Tải bản đầy đủ (.pdf) (200 trang)

Đối chiếu hệ thống từ xưng hô thân tộc trong tiếng việt và tiếng trung ứng dụng trong giảng dạy tiếng việt cho người trung quốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.96 MB, 200 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Wei Guan Bin

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Đối chiếu hệ thống từ xưng hô thân tộc trong tiếng Việt
và tiếng Trung - ứng dụng trong giảng dạy tiếng Việt cho
người Trung Quốc

TP. HCM, năm 2021


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Wei Guan Bin

Đối chiếu hệ thống từ xưng hô thân tộc trong tiếng Việt
và tiếng Trung - ứng dụng trong giảng dạy tiếng Việt cho
người Trung Quốc
Chuyên ngành:

VIỆT NAM HỌC

Mã số:

8310630


Người hướng dẫn khoa học: TS. Hồ Minh Quang

TP.HCM, năm 2021


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đay là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả trong luận văn này là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong
bất kỳ cơng trình nào khác.

Tác giả luận văn

Wei Guan Bin

1


LỜI CẢM ƠN

Trước hết,tôi xin cám ớn Ban giám hiếu Trướng Đại học
Khoa học Xã họi và Nhân văn – Đại học Quọc gia TP.HCM, các
thạy cơ phịng Sau đại học, các thạy cô Khoa Viết Nam học, các
thạy cô khoa Đông Phướng học đã tham gia giạng dạy và trang
bị kiến thưc cho tơi trong q trình học và làm luạn văn .
Tôi xin chân thành cám ớn Tiến sĩ Họ Minh Quang –
ngưới đã tạn tình hướng dạn , sưa chưa và giúp tơi hồn thành
luạn văn nạy.
Sau cùng tơi xin chân thành cám ớn gia đình , các anh
chị học viên lớp cao học Viết Nam học khóa 17, 18, các đọng

nghiếp, bạn bè đã đọng viên và giúp đớ tơi hồn thành khóa học
này.

Trân trọng cám ớn!

Wei Guan Bin

2


QUY ƯỚC VIẾT TẮT

ĐHQG

: Đại học Quốc gia

GS

: Giáo sư

TP.HCM

: Thành phố Hồ Chí Minh

NXB

: Nhà xuất bản

TQ


: Trung Quốc

3


MỤC LỤC

A. PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................... 9
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................9
2. Mục đích nghiên cứu .........................................................................................11
3. Lịch sử nghiên cứu ............................................................................................11
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .....................................................................17
5. Phương pháp nghiên cứu và ngữ liệu…………………………………………18
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn………………………………………………...19
7. Bố cục của luận văn…………………………………………………………...19
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ............................................. 21
1.1 Khái niệm từ xưng hô thân tộc .....................................................................21
1.1.1 Khái niệm từ xưng hô thân tộc trong tiếng Việt........................................21
1.1.2 Khái niệm từ xưng hô thân tộc trong tiếng Trung .....................................23
1.1.3 Một vài phân chia trong từ xưng hô thân tộc ............................................24
1.2 Đặc điểm của tiếng Việt và tiếng Trung ......................................................26
1.2.1 Đặc điểm của tiếng Việt ............................................................................26
1.2.2 Đặc điểm của tiếng Trung .........................................................................30
1.3 Đặc điểm của từ xưng hô thân tộc trong tiếng Việt và tiếng Trung .........34
1.3.1 Đặc điểm của từ xưng hô thân tộc trong tiếng Việt ..................................34
1.3.2 Đặc điểm của từ xưng hô thân tộc trong tiếng Trung ...............................35

4



CHƯƠNG 2: ĐỐI CHIẾU HỆ THỐNG TỪ XƯNG HÔ THÂN TỘC GIỮA
TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG TRUNG .................................................................... 40
2.1 Về mặt cấu tạo ............................................................................................... 40
2.1.1 Cấu tạo của từ xưng hô thân tộc trong tiếng Việt ..................................... 40
2.1.2 Cấu tạo của từ xưng hô thân tộc trong tiếng Trung................................... 42
2.1.3 Điểm tương đồng .......................................................................................47
2.1.4 Điểm khác biệt ........................................................................................... 47
2.2 Về mặt hệ thống ............................................................................................. 4 8
2.2.1 Hệ thống từ xưng hô thân tộc bên cha ....................................................... 48
2.2.1.1 Điểm tương đồng .................................................................................. 53
2.2.1.2 Điểm khác biệt ...................................................................................... 53
2.2.2 Hệ thống từ xưng hô thân tộc bên mẹ ....................................................... 5 3
2.2.2.1 Điểm tương đồng .................................................................................. 56
2.2.2.2 Điểm khác biệt ...................................................................................... 56
2.2.3 Hệ thống từ xưng hô thân tộc anh chị em ngang vai ................................. 56
2.2.3.1 Điểm tương đồng .................................................................................. 58
2.2.3.2 Điểm khác biệt ...................................................................................... 58
2.2.4 Hệ thống từ xưng hô thân tộc bên chồng .................................................. 59
2.2.4.1 Điểm tương đồng .................................................................................. 61
2.2.4.2 Điểm khác biệt ......................................................................................61
2.2.5 Hệ thống từ xưng hô thân tộc bên vợ ........................................................ 61
2.2.5.1 Điểm tương đồng .................................................................................. 63
2.2.5.2 Điểm khác biệt ...................................................................................... 64
5


2.2.6 Hệ thống từ xưng hô thân tộc các bậc dưới ...............................................64
2.2.6.1 Điểm tương đồng .................................................................................. 66
2.2.6.2 Điểm khác biệt ...................................................................................... 66
2.3 Về mặt chức năng .......................................................................................... 68

