Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Mối quan hệ giữa diễn ngôn đạo đức và diễn ngôn tình yêu tình dục trong truyền kỳ mạn lục của nguyễn dữ (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (331.49 KB, 18 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------------------

NGUYỄN THANH BÌNH

MỐI QUAN HỆ GIỮA DIỄN NGÔN ĐẠO ĐỨC
VÀ DIỄN NGÔN TÌNH YÊU/ TÌNH DỤC TRONG
TRUYỀN KỲ MẠN LỤC CỦA NGUYỄN DỮ

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

Hà Nội - 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------------------

NGUYỄN THANH BÌNH

MỐI QUAN HỆ GIỮA DIỄN NGÔN ĐẠO ĐỨC
VÀ DIỄN NGÔN TÌNH YÊU/ TÌNH DỤC TRONG
TRUYỀN KỲ MẠN LỤC CỦA NGUYỄN DỮ

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60 22 01 21

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS. Đỗ Thu Hiền



Hà Nội - 2016


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
PHẦN NỘI DUNG .................................................. Error! Bookmark not defined.
Chương 1: CÁC VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT VÀ TÁC PHẨM TRUYỀN KỲ MẠN
LỤC .......................................................................... Error! Bookmark not defined.
1.1. Lý thuyết diễn ngôn. ....................................... Error! Bookmark not defined.
1.2. Đặc trưng của thể loại truyền kỳ. ................... Error! Bookmark not defined.
1.3. Nguyễn Dữ và tác phẩm Truyền kỳ mạn lục. . Error! Bookmark not defined.
1.3.1. Tác giả Nguyễn Dữ. ................................. Error! Bookmark not defined.
1.3.2. Truyền kỳ mạn lục. .................................. Error! Bookmark not defined.
Chương 2: TỪ DIỄN NGÔN ĐẠO ĐỨC ĐẾN DIỄN NGÔN TÌNH YÊU/
TÌNH DỤC TRONG TRUYỀN KỲ MẠN LỤC CỦA NGUYỄN DỮ ....... Error!
Bookmark not defined.
2.1. Diễn ngôn đạo đức trong Truyền kỳ mạn lục. Error! Bookmark not defined.
2.1.1.Kỳ thị nữ sắc, điều tiết bản năng ............. Error! Bookmark not defined.
2.1.2. Cảnh tỉnh thói tham lam .......................... Error! Bookmark not defined.
2.1.3. Cảnh tỉnh thói ghen tuông mù quáng ....... Error! Bookmark not defined.
2.1.4. Trọn đạo hiếu trung, hành xử cẩn trọng . Error! Bookmark not defined.
2.1.5. Sự chung thuỷ, đức hy sinh của người phụ nữ trong mối quan hệ vợ
chồng .................................................................. Error! Bookmark not defined.
2.1.6. Nhân quả báo ứng (của những yêu ma nhiễu dânError! Bookmark not
defined.
2.2. Diễn ngôn tình yêu/ tình dục trong Truyền kỳ mạn lục.Error!

Bookmark


not defined.
2.2.1.Yếu tố tính dục trong các câu chuyện tìnhError! Bookmark not defined.
2.2.2. Tình yêu tự do nam nữ không chịu ràng buộc ở lễ giáo phong kiến Error!
Bookmark not defined.
2.3. Sự vận động của diễn ngôn đạo đức và diễn ngôn tình yêu trong Truyền kỳ
mạn lục. ................................................................. Error! Bookmark not defined.


Chương 3. MỐI QUAN HỆ GIỮA DIỄN NGÔN ĐẠO ĐỨC VÀ DIỄN NGÔN
TÌNH YÊU/ TÌNH DỤC TRONG TRUYỀN KỲ MẠN LỤC NHÌN TỪ HÌNH
THỨC NGHỆ THUẬT ........................................... Error! Bookmark not defined.
3.1. Hệ thống nhân vật chính trong các câu chuyện tình yêu.Error!

Bookmark

not defined.
3.1.1. Nhân vật nam giới: .................................. Error! Bookmark not defined.
3.1.2. Nhân vật nữ giới: ..................................... Error! Bookmark not defined.
3.2. Mối quan hệ giữa tự sự- trữ tình và chính luận.Error!

Bookmark

not

Bookmark

not

defined.
3.2.1. Phương thức tự sự trong Truyền kỳ mạn lục.Error!

defined.
3.2.2. Phương thức kết hợp trữ tình với tự sự trong Truyền kỳ mạn lục: .. Error!
Bookmark not defined.
3.2.3.Màu sắc chính luận trong Truyền kỳ mạn lục.Error!

Bookmark

not

defined.
3.2.4. Mối quan hệ giữa tự sự, trữ tình và chính luận.Error!

