Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Ảnh hưởng của triết học Phật giáo đến đời sống, xã hội Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.96 KB, 14 trang )

ĐỀ TÀI: Ảnh hưởng của triết học Phật giáo đến đời sống, xã hội Việt Nam
hiện nay
A. MỞ ĐẦU:
Trong cuộc sống hằng ngày chúng ta gặp biết bao áp lực, trở ngại cũng
như hiểm họa thiên tai từ thiên nhiên hay các vấn đề về sức khỏe… Nếu tâm
hồn chúng ta khơng có nơi nào để giải tỏa, để nương tựa và tin tưởng vào thì có
lẽ khơng một ai có thể sống sót và vượt qua được khi gặp các mối nguy hại đó.
Và tơn giáo chính là nơi mà con người có thể gửi gắm niềm tin của mình vào.
Hơn hết, tơn giáo cũng chứa đựng những những giá trị phù hợp với đạo đức,
đạo lý con người. Trong hệ thống những lời răn dạy của giáo lý tơn giáo cũng
có những lời răn mà trong chừng mực nào đó khi quần chúng chấp nhận vẫn có
tác dụng điều chỉnh như khuyên làm điều tốt, răn bỏ điều ác và khi tham gia
sinh hoạt tôn giáo, người ta có cảm nhận như làm cơng việc “tích đức”, “tu
thân”. Chính vì vậy mà trong tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội và trong xã
hội chủ nghĩa, tôn giáo vẫn còn tồn tại và tác động đến đời sống con người con
người, đặc biệt là người Việt Nam chúng ta.
Tơn giáo nói chung hay Phật giáo nói riêng đều là một hiện tường xã hội
ra đời rất sớm trong lịch sử nhân loại và tồn tại phổ biến ở hầu hết các cộng
đồng người trong lịch sử hàng ngàn năm qua. Ngay khi được truyền vào, từ thế
kỷ đầu, Phật giáo đã dễ dàng du nhập vào Việt Nam vì tư tưởng có nhiều điểm
tương đồng với phong tục, tập quán, truyền thống của dân tộc. Phật giáo từ
ngoại lai trở thành bản địa, từ xa lạ trở thành thân thuộc với mọi người. Có thể
nói, chính truyền thống sẵn có của dân tộc đã dễ dàng hịa quyện với giáo lý
Phật giáo, tạo nên một chủ nghĩa tích cực mang màu sắc Việt Nam, một nhân tố
bền vững trong nhân sinh quan của dân tộc. Tư tưởng của Phật giáo rất đồ sộ và
có sức ảnh hưởng lớn đến đời sống của người Việt.
Ngày nay, trong công cuộc xây dựng đất nước quá độ lên CNXH, chủ
nghĩa Mác - Lênin là tư tưởng chủ đạo, là vũ khí lý luận nhưng bên cạnh đó,
giáo lý nhà Phật đã ít nhiều in sâu vào tư tưởng tình cảm của một số bộ phận lớn
con người Việt Nam. Trong chiều dài lịch sử dân tộc, nền triết học Phật giáo đã
đi theo qua các nẻo đường của lịch sử. Tuy có những lúc thăng trầm qua các


thời kì, song nhìn chung Phật giáo đã đem lại được những thành tựu to lớn và
ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống của một bộ phận người dân Việt Nam. Vì vậy,
việc nghiên cứu lịch sử, giáo lý, và sự tác động của đạo Phật đối với thế giới
quan, nhân sinh quan của con người là hết sức cần thiết. Việc đi sâu nghiên cứu,
đánh giá những ảnh hưởng của triết học Phật giáo đến đời sống xã hội Việt Nam
giúp ta hiểu rõ hơn về những tư tưởng, những giá trị cốt lõi mà Phật giáo mang


lại. Qua đó tìm ra được những phương cách để duy trì và phát huy các giá trị
tích cực của triết học Phật giáo giúp con người hướng đến những điều thiện,
tránh cái ác và hình thành nên những nhân cách tốt hơn, tránh mê tín dị đoan,
gây ảnh hưởng xấu đến đời sống xã hội con người.
B. NỘI DUNG:
1. Sơ lược về sự hình thành và nội dung cơ bản của triết học Phật giáo:
1.1. Sự ra đời và phát triển của Phật giáo:
Phật giáo là một trào lưu tôn giáo triết học xuất hiện vào khoảng trước thế
kỷ VI TCN. Người sáng lập ra Phật giáo là Siddhārtha Gautama (Tất Đạt Đa),
con vua Suddhodana thuộc bộ tộc Shakya của nước Kapilavastu - một nước nhỏ
ở miền Đông Bắc Ấn Độ nằm dưới chân dãy Himalaya, nay thuộc Nepal. Nhìn
thấy những khổ đau bất hạnh của chúng sanh, năm 29 tuổi, thái tử Siddhārtha
quyết tâm đi tìm đạo lý cứu khổ cho bản thân và nhân loại. Sáu năm rịng rã,
lang thang đó đây khắp thung lũng sơng Hằng để học đạo và theo đủ mọi cách
khổ hạnh cùng tu luyện của hầu hết các môn phái truyền thống nhưng ông
không thỏa mãn. Cuối cùng, dưới gốc cây bồ đề, sau hơn 49 ngày, Siddhārtha đã
giác ngộ ra được nguồn gốc của đau khổ và sinh tử. Sau khi đắc đạo, ngài đã ra
đi khắp nơi để truyền bá tư tưởng của mình và sáng lập Phật giáo, với danh hiệu
Thích Ca Mâu Ni (Shakyamuni). Ngay từ buổi đầu, Thích Ca đã tổ chức được
một giáo hội với các giới luật chặt chẽ được gọi là Tăng đoàn, trực tiếp chịu sự
hướng dẫn của Thích Ca về giáo lý và phương cách tu tập. Nhờ vào sự uyển
chuyển của giáo pháp, đạo Phật có thể thích nghi với nhiều hoàn cảnh xã hội,

