Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Biện pháp sử dụng đồ dùng trực quan trong việc nâng cao chất lượng hoạt động khám phá khoa học cho trẻ 3 4 tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.77 MB, 23 trang )

1

MỤC LỤC

PHẦN
MỤC

NỘI DUNG

TRANG

I

Đặt vấn đề

2

1

Lý do chọn biện pháp

2

2

Mục đích của biện pháp

2

II


Giải quyết vấn đề

3

1

Thuận lợi

3

2

Khó khăn

3

3

Các biện pháp giải quyết vấn đề

4

3.1

3.2

3.1. Biện

pháp 1: Xây dựng kế hoạch làm đồ dùng


trực quan cho từng chủ đề
3.2. Biện pháp 2:

Phối hợp với phụ huynh để có
nguyên vật liệu làm đồ dùng trực quan

5

Sử dụng đồ dùng trực quan trong
hoạt động khám phá khoa học

6

Kết quả và phạm vi áp dụng của biện pháp

16

1

Kết quả đạt được

16

2

Phạm vi áp dụng và nhân rộng của biện pháp

18

Kết luận


18

3.3
III

IV

3.3. Biện pháp 3:

4

I. ĐẶT VẤN

ĐỀ


2

1. Lý do chọn biện pháp

Như chúng ta đã biết ngay từ lúc cất tiếng khóc chào đời cho tới khi biết cầm
nắm các vật trên tay, hay khi trẻ biết bước những bước đi chập chững đầu tiên của
cuộc đời, trẻ đã muốn tìm hiểu và khám phá về thế giới xung quanh. Tất cả những
gì trẻ nhìn thấy đều ảnh hưởng đến nhận thức của trẻ, dần dần có những khái niệm
đơn giản nhất về thế giới xung quanh có nhu cầu muốn tìm tịi, khám phá về tính
chất, đặc điểm của sự vật, hiện tượng. Trong những lĩnh vực để dạy trẻ mầm non thì
lĩnh vực nhận thức chiếm một vị trí hết sức quan trọng. Đặc biệt bộ mơn “Khám
phá khoa học” sẽ giúp trẻ tìm tòi, khám phá những điều kỳ diệu, thú vị, mới lạ
xung quanh cuộc sống của trẻ. Khi trẻ được trực tiếp quan sát, thực hành, thử

nghiệm thì sẽ giúp trẻ phát triển óc sáng tạo, trí tưởng tượng, khả năng tư duy và
đặc biệt là vốn ngôn ngữ của trẻ được phát triển nhất định.
“Khám phá khoa học” là môn học rất khơ cứng do đó giáo viên lựa chọn hình
thức dạy như thế nào để làm cho trẻ hứng thú trong học tập. Trong những phương
tiện để giúp trẻ hứng thú nhất với "khám phá khoa học" là việc sử dụng đồ dùng
trực quan trong dạy học, bởi tư duy của trẻ là tư duy trực quan hành động, trẻ thích
quan sát các sự vật hiện tượng bằng các giác quan, nếu chỉ nghe cơ giáo giải thích
bằng lời thì sẽ nhàm chán, nhưng khi cơ sử dụng đồ dùng trực quan sẽ giúp trẻ tiếp
thu bài học một cách nhanh chóng, trẻ tích cực trong các hoạt động “ khám phá
khoa học ”. Chính vì thế tơi khơng ngại những khó khăn, vất vả tìm tịi mọi tài liệu
có liên quan đến mơn học này để tìm ra " Biện pháp sử dụng đồ dùng trực quan
trong việc nâng cao chất lượng hoạt động khám phá khoa học cho trẻ 3-4 tuổi tại
trường mầm non Ngọc Sơn" nhằm mục đích nâng cao chất lượng dạy trẻ mơn
khám phá khoa học.
2. Mục đích của biện pháp

