Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Kiểu nhân vật chính diện trong truyền kỳ mạn lục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (934.51 KB, 85 trang )

1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Với hoạt động nghệ thuật thuần túy, mỗi tác phẩm văn chương luôn là
đứa con tinh thần quan trọng mà nhà văn đã ấp ủ, kỳ cơng đẽo gọt. Đó có thể
là nơi để họ gửi gắm, kí thác bao tâm sự, tư tưởng nhân sinh của mình dường
như khơng thể chia sẻ cùng ai. Với vai trò truyền tải to lớn ấy, Truyền kỳ mạn
lục đã giúp Nguyễn Dữ thể hiện nhận thức, bộc lộ tâm tư, bày tỏ quan điểm
về những vấn đề xã hội, trong bối cảnh chế độ phong kiến bắt đầu bước vào
giai đoạn thối trào. Tác Phẩm khơng chỉ dựng lên được bức tranh hiện thực
đương thời đa dạng, sinh động mà còn thấm đẫm tư tưởng nhân đạo, giá trị
nhân văn cũng như những thành công vượt bậc về mặt nghệ thuật so với
truyện dân gian, kể cả những tác phẩm văn xuôi tự sự chữ Hán thời trung đại,
xứng đáng là một “thiên cổ kỳ bút” (Vũ Khâm Lân), khẳng định được vị trí
quan trọng của mình trong tiến trình văn học Việt Nam. Xét riêng về thể loại
truyền kỳ thì “Truyền kỳ mạn lục là một trong những mẫu mực của thể truyện
ngày xưa. Thành tựu và kinh nghiệm của Nguyễn Dữ được nhiều nhà văn thời
sau tiếp thu khi viết truyền kỳ, hoặc viết những tập sách có tính chất truyền
kỳ” [21, tr. 526].
Đọc Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ, độc giả đều bất ngờ, bởi xuất
hiện từ thế kỷ XVI nhưng tập truyện đã xây dựng được một thế giới nhân vật
khá phong phú, đại diện cho nhiều loại người trong xã hội phong kiến đương
thời, như: vua chúa, quan lại, nho sĩ, thương buôn, nhà sư, phụ nữ, trẻ em và
cả những nhân vật tồn tại trong thế giới tinh thần con người: ma quỷ, thần
tiên,… Nói như nhà nghiên cứu Lã Nhâm Thìn: “Đây cũng là lần đầu tiên có
một tác phẩm văn học Việt Nam xây dựng được nhiều kiểu loại nhân vật đến
như vậy” [47, tr. 219]. Và ở mỗi kiểu loại nhân vật đều có những nét đặc sắc


2



riêng, như tác giả Bùi Duy Tân bước đầu đã nhận định: “Trong nhiều truyện
của Truyền kỳ mạn lục, đối lập với những nhân vật phản diện, tiêu cực, đại
biểu cho cái xấu, Nguyễn Dữ đã xây dựng những nhân vật chính diện có nhiều
mặt tích cực” [21, tr. 517].
Nghiên cứu văn học theo hướng loại hình có thể triển khai trên nhiều
cấp độ, bình diện, và sẽ rất phù hợp đối với những tác phẩm văn xuôi tự sự có
thế giới nhân vật phong phú cùng với chủ ý rõ ràng của tác giả trong việc xây
dựng nhân vật thành những hệ thống, kiểu loại khác nhau như trong Truyền kỳ
mạn lục của Nguyễn Dữ. Dù đã được nhiều độc giả, học giả nồng nhiệt tiếp
nhận, nghiên cứu từ rất lâu nhưng cho đến nay, Truyền kỳ mạn lục của
Nguyễn Dữ vẫn còn ẩn tàng nhiều giá trị và sự hấp dẫn đối với bạn đọc. Vận
dụng hướng nghiên cứu loại hình riêng với kiểu nhân vật chính diện trong tác
phẩm sẽ hứa hẹn một cái nhìn đối sánh rõ ràng trong hệ thống nhân vật, từ đó
sẽ giúp ta hiểu rõ hơn tư tưởng của nhà văn, thông điệp của tác giả gửi gắm
trong từng hình tượng nhân vật, góp phần tiếp tục khẳng định giá trị của tập
truyện cũng như giảng dạy một số tác phẩm trong tập truyện này trong
chương trình Ngữ văn ở bậc phổ thông một cách tốt hơn.
Trên đây là một số lý do cơ bản, cấp thiết để chúng tôi chọn “Kiểu
nhân vật chính diện trong Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ” làm đề tài
nghiên cứu của luận văn thạc sĩ này.
2. Lịch sử vấn đề
Truyền kỳ mạn lục, ngay từ khi mới ra đời, đã được nhiều học giả
đón nhận, bình đàm. Theo Vũ Phương Đề trong Cơng dư tiệp kí thì Hà
Thiện Hán là người viết lời tựa, cịn Nguyễn Thế Nghi là người đã dịch ra
văn Nôm tác phẩm này. Về sau, nhiều học giả tên tuổi đều ghi chép về
Nguyễn Dữ và đánh giá cao tác phẩm này của ông. Lê Quý Đôn, trong
Kiến văn tiểu lục, ca ngợi Truyền kỳ mạn lục có “văn từ thanh lệ”; còn



3

Phan Huy Chú, trong Lịch triều hiến chương loại chí, đã coi đây thật sự là
“áng văn hay của bậc đại gia” [21, tr. 526].
Đến thế kỷ XX – XXI, Truyền kỳ mạn lục vẫn là một nguồn cảm hứng
lớn thu hút nhiều học giả nghiên cứu. Trước hết, nghiên cứu về Truyền kỳ
mạn lục, nhiều tác giả đã thể hiện sự băn khoăn về cách gọi đúng tên tác giả,
về thời gian sống và sáng tác của Nguyễn Dữ. Những băn khoăn đó được thể
hiện chủ yếu qua một số bài nghiên cứu của Nguyễn Quang Hồng (“Vấn đề
tên tác giả Truyền kỳ mạn lục”, Tạp chí Hán Nơm, Số 1 – 2002), Nguyễn
Nam (“Nguyễn Dữ hay Nguyễn Tự?”, Tạp chí Hán Nơm, Số 6 – 2002), Lại
Văn Hùng (“Bàn thêm tên tác giả - tác phẩm Truyền kỳ mạn lục”, Tạp chí
Văn học, Số 10 – 2002); Nguyễn Phạm Hùng (“Đoán định lại thân thế
Nguyễn Dữ và thời điểm sáng tác Truyền kỳ mạn lục”, Tạp chí Nghiên cứu
văn học, Số 1 – 2006), Phạm Luận (“Bàn thêm về cách gọi tên tác giả và tác
phẩm Truyền kỳ mạn lục”, Tạp chí Nghiên cứu văn học, Số 3 – 2006). Qua
những bài nghiên trên, các tác giả đã đi đến nhận định về tên tác giả Truyền
kỳ mạn lục là Nguyễn Dữ hay Nguyễn Tự, Nguyễn Dư. Theo các học giả thì
“Dư” hay “Dữ” chính là do xem chữ Hán nhưng chỉ thông qua việc chú ý vào
bộ phận biểu âm mà trên thực tế từ này đọc theo ba dấu: Dữ, Dự, Dư. Đồng
thời, các tác giả cũng gọi tên theo nhiều cách khác nhau như: Nguyễn Dữ,
Nguyễn Dự, Nguyễn Tự. Bên cạnh đó, một số cơng trình khi đốn định về
thân thế, thời đại sống của Nguyễn Dữ đã cho rằng: Nguyễn Dữ sinh vào
khoảng thế kỉ XV và mất vào khoảng nửa đầu thế kỉ XVI.
Về số lượng tác phẩm của Truyền kỳ mạn lục cũng có những cơng trình
nghiên cứu như: Nguyễn Đăng Na (2007), Con đường giải mã văn học trung
đại Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội có bài viết “Truyền kỳ mạn lục có 20
hay 22 truyện?”. Với bài nghiên cứu này, Nguyễn Đăng Na cho rằng: “Xét về
phương diện chủ đề cũng như những đặc trưng xã hội – thẩm mĩ, hai truyện