nhiều dạng người, nhiều tập tục ở các thời kỳ khác nhau. Đạo Phật có một lịch
sử phát triển suốt hơn 2500 năm, tuy đơi lúc có thăng trầm nhưng đã lan tỏa từ
Ấn Độ ra khắp mọi nơi với các bộ phái chính: Theravada - Phật giáo nguyên
thủy (còn được gọi là Phật giáo Thượng tọa, Phật giáo Nam tông hay Phật giáo
Tiểu thừa), tông phái này hình thành ngay trong thế kỷ đầu tiên sau khi Thích
Ca viên tịch; Mahayana - Phật giáo phát triển (còn được gọi là Phật giáo Đại
chúng, Phật giáo Bắc tông hay Phật giáo Đại thừa); Vajrayana - Phật giáo Mật
tơng (cịn gọi là Phật giáo Tây Tạng, Phật giáo Kim cương thừa, Phật giáo Chân
ngôn), tông phái này xuất hiện vào thế kỉ thứ 7; ngồi ra cịn có các tông phái
khác như Tịnh Độ tông, Thiền tông, Luật tơng, Duy Thức tơng,... Với mục đích
nhằm giải phóng con người khỏi mọi khổ đau bằng chính cuộc sống đức độ của
con người, Phật giáo nhanh chóng chiếm được tình cảm và niềm tin của đông


đảo quần chúng lao động. Do đó, ngày nay Phật giáo vẫn tiếp tục tồn tại và ngày
càng phát triển rộng rãi trên tồn thế giới, đặc biệt tơn giáo này còn trở thành
biểu tượng của lòng từ bi bác ái trong đạo đức truyền thống của các dân tộc
Châu Á.
Phật giáo nguyên thủy không thờ bất cứ một vị thần nào, Phật tổ Thích
Ca cũng chưa bao giờ coi mình là thần thánh. Bởi những quan niệm và sự sùng
bái của người đời, Phật dần mất đi tích cách của một nhân vật lịch sử mà trở
thành một vị thánh tối cao. Chính vì lẽ đó mà đạo Phật khơng chỉ là một tơn
giáo mà cịn là một hệ thống triết học mang tính tâm linh sâu sắc, có sức ảnh
hưởng đến đời sống của con người.
1.2. Nội dung cơ bản của triết học Phật giáo
Tư tưởng triết học Phật Giáo ban đầu chỉ là truyền miệng, sau đó được
viết thành văn thể trong một khối kinh điển rất lớn, gọi là “Tam Tạng”, Gồm 3
Tạng kinh điển là: Tạng Kinh, Tạng Luật, và Tạng Luận. Trong đó thể hiện các
quan điểm về thế giới và con người.
1.2.1. Thế giới quan:

Tư tưởng của thế giới quan hay còn gọi là bản thể của Phật giáo, chủ yếu
nằm trong bộ Tạng Luận, là các quan điểm luận giải về thế giới của triết học
Phật giáo. Về thực chất đây là một học thuyết có sự đan xen giữa yếu tố duy vật
và duy tâm, thể hiện tính biện chứng khá sâu sắc được đúc kết từ ba phạm trù cơ
bản là: vô ngã, vô thường và duyên.
Phạm trù “Vô ngã”: Phật giáo cho rằng các sự vật và hiện tượng trong vũ
trụ là vô thuỷ, vô chung (vô cùng, vô tận). Tất cả thế giới đều ở quá trình biến
đổi liên tục chứ không do một vị thần nào tạo ra cả.
Phạm trù “Vô thường”: Các sự vật hiện tượng trong vũ trụ không đứng
yên mà luôn luôn chuyển động, biến đổi không ngừng, gọi là vô thường. Vạn
vật biến đổi theo chu trình sinh - trụ - dị - diệt. Nghĩa là sinh ra, tồn tại, biến
dạng và mất đi. Do đó, khơng có gì trường tồn, bất định, chỉ có sự vận động
biến đổi khơng ngừng. Và khơng phải sự vật hiện tượng nào sinh ra mới gọi là
sinh, chết đi mới gọi là chết mà trong sự sống có sự chết, chết khơng phải là hết
mà là điều kiện để sinh thành cái mới.
Phạm trù “Duyên khởi”: Mọi sự vật, hiện tượng trong vũ trụ từ cái nhỏ
nhất đến cái lớn nhất đều chịu sự chi phối của luật nhân duyên. Trong đó, duyên
là điều kiện giúp cho nguyên nhân trở thành kết quả. Kết quả ấy lại nhờ có
duyên mà trở thành nguyên nhân khác, nhân khác lại nhờ duyên mà thành kết


quả mới. Cứ như vậy mà tạo nên sự biến đổi không ngừng của các sự vật, tuân
theo quy luật “Nhân - Quả”. Nhân quả là một quy luật tự nhiên, cho thấy được
sự tương quan, tương duyên của nguyên nhân và kết quả, có ngun nhân thì có
kết quả hình thành, gieo nhân nào thì gặp quả đó. Như hạt lúa được gọi là
“nhân” khi có “duyên” gặp những điều kiện thuận lợi về khơng khí, nước, ánh
sáng, nhiệt độ,... được con người chăm sóc và ni dưỡng để cuối cùng gặt hái
thành “quả” là những cây lúa chín tươi tốt, đem lại nhiều lợi ích. Khơng chỉ có
tự nhiên mà còn về con người, mọi sự vật cấu thành, mọi hoàn cảnh “phước họa - sang - hèn - vinh - nhục” đều do nhân quả mà ra. Triết lý Phật giáo muốn
giúp con người thấu hiểu được quy luật này để tu tâm, dưỡng tính, ăn ở hiền

