Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

VẬN DỤNG bài học về sức MẠNH đoàn kết TOÀN dân QUA THẮNG lợi của HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC dân PHÁP và đế QUỐC mỹ (1945 1975) dưới sự LÃNH đạo của ĐẢNG vào CÔNG tác PHÒNG CHỐNG COVID 19 HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.38 KB, 28 trang )

ĐỀ TÀI : VẬN DỤNG BÀI HỌC VỀ SỨC MẠNH ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN
QUA THẮNG LỢI CỦA HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN
PHÁP VÀ ĐẾ QUỐC MỸ (1945-1975) DƯỚI SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG
VÀO CƠNG TÁC PHỊNG CHỐNG COVID-19 HIỆN NAY.
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1946)
1.

Hoàn cảnh nước ta trong khoảng 1945 trở đi có những thuận lợi như là:

Sau cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra
đời, đứng đầu là chủ tịch HCM lãnh đạo. Đảng và nhân dân Việt Nam có bộ
máy chính quyền nhà nước làm cộng cụ để xây dựng và bảo vệ đất nước
– Nhân dân Việt Nam có truyền thống yêu nước và truyền thống cách mạng -> nên
có quyết tâm bảo vệ chế độ mới.
– Hệ thống xã hội chủ nghĩa hình thành, phong trào giải phóng dân tộc dâng cao ở
các nước thuộc địa và phụ thuộc, phong trào đấu tranh vì hồ bình, dân chủ phát
triển ở nhiều nước tư bản chủ nghĩa.
Tuy nhiên vẫn cịn những hạn chế, khó khăn sau
Giặc ngoại xâm và nội phản bao gồm :
Từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc 20 vạn quân Trung Hoa dân quốc, Việt Nam Quốc dân
Đảng (Việt Quốc), Việt Nam cách mạng đồng minh hội (Việt Cách) với âm mưu lật
đổ chính quyền cách mạng cịn non trẻ của nhân dân Việt Nam.
Từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam có hơn 1 vạn quân Anh kéo vào, tạo điều kiện cho
Pháp trở lại xâm lược Việt Nam
– Về chính trị:


+ Chính quyền cách mạng cịn non trẻ, chưa được củng cố, chưa có kinh nghiệm
giữ chính quyền.
+ Cách mạng Việt Nam ở trong tình thế bị bao vây, cơ lập vì chưa được nước nào
cơng nhận và đặt quan hệ ngoại giao.


– Về kinh tế:
+ Nạn đói cuối năm 1944 đầu năm 1945 chưa được khắc phục cùng với đó là nạn
lụt lớn, tiếp theo đó là hạn hán kéo dài làm cho hơn một nửa diện tích ruộng đất
không thể cày cấy được.
+ Ngân sách Nhà nước hầu như trống rỗng, Chính quyền cách mạng chưa quản lí
được ngân hàng Đơng Dương.
– Về văn hố, xã hội:
+ hơn 90% dân số bị mù chữ.
+ Các tệ nạn xã hội cũ như mê tín dị đoan, rượu chè, cờ bạc, nghiện hút ngày đêm
hoành hành.
– Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hồ đứng trước tình thế hiểm nghèo. Vận mệnh
dân tộc như “ngàn cân treo sợi tóc”.
2. Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của Đảng(1945-

1954)
Tình hình khó khăn đặt ra trước mắt của Đảng và nhân dân ta những nhiệm vụ vô
cùng nặng nề và cấp bách. Chúng ta vừa phải xây dựng và củng cố chính quyền
cách mạng ở các cấp, vừa phải khơi phục kinh tế, giải quyết nạn đói, nạn thất học,


vừa phải đấu tranh với các thế lực thù địch để bảo vệ chính quyền cách mạng và
khẳng định vị thế của nước Việt Nam dân chủ cộng hồ.


Ngày 25/11/1945 Ban chấp hành trung ương Đảng ra chỉ thị “Kháng
chiến kiến quốc” vạch ra con đường đi lên cho cách mạng Việt Nam
trong giai đoạn mới.

+ Về chỉ đạo chiến lược: Đảng xác định mục tiêu của cách mạng Việt Nam lúc này
vẫn là dân tộc giải phóng, khẩu hiệu lúc này là "Dân tộc trên hết, Tổ quốc trên hết",

nhưng không phải là giành độc lập mà là giữ vững độc lập.
+ Về xác định kẻ thù: Phân tích các âm mưu của đế quốc với Đông Dương, BCH
trung ương nêu rõ: Kẻ thù chính là thực dân Pháp vì vậy phải lập mặt trận dân tộc
thơng nhất chống thực dân Pháp xâm lược; mở rộng mặt trận Việt-Minh thu hút
mọi tầng lớp nhân dân, kiên quyết giành độc lập tự do - hạnh phúc dân tộc.
+ Về phương hướng nhiệm vụ:
1.
2.
3.
4.

Củng cố chính quyền cách mạng.
Chống thực dân Pháp xâm lược.
Bài trừ nội phản.
Cải thiện đời sống nhân dân.

Những biện pháp thực hiện:


Xức tiến bầu cử Quốc hội, thành lập chính phủ chính thức, lập Hiến



pháp.
Củng cố chính quyền nhân dân, động viên lực lượng toàn dân, kiên trì



kháng chiến lâu dài.
Ngun tắc thêm bạn bớt thù, thực hiện khẩu hiệu “Việt – Hoa thân

thiện” và “Độc lập về chính trị, nhân nhượng về kinh tế” đối với Pháp.

Kết luận : Những chủ trương trên đây của Ban chấp hành trung ương Đảng được
nêu trong bản chỉthị "Kháng chiến kiến quốc" ra ngày 25/11/1945 đã giải quyết kịp
thời những vấn đề quan trọng về chỉ đạo chiến lược và sách lược cách mạng trong


tình thế mới vơ cùng phức tạp và khó khăn của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà
vừa mới khai sinh. Kháng chiến và kiến quốc là tư tưởng chiến lược của Đảng, của
Chủ tịch Hồ Chí Minh nhằm phát huy sức mạnh đoàn kết dân tộc, quyết tâm đẩy
mạnh kháng chiến chống thực dân Pháp, bảo vệ và xây dựng chế độ mới.
3. Kết quả và ý nghĩa lịch sử :

A.Kết quả:
-

Đã đập tan xiềng xích nơ lệ của thực dân Pháp trong gần một thế kỷ, lật đổ chế

-

độ quân chủ mấy nghìn năm và ách thống trị của phát xít Nhật.
Lập nên nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, nhà nước dân chủ nhân dân đầu

-

tiên ở Đông Nam Á.
Đánh dấu bước nhảy phát triển nhảy vọt trong lịch sử dân tộc Việt Nam, đưa
dân tộc ta bước vào một kỷ nguyên mới : Kỷ nguyên độc lập tự do và chủ nghĩa
xã hội.
B. Ý nghĩa lịch sử:


-

Đối với nước ta: việc đề ra và thực hiện thắng lợi đường lối kháng chiến, xây
dựng chế độ dân chủ nhân dân đã làm thất bại cuộc chiến tranh xâm lược của
thực dân Pháp được đế quốc Mỹ giúp sức ở mức độ cao, buộc chúng phải công
nhận độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của các nước Đông Dương; làm thất
bại âm mưu mở rộng và kéo dài chiến tranh của đế quốc Mỹ, kết thúc chiến
tranh, lập lại hịa bình ở Đơng Dương; giải phóng hồn toàn miền Bắc, tạo điều
kiện để miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội làm căn cứ địa, hậu thuẫn cho cuộc
đấu tranh ở miền Nam; tăng thêm niềm tự hào dân tộc cho nhân dân ta và nâng
cao uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.