Nhằm nâng cao chất lượng hoạt động khám phá khoa học cho trẻ bằng biện


3

biện pháp sử dụng đồ dùng trực quan. Giúp trẻ phát triển óc sáng tạo, trí tưởng
tượng, khả năng tư duy và đặc biệt là phát triển vốn ngôn ngữ.
Biện pháp được áp dụng nghiên cứu trên học sinh lớp 3 - 4 Tuổi A4, Trường
Mầm non Ngọc Sơn vào năm học 2019 - 2020.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Thuận lợi.
Trường mầm non Ngọc Sơn là trường có truyền thống và nhiều thành tích
trong chăm sóc, ni dưỡng giáo dục trẻ mầm non. Được sự quan tâm của Phòng
Giáo dục đào tạo Hiệp Hòa cùng với sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường đã

thường xuyên bồi dưỡng và nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên. Trẻ đi
học chuyên cần, trẻ khỏe mạnh nhanh nhẹn, tích cực tham gia vào các hoạt động
của lớp. Giáo viên ở lớp phối kết hợp thống nhất phương pháp, biện pháp dạy trẻ.
Học sinh thơng minh, ham học hỏi, thích sự mới mẻ sáng tạo. Trẻ tích cực hứng thú,
say mê với các sản phẩm do mình tạo ra. Ngồi những thuận lợi trên thì bản thân tơi
cũng gặp một số khó khăn.
2. Khó khăn:
Đồ dùng trực quan do giáo viên tự tìm kiếm, tự làm đang cịn hạn chế, ít chất
lượng chưa cao, chưa đẹp, chưa bền. Thời gian giáo viên mầm non chiếm quá nhiều
nên chưa đảm bảo được chất lượng khi làm đồ dùng, đồ chơi. Số trẻ trong lớp vẫn
chưa đồng đều về chất lượng, số ít cịn nhút nhát trong việc tiếp xúc, khám phá các
thí nghiệm các sự vật hiện tượng…
KHẢO SÁT THỰC TẾ
Căn cứ vào đặc điểm tình hình của lớp, và hứng thú của trẻ khi tiếp thu học "Khám
phá khoa học" thực tế của trẻ qua khảo sát đầu năm học 2019 - 2020 tôi đã thu được
kết quả như sau:


4

Kết quả
STT

Nội dung khảo sát

Số trẻ

Đạt

Chưa đạt


Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)

Trẻ hứng thú tham

1

gia vào hoạt động

2

Kỹ năng hoạt động

23

10

43,5

13

56,5

9

39,1

14

60,9


Căn cứ vào kết quả trên tôi nhận thấy trẻ hứng thú tham gia hoạt động khám
phá khoa học và kỹ năng hoạt động của trẻ đang còn nhiều hạn chế. Tỷ lệ trẻ đạt ở
các nội dung kết quả cịn thấp. Từ những khó khăn trên, bản thân tôi đã quyết định
lựa chọn và áp dụng biện pháp sử dụng đồ dùng trực quan để nâng cao chất lượng
trong hoạt động khám phá khoa học cho trẻ một cách hiệu quả nhất.
3. Biện pháp sử dụng để giải quyết vấn đề.
3.1. Biện

pháp 1: Xây dựng kế hoạch làm đồ dùng trực quan cho từng chủ đề

Ngay từ đầu năm học, tôi đã bám sát kế hoạch giáo dục năm học của nhà
trường, của tổ chuyên môn để lên kế hoạch giáo dục cho lớp. Kiểm kê những đồ
dùng trực quan còn thiếu, đã hỏng. Từ đó, tơi xây dựng kế hoạch làm đồ dùng trực
quan cho từng chủ đề.
Ví dụ: Để có đồ dùng trực quan sinh động cho hoạt động khám phá ở chủ đề
trường mầm non, bản thân, nghề nghiệp hay chủ đề thực vật. Tôi đã xây dựng kế
hoạch trồng vườn rau của bé ngay từ đầu năm học. Với các loại rau trong vườn