lành và làm điều thiện, điều tốt.
Như vậy, thông qua các phạm trù Vô ngã, Vô thường và Duyên, triết học
Phật giáo đã bác bỏ quan điểm duy tâm lúc bấy giờ cho rằng thần thánh sáng tạo
ra con người và thế giới. Phật giáo cho rằng thế giới và con người được kết
thành từ những yếu tố vật chất, các yếu tố đó nằm trong q trình liên hệ, vận
động, biến đổi không ngừng theo luật nhân quả khách quan. Đây chính là một
điểm tiến bộ của Triết học Phật giáo, thể hiện cái nhìn duy vật tiến bộ và rất
sớm.
1.2.2. Nhân sinh quan
Triết lý nhân sinh của Phật giáo được thể hiện tập trung trong thuyết “Tứ
Diệu Đế” (Tứ thánh đế – Catvary Arya Satya) tức là 4 chân lý tuyệt diệu đòi hỏi
mọi người phải nhận thức được, bao gồm: Khổ Đế, Tập Đế, Diệt Đế và Đạo Đế.
Khổ Đế (Dukkha) là chân lý về nỗi khổ đau của người đời. Phật giáo cho
rằng cuộc đời là vơ thường, vơ ngã, khơng trọn vẹn, chính vì vậy mà cuộc đời
con người cũng là một bể khổ: sinh khổ, lão khổ, bệnh khổ, tử khổ, thụ biệt khổ
(yêu thương nhau phải xa nhau), oán tăng hội (ghét nhau phải gần nhau), sở cầu
bất đắc (mong muốn mà không đạt được) và ngũ thụ uẩn (do 5 yếu tố tạo nên
con người). Như vậy, cái khổ về mặt hiện tượng là cảm giác khổ về thân, về sự
bức xúc của hồn cảnh, sự khơng toại nguyện của tâm lý về bản chất. Mà theo
phương diện triết học, khổ đau là một thực tại như thực đối với con người. khổ
đế là một chân lý khách quan hiện thực. khổ hay hình thái bất an là kết quả hàng
lọat nhân duyên được tạo tác từ tâm thức.
Tập Đế (Sanudaya) là triết lý về sự phát sinh, nguyên nhân gây ra sự khổ.
“Tập” là tụ hợp, kết tập lại. Nguyên nhân của khổ là sự ham muốn, tìm sự thoả
mãn dục vọng, thoả mãn được trở thành, thoả mãn được hoại diệt… Các loại


ham muốn này là gốc của luân hồi. Đạo Phật cho rằng nguyên nhân sâu xa của
sự khổ, phiền não là do “thập nhị nhân duyên”, tức 12 nhân duyên tạo ra chu
trình khép kín trong mỗi con người, bao gồm: Vơ minh - ít hiểu biết, khơng sáng

suốt, khơng hiểu được đời là bể khổ, khơng tìm ra ngun nhân và con đường
thoát khổ, trong mười hai nhân duyên, vô minh là điều căn bản; Duyên hành - ý
muốn thúc đẩy hành động; Duyên thức - tâm từ trong sáng trở nên u tối; Duyên
danh sắc - sự hội tụ các yếu tố vật chất và tinh thần sinh ra các cơ quan cảm
giác (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân thể và ý thức); Duyên lục nhập - quá trình xâm
nhập của thế giới xung quanh vào các giác quan cảm giác, lúc đó thân sẽ sinh ra
sáu cửa là: nhãn, nhĩ, tỳ, thiệt, thân để thiêu hủy, đón nhận; Duyên xúc - là sự
tiếp xúc của thế giới xung quanh sinh ra cảm giác (sắc, thinh, hương vị, xúc và
pháp); Duyên thụ - sự cảm thụ, sự nhận thức khi thế giới bên ngoài tiếp xúc với
lục căn sinh ra cảm giác; Duyên ái - yêu thích mà nảy sinh ham muốn, dục vọng
trước sự tác động của thế giới bên ngồi; Dun thủ - do u thích quyến luyến,
khơng chịu xa lìa, rồi muốn chiếm lấy, giữ lấy không chịu buông ra; Duyên hữu
- cố để dành, tồn tại để tận hưởng cái đã chiếm đoạt được; Duyên sinh - sự ra
đời, sinh thành do phải tồn tại; Duyên lão tử - khi đã sinh thì xác thân phải tiêu
hoại mỏi mòn, trẻ rồi già, ốm đau rồi chết. Thập nhị nhân dun có nhiều cách
giải thích khác nhau nhưng nhìn chung đều cho rằng chúng có quan hệ mật thiết
với nhau. Mười hai nguyên nhân và kết quả nối tiếp nhau tạo ra cái vòng lẩn
quẩn của nổi khổ đau nhân loại.
Diệt Đế (Nirodha) là sự chấm dứt, là chân lý về diệt khổ nơi cuộc sống
chúng sinh để đạt tới niết bàn. Là phải thấu hiểu được “ Thập nhị nhân duyên”
để tìm ra được căn nguyên của sự khổ - để dứt bỏ từ ngọn cho đến gốc rễ của
cái khổ.
Đạo Đế (Maga) là chân lý về con đường dẫn đến diệt khổ, an lạc và hạnh
phúc. Đây là con đường tu đạo, giác ngộ, đòi hỏi phải rèn luyện đạo đức, rèn
luyện tư tưởng và khai sáng trí tuệ để đạt được trạng thái niết bàn - đây là trạng
thái diệt tận được tham ái, sân hận và si mê để sinh linh đạt đến trạng thái tâm
thức hạnh phúc tuyệt đối. Có 8 con đường chân chính để đạt sự diệt khổ dẫn đến
niết bàn gọi là “Bát chính đạo”, bao gồm: Chính kiến, Chính tư duy, Chính ngữ,
Chính nghiệp, Chính mệnh, Chính tinh tiến, Chính niệm, Chính định. Ngồi ra
Phật giáo cịn đưa ra 5 điều nhằm răn đe đem lại lợi ích cho con người và xã

hội, bao gồm: bất sát (không sát sinh), bất dâm (không dâm dục), bất vọng ngữ
(khơng nói năng thơ tục, bậy bạ), bất âm tửu (không rượu trà) và bất đạo (không
trộm cướp).