-

Đối với quốc tế: thắng lợi đó đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc
trên thế giới; mở rộng địa bàn, tăng thêm lực lượng cho chủ nghĩa xã hội và
cách mạng thế giới; cùng với nhân dân Lào và Campuchia đập tan ách thống trị
của chủ nghĩa thực dân ở ba nước Đông Dương, mở ra sự sụp đổ của chủ nghĩa
thực dân cũ trên thế giới, trước hết là hệ thống thuộc địa của thực dân Pháp.
Đánh giá về ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm

lược, Hồ Chí Minh nói: “Lần đầu tiên trong lịch sử, một nước thuộc địa nhỏ yếu đã
đánh thắng một nước thực dân hùng mạnh. Đó là một thắng lợi vẻ vang của nhân
dân Việt Nam, đồng thời cũng là một thắng lợi của các lực lượng hịa bình, dân chủ
và xã hội chủ nghĩa trên thế giới”.
I.

Cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ (1964-1975)


1. Giai đoạn 1954-1964
A. Bối cảnh lịch sử của cách mạng Việt Nam sau tháng 7/1954
Sau Hiệp định Giơnevơ, cách mạng Việt Nam vừa có những thuận lợi mới, vừa
đứng trước nhiều khó khăn, phức tạp.
- Thuận lợi: Hệ thống xã hội chủ nghĩa tiếp tục lớn mạnh cả về kinh tế, quân sự,
khoa học - kỹ thuật, nhất là của Liên Xơ; phong trào giải phóng dân tộc tiếp tục
phát triển ở Châu Á, Châu Phi và khu vực Mỹ La Tinh, phong trào hồ bình dân
chủ lên cao ở các nước tư bản; miền Bắc hoàn toàn được giải phóng, làm căn cứ
địa chung cho cả nước; thế và lực của cách mạng đã lớn mạnh hơn sau chín năm
kháng chiến; có ý chí độc lập thống nhất Tổ quốc của nhân dân từ Bắc chí Nam.
- Khó khăn: Đế quốc Mỹ có tiềm lực kinh tế, quân sự hùng mạnh, âm mưu làm bá
chủ thế giới với các chiến lược toàn cầu phản cách mạng; thế giới bước vào thời kỳ
chiến tranh lạnh, chạy đua vũ trang giữa hai phe xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ
nghĩa; xuất hiện sự bất đồng trong hệ thống xã hội chủ nghĩa, nhất là giữa Liên Xô


và Trung Quốc; đất nước ta bị chia làm hai miền, kinh tế miền Bắc nghèo nàn, lạc
hậu, miền Nam trở thành thuộc địa kiểu mới của Mỹ và đế quốc Mỹ trở thành kẻ
thù trực tiếp của nhân dân ta.
Đảng lãnh đạo đồng thời hai chiến lược cách mạng ở hai miền khác nhau là đặc
điểm lớn nhất của cách mạng Việt Nam sau tháng 7/1954. Đặc điểm bao trùm và
các thuận lợi khó khăn nêu trên là cơ sở để Đảng ta phân tích, hoạch định đường
lối chiến lược chung cho cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới.
b. Đường lối kháng chiến của nước ta giai đoạn 1
- Tháng 9/1954 bộ chính trị ra nghị quyết về tình hình mới, nhiệm vụ mới và chính
sách mới của Đảng. Nghị quyết đã chỉ ra những đặc điểm chủ yếu của tình hình
trong lúc cách mạng Việt Nam bước vào một giai đoạn mới là: từ chiến tranh
chuyển sang hồ bình; nước nhà tạm chia làm hai miền; từ nông thôn chuyển vào
thành thị; từ phân tán chuyển đến tập trung.

- Tại HNTƯ lần thứ bảy (3/1955) và lần thứ tám (8/1955) trung ương Đảng nhận
định: muốn chống đế quốc Mỹ và tay sai, củng cố hồ bình, thực hiện thống nhất
hoàn thành độc lập và dân chủ, điều cốt lõi là phải ra sức củng cố miền Bắc, đồng
thời giữ vững và đẩy mạnh cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam.
- Tháng 12/1957, tại HNTƯ lần thứ 13, đường lối tiến hành đồng thời hai chiến
lược cách mạng được xác định: "Mục tiêu và nhiệm vụ cách mạng của toàn đảng,
toàn dân ta hiện nay là: củng cố miền Bắc, đưa miền Bắc tiến dần lên chủ nghĩa xã
hội. Tiếp tục đấu tranh để thực hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập và dân
chủ bằng phương pháp hồ bình.
- Tháng 1/1959 HNTƯ lần thứ 15 họp bàn về cách mạng miền Nam. Sau nhiều lần
họp và thảo luận, Ban chấp hành trung ương đã ra nghị quyết về cách mạng miền
Nam.
Nội dung HNTƯ 15.


+ Hội nghị xác định tính chất xã hội miền Nam sau 1954 là xã hội thuộc địa kiểu
mới và nửa phong kiến.
+ Mâu thuẫn cơ bản của xã hội miền Nam là mâu thuẫn giữa nhân dân ta ở miền
Nam với đế quốc Mỹ xâm lược và tay sai của chúng. Mâu thuẫn giữa nhân dân
miền Nam mà chủ yếu là nông dân với địa chủ phong kiến. Trong hai mâu thuẫn
trên, thì mâu thuẫn chủ yếu ở miền Nam là mâu thuẫn giữa nhân dân ta ở miền
Nam với đế quốc mỹ xâm lược cùng tập đoàn thống trị Ngơ Đình Diệm - tay sai
của đế quốc Mỹ, đại diện cho bọn địa chủ phong kiến và tư sản mại bản thân Mỹ
phản động nhất.
+ Nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam:
•Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc.
•Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam.
Hai nhiệm vụ chiến lược đó tuy tính chất khác nhau, nhưng quan hệ hữu cơ với
nhau nhằm phương hướng chung là giữ vững hồ bình, thực hiện thống nhất nước
nhà, tạo điều kiện thuận lợi để đưa cả nước Việt Nam tiến lên chủ nghĩa xã hội.

+ Nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam là: đoàn kết toàn dân, kiên quyết
đấu tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược, đánh đổ tập đoàn thống trị độc tài Ngơ
Đình Diệm, thành lập một chính quyền liên hiệp dân tộc dân chủ ở miền Nam, thực
hiện độc lập dân tộc và các quyền tự do dân chủ, cải thiện đời sống nhân dân, giữ
vững hồ bình, thực hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ, tích
cực góp phần bảo vệ hồ bình ở Đông Nam á và trên thế giới.
+ Con đường phát triển cơ bản của cách mạng miền Nam là khởi nghĩa giành
chính quyền về tay nhân dân. Đó là con đường lấy sức mạnh của quần chúng, dựa
vào lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu, kết hợp với lực lượng vũ trang
để đánh đổ quyền thống trị của đế quốc và phong kiến, dựng lên chính quyền thống
trị của đế quốc và phong kiến, dựng lên chính quyền cách mạng của nhân dân.


+ Phương pháp cách mạng: Cần có sách lược lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ
kẻ thù phân hoá cao độ đế quốc Mỹ và tay sai của chúng. Sử dụng, kết hợp những
hình thức đấu tranh hợp pháp, nửa hợp pháp, phối hợp chặt chẽ phong trào ở đô thị
với phong trào nông thôn và vùng căn cứ. Cần kiên quyết giữ vững đường lối hồ
bình thống nhất nước nhà. Đồng thời hội nghị dự báo đế quốc Mỹ là tên đế quốc
hiếu chiến nhất cho nên trong bất kỳ điều kiện nào, cuộc khởi nghĩa của nhân dân
miền Nam có khả năng chuyển thành cuộc đấu tranh vũ trang trường kỳ và thắng
lợi nhất định thuộc về ta.
+ Về mặt trận: Hội nghị chủ trương cần có mặt trận dân tộc thống nhất riêng ở
miền Nam có tính chất, nhiệm vụ và thành phần thích hợp nhằm tập hợp tất cả các
lực lượng chống đế quốc và tay sai.
+ Về vai trò của Đảng bộ miền Nam: Hội nghị chỉ rõ sự tồn tại và trưởng thành
của Đảng bộ miền Nam dưới chế độ độc tài phát xít là một yếu tố quyết định thắng
lợi phong trào cách mạng miền Nam. Phải củng cố Đảng vững mạnh về chính trị,
tư tưởng, tổ chức, đề cao cơng tác bí mật, triệt để khả năng hoạt động hợp pháp và
nửa hợp pháp để che dấu lực lượng đề phòng sự xâm nhập phá hoại của bọn gián
điệp và những phần tử đầu hàng, phản bội chui vào phá hoại Đảng.

Nghị quyết hội Nghị lần thứ 15 có ý nghĩa lịch sử to lớn, chẳng những đã mở
đường cho cách mạng miền Nam tiến lên, mà còn thể hiện rõ bản lĩnh độc lập tự
chủ, sáng tạo của Đảng ta trong những năm tháng khó khăn của cách mạng.
Q trình đề ra và chỉ đạo thực hiện các nghị quyết, chủ trương nói trên chính là
q trình hình thành đường lối chiến lược chung cho cách mạng cả nước, được
hoàn chỉnh tại Đại hội lần thứ III của Đảng.
- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III (9-1960) tại Hà Nội đã xác định:
+ Nhiệm vụ chung: "Tăng cường đoàn kết tồn dân, kiên quyết đấu tranh giữ
vững hồ bình, đẩy mạnh cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đồng thời đẩy
mạnh cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, thực hiện thống nhất


nước nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ, xây dựng một nước Việt Nam hồ bình,
thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, thiết thực góp phần tăng cường phe xã
hội chủ nghĩa và bảo vệ hoà bình ở Đơng Nam Á và thế giới".
+ Nhiệm vụ chiến lược: Cách mạng Việt Nam trong giai đoạn hiện tại có hai
nhiệm vụ chiến lược:
•Một là, tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc.
•Hai là, giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc Mỹ và bọn tay
sai, thực hiện thống nhất nước nhà, hoàn thành độc lập và dân chủ trong cả
nước.
+ Mục tiêu chiến lược: "Nhiệm vụ cách mạng ở miền Bắc và nhiệm vụ cách
mạng ở miền Nam thuộc hai chiến lược khác nhau, mỗi nhiệm vụ nhằm giải quyết
yêu cầu cụ thể của mỗi miền trong hoàn cảnh nước nhà tạm bị chia cắt. Hai nhiệm
vụ đó lại nhằm giải quyết mâu thuẫn chung của cả nước giữa nhân dân ta với đế
quốc Mỹ và bọn tay sai của chúng, thực hiện mục tiêu chung trước mắt là hồ bình
thống nhất Tổ quốc".
+ Mối quan hệ của cách mạng hai miền: Do cùng thực hiện một mục tiêu chung
nên "Hai nhiệm vụ chiến lược ấy có quan hệ mật thiết với nhau và có tác dụng thúc
đẩy lẫn nhau".

+ Vị trí, tác dụng:
•Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc có nhiệm vụ xây dựng tiềm lực và
bảo vệ căn cứ địa của cả nước, hậu thuẫn cho cách mạng miền Nam, chuẩn
bị cho cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội về sau, nên giữ vai trò quyết định nhất
đối với sự phát triển của toàn bộ cách mạng Việt Nam và đối với sự nghiệp
thống nhất cả nước.
•Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam giữ vai trò quyết định
trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế


quốc Mỹ và bè lũ tay sai, thực hiện hoà bình thống nhất nước nhà, hồn
thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước.
+ Con đường thống nhất đất nước: Trong khi tiến hành đồng thời hai chiến lược
cách mạng, Đảng kiên trì con đường hồ bình thống nhất theo tinh thần Hiệp nghị
Giơnevơ, sẵn sàng thực hiện hiệp thương tổng tuyển cử hồ bình thống nhất Việt
Nam, vì đó là con đường tránh được sự hao tổn xương máu cho dân tộc ta và phù
hợp với xu hướng chung của thế giới. "Nhưng chúng ta phải ln ln nâng cao
cảnh giác, sẵn sàng đối phó với mọi tình thế. Nếu đế quốc Mỹ và bọn tay sai của
chúng liều lĩnh gây ra chiến tranh hòng xâm lược miền Bắc, thì nhân dân cả nước
ta sẽ kiên quyết đứng dậy đánh bại chúng, hoàn thành độc lập và thống nhất Tổ
quốc".
+ Triển vọng của cách mạng Việt Nam: Cuộc đấu tranh nhằm thực hiện thống
nhất nước nhà là một quá trình đấu tranh cách mạng gay go, gian khổ, phức tạp và
lâu dài chống đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai của chúng ở miền Nam. Thắng lợi cuối
cùng nhất định thuộc về nhân dân ta, Nam Bắc nhất định sum họp một nhà, cả
nước sẽ đi lên chủ nghĩa xã hội.
Hội nghị 13 (12/1957): “Mục tiêu và nhiệm vụ cách mạng là: củng cố miền Bắc,
đưa miền Bắc tiến dần từng bước lên CNXH. Tiếp tục đấu tranh thống nhất nước
nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ bằng phương pháp hịa bình”
Hội nghị 15(1/1959) bàn về cách mạng miền Nam

