Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Giải pháp dạy tốt hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (17.23 MB, 17 trang )

1
I. Lý do chọn giải pháp
1. Cơ sở lý luận:
Hoạt động giáo dục âm nhạc là một hoạt động có vai trị rất quan trọng
trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mầm non. Thông qua hoạt động giáo
dục âm nhạc, trẻ được làm quen với các bài hát có giai điệu phù hợp với độ tuổi.
Trẻ được vận động theo lời các bài hát, được nghe giai điệu các bài hát giúp trẻ
phát triển năng lực, cảm xúc, tưởng tượng, sáng tạo, sự tập trung chú ý... góp
phần làm phong phú tâm hồn trẻ thơ.
Để phát huy tốt vai trò, tác dụng lớn lao của giáo dục âm nhạc thì địi hỏi
người giáo viên mầm non phải có kiến thức cơ bản về nhạc lí, hát chuẩn nhạc,
nắm chắc phương pháp, linh hoạt trong hình thức tổ chức với phương châm
“Học bằng chơi, chơi mà học” tạo điều kiện cho trẻ được làm quen, khám phá
các bài hát một cách hứng thú, tích cực nhất.
2. Cơ sở thực tiễn:
Trong thực tế, nhiều năm qua chất lượng của hoạt động giáo dục âm nhạc
ở lớp tôi đã được quan tâm và thu được kết quả rất khả quan, xong kết quả đó
vẫn chưa được như mong đợi. Khi tổ chức cho trẻ tham gia vào hoạt động âm
nhạc, một số trẻ chưa hứng thú. Một số trẻ còn chưa đúng nhạc, chưa rõ lời. Kỹ
năng vận động theo nhạc của trẻ chưa cao. Khả năng thể hiện cảm xúc khi nghe
nhạc của một số trẻ còn hạn chế.
Xuất phát từ những lí do trên, tơi nhận thấy mình cần phải thay đổi, cần
phải có những giải pháp thực hiện tốt hoạt động học này, giúp trẻ có được
những kĩ năng ca hát kỹ năng vận động theo nhạc, nâng cao khả năng thể hiện
cảm xúc khi nghe nhạc của trẻ. Từ những suy nghĩ đó tơi đã áp dụng “Giải
pháp dạy tốt hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường
MN Hoàng An”
a. Thuận lợi
- Về cơ sở vật chất: Nhà trường đã trang bị cho lớp đủ đồ dùng đồ chơi,
trang thiết bị dạy theo Văn bản hợp nhất số 01.



2
-Về nhà trường: Ban giám hiệu đã quan tâm, chỉ đạo sát sao về chuyên
môn môn nghiệp vụ.
- Về giáo viên: Có trình độ đào tạo trên chuẩn, là giáo viên giỏi cấp tỉnh,
cấp huyện nhiều chu kỳ. Có ý thức trách nhiệm cao, có kinh nghiệm trong
giảng dạy.
- Về phía phụ huynh: Đa số các bậc phụ huynh đã quan tâm và phối hợp
tốt với giáo viên chủ nhiệm trong cơng tác chăm sóc giáo dục trẻ.
- Về phía học sinh: Trẻ ngoan, có nề nếp trong học tập
b. Khó khăn
- Cơ sở vật chất: Phịng học được xây dựng theo chuẩn cũ nên diện tích
chưa được rộng rãi, chưa có phịng ngủ riêng cho trẻ nên cũng ảnh hưởng đến
không gian hoạt động của trẻ.
- Đồ dùng: Đồ dùng cho hoạt động âm nhạc đã đủ theo quy định xong
chưa phong phú đa dạng.
- Phụ huynh: Vẫn còn một số phụ huynh chưa quan tâm đúng mức đến
việc học tập của con em mình.
c. Thực trạng của vấn đề
Trước khi áp dụng giải pháp, tôi tiến hành khảo sát trẻ trên một số nội
dung. Kết quả khảo sát như sau:
STT

Nội dung Khảo sát

Số trẻ đạt
TS

%


Trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động giáo
1

dục âm nhạc

19/30

63,3

2

Trẻ hát đúng nhạc, hát rõ lời.

