc tăng cƣờng công tác giáo dục BVMT. Nội dung Chỉ thị có nêu: “đối
với giáo dục phổ thông: Trang bị cho học sinh kiến thức, kĩ năng về Môi
trƣờng và BVMT bằng các hình thức phù hợp trong các mơn học”. Chỉ thị
29-CT/TW ngày 21/01/2009 của Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng cũng là việc
tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết 41-NQ/TW của Bộ chính trị (khóa
IX) về “BVMT trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nƣớc”. Các văn bản này là cơ sở, điều kiện pháp lý quan trọng cho việc tổ
chức, triển khai các hoạt động giáo dục BVMT trong các cơ sở giáo dục.


10

Song song đó, một số tác giả cũng đã có những cơng trình nghiên cứu
với những nội dung tập trung vào các lĩnh vực nhƣ:
-Về mục tiêu, nội dung và các giải pháp GDMT cho học sinh nói
chung có những cơng trình nghiên cứu khoa học nhƣ sau: Vị trí và bƣớc đầu
định hƣớng nội dung, biện pháp GDMT ở bậc tiểu học ở Việt Nam của tác
giả Phạm Đình Thái; Một số biện pháp nâng cao chất lƣợng GDMT cho học
sinh tiểu học của tác giả Nguyễn Thị Vân Hƣơng; GDMT cho học sinh tiểu
học qua hoạt động ngoài giờ lên lớp của tác giả Huỳnh Thị Thu Hằng. Các
cơng trình trên đã làm rõ nội dung và mục tiêu GDMT cho học sinh tiểu học,

trong đó trình bày cụ thể các mục tiêu và nội dung GDMT cho học sinh. Các
cơng trình cũng đã xác định phƣơng pháp dạy học, hình thức chung khi tổ
chức các hoạt động nhằm GDMT cho học sinh tiểu học đạt hiệu quả cao.
-GDMT thơng qua mơn học có những cơng trình nghiên cứu nhƣ: xác
định các hình thức tổ chức và phƣơng pháp GDMT qua môn Địa lý ở trƣờng
phổ thông cơ sở Việt Nam của tác giả Nguyễn Thị Thu Hằng; GDMT qua
dạy sinh thái học lớp 11 phổ thông trung học của tác giả Dƣơng Tiến Sỹ;
thực hiện GDMT cho học sinh tiểu học thơng qua tìm hiểu tự nhiên và xã hội
của tác giả Nguyễn Hồng Ngọc. Các công trình xác định phƣơng pháp và
hình thức dạy học cụ thể đối với từng mơn học, từng bài học có nội dung
GDMT.
-Tích hợp GDMT địa phƣơng thơng qua mơn học có các cơng trình:
GDMT địa phƣơng qua mơn địa lý lớp 8 cho học sinh Quãng Nam-Đà Nẵng
của tác giả Đậu Thị Hịa; Tích hợp giáo dục địa phƣơng trong dạy học các
môn về tự nhiên và xã hội cho học sinh tiểu học ở Đăk Lăk của tác giả Lê Thị
Ngọc Thơm; GDMT trong dạy học các môn về tự nhiên và xã hội của tác giả
Nguyễn Thị Thấn. Các cơng trình trên đã xây dựng nội dung giáo dục địa


11

phƣơng để tích hợp vào dạy học các mơn học, hƣớng dẫn các phƣơng pháp,
hình thức tổ chức dạy học để khai thác hiệu quả nội dung tích hợp.
Nhƣ vậy, vấn đề về GDMT cho học sinh đƣợc rất nhiều tác giả quan
tâm. Tuy nhiên, vấn đề giáo dục BVMT cho học sinh thì chƣa đƣợc quan tâm
đúng mức. Nhìn chung các cơng trình nghiên cứu trên đi sâu vào nghiên cứu
và làm rõ các lĩnh vực nhƣ: làm rõ mục tiêu, phƣơng pháp, hình thức chung
khi tổ chức GDMT cho học sinh tiểu học; phƣơng pháp và hình thức dạy học
cụ thể đối với từng môn học; xây dựng hƣớng dẫn khai thác nội dung GDMT
địa phƣơng trong các môn học và hoạt động dạy học. Một số tác giả quan tâm