4

Bổ và Phụ Truyền kỳ có nhiều nét gần gũi với Truyền kỳ mạn lục. Từ đó, có
thể nghĩ rằng, chúng chính là hai truyện được tăng bổ trong Truyền kỳ mạn
lục chăng? Vậy con số 21 hoặc 22 mà các bản trong Lịch triều hiến chương
loại chí ghi nhận kia có ý nghĩa riêng của nó. Tuy nhiên, để đi đến khẳng định
rằng, truyện Bổ và Phụ Truyền kỳ chắc chắn của Truyền kỳ mạn lục thì cần
phải thêm tư liệu và nghiên cứu một cách tỉ mỉ hơn” [28, tr. 203]
Về giá trị nội dung và nghệ thuật của Truyền kỳ mạn lục đã có rất nhiều
cơng trình nghiên cứu trên nhiều phương diện, như: Bùi Văn Nguyên (1971),
Lịch sử văn học Việt Nam, Tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội; Nguyễn Phạm Hùng
(1987), “Tìm hiểu khuynh hướng sáng tác trong Truyền kỳ mạn lục của
Nguyễn Dữ”, Tạp chí Văn học, Số 2; Vũ Thanh (1994), “Những biến đổi của
yếu tố kỳ và thực trong truyện ngắn truyền kỳ Việt Nam”, Tạp chí Văn học,
Số 6; Trần Đình Hượu (1995), Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận đại,
Nxb Văn hóa thơng tin, Hà Nội; Nguyễn Đăng Na (1999), Văn xuôi tự sự Việt
Nam thời trung đại (Tập 1), Nxb Giáo dục, Hà Nội; Bùi Duy Tân (2002),
“Truyền kỳ mạn lục, một thành tựu của truyện ký văn học viết bằng chữ
Hán”, sách Văn học Việt Nam (thế kỷ X – nửa đầu thế kỷ XVIII), Nxb Giáo
dục, Hà Nội; Bùi Duy Tân (chủ biên, 2004), Từ điển văn học bộ mới, Nxb Thế
giới, Hà Nội; Nguyễn Đăng Na (2005), “Truyền kỳ mạn lục dưới góc độ so
sánh văn học”, Tạp chí Hán Nơm, Số 6; Đinh Gia Khánh (2007), “Truyền kỳ
mạn lục và những thành tựu của văn xi Việt Nam” trích trong Tuyển tập
(Tập 2), Nxb, Giáo dục, Hà Nội; Nguyễn Phong Nam (2011), “Nghệ thuật
trần thuật truyện truyền kỳ Việt Nam”, Tạp chí Khoa học và công nghệ, Số 7,
Đại học Đà Nẵng; … Nhìn chung, các cơng trình nghiên cứu này, dù xuất hiện
với tư cách là đối tượng nghiên cứu chính hay đối tượng so sánh, dẫn chứng,
minh họa thì Truyền kỳ mạn lục đã được tiếp cận một cách đa dạng với những
kiến giải sâu sắc, thuyết phục. Hầu hết, các tác giả đều đánh giá cao những giá



5

trị của Truyền kỳ mạn lục cũng như khẳng định vị trí quan trọng của tác phẩm
này trong tiến trình vận động, phát triển của thể loại truyền kỳ nói riêng, văn
xi trung đại Việt Nam nói chung. Ví như, nhà nghiên cứu Bùi Duy Tân đã
khẳng định: “Truyền kỳ mạn lục là tập truyện có nhiều thành tựu nghệ thuật,
đặc biệt là nghệ thuật dựng truyện, dựng nhân vật. Nó vượt xa những truyện
ký lịch sử vốn ít chú trọng đến tính cách và cuộc sống riêng của nhân vật, và
cũng vượt xa truyện cổ dân gian thường ít đi sâu vào nội tâm nhân vật. Tác
phẩm kết hợp một cách nhuần nhuyễn, tài tình những phương thức tự sự, trữ
tình và cả kịch, giữa ngơn ngữ nhân vật và ngôn ngữ tác giả, giữa văn xuôi,
văn biền ngẫu và thơ ca. Lời văn cơ đọng, súc tích, chặt chẽ, hài hòa và sinh
động. Truyền kỳ mạn lục là mẫu mực của thể truyền kỳ, […], tiêu biểu cho
những thành tựu của văn học hình tượng viết bằng chữ Hán dưới ảnh hưởng
của sáng tác dân gian” [20, tr. 125]. Qua một số nghiên cứu tiêu biểu nêu trên
đã cho thấy Truyền kỳ mạn lục là một tác phẩm đạt đến đỉnh cao của thể loại
truyện truyền kỳ nói riêng và thể loại văn học tự sự trung đại Việt Nam nói
chung trên nhiều phương diện. Những thành tựu về nội dung và nghệ thuật
của tập truyện qua nhiều cách kiến giải khác nhau một lần nữa tiếp tục khẳng
định giá trị, vị trí của tập truyện được đánh giá là “Thiên cổ kỳ bút” này trong
nền văn học dân tộc.
Nghiên cứu riêng về hình tượng nhân vật trong Truyền kỳ mạn lục cũng
đã có nhiều bài viết, cơng trình nghiên cứu, trong đó tập trung chủ yếu là các
đề tài luận văn, khóa luận, nghiên cứu khoa học sinh viên, tiêu biểu như:
Nguyễn Thị Thơm (2011), Nhân vật yêu ma trong Truyền kỳ mạn lục của
Nguyễn Dữ” (Khóa luận tốt nghiệp đại học, chuyên ngành Văn học Việt
Nam), Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2; Nông Phương Thanh (2011), Hệ
thống nhân vật nữ trong Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ (Luận văn thạc sĩ,

chuyên ngành Văn học Việt Nam), Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên;


6

Trương Thị Hoa (2011), Loại hình các nhân vật trong truyện truyền kỳ Việt
Nam qua ba tác phẩm tiêu biểu: Thánh Tơng di thảo, Truyền kỳ mạn lục, Lan
Trì kiến văn lục (Luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Văn học Việt Nam), Trường
Đại học Sư phạm Tp Hồ Chí Minh; Phạm Phước Duyên (2013), Thế giới nhân
vật trong Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ (Khóa luận tốt nghiệp đại học,
chuyên ngành Ngữ văn), Trường Đại học Cần Thơ; Lê Thị Dung (2016), Hình
tượng người phụ nữ trong Truyện kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ (Khóa luận tốt
nghiệp đại học, chuyên ngành Ngữ văn), Trường Đại học Quy Nhơn; Nguyễn
Hùng Vĩ (2017), Hình tượng nhân vật nho sĩ trong Truyền kỳ mạn lục (Đề tài
nghiên cứu khoa học sinh viên cấp Trường), Trường Đại học Quy nhơn,… Ở
những cơng trình nghiên cứu tiêu biểu về hình tượng nhân vật trong Truyền kỳ
mạn lục này, có cơng trình nghiên cứu tổng thể về thế giới nhân vật nói
chung, có cơng trình lại đi vào nghiên cứu chuyên sâu một kiểu loại nhân vật
cụ thể (nhân vật yêu ma, nhân vật nho sĩ), hay tiếp cận nhân vật theo giới
(hình tượng người phụ nữ),… Qua những hướng nghiên cứu cụ thể này đã cho
thấy được thế giới nhân vật trong Truyền kỳ mạn lục vô cùng phong phú, đa
dạng, mở ra nhiều hướng tiếp cận cho các học giả. Đồng thời qua đó cho phép
chúng ta nhận diện được giá trị to lớn về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm
cũng như tài năng và đóng góp vượt trội của Nguyễn Dữ trong dịng chảy văn
học dân tộc.
Như vậy, có thể thấy, Truyền kỳ mạn lục là tác phẩm được quan tâm
nghiên cứu từ khá sớm. Lịch sử nghiên cứu tác phẩm này vì thế cũng đạt
được nhiều kết quả quan trọng. Tuy vậy, theo sự tìm hiểu của chúng tơi, cho
đến nay, vẫn chưa có một cơng trình nào nghiên cứu riêng biệt về nhân vật
chính diện trong Truyền kỳ mạn lục một cách hệ thống, chuyên sâu. Trên cơ

sở tham khảo, kế thừa thành quả nghiên cứu của những người đi trước, đề tài
Kiểu nhân vật chính diện trong Truyền kỳ mạn lục sẽ phân loại, phân tích đặc