Quả thật, Phật giáo ngun thuỷ có tư tưởng vơ thần, có yếu tố duy vật và
tư tưởng biện chứng của thế giới. Phật giáo hướng con người đến những điều
thiện từ trong suy nghĩ đến việc làm để con người trở nên tốt đẹp hơn. Tuy
nhiên trong triết lý nhân sinh và con đường giải phóng của Phật giáo vẫn mang
nặng tính chất bi quan và duy tâm về xã hội. Thông qua những tư tưởng về xã
hội, Phật giáo đã phản ánh thực trạng xã hội đầy khắc nghiệt và nêu lên ước
vọng giải thoát nỗi bi kịch của con người. Phật giáo cũng nói lên được tự do
bình đẳng trong xã hội nhưng triết lý nhân sinh vẫn cịn mang nặng tính chất bi
quan và mang những yếu tố duy tâm.
2. Ảnh hưởng của triết học Phật giáo đến đời sống, xã hội Việt Nam:
Phật giáo Việt Nam là Phật giáo được bản địa hóa khi du nhập vào Việt
Nam, Phật giáo Việt Nam mang những đặc điểm tương đồng và khác biệt so với
Phật giáo nguyên thủy và Phật giáo của các nước khác trên thế giới. Bởi lẽ Việt
Nam nằm trong vùng ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc cổ đại nên mang
nhiều nét của văn hóa Trung Quốc, trong đó có tơn giáo.
2.1. Q trình du nhập và phát triển của Phật giáo ở Việt Nam
Phật giáo được du nhập vào Việt Nam từ rất sớm, nhất là từ cuối thế kỷ
thứ II đến đầu thế kỷ thứ III Tây Lịch qua hai ngả giao thương với các nhà buôn
Ấn Độ bằng đường thủy (con đường hồ tiêu) và giao lưu văn hoá với Trung Hoa
bằng đường bộ (con đường đồng cỏ).
Xuất phát từ các hải cảng vùng Nam Ấn rồi qua ngã Srilanka, Indonesia,
Việt Nam…lợi dụng được luồng gió thổi định kỳ vào hai lần một năm phù hợp
với hai mùa mưa nắng ở khu vực Đông Nam Á, những thương nhân Ấn đã tới
các vùng này để buôn bán bằng những con thuyền buồm. Trong các chuyến đi
viễn dương này, các thương nhân thường cung thỉnh một hay hai vị tăng để cầu

nguyện cho thủy thủ đoàn và các vị tăng này nhờ đó mà đến truyền bá Đạo Phật
vào các dân tộc ở Đơng Nam Á, trong đó có Việt Nam. Hiện vẫn chưa xác định
được chính xác thời điểm đạo Phật bắt đầu truyền vào Việt Nam khi nào nhưng
theo tư liệu trong “Lĩnh Nam Chính Quái” cho biết một dữ kiện chứng tỏ sự có
mặt của đạo Phật vào đời Hùng Vương thứ 3 (triều đại thứ 18 Vua Hùng kể từ
trước cơng ngun 2879-258). Đó là truyện “Nhất Dạ Trạch” Chử Đồng Tử
được học đạo Phật với một nhà sư tên là Phật Quang. Ngoài ra, theo lịch sử Phật
giáo Việt Nam thì vào thế kỷ thứ II trước Tây lịch, Mahoda con vua A dục
(Asoka) đã đưa Đạo Phật vào nước ta.


Bên cạnh đó, Phật giáo cịn du nhập qua con đường đồng cỏ, còn gọi là
con đường tơ lụa con đường này nối liền Đông Tây, phát xuất từ vùng Đơng
Bắc Ấn Độ, Assam hoặc phía Trung Á, một nhánh của đường tơ lụa đi từ Châu
Âu qua các vùng thảo nguyên và vùng sa mạc ở Trung Á tới Lạc Dương bằng
phương tiện lạc đà. Do tiếp thu Phật giáo trực tiếp từ Ấn Độ nên từ “Buddha”
(bậc giác ngộ) được phiên âm trực tiếp thành "Bụt", từ đó chữ "Bụt" được dùng
nhiều trong các truyện dân gian. Phật giáo Việt Nam lúc ấy mang màu sắc của
Phật giáo Nam truyền được địa phương hóa, Bụt được dân gian hóa coi như một
vị thần cứu giúp người tốt. Sau này, vào thế kỷ thứ IV đến thế kỷ thứ V, Phật
giáo Việt Nam tiếp nhận thêm những đoàn truyền giáo của Trung Quốc. Khơng
bao lâu sau đó, Phật Giáo Bắc phương (Trung Quốc) đã chiếm ưu thế và đã thay
đổi chổ đứng của Phật Giáo Nam Truyền vốn có từ trước. Từ “Buddha” được
dịch thành chữ Phật, và từ đây Phật dần dần thay thế cho chữ “Bụt” và chữ
“Bụt”chỉ còn giới hạn trong ca dao, tục ngữ, truyện cổ tích mà thơi. Trong thời
gian này, từ Trung Hoa có ba tơng phái được truyền vào Việt Nam, đó là Thiền
Tông, Tịnh Độ Tông và Mật Tông.
Với lịch sử hơn 2000 năm du nhập, Phật giáo đã thấm sâu vào trong đời
sống văn hoá của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Với những giá trị tốt đẹp của
Phật giáo, nhân dân ta nhanh chóng tiếp nhận và hình thành nên Phật giáo Việt

