Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cá thát lát (notopterus notopterus) phân bố tại đầm trà ổ, tỉnh bình định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.81 MB, 59 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

ĐẶNG THỊ THẠCH TRÚC

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA
CÁ THÁT LÁT (Notopterus notopterus) PHÂN BỐ
TẠI ĐẦM TRÀ Ổ, TỈNH BÌNH ĐỊNH

Chuyên ngành: Sinh học thực nghiệm
Mã số: 8420114

Người hướng dẫn khoa học: TS. Võ Văn Chí


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cá
Thát lát (Notopterus notopterus) phân bố tại đầm Trà Ổ, tỉnh Bình Định”
là cơng trình nghiên cứu của bản thân, được thực hiện dưới sự hướng dẫn
khoa học của TS. Võ Văn Chí. Các số liệu và kết quả nghiên cứu được trình
bày trong luận văn chưa từng được công bố trong bất kì cơng trình nghiên cứu
nào trước đây.
Học viên
Đặng Thị Thạch Trúc


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
1. Đặt vấn đề ................................................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................. 2


3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn.................................................................. 2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................... 3
1.1. Điều kiện tự nhiên của đầm Trà Ổ ....................................................... 3
1.2. Thành phần loài và sự phân bố của cá Thát lát ................................. 8
1.3. Tình hình về nghiên cứu sinh học cá .................................................... 9
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU .............................................................................................................. 18
2.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................... 18
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ...................................................... 18
2.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................ 18
2.3.1. Đặc điểm hình thái ............................................................................. 18
2.3.2. Đặc điểm sinh học dinh dưỡng.......................................................... 18
2.3.3. Đặc điểm sinh học sinh trưởng ......................................................... 18
2.3.4. Đặc điểm sinh học sinh sản ............................................................... 18
2.4. Phương pháp nghiên cứu..................................................................... 19
2.4.1. Phương pháp thu và xử lý mẫu ......................................................... 19
2.4.2. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh học cá ............................. 20


2.4.3. Phương pháp xử lý số liệu ................................................................. 23
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ................................................ 24
3.1. Đặc điểm hình thái ............................................................................... 24
3.2. Đặc điểm sinh học dinh dưỡng ........................................................... 26
3.3. Đặc điểm sinh học sinh trưởng .......................................................... 31
3.4. Đặc điểm sinh học sinh sản ................................................................. 32
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ....................................................................... 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 50


DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu

Tên bảng biểu

Trang

bảng
1.1

Số lượng loài của các ngành tảo trong đầm Trà Ổ

6

1.2

Số lượng và tỷ lệ các nhóm động vật nổi trong đầm Trà Ổ

6

1.3

Các loài động vật đáy phổ biến trong đầm

7

1.4

Cấu trúc khu hệ cá đầm Trà Ổ

8


3.1

Chỉ số RLG của cá Thát lát

28

3.2

Thành phần thức ăn tự nhiên của cá Thát lát

30

3.3

Tỷ lệ giới tính của cá Thát lát theo nhóm kích cỡ

36

3.4

Các giai đoạn phát triển tuyến sinh dục của cá Thát lát

37

theo nhóm kích cỡ
3.5

Các giai đoạn phát triển tuyến sinh dục của cá Thát lát


40

theo thời gian
3.6

Sức sinh sản của cá Thát lát

45


DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hiệu

Tên hình

Trang

hình
3.1

Cá Thát lát (Notopterus notopterus) (A) và Cá Còm (Chitala

24

chitala) (B)
3.2

Cá Thát lát đực ở giai đoạn thành thục sinh dục

25


3.3

Cá Thát lát cái ở giai đoạn thành thục sinh dục

25

3.4

Hình dạng miệng cá Thát lát

26

3.5

Hình dạng răng và lưỡi cá Thát lát

27

3.6

Hình dạng cung mang và lược mang của cá Thát lát

27

3.7

Hình dạng thực quản, dạ dày và ruột cá Thát lát

28


3.8

Đồ thị tương quan giữa chiều dài và khối lượng thân của cá

32

Thát lát
3.9

Buồng trứng và tinh sào cá Thát lát ở giai đoạn II

33

3.10 Buồng trứng và tinh sào cá Thát lát ở giai đoạn III

34

3.11 Buồng trứng và tinh sào cá Thát lát ở giai đoạn IV

34

3.12 Buồng trứng và tinh sào cá Thát lát ở giai đoạn V

35

3.13 Tinh sào cá Thát lát ở giai đoạn VI

35


3.14 Biểu đồ tỷ lệ giới tính của cá Thát lát theo nhóm kích cỡ

36

3.15 Biểu đồ các giai đoạn phát triển tuyến sinh dục của cá Thát lát

38

theo nhóm kích cỡ
3.16 Các giai đoạn phát triển tuyến sinh dục của cá Thát lát theo

40

thời gian (tháng trong năm)
3.17 Biến động hệ số thành thục sinh dục (GSI) của cá Thát lát cái