5

trường, tôi khai thác và sử dụng được trong hoạt động khám phá của rất nhiều chủ
đề. Ngoài trồng rau ra, tơi cịn xây dựng kế hoạch làm các loại rau, củ, quả bằng vải
dạ và bông. Đồ dùng này khơng chỉ phục vụ cho hoạt động khám phá, cịn sử dụng
trong các hoạt động góc, làm quen với tốn hay là cho trẻ làm quen với văn học,….
Việc áp dụng biện pháp xây dựng kế hoạch làm đồ dùng trực quan sẽ giúp
cho giáo viên có được bản kế hoạch đầy đủ, chi tiết về tên, số lượng những đồ dùng
trực quan đã có để kịp thời bổ sung những đồ dùng trực quan còn thiếu cho mỗi bài
học. Từ đó, giáo viên sẽ chủ động, có những bài dạy hay và sinh động hơn.

3.2. Biện pháp 2: Phối hợp với phụ huynh sưu tầm nguyên vật liệu để làm đồ
dùng trực quan
Tuyên truyền với phụ huynh về tầm quan trọng của đồ dùng trực quan không
những trong hoạt động khám phá khoa học và còn trong nhiều hoạt động khác. Từ
đó, phối hợp với phụ huynh sưu tầm nguyên vật liệu, phế liệu giúp giáo viên trong
việc làm đồ dùng trực quan thành cơng. Vì việc xây dựng kế hoạch làm đồ dùng
trực quan được làm từ đầu năm nên tơi đã gợi ý cho phụ huynh tích lũy đồ phế thải
từ gia đình cũng như cơ quan làm việc như: các loại hộp giấy to, nhỏ, lon sữa bột,
vỏ sữa chua, sữa lọ,…Trong năm, tôi chia ra làm nhiều đợt huy động phụ huynh
mang nguyên vật liệu đến. Những nguyện vọng này tôi đã thống nhất với phụ
huynh ngay trong buổi đầu họp phụ huynh của năm học. Sau đó, đến từng chủ đề
nếu cần gì thêm tơi sẽ thơng tin trong giờ đón, trả trẻ, trên bảng tuyên truyền hoặc
báo cho phụ huynh biết qua nhóm zalo của lớp.


6

Phụ huynh ủng hộ nguyên vật liệu phế thải
Sau khi áp dụng biện pháp này, tôi nhận được hiệu quả rất lớn đó là chi phí
làm đồ dùng, đồ chơi được tiết kiệm rõ rệt. Giáo viên và phụ huynh trở nên gần gũi
và thân thiết hơn rất nhiều.
3.3. Biện pháp 3: Sử dụng đồ dùng trực quan trong hoạt động khám phá khoa
học
Để nâng cao chất lượng trong hoạt động khám phá cho trẻ thì trong các chủ
đề, chủ điểm, các tiết dạy tôi đã sử dụng đồ dùng trực quan phù hợp với các tiết dạy
để đạt được hiệu quả cao.
Ví dụ 1: Ở chủ đề "thực vật" tôi xây dựng kế hoạch tổ chức cho trẻ đi thăm quan
vườn rau sạch của khu Bình Dương. Các bé đã rất hào hứng được đến vườn rau, các
bé được quan sát trực tiếp, được sờ tận tay các loại rau hàng ngày mà bé thường
được ăn ở trường, ở nhà.



7

Các bạn nhỏ tham quan luống rau bắp cải và su hào

Các bạn nhỏ rất hào hứng, tị mị, thích thú khi được tham quan và sờ tận tay
rau trong vườn
Tại đây các bé được tìm hiểu, trải nghiệm làm về công việc của các bác nông
dân "thu hoạch rau, gieo hạt, tưới nước.." được thảo luận, và được các cô giới thiệu


8

về các loại rau cũng như quy trình trồng, chăm sóc tại vườn rau tươi xanh như thế
nào.