2.3.1 Xưng hô giữa vợ và chồng ........................................................................ 69
2.3.1.1 Điểm tương đồng .................................................................................. 72
2.3.1.2 Điểm khác biệt ...................................................................................... 72
2.3.2 Xưng hô giữa bậc trên với bậc dưới .......................................................... 73
2.3.2.1 Điểm tương đồng .................................................................................. 78
2.3.2.2 Điểm khác biệt ...................................................................................... 78
2.3.3 Xưng hô giữa các anh chị em ngang vai ................................................... 78
2.3.3.1 Điểm tương đồng .................................................................................. 79
2.3.3.2 Điểm khác biệt ...................................................................................... 79
2.3.4 Xưng hô giữa bậc dưới với bậc trên .......................................................... 80
2.3.4.1 Điểm tương đồng .................................................................................. 81
2.3.4.2 Điểm khác biệt ...................................................................................... 82
Tiểu kết ................................................................................................................. 81
Điểm tương đồng .............................................................................................. 81
Điểm khác biệt .................................................................................................. 82
CHƯƠNG 3: GỢI Ý VỀ VIỆC GIẢNG DẠY TỪ XƯNG HÔ THÂN TỘC
CỦA TIẾNG VIỆT CHO NGƯỜI TRUNG QUỐC ............................................ 85
3.1 Điều tra phân tích tình hình học từ xưng hơ thân tộc tiếng Việt của người
Trung Quốc .......................................................................................................... 85
6


3.1.1 Thiết kế bảng câu hỏi vàđối tượng khảo sát ............................................. 85
3.1.2 Kết quả khảo sát và phân tích ....................................................................87
3.2 Gợi ý giảng dạy về dùng từ xưng hô thân tộc trong tiếng Việt như một
ngôn ngữ thứ hai .................................................................................................. 89
3.2.1 Nghiên cứu chức năng của xưng hô và giảng dạy tiếng Việt cho người
nước ngồi. .........................................................................................................89
3.2.1.1 Mơ tả hệ thống từ xưng hô trong tiếng Việt hiện đại .......................... 90
3.2.1.2 Nghiên cứu cách sử dụng của từ xưng hô ........................................... 91

3.2.1.3 Nghiên cứu điều kiện sử dụng của từ xưng hô ................................... 91
3.2.1.4 Nghiên cứu từ xưng hô và trạng thái tâm lý của nhân vật giao tiếp .... 91
3.2.1.5 Nghiên cứu sự khác biệt về cách xưng hô giữa các nhân vật giao tiếp
từ các nền tảng văn hóa, ngơn ngữmẹ đẻ khác nhau ......................................... ..91
3.3 Giảng dạy từ xưng hô thân tộc trong tiếng Việt .........................................92
3.3.1 Cần chú ý đến sự khác biệt giữa tiếng Việt và tiếng Trung trong giảng dạy
............................................................................................................................92
3.3.2 Cần chú ý nđếsự biến đổi từ xưng hô thân tộc trong tiếng Việt ................ 95
3.3.3 Chú ý về việc vay mượn từ xưng hô thân tộc ứng dụng trong ngôn ngữ xã
hội .................................................................................................................... 99
3.3.4 Hướng dẫn người học nắm vững các phương thức và kỹ năng giao tiếp
phù hợp ............................................................................................................. 103
3.3.5 Chú ý đến giai đoạn và trình độ của người học trong giảng dạy về từ xưng
hô ......................................................................................................................104
Tiểu kết ............................................................................................................... 105
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 107
7


TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 112
PHỤ LỤC………………………………………………………………………...115
A. Bảng đối chiếu từ xưng hô thân tộc thường dụng trong tiếng Việt và tiếng
Trung...................................................................................................................115
B. Bảng câu hỏi khảo sát định lượng ( tiếng Việt và tiếng Trung ).......... .......128
C. Danh sách những người được phỏng vấn ..………………………………137
D. Bảng thiết kế giảng dạy từ xưng hô thân tộc trong tiếng Việt (tiếng Việt và
tiếng Trung) ........................................................................................................ 140

8



A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngôn ngữ là một công cụ giao tiếp của con người. Trong xã hội lồi người,
con người sử dụng ngơn ngữ để giao tiếp và đạt được mục đích trao đổi ý tưởng và
hiểu biết với nhau. Có thể nói, nếu khơng có ngơn ngữ, xã hội lồi người sẽ rất khó
tồn tại và phát triển. Ngôn ngữ là một hệ thống tương đối hồn chỉnh, và hệ thống
từ xưng hơ là một phần của tồn bộ hệ thống của ngơn ngữ, nó đi kèm với sự xuất
hiện của ngơn ngữ.
Từ xưng hô thân tộc là một phần quan trọng của hệ thống từ xưng hơ và nó có
mối quan hệ rất chặt chẽ với giao tiếp của con người. Trong các ngôn ngữ của các
dân tộc khác nhau, hệ thống từ xưng hơ của họ cũng khác nhau, có những hệ thống
đơn giản và có những hệ thống phức tạp. Từ xưng hô là một hiện tượng của ngôn
ngữ, là hiện tượng văn hóa xã hội. Các từ xưng hơ của tất cả các ngôn ngữ của các
dân tộc trên thế giới đều đóng một vai trị quan trọng trong nghi thức xã hội, có ý
nghĩa văn hóa phong phú. Khác với nhiều ngôn ngữ khác, từ xưng hô của tiếng Việt
và tiếng Trung không chỉ được sử dụng để gọi trong gia đình mà cịn để sử dụng
trong xã hội, và tình hình này rất phổ biến.
Trong tiếng Việt và tiếng Trung hiện đại, hệ thống từ xưng hô tương đối là
một hệ thống văn hóa ngơn ngữ rất lớn. Đây là một chủ đề rất có ý nghĩa để nghiên
cứu. Việc đối chiếu so sánh từ xưng hô thân tộc của hai ngơn ngữ Việt và Trung có
giá trị lý thuyết và giá trị ứng dụng rất lớn.
Việt Nam - Trung Quốc là hai nước láng giềng, núi liền núi, sơng liền sơng.
Nhân dân hai nước có mối quan hệ hữu nghị truyền thống lâu đời, hai nước đã có
mối quan hệ sâu rộng về văn hóa, kinh tế, giáo dục và nhiều khía cạnh khác hơn
2.000 năm trước. Vì vị trí địa lý, lịch sử và nhiều lý do khác, Việt Nam đã tiếp nhận
9