41

3.18 Biến động hệ số thành thục sinh dục (GSI) của cá Thát lát đực

42

3.19 Biến động hệ số tích lũy năng lượng (HSI) của cá Thát lát cái

43

3.20 Biến động hệ số tích lũy năng lượng (HSI) của cá Thát lát đực

43



1

MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Đầm Trà Ổ thuộc huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định thuộc một trong 12
đầm phá lớn của miền Trung và là một trong 3 đầm phá lớn nhất ở Bình Định.
Đầm có diện tích mặt nước lên đến 2000 ha và thay đổi theo mùa, giáp với 4
xã (Mỹ Thắng, Mỹ Lợi, Mỹ Châu, Mỹ Đức). Hằng năm, đầm mang lại cho
cộng đồng dân cư ở khu vực này một khối lượng lớn các sản phẩm thủy sản.
Trong đó, nhiều sản phẩm có giá trị kinh tế cao, góp phần giải quyết nhu cầu
đời sống của đại bộ phận dân cư ven đầm và đóng góp vào sự phát triển kinh
tế xã hội chung của địa phương và của tỉnh Bình Định.
Đầm Trà Ổ là một đầm nước ngọt tự nhiên, mang tính đặc trưng của hệ
thống đầm phá ven biển miền Trung Việt Nam. Trong đầm, hệ động, thực vật
phù du rất phong phú tạo nguồn thức ăn ban đầu cho các loài thủy sản. Nơi
đây có nhiều giống lồi thủy đặc sản rất có giá trị, như chình mun, chình
bơng, cá thát lát, rạm, tơm, cua,….Vì vậy, đây chính là nơi cung cấp các món
đặc sản tươi sống cho thị trường trong và ngồi tỉnh.
Cá Thát lát ở đầm là một trong những đối tượng có giá trị kinh tế được
người dân quan tâm. Cá Thát lát có thịt ngon, đặc biệt thịt có độ dẻo nên
thường dùng để chế biến món chả cá, là một món đặc sản rất được ưa chuộng
ở huyện Phù Mỹ nói riêng và tỉnh Bình Định nói chung. Vì thế, nhu cầu tiêu
thụ cá Thát lát ở đầm Trà Ổ ngày càng gia tăng. Đây là một trong những
nguyên nhân góp phần gia tăng sự khai thác quá mức, làm cho sản lượng loài
cá này ngoài tự nhiên giảm nghiêm trọng, kích cỡ cá thương phẩm ngày càng
nhỏ dần. Vì vậy, việc thực hiện các nghiên cứu đầy đủ và có hệ thống về đặc
điểm sinh học của cá Thát lát, đặc biệt là sinh học dinh dưỡng và sinh sản là
rất cần thiết để góp phần bảo tồn hiệu quả lồi có giá trị kinh tế này. Ngoài ra,
việc nghiên cứu những đặc điểm sinh học cơ bản của cá Thát lát sẽ làm cơ sở



2

cho nuôi thuần dưỡng và tiến xa hơn là sản xuất giống đối tượng này tại địa
phương, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trên thị trường và giảm áp lực lên khai thác
đối với nguồn lợi cá tự nhiên, đồng thời đa dạng hóa đối tượng ni mới tại
Bình Định.
Tuy nhiên, cho đến nay chưa có nghiên cứu cụ thể nào về đặc điểm
sinh học của loài cá này ở khu hệ đầm Trà Ổ được thực hiện. Vì vậy, chúng
tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cá Thát lát
(Notopterus notopterus) phân bố tại đầm Trà Ổ, tỉnh Bình Định”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu thu thập số liệu về hình thái giải phẫu, đặc điểm dinh dưỡng,
đặc điểm sinh trưởng và đặc điểm sinh sản của cá Thát lát phân bố ở đầm Trà
Ổ, tỉnh Bình Định để làm cơ sở cho việc bảo vệ nguồn lợi cũng như nhân
giống và nuôi thương phẩm loài cá này.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Ý nghĩa khoa học:
Đưa ra số liệu về một số đặc điểm sinh học của cá Thát lát làm cơ sở cho
việc bảo vệ và phát triển nguồn lợi của cá Thát lát ở đầm Trà Ổ.
- Ý nghĩa thực tiễn:
 Các số liệu thu được là dẫn liệu bổ sung cho công tác giảng dạy trong
các lĩnh vực có liên quan.
 Kết quả nghiên cứu sẽ bổ sung những dẫn liệu khoa học quan trọng về
đặc điểm sinh trưởng, đặc điểm dinh dưỡng và đặc điểm sinh sản của
cá Thát lát ở đầm Trà Ổ làm cơ sở khoa học cho những nghiên cứu tiếp
theo về sinh sản nhân tạo và nuôi thương phẩm, nhằm giảm áp lực khai
thác nguồn lợi loài cá này trong tương lai.



3

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Điều kiện tự nhiên của đầm Trà Ổ
1.1.1. Vị trí địa lý
Đầm Trà Ổ nằm ở phía Bắc huyện Phù Mỹ, là một trong ba đầm lớn của
tỉnh Bình Định, có diện tích mặt nước giáp các xã: Mỹ Đức, Mỹ Châu, Mỹ
Thắng, Mỹ Lợi thuộc huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định.
1.1.2. Địa hình, khí hậu, thủy văn
Đầm Trà Ổ có diện tích mặt nước lên đến 2000 ha và thay đổi theo mùa,
độ sâu khơng đáng kể. Chỉ đơi chỗ theo dịng chảy chính có độ sâu trên 2 m.
Đầm được thơng ra biển qua cửa Hà Ra. Trước khi đổ ra biển nước đầm phải
di chuyển trên một kênh dẫn hẹp và uốn khúc gọi là sông Châu Trúc với chiều
dài khoảng 5 km. Trắc diện đáy đầm có cấu tạo bất đối xứng và chia thành hai
bậc địa hình: bậc độ sâu 0 – 1 m và bậc sâu trên 1 m [1].
Đầm Trà Ổ mang tính chất của nền khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, với hai
mùa rõ rệt: mùa khô từ tháng 1 đến tháng 8 và mùa mưa từ tháng 9 đến tháng
12. Nhiệt độ trung bình hằng năm 25,70C. Độ ẩm tại vùng đầm chỉ đạt 79 –
81% ứng với mùa mưa. Độ ẩm cực đại khoảng 83 – 84% vào tháng 11, 5, 6.
Độ ẩm cực tiểu là 71 – 81% vào tháng 7 và tháng 1. Độ ẩm trung bình nhiều
năm là 79% [1]. Tại khu vực đầm Trà Ổ lượng mưa bắt đầu vào tháng 8, kết
thúc vào tháng 12 với khoảng 1650mm, chiếm khoảng 80% lượng mưa cả
năm. Lượng mưa lớn nhất tập trung vào 3 tháng 9, 10, 11; lượng nước chiếm
khoảng 83% (1320mm) tổng lượng nước mùa mưa và khoảng 67% lượng
mưa cả năm. Các tháng có lượng mưa ít nhất là tháng 2, 3 và 4, chiếm 2-5%
lượng mưa cả năm.
Đầm Trà Ổ thông với biển qua một đoạn sông ngắn là sông Châu Trúc
dài khoảng 5 km và thông ra biển qua cửa Hà Ra, cửa này chỉ mở tạm vào
mùa lũ và bồi cạn trong mấy tháng mùa khơ. Trên lưu vực có các sơng suối



