Tải bản đầy đủ (.pdf) (1 trang)

Tài liệu ĐẦU TƯ Ở VIỆT NAM ĐỂ BÁN HÀNG SANG TRUNG QUỐC pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.92 KB, 1 trang )

ĐẦU TƯ Ở VIỆT NAM ĐỂ BÁN HÀNG SANG TRUNG QUỐC
Hơn bảy năm trước, ông Masatoshi Shigefuchi, Chủ tịch tập đoàn Toto (hãng
sản xuất các sản phẩm sứ và thiết bị vệ sinh hàng đầu của Nhật Bản) đã đến Việt
Nam để tìm kiếm cơ hội đầu tư. Nhưng thị trường lúc này còn quá nhỏ so với sản
phẩm sứ Toto nên công ty đã quay sang đầu tư vào Mỹ và Trung Quốc.
Nhưng giờ đây, "nền kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng cao và liên tục, là một
thị trường sản xuất đầy tiềm năng cho các sản phẩm sứ vệ sinh cao cấp" - ông
Masatosshi nhận xét. Và vì vậy, ông quyết định bỏ ra 23 triệu USD để xây dựng nhà
máy sản xuất tại khu công nghiệp Thăng Long, Hà Nội.
Thực ra, Trung Quốc mới là nhân tố chính và Toto xây dựng nhà máy ở Việt
Nam với mục tiêu bán hàng sang thị trường khổng lồ này. Hiện Toto có 7 nhà máy ở
phía Bắc Trung Quốc. Nhưng ông Masatoshi cho rằng, chi phí vận chuyển hàng hóa
từ Hà Nội đến các tỉnh miền Nam Trung Quốc rẻ hơn nhiều so với ở miền Bắc nước
này xuống phía Nam. Vì thế, ông đã tuyên bố, Toto Việt Nam sẽ xuất khẩu hơn 50%
sản phẩm vào thị trường miền Nam nước này.
Theo điều tra của Toto, ở Việt Nam hiện nay, sản phẩm của công ty chỉ chiếm
khoảng 3% thị phần. Tuy nhiên, ông Masatoshi vẫn hy vọng sức tiêu thụ sản phẩm
sứ vệ sinh cao cấp sẽ tăng mạnh bởi nhu cầu xây dựng nhà ở đang tăng. Hiện nay,
sản phẩm của công ty đa phần là cao cấp, có giá cao, lại phải chịu thuế nhập khẩu
khoảng 50% nên không phù hợp với túi tiền của phần lớn người lao động có thu nhập
trung bình ở thị trường trong nước. "Sản xuất tại Việt Nam sẽ có giá thành thấp hơn
lại không phải chịu thuế nhập khẩu, hy vọng Toto sẽ có lợi thế hơn" - ông Masatoshi
nói.
Lập cứ điểm tại Việt Nam để tránh tập trung vốn đầu tư quá nhiều vào Trung
Quốc đang là cách mà nhiều nhà đầu tư có thể đang làm.

×