Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Mối quan hệ giữa diễn ngôn đạo đức và diễn ngôn tình yêu tình dục trong truyền kỳ mạn lục của nguyễn dữ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (684.81 KB, 113 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------------------

NGUYỄN THANH BÌNH

MỐI QUAN HỆ GIỮA DIỄN NGÔN ĐẠO ĐỨC
VÀ DIỄN NGÔN TÌNH YÊU/ TÌNH DỤC TRONG
TRUYỀN KỲ MẠN LỤC CỦA NGUYỄN DỮ

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

Hà Nội - 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------------------

NGUYỄN THANH BÌNH

MỐI QUAN HỆ GIỮA DIỄN NGÔN ĐẠO ĐỨC
VÀ DIỄN NGÔN TÌNH YÊU/ TÌNH DỤC TRONG
TRUYỀN KỲ MẠN LỤC CỦA NGUYỄN DỮ

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60 22 01 21

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Đỗ Thu Hiền



Hà Nội - 2016


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tôi thực hiện
dưới sự hướng dẫn của TS. Đỗ Thu Hiền. Các kết quả và số liệu nghiên cứu trong
luận văn là trung thực và chưa sử dụng để bảo vệ một công trình khoa học nào.
Những luận điểm sử dụng của các tác giả khác, tác giả luận văn đều có ghi
chú rõ ràng nguồn gốc. Tác giả hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và
nguyên bản của luận văn.
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Tác giả luận văn

Nguyễn Thanh Bình


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới TS. Đỗ Thu Hiền người thầy đã tận tình hướng dẫn, dìu dắt và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học
tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô trong khoa Văn học, khoa Sau đại học
trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, ĐHQG Hà Nội đã nhiệt tình giúp đỡ
và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu tại trường.
Tác giả luận văn chân thành biết ơn những người thân trong gia đình, nhà
trường nơi tôi giảng dạy và bạn bè đã giúp đỡ tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi học
tập và nghiên cứu.
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Tác giả


Nguyễn Thanh Bình


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
PHẦN NỘI DUNG ....................................................................................................9
Chƣơng 1: CÁC VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT VÀ TÁC PHẨM TRUYỀN KỲ MẠN
LỤC ............................................................................................................................9
1.1. Lý thuyết diễn ngôn. .........................................................................................9
1.2. Đặc trưng của thể loại truyền kỳ. ...................................................................12
1.3. Nguyễn Dữ và tác phẩm Truyền kỳ mạn lục. .................................................14
1.3.1. Tác giả Nguyễn Dữ. .................................................................................14
1.3.2. Truyền kỳ mạn lục. ..................................................................................17
Chƣơng 2: TỪ DIỄN NGÔN ĐẠO ĐỨC ĐẾN DIỄN NGÔN TÌNH YÊU/
TÌNH DỤC TRONG TRUYỀN KỲ MẠN LỤC CỦA NGUYỄN DỮ ...............20
2.1. Diễn ngôn đạo đức trong Truyền kỳ mạn lục. ................................................20
2.1.1.Kỳ thị nữ sắc, điều tiết bản năng .............................................................20
2.1.2. Cảnh tỉnh thói tham lam ..........................................................................25
2.1.3. Cảnh tỉnh thói ghen tuông mù quáng .......................................................26
2.1.4. Trọn đạo hiếu trung, hành xử cẩn trọng .................................................27
2.1.5. Sự chung thuỷ, đức hy sinh của người phụ nữ trong mối quan hệ vợ
chồng ..................................................................................................................28
2.1.6. Nhân quả báo ứng (của những yêu ma nhiễu dân ..................................30
2.2. Diễn ngôn tình yêu/ tình dục trong Truyền kỳ mạn lục. ................................31
2.2.1.Yếu tố tính dục trong các câu chuyện tình ...............................................31
2.2.2. Tình yêu tự do nam nữ không chịu ràng buộc ở lễ giáo phong kiến .......37
2.3. Sự vận động của diễn ngôn đạo đức và diễn ngôn tình yêu trong Truyền kỳ
mạn lục. .................................................................................................................47
Chƣơng 3. MỐI QUAN HỆ GIỮA DIỄN NGÔN ĐẠO ĐỨC VÀ DIỄN NGÔN

TÌNH YÊU/ TÌNH DỤC TRONG TRUYỀN KỲ MẠN LỤC NHÌN TỪ HÌNH
THỨC NGHỆ THUẬT ...........................................................................................53
3.1. Hệ thống nhân vật chính trong các câu chuyện tình yêu. ...............................53


3.1.1. Nhân vật nam giới: ..................................................................................53
3.1.2. Nhân vật nữ giới: .....................................................................................57
3.2. Mối quan hệ giữa tự sự- trữ tình và chính luận. .............................................61
3.2.1. Phương thức tự sự trong Truyền kỳ mạn lục............................................61
3.2.2. Phương thức kết hợp trữ tình với tự sự trong Truyền kỳ mạn lục: ..........64
3.2.3.Màu sắc chính luận trong Truyền kỳ mạn lục. ..........................................67
3.2.4. Mối quan hệ giữa tự sự, trữ tình và chính luận........................................69
3.3. Mối quan hệ giữa yếu tố kỳ- thực. .................................................................82
3.3.1. Yếu tố “kỳ” ..............................................................................................82
3.3.2. Yếu tố thực: .............................................................................................88
3.3.3. Yếu tố kỳ- thực có mối liên hệ chặt chẽ. .................................................91
3.4. Ngôn từ đậm màu sắc tính dục. ......................................................................93
3.4.1.Lời của các nhân vật ma nữ, yêu hoa. ......................................................93
3.4.2. Những bài thơ đậm màu sắc nhục dục. ....................................................96
PHẦN KẾT LUẬN ..................................................................................................99
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................103


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài .
Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ là tác phẩm có vị trí quan trọng trong tiến
trình phát triển của văn xuôi trung đại Việt Nam. Trong cuốn Văn xuôi tự sự thời
trung đại, tác giả Nguyễn Đăng Na khẳng định: “Nguyễn Dữ là người đầu tiên dùng
thuật ngữ “Truyền kỳ” đặt tên cho tác phẩm của mình. Có thể nói ông là cha đẻ của
loại hình truyền kỳ Việt Nam”.Tác phẩm được đánh giá là một viên ngọc lung linh

của thể loại văn xuôi trong văn học trung đại. Hơn thế nữa, Truyền kỳ mạn lục được
coi là một trong những đỉnh cao của văn học Việt Nam thời trung đại. Tác phẩm
cho thấy sự trưởng thành của văn xuôi trung đại từ văn xuôi mang nặng tính chức
năng sang văn xuôi giàu tính nghệ thuật. (Văn học chức năng: “văn dĩ tải đạo”, “thi
dĩ ngôn chí” - văn chương có thể tác động làm thay đổi cá nhân, giáo hóa cá nhân).
Đây là giai đoạn văn, sử, triết bất phân; bản chất của quá trình sáng tạo văn học
không phải là hành trình đi tìm cái mới, sáng tạo ra hình thức để tái hiện thực tế…
mà là sự thể nghiệm về đạo, hướng về đạo và đề cao đạo lí. Tác phẩm cho thấy
bước chuyển mình thoát khỏi những ảnh hưởng đậm nét của văn học dân gian và
văn xuôi lịch sử để chuyển sang văn xuôi tự sự.
Truyền kỳ mạn lục là tác phẩm có sức hấp dẫn lạ kỳ. Ngay từ thế kỷ XVI, tác phẩm
đã được Nguyễn Thế Nghi dịch sang chữ Nôm để độc giả có thể thuận tiện trong
việc tìm đọc. Đây là tác phẩm được Vũ Khâm Lân ngợi ca là “Thiên cổ kỳ bút”.
Truyền kỳ mạn lục cũng trở thành đối tượng nghiên cứu có sức hấp dẫn lớn đối với
các nhà nghiên cứu Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản. Những
khuôn mẫu đạo đức vốn được coi là “khuôn vàng thước ngọc” của xã hội phong
kiến được đặt bên cạnh luồng tư tưởng mới mang theo khát khao bản năng của con
người. Vấn đề tình yêu tự do không chịu sự ràng buộc của lễ giáo phong kiến, vấn
đề tình dục trong tình yêu được đề cập đến. Ông đang bảo vệ cho hệ thống tư tưởng
Nho gia hay đang đồng tình với khát vọng yêu đương cháy bỏng - đó có lẽ là câu
hỏi mà nhiều người muốn tìm lời giải đáp. Có khá nhiều nghiên cứu về Truyền kỳ
mạn lục và không ít những ý kiến trái chiều; cũng có rất nhiều cách tiếp cận tác
phẩm này dưới những góc độ khác nhau. Chính vì vậy, chúng tôi lựa chọn đề tài:
1