4

nhỏ bắt nguồn từ các dãy núi cao bao quanh đổ vào đầm, như suối Núi Miếu,
suối Sổ, suối Đập Thầy, suối Cạn, suối Ông Diệu. Vào mùa mưa, nước lũ từ
thượng nguồn đổ về mang theo một lượng phù sa lắng đọng lại trong đầm.
Tùy thuộc vào lượng nước từ nguồn đến theo mùa, diện tích mặt nước đầm
Trà Ổ lúc rộng nhất khoảng 2000 ha, trung bình 1000 – 1200 ha. Vào mùa
khơ kiệt mặt nước có thể thu hẹp, còn lại khoảng 200 – 300 ha [1].
1.1.3. Thành phần các loài sinh vật trong đầm Trà Ổ
Đầm Trà Ổ là một trong 3 đầm phá lớn nhất ở Bình Định, thể hiện những
nét đặc trưng về một hệ sinh thái của vùng đất ngập nước ở khu vực miền
Trung Việt Nam. Đầm Trà Ổ có chế độ môi trường nước và thủy văn thuận
lợi đã tạo điều kiện cho nhiều loại ấu trùng, hải sản đến đây sinh sống và phát
triển, là vườn ươm của các loài tơm, cua, cá và các lồi nhuyễn thể.
1.1.3.1. Thực vật trên cạn
Thảm thực vật này là đồng ruộng, vườn cây trong các khu vực quần cư,
cùng với những loài thực vật hoang dại trên các cồn các ven biển, chủ yếu là
những loài sống trên đất cát nghèo như dứa (Pandanus tectorius), muống biển
(Ipomoea pescaprae)… Nơi có độ ẩm cao hay chịu ảnh hưởng của dao động
mực nước có mặt các loài cây dại thân thảo hay cây bụi tạo nên rào chắn cho
các khu vực dân cư. Dưới đập Hịa Tân nơi cịn chịu ảnh hưởng của nước
mặn, có thể gặp một số lồi cây ngập mặn cịn tồn tại ở nơi khơng có triều
như mắm (Avicennia) và những loại cây đi theo như ơ rơ (Acanthus), cói
(Cyperus), mái đầm (Cryptocoryne)…[1].
1.1.3.2. Thực vật lớn trong đầm
Thực vật lớn trong đầm gồm tảo đa bào, các loài thuộc dương xỉ (chua
me, bèo ong, bèo tấm…). Thực vật có hoa một lá mầm (nghể, súng…) và hai
lá mầm (rong nhám, cỏ hẹ, lục bình, sậy, cói…). Những lồi phát triển mạnh

trong đầm là cỏ hẹ (cỏ tóc tiên), rong lá, rong chân chó, đi chồn, rong


5

nhám, tảo vàng, năng, lác ba cạnh. Ưu thế nhất trong chúng là cỏ hẹ, rong lá,
rong chân chó. Cỏ hẹ có ở khắp đầm, mật độ khá dày và tương đối thuần loại,
tập trung 2/5 đầm về phía Châu Trúc hướng ra đập. Khoảng 3/5 đầm còn lại
rong lá phát triển mạnh mẽ hơn cỏ hẹ. Kích thước của 2 loại này khá lớn,
vươn cao trong tầng nước 60 – 80 cm. Chúng mọc xen nhau, dày đặc cùng
với rong chân chó, đi chồn… cản trở sự đi lại của thuyền trên đầm. Ở
những nơi nước rút cạn, những loài rong này trải ra một lớp xốp dày 5 – 10
cm, thối nhũng [1].
1.1.3.3. Thực vật nổi
Thực vật nổi là thức ăn cho các động vật nổi và cá nổi. Khi chết cùng với
sản phẩm đang phân hủy của xác tạo nên nguồn thức ăn cặn vẩn cho các sinh
vật ăn cặn vẩn (tôm, thân mềm, cá…).
Qua khảo sát vào năm 1996 tại đầm Trà Ổ phát hiện 73 loại tảo thuộc 4
ngành: Khuẩn Lam (Cyanobacteriophyta), tảo Mắt (Euglenophyta), tảo Lục
(Chlorophyta) và tảo Silic (Bacillariophyta) (Bảng 1.1). Tảo Silic giàu nhất,
chiếm đến 41% tổng số, sau là tảo Lục, khuẩn Lam và tảo Mắt. Trong số tảo
Silic thì tảo Silic lông chim chiếm ưu thế, đặc trưng cho khu hệ tảo nước ngọt
với nhiều đại diện thuộc các chi Achannanthes, Cocconeis, Navicula,
Gyrosygma, Pleurosigma, Suirella, Synedra… Tảo Silic trung tâm
(Centricea) ít loài hơn song cũng là những loài sống trong nước ngọt như:
Actynocyclus

ehrenbergi,

Melosira


granulate,

Coscinodiscus

rothii,

Cyclotella kutzingiana.v.v… Ngành khuẩn Lam (Cyanobacteiophyta) và tảo
Mắt (Euglenophyta) khá đa dạng loài, tập trung vào một số chi như
Oscilatoria, Spirulina, Euglens… thường hay phát triển mạnh ở khu vực giàu
chất hữu cơ, bắt đầu nhiễm bẩn. Trong thành phần tảo của đầm Trà Ổ cịn có
mặt một số lồi ưa độ muối thấp thuộc vùng cửa sơng và biển ven bờ, phân bố
rộng từ cửa sông Hồng đến vùng ven biển Ninh Thuận – Minh Hải như:


6

Nitzschi longgissima, N.paradosa, N.pungense, N.sigma, Surirella biserita,
S.rubosa, Cymbella turgida, Cocconeis placentula [1].
Bảng 1.1. Số lượng loài của các ngành tảo trong đầm Trà Ổ
Tên

Cyanobacteriophyta

Euglenophyta

Chlorophyta

Bacillariophyta


ngành

(Khuẩn Lam)

(Tảo Mắt)

(Tảo Lục)

(Tảo Silic)

15

11

17

30

73

20,5

15,1

23,3

41,1

100


Tổng

Số
lượng
loài
Tỷ lệ
( %)

(Nguồn: Nguyễn Cao Huần, Đặng Trung Thuận, 1998)[1]

1.1.3.4. Động vật nổi
Theo nghiên cứu của Nguyễn Cao Huần và Đặng Trung Thuận (1998)
[1], ghi nhận được 34 loài, 5 dạng ấu trùng của muỗi Anopheles và giáp xác
thuộc các giai đoạn Nauplius, Zoea, Mysis, Copedodid (Bảng 1.2).
Bảng 1.2. Số lượng và tỷ lệ các nhóm động vật nổi trong đầm Trà Ổ
Ấu
Nhóm