18/30

60

3

Trẻ biết vận động theo nhạc

16/30

53,3

4

Trẻ biết thể hiện cảm xúc khi nghe hát

15/30


50

d. Mục đích ý nghĩa cần đạt
Tôi áp dụng những giải pháp này nhằm nâng cao khả năng hứng thú của
trẻ khi tham gia các hoạt động giáo dục âm nhạc. Giúp trẻ hát đúng nhạc, hát rõ


3
lời các bài hát trong chương trình. Nâng cao kỹ năng vận động theo nhạc của trẻ,
cũng như giúp trẻ cảm thụ tốt các bài nghe hát.
II. Nội dung
1. Giải pháp 1. Học tập, nghiên cứu nâng cao chuyên môn nghiệp vụ.
Giáo viên không thể dạy tốt hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ, khi bản
thân chưa trang bị cho mình đầy đủ các kiến thức, kỹ năng về âm nhạc. Chính vì
vậy ngay từ đầu năm học, khi nhà trường triển khai Kế hoạch giáo dục năm học
cho trẻ độ tuổi 5-6 tuổi. Tôi đã tập trung nghiên cứu chương trình giáo dục năm
của nhà trường để nắm được trong năm học có bao nhiêu giờ hoạt động giáo dục
âm nhạc, đó là những hoạt động nào? Trong đó có bao nhiêu giờ dạy hát là trọng
tâm là những bài hát nào? Thực hiện trong chủ đề nào? Có bao nhiêu giờ dạy
vận động là trọng tâm? Là những loại vận động nào? Có bao nhiêu giờ nghe hát
là trọng tâm? Thực hiện trong chủ đề nào? Để từ đó xây dựng cho mình kế
hoạch tự học tập bồi dưỡng cho bản thân kỹ năng ca hát, kỹ năng vận động và
kỹ năng hát cho trẻ nghe một cách chuẩn xác nhất.Và đây là video tôi tập hát, để
hát đúng nhạc khi dạy trẻ trong hoạt động dạy hát là trọng tâm

Video tập hát chim chích bơng
Ngồi việc tự học để nâng cao trình độ chun mơn cho bản thân, tơi cịn
tham gia đầy đủ các hoạt động bồi dưỡng chun mơn do Phịng giáo dục, nhà
trường, tổ chuyên môn tổ chức.



4

Ảnh sinh hoạt chun mơn Phịng, trường
Khi đã trang bị cho bản thân đầy đủ những kiến thức, kỹ năng về âm
nhạc, tôi cảm thấy rất tự tin khi tổ chức hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ của
lớp mình.


5
2. Giải pháp 2. Giải pháp tạo hứng thú cho trẻ, tích cực tham gia các
hoạt động giáo dục âm nhạc.
* Tạo môi trường giáo dục âm nhạc
Trẻ em vốn rất hiếu kỳ, rất nhạy cảm, nhanh chóng tiếp thu tất cả những
gì diễn ra xung quanh chúng. Vì vậy tơi đã trang trí mơi trường học tập âm nhạc
tốt nhất cho trẻ ở ngay trong lớp học.
Tôi chọn một góc sáng, dễ quan sát, tơi trang trí góc nghệ thuật mảng
trên có hình ảnh ngộ nghĩnh đang ca hát và sử dụng nhạc cụ, mảng dưới tôi
trưng bày các đồ dùng dụng cụ âm nhạc tự làm, tôi sử dụng những ngun vật
liệu sẵn có để trang trí. Với góc nghệ thuật đẹp mắt, đồ dùng hoạt động âm
nhạc phong phú đa dạng sẽ tạo cho trẻ có nhiều hứng thú hơn khi tham gia các
hoạt động âm nhạc.