Mối quan hệ giữa diễn ngôn đạo đức và diễn ngôn tình yêu/ tình dục cho luận văn
của mình nhằm hy vọng đem đến một góc nhìn mới cho việc nghiên cứu một tác
phẩm đã được đào xới quá nhiều của văn học trung đại.
2. Mục đích nghiên cứu và ý nghĩa của luận văn

2.1. Mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là một tác phẩm có sức hấp dẫn, được coi là “Thiên cổ
kỳ bút”. Khi nghiên cứu tác phẩm này, chúng tôi muốn tìm hiểu một phương diện
quan trọng trong tư tưởng Nguyễn Dữ qua mối quan hệ giữa diễn ngôn đạo đức và
diễn ngôn tình yêu/ tình dục trong Truyền kỳ mạn lục. Chúng tôi cũng muốn xem
xét mối quan hệ giữa diễn ngôn đạo đức và diễn ngôn tình yêu/ tình dục đã được thể
hiện như thế nào trong hình thức nghệ thuật của tác phẩm.
2.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn
Thực hiện mục tiêu trên, chúng tôi hy vọng luận văn của mình sẽ hữu ích đối
với những người yêu thích tác phẩm này và muốn tìm hiểu về tác giả Nguyễn Dữ.
Đặc biệt hơn, luận văn sẽ giúp chúng ta có cách lí giải thấu đáo về sự mâu thuẫn
trong tư tưởng Nguyễn Dữ. Đồng thời, luận văn giúp chúng ta thấy rõ tư tưởng tiến
bộ vượt thời đại của ông trong quan điểm về tình yêu, về hạnh phúc trần thế.
3. Lịch sử vấn đề
Truyền kỳ mạn lục là một tác phẩm có sức hút kỳ lạ với các nhà nghiên cứu.
Có khá nhiều nghiên cứu tâm huyết về Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ của các
nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Tuy nhiên, các nghiên cứu trên chưa thật chú ý
đến mối quan hệ giữa diễn ngôn đạo đức và diễn ngôn tình yêu trong Truyền kỳ mạn
lục. Bởi vậy, luận văn của chúng tôi sẽ cố gắng làm rõ mối quan hệ này.
Trong bài viết: : Truyền kỳ mạn lục, một thành tựu của truyện ký văn học viết
bằng chữ Hán [47], Bùi Duy Tân có những nhận định, đánh giá đặc biệt về chuyện
tình yêu giữa người với hồn ma, yêu hoa. Theo quan điểm của ông, những câu
chuyện tình giữa người và ma là những chuyện tình được miêu tả “trái với đạo lí
Nho gia” [47, tr.518]. Thậm chí tình yêu tự do, không bị ràng buộc của lễ giáo
phong kiến ở Hà Nhân với Đào, Liễu; Nhị Khanh với Trình Trung Ngộ là “xa lạ với

2


quan niệm lành mạnh về cuộc sống, về tình yêu nam nữ trong truyện Nôm bình dân,

trong văn nghệ dân gian” [47, tr. 519]. Mặc dù vậy, Bùi Duy Tân vẫn khẳng định tư
tưởng nhân đạo của Nguyễn Dữ thể hiện trong Truyền kỳ mạn lục, nhất là những
câu chuyện về tình yêu bởi Nguyễn Dữ bày tỏ thái độ cảm thông với những khao
khát yêu đương trần thế ở các nhân vật, Nguyễn Dữ trân trọng sự si tình, hết mình
vì người mình yêu ở nhân vật của mình (không phân biệt người hay ma). Với phần
lời bình ở cuối truyện, Bùi Duy Tân chỉ ra sự mâu thuẫn trong tư tưởng của Nguyễn
Dữ vì phần lời bình xuất phát từ “thái độ bảo thủ của Nho giáo”. Đáng tiếc là mâu
thuẫn trong tư tưởng của Nguyễn Dữ chưa được Bùi Duy Tân khai thác một cách
chuyên sâu để lí giải một cách thỏa đáng căn nguyên cũng như đưa đến kết luận
cuối cùng là Nguyễn Dữ có thực sự mang “thái độ bảo thủ của Nho giáo” hay
không.
Kawamoto Kunyé: Những vấn đề khác nhau liên quan đến TKML (Lịch sử
sáng tác, xuất bản và nghiên cứu theo cái nhìn văn học so sánh) [26]. Bài viết của
Kawamoto Kunyé (Đại học tổng hợp Nhật Bản) quan tâm đến việc đánh giá tác
phẩm dưới góc độ một tác phẩm viết lại theo mô hình thể loại, phong cách, đề tài và
môtip của Tiễn đăng tân thoại. Đây là bài tham luận có quan điểm khác với các nhà
nghiên cứu văn học Việt Nam. Các nhà nghiên cứu Việt Nam cho rằng, Truyền kỳ
mạn lục quả có những điểm tương đồng về nội dung tư tưởng và nghệ thuật so với
Tiễn đăng tân thoại, nhưng không phải là một tác phẩm mô phỏng lại Tiễn đăng tân
thoại
Trần Thị Băng Thanh khi viết lời tựa cho Truyền kỳ mạn lục đã có cái nhìn
nhân bản khi nhận định về số phận các nhân vật và cách kết thúc truyện. Nếu như
Bùi Duy Tân cho rằng những câu chuyện tình giữa người và ma là những chuyện
tình được miêu tả “trái với đạo lí Nho gia” thì Trần Thị Băng Thanh lại bày tỏ sự
cảm thông với những nhân vật nữ giới dù là chuyện tình yêu của họ có đi ngược lại
lễ giáo phong kiến: “Kết quả là người dân lương thiện, đặc biệt là người phụ nữ
phải chịu nhiều đau khổ. Nguyễn Dữ dành nhiều ưu ái cho những nhân vật này.
Dưới ngòi bút của ông, họ đều là những thiếu phụ xinh đẹp, chuyên nhất, tảo tần,
3