Đại hội III họp tại Thủ đô Hà Nội từ ngày 5 – 10/9/1960: hoàn chỉnh đường lối
chiến lược chung của cm VN giai đoạn mới
1.
a.

Giai đoạn 2 (1965-1975)
Bối cảnh lịch sử

Sự phá sản của chiến lược "Chiến tranh đặc biệt", đế quốc Mỹ ào ạt đưa quân Mỹ
và quân các nước chư hầu vào miền Nam, tiến hành cuộc "Chiến tranh cục bộ" với


quy mô lớn; đồng thời dùng không quân, hải quân tiến hành cuộc chiến tranh phá
hoại đối với miền Bắc. Trước tình hình đó, Đảng ta đã quyết định phát động cuộc
kháng chiến chống Mỹ, cứu nước trên phạm vi toàn quốc.
- Thuận lợi: khi bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, cách mạng thế
giới đang ở thế tiến công. Ở miền Bắc, kế hoạch 5 năm lần thứ nhất đã đạt và vượt
các mục tiêu về kinh tế, văn hoá. Sự chi viện sức người, sức của của miền Bắc cho
cách mạng miền Nam được đẩy mạnh cả theo đường bộ và đường biển.
Ở miền Nam, vượt qua những khó khăn trong những năm 1961 - 1962, từ năm
1963, cuộc đấu tranh của quân dân ta đã có bước phát triển mới. Ba cơng cụ của
"Chiến tranh đặc biệt" (ngụy quân, ngụy quyền, ấp chiến lược và đô thị) đều bị
quân dân ta tấn công liên tục. Đến đầu năm 1965, chiến lược "Chiến tranh đặc
biệt" của đế quốc Mỹ được triển khai đến mức cao nhất đã cơ bản bị phá sản.
- Khó khăn: Sự bất đồng giữa Liên Xô và Trung Quốc càng trở nên gay gắt và
khơng có lợi cho cách mạng Việt Nam. Việc đế quốc Mỹ mở cuộc "Chiến tranh cục
bộ", ồ ạt đưa quân đội viễn chinh Mỹ và các nước chư hầu vào trực tiếp xâm lược
miền Nam đã làm cho tương quan lực lượng trở nên bất lợi cho ta.
Tình hình đó đặt ra u cầu mới cho Đảng ta trong việc xác định quyết tâm và đề
ra đường lối kháng chiến chống Mỹ, cứu nước nhằm đánh thắng giặc Mỹ xâm

lược, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
b.

Đường lối kháng chiến

Khi đế quốc Mỹ tiến hành chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" ở miền Nam, các hội
nghị của Bộ Chính trị đầu năm 1961 và đầu năm 1962 đã nêu chủ trương giữ vững
và phát triển thế tiến công mà ta đã giành được sau cuộc "đồng khởi" năm 1960,
đưa cách mạng miền Nam từ khởi nghĩa từng phần phát triển thành chiến tranh
cách mạng trên quy mơ tồn miền. Bộ Chính trị chủ trương kết hợp khởi nghĩa của
quần chúng với chiến tranh cách mạng, giữ vững và đẩy mạnh đấu tranh chính trị,


đồng thời phát triển đấu tranh vũ trang nhanh lên một bước mới, ngang tầm với
đấu tranh chính trị. Thực hành kết hợp đấu tranh quân sự và đấu tranh chính trị
song song, đẩy mạnh đánh địch bằng ba mũi giáp cơng: qn sự, chính trị, binh
vận. Vận dụng phương châm đấu tranh phù hợp với đặc điểm từng vùng chiến
lược: rừng núi, đồng bằng, thành thị.
- Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ chín (tháng 11 - 1963), ngồi việc xác định
đúng đắn quan điểm quốc tế, hướng hoạt động đối ngoại vào việc kết hợp sức
mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để đánh Mỹ và thắng Mỹ, còn quyết định
nhiều vấn đề quan trọng về cách mạng miền Nam. Hội nghị tiếp tục khẳng định
đấu tranh chính trị, đấu tranh vũ trang đi đơi, cả hai đều có vai trị quyết định cơ
bản, đồng thời nhấn mạnh yêu cầu mới của đấu tranh vũ trang. Đối với miền Bắc,
Hội nghị tiếp tục xác định trách nhiệm là căn cứ địa, hậu phương đối với cách
mạng miền Nam, đồng thời nâng cao cảnh giác, triển khai mọi mặt sẵn sàng đối
phó với âm mưu đánh phá của địch.
- Trước hành động gây "Chiến tranh cục bộ" ở miền Nam, tiến hành chiến tranh
phá hoại ra miền Bắc của đế quốc Mỹ, Hội nghị Trung ương lần thứ 11 (tháng 3 1965) và lần thứ 12 (tháng 12 - 1965) đã tập trung đánh giá tình hình và đề ra
đường lối kháng chiến chống Mỹ, cứu nước trên cả nước.

+ Về nhận định tình hình và chủ trương chiến lược: Trung ương Đảng cho rằng
cuộc "Chiến tranh cục bộ" mà Mỹ đang tiến hành ở miền Nam vẫn là một cuộc
chiến tranh xâm lược thực dân mới, buộc phải thực thi trong thế thua, thế thất bại
và bị động, cho nên nó chứa đựng đầy mâu thuẫn về chiến lược. Từ sự phân tích và
nhận định đó, trung ương Đảng quyết định phát động cuộc kháng chiến chống Mỹ
cứu nước trong toàn quốc, coi chống Mỹ cứu nước là nhiệm vụ thiêng liêng của cả
dân tộc từ Nam chí Bắc.
+ Quyết tâm và mục tiêu chiến lược: Nêu cao khẩu hiệu "Quyết tâm đánh thắng
giặc Mỹ xâm lược", "kiên quyết đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc


