Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Vận dụng bài học về xây dựng hợp tác xã XHCN ở miền bắc giai đoạn (1960 1965), vào công cuộc xây dựng nông thôn mới ở địa phương em

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (681.34 KB, 13 trang )

BÀI TIỂU LUẬN
MÔN ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Đề tài:
Vận dụng bài học về xây dựng hợp tác xã XHCN ở miền Bắc giai đoạn
(1960 - 1965), vào công cuộc xây dựng nông thôn mới ở địa phương em

1


MỤC LỤC
MỤC LỤC............................................................................................................03
MỞ ĐẦU..............................................................................................................04
Phần I. Tóm tắt nội dung về xây dựng hợp tác xã XHCN ở miền Bắc giai đoạn
( 1960-1965)..........................................................................................................05
1. Khái niệm và đặc điểm hợp tác xã.................................................................05
2.Bối cảnh trong giai đoạn 1960-1965................................................................06
3. Thành tựu đạt được........................................................................................06
4. Hạn chế và khó khăn.......................................................................................09
5. Ý nghĩa.............................................................................................................10
Phần II. Vận dụng bài học về xây dựng hợp tác xã XHCN ở miền Bắc giai
đoạn (1960-1965) , vào công cuộc xây dựng nông thôn mới ở địa phương em
1. Giới thiệu khái quát........................................................................................11
2. Kế hoạch và những thành tựu........................................................................11
3. Khó khăn..........................................................................................................13
4. Giải pháp..........................................................................................................13
KẾT LUẬN..........................................................................................................14

2



MỞ ĐẦU
Việt nam là một nước nông nghiệp, dân cư phần lớn là nông dân. Trong
công cuộc đổi mới hiện nay, Đảng và Nhà nước ta luôn coi nông nghiệp là một
lĩnh vực quan trọng hàng đầu. Có phát triển mạnh mẽ nơng nghiệp mới đẩy mạnh
được cơng nghiệp hố - hiện đại hố đất nước. Để phát triển nơng nghiệp phải
từng bước đưa nông nghiệp lên sản xuất lớn dưới các hình thức trang trại, hợp tác
xã. Hợp tác xã là một loại hình tổ chức kinh tế tồn tại và phát triển ở nhiều quốc
gia, có vị trí và vai trò quan trọng . Cùng với sự phát triển của các ngành kinh tế
khác, nông nghiệp miền Bắc, đặc biệt là hợp tác xã nông nghiệp thời kỳ này chiếm
một vị trí đặc biệt. Hợp tác xã vừa hoạt động theo định hướng xã hội chủ nghĩa
nhằm xây dựng đời sống ấm no, hạnh phúc cho người nông dân, vừa góp phần làm
trịn vai trị hậu phương lớn, cung cấp sức người, sức của ngày một lớn cho tiền
tuyến miền Nam trong thời kì kháng chiến.Nhận thức được vai trị, vị trí của hợp
tác xã nơng nghiệp trong quá trình cải tạo nền kinh tế miền Bắc lúc bấy giờ, Trung
ương Đảng đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách nhằm đẩy mạnh q trình hợp
tác hóa nơng nghiệp, đưa người nông dân từ sản xuất nhỏ lẻ, sang nền sản xuất
tập trung, quy mô lớn, của chủ nghĩa xã hội. Vì vậy nhóm e tìm hiểu đề tài:"Vận
dụng bài học về xây dựng hợp tác xã xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở miền Bắc giai
đoạn (1960-1965), vào công cuộc xây dựng nông thôn mới ở địa phương em"

3


PHẦN I
TÓM TẮT NỘI DUNG XÂY DỰNG HỢP TÁC XÃ XHCN Ở MIỀN BẮC
GIAI ĐOẠN (1960 - 1965)
1. Khái niệm và đặc điểm của hợp tác xã.
Hợp tác xã là một tổ chức kinh tế được thành lập một cách hợp pháp, đồng
sở hữu,có tư cách pháp nhân, được thành lập dựa trên cơ sở nguyện vọng và nhu
cầu chung của các thành viên và do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập,