Trẻ trải nghiệm công việc của bác nông dân gieo hạt, làm đất, tưới nước
Đưa ra những câu hỏi gợi mở cho trẻ khám phá. Các con thử quan sát xem để có
vườn rau xanh tốt như thế này thì chúng ta phải chăm sóc như thế nào?
- Rau gì đây?
- Lá của nó như thế nào?
- Con nhổ rau gì?
Từ những câu hỏi gợi mở đó trẻ khám phá trả lời cơ theo những gì mà trẻ quan sát,
trẻ đã được thấy.
+ Ở đây có rau cải cúc, có cả rau cải nữa cô ạ.
+ Con sẽ về cùng mẹ trồng rau, tưới nước cho rau để rau luôn xanh tốt.
+ Tớ sẽ nhổ củ cải, bạn hái rau gì? Rất nhiều câu hỏi được trẻ thắc mắc, từ đó cũng
sẽ kích thích các bạn trong nhóm mình cũng sẽ hào hứng quan sát và hỏi nhau
những câu hỏi tò mò.



9

Các bạn nhỏ thích thú khi được nhổ củ cải
Ngồi ra tôi mở rộng thêm cho trẻ về các loại củ quả, tơi dẫn trẻ ra luống bí,
bầu, cà rốt, giàn cà chua.

Trẻ được thăm quan giàn cà chua sai trĩu quả


10

Các bạn nhỏ được quan sát, sờ và thu hoạch bí rất thích thú
Sau khi thu hoạch rau trẻ cịn được bó rau, rửa rau, làm sạch rau và chuẩn bị một
món canh thật ngon trong bữa ăn trưa của lớp mình. Thơng qua hoạt động trải
nghiệm này tơi ln giáo dục trẻ là phải ăn thật nhiều rau xanh mới tốt cho sức
khỏe. Qua đây, các con học được rất nhiều kĩ năng bổ ích như: phối hợp trong công
việc, kỹ năng giao tiếp thông qua hoạt động thu hoạch, làm rau, và trải nghiệm làm
các bác nông dân.

Các bé đang nhặt rau để nấu món canh thơm ngon
Ví dụ 2: Trong giờ khám phá "các loại quả"


11

Thay bằng cách là đưa các tranh ảnh mà từ trước đến giờ cơ hay dùng thì
thay vào đó để trẻ hứng thú hơn tôi sẽ đưa đồ dùng trực quan vào tiết học của mình.
Tơi chuẩn bị một đĩa quả có một số loại quả với các vị khác nhau (chua, chát,

ngọt..). Trẻ được tự khám phá, suy nghĩ và trả lời theo hệ thống câu hỏi của cô
+ Các con thấy các loại quả này có đặc điểm gì?
+ Các bạn thử sờ vỏ nó như thế nào? Mùi vị như ra sao?
- Các bạn nếm thử xem vị của các loại quả đó như thế nào?

Trẻ khám phá các loại quả, được cầm, sờ và đưa ra ý kiến của mình

Cùng nếm vị quýt với chúng mình nhé
Trẻ sẽ rất hào hứng và khám phá một cách hăng say, thảo luận sôi nổi cùng nhau.


12

+ Cô ơi sao vỏ quả cam này sần sùi thế?
+ Vỏ quả quýt nhẵn thế cô ơi!
+ Quả khế có múi này cơ? Nhìn giống ngơi sao q!
+ Ơi quả khế chua quá.

Con được nếm vị khế, chua quá cơ ơi!
Trẻ sử dụng các giác quan của mình để nhìn, được sờ, được ngửi, được nếm. Ngồi
ra tơi cịn sử dụng thêm các loại củ quả tôi tự tạo bằng các vật liệu khác nhau để
củng cố lại hình ảnh các loại quả mà trẻ khám phá được qua trị chơi đi siêu thị,
mua loại quả mà trẻ thích và sẽ nói về đặc điểm của loại quả đó.