Protozoa

Rotatoria

Cladocera

Copepoda

Hydrozoa

trùng
các


Tổng

loại
Số
lượng

1

7

17

8

1

5

39

2,6

17,9

43,6

20,5

2,6


12,6

100

lồi
Tỷ lệ
(%)

(Nguồn: Nguyễn Cao Huần, Đặng Trung Thuận, 1998)[1]

Thành phần loài động vật tuy chưa đầy đủ, nhất là ngành Động vật
nguyên sinh (Protozoa), song cũng phản ánh cơ cấu chung giữa các nhóm
lồi, trong đó Cladocera đa dạng nhất (chiếm 43,6% trong tổng số loài), sau


7

là Copepoda và Rotatoria (Bảng 1.2). Rotatoria mặc dù sinh vật lượng thấp,
kích thước nhỏ nhưng là nguồn thức ăn quan trọng cho ấu trùng các lồi tơm,
cá được sinh ra trực tiếp trong đầm. Nhóm Copepoda và Cladocera là sinh
vật tiêu thụ thực vật nổi, đồng thời là thức ăn cho các loài cá nổi khác.
1.1.3.5. Động vật đáy
Nguyễn Cao Huần và Đặng Trung Thuận (1998) [1], nhận biết được 19
loài động vật đáy phổ biến nhất (Bảng 1.3).
Bảng 1.3. Các loài động vật đáy phổ biến trong đầm
Tên khoa học
Giáp xác

Nhuyễn thể


Macrobrachium nipponense

Angulyagra polyzonata

Caridina subnilotica

Lymnea swinhoeni

Caridina tonkinensis

Gyraulus convexiusculus

Caridina sp.

Melanoides tuberculatus

Palaemonetes tonkinensis

Stenomelania reevei

Corophium intermedium

Pila polita

Grandidierella vietnamica

Ấu trùng côn trùng

Apseudes sp.


Varuna litterata

Somanniathelphusa sinensis

Ấu trùng Ephemera

Varuna litterata

Ấu trùng Odonata

( Nguồn: Nguyễn Cao Huần, Đặng Trung Thuận, 1998) [1]

1.1.3.6. Thành phần các loài cá trong đầm
Theo kết quả điều tra khảo sát của Nguyễn Cao Huần và Đặng Trung
Thuận (1998), trong đầm có 65 lồi cá thuộc 28 họ, 11 bộ. Trong đó, họ cá
Chép (Cyprinidae) (bộ Cá Chép Cypriniformes) có hơn 20 loài, chiếm đến
33,4% tổng số loài. Những loài cá từ nguồn gốc biển có tới 25 lồi, chiếm đến
38,5% tổng số loài, gồm các loài thuộc họ Cá Úc (Ariidae) (bộ Cá Nheo
Siluriformes), họ Cá Chình rắn (Ophichthidae) (bộ Cá Chình Anguilliformes),


8

họ Cá Đối (Mugilidae) (bộ Cá Đối Mugiliformes), 2 họ của bộ Cá Kìm
(Beloniformes) và khoảng 10 họ của bộ Cá Vược (Perciformes)[1] (Bảng 1.4).
Bảng 1.4. Cấu trúc khu hệ cá đầm Trà Ổ
STT

Bộ cá


1

Osteoglossiformes (Bộ Cá Rồng hay bộ Cá

Số họ

Số loài

n

%

n

%

1

3,6

1

1,5

Thát Lát)
2

Cypriniformes (Bộ Cá Chép)


2

7,1

21

33,4

3

Siluriformes (Bộ Cá Nheo)

3

10,7

5

7,6

4

Anguilliformes (Bộ Cá Chình)

2

7,1

5


7,6

5

Beloniformes (Bộ Cá Kìm)

2

7,1

2

3,1

6

Cyprinodontiformes (Bộ Cá Chép răng)

1

3,6

1

1,5

7

Mugiliformes (Bộ Cá Đối)


1

3,6

2

3,1

8

Perciformes (Bộ Cá Vược)

13

46,4

23

35,5

9

Tetraodontiformes (Bộ Cá Nóc)

1

3,6

1


1,5

10

Mastacembelifomes (Bộ Cá Chạch sông)

1

3,6

2

3,1

11

Synbranchiformes (Bộ Lươn)

1

3,6

2

3,1

28

100


65

100

Tổng số

( Nguồn: Nguyễn Cao Huần, Đặng Trung Thuận, 1998) [1]

1.2. Thành phần loài và sự phân bố của cá Thát lát
Theo Rainboth (1996), họ cá Thát lát (Notopteridae) có 4 lồi phân bố ở
Nam Á và Đơng Nam Á, gồm các lồi: cá Thát lát (Notopterus notopterus), cá
Nàng hai (cá Còm) (Chitala chitala), cá Đao cọp (Chitala blanci), cá Vây
mao (Chitala lopis) [27].
Cá Thát lát (Notopterus notopterus) phân bố ở Ấn Độ, Thái Lan, Đông
Dương. Ở Việt Nam, tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng sông Cửu Long,
vùng sông Đồng Nai và các tỉnh miền Trung (Lê Thị Nam Thuận, Ngô Thị
Hương Giang, 2013) [10]. Cá Thát lát (Notopterus notopterus) sống ở hầu hết
các thủy vực nước ngọt đồng bằng thuộc các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên.


9

Cá cũng gặp ở cửa sông và các đầm nước lợ ven biển. Giới hạn cao nhất của
cá Thát lát về phía Bắc là lưu vực sơng Lam (Nghệ An) (Vũ Trung Tạng,
Nguyễn Đình Mão, 2005) [8].
Trong tự nhiên, cá Thát lát cườm (hay cá Còm, cá Nàng hai) (Chitala
chitala) phân bố ở nhiều nước trên thế giới như Myanmar, Thái Lan,
Campuchia, Lào, Indonesia, Malaysia. Ở Việt Nam, cá phân bố chủ yếu ở
vùng đồng bằng sông Cửu Long và vùng Tây Nguyên (Gia Lai, Đắk Lắk,
Kom Tum). Mùa nước lũ, cá đi vào các đồng ruộng ngập nước sinh sống, mùa