7

điểm của các kiểu nhân vật chính diện trong Truyền kỳ mạn lục cùng với nghệ
thuật xây dựng kiểu nhân vật này để có cái nhìn sâu sắc, tồn diện hơn về giá
trị của tác phẩm cũng như vị thế của tác giả.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các kiểu nhân vật chính diện
trong Truyền kỳ mạn lục.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là 20 truyện trong tác phẩm Truyền kỳ
mạn lục của Nguyễn Dữ. Trong luận văn này, chúng tôi thống nhất sử dụng
tác phẩm Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ, do Trúc Khê Ngô Văn Triện
dịch, Nxb Hội Nhà văn ấn hành năm 2018 làm văn bản khảo sát, nghiên cứu.
Bên cạnh đó, để tạo tính chính xác và khoa học, trong quá trình thực hiện đề
tài, chúng tơi cịn tham khảo và đối chiếu với một số văn bản khác.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng các phương pháp
nghiên cứu chính sau đây:
- Phương pháp loại hình: Đây là phương pháp chủ đạo được sử dụng để
giải quyết các vấn đề chính yếu của đề tài luận văn. Theo đó, dựa vào tính
cộng đồng, đặc điểm chung của các hình tượng nhân vật chính diện trong tập
Truyền kỳ mạn lục, chúng tơi tiếp tục tiến hành nhóm họp, phân chia kiểu
nhân vật này thành những tiểu loại khác nhau. Đặc biệt trong chương 2, sử
dụng phương pháp loại hình, người viết đã gia tăng thao tác so sánh giữa kiểu
nhân vật chính diện với nhân vật phản diện, cũng như so sánh giữa các kiểu
nhân vật chính diện với nhau nhằm làm rõ đặc điểm, đặc sắc của hệ thống
kiểu nhân vật này trong tác phẩm.

- Phương pháp khảo sát văn bản: Đây là phương pháp cơ sở, ban đầu,
cho phép người nghiên cứu tiếp cận trực tiếp với văn bản tác phẩm Truyền kỳ
mạn lục. Với phương pháp này, chúng tôi đã tiến hành khảo sát 20 truyện


8

trong tập Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ. Từ đó mới có thể nhóm họp,
phân loại kiểu nhân vật chính diện trong tồn bộ tập truyện để làm sáng rõ đặc
điểm của từng kiểu nhân vật cũng như tư tưởng, quan điểm, thông điệp mà tác
giả đã gửi gắm. Khảo sát tác phẩm còn giúp người viết biết lựa chọn những
ngữ liệu tác phẩm tiêu biểu để phân tích, làm minh chứng cho những luận
điểm trong chương 2 và chương 3 của đề tài.
- Phương pháp văn học sử: Sử dụng phương pháp này, người nghiên
cứu đã đặt tác phẩm Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ trong sự vận động
của thể loại truyền kỳ Việt Nam thời trung đại nói riêng cũng như trong tiến
trình vận động, phát triển của lịch sử văn học dân tộc nói chung. Từ đó cho
phép người viết thấy được sự kế thừa, tiếp biến trong đặc điểm từng kiểu nhân
vật chính diện cũng như một số phương thức nghệ thuật mà tác giả đã sử dụng
để xây dựng kiểu nhân vật này.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp, khái qt hóa: Trong q trình thực
hiện luận văn, chúng tơi đã sử dụng phương pháp phân tích nhằm làm rõ
những biểu hiện đặc điểm, đặc trưng cụ thể của các kiểu nhân vật chính diện
trong Truyền kỳ mạn lục. Từ đó, tổng hợp, khái qt hóa lại vấn đề đã phân
tích để có cái nhìn tồn diện về kiểu nhân vật này trong việc góp phần tạo nên
giá trị của tác phẩm cũng như vị thế của tác giả.
- Phương pháp liên ngành: Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ ra đời
trong hoàn cảnh lịch sử, xã hội, chính trị, tơn giáo thời trung đại có nhiều đặc
thù và giao thoa, biến động phức tạp. Do đó, nghiên cứu Kiểu nhân vật chính
diện trong Truyền kỳ mạn lục cần được soi chiếu trong tương quan với những

lĩnh vực trên mới có thể nhận diện một cách sâu sắc hơn về kiểu nhân vật
chính diện trong tác phẩm.
Những phương pháp nghiên cứu trên đây không phải được sử dụng một
cách độc lập, riêng lẻ. Trong q trình thực hiện đề tài, chúng tơi đã kết hợp


9

các phương pháp nghiên cứu này để có thể đạt được hiệu quả nghiên cứu một
cách tốt nhất.
5. Đóng góp của luận văn
Luận văn tập trung làm rõ 3 vấn đề:
- Một là, định hình khái niệm thể loại truyền kỳ và khảo sát, phân loại
các kiểu nhân vật chính diện trong Truyền kỳ mạn lục
- Hai là, tập trung phân tích đặc điểm của từng kiểu nhân vật chính diện
trong Truyền kỳ mạn lục.
- Ba là, làm sáng rõ vai trò, đặc sắc của một số phương thức nghệ thuật
trong việc xây dựng kiểu nhân vật chính diện của tác phẩm. Từ việc thực hiện
3 nhiệm vụ nghiên cứu trên, luận văn đã góp phần minh định giá trị của tác
phẩm Truyền kỳ mạn lục cùng với tài năng, vị trí của Nguyễn Dữ trong tiến
trình vận động, phát triển của thể loại truyền kỳ nói riêng và văn xi trung
đại Việt Nam nói chung.
Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho học sinh, sinh
viên, học viên, các học giả trong việc nghiên cứu, giảng dạy tác phẩm Truyền kỳ
mạn lục nói riêng cũng như thể loại truyền kỳ trung đại Việt Nam nói chung.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, nội dung luận văn
được cấu trúc thành 03 chương, cụ thể như sau:
- Chương 1: Thể loại truyền kỳ và nhân vật chính diện trong Truyền kỳ
mạn lục

- Chương 2: Đặc điểm kiểu nhân vật chính diện trong Truyền kỳ mạn
lục
- Chương 3: Nghệ thuật xây dựng kiểu nhân vật chính diện trong
Truyền kỳ mạn lục


10

Chương 1
THỂ LOẠI TRUYỀN KỲ VÀ NHÂN VẬT CHÍNH DIỆN
TRONG TRUYỀN KỲ MẠN LỤC
1.1. Truyền kỳ trong dòng chảy văn xuôi trung đại Việt Nam
1.1.1. Thể loại truyền kỳ
Trong lịch sử văn hóa - văn học Việt Nam, truyện truyền kỳ có một q
trình hình thành và phát triển lâu dài. Loại hình tác phẩm này chứa đựng
nhiều vấn đề lý thú liên quan đến nhiều lĩnh vực như xã hội học, dân tộc học,
văn hóa học, lịch sử học,… và tất nhiên là cả văn học.
Với tư cách là một thuật ngữ khoa học, truyện truyền kỳ được giới sáng
tác và nghiên cứu hiểu rất khác nhau. Có khi, người ta quan niệm đây là một
thể loại, cũng có khi được coi là một thể tài, cũng có người coi đây là một
“hiện tượng văn hóa – văn học” với tính chất hỗn dung đặc thù và được hình
thành bởi phương thức riêng. Trong quan niệm của các nhà nghiên cứu hiện
đại về truyện truyền kỳ, tình trạng khá phổ biến là cùng một hiện tượng (tác
phẩm) nhưng chúng lại được sắp xếp vào những thể loại rất khác nhau. Một
tác phẩm với người này là truyện truyền kỳ, với người khác lại gọi là truyện
ngắn, đến người khác nữa lại gọi là truyện ký, … Vậy truyện truyền kỳ là gì?
Có người cho rằng, các tác phẩm được gọi là truyền kỳ, nếu đứng riêng
thì thực ra đó là một thể tài của truyện ngắn trung đại. Do các nhân vật, tình
tiết, kết cấu… của truyện phần lớn là lạ kì đặc biệt, nên người ta gọi chúng là
truyền kỳ. Quan niệm này cho thấy tác giả đã xuất phát từ quan điểm hệ

thống, coi truyện truyền kỳ là một thể tài trong tập hợp truyện ngắn trung đại.
Có người sau khi đối chiếu truyện truyền kỳ với các truyện chí qi, chí dị thì
thấy giữa chúng có sự khác biệt quan trọng về kỹ thuật, chất văn, cụ thể rằng:
truyền kì là sáng tác văn học của một tác giả, có dấu ấn cá nhân rất rõ, chú