Bookmark

not

defined.
3.3. Mối quan hệ giữa yếu tố kỳ- thực. ................. Error! Bookmark not defined.
3.3.1. Yếu tố “kỳ” .............................................. Error! Bookmark not defined.
3.3.2. Yếu tố thực: ............................................. Error! Bookmark not defined.
3.3.3. Yếu tố kỳ- thực có mối liên hệ chặt chẽ. . Error! Bookmark not defined.
3.4. Ngôn từ đậm màu sắc tính dục. ...................... Error! Bookmark not defined.
3.4.1.Lời của các nhân vật ma nữ, yêu hoa. ...... Error! Bookmark not defined.
3.4.2. Những bài thơ đậm màu sắc nhục dục. .... Error! Bookmark not defined.
PHẦN KẾT LUẬN .................................................. Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................9



PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài .
Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ là tác phẩm có vị trí quan trọng trong tiến
trình phát triển của văn xuôi trung đại Việt Nam. Trong cuốn Văn xuôi tự sự thời
trung đại, tác giả Nguyễn Đăng Na khẳng định: “Nguyễn Dữ là người đầu tiên dùng
thuật ngữ “Truyền kỳ” đặt tên cho tác phẩm của mình. Có thể nói ông là cha đẻ của
loại hình truyền kỳ Việt Nam”.Tác phẩm được đánh giá là một viên ngọc lung linh
của thể loại văn xuôi trong văn học trung đại. Hơn thế nữa, Truyền kỳ mạn lục được
coi là một trong những đỉnh cao của văn học Việt Nam thời trung đại. Tác phẩm
cho thấy sự trưởng thành của văn xuôi trung đại từ văn xuôi mang nặng tính chức
năng sang văn xuôi giàu tính nghệ thuật. (Văn học chức năng: “văn dĩ tải đạo”, “thi
dĩ ngôn chí” - văn chương có thể tác động làm thay đổi cá nhân, giáo hóa cá nhân).
Đây là giai đoạn văn, sử, triết bất phân; bản chất của quá trình sáng tạo văn học
không phải là hành trình đi tìm cái mới, sáng tạo ra hình thức để tái hiện thực tế…
mà là sự thể nghiệm về đạo, hướng về đạo và đề cao đạo lí. Tác phẩm cho thấy
bước chuyển mình thoát khỏi những ảnh hưởng đậm nét của văn học dân gian và
văn xuôi lịch sử để chuyển sang văn xuôi tự sự.
Truyền kỳ mạn lục là tác phẩm có sức hấp dẫn lạ kỳ. Ngay từ thế kỷ XVI, tác phẩm
đã được Nguyễn Thế Nghi dịch sang chữ Nôm để độc giả có thể thuận tiện trong
việc tìm đọc. Đây là tác phẩm được Vũ Khâm Lân ngợi ca là “Thiên cổ kỳ bút”.
Truyền kỳ mạn lục cũng trở thành đối tượng nghiên cứu có sức hấp dẫn lớn đối với
các nhà nghiên cứu Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản. Những
khuôn mẫu đạo đức vốn được coi là “khuôn vàng thước ngọc” của xã hội phong
kiến được đặt bên cạnh luồng tư tưởng mới mang theo khát khao bản năng của con
người. Vấn đề tình yêu tự do không chịu sự ràng buộc của lễ giáo phong kiến, vấn
đề tình dục trong tình yêu được đề cập đến. Ông đang bảo vệ cho hệ thống tư tưởng
Nho gia hay đang đồng tình với khát vọng yêu đương cháy bỏng - đó có lẽ là câu
hỏi mà nhiều người muốn tìm lời giải đáp. Có khá nhiều nghiên cứu về Truyền kỳ
mạn lục và không ít những ý kiến trái chiều; cũng có rất nhiều cách tiếp cận tác
phẩm này dưới những góc độ khác nhau. Chính vì vậy, chúng tôi lựa chọn đề tài:
1