sự ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa, đặc biệt chịu ảnh hưởng của tư tưởng văn

hóa Nho giáo từ đất nước Trung Quốc. Do đó, văn hóa truyền thống của Việt Nam
và Trung Quốc có nhiều tương đồng về gia đình, thứ bậc, khái niệm gia trưởng và
chú trọng quan hệ huyết thống trong gia tộc. Do ảnh hưởng tư tưởng của Nho giáo
và văn hóa thị tộc, hệ thống từ xưng hô thân tộc của tiếng Trung rất phức tạp và chi
tiết. Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc của tư tưởng Nho giáo và các quan
niệm về gia đình. Vì vậy, hệ thống từ xưng hơ thân tộc trong tiếng Việt cũng rất
phong phú và phức tạp. Mặc dù từ xưng hô thân tộc của tiếng Việt và tiếng Trung
có rất nhiều tương đồng, nhưng Việt Nam và Trung Quốc là hai nước khác nhau, do
môi trường sống, mơi trường vị trí địa lý, phong tục tập quán và thay đổi lịch sử của
hai dân tộc rất khác nhau, nên cách thể hiện từ xưng hô thân tộc của hai ngơn ngữ
và ý nghĩa văn hóa hoặc mức độ tình cảm của hai ngơn ngữ cũng có rất nhiều điểm
khác nhau. Như vậy, việc nghiên cứu so sánh các từ xưng hô thân tộc của tiếng Việt
và tiếng Trung có một ý nghĩa quan trọng trong việc nghiên cứu các mối quan hệ
lịch sử và sự khác biệt văn hóa giữa Trung Quốc và Việt Nam trong một số khía
cạnh nhất định. Việc nghiên cứu so sánh về từ xưng hô thân tộc của tiếng Việt và
tiếng Trung có thể giúp chúng ta hiểu sâu hơn về văn hóa dân tộc của hai nước.
Về giá trị ứng dụng của nghiên cứu đối chiếu so sánh từ xưng hô thân tộc giữa
tiếng Việt và tiếng Trung: Hiện nay nhiều nhà nghiên cứu ngôn ngữ trên thế giới đề
cập đến việc đối chiếu so sánh từ xưng hô thân tộc của tiếng Việt với tiếng Anh,
tiếng Pháp, tiếng Hàn, tiếng Nhật, tiếng Đức, tiếng Nga và các ngôn ngữ khác; cũng
như việc đối chiếu so sánh từ xưng hô thân tộc của tiếng Trung và các ngôn ngữ này.
Nhưng có rất ít học giả thực hiện các nghiên cứu so sánh từ xưng hô thân tộc giữa
tiếng Việt và tiếng Trung. Hệ thống từ xưng hô thân tộc trong tiếng Việt và tiếng
Trung rất phong phú và phức tạp, chắc chắn sẽ mang lại nhiều trở ngại cho giao tiếp
liên văn hóa, điều này sẽ gây ra vấn đề cho người học, người dạy học và các dịch
giả của tiếng Việt và tiếng Trung. Nghiên cứu so sánh từ xưng hô thân tộc giữa
10


tiếng Việt và tiếng Trung có thể nhận ra giá trị thực tiễn quan trọng của nó trong khi

hiểu sâu hơn về ngơn ngữ và văn hóa, loại bỏ những hiểu lầm và xung đột gây ra
bởi sự khác biệt về ngơn ngữ và văn hóa trong giao tiếp liên văn hóa. Kết quả của
cơng việc nghiên cứu so sánh này cũng có ý nghĩa quan trọng đối với việc giảng
dạy và thực hành dịch thuật tiếng Việt và tiếng Trung.
Tóm lại, có thể khẳng định rằng đề tài về nghiên cứu đối chiếu so sánh từ xưng
hô thân tộc giữa tiếng Việt và tiếng Trung là tương đối quan trọng và có ý nghĩa lý
thuyết và giá trị ứng dụng rất lớn.
2. Mục đích nghiên cứu
Thơng qua phân tích so sánh, nắm bắt những điểm tương đồng, điểm khác biệt
và thói quen sử dụng của hai ngơn ngữ giữa tiếng Việt và tiếng Trung sẽ giúp chúng
ta hiểu thêm về ngơn ngữ và văn hóa xưng hơ của trong tiếng Việt và tiếng Trung,
đồng thời góp phần tham khảo thêm cho những người học ngôn ngữ và người làm
công tác dịch thuật giữa tiếng Việt và tiếng Trung.
3. Lịch sử nghiên cứu
Nghiên cứu về từ xưng hô thân tộc có ý nghĩa lớn trong việc thúc đẩy nghiên
cứu chuyên sâu về ngơn ngữ. Trước khi so sánh, cần tóm tắt và phân tích đầy đủ kết
quả nghiên cứu từ xưng hô thân tộc giữa trong tiếng Việt và tiếng Trung của những
người đi trước, và tìm hiểu sâu hơn về những vấn đề chưa được nghiên cứu đầy đủ.
Công việc này sẽ đóng góp cho việc nghiên cứu về ngôn ngữ trong tiếng Việt và
tiếng Trung.
3.1 Lịch sử nghiên cứu từ xưng hô thân tộc trong tiếng Việt
Từ xưng hô thân tộc trong tiếng Việt từ trước giờ cũng đã thu hút được sự chú
ý của nhiều nhà nghiên cứu. Trong những năm gần đây, với sự phát triển của nền
kinh tế Việt Nam, các hoạt động giao tiếp xã hội ngày càng trở nên sôi động và các
11