11

trọng ở văn chương, rất gần với tiểu thuyết sau này. Có người lại chú ý nhiều
đến sự vận động của thể loại truyện truyền kì trên phương diện thi pháp và
cho rằng: “Truyền kỳ vốn bắt nguồn từ chí quái, nhưng được tô điểm thêm,
đưa vào nhiều chi tiết hơn, gây thêm sóng gió, vì thế mà thành tựu của nó đặc
biệt khác thường”[30, tr. 36]. Có nhà nghiên cứu chú trọng trước tiên đến tính
chất kỳ lạ, khác thường (của sự vật, sự việc – những điểm thuộc về đối tượng,
nội dung truyện), coi đấy là tiêu chí cốt yếu của thể loại Theo đó, truyện
truyền kỳ là những tác phẩm có yếu tố kỳ ảo, ma quái, siêu thực.
“Định nghĩa về truyện truyền kỳ, Trung Hoa văn hóa đại từ hải cho
rằng: “Vì tình tiết có nhiều kì lạ, thần dị mà có tên ấy”. Sách Từ điển văn học
bộ mới (Nxb Thế giới, năm 2004) lại nhấn mạnh: loại truyện này chú ý trước
hết đến những “motif kì quái, hoang đường” [47, tr. 185 - 186]. Sách Từ điển
văn học Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỷ XIX (Nxb Giáo dục, năm 1999)
định nghĩa một cách khái quát: “Truyền kỳ là một thể loại văn xuôi tự sự viết
bằng chữ Hán ở văn học trung đại” [2, tr. 634]….
Tuy nhiên, không phải cứ tác phẩm nào viết về cái siêu nhiên, cái
không thể xảy ra trong hiện thực cuộc sống thì đều có thể coi là truyện truyền
kỳ. Các loại truyện như thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích thần kì,…
thuộc loại hình văn học dân gian hoặc những truyện chỉ thuần túy ghi chép
những điều hoang đường, quái đản,… cũng không thể xếp vào truyện truyền
kì. “Yếu tố kì ảo ở đây phải được đặt trong mối quan hệ mật thiết với yếu tố
hiện thực và là sản phẩm sáng tạo mang phong cách nhà văn có ý thức rõ rệt

trong việc sử dụng bút pháp đó để phản ánh hiện thực” [47, tr. 186].
Như vậy, truyện truyền kỳ là thể loại văn xuôi độc đáo, phản ánh hiện
thực qua cái kì ảo, kết cấu mỗi truyện có sự thống nhất bởi hai hạt nhân cơ
bản: kì và thực. Vai trị của mỗi yếu tố có sự tác động qua lại và biến thiên
qua từng chặng đường lịch sử xã hội theo xu hướng ngày càng giàu giá trị


12

nghệ thuật. Nhìn đại thể, quan niệm truyện truyền kỳ của các nhà nghiên cứu
hiện nay tuy có chỗ thống nhất nhưng cũng còn tồn tại khá nhiều dị biệt. Đó
là nét đặc thù của một kiểu tác phẩm thuộc phạm trù văn chương trung đại mà
cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất.
1.1.2. Vị trí của truyền kỳ trong dịng chảy văn xi trung đại
Việt Nam
Văn học viết Việt Nam được định hình rõ nét từ khoảng thế kỉ X đến
nay. Trong đó, loại hình văn học trung đại trải dài khoảng 10 thế kỷ, gắn liền
với mơ hình nhà nước qn chủ, suốt thời kỳ phong kiến Việt Nam (thế kỉ X
– XIX). Mười thế kỉ tồn tại và phát triển, văn học trung đại đã góp vào nền
văn học dân tộc đầy đủ các thể loại với những tác phẩm giàu giá trị của nhiều
tác giả có tên tuổi. Bên cạnh những thể loại văn học khác, bộ phận văn học tự
sự, mặc dù xuất hiện sau hơn so với thơ ca, từ, phú,… nhưng đã có những
đóng góp to lớn cho văn học Việt Nam trung đại. Nguyễn Đăng Na đã nhận
định: “Văn xuôi tự sự không chỉ là một bộ phận cấu thành văn học dân tộc mà
còn là ảnh xạ phản chiếu trình độ tư duy nghệ thuật của nền văn học đã sản
sinh ra nó. Văn xi tự sự Việt Nam thời trung đại cũng vậy, vừa phản ánh tư
duy nghệ thuật Việt Nam vừa gắn liền với lịch sử văn học dân tộc” [27, tr. 9].
Và trong các thể loại văn xuôi Việt Nam thời trung đại, truyền kỳ là một trong
những thể loại góp phần tạo dựng được vị thế của văn xi trong dịng chảy
văn học dân tộc.

Truyện truyền kỳ Việt Nam vốn có nguồn gốc từ truyện truyền kỳ
Trung Quốc. Thế nhưng trong quá trình hình thành và phát triển, truyện
truyền kỳ ở Việt Nam đã gắn liền với nền văn hóa và văn học dân tộc, đặc
biệt là văn hóa, văn học dân gian và văn xi lịch sử. Và chính nền văn hóa
dân tộc mà đặc biệt là văn hóa, văn học dân gian đã giúp cho thể loại truyện
này khác với truyện ngắn các nước trong cùng khu vực. Đồng thời, trong suốt


13

quá trình phát triển thể loại, truyện truyền kỳ vẫn tiếp tục giao lưu với văn học
Trung Quốc, Ấn Độ và các nước Đông Nam Á [54, tr.737].
“Truyện truyền kỳ là một thể loại có q trình hình thành và phát triển
lâu dài, bắt đầu manh nha từ thế kỉ XIII với tác phẩm Ứng Minh trì dị sự
(Chuyện lạ ở ao Ứng Minh) của Vũ Cao, được ghi lại trong Việt sử lược [54,
tr.739]. Đây là một tác phẩm được xây dựng trên cơ sở hư cấu nghệ thuật, với
mơ típ phổ biến trong văn học dân gian: người trần xuống thủy phủ. Vì ít ỏi
về số lượng của truyện kỳ ảo cùng với danh tính tầm thường của tác giả đầu
tiên nên truyện truyền kỳ lúc bấy giờ đã bị các tác giả của văn học chính
thống coi thường. Tuy nhiên Chuyện lạ ở ao Ứng Minh của Vũ Cao được xem
là tác phẩm đánh dấu mốc mở đầu cho thể loại truyện kỳ ảo trung đại Việt
Nam [54, tr. 740]. Đầu thế kỷ XIV, Lý Tế Xuyên đã biên soạn, viết lại những
chuyện lưu truyền về các vị thần ở nước ta thành tập truyện Việt điện u linh.
Đến cuối thế kỉ XIV, Trần Thế Pháp hoàn thành xong Lĩnh Nam chích quái
lục, là tác phẩm văn xuôi tự sự Việt Nam đầu tiên được tác giả dùng thuật ngữ
“truyện” đặt cho mỗi thiên. Cả hai tập truyện này đều sử dụng nhiều yếu tố
hoang đường, kỳ ảo. Ra đời ở thế kỉ XVI, mặc dù vẫn chịu ảnh hưởng của văn
học dân gian, vẫn tuân thủ những quy định của thể loại khi sáng tác thế nhưng
Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ đã đưa truyện kỳ ảo Việt Nam trung đại,
về cơ bản, đã thoát khỏi những ảnh hưởng thụ động một chiều của văn xi

lịch sử và những hình tượng, những sự kiện mang tính nghệ thuật. Nguyễn
Dữ: “Chú trọng đến việc phản ánh những xung đột bình thường trong cuộc
sống gia đình, cũng như việc đi sâu khắc họa nội tâm nhân vật, đã xác định
được vị trí người mở đường cho loại truyện ngắn thế sự trong lịch sử văn học
dân tộc của Nguyễn Dữ và khiến cho truyện của ông trở nên gần gũi với văn
xuôi hiện đại” [54, tr. 754]. Điều này thể hiện sự trưởng thành và khẳng định
vị thế độc lập của một thể loại văn học.