giàu lòng vị tha nhưng luôn luôn phải chịu số phận bi thảm. Đến cả loại nhân vật
“phản biện” như nàng Hàn Than (Đào thị nghiệp oan ký), nàng Nhị Khanh (Mộc
miên thụ truyện), các hồn hoa (Tây viên kỳ ngộ ký) và “Yêu quái ở Xương Giang”
cũng đều vì số phận đưa đẩy, đều vì “nghiệp oan” mà đến nỗi trở thành ma quái. Họ
đáng bị trách phạt, nhưng cũng đáng thương”. Lời tựa này giúp người đọc trút bỏ
bớt cái nhìn khắt khe đối với những nhân vật xưa này bị xa lánh như ma nữ. Tuy
nhiên, lời tựa mới chỉ dừng lại ở mức độ đánh giả với cái nhìn đầy nhân bản chứ
chưa chuyên sâu nghiên cứu về cuộc đời của các nhân vật để các nhân vật nữ thực
sự chiếm được sự cảm thông của người đọc.
Trần Ích Nguyên (Đài Loan) đã có một công trình nghiên cứu khá tỉ mỉ và công
phu: Nghiên cứu so sánh Tiễn đăng tân thoại và Truyền kỳ mạn lục [41]. Trong bài
viết này, tác giả đã đi sâu khai thác, tìm hiểu sự đón nhận Tiễn đăng tân thoại ở
Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam từ đó cho thấy ý nghĩa của việc nghiên cứu so sánh
Tiễn đăng tân thoại và Truyền kỳ mạn lục. Không chỉ cung cấp những thông tin hữu
ích về tác giả Cù Hựu, Trần Ích Nguyên còn cho bạn đọc thấy được những tìm hiểu
rất nghiêm túc khi nói về Nguyễn Dữ. Hơn thế nữa, trong bài viết của mình, Trần
Ích Nguyên luôn đưa ra sự đối sánh về nguồn gốc, nội dung tư tưởng và nghệ thuật
của hai tác phẩm sau đó chốt lại bài viết bằng những nhận định khách quan mang
tính phát hiện. Truyền kỳ mạn lục được coi là tác phẩm phóng tác từ Tiễn đăng tân
thoại, tuy nhiên sự vay mượn chủ yếu là trên phương diện cốt truyện. Đối với tác
giả bài viết thì: “Tóm lại, việc lấy tài liệu của bất kỳ một tác phẩm văn học nào đều
có thể là từ nhiều nguồn. Chỉ cần các tác giả không thỏa mãn với việc mô phỏng, thì
dù có tiếp thu ảnh hưởng của nước mình hay nước ngoài thì cũng chẳng làm tổn hại
gì đến tính sáng tạo độc đáo” [41, tr 215]. Tiễn đăng tân thoại của Cù Hựu hấp dẫn
độc giả không chỉ bởi triết lí nhân sinh gửi gắm qua các câu chuyện mà còn bởi sự
hấp dẫn, li kì và độ căng của các tình tiết do yếu tố kỳ ảo tạo nên. Trong khi đó
Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ không chỉ là tác phẩm để thỏa mãn tính hiếu kỳ
của người đọc mà còn gửi gắm triết lí nhân sinh và tỏ bày thái độ chính trị - xã hội.
Đặc biệt, khác với Tiễn Đăng tân thoại, Truyền kỳ mạn lục đều có phần lời bình của

4


tác giả ở cuối mỗi truyện - một đoạn văn nghị luận ngắn (Trừ Cuộc nói chuyện thơ
ở Kim Hoa). Phần lời bình này thể hiện quan điểm của người viết và có mục đích
thuyết giáo. Việc so sánh Tiễn đăng tân thoại và Truyền kỳ mạn lục của Trần Ích
Nguyên giúp ta có cái nhìn tổng quát giữa hai tác phẩm này để nhận ra điểm tương
đồng và sự sáng tạo riêng của từng tác giả. Tuy nhiên, bài viết chỉ chú trọng nhiều
đến việc so sánh hai tác phẩm mà không đi sâu nghiên cứu về đặc sắc trong một
khía cạnh cụ thể của Tiễn đăng tân thoại hay Truyền kỳ mạn lục.
Nguyễn Phạm Hùng Với Tìm hiểu khuynh hướng sáng tác trong Truyền kỳ
mạn lục của Nguyễn Dữ. Trong bài viết này, tác giả đã đề cập đến rất nhiều vấn đề
của tác phẩm và giúp người đọc hiểu thêm khuynh hướng, tư tưởng, nghệ thuật của
nhà văn Nguyễn Dữ. Không chỉ thế, nghiên cứu này còn cho thấy vị trí của Truyền
kỳ mạn lục đối với tiến trình lịch sử văn học dân tộc. Tuy nhiên, để tìm hiểu một
cách kỹ lưỡng về sự mâu thuẫn trong tư tưởng Nguyễn Dữ thì bài viết của Nguyễn
Phạm Hùng chưa đề cập tới một cách sâu sắc.
Bài viết Vài nét về truyện truyền kỳ Việt Nam [36], Nguyễn Đăng Na đã bàn
nhiều về vấn đề nhân đạo trong Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ. Theo quan điểm
của Nguyễn đăng Na, những câu chuyện tình táo bạo đậm màu sắc tính dục, vượt ra
khỏi vòng cương tỏa của lễ giáo phong kiến cũng là một cách mà Nguyễn Dữ làm
một cuộc thử nghiệm. Nguyễn Dữ để nhân vật của mình tự do phóng khoáng mà
yêu đương; nồng nhiệt, đắm say mà thỏa mãn khát khao tình dục bởi dẫu sao thì kết
cục của họ cũng đều bi đát. Phải chăng sinh ra làm người phụ nữ là đã gánh lấy sự
thiệt thòi vì “Sống đạo đức tử tế đều bị chết oan. Vậy hãy hành động theo ham
muốn của tình dục, theo tiếng gọi của trái tim. Nguyễn Dữ làm cuộc thử nghiệm
ngược lại: cho một số nhân vật phụ nữ sống tự do. Tác giả cho Nhị Khanh (Cây
gạo) sống một cách “thoải mái”, vượt vòng cương tỏa, chạy theo tình dục”[36].
Theo lời Nhị Khanh thì cuộc đời chẳng qua là một giấc chiêm bao ngắn ngủi, trời
cho sống ngày nào thì nên tìm lấy những thú vui kẻo hoài phí một thời xuân tươi

tốt. Dẫu có chính chuyên như Nhị Khanh trong Chuyện người nghĩa phụ ở Khoái
Châu hay tần tảo, hy sinh như Vũ Nương thì kết cục vẫn ôm hận mà chết. Vậy sao
5


những người phụ nữ không làm một cuộc bứt phá để sống những tháng ngày hạnh
phúc ái ân dù là ngắn ngủi? Bài viết này của Nguyễn Đăng Na đã thực sự đứng về
phía người phụ nữ mà cảm thông, thương xót cho họ. Không chỉ vậy, tác giả bài
viết còn đưa ra những lời lẽ hết sức đanh thép để đòi lại công bằng cho những người
sinh ra đã phải hứng chịu số kiếp nữ nhi trong xã hội phong kiến: “Đào Hàn Than
có thai. Lẽ ra đấy là niềm hạnh phúc lớn nhất của nàng: làm mẹ! Song, xã hội đâu
có chấp nhận cho nàng làm mẹ? Hình ảnh đó như một ám ảnh vò dứt, đập mạnh vào
cái xã hội dã man đối với phụ nữ, đồng thời khơi dậy ở người đọc một niềm thương
cảm cho thân phận nàng” [36]. Những đánh giá sắc sảo, đanh thép này cho thấy
Nguyễn Đăng Na đề cao quyền sống của con người (nhất là người phụ nữ), lên
tiếng bênh vực họ cho dù họ là những nhân vật mà định kiến xã hội phong kiến tẩy
chay. Tuy nhiên trong bài viết này, Nguyễn đăng Na mới đưa ra những nhận định
mang tính khái quát mà chưa đi vào cụ thể một đối tượng nào để khắc sâu.
Trần Nho Thìn đã có một bài viết về Truyền kỳ mạn lục với cách tiếp cận tác
phẩm từ các góc độ khác nhau: thế giới nhân vật, quan hệ giữa cái kỳ và cái thực. Ở
bài viết này khi tìm hiểu thế giới nhân vật trong Truyền kỳ mạn lục từ nhân vật trí
thức, đạo sỹ, người nhà chùa cho đến nhân vật nhân vật phụ nữ, tác giả bài viết
nhận định: “Các loại nhân vật chủ yếu mà chúng ta vừa xem xét trên đây biểu hiện
tư tưởng chính trị đạo đức và quan niệm về con người của ông”[59, tr400]. Đặc biệt,
khi bàn về quan hệ giữa cái kỳ và cái thực trong Truyền kỳ mạn lục, tác giả khẳng
định: “Tất cả các truyện đều có hai phần, phần kể chuyện cuộc sống hiện thực và
phần kể chuyện có yếu tố kỳ”[59, tr404]. Yếu tố kỳ xuất hiện để khai thông mạch
truyện khi cuộc sống hiện thực vận động đến chỗ bế tắc. Với cách đọc Truyền kỳ
mạn lục từ nhiều góc độ khác nhau, người đọc sẽ có những cảm nhận phong phú và
toàn diện về tác phẩm này.