đến vấn đề quản lý giáo dục bảo vệ môi trƣờng cho học sinh trung học cơ sở
nhƣng rất ít tác giả quan tâm đến học sinh trung học cơ sở vùng ven biển nói
chung và học sinh trung học cơ sở vùng ven biển huyện Phù Mỹ, Tỉnh Bình
Định nói riêng. Xuất phát từ vấn đề cấp thiết và ý nghĩa thực tiễn, đề tài là sự
tiếp nối những nghiên cứu quản lý công tác giáo dục bảo vệ môi trƣờng cho
học sinh trung học cơ sở. Tác giả đã chọn đề tài này với hy vọng góp phần
vào cơng tác quản lý giáo dục bảo vệ môi trƣờng cho học sinh trung học cơ
sở hiệu quả hơn, đặc biệt là học sinh trung học cơ sở vùng ven biển huyện
Phù Mỹ, tỉnh Bình Định.
1.2.Các khái niệm chính của đề tài
1.2.1. Quản lý
Có nhiều quan niệm khác nhau về quản lý:
Quản lý là những tác động của chủ thể quản lý trong việc huy động,
phát huy, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, phối hợp các nguồn lực (nhân lực, vật
lực, tài lực) trong và ngoài tổ chức (chủ yếu là nội lực) một cách tối ƣu nhằm
đạt đƣợc mục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất. [8]
Quản lý là tác động có mục đích đến tập thể những con ngƣời để tổ
chức và phối hợp hoạt động của họ trong quá trình lao động. [16]


12

Quản lý là sự tác động của chủ thể quản lý lên đối tƣợng quản lý nhằm
đạt đƣợc những mục tiêu nhất định trong điều kiện biến động của môi trƣờng.
Quản lý là tổ chức và điều khiển các hoạt động theo những yêu cầu
nhất định [12]
Nhƣ vậy quản lý là một hệ thống bao gồm những nhân tố cơ bản: chủ
thể quản lý; đối tƣợng quản lý; mục tiêu quản lý; phƣơng tiện quản lý; cách
thức quản lý và mơi trƣờng quản lý. Những nhân tố này có quan hệ và tác
động lẫn nhau để hình thành nên quy luật và tính quy luật quản lý.

1.2.2. Quản lý giáo dục
Quản lý giáo dục là một loại hình quản lý, là một bộ phận thuộc quản
lý nhà nƣớc, chịu sự chi phối bởi mục tiêu quản lý nhà nƣớc. Dựa vào khái
niệm quản lý, một số tác giả khái niệm quản lý giáo dục nhƣ sau:
Theo Phạm Minh Hạc, “Quản lý nhà trƣờng hay nói rộng ra là quản lý
giáo dục là quản lý hoạt động dạy và học nhằm đƣa nhà trƣờng từ trạng thái
này sang trạng thái khác và dần dần đạt tới mục tiêu giáo dục đã xác định”.
Theo Trần Kiểm, “Quản lý giáo dục đƣợc hiểu là những tác động tự
giác, có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật của chủ
thể quản lý đến tất cả các mắt xích của hệ thống từ cấp cao nhất đến các cơ sở
giáo dục nhằm thực hiện có chất lƣợng và hiệu quả mục tiêu phát triển giáo
dục đào tạo mà xã hội đặt ra cho ngành giáo dục”.
Quan niệm quản lý giáo dục có thể có nhiều cách diễn đạt khác nhau,
song tất cả đều đề cập tới các yếu tố cơ bản: chủ thể quản lý giáo dục; khách
thể quản lý giáo dục; mục tiêu quản lý giáo dục; ngoài ra cịn phải kể tới cách
thức và cơng cụ quản lý giáo dục.
Tóm lại, quản lý giáo dục là quá trình tác động có kế hoạch, có tổ chức
của các cơ quan quản lý giáo dục các cấp tới các thành tố của quá trình dạy