Mối quan hệ giữa diễn ngôn đạo đức và diễn ngôn tình yêu/ tình dục cho luận văn
của mình nhằm hy vọng đem đến một góc nhìn mới cho việc nghiên cứu một tác
phẩm đã được đào xới quá nhiều của văn học trung đại.
2. Mục đích nghiên cứu và ý nghĩa của luận văn
2.1. Mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là một tác phẩm có sức hấp dẫn, được coi là “Thiên cổ
kỳ bút”. Khi nghiên cứu tác phẩm này, chúng tôi muốn tìm hiểu một phương diện
quan trọng trong tư tưởng Nguyễn Dữ qua mối quan hệ giữa diễn ngôn đạo đức và
diễn ngôn tình yêu/ tình dục trong Truyền kỳ mạn lục. Chúng tôi cũng muốn xem
xét mối quan hệ giữa diễn ngôn đạo đức và diễn ngôn tình yêu/ tình dục đã được thể
hiện như thế nào trong hình thức nghệ thuật của tác phẩm.
2.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn
Thực hiện mục tiêu trên, chúng tôi hy vọng luận văn của mình sẽ hữu ích đối
với những người yêu thích tác phẩm này và muốn tìm hiểu về tác giả Nguyễn Dữ.
Đặc biệt hơn, luận văn sẽ giúp chúng ta có cách lí giải thấu đáo về sự mâu thuẫn
trong tư tưởng Nguyễn Dữ. Đồng thời, luận văn giúp chúng ta thấy rõ tư tưởng tiến
bộ vượt thời đại của ông trong quan điểm về tình yêu, về hạnh phúc trần thế.
3. Lịch sử vấn đề
Truyền kỳ mạn lục là một tác phẩm có sức hút kỳ lạ với các nhà nghiên cứu.
Có khá nhiều nghiên cứu tâm huyết về Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ của các
nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Tuy nhiên, các nghiên cứu trên chưa thật chú ý
đến mối quan hệ giữa diễn ngôn đạo đức và diễn ngôn tình yêu trong Truyền kỳ mạn
lục. Bởi vậy, luận văn của chúng tôi sẽ cố gắng làm rõ mối quan hệ này.
Trong bài viết: : Truyền kỳ mạn lục, một thành tựu của truyện ký văn học viết
bằng chữ Hán [47], Bùi Duy Tân có những nhận định, đánh giá đặc biệt về chuyện
tình yêu giữa người với hồn ma, yêu hoa. Theo quan điểm của ông, những câu
chuyện tình giữa người và ma là những chuyện tình được miêu tả “trái với đạo lí
Nho gia” [47, tr.518]. Thậm chí tình yêu tự do, không bị ràng buộc của lễ giáo

phong kiến ở Hà Nhân với Đào, Liễu; Nhị Khanh với Trình Trung Ngộ là “xa lạ với

2


quan niệm lành mạnh về cuộc sống, về tình yêu nam nữ trong truyện Nôm bình dân,
trong văn nghệ dân gian” [47, tr. 519]. Mặc dù vậy, Bùi Duy Tân vẫn khẳng định tư
tưởng nhân đạo của Nguyễn Dữ thể hiện trong Truyền kỳ mạn lục, nhất là những
câu chuyện về tình yêu bởi Nguyễn Dữ bày tỏ thái độ cảm thông với những khao
khát yêu đương trần thế ở các nhân vật, Nguyễn Dữ trân trọng sự si tình, hết mình
vì người mình yêu ở nhân vật của mình (không phân biệt người hay ma). Với phần
lời bình ở cuối truyện, Bùi Duy Tân chỉ ra sự mâu thuẫn trong tư tưởng của Nguyễn
Dữ vì phần lời bình xuất phát từ “thái độ bảo thủ của Nho giáo”. Đáng tiếc là mâu
thuẫn trong tư tưởng của Nguyễn Dữ chưa được Bùi Duy Tân khai thác một cách
chuyên sâu để lí giải một cách thỏa đáng căn nguyên cũng như đưa đến kết luận
cuối cùng là Nguyễn Dữ có thực sự mang “thái độ bảo thủ của Nho giáo” hay
không.
Kawamoto Kunyé: Những vấn đề khác nhau liên quan đến TKML (Lịch sử
sáng tác, xuất bản và nghiên cứu theo cái nhìn văn học so sánh) [26]. Bài viết của
Kawamoto Kunyé (Đại học tổng hợp Nhật Bản) quan tâm đến việc đánh giá tác
phẩm dưới góc độ một tác phẩm viết lại theo mô hình thể loại, phong cách, đề tài và
môtip của Tiễn đăng tân thoại. Đây là bài tham luận có quan điểm khác với các nhà
nghiên cứu văn học Việt Nam. Các nhà nghiên cứu Việt Nam cho rằng, Truyền kỳ
mạn lục quả có những điểm tương đồng về nội dung tư tưởng và nghệ thuật so với
Tiễn đăng tân thoại, nhưng không phải là một tác phẩm mô phỏng lại Tiễn đăng tân
thoại
Trần Thị Băng Thanh khi viết lời tựa cho Truyền kỳ mạn lục đã có cái nhìn
nhân bản khi nhận định về số phận các nhân vật và cách kết thúc truyện. Nếu như
Bùi Duy Tân cho rằng những câu chuyện tình giữa người và ma là những chuyện
tình được miêu tả “trái với đạo lí Nho gia” thì Trần Thị Băng Thanh lại bày tỏ sự

cảm thông với những nhân vật nữ giới dù là chuyện tình yêu của họ có đi ngược lại
lễ giáo phong kiến: “Kết quả là người dân lương thiện, đặc biệt là người phụ nữ
phải chịu nhiều đau khổ. Nguyễn Dữ dành nhiều ưu ái cho những nhân vật này.
Dưới ngòi bút của ông, họ đều là những thiếu phụ xinh đẹp, chuyên nhất, tảo tần,
3