Bài viết của Vũ Thanh: Thể loại truyện kì ảo Việt Nam trung đại- quá trình
nảy sinh và phát triển đến đỉnh điểm [60] giúp ta có cái nhìn toàn diện về thể loại
truyền kỳ. Đồng thời cũng thấy rõ, Truyền kỳ mạn lục cũng như một số tác phẩm
thuộc loại truyện kỳ ảo trung đại Việt Nam có vay mượn từ cốt truyện dân gian,
6


nhưng lời nói, ngôn ngữ kể chuyện và cách miêu tả nhân vật đã có sự khác biệt.
Điều đó càng khẳng định những đóng góp của Nguyễn Dữ: “Chú trọng đến việc
phản ánh những mâu thuẫn bình thường trong đời sống gia đình, cũng như việc đi
sâu khắc họa nội tâm nhân vật đã xác định vị trí người mở đường cho loại truyện
ngắn thế sự trong lịch sử văn học dân tộc của Nguyễn Dữ và khiến cho truyện của
ông trở nên gần gũi với văn xuôi hiện đại”[60, tr754]. Trong bài viết này, tác giả
cũng tìm hiểu sự phát triển của mối quan hệ giữa truyện kì ảo trung đại và văn xuôi
lịch sử để thấy rằng Nguyễn Dữ đã thoát khỏi những ảnh hưởng thụ động của văn
xuôi lịch sử. Những nhân vật trong tác phẩm Nguyễn Dữ được xây dựng sáng tạo
thành những hình tượng nghệ thuật. Tất cả những điều đó khẳng định vị trí và
những đóng góp của Nguyễn Dữ đối với văn xuôi trung đại Việt Nam.
Tóm lại, đã có không ít những nhà nghiên cứu với những bài viết có quy mô
về Truyền kỳ mạn lục, tuy nhiên, các nghiên cứu trên chưa thật chú ý đến mối quan
hệ giữa diễn ngôn đạo đức và diễn ngôn tình yêu/ tình dục trong tác phẩm này. Bởi
vậy, luận văn của chúng tôi sẽ cố gắng làm rõ mối quan hệ giữa diễn ngôn đạo đức và
diễn ngôn tình yêu/ tình dục để lí giải những mâu thuẫn trong tư tưởng Nguyễn Dữ.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp văn học sử.
- Phương pháp thống kê phân loại: Dựa trên những dữ liệu đã tìm hiểu để phân loại
cho phù hợp với từng tiêu chí.
- Phương pháp tiếp cận văn hóa học: Trong xã hội phong kiến Việt nam, sự ảnh
hưởng của Nho giáo rất lớn. Hệ thống giáo lý phong kiến đã chi phối cách nhìn
nhận, cách đánh giá của xã hội đối với con người nói chung và người phụ nữ nói

riêng. Bởi vậy phương pháp này giúp người viết luận văn có góc nhìn cụ thể hơn xã
hội phong kiến Việt nam.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu: giúp người viết luận văn có cái nhìn khách quan
và toàn diện trong quá trình nghiên cứu. Chúng tôi so sánh nhân vật trong câu
chuyện này với nhân vật trong câu chuyện khác hoặc so sánh nhân vật của Nguyễn
Dữ với nhân vật của tác giả khác
7


- Phương pháp phân tích - tổng hợp: dựa trên cơ sở đã phân tích, từ đó người viết
luận văn đưa ra những đánh giá tổng quan về diễn ngôn đạo đức, diễn ngôn tình
yêu/ tình dục.
- Phương pháp phân tích diễn ngôn: Sử dụng lý thuyết về phân tích diễn ngôn để
phân tích tác phẩm.
5. Cấu trúc luận văn
- Chương 1: Các vấn đề lý thuyết và tác phẩm Truyền kỳ mạn lục.
- Chương 2: Từ diễn ngôn đạo đức đến diễn ngôn tình yêu/ tình dục trong Truyền
kỳ mạn lục.
- Chương 3: Mối quan hệ giữa diễn ngôn đạo đức và diễn ngôn tình yêu/ tình dục
trong Truyền kỳ mạn lục nhìn từ hình thức nghệ thuật.

8


PHẦN NỘI DUNG
Chƣơng 1: CÁC VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT VÀ TÁC PHẨM TRUYỀN KỲ
MẠN LỤC
1.1. Lý thuyết diễn ngôn
M. Foucault đưa ra ba cách định nghĩa về diễn ngôn.
Thứ nhất diễn ngôn bao gồm “tất cả các nhận định nói chung”. Theo bà Sara Mills một chuyên gia về Foucault thì tất cả các nhận định ấy là “tất cả các phát ngôn hoặc

văn bản mang nghĩa và có một hiệu lực nào đó trong thế giới thực, đều được coi là
diễn ngôn” [53]. Nói cách khác, diễn ngôn là những phát ngôn trực tiếp (lời nói)
hoặc gián tiếp (dưới dạng văn bản mang nghĩa) tác động tới thế giới thực. Như vậy,
diễn ngôn có thể được thể hiện thông qua văn bản (tác phẩm văn học) để thể hiện tư
tưởng, tình cảm, thái độ của tác giả trước cuộc sống. Bởi vậy, khi tìm hiểu một tác
phẩm, cũng có nghĩa là ta đang tiếp cận diễn ngôn của tác giả đó về một phương
diện nào đó của cuộc sống.
Thứ hai, diễn ngôn như là “một nhóm các nhận định được cá thể hóa”. Theo Trần
Văn Toàn, “diễn ngôn trong cách sử dụng này là một nhóm những nhận định được
tổ chức theo một cách thức nào đó và có một mạch lạc và một hiệu lực chung. Theo
đó, người ta có thể nói đến chẳng hạn: diễn ngôn nữ quyền, diễn ngôn thuộc địa,
diễn ngôn nam tính, diễn ngôn nữ tính, diễn ngôn y học, diễn ngôn phân tâm học…”
[53]. Như vậy, khi tìm hiểu Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ, luận văn bàn đến
diễn ngôn đạo đức, diễn ngôn tình yêu/ tình dục.
Thứ ba, diễn ngôn “như một hoạt động được kiểm soát/ điều chỉnh nhằm tạo nên
một tập hợp các nhận định”. Nói cách khác, chính những qui tắc, những cấu trúc
được điều chỉnh, kiểm soát sẽ tạo ra các nhận định ( các diễn ngôn).
Như vậy, ba định nghĩa về diễn ngôn của Foucault vừa độc lập, vừa có mối
liên hệ mật thiết với nhau. Trên cơ sở định nghĩa của Foucault về diễn ngôn, chúng
tôi tìm hiểu diễn ngôn trong Truyền kỳ mạn lục. Trước hết, Truyền kỳ mạn lục là tác
phẩm tâm huyết của Nguyễn Dữ nên sẽ là nơi tác giả gửi gắm tư tưởng, tình cảm và
cách nhìn về cuộc sống của mình. Trong Truyền kỳ mạn lục, Nguyễn Dữ có “một
9


nhóm các nhận định được cá thể hóa” chẳng hạn như vấn đề bảo vệ hệ thống đạo
đức Nho gia, vấn đề tình yêu/ tình dục. Bởi vậy, tìm hiểu Truyền kỳ mạn lục cũng là
đi tìm hiểu về diễn ngôn đạo đức, diễn ngôn tình yêu/ tình dục được đề cập đến
trong tác phẩm. Diễn ngôn đó không chỉ được nhìn nhận từ phương diện nội dung,
từ tư tưởng của tác phẩm mà còn qua phương diện hình thức tác phẩm (những qui