13

Bé đi siêu thị mua quả bé thích
Ví dụ 3:
Trong chủ đề nghề nghiệp' tìm hiểu về cơng việc của các bác thợ mộc" Tơi sẽ tạo

tình huống cho trẻ bằng cách đặt một chiếc ghế gỗ bị gãy chân vào giữa lớp, khi trẻ
vào sẽ thấy một chiếc ghế bị gãy chân và sẽ đặt ra câu hỏi
+ Ai làm gãy ghế của cô thế này?
+ Làm sao để dựng lại đây?
Trẻ sẽ rất tò mò dựng lên, dựng xuống, lắp lại chân ghế. Trẻ em thì hiếu động nên
chắc chắn mỗi bạn sẽ góp lại một ý để sửa lại chiếc ghế.
Lúc đó tơi mới xuất hiện và cùng trẻ giải quyết vấn đề.


14

Chiếc ghế bị gãy chân mất rồi làm sao để dựng lên bây giờ?
- À chiếc ghế này bị gãy chân ghế rồi, cô cũng không biết cách sửa lại như thế nào,
theo các con thì ta nên nhờ sự trợ giúp của ai? (Bác thợ mộc ạ)
- Vậy cô sẽ gọi bác thợ mộc đến giúp lớp mình nhé.
- Tôi sẽ nhờ bác bảo vệ mặc bộ đồ thực hành ở trường và kèm theo các vật dụng
cần thiết để lên lớp đóng vai làm bác thợ mộc đóng lại chiếc ghế.
+ Trẻ sẽ ngồi quan sát trẻ giao lưu cùng bác.
- Các con thấy ai đây? Bác đang làm gì?
- Bác dùng dụng cụ gì để đóng lại chiếc ghế?
- Các bạn có nhận xét gì về dụng cụ này không?
- Các con vừa quan sát bác thợ mộc sửa lại cái ghế rồi, bạn nào có thể nói lại xem
bác thợ mộc đã làm gì để đóng lại chiếc ghế này?
- Ngoài những chiếc ghế ra bác thợ mộc còn làm ra các sản phẩm nào nữa?


15

Trẻ sẽ trả lời và bác thợ mộc sẽ củng cố lại và giới thiệu các sản phẩm thợ mộc có ở
trong lớp như "Bàn, kệ dép, tủ gối, kệ ở các góc học tập “Cơ sẽ củng cố thêm cho

trẻ về các công việc của các bác thợ mộc thơng qua trình chiếu các youtube, hình
ảnh powerpoint. Qua hoạt động này trẻ được phát triển các kỹ năng ngôn ngữ, giao
tiếp và chú ý có chủ định ở trẻ.
Ví dụ 4. Trong tiết dạy làm quen với động vật sống trong gia đình, tơi cho trẻ thi đố
vui. Hai đội ra câu đố cho nhau và giải câu đố của nhau.
“Con gì hai cánh,
Mà lại biết bơi
Ngày xuống ao chơi
Đêm về đẻ trứng”
Đó là con gì? (Con vịt)
“Con gì có bộ ria dài
Trong veo đơi mắt, đơi tai tinh tường
Bước đi êm ái nhẹ nhàng
Chuột mà thấy bong vội vàng trốn mau.”
Đó là con gì? (Con mèo )
Như vậy trẻ đọc câu đố rất vui vẻ hào hứng kích thích tư duy và làm phong
phú vốn từ cho trẻ, ngôn ngữ mạch lạc. Trong các tiết học khám phá khoa học tôi
luôn thay đổi các thủ thuật để đưa các đối tượng ra cho trẻ quan sát và mối bài tuỳ
thuộc vào đối tượng cho trẻ làm quen, tôi tìm cách vào bài khác nhau cũng có bài
cho trẻ quan sát tri giác bằng vật thật, cũng có bài dùng tranh ảnh, băng hình, hoặc
dùng câu đố để đưa ra giúp trẻ không bị nhàm chán lại dễ tiếp thu để trẻ ghi nhớ và
chính xác hố các biểu tượng của mình.