giàu lòng vị tha nhưng luôn luôn phải chịu số phận bi thảm. Đến cả loại nhân vật
“phản biện” như nàng Hàn Than (Đào thị nghiệp oan ký), nàng Nhị Khanh (Mộc
miên thụ truyện), các hồn hoa (Tây viên kỳ ngộ ký) và “Yêu quái ở Xương Giang”
cũng đều vì số phận đưa đẩy, đều vì “nghiệp oan” mà đến nỗi trở thành ma quái. Họ
đáng bị trách phạt, nhưng cũng đáng thương”. Lời tựa này giúp người đọc trút bỏ
bớt cái nhìn khắt khe đối với những nhân vật xưa này bị xa lánh như ma nữ. Tuy
nhiên, lời tựa mới chỉ dừng lại ở mức độ đánh giả với cái nhìn đầy nhân bản chứ
chưa chuyên sâu nghiên cứu về cuộc đời của các nhân vật để các nhân vật nữ thực
sự chiếm được sự cảm thông của người đọc.
Trần Ích Nguyên (Đài Loan) đã có một công trình nghiên cứu khá tỉ mỉ và công
phu: Nghiên cứu so sánh Tiễn đăng tân thoại và Truyền kỳ mạn lục [41]. Trong bài
viết này, tác giả đã đi sâu khai thác, tìm hiểu sự đón nhận Tiễn đăng tân thoại ở
Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam từ đó cho thấy ý nghĩa của việc nghiên cứu so sánh
Tiễn đăng tân thoại và Truyền kỳ mạn lục. Không chỉ cung cấp những thông tin hữu
ích về tác giả Cù Hựu, Trần Ích Nguyên còn cho bạn đọc thấy được những tìm hiểu
rất nghiêm túc khi nói về Nguyễn Dữ. Hơn thế nữa, trong bài viết của mình, Trần
Ích Nguyên luôn đưa ra sự đối sánh về nguồn gốc, nội dung tư tưởng và nghệ thuật
của hai tác phẩm sau đó chốt lại bài viết bằng những nhận định khách quan mang
tính phát hiện. Truyền kỳ mạn lục được coi là tác phẩm phóng tác từ Tiễn đăng tân
thoại, tuy nhiên sự vay mượn chủ yếu là trên phương diện cốt truyện. Đối với tác
giả bài viết thì: “Tóm lại, việc lấy tài liệu của bất kỳ một tác phẩm văn học nào đều
có thể là từ nhiều nguồn. Chỉ cần các tác giả không thỏa mãn với việc mô phỏng, thì
dù có tiếp thu ảnh hưởng của nước mình hay nước ngoài thì cũng chẳng làm tổn hại

gì đến tính sáng tạo độc đáo” [41, tr 215]. Tiễn đăng tân thoại của Cù Hựu hấp dẫn
độc giả không chỉ bởi triết lí nhân sinh gửi gắm qua các câu chuyện mà còn bởi sự
hấp dẫn, li kì và độ căng của các tình tiết do yếu tố kỳ ảo tạo nên. Trong khi đó
Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ không chỉ là tác phẩm để thỏa mãn tính hiếu kỳ
của người đọc mà còn gửi gắm triết lí nhân sinh và tỏ bày thái độ chính trị - xã hội.
Đặc biệt, khác với Tiễn Đăng tân thoại, Truyền kỳ mạn lục đều có phần lời bình của
4


tác giả ở cuối mỗi truyện - một đoạn văn nghị luận ngắn (Trừ Cuộc nói chuyện thơ
ở Kim Hoa). Phần lời bình này thể hiện quan điểm của người viết và có mục đích
thuyết giáo. Việc so sánh Tiễn đăng tân thoại và Truyền kỳ mạn lục của Trần Ích
Nguyên giúp ta có cái nhìn tổng quát giữa hai tác phẩm này để nhận ra điểm tương
đồng và sự sáng tạo riêng của từng tác giả. Tuy nhiên, bài viết chỉ chú trọng nhiều
đến việc so sánh hai tác phẩm mà không đi sâu nghiên cứu về đặc sắc trong một
khía cạnh cụ thể của Tiễn đăng tân thoại hay Truyền kỳ mạn lục.
Nguyễn Phạm Hùng Với Tìm hiểu khuynh hướng sáng tác trong Truyền kỳ
mạn lục của Nguyễn Dữ. Trong bài viết này, tác giả đã đề cập đến rất nhiều vấn đề
của tác phẩm và giúp người đọc hiểu thêm khuynh hướng, tư tưởng, nghệ thuật của
nhà văn Nguyễn Dữ. Không chỉ thế, nghiên cứu này còn cho thấy vị trí của Truyền
kỳ mạn lục đối với tiến trình lịch sử văn học dân tộc. Tuy nhiên, để tìm hiểu một
cách kỹ lưỡng về sự mâu thuẫn trong tư tưởng Nguyễn Dữ thì bài viết của Nguyễn
Phạm Hùng chưa đề cập tới một cách sâu sắc.
Bài viết Vài nét về truyện truyền kỳ Việt Nam [36], Nguyễn Đăng Na đã bàn
nhiều về vấn đề nhân đạo trong Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ. Theo quan điểm
của Nguyễn đăng Na, những câu chuyện tình táo bạo đậm màu sắc tính dục, vượt ra
khỏi vòng cương tỏa của lễ giáo phong kiến cũng là một cách mà Nguyễn Dữ làm
một cuộc thử nghiệm. Nguyễn Dữ để nhân vật của mình tự do phóng khoáng mà
yêu đương; nồng nhiệt, đắm say mà thỏa mãn khát khao tình dục bởi dẫu sao thì kết
cục của họ cũng đều bi đát. Phải chăng sinh ra làm người phụ nữ là đã gánh lấy sự