khô, cá ra sống ở các rạch lớn, sông chính, các vực nước sâu. Cá Thát lát
cườm sống được ở vực nước có lượng oxy thấp, nhờ cơ quan hô hấp phụ.
Trong điều kiện tự nhiên, cá sống ở tầng giữa và tầng đáy. Ban ngày cá
thường ẩn nấp trong đám thực vật thuỷ sinh. Ban đêm cá hoạt động nhiều
hơn, cá bơi lội chậm nhẹ nhàng, vây hậu mơn hoạt động liên tục như làn sóng,
cá thích sống trong mơi trường có nhiều thực vật thuỷ sinh lớn, pH nước 6,5 –
7, nhiệt độ thích hợp cho cá từ 26 – 280 C (Dương Nhựt Long, 2003) [4].
1.3. Tình hình về nghiên cứu sinh học cá
Ở Việt Nam, các lồi cá nói chung và cá kinh tế nói riêng mang những
đặc tính điển hình của các lồi cá nhiệt đới. Phần lớn cá có kích thước nhỏ và
trung bình; tuổi thành thục đến sớm, thường từ 1 – 3 tuổi. Cá thường đẻ nhiều
đợt trong năm, tuy nhiên mùa đẻ tập trung vào các tháng xuân hè, khi nhiệt độ
nước được nâng cao, nguồn thức ăn trong các thủy vực trở nên phong phú.
Sức sinh sản của cá phụ thuộc vào đặc tính của từng lồi (Vũ Trung Tạng,
Nguyễn Đình Mão, 2005) [8].
1.3.1. Nghiên cứu về hình thái cá
Nghiên cứu về hình thái cá là một khía cạnh quan trọng trong nghiên cứu
cá, cung cấp những thông tin chủ yếu cho các nghiên cứu về phân loại và tiến


10

hóa của cá. Những đặc điểm của lồi như hình dáng, kích cỡ, màu sắc, sự sắp
xếp của vi, vảy và các chỉ tiêu hình thái khác là tiêu chuẩn trợ giúp cho việc
nhận dạng, định danh và phân loại cá (Phạm Thanh Liêm và Trần Đắc Định,
2004) [5].
Môi trường sống của cá là nước, do đó hình thái bên ngồi của cá thích
nghi với đời sống ở nước. Để thích nghi với các thủy vực khác nhau, cá có
cấu tạo hình dạng nhất định. Chính vì vậy, hình dạng cơ thể cá rất đa dạng.
Dạng hình thoi là dạng hình phổ biến nhất của cá, những lồi cá có dạng hình

thoi (cá Thu Scomber, cá Măng Etopichtthys bambusa,…) có thể sống và
phân bố ở các tầng nước, ở các thủy vực khác nhau, nhiều loài thuộc bọn cá
dữ, cá có tập tính di cư. Những lồi cá có dạng hình dẹt bên (cá Chim đen
Formio niger, cá Dìa Sọc Siganus guttatus,…) thường phân bố ở vùng hạ lưu
các sông, đầm, hồ, vịnh, chúng sống ở tầng nước giữa hoặc gần đáy, nơi có
dịng nước chảy yếu hoặc n tĩnh. Cá có dạng hình bẹt (ví dụ: Cá Đuối Raji)
phần lớn sống ở tầng đáy hoặc gần sát đáy, ít bơi lội, di chuyển chậm chạp.
Cá có dạng thân hình ống dài (cá Chình Anguilla , Chạch Bùn Misgunus,…)
thường sống chui rúc trong bùn, sống ở hang, do đó thân khơng có vẩy, các
vây tiêu giảm, thân tiết nhiều chất nhầy, di chuyển trong nước bằng cách uốn
thân lượn sóng (Vũ Trung Tạng, Nguyễn Đình Mão, 2005) [8].
* Những nghiên cứu về đặc điểm hình thái của cá Thát lát
Cá Thát lát (Notopterus notopterus) là loài cá xương nước ngọt, thân rất
dẹt, đi rất nhỏ, tồn thân phủ vảy nhỏ; đường bên chạy giữa thân, tương đối
lớn. Cá đực có thân hình thon dài, bụng lép; gai thịt nhỏ nhọn (có thể xem
như gai sinh dục), có kích thước 1,5 – 2 cm. Cá cái có bụng lớn hơn, phình
rộng do mang trứng, lỗ sinh dục màu hồng và không có gai sinh dục (Lê Thị
Nam Thuận, Ngơ Thị Hương Giang, 2013) [10].


11

Cá Cịm hay cá Nàng hai (Chitala chitala) có hình dạng bên ngoài rất
giống với cá Thát lát (Notopterus notopterus) nhưng trên thân có nhiều đốm
trịn đen với viền trắng và phân bố dọc theo vây hậu môn. Cá trưởng thành có
4 - 10 đốm đen, viền trắng nằm dọc phía trên vây hậu mơn. Lúc cá cịn nhỏ
thân có 10 - 15 sọc đen ngang thân. Khoảng 2 tháng tuổi phần dưới của các
sọc này xuất hiện các đốm nâu tròn. Cá càng lớn, đốm càng rõ nét, trong khi
các sọc mờ dần rồi mất hẳn (Dương Nhựt Long, 2003) [4].
1.3.2. Nghiên cứu về đặc điểm dinh dưỡng của cá

Dinh dưỡng là một trong những khâu quan trọng nhất trong đời sống của
cá, chi phối đến mọi hoạt động sống khác. Nhờ hoạt động này vật chất và
năng lượng được tích lũy trong cơ thể, đảm bảo cho cá thực hiện được các
chức năng sinh học khác như sự tăng trưởng, phát dục và tái sản xuất những
thế hệ mới (Vũ Trung Tạng, Nguyễn Đình Mão, 2005) [8]. Nhờ hoạt động
của hệ tiêu hóa mà các chất dinh dưỡng từ mơi trường ngồi được chuyển vào
cơ thể dưới dạng thức ăn nhằm cung cấp dinh dưỡng cho quá trình trao đổi
chất của cơ thể (Đỗ Thị Thanh Hương và Nguyễn Văn Tư, 2010) [2].
Các nghiên cứu về thức ăn và tập tính dinh dưỡng của cá thì rất phức tạp
và địi hỏi nhiều cơng đoạn phân tích trong phịng thí nghiệm. Do khơng thể
quan sát trực tiếp tập tính bắt mồi của cá trong tự nhiên nên cách tốt nhất để
xác định tập tính dinh dưỡng của cá là phân tích thành phần thức ăn có trong
ruột (dạ dày) của cá (Phạm Thanh Liêm, Trần Đắc Định, 2004) [5].
Theo Biswas (1993), thức ăn tự nhiên của cá chia thành 4 nhóm chính:
sinh vật phù du (plankton), sinh vật tự bơi (nekton), sinh vật đáy (benthos) và
chất vẩn (detritus). Sinh vật phù du gồm tảo, động vật có kích thước nhỏ, ấu
trùng của nhiều loại côn trùng, sống trôi nổi trong nước, chia thành 2 nhóm
chính: thực vật phù du (phytoplankton) và động vật phù du (zooplankton).