Nam. Sự hình thành và phát triển của Phật giáo Việt Nam trải qua các giai đoạn
gắn liền với các triều đại phong kiến: Giai đoạn hình thành và phát triển rộng
khắp (từ đầu công nguyên đến hết thời kỳ Bắc thuộc), đến thời nhà Đinh - Tiền
Lê, nhà Lý, Trần (thế kỷ X - thế kỷ XV) Phật giáo phát triển cực thịnh, được coi
là quốc giáo, ảnh hưởng đến tất cả mọi vấn đề trong cuộc sống; Phật giáo thời
Lê Sơ đến nhà Nguyễn (thế kỷ XV đến thế kỷ XX) đi vào thời kỳ suy thối,
nhường vị trí cho Nho giáo. Đến khi người Pháp đặt nền đơ hộ trên đất nước
này, thì đạo Phật lại càng suy đồi, mất hết cả những gì thuần túy, cao siêu, mà
chỉ cịn như là một tơn giáo thờ thần, mà nhiệm vụ chính là lo việc cúng bái. Từ
thế kỷ XX đến nay là thời kỳ phục hưng của Phật giáo Việt Nam. Phật giáo
ngày càng phát triển và được đông đảo quần chúng cả nước đón nhận. Cho đến
nay, Phật giáo là một trong những tơn giáo có số lượng tín đồ đơng đảo nhất ở
Việt Nam. Theo thống kê của Ban Tơn giáo chính phủ Việt Nam năm 2020, hiện
có hơn 4.600.000 tín đồ Phật giáo, còn theo số liệu thống kê của Giáo hội Phật
giáo Việt Nam, cả nước có gần 45 triệu tín đồ quy y tam bảo, có 1002 đơn vị gia
đình Phật tử và khoảng 44.498 tăng ni, hơn 14.775 tự, viện, tịnh xá, tịnh thất,
niệm Phật đường.


Phật giáo đã sớm hồ mình với tín ngưỡng và văn hoá bản địa ngay từ
những ngày đầu du nhập tạo nền tảng hình thành nên nền Phật giáo dân tộc.
Phật giáo đã bao phen thăng trầm, lúc thịnh lúc suy nhưng Phật giáo đã đồng
hành cùng dân tộc, đã đồng cam cộng khổ với dân tộc, cùng dân tộc đi qua bao
khúc quanh của lịch sử, chịu đựng bao nỗi thăng trầm của thời cuộc trong công
cuộc dựng nước và giữ nước.
2.2. Ảnh hưởng đến đời sống tinh thần người Việt
Phật giáo khi du nhập vào Việt Nam đã truyền dạy những tư tưởng hướng
con người tới những điều thiện, làm lành lánh giữ, cứu khổ, cứu nạn. Đồng thời,
nó cũng là học thuyết về đạo đức, đề cập đến vấn đề bình đẳng, bác ái. Vì vậy,
ngay sau khi được các nhà sư Ấn Độ đưa vào Việt Nam, Phật giáo đã nhanh

chóng được nhân dân ta tiếp nhận, phát triển và có sức ảnh hưởng rộng khắp.
Triết học Phật giáo đã ảnh hưởng rất lớn đến những suy nghĩ, tư tưởng,
đến những thói quen, hành vi ứng xử của con người. Tư tưởng hay đạo lí của
Phật giáo là Duyên Khởi, Tứ Diệu Đế và Bát chánh Đạo. Ba đạo lí này là nền
tảng cho tất cả các tông phái Phật giáo nguyên thủy cũng như Đại Thừa đã ăn
sâu vào lòng người dân Việt, trở thành nếp sống tín ngưỡng hằng ngày. Từ giai
cấp nơng dân, các tầng lớp nhân dân lao động và tri thức, họ đều thấu hiểu được
những quy luật nhân quả và lựa chọn ăn ở hiền lành. Điều này dễ dàng thấy
được qua những câu ca dao tục ngữ như “ác giả ác báo”, “ở hiền gặp lành” hay
“đời cha ăn mặn, đời con khát nước” được truyền miệng nhau qua bao thế hệ.
Khơng những vậy, đạo lí từ bi, tinh thần hiếu hòa, hiếu sinh của Phật giáo đã
giúp con người biết yêu thương nhau hơn, biết “lá lành đùm lá rách”, “nhiễu
điều phủ lấy giá gương/ người trong một nước phải thương nhau cùng”. Điều
này đã tạo nên sức mạnh đồn kết dân tộc để vượt qua bao khó khăn ngay từ
những ngày đầu dựng nước và giữ nước, đặc biệt nhất là ở thời điểm hiện tại,
khi dịch bệnh covid-19 kéo dài, rất nhiều y, bác sĩ, cũng như sinh viên rời xa gia
đình, tình nguyện lên tuyến đầu hỗ trợ các bệnh nhân mà khơng ngại khó khăn,
dịch bệnh; hay những mạnh thường quân đã ra sức hỗ trợ lương thực, thực
phẩm cho người dân trong khu vực bị phong tỏa; “những bữa cơm 0 đồng” ,
“siêu thị 0 đồng” đến từ các nhóm tình nguyện,.... đã cho thấy được sự tương
thân, tương ái, cũng như tấm lòng quảng đại bao dung trong mỗi người dân Việt
Nam.
Từ những triết lý về từ bi, hỷ xả, yêu thương mọi người của Phật giáo đã
hướng con người đến những nếp sống văn hóa tốt đẹp như: ăn chay, phóng sanh,


bố thí. Từ bao đời nay, “ăn chay” và “thờ Phật” là hai việc luôn sánh đôi với
nhau trong tiềm thức người Việt. Cứ hễ đến mùng một và ngày rằm, các Phật tử
sẽ ăn chay, mua chim, cá,.. để đem về chùa cầu nguyện rồi phóng sanh, trở
thành truyền thống và được hết thế hệ này đến thế hệ khác thực hiện, nhiều