nhà ngôn ngữ học Việt Nam ngày càng chú ý đến các lớp từ xưng hô thân tộc trong
tiếng Việt. Các kết quả nghiên cứu của những người đi trước đã đạt được xứng đáng
được công nhận. Nghiên cứu về từ xưng hô thân tộc trong tiếng Việt của người đi

trước có thể được chia thành ba loại, đó là phương pháp nghiên cứu từ vựng và ngữ
nghĩa truyền thống để nghiên cứu từ xưng hô thân tộc và sử dụng từ xưng hô thân
tộc theo quan điểm xã hội học.
Ở Việt Nam, các nhà ngôn ngữ học cũng rất quan tâm đến từ xưng hô, đặc biệt
là từ xưng hô thân tộc. Hơn 300 năm trước, nhà truyền giáo Dịng Tên và nhà ngơn
ngữ học Alexandre de Rhodes đã có tác phẩm được biên soạn là Dictionarium
Annamiticum Lusitanum et Latinum (Từ điển Việt–Bồ–La)1, xuất bản tại Rôma
năm 1651, đã hệ thống hóa cách ghi âm tiếng Việt bằng mẫu tự Latinh, và trong đó
đã có hệ thống từ xưng hô, và cũng mô tả tỉ mỉ về từ xưng hô thân tộc trong tiếng
Việt.
Ngay từ thế kỷ XX, nhiều học giả ngôn ngữ Việt Nam cũng chú ý hơn đến việc
nghiên cứu hệ thống từ xưng hô thân tộc của tiếng Việt. Trong cuốn sách “Việt
Nam văn hóa sử cương”2 của học giả Đào Duy Anh, tác giả cũng đã chỉ ra rằng từ
ngữ xưng hô trong tiếng Việt phản ánh đầy đủ các đặc điểm mạnh mẽ của hệ thống
gia trưởng, đó là thứ tự của người lớn tuổi và người nhỏ tuổi, sự khác biệt giữa
người bên trong và bên ngoài, trọng nam và khinh nữ.
Tác giả Trần Trọng Kim trong cuốn sách “Việt Nam văn phạm” 3 có viết: Lớp
từ xưng hơ thân tộc trong tiếng Việt đã được chia thành đại từ. Tác giả tin rằng hầu
hết các từ xưng hô thân tộc trong tiếng Việt đều được phát triển từ các danh từ như
ông, bà, cơ, bác, anh, em, mình v.v..

1 Tư địến Vịết. Bọ. Lạ – Dịctịnạrịum Annạmịtịcum Lusịtạnum ết
2 Vịết Nạm Vạn họạ sư cướng – 1938.
3 Vịết Nạm vạn phạm – 1940.

12

lạtịnum – 1651.



Sau những năm 1990, các nhà ngữ học Việt Nam tập trung vào việc nghiên
cứu từ xưng hô thân tộc. Một trong những đại diện tiêu biểu nhất là luận án tiến sĩ
“Từ xưng hơ trong gia đình đến xưng hơ ngồi xã hội của người Việt” của Bùi Thị
Minh Yến1. Luận án này mô tả rõ ràng hệ thống từ xưng hơ thân tộc trong tiếng
Việt, và phân tích tồn diện ngơn ngữ giao tiếp của nó. Đồng thời phân tích về sự
vay mượn từ xưng hơ thân tộc để xưng hô trong xã hội và các yếu tố văn hóa có liên
quan. Bùi Thị Minh Yến cũng đã đăng nhiều bài báo liên quan. Các bài viết này đã
thực hiện các mô tả chuyên sâu và chi tiết về việc sử dụng từ xưng hô thân tộc trong
các thành viên gia đình, đặc biệt là các vai trị khác nhau trong gia đình, giữa chồng
và vợ, giữa bậc trên và bậc dưới, giữa giáo viên và học sinh, giữa các bạn cùng lớp
và giữa các cơ quan, giữa cấp trên và cấp dưới..., đưa ra ý kiến của riêng mình về
các quy tắc sử dụng của các từ xưng hô liên quan trong các ngữ cảnh giao tiếp khác
nhau. Bài viết “Nguồn gốc danh từ xưng hô thân tộc trong tiếng Việt” 2 của Trương
Thị Diễm cũng đã khảo sát danh từ xưng hô thân tộc của tiếng Việt trong giao tiếp
xã hội và gia đình, và chia nó thành ba loại. Đó là: tự xưng, đối xứng, và người thứ
ba gọi.
Nghiên cứu về từ xưng hô trong tiếng Việt từ góc độ so sánh với các ngơn ngữ
khác cũng đã được thực hiện trong những năm gần đây, chẳng hạn như so sánh với
tiếng Nhật, tiếng Trung và tiếng Pháp. Nổi bật nhất trong số này là so sánh giữa
tiếng Việt và tiếng Anh. Chẳng hạn như: các bài viết “Phân tích đặc điểm của tiếng
Việt từ góc độ so sánh với tiếng Anh” (1999), “Đối chiếu đặt trương ngữ nghĩa của
nhóm từ chỉ quan hệ thân tộc trong tiếng Anh và tiếng Việt” (2003) của tác giả
Dương Thị Nụ, v.v..

1

Tư xưng hơ trong gia đình đến xưng hơ ngồi xã họi cua ngưới Viết – 2001.