tắc, cấu trúc…). Thông qua việc tìm hiểu diễn ngôn đạo đức, diễn ngôn tình yêu/
tình dục trong tác phẩm, ta sẽ thấy được một trong những bức thông điệp mà
Nguyễn Dữ gửi gắm.
Theo giáo sư Trần Đình Sử: “Hiểu tổng quát, diễn ngôn là thực tiễn giao tiếp
của con người trong xã hội. Nhấn mạnh thực tiễn giao tiếp xã hội để phân biệt với
lời nói cá nhân. Mọi lời nói cá nhân đều phụ thuộc vào diễn ngôn xã hội. Hoạt động
diễn ngôn xã hội thể hiện một trạng thái ngôn ngữ, tri thức, quyền lực trong xã hội
của diễn ngôn đó mà các cá nhân đều phụ thuộc vào”. Bởi vậy, khi tìm hiểu một
phát ngôn, ta phải căn cứ vào thực tiễn giao tiếp trong xã hội để hiểu phát ngôn đó.
Ví dụ, khi gặp một người bạn tay xách nách mang bao nhiêu đồ ăn từ chợ đi về,
người ta có thể chào bằng một câu hỏi:
- Chị đi chợ về à?
Nếu chỉ căn cứ vào lời nói cá nhân mà tách khỏi thực tiễn giao tiếp thì câu trên là
một câu hỏi để xác nhận thông tin: có phải chị đi chợ về hay không? Tuy nhiên, như
một “luật bất thành văn”, ai cũng hiểu rằng đó không phải là câu hỏi cần thiết phải
trả lời mà đó chỉ là câu chào quen thuộc trong hoàn cảnh đó. Vậy, tìm hiểu diễn
ngôn cần phải thấy rõ, diễn ngôn không phải là lí thuyết suông trên sách vở mà là
thực tiễn giao tiếp của con người trong xã hội.
Theo Trần Đình Sử, diễn ngôn biểu hiện thành hình thức ngôn ngữ và được coi là
“hiện tượng tư tưởng”. Nói cách khác, khi nghiên cứu diễn ngôn là ta đi nghiên cứu
về mặt tư tưởng. Không phải là tư tưởng tồn tại trên lý thuyết mà là tư tưởng được
thực tiễn hoá trong đời sống giao tiếp hàng ngày. Đối với một nhà văn, tư tưởng của
nhà văn được kết tinh lại trong tác phẩm văn học. Tác phẩm văn học được coi là cái
loa phát ngôn cho tư tưởng của nhà văn. Tác phẩm văn học cũng được coi là tấm
10


gương phản chiếu đời sống xã hội. Bởi vậy, tìm hiểu diễn ngôn trong tác phẩm văn
học cũng chính là tìm hiểu tư tưởng, phát ngôn- bức thông điệp bằng tác phẩm mà
tác giả muốn truyền tải tới người đọc. Thông qua tác phẩm văn học, tư tưởng, tình

cảm, khát vọng, sự trao đổi, đối thoại của tác giả được thể hiện. Ví dụ, thông qua
Bánh trôi nước, Hồ Xuân Hương cho thấy số phận bị phụ thuộc của người phụ nữ
trong xã hội phong kiến, đồng thời bênh vực, ngợi ca phẩm chất tốt đẹp của họ. Bên
cạnh đó, nữ sĩ còn ngầm phê phán xã hội phong kiến bất công khiến cho người phụ
nữ dù có vẻ đẹp, phẩm chất hoàn mĩ thì số phận vẫn bị đặt vào tay nam nhân phong
kiến. GS. Trần Đình Sử nhận định: “Chức năng của diễn ngôn là kiến tạo bức tranh
thế giới bằng ngôn ngữ, là gọi tên các sự vật, hiện tượng…Diễn ngôn kiến tạo bức
tranh thế giới, sự thật, chân lí theo các quy tắc, cơ chế của nó, ví như thẩm quyền
của chủ thể, của ngữ cảnh, của quan hệ giao tiếp, của chiến lược, trật tự nhất định.
Dựa vào quyền lực nó có thể là áp đặt, cưỡng bức, bắt học tập, cải tạo, có thể trao
đổi, đối thoại, hoặc có thể trình bày, giải thích để tiếp nhận…”[45] như vậy, ngôn
ngữ chính là chất liệu để kiến tạo bức tranh thế giới, đồng thời thông qua diễn ngôn,
ta có thể đối thoại, trao đổi hoặc bị thuyết phục, bị áp đặt… nếu đó là diễn ngôn có
sức thuyết phục cao. Thông qua diễn ngôn, bức tranh của đời sống sinh động được
kiến tạo một cách rõ nét.
Theo GS. Trần Đình Sử: “Diễn ngôn là hiện tượng siêu văn bản, liên văn bản, nó
thể hiện trong các văn bản nhưng không đồng nhất với văn bản, không giới hạn
trong các văn bản. Nó gắn với chủ thể diễn ngôn, song không có tác giả cụ thể. Diễn
ngôn là hiện tượng xã hội, có tính chỉnh thể, tính liên tục, tính thống nhất, tính hệ
thống… Diễn ngôn có tính chỉnh thể hữu hạn. Do đó nghiên cứu diễn ngôn không
thoát li văn bản cụ thể, nhưng không giới hạn trong bất cứ văn bản nào, bởi tính liên
văn bản của nó, không câu nệ vào văn bản cụ thể, mà hướng đến khái quát các cơ
chế chung trong việc kiến tạo nên diễn ngôn” [46]
Như vậy, diễn ngôn luôn gắn với thực tiễn giao tiếp của con người trong xã
hội, diễn ngôn được coi là hiện tượng tư tưởng và nghiên cứu diễn ngôn là nghiên
cứu tư tưởng. Diễn ngôn là hoạt động trực tiếp tạo ra hiện thực mà con người sống
11


trong đó với những cung bậc cảm xúc như tin, yêu, giận hờn, căm ghét…Nghiên

cứu diễn ngôn, ta hiểu được bức thông điệp mà tác giả gửi gắm. Đối với một nhà
văn, diễn ngôn được thể hiện trong đứa con tinh thần - tác phẩm văn học của mình.
Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ chính là nơi tác giả gửi gắm tư tưởng, tình cảm,
khát vọng của mình. Trong những câu chuyện có liên quan đến nhân vật nam, nữ
trong mối quan hệ tình cảm, Nguyễn Dữ đang truyền tải diễn ngôn đạo đức hay diễn
ngôn tình yêu? Nếu là đứa con đẻ của Nho gia, chắc hẳn Nguyễn Dữ đang diễn
ngôn đạo đức (và nhiều tác phẩm, đặc biệt là lời bình cuối truyện cho thấy điều đó).
Tuy nhiên, ngôn ngữ, giọng điệu và cảm hứng thể hiện trong một số câu chuyện lại
cho thấy rằng Nguyễn Dữ đang bảo vệ khao khát yêu đương, khao khát ái ân mãnh
liệt - điều này đi ngược lại với quan niệm của Nho gia. Và ngay trong một tác
phẩm, ta cũng thấy rõ sự mâu thuẫn này. Sự mâu thuẫn trong tư tưởng của Nguyễn
Dữ là một bài toán khó cho kết luận: Nguyễn Dữ đang truyền tải diễn ngôn đạo đức
hay diễn ngôn tình yêu/ tình dục?
1.2. Đặc trƣng của thể loại truyền kỳ
Truyền kỳ là thể loại tự sự ngắn thịnh hành từ đời Đường ở Trung Quốc. Đây
là thể loại bắt nguồn từ chí quái nhưng có sự gia công bằng nhiều chi tiết, tình tiết
sóng gió, ly kỳ bởi vậy tạo được sức hấp dẫn kỳ lạ. Truyện truyền kỳ phát triển qua
ba giai đoạn ở đời Đường: Sơ Đường, Trung Đường và Vãn Đường. Đỉnh cao của
thể loại truyền kỳ ở Trung Quốc là Liêu trai chí dị của Bồ Tùng Linh đời Thanh.
Thời Minh, truyền kỳ cũng đạt được thành tựu lớn với Tiễn đăng tân thoại của Cù
Hựu, Tiễn đăng dư thoại của Lý Xương Ký…Bởi vậy truyền kỳ ở Trung Quốc đã
du nhập vào các nước đồng văn, đồng chủng ở Châu Á trong đó có Việt Nam. Khi
du nhập vào Việt Nam, ở giai đoạn đầu, thể loại truyền kỳ vẫn còn mang đậm chất
dân gian. Nhưng đến khi Thánh Tông di thảo (tương truyền là của Lê Thánh
Tông), Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ xuất hiện thì truyền kỳ thực sự đã đạt
đến đỉnh cao và đơm hoa kết trái. Sau những tác phẩm này là sự nối tiếp của Truyền
kỳ tân phả của Đoàn Thị Điểm, Tân truyền kỳ lục của Phạm Quý Thích. Những tác
phẩm truyền kỳ ở nước ta tuy tiếp nhận và chịu ảnh hưởng thể loại của Trung Quốc
12