người cịn hình thành thói quen “ăn chay trường” vì ăn chay khơng chỉ giúp con
người khơng sát sanh mà còn tăng cường sức khỏe, tránh được nhiều bệnh tật.
Cùng với đó là tục thờ Phật, tục thờ cúng tổ tiên của dân tộc Việt Nam có từ lâu
đời. Tục này xuất phát từ lịng kính u đối với ông bà, cha mẹ, tổ tiên và được
xem là một dạng tín ngưỡng quan trọng của người Việt Nam. Tập tục đến chùa
để tìm sự bình an cho tâm hồn đã trở thành nét phong tục lâu đời “đi chùa lễ
Phật”. Những ngày lễ lớn của Phật giáo trong năm như: lễ Phật Đản, lễ Vu Lan,
lễ tắm Phật…đã trở thành ngày hội văn hóa của người dân. Bên cạnh đó, phong
tục tập quán ở Việt Nam trong quá trình tồn tại và phát triển đã chịu tác động
của nhiều trào lưu văn hóa khác nhau, nhất là từ Trung Quốc, trong đó Phật giáo
đã dự một phần quan trọng vào việc định hình và duy trì khơng ít các tập tục
dân gian vẫn còn tồn tại đến ngày nay. Tuy nhiên, không phải tất cả các tập tục
có sự ảnh hưởng của Phật giáo đều là tốt mà trong đó có những tập tục cần phải
chắt lọc lại như xin xăm bói quẻ, cúng sao hạn, coi ngày giờ, đốt vàng mã sao
cho phù hợp với chính pháp.
2.3. Ảnh hưởng đến xã hội Việt Nam
Giáo lý của Đức Phật đã tạo ra sự ổn định trong mỗi gia đình và từ đó đưa
đến sự ổn định và phát triển trong mỗi cộng đồng, mỗi quốc gia. Sự ổn định của
mỗi quốc gia sẽ tạo nên một thế giới hịa đồng, nhân ái, hịa bình, ổn định – là
điều mà mọi người trong mọi xã hội, mọi thời đại đều mong muốn được thực
hiện, được thụ hưởng. Trong đời sống văn hóa Việt Nam, Phật giáo đã hịa nhập
trong cộng đồng xã hội, thành một bộ phận văn hóa tinh thần, góp phần tạo nên
bản sắc văn hóa dân tộc phong phú. Các thiền sư Không Lộ, Tuệ Tĩnh, Vạn
Hạnh hết lòng giúp vua giúp nước, xây dựng xã tắc vững bền. Phật hồng Trần
Nhân Tơng hai lần khốc chiến bào cùng tồn dân kháng chiến chống qn
Ngun, khi đất nước n bình, Ngài nhường ngơi cho con và lên núi Yên Tử tu
thiền trở thành Sư tổ Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam.
Phật giáo đã thể hiện rất rõ tác dụng, trong việc góp phần cùng với các tổ
chức xã hội và nhân dân thực hiện ngày càng tốt hơn những chủ trương, quyết
sách của Đảng, Nhà nước, đặc biệt là công tác nhân đạo, từ thiện, hạn chế

những tiêu cực, mặt trái trong xã hội hiện đại... Thể hiện qua hoạt động truyền


bá và tôn vinh những giá trị tốt đẹp của nền văn hóa truyền thống dân tộc với
nhiều hình thức giáo dục đa dạng; khơi lên những giá trị tích cực trong văn hóa
tâm linh; giác ngộ lịng từ bi, hướng thiện trong tâm hồn con người…
Bên cạnh những mặt tích cực thì Phật giáo cũng có những hạn chế trong
tiến trình chung của sự phát triển xã hội. Trong thời đại tồn cầu hóa ngày nay,
nước ta cần phải phát triển đột phá hơn nữa, nghĩa là cần có sự tăng trưởng
nhanh chóng về kinh tế, đời sống vật chất và văn hóa. Để làm được điều đó, cần
có những con người có những tham vọng, những chí hướng lớn, phấn đấu và
phát triển, sáng tạo hơn nữa. Song những lẽ này lại trái với giáo lý nhà Phật, con
người phải sống “an bần lạc đạo”, hướng tới cõi Niết bàn mà khơng có tham
vọng cầu tiến, nhẫn nhục và bằng lịng với những gì đã có. Điều này đã làm con
người không biết phấn đấu đi lên mà sống an phận, đã tách con người ra khỏi
điều kiện thực tiễn của xã hội. Ngoài ra, những triết lý của Phật giáo về từ bi,
bác ái, hỷ xả, nhẫn nhục,.. đã ảnh hưởng rất lớn trong việc thực thi pháp luật và
quản lý xã hội. Chính vì lẽ đó cần phải xác định rõ ràng Phật giáo có sức ảnh
hưởng đến hệ tư tưởng con người Việt Nam như thế nào để từ đó đưa ra những
chính sách phát triển phù hợp lòng dân, làm cho xã hội ngày càng phát triển tiến
bộ và tốt đẹp hơn.
2.4. Những giải pháp để duy trì và phát huy các giá trị tích cực của triết
học Phật giáo
2.3.1. Quan điểm chỉ đạo việc giải quyết vấn đề tơn giáo trong tiến
trình xây dựng CNXH
Xã hội hội ngày một tiến bộ và phát triển, triết học Phật giáo đã ảnh
hưởng đến đời sống xã hội con người Việt Nam không chỉ trên phương diện tích
cực mà cịn có tiêu cực. Vì vậy, ứng xử với tơn giáo nói chung và với Phật giáo
nói riêng cần phải hướng đến mục tiêu gia tăng nguồn lực cho sự nghiệp đổi
mới đất nước. Phát huy những ảnh hưởng tích cực và hạn chế những ảnh hưởng