tương trợ lẫn nhau, tạo điều kiện về việc làm, và phối hợp trong hoạt động sản xuất
kinh doanh. Hợp tác xã được xác định là hình thức thể hiện của thành phần kinh tế
tập thể, hoạt động trên cơ sở tự chủ, có tính chất tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và
dân chủ trong quản lý cơ cấu và hoạt động của hợp tác xã. ( Khoản 1 Điều 3 Luật
hợp tác xã năm 2012)
Xét về góc độ kinh tế, hợp tác xã là một tổ chức kinh tế mang tính xã hội.
Tính xã hội của hợp tác xã thể hiện ở một số điểm sau:
Nguyên tắc phân chia lợi nhuận: Một phần lợi nhuận trong hợp tác xã dùng để trích
lập các quỹ, được phân chia cho việc đáp ứng nhu cầu giáo dục, huấn luyện, thông
tin cho xã viên, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa – xã hội chung của cộng đồng
dân cư địa phương … Một phần lợi nhuận khác cần được phân phối lại cho xã viên
theo mức độ sử dụng dịch vụ. Do vậy mà kể cả những thành viên góp vốn ít nhưng
vẫn có cơ hội được nhiều lợi nhuận hơn người góp nhiều.
Tổ chức quản lí: thành viên hợp tác xã có quyền biểu quyết ngang nhau.
Hợp tác xã được thành lập để tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
nhằm tạo việc làm cho các thành viên, thúc đẩy sự phát triển và góp phần hạn chế
thất nghiệp trong xã hội.
Hợp tác xã có số lượng thành viên tối thiểu là 7 thành viên. Thành viên tham
gia hợp tác xã có thể là cá nhân, hộ gia đình nhưng cũng có thể là pháp nhân khi
đáp ứng được các điều kiện được quy định trong Điều 13 Luật hợp tác xã năm
2012, và Điều 3, 4 Nghị định 193/2013/NĐ-CP.
Hợp tác xã có tư cách pháp nhân, hoạt động trên cơ chế tự chủ, tự chịu trách
nhiệm về hoạt động của mình trên nguyên tắc dân chủ và bình đẳng.
Các thành viên của hợp tác xã tự nguyện tham gia và cùng nhau làm việc,
hợp tác tương trợ trong hoạt động sản xuất kinh doanh và cùng sử dụng sản phẩm,
4


dịch vụ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo hợp đồng dịch vụ, được hưởng lợi
nhuận và phân phối thu nhập từ hoạt động kinh doanh của hợp tác xã theo nguyên

tắc quy định trong điều lệ của hợp tác xã và Luật hợp tác xã.
2. Bối cảnh trong giai đoạn 1960-1965.
Mùa thu năm 1960 (từ 05-12/09/1960), tại Đại Hội Đại biểu toàn quốc lần
thứ III của Đảng tại Thủ đô Hà Nội, chủ tịch HCM khẳng định: “ Đại hội lần này là
Đại hội xây dựng CNXH (Chủ nghĩa xã hội) ở miền Bắc và đấu tranh hịa bình
thống nhất nước nhà .”
Giữa lúc cách mạng XHCN ở miền Bắc giành thắng lợi lớn trong cải tạo và phát
triển kinh tế .
Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Miền Nam có bước tiến nhảy vọt từ “
Đồng Khởi”.
=> Miền Bắc thực hiện Cách mạng XHCN.
Miền Bắc thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất ( 1961-1965) với phương
hướng nhiệm vụ như sau:
- Ra sức phát triển công nông nghiệp.
- Đẩy mạnh cải tạo XHCN.
- Củng cố tăng cường thành phần kinh tế quốc doanh.
- Cải thiện đời sống nhân dân.
- Củng cố quốc phòng.
3. Thành tựu đạt được.
Đã cho chúng ta nhận ra được : số hợp tác xã yếu Từ năm 1961- 1965,
phong trào kinh tế hợp tác, hợp tác xã tiếp tục được đẩy mạnh. Cùng với việc thực
hiện cuộc vận động cải tiến quản lý, xây dựng các hợp tác xã bậc cao với quy mô
được mở rộng trong lĩnh vực nông nghiệp, hàng ngàn hợp tác xã trong các lĩnh vực
phi nông nghiệp được thành lập, thu hút hàng triệu quần chúng nhân dân tham gia.
Có 17.562 hợp tác xã nông nghiệp bậc cao .
Hợp tác xã nông nghiệp đã thu hút 90,3% số hộ nông dân miền bắc tham gia hợp
tác xã, trong đó có 80% số hộ tham gia các hợp tác xã bậc cao .