Ảnh góc nghệ thuật
Tơi thường xun thay đổi nội dung trang trí góc âm nhạc theo từng chủ
đề. Để trẻ cảm nhận được sự thay đổi, sự mới lạ trong cách bày trí, sắp xếp
khiến trẻ hứng thú hơn trong các hoạt động âm nhạc. Tơi nghĩ đây chính là một
loại phương tiện giúp trẻ được trải nghiệm, được khám phá, góp phần tăng thêm
nguồn cảm hứng để nâng hiệu quả mỗi tiết học.



6

Ảnh góc nghệ thuật có sự thay đổi về cách trang trí sắp xếp
* Sáng tạo làm đồ dùng đồ chơi để dạy trẻ
Như chúng ta đã biết: Đối với trẻ mầm non thì đồ dùng đồ chơi vơ cùng
cần thiết và quan trọng trong các tiết học, nó giống như sách giáo khoa của trẻ.
Chính vì thế mà đồ dùng cần phải đẹp, phong phú, sáng tạo, mới mẻ, đảm bảo
sự an toàn tuyệt đối, dễ sử dụng sẽ thu hút được trẻ trong quá trình hoạt động.
Hiểu được điều này nên tôi đã làm ra những loại đồ dùng, đồ chơi phong phú,
nhiều chủng loại.

Ảnh một số đồ dùng âm nhạc tự làm


7
* Ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động giáo dục âm nhạc
Hiện nay công nghệ thông tin đã và đang được sử dụng rộng rãi trong
trường lớp mầm non. Với đặc điểm của trẻ mầm non là ham thích được tìm tịi,
khám phá, được trải nghiệm và đặc biệt là tư duy trực quan hình ảnh chiếm ưu
thế. Nắm bắt được điểm này, nên tôi đã mạnh dạn tìm tịi ứng dụng cơng nghệ
thơng tin vào giảng dạy, tìm tịi khai thác mạng internet đưa những hình ảnh sinh
động,những bản nhạc, những đoạn phim hấp dẫn, những âm thanh vui lạ vào
trong tiết học sao cho phù hợp với nội dung trong bài hát, thiết kế những trò chơi
âm nhạc với hình ảnh động hấp dẫn như trị chơi “ơ cửa bí mật, ơ màu kì diệu,
hát theo hình ảnh…” với những hình ảnh sinh động này đã thu hút được hứng
thú tích cực của trẻ.

Video minh họa ứng dụng công nghệ thông tin

3. Giải pháp 3: Dạy hoạt động âm nhạc thơng qua hoạt động học có
chủ đích.
3.1. Dạy hoạt động âm nhạc thơng qua hoạt động giáo dục âm nhạc.
Hoạt động học có chủ đích mà cụ thể là hoạt động giáo dục âm nhạc, là
hoạt động chính dạy trẻ các kỹ năng về âm nhạc như hát đúng nhạc, hát rõ lời,
biết vận động theo nhạc, biết thể hiện cảm xúc khi nghe hát. Vậy để các hoạt
động giáo dục âm nhạc có chủ đích đạt kết quả cao tôi đã thực hiện tốt một số
việc như sau:


8
* Công tác chuẩn bị:
Khi xây dựng kế hoạch cho hoạt động giáo dục âm nhạc có chủ đích, tơi
căn cứ vào nội dung trọng tâm của từng hoạt động, tiến hành tìm hiểu khả năng
của trẻ, mức độ hứng thú, khả năng tiếp thu kiến thức, khả năng ca hát, khả năng
vận động theo nhạc, đặc điểm cá nhân của trẻ ra sao. Từ đó xây dựng kế hoạch
tổ chức hoạt động cho phù hợp với đặc điểm nhận thức của trẻ.
Trước khi tổ chức hoạt động, với những hoạt động dạy hát là trọng tâm tôi
đã tập hát mẫu cho chuẩn nhạc. Tôi cũng tập vận động theo nhạc chuẩn xác khi
dạy trẻ hoạt động với nội dung dạy vận động là trọng tâm. Còn với nội dung nghe
hát là trọng tâm thì việc tập hát sao cho chuẩn nhạc tơi ln đặt ra hàng đầu.
Chính vì vậy mà phần làm mẫu của cô trong tất cả các hoạt động dạy
hát, hay dạy vận động, cũng như phần cô hát cho trẻ nghe tôi đều làm rất tốt,
rất chuẩn.