12

Sinh vật tự bơi là nhóm động vật có kích thước lớn, sống và bơi lội tự do
trong các tầng nước của thủy vực; bao gồm giáp xác, thân mềm, cá,….Sinh
vật đáy là nhóm sinh vật sống ở nền đáy của thủy vực, có thể là thực vật đáy
(phytobenthos) hay động vật đáy (zoobenthos) [17].
Nói chung, nguồn thức ăn của cá trong các thủy vực rất đa dạng và
phong phú, từ chất hữa cơ hòa tan, đến các cơ thể sinh vật như vi sinh vật, các
loài thực vật và động vật. Tuy nhiên, tùy vào đặc tính của từng loài hay từng
giai đoạn phát triển cá thể, tùy thuộc vào các thủy vực hay những khoảng thời

gian khác nhau (ngày, đêm, mùa)… mà thành phần thức ăn của cá cũng rất
khác nhau. Dựa vào thành phần thức ăn, cá có thể được chia thành các nhóm
sinh thái dinh dưỡng sau: Cá ăn thực vật, cá ăn động vật, cá ăn mùn bã, cá ăn
tạp và cá dữ ăn cá [8]. Theo Das và Moitra (1963), cá ăn thực vật (thành phần
thức ăn chiếm hơn 75% là các loại thực vật), cá ăn tạp (cá ăn được cả thức ăn
thực vật và động vật) và cá ăn thịt (thành phần thức ăn động vật chiếm hơn
80%). Những loài ăn tạp có lồi ăn thiên về thức ăn thực vật, có loài ăn thiên
về thức ăn động vật [18].
Trong thủy vực nói chung, mỗi lồi cá đều ăn một số lồi thức ăn xác
định. Dựa vào phổ thức ăn, cá được chia thành 3 nhóm: Cá rộng thực có thành
phần thức ăn đa dạng, cá hẹp thực có số lồi làm thức ăn không nhiều và cá
đơn thực thường chọn cho mình một loại thức ăn. Trong thành phần thức ăn
mà cá sử dụng có những lồi là thức ăn cá ưa thích, có những lồi là thức ăn
thứ yếu và có những lồi chỉ xuất hiện ngẫu nhiên trong ống tiêu hóa. Điều đó
nói lên rằng, cá cũng như các lồi động vật khác đều có khả năng lựa chọn
thức ăn cho mình (Vũ Trung Tạng, Nguyễn Đình Mão, 2005) [8].
Để đánh giá khả năng lựa chọn thức ăn, đơn giản nhất là sử dụng chỉ số
“tần số độ gặp”, tức là tỷ số (%) của một đối tượng thức ăn nào đó xuất hiện
trong các ống tiêu hóa có chứa thức ăn được nghiên cứu. Dựa vào đó người ta


13

chia ra: Thức ăn rất ưa thích (chiếm trên 75%), thức ăn ưa thích (từ 50 –
75%), thức ăn thứ yếu (từ 5 – 50%) và thức ăn ngẫu nhiên (chỉ dưới 5%) [8].
Tập tính dinh dưỡng của cá cũng có thể phân chia theo vị trí của loại
thức ăn sẵn có hay nơi mà loại thức ăn ưa thích của cá xuất hiện nhiều nhất.
Theo đó cá được chia thành: cá ăn tầng mặt, cá ăn tầng giữa, cá ăn đáy hoặc
cá ăn ven bờ [8].
Khi xác định tập tính ăn của cá, ngồi việc phân tích thành phần thức

ăn tự nhiên có trong ruột (dạ dày) cá, chúng ta cịn có thể căn cứ vào đặc điểm
của cơ quan tiêu hóa (tập trung vào các cơ quan như miệng, răng, lược mang,
ruột) để xác định. Theo Nguyễn Bạch Loan (2003), cá hiền thường có miệng
nhỏ, hẹp; cá dữ thường có miệng rộng, lớn. Cá ăn động vật kích thước nhỏ có
răng nhỏ, mịn; cá ăn động vật kích thước lớn có răng to, bén [6]. Theo Vũ
Trung Tạng và Nguyễn Đình Mão (2005), cá ăn động vật kém di động như
ốc, giun thì lược mang ngắn và tương đối thưa. Những lồi cá ăn sinh vật phù
du thì lược mang dày, dài để lọc các sinh vật nhỏ. Cá ăn động vật thì lược
mang ngắn, thưa nhưng sắc, nhọn. Những lồi ăn mùn bã hữu cơ thì lược
mang cịn dấu vết. Các lồi cá dữ thường có lược mang sắc, nhọn hoặc trên
lược mang có gai. Chiều dài ruột tùy thuộc vào tính ăn của cá, những lồi cá
ăn thực vật hay mùn bã hữu cơ thì ruột dài gấp 3 lần trở lên [8].
Có thể dựa vào chỉ số tương quan giữa chiều dài ruột và chiều dài thân
(chỉ số RLG – Relative length of the gut) để dự đốn tính ăn của cá. Cá thuộc
nhóm ăn động vật khi RLG < 1, cá ăn tạp khi RLG = 1 – 3 và cá ăn thực vật
khi RLG > 3 (Nikolsky, 1963) [26].
* Những nghiên cứu về dinh dưỡng ở cá Thát lát
Theo Mai Đình Yên (1983), cá Thát lát (Noptopterus notopterus) thuộc
nhóm ăn tạp, trong ống tiêu hóa của chúng đã bắt gặp cơn trùng, giáp xác,