5



Các hợp tác xã tín dụng cũng được phát triển mạnh ở khắp các vùng, các miền trên
miền Bắc. Với gần 2.500 cơ sở, hoạt động của các hợp tác xã tín dụng đã tạo điều
kiện hỗ trợ nơng dân về vốn; góp phần hạn chế, xóa bỏ dần nạn cho vay nặng lãi.
Về mặt công nghiệp :

Được ưu tiên xây dựng, vốn đầu tư chiếm 48%, trong đó cơng nghiệp nặng chiếm
80% .
Giá trị sản lượng công nghiệp nặng năm 1965 tăng 3 lần so với 1960.
Công nghiệp quốc doanh chiếm tỷ trọng 93% tổng giá trị sản lượng cơng nghiệp
miền Bắc, giữ vai trị chủ đạo.
Cơng nghiệp nhẹ, tiểu thủ công đã giải quyết được 80% hàng tiêu dùng.
Về mặt nông nghiệp :
6


Hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh xuống đồng cùng bà con xã
Đại bộ phận nông dân tham gia hợp tác xã nông nghiệp.
Các hợp tác xã bậc cao ra đời, áp dụng khoa học – kỹ thuật.
Hệ thống thủy nông phát triển.
Nhiểu hợp tác xã vượt năng suất 5 tấn thóc/ha.

Về mặt thương nghiệp :
Thương nghiệp qc doanh được được ưu tiên phát triển, góp phần phát triển kinh
tế.
Củng cố quan hệ sản xuất mới, ổn định và cải thiện đời sống nhân dân.
Về mặt giao thông :
7



Đường bộ, đường sắt, đường liên tỉnh, đường sông,đường hàng không được củng
cố.
Việc đi lại trong nước và giao thông quốc tế thuận lợi.
Về mặt giáo dục – y tế :
Giáo dục từ phổ thông đến đại học phát triển nhanh.
Xây dựng 6.000 cơ sở y tế, xóa bỏ nhiều dịch bệnh.
Ngồi ra hợp tác xã cịn có nghĩa vụ hậu phương trong việc vhi viện cho
miền Nam vũ khí, đạn dược, thuốc men. Nhiều đơn vị vũ trang, cán bộ quân sự, y
tế giáo dục, bộ đội đưa vào nam chiến đấu và xây dựng vùng giải phóng.
4. Hạn chế và khó khăn.
8


Kế hoạch 5 năm đã vấp phải 1 số sai lầm khuyết điểm chủ yếu do tư tưởng
chủ quan nóng vội, giáo điều thể hiện rõ nhất qua việc đề ra phương châm tiến
nhanh , tiến mạnh, tiến vững chắc lên CNXH , đề ra các mục tiêu n, chỉ tiêu q
cao , khơng tính đến khả năng thực hiện và điều kiện cụ thể của đất nước lúc bấy
giờ.
Trong lúc đang thực hiện kế hoạch :
+Ngày 7/02/1965 : Mỹ gây chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất, miền Bắc
chuyển hướng xây dựng và phát triển kinh tế cho phù hợp với điều kiện chiến
tranh.
+Ngày 05/08/1964 Mỹ mở Chiến dịch Mũi tên xuyên bắn phá Miền Bắc sau khi
dựng lên Sự kiện Vịnh Bắc Bộ.
Từ đây Miền Bắc phải chuyển hướng xây dựng và phát triển và không thể tiếp tục
thực hiện những nhiệm vụ của KH nhà nước 5 năm (1961-1965).
5. Ý Nghĩa
Cùng với những đóng góp về kinh tế, phong trào hợp tác xã cịn có vai trò
quan trọng về mặt xã hội, như giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động, hỗ trợ
các hộ xã viên phát triển sản xuất, ổn định và cải thiện đời sống. Các hợp tác xã

còn chú trọng giáo dục tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, nâng cao giác
ngộ chính trị cho đơng đảo quần chúng lao động. Đồng thời còn là nơi đào tạo đội
ngũ cán bộ có kinh nghiệm thực tiễn để bổ sung cán bộ cho địa phương.
Trong giai đoạn này các hợp tác xã cịn có vai trị quan trọng trong việc xây dựng
lối sống mới, có văn hóa ở nơng thơn thông qua việc tổ chức các dịch vụ phục vụ
các nhu cầu xã hội như tang lễ, hiếu hỷ, giữ trẻ,…
Tuy có nhiều mặt hạn chế và khuyết điểm . Nhưng ta cũng thấy rằng kế hoạch Nhà
nước 5 năm (1961-1965) cũng đã đưa “miền Bắc nước ta tiến những bước dài
chưa từng thấy, đất nước xã hội con người đều đổi mới .”