Video cô hát mẫu, vi deo cô vận động mẫu, video cô hát cho trẻ nghe
* Tổ chức dạy trẻ các kỹ năng âm nhạc
Với mỗi loại hoạt động âm nhạc khác nhau tôi đã sử dụng những phương
pháp đặc trưng cùng những hình thức tổ chức linh hoạt để dạy trẻ cho phù hợp.
Ví dụ: Với hoạt động dạy hát là trọng tâm. Sau khi hát mẫu cho trẻ nghe,

đàm thoại với trẻ về nội dung bài hát. Tôi tổ chức cho trẻ hát cùng cơ dưới nhiều
hình thức giúp trẻ thuộc lời bài hát, hát đúng nhạc, hát rõ lời.


9

Vi deo trẻ hát cùng cô, ảnh
Hay với hoạt động dạy vận động theo nhạc là trọng tâm, sau khi vận động
mẫu cho trẻ quan sát, hướng dẫn trẻ chi tiết cách vận động tôi cũng tổ chức dạy
trẻ cách vận động theo nhạc dưới nhiều hình thức khác nhau

Với hoạt động nghe hát là trọng tâm. Tôi cũng đã hát cho trẻ nghe, cho trẻ
nghe hát qua băng đĩa để trẻ có cơ hội được cảm thụ giai điệu của các bài hát và
thể hiện cảm xúc của bản thân khi được nghe các giai điệu đó.


10

Video trẻ đang nghe hát qua băng đĩa và thể hiện cảm xúc của bản thân
3.2. Dạy hoạt động âm nhạc thơng qua hoạt động học khác.
Ngồi hoạt động giáo dục âm nhạc thì trong các hoạt động học khác tơi
thường hay tích hợp nội dung giáo dục âm nhạc vào đó để củng cố một số kỹ
năng về âm nhạc cho trẻ
* Trong hoạt động tạo hình: Khi trẻ thực hiện nhiệm vụ vẽ, nặn, hay xé
dán, tôi thường cho trẻ nghe những bản nhạc nhẹ nhàng phù hợp với chủ đề để
tạo cảm xúc cho trẻ.

Video trẻ hoạt động tạo hình và nghe nhạc
* Hay trong hoạt động làm quen chữ cái, cũng như hoạt động làm quen
với tốn, hay khám phá, phần trị chơi củng cố mang tính chất thi đua, tơi cũng

hay bật nhạc cho trẻ nghe những bài phù hợp để cổ vũ cho các đội.


11

Video trẻ chơi trò chơi
* Hoặc trong hoạt động văn học, để gây hứng thú cho trẻ khi vào bài tôi
cũng hay cho trẻ hát và vận động theo nhạc một bài hát phù hợp với nội dung
câu chuyện, bài thơ đó. Rồi dẫn dắt trẻ vào bài.

Video trẻ hát vận động trước khi vào giờ học
* Hoạt động phát triển vận động
Khi tổ chức cho trẻ hoạt động giờ Phát triển vận động, bao giờ phần khởi
động tôi cũng kết hợp cho trẻ nghe nhạc để khởi động.