14

Con đường của thể loại truyện kỳ ảo Việt Nam trung đại từ Lý Tế
Xuyên, qua Trần Thế Pháp, đến Thánh Tông và Nguyễn Dữ là những bước
tiến liên tục, nhảy vọt: “Từ chỗ đóng vai trị là người sưu tập, hiệu đính, ghi
chép, mặc dù là ghi chép có sáng tạo đến chỗ có khả năng sáng tác; từ chỗ chỉ
phản ánh những hành trạng, sự hiển linh của các vị thánh, vua chúa, các anh
hùng dân tộc lấy trong các thần tích đền chùa hoặc từ dân gian đến những tác
phẩm phản ánh sâu sắc những xung đột xã hội, thân phận con người, gần gũi
với cuộc sống con người thường dân là cả một q trình khơng hề đơn giản
trong việc hình thành tư cách của nhà văn, cũng như trong cả tiến trình phát
triển của văn xuôi tự sự dân tộc” [47, tr. 189]. Từ cuối thế kỉ XVII đến đầu
thế kỉ XIX, với những cuộc cải cách của Nho học và văn thể, các nhà văn, nhà
thơ đã hướng văn chương đến những giá trị hiện thực đời sống. Trong cuộc
cách tân này, thể loại truyện truyền kỳ cũng có nhiều tác giả với những tác
phẩm giàu giá trị như: Hồng Hà nữ sĩ Đoàn Thị Điểm với Truyền kỳ tân phả;
Vũ Phương Đề với Cơng dư tiệp kí ; Vũ Trinh với Lan Trì kiến văn lục; Phạm
Đình Hổ với Vũ trung tùy bút; Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án với Tang
thương ngẫu lục… Mặc dù các nhà nghiên cứu coi đây là thời kỳ “xuống
dốc” của thể loại truyện truyền kỳ Việt Nam thế nhưng đây vẫn là một giai
đoạn truyện truyền kỳ đạt được những thành tựu trên nhiều phương diện như:

tính hiện thực, mối quan hệ giữa nhà văn – tác phẩm và những liên hệ với
cuộc sống, khả năng tiếp cận hiện thực,… Với xu hướng đề cao hiện thực,
đưa văn chương tiến gần hơn với cuộc sống, đòi hỏi văn chương phải có giá
trị hiện thực. Chính vì vậy, cái thực trở thành mục đích thiết yếu của sáng tác .
Và cái kì lúc này chính là kết quả của sự ghi chép. Văn phong chép chuyện
cũng trở nên khúc chiết, mạch lạc, ngắn gọn. Cốt truyện liền mạch, số lượng
tình tiết vừa đủ, diễn biến truyện nhanh, rất ít tình tiết xa đề và lời bình luận
ngoại đề dài dịng. Bên cạnh đó, cũng ít truyện có “Lời bàn”, “Lời bình” ở


15

cuối truyện. Đấy là một trong những đặc điểm nổi bật của truyện truyền kỳ
giai đoạn này.
Truyền kì là một trong những thể loại có q trình hình thành và phát
triển lâu dài, bắt đầu từ thế kỉ XIII và kết thúc vào khoảng nửa cuối thế kỉ
XIX. Quá trình đó được đánh dấu bằng sự xuất hiện của hàng loạt những nhân
tố mới, tiến tới hoàn thiện những quy chuẩn thể loại. Đó cũng là q trình
xuất hiện trong lịch sử văn học dân tộc những nhà viết truyện thực sự có
phong cách, có khả năng phản ánh nhiều vấn đề trọng yếu của đời sống hiện
thực trong tác phẩm của mình, đóng góp quan trọng vào sự phát triển của nền
văn học dân tộc.
1.2. Nguyễn Dữ và Truyền kỳ mạn lục
1.2.1. Tác giả Nguyễn Dữ
Nguyễn Dữ người xã Đỗ Tùng, huyện Trường Tân (nay thuộc huyện
Thanh Miện), tỉnh Hải Dương. Hiện chưa rõ năm sinh năm mất, chỉ biết ông
là con trai cả của Nguyễn Tường Phiêu (đỗ tiến sĩ năm 1496). Từ những tư
liệu ít ỏi, một số nhà nghiên cứu cịn đốn định rằng: Nguyễn Dữ có khả năng
sinh sống vào cuối thế kỉ XV đến nửa đầu thế kỉ XVI. Ơng có thời gian dài
sống cùng cha ở chốn kinh đô, được chứng kiến nhiều bước thăng trầm của xã

hội và con người nơi đây. Đấy chính là tiền đề có ảnh hưởng sâu sắc đến tư
tưởng và sáng tác của ông sau này.
Theo Hà Thiện Hán, tác giả bài “Tựa” cuốn Truyền kỳ mạn lục (1547)
thì Nguyễn Dữ lúc nhỏ chăm học, đọc rộng, nhớ nhiều, từng ôm ấp lý tưởng
lấy văn chương nối nghiệp nhà. Sau khi đậu Hương tiến, từng giữ chức vụ Tri
huyện Thanh Tuyền nhưng mới được một năm thì ông xin từ quan về nuôi
dưỡng mẹ già. Trải mấy năm dư không đặt chân đến những nơi đô hội, ông
miệt mài “ghi chép” để gửi gắm ý tưởng của mình và đã hồn thành tác phẩm
“thiên cổ kỳ bút” Truyền kỳ mạn lục.


16

Nguyễn Dữ có một điều rất đặc biệt so với các bậc nho sĩ thời trung đại.
Đó là khi về ở ẩn, ông không chọn quê hương Hải Dương của mình làm nơi
ẩn dật. Nguyễn Dữ đã tìm đến chốn núi rừng Thanh Hóa xa xơi, n tĩnh.
Điều này đặt ra câu hỏi: Phải chăng lúc này đất Hải Dương đang là chiến
trường của nhiều cuộc giao tranh, cũng là đất “phên dậu” của nhà Mạc? Hay
núi rừng Thanh Hóa chính là q ngoại của ơng để ơng có cơ hội phụng
dưỡng mẹ già? Bằng tình yêu và tài năng văn chương của mình, Nguyễn Dữ
đã thể hiện sự gắn bó và am hiểu chốn lâm tuyền này qua nhiều truyện trong
tập Truyền kỳ mạn lục.
1.2.2. Tác phẩm Truyền kỳ mạn lục
Truyền kì mạn lục là tác phẩm văn xi tự sự, được viết bằng chữ
Hán, sáng tác vào khoảng nửa đầu thế kỉ XVI, gồm 20 chuyện. Trong
truyện có xen lẫn những bài thơ, ca, từ, biền văn. Cuối mỗi truyện đều có
lời bình, trừ truyện số 19: Kim hoa thi thoại kí (Cuộc nói chuyện ở Kim
Hoa) thể hiện chính kiến của tác giả. Trong phần lời bình này, nhà văn
khơng chú trọng bình về nghệ thuật văn chương, mà chủ yếu bàn về nội
dung, ý nghĩa đạo đức của truyện.