16

Đây là con vịt

Còn đây là con mèo


Việc sử dụng đồ dùng trực quan trong hoạt động khám phá khoa học cho trẻ bằng
vật thật, vật mẫu sẽ giúp trẻ tiếp thu bài học một cách nhanh chóng, trẻ tích cực
hoạt động, trẻ sẽ có những trải nghiệm thực tế, giúp trẻ phát triển về mọi mặt và sẽ
giúp phát triển ngơn ngữ cho trẻ một cách tích cực. Ngồi ra tơi cịn tự làm đồ dùng
phục vụ tiết dạy, các con vật, cây cỏ, hoa lá… Sưu tầm tranh có hình ảnh đẹp sử
dụng trong việc cho trẻ khám phá. Tận dụng các hình ảnh ở đốc lịch, bìa, hoạ báo,
ảnh cũ, các loại hộp...phế liệu… vừa trang trí lớp vừa làm đồ dùng đồ chơi.


17

Đồ dùng được làm từ bìa catton, rơm, xốp màu

Cơ và trò với đồ dùng, đồ chơi tự làm
Qua việc sử dụng biện pháp này, bản thân tôi nhận thấy rằng học sinh lớp tôi
rất hứng thú với hoạt động khám phá khoa học, chủ động đặt ra câu hỏi cho cơ, kích
thích trí tị mị, ham hiểu biết của trẻ. Đồng thời phát triển các kỹ năng trong ngôn
ngữ, giao tiếp, phối hợp trong công việc,…
III. KẾT QUẢ VÀ PHẠM VI ÁP DỤNG CỦA BIỆN PHÁP
1. Kết quả


18

* Đối với giáo viên
Việc sử dụng đồ dùng trực quan trong các hoạt động, đặc biệt là hoạt động
khám phá khoa học giúp cho giáo viên:
- Triển khai hoạt động một cách thoải mái, tự nhiên và có hiệu quả hơn.
- Giáo viên khơng cịn cảm giác e ngại khi tổ chức hoạt động khám phá cho trẻ nữa.
- Giáo viên có kỹ năng hơn trong việc xây dựng kế hoạch, cách làm, lựa chọn và sử

dụng đồ dùng trực quan có hiệu quả.
- Việc phối hợp với phụ huynh sưu tầm nguyên vật liệu phế thải giúp cho giáo viên
tiết kiệm được chi phí trong việc làm đồ dùng, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
* Đối với trẻ
Sau khi áp dụng biện pháp sử dụng đồ dùng trực quan để nâng cao chất
lượng trong hoạt động khám phá khoa học cho trẻ 3 - 4 tuổi, tôi đã thu được một số
kết quả như sau:
Bảng so sánh kết quả trước và sau khi thực hiện biện pháp

STT

Nội dung đánh
giá

Số
trẻ

Trước khi áp dụng
biện pháp

Đạt

1

đạt

Đạt

Chưa
đạt


Trẻ hứng thú

10

13

23

tham gia hoạt

=

= 100
%

0

43,5 %

= 56,5
%

9

14

21

2


= 39,1
%

=

= 91,3
%

động

2

Chưa

Sau khi áp dụng
biện pháp

Kỹ năng hoạt
động

Tăng

Giảm

(+)

(-)

Đạt


Chưa
đạt

56,5% 56,5%

23

60,9 %

=
8,7% 52,2% 52,2%


19

Qua bảng khảo sát trên ta có thể thấy rõ sự tiến bộ rõ nét của trẻ khi áp dụng
biện pháp sử dụng đồ dùng trực quan để nâng cao chất lượng trong hoạt động khám
phá khoa học cho trẻ 3 - 4 tuổi. Trẻ đã mở rộng ra được nhiều hiểu biết, vốn từ, khả
năng tư duy, quan sát của trẻ cũng tốt hơn thông qua hoạt động khám phá khoa học.
Chính vì vậy có thể khẳng định rằng biện pháp sử dụng đồ dùng trực quan để
nâng cao chất lượng trong hoạt động khám phá khoa học cho trẻ 3 - 4 tuổi đưa ra đã
có kết quả khả quan trên trẻ.