12

Video trẻ nghe nhạc khởi động trong giờ thể dục
Hoặc trong phần trọng động ( Bài tập phát triển chung) tôi cũng thường
cho trẻ tập các động tác kết hợp với lời của bài hát.
Với cách lồng ghép như vậy, tơi đã tích hợp dạy hoạt động giáo dục âm
nhạc cho trẻ rất hiệu quả, giúp trẻ củng cố được 1 số kỹ năng âm nhạc như ca
hát, vận động theo nhạc, và nghe hát một cách nhẹ nhàng không gị bó
4. Giải pháp 4. Dạy hoạt động âm nhạc thơng qua các hoạt động khác
trong ngày.
Ngồi các hoạt động học có chủ đích, hoạt động giáo dục âm nhạc cịn
được tơi lồng ghép tích hợp một cách khéo léo, phù hợp vào các hoạt động, các
thời điểm khác trong ngày.
* Hoạt động đón trẻ: Giờ đón trẻ là lúc cần tạo khơng khí vui vẻ, lơi

cuốn trẻ đến trường. Nên tôi đã cho trẻ nghe những bài hát quen thuộc đối với
trẻ để tạo khơng khí vui tươi, thân thiện. Qua đó trẻ được cảm thụ giai điệu
của các bài hát, thể hiện cảm xúc của mình khi nghe bài hát đó một cách tự
nhiên nhất.


13

Video trẻ múa khi nghe hát trong giờ đón trẻ
* Hoạt động vui chơi
Khi cho trẻ chơi trong góc nghệ thuật tôi cho trẻ thỏa sức sử dụng các loại
nhạc cụ khác nhau để vận động theo nhạc các bài hát trẻ đã biết.

Ảnh trẻ chọn dụng cụ vận động ở góc âm nhạc


14
* Trước khi đi ngủ: Trước khi cho trẻ ngủ tôi đã cho trẻ nghe những bài
hát ru nhẹ nhàng giúp trẻ nhanh đi vào giấc ngủ hơn. Chỉ cần nghe hai hoặc ba
bài là trẻ khơng cịn mất trật tự hay khó ngủ.

Video trẻ nghe hát ru trước khi ngủ
* Hoạt động chiều: Qua hoạt động văn nghệ cuối tuần chiều của ngày thứ
6 tôi tổ chức cho trẻ hoạt động âm nhạc nhẹ nhàng, cho trẻ biểu diễn lại các bài
hát mà trẻ đã học nhằm giúp trẻ củng cố thêm về kỹ năng âm nhạc. Tôi kết hợp
sửa cho trẻ từng động tác khi thấy trẻ làm chưa đẹp.

Video trẻ vận động theo nhạc



15
III. Kết quả thực hiện:
1. Khả năng áp dụng của giải pháp:
Đây là những giải pháp mà tôi đã áp dụng thành công tại lớp mẫu giáo 5-6
tuổi A1 trường Mầm non Hồng An– Hiệp Hịa – Bắc giang. Giải pháp này rất
dễ áp dụng nên đã được nhân rộng trong phạm vi tồn trường. Nó có khả năng
áp dụng rộng hơn trong phạm vi toàn huyện.
2. Hiệu quả lợi ích thu được do áp dụng giải pháp:
a. Đối với bản thân
Tơi đã nhận thức sâu sắc vị trí và vai trò của người giáo viên mầm non
trong giai đoạn hiện nay. Nắm chắc nội dung, chương trình chăm sóc giáo dục
trẻ và phương pháp dạy các hoạt động trong chương trình giáo dục mầm non
hiện nay, đặc biệt là hoạt động giáo dục âm nhạc theo hướng đổi mới hình thức
tổ chức.
Biết cách làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo, biết cách xây dựng môi trường học
tập phù hợp với độ tuổi và theo từng chủ đề, từng chuyên đề trọng tâm.
Bản thân khơng cịn ngại dạy hoạt động giáo dục âm nhạc, mà mỗi khi thực
hiện tiết học lại đem đến cho tôi những xúc cảm và niềm vui mới mẻ.
b. Đối với học sinh: Sau một năm áp dụng giải pháp tôi đã thu được kết
quả như sau:
STT