13

học-giáo dục nhằm làm cho hệ thống giáo dục vận hành có hiệu quả và đạt
tới mục tiêu giáo dục do Nhà nƣớc đề ra.
1.2.3. Môi trường
“Môi trƣờng theo nghĩa rộng nhất là bao gồm tất cả những gì xung
quanh một đối tƣợng mà ngƣời ta nói tới và có những mối quan hệ nhất định
với nó. Nếu đối tƣợng đó là một cá thể sinh vật thì mơi trƣờng là tất cả những
gì trực tiếp và gián tiếp ảnh hƣởng đến sự sinh trƣởng, sự phát triển và sự tồn
tại của cá thể đó”. [7]

Theo UNESCO định nghĩa “Mơi trƣờng của con ngƣời bao gồm toàn
bộ các hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con ngƣời tạo ra (các hệ thống
sinh thái, mơi trƣờng văn hóa, ….), trong đó con ngƣời sống và bằng hoạt
động của mình, khai thác những tài nguyên thiên nhiên và nhân tạo, nhằm
thảo mãn những nhu cầu của con ngƣời”. [5]
Luật Bảo Vệ mơi trƣờng của Việt Nam có nêu “Mơi trƣờng là hệ thống
các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát
triển của con ngƣời và sinh vật” [15]
Mặc dù có nhiều cách diễn đạt khái niệm “Mơi trƣờng”, song tất cả
đều diễn đạt rằng con ngƣời sống và có quan hệ với các loại môi trƣờng nhƣ
môi trƣờng tự nhiên, môi trƣờng nhân tạo và môi trƣờng xã hội.
Môi trường tự nhiên:
“Môi trƣờng tự nhiên” bao gồm các nhân tố thiên nhiên nhƣ ánh sáng
mặt trời, khơng khí, thiên nhiên, sơng, suối, biển, đất, động thực vật, …..tồn
tại ngồi ý muốn của con ngƣời nhƣng ít nhiều chịu tác động của con ngƣời.
Môi trường nhân tạo:
“Môi trƣờng nhân tạo” bao gồm tất cả các nhân tố do con ngƣời tạo
nên, làm thành những tiện nghi trong cuộc sống: phƣơng tiện đi lại, nhà ở,
trƣờng học, bệnh viện, nhà máy, cơng viên, ….. Trình độ khoa học ngày càng


14

phát triển thì mơi trƣờng nhân tạo cũng ngày càng phong phú nhằm thỏa mãn
nhu cầu của con ngƣời.
Môi trường xã hội:
“Môi trƣờng xã hội” là tổng thể các mối quan hệ giữa ngƣời với ngƣời
bao gồm các quy ƣớc, cam kết, luật lệ mà chính con ngƣời đặt ra và tn thủ
đúng quy định. Mơi trƣờng xã hội đóng vai trị định hƣớng theo khn khổ
để đảm bảo cho sự phát triển của con ngƣời đƣợc diễn ra bình thƣờng, làm

cho cuộc sống con ngƣời khác với những sinh vật khác.
Ba môi trƣờng này cùng tồn tại đan xen và có mối quan hệ mật thiết.
Nếu một trong các thành phần của mơi trƣờng thay đổi thì dẫn đến các thành
phần còn lại cũng thay đổi với những mức độ khác nhau. Vì con ngƣời tồn tại
và có mối quan hệ chặt chẽ với môi trƣờng nên sự phân chia ba loại môi
trƣờng nhằm để nghiên cứu và phân tích các hiện tƣợng phức tạp của mơi
trƣờng.
1.2.4. Giáo dục bảo vệ môi trường
Bảo vệ môi trƣờng là tâp hợp các biện pháp giữ gìn, sử dụng hoặc
phục hồi một cách hợp lí sinh giới (vi sinh vật, thực vật, động vật) và mơi
sinh (đất, nƣớc, khơng khí, lịng đất, khí hậu, …) nghiên cứu thử nghiệm thiết
bị sử dụng tài ngun thiên nhiên, áp dụng cơng nghệ ít có hoặc khơng có
phế liệu…nhằm tạo ra một khơng gian tối ƣu cho cuộc sống của con
ngƣời….. [18]
Bảo vệ môi trƣờng là hoạt động giữ cho môi trƣờng trong lành, sạch
đẹp; phịng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với mơi trƣờng, ứng phó sự cố
mơi trƣờng; khắc phục ơ nhiễm, suy thối, phục hồi và cải thiện mơi trƣờng;
khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ đa dạng
sinh học [13].


×