* Đối với phụ huynh
Phụ huynh đã nhận thức được tầm quan trọng của đồ dùng trực quan trong
hoạt động giáo dục trẻ, thấy con mình tị mò hơn, hiểu biết hơn về mọi thứ xung
quanh. Bởi thế, nên việc tích lũy, sưu tầm nguyên liệu phế thải trở nên vui vẻ, tích
cực và có ý nghĩa.
2. Phạm vi áp dụng và nhân rộng của biện pháp


- Biện pháp sử dụng đồ dùng trực quan trong việc nâng cao chất lượng hoạt động
khám phá khoa học cho trẻ 3 - 4 tuổi được áp dụng tại lớp mẫu giáo 3 - 4 tuổi, khu
Bình Dương, Trường Mầm non Ngọc Sơn.
- Tơi mong rằng biện pháp này có thể áp dụng và nhân rộng cho tất cả trẻ mẫu giáo
3 - 4 tuổi ở các trường Mầm non trên địa bàn huyện Hiệp Hòa.


20

IV. KẾT LUẬN


21

Ngồi việc cho trẻ sử dụng các hình ảnh trên Powerpoint cho trẻ quan sát ở


22

lớp giống như truớc đây trước khi chưa áp dụng biện pháp tuy nhiên nó khơng gây
được hứng thú cho trẻ. Chính vì vậy, nên tơi sử dụng biện pháp sử dụng các đồ
dùng trực quan, nó mang tính chất là vật thật, đồ thật, trẻ được đi trực tiếp trải
nghiệm thực tế tận nơi như thế mới gây được hứng thú cho trẻ, cho trẻ quan sát kỹ
hơn, trẻ được sờ, được nắm, được ngửi.
Trong quá trình phát triển để có những đồ dùng, đồ chơi sáng tạo gây hứng
thú cho trẻ trong các tiết học khác, thì tơi đã phối hợp tuyên truyền cùng với bậc
phụ huynh nộp một số phế liệu, sách báo, vải vụn. Sau đó tôi đã lên kế hoạch tổ
chức các giờ để cô và trẻ làm các đồ dùng sáng tạo để phục vụ cho việc vui chơi và
học tập.

Trên đây là biện pháp về sử dụng đồ dùng trực quan để nâng cao chất lượng
trong hoạt động khám phá khoa học cho trẻ 3 - 4 tuổi của tôi, với khuôn khổ bài viết
nhỏ, trong q trình viết vẫn cịn một vài thiếu sót nhất định rất mong được sự góp
ý của các cấp lãnh đạo để biện pháp của tôi được hoàn thiện và sử dụng hiệu quả
hơn. Qua bảng khảo sát trên ta có thể thấy rõ sự tiến bộ rõ nét của trẻ khi áp dụng
biện pháp sử dụng đồ dùng trực quan để nâng cao chất lượng trong hoạt động khám
phá khoa học cho trẻ 3 - 4 tuổi. Trẻ đã mở rộng ra được nhiều hiểu biết, vốn từ, khả
năng tư duy, quan sát của trẻ cũng tốt hơn thơng qua hoạt động khám phá khoa học.
Chính vì vậy có thể khẳng định rằng biện pháp sử dụng đồ dùng trực quan để nâng
cao chất lượng trong hoạt động khám phá khoa học cho trẻ 3 - 4 tuổi mà tơi đưa ra
đã có kết quả khả quan trên trẻ. Để hoạt động khám phá thu hút và gây hứng thú
được cho trẻ thì cơ giáo cần phải xây dựng kế hoạch làm, chuẩn bị đồ dùng trực
quan một cách cụ thể tùy thuộc vào từng đề tài, từng nội dung khám phá. Đồ dùng
trực quan phải lôi cuốn trẻ, phù hợp với nội dung bài dạy.

XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG

Ngọc Sơn, Ngày 14 tháng 01 năm 2021
Người viết


23

Phạm Thị Quyên



×