Mỹ trong bất kỳ tình huống nào, để bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, hồn
thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, tiến tới thực hiện hồ
bình thống nhất nước nhà".
+ Phương châm chỉ đạo chiến lược: Tiếp tục và đẩy mạnh cuộc chiến tranh nhân
dân chống chiến tranh phá hoại của Mỹ ở miền Bắc, thực hiện kháng chiến lâu dài,
dựa vào sức mình là chính, càng đánh càng mạnh và cố gắng đến mức độ cao, tập
trung lực lượng của cả hai miền để mở những cuộc tiến công lớn, tranh thủ thời cơ
giành thắng lợi quyết định trong thời gian tương đối ngắn trên chiến trường miền
Nam.
+ Tư tưởng chỉ đạo và phương châm đấu tranh ở miền Nam: Giữ vững và phát
triển thế tiến công, kiên quyết tiến công và liên tục tiến cơng. "Tiếp tục kiên trì
phương châm đấu tranh quân sự kết hợp với đấu tranh chính trị, triệt để vận dụng
ba mũi giáp công", đánh địch trên cả ba vùng chiến lược. Trong giai đoạn hiện nay,
đấu tranh quân sự có tác dụng quyết định trực tiếp và giữ một vị trí ngày càng quan
trọng.
+Tư tưởng chỉ đạo đối với miền Bắc: Chuyển hướng xây dựng kinh tế, bảo đảm
tiếp tục xây dựng miền Bắc vững mạnh về kinh tế và quốc phịng trong điều kiện
có chiến tranh, tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại của
đế quốc Mỹ để bảo vệ vững chắc miền Bắc xã hội chủ nghĩa, động viên sức người

sức của ở mức cao nhất để chi viện cho cuộc chiến tranh giải phóng miền Nam,
đồng thời tích cực chuẩn bị đề phòng để đánh bại địch trong trường hợp chúng liều
lĩnh mở rộng "Chiến tranh cục bộ" ra cả nước.
+ Nhiệm vụ và mối quan hệ giữa cuộc chiến đấu ở hai miền: Trong cuộc chiến
tranh chống Mỹ của nhân dân cả nước, miền Nam là tiền tuyến lớn, miền Bắc là
hậu phương lớn. Bảo vệ miền Bắc là nhiệm vụ của cả nước, vì miền Bắc xã hội
chủ nghĩa là hậu phương vững chắc trong cuộc chiến tranh chống Mỹ. Phải đánh
bại cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ở miền Bắc và ra sức tăng cường lực


lượng miền Bắc về mọi mặt nhằm đảm bảo chi viện đắc lực cho miền Nam càng
đánh càng mạnh. Hai nhiệm vụ trên đây không tách rời nhau, mà mật thiết gắn bó
nhau. Khẩu hiệu chung của nhân dân cả nước lúc này là "Tất cả để đánh thắng giặc
Mỹ xâm lược".
+ Ý nghĩa của đường lối
Đường lối kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của Đảng được đề ra tại các Hội nghị
Trung ương lần thứ 11 và 12 có ý nghĩa hết sức quan trọng:
- Thể hiện quyết tâm đánh Mỹ và thắng Mỹ, tinh thần cách mạng tiến cơng, tinh
thần độc lập tự chủ, sự kiên trì mục tiêu giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc,
phản ánh đúng đắn ý chí, nguyện vọng chung của tồn Đảng, toàn quân, toàn dân
ta.
- Thể hiện tư tưởng nắm vững, giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã
hội, tiếp tục tiến hành đồng thời và kết hợp chặt chẽ hai chiến lược cách mạng
trong hoàn cảnh cả nước có chiến tranh ở mức độ khác nhau, phù hợp với thực tế
đất nước và bối cảnh quốc tế.
- Đó là đường lối chiến tranh nhân dân, tồn dân, tồn diện, lâu dài, dựa vào sức
mình là chính được phát triển trong hoàn cảnh mới, tạo nên sức mạnh mới để dân
tộc ta đủ sức đánh thắng giặc Mỹ xâm lược.
3. Kết quả, ý nghĩa cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ (1964-1975)
a. Kết quả

- Miền bắc: Sau 21 năm xây dựng CNXH đã đạt những thành tựu đáng tự hào
+ Một chế độ xã hội mới, chế độ xã hội chủ nghĩa bước đầu được hình thành
+ Văn hoá, xã hội, y tế, giáo dục phát triển mạnh
+ Sản xúât nông nghiệp, công nghiệp địa phương được tăng cường. Là hậu phương
vững chắc đối với chiến trường MN.


+ Thắng lợi “Điện Biên Phủ trên không” là niềm tự hào của dân tộc
- Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975 diễn ra với 3 chiến dịch lớn: +
Chiến Dịch Tây Nguyên (4/3-24/3/1975)
+ Chiến dịch Huế - Đà Nẵng (21/3-3/41975)
+ Chiến dịch Hồ Chí Minh (26/4-30/4/1975). Cuộc tổng tiến cơng nổi dậy mùa
xn 1975 đã tồn thắng.
- Miền Nam :
+ Lần Lượt đánh bại các cuộc chiến lượt chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ :
Chiến tranh đơn phương (1954-1960), Chiến tranh đặc biệt (1961-1965), Chiến
tranh cục bộ (1965-1968),Việt Nam hóa chiến tranh (1969-1975).
+ Tiêu biểu là đại thắng mua xuân năm 1975 với chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử,
đập tan tồn bộ chiến dịch quyền địch, buộc chúng phải tuyên bố đầu hàng vơ điều
kiện giải phóng miền Nam Việt Nam.
b. Ý nghĩa cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ
Đối với nhân dân ta
- Đánh dấu bước ngoặt rất cơ bản, quyết định của con đường cách mạng mà Đảng
ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vạch ra
- Là kế tục thắng lợi Cách mạng tháng 8-1945, phát huy thắng lợi của cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), là trận đánh quyết định nhất của cuộc
chiến đấu 30 năm (1945-1975) gian khổ, ác liệt, giành lại và giữ vững nền độc lập
tự do, thống nhất Tổ quốc. Từ đây, cả dân tộc ta tiến vào kỷ nguyên mới: Độc lập
dân tộc và chủ nghĩa xã hội, đẩy lùi nghèo nàn, lạc hậu, tạo lập cuộc sống ấm no,
hạnh phúc, công bằng, dân chủ, văn minh.