2 Nguọn gọc danh tư xưng hô thân tọc trong tiếng Viết – 2002.


13


Hầu hết các nghiên cứu của các học giả tập trung vào mối quan hệ giữa từ
xưng hô thân tộc và sự tương tác, đồng thời đã được thực hiện về nguồn gốc, định
nghĩa và bao gồm văn hóa của từ xưng hô thân tộc trong tiếng Việt.
3.2 Lịch sử nghiên cứu từ xưng hô thân tộc trong tiếng Trung
Lớp từ xưng hô thân tộc luôn được các nhà nghiên cứu ngôn ngữ tiếng Hán coi
trọng. Những nghiên cứu ban đầu có các bài như “ 汉语亲属系统 (Hệ thống thân
tộc trong tiếng Hán) ” (1937) của nhà nghiên cứu 冯汉漠 (Feng Hanmo), “中国亲
属称谓制的演变及其与家族组织的相关性 (Sự phát triển của hệ thống từ ngữ
xưng hơ thân tộc gia đình Trung Quốc và sự liên quan của nó với tổ chức gia tộc) ”
(1948) của nhà nghiên cứu 苪逸龙 (Bing Yilong) v.v.. Từ những năm 1980, số
lượng bài nghiên cứu về từ xưng hô thân tộc ngày càng tăng và lĩnh vực nghiên cứu
đã được mở rộng. Những cơng trình nghiên cứu từ xưng hô thân tộc hiện đại trong
tiếng Trung của những người đi trước có thể được chia thành các loại như sau:
1. Sử dụng từ vựng truyền thống và phương pháp nghiên cứu ngữ nghĩa để
nghiên cứu các từ xưng hô thân tộc, chẳng hạn như luận án "汉语亲属称谓研究
(Nghiên cứu xưng hô thân tộc trong tiếng Trung)" của tiến sỹ 胡士云 (Hu Shiyun).
Luận án mô tả rõ ràng hệ thống từ xưng hơ thân tộc trong tiếng Hán và trình bày
lịch sử phát triển của nó. Bài viết "现代汉语常用亲属词的语义特点 (Các đặc
điểm ngữ nghĩa của các từ xưng hô thân tộc thường dùng trong tiếng Trung hiện
đại" của tác giả 贾彦德 (Jia Yande), phân tích ngữ nghĩa của các từ xưng hơ thân
tộc trong tiếng Trung hiện đại, v.v..
2. Từ góc độ của xã hội học nghiên cứu về việc sử dụng từ xưng hô thân tộc và
những yếu tố liên quan của xã hội. Các bài viết như vậy cũng rất nhiều. Chẳng hạn
14


như “ 现代汉语亲属称谓语的泛化研究(Nghiên cứu sự mở rộng từ xưng hô thân

tộc trong tiếng Trung hiện đại)” của tác giả 王娜 (Wang na), bài viết “ 汉语亲属
称谓语泛化问题研究 (Nghiên cứu về vấn đề mở rộng từ xưng hô thân tộc trong
tiếng Trung) ” của tác giả 杨亭 (Yang ting), bài viết “现代汉语中亲属称谓词
泛化的影响因素和语用功能 (Các yếu tố ảnh hưởng và chức năng ngữ dụng của
việc mở rộng từ xưng hô thân tộc trong tiếng Trung hiện đại)” của tác giả 郑宜兵
(Zheng yubing) , v.v..
3. Khám phá ý nghĩa văn hóa của từ xưng hơ thân tộc trong tiếng Trung từ góc
độ văn hóa học, tiêu biểu như sách "语言与文化 (Ngơn ngữ và văn hóa)" của 罗
常培 (Luo Changpei). Cuốn sách này bàn về từ lớp từ hệ thống xưng hơ nhìn về
chế độ hơn nhân. Bài viết "现代汉语亲属称谓系统及文化印记 (Hệ thống từ xưng
hô thân tộc trong tiếng Trung hiện đại và dấu ấn văn hóa)" của tác giả

陈月明

(Chen Yueming ) nói về sự phức tạp của hệ thống từ xưng hơ của tiếng Trung.
Ngồi ra cịn có những bài “汉语亲属称谓和称呼的文化考察 (Khảo sát văn hóa
xưng vị và xưng hô thân tộc trong tiếng Hán)” (1997) của tác giả 李晋莖 (Li
jinjing), bài “汉语亲属称谓语与传统伦理文化 (Từ xưng hô thân tộc trong tiếng
Trung và văn hóa luân lý truyền thống)” (2001) của tác giả 汤云航 (Tang
yunhang), v.v..
4. Từ góc độ so sánh từ xưng hô thân tộc với các ngôn ngữ khác: theo như tình
hình hiện nay, loại nghiên cứu này khơng cịn là một phần nhỏ trong nghiên cứu về
từ xưng hô thân tộc trong tiếng Trung nữa. Từ những kết quả nghiên cứu trên,
chúng tôi cho rằng nghiên cứu ngày nay khơng cịn là một nghiên cứu đơn giản,
15


khép kín, mà là một nghiên cứu mở và đa dạng. Có thể nói, nghiên cứu về từ xưng
hơ thân tộc trong tiếng Trung đã đạt đến một giai đoạn rất sâu sắc và tỉ mỉ.
3.3 Lịch sử nghiên cứu so sánh từ xưng hô thân tộc giữa tiếng Việt và tiếng