nhưng vẫn mang những dấu ấn riêng biệt. Đặc biệt là truyền kỳ ở nước ta chịu ảnh
hưởng lớn từ văn học dân gian Việt Nam. Nói cách khác, trong quá trình phát triển,
thể loại truyền kỳ ngày càng hoàn thiện bằng cách tiếp thu một số thành tố dân gian
như mô típ, đề tài, cốt truyện sau đó phát triển thành tác phẩm văn học viết có tính
hoàn chỉnh về nội dung và nghệ thuật với kết cấu chặt chẽ và phần lời bình ở cuối
truyện (có những truyện không có phần lời bình).
Theo Nguyễn Đăng Na: “Tuy là văn học viết, nhưng truyền kỳ dựa trên cơ sở
truyền thống tự sự dân gian, khai thác các môtip, nhân vật, cốt truyện, thậm chí cả
lối kể dân gian. Cho nên, muốn tìm nét đặc trưng hoặc so sánh ảnh hưởng của
truyền kỳ giữa các dân tộc trong khu vực đồng văn, một nguyên tắc bắt buộc là phải
xuất phát từ kho tàng truyện dân gian của dân tộc đó. Truyền kỳ lấy yếu tố kỳ ảo
làm phương thức thể hiện nội dung. Nhưng, mức độ của cái kỳ ảo phụ thuộc vào
truyền thống thẩm mĩ dân tộc và nhu cầu lịch sử của dân tộc ấy. Như vậy phải bám
sát lịch sử và truyền thống thẩm mĩ dân tộc khi nghiên cứu truyền kỳ của họ” [36].
Trong truyện truyền kỳ, hệ thống các nhân vật người thường được xây dựng song
song với các nhân vật kỳ ảo (ma nữ, tiên, yêu hoa) để thông qua đó phản ánh những
vấn đề có tính chất hiện thực. “Truyền kỳ” là truyền đi sự lạ, truyền đi những
chuyện ít thấy, những chuyện biến hóa khác thường, những chuyện không có thật
(nhấn mạnh tính hư cấu). Đặc trưng về mặt hình thức của thể loại truyền kỳ: sự kết
hợp giữa văn xuôi và thơ. Nhờ đôi cánh kỳ ảo, người đọc có thể bay vào một thế
giới chỉ có trong tưởng tượng. Đó có thể là thế giới bồng lai tiên cảnh đáng mơ ước;
đó cũng có thể là thế giới của ma quỷ chốn âm ti địa phủ rùng rợn. Nhưng dù là thế
giới nào đi chăng nữa thì đó cũng là những khung trời mới lạ để thỏa sức tưởng
tưởng; để thoải mái khám phá. Đó là khung trời không chịu bất cứ ràng buộc khắc
nghiệt nào của lễ giáo phong kiến; là thế giới mà cái tôi trần thế, trần tục nhất của
con người lại mượn loài yêu ma mà bộc lộ rõ rệt; là thế giới hình chiếu của hiện
thực với muôn trò bất công được vạch trần- nơi kẻ có quyền tước lợi dụng chức vụ
để lộng hành, nơi những thánh thần cũng ăn của hối lộ, cũng ăn trộm vì đói
khát…Cả một thế giới sinh động được gửi gắm thông qua thể loại truyền kỳ. Bởi

13


vậy, thể loại truyền kỳ với đặc trưng là yếu tố “kỳ” góp phần bộc lộ quan điểm, thái
độ, cách đánh giá của tác giả đối với cuộc sống một cách công khai hay gián tiếp.
Như vậy, hai yếu tố “kỳ” và “thực” là đặc trưng của thể loại truyền kỳ. Hơn thế nữa,
truyền kỳ là thể loại chú trọng chủ đề tình yêu nam nữ. Đó là thế giới mà thông qua
nhân vật ma nữ, yêu hoa, những câu chuyện tình được thể hiện một cách sinh động,
hấp dẫn.
1.3. Nguyễn Dữ và tác phẩm Truyền kỳ mạn lục
1.3.1. Tác giả Nguyễn Dữ
1.3.1.1. Hoàn cảnh xã hội
Đầu thế kỷ XVI, xã hội Việt Nam đã có những biến loạn và khủng hoảng sâu
sắc. Mâu thuẫn trong lòng xã hội phong kiến bộc lộ rõ nét với những cuộc đảo
chính, chém giết lẫn nhau để tranh quyền đoạt vị, bên cạnh đó, khởi nghĩa nông dân
bùng phát mạnh mẽ. Trước những biến động của thời đại, đời sống xã hội cũng bị
ảnh hưởng nặng nề. Có thể nói đây là giai đoạn mà xã hội hứng chịu những dư
chấn của cơn bão tố lịch sử (trong vòng mấy chục năm từ 1504 đến 1527 có tới 6 vị
vua Lê lần lượt lên ngôi rồi lần lượt bị phế truất - đặc biệt vua Túc Tông (1504), lên
ngôi đúng 1 năm). Năm 1527, Mạc Đăng Dung chiếm ngôi lập ra nhà Mạc. Nho
giáo đã bước qua thời phát triển cực thịnh và bước đầu có những dấu hiệu lung lay.
Tư tưởng của kẻ sĩ cũng chịu những dư chấn của cơn bão khủng hoảng. Kẻ sĩ có
nhiều sự lựa chọn, nhiều hướng ứng xử (một bộ phận nhà nho xử sự trung liệt; một
bộ phận mang tư tưởng nhập thế cứu đời, không câu nệ về vấn đề chính thống hay
phi chính thống; một bộ phận khác chọn con đường ở ẩn, quay lưng lại với triều đại,
thể hiện sự bất hợp tác trước thời cuộc đen bạc, đảo điên, đổ nát). Nguyễn Dữ cũng
chịu tác động của yếu tố thời đại. Nguyễn Dữ từng ra làm quan một năm - dù thời
gian nhập thế ngắn ngủi nhưng cũng cho thấy ông mang trong mình lý tưởng của
nhà nho nhập thế. Tuy nhiên sau đó, trước sự đảo điên của thời cuộc, Nguyễn Dữ đã
từ quan về quê - góp mình vào bộ phận những nhà nho ẩn dật.