14

phiêu sinh thực vật, rễ thực vật thủy sinh, cá con, nhuyễn thể và bùn đáy [14].
Trong dạ dày cá Thát lát (Notopterus notopterus) cỡ cá 99 – 281 mm có
25,09% là giáp xác và 17,41% là cá;14,95% cơn trùng; 14,51% mùn bã hữu
cơ; 20,18% mảnh thực vật; 0,4% tảo; 0,11% nguyên sinh động vật và 0,47%
động vật thân mềm (Hossain và cộng sự, 1990) [21]. Trong khi đó, thức ăn ưa
thích của cá Thát lát cườm (cá Cịm, cá Nàng hai) (Chitala chitala) là giáp
xác, côn trùng, nhuyễn thể và cá. Cá và tép là loại thức ăn ưa thích nhất của

chúng. Cá chiếm tỷ lệ từ 20,05 – 40,65% trong dạ dày cá Còm, còn giáp xác
chiếm 3,5 – 38,39% và các tỷ lệ này phụ thuộc vào các vùng sinh sống khác
nhau của cá Còm ở Ấn Độ (Sarkar và Deepak, 2009) [28].
1.3.3. Nghiên cứu về đặc điểm sinh trưởng
Sinh trưởng của cá thể được hiểu là sự gia tăng kích thước và khối lượng
cơ thể trong q trình phát triển.
Sự tăng trưởng kích thước và cơ thể cá được kiểm soát bởi nguồn năng
lượng đi vào cơ thể thông qua hoạt động dinh dưỡng.Trong mùa xuân hè ấm
áp, cơ sở thức ăn của thủy vực phong phú, cá tăng trưởng nhanh, nhưng trong
mùa đông, cá hầu như khơng tăng trưởng [8]. Đặc tính sinh trưởng của cá là
sinh trưởng liên tục trong suốt đời sống và có tính chu kì trong năm. Vào mùa
ấm, cá đồng hóa thức ăn trong mơi trường tốt hơn mùa lạnh nên sinh trưởng
nhanh hơn. Về mùa lạnh, đôi khi nhiệt độ hạ xuống thấp, cá ăn ít, thậm chí
ngừng dinh dưỡng, kết quả cá sinh trưởng chậm [12].
Tăng trưởng của cá bao gồm mối quan hệ tăng trưởng giữa kích thước và
khối lượng của cơ thể. Ở giai đoạn đầu, trước khi đạt kích thước sắp thành
thục, cá tăng nhanh về chiều dài, sau đó tốc độ giảm dần, nhường cho sự tăng
trưởng khối lượng để bước vào giai đoạn thành thục sinh dục. Sự tăng nhanh
kích thước ở giai đoạn đầu giúp cho cá tránh được sự săn bắt của vật dữ, còn


15

tăng trưởng về khối lượng ở giai đoạn trưởng thành giúp cho cá tích lũy vật
chất và năng lượng cho quá trình tái sản xuất cá thể mới. Những cá thể tăng
trưởng càng chậm thì tuổi phát dục đến càng muộn, ngược lại, những cá thể
tăng trưởng nhanh đạt được trạng thái thành thục ở tuổi sớm hơn [8].
* Những nghiên cứu về đặc điểm sinh trưởng của cá Thát lát
Theo Dương Nhựt Long (2003), cá Thát lát (Notopterus notopterus)
thường có kích thước nhỏ, tăng trọng thấp, thơng thường cá sau 1 năm tuổi có

chiều dài trung bình khoảng 16 cm và nặng từ 40 – 60 g [4].
Theo kết quả nghiên cứu của Lê Thị Nam Thuận (2015), cá Thát lát
(Notopterus notopterus) khai thác ở các thủy vực nước ngọt phân bố ở các
huyện và thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế có kích thước trung bình 88 –
352 mm tương ứng khối lượng 5 – 427 g thuộc 4 nhóm tuổi. Cá có tốc độ tăng
trưởng thấp, sự thay đổi chiều dài của cá thuộc nhóm tuổi 1+, 2+, 3+ lần lượt là
217,5 mm, 42,1 mm và 44,1 mm. Cá tăng nhanh về chiều dài ở nhóm tuổi
thấp và khi đạt đến kích thước nhất định cá chủ yếu tăng về khối lượng [12].
1.3.4. Nghiên cứu về đặc điểm sinh sản cá
Sinh sản là một chức năng rất quan trọng của bất kỳ sinh vật nào nhằm
duy trì nịi giống và phát huy vị thế của mình trong sinh giới. Đặc tính sinh
sản của lồi là sự thích nghi với những điều kiện xác định của sự sinh sản và
phát triển của đàn con non, tạo nên sự bổ sung cần thiết để duy trì số lượng.
Thích nghi với sinh sản ở cá không chỉ liên quan với lối sống của cá thể
trưởng thành mà còn phụ thuộc vào đặc tính dinh dưỡng, sự sinh trưởng và
phát triển, sự di cư cũng như các khâu chủ yếu khác của đời sống cá thể (Vũ
Trung Tạng, Nguyễn Đình Mão, 2005) [8].
Cá sinh sản không chỉ ở tuổi xác định mà cịn ở một kích thước xác định.
Những lồi cá có kích thước nhỏ, tuổi sinh sản lần đầu đến sớm hơn so với


16

những lồi cá có kích thước lớn. Ngay trong quần thể của một loài, những cá
thể phát triển nhanh cũng sinh sản sớm hơn những cá thể phát triển chậm [8].
Sự chín muồi sinh dục của các lồi cá khơng chỉ phụ thuộc vào điều kiện
nhiệt độ của vùng địa lý xác định mà còn vào chế độ dinh dưỡng. Điều kiện
dinh dưỡng tốt, cá sinh sản tốt và tăng số lần đẻ trứng trong năm. Chính vì
vậy, ở cùng vĩ độ thấp, điều kiện thức ăn phong phú và ổn định nên cá dinh
dưỡng quanh năm và sinh sản thường không phải một lần trong mùa đẻ trứng

[8].
Sự sinh sản của cá thường mang tính chu kỳ, các thơng tin về chu kỳ
thành thục và thối hóa của tuyến sinh dục sẽ giúp chúng ta hiểu biết nhiều
hơn và có thể dự đốn trước được những thay đổi và phát triển của một quần
thể cá trong tự nhiên. Sự thay đổi về hình thái và có tính chu kỳ của tuyến
sinh dục thường được sử dụng để đánh giá giai đoạn thành thục của cá.
Phương pháp thông thường để đánh giá giai đoạn thành thục của cá là xác
định giai đoạn thành thục của từng cá thể theo bậc thang thành thục, trong đó
các đặc điểm khác biệt có thể nhận biết được bằng mắt thường. Bậc thang
thành thục cho phép đánh giá nhanh mức độ thành thục và khả năng sinh sản
của một số lượng lớn cá thể (Phạm Thanh Liêm và Trần Đắc Định, 2004) [5].
Rất nhiều tác giả đưa ra các bậc thang thành thục sinh dục của cá như Qasim
(1957), Keseven (1960), Nikolsky (1963), Xakun và Buskaia (1968),…Ở đây
chúng tôi sử dụng bậc thang thành thục sinh dục của Nikolsky (1963) (gồm 6
giai đoạn) để xác định các giai đoạn thành thục của cá.
Cùng với việc xác định các giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục, các
nhà ngư loại còn sử dụng hệ số thành thục để đánh giá tình trạng thành thục
của cá. Hệ số thành thục (GSI - Gonadosomatic index) là một chỉ số để dự
đoán mùa vụ sinh sản của cá. Sự thay đổi theo mùa của khối lượng tuyến sinh