Hầu hết các truyện trong Truyền kỳ mạn lục đều lấy bối cảnh ở các thời
Lý, Trần, Hồ, thuộc Minh, Lê Sơ và trên các địa bàn từ Nghệ An trở ra Bắc.
Cốt truyện chủ yếu có nguồn gốc từ những câu chuyện lưu truyền trong dân
gian, cũng có nhiều truyện do tác giả sáng tác hoặc hư cấu, vay mượn từ
truyền kỳ đời Đường của Trung Quốc. Tuy vậy, đọc Truyền kỳ mạn lục, ta
vẫn thấy được hiện thực xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XV đầu thế kỉ XVI. Đây
là giai đoạn lịch sử, xã hội có nhiều biến động, ánh hào quang thời thái bình
thịnh trị của vua Lê Thánh Tơng (1460 – 1491) đã vụt tắt, mà là thời đại trị vì
của những “vua quỷ” (Uy Mục) và “ vua lợn” (Tương Dực Đế) … là thời đại
đồi bại về đạo đức xã hội, đạo đức Nho phong, vốn là nền tảng, rường cột của


17

toàn xã hội. Tầng lớp nho sĩ nhiều kẻ hư hỏng, ăn chơi hưởng lạc, việc học
hành thi cử cũng trở nên chán nản, tiêu cực, Thiền viện mất sự trang nghiêm,
tơn kính, thậm chí trở thành nơi hoan lạc của kẻ gian dâm, sư sãi, sa đọa, biến
chất,…Chính hiện thực đó, khiến cho các nhà nho có tài, có tâm với nước với
dân dâng trào niềm quan hoài vạn cổ, tiếc nuối. Văn học giai đoạn này cũng
khơng cịn ca tụng chế độ, đề cao ngơi chí tơn nữa, mà đi vào phản ánh hiện
thực xấu xa, suy đồi, loạn lạc qua đó gửi gắm niềm mong ước về một triều đại
vua sáng, tôi hiền. Nằm trong mạch nguồn tư tưởng ấy, Nguyễn Dữ đã viết
Truyền kỳ mạn lục. Nội dung chủ đề của tác phẩm khá phong phú: Có truyện
đả kích hơn qn bạo chúa, quan tham lại nhũng; có truyện thể hiện chí khí
của kẻ sĩ, quan niệm sống lánh đục về trong của các sĩ phu ẩn dật; có truyện
lại viết về tình u ma nữ, hạnh phúc lứa đơi, tình nghĩa vợ chồng; có truyện
thể hiện tinh thần dân tộc mạnh mẽ khi đối tượng phê phán là bọn xâm lược
ngoại bang; ... Với tài năng sáng tạo của mình, Nguyễn Dữ đã khẳng định giá
trị, vị trí trên cả phương diện nội dung, tư tưởng và hình thức nghệ thuật của
tập Truyền kỳ mạn lục, không chỉ cho sự phát triển của văn xuôi nghệ thuật

Việt Nam mà cho cả sự phát triển của thể loại truyện truyền kỳ khu vực Đông
Á. Truyền kỳ mạn lục được đánh giá là tuyệt tác của thể loại truyền kỳ.
1.3. Nhân vật chính diện trong Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ
1.3.1. Nhân vật chính diện trong văn học
Nói đến nhân vật văn học là nói đến con người được miêu tả, thể hiện
trong tác phẩm bằng phương tiện văn học. Đó là những nhân vật có tên như
Tấm, Cám, Thạch Sanh, Thúy Kiều, Kim Trọng, anh Pha, chị Dậu,…; thậm
chí là những nhân vật khơng tên như thằng bán tơ, một mụ nào trong Truyện
Kiều, những kẻ đưa tin lính hầu, chạy hiệu thường thấy trong kịch. Đó cịn là
những con vật trong truyện cổ tích, đồng thoại, thần thoại, bao gồm cả quái


18

vật lẫn thần linh, ma quỷ, những con vật mang nội dung và ý nghĩa con người.
Nhân vật có thể được thể hiện bằng những hình thức khác nhau.
Nhân vật văn học là hiện tượng hết sức đa dạng. Các nhân vật thành
công thường là những sáng tạo độc đáo, không lặp lại. Tuy nhiên, trong các
nhân vật, xét về mặt nội dung, cấu trúc, chức năng có thể thấy nhiều hiện
tượng lặp lại, tạo thành các loại nhân vật.
Xét về phương diện hệ tư tưởng, về quan hệ đối với lí tưởng, các nhân
vật có thể chia ra làm nhân vật chính diện (cịn gọi là nhân vật tích cực) và
nhân vật phản diện (còn gọi là nhân vật tiêu cực). Sự phân biệt nhân vật chính
diện và phản diện gắn liền với những mâu thuẫn đối kháng trong đời sống xã
hội, hình thành trên cơ sở đối lập giai cấp và quan điểm tư tưởng.
Nhân vật chính diện và phản diện là những phạm trù lịch sử. Nhân vật
chính diện mang lí tưởng, quan điểm tư tưởng, đạo đức tốt đẹp của tác giả và
của thời đại. Đó là người mà tác phẩm khẳng định và đề cao như những tấm
gương về phẩm chất cao đẹp của con người một thời. Trái lại, nhân vật phản
diện mang những phẩm chất xấu xa trái với đạo lí và lí tưởng, đáng lên án và

phủ định. Như vậy, hai loại nhân vật này luôn luôn đối kháng nhau như nước
với lửa.
1.3.2. Khảo sát, phân loại kiểu nhân vật chính diện trong Truyền kỳ mạn
lục của Nguyễn Dữ
“Lấy con người làm đối tượng trung tâm phản ánh nghệ thuật, Nguyễn
Dữ đã phát hiện ra được sức mạnh của con người. Khắp thế gian này, dù
thượng đế hay địa phủ, cõi tiên hay thủy cung … con người đều có thể đặt
chân lên được. Điều quan trọng là con người đặt chân đến đâu thì ở đấy “mơi
trường” được trong sạch, cơng lý được vãn hồi, kỷ cương được lặp lại.
Không chỉ phát hiện ra con người có sức mạnh làm chúa tể mn lồi,
Nguyễn Dữ cịn dành khá nhiều tâm huyết viết về những kiếp người bị áp


19

bức, đặc biệt là những người phụ nữ sống trong xã hội trước đây. Bằng tài
năng của mình, ơng đã thổi vào nhân vật sức sống lạ kỳ; mỗi nhân vật là một
số phận, một vận mệnh riêng với tư cách là một “con người cá nhân” chịu
trách nhiệm trước việc mình làm” [27, tr. 25]. Trong tập truyện, Nguyễn Dữ
đã xây dựng hệ thống nhân vật với đủ kiểu loại. Tuy nhiên theo chúng tơi, có
thể phân kiểu loại nhân vật trong Truyền kỳ mạn lục thành hai tuyến: kiểu
nhân vật chính diện và kiểu nhân vật phản diện. Trong cơng trình luận văn
này, chúng tơi đi sâu vào khảo sát, đánh giá về sự xuất hiện và ý nghĩa của
kiểu nhân vật chính diện trong Truyền kỳ mạn lục.
Qua khảo sát tập Truyền kỳ mạn lục, chúng tôi nhận thấy có 19/20
truyện xuất hiện kiểu nhân vật chính diện (trừ tác phẩm Chuyện kỳ ngộ ở trại
Tây). Số lượng tác phẩm xuất hiện kiểu nhân vật chính diện như vậy có thể
nói là chiếm đại đa số trong tồn bộ tập truyện. Đồng thời, kiểu nhân vật
chính diện trong Truyền kỳ mạn lục cũng rất đa dạng, phong phú. Đó là,
những con người nhỏ bé trong xã hội, những bi kịch trong tình u mà thiệt

thịi, thường là người phụ nữ, như: Nhị Khanh (Chuyện người nghĩa phụ ở
Khoái Châu), Vũ Thị Thiết (Chuyện người con gái Nam Xương), Lệ Nương
(Chuyện Lệ Nương),… Hay là những nho sinh dũng cảm, giàu nghĩa tình,
dám đứng lên giệt trừ kẻ ác đem lại cuộc sống bình an cho dân lành, như: Ngô
Tử Văn (Chuyện chức phán sự đền Tản Viên), Dư Nhuận Chi (Chuyện nàng
Túy Tiêu), Phật Sinh (Chuyện Lệ Ngương), Phạm Tử Hư (Chuyện Phạm Tử
Hư lên chơi Thiên tào). Và cịn là những nho sĩ quan lại chính trực, biết chăm
lo, thương yêu nhân dân, như: Dương Đức Công (Chuyện gã Trà đồng giáng
sinh), Văn Tư Lập (Chuyện cái chùa hoang ở huyện Đông Trào). Là kiểu
nhân vật con người có phép thuật, hay kiểu nhân vật là đấng siêu nhiên phù
trợ, luôn sẵn sàng trừ yêu, diệt tà, giúp đỡ dân lành, như: đạo nhân (Chuyện
cây gạo), người ẩn sĩ tiều phu núi Na (Câu chuyện đối đáp của người tiều phu