tiêu cực của Phật giáo thông qua việc quán triệt mang tinh phương pháp luận
cho nhận thức và hoạt động thực tiễn như sau:
Thứ nhất, khuyến khích Phật giáo tham gia vào các hoạt động kinh tế - xã
hội vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Ngay từ thời xa xưa, các nhà sư cùng cùng Phật tử đã tích cực cùng tồn
dân chống lại ách đô hộ phương Bắc, đồng thời chống lại sự đồng hóa văn hóa.
Đến thời Đinh, Tiền, Lê, Lý, Trần, Phật giáo có ảnh hưởng và chi phối rộng
khắp, là thời kì cực thịnh, các nhà sư đã sát cánh cùng các vị vua và quan lại


triều đình để xây dựng và phát triển đất nước. Những năm qua, các tăng, ni cùng
các tín đồ Phật giáo đã tích cực tham gia vào các phong trào phát triển kinh tế xã hội do Đảng và Nhà Nước phát động,... Bên cạnh đó, nhiều chức sắc, nhà tu
hành Phật giáo cịn phối hợp tích cực với chính quyền địa phương để tổ chức
tuyên truyền các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà
Nước,.. Các hoạt động đó của Phật giáo khơng chỉ góp phần phát triển xã hội
mà còn phát huy tinh thần tự chủ, đồn kết dân tộc, góp phần giữ gìn và phát
huy giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp, giữ vững an ninh chính trị, trật tự xã hội.
Những hoạt động thiết thực đó rất cần thiết được biểu dương và khuyến khích
phát huy.
Thứ hai, xây dựng ý thức đồn kết tơn giáo và đồng thuận xã hội.
Thứ ba, phát huy giá trị đạo đức, văn hóa Phật giáo trong cơ chế thị
trường
Trong cơ chế thị trường hiện nay. bản năng ích kỷ trong con người dễ có
cơ hội nảy sinh và phát triển. Dục vọng, đam mê đồng tiền và sùng bái vật chất
làm cho một bộ phận người trong xã hội bất chấp đạo đức, thậm chí sẵn sàng
chà đạp lên nhân phẩm của người khác. Trước hiện trạng đó, giáo lý Phật giáo
về luật nhân quả, cũng như thuyết nghiệp báo luân hồi,... sẽ có tác dụng kìm
hãm những hành vi cực đoan, suy đồi đạo đức của con người. Đồng thời, giống
như các lực lượng truyền thống khác, Phật giáo cũng mang tính bảo thủ. Vì vậy
mà theo quan điểm của chủ nghĩa Mác Lê-nin về giải quyết các vấn đề tôn giáo,

trong bối cảnh nước ta hiện nay, việc khai thác và phát huy ảnh hưởng tích cực
của Phật giáo phải gắn liền với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng lối
sống mới XHCN. Quá trình này cần tập trung vào các điểm cơ bản như sau: Các
giải pháp phát huy ảnh hưởng tích cực của Phật giáo phải phù hợp với điều kiện
kinh tế - xã hội của đất nước; Phải coi việc phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao
đời sống vật chất tinh thần của đồ bào tín đồ Phật giáo là cơ sở để phát huy
những giá trị đạo đức văn hoá tốt đẹp của Phật giáo; Khai thác, phát huy những
giá trị đạo đức và văn hóa tốt đẹp của Phật giáo phải phục vụ cho quá trình phát
triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân, trong
đó đồng bào tín đồ Phật giáo là một bộ phận; Đồng thời với việc phát huy ảnh
hưởng tích cực của Phật giáo cần phải xây dựng lối sống mới XHCN trên cơ sở
những tiêu chuẩn của lối sống mới XHCN mà nhận diện, ưu tiên phát huy ảnh
hưởng của Phật giáo.


Thứ tư, định hướng cho hoạt động Phật giáo gắn với việc bảo vệ môi
trường.
Trong bối cảnh, môi trường đang ngày một suy thoái nghiêm trọng. Từ
trong giáo lý nguyên thủy, Phật giáo đã hướng con người đến sự yêu thương
mọi lồi, khơng sát sanh và sống hịa mình với thiên nhiên… Điều này đã trở
thành những chuẩn mực đạo đức Phật giáo được nhiều vị chức sách, tu hành
quan tâm vận dụng, cũng như giảng dạy và kêu gọi mọi người bảo vệ môi
trường sống và tự nhiên. Đây là điều rất trâng trọng, rất cần được phát huy trong
điều kiện khi mà môi trường đang trở thành mối quan tâm lớn trên tồn cầu.
Thứ năm, phát huy tính chủ động, sáng tạo của Phật giáo
Ngày nay, đất nước ta trên đà phát triển và hội nhập vào nền kinh tế thế
giới. Đời sống sinh hoạt của Phật giáo cũng theo xu hướng tồn cầu hóa mà vận
hành. Vấn đề đặt ra làm sao để trong quá trình hội nhập trên mọi phương diện,
Phật giáo Việt Nam vẫn giữ vững được những sắc thái riêng của mình, nhưng
vẫn thể hiện những đặc tính chung của cộng đồng quốc tế, nhân loại.