thiệt thòi vì “Sống đạo đức tử tế đều bị chết oan. Vậy hãy hành động theo ham
muốn của tình dục, theo tiếng gọi của trái tim. Nguyễn Dữ làm cuộc thử nghiệm
ngược lại: cho một số nhân vật phụ nữ sống tự do. Tác giả cho Nhị Khanh (Cây
gạo) sống một cách “thoải mái”, vượt vòng cương tỏa, chạy theo tình dục”[36].
Theo lời Nhị Khanh thì cuộc đời chẳng qua là một giấc chiêm bao ngắn ngủi, trời
cho sống ngày nào thì nên tìm lấy những thú vui kẻo hoài phí một thời xuân tươi
tốt. Dẫu có chính chuyên như Nhị Khanh trong Chuyện người nghĩa phụ ở Khoái
Châu hay tần tảo, hy sinh như Vũ Nương thì kết cục vẫn ôm hận mà chết. Vậy sao
5


những người phụ nữ không làm một cuộc bứt phá để sống những tháng ngày hạnh
phúc ái ân dù là ngắn ngủi? Bài viết này của Nguyễn Đăng Na đã thực sự đứng về
phía người phụ nữ mà cảm thông, thương xót cho họ. Không chỉ vậy, tác giả bài
viết còn đưa ra những lời lẽ hết sức đanh thép để đòi lại công bằng cho những người
sinh ra đã phải hứng chịu số kiếp nữ nhi trong xã hội phong kiến: “Đào Hàn Than
có thai. Lẽ ra đấy là niềm hạnh phúc lớn nhất của nàng: làm mẹ! Song, xã hội đâu
có chấp nhận cho nàng làm mẹ? Hình ảnh đó như một ám ảnh vò dứt, đập mạnh vào
cái xã hội dã man đối với phụ nữ, đồng thời khơi dậy ở người đọc một niềm thương
cảm cho thân phận nàng” [36]. Những đánh giá sắc sảo, đanh thép này cho thấy
Nguyễn Đăng Na đề cao quyền sống của con người (nhất là người phụ nữ), lên
tiếng bênh vực họ cho dù họ là những nhân vật mà định kiến xã hội phong kiến tẩy
chay. Tuy nhiên trong bài viết này, Nguyễn đăng Na mới đưa ra những nhận định
mang tính khái quát mà chưa đi vào cụ thể một đối tượng nào để khắc sâu.
Trần Nho Thìn đã có một bài viết về Truyền kỳ mạn lục với cách tiếp cận tác
phẩm từ các góc độ khác nhau: thế giới nhân vật, quan hệ giữa cái kỳ và cái thực. Ở
bài viết này khi tìm hiểu thế giới nhân vật trong Truyền kỳ mạn lục từ nhân vật trí
thức, đạo sỹ, người nhà chùa cho đến nhân vật nhân vật phụ nữ, tác giả bài viết
nhận định: “Các loại nhân vật chủ yếu mà chúng ta vừa xem xét trên đây biểu hiện
tư tưởng chính trị đạo đức và quan niệm về con người của ông”[59, tr400]. Đặc biệt,

khi bàn về quan hệ giữa cái kỳ và cái thực trong Truyền kỳ mạn lục, tác giả khẳng
định: “Tất cả các truyện đều có hai phần, phần kể chuyện cuộc sống hiện thực và
phần kể chuyện có yếu tố kỳ”[59, tr404]. Yếu tố kỳ xuất hiện để khai thông mạch
truyện khi cuộc sống hiện thực vận động đến chỗ bế tắc. Với cách đọc Truyền kỳ
mạn lục từ nhiều góc độ khác nhau, người đọc sẽ có những cảm nhận phong phú và
toàn diện về tác phẩm này.
Bài viết của Vũ Thanh: Thể loại truyện kì ảo Việt Nam trung đại- quá trình
nảy sinh và phát triển đến đỉnh điểm [60] giúp ta có cái nhìn toàn diện về thể loại
truyền kỳ. Đồng thời cũng thấy rõ, Truyền kỳ mạn lục cũng như một số tác phẩm
thuộc loại truyện kỳ ảo trung đại Việt Nam có vay mượn từ cốt truyện dân gian,
6