- Nâng vị thế chính trị của Việt Nam trên thế giới lên một tầm cao mới và là niềm
tự hào của mỗi người dân trong thế kỷ XX và mai sau.
Đối với thế giới
- Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta là một
thắng lợi tiêu biểu của lực lượng cách mạng thế giới, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ
cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì độc lập, hịa bình, dân chủ và tiến bộ xã
hội.
- Đập tan cuộc phản công lớn nhất, kể từ sau chiến tranh thế giới lần thứ 2, của chủ
nghĩa đế quốc vào trào lưu cách mạng của thời đại mà mũi nhọn là phong trào giải
phóng dân tộc, mở đầu sự phá sản của chủ nghĩa thực dân kiểu mới trên tồn thế
giới.
- Góp phần động viên cổ vũ các dân tộc dũng cảm, kiên cường giương cao ngọn cờ
độc lập dân tộc và CNXH, thực hiện cơng cuộc giải phóng dân tộc, giải phóng xã
hội, giải phóng con người và trực tiếp góp phần to lớn vào cơng cuộc giải phóng
dân tộc của nhân dân hai nước láng giềng Lào và Campuchia anh em.
- Cứu nước là biểu tượng mới về sức mạnh của cách mạng thế giới, kết hợp sức
mạnh dân tộc , làm tiêu tan huyền thoại về sức mạnh của đế quốc Mỹ.
c. Bài học kinh nghệm trong cuộc kháng chiến toàn dân chống đế quốc Mỹ, cứu
nước.
Kiên định quyết tâm, quyết đánh, quyết thắng đế quốc Mỹ xâm lược.
Đó là một quyết tâm vĩ đại được khẳng định từ đầu và luôn luôn kiên định trong
suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ. Quyết tâm ấy được bắt nguồn từ lòng yêu nước
nồng nàn, ý kiến kiên cường bất khuất, ý thức làm chủ vận mệnh đất nước của
người Việt Nam, được hun đúc từ ngàn đời nay.



1.


Đường lối kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đúng đắn, sáng tạo, độc lập, tự
chủ.

Đại hội lần thứ IV của Đảng đã khẳng định: “Thắng lợi vĩ đại của sự nghiệp
chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta trước hết là thắng lợi của đường lối chính trị,
đường lối quân sự độc lập, tự chủ đúng đắn và sáng tạo của Đảng ta”. Đường lối
đó được thể hiện trong một loạt chủ trương mang tính hệ thống, kết hợp những vấn
đề về nguyên tắc, chiến lược với những vấn đề về sách lược và phương pháp, hình
thành một giải pháp tối ưu đưa cách mạng và kháng chiến tiến lên một cách vững
chắc, từ giai đoạn mở đầu đến giai đoạn kết thúc. Nó tạo nên sức chiến đấu to lớn
của cả nước, của toàn dân tộc, đồng thời tranh thủ được sự ủng hộ, giúp đỡ sâu
rộng và mạnh mẽ nhất của thế giới trong điều kiện quốc tế rất phức tạp, đảm bảo
quân và dân ta đánh thắng từng bước, tiến lên đánh thắng hoàn toàn cuộc chiến
tranh xâm lược của đế quốc Mỹ.
2.

Nghệ thuật tiến hành chiến tranh nhân dân sáng tạo.

Đó là nghệ thuật động viên, tổ chức toàn dân, cả nước tiến hành chiến tranh với
hai lực lượng qn sự và chính trị, hai hình thức đấu tranh vũ trang và đấu tranh
chính trị, chiến tranh cách mạng và khởi nghĩa của quần chúng, tiến cơng và nổi
dậy, nổi dậy và tiến cơng trong đó địn tiến cơng qn sự có ý nghĩa quyết định,
làm chủ để tiêu diệt địch, tiêu diệt địch để làm chủ...
3.

Tổ chức lực lượng cả nước đánh giặc.

Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, công tác tổ chức đã được triển khai với
quy mơ rộng lớn chưa từng có trong lịch sử chiến tranh nước ta. Đó là cơng tác xây

dựng, phát triển lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang, đó cịn là hình thức và
phương thức xây dựng các tổ chức Đảng, chính quyền, quần chúng ở cả hai miền
Nam, Bắc; tổ chức hậu phương lớn, tổ chức các căn cứ kháng chiến tại chỗ ở miền
Nam; tổ chức chiến trường...


4.

Xây dựng căn cứ địa cách mạng, hậu phương kháng chiến vững chắc, phát
huy vai trò của hậu phương lớn và hậu phương tại chỗ.

Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, miền Bắc vừa là căn cứ địa
cách mạng của cả nước, vừa là hậu phương lớn của cuộc kháng chiến, vừa là tiền
tuyến trực tiếp chiến đấu quyết liệt với không quân và hải quân Mỹ. Miền Bắc còn
là nơi đặt các cơ quan lãnh đạo, chỉ huy của Đảng và của Bộ Tổng tư lệnh, lãnh
đạo toàn bộ cuộc cách mạng Việt Nam và điều hành chỉ huy chiến tranh trên cả hai
miền Nam - Bắc.
Đảng ta còn chăm lo xây dựng và mở rộng những vùng căn cứ, vùng giải phóng
ngay tại chiến trường làm hậu phương tại chỗ. Các vùng giải phóng, căn cứ hậu
phương tại chỗ có thế liên hồn trên cả 3 vùng chiến lược, nối liền với hậu pưhơng
lớn miền Bắc, cùng với căn cứ hậu phương của hai nước Lào, Campuchia dựa lưng
vào nhau thành thế mạnh của chiến trường Đông Dương.
Chú trọng xây dựng tuyến đường giao thông, vận chuyển chiến lược giữa Việt
Nam, Lào, Campuchia. Tuyến vận tải 559 - đường Trường Sơn - đường Hồ Chí
Minh là biểu tượng ý chí và nghị lực lớn lao của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân
ta “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”.
5.

Phát huy sức mạnh đoàn kết chiến đấu của ba dân tộc Việt Nam, Lào,
Campuchia để cùng nhau đánh thắng đế quốc Mỹ xâm lược.


Phát huy truyền thống láng giềng anh em gắn bó về lịch sử, địa lý, kinh tế, đã chủ
động đoàn kết, liên minh với nhân dân Lào, nhân dân Campuchia chiến đấu, chiến
thắng kẻ thù chung là đế quốc Mỹ.
Đoàn kết, liên minh chiến đấu với Lào, Campuchia đã góp phần đem lại thắng lợi
to lớn trong sự nghiệp đấu tranh chống kẻ thù chung của ba nước Đơng Dương để
giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.


6.

Đoàn kết quốc tế, phát huy sức mạnh của thời đại gắn với sức mạnh dân tộc.

Đảng ta ra sức tăng cường đoàn kết quốc tế, phát huy tối đa sức mạnh của thời
đại, coi đó là một bộ phận hợp thành của đường lối chống Mỹ, cứu nước và đặt
hoạt động đối ngoại, đấu tranh ngoại giao thành một mặt trận có tầm quan trọng
chiến lược góp phần tạo nên sự vượt trội về thế và lực của nhân dân ta để đánh
thắng kẻ thù.
7.

Bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người.

Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, xét cho cùng, là thắng lợi
của nhân tố con người Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh. Con người Việt Nam trong
cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước phát triển ở một tầm cao mới. Bản sắc, văn
hóa con người Việt Nam được tạo thành từ tố chất mới hòa quyện dân tộc và giai
cấp, truyền thống và hiện đại, thừa kế gia sản vĩ đại của một dân tộc anh hùng, tiếp
tục làm vẻ vang dân tộc, đưa dân tộc Việt nam lên ngang tầm của thời đại mới.
II.


Sức mạnh đoàn kết dân tộc thể hiện trong hai cuộc kháng chiến chống
thực dân Pháp và đế quốc Mỹ (1945-1975)

Thời gian trôi qua, chúng ta càng nhận thức đầy đủ, tồn diện, sâu sắc hơn về
chiến cơng mang tầm vóc thời đại này. Nhân dịp kỷ niệm 44 năm Ngày Giải phóng
hồn tồn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2021), Thông tấn xã
Việt Nam xin trân trọng giới thiệu bài viết: “Sức mạnh đại đoàn kết dân tộc trong
kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975)” của Phó Giáo sư, Tiến sĩ Hồ
Khang, nguyên Phó Viện trưởng Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam.
Thông qua các hình thức viện trợ, Mỹ đã dựng lên chính quyền, qn đội Sài Gịn
làm cơng cụ, ra sức đàn áp phong trào yêu nước của đồng bào miền Nam. Đặc biệt,
từ năm 1965, Mỹ ồ ạt đưa quân viễn chinh, quân một số nước đồng minh cùng


nhiều loại vũ khí, trang bị cùng phương tiện chiến tranh hiện đại vào trực tiếp tham
chiến ở miền Nam, đồng thời mở cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân, hải
quân ra miền Bắc Việt Nam. Nhân dân ta phải đương đầu với kẻ thù có tiềm lực
kinh tế, quân sự lớn hơn gấp nhiều lần (Mỹ đã chi cho cuộc chiến tranh Việt Nam
676 tỷ đôla; huy động lúc cao nhất gần 55 vạn quân viễn chinh, 7 vạn đồng minh,
trực tiếp chiến đấu và làm nòng cốt cho khoảng 1 triệu quân đội Sài Gòn; sử dụng
7,8 triệu tấn bom đạn-nhiều hơn lượng bom đạn trong bất cứ cuộc chiến tranh nào
trước đó).
Từ khối đại đồn kết thống nhất, sức mạnh chiến tranh nhân dân Việt Nam được
nhân lên gấp bội, biến thành hành động thực tiễn qua những phong trào thi đua sôi
nổi khắp cả nước, diễn ra trong mọi hoàn cảnh ác liệt bởi chiến tranh. Điển hình
như các phong trào: đơn vị vũ trang “Ba nhất”, thanh niên “Ba sẵn sàng”, phụ nữ
“Ba đảm đang”, giáo viên và học sinh thi đua “Hai tốt”, thiếu niên nhi đồng “Làm
nghìn việc tốt”... ở miền Bắc; các phong trào “Bám đất, giữ làng”, “Một tấc không
đi, một li không dời”, “Thi đua giết giặc lập công”, “Tìm Mỹ mà đánh, tìm ngụy
mà diệt”... ở miền Nam.

Bằng sức mạnh đó, nhân dân miền Bắc vừa kiên cường chiến đấu, đánh bại hoàn
toàn hai cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân, hải quân của đế quốc Mỹ
trong những năm 1965 - 1968 và 1972 - 1973 (bắn rơi gần 4.000 máy bay các loại;
bắn chìm, bắn cháy 268 tàu chiến, tàu biệt kích), vừa đẩy mạnh sản xuất, ra sức chi
viện cho tiền tuyến lớn miền Nam. Toàn bộ cuộc chiến tranh, miền Bắc đã chuyển
vào chiến trường hàng triệu tấn vật chất cùng hàng triệu thanh niên bổ sung cho
lực lượng chiến đấu. Sự chi viện từ miền Bắc cho miền Nam không chỉ tạo nên sức
mạnh, phục vụ tốt nhiệm vụ chiến đấu, mà còn đáp ứng yêu cầu xây dựng vùng
giải phóng trên tất cả các mặt: kinh tế, quốc phịng, văn hóa, giáo dục, y tế... và
chuẩn bị cho việc tiếp quản vùng giải phóng khi chiến tranh kết thúc. Đó thực sự là


một trong những biểu tượng rõ nét cho tình đồn kết của nhân dân miền Bắc đối
với miền Nam, tô đậm thêm sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc.
Được miền Bắc tích cực chi viện, quân dân ta trên chiến trường miền Nam anh
dũng đấu tranh, phối hợp cùng nhân dân hai nước bạn (Lào, Campuchia) lần lượt
đánh bại các chiến lược chiến tranh của kẻ thù: “chiến tranh một phía” (1954 1960), “chiến tranh đặc biệt” (1961 - 1965), “chiến tranh cục bộ” (1965 - 1968),
“Việt Nam hóa chiến tranh” (1969 - 1973), buộc chính phủ Mỹ phải ký kết Hiệp
định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hịa bình ở Việt Nam (1/1973), rút hết
qn viễn chinh về nước (3/1973), mở ra bước ngoặt mới cho kháng chiến.
Đến cuối năm 1974, đầu năm 1975, chớp thời cơ chiến lược, Bộ Chính trị Ban
Chấp hành Trung ương Đảng họp, đề ra “Kế hoạch giải phóng hồn tồn miền
Nam”, ra lời kêu gọi động viên nỗ lực lớn nhất của toàn Đảng, toàn quân và toàn
dân ở cả hai miền đẩy mạnh đấu tranh tiến hành tổng công kích, tổng khởi nghĩa
giành tồn thắng.
Thực hiện quyết tâm Bộ Chính trị đề ra, cả dân tộc “ra quân” trong mùa Xuân
1975 lịch sử, mở đầu là chiến dịch Tây Nguyên (từ ngày 4/3 - 3/4), tiếp đến là đòn
tiến cơng giải phóng Huế - Đà Nẵng (từ ngày 26/3 - 29/3) và cuối cùng là chiến
dịch Hồ Chí Minh (từ ngày 26/4 - 30/4). Sức mạnh đại đoàn kết từ hơn 20 năm
được dồn lại cho thời khắc lịch sử này. Chỉ trong 55 ngày đêm, quân dân ta diệt,

làm tan rã hơn 1,1 triệu quân địch, đập tan bộ máy chính quyền và qn đội Sài
Gịn, giải phóng miền Nam, kết thúc thắng lợi hoàn toàn cuộc kháng chiến chống
Mỹ, cứu nước, đồng thời kết thúc vẻ vang chặng đường 30 năm chiến tranh giải
phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc (1945 - 1975), mở ra kỷ nguyên mới của dân tộc
Việt Nam: cả nước độc lập, thống nhất đi lên chủ nghĩa xã hội. Đó cũng chính là