Trung
Trong những năm gần đây, với sự phát triển mạnh mẽ của tiếng Trung, số
lượng sinh viên Việt Nam đi du học tại Trung Quốc ngày càng tăng. Nghiên cứu so
sánh giữa tiếng Việt và tiếng Trung đã được các nhà nghiên cứu ngôn ngữ Trung
Quốc và Việt Nam quan tâm đến nhiều, và cũng đã đạt được rất nhiều kết quả
nghiên cứu. Nhưng do số lượng đơn vị từ vựng quá nhiều và phức tạp, nên tình hình
hiện nay trong lĩnh vực này là từ vựng của lớp từ xưng hô thân tộc trong tiếng Việt
và tiếng Trung cịn thiếu tính hệ thống. Vẫn cịn nhiều vấn đề cần nghiên cứu thêm.
Cũng có nhiều tác giả chuyên nghiên cứu về vấn đề này, như Nguyễn Thị
Thúy Hạnh với luận văn thạc sĩ về “Nghiên cứu so sánh các từ xưng hô thân tộc
giữa tiếng Hán và tiếng Việt hiện đại và mối quan hệ văn hóa của nó” (2004). Luận
văn chủ yếu thảo luận về hệ thống từ xưng hô thân tộc trong tiếng Hán và tiếng Việt,
phương pháp gọi các thành viên của họ hàng và ý nghĩa văn hóa của hai ngơn ngữ.
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Thúy Hạnh cho thấy được một phần nào đó về
sự tương đồng và khác biệt về từ xưng hơ thân tộc giữa tiếng Trung và tiếng Việt.
Ngồi ra, cịn có nhiều bài viết về vấn đề này như bài viết “ Đặc điểm và cách sử
dụng của từ xưng hô tiếng Hán trong sự so sánh với tiếng Việt ”1 của học giả Phạm
Ngọc Hàm, Đại học ngoại ngữ (Đại học Quốc gia Hà Nội). Bài viết của học giả
Phạm Ngọc Hàm chủ yếu dùng phương pháp so sánh ngơn ngữ để phân tích sự
tương đồng và khác biệt của từ xưng hô thân tộc trong tiếng Trung và tiếng Việt.
Học giả Phạm Ngọc Hàm đã mô tả các từ xưng hô thân tộc của tiếng Trung và tiếng
Việt một cách toàn diện, xác định các mục tương phản và phân tích các chức năng

1 Đạc điếm và cách sư dung cua tư xưng hô tiếng Hán trong sư so sánh với tiếng Viết – 2004.

16


thực dụng của những điểm tương đồng và khác biệt của chúng. Luận văn tốt nghiệp
của Nguyễn Hoài Phương "Nghiên cứu so sánh các đại từ nhân xưng trong tiếng

Trung và tiếng Việt" năm 2008 đã so sánh các đại từ nhân xưng của tiếng Trung và
tiếng Việt, và cũng đưa ra nhiều so sánh về từ xưng hô thân tộc giữa hai ngôn ngữ ,
v.v..
Các kết quả nghiên cứu thu được từ những người đi trước là có giá trị, nhưng
nghiên cứu đối chiếu so sánh về từ xưng hô thân tộc của giữa tiếng Việt và tiếng
Trung vẫn chưa đủ chiều rộng hoặc chiều sâu. Sự khái quát hóa, chức năng thực
dụng, cách sử dụng linh hoạt của từ xưng hô thân tộc, và những điểm tương đồng và
khác biệt giữa ngơn ngữ và văn hóa thể hiện trong hai ngôn ngữ này vẫn cần được
thảo luận sâu sắc. Có thể thấy, khơng gian nghiên cứu từ xưng hơ thân tộc trong
tiếng Việt và tiếng Trung vẫn cịn rất rộng. Do vậy, luận văn này sẽ bắt đầu từ cấu
trúc bên trong của từ xưng hô thân tộc trong tiếng Việt và tiếng Trung để phân tích
đối sánh sâu rộng hơn.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: nghiên cứu các từ chỉ quan hệ thân tộc vừa có chức
năng miêu tả vừa có chức năng xưng hơ (vừa có chức năng định danh vừa có chức
năng giao tiếp) – đó là các từ đơn – danh từ thân tộc Việt thuộc vốn từ vựng tồn
dân (khơng tập trung nghiên cứu các danh từ thân tộc thuộc vốn từ địa phương). Cụ
thể chúng tôi khảo sát nội dung ngữ nghĩa của 25 từ đơn – danh từ thân tộc Việt: kỵ,
cụ, ông, bà, bác, chú, cơ, cậu, dì, thím, mợ, dượng, cha, mẹ, anh, chị, em, con, cháu,
chắt, chút, vợ, chồng, dâu, rể. Và thực hiện nhiệm vụ chủ yếu của luận văn là khảo
sát các từ ngữ xưng hô thân tộc này trong hoạt dộng xưng hô giao tiếp, và so sánh
với các từ ngữ xưng hô thân tộc trong tiếng Trung.

17


Phạm vi nghiên cứu:luận văn này sẽ nghiên cứu về các từ xưng hô thân tộc
phát sinh từ quan hệ thân tộc huyết hệ và quan hệ thân tộc hôn nhân. Chủ yếu bao
gồm:
- Đối chiếu hệ thống từ xưng hô thân tộc hiện đại trong tiếng Việt và tiếng

Trung;
- So sánh cách sử dụng từ xưng hô thân tộc hiện đại trong tiếng Việt và tiếng
Trung;
- So sánh lớp từ xưng hô thân tộc hiện đại trong tiếng Việt và tiếng Trung,
góp ý cho việc giảng dạy tiếng Việt đối với người Trung Quốc.
5. Phương pháp nghiên cứu và ngữ liệu
Để thực hiện được đề tài này, chúng tôi sử dụng cách tiếp cận liên ngành như
ngôn ngữ học, văn hóa học, lịch sử học, xã hội học …, cụ thể có các phương pháp
sau đây:
Phương pháp phân tích – tổng hợp: Phương pháp này được ứng dụng nhiều
trong các ngành khoa học. Dựa trên các công đoạn như thu thập tư liệu, người viết
tiến hành kiểm tra, phân tích và đánh giá kết quả phân tích để đưa ra các kết luận
nhằm làm rõ sự tương đồng và khác biệt giữa hai ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng
Trung.
Phương pháp so sánh - đối chiếu: Được sử dụng để so sánh, đối chiếu các
từ xưng hô thân tộc giữa tiếng Việt với tiếng Trung, nhằm thấy được những tương
đồng và khác biệt của hai ngôn ngữ này.
Phương pháp thống kê định lượng: thống kê đầy đủ về từ xưng hô thân tộc
giữa trong tiếng Việt và tiếng Trung, để phân tích định tính hơn nữa về ý nghĩa và
18