nhưng lời nói, ngôn ngữ kể chuyện và cách miêu tả nhân vật đã có sự khác biệt.
Điều đó càng khẳng định những đóng góp của Nguyễn Dữ: “Chú trọng đến việc
phản ánh những mâu thuẫn bình thường trong đời sống gia đình, cũng như việc đi
sâu khắc họa nội tâm nhân vật đã xác định vị trí người mở đường cho loại truyện
ngắn thế sự trong lịch sử văn học dân tộc của Nguyễn Dữ và khiến cho truyện của
ông trở nên gần gũi với văn xuôi hiện đại”[60, tr754]. Trong bài viết này, tác giả
cũng tìm hiểu sự phát triển của mối quan hệ giữa truyện kì ảo trung đại và văn xuôi
lịch sử để thấy rằng Nguyễn Dữ đã thoát khỏi những ảnh hưởng thụ động của văn
xuôi lịch sử. Những nhân vật trong tác phẩm Nguyễn Dữ được xây dựng sáng tạo
thành những hình tượng nghệ thuật. Tất cả những điều đó khẳng định vị trí và
những đóng góp của Nguyễn Dữ đối với văn xuôi trung đại Việt Nam.
Tóm lại, đã có không ít những nhà nghiên cứu với những bài viết có quy mô
về Truyền kỳ mạn lục, tuy nhiên, các nghiên cứu trên chưa thật chú ý đến mối quan
hệ giữa diễn ngôn đạo đức và diễn ngôn tình yêu/ tình dục trong tác phẩm này. Bởi
vậy, luận văn của chúng tôi sẽ cố gắng làm rõ mối quan hệ giữa diễn ngôn đạo đức và
diễn ngôn tình yêu/ tình dục để lí giải những mâu thuẫn trong tư tưởng Nguyễn Dữ.
4. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp văn học sử.
- Phương pháp thống kê phân loại: Dựa trên những dữ liệu đã tìm hiểu để phân loại
cho phù hợp với từng tiêu chí.
- Phương pháp tiếp cận văn hóa học: Trong xã hội phong kiến Việt nam, sự ảnh
hưởng của Nho giáo rất lớn. Hệ thống giáo lý phong kiến đã chi phối cách nhìn
nhận, cách đánh giá của xã hội đối với con người nói chung và người phụ nữ nói
riêng. Bởi vậy phương pháp này giúp người viết luận văn có góc nhìn cụ thể hơn xã
hội phong kiến Việt nam.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu: giúp người viết luận văn có cái nhìn khách quan
và toàn diện trong quá trình nghiên cứu. Chúng tôi so sánh nhân vật trong câu
chuyện này với nhân vật trong câu chuyện khác hoặc so sánh nhân vật của Nguyễn
Dữ với nhân vật của tác giả khác
7


- Phương pháp phân tích - tổng hợp: dựa trên cơ sở đã phân tích, từ đó người viết
luận văn đưa ra những đánh giá tổng quan về diễn ngôn đạo đức, diễn ngôn tình
yêu/ tình dục.
- Phương pháp phân tích diễn ngôn: Sử dụng lý thuyết về phân tích diễn ngôn để
phân tích tác phẩm.
5. Cấu trúc luận văn
- Chương 1: Các vấn đề lý thuyết và tác phẩm Truyền kỳ mạn lục.
- Chương 2: Từ diễn ngôn đạo đức đến diễn ngôn tình yêu/ tình dục trong Truyền
kỳ mạn lục.
- Chương 3: Mối quan hệ giữa diễn ngôn đạo đức và diễn ngôn tình yêu/ tình dục
trong Truyền kỳ mạn lục nhìn từ hình thức nghệ thuật.

8



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đào Duy Anh (2003), Từ điển Hán Việt, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.
2. Lại Nguyên Ân, Bùi Trọng Cường (1995), Từ điển văn học Việt Nam, Nxb
Giáo dục, Hà Nội.
3. Diệp Quang Ban (2009), Giao tiếp, diễn ngôn và cấu tạo văn bản, Nxb. Giáo
dục, Hà Nội.
4. Lê Nguyên Cẩn (1999), Cái kỳ ảo trong tác phẩm Balzac, Nxb Giáo dục, Hà
Nội.
5. Phạm Vĩnh Cư - Nguyễn Xuân Giao - Lưu Huy Khánh - Nguyên Ngọc - Vũ
Đình Phòng - Nguyễn Văn Vỹ (2002), Từ điển biểu tượng văn hoá thế giới,
Nxb Đà Nẵng.
6. Xuân Diệu ( 1981), Các nhà thơ cổ điển Việt Nam, tập I, Nxb Văn học, Hà
Nội
7. Nguyễn Dữ (1971), Truyền kỳ mạn lục, Trúc Khê - Ngô Văn Triện dịch,
Nxb Văn học, Hà Nội
8. Nguyễn Dữ, Cù Hựu (1999), Tiễn đăng tân thoại, Truyền kỳ mạn lục, Nxb
Văn học - Trung tâm Văn hóa và Ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội
9. Nguyễn Dữ (2001), Truyền kỳ mạn lục giải âm, Nxb Khoa học xã hội, Hà
Nội
10. Nguyễn Đăng Điệp (2006), Vấn đề phái tính và âm hưởng nữ quyền trong
văn học Việt Nam đương đại
/>11. Lê Quý Đôn (1977), Kiến văn tiểu lục, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội
12. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2006), Từ điển thuật ngữ văn
học, Nxb Giáo dục, Hà Nội
13. Lê Văn Huân (2014), Tìm hiểu sắc thái tính dục trong Chinh phụ ngâm và
Cung oán ngâm khúc, Luận văn thạc sĩ Ngữ văn, Đại học Khoa học xã hội và
Nhân văn – ĐHQG Hà Nội
9