9


PHẦN II:
VÂN DỤNG BÀI HỌC VỀ XÂY DỰNG HỢP TÁC XÃ XHCN Ở MIỀN BẮC
GIAI ĐOẠN (1960-1965),VÀO CÔNG CUỘC XÂY DỰNG NƠNG THƠN
MỚI Ở ĐỊA PHƯƠNG EM
Do nhóm có 10 thành viên , ở mỗi nơi khác nhau nên nhóm 10 chúng em đã
quyết định chọn Thành phố Hà Nội là nơi để cả nhóm cùng tìm hiểu. Cụ thể là Hợp
tác xã nông nghiệp Hương Ngải Huyện Thạch Thất.
1. Giới thiệu khái quát.
Với phương châm không ỷ lại vào sự đầu tư của Nhà nước, Hương Ngải đã
tìm giải pháp vượt qua khó khăn bằng cách huy động sức dân. Thông qua các buổi
họp, xã đã phát động nhân dân đầu tư kinh phí xây dựng, nâng cấp, chỉnh trang nhà
cửa, cơng trình phụ, nước sạch, sửa chữa cầu cống, thu gom rác thải,...Nhờ làm tốt
công tác tuyên truyền, vận động nên đã nhận được sự quan tâm, ủng hộ của nhiều
doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân, có nhiều hộ đóng góp hàng trăm, chục triệu
đồng.
2. Kế hoạch và những thành tựu.
Những kế hoạch phục vụ đời sống nhân dân được dân bàn thực hiện như: thu

gom vận chuyển rác thải trong ngày 100%, nhân dân tự nguyện bàn, góp phần giải
quyết việc làm, hỗ trợ xóa đói giảm nghèo (những hộ nghèo, khó khăn cùng tham
gia thu gom vận chuyển rác thải để tăng thu nhập).
Giao thông: nông thôn được quan tâm, hạ tầng hệ thống điện, trường học, trạm y
tế, các cơng trình văn hóa... được đầu tư. Nổi bật nhất là hạ tầng kinh tế - xã hội:
100% đường giao thông của xã đã được mở rộng và bê tơng hóa, đảm bảo cho
người dân đi lại dễ dàng, thuận tiện. Nhà văn hoá, các cơng trình cơng cộng và các
khu dân cư được quy hoạch và đầu tư khang trang. 100% kênh mương đã được
kiên cố hóa đảm bảo đủ nước tưới tiêu cho sản xuất.
Cuối năm 2011, đầu năm 2012, huyện Thạch Thất đã quan tâm đầu tư xây dựng
nhà lạnh bảo quản giống cây trồng, đầu tư mua sắm máy móc nơng nghiệp và áp
dụng đưa cơ giới hóa đồng bộ vào sản xuất đã phục vụ làm đất cho trên 80% diện
tích tồn xã, hỗ trợ các khâu dịch vụ, một phần giống, phân bón mỗi năm hàng
trăm triệu đồng, giảm chi phí sản xuất, nâng c ao hiệu quả, thu nhập cho nông dân
trong sản xuất nông nghiệp.

10


Các hộ đã mạnh dạn đầu tư giống, vật nuôi với quy mô lớn hơn đi đôi với tiến bộ
kỹ thuật đã đem lại hiệu quả kinh tế ổn định, một hecta cho thu nhập 150-250 triệu
đồng sau khi trừ chi phí đầu tư, đồng thời giải quyết được rất nhiều lao động nơng
nghiệp có việc làm ổn định.
Năm 2016, Hợp tác xã Nông nghiệp Hương Ngải thực hiện chuyển đổi theo
Luật Hợp tác xã năm 2012. Từ đó, liên kết các hộ dân hình thành vùng sản xuất rau
an tồn, khoai tây giống, khoai tây thương phẩm... quy mơ 10ha theo phương pháp
luân canh: Vụ xuân trồng khoai tây giống thương phẩm; vụ đông và vụ mùa trồng
rau an toàn, hiệu quả kinh tế đạt khoảng 300 triệu đồng/ha/năm. Đặc biệt, hơn 50%
sản lượng đã được tiêu thụ theo đơn đặt hàng của siêu thị, nhà hàng, bếp ăn tập
thể…