cách hình thành từ xưng hơ thân tộc, và các đặc tính của từ xưng hơ thân tộc khi sử
dụng.
Nguồn tài liệu:
Để thực hiện luận văn, người viết chủ yếu sử dụng nguồn ngữ liệu tìm hiểu về
“Các từ xưng hô thân tộc trong tiếng Việt, từ xưng hô thân tộc trong tiếng Trung,
ngữ liệu đối chiếu so sánh từ xưng hô thân tộc giữa tiếng Việt và tiếng Trung” được
sử dụng trong sách, tạp chí chun đề, các cơng trình nghiên cứu khoa học có liên
quan, đến việc tìm hiểu về từ xưng hô thân tộc và đối chiếu so sánh từ xưng hô thân

tộc bằng cả tiếng Việt và tiếng Trung hoặc tiếng Anh.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Nếu những nhiệm vụ nghiên cứu được thực hiện tốt thì kết quả của luận văn
ít nhiều sẽ góp phần làm rõ thêm những điểm tương đồng và khác biệt giữa lớp từ
xưng hô thân tộc tiếng Việt và tiếng Trung, giúp chúng ta hiểu thêm về ngôn ngữ và
văn hóa xưng hơ của hai thứ tiếng này, đồng thời góp phần tham khảo thêm cho
những người học ngôn ngữ và người dịch thuật giữa tiếng Việt và tiếng Trung. Bên
cạnh đó, những kết quả của luận văn cũng góp phần tìm hiểu và lý giải những tương
đồng và khác biệt giữa hai nền văn hóa, từ đó xích lại gần nhau hơn.
7. Bố cục của luận văn
Ngồi phần dẫn nhập và kết luận, cấu trúc luận văn được chia thành 3
chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn
Chương này trình bày những khái niệm và đặc điểm của tiếng Việt và tiếng
Trung, đặc điểm từ xưng hô thân tộc trong tiếng Việt và tiếng Trung.

19


Chương 2: Đối chiếu hệ thống từ xưng hô thân tộc giữa tiếng Việt và tiếng
Trung
Chương này trình bày về việc liệt kê đối chiếu các từ xưng hô thân tộc trong
tiếng Việt và tiếng Trung từ mặt cấu tạo, mặt hệ thống từ và mặt chức năng, để nhận
ra sự tương đồng và sự khác biệt.
Chương 3: Góp ý cho việc giảng dạy từ xưng hô thân tộc của tiếng Việt đối với
người Trung Quốc
Chương này trình bày về việc phân tích tình hình học và các vấn đề trong q
trình học từ xưng hơ thân tộc trong tiếng Việt của người Trung Quốc, và đưa ra một
số ý kiến cho việc giảng dạy.


20


CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1 Khái niệm từ xưng hô thân tộc
Xưng hô là thuật ngữ dùng để chỉ việc tự gọi mình (xưng) và gọi người khác (hô)
trong các cuộc giao tiếp với nhau. Khái niệm “Từ xưng hô” không phải là sản phẩm
của cách tiếp cận cấu trúc luận ngôn ngữ đơn thuần, là những từ thuộc nhiều lớp từ
loại của hệ thống ngôn ngữ được đem ra sử dụng để xưng hô giao tiếp xã hội1. Từ
xưng hô bao gồm các từ, ngữ, các cấu trúc ngơn ngữ (trong đó từ đóng vai trò cơ
bản) được sử dụng để chỉ một cái tên trong xã hội lồi người phản ánh danh tính cụ
thể của một người cụ thể (bao gồm thế hệ), họ, giới tính, v.v. trong một gia đình
hoặc mối quan hệ xã hội cụ thể và phản ánh mối quan hệ gia đình của một người.
Nó mang đặc điểm hệ thống, ổn định, phát triển, giàu màu sắc ý nghĩa, có mối quan
hệ khơng thể tách rời với văn hóa.
1.1.1 Khái niệm từ xưng hô thân tộc trong tiếng Việt
Để xưng hô trong giao tiếp, không thể thiếu từ xưng hô, đúng hơn là từ ngữ
xưng hô thân tộc, theo cách hiểu của chúng tơi.
Đã có nhiều nghiên cứu về từ xưng hô hay từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt.
Trương Thị Diễm cho rằng: “ Từ xưng hô là những từ thuộc nhiều lớp từ loại của
ngôn ngữ được đưa ra sử dụng để “xưng” (tự quy chiếu) và “hô” (quy chiếu vào
người khác) và“Từ xưng hô bao gồm các từ, ngữ, các cấu trúc ngơn ngữ (trong đó
từ đóng vai trị cơ bản) được sử dụng để xưng hơ giao tiếp”.
Theo Nguyễn Văn Chiến, “Khái niệm từ xưng hô không phải là sản phẩm của
cách tiếp cận cấu trúc luận đơn thuần. Đây là những từ thuộc nhiều lớp từ loại của
hệ thống cấu trúc ngôn ngữ được đem ra/ “rút ra” sử dụng để thực hiện chức năng
xưng hô (biểu thị các phạm trù xƣng hô) giao tiếp xã hội”.
1

Nguyến Vạn Chiến (1993). Tư xưng hô trong Tiếng Viết (nghiên cưu ngư dung học và dân tọc học giao


tiếp). Tạp chí khoa học No. 3. Đại học Tọng Hớp Hà Nọi
2 Trướng Thị Diếm (2013), Tư xƣng hô có nguọn gọc danh tư thân tọc, Nxb Vạn học, Hà Nọi.