14. Đỗ Đức Hiểu, Nguyễn Huệ Chi, Phùng Văn Tửu, Trần Hữu Tá (đồng Chủ
biên) (2004), Từ điển văn học, Nxb Thế giới, Hà Nội
15. Nguyễn Xuân Hòa (1998), Ảnh hưởng của tiểu thuyết cổ Trung Quốc đến
tiểu thuyết cổ Việt Nam, Nxb Thuận Hóa
16. Nguyễn Phạm Hùng (2003), “Tìm hiểu khuynh hướng sáng tác trong Truyền
kì mạn lục của Nguyễn Dữ”, Văn học trung đại những công trình nghiên
cứu, Nxb Giáo dục, Hà Nội
17. Nguyễn Phạm Hùng (2001), Trên tiến trình văn học trung đại, Nxb Đại học
Quốc gia Hà Nội, Hà Nội
18. Mai Thị Thu Huyền (2014), Hệ thống lời bình ở Truyền kỳ mạn lục- Nguyễn
Dữ trong mối quan hệ với phần chính văn, Luận văn thạc sĩ Ngữ văn, Đại
học Khoa học xã hội và Nhân văn – ĐHQGHN.
19. Lê Văn Hưu, Phan Phu Tiên, Ngô Sĩ Liên (1993), Đại Việt sử ký toàn thư,
Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội
20. Phạm Thị Hường (2001), Tìm hiểu nghệ thuật miêu tả tâm lý, khắc họa tính
cách nhân vật trong Truyền kỳ mạn lục, Khóa luận tốt nghiệp Đại học, Đại
học Khoa học xã hội và Nhân văn – ĐHQGHN.
21. Trần Đình Hượu (1999), Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận đại, Nxb
Giáo dục, Hà Nội
22. Toàn Huệ Khanh (2005), Nghiên cứu so sánh tiểu thuyết truyền kỳ Hàn
Quốc - Trung Quốc - Việt Nam thông qua Kim Ngao tân thoại, Tiễn đăng tân
thoại, Truyền kỳ mạn lục, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội
23. Đinh Gia Khánh, Bùi Duy Tân, Mai Cao Chương (2004), Văn học Việt Nam
thế kỷ X - Nửa đầu thế kỷ XVIII, Tái bản lần thứ bảy, Nxb Giáo dục, Hà Nội
24. Vũ Ngọc Khánh - Nguyễn Quang Ân (1995), Kho tàng truyện truyền kỳ
Việt Nam, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội
25. Nguyễn Văn Khỏa (2002), Thần thoại Hy Lạp, Nxb Văn hóa, Hà Nội

10



26. Kawamoto Kunye’ (1996), Những vấn đề khác nhau liên quan đến Truyền kỳ
mạn lục (Lịch sử sáng tác, xuất bản và nghiên cứu theo cái nhìn văn học so
sánh), Tạp chí văn học (6)
27. Đạo Liên, Hà Sơn (2008), Tìm hiểu về hôn nhân loài người, Nxb Hà Nội
28. Bồ Tùng Linh (2004), Liêu Trai Chí Dị, Nxb văn hóa thông tin
29. Nguyễn Lộc (1987), Lời giới thiệu, trong sách Thơ Hồ Xuân Hương, Nxb
Văn học, Hà Nội
30. Nguyễn Lộc (2001), Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII nửa đầu thế kỷ
XIX, Nxb Giáo dục, Hà Nội
31. Phương Lựu (2003), Lí luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội
32. Phương Lựu - Trần Mạnh Tiến (2008), Lí luận văn học, Nxb Đại học sư
phạm Hà Nội, Hà Nội
33. Hoàng Như Mai (1988), Lời nói đầu TKML. Trúc Khê Ngô Văn Triện dịck,
Nxb Văn nghệ Hội nghiên cứu và giảng dạy văn học Thành phố Hồ Chí
Minh, Hồ Chí Minh
34. Nguyễn Đăng Na (2006), Con đường giải mã văn học trung đại Việt Nam,
Nxb Giáo dục, Hà Nội
35. Nguyễn Đăng Na (2006), Đặc điểm văn học Việt Nam trung đại - Những
vấn đề văn xuôi tự sự, Nxb Giáo dục, Hà Nội
36. Nguyễn Đăng Na (18/12/2015), Vài nét về truyện truyền kỳ Việt Nam
/>wstab/584/Default.aspx
37. Nguyễn Nam (2002), Phiên dịch học lịch sử - văn hóa – Trường hợp
“Truyền kỳ mạn lục”, Nxb Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Hồ
Chí Minh
38. Trần Thị Nhung (2014), Nhân vật phụ nữ trong Truyền kỳ mạn lục nhìn từ
quan điểm giới của tác giả, Luận văn thạc sĩ Ngữ văn, Đại học Sư Phạm
Thái Nguyên