Phật giáo luôn phát triển song hành cùng dân tộc trong sụ nghiệp xây
dựng, bảo vệ và phát triển đất nước. Do đó khi kinh tế đất nước hưng thịnh thì
sinh hoạt Phật giáo cũng sẽ phát triển. Tiềm lực phát triển Phật giáo không hỉ
nằm trong giới xuất hành mà cịn cả trong khối đại đồn kết của đơng đảo quần
chúng Phật tử. Chính vì thế mà mỗi người Phật tử cần có trách nhiệm tích cực
học đạo, hành đạo, để đóng góp những điều tích cực cho gia đình, cộng đồng và
xã hội.
2.3.2. Quan điểm của bản thân về những giải pháp để duy trì và
phát huy các giá trị tích cực của triết học Phật giáo đối với đời sống sinh
viên hiện nay:
Để duy trì và phát huy các giá trị tích cực của triết học Phật giáo, thì bản
thân mỗi sinh viên khơng chỉ nghiêm túc học tập, vận dụng những kiến thức xã
hội mà cịn phải nghiêm túc tìm hiểu, nghiên cứu, học tập và sinh hoạt tơn giáo.
Dù là tơn giáo nói chung hay Phật giáo nói riêng đều là những tín ngưỡng
hướng con người đến cái tốt và tránh xa những cái xấu thế nên mỗi sinh viên
cần có những niềm tin vào một tơn giáo nhất định. Vì đó khơng chỉ là chỗ dựa
tinh thần mà cịn nỗi răn đe, kìm hãm lại “phần con” luôn tồn tại bên trong mỗi
người, góp phần điều chỉnh những hành vi đạo đức ở thế hệ trẻ chúng ta - ở lứa
tuổi vẫn còn những hành vi, ứng xử bồng bột, nông nổi. Trong q trình học tập
nghiên cứu, cần có những nhận định và ý kiến, cũng như cần có sự chủ động


trao đổi về những vấn đề thắc mắc để hiểu rõ hơn về tôn giáo, cũng như về Phật
giáo để bài trừ những phong tục mê tín dị đoan, gây ảnh hưởng xấu đến đời
sống xã hội. Bên cạnh đó việc nghiêm túc học tập các mơn học chính trị như
“Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lê-nin” hay “Tư tưởng Hồ Chí
Minh”... là cách thức giúp bản thân mỗi sinh viên có những suy nghĩ tiến bộ,
giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực mà trong triết lý mỗi tơn giáo vẫn cịn tồn
động. Điều này khơng chỉ góp phần phát triển bản thân, mà cịn góp phần vào
sự tiến bộ xã hội. Và trong xã hội ngày càng hội nhập hiện nay, bản thân mỗi

sinh viên cần tỉnh táo, sáng suốt và khơng ngừng trau dồi, tìm hiểu rõ hơn về
tơn giáo cũng như là những chính giáo để bài trừ những giáo phái, những tư
tưởng truyền bá phản khoa học đang ngày càng lan rộng trong xã hội hiện nay.
C. KẾT LUẬN:
Trãi qua hơn 2000 năm tồn tại và du nhập vào nước ta, Phật giáo có sức
ảnh hưởng vơ cùng lớn đến đời sống xã hội người dân Việt Nam từ triết lý, tư
tưởng, đạo đức, đến những thói quen, phong tục tập quán hằng ngày,.. Tơn giáo
nói chung hay Phật giáo nói riêng như một sợi dây vơ hình liên kết mọi người
trong cộng đồng, xã hội lại với nhau, thông qua ngôn ngữ chung đó là giáo lý
tơn giáo. Tính gắn kết cộng đồng, hướng con người đến những điều thiện, tránh
điều ác, biết yêu thương nhau, từ bi, cứu khổ, cứu nạn của Phật giáo đã dần trở
thành một giá trị tinh thần truyền thống dân tộc ta. Việc khai thác những giá trị
tích cực của Đạo Phật góp phần quan trọng trong việc xây dựng nhân cách con
người Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ ngày nay.
Hơn hết, Phật giáo còn là một hệ thống triết học với những tư tưởng sâu
sắc và có những ảnh hưởng tích cực đến đời sống xã hội con người. Trải qua
quá trình lịch sử, qua bao cuộc biến đổi thăng trầm của đất nước ta, Phật giáo đã
khẳng định được một chỗ đứng vững chắc trong lòng của dân tộc, tồn tại và
phát triển cùng với nhân dân. Trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước,
Phật giáo không chỉ chứng kiến những giai đoạn thăng trầm mà cịn góp phần
xây dựng và phát triển xã hội nước ta trên nhiều phương diện, đóng góp cho dân
tộc ta nhiều thành tựu đáng kể. Mặc dù còn những hạn chế nhất định mang tính
lịch sử như: chưa có được cái nhìn tồn diện về bản chất xã hội của con người;
mang màu sắc duy tâm, nhưng đạo đức Phật giáo trong nội dung tư tưởng của
mình có nhiều giá trị cao q về nhân văn và thực tiễn sâu sắc góp phần giáo
dục, xây dựng và hoàn thiện con người về đạo đức; định hướng cho sự phát


triển nhân cách, tư duy, giáo dục đạo đức, lối sống con người Việt Nam trong
hiện tại và tương lai.

D. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Giáo trình những nguyên lý của chủ nghĩa Mác Lê-nin, Nhà xuất bản
Chính trị quốc gia sự thật, 2018
2. Việt Nam Phật giáo sử luận, Tập 1, Nguyễn Lang, Nhà xuất bản văn học,
2014
3. Ảnh hưởng của các hệ tư tưởng và tôn giáo đối với con người Việt Nam
hiện nay, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, 1997
4. Phật giáo với văn hóa Việt Nam, Nguyễn Đăng Duy, Nhà xuất bản Hà
Nội, 1999
5. Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam, Trần Ngọc Thêm, Nhà xuất bản TP.Hồ
Chí Minh, 2001
6. Lịch sử triết học phương Đông (tập 1), Nguyễn Đăng Thục, Nhà xuất bản
Tổng hợp TP.Hồ Chí Minh, 1997
7. Tiểu luận Triết học về Những giá trị và hạn chế của triết học Phật giáo ở
Việt Nam, Trần Minh Tánh, 2016
8. Lịch sử Phật giáo – Wikipedia tiếng Việt, truy cập vào lúc 9:56AM
(28/07/2021)
9. Sơ lược nguồn gốc lịch sử Phật giáo Việt Nam từ thời kỳ du nhập đến nay
(I) (phatgiao.org.vn) , truy cập vào lúc 3:48PM (28/07/2021)
10.Phật giáo Việt Nam – Wikipedia tiếng Việt, truy cập vào lúc 4:03PM
(28/07/2021)



×