20

núi Na), Long hầu (Chuyện đối tụng ở Long cung), sư cụ Pháp Vân (Chuyện
nghiệp oan của Đào thị), … Thơng qua kiểu nhân vật chính diện trong Truyền
kỳ mạn lục, Nguyễn Dữ vừa ca ngợi, khẳng định những phẩm chất, những
mối quan hệ tốt đẹp trong xã hội. Đồng thời qua đó, tác giả cũng cho thấy
nhiều mặt trái trong xã hội đương thời, và có lẽ nhức nhối nhất vẫn là sự suy
thoái về đạo đức của bộ phận quan lại.
Tiểu kết chương 1
Như vậy, ở chương 1 này, chúng tôi tập trung vào những vấn đề cơ bản
mang tính giới thuyết những vấn đề cơ bản về thể loại truyền kỳ và vị trí của
truyền kỳ trong dịng chảy văn xi trung đại Việt Nam. Đồng thời tóm lược
vài nét khái quát về tác giả Nguyễn Dữ và Truyền kỳ mạn lục. Qua những vấn
đề nghiên cứu này, một lần nữa đã khẳng định được vị trí của thể loại truyện
truyền kỳ nói chung và Truyền kỳ mạn lục nói riêng trong dịng chảy văn xi
tự sự trung đại Việt Nam. Đặc biệt thông qua việc khảo sát, phân loại kiểu

nhân vật chính diện trong Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ sẽ giúp chúng
tơi có những cơ sở vững chắc để đi vào làm rõ đặc điểm kiểu nhân vật chính
diện trong tập truyện. Đây là một đối tượng nghiên cứu quan trọng, tích cực
góp phần khẳng định vai trị, vị trí của tác phẩm được mệnh danh là “thiên cổ
kỳ bút” này của văn học Việt Nam. Đồng thời qua đó, thấy được tư tưởng, tài
năng của tác giả Nguyễn Dữ.


21

Chương 2
ĐẶC ĐIỂM KIỂU NHÂN VẬT CHÍNH DIỆN
TRONG TRUYỀN KỲ MẠN LỤC
2.1. Kiểu nhân vật phụ nữ
Viết về người phụ nữ là một đề tài khá quen thuộc trong văn học dân
tộc. Với Truyền kỳ mạn lục, Nguyễn Dữ đã dành nhiều ưu ái cho nhân vật phụ
nữ. Khảo sát tập Truyền kỳ mạn lục, chúng tơi nhận thấy có 11/20 truyện viết
về phụ nữ. Số lượng tác phẩm xuất hiện kiểu nhân vật phụ nữ như vậy có thể
gọi là nhiều. Trong Truyền kỳ mạn lục, Nguyễn Dữ có xây dựng hình tượng
những nhân vật phụ nữ phản diện như: nàng Liễu, nàng Đào (Chuyện kỳ ngộ
ở trại Tây), Thị Nghi (Chuyện yêu quái ở Xương Giang), Nhị Khanh (Chuyện
cây gạo), Đào Thị Hàn Than (Chuyện nghiệp oan của Đào Thị). Họ đều vì số
phận đưa đẩy, đều vì nghiệp oan mà trở thành ma quỷ. Họ đáng bị trách phạt
nhưng cũng thật đáng thương. Tuy nhiên tác giả dành nhiều tình cảm, sự ưu ái
cho những nhân vật phụ nữ chính diện. Đó đều là những người phụ nữ xinh
đẹp, chun chính, tảo tần, tiết liệt, giàu lịng vị tha,… nhưng luôn phải chịu
số phận bi thảm như: Nhị Khanh (Chuyện người nghĩa phụ ở Khoái Châu),
Vũ Thị Thiết (Chuyện người con gái Nam Xương), nàng Dương Thị (Chuyện
đối tụng ở Long cung); Túy Tiêu (Chuyện nàng Túy Tiêu). Sự chú ý đến số
phận con người, đặc biệt là số phận người phụ nữ, đánh dấu sự xuất hiện của

chủ nghĩa nhân đạo trong văn học Việt Nam mà Nguyễn Dữ được xem là một
trong những người khởi đầu.
Trong luận văn này, với kiểu nhân vật phụ nữ chính diện, chúng tơi
chia thành hai loại: nhân vật phụ nữ tiết liệt và nhân vật phụ nữ tài hoa.
2.1.1. Nhân vật phụ nữ tiết liệt
Mỗi thời đại sẽ có những quy chuẩn đạo đức do con người quan niệm,


22

đặt ra. Có quan niệm đạo đức mang tính cá nhân, có quan niệm đạo đức được
cả cộng đồng đề cao, trở thành lý tưởng. Những quan niệm đạo đức ấy có khi
được mọi người ngầm hiểu với nhau, tự nguyện tuân thủ như luật bất thành
văn; lại có những quan niệm đạo đức được chính quyền nhà nước cụ thể hóa
thành luật, bắt buộc mọi người phải tuân thủ. Đó là cơ sở nền tảng, thước đo
để đánh giá về một con người tốt – xấu, khinh – trọng, thanh cao – thấp hèn,...
Trong suốt tiến trình lịch sử thời trung đại, vấn đề trinh tiết của nữ giới rất
được chú trọng, thậm chí trở thành vấn đề sống còn đối với người phụ nữ.
Theo Hán Việt tự điển của Thiều Chửu, liệt nữ (烈女) – người con gái
cứng cỏi chết vì tiết nghĩa, khơng chịu nhục thân [3, tr. 347]. Từ đó, có thể
hiểu: người phụ nữ tiết liệt là những người phụ nữ (kể cả đã có chồng hoặc
chưa có chồng) biết kiên trinh giữ tiết, khơng chịu để kẻ xấu làm nhơ. Theo
đó, nổi bật là hai mẫu hình: “Tiết phụ quyên sinh” (người phụ nữ sau khi
chồng chết đã quyên sinh theo cho vẹn tiết) và “Trinh nữ” (người con gái
chưa lấy chồng, biết kiên trinh giữ tiết, không chịu để kẻ xấu làm nhơ). Từ
quan niệm về người phụ nữ tiết liệt nêu trên, chúng tôi xác định Truyền kỳ
mạn lục của Nguyễn Dữ có các nhân vật phụ nữ tiết liệt như: nàng Nhị Khanh
trong Chuyện người nghĩa phụ ở Khoái Châu, Vũ Nương – Vũ Thị Thiết
trong Chuyện người con gái Nam Xương, Lệ Nương trong Chuyện Lệ Nương,
Dương Thị trong Chuyện đối tụng ở Long cung.