11



39. Bùi Văn Nguyên (1978), Lịch sử văn học Việt Nam, tập II, Nxb Giáo dục,
Hà Nội
40. Lữ Huy Nguyên, Thúy Toàn (1997), Nguyễn Trãi thơ và đời, Nxb văn học
41. Trần Ích Nguyên (2000), Nghiên cứu so sánh Tiễn đăng tân thoại và Truyền
kỳ mạn lục, Nxb Văn học, Hà Nội
42. Trần Thế Pháp (2013), Lĩnh Nam chích quái, Nxb Trẻ, Hồ Chí Minh
43. Hoàng Phê (chủ biên) (2001), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng
44. Nguyễn Hữu Sơn - Trần Đình Sử (1998), Về con người cá nhân trong văn
học cổ Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội
45. Trần Đình Sử (1999), Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại Việt Nam, Nxb
Giáo dục, Hà Nội
46. Trần Đình Sử (2003), Khái niệm diễn ngôn trong nghiên cứu văn học hôm
nay
/>47. Bùi Duy Tân (1979), Truyền kỳ mạn lục, một thành tựu của truyện ký văn
học viết bằng chữ Hán/ Văn học Việt Nam thế kỷ X- nửa đầu thế kỷ XVII,
Nxb Đại học và trung cấp chuyên nghiệp, Hà Nội
48. Bùi Duy Tân (2001), Khảo và luận một số thể loại - Tác gia - Tác phẩm văn
học trung đại Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội
49. Lê Văn Tấn (2010), Nguyễn Dữ và 19 lời bình trong Truyền kỳ mạn lục
/>50. Trần Thị Băng Thanh (1999), Những suy nghĩ từ văn học trung đại, Nxb
Khoa học xã hội, Hà Nội
51. Vũ Thanh (2011), Đóng góp của Nguyễn Dữ cho thể loại truyện truyền kì
Đông Á

52. Trần Thị Băng Thanh (giới thiệu và chỉnh lý) (2001), Nguyễn Dữ, Truyền kỳ
mạn lục, Nxb Văn học, Hà Nội
12



53. Trần Văn Toàn, Dẫn nhập lí thuyết diễn ngôn của M. Foucault và nghiên
cứu văn học
/>54. Phạm Văn Thắm (1996), Nghiên cứu văn bản và đánh giá thể loại truyền kì
viết bằng chữ Hán ở Việt Nam thời trung đại, Luận án Phó tiến sĩ Khoa học
Ngữ văn, Viện Nghiên cứu Hán Nôm.
55. Trần Ngọc Thêm (2006), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Tổng hợp
Thành phố Hồ Chí Minh
56. Trần Nho Thìn (2007), Truyện Kiều: Khảo - chú - bình, Nxb Giáo dục, Hà
Nội
57. Trần Nho Thìn (2008), Văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa,
Nxb Giáo dục, Hà Nội
58. Trần Nho Thìn (2009), Từ thực tiễn văn học Việt Nam, góp thêm một tiếng
nói phương pháp luận vào cuộc thảo luận quốc tế về vấn đề Nho giáo và nữ
quyền, Báo cáo tại Hội thảo Nho giáo viện Triết học
/>59. Trần Nho Thìn (2012), Văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX,
Nxb Giáo dục, Hà Nội
60. Trần Ngọc Vương (1999), Loại hình học tác giả văn học - Nhà nho tài tử và
văn học Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội
61. Trần Ngọc Vương (1999), Văn học Việt Nam - Dòng riêng giữa nguồn
chung, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội
62. Trần Ngọc Vương (chủ biên) (2007), Văn học Việt Nam thế kỉ X - XIX:
Những vấn đề lí luận và lịch sử, Nxb Giáo dục, Hà Nội
63. Trần Ngọc Vương (2010), Thực thể việt nhìn từ các tọa độ chữ, Nxb Tri
thức, Hà Nội

13




×