Tóm lại, thời đại Nguyễn Dữ sống là thời đại đầy biến động với bao phen
thay đổi sơn hà. Không chỉ khủng hoảng về chính trị, lòng tin về những thiết chế
14


đạo đức cũng có dấu hiệu lung lay. Bộ luật Hồng Đức khắt khe càng bóp nghẹt
quyền tự do cá nhân bao nhiêu thì lại càng làm dấy lên khát vọng “tháo cũi sổ lồng”
bấy nhiêu. Vậy nên, trong tác phẩm của mình, những tư tưởng phóng khoáng đối
chọi với những luật lệ hà khắc của chế độ phong kiến phải chăng là biểu hiện của
tinh thần phản kháng mãnh liệt. Con người cá nhân không phải lúc nào cũng o ép
mình trong lễ giáo cương thường. Họ cũng cần một khoảng trời riêng để cho tình
cảm tự nhiên bay bổng và tư tưởng Lão - Trang, Phật xuất hiện như một cứu cánh.
Khi xã hội rối ren kéo theo bao nhiêu tệ trạng khôn lường, những cương thường lễ
giáo bị đảo lộn, những mặt trái của xã hội bị phơi bày ra ánh sáng. Ngay tầng lớp
quan lại, nho sĩ cũng làm những việc trái với luân thường, làm nghiêng ngả bức
tường thành tư tưởng vững chắc của nho gia đã tồn tại vững chắc bấy lâu. Đạo Lão
và Đạo Phật đã dần dần lấy lại địa bàn tâm linh đã mất của mình. Trong Truyền kỳ
mạn lục, những lời bình cuối truyện của Nguyễn Dữ để thuyết pháp các quan điểm
đạo đức Nho gia, để diễn ngôn đạo đức cũng không đủ sức lấn lướt luồng tư tưởng
phóng khoáng thấm đẫm trong các câu chuyện. Cuối thế kỷ XVI, nội thương và
ngoại thương phát triển khá mạnh. Những thương nhân nước ngoài đã tụ hội lập
phố xá, cửa hàng buôn bán lâu dài. Tư tưởng thị dân bắt đầu xâm lấn vào từng ngõ
ngách góp phần làm nghiêng đổ những quan niệm cổ hủ của Nho gia. Người ta nhận
thấy rằng, cuộc sống quá bó khuôn trong những định kiến, những cương thường sẽ
bóp nghẹt những khát khao của con người. Họ suy nghĩ phóng khoáng hơn, tự do
hơn và quan tâm đến hạnh phúc cá nhân nhiều hơn.
Trước thời đại đầy biến động như vậy, Nguyễn Dữ vốn sinh ra từ cửa Khổng,
sân Trình, ông luôn mang trong mình khát vọng nhập thế giúp đời. Ông cũng từng
làm quan một năm sau đó chọn con đường lui về ở ẩn. Nguyễn Dữ tìm đến văn
chương như một tất yếu để giải tỏa nỗi lòng. Sự mâu thuẫn trong tư tưởng đạo đức

(một mặt muốn vực lại hệ thống đạo lý Nho gia đang trên đà sụp đổ, một mặt lại
muốn cất cao đôi cánh của khát vọng tự do yêu đương, những khát khao trần thế
nhất) được thể hiện trong Truyền kỳ mạn lục.

15


1.3.1.2. Cuộc đời Nguyễn Dữ
Nguyễn Dữ (có người đọc là Nguyễn Tự), hiện tại năm sinh, năm mất của
ông vẫn còn là một ẩn số. Các nhà nghiên cứu đoán định ông sống khoảng thế kỷ
XVI - một thế kỷ dân tộc nhìn về hình thức bên ngoài thì là độc lập, nhưng lại trải
qua những biến động dữ dội trong lòng xã hội phong kiến về nhiều phương diện
như kinh tế, chính trị, văn hóa, tư tưởng. Đây cũng là thế kỷ mở đầu cho các cuộc
nội chiến kéo dài và Nguyễn Dữ cũng là nạn nhân hứng chịu các cơn bão lịch sử.
Bởi vậy, những tài liệu ghi chép ít ỏi về Nguyễn Dữ là những căn cứ để chúng ta
đưa ra những giả thiết về cuộc đời ông. Nguyễn Dữ là người xã Đỗ Tùng huyện
Trường Tân nay thuộc huyện Thanh Miện tỉnh Hải Dương. Ông xuất thân trong một
gia đình khoa bảng. Cha Nguyễn Dữ là Nguyễn Tường Phiêu, là người đỗ đạt cao
(đỗ tiến sĩ khoa Bính Thìn thời Hồng Đức năm 1496). Nguyễn Tường Phiêu làm
quan to (Thượng Thư Bộ Hộ), bởi vậy Nguyễn Dữ được sống trong những ngày thái
bình thịnh trị còn lại của chế độ phong kiến, được hưởng trọn vẹn nền giáo dục bài
bản. Được sống và học tập trong điều kiện đầy đủ, tư tưởng, học thuyết của nền
giáo dục nho học thấm sâu vào máu thịt Nguyễn Dữ. Ông cũng mang tư tưởng “trí
quân trạch dân”, cũng muốn xông pha nhập thế cứu đời để đền ơn nhà Lê. Vốn
thông tuệ học rộng nhớ nhiều lại thừa hưởng tư chất và truyền thống của gia đình,
Nguyễn Dữ học hành, thi cử, đỗ đạt, làm quan (Nguyễn Dữ được bổ nhiệm làm Tri
huyện Thanh Tuyền). Nhưng chỉ khoảng một năm sau ông từ quan về ở ẩn., mở
trường dạy học và dành thời gian viết Truyền kỳ mạn lục. Lý do Nguyễn Dữ từ quan
về quê nhà cho tới bây giờ vẫn có nhiều ý kiến khác nhau. Theo Trần Ngọc Vương,
nguyên nhân khiến Nguyễn Dữ từ quan là “nước loạn, hay nước bị ngoại bang cai

trị, triều đại đang cầm quyền bị coi là không chính thống hoặc triều đình đang bị
quyền thần lũng đoạn và đôi khi có những lí do riêng của giòng họ hay của bản thân
khiến cho họ khó xử trong quan hệ với triều đình” [60, tr 45] Ý kiến của nhà nghiên
cứu Trần Ngọc Vương đã tổng hợp các lí do khiến Nguyễn Dữ từ quan, tuy nhiên
không chốt một nguyên nhân nào cụ thể. Phải chăng khi hăm hở làm quan với lí
tưởng giúp vua cứu đời, Nguyễn Dữ đã va ngay phải hiện thực tàn nhẫn của cục
16


diện chính trị. Điều đó khiến bao nhiêu lí tưởng sụp đổ, bao nhiêu hoài bão thời trai
trẻ tan biến. Nguyễn Dữ cũng như Nguyễn Bỉnh Khiêm chọn cho mình cuộc sống
ẩn dật để giữ tâm thanh thản. Về quê, Nguyễn Dữ mở trường dạy học và dành nhiều
thời gian viết Truyền kỳ mạn lục. Trong Truyền kỳ mạn lục, không ít tác phẩm cho
thấy lòng tin vào chính quyền đương thời bị lung lay. Phải chăng, chứng kiến cảnh
triều cương nhiễu loạn, ngoại bang lăm le, lòng người hiểm ác…Nguyễn Dữ đã bắt
đầu nhận ra những hạn chế của bộ máy cai trị cũng như hạn chế của tư tưởng Nho
gia. Thế nhưng vốn xuất thân từ gia đình khoa bảng, lại được coi là đứa con đẻ của
chế độ phong kiến, những giáo lí, cương thường, những quy tắc hành xử của nho
giáo ăn sâu vào máu thịt Nguyễn Dữ, ông vẫn muốn vãn hồi, vẫn muốn thuyết giáo
cho những tư tưởng đạo đức Nho gia. Tuy nhiên ngòi bút của Nguyễn Dữ ít nhiều
ảnh hưởng của lối sống thị dân nên khi viết về những câu chuyện yêu đương rất
phóng túng, thậm chí có những chuyện còn cất cao đôi cánh cho những tư tưởng
phóng khoáng về tình yêu/ tình dục. Đó là những điều khiến Nguyễn Dữ như bức
tượng đài của tư tưởng đạo đức phong kiến nghiêm nghị nhưng lại đang mỉm cười
đón luồng gió mới cách tân.
1.3.2. Truyền kỳ mạn lục
Là tác phẩm viết bằng chữ Hán, gồm 20 truyện ra đời vào nửa đầu thế kỷ
XVI. Truỳên kỳ mạn lục với nghĩa là sao chép tản mạn những chuyện lạ. Tuy nhiên,
Truyền kỳ mạn lục dù có nghĩa là sao chép tản mạn những chuyện lạ nhưng không
phải là một công trình sưu tập bình thường mà thực sự là một sáng tác văn học đầy