Trước hết, nhân vật Nhị Khanh trong Chuyện người nghĩa phụ ở Khoái
Châu được tác giả xây dựng theo kiểu mẫu một “nghĩa phụ” với quan niệm có
phần bảo thủ. Nhị Khanh kết nghĩa vợ chồng với Trọng Quỳ khơng lâu thì
chàng phải theo cha đi trấn thủ ở nơi xa. Thấy Quỳ bịn rịn, quyến luyến trước
lúc ra đi, nàng khuyên chồng: “Nay nghiêm đường vì tính nói thẳng mà bị
người ta ghen ghét, khơng để ở lại nơi khu yếu… chả nhẽ đành để cha ba đào
mn dặm, lam chướng nghìn trùng, hiểm nghèo giữa đám kình nghê, cách


23

trở trong vùng rừng núi, sớm hơm săn sóc, khơng kẻ đỡ thay? Vậy chàng nên
chịu khó đi theo. Thiếp dám đâu đem mối khuê tình để lỗi bề hiếu đạo…”.
Chồng ra đi, nàng ở lại thấm thoát được sáu năm, người chồng ở xa, “tin tức
khơng thơng, mất cịn chẳng rõ”. Nhiều kẻ mang vàng bạc đến cầu thân,
khuyên nàng nên “bạn lành kén lựa, duyên mới vương xe” để “lấp những lời
giăng gió cợt trêu, tránh phải khi ong cuồng bướm dại”. Nghe những lời ấy,
nàng “sợ hãi, quên ăn mất ngủ”, quyết không “mặc áo xiêm của chồng để đi
làm đẹp với người khác”. Không thể ngồi chờ một cuộc hôn phối ép buộc,
nàng đã chủ động nhờ người lặn lội đường xa, dò hỏi tin chồng. Đây được
xem như màn thử thách đầu tiên về phẩm chất tiết liệt của Nhị Khanh. Không
chỉ dừng lại ở đó, phẩm chất tiết liệt của Nhị Khanh càng được khắc họa đậm
nét khi chồng đã trở về, gia đình được đồn tụ. Tưởng đâu sóng gió thử thách
qua đi để nàng được hưởng trọn hành phúc. Thế nhưng, quen tính chơi bời lêu
lổng, Trọng Quỳ thường cờ bạc với Đỗ Tam - một tên lái buôn hiếu sắc. Nhị
Khanh thường khuyên chồng: “Những người lái buôn phần nhiều là giảo
quyệt, đừng nên chơi thân với họ”. Nhưng Trọng Quỳ khơng nghe. Sau vì
thua bạc, y đã bán nàng cho Đỗ Tam. Liệu cơ khơng thốt khỏi, nàng giả vờ
về nhà tạm biệt các con rồi tự vẫn. Hành động này đã minh chứng thuyết phục
cho phẩm chất tiết liệt của Nhị Khanh.

Trong truyện này, nhân vật Nhị Khanh tìm đến cái chết khi chồng vẫn
còn sống và bản thân cũng chưa bị kẻ xấu làm nhục. Điều này cho thấy đóng
góp riêng của Nguyễn Dữ về quan niệm tiết liệt của nữ giới trong xã hội trung
đại lúc bấy giờ. Với ông, phụ nữ tiết liệt không chỉ là những người thủy
chung, son sắt với chồng mà cái chính là họ biết giữ gìn phẩm giá của mình.
Sau này, khi người chồng biết hối cải, nàng đã trở về với tình thương hết sức
cảm động của người vợ hiền hậu, dịu dàng, rộng lượng, tha thứ cho chồng,
hướng chí cho con. Với chi tiết kỳ ảo cuối truyện là sự trở về của Nhị Khanh,


24

Nguyễn Dữ một mặt khẳng định, ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ:
lo lắng cho chồng con không chỉ lúc sống mà ngay cả khi chết. Mặt khác, tác
giả cũng khẳng định: chính sự tiết hạnh của người phụ nữ đã làm thức tỉnh
cho đức ông chồng. Bởi sau khi Nhị Khanh chết thì Trọng Quỳ đã hối cải,
ni dạy các con theo đuổi chí hướng như lời tiên báo của Nhị Khanh. Có thể
nói, Nhị Khanh đã trở thành hình mẫu lý tưởng, tiêu biểu cho phẩm chất tiết
liệt của người phụ nữ thời trung đại.
Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương là người con gái
nết na và có tư dung tốt đẹp, đây cũng là đại diện cho vẻ đẹp mẫu mực của
người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Chồng nàng là Trương Sinh, vì mến
mộ mà xin mẹ hỏi cưới nàng về làm vợ. Trong cuộc sống hôn nhân với
chồng, Vũ Nương hiện lên là người rất mực thủy chung lại khéo léo, đảm
đang. Trương Sinh rất yêu thương vợ nhưng có tính đa nghi. Biết thói chồng
hay ghen, nàng ln cư xử “khuôn phép”, luôn biết nhường nhịn để giữ gìn
hạnh phúc gia đình. Như vậy, Vũ Nương là người rất có ý thức gìn giữ phẩm
hạnh. Cuộc sống hơn nhân chưa được bao lâu, Trương Sinh phải đi lính để lại
vợ trẻ và mẹ già. Mặc dù rất buồn lịng khi chồng phải đi chinh chiến nhưng
khi rót rượu đưa tiễn chồng, Vũ Nương đã thể hiện khát vọng thanh cao của

người phụ nữ: không màng vinh hoa, danh lợi “chẳng đám mong đeo được
ấn hầu trở về” mà “chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên về nhà”
để sống cuộc sống gia đình sum họp, hạnh phúc.
Trong ba năm chồng đi lính, tiết hạnh của Vũ Nương được thể hiện
trước hết là đối với người chồng, nàng ln giữ gìn một tiết, khơng màng “tơ
son điểm phấn”. Trong cuộc sống đối với mẹ chồng, Vũ Nương là một nàng
dâu ngoan, rất mực hiếu thảo. Khi mẹ chồng đổ bệnh vì nhớ con thì nàng hết
lịng khuyên lơn, chạy chữa thuốc thang đến nơi đến chốn lại còn lễ bái cầu
thần. Đến khi mẹ chồng qua đời, Vũ Nương lo mai táng chu đáo như đối với


25

cha mẹ ruột của mình. Tấm lịng này của người con dâu đã được mẹ chồng
ghi nhận. Trước lúc ra đi, mẹ Trương Sinh có nói với nàng rằng: sau này rồi
nàng sẽ được ban phúc, trời sẽ không phụ nàng cũng như tấm lịng của nàng
đã khơng phụ bà. Chẳng những là người vợ hiền, dâu thảo, nàng còn là người
mẹ yêu thương, chăm lo cho con cái. Khi chồng đi lính, nàng đã mang thai.
Sau khi tương biệt mươi ngày nàng sinh hạ được một bé trai, đặt tên là Đản.
Thương con, sợ con khơng có tình cảm của cha nên mỗi khi đêm đến, nàng lại
tự chỉ vào cái bóng của mình trên tường và nói rằng đó là cha của Đản. Đối
với con, Vũ Nương vừa ni dạy làm trịn trách nhiệm của một người mẹ, vừa
gánh nghĩa vụ của một người cha. Nàng kể với Đản những điều tốt đẹp về cha
để cậu bé ghi tạc hình dáng của cha, để sau này cha về sẽ không thấy xa lạ.
Như vậy, Vũ Nương là một người phụ nữ có vẻ đẹp phẩm chất vẹn tồn theo
quan niệm đạo đức phong kiến: người vợ thủy chung, người con dâu hiếu
thảo, người mẹ hiền đầy tình yêu thương.
Một người phụ nữ đức hạnh như Vũ Nương lẽ ra phải xứng đáng được
hưởng hạnh phúc. Thế nhưng, thay vì nhận được những gì mình xứng đáng
được hưởng thì Vũ Nương đã vướng vào một bi kịch khiến nàng phải lấy cái

chết để rửa nỗi oan ức và chứng minh sự trong sạch, khẳng định phẩm chất
tiết liệt của mình. Câu chuyện về cái bóng chính là ngun nhân trực tiếp gây
ra mọi bi kịch trong cuộc đời Vũ Nương. Khi chồng đi lính về, những tưởng
gia đình đồn tụ, chấm dứt cảnh chia cách thì bé Đản lại khơng nhận cha và
nói những lời ngây thơ của một đứa trẻ đang tập nói. Đản kể lại với Trương
Sinh rằng, tối nào cha Đản cũng đến, mẹ đi đâu thì người đàn ơng đó cũng đi
theo nhưng chưa từng bế Đản. Vốn có tính hay ghen, nghe được những lời nói
này, Trương Sinh đã một mực khẳng định Vũ Nương đã thất tiết. Vũ Nương
đã một mạch phân trần, giải thích nhưng chàng khơng nghe. Ngay cả họ hàng,
làng xóm bênh vực và biện bạch thế nhưng vẫn khơng sao lay chuyển được sự


×