minh chứng rõ ràng nhất cho sức mạnh vô địch của khối đại đoàn kết toàn dân tộc
thời đại Hồ Chí Minh.
Tuy nhiên, sức mạnh đại đồn kết dân tộc không phải ngẫu nhiên, mà là kết quả
hợp thành bởi nhiều nhân tố, nhưng nhân tố quyết định nhất là chủ nghĩa yêu nước
nồng nàn và đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo, đúng như Đại tướng Văn
Tiến Dũng đã từng khẳng định với các nhà báo phương Tây (năm 1985): “Sức
mạnh cách mạng là sức mạnh của cả một dân tộc vùng lên làm chủ đất nước, làm
chủ vận mệnh của mình trong thời đại ngày nay. Và Ban lãnh đạo Việt Nam biết tổ
chức khai thác, biết phát huy tất cả những sức mạnh đó để chiến thắng”.
Rọi chiếu vào sức mạnh đại đoàn kết của đối phương, bản thân người Mỹ cũng
tự rút ra được nhiều bài học quý giá. Cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam đã gây
ra sự chia rẽ nước Mỹ mạnh mẽ nhất, sâu sắc nhất kể từ sau cuộc nội chiến (1861 1865). Nhân dân trong nước phản đối, người lính ra trận thiếu động cơ, lý tưởng
chiến đấu. Đó thực sự là những khó khăn to lớn, như tướng Mỹ Bruce Palmer thừa
nhận: “Cuộc chiến tranh đã cho chúng ta (người Mỹ) thấy rằng, đất nước không thể
tiến hành chiến tranh trong sự lạnh nhạt của dân chúng, gửi những chàng trai, cô
gái đi chiến đấu trên chiến trường mà khơng có sự động viên của mọi người”.
Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam với đỉnh cao là
Đại thắng mùa Xuân 1975 trở thành một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của
chủ nghĩa anh hùng cách mạng, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và
mang tính thời đại sâu sắc. Làm nên Chiến thắng lịch sử ấy, toàn thể nhân dân Việt
Nam nêu cao tinh thần yêu nước đoàn kết một lịng xung quanh Đảng, bền tâm
vững chí, quyết chiến quyết thắng kẻ thù xâm lược vì nền tự do, độc lập và vẹn
tồn sơng núi, bờ cõi, biên cương... Việc phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết tồn

dân tộc khơng chỉ là bài học lớn đối với thắng lợi cuộc kháng chiến năm xưa, mà


nó vẫn cịn ngun giá trị trong cơng cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc giai đoạn
hiện nay.
VI. Yếu tố sức mạng đồn kết dân tộc trong thời bình, chung sức chống dịch
COVID-19 hiện nay.
1.

Sơ lược về COVID-19

Virus Corona mới (Covid-19, SARS CoV-2) là một dạng mới của Coronavirus
gây nhiễm trùng cấp tính với các triệu chứng hơ hấp. Virus này là một loại
Coronavirus khác với loại gây ra SARS hoặc MERS. Nó cũng khác với loại
Coronavirus gây nhiễm trùng theo mùa ở Hoa Kỳ. Các ca đầu tiên của Coronavirus
2019-nCoV đã được phát hiện ở Vũ Hán, Hồ Bắc, Trung Quốc.
Bùng phát vào cuối tháng 12/2019, Chỉ sau 100 ngày xuất hiện, đại dịch viêm
đường hô hấp cấp do virus Corona đã nhanh chóng tác động tới các lĩnh vực kinh
tế, xã hội, thị trường tài chính chao đảo, nền kinh tế tồn cầu rơi vào suy thối với
tỷ lệ thất nghiệp và nghèo đói chưa từng có trong lịch sử. Kể từ đầu tháng 2 năm
2020, vi rút đã lan rộng bên trong Trung Quốc và lan đến một số quốc gia khác,
bao gồm cả Hoa Kỳ.
+ Virus corona chủng mới là gì?
Virus Corona 2019 là một loại virus gây ra tình trạng nhiễm trùng trong mũi,
xoang hoặc cổ họng. Có 7 loại virus Corona, trong đó, 4 loại không nguy hiểm là
229E, NL63, OC43 và HKU1; hai loại khác là MERS-CoV và SARS-CoV nguy
hiểm hơn và từng gây ra đại dịch tồn cầu. Bên cạnh đó, còn một loại virus Corona
thuộc chủng mới (màu vàng) ký hiệu 2019-nCoV hoặc nCoV, còn được gọi với cái
tên “Virus Vũ Hán” đang “tung hoành” suốt từ cuối năm 2019 đến nay. Đây là tác



nhân gây ra bệnh viêm phổi cấp, khiến hơn 100 triệu người mắc, hơn 2 triệu người
tử vong trên thế giới.
Đây là dạng virus mới nên con người chưa từng có miễn dịch, kể cả miễn dịch
chéo trước đó. Virus Corona là một họ virus lớn thường lây nhiễm cho động vật
nhưng đơi khi chúng có thể tiến hóa và lây sang người.

Khi virus xâm nhập

vào cơ thể, nó đi vào trong một số tế bào và chiếm lấy bộ máy tế bào (gây tổn
thương viêm đặc hiệu ở đường hơ hấp), đồng thời virus chuyển hướng bộ máy đó
để phục vụ cho chính nó, tạo ra virus mới và nhiễm tiếp người khác. Người nhiễm
2019-nCoV có các triệu chứng cấp tính: ho, sốt, khó thở, có thể diễn biến đến viêm
phổi nặng, suy hô hấp cấp tiến triển và tử vong; đặc biệt ở những người lớn tuổi,
người có bệnh mạn tính, suy giảm miễn dịch.
Thời gian ủ bệnh của 2019-nCoV là 14 ngày tức là từ lúc nhiễm virus Corona tới
lúc phát bệnh là 14 ngày mới có biểu hiện lâm sàng. Điều này khiến cho các biện
pháp kiểm sốt hiện nay rất khó phát hiện.
+ Virus Corona gây bệnh như thế nào?
Hầu hết các loại virus Corona có con đường lây truyền giống như những loại virus
gây cảm lạnh khác, đó là:


Người bệnh ho và hắt hơi mà không che miệng, dẫn tới phát tán các giọt
nước vào khơng khí, làm lây lan virus sang người khỏe mạnh.



Người khỏe mạnh chạm hoặc bắt tay với người có virus Corona khiến virus
truyền từ người này sang người khác.




Người khỏe mạnh tiếp xúc với một bề mặt hoặc vật thể có virus, sau đó đưa
tay lên mũi, mắt hoặc miệng của mình.


×