21


Lê Thanh Kim cho rằng: “Từ xưng hô phải được hiểu là một dạng thức ngôn
ngữ thuộc vào một khái niệm lớn hơn, đó là dạng thức xưng hơ (address form/ form
of address). Trong dạng thức xưng hô này, đơn vị từ đóng vai trị cơ bản, chiếm tỉ lệ
cao khi sử dụng trong hệ thống các đơn vị của dạng thức xưng hô. Như vậy bên
cạnh từ xưng hô, ta cịn có các ngữ xưng hơ, các cấu trúc xưng hô, các biểu thức
xưng hô…”1.
Từ cách hiểu về phạm trù xưng hô như đã nêu trên, chúng tôi quan niệm, từ ngữ
xưng hô trong tiếng Việt là những từ và ngữ (định danh) được dùng để tự xưng
mình với người khác và gọi người khác là gì đó trong các mối quan hệ giao tiếp,
bao gồm cả người được nhắc tới trong cuộc giao tiếp.
Trong nghiên cứu ngôn ngữ tiếng Việt các học giả Việt Nam giờ vẫn chưa xác
định chặt chẽ và giải thích rõ ràng về từ xưng hơ thân tộc. Trong sử dụng cũng cịn
có nhiều sự khác biệt. Như Nguyễn Tài Cẩn trong “Từ loại danh từ trong tiếng Việt
hiện đại” và Trương Thị Diễm trong “Danh từ xưng hô thân tộc trong tiếng Việt”
được gọi là "danh từ thân tộc"1; Nguyễn Văn Khang trong “Giao tiếp xưng hô tiếng
Việt bằng từ thân tộc và việc sử dụng chúng trong giao tiếp công quyền ” gọi là “từ
xưng hô thân tộc”3 . Bùi Thị Minh Yến trong “Từ xưng hơ trong gia đình đến xưng
hơ ngồi xã hội của người Việt” (gọi là “xưng hơ trong gia đình”)4. Phạm Ngọc
Hàm trong “Đặc điểm và cách sử dụng lớp từ xưng hô tiếng Hán trong sự so sánh
với tiếng Việt” gọi là “Từ ngữ xưng hô thân tộc”5

1 Lê Thanh Kim (2002), Tư xƣng hô và cách xƣng hô trong các phƣớng ngư tiếng Viết, Luạn án tiến sĩ
ngư vạn – Viến Ngôn ngư học, Hà Nọi.

2 Trướng Thị Diếm, Xưng họ cọ nguọn gọc dạnh tư thạn tọc trọng gịạọ tịếp tịếng Vịết, luạn vạn thạc sĩ, nạm 1997.
3 GS.TS Nguyến Vạn Khạng. Giao tiếp xưng hô tiếng Việt bằng từ thân tộc và việc sự dụng chúng trong giao tiếp
công quyền, Bọ mọn Vịết Nạm học, Đạị học Thạng Lọng, ky yếu cọng trĩnh khọạ học 2014 – Phạn II, trạng 293.
4 Buị Thị Mịnh Yến (2001), Tư xưng họ trọng gịạ đĩnh đến xưng họ ngọạị xạ họị cuạ ngướị Vịết. Luạn ạn Tịến sĩ
Ngư vạn. Vịến Ngọn ngư học, trạng 11.
5 Phạm Ngọc Hạm, Đặc điểm và cách sử dụng lớp từ xưng hô tiếng Hán trong sự so sánh với tiếng Việt, Luạn ạn tịến
sĩ, Vịến Ngọn ngư học, nạm 2004.

22


1.1.2 Khái niệm của từ ngữ xưng hô thân tộc trong tiếng Trung
Trong từ điển “现代汉语词典” (Từ điển tiếng Hán hiện đại), thân tộc được giải
thích là: chỉ người có quan hệ huyết thống hoặc quan hệ hôn nhân với mình1. Từ
điển “辞海” (Từ Hải) định nghĩa là: Mối quan hệ giữa người với người được nảy
sinh từ hôn nhân, huyết duyên và thụ dưỡng. Thông thường chia thành thân tộc
huyết thống và thân tộc hôn nhân2. Về người phối ngẫu có phải là người thân thích
hay khơng, mỗi quốc gia đều có những quy định khác nhau, ở các nước như Trung
Quốc và Nhật Bản đều được coi như người có quan hệ thân tộc. Trong sách “中国
大百科全书” (Bách khoa tồn thư Trung Quốc) có nói: thân tộc là chỉ “quan hệ xã
hội nảy sinh từ hôn nhân, huyết duyên và thụ dưỡng, có quyền lợi và nghĩa vụ về
mặt luật pháp lẫn nhau”32. Mặc dù các giải thích trên có một chút khác biệt trong
biểu đạt văn bản, nhưng khơng có khác biệt về bản chất.
Từ các tư liệu hiện có, chúng tơi thấy rằng trong tiếng Trung về định nghĩa của
từ xưng hô thân tộc cũng chưa xác định và giải thích rõ ràng, nó vẫn khơng thống
nhất được với nhau. Ví dụ như tác giả Hạ Hiếu Tài (夏孝才) “亲属关系词中的文
化差别” (Khác biệt văn hóa trong từ quan hệ thân tộc), thì gọi là: “亲属关系词 tức
“từ ngữ chỉ quan hệ thân tộc”; tác giả Bối Ngạn Đức (贾彦德) “汉语语义学” (Ngữ
nghĩa học tiếng Hán) lại gọi là “亲属词” tức “từ ngữ thân tộc”; tác giả Trương Tích
Gia (张积家), Trần Tuấn (陈俊) trong “汉语亲属词概念结构再探” (Tìm hiểu cấu

trúc khái niệm của từ thân tộc trong tiếng Trung) gọi từ xưng hô thân tộc là “亲属

1

《现代汉语》
(第五版), 第 2025 页, 商务印书馆, 2005 年.

2《辞海》缩印本第 2156 页,上海辞书出版社,1999 年.
3《中国大百科全书》
(电子版)法学卷,中国大百科全书出版社. 1999 年.

23


×