1
2
3
4

Nội dung Khảo sát
Trẻ hứng thú tham gia
vào các hoạt động giáo

dục âm nhạc
Trẻ hát đúng nhạc, hát
rõ lời.
Trẻ biết vận động theo
nhạc
Trẻ biết thể hiện cảm
xúc khi nghe hát
IV. Kết luận:

Số trẻ đạt
đầu năm
TS
%

Số trẻ đạt
cuối năm
TS
%

Đánh giá

19/30

63,3

30/30

100

Tăng 36,7%


18/30

60

28/30

93,3

Tăng 33,3%

16/30

53,3

27/30

90

Tăng 36,7%

15/30

50

27/30

90

Tăng 40%



16
1. Kết luận chung
Qua việc nghiên cứu và thực hiện đề tài tôi nhận thấy việc dạy tốt hoạt
động giáo dục âm nhạc cho trẻ mẫu giáo là rất quan trọng. Khi áp dụng các biện
pháp trên tôi nhận thấy trẻ hứng thú và thể hiện các tác phẩm âm nhạc rất có
hồn, trẻ hát đúng nhạc, múa đúng kỹ năng động tác, mà đặc biệt là các tiết mục
tổng hợp trẻ thể hiện rất sôi động và thành công.
Bản thân tơi cũng trưởng thành hơn, có thêm nhiều kinh nghiệm, gặt hái
được nhiều thành tích. Do vậy, người giáo viên phải xác định rõ ràng nhiệm vụ
của mình để từ đó khơng ngừng nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ và
trình độ chính trị cho bản thân. Đồng thời phải chú trọng làm tốt cơng tác chăm
sóc ni dưỡng và giáo dục trẻ nhằm hình thành cho trẻ những kỹ năng, kỹ xảo
trong các hoạt động hàng ngày, nhằm đáp ứng nhu cầu của trẻ.
2. Bài học kinh nghiệm
Thông qua việc nghiên cứu và áp dụng giải pháp vào công tác giảng dạy
bản thân tôi rút ra được một số kinh nghiệm sau:
Là giáo viên mầm non những người ươm mầm xanh tương lai tạo dựng
thế hệ cho mai sau, để giúp trẻ có kỹ năng âm nhạc tốt thì cơ giáo mầm non cần:
- Đầu tư nghiên cứu để chọn ra những bài hát hay phù hợp lứa tuổi với
từng chủ đề.
- Ln có ý thức học hỏi rèn luỵên kỹ năng âm nhạc của bản thân, để
truyền đạt đến trẻ những bài hát đúng, hay.
- Trước khi dạy trẻ hát một bài hát nào đó, cơ giáo nên tự đánh đàn, tìm
hiểu những đoạn nhạc khó, những lời ca mà trẻ có thể bị sai, để tìm ra những
hình thức dạy trẻ cho phù hợp, các trò chơi kết hợp để sửa sai cho trẻ cho hợp lý.
- Luôn kết hợp linh hoạt sáng tạo các đồ dùng dạy học cho tiết học thêm
lôi cuốn, hấp dẫn.
- Người giáo viên cũng phải có lịng nhiệt tình, say xưa với công việc,

không ngừng học tập nâng cao kiến thức, gần gũi thương yêu trẻ, nắm vững kiến
thức kỹ năng cần hình thành cho trẻ, am hiểu tâm lý lứa tuổi trẻ, tích cực cho trẻ


17
hoạt động, luôn đổi mới phương pháp sáng tạo trong mọi hoạt động, biết cách
xây dựng môi trường học tập và cho trẻ và thực hiện tốt công tác tuyên truyền.
Hoàng An, tháng 10 năm 2020
XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG

NGƯỜI LÀM GIẢI PHÁP

Ng
uyễn Thị Lan



×