(Mơ hình trồng khoai tây giống Hà Lan và Đức mang lại hiệu quả kinh tế cao cho
người dân xã Hương Ngải)
Xác định hợp tác xã là nhân tố chủ lực trong thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây
trồng, vật nuôi, đẩy mạnh tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, UBND huyện Thạch Thất
đã chỉ đạo các xã củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của
các hợp tác xã nông nghiệp theo Luật Hợp tác xã năm 2012.
Trong năm 2018, Hợp tác xã nông nghiệp đã thực hiện tốt và đúng luật được
cụ thể hóa bằng Đề án 7 khâu dịch vụ đạt hiệu quả. Bên cạnh đó HTX nơng nghiệp
phát huy có hiệu quả các mơ hình chuyển đổi, sản xuất rau an tồn theo hướng
11


VIETGAP, rau hữu cơ, bảo đảm giữ gìn thương hiệu và các sản phẩm nông nghiệp
từng bước mở rộng mô hình mới.
3. Khó khăn.
Hợp tác xã ứng dụng cơng nghệ cao chưa nhiều, chất lượng cây giống, con
giống chưa cao, phần trăm sản phẩm vẫn chưa đáp ứng được nhiều nhu cầu thị
trường, sức cạnh tranh còn yếut. Hợp tác xã thực hiện bao tiêu nơng sản cho nhân
dân cịn ít. Dịch vụ bảo quản, chế biến chưa được đẩy mạnh.
4. Giải pháp.
Triển khai mạnh mẽ hỗ trợ các đơn vị thông qua tư vấn, tiếp cận vay vốn các
tổ chức tín dụng, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối cung – cầu và
tiêu thụ nông sản, thực hiện cơ cấu lại kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ, góp phần nâng
cao năng lực quản trị của Hợp tác xã.
Mặc dù Chính phủ rất quyết liệt trong triển khai thực hiện các biện pháp cấp
bách hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng do dịch Covid-19, song thực tế trong các chính
sách đợt này, các bộ, ngành chưa chú ý nhiều đến khu vực kinh tế tập thể, HTX.
Vì vậy, đến thời điểm này HTX ít tiếp cận được các chính sách hỗ trợ, cụ thể
ở đây là chính sách tín dụng, giãn, giảm thuế, phí. Đề nghị các tổ chức tín dụng

cho phép kéo dài thời hạn cho vay, giãn kỳ hạn trả nợ, giảm lãi suất tiền vay; giảm
các loại phí liên quan đến khoản vay, thanh toán và các giao dịch khác. HTX
Hương Ngải sẽ tiếp tục huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong việc
lãnh đạo, chỉ đạo và tuyên truyền nâng cao nhận thức cho nhân dân, phát huy tối đa
sức dân trong việc nâng cao chất lượng các tiêu chí; tiếp tục thực hiện tốt việc liên
kết sản xuất giữa người nông dân và doanh nghiệp; tập trung xây dựng và nhân
rộng các mơ hình phát triển kinh tế điển hình phù hợp với thế mạnh của địa
phương; tập trung khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn phục vụ nhiệm vụ
phát triển kinh tế - xã hội.

KẾT LUẬN
12


Hợp tác xã khơng chỉ là một mơ hình tổ chức mà còn là một tư tưởng, một thực
tiễn sinh động đã ra đời và phát triển gần 200 năm trên thế giới nói chung và 75
năm ở việt nam nói riêng (1946 - 2021). Vì vậy tìm hiểu về quá trình xây dựng và
phát triển hợp tác xã ở Việt Nam là rất cần thiết. hợp tác xã là một loại hình tổ chức
có mục đích và cơ cấu hoạt động đặc biệt, với những kiến thức còn hạn chế và việc
tìm hiểu chưa đủ sâu, nên mặc dù đã rất cố gắng việc tìm hiểu đề tài này cũng cịn
nhiều thiếu sót. Nhóm em xin chân thành cảm ơn cơ Triệu Thị Trinh đã hướng dẫn
và góp ý cho nhóm em hồn thành việc tìm hiểu đề tài này. Mong cơ và các bạn
góp ý thêm cho nhóm để bài được hoàn thiện tốt hơn.

13



×