sáng tạo. Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ có sự gia công hư cấu, sự trau chuốt,
gọt giũa bằng cả trái tim của Nguyễn Dữ chứ không chỉ là ghi chép đơn thuần. Có
những truyện trong Truyền kỳ mạn lục bên cạnh hình thức văn xuôi còn xen lẫn văn
biền ngẫu và thơ khiến nó thực sự là một sáng tác đầy hấp dẫn đối với người đọc.
Các truyện lấy bối cảnh hầu hết ở thời Lí, thời Trần, thời Hồ và Lê sơ. Đa số các
truyện đều có yếu tố hoang đường kỳ ảo (Trừ Chuyện nàng Thúy Tiêu). Đằng sau
những yếu tố hoang đường, kỳ ảo là hiện thực xã hội phong kiến đương thời với tất
cả những mặt trái của nó. Những tệ trạng xấu xa nhất của xã hội phong kiến được
17


vạch trần. Nhờ đặc trưng của thể loại truyền kỳ (sự kết hợp giữa yếu tố “kỳ” và
“thực”), tất cả những mặt trái của xã hội được phơi bày một cách công khai. Sắc
thái phê phán được mặc sức bộc lộ mà không sợ búa rìu dư luận. Hơn thế nữa,
những tư tưởng vượt thời đại, những khao khát trần thế cháy bỏng, khát vọng “tháo
cũi sổ lồng” được thể hiện một cách táo bạo, mạnh mẽ, ngấm ngầm. Trong thế giới
sinh động của Truyền kỳ mạn lục, những quan niệm đạo đức phong kiến được thể
hiện qua lớp vỏ ngôn từ ở phần lời bình cuối truyện. Và đây lại là thế giới đơm hoa
kết trái của khao khát mãnh liệt về tình yêu/ tình dục. Những câu chuyện tình đi
ngược lại lễ giáo phong kiến, những khát khao nhục dục và niềm sung sướng được
thỏa mãn khoái cảm thể xác tràn lan trong thế giới tưởng tượng. Dù không muốn thừa
nhận thì qua cách miêu tả trong thể loại truyền kỳ này, ta thấy bức thông điệp về khao
khát tình yêu tự do, khát vọng cháy bỏng về tình dục được thể hiện mãnh liệt
Bởi vậy, Truyền kỳ mạn lục có giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc được
Vũ Khâm Lân (thế kỉ XVII) khen tặng là “thiên cổ kì bút”. Đây cũng là tác phẩm
tạo được sự hấp dẫn không chỉ trong nước mà còn ở nước ngoài. Mặc dù một số câu
chuyện trong Truyền kỳ mạn lục, Nguyễn Dữ truyền tải diễn ngôn đạo đức, có ý
bênh vực những quan điểm đạo đức Nho gia dù hà khắc thì xuyên suốt toàn bộ
truyền kỳ và đặc biệt là những câu chuyện có liên quan đến nhân vật nam, nữ trong
mối quan hệ tình cảm, ta thấy rằng đích đến của Nguyễn Dữ là diến ngôn tình yêu/

tình dục. Giá trị hiện thực sâu sắc đã góp phần lật tẩy bộ mặt thối nát của xã hội
phong kiến đương thời khi những bậc đức cao vọng trọng làm trò đồi bại (Thần
Thuồng luồng, nho sĩ, quan lại, sư sãi…). Giá trị nhân đạo được tô đậm khi Nguyễn
Dữ bênh vực những người thấp cổ bé họng (đặc biệt là người phụ nữ). Hơn thế nữa,
Nguyễn Dữ đồng tình với những khát vọng về tình yêu tự do không chịu ràng buộc
bởi lễ giáo phong kiến, ông cũng để một khoảng trống cho những khát khao nhục
dục trần thế nhất thỏa sức tung hoành trên bầu trời hà khắc của lễ giáo phong kiến.
Những phát ngôn có tính chất “nổi loạn” mặc nhiên được công khai. Và dù không
trực tiếp thì sắc thái phê phán đối với những thế lực chà đạp lên quyền sống của con
người cũng được thể hiện. Hơn thế nữa, khi bày tỏ sự đồng tình với khát khao về
18


tình yêu, sự hòa hợp về tình dục, những tác phẩm của Nguyễn Dữ còn lấp lánh ánh
sáng của chủ nghĩa nhân bản. Có thể nói, đây là lần đầu tiên trong văn học trung
đại, quyền được yêu (cả thể xác lẫn linh hồn) được thể hiện táo bạo và trực tiếp. Nói
cách khác, Truyền kỳ mạn lục là đứa con tinh thần của Nguyên Dữ để phát ngôn cho
những tư tưởng của ông (dù trực tiếp, dù gián tiếp). Thông qua Truyền kỳ mạn lục,
diễn ngôn về đạo đức, diễn ngôn về tình yêu/ tình dục được thể hiện.
Tiểu kết: Ở chương 1, luận văn đã tìm hiểu và trình bày một số vấn đề lý thuyết
diễn ngôn, tác giả Nguyễn Dữ và tác phẩm Truyền kỳ mạn lục. Từ lý thuyết diễn
ngôn, ta thấy rằng đối với một nhà văn, diễn ngôn chính là tư tưởng mà tác giả gửi
gắm trong tác phẩm của mình. Thông qua thời đại mà Nguyễn Dữ sống, thông qua
cuộc đời của ông, thông qua những đặc trưng của thể loại truyền kỳ và tác phẩm
Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ; ta có thể thấy được sự mâu thuẫn trong tư tưởng
của ông. Nguyễn Dữ sinh ra và lớn lên trong một thời đại có những biến động dữ
dội. Bản thân Nguyễn Dữ vẫn luôn muốn bảo vệ, củng cố hệ tư tưởng nho giáo. Tuy
nhiên, hệ thống tư tưởng nho gia đã bộc lộ những khiếm khuyết không thể phủ nhận
và Phật giáo, Đạo giáo đang dần lấy lại địa bàn đã mất của mình. Tư tưởng thị dân
dần lớn mạnh nhờ những thay đổi về xã hội. Một mặt ông truyền tải diễn ngôn đạo

đức, ngợi ca những chuẩn mực đạo đức Nho gia, phê phán những kẻ đi ngược lễ
giáo phong kiến; mặt khác tấm lòng nhân đạo và một trái tim phóng khoáng, cởi mở
lại khiến ông đồng tình với những khát vọng yêu đương mãnh liệt, những ham
muốn ái ân cuồng nhiệt - nói cách khác, ông diễn ngôn tình yêu/ tình dục. Thông
qua việc tìm hiểu các vấn đề lý thuyết, bước đầu chúng tôi nhận thấy việc tìm hiểu
về lý thuyết diễn ngôn, tác giả Nguyễn Dữ và Truyền kỳ mạn lục là cơ sở lí luận và
thực tiễn để chúng tôi lí giải mối quan hệ giữa diễn ngôn đạo đức và diễn ngôn tình
yêu/ tình dục trong Truyền kỳ mạn lục.

19


×