17

dục có thể thấy rõ ràng ở trên cá cái do gia tăng nhanh chóng khối lượng sản
phẩm sinh dục. Hệ số thành thục được tính tốn cho từng tháng với thời gian
ít nhất là một năm và được tính toán riêng biệt cho từng giới (Phạm Thanh
Liêm và Trần Đắc Định, 2004) [5].
Dựa trên việc xác định các giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục và hệ
số thành thục đối với một quần thể cá nào đó ta có thể xác định được thời gian
đẻ trứng, đề xuất nhiều vấn đề trong sản xuất và bảo vệ nguồn lợi cá (chọn

thời kỳ hạn chế hay cấm đánh bắt đối với đàn sinh sản) [8].
* Những nghiên cứu về sinh sản ở cá Thát lát
Theo Vũ Trung Tạng và Nguyễn Đình Mão (2005), cá Thát lát
(Notopterus notopterus) thành thục vào tuổi 1+ ứng với cỡ 20 cm, khối lượng
gần 100 g. Mùa đẻ từ tháng 5 đến tháng 7. Số lượng trứng trung bình 10.000
cái. Cá có tập tính làm tổ, đẻ trứng bám và được cá đực bảo vệ [8].
Theo kết quả nghiên cứu của Lê Thị Nam Thuận và Ngô Thị Hương
Giang (2013), ở các thủy vực nước ngọt tại Thừa Thiên Huế, cá Thát lát
(Notopterus notopterus) đẻ trứng vào mùa xuân – hè; tập trung vào tháng 3
đến tháng 6; cá đẻ rộ vào tháng 4 và 5. Cá có q trình chuyển hóa và tích tụ
vật chất cho các sản phẩm sinh dục vào tháng 1, 2; tháng 3 cá bước vào giai
đoạn sinh sản và kéo dài cho đến tháng 6, 7 trong năm [10].


18

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2. 1. Đối tượng nghiên cứu
Cá Thát lát (Notopterus notopterus) phân bố tại đầm Trà Ổ, tỉnh Bình
Định.
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: Đề tài được tiến hành từ tháng 8/2019 - 7/2020.
- Địa điểm thu mẫu: Thu mẫu cá ở đầm Trà Ổ, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình
Định.
- Địa điểm phân tích mẫu: Phịng thí nghiệm Khoa học vật nuôi, Khoa
Khoa học tự nhiên, Trường Đại học Quy Nhơn.
2.3. Nội dung nghiên cứu
2.3.1. Đặc điểm hình thái
- Đặc điểm hình thái ngồi: hình dạng thân, màu sắc thân, các vây.

- Đặc điểm phân biệt giới tính về hình thái.
2.3.2. Đặc điểm sinh học dinh dưỡng
- Mơ tả đặc điểm hình thái hệ tiêu hố: Miệng, răng, lưỡi, lược mang,
thực quản, dạ dày, ruột.
- Xác định tập tính ăn của cá thơng qua chỉ số tương quan giữa chiều dài
ruột và chiều dài thân (RLG – Relative length of the gut) theo Nikolsky
(1963) [26].
- Phân tích thành phần thức ăn tự nhiên của cá.
2.3.3. Đặc điểm sinh học sinh trưởng
Xác định mối tương quan giữa chiều dài và khối lượng thân cá.
2.3.4. Đặc điểm sinh học sinh sản
- Xác định các giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục.
- Xác định tỷ lệ giới tính của cá Thát lát.


19

- Hệ số thành thục (GSI), hệ số tích lũy năng lượng (HSI).
- Dự đoán mùa vụ sinh sản của cá ngoài tự nhiên dựa vào sự phát triển
của tuyến sinh dục, hệ số thành thục, hệ số tích lũy năng lượng.
- Xác định sức sinh sản của cá Thát lát: Sức sinh sản tuyệt đối và sức
sinh sản tương đối.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp thu và xử lý mẫu cá
- Mẫu được thu định kỳ mỗi tháng tại đầm Trà Ổ với các kích cỡ khác
nhau. Dựa vào sự phân nhóm kích thước trong các mẫu cá thu được, chúng tơi
phân cá thành 3 nhóm < 15 cm, 15 – 18 cm và > 18 cm.
- Sau khi thu, cá sẽ được ướp lạnh và đem về phịng thí nghiệm Khoa
học vật ni, Khoa Khoa học tự nhiên, Trường Đại học Quy Nhơn để phân
tích trong ngày hoặc cố định trong dung dịch formol 5 - 10% để phân tích sau.

- Số lượng mẫu thu để phân tích các đặc điểm sinh học cá Thát lát:
 Số mẫu phân tích đặc điểm hình thái: Mơ tả đặc điểm hình thái ngồi là
10 cá thể, xác định đặc điểm phân biệt giới tính về hình thái là 72 cá thể
(ở giai đoạn thành thục sinh dục).
 Số mẫu phân tích đặc điểm sinh học sinh trưởng: 426 cá thể.
 Số mẫu phân tích đặc điểm sinh học dinh dưỡng: Mơ tả đặc điểm của
hệ tiêu hóa là 10 cá thể, xác định chỉ số tương quan giữa chiều dài ruột
và chiều dài chuẩn (RLG) là 426 cá thể (nhóm kích cỡ < 15 cm là 54 cá
thể, nhóm kích cỡ 15 – 18 cm là 243 cá thể, nhóm kích cỡ > 18 cm là
129 cá thể), phân tích thành phần thức ăn tự nhiên và xác định các
thơng số cơ bản về tính ăn của cá là 403 cá thể (có chứa thức ăn trong
dạ dày).


×